Tuế vận của Tứ Trụ
Tứ trụ là mệnh, vận trình là vận. Mệnh và vận hợp lại với nhau làm thành vận mệnh cả cuộc đời. Mệnh vận kết hợp với nhau sẽ biết được cát hung họa phúc. Mệnh và vận như thuyền với nước, gắn chặt với nhau. Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền. Xưa có người nói: “Mệnh tốt không bằng vận tốt, vận tốt không bằng lưu niên tốt”. Về câu này qua kiểm nghiệm thực tiễn tôi thấy có kết luận ngược lại là : có lúc mệnh tốt hơn vận tốt thì lưu niên có thể đi đến đâu được ? Cho nên, mệnh vận và lưu niên cả ba cái là một chỉnh thể không tách rời nhau.
Không có mệnh tốt thì đại vận vẫn chưa ăn thua ; lưu niên tốt cũng giàu không nổi ; không có vận tốt thì mệnh tốt cũng không có ích gì, lưu niên tốt cũng sẽ bị đại vận xấu hạn chế. Không có lưu niên tốt thì dụng thần của Tứ trụ không gặp được tốt, đại vận tuy tốt nhưng thời gian cát ứng cũng không thể xuất hiện được .
Sắp xếp đại vận lấy trụ tháng trong Tứ trụ để tính. Có sự khác biệt là nam xếp thuận, nữ xếp nghịch. Cách tính số đại vận cũng theo nguyên tắc nam thuận, nữ nghịch đó.
1. CÁCH TÍNH THUẬN, NGHỊCH CỦA ĐẠI VẬN
Mệnh nam lấy các chi dương của năm là tí, dần, thìn, ngọ, thân, tuất, đại vận lấy trụ tháng làm chuẩn để sắp xếp theo chiều thuận. Ví dụ mệnh nam sinh năm bính tí, tháng canh dần, tí là năm dương. Mệnh nam sinh năm dương là theo chiều thuận, nên đại vận lấy canh dần làm chuẩn để sắp xếp theo chiều thuận như sau: tân mão, nhâm thìn, quý tị, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh mậu, mậu tuất. Nói chung thường xếp 8 đại vận . Sắp xếp mấy vận không có quy định chặt chẽ mà nói chung theo số tuổi thọ để sắp xếp. Mỗi vận đều là sự tổ hợp của can dương với chi dương hoặc can âm với chi âm.
Mệnh nữ sinh năm dương là nghịch, đại vận lấy trụ tháng làm chuẩn để sắp xếp nghịch. Ví dụ mệnh nữ sinh năm bính tí, tháng canh dần. Tí là năm dương nên phải đếm ngược. Do đó đại vận lấy canh dần làm chuẩn xếp ngược như sau: kỷ sửu, mậu tí, đinh hợi, bính tuất, ất dậu, giáp thân, quý mùi, nhâm ngọ.
Mệnh nữ sinh vào các năm : sửu , mão, tị , mùi, dâu, hợi là âm, nữ sinh năm âm là thuận nên đại vận lấy trụ tháng để xếp thuận. Ví dụ nữ sinh năm đinh sửu tháng nhâm dần thì lấy nhâm dần làm chuẩn để xếp đại vận như sau: quý mão, giáp thình, ất tị, bính ngọ, đinh mùi, mậu thân, kỷ dậu, canh tuất.
Mệnh nam gặp năm âm là nghịch nên khi xếp đại vận lấy trụ tháng làm chuẩn xếp ngược. Ví dụ nam sinh năm đinh sửu, tháng nhâm dần, lấy nhâm dần làm chuẩn xếp ngược đại vận như sau : tân sửu, canh tí, kỷ hợi, mậu tuất, đinh dậu, bính thân, ất mùi, giáp ngọ.
2. LẤY SỐ ĐẠI VẬN
Có thể từ 1 tuổi đã bắt đầu bước vào đại vận. Tham khảo các sách bàn về vận mệnh ta thấy lấy đại vận từ 1 tuổi đến 11 tuổi cũng có. Ví dụ : vận thứ nhất là từ 2 tuổi, vận thứ hai là vận từ 12 tuổi.... vận thứ tám là vận từ 72 tuổi.
Lấy số của đại vận thì dù thuận hay nghịch đều căn cứ theo tháng tự nhiên mà tăng lên từng bước. Số năm của đại vận đều lấy 10 năm tăng dần lên theo từng đợt.
Phương pháp lấy số đại vận là : cứ ba ngày chập lại thành một tuổi để tính, tức một ngày tương đương với bốn tháng, hai ngày tương đương với tám tháng. Khi tính, ví dụ tổng số ngày để tính đại vận là 18 ngày, chia cho 3 được 6, tức 6 tuổi bắt đầu lấy đại vận. Khi tổng số ngày không chia chẵn cho 3 thì cứ thừa một ngày, tính thêm 4 tháng. Ví dụ tổng số là 19 ngày sẽ tính là 6 tuổi 4 tháng, hoặc chỉ tính tròn 6 tuổi ; thừa 2 ngày, ví dụ tổng số là 20 ngày thì tính 6 tuổi 8 tháng tính tròn là 7 tuổi.
Phương pháp tính tổng số của đại vận là lấy tháng lệnh của ngày sinh, nam tính thuận, nữ tính ngược. Cách tính thuận ngược của nó giống như cách tính : nam sinh năm dương tính thuận, nữ sinh năm dương tính ngược hoặc nữ sinh năm âm tính thuận, nam sinh năm âm tính ngược.
Nam sinh năm dương thì lấy tổng số ngày đếm từ ngày sinh đến kết thúc lệnh tháng, ví dụ người sinh tháng dần, lệnh tháng là lập xuân. Khi kết thúc lập xuân tức là giao với tiết lệnh kinh trập tháng mão. Ví dụ : nam sinh năm 1994, tháng giêng, ngày 8 âm lịch, nam sinh năm dương, từ ngày 8 đếm đến này 25 (ngày 25 là kết thúc lệnh lập xuân, giao với kinh trập của tháng mão ) tất cả có 18 ngày. Lấy 18 chia 3 được 6, tức 6 tuổi bắt đầu hành đại vận thứ nhất. Nếu đó là ngày sinh của nữ, vì nữ sinh năm dương nên từ ngày 8 đếm ngược đến ngay lập xuân ( tức ngày 24 tháng 12 âm lịch năm 1993 ) cộng được 14 ngày, chia 3 được 4 dư 2 tức là 4 tuổi 8 tháng bắt đầu hành đại vận. Trong tính số đại vận có thể áp dụng nguyên tắc vê tròn chưa đến nửa năm thì bỏ hoặc qua nửa năm thì tăng lên lấy tròn. Nếu nữ sinh năm âm, cách tính cũng như nam sinh năm dương. Độc giả tự đặt ra ví dụ để tập sắp xếp cho thuần thục.
3. MƯỜI THẦN LÀM CHỦ CÁC VẬN
Sau khi đã lấy số và sắp xếp được các đại vận, thiên can của mỗi vận nên phải kết hợp với nhật can của Tứ trụ để xét về sự sinh khắc, nêu ra mười thần để cùng xét chun với Tứ trụ. Mười thần của đại vận cũng xuất hiện từ sự sinh khắc giống như mười thần lộ ra hoặc mười thần tàng trong các chi của Tứ trụ. Mười thần của đại vận là hỉ của dụng thần thì vận đó tốt ; Mười thần của đại vận là kỷ của dụng thần thì vận đó xấu . Đương nhiên tốt hay xấu đến mức nào không phải là nói một cách chung chung mà phải căn cứ vào quan hệ sinh khắc hình xung giữa các tổ hợp của chúng để đoán cho chính xác. Nếu nắm vững được mức độ sinh khắc hình xung đó càng cao thì sự dự đoán càng chính xác. Hỉ, kỵ của mười thần đại vận lại có quan hệ đến vận khí tốt xấu của từng năm (tức lưu niên). Nắm vững được hỉ kỵ của đại vận cũng tức là nắm được mạch chính của mệnh. Chỉ có như thế mới có thể gọi là biết được mệnh và vận một cách chân chính. Chỉ trên cơ sở cảm nhận được một cách chắc chắn sự tồn tại của vận mệnh thì mới có thể nói đến hướng về cái tốt, tránh xa cái xấu.
Dưới đây sẽ đưa ra các ví dụ về nữ sinh năm âm và nam sinh năm âm, cách sắp xếp Tứ trụ, thiên can Tứ trụ lộ ra và mười thần của các can tàng trong các địa chi, cách lấy số đại vận, sắp xếp đại vận, can của các đại vận thấu ra mười thần và cách sắp xếp chúng. Đến đó thì các bước cơ bản để đoán Tứ trụ đã hoàn thành. Những dự đoán cát hung về sau đều được tính toán trên cơ sở đó ( thần sát được chú thích ở một bên Tứ trụ hoặc cũng có thể chú thích riêng ).
Ví dụ . Nữ sinh năm âm.
Năm 1995 tháng 2 âl ngày 4 âl 8 giờ
Kiếp tài nhật tài
At hợi mậu dần giáp ngọ mậu thìn
Mệnh : nhâm giáp giáp bính mậu đinh tị mậu ất quý
Kiêu tỉ tỉ thực tài thương tài tài kiếp ứng
Tài sát quan kiêu ấn tỉ kiếp thực
Tị canh tân nhâm quý giáp ất bính
Vận: mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất
1 11 21 31 41 51 61 71
ví dụ : nam sinh năm âm : năm 1995 tháng 2 ngày 4 lúc 8 giờ sáng. Mười thần của Tứ trụ lộ ra và mười thần của các can tàng trong chi cũng giống như trên. Còn đại vận lấy trụ tháng mậu làm chuẩn xếp ngược, lấy số vận và cách tính đại vận đếm ngược. Mỗi đại vận 10 năm , cụ thể như sau:
thương thực kiếp tỉ ấn kiêu quan sát
đinh bính ất giáp quý nhâm tân canh
Vận: sửu tí hợi tuất dậu thân mùi ngọ
10 20 30 40 50 60 70 80
I. TUẾ VẬN CỦA TỨ TRỤ
Chương này vừa bàn về đại vận vừa nói về lưu niên thái tuế. Vì sao phải bàn chung hai vấn đề đó? Vì sau khi xác đinh được nhật can của Tứ trụ là mạnh hay yếu và định được dụng thần thì phải tổng hợp với đại vận và lưu niên thành một thể để dự đoán sự việc.
Các sách về mệnh lý học đã xuất bản, đều tránh né vấn đề làm sao từ đại vận lưu niên để đoán ra những cát hung hoạ phúc của cả cuộc đời. Cho dù đôi cuốn có bàn tới thì cũng chỉ dưới góc độ kết hợp sự có ích hay làm hao tổn của các cách cục trong Tứ trụ để bàn đến cách cục. Cách thức bàn về các cách cục này không những không đáng tiếp thu mà còn làm rắc rối phức tạp thêm đối với những người mới học, hơn nữa trong dự đoán cũng không tìm ra được đầu mối để phân biệt cát hung. Đối với người cần đoán mà họ chỉ mong biết được là sự việc cát hay hung , vì vậy nếu nói một cách hàm hồ hoặc chung chung thì không thể đạt được mục đích dự đoán. Cho nên muốn từ đại vận lưu niên đoán ra được cát hung thì điều cơ bản nhất là phải biết bắt đầu từ đâu, hay nói cách khác điều muốn làm sáng tỏ là mỗi đại vận quản năm năm hay là quản mười năm.
Nói chung các sách đều giống nhau ở chỗ cư mỗi đại vận mười năm đều lấy lệnh tháng làm chuẩn, nam nữ tính thuận hay tính ngược để xác định. Điều đó phù hợp với nguyên lý âm dương. Song cứ phân mỗi vận thành mười năm thực chất có hợp tình, hợp lý, hợp thực tế không .?
Trong luận thuyết về phân tách các can chi của đại vận có cách phân : thiên can quản năm năm đầu, địa chi quản năm năm sau. Trong đó khi bàn về thiên can, địa chi phải chiếm 3 phần , khi bàn về địa chi, không có trọng can, thiên can quản bốn năm, địa chi quản sáu năm. Còn có cách phân nữa là : thiên can quản ba năm, địa chia quản bảy năm. Những cách chia này đều nói khi bàn đến can phải chú ý đến chi, khi bàn đến chi phải chú ý đến can, tuyệt đối không được bàn riêng. Điều đó chứng tỏ can chi không thể phân khai, nhưng thực tế lại là phân chia tách bạch. Đã đành can không thể rời chi hay ngược lại chi không thể rời can, điều đó giống như cán cân với hòn cân không thể rời nhau hay giống như vợ không thể lìa chồng vậy.
Hành đại vận là bắt đầu từ lệnh tháng, nếu tính thuận thì tính đến nguyệt khí của tháng sau, nếu tính ngược thì tính đến lệnh tháng của tháng trước. Phàm là can chi của lệnh tháng đều quản chung sự việc của một tháng, không có can quản nửa tháng, chi quản nửa tháng. Đại vận tất nhiên là tham chính chung với Tứ trụ nên không có chuyện phân chia can hoặc chi của đại vận quản mấy năm.
Thiên can trong mệnh cục Tứ trụ là thiên tượng, là chủ tượng. Cho nên thiên can là thiên nguyên còn gọi là địa chi là địa tượng, là tượng bổ trợ nên gọi là địa nguyên. Giữa chúng có mối quan hệ thiên địa, âm dương, quân thần, phu thê. Đại cục do thiên định, hợp tình hợp lý là vì dựa vào một đạo lý chung mà mọi người đều biết, đó là : thấu lộ thì rõ, tàng thì ẩn nên gọi là minh hiển hay ám tàng. Thiên can thấu ra thì việc thấu rất rõ, trước hết sẽ bị khắc hoặc được sinh trợ, sự xung đột lợi hại tự nhiên đó cũng rất rõ ràng, dễ thấy, còn các can tàng trong địa chi thì khó nhìn rõ hơn. Trong thực tế dự đoán, nếu là người tài vượng và lộ rõ thì nhất định khảng khái, đại phóng, nhưng nếu kị tỉ kiếp mà gặp phải thì trước hết sẽ bị cướp đoạt. Người tài tàng mà có mộ kho là càng giàu thì càng biển lận, nhỏ nhen. Nếu vừa có can tàng, can lộ thì người đó vừa có thể tích luỹ lại vừa không bị mất đi sự đại phóng. Có người địa chi tàng sát, thiên can của Tứ trụ để xét về quan hệ sinh khắc chế hóa thì từ trong sự việc cần đoán mới có thể đoán ra giai đoạn phát sinh. Địa chi của đại vận kết hợp với địa chi của Tứ trụ để bổ trợ cho sự phán đoán, có tác dụng thấy được sự cát hung tăng hay giảm.
Một vận mười năm bao hàm sự lưu chuyển mười năm của mười thiên can, thiên can của đại vận gặp vận tốt nhưng lưu niên thì không phải trong mười năm năm nào cũng tốt như nhau. Những năm tốt nhất là mấy năm dụng thần đắc lực, trong những lưu niên này còn vì các tổ hợp hình xung khắc hợp tốt hay xấu mà hạn chế tác dụng của dụng thần. Trong những năm dụng thần bị khắc, bị hao tổn thì sẽ gặp một số không thuận, cũng có thể vì tổ hợp hình xung khắc hợp mà làm tổn hại đến dụng thần, song khi thiên can đại vận là vận tốt thì những điều không thuận chỉ là tạm thời. Nếu thiên can đại vận không tốt thì hoàn toàn ngược lại.
Giữa can chi của đại vận có mối liên hệ lẫn nhau, ngũ hành của can chi tương sinh , tương khắc hay tương đồng đều là tăng hay giảm sự tốt xấu của đại vận. Nếu can trên khắc chi dưới thì khí của can trên bị tổn hao ; can trên sinh chi dưới thì khí của can trên bị xì hơi, chi dưới khắc can trên sẽ áp chế khí của can trên, chi dưới sinh cho can trên, hoặc cùng loại với can trên là sinh phù cho khí can trên. Ngoài ra đại vận và lưu niên giống như trụ thứ năm và trụ thứ sáu, không những chúng tham gia vào sự cân bằng tổng hợp của Tứ trụ mà còn trực tiếp chia mười năm thành một giai đoạn, lưu niên là một thái tuế để thể hiện sự cát hung.
Thiên can của đại vận đang ở vận tốt, ngũ hành địa chi của đại vận nếu sinh phù cho thiên can thì có ích cho dụng thần, nếu khắc, hao , tổn thiên can thì tổn hại cho dụng thần. Độc giả nên tham khảo sự hình, xung, khắc hợp của địa chi trong Tứ trụ đối với mười năm của đại vận có tác dụng tăng hay giảm cát hung để biết.
Lưu niên ngoài bản thân sự sinh khắc của các can chi phía trên hay phía dưới để có ích hay làm tổn hại dụng thần ra, thiên can của lưu niên cũng nằm trong phạm trù hoặc sẽ có tác dụng thần ra, thiên can của lưu niên cũng nằm trong phạm trù hoặc sẽ có tác dụng tốt hay có tác dụng xấu đối với đại vận mười năm. Về điều nay nên tham khảo mục sinh, khắc, chế, hóa của đại vận và Tứ trụ. Địa chi của lưu niên có hình, xung, khắc hợp với đại vận và Tứ trụ, còn thiên can của lưu niên thì có tác dụng làm tốt hay xấu cho năm đó.
Ví dụ lấy vận tốt mà nói, nếu theo phương pháp cho rằng can phân nhau quản các năm, khi thiên can hành tài vận thì nên là phát tài, nhưng thiên can của lưu niên lại không lợi cho dụng thần thì năm đó sẽ không có của, tức là không có tài để mà phát ; mấy năm sau của đại vận, nếu theo cách nói các chi quản các năm sau thì đó không phải là năm tài, nhưng nhờ thiên can của lưu niên mà sinh tài, vượng tài thì tài vẫn phát lớn. Điều đó là hiện tượng phổ biến trong thực tế dự đoán. Vì vậy có sự tranh luận : không bằng đại vận tốt. Đó là vì sự mâu thuẫn do quan niệm không hợp lý cho rằng thiên can và địa chi của đại vận chi quản mười năm . Cho nên cách nói, đại vận quyết đinh sự tốt hay xấu của 10 năm, còn lưu niên xác định cát,hoặc hung của vận đó là hợp lý.
Thế nào gọi là vận tốt ? Trong cả cuộc đơì người ta, thời gian tốt nhất là lúc dụng thần lên ngôi, đó gọi là đang hành vận tốt. Trong mệnh cục nếu có dụng thần thì gọi là dụng thần có nguyên cục, mỗi lần dụng thần được sinh là mỗi lần tăng thêm có ích, nếu mệnh vận không có tác dụng thần thì cuộc đời gập ghềnh không thuận lợi. Nguyên cục không có dụng thần thì chỉ còn hy vọng hành đến gặp vận gặp được dụng thàn đang thiếu. Cho dù là mệnh tốt hay mệnh xấu ( tức là tổ hợp của mệnh không tốt ) thì khi hành đến vừa gặp được dụng thần nhất định sẽ là thời kỳ thuận lợi nhất trong cuộc đời, đối với mệnh cục tốt mà nói thì đó là giai đoạn huy hoàng nhất.
Hành đến vận gặp được dụng thần nói chung muốn nói đó là thời kỳ có lực nhất, cũng tức là khoảng mười hai đến mươi năm. Ví dụ nói nếu hành quan vận thì thời kỳ quan vận sẽ đạt được chức tước cao nhất. Sau đó sát vận cũng là quan vận, dụng thần là chính quan, nếu là thiên quan thì cũng không phải là điều kị , vì vận thiên quan cũng có thể thăng quan tiến chức. Hành đến tài vận cũng sẽ được thăng quan vì chính tài sinh chính quan, thiên tài sinh thiên quan, chính sinh thiên hoặc thiên sinh chính đều không bằng chính sinh chính chính hoặc thiên sinh thiên. Tài vận được xem là dụng thần thứ hai, tuy còn có thời cơ thăng quan, nhưng vận khí phải kém hơn dụng thần của chính vận đó.
Sau khi đã xác đinh được thân vượng hay thân nhược thì dụng thần đã rõ. Mệnh cục của Tứ trụ chỉ cung cấp những điều kiện cơ bản về sự cát hung, tốt xấu của đại vận và lưu niên, còn như trong cả cuộc đời, lúc nào là vận tốt, lúc nào là vận tốt vừa, lúc nào là bại vận, lúc nào là đại bại vận thì phải bắt đầu từ dụng thần hành đến vận nào. Lưu niên chỉ là nói rõ thêm một bước trong vận tốt hay vận xấu, sẽ tốt ở năm nào, hoặc sẽ xấu ở năm nào ( người thành thục điêu luyện thậm chí có thể tính được tốt hay xấu rơi vào ngày tháng nào. Nguyên lý của nó vẫn là căn cứ vào sự sinh khắc giữa dụng thần và ngũ hành ).
Phàm người thân vượng, dưới tiền đề trong mệnh cục không bị hình xung khắc hợp làm hại, hơn nữa ngũ hành thiên khô ( thiên khô tức là các tổ hợp trong Tứ trụ xấu nhiều hơn tốt ), tổ hợp không thích hợp thì chế vận là : quan vận, sát vận, hao vận ; chính tài vận, thiên tài vận ; xì hơi vận : thương quan vận đều được xem là các vận tốt. Các vận : chính ấn, thiên ấn sinh thân ; các vận : ngang vai, kiếp tài giúp trợ thân, đều được xem là bại vận. Trong đó vận khắc dụng thần là hung vận.
Phàm người thân nhược, cũng dưới tiền đề như trên, khi hành đến các vận : chính ấn, thiên ấn sinh thân, các vận : ngang vai, kiếp tài giúp trợ thân đều được xem là vận tốt. Khi hành đến quan vận, sát vận khắc mình, hoặc các vận thương quan, thực thần làm xì hơi mình, hoặc các vận chính tài, thiên tài làm hao tổn mình thì đều được xem là bại vận hoặc hung vận.
Thế nào gọi là tốt, thế nào gọi là bại ? Sự tốt hay xấu của vận khí cuộc đời con người chỉ có thể so sánh với bản thân mình. Tục ngứ nói : “Người so với người, tức chết đi được”. Sự tốt xấu của mệnh cục mỗi người sẽ quyết định sự tốt xấu của vận khí. Mệnh khác nhau thì vận cũng khác nhau, cho nên mỗi người khác nhau ắt phải trải qua những cuộc sống khác nhau. Vậy so sánh như thế nào? Cách so sánh trực tiếp nhất và rõ nhất là từ thân vượng hay thân nhược, hành vận bị áp chế hay được phù trợ để có thể thấy rõ. Nếu lấy thực tế con đường cuộc sống để so sánh thì rất phức tạp, vì ở đây vận mệnh của mỗi người còn gắn với vận mệnh chung của quốc gia, của khu vực. Quốc vận ngày nay đang bằng phẳng, xã hội tiến bộ, con người có cuộc sống hiện đại, tuy trong đất nước còn có những khu vực nghèo khó, lạc hậu, nhưng phổ biến đều có ti vi, điều kiện cuộc sống đã được nâng cao. Chúng ta không thể so sánh vận mệnh đất nước với vận mệnh kinh tế của mỗi con người, mà chỉ nên lấy người đó mấu chốt nhất lại không thể tách rời với vận mệnh của đất nước . Có người hành vận được sớm, có một mệnh cục rất tốt, nếu trong điều kiện dễ làm giàu như hiện nay thì đáng lẽ đã trở thành người giàu, nhưng khi đất nước có sự dao động, có những phong trào do con người tạo nên làm cho mọi người không thể giàu được thì dù người đó hành đến tài vận nhưng cĩng chỉ cơm no, áo ấm hơn người khác một chút mà thôi, hoặc chỉ tăng thêm được một bậc lương nào đó. Nếu trước kia đã trải qua vận không tốt, nhưng chỉ có một Tứ trụ tốt, ngày nay hành đến tại vận lại gặp được quốc vận đang đổi mới thì người đó sẽ thuận lợi. Nếu quốc vận ngày càng tốt, mà Tứ trụ và các điều kiện khác của hai người khác nhau thì trong cuộc sống của người có mệnh cục tốt nhất định sẽ tốt hơn. Tự mình khó so sánh với mình, nhưng nếu ta chú ý tới sự khẳng định của xã hội thừa nhận địa vị của người đó để so sanh mức độ cống hiến của người đó cho xã hội thì tức là ta đã gắn việc đánh giá với cục mệnh cục một cách rõ ràng hơn. Ví dụ người làm thương nghiệp, có quy mô lớn, giá trị buôn bán to thì xã hội thừa nhận đó là người giàu có, người có năng lực chính trị cao thì xã hội thừa nhận địa vị lãnh đạo của người đó ; người có trí thức uyên thâm và chuyển hoá nó thành của cải cho xã hội đem lại lợi ích cho nhân dân thì xã hội thừa nhận địa vị và công danh của người đao càng cao, càng rộng rãi. Người mà ngũ hành trong mệnh cục có tình, dụng thần có lực, lại gặp vận tốt thì nói chung phú quý, công danh, quyền ấn đều có. Song thông thường số người đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì trong một vòng sáu mươi giáp tí có đến hơn 52 vạn tổ hợp Tứ trụ khác nhau, ngoài ra tướng tay, tướng mặt, cốt tướng của mỗi người còn khác nhau, rồi cộng thêm gen di truyền, khu vực sống còn chênh lệch nhau nữa. Cho nên tuy mệnh cục đều lấy tài làm dụng thần nhưng rất ít người giàu có, còn đa số chỉ là người có ăn hơn so với người bình thường. Còn một vấn đề nữa , tuy cùng có dụng thần là tài nhưng người đó có đạt được mệnh cục như thế hay không là còn có thể phát tài ở phương Nam, đến sống ở phương Nam thì giàu có rất nhanh, bản thân trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty hay Xí nghiệp, mức sống rất cao so với những người bản địa. Song quan niệm giàu có ở mỗi vùng một khác. Ví dụ ở đây người có một vạn được xem là phát tài, nhưng đến vùng khác của phương Nam một trăm vạn mới được xem là giàu, thậm chí như ở Oxtrâylia phải có tiền triệu vạn mới được xem là giàu có. Giá trị ứng dụng của mệnh học là ở đây. Đến được vùng có lợi cho dụng thần hoặc sinh trợ cho dụng thần thì mới phát tài và phát tài rất nhanh ,con đường công danh cũng mới bằng phẳng. Cho dù vận mệnh không tốt lắm, dụng thần không đắc lực nhưng đến được phương vị hợp với dụng thần thì cuộc sống cũng sẽ thuận lợi hơn. Chúng ta từng thấy có một số người ăn xin, thậm chí ở những thành phố trù phú vùng duyên hải phương Nam số người ăn xin cũng có nhiều nhưng họ không bị chết rét. Cho nên đi sai phương vị , tức là đi không đúng với phương có lợi cho dụng thần tất sẽ rủi ro, cho dù gặp vận tốt cũng không bằng được nên đi về phương vị mà trong vận, trong mệnh nên đi. Đó là chưa nói đến khi hành bại vận còn thảm thương hơn, hoạ vô đơn chí. Ngược lại có những người mù quáng đi về phương Nam là phương không đáng đi thì không những không cạnh tranh nổi với người bản địa mà thậm chí còn bị cuộc sống đắt đỏ, hoặc rơi vào cảnh bị trộm cướp , phá sản.
Trong cuộc đời một người nói chung đều gặp khí tốt hay xấu, chỉ có điều gặp ít hay nhiều , gặp sớm hay muộn mà thôi. Nói chung tuổi trẻ hay tuổi già có thể hành vận xấu, nhưng cũng có lúc không gặp phải vận xấu nhất. Theo quy luật tự nhiên mà nói, ngày nay số người thọ 80 tuổi không còn là cổ lai hy. Đối với những người từ tuổi nhỏ cuộc sống nghèo khổ hơn, đến tuổi trung niên do học hành mà thành đạt, đến tuổi già được hưởng cuộc sống bình thường, như thế là tốt. Người mà mấy chục năm của quãng giữa cuộc đời gặp vận trình tốt là người có phúc, đến lúc tuổi già do bệnh già mà chết thì đó là người không gọi là tốt cũng đã rất tự nhiên. Chỉ sợ từ tuổi nhỏ đã hành vận tốt, hưởng hết phúc đến cuối đời cuộc sống mới thê lương. Thậm chí có những người chưa gặp được vận tốt đã gặp phải những vận khắc hại dụng thần làm cho đoản thọ hoặc vì nghèo khổ quá mà chết non. Những người mà ngũ hành trong Tứ trụ tương cân bằng thì nói chung cuộc đời ít có thay đổi. Người mà Tứ trụ các đại vận khí giúp đỡ được nhiều thì cuộc sống dễ dàng hơn, vận khí giúp đỡ ít thì suốt đời trầm lắng.
Dụng thần vì sự thay đổi của đại vận và lưu niên nên có lúc mạnh lúc yếu, cuộc đời cũng theo đó mà lúc tốt lúc xấu. Ví dụ người trong mệnh cục có dụng thần là hỏa, khi gặp thiên can của đại vận là bính đinh tức là gặp vận tốt, giáp ất sinh bính đinh nên vận giáp ất là vận tốt ; không có dụng thần thì giáp ất chỉ có thể bổ trợ cho dụng thần chứ không thể thay thế được dụng thần bính đinh. Điều cần nói rõ ở đây là: nếu giáp ất là thương quan, khi thương quan trong mệnh vượng quá thì đó là vận ở dưới mức bình thường vì thương quan gặp năm quan sẽ lớn. Nếu giáp ất bính đinh là vận tốt sinh phù thì mậu kỷ canh tân nhâm quý đều là các vận trợ giúp kị thần, hoặc là đương vận kỵ thần. Do tổ hợp của mỗi vận khác nhau, nên mức độ cát hung của sự việc cũng khác nhau, điều đó thông qua sự sinh khắc, hình xung hội hợp với kỉ thần để thể hiện ra, có thể tính toán được. Hơn nữa những việc tốt xấu của quá khứ và tương lai đều có thể căn cứ vào các tổ hợp đó để đoán ra.
Trong thực tế cho dù là cân bằng cho Tứ trụ hoặc dự đoán cho từng vận, từng năm đều phải luôn luôn nhớ rõ : thân vượng thì nên gặp vận hoặc năm là xì hơi, hao tổn, áp chế là tốt ; thân nhược thì nên được năm hoặc vận tương sinh hay trợ phù là tốt. Có một số mệnh học đưa ra lý thuyết cho rằng : tuổi già sợ gặp vận vượng, tuổi trẻ sợ gặp vận suy, tuổi trung niên sợ gặp các địa chi rơi vào tử, tuyệt, thai. Cách nói đó là căn cứ vào quy luật trưởng tự nhiên của con người mà nói. Nhưng vận trình của con người là căn cứ vào thiên can, dụng thần và các tổ hợp với địa chi để xác định vận tốt hay xấu. Tuổi già, tuổi trẻ và trung niên, dụng thần đương vận căn bản không có gì liên quan với vận vượng hay vận suy, cho nên nhiều độc giả mới học đã không nắm vững điều đó nên bị lý luận trên làm cho hoang mang về nhận thức. Đó là điều nên kiên quyết dứt bỏ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)