Bảng vợ chồng tương sinh tương khắc của người tuổi Tỵ
Tỵ - Tý | Tỵ - Sửu | Tỵ - Dần | Tỵ - Mão |
Tỵ - Thìn | Tỵ - Tỵ | Tỵ - Ngọ | Tỵ - Mùi |
Tỵ - Thân | Tỵ - Dậu | Tỵ - Tuất | Tỵ - Hợi |
Maruko (theo Sohu)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)
Tỵ - Tý | Tỵ - Sửu | Tỵ - Dần | Tỵ - Mão |
Tỵ - Thìn | Tỵ - Tỵ | Tỵ - Ngọ | Tỵ - Mùi |
Tỵ - Thân | Tỵ - Dậu | Tỵ - Tuất | Tỵ - Hợi |
Maruko (theo Sohu)
Dành tặng những tình cảm thương yêu nhất để nói lên lời chúc 8/3 cho mẹ của chúng ta một lời cảm ơn, một lời thán phục và một lời xin lỗi. Dù chúng ta có làm những gì đi nữa, công ơn cha mẹ, và nhất là mẹ không bao giờ những người con có thể báo hiếu trọn vẹn được.
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, hãy dành tặng lời chúc 8/3 đến mẹ của mình, dù chỉ là lời nói hay những món quà 8/3 đi nữa thì cũng chỉ là một chút thể hiện tình yêu của chúng ta dành cho mẹ mà thôi.
Chúc mừng mẹ! Chúc mừng người phụ nữ rất xinh đẹp, rất đảm đang và vô cùng tuyệt vời…Đặc biệt rất thương chồng thương con và luôn chăm lo hết mình đến gia đình nhỏ bé của mình. Con yêu mẹ nhiều lắm. Con hạnh phúc vì con là con của mẹ – một người mẹ đảm đang và nhân hậu!
—–
Chúc mừng mẹ! Chúc mừng người phụ nữ rất xinh đẹp, rất đảm đang và vô cùng tuyệt vời…Đặc biệt rất thương chồng thương con và luôn chăm lo hết mình đến gia đình nhỏ bé của mình. Con yêu mẹ nhiều lắm. Con hạnh phúc vì con là con của mẹ.
—–
Nhân ngày 8/3 con kính chúc mẹ luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, vui vẻ, luôn sát cánh bên con và cho con những lời khuyên để con vững bước trong cuộc sống mẹ nhé. Con yêu mẹ nhiều!
Lại một năm nữa chúng con ở xa nhà, nhưng đối với chúng con Mẹ luôn ở trong trái tim. Chúng con chúc Mẹ luôn được Hạnh Phúc. Gửi tặng Mẹ bó hoa tình cảm từ trái tim của các anh em con.
Một chú chim non được sinh ra nhưng sẽ khó có thể lớn lên và có một đôi cánh khỏe mạnh để bay xa nếu không có mẹ chim ấp ôm, nuôi dạy, bảo vệ. Con cũng đâu thể nên người nếu không có mẹ dạy dỗ chở che. Cảm ơn mẹ đã mang con tới cuộc đời này bằng tình yêu thương và chở che của mẹ. Cảm ơn mẹ đã chắp cho con đôi cánh khỏe mạnh để con có thể bay tới những miền hạnh phúc, thành công! HAPPY WOMEN DAY!
Mẹ ơi! Con đã hiểu vì sao mà trái đất lại xoay quanh mặt trời rồi mẹ ạ. Cũng giống như mẹ luôn dõi theo bảo vệ cho con mẹ nhỉ. Nhân ngày 8-3, con kính chúc mẹ yêu của con luôn trẻ khỏe, mặn mà và hạnh phúc nữa mẹ ạ. Con yêu mẹ rất nhiều!
Năm tháng đi qua, con đã thành thiếu nữ thật rồi mẹ ạ. Cảm ơn mẹ đã mang con tới cuộc đời này. Cảm ơn mẹ đã nhường cho con sự duyên dáng, trẻ trung và thông minh của mẹ. Nhân ngày Quốc tế phụ nữ con xin kính chúc mẹ yêu mãi trẻ đẹp, khỏe mạnh và mãi là điểm tựa lớn lao của cuộc đời con. Con yêu mẹ nhất trên đời mẹ ạ!
Năm tháng đi qua, mái tóc mẹ lại pha màu sương tuyết. Con ước sao thời gian có thể trôi chậm lại để mẹ con luôn trẻ đẹp và con thì mãi bé thơ trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, con cầu chúc mẹ yêu thương luôn bình an, mạnh khỏe. Mẹ mãi là bến bờ thương nhớ của con. Con yêu mẹ vô cùng!
Gửi mẹ: Ngày tháng trôi đi với biết bao vất vả nhọc nhằn, nắng mưa dãi dầu đều trút lên vai người mẹ. Tất cả đều xuất hiện trên gương mặt của mẹ vào dịp cuối năm. Nay con đã về thăm mẹ, nhìn thấy mẹ con cảm thấy xót xa lắm! Trời mùa đông năm nay lạnh buốt thấu xương. Đôi mắt mẹ nhòe đi vì cặm cụi suốt cả tuổi xuân dành cho hết con … Con cầu mong mẹ có thật nhiều sức khỏe và ở nơi xa ấy có một người con của mẹ luôn mong mẹ được vui cười.
MẸ yêu ơi ! con chúc mẹ yêu luôn khỏe,trẻ đẹp mãi trong mắt của cha,bao la tình thương khi con lầm lỗi,mỗi khi mẹ cười là đời con không còn lạc lối.bên mẹ cha sum vầy là hạnh phúc nhất của đời con.con hun mẹ cái nè…cố lên và nói điêu luyện chút bạn nhé.chắc chắn mẹ bạn sẽ rất vui đấy.
Kính chúc mẹ ! Không chỉ là trong này 8-3 mà tất cả 365 ngày đều luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc! Để cho con luôn được nhìn thấy nụ cười, ánh mắt, cho con được cảm nhận tình yêu thương của mẹ suốt cuộc đời… Và nhiều hơn thế nữa.
Hẳn mẹ sẽ bất ngờ khi nhận được món quà này của con?! Mẹ à, con chưa từng nói con yêu mẹ nhưng sâu thẳm đáy lòng, con luôn biết ơn và coi mẹ là động lực sống đấy.
Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt hơn 30 năm qua…. Con chúc Mẹ của con mỗi ngày đều vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.
Mẹ, mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối… mẹ là điều tốt đẹp nhất con có.
8/3, con chúc mẹ luôn vui khỏe. Con yêu mẹ!
Mẹ ơi, 8-3 này chắc con không về nhà được. Con nhớ mẹ và con mong mẹ sẽ có một ngày 8-3 với hoa và một bữa ăn ngon của bố!
Má ơi, con học xa nhà mới thấy nhớ má và gia đình như thế nào, chẳng đợi đến dịp này con mới thốt lên ba tiếng “con yêu má”, đừng lo cho con, hãy “cát tường” má nhé.
Mẹ yêu ơi! Con chúc mẹ yêu luôn khỏe, trẻ đẹp mãi trong mắt của cha, bao la tình thương khi con lầm lỗi, mỗi khi mẹ cười là đời con không còn lạc lối. Bên mẹ cha sum vầy là hạnh phúc nhất của đời con. Con hôn mẹ!
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật? |
Thái cực đồ là sự khái quát âm dương dịch lý của người Trung Quốc cổ đại và phản ánh sự phát sinh và hình thức của quy luật biến hóa và phát triển của thế giới. Nó bao hàm quy luật tác động qua lại vạn vật trong trời đất, cho nên đã có người đó là mô thức của vũ trụ, đại biểu cho vô cực. Hai màu trắng đen trong thái cực. Hai màu đen trắng là người phân chia trời đất âm dương. Điểm đen trong nửa trắng là biểu thị trong dương có âm, điểm trắng trong nửa đen là biểu tượng trong âm có dương.
Thái Cực đồ thể hiện ý nghĩa của triết học Phương Đông, cụ thể là thuyết Âm Dương rất rõ ràng:
Trong mỗi một tổng thể (hình tròn) luôn tồn tại hai mặt đối lập Âm và Dương, hai mặt đó tương hỗ với nhau, bù đắp nhau thành một thể hoàn thiện. Không một tổng thể, cá thể nào có thể tách biệt hoàn toàn hai mặt đó.
Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cũng như trong phần màu trắng có chấm màu đen, và ngược lại.
Âm thăng, Dương giáng ngược chiều kim đồng hồ.
Âm thịnh, Dương suy và ngược lại. Khi phần màu đen lớn dần thì phần màu trắng nhỏ dần và ngược lại.
Cực thịnh thì suy, thể hiện ở mỗi phần khi đạt đến độ cực đại thì xuất hiện yếu tố đối lập ngay trong lòng, và phần đó sẽ phát triển dần.
=> Xem thêm: Mật ngữ 12 chòm sao, Horoscope được cập nhật mới nhất |
Cưới xin là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi người. Vì thế, trong dân gian có rất nhiều điều kiêng kỵ trong việc cưới hỏi với mong muốn hạnh phúc sẽ được vuông tròn cho đôi bạn trẻ.
+ Kiêng lấy người không hợp tuổi
Người xưa tin rằng khi kết hôn, nếu vợ chồng hợp tuổi nhau thì sẽ chung sống hòa thuận, hạnh phúc, gặp nhiều điều may mắn và thuận lợi. Ngược lại, nếu vợ chồng không hợp tuổi sẽ khó có được hạnh phúc, thậm chí còn chịu cảnh biệt ly, sầu não.
Theo quan niêm dân gian, những tuổi thuộc tứ hành xung dưới đây không hợp với nhau:
Dần – Thân, Tị - Hợi
Tý – Ngọ, Mão – Dậu
Thìn – Tuất, Sửu – Mùi
Những đôi trai gái mà có tuổi xung khắc như vậy khi kết hôn gia đình khó yên ấm. Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa như ngày sinh, tháng sinh với lý luận âm dương, ngũ hành tương sinh, tương khắc, tương hỗ ra làm sao.
Nếu đôi uyên ương nào có ngày sinh tháng đẻ phù hợp, ngũ hành cân đối hài hòa mà đến với nhau thì có thể hưởng hạnh phúc trọn đời.
Bạn có thể xem bói tình duyên để xem 2 bạn có hợp nhau không.
+ Không cưới vào năm Kim lâu
Khi xem xét tuổi cưới người ta thường căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của cô dâu. Năm Kim lâu là năm mà cô dâu có số tuổi đuôi là 1, 3, 6, 8. Người ta cho rằng nếu cưới hỏi vào năm Kim lâu sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con, vợ chồng khắc khẩu, lục đục, hay cãi cọ…Vì thế, người ta thường tránh tổ chức đám cưới vào năm Kim lâu. Tuy nhiên, một số người cho rằng với năm Kim lâu vẫn có thể cưới nếu qua ngày Đông chí.
+ Không cưới khi nhà đang có tang
Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ nhất là không nên tổ chức các cuộc vui. Đám cưới là việc hỷ nên đương nhiên phải hoãn lại, chờ đến khi hết tang mới được tổ chức.
Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ ba năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang đối với những người khác trong gia đình.
Chính vì điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy tang”. Khi người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất những chưa phát tang) thì lập tức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn những người ruột thịt hoặc thân thiết.
+ Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi
Đây là điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái. Ngày ăn hỏi hai bên sẽ ấn định một lần cuối ngày cưới. Trước lễ ăn hỏi nhà trai có thể mời bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu không sẽ bị chê là “vô duyên, chưa ai hỏi mà đã cưới”.
Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền ngày nhau nên khó tránh được việc mời cưới trước lễ ăn hỏi.
+ Kiêng cưới vào những ngày không tốt
Việc hôn nhân phải được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Ngày cưới thường được tổ chức vào các ngày Hoàng đạo, kiêng tổ chức vào các ngày Sát chủ, Tam tai, Tam nương…Nếu cố tình cưới vào những ngày kiêng kỵ này thì vợ chồng sẽ đứt gánh giữa đường, không có con hoặc thường xuyên lục đục.
Dân gian còn kiêng tổ chức đám cưới vào “ngày cùng tháng tận”, nên người ta thường ít tổ chức đám cưới vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch). Tháng 7 âm lịch có sự tích ông Ngâu, bà Ngâu lấy nhau rồi phải chia ly, thời tiết lại mưa dầm dề, nên trong tháng đó có ngày Hoàng đạo, người ta cũng kiêng tổ chức cưới hỏi. Ngoài ra việc chọn ngày cưới còn phụ thuộc vào tuổi cô dâu. Nếu tuổi khác nhau thì việc chọn ngày tốt kết hôn cũng sẽ khác nhau.
Tham khảo thêm bài viết Chọn ngày tổ chức hôn lễ ra sao để biết cách lựa chọn ngày cưới hỏi.
+ Kiêng đổ vỡ đồ vật trong đám cưới
Đám cưới là ngày vui của hai họ nên đông người, vì thế chuyện đổ vỡ đồ vật cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, gia chủ và khách tới dự đám cưới cần chú ý giữu gìn đồ vật, nếu để xảy ra đổ vỡ là điềm không tốt cho đôi vợ chồng trẻ.
Trong đám cưới, kỵ nhất là việc vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Nếu trong đám cưới mà xảy ra các việc như vậy thì người ta rất lo sợ, thậm chí còn phải làm lễ giải hạn. Chuyện đổ vỡ là báo trướ cho cuộc sống hôn nhân không suôn sẻ, dễ chia ly…
+ Kiêng việc mẹ cô dâu đưa con gái về nhà chồng
Thời phong kiến, con gái thường kết hôn theo kiểu “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Trong gia đình, người cha thường quyết định mọi việc còn người mạ cứ thế mà làm theo. Vì thế mới xảy ra trường hợp mẹ thương con gái đi làm dâu vất vả, khổ sở mà khóc lóc… Vì thế, người ta thường kiêng không cho mẹ cô dâu đưa con gái về nhà chồng.
Thời nay, hôn nhân tự do, trai gái kết hôn với nhau dựa trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, chỉ bảo. Do đó, trong đám cưới không còn cảnh mẹ con ôm nhau khóc lóc. Tuy nhiên, điều kiêng kỵ này cho đến nay vẫn được mọi người tuân theo.
+ Mẹ chồng kiêng chạm mặt con dâu khi đoàn rước râu vừa về tới nhà
Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác, để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng: Mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà. Hình thức nắm bình vôi chính là nắm giữ tài sản.
Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một dần, vì thế những gia đình không có bình vôi mẹ chồng có thể cầm chùm chìa khóa để thay thế. Khi hai họ yên vị thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ. Người ta giải thích việc mẹ chồng lánh mặt con dâu là do sợ kỵ vía. Sau khi con dâu làm lễ gia tiên thì mẹ chồng mới xuất hiện.
+ Kiêng kỵ đối với bà mối
Trước kia, trong hôn nhân, bà mối đóng vai trò rất quan trọng. Khi người con trai ưng một cô gái nào đó, sẽ nhờ bà mối đánh tiếng với bên nhà cô gái. Nếu nhà cô gái ưng thuận, hai bên gia đình mới mang cơi trầu đến để “nói chuyện”.
Khi trong nhà có con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng, cha mẹ sẽ nhờ bà mối, tìm người môn đăng hộ đối để kén dâu, kén rể. Người ta thường tìm đến những bà mối “mát tay” đã mai mối thành công cho nhiều đôi trai gái nên vợ thành chồng và sống rất hạnh phúc để nhờ cậy.
Bà mối thường là người phụ nữ đã lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm cuộc sống, con cái đông đúc, vợ chồng hòa hợp, cách ăn ở được mọi người quý mến…Ngược lại, người ta tối kỵ những người làm mối mà vợ chồng không song toàn, sinh con một bề, anh em, chồng vợ, bố mẹ bất hòa.
+ Kiêng kỵ đối với người trải giường cho cô dâu, chú rể
Người trải giường cho cô dâu chú rể nhất định phải là người phụ nữ đã có gia đình, con cái có đủ “cả nếp, cả tẻ”. Tốt nhất nên chọn những người con đàn cháu đống, làm ăn phát đạt. Nếu mẹ chồng có đủ những tiêu chuẩn trên thì có thể trải giường cho cô dâu chú rể.
Việc kén người trái giường xuất phát từ mong muốn cho cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc lâu dài, con cháu đông đúc, làm ăn phát đạt thịnh vượng.
+ Kiêng đón dâu không đúng giờ Hoàng đạo
Trong một năm có nhiều ngày tốt để tổ chức việc cưới hỏi, nhưng giờ tổ chức hôn lễ nhất thiết phải là giờ Hoàng đạo. Đúng giờ Hoàng đạo, nhà trai sẽ bắt đầu xuất phát đón dâu. Trước khi khởi hành nhà trai phải thắp hương báo cáo với tổ tiên về sự kiện trọng đại này.
Đoàn nhà trai khi đón dâu về phải tính toán cho kịp giờ Hoàng đạo. Nếu lỡ giừ Hoàng đạo sẽ thiệt thòi cho đôi vợ chồng mới cưới. Đại diện hai họ luôn có người để ý về mặt giờ giấc để nhắc nhở mọi người sao cho các thủ tục diễn ra đúng bước nhưng vẫn bảo đảm đúng giờ.
+ Kiêng người lạ tùy tiện xông vào phòng cô dâu
Sau khi dọn dẹp, trải đệm, trang trí giường cô dâu, chú rể, người ta sẽ khép cửa phòng lại và không cho ai ở trong đó nữa. Cô dâu chú rể sẽ là người xông vào phòng đầu tiên khi đoàn rước dâu về tới nhà, sau đó mới là bạn bè cô dâu và họ hàng.
+ Kiêng cưới vào ba tháng hè.
Người Việt thường kiêng tổ chức hôn lễ vào ba tháng mùa hè, do thời tiết nóng nực, không phù hợp cho việc tổ chức các cuộc vui. Đặc biệt tháng 7 âm lịch có sự tích ông Ngâu, bà Ngâu nên cũng kiêng cưới hỏi.
Việc kiêng kỵ này có từ lâu đời và đến nay vẫn còn tồn tại.
+ Kiêng kỵ trong ngày ăn hỏi
Khi nhà trai tiến hành các thủ tục ăn hỏi, cô gái không được xuất hiện mà phải ngồi trong phòng đợi, tới khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi, chú rể mới được vào đón cô dâu ra mời nước họ hàng. Những cô dâu ló mặt ra trước sẽ bị coi là vô duyên và thiếu lễ phép.
Trong đám cưới ở miền Nắc, nhà gái phải làm lễ xé cau, dùng tay bẻ những quả cau trong tráp ăn hỏi của nhà trai để cúng ông bà tổ tiên. Đặc biệt , nhà gái không được dùng dao cắt vì người ta cho rằng cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng tương lai bị chia cắt.
Ở miền Nam, chú rể sẽ xé cau, cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ. Trong quá trình thực hiện, ai là người nhanh hơn về sau sẽ là người “nắm quyền” trong nhà.
+ Kiêng kỵ khi đón dâu
Lúc cô dâu theo chồng về nhà, cô dâu phải đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn vì dân gian cho rằng, những cô dâu đã đi theo chồng mà còn ngoảnh lại nhà cha mẹ thì sau này rất khó dạy bảo và cũng không lo toan công việc nhà chồng được chu đáo.
Nhiều nhà cho rằng khi sang nhà gái đón dâu phải đi một đường, khi đưa cô dâu về thì lại đi một đường khác để tránh điều không may sẽ theo về nhà.
Cô dâu đang mang bầu, khi về nhà chồng phải đi cửa sau để về. Ông bà xưa quan niệm nếu cô dâu có bầu mà đi cửa trước sẽ khiến nhà trai sau này không ăn nên làm ra.
(Trích Phong tục dân gian – Lý Kiến Thành )
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Bắt chước đúng cách là một trong các bí quyết tạo ra mối quan hệ tốt |
Nếu là lãnh đạo, muốn phát triển mối quan hệ và tạo ra không khí vui vẻ với cấp dưới đang trong tâm trạng lo lắng, bạn có thể bắt chước các tư thế của nhân viên đó.
Tương tự, nếu là nhân viên đầy triển vọng, bạn cũng có thể bắt chước các điệu bộ của cấp trên để thể hiện sự đồng tình của mình với ý kiến của sếp.
Bằng cách bắt chước các điệu bộ và tư thế tích cực của người khác, chúng ta có thể gây ảnh hưởng tới họ. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái cho đối phương và giúp họ dễ tiếp thu khi nói chuyện. Bên cạnh đó, nó còn giúp đối phương nhận thấy rằng, bạn hiểu quan điểm của họ.
Tuy nhiên, điệu bộ này sẽ gây bất lợi cho bạn nếu không áp dụng đúng đối tượng. Vì vậy, trước khi bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác, bạn cần xem xét mức độ mối quan hệ giữa 2 người.
Đặc biệt, trong trường hợp là cấp dưới, bạn bước vào phòng và được giám đốc mời ngồi. Sau đó, họ làm điệu bộ thể hiện sự thống trị: dựa lưng vào ghế, đan 2 tay vào nhau đặt sau gáy, bắt chân chữ ngũ. Nếu bạn bắt chước tư thế đầy uy quyền này khi đang thỏa thuận vấn đề tăng lương, chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả không như ý. Bởi hành động này sẽ khiến vị giám đốc cảm thấy bị xúc phạm.
Ngoài ra, bắt chước còn có tác dụng đe dọa hoặc tước "vũ khí" của người cấp cao hơn đang cố giành quyền kiểm soát. Do đó, bạn có thể sử dụng điệu bộ này để gây lúng túng cho người khác và buộc họ phải thay đổi tư thế. Tuy nhiên, nên nhớ, đừng bao giờ áp dụng điệu bộ đó với sếp của bạn.
(Theo Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể)
Đền Lý Bát Đế nằm tại xóm Thượng, làng Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây hàng năm sẽ tổ chức một lễ hội hoành tráng kéo dài 3 ngày bắt đầu từ ngày 14-16 tháng 3 âm lịch. Tuy ngôi đền này không có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ nhưng lại lưu lại nhiều nét văn hóa cổ kính, độc đáo.
Đền Lý Bát Đế hay còn có tên gọi khác là Đền Đô hay Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý:
Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp (Cổ Pháp Điện). Năm 1991, Đền Lý Bát Đế công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
Từ xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng “tam cổ”: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.
Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
Đền Đô rộng 31.250 m², với hơn 20 hạng mục công trình, chia thành: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.
Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”. Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.
Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.
Khu ngoại thất đền Đô gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc “năm đồng vàng” và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay.
Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng), v.v…
Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban “Chiếu dời đô”. Đây là ngày hội lớn mang tính quốc gia, thu hút hàng vạn khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó còn là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Lịch trong xã hội xưa:
Lịch giữ một vị trí đặc biệt trong quan niệm của người á đông thời xưa, ở Trung Hoa lịch được xem là lệnh trời bày cho dân để theo đó mà làm nông vụ cũng như tế lễ, còn vua là thiên tử, thay trời trị vì thiên hạ và hàng năm ban lịch cho thần dân và các nước phiên bang. ở Việt Nam mỗi năm lễ ban lịch gọi là Ban Sóc cũng được tổ chức rất long trọng có nhà vua và hàng trăm văn võ bá quan tham dự. Các cơ quan làm lịch ở nước ta trước đây rất quy củ, Thời Lý có Lầu chính Dương, Thời Trần có Thái sử Cục, thời Lê có Thái Sử Viện, thời Lê Trung Hưng có Tư Thiên Giám, thời Nguyễn có Khâm Thiên Giám…Các cơ quan này không chỉ làm lịch mà còn "Coi các việc": suy lượng độ số của trời, làm lịch, báo thời tiết, như thấy việc tai dị hay điềm lành, được suy luận làm khải trình lên’
Trích từ Nguyên sử và Đại việt sử ký toàn thư” thì vào thời trần (1301), Đặng Nhữ Lâm khi đi sứ sang Nguyên đã bí mật vẽ đại đồ Cung Uyển, thành Bắc Kinh, mang sách cấm về, sự việc lộ ra và bị vua Nguyên trách cứ. Có thể trong các sách cấm đó có thư tịch về lịch pháp nên sau này con cháu ông là đặng Lộ ra làm quan Thái sử cục lệnh Nghi hậu lang đã chế ra Lung linh nghi để khảo sát hiên tượng tỏ ra rất đúng và vào năm 1339 đặng Lộ trình vua Trần Hiến Tông xin đổi lịch thụ thời sang lịch Hiệp kỷ đã được vua chấp thuận.
Như vậy các cơ quan làm lịch bao gồm cả chức năng dự báo thời tiết, thiên văn và chiêm tinh học. Tuy nhiên, hiện nay tư liệu về lịch Việt Nam còn lại rất ít nguyên nhân một phần do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chiến tranh liên miên tàn phá, một phần do lịch pháp gần như là một thứ bí thuật không phổ biến, cộng với việc khoa học nhất là khoa học tự nhiên không được chú trọng phát triển trong thời phong kiến. Điều này gây trở ngại cho việc tìm hiểu về lịch Việt Nam trong quá khứ và đó cũng là lý do khiến các nghiên cứu về lịch ở nước ta rất hiếm hoi.
Các nhân vật nổi tiếng trong lịch pháp thời xưa có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán vào cuối thời Trần (1325-1390) và Trần Hữu Thận (1754-1831), Nguyễn Hữu Hồ (1783-1844) ở thời Nguyễn … Trần Nguyên Đán là người thông hiểu thiên văn , lịch pháp và đã viết sách Bách thế Thông kỷ tiếc rằng đến nay không còn, ông chính là cháu tằng tôn Trần Quang Khải là ngoại tổ Nguyễn Trãi.
Liên quan đến nguồn sử liệu còn có các cuốn lịch cổ đáng chú ý sau: Khâm định vạn niên thư (lưu trữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) in lịch từ năm 1544 đến năm 1903, trong đó các năm từ 1850 trở đi là lịch dự soạn cho thời gian tới, Bách Trúng kinh ( lưu giữ tại Viện hán nôm) in lịch thời Lê Trung HƯng ( Lê - Trịnh) từ năm 1624 đến năm 1785, Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh (lưu giữ tại Viện hán nôm ) in lịch từ năm 1740 đến năm 1883, ngoài ra còn cuốn Bách trúng kinh khác thấy ở Hà nội năm 1944, sách này chép lịch từ năm 1624 đến năm 1799 nhưng nay không còn.
Lịch Việt cổ và nguồn gốc Lịch Âm Dương Á Đông:
Lịch âm Dương Á Đông mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng hiện nay được xem là lịch nhà Hạ (2140 trước c.n -1711 trước c.n , tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Lịch Âm Dương là kết quả của sự giao thoa văn hoá giữa hai vùng Hoa Bắc và Hoa NAm của Bách Việt hay Việt cổ. Vùng Hoa Bắc trồng kê mạch và chăn nuôi còn vùng hoa Nam tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước. Lịch với chức năng chính là phục vụ nông nghiệp (tục gọi là lịch nhà nông) nên phải phù hợp với thời tiết khí hậu của vùng hoa Nam là vựa thóc chính của trung Hoa. Mặt khác sử sách cũng ghi lại một số tư liệu về sự tồn tại lịch của người Việt cổ như truyền thuyết về lịch rùa mà Việt Thường thị khi sang chầu đã dâng lên vua Nghiêu đời Đào đường ( Sách Việt sử thông giám cương mục) hoặc theo thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi vua nhà Hán (Thế kỷ 2 trước c.n) thì “ từ thời Tam đại thịnh trị đất Hồ đất Việt không tuân theo lịch của Trung Quốc” (Đại việt sử ký toàn thư).Ngoài ra cũng có những bằng cớ chứng tỏ là từ lâu trước thời kỳ Bắc thuộc cư dân nước Văn Lang đã sử dụng một thứ lịch riêng, chẳng hạn các tư liệu về lịch của dân tộc Mường và nhứng điều được miêu tả trong Đại Nam thống nhất chí: “ Thổ dân ở huyện Bất Bạt và Mỹ Lương, hàng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày 2 làm đầu tháng, gọi là ngày lui tháng tiến, lại gọi là ngày nội, dùng trong dân gian, còn ngày quan lịch, thì gọi là ngày ngoại, chỉ dùng khi có việc quan”.
Lịch Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau
Các sự kiện lịch sử ở nước ta vốn được ghi chép theo theo Lịch âm Dương Á Đông và để có một niên biểu lịch sử chính xác cần biết rõ loại lịch nào đã được sử dụng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. tuỳ thuộc vào quan hệ bang giao giữa hai nước trong từng thời kỳ mà lịch Việt Nam có lúc trùng có lúc lại lại khác với lịch Trung Quốc. Mặt khác bản thân lịch Trung Quốc đã trải qua nhiều lần thay đổi, cải cách (tính từ Thế kỷ 14 trước c.n là năm bắt đầu xuất hiện đến nay riêng lịch Trung Quốc đã trải qua hơn 50 cải cách khác nhau), điều này làm cho việc so sánh đối chiếu niên đại lịch sử giữa hai nước thêm phức tạp. Các kết quả khảo cứu của Gs. Hoàng Xuân hãn và pgs. Lê Thành Lân cho biết:
Trong 1000 năm Bắc thuộc (từ khi Triệu Đà đánh bại nhà Thục và xâm chiếm nước ta đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lập nên Đại Cồ Việt) lịch dùng chính thức ở nước ta là lịch Trung Quốc hoặc thuộc phần phía nam Trung Quốc bị phân chia (Việt sử ở thời kỳ này được ghi chép rất sơ sài gây khó khăn cho việc khảo cứu).Trong thời kỳ đầu của nền độc lập từ đời Đinh (969) đến hết thời Lý Thái Tông (1054) nước ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch nhà Tống ( như lịch Ung Thiên hoặc lịch Sùng Thiên).
Từ đời Lý Thánh tông lên ngôi cuối năm 1054 Việt Nam có lẽ bắt đầu tự soạn lịch riêng, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt, chấn hưng việc nhà nông, việc học. Lý Nhân Tông nối ngôi năm 1072 và 3 năm sau chiến tranh bùng nổ giữa Đại Việt và Tống ( Lý Thường Kiệt xuất quân đánh Tống đẻ ngăn chặn), bang giao gián đoạn giữa hai nước cho đến năm 1078,trong thời gian này chắc chắn nước ta đã dùng lịch riêng.
Các đời Lý và Trần từ 1080 đến năm 1399; lúc đầu nước ta dùng lịch được soạn theo phép lịch đời tống , sau chuyển sang sử dụng lịch Thụ Thời ( có từ năm 1281 đời Nguyên) và năm 1339 vua Trần Hiến Tông đổi tên lịch Thụ Thpì thành lịch Hiệp kỷ.
Năm 1401 nhà Hồ ( thay nhà Trần tè năm 1399 đổi lịch Hiệp kỷ sang lịch Thuận thiên, không rõ chỉ đổi tên hay phép làm lịch cũng thay đổi.
Năm 1407 nhà Hồ bị mất, nhà Minh đô hộ nước ta và dùng lịch Đại Thống ( nhà Minh lên thay nhà Nguyên năm 1368 và dến năm 1384 thì đổi tên lịch Thụ thời thành lịch Đại Thống, nhưng phép lịch vẫn như cũ. Năm 1428 nước ta được giải phóng nhưng triều Lê tiếp tục sử dụng phép lịch Đại thống cho đến năm 1644 và theo Gs. Hoàng Xuân hãn thì phép lịch này còn tiếp tục được sử dụng cho đến năm 1812 (Gia Long thứ 11 đời Nguyễn) mặc dù từ năm 1644 nhà Thanh đã thay thế nhà Minh và khoảng 3 năm sau thì chuyển sang dùng lịch Thời Hiến.
Gs. Hoàng Xuân hãn rút ra kết luận trên dựa vào sự phục tính lịch Đại Thống từ đời nhà Hồ đến năm 1812 và đem so sánh với quyển Bách trúng kinh do ông sưu tầm được, quyển này in lịch từ năm Lê Thần Tông Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) đến năm Tây Sơn Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Theo một số tư liệu thì vào thời Lê Trịnh( từ năm 1593 đến năm 1788) lịch nước ta có tên là lịch Khâm thụ và Gs. Hoàng Xuân Hãn đồ rằng tên này có từ đầu triều Lê, tên khác nhưng phép lịch có thể vẫn là phép lịch Đại thống nếu như kết quả phục tính của Gs. Hoàng Xuân Hãn ở trên là đúng. Nhà Mạc từ năm 1527-1592 nằm trong khoảng thời gian giữa đầu triều Lê và thời Lê- Trịnh có lễ đã dùng lịch Đại thống do nhà MInh phát hành ít nhất cũng là từ năm 1540.
Về giai đọan từ thời Lê - Trịnh đến năm 1802 có một số ý kiến khác:
Qua khảo cứu cuốn Khâm định vạn niên thư (hiện lưu giữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) Pgs. Lê Thành Lân cho biết trong vòng 100 năm từ năm Giáp thìn 1544 đến năm 1643 lịch Việt Nam và Trung Quốc khác nhau 12 lần, trong đó có 11 ngày Sóc , 1 ngày nhuận và tết. Điều này khác với nhận định của Gs. Hoàng Xuân hãn cho rằng trước năm 1644 vào thời Lê Trinh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc cùng dùng theo phép lịch Đại thống nên Giống nhau. Cũng theo Pgs. Lê Thành Lân từ năm Tân Mùi (1631)đến năm Tân Dậu (1801)lịch ở đàng trong trong cuốn Khâm Định vạn niên thư khác với lịch Trung Quốc 92 lần. lịch ở đàng trong tồn tại song hành với lịch Lê- Trịnh (hai lịch khác nhau 45 lần) và lịch Tây Sơn ( hai lịch khác nha 5 lần), mặt khác lịch thời Tây Sơn từ năm Kỷ dậu (1789) đến năm Tân Dậu (1801) khác với lịch nhà Thanh nhưng chưa có sử liệu chứng minh điều này. Lịch đàng trong lúc này có tên là lịch Vạn Toàn (hay Vạn Tuyền, phải đổi tên kị huý).
Từ năm 1813 đến năm 1945: Nhà Nguyễn dùng phép lịch thời Hiến ( giống như nhà Thanh)và gọi là lịch Hiệp Kỷ. Sau khi Pháp cai trị nước ta họ cũng lập các bảng đối chiếu Lịch Dương với Lịch âm Dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhã Nguyễn vẫn soạn và ban lịch của mình ở Trung Kỳ.
Việc chuyển sang dùng phép lịch thời Hiến là do công của Nguyễn Hữu Thuận, khi đi sứ sang Trung Quốc ông đã mang về bộ sách có tên là lịch tượng khảo thành và dâng lên vua Gia Long, sau đó vua sai Khâm Thiên Giám dựa vào đấy để soạn lịch mới. Bộ sách về thiên văn và lịch pháp này do vua Khang Hy sai các lịch quan Trung Hoa cùng với các giáo sỹ Tây phương kết hợp biên soạn và vua Ung Chính sai đem khắc vào năm 1723. Vào tháng chạp năm 1812 lịch Vạn Toàn được đổi tên thành Hiệp Kỷ.
Từ năm 1946 đến năm 1967: Trong giai đọan này Việt Nam không biên soạn Lịch âm Dương mà các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.
Từ năm 1968 đến năm 2010: vào năm 1967 Nha khí tượng công bố Lịch âm Dương Việt Nam soạn theo múi giờ 7 cho các năm từ 1968 đến năm 2000 (Sách lịch Thế kỷ XX). Trước đó vào năm 1959 Trung Quốc cũng công bố Lịch âm Dương mới soạn theo múi giờ 8. Sau đó BAn lịch do K.s Nguyễn Mậu Tùng phụ trách tiếp tục biên soạn l Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 in trong cuốn lịch n 1901-2010 (xuất bản năm 1992).
(Tổ biên soạn Nha khí tượng được chuẩn bị Thành lập từ năm 1959 dưới sự chỉ đạo cuẩ Gs. Nguyễn Xiển là giám đốc Nha khí tượng. Tổ làm nhiệm vụ quản lý lịch nhà nước và biên soạn, dịch thuật lịch Thiên văn Hàng hải cung cấp cho Hải quân. Đến năm 1967 tổ soạn được 33 năm Âm lịch, thi hành ở miền Bắc từ 1968. Lịch Thiên văn Hàng hải xuất bản đến năm 1989,1990 thì kết thúc. Năm 1979 theo quyết định của Chính Phủ, phòng Vật lý khí quyển và Thiên văn cùng bộ phận tính lịch chuyển từ tổng cục Khí tượng thuỷ văn sang viện khoa học Việt Nam. Bộ phận quản lý lịch nhà nước được đặt trụ sở thuộc Uỷ ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam. Trong các năm từ 1968-1992 Ban lịch đã soạn thêm được một số năm Âm lịch và kết quả thành bảng lịch Việt Nam (1901-2010). từ năm 1993-1997 do thay đổi về tổ chức hành chính (Uỷ ban vũ trụ giải tán ) nên Ban lịch (thực tế chỉ còn một vài người) chuyển về văn phòng thuộc trung tâm KHTN&CNQG. Ngày 16/4/1998 Giám đốc Trung tâm KHTN&CNQG (gọi tắt là ban lịch nhà nước) trực thuộc Trung tâm thông tin Tư liệu.)
Để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan nhà nước và giao dịch dân sự trong xã hội, ngày 8-8-1967 chính phủ đã ra quyết định số 121/CP do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (ngày 14-10-2002 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 134/2002/QĐ-TTg sửa một vài câu chữ trong Điều 1 của QĐ 121/Cp cho chính xác hơn nhưng về cơ bản tinh thần của QĐ 121/CP không có gì thay đổi). Theo QĐ 121/Cp giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7 bên cạnh Dương lịch (lịch Gregorius) được dùng trong các cơ quan với nhân dân thì Âm lịch vẫn dùng để tính năm tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ tết cổ truyền. QĐ 121/Cp cũng nêu rõ Âm lịch dùng ở Việt Nam là Âm lịch được tính theo giờ chính thức của nước ta chư Chỉ thị số 354/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư liên bộ số 88-TT/LB ngày 23-11-1970 của Bộ Văn Hoá và Nha Khí tượng, Quyết định 129-CP ngày 26-3-1979 của Hội đồng Chính phủ…
Những thay đổi về giờ pháp định trong Thế kỷ 20 ở Việt Nam:
Mặc dù hầu hết đát liền nước ta nằm dọc theo múi giờ 7 (kinh tuyến 105 độ đông đi qua gần Hà Nội) nhưng trong Thế kỷ 20 này giờ pháp định của nước ta đã bị nhiều lần thay đổi) theo ý định của chính quyền thực dân và hà đương cục. sự biến động chính trị trong Thế kỷ qua ở Việt Nam đã khiến cho giờ pháp định trong cả nước hay từng miền bị thay đổi tới 10lần. Sau đây là các mốc thay đổi giờ pháp định trong 100 năm qua ở nước ta kể từ khi hình thành khái niệm này:
Ngày 1/7/1906
Khi xây dựng xong Đài thiên văn Phủ Liễn, Chính quyền Đông dương ra Nghị định ngày 9/6/1906 (Công báo Đông Dương ngày 18/6/1906)ấn định giờ pháp định cho tất cả các nước Đông Dương theo kinh tuyến đi qua Phủ Liễn (104°17’17” đông Paris) kể từ 0 giờ ngày 1/7/1906
Ngày 1/5/1911
Sau khi nước Pháp ký Hiệp ước quốc tế về múi giờ, theo nghị định ngày 6/4/1911 (Công báo Đông Dương ngày 13/4/1911-trang 803) quy định giờ mới lấy theo múi giờ 7 (tính từ kinh tuyến đi qua Greenwich) cho tất cả các nước Đông Dương bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5/1911.
Ngày 1/1/1943
Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 (Công báo Đông Dương ngày 30/12/1942)liên kết Đông Dương vào múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nahnh lên 60 phút vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942.
Ngày 14/3/1945
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo (Nhật Bản) tức là múi giờ 9 nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945.
Ngày 2/9/1945
Sau cách mạng tháng Tám Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lấy múi giờ 7 làm giờ chính thức (Sắc lệnh số năm/SL Của Bộ nội vụ).
Ngày 1/4/1947
Theo nghị định ngày 28/3/1947 của chính quyền thực dân (Công báo Đông Dương ngày 14/10/1947) thì trong các vùng bị tạm chiếm ở Việt Nam, ở Lào và Campuchia giờ chính thức là múi giờ 8 kể từ ngày 1/4/1947. Tuy nhiên trong các vùng giải phóng vẫn giữ múi giờ 7 và sau Hiệp định giơnevơ các vùng giải phóng ở miền bắc cũng theo múi giờ 7 (Hà nội từ 10/1954 và Hải phòng cuối tháng 5/1955); riêng Lào trở lại múi giờ 7 vào ngày 15/4/1955.
Ngày 1/7/1955
Miền Nam Việt Nam trở lại múi giờ 7 từ 0 giờ ngày 1/7/1955.
Ngày 1/1/1960
Chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 362-TtP ngày 30/12/1959 quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 1/1/1960)
Ngày 31/12/1967
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết đinh 121/CP ngày 8/8/1967 khẳng định giờ chính thức của nước ta là múi giờ 7 kể từ 0 giờ ngày 1/1/1968.
Ngày 13/6/1975
Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, chính phủ cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn chậm lại 1 giờ.
(Ảnh chỉ mang tính minh họa) |
Tuy nhiên trong tình yêu, đây là những người khá cầu toàn. Với họ, người bạn đời phải là hình mẫu lý tưởng và được nhiều người ngưỡng mộ. Một cô gái xinh xắn và hiền thục, một chàng trai hào hoa và thông minh... với tình yêu chân thành và tấm lòng thủy chung son sắt là mẫu người mà họ kiếm tìm.
Đối với một số người tuổi Dậu thuộc nhóm máu O, duyên số là điều mà họ tin tưởng và mong đợi nhưng không vì thế mà họ bỏ qua sự lựa chọn kỹ càng của bản thân.
Mái ấm gia đình của người tuổi Dậu sẽ tràn ngập tiếng cười nếu họ biết lựa chọn được những người hòa hợp với mình. Sự hiền dịu, thủy chung của người vợ và sự thông minh, nhanh nhẹn của người chồng sẽ là bến đỗ bình yên cho những người tuổi Dậu thuộc nhóm máu O.
Theo 12 con giáp về tình yêu hôn nhân
Hình minh họa |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Theo quan điểm xưa, những người sinh vào năm Mậu Tý đều có số mệnh giàu sang, không bao giờ phải lo lắng về tiền tài, vật chất.
1. Năm Mậu Tý
Theo quan điểm cổ xưa, những người sinh vào năm Mậu Tý đều có số mệnh giàu sang, không bao giờ phải lo lắng về tiền tài, vật chất.
2. Năm Canh Thân
Người sinh vào năm Canh Thân có số mệnh tu vi cao quý, nhiều tài lộc, thông minh, nho nhã và thường gặp được nhiều quý nhân giúp đỡ trong lúc khó khăn.
3. Năm Đinh Hợi
Người sinh vào những năm Đinh, Nhâm và Quý thường tài giỏi hơn người, có nhiều tài lẻ nhưng khá lận đận trong chuyện tình duyên, đặc biệt là nữ giới.
4. Năm Đinh Dậu
Sinh vào năm này thường là người tài hoa, trung vận lên như diều gặp gió và sống khá thọ.
5. Năm Qúy Mão
Người sinh năm Quý Mão thông minh, nhạy bén và khéo léo, phù hợp với lĩnh vực nghệ thuật. Hơn thế, họ còn có khiếu ẩm thực đa dạng, có thể trở thành đầu bếp nổi tiếng thế giới.
6. Năm Quý Tỵ
Sinh vào năm Quý Tỵ là những người nhiệt tình, chăm chỉ và có sức chịu đựng bền bỉ. Hơn thế, họ có tài làm lãnh đạo và số mệnh phú quý.
7. Năm Giáp Dần
Người sinh năm này thường có tính cách cương trực, thẳng thắn. Tuy không quá khéo léo và nhiều tài lẻ, nhưng họ lại có năng lực lãnh đạo tốt. Số mệnh người sinh năm Giáp Dần khá tốt và trung vận thường giàu sang phú quý.
8. Năm Ất Thìn
Phần lớn người sinh năm Ất Thìn đều có cuộc sống thành đạt, tuy nhiên phải trải qua không ít khó khăn, trở ngại. Họ mạnh mẽ, kiên cường và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
9. Năm Mậu Thìn
Những người sinh năm Mậu Thìn có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán và dễ làm lên đại nghiệp.
10. Năm Canh Thìn
Tương tự như những người sinh năm Mậu Thìn nhưng hơn thế, người sinh năm Canh Thìn còn có số mệnh làm vương tướng. Nữ vương duy nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Võ Tắc Thiên cũng sinh năm Mậu Thìn đó nha!
11. Năm Nhâm Tuất
Trong lịch sử Trung quốc, các đại thần giữ chức vụ cao trong chiều hoặc tướng quân phần lớn đều sinh năm Nhâm Tuất. Điều đó cho thấy, người sinh năm này có số mệnh phú quý và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
12. Năm Giáp Tý
Người sinh năm Giáp Tý có trí nhớ siêu phàm và tài năng hơn người. Dù có khởi đầu không mấy thuận lợi nhưng cuối cùng, bằng sự nỗ lực và sự trợ giúp của mọi người xung quanh, thành công rực rỡ vẫn chào đón họ.
13. Năm Bính Tý
Sinh năm Bính Tý phần lớn là người có tính cách bướng bỉnh, cố chấp, đôi khi độc đoán nhưng lại cương trực, chân thành. Khởi đầu sự nghiệp vất vả, gian nan nhưng khá thành công về trung vận.
14. Năm Ất Tỵ
Người sinh năm Ất Tỵ không giỏi về văn thơ nhưng lại có năng khiếu về võ thuật. Tính cách người tuổi này cương trực, dễ “mất lòng trước, được lòng sau”. Nếu ai đã hiểu Ất Tỵ đều quý mến họ vô cùng.
15. Năm Tân Tỵ
Đa số người sinh năm Tân Tỵ làm lên sự nghiệp lớn lao và mang lại công ăn việc làm cho những người khác. Tính cách điềm đạm và khả năng kiểm soát cảm xúc tốt giúp người tuổi này dễ chiếm được tình cảm và sự ủng hộ của mọi người.
16. Năm Canh Ngọ
Sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thậm chí là nguy hiểm để đạt được thành công hoặc bảo vệ người mình yêu thương chính là tính cách nổi bật của người sinh năm Canh Ngọ. Thái độ kiên quyết, dám làm dám chịu của người tuổi này giúp họ có động lực để kiên trì tới cùng với lựa chọn của mình.
17. Năm Nhâm Ngọ
Người sinh năm Nhâm Ngọ thường có tính cách bốc đồng, tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Mệnh nữ thường lận đận trong chuyện tình duyên nhưng mệnh nam lại dễ đại phát trong sự nghiệp của mình.
18. Năm Ất Mão
Thông minh, nhanh nhẹn, có tài văn chương là những điểm nổi bật ở người tuổi Ất Mão. Tuy nhiên, là người nhạy cảm, dễ xúc động nên họ “nắng mưa thất thường”, không dễ biết được điều họ đang suy tính.
19. Năm Tân Dậu
Người sinh năm Tân Dậu có năng lực tài chính siêu việt, thường là người thành công dễ dàng. Số mệnh người sinh năm này cũng giàu sang phú quý và được mọi người nể trọng.
20. Năm Ất Dậu
Chăm chỉ, kiên trì là một trong tính cách thường gặp ở người sinh năm Ất Dậu. Sức khỏe của họ khá tốt, ít bệnh tật và sống khá thọ.
21. Năm Ất Hợi
So với những người sinh năm Ất Dậu, mệnh của người sinh năm Ất Hợi còn tốt đẹp hơn. Sự nghiệp của họ thuận lợi, thu được nhiều mà mất mát không đáng kể.
Vì chúng ta tiêu hết một phần ba phần của cuộc đời trong phòng ngủ vậy nó ảnh hưởng tới ta rất lớn. Cái bếp là cửa ngõ đem đến tiền bạc. Cửa chính là ấn tuợng đầu tiên của nhà và của khí vận.
1-2. Phòng sách trong phòng khách và tiền sảnh là những phòng đáng kể nhất nằm gần cửa chính. Nếu chỗ đầu tiên ngườ ta nhìn thấy là phòng khách thì gia chủ cảm thấy nhẹ nhõm và tùy tiện. Nếu là phòng sách thì gia chủ nghiêng về phần làm bạn bè kiếm sống nhờ sách vở.
3. Nếu phòng đầu tiên là nhà bếp thì cả nhà đều hướng về thực phẩm. Cảnh bếp núc dễ khiến cho ngừơi ta muốn ăn uống, khuyến khích tiêu thụ quá nhiều thực phẩm. Trẻ em hay bị lôi cuốn nhất và phát phì. Chúng thường bị mắng về tật ham ăn, lười học. Thêm vào đó cửa chính gần nhà bếp cũng khiến khách khứa đến chỉ nghĩ đến ăn uống.
4. Nếu thấy phòng đầu tiên là phòng tắm thì sức khỏe và của cải chủ nhà hao tổn, tiền bạc sẽ trôi đi cả. Người nhà sẽ tốn thật nhiều thời giờ trong đó hoặc là vào đó thay đồ mới, ngắm nghía, rửa tay chân v.v...Khi đi đâu về họ sẽ cảm thây muốn vào phòng tắm trước khi cho khóa vào ổ.
5. Nếu khi vào thấy ngay phòng ngủ thì người nhà hễ cứ về đến nơi đã thấy cần nghỉ ngơi.
Cách chữa: Cho số 3 -5 : Treo một tấm gương ở mặt ngòai cánh cửa hay một màn che bằng vải kết hột hay là một cái khánh nếu nơi đó không có cửa ra vào.
Phòng ngủ của gia truờng phải nằm sau trung tâm nhà. Một cách lý tuởng thì đặt sau đường phân đôi tâm nhà kể từ cửa ra vào để kiểm sóat tối đa vận mệnh của mình. Phòng ngủ càng gần cửa trước thì càng cảm thấy kém an bình. Nếu phòng đặt xa hằn vào trong thì cái giường bị xa cách với thế giới bên ngòai, thế nên giấc ngủ khá hơn và cũng an lành hơn.
Cách chữa: Treo gương sau đường kẻ ngang của tâm nhà đối diện phòng ngủ để tượng trưng đem phòng lui lại so với phần trước của căn nhà.
Phòng tắm và nhà bếp không được đặt trên đường ngang của tâm nhà vì e người nhà bị đau dọc theo cột sống lưng chay vòng ra bụng trước (trên mạch nhâm đốc): Nếu phòng tắm ở trung tâm nhà thì may mắn giảm dần và tiền bạc cạn theo.
Nhà bếp ở vị trí tâm nhà thì được và cần khóang đãng, rộng rãi nguời nhà sẽ nhờ đó tăng tiến được cuộc sống và nguồn tài chính. Nếu bếp hẹp và phía trên dàn lò nấu có đặt ăng-ten thì cái đó gây cho nguời nấu bếp hay kêu ca và tài lộc giảm dần trong nhà.
Cách chữa: Nếu bếp hẹp ta cho treo gương phía sau lò nấu để tuợng trưng tăng số bếp nấu và lượng đồ ăn (đồ ăn tượng trưng tiền của). Ta lại treo gương nhìn ra ngòai trên cửa nhà bếp để phản chiếu bếp cho cách xa trung tầm nhìn. Một chiếc khánh treo trên chỗ người nấu bếp.
Nếu phòng tắm đặt ngay trên đường trung tâm thì treo một tấm gương bằng với chiều cửa phòng tắm ở mặt ngoài. Vị trí những phòng liên hệ cũng ảnh hưởng cho gia chủ. Thí dụ nhà bếp phải nên đặt thật gần phòng ăn.
Một phòng tắm chỗ nước (hay tiền) thóat ra là biểu hiện nguồn chi tiêu trong nhà, thế nên vị trí của nó trong nhà được coi là điều sinh tử.
Tránh đặt phòng tắm trên lầu cầu thang xuống phòng ngủ.
Cách chữa: Buộc một dải lụa đỏ từ trần hà ngay đưới phòng tắm dẫn dải lụa dọc theo vác tường gần nhất và đính nó xuống nền nhà ở dưới giường một cách chữa là dùng gương chiếu từ dưới lên trần.
Một phòng tắm không nên để ở cuối một hành lang dài vì nó dẫn khí như một mũi tên xuyên qua cửa phòng tắm làm cho người nhà hay mắc bệnh về hệ tiêu hóa hay hệ tuần hoàn.
Cách chữa: Treo một tấm màn, một chiếc khánh di động trong hành lang để tán khí.
Chỗ xấu nhất đặt phòng tắm là giữa nhà mà theo như Phong Thủy Tây Tạng thì nơi đó tượng trưng tòan thể vũ trụ - chỗ của Thai cực, trung ương cửa bát quái trong Kinh Dịch.
Cách chữa: Treo gương phủ khắp bốn vách trong tường nhà tắm.
Theo giới xây dựng phòng ốc cách xếp đồ đạc dẫn khí lưu chuyển trong nhà có thể làm tăng khí cho gia chủ để được may mắn. trong khi Phong thủy để ý đến các loại đồ đạc từ tiểu tiết rất chi li đến sổ sách nơi bàn giấy, bàn ăn, nơi đặt lò sưởi, giường ngủ là những cái tác động to lớn vào con người. sự sắp xếp trong nhà có thể quyết định cho người ta được thành công hay thất bại.
nào.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
1. Đồng hồ hỏng
Đồng hồ cũ và hỏng, hoặc bị vỡ là báo hiệu của chết chóc, có thể mang Tử thần đến với bất cứ thành viên nào trong gia đình.
2. Cửa màu đen
Trừ trường hợp cửa chính nhà bạn quay mặt về hướng Bắc, ngoài ra tuyệt đối không sơn cửa màu đen. Theo phong thủy, cửa màu đen có thể mời gọi các thế lực hắc ám đi vào trong nhà mình một cách danh chính ngôn thuận, mang đến xui xẻo cho gia chủ.
3. Gương vỡ
Từ lâu trong quan niệm dân gian, gương vỡ luôn là điềm gở, cần phải tránh xa. Nếu lỡ tay làm vỡ gương, đừng tiện tay vứt ra đường, hãy gói vào một túi giấy bóng, mang đi cách xa nhà, chôn xuống dưới lòng đất, như vậy điềm gở mới được hóa giải triệt để.
4. Lịch cũ
Lịch từ những năm trước, không còn sử dụng nên vứt đi, tránh để trong nhà, làm vương âm khí. Lịch vốn là thứ nhắc nhở con người về dòng chảy thời gian, để lịch cũ ghi ngày tháng sai lệch so với hiện tại thì chỉ khiến cuộc sống của gia chủ và người thân bị ảnh hưởng tiêu cực, có khả năng làm giảm tuổi thọ của người sở hữu.
5. Đồ sứ vỡ
Đồ sứ vỡ cũng là một lời cảnh cáo đến gia chủ rằng thất bại và rắc rối có thể sẽ tìm đến bạn. Để đề phòng bất trắc xảy ra, thực hiện tương tự như với trường hợp gương vỡ.
6. Cây có nhiều gai
Theo các chuyên gia phong thủy, các loại cây nhiều gai nhọn như xương rồng tích tụ nhiều âm khí, có thể đem đến tai họa cho gia chủ nếu đặt trong nhà
7. Cây chết
Nếu trong nhà có cây chết thì nên vứt đi, ngay cả hoa khô, héo cũng tuyệt đối không đặt trong nhà.
8. Ghế bập bênh không dùng đến
Rất nhiều chuyên gia phong thủy phương Tây khuyên các hộ gia đình đừng nên giữ lại những chiếc ghế bập bênh cũ bởi chúng có thể thu hút tà ma, mang đến tang tóc và gây xích mích cho các thành viên trong nhà.
Alexandra V (theo HB)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
No1: Chàng trai tuổi Mùi
Hơn thế, con giáp này còn sở hữu diện mạo “men-lỳ”, tràn đầy sức sống. Tiếp xúc với họ, phe tóc dài dài chắc chắn sẽ dễ “rung rinh”.
Dù vẻ ngoài phong độ ngời ngời đến vậy, họ không “ỷ thế làm càn”, khoe khoang chiến tích mà ngược lại, khá chung thủy với tình yêu của mình. Nếu đang có “gấu” tuổi Mùi, bạn hãy yên tâm tận hưởng niềm hạnh phúc với chàng và cùng nhau bước vào cuộc sống tương lai hạnh phúc.
No2: Chàng trai tuổi Sửu
Dù là “gấu” hay “ông xã” tuổi Sửu đều có đặc điểm chung là thành thực và nồng nhiệt trong tình yêu. Họ không ngại ngần bày tỏ tình cảm cũng như sự mến mộ của mình với đối phương. Với chàng trai tuổi Sửu, không có gì là không thể trong tình yêu. Hội đầu keo bình thường mạnh mẽ là vậy, nhưng trong chuyện tình cảm thì cũng có trái tim yếu mềm không kém phe áo dài đâu nhé.
Đặc biệt, khi đã có gia đình bé nhỏ của mình, chàng trai tuổi Sửu sẽ dốc toàn bộ sức lực để bảo vệ và chăm lo chu đáo cho mọi thành viên. Bạn sẽ không khó khăn khi bắt gặp hình ảnh con giáp này vội vàng trở về nhà quây quần với vợ con sau mỗi giờ tan ca. Hơn thế, họ không ngần ngại làm việc nhà giúp vợ, cùng vợ sẻ chia mọi vấn đề của cuộc sống. Chàng trai này xứng đáng để phái đẹp mơ ước, thậm chí là cạnh tranh để có được.
No3: Chàng trai tuổi Tý
Sở hữu biệt tài ăn nói linh hoạt, cách cư xử khéo léo nên khi đi tới đâu, anh chàng tuổi Tý đều trở thành trung tâm của sự chú ý và được nhiều người dành tình cảm ưu ái.
Đa phần người tuổi Tý phóng khoáng, bao dung, thậm chí có thể nói là “phổi bò”, dễ nhớ dễ quên, không bao giờ thù dai. Trong tình cảm, họ hết mực yêu thương và chăm lo cho nửa kia mà không hề mảy may toan tính. Cuộc sống gia đình sau này vì thế mà trong ấm ngoài êm, vô cùng hạnh phúc.
Mr.Bull (theo Dyxz)
Nhiều người tìm hiểu về nốt ruồi ở cổ thường biết đến câu nói nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn. Họ vui mừng vì ý nghĩa của nó khá tốt, báo hiệu cuộc sống sung túc sau này. Nhưng có thực sự bạn hiểu hết ý nghĩa của câu nói nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn không? Cùng Phong thủy số tìm hiểu các ý nghĩa được phân tích dưới đây.
Xem thêm những bài viết hữu ích khác:
+ Nhận biết các Nốt ruồi phú quý của phụ nữ
+ “Điểm danh” các Nốt ruồi phú quý ở đàn ông
+ Nốt ruồi ở tay ăn vay cả đời nghĩa là gì?
+ 20 vị trí nốt ruồi may mắn của phụ nữ
+ Xem bói nốt ruồi đoán tương lai, vận mệnh
Phân tích theo chiết tự từ nghĩa là phân thích theo ý nghĩa của từng từ trong câu nói thì ý nghĩa của nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn khá tốt. Nó có ý nghĩa rằng, những người có nốt ruồi ở cổ có cuộc sống vật chất đủ đầy, giàu sang phú quý. Lỗ tiền chôn nghĩa là kho báu, của cải luôn có trong nhà. Hoặc sâu xa hơn nghĩa là bạn có một khối tài sản to lớn mà bạn cần phải khám phá ra. Điều này theo quan niệm ngày xưa, với gia đình nhiều tiền bạc họ thường cất giấu bằng cách chôn tiền ở các vị trí ít ai biết đến, đó gọi là lỗ tiền chôn.
Do vậy, nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn cũng có nghĩa là số họ sẽ được hưởng vinh hoa phú quý giàu sang từ tài sản được để lại hoặc họ gặp may mắn, giàu có bất ngờ.
Nhìn chung, câu nói nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn có ý nghĩa tốt đẹp, tuyệt vời theo phân tích chiết tự từ này.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải để ý rằng, đây chỉ là quan niệm của dân gian, mọi người lưu giữ bằng truyền miệng chứ chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng mình hay tài liệu nghiên cứu. Do đó, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn thì mời bạn tìm hiểu thêm về các phân tích của Nhân tướng học dưới đây.
Theo phân tích từ nhân tướng học thì không hẳn nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn là có ý nghĩa tốt đẹp. Nghĩa là người có nốt ruồi ở cổ có thể có lỗ tiền chôn hoặc có thể là không, nó còn phụ thuộc vào vị trí trên cổ.
Nhân diện học cho đây là nốt ruồi phú quý, có nhiều may mắn về đường tài lộc. Họ gặt hái được nhiều thành công và hạnh phúc trong tình yêu.
Đây lại là nốt ruồi xui xẻo. Người có nốt ruồi ở đây là người tiêu xài hoang phí, dễ bị tiểu nhân hãm hại, cuộc sống lận đận.
Về tình duyên thì họ rất vượng đào hoa, nếu không cẩn thận có thể phạm đào hoa sát, làm tổn thương cả mình và người khác.
Họ là người có đời sống nội tâm phong phú, yếu lòng, lận đận về tình duyên, thường bị người khác dắt mũi. Tuy nhiên, họ lại là người có công việc thuận lợi, sự nghiệp phát triển, kinh tế vững chắc.
Họ là người có cá tính mạng, thích di chuyển, khám phá điều mới lạ. Họ đạt được thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên lại tiêu dài hoang phí, cuộc sống đủ ấm no nhưng không mấy dư giả. Họ có cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc và yên bình.
Hay còn gọi là nốt ruồi ở gáy. Họ là người có tính tình thẳng thắn, chân thành nhưng hơi lười biếng/ Cuộc sống khá bình yên, không nhiều sóng gió.
Điều này báo hiệu điềm xui xẻo trong cuộc sống. Họ là người nhẹ dạ cả tin nên dễ bị người khác lợi dụng cả về tình cảm lẫn tiền bạc.
Như vậy, dường như nốt ruồi ở cổ không hẳn chỉ có ý nghĩa là Lỗ tiền chôn như nhiều người vẫn nghĩ. Nó vẫn có những ý nghĩa xấu mà nếu có bạn nên cẩn thận để tránh nhé. Chúc bạn tìm hiểu ý nghĩa nốt ruồi ở cổ có lỗ tiền chôn được toàn diện và phù hợp với mình nhất nhé!
Theo phong thủy, treo tranh lên tường ở nơi làm việc, công ty, nhà ở, sẽ làm cho không gian sáng sủa hơn, sẽ khiến cho căn phòng ngập tràn ánh sáng cũng như nguồn dương khí, mang lại sức sống mới và những điều cát lành cho văn phòng làm việc, công ty, nhà ở của bạn. Củ thể như thế nào chúng ta cùng đọc bài viết sau để biết được tranh phong thủy nào nên dùng nhé!
Nội dung
Tùy thuộc vào mục đích và vị trí, chúng ta có thể tìm những loại tranh phù hợp, để mang lại nhiều vận khí, tài lộc cho nơi làm việc, công ty hoặc nhà ở.
Bên cạnh đó, mỗi loại tranh đều có một ý nghĩa riêng và điểm mạnh riêng, như tranh hoa sen và cá chép mang đến sự no ấm, dư giả quanh năm…
Rồng và Phượng vốn là biểu tượng rất cao qúy nằm trong bộ Tứ Linh. Rồng tiêu biểu cho cha, người chồng, người quân tử, Hoàng đế.
Còn phượng là biểu tượng của người phu nhân, người vợ, Hoàng hậu. Sự kết hợp của Rồng và Phượng là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc lứa đôi, sự may mắn thịnh vượng về công danh, tài lộc và địa vị xã hội.
Dùng tranh Rồng Phượng treo trong phòng ngủ để đem đến một cuộc sống gia đình hoà thuận êm ấm, con cái tốt lành, treo tại phòng khách, phòng làm việc sẽ có tác dụng chống lại hung khí, đem đến sự vượng phát tài lộc và công danh.
Cũng có thể dùng trong phòng đọc sách, phòng làm việc để tăng cường trí tuệ và sự tăng tiến về học vấn, quan hệ xã hội…
Với lòng ước mong năm mới được đón 5 điều phúc vào nhà, đó là: Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh
Nghĩa là những điều may mắn, tốt lành. Phúc thường đi liền với đức: “phúc đức” (những người có đức thì sẽ có phúc)
Nghĩa là lương của các quan lại thời phong kiến, như người ta thường nói “quyền lộc cao trọng’. Lại cũng có nghĩa là của cải do Trời, Phật hay các đấng thiêng liêng ban cho, gọi là lộc trời, lộc thánh!
Nghĩa là sống lâu, đây là mong ươc ngàn đời của con người. Ngày xưa, tuổi thọ con người rất thấp, chính vì thế mà thọ càng trở thành nỗi ao ước của con người. Người ta đi tìm thuốc trường sinh bất lão để mong kéo dài tuổi thọ. Và dù có được sống đến già, người ta vẫn yêu quý chữ thọ, vẫn muốn sống lâu…
Nghĩa là mạnh khỏe, người ta nói rằng người khỏe mạnh thì có trăm điều mong ước, còn người ốm yếu thì chỉ có một ước mong: đó là sức khỏe! Cái mà mọi người, già, trẻ, giàu, nghèo đều mong muốn có chính là sức khỏe!
Nghĩa là bình yên, một cuộc sống bình yên, thanh thản là cần thiết cho bất cứ ai trên cõi đời này. Một gia đình mà vợ chồng bất hòa, con cái hư đốn thì lộc, thọ, khang có bao nhiêu đi chăng nữa cũng là vô nghĩa…
“Sen”, chữ hán đọc là “liên” đồng âm với “liên” (liên tục, liên tiếp, liền nhau), “cá” chữ Hán đọc là “yu” (ngư) đồng âm với “dư” (dư dả). Sen – cá biểu ý cho sự “dư dả liên tục” nghĩa là không phải lúc dư lúc thiếu.
Tranh vẽ 9 con cá, lợi dụng sự đồng âm giữa 九 ‘cửu’ là chín và 久 ‘cửu’ là lâu dài để cầu chúc dư dả lâu dài.
Ngoài ra, cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng và cao quý. Trong truyền thuyết thường câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng nên cá chép còn là biểu tượng của sự tăng tiến công danh và nổi tiếng.
Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ Khí tức là nguồn tài lộc dồi dào. Cá chép là một trong những vật phẩm vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.
Hạc là biểu tượng của sự may mắn và sự trường thọ bắt nguồn từ xa xưa, dưới thời của hoàng đế Phục Hy (Trung Hoa).
Treo tranh hạc ở phía Nam thì sẽ sinh sôi nhiều cơ hội tốt, ở phía Tây thì nó mang vận may cho con trẻ nhà gia chủ, phía đông thì hạc chở khí tốt có lợi cho con trai và cháu trai, và nếu nằm ở phía Tây Bắc, nó kích hoạt sự trường tồn cho cả dòng tộc nhà gia chủ, đặc biệt là tuổi thọ của tộc trưởng.
No1. Tuổi Mèo
Trong tháng này, bạn sẽ đối mặt với không ít thách thức, có thể khiến trái tim vốn mong manh của bạn bị tổn thương và đau đớn. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm giác tạm thời mà thôi. Lời khuyên cho bạn là không nên chìm đắm trong mớ hỗn độn trước mặt. Bạn cần có cái nhìn thực tế và rộng mở hơn, tích cực đối diện và đi thật chậm rãi từng bước để vượt qua mọi thử thách.
No2. Tuổi Thìn
Trong tháng 4, vài vấn đề trục trặc trong cuộc sống sẽ khiến tâm trạng vốn hồ hởi của bạn bị tuột dốc và bạn sẽ cảm thấy khổ sở. May mắn là người tuổi Thìn thường biết cách tự giải phóng bản thân - câu châm ngôn sống của bạn là “Khi gặp chuyện không vui, phải nhanh chóng tìm niềm vui khác lấp vào”. Tuy nhiên, điều bạn nên nhận thức lại là khi bạn rơi vào bế tắc, thường thì người khác sẽ xót cho bạn chứ hiếm khi có thể đồng cảm được. Người đủ sức giúp bạn vượt qua khó khăn chỉ có bản thân mà thôi. Hãy suy nghĩ thực tế một chút, không nên mượn tạm “phép thắng lợi tinh thần” mà làm cho vấn đề không được giải quyết triệt để.
No3. Tuổi Dần
Dường như rất nhiều vấn đề tồn đọng trong quá khứ luôn bám lấy tâm trí bạn, khiến bạn trở nên yếu đuối hơn trong tháng 4 này. Với tinh thần ủ dột, khi gặp khó khăn trong thời gian này sẽ khiến bạn dễ lúng túng và không đủ sức vượt qua. Tốt hơn là hãy giải phóng cho trái tim, quên đi quá khứ thì bạn mới có sức mạnh lo cho hiện tại và tương lai.
No4. Tuổi Tuất
Trong tháng này, lời khuyên cho bạn là nên yêu quý bản thân mình hơn, không nên suy nghĩ quá nhiều và đừng lúc nào cũng vì người khác mà bỏ mặc chính mính. Thời gian này, bạn sẽ gặp không ít chuyện ngược với mong đợi, thậm chí có thể bị lợi dụng lòng tốt, vì vậy hãy đối xử tốt với bản thân hơn vì bạn xứng đáng được như vậy.
No5. Tuổi Dậu
Bạn không nên có suy nghĩ mình cho đi cái gì thì người khác cũng sẽ báo đáp lại như thế. Cuộc sống khốc liệt và tàn nhẫn hơn nhiều. Thái độ sống tích cực, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người là đúng đắn, nhưng không thể không đề phòng những người có tâm địa xấu. Tháng này, dù là chuyện tình cảm hay khía cạnh nào khác, đòi hỏi bạn phải nâng cao long cảnh giác để tránh thiệt thòi về mình.
Khang Ninh ( theo Meiguoshenpo)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Năm 2015 là năm con Dê – năm Ất Mùi và năm 2015 là mệnh Kim (Sa trung kim (Vàng trong cát).
Năm 2015 là mạng (mệnh) Kim (Sa trung kim – vàng trong cát) do vậy sinh vào mua thu và các tháng Tứ Quý là tốt
Bản mệnh |
Vượng |
Tướng |
Hưu |
Tù |
Tử |
Kim |
Thu |
Tứ Quý |
Đông |
Xuân |
Hạ |
Mộc |
Xuân |
Đông |
Hạ |
Tứ Quý |
Thu |
Thuỷ |
Đông |
Thu |
Xuân |
Hạ |
Tứ Quý |
Hoả |
Hạ |
Xuân |
Tứ Quý |
Thu |
Đông |
Thổ |
Tứ Quý |
Hạ |
Thu |
Đông |
Xuân |
Tứ Quý là các tháng 3, 6, 9, 12.
Mùa xuân : 1-3 ; mùa hạ: 4-6; thu: 7-9; Đồng: 10 – 12
(Lưu ý là tính theo âm lịch)
Người sinh năm Giáp Ngọ mệnh Kim – Sa trung Kim , nếu sinh vào mùa Thu và các thángTứ Quý là được mùa sinh.
Trong thuật Tử Vi – môn thuật số xem về mệnh vận con người, chúng ta bắt gặp khái niệm “được mùa sinh”. Đó chính là cách so sánh Ngũ Hành bản mệnh của đương số với tháng sinh. Nếu Ngũ Hành của bản mệnh được sinh vượng thì có nghĩa là đương số được mùa sinh, tức bản mệnh gia tăng phần tốt đẹp. Trái lại, nếu Ngũ Hành bản mệnh bị suy tử thì đương số bị lỗi mùa sinh, tức là bản mệnh bị giảm thiểu phần tốt đẹp. Yếu tố trên xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành, mỗi Hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đều vượng, tức là mạnh mẽ phát triển ở một thời điểm trong năm và suy yếu ở những thời điểm khác. Cụ thể như sau :
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng yếu tố được mùa sinh chỉ là một trong những nhân tố nhỏ để xét đoán vận mệnh, cũng không nên quá coi trọng điều này.
Dù sinh con trẻ sinh mùa nào có đứa con là niềm hạnh phúc rất lớn. Số phận con cái sẽ có ảnh hưởng rất lớn bởi giáo dục của cha mẹ vì vậy hãy dành thời gian chia sẻ với con ngay từ khi trong con còn trong bụng mẹ (Thai giáo) và cho con bạn tình yêu thông qua giáo dục, cho con nhân cách sống và rèn một sự tự lập thì đó là điều tốt hơn cả và đừng bao suy nghĩ giao giáo dục toàn bộ cho nhà trường thầy cô và sau này cho con đống tài sản đó là bạn đang định cho con một sự bất hạnh.
Phòng khách rất quan trọng trong phong thủy, ghế sofa lại là vật quan trọng trong phòng khách, vì thế nên bài trí ghế sofa sao cho vừa đẹp, vừa thuận phong thủy để luôn bình an và may mắn.
Nếu đặt sofa ở hướng cát lợi, gia chủ sẽ được an khang, thịnh vượng. Đối với ngôi nhà hướng Đông, ghế sofa nên đặt ở hướng chính Đông, Đông Nam, chính Nam, chính Bắc của phòng khách. Đối với ngôi nhà hướng Tây, sofa nên đặt ở hướng Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Bắc của phòng khách.
Phong thủy coi trọng sự cân đối và hài hòa nên việc lựa chọn hình dáng sofa để bài trí rất quan trọng. Không nên bày một nửa bộ hoặc dùng kết hợp hai loại sofa với hình dạng khác nhau như sofa hình vuông với sofa hình tròn.
Nếu đằng sau sofa là cửa ra vào, cửa sổ hay lối đi, có nghĩa là không có chỗ dựa, điều này đi ngược quan niệm của phong thủy về vai trò của việc “hạo sơn” (tựa núi). Ngoài ra, xét từ góc độ tâm lý học, khi phía sau sofa là khoảng trống sẽ tạo cho người ngồi có cảm giác bất an.
Nếu đằng sau sofa không có tường để dựa thì bạn có thể đặt ở đó một chiếc tủ thấp hoặc một tấm bình phong để hóa giải.
Tuy nhiên, nếu bạn dựa ghế sofa vào tường của nhà vệ sinh, nhà bếp thì cũng không hề thuận phong thủy.
Nếu sau ghế sofa là những vật hành thủy như: bể cá, hoặc hòn non bộ có nước, thác nước phong thủy… sẽ không tốt, gây bất ổn do hành Thủy thể hiện sự luân chuyển.
Phía sau ghế sofa nên bài trí đồ của hành Mộc như chậu cây cảnh, sẽ tốt hơn cho vận khí của gia chủ.
Sau sofa không nên để gương, đây là điều cấm kỵ bởi khi có người ngồi trên sofa, phần gáy của họ sẽ bị người bên cạnh hay người ngồi đối diện nhìn thấy. Tuy nhiên, nếu đặt gương ở bên cạnh chứ không phải đằng sau sofa thì không sao.
Cấm kỵ đặt sofa dưới xà ngang, vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của tất cả thành viên trong gia đình.
Không nên đặt sofa bên dưới đèn chùm vì sẽ khiến người ngồi trên ghế dễ rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh. Nếu không thể dịch chuyển vị trí của sofa thì nên lắp đèn treo tường thay vì đèn chùm.
Không nên đặt sofa đối diện cửa chính, việc sofa và cửa chính nằm thẳng nhau, phong thủy gọi là “đối xứng”, là điều không tốt. Nếu gặp phải tình trạng này thì tốt nhất bạn nên chuyển dịch sofa lệch khỏi cửa. Nếu không thể dịch được thì nên sử dụng bình phong để ngăn giữa sofa và cửa. Làm như vậy, khí từ ngoài qua cửa chính vào nhà sẽ không ảnh hưởng đến người ngồi trên sofa.
Theo phong thủy, nên đặt sofa theo hình chữ U, trong đó đáy của chữ U cũng là chiếc ghế đặt dựa lưng vào tường và hướng ra ngoài cửa chính. Hai bên sofa quay mặt vào nhau tượng trưng cho hai cánh tay dang rộng đón lấy nhiều tiền tài và của cải chảy vào nhà. Bài trí theo cách này sẽ mang đến nhiều vận may cũng như sự an khang, thịnh vượng cho gia chủ, đặc biệt là những gia đình làm nghề kinh doanh, buôn bán.