Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Chùa Tự Khánh - Hà Nội

Chùa Tự Khánh có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội
Chùa Tự Khánh - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Tự Khánh có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc.

Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê. Tấm bia đời Lê Thần Tông (1653-1661) đã ghi công đức của ông Nguyễn Phúc Ninh và bà Trần Thị Ngọc Luân đã hưng công sửa ngôi chùa to lớn. Hai nhân vật trên được chọn là hậu Phật của chùa.

Chùa Tự Khánh có 59 gian, kiến trúc nội tự chữ “Đinh”, ngoại tự chữ “Quốc”. Chùa Tự Khánh với phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 – 19. Chùa có quả chuông đúc năm Diên Hựu thứ 2 (1315). Trong chùa hiện còn có tấm bia có niên đại Thịnh Đức ghi rõ công đức của vợ chồng ông Nguyễn Phúc Ninh, cúng gia tư điền sản để tu bổ, dựng lại chùa, và được dân làng tôn làm Hậu Phật.

Hiện tại, chùa còn 53 tượng đẹp, 1 quả chuông nặng 750kg treo ở gác chuông có niên đại Gia Long 16 (năm 1817) và 2 quả chuông nhỏ hơn cũng được đúc vào thời Nguyễn. Chùa còn 3 bộ cửa võng, nhang án, hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh xảo.

Kiến trúc chùa gồm tam quan, gác chuông, nhà vuông với mái chồng diêm, chùa chính, nhà Tổ. Chùa chính có kết cấu hình chữ Đinh gồm: tiền đường 3 gian 2 chái, hậu cung có mái chồng diêm.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ được 5 pho tượng được tạo tác công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX và nhiều đồ thờ tự cổ. Chùa được liệt vào danh sách “Chùa có ít tượng nhất” trong bảy cái nhất của chùa Hà Nội.

Chùa Đông Ngạc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1993.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Tự Khánh - Hà Nội

Luận về Hỏa Tinh và Linh Tinh

Trong Tử vi đẩu số, Hỏa Tinh với Linh Tinh là hai sát tinh đi cặp như Kình Đà, Không Kiếp. Cả ba cặp sao trên gọi chung bằng “lục sát”. Đôi khi gọi bằng tứ sát, bộ bốn này không có Không Kiếp. Hỏa Tinh, Linh Tinh hiện ra mang đến sự biến động, làm chuyển hẳn một hoàn cảnh khách quan.
Luận về Hỏa Tinh và Linh Tinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ảnh hưởng của Hỏa Linh phải kể là nghiêm trọng. Tỉ dụ Mệnh cung VCD, Hỏa Tinh hay Linh Tinh độc thủ thì quan hệ với những người sinh thành không mấy tốt đẹp, hoặc mồi côi hoặc bố mẹ chia lìa, hoặc đi làm con nuôi, hoặc không gần gũi phải ở với ông bà nội ngoại, chú bác cô dì, hoặc như Lã Bố làm con ba họ.

Trường hợp Hỏa Linh đóng ngay vào Phụ mẫu cung, nhưng chính tinh của cung này tốt lại thấy cả Lộc Mã thì phải đoán rằng thủa nhỏ đi theo bố mẹ đến một dị vực (phương xa) tạo điều biến đổi cho cả cuộc đời về sau (tỉ dụ lần du cư tị nạn sang Mỹ)

Hỏa với Linh đều chủ về biến động, thứ biến động gay gắt khó khăn chìm nổi. Hỏa với Linh trên biến động lại mang riêng hai trạng thái khác biệt. Cổ nhân viết:”Hỏa minh, Linh ám”. Giả như hỏa Linh mang đến tai họa thì Hỏa rõ ràng khả dĩ nhìn thấy trước mà dự liệu được, nhưng Linh thì bất ngờ và âm thầm.


Hỏa như sóng dữ nổi trên mặt nước. Linh như ngọn sóng ngầm khó đề phòng. Hỏa Tinh thộc dương hỏa, sao của sát phạt chủ về các việc hung họa. Hỏa Tinh thủ Mệnh tính cứng rắn cương quyết, có quyền uy nhưng rất nóng ngẩy không chịu an hận, không thể thỏa hiệp với hiện thực ưa phiêu lưu và bôn ba.


Linh Tinh thuộc âm hỏa cũng là sao sát phạt chủ về những việc phá hoại. Linh Tinh lanh lợi và cơ mưu, cao vọng không chấp nhận hiện thực, tâm ý bất thường dễ phản phúc hay tạo những đột biến


Tỉ dụ như Hỏa Linh vào Điền Trạch đều đưa đến tai hoạ về nhà cửa: cháy nhà, bị đoạt nhà. nếu Hỏa Tinh thì cháy nhà xảy đến bằng tai nạn vô ý. nếu Linh Tinh thì xảy đến bằng có kẻ đốt nhà. Âm mưu đoạt nhà đều vì Linh Tinh chứ không phải do Hỏa Tinh


Hỏa Linh vào cung Tật Ách thì hỏa bệnh thuộc thực và rõ rệt. Linh Tinh bệnh thuộc hư và âm trầm.


Hỏa Linh đóng mệnh tuổi trẻ đã ly hương. Ở cung Phụ mẫu, tuổi nhỏ sớm phải xa cha mẹ một thời gian. Ở cung huynh đệ, anh em chia lìa. Ở Phu Thê cung vợ chồng phân tán. Để tìm hiểu cặn kẽ vẫn phải căn cứ vào nguyên tắc “Hỏa minh Linh ám” mà đoán Hỏa và Linh đều rất hợp với sao Tham Lang.

Tại sao? Vì Hỏa Linh thuộc hỏa mà Tham Lang là Dương Mộc, Mộc sinh Hỏa. Tham Lang có Hỏa hay Linh thêm Lộc Tồn, hoặc Hóa Lộc chủ về hoạnh phát tiền bạc. Nếu thấy cả Không Kiếp chen vào thì bạo phát rồi bạo bại.
Tham Linh không hay bằng Tham Hỏa. Cổ nhân nói “Tham Linh tịnh thủ tướng chi danh (Tham Lang Linh Tinh đồng cung đác địa làm tướng văn tướng võ) cho người ta cảm tưởng rằng Linh đi với Tham tốt hơn Hỏa đi với Tham.

 

Thực ra không phải vậy, Hỏa gặp Tham là minh Hỏa, Linh gặp Tham là ám hỏa. Hỏa cần phải sáng sủa, không nên tối ám. Bởi thế khi viết vào chi tiết cổ nhân mới thêm:”Hỏa Tinh mà hội hợp với Tham Lang ở vượng địa chức tới tước hầu và thượng tướng, lập công lớn nếu không bị hung sát phá, tuổi trung niên thành công”

Còn với Linh Tinh thì cổ nhân viết:”Ngộ Tham Lang tú, quan lộc diệc bất ninh nhược phùng cư vượng địa, phú quí bất khả luận”. Linh và Hỏa đứng với Tham Lang đều đi tới chổ thành đạt phú quí hơn người, nhưng riêng Linh Tinh cổ nhân phê mấy chữ “diệc bất ninh” trong khi với Hỏa tinh thì không phê mấy chữ này. Bất ninh là không yên. Tham Linh thường phải ứng phó với những hoàn cảnh khó khăn hơn Hỏa minh Linh ám càng rõ rệt khi chúng hiện vào các cung tử tức, nô bộc. Cung tử tức không chính tinh Hỏa tinh đơn thủ, nếu đối cung có chính diệu hay thì vẫn sinh con được, không sợ tuyệt tự. Nhưng nếu là Linh Tinh thì bà thứ sinh con cho chứ không phải chính thê.


Hỏa Tinh đóng nô bộc với Hình Kị thì chỉ bị bộ hạ oán ghét nhưng không mưu hại. Còn bị LinhTinh thì chẳng những căm giận mà còn âm mưu phản bội dẫn họa tới.


Hỏa Linh đi với Dương Đà lại biến ra những ý nghĩa khác. Kình Dương Đà La đều thuộc Kim. Hỏa Linh thì thuộc Hỏa. Kim có hỏa luyện mới nên thép tốt, vàng y. Kình Dương là dương kim cần dương hỏa hun đúc. Cho nên Kình Dương chỉ tốt khi gặp Hỏa Tinh


Đà La là âm kim, cần âm hỏa cho nên Đà La chỉ gặp Linh Tinh mới hay. Kết quả khác nhau ở chổ Kình hỏa thì phát mau và rạng rỡ, còn Đà Linh thì phát chậm và âm thầm. Kình gặp Hỏa có quyền đi với chức tước. Đà gặp Linh có quyền nhưng không ở chức vị cao.


Đà Linh thường là người giỏi về công an mật vụ và không thể thành võ tướng với võ công hiển hách mọi người đều biết. Đà Linh dễ gặp nguy hiểm hơn Kình Hỏa nhưng nguy hiểm qua mưu mô tranh chấp. Kình Hỏa thường nổi bật khi biến động đã hoàn tất.


Đà Linh thường là người âm thầm hoạt động để dựng nên biến động. Kình đi với Linh hay Đà đi với Hỏa đều trở thành vô dụng hoặc tác hại.


Có câu phú rằng “Kình Dương Linh Tinh vi hạ cách (Kình Dương đứng với Linh Tinh là hạ cách). Trong khi Kình Dương đứng bên Hỏa Tinh thì lại có câu phú khác “Dương Hỏa đồng cung uy quyền cuất chúng” (Kình Dương đứng bên Hỏa Tinh thì oai quyền. Dĩ nhiên phải là Kinh Dương đắc địa)


Hỏa Linh đứng thế hiệp Mệnh, nghĩa là Mệnh cung ở giữa hai phía sát bên là Hỏa Linh. Cách cục này phải kể như xấu, đưa tới hung tọa bất an, cuộc đời bôn ba nếu Mệnh cung chính tinh xấu càng nặng. Trường hợp Mệnh cung Tham Lang độc thủ nơi miếu vượng thì lại là cách hoạnh phát bạo phát. Trường hợp Hỏa Linh hiệp Kình Dương ở Mệnh thì vẫn thành công nhưng cực kỳ gian nan.


Những câu phú cổ nhân về Hỏa Linh còn thấy:

- Vũ Khúc Dương Đà kiêm hỏa tú, táng mệnh nhân tài

(Mệnh hoặc vận hạn có Vũ Khúc Kình Đà Hỏa tinh vì tiền mà tang mạng)

 

- Hỏa Linh thủ xung nữ dâm dục

(Hỏa Linh đóng Mệnh cung hoặc xung chiếu đàn bà đa dâm)


- Thất Sát LinhTinh trận vong yểu triết

(Thất Sát gặp LinhTinh số không thọ, thường hung tử)


- Linh Tinh Phá Quân bôn ba lao bác tài tinh khuynh

(Linh Tinh Phá Quân hãm cuộc đời long đong vất vả và tiền bạc phá bại)


- Linh Hỏa Dương Đà thủ Mệnh yêu đã bối khúc chi nhân

(Tại Mệnh hội tụ Kình Đà Linh Hỏa dễ bị tật như còng lưng)


- Hỏa Linh tương ngộ nhập miếu danh chấn chư bang

(Hỏa Linh ở Mệnh nơi miếu địa công danh hiển hách)


- Linh Tinh toạ Mệnh nhập miếu vũ chức cư đa

(Linh Xương Đà Vũ hạn ngộ đầu hà)


- Linh Xương Đà Vũ hạn ngộ đầu hà

(Vận hạn thấy Linh Tinh hãm gặp Đà La Vũ Khúc hãm hay Văn Xương có thể chết)


- Hỏa Linh dũ Phá đương Thân, bại điền tài ư tổ nghiệp

(Hỏa Linh đứng với Phá Quân ở Thân không phải cung Thân thường phá điền tài của tổ nghiệp)


- Linh Hỏa miếu vi nhân đại dởm

(Linh Hỏa thủ Mệnh miếu địa là người can trường to gan)


- Hỏa Linh Dương Đà vi tứ sát đơn phùng Cơ nhi hữu duyên

(Tứ Sát Hỏa Linh Dương Đà một trong bốn sát ấy gặp Thiên Cơ là người có duyên).


- Hỏa Tinh Linh Tinh chuyên tác tọa, ngộ Kiếp Không Thiên Sứ họa trùng trùng
(Hỏa Linh ưa gây họa gặp thêm Kiếp Không ở chỗ Thiên Sứ họa còn gấp bội)

- Linh phùng Sứ, Mã hội Dương Đà hữu tật tứ chi

(Cung Tật ách nơi sao Thiên Sứ đóng lại thấy cả Dương Đà chân tay có tật)

- Hỏa Linh hãm ư tử tức đáo lão vô nhị khốc

(Hỏa Linh hãm vào cung tử tức, hiếm con hoặc lúc già xa con)

 

- Linh Hỏa Hình Tang tối hiềm tử tức, hạnh ngộ Nhật Nguyệt tịnh minh lão lai tất hữu

(Linh Hỏa Hình Tang ở cung con, nếu như có Nhật Nguyệt song hữu thì khi về già cũng có người nối dõi)


- Hỏa Linh nhập Mệnh miếu, kiến chư cát, lập vũ công

(Hỏa Tinh hay Linh Tinh miếu địa đóng mệnh gặp thêm các cát tinh lập đựơc võ công)

 

- Hỏa Linh tương ngộ nhập miếu danh chấn chư bang

(Hỏa với Linh đồng cung ở đất miếu danh tiếng khắp nơi)

- Hỏa Linh hãm hội Dương Đà bảo cưỡng tai thâm.

(Hỏa Linh ở đất hãm gặp Kình Đà thì lúc nhỏ lắm bệnh tật)


- Nữ Mệnh Hỏa Tinh tâm độc, nội lang, khắc phu khắc tử

(Đàn bà Hỏa Tinh thủ mệnh giỏi tháo vát nhưng tâm độc và dữ dằn khắc chồng khắc con)


- Đà La Hỏa Linh đồng cung giới dịch chi tật

(Mệnh hay Tật Ách có Đà La Hỏa Linh dễ mắc chứng phong ngứa, sưng gan)

- Hỏa Linh ngộ hãm Thiên Cơ

Hẳn trong Mệnh ấy có tà chứ không

(Hỏa Linh hãm gặp Thiên Cơ hãm, người thật khùng như bị ma làm)


- Hỏa Linh Trì Mộc sáng soi

Lánh mình lửa cháy, nước sôi chớ gần


- Hỏa Linh ngộ Mã oán gia

Đề phòng hỏa hoạn mới là khỏi tai


- Linh Tinh Việt Hỏa đoài biên

Thạch trung hương hỏa thất kiềm sinh tai

(Linh Tinh, Hỏa Tinh, Thiên Việt ở Dậu dễ bị tai họa về nhà cửa)


- Kiếp Không da ắt đen hoàn

Hỏa Linh mặt khó sầu đăm đêm ngày

(Mệnh Hỏa Linh mặt mày ít tươi tỉnh, thường xấc sược, giận dữ)


- Đất tứ mộ Linh Tinh Tham Vũ

Có uy quyền chớ ngộ Kình Dương


- Tuất Thìn Xương Khúc Đà Linh

Sát gia Mệnh hạn gieo mình trầm vong

 

- Kình Dương Kị Hỏa một bài

Hãm mà thủ mệnh thật loài ác tinh


- Dương Linh toạ thủ Mệnh ai

Lại gặp Bạch Hổ hoạ tai đao hình


- Linh phùng Sát Phá hạn hành

Văn Vương xưa cũng giam mình ngục trung


- Phu cung Riêu Sát Kình Dương

Hội giao Linh Hỏa gái toan giết chồng


- Cự Môn Linh Hỏa tương phùng

Ba lần mối lái chẳng xong mối sầu

(Linh Hỏa đây đóng vào cung Phu thê)


- Linh Tinh hà tiện bao nhiêu

Phá Quân kia lại tiêu liều tiêu vung

(Linh Tinh ở cung Phu thê có vợ hay chồng hà tiện)

- Kiếp Không Linh Hỏa xấu xa

Sinh con lại gặp những lại gặp những tà ác tinh

(Kiếp Không Linh Hỏa vào tử tức hiếm con, con bất hiếu, bất mục)


- Bóng tà vẫn kém hào con

Bởi chưng Linh Hỏa Thái Âm hãm nhàn


- Hỏa Linh Dương Nhẫn lâm vào

Có sinh con cũng liệt vào tật thương


- Thiên Hình giữ của tốt sao

Linh Tinh hà tiện nên giàu đáng khen

(Linh Tinh đây ở cung Tài Bạch)


- Thiên Lương ngộ Hỏa chớ lầm

Hại người tổn vật mấy lần họa sinh.


Hỏa Tinh ở Dần Ngọ Tuất là miếu địa. Hỏa Tinh tại Tỵ Dậu Sửu là đắc địa. Hỏa Tinh vào Hợi Mão Mùi là lợi địa. Hỏa Tinh đứng Thân Tí Thìn là hãm địa.

Linh Tinh đóng Dần Ngọ Tuất, Thìn, Tỵ, Mùi là miếu địa. Linh Tinh hãm ở Tý Hợi Dậu Sửu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về Hỏa Tinh và Linh Tinh

Tuổi Giáp Tuất 1994 hợp làm ăn với tuổi nào - Xem tuổi làm ăn

Tuổi Giáp Tuất hợp làm ăn với tuổi nào? Bạn muốn biết tuổi Giáp Tuất làm ăn hợp với tuổi nào, nên chọn những tuổi nào để kết hợp làm ăn? Bài viết dưới đây Phong thủy số sẽ giới thiệu cho bạn những tuổi hợp làm ăn với tuổi Giáp Tuất.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuổi Giáp Tuất hợp làm ăn với tuổi nào? Bạn muốn biết tuổi Giáp Tuất làm ăn hợp với tuổi nào, nên chọn những tuổi nào để kết hợp làm ăn? Bài viết dưới đây Phong thủy số sẽ giới thiệu cho bạn những tuổi hợp làm ăn với tuổi Giáp Tuất.

Tuổi Giáp Tuất 1994 hợp làm ăn với tuổi nào - Xem tuổi làm ăn

Xem thêm những bài viết liên quan

+ Tuổi hợp làm ăn với Quý Dậu trong năm 2017

+ Tuổi Nhâm Thân hợp làm ăn với tuổi nào?

+ Tuổi Tân Mùi hợp với tuổi nào trong làm ăn?

Vài nét về tuổi Giáp Tuất:

Tuổi Giáp Tuất sinh năm 1994, năm con chó, cung mệnh Hỏa, mạng cốt tinh Hỏa.

Tính cách của người Giáp Tuất: Thành thật, thẳng thắn được mọi người yêu thương. Nhờ trí thông minh sắc sảo mà được nhiều nghề. Cẩn thận với bạn bè khi giao dịch tiền bạc.

Nghề thích hợp với tuổi Giáp Tuất: Nếu làm kỷ nghệ, lâm nghiệp, nghệ thuật, du lịch sẽ thành đạt, sẽ phát tài. Nếu có điều kiện thì nên đứng đầu một công ty, doanh nghiệp, một đơn vị, những sau sẽ bị đối đãi không tốt ( vì phục vụ cho người khác).

Tuổi Giáp Tuất làm ăn hợp với tuổi nào?

Chọn những người có mệnh Mộc ( gồm các tuổi Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Canh Thân, Tân Dậu) thì tuổi Giáp Tuất hợp làm ăn với tuổi này vì họ như quý nhân phù trợ, trợ giúp trong công việc.

Chọn những người mệnh Thổ ( gồm các tuổi Bình Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi ) thì tuổi Giáp Tuất khá hợp làm ăn với tuổi này, nhưng để công việc thuận lợi, hanh thông thì người Giáp Tuất thường làm trợ lí, cấp dưới cho người mệnh Thổ.

Chọn những người mệnh Hỏa ( gồm các tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Tuất, Ất Hợi) thì được bình hòa, trong làm ăn tương hỗ, giúp đỡ lẫn nhau.

Chọn những người mệnh Kim ( gồm các tuổi Nhâm Thân, Quý Dận, Ất Sửu, Giáp Tý, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Tuất, Tân Hợi) thì người tuổi Giáp Tuất có điều kiện tiến lên.

Không nên kết hợp với những người có mệnh Thủy ( gồm các tuổi Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Bính Tý, Đinh Sửu) vì sẽ gặp khó khăn, trong công việc sẽ gặp được nhiều trở ngại.

Chọn màu và hướng đặt bàn làm việc cho tuổi Giáp Tuất:

Màu hợp với tuổi Giáp Tuất: Đổ, hồng, tím, xanh lục mang lại sự thịnh vượng.

Hướng đặt bàn làm việc hợp với tuổi Giáp Tuất ( phương vị tài thần): Nam giới nên đặt bàn làm việc nhìn hướng chính Đông, Nữ giới nên đặt bàn làm việc nhìn hướng chính Tây.

Trên đây là những câu trả lời cho câu hỏi tuổi Giáp Tuất hợp làm ăn với tuổi nào? Người tuổi Giáp Tuất hợp làm ăn với những người mệnh Mộc, Hỏa, có thể kết hợp làm ăn với tuổi Thổ, Kim, và không nên kết hợp làm ăn với những người mệnh Thủy.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Giáp Tuất 1994 hợp làm ăn với tuổi nào - Xem tuổi làm ăn

Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.
Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.

Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.

Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn xóm nữa. Lễ giao thừa ở thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở điểm canh đầu xóm. Ở đây vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn Đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Đại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.

Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.

Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật và đồ chay, đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa. Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố không có sân, cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.

Ngày nay trước mọi biến chuyển dồn dập của thời cuộc nước nhà, ở thôn quê, rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì thật là giản tiện. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vât, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cấm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.

 

 

Ngày xưa quan niệm rằng mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một người có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam...thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đây không trung tấp nập, vội vã, thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phủ hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.

Trong đêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền

Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành

Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc

Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.

Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc

Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.

Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.

Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà

Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

Đi xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.


(Trích Tín Ngưỡng Việt Nam)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

CÁC DẠNG SÁT KHÍ VỀ HÌNH THỂ TRONG PHONG THỦY DƯƠNG TRẠCH

Sát khí hình thể trong Dương trạch

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lưỡng nghi thái cực phân ra âm và dương, hiện thực cuộc sống con người phân ra tốt và xấu. Trong phong thủy, môi trường cũng có mặt lợi và mặt hại, có bảo địa phong thủy nhưng cũng có hung địa. Ca dao có câu:

“Đất tốt trồng cây rườm rà

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng

Đất rắn trồng cây khẳng khiu

Những người thô tục nói điều phàm phu.”

Mối quan hệ giữ môi trường có ảnh hưởng đến các loài sinh vật và cuộc sống con người là điều mà ai ai cũng đều khẳng định. Môi trường không thuận lợi mâu thuẫn với quá trình phát triển đi lên của một cá nhân, gia đình, tập thể. Giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy sự vật sự việc phát triển lên cao, đó là mục tiêu con người hướng tới. Để giải quyết thấu đáo mâu thuẫn thì cần phải tìm ra nguyên nhân của mâu thuẫn.

Một số dạng sát khí trong phong thủy ở dạng hình thể

Hình sát

Hình sát là do dạng đường đi, ao hồ, sông suối có hình dạng xấu, tạo thành sát khí cho nhà ở. Những sát khí này thường đem lại ảnh hưởng xấu cho Dương trạch, nhẹ thì bệnh tật liên miên, nặng thì tai họa nghiêm trọng.

                              Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Sơn sát

Sơn sát tức là những ngọn núi quanh nhà ở những phương vị không tốt hoặc hình thù không đẹp nên tạo ra những hung sát cho chủ nhà và các thành viên trong nhà. Bởi vậy, khi chọn đất xây nhà, tốt nhất nên chọn những khu đất gần long mạch.

                             Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Thụ sát

Cây cối gần nhà cũng giống như lông trên mình động vật, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà ở. Nếu cây không tươi tốt, hoặc chủng loại, vị trí trồng cây không phù hợp với nhà ở sẽ tạo nên ảnh hưởng xấu với người ở trong nhà. 

                             Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Lộ sát

Lộ sát tức là đường đi gần nhà hoặc phương vị phông tốt đẹp nên tạo ra hung sát đối với người sống trong nhà. Việc lựa chọn mặt tiền cho ngôi nhà ảnh hướng tới việc hấp thụ sinh khí nên cần lựa chọn cận thận.

                              Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Thủy sát

Là dòng nước hoặc ao hồ ở phương vị, hoặc hướng chảy không phù hợp sẽ đem lại hung sát cho gia chủ và người nhà.

                           Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Khốc trì

Trước nhà có hai ao nước tạo thành hình chữ “khốc” (khóc), được gọi là khốc trì, trong nhà sẽ có nhiều chuyện đau buồn, bệnh tật, tai họa triền miên.

                              Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Huyết bồn chiếu kính

Trước nhà có mảnh đất trống mới được đào lên thành ao, được gọi là “huyết bồn chiếu kính” (chậu máu soi gương), chủ về bất lợi đối với con cháu đời sau, nhân khẩu không vượng.

                            Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Bạch hổ khai khẩu

Con đường lớn ở mé Tây nhà ở hoặc chạy thẳng đến cửa, được gọi là “Bạch hổ khai khẩu” (hổ trắng há miệng), chủ về gia đình bất hòa, con cháu bất hiếu.

                    Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Phản bội

Trước nhà có suối phun, hoặc có dòng nước chảy thẳng từ trên cao xuống tạo thành thác nước, được gọi là hình thế phản bội, chủ con gái đa tình, phóng đãng, phẩm hạnh bất chính.

                              Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Phản quang sát

Phản quan sát tức là bên ngoài có ao hồ, dòng nước, hắt nắng phản chiếu vào trong nhà, nay còn chỉ ánh sáng phản quang từ gương, kính. Ánh sáng trong nhà ở tốt nhất là ánh mặt trời dịu êm, nếu như có ánh sáng gay gắt chiếu vào trong nhà, dễ làm hỏng trường khí của nhà ở, khiến người trong nhà thường có tâm lý cáu gắt, nóng nảy, tâm thần bất ổn

Phong thủy học cho rằng ánh phản quang chiếu vào nhà cũng bất lợi cho tình duyên, cũng bất lợi cho thai phụ. Phòng tân hôn hoặc phòng ngủ của vợ chồng tối kỵ có ảnh sáng phản quang chiếu vào

Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Liêm đao sát

Liêm đao sát tức trước nhà có cầu vượt hoặc đường đi uốn cong như lưỡi liêm quay ngược  lại nhà, là thế hung, chủ có tai họa đổ máu

                                  Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Cô phong sát

Cô phong sát tức là xung quanh nhà ở không có kháo sơn hoặc các kiến trúc khác, sẽ không được che chở, trợ giúp, chủ về con cháu bất hiếu hoặc lưu lạc tha hương, hoặc sống xa gia đình

                         Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn      

Thương sát

Thương sát là một loại khí vô hình. Phong thủy quan niệm “một con đường thẳng như cây thương”, tức cửa nhà có con đường thẳng hoặc hành lang chạy thẳng vào, hoặc thấy hành lang chạy thẳng về phía mình là phạm thương sát, chủ về tai họa máu me hoặc bệnh tật

                                           Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Thiên trảm sát

Trước nhà có hai tòa nhà rất cao, giữ có một khe hở, chiếu thẳng vào nhà mình, thế này chủ về gia đình có họa huyết quang, tai họa bất ngờ hoặc phải tiến hành phẫu thuật

                       Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Xuyên tâm sát

Cổng chính nếu đối diện với hành lang hoặc đường đi, hình thế tựa như lưỡi gươm chực xuyên vào tim, được gọi là xuyên tâm sát. Nếu chiều dài của nhà ngắn hơn độ dài của hành lang thì tai họa càng lớn. Cách hóa giải hữu hiệu nhất là đặt bình phong ở trước nhà, để tránh đỡ thế xuyên tâm. Nếu nhà ở tầng trêt, cửa chính đối diện với đường lớn, có thể trồng cây cối, hoa cỏ để hóa giải xung lực trực diện

                        Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Liêm trinh sát

Phong thủy coi trọng thế sau lưng dựa núi, thế nhưng nếu núi non sau nhà hình thù không đẹp đẽ, lớm chởm gập ghềnh, trơ trụi không có cỏ cây thì gọi là cùng sơn, cũng gọi là thế Liêm trinh sát.

                      Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Kiếm phong sát

Sát khí hình thể trong dương trạch - phongthuyso.vn

Bản thân nhà hoặc các kiến trúc gần nhà ở có hình tam giác với các góc nhọn gọi là phạm Kiếm phong sát, chủ về hung, dễ có tai nạn đổ máu.

“Nước đến thì đất ngăn, địch đến thì quân chặn” việc tìm hiểu những sát khí về dương cơ sẽ cho chúng ta kiến thức cơ bản về sát khí trong phong thủy, từ đó tìm ra cách hóa giải đúng đắn, hướng tới việc xây dựng môi trường sống, môi trường làm việc bảo đảm hơn, có khả năng phát huy tối đa những mặt tích cực của cá nhân, đóng góp cống hiến nhiều hơn cho xã hội và cộng đồng, thu được nhiều thành quả về kinh tế, no ấm, giàu sang và hạnh phúc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: CÁC DẠNG SÁT KHÍ VỀ HÌNH THỂ TRONG PHONG THỦY DƯƠNG TRẠCH

Các ngày “Sát chủ” tránh làm nhà, nhập trạch –

Tháng Giêng kỵ ngày Tị Tháng Bảy kỵ ngày Sửu Tháng Hai kỵ ngày Tý Tháng Tám kỵ ngày Hợi Tháng Ba kỵ ngày Mùi Tháng Chín kỵ ngày Ngọ Tháng Tư kỵ ngày Mão Tháng Mười kỵ ngày Dậu Tháng Năm kỵ ngày Thân Tháng Mười một kỵ ngày Dần Tháng Sáu kỵ ngày Tuất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

phong-thuy-lam-nha-2-nam-mau

  1. Tháng Giêng kỵ ngày Tị
  2. Tháng Bảy kỵ ngày Sửu
  3. Tháng Hai kỵ ngày Tý
  4. Tháng Tám kỵ ngày Hợi
  5. Tháng Ba kỵ ngày Mùi
  6. Tháng Chín kỵ ngày Ngọ
  7. Tháng Tư kỵ ngày Mão
  8. Tháng Mười kỵ ngày Dậu
  9. Tháng Năm kỵ ngày Thân
  10. Tháng Mười một kỵ ngày Dần
  11. Tháng Sáu kỵ ngày Tuất
  12. Tháng Chạp kỵ ngày Thìn


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Sát chủ” tránh làm nhà, nhập trạch –

Khám phá cá tính của bạn qua hình dáng bàn chân

Nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn có thể biết nguồn gốc và cá tính của mình qua hình dáng bàn chân. Hãy quan sát và khám phá xem tổ tiên của bạn đến từ đâu.
Khám phá cá tính của bạn qua hình dáng bàn chân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Kham pha ca tinh cua ban qua hinh dang ban chan hinh anh
 

1. Bàn chân người Ai Cập

Bàn chân người Ai Cập có đặc điểm là chiều dài giảm dần từ ngón cái đến ngón út. Sở hữu tướng chân này, nhiều khả năng bạn mang trong mình dòng máu hoàng gia của người Ai Cập cổ đại.

Bạn có tố chất lãnh đạo, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, thích quản lí và ra lệnh cho người khác.

Ngoài ra, những người có kiểu bàn chân Ai Cập thường hay mơ mộng và duy tâm. Thậm chí, họ là “kẻ nổi loạn”, bốc đồng, thích đi theo con đường của riêng mình hơn lối mòn của mọi người.

2. Bàn chân người La Mã

Kham pha ca tinh cua ban qua hinh dang ban chan hinh anh 2
 
Đặc điểm của bàn chân này là ba ngón đầu bằng nhau và dài hơn 2 ngón còn lại. Có kiểu chân này, nhiều khả năng bạn có nguồn gốc là người La Mã.

Những người có bàn chân này thường rất hòa đồng và dễ gần. Họ thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Hơn thế, họ đặc biệt yêu thích các hoạt động sáng tạo, thích hợp để trở thành một điệp viên hoặc công an.

Ngoài ra, người này còn sở hữu thân hình cân đối, rắn chắc và sức khỏe tốt. Nhược điểm duy nhất mà họ mắc phải đó là tự tin thái quá.

3. Bàn chân người Hy Lạp

Kham pha ca tinh cua ban qua hinh dang ban chan hinh anh 3
 
Ở chân người Hy Lạp, đầu các ngón chân tạo thành hình tam giác. Ngón chân thứ hai dài hơn ngón chân cái và ngón út nhỏ. Người có bàn chân này thường rất khỏe mạnh, sáng tạo và là những nhà lãnh đạo tài ba.

Họ sống nghiêm túc, thực tế nhưng không đề cao vật chất. Bên cạnh đó, tính cách hài hước và vui tính, yêu thương gia đình nhưng tính cách có phần trẻ con giống như những người Hy Lạp.

4. Bàn chân người Đức

Đặc điểm dễ nhận thấy của bàn chân người Đức đó là có ngón cái dài nhất và bốn ngón còn lại bằng nhau. Nếu có kiểu chân này, bạn sẽ mang đặc điểm thường thấy của người Đức chính là dễ xúc động, đa sầu đa cảm và hoài cổ.

5. Bàn chân người Xen-tơ

Nếu độ dài các ngón chân  thay đổi liên tục, có thể bạn có nguồn gốc là người Xen-tơ. Bạn có cá tính mạnh mẽ, không thích bị ràng buộc hay dập khuôn, luôn tìm kiếm sự độc đáo, sáng tạo.

Đường Trí Đạo trong lòng bàn chân
Dù là nam hay nữ nếu đường Trí Đạo dài, sâu và rõ ràng thì chủ nhân là người thông minh, tài trí hơn người.
6. Những kiểu chân thường thấy khác


Ngón chân thứ hai dài

Người có ngón chân thứ hai dài thường có tố chất lãnh đạo. Các vị vua từ thời Ai Cập cổ đại cho đến các triều đại hoàng gia Hawai đều có ngón chân thứ hai dài. Bạn sinh ra để gánh vác trách nhiệm, làm người đứng đầu.

Ngón chân út rất nhỏ

Bạn thuộc tuýp ngây thơ, trong sáng, có khiếu hài hước và khá “con nít”.

Chân trái có ngón thứ hai bên nghiêng về phía ngón cái
Có tướng chân này chứng tỏ bạn đa sầu, đa cảm, suy nghĩ bâng quơ và hay hoài niệm.

Ngón chân út chìa hẳn ra


Bạn là người mạnh mẽ, cá tính và khác biệt. Nhưng nếu ngón này quá mềm chứng tỏ điều ngược lại, bạn hay lo lắng, bồn chồn và luôn thay đổi.

► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác

Phùng Hiền (Theo Humansarefee)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khám phá cá tính của bạn qua hình dáng bàn chân

Kỷ Sửu 1949 mệnh gì –

Người sinh 1949, Kỷ Sửu, có Ngũ hành năm sinh là Tích Lịch Hoả, nhưng Mệnh Cung của Nam và Nữ khác nhau: 1. Nam Cung CÀN, hành KIM, hướng Tây Bắc, quái số 6, sao Lục Bạch, Tây tứ mệnh (Nhà hướng tốt: Tây, Đông bắc, Tây Nam, Tây Bắc). Đeo đá màu Vàng,
Kỷ Sửu 1949 mệnh gì –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kỷ Sửu 1949 mệnh gì –

Những mâm cỗ Trung Thu đẹp lòng người lớn, vui lòng con trẻ

Rằm tháng 8 không thể thiếu mâm cỗ Trung Thu với những thức quà mùa thu được bày biện khéo léo, cùng xem những mâm cỗ vừa đầy đủ vừa đẹp mắt.
Những mâm cỗ Trung Thu đẹp lòng người lớn, vui lòng con trẻ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trung Thu Rằm tháng 8 là dịp lễ có ý nghĩa vui vẻ và tốt lành của Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung. Trong ngày này, không thể thiếu mâm cỗ Trung Thu với những thức quà mùa thu được bày biện khéo léo, cùng xem những mâm cỗ vừa đầy đủ vừa đẹp mắt, tạo nên không khí ngày lễ tưng bừng, vui vẻ.

Nhung mam co Trung Thu dep
 
Với người phương Đông, tết Trung Thu là dịp đoàn viên, hội tụ và gắn kết tình thân. Mâm cỗ Trung Thu thể hiện đầy đủ truyền thống văn hóa, sự dung dị của thức quà quê hương đồng thời cũng kín đáo phô bày sự khéo léo, chỉn chu của người phụ nữ trong nhà. Mâm cỗ càng đẹp, càng bắt mắt thì càng khơi gợi được không khí tưng bừng phấn khởi.   Qua thời gian, những thức quà ngày Trung Thu càng thêm đầy đặn, một số món mất đi, một số món mới được bổ sung nhưng vẫn giữ nguyên vẹn những yếu tố cơ bản: hoa quả, bánh Trung Thu và đèn lồng. Mâm cỗ ngày Rằm tháng 8 mà thiếu một trong ba thứ này thì sẽ không tròn vẹn. Có thể xem thêm bài viết Thế nào là mâm cỗ Trung Thu chuẩn truyền thống? để biết cụ thể cách bài trí trong mâm cỗ.   Hoa quả nhất định phải chọn ít nhất 5 loại – ngũ quả, chủ yếu là các loại quả mùa thu như bưởi, hồng, cam, na, ổi, dưa hấu,… Mâm ngũ quả Trung Thu không những phải đủ sắc, hương, vị mà nhất thiết phải có tạo hình dễ thương, dễ mến. Từ các loại qua quen thuộc, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của chủ nhân sẽ được tạo thành hình các con thú, thậm chí là những hình dáng phức tạp, cầu kì như công, phượng,...

Mam ngu qua Trung Thu
 
Bánh Trung Thu ngoài loại truyền thống nhân thập cẩm hình tròn thường thấy, hiện nay còn rất nhiều loại bánh độc đáo, tạo hình sinh động và mới lạ để thu hút các em nhỏ - đối tượng đặc biệt quan trọng của tết Trung ThuTìm hồn văn hóa Việt trong những chiếc bánh Trung Thu độc lạ, vừa thân thương gần gũi nhưng vẫn mang hơi thở của nhịp sống hiện đại.

Đèn Trung thu trước đây là đèn kéo quân, đèn lồng giấy, gần hơn chút nữa là đèn ông sao giờ đã được thay thế bằng các loại đèn điện tử có âm thanh tự động. Đèn trang trí ở bên mâm cỗ, sau khi khai tiệc phá cỗ các em nhỏ sẽ có tiết mục rước đèn xung quanh, vừa rước vừa hát múa.
  Thành phần giống nhau nhưng tùy vào lựa chọn nguyên liệu và cách sắp xếp của mỗi người mà tạo nên những mâm cỗ Trung Thu có hình dáng riêng biệt, mang tới nét phong phú có dịp lễ. Dưới đây là một số mâm cỗ đẹp, sáng tạo và mới mẻ, xin giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo.

Mam co Trung Thu 4
 
Những loại quả được tỉa cầu kì thành hình dáng sáng tạo, đẹp mắt góp phần làm mâm cỗ thêm lung linh.

Mam co Trung Thu 3
 
Mâm cỗ Trung Thu không thể thiếu những chú chó ngộ nghĩnh được làm từ bưởi và các loại vật liệu quen thuộc khác.

Mam co Trung Thu 2
 

Mam co Trung Thu 1
 
Mẫm cỗ ngày rằm không giới hạn số lượng các loại quả, chủ yếu hướng theo tiêu chí vui mắt, sinh động, dễ thương để khiến cho các em nhỏ cảm thấy thích thú. Và quan trọng trên hết là người lớn trong nhà nên hướng dẫn các em cùng chuẩn bị mâm cỗ để tăng tình cảm gắn bó thân thiết, nối dài truyền thống văn hóa dân tộc và có thêm những phút giây đầm ấm, có thêm những kỉ niệm thơ ấu tuyệt vời bên nhau.

Văn khấn Rằm Trung Thu (15/8 ÂL) Tết Trung Thu kính ngưỡng ngày sinh Nguyệt Quang Bồ Tát Mâm cỗ Trung Thu chuẩn truyền thống, nối dài văn hóa tình thân
Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những mâm cỗ Trung Thu đẹp lòng người lớn, vui lòng con trẻ

Tướng người lãnh đạo –

Xem tướng người có tài làm lãnh đạo. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết người có tài làm lãnh đạo là tai và mũi cao, đường Pháp lệnh sâu, rõ ràng và có đường vân ngang chạy qua tai. 1. Tai và mũi đều cao đàn ông hay phụ nữ có đặc điểm này đều là t
Tướng người lãnh đạo –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng người lãnh đạo –

Chùa Phúc Thắng - Thái Bình

Chùa Phúc Thắng tọa lạc tại Huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình nay còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị rất lớn về mặt lịch sử cũng như nghệ thuật
Chùa Phúc Thắng - Thái Bình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Phúc Thắng còn có tên gọi khác là Chùa Hội Tương truyền, vào thế kỉ IX sau công nguyên, một nhà phong thủy nổi tiếng kiêm trinh sát lành nghề về địa lí, kinh tế, quân sự đã đến làm kinh lược sứ An Nam đó là Cao Biền.

Suốt thời gian nhậm chức ông ta đi khắp các châu, quận xem xét ghi vẽ các thế đất, các kiểu đất. Sau đó, ông ra tay yểm triệt với hy vọng để đất An Nam không phát đế vương và không sinh ra được những con người kiệt xuất… Trong danh sách đó của Cao Biền có vùng đất Chiểu Lãng – Ba Đậu với dòng chữ nhấn mạnh bên cạnh: Địa phát khôi khoa (Đất phát khôi khoa).

Trung tâm chính của vùng đất Chiểu Lãng – Ba Đậu ấy chính là làng Lạng (xã Song Lãng, thuộc huyện Thư Trì cũ và Vũ Thư nay) và Cao Biền có dùng hết phép yểm triệt hay không mà đất đây vẫn phát nhiều người hiền tài đến thế. Đó là Trần Củng Uyên – đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn 1496 triều Lê Thánh Tông, Đỗ Lí Khiêm – đỗ Trạng nguyên khoa Kỉ Mùi 1499…Và đặc biệt đã xuất hiện một danh nhân văn hoá với tư cách là một nhà Thiền học có nhiều ảnh hưởng đến giáo phái Hoàng Giang ở Việt Nam đó là Đỗ Đô – đó là vị thiền sư được tôn thờ trong Chùa Phúc Thắng, làng Lạng, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư , tỉnh Thái Bình.

Căn cứ vào những những dấu tích và hiện vật còn lưu lại trong chùa, những gia phả của những dòng họ lớn trong xã…có thể khẳng định chùa Phúc Thắng có từ thời Lí nơi thờ Đỗ Đô.

Theo ngọc phả Từ Thượng và truyền thuyết dân gian Đỗ Đô tức Đỗ Sinh Công sinh ngày 9 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (1042) tức là năm Minh Đạo thứ nhất triều Lý Thái Tông. Thuở nhỏ, mặc dù con nhà nghèo nhưng Ngài rất chăm học, học rất giỏi. Ông nằm trong số rất ít người đã đi du học và thi đỗ khoa Bạch Liên ở Trung Quốc.

Đỗ Đô bình sinh luôn có ý thức mở mang việc học cho quê hương. Có thể xem ông là người thầy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp học hành thi cử của làng Lạng. Đỗ Đô là bạn đồng đạo của Không Lộ và Đạo Hạnh. Ông được các phái đạo thuật thời bấy giờ suy tôn là Giáo chủ phái Hoàng Giang. Vừa có tài lại có đức nên Đỗ Đô được vua Lý Thánh Tông rất tin yêu, trọng dụng, phái thảo đường mà vua Lý Thánh Tông sáng lập ra đã truyền được 5 đời (với 17 vị thiền sư), Đỗ Đô thuộc đời thứ 3 tổ thứ 11 đứng sau Không Lộ thiền sư và Lí Anh Tông.

Với tài cao, đức rộng nên Đỗ Đô được vua Lý Thánh Tông rất tin yêu, kính trọng ban cho chức tăng quan đứng đầu hàng tăng sư, ban đạo hiệu Đạt mạn thiền sư không gọi tên để tỏ lòng kính trọng.

Ông có nhiều công lao đóng góp cho dân chúng trong làng, xã, huyện, tỉnh. Thương dân tình đói khổ khó khăn ông đã xin miễn thuế khoá tạp dịch cho dân, ngày ngày khuyên dân chăm việc nông tang, sửa bỏ thói hư tật xấu, sửa sang đường sá, góp công sức đắp đê sông Hoàng (khúc sông chảy qua địa phận Thư Trì cũ). Chính vì vậy mà Thái Bình – Song Lãng luôn được mùa no đủ.

Ông là người rất giỏi về y thuật tận tình chăm sóc cứu chữa chúng sinh. Ngay cả vua Lý Thánh Tông cũng đã được ông cứu chữa. Ngài còn tính được số mệnh nhà vua để vua sớm liệu việc triều chính.

Tháng Giêng năm Canh Tí (1071) vua Lí băng hà có di chiếu vời Thượng sư về triều giúp việc chính sự vì thái tử Càn Đức nối ngôi còn nhỏ quá. Sau khi thiền sư qua đời với những công lao đóng góp của Ngài, nên vua Lí đã cho dân làng lập đền thờ thiền sư trên nền hành cung hiện nay để dân Ngoại Lãng và du khách bốn mùa hương khói.

Chùa Phúc Thắng
Song Lãng – Chùa Phúc Thắng

Hiện nay, Chùa Phúc Thắng còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị rất lớn về mặt lịch sử cũng như nghệ thuật như Cồng – được đúc vào năm Quí Dậu (1693) tức năm Chính Hoà thứ 14 đời vua Lê Hy Tông do cụ Nguyễn Chí Công vị thượng tổ họ Nguyễn cúng, được sử dụng vào đêm giao thừa (người trông nom đền được quyền đánh 3 hồi cồng – với ý niệm dùng để truyền tải, truyền đạt lòng dân trăm họ đến với thần linh mong được thần linh che chở và cũng là để báo cho nhân dân lên đền lễ thánh lấy lộc rồi về xông nhà, tiếng cồng còn là hiệu lệnh báo lễ rước kiệu bắt đầu), “cột tịnh truỳ” làm bằng gỗ trầm hương (là một cái chày thanh tịnh đường kính 15cm, dài 0m80 đầu chày ở phía dưới hơi thắt, trổ hoa sen đặt trên một giá đỡ) được dùng làm linh khí cầu chúc cho quốc thái dân an. Ngoài ra trong chùa còn lưu giữ nhiều binh khí thời Lí.

Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc chống thực dân Pháp chùa Phúc Thắng là căn cứ nuôi dấu, che chở cho cán bộ, du kích…Toàn bộ cụm di tích gồm trang miếu Thái Bảo Đỗ Vinh Công (tức Đỗ Đô), đền Thượng nơi thờ cúng thượng sư khi Ngài hoá thạch Tượng Tháp nơi thờ bà Đỗ Thị Doanh người góp nhiều công của xây dựng chùa, nhà thờ Tổ. Tất cả được thiết kế theo kiểu chữ Vương. Để tưởng nhớ tới công lao của vị thiền sư này cứ 2 năm hội được tổ chức một lần, Lễ hội được mở từ ngày mồng 6 đến 11 tháng giêng âm lịch. Trong lễ hội có rước kiệu thánh, lễ phật, cúng khoa, khai bát trí thực và thông hành tịnh truỳ và nhiều trò chơi dân gian khác.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Phúc Thắng - Thái Bình

Top 3 con giáp phát tài nhờ khả năng kinh doanh

Do có khả năng kinh doanh thiên bẩm, đầu óc tính toán ưu việt, nhạy bén với thị trường mà những con giáp này là con giáp phát tài trong tương lai.
Top 3 con giáp phát tài nhờ khả năng kinh doanh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Luận giải tử vi trọn đời của 12 con giáp cho rằng, do có khả năng kinh doanh thiên bẩm, đầu óc tính toán ưu việt, nhạy bén với thị trường mà những con giáp này là con giáp phát tài trong tương lai.


Top 3 con giap phat tai nho kha nang kinh doanh hinh anh 2
 

Tuổi Thìn

  Trí thông minh hơn người lại có đầu óc kinh doanh nên hơn ai hết những người tuổi Thìn không bao giờ chịu thua kém ai.  Vì vậy mà họ luôn rất cố gắng để kiếm tiền nhờ vào kinh doanh.   Họ khá nhanh nhạy trong buôn bán và luôn rất bình tĩnh, không dễ bị ảnh hưởng, vì vậy mà dễ gặt hái nhiều thành tựu. Và họ luôn rất cố gắng, kiên nhẫn thực hiện mục tiêu đề ra. Vì vậy mà cuộc sống sau này rất đủ đầy, sung túc không lo gì.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Tuổi Thìn hợp với tuổi nào trong tình yêu hôn nhân?

Top 3 con giap phat tai nho kha nang kinh doanh hinh anh 2
 

Tuổi Thân

  Nói về sự tính toán và con số thì người tuổi Thân nhạy bén nhất trong 12 con giáp. Chỉ cần nhìn thấy tiền, họ sẽ thấy vô cùng hào hứng và tràn đầy ý chí quyết tâm để nắm được nó trong tay. Cá tính này khiến họ không ngừng học tập ngay từ khi còn trẻ và tích lũy nhiều kinh nghiệm để thành công trong việc kinh doanh sau này.   Người tuổi Thân có tài tổng hợp và đánh giá tình hình kinh doanh một cách khoa học. Họ cẩn trọng trong từng đường đi nước bước nên ít khi bị thất bại hoặc thua lỗ.
Top 3 con giap phat tai nho kha nang kinh doanh hinh anh 2
 

Tuổi Dậu

  Những người tuổi Dậu là người  có phong cách quyết đoán, tự tin, họ thích sáng tạo. Đồng thời họ lại là người có năng lực thực thu, họ luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, có chút may mắn, họ rất biết tận dụng thời cơ.   Con giáp này biết cách biến thách thức thành cơ hội cho mình. Trong hoàn cảnh cấp bách và khó khăn nhất, họ vẫn điềm tĩnh nghĩ ra cách xử lý tối ưu. Bởi lẽ họ là một trong số những người có con mắt tinh tường và sáng suốt trong lĩnh vực kinh doanh.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Bật mí lý do nên lấy con gái tuổi Dậu làm vợ

ST.
Top 5 con giáp đại phú đại quý trong năm 2017 12 con giáp kết hôn tuổi nào để trọn đời hạnh phúc? Mùa sinh phú quý cho 12 con giáp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 3 con giáp phát tài nhờ khả năng kinh doanh

Tiết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh đến sau khi lập xuân 45 ngày, sau đông chí 105 ngày. Theo âm lịch, ngày này thường rơi vào những ngày đầu tháng 3. Nếu nó rơi vào ngày mồng 3
Tiết Thanh Minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

“Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du nhắc chúng ta cả về thời gian cũng như ý nghĩa của tiết Thanh Minh. Đây là lễ tiết hàng năm tồn tại không chỉ trong đời sống văn hóa của người Việt mà còn chung cho người Á Đông.

Thanh minh trong tiết tháng 3

Tiết Thanh Minh đến sau khi lập xuân 45 ngày, sau đông chí 105 ngày. Theo âm lịch, ngày này thường rơi vào những ngày đầu tháng 3. Nếu nó rơi vào ngày mồng 3 tháng 3 thì gọi đó là ngày Thanh Minh đích thực.

Tiết Thanh Minh có ý nghĩa đặc biệt đối với người Việt, đây là dịp để người ta tưởng nhớ về cội nguồn, thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với những người đã khuất. Vì thế vào tiết Thanh Minh, người Việt có truyền thống đi tảo mộ.

Điều cốt lõi trong tục lệ Thanh Minh là thăm nom phần mộ của gia tiên và người thân. Ngoài việc sửa sang, xây dựng phần mộ, người ta còn lo sửa lễ tại nghĩa trang, cúng thần linh và mời vong linh về chứng giám cho tấm lòng thành của con cháu. Việc chăm sóc phần mộ cũng như cúng lễ trong tiết Thanh Minh đã phần nào nói lên đạo nghĩa của con người phương Đông.

Vào dịp Thanh Minh, trước khi đi tảo mộ, người dân thường sắm một lễ mặn nhỏ gồm: hương, đèn, trầu cau, rượu thịt và hoa quả. Tới nghĩa trang, gia chủ đặt lễ vào miếu thổ địa (hoặc am) của chung nghĩa trang, thắp đèn hương, vái 3 vái các vị thần linh, thổ địa, xin phép cho hương hồn người đã khuất về hưởng lễ với con cháu.

(Theo Nghi lễ thờ cúng của người Việt)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tiết Thanh Minh

Xem dáng đi đoán tính cách

Mỗi người đều có tư thế đi của mình. Tuy tư thế này trên mức độ rất lớn là do hình thể mỗi người khác nhau tạo nên, nhưng căn cứ vào bước đi, nhịp đi hoặc những đặc điểm khác mà nói, cũng vì mọi người có tâm tính và bẩm sinh khác nhau nên mơi có tư thế đi khác nhau.
Xem dáng đi đoán tính cách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có thể khẳng định rằng, tâm trạng, tính tình hoàn toàn có thể thay đổi tư thế đi của một người. Khi nhịp đi của người đó nhanh hơn bình thường, chúng ta có thể đoán rằng anh ta đang phấn khởi ; nếu một người đi lang thang thì nhất định anh ta đang bị cú sốc nào đó ; nếu một người đi hai vai rũ xuống, bước đi nặng nề thì khẳng đình trong lòng anh ta cũng đang nặng trĩu.

Vậy bước đi, nhịp đi hoặc tư thế đi cụ thể của một người trong giao tiếp thường ngày đại biểu cho những đặc trưng tính cách và hàm nghĩa tâm lý cụ thể gì ?

* Dáng đi chữ bát: Đi chữ bát tức là khi đi hai gót bàn chân hướng vào hai đầu bàn chân hướng ra thành hình chữ bát. Khi đi tuy dùng lực, nhưng tỏ ra rất vội vàng, nửa thân trên hay lắc sang trái sang phải. Dáng đi này có hàm nghĩa tâm lý và đặc trưng tính cách như sau:

- Tính cách bảo thủ: Nói chung dáng đi chữ bát không đẹp tí nào, nhưng vì họ đã quen đi như thế, điều đó chứng tỏ: trong cuộc sống dù phát sinh sự việc gì họ cũng có thái độ chấp nhận. Họ không dễ dàng thay đổi hành vi của mình.
 

- Không thích giao tiếp: Về điểm này, hiện nay vẫn chưa có một cách nói chuẩn xác, nhưng nhìn chung loại người này có đầu óc thông minh: làm việc khoa học mà không ồn ào. Có thể vì đầu óc thông minh nhưng tư thế đi không đẹp đã tạo cho họ thích kiểu đi lặng lẽ một mình này

* Dáng đi lắc đảo: Dáng đi lắc đảo tức là bước đi rất tuỳ tiện, nói chung không có quy luật cố định nào. Có lúc họ đút hai tay trong túi, hai vai rụt lại mà đi; có lúc đánh tay thoải mái, ưỡn ngực. Qua bước đi của loại người này ta có thể đoán biết được thế giới nội tâm của họ như sau:

- Tính cách hào phóng: Loại người này có tính cách giống như cách đi của họ, rất hào phóng, không câu nệ tiểu tiết. Xưa nay họ không vì những lời khen, chê của người khác mà thay đổi hành vi của mình. " Đi theo cách của mình, ai nói gì kệ họ" là qui tắc hành động của loại người này.

- Mong muốn cao xa: Người đi kiểu này nói chung rất thông minh. Họ có ý chí tạo dựng sự nghiệp, ước mong cao xa. Nhưng nhược điểm là có lúc quá đề cao vai trò của mình, vì thế mà hay tranh chấp, đặc biệt trong trường hợp họ có lý thì không dễ gì nhường nhịn người khác.

* Đi có tiếng dội: Đi có tiếng dội tức là chân đặt lên đất có tiếng kêu, khi đi ưỡn ngực, bước đi hơi nhanh. Người đi kiểu này có những hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách sau:

- Giàu chí tiến thủ: Loại người này giàu chí tiến thủ. Tính cách giống như bước đi, cho người khác thấy rõ bản thân, họ thường không dấu giếm khuyết điểm của mình. Làm việc gì cũng đều coi trọng kết hợp giữa lý trí và tình cảm.

- Đầu óc tản mạn: Người đi kiểu này, có một số người tinh thần tản mạn. Tuy trong lòng ôm ấp chí lớn, nhưng không chủ động tiến thoái mà thường có thái độ "đã thế thì đành sống thế".

* Dáng đi thẳng: Dáng đi thẳng tức là khi đi chân và tay song song nhau, người không lắc đảo, gây cho người khác cảm giác họ có tác phong nho nhã. Người đi kiểu này có tính cách hướng nội điển hình. Nói chung loại người này nhút nhát, bảo thủ, thiếu ý chí rộng lớn. Điều đáng nói là gặp việc họ thường bình tĩnh, không dễ cáu giận. Cho nên họ giao tiếp tốt với người khác.

* Dáng xung phong: Thông qua tên gọi chúng ta cũng có thể tưởng tượng được dáng đi tiên phong là: bước chân nhanh, không lùi, cho dù chỗ chen chúc đông người hay chỗ yên tĩnh, vắng lặng. Loại người này khẳng định có tính cách nóng vội. Họ thẳng thắn, bộc bạch, thích giao kết bạn bè, ham nói chuyện, tuy nhiên tính cách nóng vội. Điều khiến người khác yên tâm là họ không làm sai lời hẹn.

* Dáng đi song song: Dáng đi song song tức là chân bước chậm, giống như sợ trước mặt có hố sâu bất ngờ. Loại người này tính cách khá nhu nhược. Khi gặp việc thường đo trước đắn sau. Nhưng loại người này có cái tốt là nặng về tình cảm, có thể chọn làm bạn.

* Dáng vừa đi vừa xem: Vừa đi vừa xem tức là dáng đi chậm chạp, thỉnh thoảng nhìn sang phải, ngó sang trái. Người đi kiểu này có hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách sau:

- Không có chí lớn: Loại người này điển hình là không có chí lớn. Họ thích sống đơn độc. Đặc điểm nổi bật của họ là không thích giao tiếp bạn bè, hiệu suất công tác thấp.

- Ngưỡng mộ hư vinh: Trong cuộc sống hiện thực, loại người này thường hay ngưỡng mộ những điều xa xôi, không làm việc một cách chắc chắn, thực sự. Tuy họ có tính hiếu kỳ, nhưng đáng tiếc là không có tính kiên nhẫn, thiếu ý chí bền bỉ. Loại người này trong cuộc sống ít thành công.

* Đi treo chân: Đi treo chân tức là đi như nhảy, hầu như gót chân không chạm đất. Người đi kiểu này có đặc trưng hàm nghĩa tâm lý sau:

- Làm việc không chắc chắn: Tính cách loại người này giống như tư thế đi : trôi nổi, không có lực. Làm việc không chắc chắn. Tuy trong cuộc sống họ gặp được dịp tốt nhưng đều bỏ lỡ trong sự vội vàng, cập rập.

- Tính tình không ổn định: Loại người đi như thế thường là người rất thông minh, nhưng ý chí bạc nhược, tính tình không ổn định. Họ thường làm việc đầu voi đuôi chuột một cách không tự giác, vì vậy dễ mất tín nhiệm đối với người khác.

* Dáng đi lay người: Tư thế đi lay động, lắc lư như cây liễu gặp gió, trong mệnh tướng học cổ gọi là "rắn bò". Tư thế đi này có những đặc điểm tính cách sau.

- Hay giả vờ: Người đi như thế hay làm vẻ giả vờ. Họ làm việc nói chung không có tinh thần trách nhiệm.

- Độ tin cậy thấp: Người đi kiểu này phần nhiều gian trá. Cho dù là làm việc hay trong giao tiếp đều gây cho người khác cảm giác khó tin cậy. Làm bạn với loại người này phải rất cẩn thận, nếu không dễ bị thiệt

* Dáng đi lang thang: Dáng đi lang thang tức là bước đi thất thểu, lúc lên trước, lúc như lùi về sau. Loại người này thường là người sôi nổi. Đặc trưng tính cách của họ là ý chí bạc nhược, làm việc cẩu thả, vô ý. Tuy họ an phận giữ mình, nhưng cũng có quy tắc nhất định. Tuy tư tưởng đơn giản, nhưng làm việc cũng thường kín đáo.

* Dáng đi chắp tay sau lưng: Người đi kiểu này có hàm nghĩa tâm lý sau:

- Tính cách ôn hoà, hơi có thành tích: Loại người này trong sự nghiệp có những thành đạt nhất định. Nói chung tính cách của họ tương đối ôn hoà. Tư thế đi thể hiện lòng họ như cảm thấy tự mãn và thoải mái sau khi đã đạt được thành tích nào đó.

- Thích làm thầy người khác: Người đi theo tư thế này còn có ý thích làm thầy người khác. Vì dáng đi chắp tay sau lưng thường để lại cho người ta ấn tượng là người tự cao tự đại, loại người này quả thực đúng như thế.

* Dạng đi cúi đầu: Đi cúi đầu tức là khi đi đường đầu hơi cúi xuống, chân bước chậm. Người đi kiểu này có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:

- Tính cách hướng nội: Loại người này tính cách hướng nội, ngoài đời thường không chủ động, cho nên ít bạn tri âm.

- Suy nghĩ sâu sắc: Loại người này suy nghĩ chu đáo. Tục ngữ có câu: "Ngửa mặt là bà già, cúi đầu là hảo hán", hảo hán đây chính là loại người này. Nói chung họ không muốn nhìn trực diện vào người khác và cũng không muốn người khác nhìn thấu tâm can mình, cho nên họ thường hay cúi đầu.

* Dáng đi vội vàng: Dáng đi vội vàng tức là khi đi đường chân bước vội vàng, bước chân nặng nhưng không loạn nhịp. Người đi như thế có đặc điểm tính cách cởi mở, bụng thẳng miệng nhanh, có tài nǎng lãnh đạo. Nhưng có lúc vì tính tùy tiện của mình mà làm tổn thương đến người khác.

* Dáng đi tự mãn: Dáng đi tự mãn tức là khi đi đường mặt hơi nâng lên, nhịp tay vung vẩy thoải mái, hai chân hơi cứng, bước đi thận trọng. Người có dáng đi như thế có đặc điểm tự cao tự đại điển hình. Dáng đi đó phản ánh chân thật thế giới nội tâm. Họ muốn thông qua cách đi đó để gây ấn tượng sâu sắc cho người khác.

* Dáng đi như vác nặng: Dáng đi như vác nặng có tư thế điển hình sau: hai vai hơi nhô lên, đầu hơi chúi về phía trước, mắt như nhìn xuống chân. Người đi đường như thế có các đặc điểm tính cách, tâm lý sau.

- Tự ý thức về mình sâu sắc: Loại người này tự ý thức mạnh mẽ. Nói chung họ ngưỡng mộ hư vinh. Ngoài đời họ quá tự tin, hay ǎn to nói lớn, dễ mắc lỗi nên thiếu bạn tri âm.

- Cô độc và đau khổ: Người đi đường với tư thế ấy vì không nhìn thẳng vào cuộc đời cho nên cũng không nhìn thẳng vào mình, thường rơi vào hoàn cảnh cô độc và đau khổ.

* Dáng đi còng lưng: Dáng đi còng lưng điển hình là nửa thân trên hơi hướng về phiá trước, để bảo đảm cho mắt nhìn được xa hơn thì phải ngẩng mặt lên. Người có kiểu đi như thế thường có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:

- Không có lý tưởng cao xa: Loại người này nói chung không có lý tưởng rộng lớn, đối với tương lai cũng ít hy vọng, đối với chung quanh thiếu nhận thức tỉnh táo.

- Mơ màng, hồ đồ: Loại người này đối với mọi việc chung quanh thường có thái độ bi quan, thất vọng. Làm việc gì cũng không có kế hoạch chu đáo. Họ thường làm theo cảm tính, suốt ngày sống một cách hồ đồ.

* Đi từ từ chậm chạp: Dáng đi từ từ chậm chạp là tư thế đi : miệng hơi mở, hai tay buông thõng, tuy mắt nhìn phía trước nhưng nhãn thần bất định, tỏ ra rất mơ màng. Người đi như thế thường có đặc điểm tính cách và tâm lý sau.

- Đù đờ như người nộm: Loại người này điển hình là đù đờ không có hồn. Họ thường để lại cho người khác ấn tượng không có sinh khí, thiếu sức sống, đối với mọi việc chung quanh thờ ơ, không quan tâm, đồng thời thiếu khả nǎng ứng phó khi gặp sự biến.

- Có sức mạnh tích tụ: Người đi đường như thế nội tâm tiềm tàng nǎng lượng tích tụ. Có lúc nguồn nǎng lượng này vì một nguyên nhân nào đó mà được giải phóng ra một cách bột phát mạnh mẽ. Nhưng điều không thể hiểu nổi là sau khi bột phát, họ lại trở về trạng thái ban đầu như chưa hề xảy ra việc gì

*Dáng đi điệu đài các: Dáng đi điệu đài các là tư thế đi : hai vai như nhô lên do thở mạnh, nửa thân trên dùng lực gưỡng gạo. Người có dáng đi như thế thường có các đặc điểm tính cách và hàm nghĩa tâm lý sau:

- Bụng dạ hẹp hòi: Khí chất của loại người này thường hẹp hòi, ý chí bạc nhược, muốn sống đơn độc.

- Hư trương thanh thế: Loại người này thường hy vọng dựa vào sức mạnh của người khác hay tập thể để thể hiện mình. Bản thân họ không có bản lĩnh gì đáng kể, nhưng lại muốn núp dưới bóng của người khác mạnh hơn để đạt được mục đích "sói mượn oai hùm".

* Dáng đi quay đầu lại: Điển hình của dáng đi quay đầu lại là lúc đi, không phải quên cái gì, cũng không phải chia tay với người thân, càng không phải như đang tìm một vật gì đó nhưng vẫn thỉnh thoảng quay đầu lại nhìn. Người có kiểu đi này có đặc điểm tính cách và tâm lý sau:

- Lưu luyến quá khứ: Đặc trưng tính cách của loại người này là thường nhớ lại quá khứ. Vì họ luôn nhớ đến từng kỉ niệm xưa nên đi đường hay quay đầu lại.

- Tính cách cố chấp: Loại người này có tính cách cố chấp. Nói chung họ rất khó tiếp thu sự phê bình và chê trách của người khác

Nguồn "Sưu tầm"


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem dáng đi đoán tính cách

Bát Bạch lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở

Cửu tinh là Tả Phụ, Cửu vận là Bát Bạch, phương vị Tiên thiên tại Càn, Hậu thiên tại Cấn. Bát Bạch lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở khá tốt, chủ yếu về
Bát Bạch lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cửu tinh là Tả Phụ, Cửu vận là Bát Bạch, phương vị Tiên thiên tại Càn, Hậu thiên tại Cấn. Bát Bạch lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở khá tốt, chủ yếu về mặt tài vận.

Bat Bach luu nien anh huong toi phong thuy nha o hinh anh
 
Bát Bạch vốn thuộc Tả Phụ, hiệu là Tài Tinh, thuộc một trong ba sao đại cát, đại lợi. Ngũ hành thuộc Thổ, màu sắc là vàng trắng, mang ý nghĩa ổn định; nhân vật là nam thanh niên, thiếu nam, những người sống trên núi, trẻ nhỏ.

Trong vận 8 (2004 - 2023) Bát Bạch là sao đương vượng, có quyền uy và sức chi phối mạnh nhất. Bát Bạch lưu niên thường mang đến những may mắn về tiền bạc cho gia chủ.
 
Bát Bạch đến Đông Bắc: Phát tài, lợi về điền sản, lỡ vận thì phát tài, tiền tự đến, không cầu cũng có nên không cần suy tính nhiều.
 
Bát Bạch đến Đông: Bất lợi cho trẻ nhỏ, thành tích bị sút kém, chú ý tới tâm lý của trẻ.
 
Bát Bạch đến Nam: Nhiều tin vui, hỉ khí vây quanh, hỉ sự liên tiếp, nên tính chuyện cưới xin, mua nhà, mua xe, mừng thọ,…. tận dụng không khí vui tươi khiến mọi sự thuận lợi hơn.
 
Bát Bạch đến Tây Nam: Vượng tài, lợi cho điền sản, tiền vào như nước, có cơ hội nên mạnh dạn đầu tư không sẽ lỡ mất.
 
Bát Bạch đến Đông Nam: Bất lợi cho trẻ nhỏ, thành tích sút kém, đề phòng tai nạn liên quan tới các hoạt động ngoài trời.
 
Bát Bạch đến Tây: Có thể phát tài nhưng cũng dễ bị tán tài, cẩn thận có nhiều tiền nhưng bị người khác lừa gạt mất trắng.
 
Bát Bạch đến Tây Bắc: Phát tài nhỏ, có lợi cho điền sản, chú ý trong việc đầu tư, không nên quá tham lam, ôm đồm.
 
Bát Bạch đến Bắc: Phát tài, lợi cho điền sản, nên mua nhà mua đất tích trữ hoặc kinh doanh bất động sản sẽ có món lợi lớn.
 
Bát Bạch nhập trung cung: Đề phòng bệnh đường ruột, những bệnh liên quan tới bụng, dạ dày.
► Xem thêm: Những yếu tố ngũ hành tương sinh ảnh hưởng đến đời sống của bạn

Theo Phong thủy Huyền không

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bát Bạch lưu niên ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở

Đám cưới nơi cửa Phật

Bên cạnh lễ cưới truyền thống, có không ít cô dâu, chú rể chọn cách mở đầu cuộc sống lứa đôi bằng một đám cưới nơi cửa Phật với các nghi thức Phật giáo.
Đám cưới nơi cửa Phật

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bên cạnh lễ cưới truyền thống, có không ít cô dâu, chú rể chọn cách mở đầu cuộc sống lứa đôi bằng một đám cưới tại chùa với các nghi thức Phật giáo. Đám cưới này được gọi lễ Hằng Thuận.

Diễn viên Hồng Ánh, Thúy Nga, Diệu Hương cũng đã làm lễ Hằng Thuận ở chùa để mong một hạnh phúc gia đình viên mãn.

1. Ý nghĩa lễ Hằng Thuận:

Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện. Ngoài ra, lễ Hằng Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ của dòng họ. Theo tên gọi, “Hằng” là thường xuyên, luôn luôn, còn “Thuận” là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.

2. Quy trình tổ chức lễ Hằng Thuận:

Trước khi tổ chức, cô dâu, chú rể và gia đình hai bên phải đến chùa xin ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ. Nghi thức của lễ cưới được tiến hành có phần khác với lễ cưới thông thường.
Chủ hôn thường là một vị hoà thượng hay chư tăng. Nếu tổ chức tại chùa, nghi lễ này sẽ được thực hiện ở chính điện của chùa. Sẽ có một chiếc bàn dài được kê ở chính điện, các vị hoà thượng sẽ đứng sau chiếc bàn đó, gia đình cô dâu, chú rể cùng họ hàng, bạn bè đứng ở hai bên theo đúng quy cách “nam tả, nữ hữu” (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải).

  • Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới.
  • Cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn thờ để đọc lời nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ.
  • Tiếp đó là nghi lễ “Phu thê giao bái”, cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn.
  • Cuối cùng, đại diện hai bên gia đình sẽ hứa trước tượng Phật và các vị chư tăng về việc chỉ bảo cho cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh phúc.
đám cưới
Phật và các vị chư tăng sẽ chỉ bảo cho cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Sau khi buổi lễ tại chính điện kết thúc, gia đình hai bên sẽ mời sư thầy, các vị chư tăng cùng họ hàng và bạn bè dự tiệc chay. Thông thường, bữa tiệc này sẽ được tổ chức ngay tại chùa, mâm cỗ cũng đầy đủ các món như gà luộc, nem hải sản, canh măng… Điểm khác biệt là toàn bộ các món ăn đều được chế biến từ thực vật như nấm, mộc nhĩ, khoai, đậu phụ, ngũ cốc…

3. Lợi ích của lễ Hằng Thuận:

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều gia đình theo đạo Phật. Vì vậy, việc tổ chức đám cưới tại chùa theo lễ Hằng Thuận sẽ giúp các cô dâu, chú rể là có thêm lòng tin vào hôn nhân, từ đó cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, yêu thương, chung thủy, có trách nhiệm và mục đích sống.

Bên cạnh đó, việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô dâu, chú rể một lễ cưới trang trọng. Mâm cỗ với những món chay hoàn toàn, không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh, đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình và quan khách hai bên.

đám cưới
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều gia đình theo đạo Phật

4. Một vài địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận:

Tại Hà Nội, cô dâu, chú rể có thể đến xin phép tổ chức tại thiền viện Sùng Phúc (phường Cự Khối, Long Biên), chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, Từ Liêm), chùa Lý Triều Phúc Sư (50 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm)…

Tại TP HCM, các đôi uyên ương có thể tham khảo các địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận tại chùa Viên Giác (quận Tân Bình), chùa Giác Ngộ (quận 10), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3)…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đám cưới nơi cửa Phật

Xem tuổi mua xe –

Đứng trên quan niệm về Phong Thủy, khi chọn màu cho xe theo phong thủy chúng ta phải chắc chắn rằng màu này không xung khắc với màu Ngũ hành tương ứng với tuổi của mình. Ví dụ, một thanh niên tuổi Ngọ mạng Hỏa, không nên chọn xe màu đỏ vì màu này làm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tăng thêm tính Hỏa của người ấy.

Một chiếc xe màu xanh đậm hoặc đen sẽ làm dịu bớt Hỏa, và Kim – màu trắng hay xám – thì thích hợp hơn, và an toàn hơn, vì làm Hỏa suy yếu đi. Mặt khác nếu người lái xe nào dễ bị mất tập trung và là người tuổi Hợi mạng Thủy thì nên chọn màu xe thuộc hành Mộc (màu xanh lá). Màu thuộc hành Kim (trắng hoặc bạc) cũng có tác dụng hỗ trợ những người này. Tuy vậy, việc chọn màu sắc hợp phong thủy cho xe cũng tùy thuộc vào sở thích của chủ xe.

Nếu chọn được màu xe hợp mạng, tuổi, nhưng chủ xe lại không thích màu đó, thì điều đó cũng không tạo nên luồng khí giao hòa tốt đẹp giữa chủ xe và chiếc xe. Nên cân nhắc kĩ về vấn đề này.

phong-thuy

Nhiều người cho rằng, việc chọn màu xe phù hợp với tuổi sẽ khiến chiếc xe gặp ít trục trặc hơn và người sở hữu sẽ cảm thấy may mắn, an toàn hơn khi tham gia giao thông.

Đã từ lâu việc cưới hỏi, xây nhà, sơn nhà hay mua sắm đồ đạc dựa vào ngũ hành trở thành một việc quen thuộc. Về mặt tâm linh, những màu sắc hợp với mệnh của chủ nhân sẽ khiến bạn cảm thấy may mắn hơn, tự tin hơn và có tâm lý thoải mái hơn.

Dưới đây là những kiến thức cơ bản về ngũ hành và màu sắc, xem tuổi mua xe cũng những kinh nghiệm chọn màu xe hợp với mệnh của bạn.

Nội dung

  • 1 Ngũ hành
  • 2 Ngũ hành và màu sắc
  • 3 Chọn màu xe theo ngũ hành
  • 4 Kinh nghiệm chọn màu xe
    • 4.1 Mệnh Hỏa gồm có các tuổi
    • 4.2 Mệnh Thổ gồm có các tuổi
    • 4.3 Mệnh Kim gồm có các tuổi
    • 4.4 Mệnh Thủy gồm có các tuổi
    • 4.5 Mạng Mộc gồm có các tuổi

Ngũ hành

Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tồn tại theo quy luật tương sinh và tương khắc. Quy luật của Ngũ hành hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự nhiên, vì vậy từ khi được biết đến, Ngũ hành luôn thể hiện một sự chính xác cho những người tin vào. Mỗi người sinh ra đều có mệnh của mình theo quy luật xoay vòng của Ngũ hành 2 năm 1 lần, qua đó ứng với quy luật tương sinh tương khắc với mệnh khác.

Trong ngũ hành, tương sinh là vòng tròn phía ngoài, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Thủy sinh Mộc. Ứng với tự nhiên là cây khô dễ cháy sinh lửa – lửa đốt mọi vật ra tro, thành đất – đất tạo nên quặng trở thành kim loại – kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng như nước – nước nuôi cây lớn. Vòng tròn tương sinh cũng ứng với sự hỗ trợ, làm tốt lên, tạo sự may mắn, yên ổn.

Tương khắc là những đường bên trong vòng tròn tương sinh, tạo thành hình ngôi sao 5 cánh. Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ và Thổ khắc Thủy. Ứng với tự nhiên là nước dập tắt lửa, lửa làm chảy kim loại, kim loại cắt được cây, cây hút chất màu của đất, đất ngăn nước chảy. Tương khắc ngược lại với tương sinh, tức là có thể sẽ gây là những điều không tốt, đối lập.

Ngũ hành và màu sắc

Bảng màu cũng có sự chuyển động tương ứng như ngũ hành, và bảng màu cũng rất phù hợp với quy luật của tự nhiên.

Theo đó, Mộc ứng với màu xanh lá cây; Hỏa ứng với màu đỏ, hồng, da cam; Thổ ứng với màu nâu, vàng đậm; Kim ứng với màu vàng sáng, bạc, trắng; Thủy ứng với màu xanh nước biển, đen, tím.

Chọn màu xe theo ngũ hành

Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, có nghĩa là việc chọn màu cũng nên chọn theo quy luật tương sinh tương khắc với chủ nhân.

Chọn màu tương sinh với mệnh sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin, may mắn, thoải mái thanh thản. Bản thân màu tương sinh cũng khiến bạn cảm thấy rất phù hợp.

Chọn màu mà mệnh của bạn tương sinh cũng hợp lý, khiến chiếc xe bền hơn và hợp với chủ nhân.

Bạn có thể chọn màu cùng mệnh, nhưng đừng quá lạm dụng. Màu cũng mệnh sẽ khiến bạn yên ổn và an toàn nhưng nếu nhiều màu cùng mệnh quá sẽ sinh ra dư thừa, phản tác dụng.

Cần tránh những màu tương khắc với mệnh của bạn. Những màu tương khắc sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, tâm trí bất định, mất tập trung, hay bực bội nóng giận, dễ gặp tai nạn hơn nếu lái xe, có thể bị thương tật.

Bạn cũng không nên lạm dụng những màu mà mệnh của bạn khắc, hay còn gọi là khắc xuất. Những màu ấy tuy không ảnh hưởng đến bạn nhưng sẽ khiến chiếc xe của bạn không ổn định, hay hỏng hóc khó sửa chữa và khó giữ chiếc xe lâu dài.

chon-mau-xe-theo-phong-thuy

Kinh nghiệm chọn màu xe

Người mệnh Hỏa nên chọn xe màu xanh lá cây. Có thể chọn xe màu da cam, đỏ, hồng cùng mệnh. Nếu bạn cảm thấy một chiếc xe màu xanh lá cây đôi khi quá nổi bật và không phù hợp, hãy chọn các màu như nâu, vàng đậm, trắng, bạc, vàng sáng. Cần tránh xe màu xanh nước biển, đen.

Mệnh Hỏa gồm có các tuổi

Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935
Mậu Tý 1948 & Kỷ Sửu 1949
Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957
Giáp Thìn  1964 & Ất Tỵ 1965
Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979
Bính Dần  1986 & Đinh Mão 1987.

Xanh lá cây rất hợp với người mệnh Hỏa.

Người mệnh Thổ nên chọn xe màu đỏ, da cam, hồng. Có thể chọn màu nâu, vàng đậm, vàng nhạt, bạc, trắng. Nên tránh màu xanh lá cây và nhớ đừng lạm dụng màu xanh da trời, đen.

Mệnh Thổ gồm có các tuổi

Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939
Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947
Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961
Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969
Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977
Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991

Màu đỏ hợp với người mệnh Thổ

Người mệnh Kim nên chọn xe màu nâu, vàng đậm. Bạn cũng có thể mua xe màu trắng, vàng nhạt, xanh nước biển. Cần cân nhắc khi mua xe màu xanh lá cây và thận trọng với màu đỏ, da cam, hồng.

Mệnh Kim gồm có các tuổi

Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933
Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941
Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955
Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963
Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971
Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985

Màu nâu lại phù hợp với người mệnh Kim

Người mệnh Thủy nên chọn xe màu trắng, vàng nhạt. Có thể sử dụng màu cùng mệnh như xanh nước biển, đen hay màu xanh lá cây. Bạn cần tránh những màu như nâu, vàng sẫm. Màu đỏ, da cam là màu khắc xuất cũng nên thận trọng khi lựa chọn.

Mệnh Thủy gồm có các tuổi

Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937;
Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945;
Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953;
Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967;
Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975;
Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.

Người mệnh Thủy nên chọn xe màu trắng.

Người mệnh Mộc nên sử dụng xe có màu xanh nước biển, đen, tím. Có thể sử dụng màu xanh lá cây, nâu, đỏ, hồng, da cam và cần tránh các màu kim như bạc, trắng, vàng ánh kim.

Mạng Mộc gồm có các tuổi

Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943;
Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951;
Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959;
Nhâm Tý 1972 & Quý Sửu 1973;
Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981;
Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.

Và người mệnh Mộc hợp với xe màu xanh nước biển, đen.

Nhìn chung, nên rất trận trọng khi sử dụng các màu tương khắc với mệnh của bạn để có thể an tâm khi sử dụng xe. Dù sao, quan trọng hơn vẫn là việc tập trung khi lái xe, không sử dụng rượu bia và lái xe đúng luật, còn nếu không thì dù có sử dụng xe có màu phù hợp đến mấy bạn cũng phải nhận những hậu quả đáng tiếc.

Bạn có thể xem ngày tốt mua xe sau khi đã chọn được xe ưng ý hoặc xem biển số xe hợp tuổi bạn không tại Xem Tướng Chấm Net.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tuổi mua xe –

Mơ thấy chìa khóa: Tượng trưng cho quyền lực –

Chìa khóa đại diện cho quyền lực. Mơ thấy đánh mất chìa khóa có nghĩa là bạn mất đi quyền khống chế, hay không đủ điều kiện để có được quyền lực. Mất chìa khóa trong mơ còn tượng trưng cho cảm giác bất lực của bạn khi không tìm được phương pháp cần t
Mơ thấy chìa khóa: Tượng trưng cho quyền lực –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy chìa khóa: Tượng trưng cho quyền lực –

Trang trí nội thất hợp phong thủy đón tài lộc

Phong thủy học quan niệm, Thủy và Mộc là những yếu tố có thể mang lại tiền tài và vận may cho gia chủ. Dưới đây là một số mẹo trang trí nội thất mang lại tài lộc cho gia đình bạn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Bài trí nhiều cây xanh

Trong nhà, bố trí không gian xanh với những loại cây như cây phát lộc (lucky bamboo), cây kim tiền, cây phát tài hay các loại cây có tác dụng thanh lọc không khí khác như thiết mộc lan, cau trúc, cây dây nhện...

2. Trang trí nhà với đồ vật đặc trưng phong thủy

Đài phun nước đem theo năng lượng của hành Thủy nên rất phổ biến trong phong thủy. Bên cạnh đó, phong thủy cũng coi trọng vai tác dụng của gương trong trang trí nhà. Gia chủ có thể làm một đài phun nước trong ngôi nhà nhưng bảo đảm nước phải sạch và dòng chảy nước phải liên tục, thường xuyên hoặc trưng bày bất cứ đồ vật hiển thị hình ảnh của nước như tranh sông, thác nước, hồ, đại dương...

3. Lưu ý hình dáng đồ vật bài trí trong khu vực tài lộc

Trang trí giấy dán tường, khung ảnh, đồ vật, bình hoa, dụng cụ mang hình dáng cụ thể như hình vuông (đặc trưng cho yếu tố thổ), hình lượn sóng (đại diện cho thủy) hay hình chữ nhật (đại diện cho mộc) được sắp đặt trong khu vực tài lộc có thể đem đến năng lượng tốt cho vận nay của bạn.

cây phong thủy
Bố trí cây xanh trong nhà hợp phong thủy giúp mang lại tài lộc
 

4. Hình ảnh về công viên, rừng cây hay những đồng cỏ xanh mát

Bất kỳ hình ảnh, trang trí, tranh vẽ mang hình ảnh rừng núi, bãi biển, thiên nhiên đều tốt cho sự thịnh vượng của bạn.

5. Sử dụng màu sắc phù hợp

Nên lựa chọn sơn tường, vải, khăn trải bàn hay các họa tiết trang trí màu xanh lá, xanh dương, nâu, đen, sắc vàng hoặc ánh đỏ cho khu vực tiền tài trong nhà. Các màu sắc nổi bật như đỏ san hô, đỏ tươi, hồng hoặc tím cũng có thể sử dụng nhưng nên tránh dùng những màu sắc này làm gam màu chủ đạo.

6. Trang trí bằng những hình ảnh, đồ vật  đặc trưng cho dư giả và sung túc

Có thể lựa chọn những cá nhân hoặc hình ảnh đại diện cho sự giàu có hay những vật có thể tác dụng thúc đẩy nguồn năng lượng của sự giàu có cho gia đình bạn.

7. Bài trí theo phương pháp phong thủy cổ điển

Thuyền tài lộc, bể cá phong thủy, bình tài lộc, tiền xu cổ, đá phong thủy (citrine, pyrite), tượng Phật cười... đã được dùng nhiều trong nhiều thế kỷ với ý nghĩa có thể thu hút được sự giàu có.

8. Sử dụng hoa tươi, tinh dầu, nến thơm

Luôn giữ nguồn năng lượng sôi động, vui vẻ bằng những mùi hương dễ chịu, tốt cho sức khỏe bằng tinh dầu, nến thơm hoặc hoa tươi. Những mùi hương dễ chịu, bản nhạc không lời, ánh sáng vừa đủ còn có tác động tích cực đến hệ thần kinh, giúp tâm trạng thoải mái, thư giãn bên cạnh việc thu hút năng lượng phong thủy của sự giàu có và thịnh vượng.

(Theo CafeLand)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trang trí nội thất hợp phong thủy đón tài lộc

Yếu tố ảnh hưởng tới vận may của bạn

Vận mệnh của chúng ta được quyết định do đâu? Vận khí chịu ảnh hưởng từ những nhân tố nào? Tự bản thân chúng ta cũng có thể tìm được câu trả
Yếu tố ảnh hưởng tới vận may của bạn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

lời cho những câu hỏi này.


Yeu to anh huong toi van may cua ban hinh anh
Ảnh minh họa

1. Con người
 
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Trong cuộc sống hàng ngày, bất luận là bạn làm nghề gì thì cũng đều phải có mối quan hệ với người khác. Mỗi người đều có tính cách, cá tính riêng, nhưng nếu ở chung với nhau trong một khoảng thời gian dài thì sẽ bị ảnh hưởng một chút tính cách của người kia. Thời gian trôi qua, càng lớn lên thì ta sẽ càng gia tăng các mối quan hệ, mối quan hệ với cha mẹ, với anh chị em, với thầy cô giáo, với bạn bè, với vợ chồng, đồng nghiệp, hàng xóm, thậm chí cả người xa lạ. Quan hệ với nhiều người xấu sẽ làm cho bạn xấu đi, có nhiều người bạn tốt thì bạn sẽ gặp nhiều may mắn. Con người, nhân khí và nhân duyên sẽ tạo nên “vận khí” của một người, vận khí này tốt hay xấu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới vận mệnh. 
 
2. Phong thủy Môi trường sống khác nhau sẽ tạo ra những cách sống, những con người khác nhau, tính cách của mỗi người khác nhau thì sự tác động của môi trường lên bản chất con người cũng khác nhau. Bất kể ở đâu, con người cũng bị ảnh hưởng bởi phong thủy, phong thủy nhà ở, phong thủy văn phòng, phong thủy nơi làm việc…. Mỗi người đều có một môi trường sống riêng, nếu tinh thần và thể chất được thoải mái thì mọi việc cũng sẽ trở nên dễ dàng, công việc cũng đạt hiệu quả cao. Nếu làm việc trong môi trường phong thủy không tốt thì cảm xúc bị dồn nén, tâm trạng chán nản, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới vận may.
 
3. Quá trình tu dưỡng

Yeu to anh huong toi van may cua ban hinh anh 2
Ảnh minh họa
Tính cách của một người từ khi sinh ra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới sự may mắn. Người thân thiện, tốt bụng, vui vẻ giúp đỡ người khác thì sẽ được mọi người yêu mến, nhân duyên cũng sẽ tốt, khi gặp khó khăn sẽ được nhiều người giúp đỡ, có thể vượt qua một cách dễ dàng. Tu dưỡng nhân cách còn bao gồm cả quá trình tiếp thu kiến thức, nếu thiếu khuyết tri thức thì trình độ hiểu biết cũng hạn hẹp. Chỉ số thông minh cao thì tình thương cũng phải cao. Quá trình tu dưỡng tốt sẽ hình thành nên một cái Tâm thiện, từ đó mới được nhiều người yêu mến.
 
4. Nghề nghiệp
 
Đàn ông sợ chọn sai nghề cũng như đàn bà sợ chọn sai chồng. Ông trời rất công bằng, mỗi người đều có một khả năng riêng, nếu được ở trong môi trường phù hợp thì có thể phát huy tốt sở trưởng của mình. Người làm cha mẹ chớ nên bắt ép con cái học tập hoặc theo đuổi những thứ mà con mình không có năng khiếu, việc này sẽ khiến cho con cái trở thành kẻ-tầm-thường trong tương lai. Còn với những người chọn sai nghề, thì khi làm việc sẽ chán nản và uể oải, khiến cho công việc cũng khó đạt được hiệu quả cao.

Tiết lộ câu chuyện khởi nguồn thú vị của 12 con giáp
Cùng với sự tiến triển của lịch sử quan niệm tín ngưỡng dân gian dần dung hòa với khái niệm tương sinh tương khắc trong 12 con giáp. Mỗi chi
5. Tên họ
 
Cái tên sẽ có quyết định tới cảm xúc, ý chí, nghị lực, khí chất và khát vọng của một con người. Hãy tưởng tượng, mình có một cái tên thật là quê mùa thì mọi chuyện sẽ ra sao? Ví dụ, một số bậc cha mẹ đặt cho con trai của mình một cái tên có phần nữ tính, trong quá trình đi học, chắc chắn sẽ bị các bạn nhạo báng, mỉa mai, kết quả là sẽ sống khép kín, trở thành người hướng nội. Và một cái tên đẹp, thân thiện chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn hơn cho bạn trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống.
 
=> Xem bói theo khoa học tử vi để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình

Phương Thùy 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Yếu tố ảnh hưởng tới vận may của bạn

Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức

Ngũ hành Nguyệt Đức, Thiên Đức hành Hỏa Phúc Đức hành Thổ Long Đức hành Thủy
Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đặc tính về cách an sao
Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức thì thuộc tam hợp Dương Tử Phúc của vòng Thái Tuế trong đó Nguyệt Đức đồng cung với Tử Phù, Phúc Đức đồng cung với Thiên Đức. Nguyệt Đức và Thiên Đức, Phúc Đức luôn luôn tam hợp với sự xuất hiện của Đào Hoa, Thiên Không và Kiếp Sát trong tam hợp

Nguyệt Đức thì sẽ đồng cung với Đào, Hồng, Hỉ hay Kiếp Sát. Nguyệt Đức đồng cung với Hồng hay Hỉ đều có Quả Tú xung chiếu, với Đào Hoa thì có cả bộ Cô Quả tam hợp và với Kiếp Sát thì không bao giờ gặp Cô Quả
Nguyệt Đức bao giờ cũng gặp ít nhất là hai sao của bộ tam minh

Thiên Phúc Đức khi đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ đều có Tam Minh và không bao giờ gặp Cô Quả. Nếu không đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ thì sẽ có ít nhất hai sao của bộ tam minh và ít nhất một sao Cô Quả: nếu có hai sao Đào Hồng hay Đào Hỉ tam hợp thì sẽ có Quả Tú thủ, Cô Thần Hồng Loan (hay Hỉ) đồng cung tam chiếu, nếu có Đào Hỉ tam chiếu thì đồng cung với Kiếp Sát và có Cô Thần xung chiếu

Long Đức nằm trong bộ Âm Long Trực, không khi nào có Đào Hoa đồng cung, luôn nhị hợp với Thiên Khốc và luôn luôn có Thiếu Dương, Thiên Không xung chiếu và không bao giờ có đủ bộ tam minh. Luôn có ít nhất một hoặc hai sao của bộ tam minh: khi gặp một sao thì là Hồng hay Hỉ tam chiếu nhưng không gặp Cô Quả Kiếp Sát, nếu gặp hai sao trong đó có Đào Hoa (khi có Đào Hoa thì Đào tại vị trí xung chiếu) thì có đủ bộ Cô Quả, có Hồng hay Hỉ tam chiếu (Bộ Không Đào xung chiếu, Cô Quả, Hồng hay Hỉ tam hợp) còn nếu có Hồng Hỉ thì có Cô Thần, Kiếp Sát xung chiếu, Hồng hay Hỉ thủ (bộ Cô Thần, Kiếp Sát, Hồng, Hỉ)
Khi đồng cung với Hỉ hoặc Hồng thì Long Đức mới bị Kiếp Sát xung chiếu
Long Đức đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan đều có Hồng Hỉ với Cô Thần, Thiên Không, Kiếp Sát xung chiếu

Song Long cách (Long Đức Thanh Long đồng cung)
Chỉ có các tuổi Bính Đinh, Mậu Kỷ, Nhâm Quí mới có khả năng có cách Song Long, chủ về may mắn. Các cung Thủy và Hỏa (Hợi, Tí, Tỵ, Ngọ) không bao giờ có Song Long đồng cung và các tuổi Thìn, Tuất, Tỵ, Ngọ không bao giờ có
Dương Nam, Âm Nữ:
Tuổi Bính Tí cung Mùi (có Lưu Hà đồng cung), Đinh Sửu cung Thân (có Lưu Hà đồng cung), Mậu Tí cung Mùi, Kỷ Sửu cung Thân, Nhâm Ngọ cung Sửu, Quí Mùi cung Dần (có Lưu Hà đồng cung)
Âm Nam, Dương Nữ:
Bính Thân cung Mão (có Lưu Hà tam hợp), Đinh Dậu cung Mão (có Quan Phúc đồng cung), Mậu Thân cung Mùi, Kỷ Dậu cung Thìn (có Khôi Việt chiếu), Nhâm Dần cung Dậu (có Khôi Việt chiếu), Quí Mão cung Tuất (có Lưu Hà tam hợp)

Theo kinh nghiệm thì cách Song Long xung chiếu, tam hợp cũng rất đẹp
Ý nghĩa
Bốn sao này là phúc thiện tinh
Chủ đức độ, khoan hòa, đoan chính, nhân hậu, từ tâm
Chế được tính dâm đãng của Đào Hồng (hoặc các sao dâm tinh khác) vì bản chất đoan chính
Giải được bệnh tật nhỏ, giảm trừ được phần nào tai họa, tật bệnh, hung nguy. Là cứu tinh, chuyên giải hung nguy nhưng cần căn cứ vào hung tinh loại nào để quyết đoán phú quí, bần tiện, thọ yểu. Hội với hung sát tinh thì không nhập đảng tác hại, hội với cát tinh thì gia tăng sự tốt đẹp. Theo kinh nghiệm thì Tứ Đức không có khả năng đương đầu với Không Kiếp (tối kỵ gặp), Hỏa Linh hãm

Mệnh có Thiên Đức Nguyệt Đức (còn được gọi là bộ lưỡng Đức) thủ khi đồng cung với Đào, Hồng thì tuy còn tính dâm nhưng là chính dâm chứ không ngoại tình, tại nữ Mệnh thì là người duyên dáng, xinh tươi, có tài cư xử lịch thiệp

Theo VVT thì Lưỡng Đức hội với Long Đức, Phúc Đức cư chiếu Mệnh Thân thì phù trì đắc lực, dù có lâm hạn đổ vỡ cũng không bị tuyệt địa nên người có sao Đức Mệnh Thân dú sao cũng được hưởng ân huệ, giữ được cái cốt cách của người phong lưu, không quá khốn cùng, cửa nhà bán sạch tra chân vào cùm

Long Đức tại cung Thìn nhiều người cho rằng là cách may mắn (gọi là Long cư Long vị) vì cung Thìn có nghĩa là Long, là rồng. Trong trường hợp này chỉ có Thiên Hỉ tại Tí chiếu

Theo kinh nghiệm thì người có Long Đức thủ Mệnh thì là người rất hiền lương, lương thiện, không làm việc xấu, không có tính ranh ma, không lấn người, không hay tranh đấu hơn thua với đời, cho dù có Không Kiếp xâm phạm cũng không làm việc mờ ám, tọa thủ tại cung nào cũng đem đến sự êm đềm cho cung đó, tại Phụ, Huynh, Phu Thê, Tử, Nô đều chủ sự hiền lành lương thiện

Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc đều là các sao giải họa:
Thiên Nguyệt Đức, Giải Thần tàng, Cùng là Quan Phúc một làng (đoàn) trừ hung (NMB, VVT, 19)
Thiên Nguyệt Đức có Giải Thần, Cùng là Quan Phúc một làng trừ hung (QXT)
Thiên Nguyệt Đức tọa chiếu phương, Cùng là Quan, Phúc trừ hung cứu người (AB340)
Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Quan, Giải Thần, Thiên Phúc một làng trừ hung (B103)

Mệnh hay Phu Thê có Thiên Đức hay Nguyệt Đức thủ gặp Đào Hoa hay Hồng Loan thì thì là người xinh đẹp, lấy được vợ hiền chồng sang. TVT ghi Đào Hoa hay Tham Lang miếu vượng vì Tham Lang cũng là Đào Hoa tinh:
Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào Hồng, Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giầu sang (VVT)
Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai xinh gái đẹp vợ lành chồng sang (15)
Thiên Nguyệt Đức ngộ Đào tinh, Trai lấy vợ đẹp, gái lành chồng sang
Thiên Nguyệt Đức ngộ Hồng thực nghiệm, Được chồng sang vợ đẹp hòa đôi (B112)
Thiên Nguyệt Đức Đào Hồng cung Phối, Gái chồng sang, trai hội giai nhân

Nguyệt Đức có khả năng giải được Liêm Phá hãm tại Mão Dậu, là người nhân từ, hạn nếu gặp cũng không lo ngại điều xấu xảy ra:
Phá Liêm hãm địa cư Mão Dậu băng Nguyệt Ðức (gặp Nguyệt Ðức) dĩ từ nhân (10)
Phá tại Mão Dậu khá kinh, Gặp sao Nguyệt Đức phúc lành lại qua
Phá phùng Mão Dậu khá phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (QXT)

TVT và Nguyễn Mạnh Bảo cho rằng hạn đến cung Mão Dậu có Kiếp Đà tất nhiều ưu phiền lo lắng nhưng nếu gặp sao Nguyệt Đức (hoặc Thiên Giải) thì tai qua nạn khỏi:
Kiếp Đà hai gã khả ưu, Gặp sao Thiên Giải đảo cầu khả yên,
Vận phùng Mão Dậu khả phiền, Thấy sao Nguyệt Đức tế liền lại qua (B35)
Vận phùng Mão Dậu khá phiền, gặp sao Nguyệt Đức nạn liền tai qua (25)

Thái Âm Thiên Mã Đức Ân hội họp thì nhờ vợ mà giàu có. Theo Nguyễn Mạnh Bao thì Đức là Thiên Đức. Chỉ có vị trí Dần Thân (tuổi Tỵ Hợi) thì Thiên Đức mới có Mã nhị hợp:
Thái Âm Thiên Mã Đức (Thiên Đức) Ân, Cửa nhà hào phú của nhân vợ giầu (B111)
Thai Phụ, Phong Cáo
Thai Phụ, Phong Cáo

Ngũ Hành
Thai Phụ thuộc Kim đới Thổ (VVT cho rằng hành Thổ)
Phong Cáo thuộc Thổ đới Thủy (VVT cho rằng hành Thổ)

Đặc điểm về vị trí và cách an sao
Hai sao này luôn luôn tam hợp chiếu với nhau nên luôn luôn có đủ bộ ngoại trừ có Thai Phụ hay Phong Cáo xung chiếu thì mới có một sao. Thai Cáo không bao giờ tam hợp xung chiếu hay tọa thủ đồng cung với Không Kiếp hay Văn Khúc. Tại hai tam hợp Dương là Thân Tí Thìn và Dần Ngọ Tuất thì luôn luôn có mặt của Văn Xương (bộ Thai Cáo Văn Xương)
Một cung khi có Thai Phụ, Phong Cáo thủ chiếu thì không bao giờ bị Không Kiếp xâm phạm, và nếu có Thai Phụ, Phong Cáo thủ thì dễ gặp Văn Xương thủ chiếu và không bao giờ gặp Văn Khúc (Văn Xương thủ tại Dương cung luôn luôn có bộ Thai Cáo trong khi Văn Khúc không bao giờ gặp Thai Cáo thủ chiếu). Như vậy chúng ta thấy rằng sự xuất hiện của bộ Thai Cáo tại bất cứ cung nào cũng làm cho các cung tam hợp xung chiếu xa lánh được hai hung tinh hạng nặng là Không Kiếp. Chính vì vậy Thai Cáo xuất hiện ở đâu cũng có lợi gián tiếp. Như vậy có thể nói Thai Cáo hầu như cần cho tất cả các cách

Ý nghĩa
Là cát tinh, chủ bằng sắc, ấn tín (theo Việt Viêm Tử thì thêm các nha sở, thư viện, văn tịch, các nơi lưu trú tài liệu) nên rất có lợi cho việc thi cử, cầu công danh, phù trợ cho công danh, gia tăng sự phú quí, hiển đạt, ví như được phong tặng bằng cấp, huy chương, ấn tín, bằng khen. Cần chú ý rằng Thai Cáo đủ bộ mới mạnh, một sao xung chiếu thì yếu đì và do ý nghĩa của nó nên ở Mệnh, Thân hay Quan thì tốt nhất và vì là trợ tinh nên cần phối hợp với các sao khác thì ảnh hưởng mới mạnh mẽ, nếu không thì chủ yếu chỉ cuộc sống được bình yên, ít tai họa mà thôi. Ảnh hưởng phụ trợ của Thai Cáo so với các sao đôi như Khôi Việt, Xương Khúc, Thai Tọa, Tả Hữu, Quang Quí thì kém hơn nhiều

Cung Mệnh
Cần cù, tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cẩn thận
Rất sạch sẽ, ngăn nắp, nhất là thủ tại Nữ Mệnh
Không có tính liều lĩnh, tham lam
Ăn ở cư xử phúc hậu
Hơi tự đắc, cần đi với các sao chủ quyền hành như Hóa Quyền thì đặc tính này mới rõ
Được hưởng phúc đức, công đức của tổ phụ, tổ tiên truyền lại, do đó giảm thiểu cảnh thăng trầm trong cuộc sống:
Phong Cáo, Thai Tọa hiển ấm thừa quang (B62, 2)
Phong Cáo Thai Phụ giao hoan, Ấy người hưởng ấm thừa quang cõi trần
Âm công đời trước giỏi truyền,
Thai Phụ Phong Cáo ở miền thủ xung (B115)
Đấng vàng là hội Phong Thai (Thai Phụ, Phong Cáo)
Long Trì, Phượng Các ấy ai dịu dàng

Vinh hiển khi kết hợp với nhiều quyền tinh hay quí tinh hay văn tinh, đặc biệt với Lộc Tồn Quốc Ấn
Nhiều tác giả cho rằng Thai Cáo thì khoe khoang, hiếu danh, ưa hình thức bề ngoài nhưng trên thực tế thì không thấy rõ ràng đặc điểm này

Các bộ sao kết hợp
Thai Cáo rất hợp với cách Sát Phá Tham, hội với Binh Hình Tướng Ấn thì rất hợp cách, chủ chấp chưởng binh quyền, vinh hiển:
Ấn mang vị liệt công hầu
Sao lành Tướng Cáo đóng vào Mệnh viên (AB587)

Thai Cáo đi với văn tinh như Khoa hoặc với cát tinh cũng rất có lợi cho công danh, công danh thuận lợi nhưng ảnh hưởng gia tăng quí hiển không được mạnh lắm:
Thai Phụ, Phong Cáo, Khoa tinh ngộ,
Bước công danh rộng mở đường mây
Cát tinh hội với Cáo, Thai (Thai Phụ),
Công danh thẳng tiến, lâu dài nghênh ngang (AB339)
Thai Phụ, Khoa thủ Mệnh viên,
Ở cung lục hợp (nhị hợp) thấy Thiên Lộc (Lộc Tồn) vào

Bộ Thai Xương kết hợp với Bát Tọa thì chủ về được phong tặng:
Thai Phụ, Xương, Tọa vinh phong (vinh hiển, được phong tặng)
Danh lừng phiên trấn (nổi tiếng) Mộ phùng Hỏa Tham (B156)

Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn hay Tướng Ấn (chú ý Lộc Tồn, Tướng Quân, Quốc Ấn tam hợp nhau): rất tốt đẹp, tại cung điền thì có điền sản, tại Mệnh, Quan Lộc thì quí hiển, được trọng dụng, được huy chương, bằng khen, là người mang ấn, làm đến Công Hầu, ý nói quyền cao chức trọng, phú quí:
Ấn mang, vị liệt Công Hầu,
Sao lành Tướng, Cáo hội vào Mệnh cung (4, NMB)
Ngôi Hầu Bá uy nghiêm chức tước,
Đầu Mệnh viên Cáo Tướng chiếu xung (B105)

Thai Phụ, Phong Cáo rất cần gặp Ấn, Tướng, rất kỵ gặp Cự Đồng, nếu được Khôi Xương hội họp đi thi thì đỗ đầu:
Phụ Cáo ái giao Ấn, Tướng, ố kị Cự Đồng, nhi ngộ Khôi Xương cử khoa ngao đầu tác chiến (29)

Thai Cáo, Tướng thêm Khoa, Quyền hay Quang Quí: phát lớn
Thai Cáo, Xương, Khoa, Quyền: vinh hiển tột bực (chú ý một số người ghi thêm Khúc không đúng vì Thai Cáo không hội với Khúc)
Thai Cáo gặp Nhật, Nguyệt: quí cách

Theo Việt Viêm Tử thì Tướng Cáo thủ Mệnh hội cùng Hồng Loan Hoa Cái thì thiếu niên toại chí, sớm thành đạt, có uy quyền võ nghiệp, giữ quyền chức chánh vị, về văn thì là người quản đốc nha sở, về lưu trữ thư tịch, hay những ngành chuyên về thăng thưởng phong tặng huân công (AB236)
Phong Cáo đi với Lộc Tồn, Quốc Ấn và Quang Quí thì làm càng tốt đẹp, đi với Quan Phúc hoặc Âm Dương cũng tốt

Thai Cáo tại các cung: phải luận trong mối tương quan hội họp với các sao khác thì ý nghĩa mới rõ ràng được
Phụ Mẫu
Cha mẹ có chức vị

Cung Phúc
Phong Cáo: đại thọ (LQT)
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: vinh hiển

Cung Điền
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn: có điền sản, được ban cấp điền sản
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Tử, Phủ: giàu điền sản
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Phượng Các: giàu nhà cửa (LQT)

Cung Quan
Thai Cáo: vinh hiển (LQT)
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: hiển dạt
Khoa, Cáo, Xương, Khúc giáp Quan,
Khoa, Quyền tại Mệnh mình càng tiếng vang (có danh tiếng) (B114)

Cung Nô
Thai Phụ hay Phong Cáo: có người giúp đỡ (LQT)
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Thiên Quan hay Thiên Phúc: có quí nhân giúp đỡ làm nên

Cung Tử
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Tướng: con hiển đạt
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Quang Quí: con hiển đạt
Thai Phụ gặp Thai: sinh con quí tử (LQT)

Cung Phối
Vợ hay chồng có học vị

Huynh Đệ
Anh chị em có học vấn

Hạn
Thuận lợi cho công danh, thi cử
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Long Trì: thăng quan (LQT)

Các câu phú cần kiểm tra lại:
Dương (Thái Dương), Âm (Thái Âm) Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung (Nhật tại Tuất, Nguyệt tại Thìn) nhược vô minh (không có ánh sáng), Không diệu tu cần, song đắc giao huy (nhưng nếu Nhật Nguyệt giao huy, nghĩa là Nhật Thìn, Nguyệt Tuất cùng tỏa ánh sáng giao hội với nhau) nhi phùng Xương, Tuế, Lộc, Quyền, Thai (Thai Phụ), Cáo (Phong Cáo) Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tôn phục (15, TTL)
Giải: Nhật tại Tuất, Nguyệt tại Thìn thì không có ánh sáng nên cần sao Không (là Tuần và Triệt, TTL còn ghi là Thiên Không) thì mới giàu sang và sống lâu. Nếu Nhật Nguyệt giao huy, nghĩa là Nhật Thìn, Nguyệt Tuất cùng tỏa ánh sáng giao hội với nhau, nếu gặp Xương, Tuế, Lộc, Quyền, Thai Phụ, Phong Cáo, Tả Hữu thì chỉ một lần đã công thành danh toại được mọi người tôn phục. Chú ý rằng khi Nhật tại Thìn thì chỉ có một trường hợp gặp cả Hóa Lộc Hóa Quyền là tuối Tân có Hóa Quyền thủ đồng cung với Thái Dương nhưng bị Triệt án ngữ, có Hóa Lộc Kình Đà đắc cùng Hao, LNVT chiếu, còn nếu cho rằng Lộc là Lộc Tồn thì tuổi Quí có Lộc Tồn Hóa Quyền đồng cung với Cự Môn bị Triệt và Hóa Khoa Thiên Trù chiếu. Câu phú này cần phải xét lại

Quản Xuân Thịnh ghi rằng:
Mão, Thìn ngộ dã dành ông Táo,
Ly (cung Ngọ), Tốn (Tỵ) phùng phải Cáo, ôn binh (QXT)
Nhưng theo Nguyễn Mạnh Bảo thì như sau:
Mão Thìn ngộ Triệt táo đường,
Tỵ Ngọ phùng Tuyệt cung thường ôn binh (B40)
(Triệt cư ở Mão Thìn thì thường có sự lôi thôi trong bếp. Cung Tỵ Ngọ gặp Tuyệt thì thường bị ôn binh đến quấy nhiễu).
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Phúc Đức, Long Đức

Những chú ý cần nhớ khi bày gương tránh tán khí xấu trong nhà

Sử dụng gương một cách khôn ngoan có thể tạo ra năng lượng tốt cho ngôi nhà của bạn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Được coi là viên aspirin của phong thủy, gương là một trong những biện pháp giúp thay đổi phong thủy phổ biến (và đầy quyền năng!). Được sử dụng như một cách thể hiện yếu tố nước trong phong thủy, các vị trí đặt gương đúng sẽ thực sự mang lại nguồn năng lượng có ích cho từng khu vực cụ thể trong ngôi nhà hoặc trong văn phòng.

Do gương mang lại năng lượng của yếu tố nước trong phong thủy nên chúng được sử dụng như một phương pháp sửa đổi hiệu quả trong khu vực bát quái đem lại nhiều lợi ích nhất từ yếu tố phong thủy này. Điều này có nghĩa là có thể tự do sử dụng gương tại khu vực bát quái hướng Đông/hướng của Sức khỏe, hướng Đông Nam/hướng của Tiền tài và hướng Bắc/hướng của Sự nghiệp trong không gian của bạn.

Việc sử dụng sức mạnh phong thủy của gương còn để thu hút năng lượng có ích (gọi là Sinh Khí trong phong thủy) vào nhà hoặc văn phòng. Ví dụ, một tấm gương đặt tại vị trí phản chiếu góc nhìn đẹp từ khu vườn sẽ thu hút năng lượng phong thủy tốt vào không gian của bạn.

Và dĩ nhiên gương còn được sử dụng để mở rộng không gian và tạo ra nhiều ánh sáng hơn!

 nhung chu y can nho khi bay guong tranh tan khi xau trong nha - 1

Thêm vào đó, do gương là đại diện của yếu tố nước trong phong thủy nên chúng mang lại năng lượng tươi mới và sự tĩnh tâm cho không gian.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy năng lượng trong nhà của bạn quá nhiều, hỗn loạn hoặc dày đặc, đặt một vài chiếc gương – tất nhiên là với vị trí phong thủy tốt – sẽ mang lại sự tĩnh tâm và làm mới năng lượng trong nhà.

Nói cách khác, nếu bạn sống hoặc làm việc trong một môi trường vô cùng căng thẳng, việc bài trí gương một cách có chiến lược theo phong thủy chắc chắn sẽ đem lại sự bình tĩnh. Chú ý rằng chúng ta phải thực hiện việc bài trí một cách có chiến lược vì việc đặt gương ở vị trí phong thủy xấu cũng có thể gây ra sự phá hủy.

Khi nhắc đến đặc điểm phong thủy của gương, cần phải hiểu rõ chúng ta đang làm gì và bài trí một cách sáng suốt.

Có 3 loại gương được sử dụng trong phong thủy:

1. Loại gương điển hình là loại gương được xác định theo hình dạng cụ thể (hình bầu dục, tròn, vuông) và vật liệu khung (gỗ, kim loại, v.v...). Ví dụ, một chiếc gương tròn có khung vàng lá có thể là một vật báu phong thủy cũng như phương thức sửa đổi phong thủy phong phú và sẽ thực hiện tốt vai trò tại vị trí phong thủy về tiền tài trong nhà hay trong văn phòng.

2. Gương lõm. Trong phong thủy, gương bát quái lõm chủ yếu được sử dụng bên ngoài; các gương này tạo ra sự phản chiếu ngược hoặc dày đặc.

3. Gương lồi có khả năng bảo vệ, đóng vai trò như là một con mắt quan sát. Trong phong thủy, loại gương này chủ yếu được sử dụng bên ngoài, mặc dù chúng cũng có thể được sử dụng bên trong, đặc biệt là khi được đóng khung một cách độc đáo. Các gương bát quái là một phương thức sửa đổi phong thủy đặc biệt không nên sử dụng trong nhà.

Các vị trí phong thủy đẹp để đặt gương gồm:

- Phía Đông (Sức khỏe và Gia đình)

- Phía Đông Nam (Sự Thịnh vượng)

- Phía Bắc (Sự nghiệp và Hướng đi trong cuộc sống)

Các vị trí phong thủy cần tránh đặt gương to:

- Phía Nam (Danh tiếng)

- Đối diện trực tiếp với cửa chính

- Đối diện trực tiếp với giường

- Phía trên giường

Bài trí gương phản chiếu nhau cũng không mang lại phong thủy tốt. Điều này sẽ làm suy yếu năng lượng và không thúc đẩy phong thủy tốt trong nhà.

Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, nên để ít nhất một tấm gương có thể phản chiếu cả người chúng (chứ không phải tấm gương mà chúng chỉ có thể soi một phần cơ thể). Điều này sẽ góp phần nâng cao lòng tự trọng, cũng như tạo ra ý thức mạnh mẽ về sự an toàn từ bên trong. Hiển nhiên là việc giữ một chiếc gương mẻ hoặc vỡ sẽ mang lại phong thủy không tốt.

Trong phong thủy, gương được coi là vật có chứa sức mạnh, vì vậy hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những chú ý cần nhớ khi bày gương tránh tán khí xấu trong nhà

Chùa Phổ Nghiêm - Nghệ An

Chùa Phổ Nghiêm chọn thế đất đứng chân cho mình với phía sau là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa rồi hòa vào thiên nhiên xứ Nghệ
Chùa Phổ Nghiêm - Nghệ An

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Phổ Nghiêm chọn thế đất đứng chân cho mình với phía sau là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa rồi hòa vào thiên nhiên nơi đây. Chùa Phổ Nghiêm có tên khác là Hoàng Lao hay Trung Kiên. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.

Đây là một ngôi chùa nhỏ ở xứ Nghệ nhưng kiến trúc chùa lại chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử văn hóa cố đô Huế. Chùa tọa lạc ở làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chùa đã được Bộ VH – TT công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVII (1690). Chùa Phổ Nghiêm có lịch sử hình thành không lâu đời như chùa Đại Huệ, Cần Linh hày chùa Bà Bụt… nhưng chùa có một nét khác biệt rất tiêu biểu và độc đáo.

Chùa được xây dựng trên núi cao. Phía sau chùa là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa. Phía trước tuy không có núi án ngữ nhưng chùa đã dựng một bức bình phong, xa xa là những cánh đồng của nhân dân trong làng.

Chùa Phổ Nghiêm được xây dựng có kết cấu kiến trúc của nhà 3 gian. Chùa gồm hai khu vực là chính điện (khu vực chính) dùng làm nơi thờ tự và một khu vực nhỏ hơn dùng làm nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của chư tăng. Chùa cũng có hình tiết diện vuông. Chính điện được xây theo dạng “Trùng thiềm điệp ốc”, các mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà. Đây là nét đặc trưng của kiến trúc Huế có ở chùa Phổ Nghiêm.

Xung quanh ngôi chùa có tường cao bao bọc, cổng đi vào chỉ có một cửa nhưng nếu quan sát ở cửa ra vào khu chính điện ta sẽ bắt gặp ngay phía trên nóc mái có những mái nhỏ có độ cong nhẹ nhấp nhô những cập lưỡng long tranh châu. Đó chính là mô thức của Tam quan.

Đặc biệt, ở chánh điện đã từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một vị sư, dân gian quen gọi là tượng sư đá. Chùa còn bảo tồn một số tượng, bia cổ, giếng cổ.

Nghệ An là nơi có thiên nhiên khắc nghiệt nên phong cách người xứ Nghệ cũng mang theo sự khắc khổ trong sinh hoạt, thiết thực trong yêu cầu ăn ở, thận trọng trong xử thế, dè dặt trong quy mô xây dựng. Cuộc sống luôn gắn bó thân tộc, gần gũi tập quán. Tất cả đều có ảnh hưởng đến quan điểm hình thành nên phong cách kiến trúc của vùng là đơn giản không cầu kỳ, mộc mạc nhưng tinh tế, khiêm tốn giản dị nhưng kiêu hãnh. Đó là những gì mà thông qua chùa Phổ Nghiêm ta có thể bắt gặp tính cách con người xứ Nghệ trong đó.

toàn cảnh chùa
Toàn cảnh ngôi chùa

Nhiều ngôi chùa mới khang trang bề thế được xây dựng lên những hình ảnh về những ngôi chùa cổ luôn tạo cho ta cảm giác bùi ngùi về quá khứ. Mỗi vùng, mỗi địa phương nên cố gắng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từ những ngôi chùa đừng để chúng rơi vào quên lãng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Phổ Nghiêm - Nghệ An

Xem bói chỉ tay để biết tài phú và thành công trên bàn tay bạn

Xem bói chỉ tay để biết tài phú và thành công trên bàn tay bạn. Người bình thường đều cho rằng may mắn chính là có tài vận, nhưng thực ra hai điều này có sự khác biệt. Bàn tay của con người chỉ có thể cho thấy được sự giàu sang của một người,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người bình thường đều cho rằng may mắn chính là có tài vận, nhưng thực ra hai điều này có sự khác biệt. Bàn tay của con người chỉ có thể cho thấy được sự giàu sang của một người, ví như, người có đôi bàn tay dày dặn sẽ thông qua nỗ lực của bản thân mà có được sự giàu sang phú quý, còn người có đôi bàn tay mềm mại thì thiên về hưởng thụ, cụ thể còn phải xem một vài đặc điểm đặc trưng mới có thể khẳng định được, mời các bạn cùng ## tìm hiểu...

Mối quan hệ giữa ngón tay và tài phú:

Để hình dung một người tiêu tiền hoang phí vô độ, dân gian thường dùng các câu nói như “tiêu tiền như nước", tiền lọt qua kẽ tay, thực ra thông qua bàn tay chúng ta có thể nhận biết được rất nhiêu thông tin liên quan đến tiền bạc. Trong thuật xem bói chỉ tay chỉ ra rằng ngón tay trỏ thẳng là biểu thị danh lợi đạm bạc, không bị tiền bạc khống chế. Ngón trỏ nghiêng lệch về phía ngón tay cái, biểu thị là người thích đầu tư mạo hiểm, có thể trở thành thương gia chuyên đầu tư mạo hiểm trong thương giới. Ngón trỏ tựa sát vào ngón giữa, biểu thị là người xử lý sự việc chu đáo, cẩn thận, nếu như khoảng cách giữa hai ngón tay này sát nhau, biểu thị người này làm bất cứ việc gì cũng đều phải có sự chắc chắn, không đầu tư mạo hiểm. Ngón giữa khá ngắn, biểu thị là người danh tiếng kém, trong lĩnh vực tiền bạc họ không đáng tin cậy.

Gò Kim tỉnh có hình sao, danh tiếng cao:

Thuật xem bói người xưa đúc kết lại những người có bàn tay này cho thấy thành công và tiền bạc cùng nhau tìm đến, cho nên người có bàn tay như vậy thường có vận khí tốt, cuộc sống hôn nhân cũng mỹ mãn, hơn nữa họ còn có danh tiếng nhất định trong xã hội.
Đường chỉ tay hình ngôi sao xuất hiện đơn độc trên gò Thái dương, cho thấy là người có tài năng bẩm sinh siêu phàm, hơn nữa có thế dựa vào đó đế đạt được danh tiếng và tiền bạc.

Đường Công danh có hình sao, tiền bạc đến bất ngờ:

Bàn tay xuất hiện hình sao cho thấy đây là người có tài năng (như hình 1), và có thế đạt được thành công, nhưng nếu hình sao xuất hiện trên đường Công danh, thì cho thấy là sẽ gặp được vận mav vô cùng tốt.

Ngón vô danh dài hơn ngón tay gỉữa, là tay cờ bạc:

Người có ngón vô danh dài, đặc biệt là ngón vô danh này còn dài hơn ngón giữa (như hĩnh 2), là bàn tay của kẻ cờ bạc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem bói chỉ tay để biết tài phú và thành công trên bàn tay bạn

Tạo góc làm việc sinh Tài lộc

Sắp xếp góc làm việc đúng phong thủy sẽ có lợi cho môi trường lao động, tác động tích cực đến lương bổng, giúp sự nghiệp của bạn phát triển thuận lợi, sinh tài lộc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sắp xếp góc làm việc đúng phong thủy sẽ có lợi cho môi trường lao động, tác động tích cực đến lương bổng, giúp sự nghiệp của bạn phát triển thuận lợi.

1. Lưu ý khi bố trí bàn làm việc theo phong thủy

Theo quan điểm phong thủy văn phòng, vị trí bàn làm việc rất quan trọng, có thể nói, mọi công việc đều được triển khai xung quanh nó. Vì vậy, một số công việc đặc biệt nên được bày trí khác nhau:

- Bàn làm việc của nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên kế hoạch nên đặt phía bên trái bởi bên trái tượng trưng cho thanh long, rất có ý nghĩa trong việc giúp gia tăng tài lộc; đồng thời phía sau bàn không được có người thường xuyên qua lại.

- Bàn làm việc của nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế có thể tùy nhu cầu mà điều chỉnh. Nếu muốn phát triển tài năng thì nên đặt bàn làm việc chếch về hướng của văn xương tinh (phía Đông); nếu muốn sinh tài lộc thì đặt bàn làm việc ở vị trí tài tinh (góc chéo so với cửa chính); còn nếu muốn phát triển sự nghiệp thì đặt ở vị trí của vũ khúc tinh (phía Bắc).

Nhìn chung, vị trí lý tưởng để bố trí bàn làm việc là: phía sau bàn nên có bức tường dày, bên trái là cửa sổ, nhìn ra cửa sổ là phong cảnh tươi tắn, ánh sáng tốt, thông gió. Với môi trường làm việc đáp ứng nhu cầu này, người làm việc sẽ cảm thấy sáng suốt, nhanh nhẹn, đầy nhiệt tình và đạt hiệu suất cao.

Điều cần ghi nhớ:

- Theo phong thủy, bàn làm việc không được đặt phía dưới xà nhà (nếu văn phòng có xà nhà nâng trần) vì sẽ gây cho người làm việc cảm giác áp lực; mặt bàn không được hướng cùng chiều với hướng nước chảy của rãnh nước, sông rạch mà nên bố trí ngược với hướng nước chảy.

- Các mặt bên của bàn làm việc không đối diện thẳng hay tựa vào cửa nhà vệ sinh.

- Bàn làm việc không được hướng thẳng ra cửa chính, bên phải bàn không tựa vào tường; ghế ngồi không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bàn không để giấy trắng.

- Bàn làm việc không đặt cạnh cửa sổ phía hành lang. Cửa sổ là nơi nhận luồng khí của phòng, có thể dung nạp khí tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, cửa sổ có hành lang bên ngoài sẽ nạp vào những tạp khí không tốt do có nhiều người qua lại.

Ngoài ra, người làm việc còn dễ bị quấy nhiễu bởi tiếng bước chân, âm thanh lộn xộn cùng những tạp âm khác. Nếu bạn là người nắm giữ những bí mật của cơ quan thì sẽ lo lắng có người dòm ngó, gây tâm lý bất an khi làm việc. Nếu không thể thay đổi vị trí bàn làm việc thì nên tận dụng rèm cửa để hóa giải và ngăn chặn ảnh hưởng từ bên ngoài.

2. Bố trí vật dụng hợp lý theo phong thủy

Những vật dụng được bày trí trên bàn làm việc cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng nhân viên. Mặt bàn giản dị, sạch sẽ giúp ta có tinh thần thoải mái; mặt bàn lộn xộn, cáu bẩn sẽ khiến tinh thần phiền não, u buồn.

Nhiều người thích đặt chậu hoa, búp bê, vật may mắn trên bàn làm việc. Nếu muốn trang trí, bạn nên đặc biệt chú ý làm theo bố cục trái cao phải thấp. Bên trái thuộc vị trí của thanh long, sắp xếp vậy sẽ nhận được sự tín nhiệm của cấp trên; ngoài ra, rồng sợ tĩnh, nên để những đồ vật có thể phát ra âm thanh như điện thoại di động ở phía tay trái để trấn nhằm mang đến lợi ích cho bản thân. Nếu thích đặt chậu hoa thì nên chọn chậu tròn nhẵn và cây lá rộng, sẽ giúp ích cho sự hòa hợp, duy trì các mối quan hệ.

Khi đứng trước bàn làm việc, máy vi tính nên đặt ở trước mặt nhưng chếch về phía bên trái. Vị trí này đối với người thường xuyên dùng máy vi tính là lý tưởng, dễ sử dụng; còn theo lý luận của phong thủy thì đây là vị trí áp chế thanh long, người ngồi tại đây làm chủ được đại diện sinh tài lộc nên rất tốt.

Theo phong thủy, máy vi tính là loại máy dễ giúp người sử dụng sinh lộc về tiền tài, tuy nhiên ngồi trước máy vi tính về lâu dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như: đau lưng, mỏi mắt… Để hóa giải bức xạ, bạn có thể đặt một cây thủy sinh hoặc đá thái cực trước máy vi tính.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tạo góc làm việc sinh Tài lộc

Hợp hôn nên và kỵ trong tứ trụ

Ngày 17 tháng 7 năm 1988, báo Tân Dân buổi chiều đăng một bài báo của Chu Bá Xuân nói về chuyện tìm hiểu hôn nhân, cuối bài có đoạn viết: hôm qua có người đưa đến bát tự sinh thần của Ngô Tiểu Thư, đặt ở trên bếp nhà tôi 3 ngày. Trong 3 ngày đó, bát không vỡ một chiếc, người không ai bị ngã. Nghe nói đó là dự báo vận may mà Ngô Tiểu Thư mang đến cho gia đình này.
Hợp hôn nên và kỵ trong tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ở đây, tuy tác giả không nói tiếp bát tự của hai bên nam nữ hợp hay không hợp, nhưng cách làm coi trọng bát tự của phía nữ trước khi kết hôn lại là một nội dung lấy vợ hợp hôn trong dân gian nước ta. Thời xưa hợp hôn gọi là hợp họ, có nghĩa là hợp hai họ lại là hôn nhân. Thời xưa kết hôn lấy vợ, hai bên phần lớn không có, cơ hội được nhìn mặt nhau, càng không nói đến được tìm hiểu phẩm chất đạo đức, thói hư tật xấu của đôi bên nữa. Cho nên trong quá trình hợp hôn, ngoài một khâu mà bài báo của Chu Bá Xuân đề cập tới, phần lớn là phía Nam trước tiên phải mời người xem bát tự của phía nữ có vượng phu ích tử không hay là thương phu khắc tử? Nếu quả đúng là vượng phu ích Tử thì phía Nam sướng như mở cờ trong bụng, nếu là thương phu khắc tử thì phía nam sẽ rút lui ngay, đi tìm đám khác. Trong xã hội phong kiến hoặc xã hội cũ, kết hôn may hay không may hoàn toàn dựa vào vận khí, tẩm lý này của xã hội cũng dễ hiểu thôi. Theo cách làm này thì quả là hoang đường chẳng nói làm gì, lấy một ví dụ, bây giờ nam nữ tìm hiểu nhau, phía nhà gái gửi đến một bát tự như thế này.

Năm Đinh Sửu Tháng Nhâm Dần

Ngày Đinh Dậu Giờ Kỷ Dậu

Trong mệnh ngày Thổ Đinh Hoả là bàn mệnh của cô gái, dùng can tháng khắc ta Nhâm Thuỷ là Hoả phu tinh mà Giáp Mộc trong chi tháng Dần đã là ấn của bản mệnh Đinh Hoả, lại là cát thần, thực thần của Nhâm Thuỷ phu tinh, lại thêm con trai ký cư ở cùng giờ, một là Đinh Hoả sinh ra Kỷ Thổ là con, hai là phu tinh Nhâm Thuỷ được kỷ Thổ là quan, tử tinh kỷ Thổ được Giáp Mộc trong Dần là quan, bốn là Đinh Hoả khắc chi giờ Dậu là tài. Tổng hợp sự phân tích nói trên, hẳn là một mệnh vinh phu ích tử, cho nên bên nam giới sướng quá, luôn miệng xin tiếp nhận? Nếu như phía nhà gái đưa đến một bát tự như thế này

Năm Giáp Thìn Tháng Quý Dậu

Ngày Bính Tý Giờ Tân Mão

Trong đó lấy can ngày Bính Hoả làm bản mệnh, đã có can tháng Quý Thuỷ khắc ta là phu, lại có địa chi Thìn hội Thuỷ làm ám phu, lại thêm can chi ngày giờ Bính Tân tương hợp, Tý Mão tương hình, địa chi hình mà thiên can hợp, sách đoán mệnh cho là mệnh hoang dâm lang bạt, tửu sắc hôn mê. Hơn nữa Bính Hoả khắc Tân Kim trong Dậu tài vượng, mà tài này lại ở dưới toạ của phù tinh, cho nên có thể bán gian đắc tài. Gặp phải nữ mệnh này, với phía nam hợp hôn mà nói thì khó lòng tiếp nhận. Ở trong xã hội phong kiến ở nước ta.

Vốn dĩ là một xã hội lấy nam giới làm trung tâm nên biểu hiện ở phương diện hợp hôn, phần lớn là do bên nam lựa chọn bên nữ. Vì thế có một bài ca cổ:

Chọn vợ phải bình tĩnh

Phu tinh phải khoẻ mạnh

Nhị đức toạ Chính tài

Tứ trụ mang hưu tù

Quý nhân một ngôi chính

Kim thuỷ nếu tương phùng

Nói kỹ để anh nghe

Can ngày cần nhu thuận

Phú quý tự nhiên lai

Tăng mệnh lại tăng thọ

Hai ba được đón chào

Thì được dung nhan đẹp

Tứ quý một ngôi sát

Tài quan nếu tàng khố

Dần Thân Tỵ Hợi toàn

Tý Ngọ và Mão Dậu

Thìn Tuất kiêm Sửu Mùi

Có Thìn sợ thấy Tuất

Thìn Tuất nếu cùng thấy

Có sát không sợ hợp

Hợp thần nếu có nhiều

Dương nhận mang thương quan

Toàn bàn lại là ấn

Thiên can một chữ liên

Địa chi một chữ liên

Đây ca quyết nữ mệnh

Được quyền lại phú quý

xung khai ai cũng giàu

Cô dâu bụng luôn nghĩ

Hẳn là theo người đi

Đạo vợ hẳn đại kỵ

Có tuất sợ thấy Thìn

Phần nhiều dâm phá nhân

Không sát lại sợ hợp

Không kỳ nữ cùng cầm ca

Phức tạp việc đa đoan

Hẳn là sẽ tổn con

Cô phá hoạ liên miên

Hai bên thành hôn sự

Ngàn vàng chớ coi thường.

Tuy nói như vậy, nhưng ngược lại, phía nữ chọn chồng thì việc nghiên cứu phân tích bát tự của phía nam đưa đến trưóc nay cũng không tuỳ tiện. Vì rằng gả gà theo gà, gả chó theo chó, nó là chuyện đại sự liên quan đến hạnh phúc suốt đời của nhà gái, làm thế nào có thể tuỳ tiện được đây? Trong nhiều trường hợp, yêu cầu của nhà gái đối với bát tự của nhà

trai là ngũ hành trung hoà, không thiên không dựa, cho rằng một người đàn ông như vậy không chỉ suốt đòi cơm no áo ấm, tính cách lại trung hoà, thọ mệnh kéo dài. Thời xưa đề xướng con gái lấy chồng, từ trước đến sau chỉ cân nhắc nhà trai có vinh hoa phú quý hay không, mà không suy xét đến tính tình tật xấu của nam giới ấy và họ sống có thọ không, thế thì những ngày tiếp theo sẽ như thế nào?

Cho nên, từ cách xem và sự lo lắng về vấn đề giá thú nói trên, sách đoán mệnh đã tổng quát yếu lĩnh hợp hôn nam nữ như sau: nam đi chọn vợ, bát tự quý là thấy có nhị tinh chồng con, nếu chồng hưng con ích thì phúc hẳn đẹp: nữ chọn chồng, bát tự quý là được khí trung hoà, nếu không thiên không dựa, tuổi thọ hẳn dài.

Nhưng bát tự nam nữ trong thế gian này thiên biến vạn hoá, số mục rất nhiều, làm gì có nhiều mệnh phu vinh tử quý và bát tự trung hoà? Vì vậy, bát tự giữa nam nữ nếu lệch, khi hợp hôn cần nắn lệch tìm ngay, chuyển yếu làm mạnh thì sẽ được tốt. Ví dụ can ngày bản thân nam mệnh là Mộc mà Giáp Ất Mộc của tỷ kiên, kiếp tài trong bát tự, nhưng phía nữ đưa bát tự bản thân đến chỉ là Mậu Kỷ Thổ, theo lý mà nói, Mộc khắc Thổ, chồng chế ước vợ, theo luân lý phong kiến thì đó là việc trời định rồi, nhưng rốt cục phía bên nam Mộc thế quá mạnh, khó tránh khỏi giữa đường khắc thê, cho nên lúc này cần xem thực thương canh Tân Kim của phía nữ như thế nào. Nếu thực thương nặng, do Kim có thể chế Kim, cho nên hai bên đứng vững, có thể hợp hôn. Nếu phía nữ thương thực không đủ, chỉ cần Mậu Kỷ Thổ nhiều, có thể sinh Kim, không ảnh hưỏng đến đại cục, có thể hợp hôn. Chỉ lo bản thân suy nhược mà không có Thực thần Canh Kim chống cự lại, thế thì đôi bên chỉ nói lời tạm biệt, đi tìm đối tượng khác vậy. Cùng lý lẽ ấy, nói ngược lại nếu thực thương Canh Tân Kim trong nữ mệnh quá nhiều, thế thì lúc tìm chồng tốt nhất là Mộc của Tỷ kiên, Kiếp Tài đối phương nhiều mới có thể chống cự lại được, vì rằng Mộc nhiều Kim khuyết, phía nữ sẽ phí sức chém chặt. Nghe nói, nếu vợ chồng lấy nhau theo nguyên tắc này, tuy bát tự bản thân mỗi người thiên thắng thiên suy, môi người bù cho nhau mà giữ được động thái cân bằng, cho nên vẫn là “bén duyên cầm sắt, con cái đề huề”

Quy nạp lại nguyên tắc hợp hôn lấy thừa bù thiếu sẽ là: nam mệnh Mộc thịnh thì nên lấy Kim, được cương Kim của nữ bù cho thì là rất đẹp, được Thổ sinh Kim cũng tốt, được Hỏa là thứ 2, được Thuỷ Mộc thì không lấy được, nếu nữ mệnh cương Kim hỉ Hoả, được Hoả mạnh của nam trợ giúp thì vô cùng đẹp, được Mộc sinh Hoả cũng đẹp, được Thuỷ là thứ 2, được Kim Thổ thì lấy đầu tiên. Các ngũ hành khác thiên thịnh thiên suy cũng theo thế mà tính.

Ngoài ra trong hợp hôn, còn có các loại “cốt tuỷ phá”, “lục hại”, “bại đại” là những hung sát cần biết để tránh và kỵ. Những biện pháp để phán định những hung sát này là căn cứ địa chi năm sinh, kết hợp với tháng sinh nông lịch để đoán định. Ví dụ người sinh năm địa chi Tý sinh vào tháng Ngọ (tháng 5), nếu là nữ mệnh thì bị coi là phạm vào thần sát tái giá. Khi hợp hôn nếu nhà trai nhìn thấy nữ mệnh này, thì vội rút lui thật xa, về cách nói hung sát không có căn cứ này, Trần Tố Am trong mệnh lý ước ngôn quyển 4 đã thẳng thường bác bỏ: Sách nữ tài hợp hôn nói không có lý lẽ. Hôn nhân của người ta do tiền định. Chọn hôn mệnh chẳng qua là do lòng yêu con của bố mẹ, nam chọn nữ, bát tự quý thấy có nhị tinh phu tử, nữ chọn nam, bát tự quý được đạo trung hoà sao còn lập ra các thuyết lừa dối như cốt tuỹ phá, thiệt tảo trửu, lục hại, đại bại, lang tịch, phi thiên, bát bại, cô hư v.v , lấy 12 chi của năm sinh, lấy một chữ tháng sinh là phạm, còn có lý lẽ gì? Ông nói tiếp, tiến tài thoái tài, vọng môn thủ goá, vợ gặp nguy chồng gặp ách, tử mộ tuyệt lấy vợ chồng chỉ lấy Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ nạp âm vào tháng sinh là phạm, chồng thoái tài tiến tài, thuộc vào vận mệnh của mình, sao có chuyện dựa vào người khác mà dẫn đến tai hoạ được? Tiếp đó, cuốn sách còn bác bỏ thẳng cánh: sách hợp mệnh lấy số mệnh cung năm của nam nữ, phối hợp với thiên y, phúc đức là thượng hôn, du hồn, quy hồn là trung hôn, ngũ quỷ, tuyệt mệnh là hạ hôn, nếu như có lý thì người cầu hôn đều chọn thượng hôn, trung hôn đê lấy mà bỏ hạ hôn đi, thiên hạ không có ai oán nữ bỏ chồng nữa, ở trên nói đến bát bại, gọi là bát bại như lợn dê chó sủa 3 tháng mùa xuân, lại lấy người Hợi, Mùi, Tuất, 3 tháng sinh làm bát bại, chẳng kể ngày giờ, chẳng kể cha con, đủ thấy là dối trá. Còn như nữ mệnh tối kỵ đào hoa sát, như Dần, Ngọ, Tuất tự Mão ra nếu Dần, Ngọ, Tuất, thuộc Hoả, sẽ tắm ở Mão, Hoả ở Mão đóng băng, sẽ bị trách là loã thể, như thể chẳng có công đâu mà bác bỏ. Sách viết đến đây, lấy một ví dụ về nữ mệnh và nói; Ta thấy cả hai bố con đều toàn, bà già phú quý. Vì lúc trẻ mang các sát bát bại, bố mẹ đã cải tạo bát tự cho bà hợp với người, cho đến khi chết mới nói cho chồng con biết mệnh thực để ghi vào mộ chí. Khi xem được mệnh thật, vốn là chồng con sáng đẹp, được trung hoà, người đời nói mang bát bại nhiều hung, nào có biết bát tự của bà cực đẹp.

Nguồn: Quang Tuệ

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hợp hôn nên và kỵ trong tứ trụ

2 đại nguyên tắc phong thủy khi táng mộ giúp con cháu ấm no

Hai nguyên tắc phong thủy khi táng mộ cần phải biết dưới đây là kiến thức hữu ích mà tất cả mọi người nên tham khảo để chọn vị trí huyệt mộ tốt.
2 đại nguyên tắc phong thủy khi táng mộ giúp con cháu ấm no

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy âm trạch có ảnh hưởng quan trọng tới hậu vận của một gia đình, thậm chí một dòng họ vì thế không thể tùy tiện.  

1. Xác định huyệt vị


2 dai nguyen tac phong thuy khi tang mo giup con chau am no hinh anh
 
Theo phong thủy âm trạch, thế đất đẹp, cuộc đất hay là rất tốt nhưng chọn được đất đẹp mà không chọn đúng vị trí táng mộ thì cũng vô nghĩa, không có ích lợi gì, thậm chí còn gây hại. Xem thêm bài viết Chọn huyệt cát, yên âm trạch   Ví dụ như nghĩa trang ở vùng bình địa, tựa lưng vào núi cao vững chắc, trái phải đều có núi hộ vệ, phía trước tầm nhìn thoáng đãng trống trải, đối diện phía xa là dáng núi thanh tú. Theo đánh giá khách quan thì thế đất này khá ổn. Nhưng đáng tiếc là mộ phần lại không được an táng ở vị trí thích hợp, lưng dựa vào lưng chừng sườn núi, phía trước là dốc thẳng xuống, xa hơn khoảng 5m là địa thế bình thường, không có điểm nhấn.   Huyệt vị này đã phảm phải lỗi lớn trong nguyên tắc phong thủy khi táng mộ. Minh đường nên bằng phẳng thoáng đãng nhưng tuyệt đối không được dốc xuống vì như vậy có ngụ ý là gia trạch đi xuống, ảnh hưởng tới con người và tài sản của đời sau. Ngược lại, nếu phần mộ có thể táng ở vị trí mà minh đường rộng rãi, hường lên trên thì con cháu đời sau rất có phúc.  

2. Xác định hướng mộ

  Phong thủy âm trạch tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, thế đất, cuộc đất. Dựa vào núi, ở cạnh sông, có sơn minh thủy tú thì mới được coi là có phong thủy đúng đắn. Nhưng thế đất đẹp, cuộc đất tốt, vị trí cũng ổn mà hướng mộ xác định sai lầm thì phong thủy cũng bị ảnh hưởng vô cùng nhiều.   Trong phong thủy có khái niệm sơn hướng, sau lưng dựa vào là sơn, trước mặt đối diện là hướng. Âm trạch coi trọng hướng của phần mộ, cần có phía trên là sơn, phía dưới là hướng. Hướng của phần mộ được xác định bởi hướng bia mộ, bia mộ mặt chính diện quay về đâu, có lưng dựa vào đâu thì mới xác định được sơn hướng.
2 dai nguyen tac phong thuy khi tang mo giup con chau am no hinh anh
 
Để biết mộ có sơn hướng như thế nào, cần sử dụng tới la bàn phong thủy. Có 24 sơn hướng, phân chia theo bát quái, mỗi quẻ quản 3 sơn hướng. Quẻ Càn ứng với Tuất Càn Hợi, quả Khảm ứng với Nhâm Tý Quý, quẻ Cấn ứng với Sửu Cấn Dần, quẻ Chấn ứng với Giáp Mão Ất, quẻ Tốn ứng với Thìn Tốn Tị, quẻ Khôn ứng với Mùi Khôn Thân, quẻ Đoài ứng với Canh Dậu tân, quẻ Ly ứng với Bính Ngọ Đinh.   Nguyên tắc phong thủy khi táng mộ là phải có thế mộ vượng sơn vượng hướng, phối hợp với thủy pháp tốt thì mới là trọn vẹn. Ví dụ, thế mộ nên là Càn sơn Tốn Hướng chứ không nên là Tuất sơn Thìn hướng,… Xem thêm Tìm hiểu 25 thế nước trong phong thủy âm trạch để chọn huyệt cát   Phong thủy có câu "phân kim kém một đường, phú quý không gặp gỡ", chính là nói tới tầm quan trọng của sơn hướng, kém một đường mà giàu nghèo còn khác biệt huống chi là hướng khác nhau thì vận trạch cũng sẽ có nhiều thay đổi. Vì thế, khi chọn vị trí và hướng táng mộ không thể qua loa đại khái.   Cuộc đất đẹp, huyệt vị chuẩn, sơn hướng vượng là ba yếu tố tạo nên phong thủy âm trạch vượng gia vượng tài, giúp con cháu đời sau được hưởng phúc ấm của tổ tiên. Ngày nay, hầu hết nghĩa trang đều có quy hoạch nhất định, việc chọn cuộc đất nhìn sông dựa núi, có long mạch, sa huyệt như hướng dẫn là rất khó. Nhưng vị trí đặt huyệt và sơn hướng của huyệt thì vẫn có thể tự quyết định được.   Dựa vào những gợi ý phía trên, bạn đọc có thể xác định vị trí và hướng tốt để táng mộ cho người nhà. Muốn chắc chắn hơn, hãy mời thầy phong thủy xem xét, đo đạc, tìm hướng cho chính xác.
15 lỗi phong thủy âm trạch tuyệt đối đừng mắc phải Kiến thức cơ bản về phong thủy âm trạch Hung cát 8 hướng chọn đất đặt mộ giúp con cháu tránh họa
Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 2 đại nguyên tắc phong thủy khi táng mộ giúp con cháu ấm no

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd