Tướng người gian xảo –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Tết Đoan Ngọ rất nhanh đã tới rổi, các chòm sao ai cũng mong muốn mình sẽ gặp thật nhiều điều may mắn, tốt lành đúng không nào. Có người thích ra ngoài du lịch, có người về nhà đón lễ cùng gia đình, cũng có người vẫn miệt mài là việc. Bất kể làm gì, ở đâu thì 5 chòm sao may mắn trong tết Đoan Ngọ dưới đây cũng rất thuận lợi đấy.
Sức hấp dẫn ấy không xuất phát từ vẻ mỹ lệ bên ngoài, kể cả một cô gái có nhan sắc bình thường thì với một nụ cười bí hiểm phong tình cũng đủ để mọi người mê mẩn.
ọ có thể phát huy được hết khả năng của mình. Để có được một môi trường làm việc lí tưởng, khi bố trí phòng làm việc, cần chú ý các vấn đề sau:
* Chọn một vị trí thật tốt để làm văn phòng làm việc cho sếp
Vị trí phòng làm việc của ông chủ là quan trọng nhất, là mấu chốt quyết định khả năng thành bại của công ty. Trong quân sự, một vị tướng chỉ huy bao giờ cũng phải ở sau quân của mình để tiện cho việc chỉ huy điều khiển. Tương tự như vậy, để sếp có thể dễ bề quan sát, kiểm soát và điều hành hoạt động của nhân viên cấp dưới, đồng thời làm cho các nhân viên cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn thì về nguyên tắc, phòng làm việc của sếp phải được đặt ở phía sau. Ngược lại, nếu bố trí vị trí của ông chủ ngay gần cửa ra vào thì sếp chẳng khác nào một anh lính tiểu tốt phải đi tiền trạm, từ đó sinh ra tình trạng quân thần đều bị mỏi mệt. sếp thì việc gì cũng phải tự lo, còn nhân viên thì đều rất bị động và không có bất kì sự cảm thông chia sẻ gì với công ty. Vị trí của sếp có thể đặt tại hướng Tây Bắc, vì Tây Bắc là hướng thuộc quẻ Càn, quẻ Càn là tướng của những người cầm đầu.
Thông thường, khi thiết kế phòng làm việc, cần tuân thủ một nguyên tắc: chức vụ càng lớn thì vị trí càng nằm về phía sau. Chẳng hạn, trong một ngân hàng, nhân viên thu ngân bao giờ cũng ở vị trí gần cửa ra vào nhất, tiếp đó là phó giám đốc, và cuối cùng là giám đốc. Vì chức năng chính của ngành ngân hàng là phục vụ đại chúng, gắn bó khá mật thiết với nhân dân, nên phần lớn không có dải ngăn cách, ảnh hưởng không phải là quá lớn. Nhưng trong các công ty hay nhà máy xí nghiệp thì ngược lại. Phòng của ngưòi quản lí luôn có vách ngăn. Như thé để tránh cho văn phòng công ty bị trống và có quá nhiều người qua lại.
Đường dẫn đến phòng làm việc của sếp phải thông suốt. Tuy phòng của các vị lãnh đạo này đều nằm ở sâu phía trong nhưng lối đi dẫn từ cửa ra vào đến phòng làm việc của họ không được quanh co, uốn khúc, hoặc có vật cản ngang đường, hoặc quá tối tăm, tĩnh mịch. Nếu không, tài khí sẽ khó mà đi vào trong phòng, tình hình làm ăn cũng không tiến triển được.
* Kiểu dáng và diện tích bàn làm việc của sếp
Về phương diện kiểu dáng, phòng làm việc có quá nhiều cột thì sếp khó mà hòa hợp được với nhân viên cũng như khách hàng của công ty. Phòng làm việc hình tròn thì của cải không tụ lại được.
Diện tích phòng của sếp cũng không nên quá to, nếu không sếp sẽ cảm thấy bị cô lập, công việc chung cũng không tiến triển được. Không nhất thiết cứ phòng lớn thì mới có khí phách. Đương nhiên, cũng không nên để phòng quá nhỏ, vì phòng nhỏ đồng nghĩa với công ty sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng nghiệp vụ, quy mô phát triển cũng bị hạn chế.
* Hướng bàn làm việc của sếp
Trong phòng làm việc của sếp, không nên có quá nhiều cửa kính, cửa kính cũng không nên quá to. Nếu gặp phải các lỗi này thì nên khắc phục bằng cách treo rèm cửa. Bàn làm việc nên hướng ra cửa sổ, sếp có thể ngồi cùng hướng và quan sát được nhân viên của mình, hoặc cũng có thể ngồi cùng hướng với hướng phòng. Bằng cách đó, sếp có thể kiểm soát và điều hành mọi hoạt động diễn ra ở công ty. Nếu hướng ngồi của sếp và nhân viên ngược nhau, tức không nhìn thấy mặt nhau thì sẽ rất khó điều khiển và chỉ huy nhân viên. Vị sếp đáng kính sẽ không thể biết được sau lưng mình, các nhân viên đang nói và làm những gì, như thế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc nắm bắt tình hình nhân sự cũng như hoạt động của công ty.
* Ghế ngồi của sếp
Không nên kê bàn ở chính giữa căn phòng, cũng không nên kê ghế ngồi ở cách quá xa tường. Về nguyên tắc, phía sau ghế ngồi phải có chỗ tựa, nhưng chỗ tựa không nên cách ghế ngồi quá gần hoặc quá xa. Nếu tựa quá gần tức là đè lên tưòng, đó là dấu hiệu về sau không có đường lùi. Nếu ghế cách xa tường quá thì không khí phía sau ghế sẽ bị phân tán mà không tụ lại được, đồng thời, người khác có thể đi qua ngay sau lưng, gây cảm giác thiếu an toàn và chắc chắn. Nếu sau chỗ ngồi là cửa sổ, thì vị sếp này phải độc lập tự cưòng, ít có quý nhân phù trợ nên mất rất nhiều công sức và gặp nhiều khó khăn vất vả. Cách khắc phục là sau chỗ ngồi đặt một chậu cây cảnh hoặc dán một bức tranh phong cảnh, hoặc cũng có thể bày vài đồ trang trí, nếu không “sau lưng trống không, chớp mắt đã trắng tay”. Ghế của sếp phải to hơn ghế của nhân viên để phân biệt thứ bậc, nếu không ranh giới sẽ không rõ ràng, sếp sẽ khó mà kiểm soát hành vi của nhân viên.
Cổ xưa nhất, khi loài người chủ yếu phụng thờ sự phong nhiêu của đất đai (trong thần thoại của nhiều dân tộc, đất được hình dung như nữ thần Mẹ) và sự phồn thực (năng lực sinh sôi nảy nở của thực, động vật cũng như của con người) thì cả phương đông lẫn phương tây đều đã cùng tôn sùng vẻ đẹp người nữ với thân thể màu mỡ, bộ ngực đầy đặn, vòng mông sung mãn.
Từ Hy Lạp thời cổ đại thì nữ thần Vénus, với thân thon chân dài, được xem như mẫu mực cho vẻ đẹp muôn thuở của phụ nữ phương tây. Sau này, phương tây đặt ra tiêu chuẩn 90-60-90 như số đo lý tưởng cho ba vòng: ngực và mông nở nang, eo thon nhỏ, tạo nên “corps guitare” (“co” người giống như hình dáng cây đàn guitare).
Trung Quốc qua các thời đại tạo dựng nên điển hình “Tứ đại mỹ nhân” (Tây Thi - thế kỷ 6 trước Công nguyên. Vương Chiêu Quân – thế kỷ 1; Điêu Thuyền – thế kỷ 3; Dương Quý Phi – thế kỷ 8). Cùng là những người đẹp “chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa nhường”, đẹp đến độ “khuynh quốc khuynh thành” nhưng vẻ đẹp các nàng cũng rất khác nhau: Điêu Thuyền nhỏ nhắn, nhẹ nhàng như chim én đến ngỡ có thể nhảy múa trên lòng bàn tay người ta, trong khi Dương Quý Phi lại rất “mỡ màng” (trên news.china.com có tài liệu cho rằng nàng cao 1m64 mà nặng 69kg, theo tài liệu khác thì nàng cao 1m55 mà nặng 60kg). Tuy nhiên, về cơ bản, Trung Quốc, với truyền thống phong kiến gia trưởng, nghiêng về vẻ đẹp “mình hạc xương mai”, “liễu yếu đào tơ” – “thục nữ” phải “yểu điệu”, nương bóng tùng quân mới dễ khiến “quân tử hảo cầu”. Những bàn chân bó “gót sen ba tấc” (đặc biệt phát triển trong đời Thanh) là thuộc về hệ toạ độ của vẻ đẹp đó.
Trung Quốc là nơi rất nổi tiếng về nhân tướng học nên quan niệm vẻ đẹp phụ nữ luôn gắn với cái nhìn thần thái, người nữ đẹp đáng khao khát phải có tướng hiền lương, “vượng phu, ích tử”, đem lại phú quý, thịnh đạt cho gia đình, dòng họ. Mặt mũi đầy đặn chẳng hạn, là tướng đức hạnh của người đàn bà tính tình khoan hoà, đoan chính, khiến cho gia đình hoà thuận, con cái an vui (chẳng thế mà Nguyễn Du tả Thúy Vân: “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”)…
Đối với nền văn hoá Trung Hoa mà Nho giáo là yếu tố thống lĩnh, mỹ không tách rời chân, thiện. Nên bên cạnh “Tứ đại mỹ nhân”, Trung Quốc đồng thời tôn vinh Tứ đại sửu nữ – bốn hình tượng phụ nữ xấu ma chê quỷ hờn nhưng đức hạnh cao đẹp tuyệt vời (Mô Mẫu – thời viễn cổ; Chung Vô Diệm và Túc Lựu – thời Chiến quốc; Mạnh Quang thời Đông Hán) cho thấy cái đẹp bên trong (nội tại mỹ), cái đẹp đạo đức (đức mỹ) còn quan trọng hơn cái đẹp diện mạo bên ngoài (mạo mỹ).
Ở Ấn Độ từ các thần thoại, sử thi cho đến thơ ca, nghệ thuật cổ điển… đều ngợi ca các nữ thần, các Apsara, các thiếu nữ… với vẻ đẹp thân thể tôn lên ba điểm uốn lượn của những đường cong tuyệt mỹ: bộ ngực cực lớn, eo cực nhỏ và mông cực đầy.
Trong thời toàn cầu hoá và hội nhập văn hoá hiện nay, cả trong quan niệm vẻ đẹp phụ nữ, dường như đông và tây cũng đang xích lại gần nhau, giao thoa, tích hợp… Khá nhiều cô gái Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đến mỹ viện để có thể có được nét đẹp hiện đại tây phương trong khi lại có trào lưu của không ít nam giới phương tây tìm kiếm người bạn đời phương đông với vẻ đẹp truyền thống. Siêu mẫu Saira Mohan, thừa hưởng từ người cha nét đẹp truyền thống Ấn Độ đồng thời từ người mẹ (mang ba dòng máu Pháp - Ireland - Canada) nét đẹp phương tây, hiện đang được nhiều người thừa nhận như một biểu tượng của vẻ đẹp hoàn vũ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
► Mời các bạn xem Tử vi 2017 đã được cập nhật tại Lichngaytot.com |
Thiên Khôi và Thiên Việt đều là Nam Đẩu Tinh, nhưng khác nhau một chút là Khôi thì Dương Hỏa đới Kim, còn Việt là Âm Hỏa đới Mộc.
Về biểu tượng thân thể thì Thiên Khôi là đầu, Thiên Việt là hai vai. Mệnh hay hạn có nhiều sao xấu hội họp thì bộ Thiên Khôi Thiên Hình (tượng là dao, kiếm) đồng cung chỉ việc đầu bị gươm dao chém phải, đầu thường có tì vết hoặc có sẹo. Nếu Mệnh có Thiên Việt Song Hao đồng cung hay Thiên Hình đồng cung thì dễ bị lệch vai, so vai. Về biểu tượng vật dụng thì Khôi chỉ văn bằng, nghị định, giấy khen, còn Việt thì chỉ bút nghiên. Trong tang chế thì Khôi Việt chỉ thầy cúng, ông sư, ông cha, người làm lễ tang
Khôi Việt vừa là văn tinh, vừa là quí tinh, chủ về khoa giáp, văn chương, quyền hành chức tước. Khôi Việt còn được gọi là Thiên Ất Quí Nhân. Cả hai sao đều không an ở hai cung Thìn Tuất (La Võng).
Cả hai sao đều miếu vượng ở cung ban ngày từ Dần đến Ngọ, hãm địa tại cung Thủy (Hợi Tí) và cung Thổ (Sửu Mùi), còn lại thì bình thường (tại cung Thân Dậu hành Kim). Ở vị trí cung ban ngày thì Khôi Việt giống như bằng cấp được đem ra cho công chúng xem, là người lãnh đạo được mọi người biết đến. Nếu xét về ngũ hành, khi ở cung ban ngày thì hoặc được cung sinh sao hoặc đồng hành với sao. Ở cung ban đêm hoặc tại Sửu Mùi thì ví như bằng cấp không được treo ra ngoài nên ít được người biết đến, là người có uy quyền ngấm ngầm. Nếu xét về ngũ hành thì ở cung ban đêm, hành sao khắc hành cung (Hỏa khắc Kim) hoặc hành cung khắc hành sao (Thủy khắc Hỏa) hoặc hành sao sinh hành cung (Hỏa sinh Thổ). Khôi Việt miếu vượng không nên gặp Tuần Triệt, giống như bằng cấp bị rách nát nên khoa trường thi cử bị lận đận hoặc không đỗ đạt cao được, hoặc học hành dang dở nhưng khi hãm địa thì rất cần Tuần Triệt, nhưng cũng phải lận đận ban đầu mới có được bằng cấp
Khôi Việt rất cần cho lá số quí cách bởi vì thiếu Khôi Việt thì giống như thiếu thiên uy, không được người kính nể, đặc biệt là mệnh Tử Phủ hoặc Nhật Nguyệt gặp Khôi Việt rất thích hợp (Hỏa sinh Thổ).
Khôi Việt thủ Mệnh là cách ư gia quốc vi nhân trưởng, cho dù có hãm địa cũng là cách trội hơn người bình thường. Có Khôi Việt thủ chiếu Mệnh thì được mọi người nể phục, có uy, luôn đứng đầu cho dù là hạng người nào (trùm du đãng hay vị lãnh tụ), ở nhà thì đứng đầu, được cha mẹ thương yêu hoặc có tiếng nói trong gia đình, hoặc là con trưởng, đoạt trưởng. Ra ngoài thì tùy theo lá số tốt xấu và vị tri đắc hãm mà luận đoán, tốt thì lãnh đạo thiên hạ, trưởng cơ quan ban ngành, xấu thì cũng được người nể phục, tiếng nói có trọng lượng và dễ kề cận lui tới với thượng cấp hoặc người có danh có chức quyền, được tin tưởng giao cho những việc quan trọng. Khôi Việt thủ chiếu Mệnh thì thông minh, có năng khiếu đặc biệt nên thường giỏi về một điều gì đó, có mưu cơ, quyền biến, có tài lãnh đạo, tổ chức, chỉ huy và có đầu óc không chịu thua người, muốn hơn người, có óc lãnh tụ, tính thích chỉ huy. Khôi Việt thủ chiếu mệnh thì tự ái rất cao, không thích bị nói nặng nhẹ và không chịu được lời nói nặng nhẹ. Người có Khôi Việt thì không có tính thù dai, chấp nhất, nhỏ mọn, là người dễ tha thứ, khoáng đạt, cao thượng, trừ khi gặp Không Kiếp,đặc biệt hãm địa thì dễ ăn miếng trả miếng do bị chạm tự ái. Tuy vậy cũng không phải là hạng người nhỏ mọn. Khôi Việt đặt nặng uy tín cá nhân, khi giao du với người lớn tuổi hoặc có chức quyền tiếng tăm thường có lợi, được giúp đỡ. Mệnh có Khôi Việt gặp hạn xấu thì được người giúp đỡ, thông thường là người có chức có quyền nên Khôi Việt giải hạn xấu cũng mạnh. Chú ý rằng Khôi Việt đủ bộ mới mạnh, nếu đứng một mình và bị hãm địa thì giảm thiểu rất nhiều ý nghĩa. So sánh giữa Khôi và Việt, nếu cùng đắc hãm như nhau thì tài năng quyền uy của Khôi mạnh hơn Việt, về vai vế trong gia đình thì Khôi thường là con trưởng, còn Việt là thứ đoạt trưởng. Theo nghĩa Hán Việt thì kẻ làm đầu sỏ cả một đảng gọi là "khôi".
Chùa Phúc Khánh nằm tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Chùa được Đại đức Thích Minh Định (Thanh Quyết) trụ trì.
Chùa Phúc Khánh có tên gọi khác là Chùa Sở. Chùa Sở được coi là nơi linh thiêng thu hút hàng vạn tín đồ phật giáo về cầu an, giải hạn mỗi năm. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.
Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hổ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa.
Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng.
Năm 1950, dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án…
Chùa Phúc Khánh là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội, dịp đầu xuân mỗi năm có hàng ngàn người đến dâng sao giản hạn ở đây. Vào ngày rằm, mùng 1, rất đông khách thập phương tới chùa. Nếu muốn được tĩnh tâm hay ngắm cảnh thì bạn nên đến chùa vào ngày thường để không phải chen lấn xô đẩy. Phật tại tâm, miễn là thành tâm thì đi chùa ngày thường cũng tốt như ngày rằm, mùng 1. Khi đi lễ chùa bạn cũng nên ăn chay cho tâm hồn thanh thản. Gần chùa Phúc Khánh có một quán chay khá ngon là An Phúc (Quán nằm ở số 11 ngõ 131 Thái Hà, cách chùa Phúc Khánh gần 1km).
Tuổi Tý |
Tuổi Mão |
Tuổi Ngọ |
Tuổi Dậu |
Tuổi Sửu |
Tuổi Thìn |
Tuổi Mùi |
Tuổi Tuất |
Tuổi Dần |
Tuổi Tỵ |
Tuổi Thân |
Tuổi Hợi |
Vì vậy, biết được ý nghĩa của từng vị trí, ta sẽ có thể bố trí các phòng phù hợp. Ví như gỗ sung là loại thớ to, mềm, giá trị thấp, không thể làm được giường, tủ, thậm chí làm củi cũng không đắt vì khó cháy, nhiều khói. Thế nhưng các cụ ngày trước dùng gỗ sung làm cánh cổng, phòng ngừa trộm cướp lại rất đắc dụng vì gỗ nhẹ nhưng quánh, dẻo, có dùng dìu, búa bổ vào cũng không thể phá vỡ được. Ngược lại vàng tâm là loại gỗ quý thường được sử dụng làm đồ nội thất rất tốt nhưng nếu đem làm cánh cổng thì chỉ một nhát dìu đã có thể phá vỡ toang vì vàng tâm thớ mịn, mềm…
Như đã nói, nếu chia mặt bằng căn nhà làm 9 ô thì 8 ô vòng ngoài kể như 8 phòng (8 vị trí) sẽ ứng với 8 hướng, 8 quẻ trong bát quái. Lấy một ô đặt vào hướng cửa nhà thì 7 ô còn lại sẽ có các tên sau: Lục sát, Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh, Diên niên, Họa hại, Sinh khí, Thiên y (cách xác định các vị trí này theo hướng cửa nhà đã giới thiệu ở số trước). Các tên gọi này có ý nghĩa như sau:
- Diên niên là chỗ tốt trong căn nhà, có lợi cho sức khỏe, biểu trưng của sự trường thọ. Vì vậy, đây là nơi lý tưởng để ở, làm việc, nghỉ ngơi. Với ý nghĩa đó, phòng ngủ chính đặt ở ô này sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
- Sinh khí cũng là vị trí tiểm ẩn của sức mạnh, sự phát triển cũng bắt nguồn từ đây. Vì vậy, cần tận dụng vị trí này để tăng cường, phát huy nguồn sinh khí đạt được hiệu quả tối đa. Nên bố trí phòng làm việc, học hành ở vào vị trí này.
- Thiên y có tính hóa giải ác khí, xua đi những điều xấu, đem lại sự bình an, sức mạnh. Vì vậy vị trí này dành cho những người cần hồi phục về thể lực, tâm thần và cả của cải thì tốt.
- Ngũ quỷ là tượng trưng cho linh hồn con người lìa khỏi thể xác đi vào cõi âm. Vì vậy không nên bố trí phòng ngủ ở vị trí này mà tốt nhất là để bàn thờ tổ tiên, thờ cúng.
- Họa hại là vị trí gây tai họa, có hại cho con người. Vì vậy người ta không làm nhà bếp, nhà tắm, hay phòng của trẻ em ở đây vì có thể dễ xảy ra tai họa. Vị trí này tốt nhất là dùng làm nhà kho, chứa đồ nhưng cho dù vậy, khi tiến hành công việc gì ở đây cũng nên cẩn thận.
- Lục sát là thất sát vì theo tử vi nó là ngôi sao tách ra từ chòm sao bảy ngôi. Vị trí này có sự biến động, không liên tục, hoàn chỉnh. Vì vậy không nên bố trí phòng làm việc, phòng học ở đây vì sự nghiệp, sự học hành dễ bị chi phối, ngắt quãng, không có lợi.
- Tuyệt mệnh là điểm tận cùng của số mệnh. Vì vậy chỉ nên dành làm nơi cho người bệnh nặng hoặc cũng có thể làm nhà kho chứa đồ. Chính vì ý nghĩa đó mà số ít người Trung Hoa cổ có khi xây nhà để thiếu một góc là dụng ý đặt góc thiếu vào cửa này.
Tuy nhiên, ý nghĩa của các vị trí nói trên là theo quan niệm của thuyết phong thủy và nó cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Người xưa tin vào số mệnh, nhưng cũng chính người xưa lại cho rằng con người nhiều khi chiến thắng được số mệnh (“Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” hay “Có trời mà cũng tại ta…” - Nguyễn Du)
Tuy vậy, chúng ta cũng nên lưu ý một điểm, việc xác định các vị trí nói trên trong một căn nhà không phải theo phương địa lý cố định mà tùy thuộc vào hướng cửa chính, các vị trí này hoàn toàn phụ thuộc vào hướng cửa. Mà cửa vào chính là hướng vận động của luồng khí. Chúng ta đều biết, lối đi, luồng gió vận chuyển trong căn nhà, tác động rất lớn đến hiệu quả làm việc, sức khỏe và sự yên tĩnh của giấc ngủ.
Thực tế dễ nhận thấy nếu bố trí phòng học, làm việc gần nơi nhiều người qua lại sẽ bị phân tán suy nghĩ, vì vậy hiệu quả làm việc, học tập không cao. Cũng như vậy, giường ngủ kê ở nơi có luồng gió thốc vào (dân gian gọi là “gió lùa”) rõ ràng là không có lợi cho sức khỏe, nhất là mùa đông dễ gây cảm lạnh, “trúng gió”… Vì vậy, việc xác định các vị trí trong căn nhà với ý nghĩa như trên biết đâu chẳng là kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn đời sống của người xưa?
Thụy Văn
Các ngày:
Đến thăm người ốm vào những ngày này sẽ không tốt, gây bất lợi cho người ốm.
Có thơ rằng:
“Nhâm Dần, Nhâm Ngọ liền Canh Ngọ
Giáp Dần, Ất Mão, Kỷ Mão phòng
Thần tiên lưu hạ thử lục thần
Thăm người tật bệnh dễ lâm vong!”.
Bạn mệt mỏi với công việc văn phòng và muốn bắt đầu kinh doanh riêng? Hoặc bạn chỉ tốt nghiệp phổ thông và có kế hoạch tự khởi nghiệp? Bạn có thể nghiền ngẫm trong một thời gian dài nhưng vẫn còn bối rối về những loại hình kinh doanh bạn nên làm và những loại hình kinh doanh phù hợp với bạn nhất.
Dưới đây là những gợi ý vui về ngành nghề kinh doanh phù hợp với 12 con giáp dựa trên tính cách đặc trưng. Bạn có thể có nhiều khả năng đạt được thành công và sinh lời nhiều hơn khi làm việc với những gì phù hợp với bản thân của mình. Và điều quan trọng nhất, trước khi bắt tay vào thực hiện, hãy điều tra thị trường và tìm lời khuyên từ người thân, bạn bè và những người đi trước.
Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hoàn cầu. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống.
Lý Dịch là gì?
Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học lâu đời nhất của loài người nói về sự vận hành của mọi thứ trong khắp hoàn cầu. Từ triết lý về sự biến dịch đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra cái Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống. Rồi Tiền Nhân đặt cho cái danh chung của Giống và Khác là Âm và Dương hoặc ngược lại, gọi là TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG. Với Triết lý Âm Dương này Tiền Nhân đã suy luận ra định luật 8 gọi là Bát Quái và 64 Tượng Dịch (Quẻ Dịch) đủ sức diễn tả mọi trạng thái biến hoá của Vũ Trụ.
Lý Dịch là một cái lý vô hình nay được Tiền Nhân định danh và hữu hình hóa ra các vạch đứt liền và tìm ra công thức Biến Hoá Luật, lập thành môn khoa học lý luận hẳn hoi về Dịch nên gọi tên là Dịch Lý. Mà Lý Dịch có mặt ở khắp mọi ngành nghề khoa học nên Dịch Lý xứng đáng là môn Khoa Học Tổng Hợp.
KINH DỊCH là gì? Là lời diễn giải ý nghĩa của 64 Quẻ Dịch theo góc nhìn riêng của từng thế hệ đã qua.
Dịch Lý có ảnh hưởng gì trong đời sống và quyết định của con người?
Con người luôn sống động trong cái lý của Dịch. Nói cách khác mọi hoạt động của con người đều bị và được Lý Dịch chi phối, từ lý trí, tư tưởng cho đến hành động, từ chủ quan đến khách quan, từ các giai đoạn sinh trưởng của con người như: Sinh – Lão – Bệnh – Tử…
Mọi quyết định và hành động của con người đều bị và được chi phối của Dịch Lý. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du đã đúc kết ngắn gọn nói lên điều này:
“…Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”
“Phong trần và thanh cao” đâu phải ai muốn cũng được hoặc ai tránh cũng được. Vì trong cuộc sống ta luôn giao dịch với các yếu tố khách quan của xã hội bên ngoài mà ta thường hay nói là Hên hoặc Xui khi yếu tố khách quan thuận ý ta hoặc nghịch ý ta.
Ngoài ra còn có câu: “Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”. Cũng nói lên sự ảnh hưởng của Lý Dịch ở môi trường bên ngoài trực tiếp can thiệp mọi quyết định tính toán và hành động chủ quan của con người.
Biết Dịch Lý là biết nhiều góc nhìn để uyển chuyển, linh động trong cuộc sống hơn:
Trong cuộc sống của con người luôn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm biến dịch mà các tình huống ta gặp phải không phải lúc nào ta cũng lựa chọn được. Từ đó Tiền Nhân mới khuyên:
- “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”
- “Nhập giang tuỳ khúc – Nhập gia tuỳ tục”
Mỗi người ai cũng có một tính riêng biệt, tuy nhiên đôi lúc ta phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh gặp phải để tốt hơn.
Biết Dịch Lý là để Tri thiên mệnh rồi Tận nhân lực:
Tri Thiên Mệnh là biết được giai đoạn Số mệnh và Thời vận như thế nào, để ta tận hết sức của mình mà hành động sao cho tốt nhất. Đây là cái biết của trí tuệ loài người. Cái biết này đã được nhân gian nhắc đến qua Ca Dao Việt Nam:
“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.
Bởi nắng mưa là chuyện thời mùa khí tiết của Trời Đất là yếu tố hết sức khách quan, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt của nhà nông. Ca dao đã mượn hình ảnh “Đi cấy” không phải chỉ đển “Đi cấy” mà còn phải nhìn xa trông rộng, để biết sự vận hành biến đổi của nắng mưa sấm sét mà biết thời điểm để “gieo hạt – cày cấy” sao cho đúng lúc mưa thuận gió hòa để có mùa thu hoạch tốt nhất.
Biết Dịch Lý để chọn lựa và đưa ra giải pháp tốt nhất trong đời sống.
Với Dịch Lý ta biết được từng giai đoạn đang và sẽ đi qua được diễn tiến như thế nào, từ đó ta có sự lựa chọn và đưa ra giải pháp thích hợp mà quyết định và hành động một cách tốt nhất.
Biết Dịch Lý là ta biết được một ngôn ngữ chung của muôn loài vạn vật, nhằm hòa nhịp cùng giai điệu của Vũ Trụ. Một cuộc sống Biết – Hiểu – Cảm và Nhận, một tinh thần An nhiên – Tự tại – Hạnh phúc.
THANH TỪ – DỊCH HỌC SĨ: TRẦN QUỐC THÁI
Ảnh minh họa |
Tùng phương vị đàm hỏa tai vấn đề (Dựa phương vị luận vấn đề hỏa hoạn)
Trang 282-295, Đẩu số luận điền trạch, nxb Thời Báo, Đài Bắc, Đài Loan, 1993
Nguyên tác: Tử Vân
Phỏng dịch: VDTT
Chú thích khởi đầu của dịch giả: Vì trọng tâm của bài này là hai sao Hỏa Linh độc giả cần nắm vững cách an Hỏa Linh thông dụng ở Đài Loan. Bắt đầu bằng bài thiệu “Dần Ngọ Tuất nhân Sửu Mão phương, Thân Tí Thìn nhân Dần Tuất trường, Tị Dậu Sửu nhân Mão Tuất vị, Hợi Mão Mùi nhân Dậu Tuất đương” (tức là y hệt cách khởi của sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, Vân Đằng Thái Thứ Lang), kế đó bất luận nam nữ bắt đầu bằng giờ Tí ở cung khởi, cứ mỗi giờ chuyển một cung theo chiều thuận (tức là không phân biệt âm dương nam nữ như sách TVĐSTB).
Nhà bị cháy tuy nói là đặc biệt, nhưng trên lá số Tử Vi có dấu tích có thể dò ra được. Phàm những sự việc có dấu tích ta đều nên nghiên cứu cả, đừng bỏ qua.
Người viết trong khi thu thập kinh nghiệm đã tìm ra một phương pháp dò dấu tích trong các trường hợp này; nhưng phương pháp này đòi hỏi nắm vững lý ngũ hành sinh khắc chế hóa; bằng như không phân định rõ ngũ hành thì khó mà tìm ra cái lý ở bên trong được.
Hai lá số sau đây rất bình thường, nhưng có thể dùng để luận phương pháp. Độc giả nuốt chậm nhai kỹ thì có thể xác định được nguyên do.
Đầu năm Nhâm Thân 1992 một lần gặp cậu Hoàng. Cậu hỏi: “Nhà cháy có thể dùng lá số xem ra không?”
Tôi đáp: “Cháy nhà liên hệ đến tọa hướng của nhà. Lá số chính xác, tọa hướng rõ ràng thì có thể đoán được.”
Hỏa tai và phương vị
Cậu Hoàng bèn đưa ra một lá số, bảo tôi: “Bà này năm Canh Thân 1980 cháy nhà, dù chỉ là nhà thuê và không ai bị phỏng, nhưng coi như toàn thể vật dụng trong nhà phải bỏ hết, tổn thất chẳng ít. Việc này tôi đã hỏi nhiều cao nhân, (nhưng họ) nếu không giải theo kiểu chẳng thể phân định đúng sai thì lại bảo lá số sai, vì (theo lá số thì) hạn Bính Tuất không thể nào có chuyện hỏa tai xảy ra được.”
(Dịch giả chú: Nữ mệnh Canh Dần 1950, tháng 9AL giờ Tuất, ngày không đề nhưng mệnh cư Tí hỏa lục cục có Vũ Phủ, Tử độc thủ ở Thìn thì chỉ có thể là 4, 18, hoặc 23).
Tôi nhìn kỹ lá số rồi nói: “Nếu năm Canh Thân 1980 cháy nhà thì nhà này có thể tọa bắc triều nam.”
Cậu Hoàng lục trí nhớ rồi đáp: “Đúng là tọa bắc triều nam không sai. Tại sao tọa bắc triều nam lại sinh hỏa hoạn?”
Đáp (Tử Vân): Bắc là Tí, triều nam tức là hướng về Ngọ. Phương vị như vậy có các đặc điểm:
Một: Vũ Quyền Phủ là cung có cách to Tử Phủ Tướng lộc quyền. Chỗ ở chẳng phải nhỏ thấp.
Hoàng: Tòa nhà này có 7 tầng, hiển nhiên không phải loại nhỏ thấp.
Tử Vân: Hai là Hỏa Linh phân ra Hợi Sửu khiến Vũ ở Tí có mối nguy của hỏa khắc kim. Ba là Hỏa Linh thành đôi nên giáp cung nào thì cung ấy phải dùng lý sinh khắc mà tính. Giả như Hợi Sửu có song Lộc giáp Tí thì Hỏa Linh là hỏa sinh Phủ thổ. Đằng này Hợi có Đồng hóa Kị dẫn động khiến Hỏa Linh giáp khắc cung Tí. (Dịch giả chú: Vì Hỏa Linh đã thành đôi giáp cung Tí nên chỉ cần một sao bị Kị thôi vẫn dẫn động được tính hung của cặp này, mà không cần song Kị giáp).
Hoàng: Vậy làm sao đoán ra là bị cháy nhà.
Tử Vân: Năm Canh Thân bà này 31 tuổi. Đại hạn Bính Tuất khiến Liêm hóa Kị chiếu Tí. Liêm thuộc hỏa, hóa Kị thành “tà hỏa”, cho nên hóa Kị rồi thì Liêm làm hại Vũ Khúc kim. Vũ ở Tí bị Hỏa Linh giáp chế làm hại, càng hung.
Hoàng: Theo lý của thầy thì Tí là phương vị của nhà, trong có Vũ Phủ. Còn can Mậu bên trong có kể không? (Dịch giả chú: Cách xem ở Đài Loan, Hồng Kông mỗi cung đều có một can. Cách tính là cho 12 cung đại biểu 12 tháng. Như trong trường hợp này, sinh năm Canh Thân thì tháng 11 là tháng Mậu Tí, nên cung Tí là cung Mậu Tí. Thành thử can trong cung Tí là Mậu).
Tử Vân: Khi luận đoán về căn hộ này thì phương vị của Tí là trọng điểm (cũng là cung mệnh), do đó thiên can Mậu có tác dụng. Nhưng tác dụng tứ hóa của nó chỉ cho những việc liên quan đến phòng ốc thôi, bằng không tứ hóa bay đầy trời. (Dịch giả chú: Đây ông Tử Vân nói đến một vấn đề to lớn của làng Tử Vi Đài Loan do phái trọng tứ hóa bành trướng quá độ mà ra. Có quá nhiều cách định tứ hóa, nào là theo năm sinh, theo đại hạn, lưu niên, nguyệt hạn, nhật hạn, cung can v.v… nên nếu không có hệ thống suy luận để giới hạn phạm vi của tứ hóa thì nhìn đâu cũng thấy tứ hóa, gọi là “tứ hóa bay đầy trời”.)
Hoàng: Nếu dùng Can Mậu của Tí thì Cơ hóa Kị ở Mão. Cơ Kị này có tác dụng xấu gì cho cung mệnh ở Tí hay không?
Tử Vân: Mệnh bị Kỵ sát giáp chế tương khắc. Mão là điền của Tí. Cơ hóa Kỵ thì Hợi Mão sinh ra tác dụng thủy hỏa tương khắc (dịch giả chú: Can cung Tí khiến Cơ hóa Kị, kích động Đồng Kị nguyên thủy ở tam hợp, Đồng bị Kị kích khởi thành tà thủy, nên gặp Hỏa thành thủy hỏa tương khắc). Cho nên người nữ này trong vận Bính Tuất mướn căn hộ tọa bắc hướng nam đó tựa như ở cạnh hỏa diệm sơn, nhằm lúc là bị hủy diệt.
Hoàng: Nếu như ông nói thì Sửu có Linh hội họp Kình Đà Không Kiếp thành ngũ sát. Hợi song Kị và Hỏa Đà. Mão Kị sát giao gia, Kiếp Hỏa, Kình Hỏa, Cơ Kị; cũng là những cung rất xấu.
Tử Vân: Luận về căn hộ ở Tí, tôi cho rằng ba cung Hợi Sửu Mão đều có tương quan. Ba cung này đặc biệt xấu, tạo thành cục diện tinh đẩu khắc chiến, chính là lý do tạo ra hỏa hoạn.
Hoàng: Năm Canh Thân Đồng hóa Kị, lưu Đà ở Mùi, lưu Kình ở Dậu; hình như chẳng tác động gì đến cung Tí…
Đáp: Ai bảo không có tác dụng?
Một: Năm Canh Thân thuộc đại hạn Bính Tuất khiến Liêm hóa Kị. Lưu Lộc Tồn ở Thân khiến Thân bị Kình Đà song giáp Kị. Loại Kình Đà song giáp Kị này khiến tính tà hỏa phát sinh càng mạnh. (Dịch giả chú: Liêm thuộc hỏa, hóa Kị thành “tà hỏa”) nên Vũ Kim ở Tí cũng bị tà hỏa xung kích.
Hai: Vừa nhấn mạnh ba cung Hợi Sửu Mão. Cũng năm Canh Thân Hợi có Đồng hóa Kị, Sửu Mão bị song Đà song Kình xung; nên trong năm Canh Thân ba cung Hợi Sửu Mão cùng bị tác dụng tai hại rất cường liệt. Cung Tí bị Hỏa Linh giáp chế, lại có Đồng tiên thiên Kị ở Hợi kích động tính xung khắc của cặp Hỏa Linh. Đại hạn Bính khiến Liêm hóa Kị thêm một lần nữa tương khắc. Đến năm Canh thêm Kình Đà một lần nữa áp chế Liêm Trinh hóa Kị, dẫn động cái nguy ở cung Tí; thành thử hỏa hoạn khó mà tránh được.
Hoàng: Bà này ở lầu 7, dưới lầu có nhà hàng. Hỏa hoạn do nhà hàng sơ xuất sinh ra, hậu quả là toàn thể khu lầu này cháy rụi. Cứ theo ông luận thì phương vị tối trọng yếu, nhưng tòa nhà lầu này 7 tầng, vì tầng dưới sinh hỏa hoạn mà cháy thiêu rụi cả; vậy có lý chăng?
Tử Vân: Phương vị là cái đại thái cực hay đại vũ trụ. Tầng lầu là tiểu thái cực trong đại thái cực hoặc tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Đại thái cực phát sinh vấn đề tất nhiên tiểu thái cực bị ảnh hưởng, nên vấn đề phương vị hết sức trọng yếu.
Luận xong số nữ mệnh Canh Dần bị cháy nhà anh Hoàng lại đưa ra một lá số khác, cũng cháy nhà. Lần này là nam mệnh sinh năm Mậu Tí 1948 (dịch giả chú: Nam Mậu Tí, tháng 10AL giờ Ngọ, ngày không đề nhưng mệnh cư Tị thổ ngũ cục có Cơ độc thủ; Tử Vi cư Ngọ thì chỉ có thể là 1, 13, 25, 29).
Hoàng: Vị này năm Mậu Thìn 1988 nhà cháy, mọi thứ bị thiêu rụi, may mà không ai bị thương hại.
Số này tôi cũng đã hỏi nhiều tiền bối cao nhân nhưng chưa một vị nào cho tôi lý lẽ đủ thuyết phục. Càng “ly phổ” (“xa sách”, thành ngữ, ý nói sai lầm) là có một vị cao nhân nói có thể cho biết tại sao người này bị cháy nhà năm Mậu Thìn, nhưng phải trả một số tiền học phí khá lớn, bằng không sẽ không giải thích. Có thật người này (dgc: tức chủ nhân lá số) năm ấy phải có chuyện không may đó chăng?
Đáp: Nếu đúng như vị cao nhân ấy nói, anh có thể nghĩ ra, những người sinh ra cùng lúc ấy, vì lá số y hệt nên đều cháy nhà cả, có đáng tin không?
Hoàng: Đương nhiên không tin. Chỉ là lúc ấy không tiện hỏi thẳng vị tiền bối ấy. Vậy chuyện hỏa hoạn năm ấy làm sao xem ra?
Đáp: Như cũ, phải truy từ phương vị. Sinh hỏa hoạn tất nhiên phải ở vị trí không tốt.
Hoàng: Nhà này cũng tọa bắc triều nam, tức ở phương Tí chầu về phương Ngọ. Phương vị này dù có Kình Đà Hỏa Linh tứ sát nhưng không có Kị dẫn động vì sao phát sinh hỏa hoạn?
Tôi xem kỹ lá số rồi luận:
(Tử Vân): Nếu phương vị như thế, Tí cũng là phương bốn bề mai phục, nguy hiểm trùng trùng.
-Năm Mậu Thìn 41 tuổi (1988), đại hạn Canh Thân khiến Đồng hóa Kị ở Sửu.
-Cung Tí chứa can Giáp. Giáp khiến Nhật hóa Kị ở Mão, chính là cung điền của Tí.
Như thế Thìn Linh Đà bị Nhật Kị (Mão) và Cơ Kị (Tị), thành song Kị giáp sát. Thân chứa Phá thủy, với Hỏa Linh là ngũ hành tương khắc, hành hạn Canh Đồng hóa Kị, từ Sửu chiếu nhập Mùi (VCD). Dậu cũng vô chính diệu bị Nhật Kị (do Giáp của Tí dẫn động) chiếu vào. Thành thử Thân bị song Kị giáp Phá Hỏa, thành thủy hỏa khắc chiến.
Kình ở Ngọ vì Đồng Kị nhập Mùi thành ra song Kị giáp Kình (Kị kia là Cơ ở Tị). Vậy là Ngọ cũng bị song Kị giáp sát.
Thìn, Thân Linh Hỏa bị song Kị giáp biến thành tà hỏa, chỉ cần thời gian đến khi bị dẫn động thì hung tính phát sinh. Xảo hợp là cặp Hỏa Linh này trên lá số ở phương vị tam hợp, nên khi bị dẫn động tất gây hại cho Tí.
Thìn, Ngọ, Thân, ba phương của Tí đều hung; chẳng phải Tí là phương cực hung sao?
Họa ứng ngũ hành thuộc thủy nếu không phải thủy tai (dgc: như chết đuối) thì chắc là nhà dột, ẩm. Họa ứng ngũ hành thuộc hỏa thì tự nhiên phải là hỏa hoạn rồi.
Cho nên năm Mậu Thìn (chính là tam hợp với cung Tí), Tị bị hai cặp Kình Đà giáp chế thêm Thiên Cơ tái hóa Kị cuối cùng dẫn động, các cung Thìn Ngọ và Thân vì bị sát tinh xung kích mà khiến hung tượng là lửa cháy lên thành hỏa hoạn.
Hoàng: Tôi cho là Hỏa Tinh và Linh Tinh hội Tham Lang có tác dụng của các cách tốt “Hỏa Tham”, “Linh Tham”, chẳng ngờ những sao này đánh ngược trở thành sát thủ, khiến nhà ấy cháy rụi.
Đáp: Tất cả mọi sát tinh đều có thể hung có thể tốt. Nhưng Phá Hỏa bản vốn tương khắc, bị song Kị giáp thì tính tương khắc thể hiện thế nào, ta có thể tưởng tượng ra được.
Còn Linh Tinh cũng vì song Kị giáp chế thành tà hỏa, thêm có Đà đồng cung tương khắc (Đà thuộc Kim) càng hung. Thìn Thân tam hợp cho nên ta có thủy hỏa khắc chiến và kim hỏa giao chiến trợ nghịch. Trong tình huống đó, chuyện hỏa tai khó mà tránh được.
Hoàng: Kình Đà là sát tinh đối với hỏa tai không có tác dụng sao?
Đáp: Kình Đà khi là sát tinh sức tàn phá rất ghê gớm. Năm Mậu Thìn Cơ hóa Kị, hai cung Ngọ Thìn có Kình, Đà nhập, khiến đám cháy này một khi phát sinh thì không thể cứu chữa được nữa.
Từ hai lá số cháy nhà tựa hồ có thể quy nạp các điểm chung:
Một: Tượng hung của phương vị đối với phòng ốc là điều kiện tiên quyết.
Hai: Phương vị bị Hỏa Linh giáp hoặc có Hỏa Linh hội họp (dgc: Bằng phép suy diễn có thể thấy “Hỏa Linh hội họp” không có nghĩa phải có đủ cặp Hỏa Linh, chỉ cần một trong hai sao hội họp là thành tín hiệu; nhưng giáp thì phải đủ cặp, mỗi sao ở một bên, theo cách an Hỏa Linh của Đài Loan chỉ có ba tuổi Dần Ngọ Tuất là có thể vào cách này thôi).
Ba: Cung chứa Hỏa Linh bị song Kị giáp chế khiến hai sao này lộ tính “tà hỏa”, ứng hỏa hoạn.
Bốn: Năm bị hỏa hoạn phải có Kị dẫn động khiến phương vị ứng với chỗ cháy bị Kị sát giao xung.
Tôi không rõ chọn phương tốt có thể làm người ta thăng quan phát tài hay không. Nhưng tôi đã xem qua chẳng ít số bị trộm, bị cháy nhà tựa hồ đều thấy ứng với phương vị.
Bởi vậy khi các học viên yêu cầu tôi đưa vấn đề phương vị ra thảo luận thì tôi đưa các lá số thuộc loại hai vấn đề này ra.
Còn có thăng quan phát tài hay không tôi cho rằng chính bản thân mình phải tự cầu tiến mới được./
HẾT
Các chú tiểu tuy được xuống tóc nhưng phải chừa lại ba chỏm tượng trưng cho ý nghĩa tham, sân, si vẫn còn. Sau đây cùng tìm hiểu Ý nghĩa tóc ba chỏm ở chú tiểu
Pháp tướng của người xuất gia là “đầu tròn, áo vuông”, nguyện cạo bỏ râu tóc, mặc áo ruộng phước, sống đời phạm hạnh. Các chú tiểu mới vào chùa, có vị còn quá nhỏ chỉ gieo duyên vì hoàn cảnh mà chưa có lý tưởng, và có vị chính thức phát nguyện tập sự xuất gia, tất cả đều theo phép tắc chung là phải xuống tóc.
Cạo bỏ râu tóc, ngoài việc tạo Tăng tướng “đầu tròn” khác biệt với người thế tục còn mang ý nghĩa biểu trưng cho việc xả bỏ phiền não. Người xuất gia mỗi ngày phải sờ lên đầu của mình để tự nhắc mình là người tu, mọi thứ phải khác người đời, tinh tấn xả trừ phiền não để tiến tu đạo nghiệp.
Các chú tiểu nhỏ khi vào chùa tuy cũng được xuống tóc nhưng phải chừa lại ba chỏm tóc khá lớn (ba vá) tượng trưng cho ý nghĩa tham, sân, si vẫn còn. Vì các chú nhỏ chỉ mới gieo duyên với sự nghiệp xuất gia, chưa biết tu tập nhiều nên căn bản phiền não còn nguyên vẹn.
Các chú tiếp tục được giáo dưỡng trong môi trường tu tập, nên mỗi ngày một tốt lên, cùng với ba chỏm “tham, sân, si” phiền não kia được tỉa nhỏ bớt lại, xinh xắn và gọn gàng hơn trước.
Đến khi các chú lớn thêm, nhờ nương theo chư Tăng tu học một thời gian khá dài nên có oai nghi phép tắc, nhân cách đạo đức tốt hơn. Bấy giờ các chú được cạo sạch hai chỏm hai bên, mang ý nghĩa là tham lam và sân hận trong tâm nhờ tu tập nên đã có phần lắng dịu. Còn lại duy nhất một chỏm trên đầu (phía trước, gần trán) mang ý nghĩa si mê vẫn còn che lấp, vô minh vẫn đang còn ngự trị nên cần phấn đấu tu học, vun bồi phước trí nhiều hơn.
Đến khi hội đủ tiêu chuẩn thọ giới Sa-di (trước đây có vài người tiếp tục để chỏm cho đến lúc thọ giới Tỳ-kheo), thầy bổn sư mới cho phép cạo bỏ chỏm còn lại, chính thức hiện tướng “đầu tròn” của người xuất gia thực thụ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (##)
Chùa Long Đọi Sơn nằm tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam cách Hà Nội 50 km về phía nam; cách thành phố Phủ Lý 10 km về phía đông bắc. Là ngôi chùa có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý mặc dù đã qua nhiều lần tu bổ nhưng nơi đây vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan.
Chùa Long Đọi Sơn được xây dựng trên đỉnh núi, trong khuôn viên 2 hec-ta vườn rừng. Chùa quay về hướng nam. Các công trình ở đây là chùa và tháp.
Chùa Long Đọi Sơn có tên là Diên Linh tự. Chùa do Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Đại Gia và mời thiên sư Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì và tham gia xây dựng). Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121.
Chùa Long Đọi Sơn đứng vững hơn ba trăm năm. Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi.
Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai Thượng thư bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, được viết xong ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước.
Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia Sùng Thiện Diên Linh vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi.
Mãi tới cuối thế kỷ XVI, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, tức là gần 170 năm sau khi bị giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới “dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ”.
Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.
Các di vật của chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 6 pho tượng Kim Cương trong 8 pho có từ ngày xưa là những hiện vật rất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hóa nước ta cách đây gần một thiên niên kỷ.
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.
Chùa Long Đọi Sơn đã trải qua nhiều lần trùng tu, bên cạnh những kiến trúc pho tượng cũ, các kiến trúc pho tượng mới cũng được sắp đặt kỳ công và giữ được nét cổ kính lâu đời của ngôi chùa. Đã gần 1.000 năm qua chùa Long Đọi Sơn cùng với Đất nước, con người Việt Nam chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và vẫn đứng sừng sững giữa đất trời làm rung động lòng người, thu hút khách tham quan du lịch.
LÁ SỐ TỬ VI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA – MỘT VỊ ĐẠI LỰC, ĐẠI HÙNG, ĐẠI BI
Đây là đoạn trích dẫn trong tập sách tử vi của cụ THIÊN LƯƠNG, sau đây Xem Tướng Chấm Net xin giới thiệu đoạn dẫn này.
Ngày sinh: ngày 8 tháng 4 năm Mậu Tuất, giờ Ngọ
– Thưa tiên sinh sau một tời gian theo dõi đọc KHHB, nhất là số 11 ngày 15.10.73 vừa rồi, tôi đánh bạo đến đây mong rằng tiên sinh chỉ bảo cho biết thêm về tử vi.
– Bạch Đại Đức, hôm nay Đại Đức chiếu cố đến thật vinh dự cho tôi, biết đâu sau khi ra về, Đại Đức sẽ thấy thất vọng, cái tôi chỉ là thiểu học không căn bản. Xin thưa thật, sỡ dĩ tôi dám mạo muội trình bày ý kiến không ngòai mục đích tìm thầy mở lối.
– Xin tiên sinh đừng quá nhún nhường, tôi thật tình là một người tìm học tử vi, hôm nay có mang theo một lá số mà tôi có công sưu tầm theo sự hiểu biết của tôi, mong tiên sinh giải đáp cũng như những lá số tiên sinh đã phân tích lâu nay trên KHHB để làm thước ngọc khuôn vàng cho mức học của tôi. Không nói ra, chắc sau khi xem, tiên sinh cũng biết đây là số của đức Thế Tôn mà đời tôi đã trao trọn cho giáo thuyết của Ngài, căn cứ theo năm sinh là năm 563 trước dương lịch (Mậu Tuất) lấy ngày 8 tháng 4 giờ Ngọ để lập thành, xin tiên sinh cứ trung thực phân tách may ra tôi mới thêm phần nào ánh sáng.
(Trên đây là lời đàm thọai được ghi trong cuộc nói chuyện giữa cụ Thiên Lương và một vị Đại Đức, độc giả của giai phẩm KHHB)
Sau cuộc tiếp chuyện với Đại Đức không quen biết, không dám phụ lòng người thành thật đã chiếu cố, để đền đáp công người đến tận nhà khuyến khích và được biết lá số của Đức Phật, tôi cố tìm kiếm những điểm chính nào mà Ngài đã vượt hơn thế nhân gọi là tuệ giác.
– Tuổi Mậu Tuất, Mệnh Thân đồng cung tại Hợi, ở vị trí sáng suốt cùng với thiên địa cảm thông, như người có sứ mạng, có sự đồng minh của thiêng liêng để dìu dắt nhân loại (Thiếu Dương được Hồng Đào Hỉ). Thiên Không đây mới thật vấn đề tài tình. Ở vị trí Dần Thân Tỵ Hợi, Thiên Không phải phụ thuộc Hồng Loan, dầu đồng cung hay xung chiếu, là bản tính của người không ham phù vân, tự tu tự tỉnh biết trọng cái lý công bằng thiên nhiên, hễ vay là phải trả, muốn là phải khổ, mọi sự vật đều là không, là chân lý vô thường của nhà Phật, là chân lý thường diễn biến hàng giờ hàng phút, tất cả không có gì là không biến dịch từ cái sinh đến cái diệt cứ liên tục thay nhau bất tận của cái thế luân hồi.
– Phủ phùng không là cái phủ trống rỗng, là cái không có gì, ngay cái mệnh của Ngài coi cũng là Không, thiết tưởng Hồng – Lộc xung chiếu, Ngài còn thiết gì mà không ngăn cách bằng Tuần, huống chi Hồng Lộc là miếng mồi ở trong có thuốc độc (Hà-Sát) với Ngài là bậc tuệ giác làm sao mà không coi thường gạt bỏ.
– Thiên Không đã tài tình mà Cô Thần ở đây không kém phần đặc sắc. Người ta thường nói Nam kỵ Cô, nữ kỵ quả thì lý đương nhiên là người cô quạnh cho đến cả vợ con ruột thịt đồng bào nhân loại đại –đồng, dầu Đông hay Tây, Nam hay Bắc dưới tệ nhãn của Ngài (Thiếu Dương Thiên-Hỉ) đều là con người nay kiếp này, mai kiếp khác cũng như nhau, Ngài vẫn một tình thương âu yếm nhân hậu ( Thiên-Đức, Nguyệt –Đức, Long- Đức, Phúc-Đức).
– Khoa, Đào, Việt, Tả Hữu là vạn năng của Phật, dầu ở khía cạnh nào vẫn là tập trung ở cái nhân tứ đức, cái tuệ- giác quán thông của Ngài cùng trời đất( thân mệnh đồng cung).
– Thiên tướng cung Quan ở Mão là Thiên Tướng hãm, nếu là tuổi khác không được Thiếu-Dương, không được Tứ-Đức, có lẽ đây là 1 ông thầy tướng số có hạng. Với Đức Phật như lá số này (Mậu-Tuất) chỉ là một thầy tu khiêm tốn không quyền uy, không ép buộc, không khuyến dụ ai phải theo mình, ai hỏi thì nói, nói rồi coi cũng như không nói. Thiên Tướng đây có tính cách bình dân muốn để quần chúng tự ý giải thoát mình, chứ Ngài không muốn cho mình là người sáng ban phát ơn-huệ cho ai là người mê muội. Cái phẩm chất của Thiên Tướng (Mão Dậu) nó đã giản dị cặp thêm thiên quan có ý nghĩa thông cảm trời cao (Dương), Thiên-Phúc đất rộng (Âm) là sứ mạng của người thông đạt lý lẽ âm dương muốn mọi người hết mê để tự mình thành Phật hết cả.
– Nó thong thả tự do tự mình cởi mở lấy mình, ngay cả những lời Ngài nói đừng có tin ngay. Chứng nào thấy chắc chắn có giá trị thì hãy theo cũng có nghĩa căn bảo người ta chớ đừng sùng- tín dễ dàng để rồi dễ thành thành –kiến sai lạc cho học thuyết luân lý hay tôn giáo.
– Căn cứ theo số này người Dần Ngọ Tuất vận hành đến Tỵ Dậu Sửu là phải khắc phục và bị sa lầy, biết rằng Ngài giác Ngộ từ năm 29 tuổi và dấn thân vào khổ hạnh hành xác mất 6 năm tức là ở giai đọan 22-31 mất 3 năm chót và 3 năm đầu ở giai đọan 32-41. Ngài đắc đạo năm 35 tuổi thành một vị thế tôn. Ở vị trí Quan-Phù, Thai-Tuế, Bạch Hổ cùng ảnh hưởng của Thái Dương ở Dần là mặt trời ló dạng ở Chân trời, rồi từ đó mà đi cho đến ngày tịch ở tuổi 80 ở cung Ngọ được Nhân loại tôn sùng kính bái cho đến ngày nay trên 2.500 năm.
– Đời Đức Thế Tôn Thích Ca dĩ nhiên Ngài thành Phật là ở chỗ Tuệ-giác hơn người ( thân mệnh đồng cung ở vị trí Thiếu Dương, Thiên-Hỉ hội đủ Tả Hữu, Khoa,Đào, Việt, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức và cả bộ Thiên Quan, Thiên Phúc) mới dứt bỏ được địa vị cao sang, vợ đẹp con khôn phải là một người hùng, không ỷ lại vào đâu để tìm chân lý là người có nghị lực, song rồi chỉ có một hoài-bão sao cho nhân loại được giải-thoát trần ai khổ ải là đại từ bi.
– Bạch Đại Đức theo lá số này, cứ như thiển kiến của tôi, có lẽ hình ảnh Đức Thế Tôn có phần in đúng, thì dĩ nhiên sự giác ngộ sâu rộng của Đại Đức đã tiến gần Đức Thế Tôn. Vậy để tạ lòng chiếu cố, tôi xin tóm tắt trình Đại Đức, không dám nào đánh trống qua cửa nhà sấm.
Nam mô A Di Đà Phật!
► Mời các bạn tham khảo: Ý nghĩa Tết Trung Thu theo truyền thống dân gian |
"Thọ mai gia lễ" quy định như vậy nhưng một số địa phương Bắc bộ quan niệm "Phụ bất bái tử" (cha không lạy con), Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã chốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng. Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
vị cho cửa chính:
– Theo mệnh trạch
+ Chấn trạch toạ hướng Đông thì cửa chính nên chọn hướng Tây.
+ Ly trạch toạ hướng Nam thì cửa chính nên chọn phía Bắc.
+ Khôn trạch toạ hướng Tây Nam, thì cửa chính nên chọn hướng Đông Bắc.
+ Đoài trạch toạ hướng Tây, thì cửa chính nên chọn hướng Đông.
+ Càn trạch toạ hướng Tây Bắc, thì cửa chính nên chọn hướng Đông Nam.
+ Khảm trạch toạ phía Bắc, thì cửa chính nên chọn hướng Nam.
+ Cấn trạch toạ hướng Đông Nam, thì cửa chính nên chọn hướng Tây Bắc.
+ Tốn trạch toạ hướng Đông Bắc, thì cửa chính nên chọn hướng Tây Bắc.
– Theo bát giác
+ Cửa phía Bắc: Làm cho sự nghiệp phát triển hưng vượng.
+ Cửa hướng Đông: Gia đình hoà thuận, sum vầyỂ
+ Cửa hướng Nam: Người trong nhà may mắn, thành đạt.
+ Cửa hướng Tây: Con cháu hiếu thảo.
+ Cửa hướng Tây Bắc: Người trong nhà thuận lợi trong việc ngoại giao, hướng ngoại.
+ Cửa hướng Đông Nam: Tài vận thuận lợi.
+ Cửa hướng Tây Nam: Gặp nhiều may mắn, vui vẻ.
– Vị trí của cửa hoà hợp với đường đi
+ Phía trước cửa có ao hồ, đất bằng phẳng rộng rãi thì làm cửa ở chính giữa để tích tụ tài khí bên ngoài.
+ Nếu trước cửa có đường hoặc hành lang, phía bên phải có đường dài, nước chảy đến, phía bên trái có đường ngắn, nước chảy đi thì nên làm cửa bên trái để thu được địa khí.
+ Nếu phía trước cửa có đường lớn, bên trái có đường dài nước chảy đến, bên phải có đường nhỏ, ngắn, nước chảy đi thì nên làm cửa bên phải để tích tụ địa khí.
+ Tuyệt đốì không chọn cửa chính ở hướng Quỷ Môn phương vị Tây Nam.
Nếu nhà nằm ở phương vị Tây Nam thì có thể căn cứ theo phương hướng của cửa chính, quay mặt cửa về hướng Tây hoặc Tây Bắc, song tránh để lôi ra vào của cửa chính nằm trên đường bốn góc của phương vị Tây Nam.
Nếu nhà ở nằm ở phía Bắc thì cửa chính cần phải quay về hướng Đông, Đông Nam hoặc Tây Bắc.
Nếu cửa chính nằm ở hướng Đông Bắc, mặt cửa có thể quay về hướng Đông, Đông Nam hoặc là hướng Nam.
Cửa chính nằm ở phía Bắc hoặc hướng Đông Bắc thì lối ra vào tuyệt đôi không được đi qua đường chính giữa và đường Quỷ Môn.
Tý | Sửu | Dần | Mão |
Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi |
Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Maruko (theo Inka)
Cùng tử vi 2016 tìm hiểu chi tiết mối lương duyên giữa một Nam Nhân sinh năm 1985 Ất Sửu, và Nữ Nhân sinh năm 1990 Canh Ngọ
Tuổi Chồng sinh năm 1985 Ất Sửu Hải Trung Kim tuổi vợ sinh năm 1990 canh Ngọ – Lộ Bàng Thổ
1. Xét trên yếu tô xung hợp bản mệnh
Trong coi bói vợ chồng thì đây là yếu tố quan trọng hơn cả khi xem xung hợp nam nữ. Thông thường mệnh nữ tương khắc với mệnh nam gọi là Đại hung. Do đó cần tránh Đại hung. Tốt nhất là Ngũ hành nữ tương sinh với nam, bình hòa là không tương sinh và không tương khắc với nam.
Ở đây niên mệnh Nam là Kim. Niên mệnh Nữ là Thổ. Như vậy niên mệnh nữ tương sinh với niên mệnh nam vì Thổ sinh Kim. Quan hệ tương sinh là sinh nhập, mệnh nữ làm lợi cho mệnh nam.
Đánh giá Ngũ hành sinh khắc: Đại cát
Điểm: 2/2 điểm
2. Xét yếu tố Thiên Can xung hợp
Thiên can được đánh số theo chu kỳ 10 năm của người Trung Hoa cổ. Trong Thiên can có các cặp tương xung (xấu) và tương hóa (tốt). Thiên can của nữ tương hóa với nam là tốt nhất, bình hòa là không tương hóa và không tương xung với nam.
Thiên can Nam là Ất. Thiên can Nữ là Canh. Như vậy:
Thiên can của nữ tương hợp với thiên can của nam vì Ất hợp Canh.
Đánh giá Thiên can xung hợp: Cát
Điểm: 2/2 điểm
3. Xét yếu tố địa chi xung hợp
Theo quan niệm Địa chi được đánh số theo chu kỳ 12 năm, tương ứng 12 con Giáp cho các năm. Hợp xung của Địa chi bao gồm Tương hình (trong 12 Địa chi có 8 Địa chi nằm trong 3 loại chống đối nhau), Lục xung (6 cặp tương xung), Lục hại (6 cặp tương hại), Tứ hành xung, Lục hợp, Tam hợp. Địa chi của nữ tương hợp với nam là tốt nhất, bình hòa là không tương hợp và không tương xung với nam.
Địa chi Nam là Sửu. Địa chi Nữ là Ngọ. Như vậy:
Địa chi của nữ và địa chi của nam phạm Lục Hại (Sửu hại Ngọ).
Đánh giá Địa chi xung hợp: Hung
Điểm: 0.5/2 điểm
4. Xét trên bát trạch nhân duyên
Cung mệnh (hay còn gọi là mệnh quái, cung phi). Đây là thuật ngữ chỉ thuộc tính ngũ hành của một con người sinh ra và lớn lên chịu sự ảnh hưởng của nó. Cung mệnh được tính dựa trên giới tính và năm sinh của mỗi con người khi mới chào đời.
Nam có cung mệnh là Càn. Nữ có cung mệnh là: Cấn.
Xét theo tám cung biến hóa thì cung Càn kết hợp với cung Cấn tạo nên Thiên Y, tốt lành => Trung cát
Điểm: 1.5/2 điểm
5. Đoán số theo Cao Ly Đầu Hình
Theo khoa đoán số của CAO LY ĐẦU HÌNH thì Nam dụng Can, Nữ dụng Chi. Thiên can của nam là Ất, địa chi của nữ là Ngọ, như vậy:
Thì cũng như đi đêm mà gặp lúc trăng mờ. Cơ nghiệp sụp đổ, công danh lỡ dở. Số phải xa nhau.
Đánh giá Cao Ly Đầu Hình: Hung
Đánh giá: 0/2 điểm
KẾT LUẬN: Tổng điểm: 6/10 điểm
Hai tuổi này có chỉ số tương đối hợp nhau có thể kết hợp được.
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật |
Màu sắc phong thủy trong phòng ngủ khác nhau sẽ mang ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Màu đỏ, màu hồng tượng trưng cho sự nhiệt tình nhưng nếu dùng màu này trang trí phòng ngủ sẽ bất lợi cho giấc ngủ và ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Màu xanh da trời cũng gây bất lợi cho sức khỏe, nhưng nếu đang là mùa hè, bạn có thể chọn màu xanh da trời nhạt để trang trí phòng ngủ. Phòng ngủ màu trắng sữa hoặc màu vàng nhạt sẽ tạo nên không gian ấm cúng, thoải mái. Phòng ngủ vốn là nơi để nghỉ ngơi và thư giãn nên 2 màu này sẽ thích hợp để trang trí.
Trong các phòng của ngôi nhà, phòng ngủ là nơi cần sự yên tĩnh tuyệt đốì. Xét theo góc độ phong thủy, hình tròn thuộc “động”, nếu phòng ngủ đặt quá nhiều vật trang trí hình tròn sẽ khiến chủ nhân có cảm giác bất an, ở trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Vì thế, muốn tạo nên không gian yên tĩnh, bạn tốt nhất không nên đặt vật trang trí hình tròn trong phòng ngủ.
Phòng ngủ là nơi để thư giãn và nghỉ ngơi. Do đó, khi bố trí vật dụng cần có sự suy xét kỹ càng. Đầu tiên, chỉ nên đặt vật dụng trong phòng ngủ phía cuối chân giường, không nên đặt ở đầu giường. Xét trên góc độ âm dương phòng ngủ thuộc âm, nếu đặt vật dụng ở đầu giường sẽ khiến con người phải chịu áp lực, dẫn đến những bất lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, rất nhiều đồ gia dụng khác như tủ quần áo càng không nên đặt ở đầu giường. Thứ hai, cạnh giường phải có tủ đầu giường. Trong phong thủy, tủ đầu giường tượng trưng cho tài phú. Như thế nếu không có tủ đầu giường thì tài vận sẽ không hưng vượng mà hôn nhân cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Nói chung, tủ đầu giường nên đặt hai bên đầu giường tạo nên cách cục trái Thanh long, phải Bạch hổ? tượng trưng cho điềm đại cát.
Giường chính là nhân tố chính của phòng ngủ, cũng là vật dụng không thể thiếu. Vậy, đặt giường ngủ ở vị trí nào để giúp tài vận hưng vượng nhất?
Phong thủy học quan niệm “sau giường phải có điểm tựa”, ở đây ý chỉ đầu giường không nên trống trải, không có điểm tựa, cho nên đầu giường tựa vào tường là tốt nhất.
Giường ngủ là nơi để thư giãn và nghỉ ngơi, nếu đầu giường ngủ trống trải, giống như trên đầu lơ lửng khoảng trống. Đây là điềm báo về sự nghiệp không thuận lợi trong Phong thủy học. Hơn nữa, nếu 2 đầu giường không có điểm tựa thì giường này không phù hợp quan niệm của Phong thủy học. Tóm lại, khi thiết kế giường, phải thiết kế điểm tựa cho giường ngủ, chỉ có như vậy thì tinh thần mới thoải mái, ngon giấc và mang lại cảm giác an toàn.
Rất nhiều người vì mỹ quan ngôi nhà nên thường treo tranh ở đầu giưòng, nhưng theo Phong thủy học, bạn nên chú ý tránh những loại tranh không thích hợp để treo trên đầu giường cụ thể:
-Tranh vẽ hoa cỏ: Đặt hoa ở đầu giường là phạm vào vận đào hoa, cho nên, treo tranh này sẽ ảnh hưởng xấu đến chuyện tình cảm, khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt.
-Không nên treo tranh sơn thủy trên đầu giường: cảnh tượng núi cao lấn át, nước lớn ngập đầu sẽ ảnh hưỏng đến chất lượng giấc ngủ.
-Không nên treo tranh mãnh thú trên đầu giường: Nếu treo tranh mãnh thú trong phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến tinh thần bản thân, bất lợi cho sức khỏe, thậm chí còn mang điềm báo sắp có tai họa.
Cổng nhà
Chiếc cổng là ấn tượng đầu tiên khi một người nhìn thấy ngôi nhà của bạn. Vì vậy phải khiến cho các vị khách cảm thấy thân thiện khi bước vào nhà.
Giữ cho cổng nhà luôn sạch đẹp và không có bất kỳ sự cản trở nào.
Nhà bếp
Bạn nên đặt một tấm gương lớn sau bếp, nếu không bạn có thể đặt một bức hình của tấm gương. Điều đó sẽ mang lại sự thịnh vượng mà bạn không ngờ.
Nhà bếp không nên đối diện nhà vệ sinh. Nếu có, thì nên khép kín cửa và đóng nắp toilet lại.
Phòng tắm và nhà vệ sinh
Luôn luôn đóng nắp toilet khi không dùng đến.
Giữ toilet sạch sẽ. Dùng thùng đựng rác để giữ sàn luôn sạch và khô ráo.
Phòng khách
Không bao giờ đặt đồ nội thất (ghế quay lại cửa). Nếu đó là lựa chọn duy nhất thì nên đặt một chiếc gương để bạn có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra sau lưng.
Làm cho năng lượng có sự di chuyển trong nhà bằng việc gắn thêm những quả cầu pha lê phía trên trần nhà. Chắc chắn chúng sẽ làm tăng tính thẩm mĩ của gian phòng hơn.
Thay vì để những khoảng “chết” trong phòng, bạn nên đặt một chậu cây cảnh, bức tranh nhiều màu sắc hay cảnh vật bắt mắt hoặc một bể cá. Sẽ rất sống động.
Luôn luôn có đủ ghế trong phòng khách và phòng ăn. Không nên để ghế quay mặt ra cửa. Và điều quan trọng là phải sắp xếp sao cho có đủ không gian để mọi người có thể di chuyển dễ dàng.
Không nên để hoa khô trong nhà. Vì chúng không sống được lâu, thậm chí có thể gây ra tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng cho nhà bạn. Bạn nên trang trí bằng hoa tươi hoặc hoa lụa sẽ mang lại sự tươi mới hơn cho ngôi nhà.
Đồ đạc
Giữ những cây chổi, giẻ lau sàn và thùng rác khuất tầm nhìn. Điều đó quan trọng cho sự tồn tại của gia đình và giữ những kẻ quấy rối ở bên ngoài, không cho chúng xâm nhập. Giống như là thần chổi giữ nhà giúp bạn vậy.
Suối nước, cây cối, tổ chim dọc theo con đường xuyên qua vườn sẽ mang lại sự cân bằng và xác định mức độ của năng lượng ngôi nhà.
Một chiếc chuông gió gắn ở cửa sẽ làm xao lãng những năng lượng tiêu cực xâm nhập vào nhà.
Cửa và cầu thang
Nếu bạn có kế hoạch làm một ngôi nhà mới phải đảm bảo rằng cửa trước không đối diện cửa sau. Nếu điều đó không thể tránh khỏi, bạn nên có một bức mành giữa hai cửa để năng lượng không vào cửa trước và ra cửa sau.
Tránh đề cầu thang ngay trước cửa chính vì khi bạn mở cửa thì năng lượng theo cầu thang lên thẳng tầng trên. Nếu đã ở tình thế đó, bạn có thể giải quyết bằng chiếc gương phản chiếu hoặc một chiếc chuông hòa âm.
Phòng ngủ
Phòng ngủ của bạn phải là một phòng riêng tư, ở đây sẽ không bị các vị khách và người viếng thăm nhìn thấy.
Không nên có quá nhiều cửa sổ trong phòng ngủ sẽ khiến cho năng lượng bị rối loạn.
Không nên có gương giáp mặt giường, để giải quyết vấn đề này là bạn chỉ cần một mảnh vải phủ gương mỗi tối trước khi đi ngủ.
Không nên có máy tập thể dục trong phòng ngủ.
Tránh có quá nhiều đồ điện tử trong phòng ngủ và không để bất cứ thứ gì dưới giường.
Nếu có một chút âm thanh nhẹ nhàng trong phòng ngủ thì thật tuyệt. Nó sẽ giữ cho bạn sự điềm tĩnh và thư giãn sau khi bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc và các cộng sự.
Theo Archinews