Các lễ hội ngày 19 tháng 3 Âm Lịch - Hội Xã Dương Liễu
Các lễ hội ngày 19 tháng 3 Âm Lịch - Hội Xã Dương Liễu
1. Hội Trấn Đông - Đền Bạch Mã
Thời gian: tổ chức từ ngày 19 tới ngày 20 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thần Long đỗ - vị thần gốc của Hà Nội cổ.
Nội dung: Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Mở đầu lễ hội là những nghi thức thông thường như:ca trù, hát văn, ngâm thơ... Ngoài ra còn có trương trình riêng: nói về lịch sữ của đền Bạch Mã.
2. Hội Xã Dương Liễu
Thời gian: tổ chức vào ngày 11 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn tướng quân Lý Phục Man - vị tướng tài có nhiều công lao phò vua, giúp nước dưới thời Lý (người dân phong cho bà là Thành Hoàng Làng).
Nội dung: Từ sáng sớm, người dân trong xã và khu vực lân cận đã háo hức tập trung tại sân Đình chờ xem hội. Đình làng Dương Liễu hôm nay được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ các cụ cao niên, thanh niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ rước đều mặc trang phục lễ cổ, nhằm tái hiện khung cảnh và không khí lễ hội thuở xưa.
Theo sử sách để lại, cách đây 1.500 năm, tại ngôi Quán thờ (nay là Đình làng Dương Liễu), Tướng công Lý Phục Man trên đường đi đánh giặc đã tổ chức “nghiềm quân” tại Quán. Đoàn quân dưới lá cờ do Tướng công chỉ huy sau đó đã đánh thắng giặc ngoại xâm dưới thời nhà Lý. Nhớ công lao to lớn của vị tướng tài, người dân nơi đây phong tướng là Thành Hoàng làng. Từ đó, cứ mỗi dịp đầu xuân, người dân làng Dương Liễu lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Lý Phục Man- vị Thành Hoàng làng và đội quân tinh nhuệ đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Cứ 5 năm mộ lần người dân Dương Liễu lại tổ chức hội chính. Ngày đầu tiên của hội chính là lễ dâng hương của đại biểu khách thập phương và các cụ phụ lão, nhân dân trong làng. Đoàn nhạc lễ theo suốt chương trình lễ hội, từ rước Văn, rước Nghinh tới rước Hoàng cung. Phần Lễ luôn thu hút nhân dân và khách thập phương đông nhất, vì yếu tố tâm linh của người dân đất Việt cầu mong một năm mới nhiều tài, lộc, sức khỏe, an lành…
Phần hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là hoạt cảnh “nghiềm quân” của gần 500 trai làng. Từ sân Đình làng, 500 chàng trai tráng kiện, ăn mặc rực rỡ, đầu quấn khăn đỏ, miệng ngậm còi, tay cầm cờ diễu hành quanh làng, và cuối cùng tập trung “nghiềm quân” ở sân bóng của xã. Đây chính là phần tái hiện lại cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của Tướng công Lý Phục Man đang thời giúp nước.
Trong suốt 3 ngày hội, dân trong làng và các xã lân cận tạm gác việc đồng áng, làm nghề, mặc quần áo mới, rực rỡ với mâm oản quả, hoa tươi đi lễ và xem hội. Sau phần “nghiềm quân” là một chuỗi các hoạt động như hát thờ (vào đêm đầu tiên của lễ hội), hát chèo đò (vào đêm thứ hai của lễ hội), các hoạt động vui chơi như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, bắt dê, bắt vịt, trồng cây chuối…
Đêm hội là một trong những cảnh sắc đẹp và đáng nhớ nhất của hội. Khắp các ngả đường thôn xóm là những đèn lồng đỏ trang trí rực rỡ làm lộng lẫy cho đêm hội...
Lễ hội kết thúc sau lễ rước Hoàn cung và văn nghệ, để rồi hứa hẹn những mùa lễ hội đáng nhớ khác.
Lễ hội truyền thống xã Dương Liễu là hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)