Cách giơ tay xung phong lên bảng nhận xét gì về bạn
Phương án A |
Phương án B |
Phương án C |
Mộc Trà (theo Buzz)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Phương án A |
Phương án B |
Phương án C |
Mộc Trà (theo Buzz)
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
H11: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Phối tất cả những vị trí đối xứng lên địa bàn 12 cung của lá số thì chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H12. H12: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Xét nghiệm nội dung H11 và H12, không khó để chúng ta nhận ra rằng hai sao Thái Dương và Thái Âm chuyển động ngược chiều nhau. Thái Dương chuyển động thuận chiều kim đồng hồ còn Thái Âm thì chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Chuyển đổi địa bàn 12 cung hình vuông trở về lại 12 cung hình tròn rồi cho quỹ đạo của Thái Dương [TD1 cho tới TD12] nằm ở vòng ngoài đi thuận theo chiều kim đồng hồ và cho quỹ đạo của Thái Âm [TA1 cho tới TA12] nằm ở vòng trong đi ngược chiều kim đồng hồ, chúng ta sẽ thấy kết quả giống như hình H13. Thái Dương và Thái Âm cùng nằm trên trên trục Sửu Mùi [TD1-TA1 ở Sửu và TD7-TA7 ở Mùi] còn tất cả những vị trí khác đều đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Thí dụ như Thái Dương ở Dần [TD2] đối xứng với Thái Âm ở Tí [TA2] qua trục Sửu-Mùi, Thái Dương ở Mão [TD3] đối xứng với Thái Âm ở Hợi [TA3] qua trục . . . H13: Vị Trí Đối Xứng Của Cặp Thái Dương -Thái Âm Nhìn vào hình H13, thêm một lần nữa không khó để chúng ta nhận ra là sự chuyển động của Thái Dương và Thái Âm khế hợp chặt chẽ và hoàn toàn với hai dòng vận hành trên Việt Dịch Đồ, hình H14. H14: Việt Dịch Đồ (Nguồn: Việt Dịch của Hà Hưng Quốc) Hai dòng vận hành này đại diện cho hai dòng hành khí, Hành Khí Âm (HKA) nằm bên trong [vòng màu xanh lá] chuyển động ngược kim đồng hồ và Hành Khí Dương (HKD) nằm bên ngoài [vòng màu đen] chuyển động thuận chiều kim đồng hồ. Như chúng ta đã biết Tí là vị trí “âm cực dương sinh” còn Ngọ là vị trí “dương cực âm sinh.” Nếu chúng ta gán một con số định lượng cường độ cho HKA và HKD ở mỗi vị trí [cũng là ở mỗi thời điểm trong chu kỳ sinh hoá trên Việt Dịch Đồ] thì con số nhỏ nhất sẽ nằm tại Tí và con số lớn nhất sẽ nằm tại Ngọ cho HKD, và hoàn toàn ngược lại cho HKA. Hãy cho con số nhỏ nhất đó là số không [0] và giả dụ thêm là sự thay đổi trong cường độ của hành khí từ một vị trí này sang vị trí kế bên là tăng thêm hay giảm bớt một đơn vị cường độ, và hãy cho đơn vị cường độ đó là một [1], thì kết quả theo đó sẽ giống như hình H15. Dấu cộng [+] trước mỗi con số là để chỉ khí dương và dấu trừ [-] trước mỗi con số là để chỉ khí âm. Cường độ của HKD tăng dần từ Tí tới Ngọ và giảm dần từ Ngọ tới Tí, tăng dần từ +0 tới +6 và giảm dần từ +6 tới +0. Cường độ của HKA tăng dần từ Ngọ tới Tí và giảm dần từ Tí tới Ngọ, tăng dần từ -0 tới -6 và giảm dần từ -6 tới -0. H15: Hành Khí Của Cặp Thái Dương-Thái Âm Đối Xứng Qua Trục Sửu Mùi Hình H15 tuy là giúp cho chúng ta dễ dàng nhìn thấy sự chuyển dịch của hành khí qua từng thời điểm [vị trí], cường độ của hành khí tại mỗi thời điểm và dạng biến đổi của dòng hành khí một cách tổng quát nhưng lại không giúp cho chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối xứng của Thái Dương và Thái Âm được mã hoá trong từng cặp TD1-TA1, TD2-TA2, TD3-TA3 . . . cho tới TD12-TA12. Để làm nổi lên yếu tố đối xứng, chúng ta có thể xếp đặt lại thông tin trong hình H15 một cách khác. Và kết quả cho thấy giống như trong hình H16. H16: DNA Của Cặp Thái Dương – Thái Âm Đối Xứng Qua Trục Sửu Mùi Dòng hành khí dương của sao Thái Dương và dòng hành khí âm của sao Thái Âm được trình bày dưới dạng dây sóng. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Dương chuyển dịch tuần tự từ TD1 tới TD12. Mỗi chu kỳ của dây sóng Thái Âm chuyển dịch tuần tự từ TA1 tới TA12. Hai dây sóng đi ngược chiều nhau. Và mỗi điểm TDn trên dây sóng Thái Dương được nối với một điểm TAn trên dây sóng Thái Âm và chúng đối xứng nhau qua trục Sửu-Mùi. Dạng dây sóng của hai dòng hành khí được hình thành do “phiên dịch” khoảng cách giữa Thái Dương và Thái Âm ở mỗi thời điểm đối xứng qua trục Sửu-Mùi. Có nghĩa là khi Thái Dương và Thiên Phủ cùng tại Sửu thì khoảng cách TD1-TA1 là 0 độ, Thái Dương tại Dần và Thái Âm tại Tí thì khoảng cách TD2-TA2 là 60 độ, Thái Dương tại Mão và Thái Âm tại Hợi thì khoảng cách TD3-TA3 là 120 độ, Thái Dương tại Thìn và Thái Âm tại Tuất thì khoảng cách TD4-TA4 là 180 độ, Thái Dương tại Tỵ và Thái Âm tại Dậu thì khoảng cách TD5-TA5 là 120 độ, Thái Dương tại Ngọ và Thái Âm tại Thân thì khoảng cách TD6-TA6 là 60 độ, Thái Dương và Thái Âm tại Mùi thì khoảng cách TD7-TA7 là 0 độ. Và chiều dài của mỗi dây nối liền một TD với một TA đại diện cho một khoảng cách vừa nói. Tưởng tượng một đường thẳng chạy từ Sửu tới Mùi ở hai đầu của dãy sóng, xuyên qua Sửu và Mùi ở giữa, và chia dãy sóng thành hai phần trên và dưới. Đường thẳng tưởng tượng này chính là trục đối xứng Sửu-Mùi. Dãy sóng của cặp Thái Dương – Thái Âm có hình dạng giống như cấu trúc DNA cho nên chúng ta tạm gọi nó là DNA của cặp Thái Dương – Thái Âm. Như chúng ta được biết, bất cứ sao nào cũng đều có vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa cho riêng nó. Thái Dương và Thái Âm cũng không ngoại lệ. Vị trí miếu, vượng, đắc, hãm của hai sao Thái Dương và Thái Âm mà chúng ta biết hiện nay có thể nói là đạt được sự đồng thuận của các danh gia Tử Vi ngoại trừ một vài bất đồng nhỏ. Tổng kết trong hình H17 cho thấy điều này. H17: Vị Trí Miếu, Vượng, Đắc, Hãm Của Thái Dương Và Thái Âm Giống như Tử Vi và Thiên Phủ, dựa vào những gì vừa được khám phá thì chúng ta cũng có thể nói dường như Thái Dương và Thái Âm là hai sao được hư cấu trên nền tảng âm dương. Chúng đại diện cho cái gì thì chưa biết. Nhưng đã là được cấu tạo trên nền tảng âm dương thì qui luật của âm dương tự nó sẽ quyết định tính chất miếu, vượng, đắc, hãm chứ không thể nào quyết định bởi qui luật ngũ hành. Dựa vào sự quan sát và phán đoán này, chúng ta có thể tiến hành kiểm nghiệm tính chất miếu, vượng, đắc, hãm của cặp sao Thái Dương – Thái Âm với thông tin đã có sẵn trong các hình H15 và H16. Khác với Tử Vi và Thiên Phủ, tuy là cặp Thái Dương – Thái Âm cũng là một cặp sao hư cấu của hai dòng hành khí vận hành ngược chiều trong cùng một hệ thời-không và tuy là tính đối xứng qua trục Sửu-Mùi là chìa khóa xác định sự tương tác của hai dòng hành khí đó nhưng nó không có chiếc chìa khóa “bình hòa” như Tử Phủ cho nên chúng ta có thể xét cường độ hành khí của chúng độc lập với nhau được. Nói một cách khác, tương tác của hai dòng hành khí âm dương này nằm ở một dạng khác, không giống như dạng tương tác củaTử Phủ. Từ những thông tin trong hình H16 chúng ta có thể rút ra và kiến tạo đường biểu diễn MVĐH (miếu, vượng, đắc, hãm) của Thái Dương và Thái Âm như cho thấy trong hình H18.
H18: Đường Biểu Diễn MVĐH của Thái Dương Và Thái Âm Nhìn vào đường biểu diễn MVĐH của Thái Dương trong hình H18 chúng ta nhận ra được:
Một câu chuyện có thật được sưu tầm lại của tác giả trên diễn đàn tử vi
Trong 1 dịp khác, tôi kể truyện cho Thi Thi nghe về làng Hàng thiện. Hồi xưa làng này có mấy ông thầy xem bói chuyên bán lá số. Mấy anh chàng đi hỏi vợ thường đến thầy mua lá số. Thấy bên vợ thích lá số quan văn, thầy bán lá số văn, bên vợ thích lá số quan võ, thầy bán lá số võ. Nhà vợ đòi niên canh bát tự, anh ta nộp niên canh lá số mua. Nhà vợ đi xem thầy nói tốt quá, gả ngay lập tức.
Thi Thi nghe truyện thích lắm. Nó áp dụng liền.
Một thân chủ tới văn phòng luật sư nhờ nó kiện gia đình vị hôn thê về tội bội tính. Thân chủ tuổi Ất Dậu không rõ ngày tháng sinh. Ông ta là một bác sĩ Quân Y, đã làm lễ hỏi một cô tuổi Quý Tỵ (1953), con nhà đại phú. Nhưng nhà vợ nhờ thầy coi tướng, Thầy bảo ông bác sĩ chết yểu và chẳng làm gì hơn nghề thầy thuốc. Nhà vợ kiếm cớ từ hôn. Ông bác sĩ cho biết ông và vị hôn thê yêu nhau đậm đà lắm.
Thi Thi đề nghị:
- Kiện thì đương nhiên nhà gái phải bồi thường cho bác sĩ rồi. Nhưng kiện làm chi để tỏ ra mình yếu quá. Nếu tôi hòa giải cho nhà gái gả vợ bác sĩ cho bác sĩ được không?
Trước tiên thù lao định là 150.00 đồng, vì là việc hộ tương đương với vụ ly hôn. Ông bác sĩ vui vẻ:
- Nếu cô làm được việc đó, tôi sẽ trả gấp 4 lần (tức 600.00 đồng)
- Đấy nhá, Bác sĩ thưởng cho tôi chứ tôi không đòi, không xin đâu nhé
- Vâng tôi cảm phục và biếu cô đấy chứ
Thi Thi bảo ông bác sĩ:
- Bác sĩ không biết ngày tháng sinh song tôi có cách tìm để biết số tử vi của bác sĩ.
Rồi nó bắt ông ta gần 2 cây tre đếm đếm nói nói, cuối cùng nó phán:
- Bác sĩ sinh năm Ất Dậu (1945) tháng 4 ngày 1 giờ Ngọ. Để tôi lấy cho bác sĩ một lá số
Hôm sau Thi Thi mời bà mẹ vợ, vị hôn thê của ông bác sĩ tới văn phòng thông báo cho biết ông bác sĩ sẽ kiện bà đòi bồi thường. Bà giận lắm, móc ví lấy chi phiếu ra hỏi:
- Thưa cô luật sư, nó đòi bao nhiêu?
- Triệu rưỡi
- Tôi trả 3 triệu
Bà định lấy chi phiếu, Thi Thi ngán quá nói quanh:
- Thưa bà đành rằng tiền bạc xong rồi, song còn tình. Cô đây và ông bác sĩ yêu nhau thắm thiết, mà bà bắt 2 người xa nhau thì tội lắm.
Bà vẫn lắc đầu:
- Tôi đã đi coi ông thầy tướng L. Ông ta bảo nó chết yểu, chẳng làm nên sự nghiệp gì, vì vậy tôi không gả.
Thấy bà ta lọt bẫy, Thi Thi nói:
- Tôi không dám bảo ông L nói láo nhưng bà biết ông bác sĩ là “tiềm tướng”. Coi qua không thấy được, phải coi cách ăn, uống, đi, đứng mới rõ. Ông ta có tướng lấy vợ đẹp giàu.
- Sao cô biết?
- Tôi có học sơ. Sao bà không đi coi lá số tử vi của ông ta xem sao? Số tử vi xem mới đúng, chứ tướng chỉ đúng 1 phần thôi ( Xin lỗi mấy cụ xem tướng, đây là lời thuyết phục của luật sư, chứ không phải như vậy đâu). Bà có đọc giai phẩm Khoa Học Huyền Bí không?
- Thưa có, cả nhà tôi đều đọc
- Trên đó có mấy ông nghiên cứu tử vi thành danh. Bà nhờ mấy ông đó coi cho mới chắc.
- Nhưng thằng nhỏ không có số tử vi
- Thưa bà, ông bác sĩ có số đấy. Vì số của ông ta lấy vợ đẹp, nhà giàu, thanh niên tự ái, ông ta giấu lá số đi. Bà có thể nhờ cô gái hỏi, chắc ông bác sĩ đưa ra ngay. Rồi bà cho tôi đi theo xem thầy số nói sao.
Nghe nói: số lấy vợ đẹp, nhà giàu, bà mẹ vợ thích lắm. Nhất là nghe câu: thanh niên tự ái v.v…bà cho rằng con rể vì yêu con gái bà mà hỏi, chứ không vì tiền, Bà thích lắm.
Hôm sau cô con gái bà đã tìm ông bác sĩ lấy được lá số “chế tạo” sẵn. Bà đem con gái rủ Thi Thi đi xem tử vi. Bà lái xe tìm đến văn phòng cụ Đông Nam Á nhưng tìm không ra Hương Lộ 14. Cuối cùng bà đòi tìm giáo sư Trần Quang Đông, Thi Thi đành đưa bà tới nhà ông Đông. Trên đời này, người nó ngán nhất là tôi sau đó tới ông Đông. Tôi là chú nó còn ông Đông là thầy nó.
Vừa tới nhà trình bày tự sự, ông Đông giãy nãy lên rằng ông xem dở, tại sao không tới người khác. Nhưng rồi ông cũng coi giùm.
Lá số chế tạo thuộc loại dễ coi nhất:
- Mệnh Nguyệt Kỵ Mã tại Hợi, đẹp trai hiền lành cận thị khi chế tạo lá số, Thi Thi đã phải căn cứ vào sự kiện trúng đối thực mà sắp đặt.
- Quan: Lương Nhật Quyền Lộc tồn tại Mão. Là bác sĩ danh tiếng nhờ Quyền. Chữa bệnh mát tay nhờ Lương Lộc là hai phúc tinh.
- Di: Cơ, Hóa lộc tại tỵ ra ngoài được kính trọng.
- Tài: Tả Hữu được Nhật Nguyệt Quyền Lộc Long Phượng chiếu tại Mùi giàu có chồng chất
- Thê: Vô Chính Diệu Lương Nhật song Lộc chiếu, vợ chồng đẹp đôi, lấy vợ con nhà quyền quý, giàu có.
- Hạn năm Dần, đại hạn ở Thân gặp Phá mọi sự điên đảo, rối loạn chủ trương. Tiểu hạn tại Tỵ gặp Tham Hình Hồng Đào Hao và lưu niên Phục Binh lắm điều bị phản phúc. Nhưng nhờ Khoa ở Ngọ giải được.
- Năm Dần lưu Thái tuế, Lộ tồn ở Dần, Vũ Tướng được Thái tuế làm cho mạnh lên trấn áp Phá Hao Hình.
Tóm lại: đây là một bác sĩ đẹp trai, hiền lành phúc thọ, lấy vợ đẹp, con nhà giàu. Năm nay Giáp Dần sẽ lấy vợ , nhưng gặp chút phiền phức rắc rối, cuối cùng lấy được vợ.
Bà mẹ vợ thỏa mãn ra về, tuy vậy bà còn đến hai ba ông thầy tử vi khác coi, ông nào cũng giải đoán tương tự. Bà hối hận đã đối xử tệ với ông rể quý, Bà mời tới xin lỗi và cho cưới ngay. Đám cưới linh đình tốn mấy triệu bạc, diễn ra tại một nhà hang Chợ Lớn.
Thi Thi lãnh tiền thù lao của ông bác sĩ, nó nộp cho “sư phụ” hết 500.000, nó lấy 100.000. Nghe truyện Thi Thi kể, ông luật sư già giận lắm, ông la nó suốt nửa giờ. Nó cải bay cả lý luận của sư phụ:
- Bố chửi con là oan? Kết quả nội vũ con đem lại là gì? Bà mẹ vợ hoan hỉ, ông bác sĩ được vợ, cô gái được chồng. Ai cũng vui hết. Con không đòi tiền nhiều, ông bác sĩ thưởng cho con đấy chứ. Cổ nhân có câu: “Thính tụng ngô du nhân dã, tất xử vô tụng hồ”. Nghĩa là nghe người kiện nhau, ta cũng nghe được như ai. Nhưng làm sao cho người không kiện nhau mới giỏi. Con làm cho họ không kiện nhau, đúng với cổ nhân. Thế mà bố la oan con…
Sư phụ Thi Thi trả nó 600.000 đồng. Nó đang đắc chí thì bị tôi khám phá ra, tôi “chà sà bong” nó hơi kỹ ông Đông thì đọc cho nó “một bài văn tế cá sấu” dài hàng giờ. Cha của nó đòi đánh nó ít bạt tai, may mà nó nhanh chân vào phòng khóa cửa lại.
Khi tôi viết những dòng này, thì vợ ông bác sĩ sắp sinh con đầu lòng, bà được cha mẹ cho ngôi biệt thự, cho xe, cho tiền để mua một dưỡng đường, hầu đứng ra điều khiển. Âu vợ chồng cũng là duyên số.
Dân gian ta có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cho nên vào dịp đầu năm mới, trước khi xuất hành, người Việt thường rất cầu kì trong việc chọn ngày,giờ, phương hướng phù hợp để mong gặp được các quý thần.
Xuất hành đầu năm là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, Tài thần, Hỷ thần. Thậm chí, đối với người đang đi tìm “một nửa”, hướng xuất hành đầu năm cũng được coi là giúp họ cầu duyên như ý. Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phúc.
Mọi người thường chọn giờ Hoàng đạo vào lúc sớm để xuất hành. Có hai hướng để xuất hành là hướng Tài Thần và Hỷ Thần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích xuất hành về hướng Hỷ Thần, là vị Thần mang lại nhiều may mắn và niềm vui. Với những ai chú trọng đến tài lộc sẽ thường chọn hướng Tài Thần.
Cùng với việc chọn ngày giờ, phương hướng phù hợp để xuất hành, người Việt cũng có quan niệm rằng mùng 5 là ngày nguyệt kỵ, không thích hợp cho xuất hành. Chẳng vậy mà ca dao Việt Nam có câu:
Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn.
Người Việt Nam cũng thường tin rằng đầu năm bước chân ra khỏi nhà, nếu gặp nam giới thì sẽ được may mắn cả năm, đầu xuôi đuôi lọt, còn gặp phụ nữ thì sẽ “nặng vía”, xui xẻo, làm mọi việc sẽ gặp nhiều trắc trở.
Nếu nhà ai có tang thì không nên đi xông nhà hay đi mừng tuổi người khác để tránh cho người khác không bị xui như mình. Cũng như vậy, phụ nữ có thai thường kiêng không đi đâu trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu “sinh dữ, tử lành”.
Trong phong thủy có rất nhiều loài cây may mắn cát tường bởi tính chất ngũ hành, biểu tượng và ý nghĩa của nó đối với con người. Ngày tết, cây đào, cây quất, cây mai hay cây phật thủ đều là mang lại điềm lành và tiền tài tới cho gia chủ. Cây tre có thể mang tới tài lộc trường kỳ, trong khi cây kim tiền có thể tăng dương khí giúp gia chủ có được sự thịnh vượng sung túc.
Cây đào - Tinh hoa của Ngũ hành. Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ. Do đó khi đón năm mới mọi nhà hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triể mạnh mẽ.
Những người độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì sẽ may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong quan hệ tình cảm.
Cây đào đá - Biểu tượng của sức khỏe dồi dào
Cây đào kết quả tượng trưng cho sự thu hoạch, sụ kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn. Cây đào trong kinh doanh sẽ đem lại nguồn cát khí lớn lao cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự sáng suốt trong đầu tư và mang lại nhiều tài lộc.
Cây đào được làm từ đá quý mang tinh chất Thổ, không những là vật khí mang lại may mắn về tiền bạc mà đây còn là vật khí rất tốt cho sức khỏe và quan hệ gia đình cũng như tình duyên. Bởi quả đào là biểu tượng cho sức khỏe, bình an trường thọ và tình duyên may mắn.
Trong Bát vận, những quả đào bằng đá sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà hoặc căn phòng của bạn. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của vị trí Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hòa, êm ấm.
Quả đào được làm bằng đá quý mang tinh chất Thổ nên trong Bát vận cát khí của nó rất lớn, có tác dụng rất hiệu quả trong phong thủy, đặc biệt nó góp phần tăng cường Thổ khí và đem lại tài lộc.
Có thể đặt cây trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc hoặc Tây Bắc, Chính Tây.
Ngoài ra, trong phong thủy còn thường sử dụng cây chanh, cây quất, bởi vì quả của hai loại cây này khi chín có màu vàng, chín mọng được xem là tượng trưng cho vàng. Vào ngày tết, những gia đình người Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Malaysia thường trưng bày 2 chậu quất nặng trĩu trái ở hai bên cửa chính với hy vọng năm mới buôn bán làm ăn phát đạt, tiền bạc dồi dào, vạn sự hanh thông.
Đây cũng là loài cây mà những thương gia rất ưa chuộng với nguyện vọng mang lại sự phát đạt cho công việc kinh doanh của mình. Vì vậy, cũng như ở nhà, họ thường đặt 2 chậu quất lớn có nhiều trái chín, vàng trước cửa công ty, văn phòng.
Cây quất được làm từ đá quý mang tính chất Thổ, không những là vật khí mang lại may mắn về tiền bạc mà đây còn là vật khí tốt đối với sức khỏe và quan hệ gia đình cũng như tình duyên. Bởi cây quất là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và tình duyên may mắn.
Dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc hoặc Tây Bắc, chính Tây.
Màu vàng của hoa mai thuộc hành Thổ trong Ngũ lành. Theo quan điểm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh rương.
Mai nở hoa lúc đông xuân giao mùa nên còn có tên à “hoa báo xuân”. 5 cánh hoa của nó là 5 thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: Vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi và hòa bình.
Phật thủ là một loại quả, vốn thuộc họ cam, bưởi nhưng hình dáng kỳ lạ, là một loại biến thể của quả thanh yên. Hình dạng của quả phật thủ rất độc đáo, trông giống như bàn tay người, phần trên mở, phân tách ra, nhìn giống ngón tay thuôn dài, phần dưới lại giống bàn tay, vì vậy được gọi là phật thủ (bàn tay Phật). Màu sắc, hương vị của phật thủ rất tuyệt vời, có giá trị sử dụng nhất định.
Phật thủ có hương thơm bền lâu, đặt trong phòng hương thơm không hết.
Phong thủy sử dụng lư hương đồng hình quả phật thủ cũng có tác dụng may mắn, xua đuổi khí xấu.
Phật thủ có hình dạng đặc biệt, đẹp mắt lại mang vẻ thần bí, đặc biệt có thể kích thích tới tâm lý tín ngưỡng và thẩm mỹ của mọi người. Do tên gọi và xuất xứ từ Ấn Độ mà trong quan niệm chung, phật thủ có liên hệ tới Phật tổ và có thể mang lại may mắn, thuận lợi, như ý.
Treo tranh vẽ phật thủ trong nhà cũng mang lại cát tường; bức tranh cát tường “học tiên học phật” là hình vẽ hoa thủy tiên và phật thủ, chính là ví phật thủ với Phật.
Mặt khác, do hiện tượng đồng âm giữa “phật” và “phúc”, nên đây còn là loại quả chúc phúc, cầu phúc khi đem tặng nhau. Trước đây có câu chúc “tam đa”, chỉ đa phúc, đa thọ, đa nam tử (nhiều con trai). Tam đa còn được gọi “hoa phong tam chúc”.
Ngày nay đồ trang sức bằng ngọc cũng hay chạm hình này. Đeo ngọc khí hình quả phật thủ trên người để cầu Phật phù hộ độ trì.
Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, quả và hoa phật hủ đều được Đông y dùng làm thuốc. Tuy nhiên, những người có thể trạng hư nhược không nên dùng, người bình thường cũng không nên lạm dụng vì ăn quá nhiều Phật thủ sẽ gây tổn hao khí.
Cam là loại quả ngon ngọt, tốt cho sức khỏe. Nó tượng trưng cho sự may mắn và sức khỏe. Quả cam còn là hình ảnh của sự thu hoạch, kết quả hoặc thành tựu trong công việc, trong buôn bán kinh doanh. Quả cam bằng pha lê đem lại nguồn dương khí, có tác dụng hóa giải được hung khí chiếu đến, đem lại lợi lộc, sự may mắn và thịnh vượng.
Trong Bát vận, những quả cam bằng pha lê tượng trưng cho sao Bát bạch sẽ là vật phẩm quan trọng tiếp khí cho các cát tinh như: Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên để bổ sung tài lộc và sức khỏe. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hòa, êm ấm, con cái hiếu thuận, thành đạt.
Nên dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, dùng trong phòng thờ. Đặc biệt tốt cho những nơi nhiều âm khí, thiếu ánh sáng. Đặt nơi các cát tinh chiếu đến như: Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên. Bày trên ban thờ cũng tốt cho việc thờ cúng, bày trên bàn học sẽ tốt cho sự nghiệp.
Tránh đặt nơi giường ngủ, nhà vệ sinh, trong bếp, nơi hung tinh Nhị hắc, Ngũ hoàng, Hoạ hại, Lục sát chiếm đóng.
Cây xanh và quả chín luôn tượng trưng cho sự thu hoạch, sự kết quả hoặc thành tựu trong công việc, trong buôn bán kinh doanh. Cây kim tiền với những hoa quả bằng đá quý thạch anh hình đồng tiền âm dương đem lại vượng khí rất lớn. Nó có tác dụng hóa giải được hung khí chiếu đến, tăng cường dương khí, đem lại lợi lộc, sự may mắn và thịnh vượng, tăng cường bổ sung nguồn tài lộc.
Trong Bát vận, những hoa quả kim tiền bằng đá ngọc thạch anh tượng trưng cho sao Bát bạch sẽ là vật phẩm quan trọng tiếp khí cho các cát tinh như Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên để bổ sung tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Cũng có thể dùng kích hoạt khí của vị trí Sơn tinh trong ngôi nhà để đem lại quan hệ gia đình thuận hòa, êm ấm, con cái hiếu thuận, thành đạt.
Nên dùng trong phồng khách hoặc văn phòng, dùng trong phòng thờ. Đặc biệt tốt cho những nơi nhiều âm khí, thiếu dương khí. Đặt nơi các cát tinh chiếu đến như Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên. Bày trên ban thờ cũng rất tốt cho việc thờ cúng, bày trên bàn học sẽ tốt cho phát triển sự nghiệp.
Tránh đặt ở nơi giường ngủ, nhà vệ sinh, trong bếp.
Thạch lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, tượng trưng của “đa tử đa phúc” (đông con nhiều phúc). Trên thực tế, hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại 5 thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy trở thành cây được trồng trong vườn của nhiều nhà. Không chỉ trong phong thủy mà ở dân gian, các gia đình đều trồng những cây lựu trước nhà bởi họ tin rằng, cây lựu luôn đem đến điềm may và tốt lành cho gia chủ.
Cây cam hoặc cây chanh có nhiều trái chín nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc của gia đình. Những cây này thường trồng ở trước cổng nhà hoặc cổng công ty trong những ngày đầu năm. Nó là biểu tượng cát tường cho sự bắt đầu phát triển tài lộc.
Những quả cam chín vàng tượng trưng cho “vàng”, vì chữ cam phát âm là “kim” tức là “vàng”. Vì vậy, nếu trang trí những vật dụng có nhiều màu cam, vàng rực trong nhà vào những ngày đầu năm ngụ ý sẽ mang lại nhiều tài lộc. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao mỗi dịp tết đến, chúng ta thường mua một chậu quất, chậu cam có nhiều trái chín vàng trong nhà.
Nếu trồng một cây cam trong vườn thì tốt nhất nên trồng ở hướng Đông Nam. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Nếu cây sai quả có thể mang lại may mắn, đại cát cho gia chủ.
Cây táo - Sinh được con quý. Táo là loại cây được trồng phổ biến, gỗ cứng có thể làm dụng cụ gia đình, điêu khắc, sách cổ thường gọi là “táo bản”; quả ăn vào có thể “bổ trung ích khí”. Cây táo ra quả rất sớm. Trong tiếng Hán, táo đồng âm với chữ “tảo” (sớm), phong tục dân gian đã từng vẽ táo chung với hạt dẻ (hoặc vải), vì đồng âm với “tảo lập tử” (sinh quý tử). Người ta thường mang táo và quế nguyên để làm quà tặng trong ngày hôn lễ, vì chúng đồng âm với “tảo sinh quý tử” (sớm sinh quý tử).
Quả táo - Biểu tượng của lợi lộc, may mắn và thịnh vượng
Quả táo còn là hình ảnh của sự thu hoạch, sự kết quả hoặc thành tựu trong công việc, trong buôn bán kinh doanh. Quả táo bằng pha lê đem lại dương khí, nó có tác dụng hóa giải được hung khí chiếu đến, đem lại lợi lộc, sự may mắn và thịnh vượng.
Trong Bát vận, những trái táo bằng pha lê tượng trưng cho sao Bát bạch sẽ là vật phẩm quan trọng tiếp khí cho các cát tinh như Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên để bổ sung tài lộc và sức khỏe. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của Sơn tinh trong ngôi nhà để tạo môi trường hòa thuận, êm ấm trong gia đình con cái hiếu thuận, thành đạt.
Nên dùng trong phòng khách hoặc văn phòng, dùng trong phòng thờ. Đặc biệt tốt cho những nơi nhiều âm khí, thiếu ánh sáng. Đặt nơi các cát tinh chiếu đến như: Bát bạch, Cửu tử, Thiên y, Diên niên. Bày trên ban thờ cũng rất có lợi cho việc thờ cúng, bày trên bàn học sẽ tốt cho con đường sự nghiệp.
Tránh đặt ở nơi giường ngủ, nhà vệ sinh, trong bếp, nơi hung tinh Nhị hắc, Ngũ hoàng, Hoạ hại, Lục sát chiếm đóng.
Trong phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi vói sóng gió của cuộc đời. 'Trong phong thủy, cây tre không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc.
Bạn có thể treo tranh, hình cây tre trong nhà, văn phòng để tăng cường ý nghĩa cát tường trên. Đối với công việc buôn bán, khi có sự hiện hữu của cây tre trong cửa hàng thì nó sẽ tạo năng lượng tốt, chủ về sự bảo vệ và may mắn cho gia chủ. Việc làm ăn của bạn sẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt hơn.
Kích hoạt năng lượng của cây tre:
Trong phong thủy, cây tre có nhiều ứng dụng khác nhau. Nếu không có cây tre bạn cũng có thể dùng hai khúc tre, mỗi khúc khoảng vài đốt, kết hợp với những đồ vật trang trí phù hợp với Ngũ hành để tạo thành những vật trang trí đẹp mắt treo trên cổng vào cửa hàng. Lưu ý, khi treo hai khúc tre ngắn hãy chặt bỏ mắt tre sao cho hai đầu đều rỗng. Ngoài ra, để tăng cường năng lượng của tre bạn có thể cột dây ruy băng đỏ trên thân của cây tre cảnh.
Ngày nay, một số cửa hàng, shop thời trang thường có xu hướng chọn cây xanh để trang trí nhằm tạo cho không gian nét khoáng đạt. Trong đó, họ chọn một vài cây tre nhỏ trồng trước cửa ra vào. Điều này rất có lợi về mặt phong thủy, có thể giúp cho công việc buôn bán, kinh doanh của cửa hàng thu được nhiều tài lộc hơn.
Từ xưa đến nay có rất nhiều từ phú ca tụng về cây trúc. Trúc có mối quan hệ mật thiết với dân sinh, có thể dùng để xây nhà, làm bút lông, làm giấy, dụng cụ gia đình và trạm trổ các bức tranh, về môi trường sống, trúc không héo rụng khi gặp sương tuyết, qua bốn mùa vẫn tươi tốt, đẹp nhưng không ẻo lả mà trang nhã, mộc mạc, đáng để thưởng lãm. Các văn nhân xem trúc như hiền nhân, quân tử. Sự cao phong lượng tiết của trúc khiến cho người ta ví với các hiền giả.
Trong các bức họa quý, người xưa thường gọi trúc, tùng và mai là “tuế hàn tam hữu”. Trúc, mai, nguyệt, thủy là “ngũ thanh đồ”; tùng, trúc, tuyên, lan và thọ thạch là
“ngũ thụy đồ”; và hình ảnh trúc thường được xuất hiện dưới ngòi bút của các họa gia.
Trúc có nhiều loại, có thể có trên trăm loại. Rất nhiều trúc đều có ngụ ý văn hóa. Như: Ban trúc sương kỷ), từ trúc (cũng được gọi là hiếu trúc, trúc mẫu tử), trúc la hán, trúc kim lương ngọc, thiên trúc (thiên trúc nam đại trúc)... Nếu vẽ trúc chung với bí đỏ, hoa dừa cạn, lấy ý nghĩa của các từ đồng âm thì có thể tạo thành ngụ ý “thiên địa trường xuân”, “thiên trường địa cửu”. Trúc lại đồng âm với từ “chúc” nên có hàm ý chúc phúc tốt đẹp.
Trong môi trường khắc nghiệt, cây thông vẫn sừng sững chống chọi, ngoan cường chịu đựng. Cây thông là một biểu tượng quen thuộc trong phong thủy về tuổi thọ, đồng thời là nguồn cảm hứng sáng tác cho rất nhiều danh họa vẽ tranh thủy mặc.
Trong những bức tranh phong cảnh đó, cây thông thường được vẽ chung vói những tảng đá, loài hoa thủy tiên tượng trưng cho một cuộc sống với những thành tựu cá nhân lâu dài, hoặc với những khóm tre. Chúng làm nên hình ảnh ba người bạn trong sương gió, biểu tượng cho một tình bạn bền vững vượt qua mọi gian nan, thử thách.
Sự vững chãi của cây thông tiêu biểu cho khả năng sinh tồn ngay cả trong những điều kiện sống khắc nghiệt nhất.
Cây thông cũng là hình ảnh hiện diện trong văn chương. Trong những tác phẩm của Khổng Tử, thường xuyên sử dụng hình ảnh cây thông trong phép ẩn dụ hay tượng hình để minh họa cho sự vũ chắc, khả năng sinh tồn tuyệt vời ngay cả trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Cây càng cao tuổi càng quý. Có một cặp cây thông khỏe mạnh trong vườn là sở hữu một biểu tượng của cuộc sống hôn nhân lâu dài và bền chặt.
Cây nho là tượng trưng cho sự thu hoạch, kết quả hoặc sự đầu tư mang lại lợi lộc lớn. Trong kinh doanh, cây nho có thể đem lại cát khí lớn lao cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh. Đồng thời, nó cũng mang lại sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Những trái nho bằng đá sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà hoặc căn phòng. Cũng có thể dùng để kích hoạt khí của vị trí Sơn tinh trong ngôi nhà để tạo không khí thuận hòa, êm ấm trong quan hệ gia đình êm ấm. Quả nho được làm bằng đá quý mang tinh chất Thổ nên trong Bát vận cát khí của nó rất lớn, có tác dụng rất hiệu quả trong phong thủy, đó là tăng cường Thổ khí và đem lại tài lộc.
Điều đặc biệt đối với cây nho này là nó được khắc trên một tảng đá quý nguyên vẹn, với kích thước thường là 60x30 cm. Vì thế, nguồn năng lượng mà nó mang lại rất lớn.
Có thể đặt cây trong phòng khách hoặc văn phòng, trong các cửa hàng kinh doanh buôn bán, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Dùng để bày ở góc phía Đông Bắc hoặc Tây Bắc, chính Tây.
Cây hoa đá có lá màu xanh lục với đường gân bạc, lá dày nhưng mượt, hình dáng trang nhã. Vào mùa hè nếu đặt một cây hoa đá trên bàn trà hoặc cửa sổ sẽ có tác dụng giảm bớt không khí oi bức và khiến cho tâm trạng con người trở nên vui vẻ, thoải mái hơn. Dùng trong các dịp: Bình an, trừ tà, mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương, chúc mừng sinh con.
Nơi thích hợp để bày trí là: nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng. Đặt tại hướng Bắc, Đông hoặc Tây Bắc.
Ở các nước Châu Á, mẫu đơn là loài hoa vương giả, sang trọng, là biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Hoa mẫu đơn còn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ các loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4.000 năm.
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của tháng 6 ở Nhật Bản. Từ Châu Á nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony (tên tiếng Anh của hoa mẫu đơn) được đặt tên theo Peony, một thầy thuốc, học trò của Thần y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp. Ông được nữ thần Leto (mẹ pủa thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sinh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Peony. Để cứu Peony thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa mẫu đơn.
Ngày nay, mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”.
Dược tính của mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận... Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng.
Hoa mẫu đơn bằng đá ngọc thạch anh đem lại vượng khí, cải thiện sức khỏe, tình duyên và những may mắn về vấn đề con cái, gia đình thuận hoà. Nó giúp tăng cường dương khí cho căn phòng hoặc giúp cho cửa hàng, văn phòng kinh doanh.
Nên bày hoa mẫu đơn trong phòng ngủ, phòng khách, văn phòng kinh doanh...
Thủy tiên, theo cách gọi tên hoa có nhĩa là “nàng tiên nước”, nàng tiên hoa nơi thủy cung. Quả như vậy, thủy tiên là một loài hoa không nhan sắc rực rỡ như những loài hoa khác mà mảnh mai, trinh khiết, thuỳ mị, mang phong cách nữ tính, ưa sạch sẽ, đầy vẻ quý phái. Thủy tiên thuộc họ huệ, nhưng lá ngắn, củ to hơn, gần như củ hành tây và củ loa kèn (dại).
Hoa thủy tiên có thân trắng như một củ hành nhỏ và được trồng trong nước. Rễ hoa tròn dài và trắng muốt, lá thon dài, xanh mướt. Hoa thủy tiên có cánh mỏng trắng tinh hay vàng nhợt như cánh bướm, nhụy như chiếc cốc nhỏ, khi nở hoa tỏa ra hương thơm. Hoa thủy tiên trắng (Narcissus) là biểu tượng cho sự sang trọng và kiêu sa nhưng ý nghĩa của nó lại là yêu chính mình và mang tính ích kỉ.
Ngược lại với hoa thủy tiên trắng, hoa thủy tiên vàng (Daffodil) lại mang ý nghĩa là quan tâm và hào hiệp. Thủy tiên vàng biểu thị cho tình yêu đơn phương, lòng yêu mến, kính trọng và tinh thần, phong cách hiệp sỹ.
Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển ương trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thủy, loa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ.
Lan là tên gọi chung của các loài thực vật thuộc họ lan, trên thực tế phân ra thành hoa, cỏ, gỗ (gồm hoa lan, lan thảo, mộc lan). Lan thảo và mộc lan lại có rất nhiều loại.
Bài trí hoa lan trong nhà hội tụ được năng lượng may mắn, xua bớt tà khí.
Lan được mọi người yêu thích, trước hết là ở hương thơm, lan được gọi là “vương giả hương” (hương thơm vương giả), “hương tổ” (tổ tiên của hương thơm). Lan là biểu tượng của sự may mắn, phẩm chất cao thượng.
Vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thủy. Hoa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ. Nó cũng là biểu tượng trong việc giúp tìm kiếm sự hoàn hảo trong bất kỳ lĩnh vực nào cho cuộc sống của con người.
Tiền tài, sự hoàn hảo, của cải, sắc đẹp, trong trắng - với khả năng thu hút những nguồn năng lượng như vậy, hoàn toàn có thể hiểu tại sao lan lại trở thành một trong những loài hoa được trồng trong nhà nhiều nhất ở phương Tây.
Người xưa thường dùng lan để đại diện cho hương thơm, từ đó gán cho lan vẻ đẹp hoa mỹ và rực rỡ. Rất nhiều từ ngữ xuất hiện thêm chữ “lan” như:
Không chỉ vậy, một số người còn ví phẩm chất của lan với con người, dùng để chỉ nhân phẩm và quan hệ luân thường đạo lý trong xã hội. Những từ có thêm lan như:
Lan không chỉ sở hữu hương thơm thanh khiết còn có thể đuổi được côn trùng, tránh điều không may. Dân gian có tục cầm hoa lan tránh tà hoặc pha lẫn hoa lan với phấn thơm, bôi lên quần áo, sách vở để đuổi côn trùng. Mùa hè hái lan về gội đầu, tóc bóng mượt, thơm ương mà không có gàu.
Treo tranh hoa lan trong nhà cũng mang lại hiệu quả may mán cát tường giống với bày chậu hoa lan tươi.
Tuy nhiên, do hương thơm của hoa lan gây hưng phấn cao và dễ làm mất ngủ, vì thế tránh bày lan trong phòng ngủ.
Cuộc đời: thêm nhàn hạ, con cái đỗ đạt, thành danh, giàu sang.
Tính cách: Là người thông minh, đa tài, khôn ngoan, nhiều tham vọng nhưng thiếu nhẫn nại và đôi khi không trung thực nên ít được mọi người quý trọng.
Tình duyên: Người tuổi Giáp Dần thường có tình duyên tốt đẹp. Nam giới sinh vào tháng 6, 7, 11; nữ sinh vào tháng: 3, 4, 6, 11 sẽ có tình yêu và hôn nhân viên mãn. Tuy nhiên, nam sinh vào tháng: 2, 3, 4, 8, 9; nữ sinh vào tháng: 1, 4, 5, 10 chuyện tình cảm lại thường khó suôn sẻ.
Tuổi này không nên kết hôn với người tuổi Kỷ Mùi, Quý Sửu, Ất Sửu để tránh hôn nhân trắc trở và phải chịu cuộc sống gia đình túng thiếu, vất vả.
Gia đạo: Người tuổi Giáp Dần có đường gia đạo tốt đẹp. Gia đình hòa thuận, yên ấm, vui vẻ. Từ năm 41 tuổi trở đi càng thêm hòa thuận, phát đạt.
Công danh sự nghiệp: Tuổi Giáp Dần là người thành công trong công việc, càng làm việc xa nhà họ càng có nhiều cơ hội thăng tiến. Từ năm 40 tuổi trở đi họ sẽ có sự nghiệp vững chắc. Năm 47 tuổi sẽ đạt được thành công lớn.
Để việc làm ăn thuận lợi, phát đạt người tuổi Giáp Dần nên kết hợp với người tuổi Giáp Dần, Mậu Ngọ, Canh Thân, Quý Hợi.
Các tuổi nam giới sẽ gặp khó khăn trong sự nghiệp là: 25, 28, 34, 38, 42; nữ giới: 24, 26, 30, 36, 38, 42.
Tiền bạc: Tuổi Giáp Dần thời trẻ tiền bạc hay bị hao hụt. Bước sang tuổi 36 họ mới có kinh tế ổn định, nhưng không giàu có. Về già sẽ có tiền bạc dư dả.
(Theo 12 con giáp, tính cách con người qua năm sinh)
Tử Vi Đẩu Số lấy các tổ hợp sao làm chủ, cho nên 14 chính diệu tổ hợp thành sáu mươi tinh hệ có tính chất khác nhau, sau đó thêm vào các sao phụ, tá, khiến cho tính chất của chúng xảy ra sự biến hoá, hình thành một tính chất khác cụ thể hơn. Về phương diện, tạp diệu cũng có tác dụng khá quan trọng. Dưới đây xin trình bày tính chất cơ bản của các tạp diệu.
Thiên Thương thuộc dương thuỷ, Thiên Sứ thuộc âm thuỷ, là các sao của Trung Thiên, tính chất thường là, Thiên Thương chủ về hư hao, Thiên Sứ chủ về nạn tai, bệnh tật.
Thiên Thương và Thiên Sứ luôn luôn giáp cung thiên di. Dương nam, âm nữ đi thuận, an Thiên Thương ở cung giao hữu, an Thiên Sứ ở cung tật ách; âm nam, dương nữ đi ngược, an Thiên Thương ở cung tật ách, an Thiên Sứ ở cung giao hữu.
(1) Cung vị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp, nếu là chính diệu Hoá Kỵ, hoặc có tứ sát tinh cùng hội chiếu, bị các sao sát, kỵ của lưu niên xung khởi, sẽ chủ về tai nạn tật ách.
(2) Thiên Cơ hoặc Cự Môn, cũng không ưa Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung, chủ về nhiều bệnh; gặp các sao sát, kỵ thì càng đúng.
(3) Thiên Thương và Thiên Sứ giáp cung thiên di, ắt sẽ đồng thời hội chiếu cung huynh đệ và cung phụ mẫu, nếu trong đại vận gặp tiểu hạn rơi vào cung bị Thiên Thương và Thiên Sứ giáp (chú ý, là tiểu hạn, chứ không phải là cung mệnh của lưu niên), cần phải quan sát cung huynh đệ và cung phụ mẫu xem có tinh hệ "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ hay không; có tứ sát và Hoá Kỵ hay không. Nếu có, mà các sao sát, kỵ lại nặng, thì có thể anh em hoặc cha mẹ mắc bệnh tử vong. Nhưng vì dùng tiểu hạn để luận đoán, nên ứng nghiệm dễ bị sai lệch một hai năm.
(4) Thiên Thương và Thiên Sứ có phân biệt hoạ nhẹ và hoạ khẩn. Thiên Thương ưa kim cục (tức ba cung Tị, Dậu, Sửu), không ưa phương hoả (tức hai cung Ngọ, Mùi); Thiên Sứ ưa ba cung Tí, Ngọ, Mùi mà không ưa ba cung Thìn, dậu, Tuất.
(5) Người sinh năm dương không ưa Lưu Lộc đồng cung với Thiên Thương hay Thiên Sứ, chủ về bệnh hoạn.
Thiên Hình thuộc dương hoả, Thiên Diêu thuộc âm thuỷ, Thiên Hình chủ về tự kềm chế, Thiên Diêu chủ về phóng túng, là cặp sao đôi có bản chất trái ngược nhau.
Thiên Hình ưa Văn Xương, Văn Khúc kết thành đôi hội chiếu hoặc đồng độ, chủ về tự kềm chế mà không có sát khí. Nếu Thiên Hình ở các cung Dần, Mão, Dậu, Tuất là nhập miếu; gặp Văn Xương, Văn Khúc, cổ nhân gọi là "chấp chưởng biên cương", nhưng lại không phải là võ tướng, phần nhiều chủ về chức võ mà nghiệp văn, tương tự như hải quan ngày nay.
Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn" là sao chấp chưởng hình pháp.
Thiên Hình hội hợp với "Thái Dương, Thiên Lương", gặp thêm các sao sát, kỵ, lại chủ về phạm pháp kiện tụng, mà không chủ về chấp chưởng hình pháp, không giống trường hợp hội hợp với "Thái Dương, Cự Môn".
Tử Vi hội Tham Lang ở hai cung Tí hoặc Ngọ, hoặc đồng độ với Tham Lang ở hai cung Mão hoặc Dậu, ưa gặp Thiên Hình, không phải là "Đào hoa phạm chủ", mà chủ về có thể tự kềm chế.
"Vũ Khúc, Thất Sát" đồng độ với Kình Dương, lại có Thiên Hình cùng bay đến, cổ nhân nói là dùng dụng cụ sắc bén để kiếm tiền, như thợ cắt tóc, đồ tể, thời hiện đại cũng có thể là bác sĩ ngoại khoa, nha sĩ.
Thiên Hình ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có sắc thái "cô độc và hình khắc", bất lợi đối với lục thân, cần phải xem xét kỹ các cung lục thân mà định.
Cung tật ách có Thiên Hình, lại có các sao sát, kỵ xung hội, đề phòng tuổi trẻ tàn tật, hoặc sinh ra đã bị dị tật. Cung tật ách của lưu niên hoặc đại vận mà gặp Thiên Hình, bị Lưu Dương xung hội, chủ về phải phẫu thuật.
Thiên Diêu chủ về đào hoa, có duyên gặp gỡ, hoặc có tính chất "tiếng sét ái tình". Gặp thêm Hàm Trì, Đại Hao, Mộc Dục, có thể làm mạnh thêm bệnh của Thiên Diêu, như hiếu sắc, trùng hôn (tức cùng lúc kết hôn với hai người), bệnh về tính dục. Gặp thêm Hồng Loan, Thiên Hỉ thì có thể giảm nhẹ những bệnh này, có lúc chủ về có duyên với người khác giới, hay được người khác giới chào đón.
Thiên Diêu cũng không ưa thủ mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chủ về dễ quyến luyến chốn phong hoa tuyết nguyệt.
Văn Xương, Văn KHúc đồng độ với Thiên Diêu, ắt là người phong lưu, tự đánh giá mình cao.
Thiên Diêu đồng độ với Văn Xương, Văn Khúc và Thiên Hình thì có thể hành động một cách thiết thực.
Thiên Diêu hội các sao sát, kỵ, sẽ làm mạnh thêm tính chất vì sắc mà gây ra hoạ; cần phải xem xét kỹ tính chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu, và xem ở cung nào mà định. Nếu ở cung tài bạch, chủ về vì tửu sắc mà phá tài, ở cung điền trạch, chủ về sản nghiệp của ông bà hay cha mẹ bị phá tán, ở cung phu thê, chủ về trùng hôn, tái hôn, ở cung phúc đức, chủ về tư tưởng dễ bị hỗn loạn.
Thiên Diêu thủ cung thiên di, có sao cát cùng bay đến, tổ hợp tinh hệ chính diệu cũng cát, chủ về đi xa, chuyển dời đến nơi khác sẽ gặp nhiều cơ hội, và được người ở tha hương trợ lực.
Cung Thiên Diêu toạ thủ, có Mộc Dục, Hàm trì, Đại Hao đồng độ, lưu niên mà gặp chúng, chủ về đau khổ mang tính chất đào hoa.
Thiên Khốc thuộc dương kim, chủ về hình khắc, buồn đau; Thiên Hư thuộc âm thổ, chủ về lo nghĩ, trống rỗng.
Thiên Khốc là sao tình cảm, chủ về đau khổ nội tâm, vì vậy không nên ở cung phúc đức.
Thiên Hư là sao có tính vật chất, chủ về thiếu thốn vật chất. Vì vậy Thiên Hư không nên ở cung tài bạch, cũng không ưa ở cung tật ách, chủ về thân thể hư nhược, hoặc bệnh tật có tính hao tổn.
"Thiên Khốc, Thiên Hư" đồng độ với Lộc Tồn hoặc Hoá Lộc, nếu ở hai cung Mão hoặc Thân, tinh hệ chính diệu có tài khí vượng, sẽ chủ về nhờ tiền bạc mà tăng tiếng tăm; hoặc dễ có tiền của, ắt sẽ làm cho người ngoài biết.
Tinh hệ Thiên Đồng thủ cung huynh đệ, có "Thiên Khốc, Thiên Hư" cùng bay đến, chủ về anh chị em bất hoà với người phối ngẫu.
Hồng Loan thuộc âm thuỷ, Thiên Hỉ thuộc dương thuỷ, Hồng Loan chủ về hôn nhân, Thiên Hỉ chủ về sinh con cái. Hai sao này vĩnh viễn đối nhau, cho nên tính chất của chúng ảnh hưởng lẫn nhau.
Nữ cung mệnh gặp Hồng Loan thì kiều diễm, gặp Thiên Hỉ thì có vẻ đẹp lạnh lùng.
Ở cung tử nữ gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về nhiều con gái, ít con trai.
Tử Vi có Hồng Loan hay Thiên Hỉ đồng độ, lại gặp cát tinh, tuổi trẻ thì chủ về kết hôn, tuổi già thì chủ về được phong hàm danh.
Cung tài bạch có chính diệu cát, gặp Hồng Loan hay Thiên Hỉ, chủ về "hoan hỉ tài" (như tiền thắng cá cược hay ăn cờ bạc); cũng thích hợp với những nghề liên quan đến "hỉ khánh" (chuyện mừng).
Về luận đoán thời gian kết hôn và mang thai, có thể lấy cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có Hồng Loan, Thiên Hỉ bay đến làm ứng kỳ, nhưng cần phải có tinh hệ chính diệu cát lợi ổn định mới đúng, nếu không, nên trì hoãn một hai năm, chờ đến khi cung mệnh hoặc cung phu thê của lưu niên có tổ hợp tinh hệ cát lợi mới ứng nghiệm.
Hồng Loan hay Thiên Hỉ bay đến cung điền trạch của lưu niên, chủ về có thêm nhân khẩu (thời cổ đại là mua nô tì, sinh con cái), nếu gặp thêm Tả Phụ, Hữu Bật, là có khách đến tá túc.
Tam Thai thuộc dương thổ, Bát Toạ thuộc âm thổ, đều là sao "nghi trượng", cần phải kết thành đôi để hội chiếu, mới chủ về tăng cao địa vị.
Cho nên Tam Thai, Bát Toạ ưa hội hợp các chính diệu như Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm, chủ về quý hiển, hội hợp Thiên Lương cũng thích hợp.
Nếu Tam Thai, Bát Toạ hội hợp cung phụ mẫu, gặp chính diệu cát, chủ về gia thế cao quý, xuất thân trâm anh thế phiệt. Nếu tinh hệ chính diệu không cát tường, lại gặp sao lẻ phụ tá, hoặc có các sao đào hoa cùng bay đến, chủ về cha mẹ "lưỡng trùng".
Tam Thai, Bát Toạ không ưa ở cung phu thê, nếu nguyên cục có các sao không cát tường, sẽ làm mạnh thêm tính chất bất lợi của chúng.
Long Trì thuộc dương thuỷ, Phượng Các thuộc dương thổ, đều là sao văn minh, nếu kết thành đôi hội nhập, chủ về tài nghệ.
Long Trì, Phượng Các hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, có thể làm tăng sức mạnh, lợi về thi cử, cạnh tranh.
Long Trì Phượng Các giáp cung tài bạch hoặc cung sự nghiệp, mà không có Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung, chủ về có danh tiếng trước rồi có tiền của sau, hoặc tiền của do danh tiếng mà có, hoặc nhờ tài nghệ mà có tiền của.
Long Trì, Phượng Các chủ về "thanh quý" (sang quý thanh cao) mà không phải là "phú quý" (giàu sang), cũng chủ về nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng.
Long Trì, Phượng Các ưa giáp Thiên Phủ, Thiên Tướng, chủ về làm tăng phong thái văn nhã.
Thất Sát và Long Trì cùng ở cung mệnh hoặc cung tật ách, tuổi già chủ về tai điếc; Thất Sát đồng độ với Phượng Các, chủ về rối loạn khứu giác và vị giác. Cần phải có lưu sát tinh xung khởi mới đúng.
Cô Thần thuộc dương hoả, Quả Tú thuộc âm hoả, chủ về cô quả, không ưa bay đến cung phụ mẫu và cung phu thê.
Nếu tinh hệ chính diệu là tổ hợp Vũ Khúc, Thiên Lương, Thiên Cơ, Cự Môn, Thất sát, Phá Quân, thì có thể phát huy tính chất của Cô Thần, Quả Tú, chủ về sớm mồ côi hoặc vợ chồng hình khắc, rời xa quê hương, con cái phân ly. Vì vậy, cung phu thê mà gặp các tổ hợp kể trên, cần phải kết hôn muộn mới có thể tránh sinh ly tử biệt, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.
Nữ mệnh có cung phu thê là Vũ Khúc Hoá Kỵ, Cô Thần và Quả Tú hội hợp, chủ về không có đời sống vợ chồng.
Cung phúc đức gặp Cô Thần, Quả Tú, chủ về tinh thần trống rỗng; nhưng cũng chủ về tư tưởng độc lập, cần phải xem bản chất của tổ hợp tinh hệ chính diệu mà định.
Cung tài bạch gặp cát tinh, có Cô Thần, chủ về tuổi trẽ tự lập gia nghiệp.
Cung sự nghiệp gặp cát tinh, có Quả Tú, chủ về tuổi trẻ tự lập, không hưởng phúc ấm của cha anh.
Ân Quang thuộc dương hoả, Thiên Quý thuộc dương thổ; chủ về vinh dự đặc biệt, tước lộc, có tính chất được tưởng thưởng; không giống như Tam Thai, Bát Toạ thuần tuý chủ về địa vị, nhưng nhờ được tưởng thưởng mà địa vị tăng cao một cách tương ứng.
Ân Quang, Thiên Quý có thể mang lại lợi ích thực tế, như trợ giúp cạnh tranh đắc lợi, thi cử đỗ đạt.
Rất ưa hội hợp với Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Âm, Thái Dương hoặc giáp cung có các tinh hệ kể trên.
Hai sao Ân Quang, Thiên Quý giáp cung sự nghiệp, lại được Thiên Khôi, Thiên Việt cùng giáp cung, ở thời cổ đại là chủ về được thế tập chức tước của cha. Ở thời hiện đại thì lợi về phát triển chuyên môn, cũng lợi về chuyên nghiệp. Nếu giáp cung tài bạch, thì danh lợi song thu, hoặc nhờ có danh mà đạt được lợi.
Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu cung phu thê, nếu có "Lộc trùng điệp", chủ về được tiền của là nhờ vợ.
Ân Quang, Thiên Quý giao hội với Văn Xương, Văn Khúc, lợi về thi cử.
(Nguồn: sưu tầm)
Chùa Cái Bầu hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Nơi đây là một trong 2 Thiền Viện ở tỉnh Quảng Ninh. Chính xác Chùa Cái Bầu tọa lạc tại thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh do Ni sư Hạnh Mã trụ trì.
Đây là một ngôi chùa nằm rất xa khu dân cư, tựa sơn nhìn ra biển xanh. Tựa lưng vào núi, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước, Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được bao trùm bởi không khí thanh bình, tĩnh lặng khiến cho mỗi tiếng chuông chùa, mỗi tiếng tụng kinh gõ mõ như càng ngân vang hơn. Thiền viện được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Tự (cách đây trên 700 năm), thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông từ thế kỷ XIII.
Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Năm 2007, chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha thuộc xã Hạ Long (Vân Đồn). Sau 2 năm, đến năm 2009, chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm được khánh thành khang trang, xứng tầm với những giá trị lịch sử, văn hoá nơi đây.
Chùa Cái Bầu dấu ấn giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, bậc thang… Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện – Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe… Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ được tiếp tục đầu tư gồm: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.
Chùa Cái Bầu không chỉ lạ về kiến trúc (đền kết hợp với chùa) mà nơi ở nơi đây không có chuyện đốt vàng mã, không có cảnh xô bồ bán hàng dong, bởi bất cứ ai đến nơi đây cũng chỉ lễ Phật bằng chính lòng thành kính của mình. Các du khách, phật tử thập phương đến chùa nếu muốn đều được phục vụ cơm chay miễn phí.
Chánh điện có tổng diện tích 6.000m2, gồm hai tầng; tầng trên đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh của gốc cây Bồ đề, nơi Ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.
Trên bức tường quanh Chánh điện là các bức phù điêu tinh xảo bằng đồng, mô tả lại cuộc đời Đức Phật kể từ lúc Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tì Ni cho đến khi nhập cõi Niết bàn.
Tầng dưới hiện nay là nhà tổ, thờ các chư vị tổ sư, Bồ Đề Đạt Ma khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư, Huyền Trang đại sư là các vị có công phát triển và duy trì thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Từ đây nhìn xuống, thấy vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước trong không khí tĩnh lặng trong tiếng chuông chùa thanh tịnh, bao nhiêu muộn phiền, những toan lo của đời thường đều được xoá tan.
Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm được đánh giá là một công trình văn hoá tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp. Chùa được xây dựng trên núi cao khang trang, thoáng mát. Phong cảnh nơi đây thật sơn thuỷ hữu tình.
Từ trên chùa, du khách có thể phóng tầm mắt ra Vịnh Bái Tử Long để chiêm ngưỡng đảo núi đá chập chùng giữa biển cả bao la, những con thuyền rẽ sóng ra khơi và tận hưởng những làn gió mặn mòi từ khơi xa mang lại.
Quang cảnh trời nước tuyệt đẹp nơi đây sẽ đem lại cho du khách cảm giác bình yên, thanh thản, trải lòng với thiên nhiên khi vãn cảnh chùa. Thêm nữa, điều tạo cho du khách cảm giác ấn tượng đặc biệt khi đến đây, đó là tất cả những công trình kiến trúc xây dựng xung quanh chùa đều được bố trí khá tinh tế, hài hoà với cảnh trí xung quanh từ những con đường, bậc thang, những ngôi nhà lá, vườn cây… tất cả đều rất hài hoà.
Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm là một điểm đến du lịch hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình của mỗi du khách khi đến huyện đảo Vân Đồn…
Tam bảo được hiểu như là “ba ngôi báu”, và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng. Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Pháp là “ngôi báu thứ hai”, là phương pháp tu tập do Phật truyền dạy. Tăng là "ngôi báu thứ ba" chỉ những chư tăng, là những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ.
Theo phong tục cổ truyền, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v. Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ
- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Đệ tử con là ..........................................
Ngụ tại ......................................................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ....................................(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện.
Ý nghĩa của kỳ lân
Kỳ lân cũng là một trong “tứ linh”. Theo truyền thuyết, kỳ lân thường phù trợ cho người hiếu thuận, lương thiện, bởi thế mà được coi là loài thú nhân từ. Cũng giống như rồng, kỳ lân là một loài vật truyền thuyết, với phần đầu giống rồng, có hai sừng, thân hình giống hươu, phủ đầy vảy, lông đuôi dài, cuộn sóng, thần thái cực kỳ sinh động.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại kỳ lân với chủng loại phong phú, phong cách tạo hình đa dạng, được chế tạo từ nhiều nguyên liệu như đồng, sứ, ngọc, đá… và cũng mang những chức năng phong thuỷ khác nhau.
Tượng kỳ lân |
Tác dụng của kỳ lân
- Tránh tà, ngăn cản sát khí: Nếu cửa chính bị hành lang trực xung, phạm phải “xuyên tâm sát” hay “thương sát”, có thể dùng một đôi kỳ lân để hóa giải. Trong trường hợp hành lang khá ngắn, sát khí không quá mạnh, chỉ cần sử dụng một kỳ lân đơn. Nhưng nếu hành lang dài mà thẳng, tức sát khí mãnh liệt có thể dùng ba kỳ lân để hóa giải.
- Hóa giải Tam Sát: Phương vị của Tam Sát là khác nhau thùy theo năm hạn. Để hóa giải Tam Sát cần sử dụng ba kỳ lân (tốt nhất là kỳ lân đã được khai quang) đặt ở phương vị Tam Sát, đầu kỳ lân đặt quay về hướng Tam Sát.
- Cải vận, giảm nhẹ tai ương cho gia đình: Kỳ lân là loài vật đặc trưng cho cát tường, nếu đặt kỳ lân trong nhà sẽ có tác dụng trấn trạch trừ tà, tăng phúc lộc cho gia đình, không chỉ giúp gia chủ sự nghiệp hanh thông mà còn xoay chuyển tài vận. Ngoài ra, kỳ lân còn giúp được gia chủ tránh được khí độc gây vận xấu. Kỳ lân dùng trong mục đích cải vận tốt nhất cần được khai quang thì mới phát huy công lực một cách trọn vẹn.
- Hóa giải bất lợi của Bạch Hổ: Đặt một đôi kỳ lân tại vị trí Bạch Hổ trong nhà ở, có thể hóa giải được tính hung của phương Bạch Hổ, bảo vệ người nhà bình yên. Đặc biệt, khi phương Bạch Hổ bị ống khói hoặc vật sắc nhọn xung phải thì kỳ lân đã qua khai quang có thể hóa giải rất hiệu nghiệm.
Ngoài ra, kỳ lân còn có khả năng hóa giải tà khí của các hung tinh trong vận hạn.
Kỳ lân tượng trưng cho sự tốt lành, có thể đặt ở bất kỳ phương nào trong nhà. Kỳ lân đã qua khai quang có khả năng trấn trạch, trừ tà, tăng gia phúc lộc. Kỳ lân lại được tạo hình tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao, sẽ là món quà rất ý nghĩa để mừng nhà mới.
(Theo Bát trạch minh kính)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Đường tình cảm và đường trí tuệ có hình xoắn xích
Nếu đường Tình cảm và đường Trí tuệ trên bàn tay của người phụ nữ là hình hình xoắn xích, họ sẽ là người rất thích quan hệ vối người khác giới, hơn nữa vê mặt tình cảm họ cũng vô cùng tự tin, rất độc lập, cũng rất chủ động, luôn mạnh dạn thố lộ tình cảm của mình.
Ngoài ra, ngoài đường Tình cảm và đường Trí tuệ trên bàn tay đều hiện lên hình xoắn xích, nếu bàn tay còn có nhiều ô vuông và mềm mại, thì chính là bàn tay của ngưòi phụ nữ cảm tính. Người đàn ông thông thường đều rất thích kiểu người phụ nữ này.
Đường Hôn nhân và đường Tinh cảm giao chạc
Đường Hôn nhân và đường Tình cảm giao nhau cho biết trong chuyện tình cảm người này thường không đủ lý tính, dễ xảy ra chuyện tình cảm với bất kỳ ai mà ảnh hương tới danh dự của bản thân, sự phát triển sự nghiệp cũng bị trắc trở, gia đình mất đi sự hòa hợp. Nếu đồng thời xuất hiện vân đảo sẽ cho thấy tình hình rất xấu, đã tới mức không thể cải thiện.
Đường Tình cảm xuất hiện vân đảo
Đường Tình cảm xuất hiện vân đảo, vân đảo càng nhiều cho thấy chuyện tình cảm càng có nhiều vấn để phức tạp. Người này thường xuyên chọn nhầm đối tượng, có tình yêu với người không nên yêu, sẽ phá hoại gia đình hạnh phúc của người khác, trở thành kẻ thứ ba trong mắt mọi người. Bản thân người này lại chìm đắm trong u mê, không cho rằng đó là một sai lầm về tình yêu.
► Khám phá thêm: Bí ẩn 12 cung hoàng đạo và những điều liên quan tới bạn |
* 2014: tháng nhuận = tháng 9 (2014 chia chẵn cho 19)
* 2017: tháng nhuận = tháng 6 (2017/19=106 dư 3)
* 2020: tháng nhuận = tháng 4 (2020/19=106 dư 6)
* 2023: tháng nhuận = tháng 2 (2023/19=106 dư 9)
* 2025: tháng nhuận = tháng 6 (2017/19=106 dư 11)
* 2028: tháng nhuận = tháng 5 (2017/19=106 dư 14)
* 2031: tháng nhuận = tháng 3 (2017/19=106 dư 17)
Cách tính tháng âm lịch nào là tháng nhuận của năm nhuận đó thì không đơn giản chút nào. Các nhà lịch pháp phải công phu, kinh nghiệm tính mới chính xác và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức đơn giản để tính như kiểu tính năm nhuận.
Hành: Thổ
Loại: Quý Tinh
Đặc Tính: Quan lộc, Công dan, Ấn tín, quyền uy, quý hiển
Tên gọi tắt thường gặp: Ấn
Phụ Tinh. Một trong 4 sao của cách Binh Hình Tướng Ấn (Phục Binh, Thiên Hình, Tướng Quân, Quốc Ấn). Quốc Ấn tượng trưng cho ấn của vua ban, bằng sắc được ân thưởng. Do đó, Quốc ấn có nghĩa công danh nhiều nhất.
Tính Tình: Quốc ấn chỉ người có phong độ trượng phu, tác phong quân tử. Đức độ này do giai cấp, quyền tước, chức vị, phẩm hàm mà có, không hẳn do bản tính, nết hạnh cơ hữu.
Công Danh Tài Lộc Phúc Thọ:
Có uy quyền, tước vị, huy chương Người có ấn ở Mệnh thường làm chính thức, có quyền vị.
Gìn giữ được uy quyền chức vị :
Đỗ đạt, có khoa bảng, bằng sắc. Học trò có ấn thì thi đỗ cao, nếu thêm cát tinh như Cáo, Khoa, Xương Khúc, Long Phượng thì có khen tặng của Hội đồng Khoa hay được phong áo mũ trong lễ phát bằng phát thưởng rỡ ràng. Chức quyền ở đây không hẳn chỉ có ý nghĩa quyền binh mà có thể có nghĩa trên địa hạt khác như văn hóa (việc gia nhập Hàn Lâm Viện cũng là một hình thái của Quốc Ấn).
Ấn tượng trưng cho giai cấp thượng lưu. Lúc chết có thể được phong thần hoặc được lưu danh, người đời cúng bái, phụng thờ. Những ý nghĩa này chỉ có khi ấn không bị Tuần, Triệt án ngữ.
Những Bộ Sao Tốt:
Ấn, Cáo: được phong chức, ban quyền, tặng huy chương, hoặc được lên chức.
Ấn, Binh, Tướng, Hình: quyền uy võ nghiệp hiển đạt, sĩ quan tham mưu xuất sắc.
Ấn, Tướng, Tam Hóa: gặp vận hội may mắn lớn về quan trường, được hiển đạt về công danh, làm chức rất to.
Ấn ngộ Tuần, Triệt: công danh trắc trở, thất bại; bị cách chức, bãi miễn sa thải; tranh cử thất bại.
Ý Nghĩa sao Quốc Ấn Ở Các Cung:
Mệnh, Quan, Phúc:
Phát quý, phát quang
Dòng dõi có khoa danh, uy thế
Hiển đạt, được giữ chính chức, có huy chương
Quốc Ấn Khi Vào Các Hạn
Đắc thời, đắc quan, đắc khoa
Có huy chương, bằng khen
Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là bước sang năm mới Bính Thân 2016 rồi, gia đình bạn đã có cách bày những vật phẩm phong thủy trong nhà để rước lộc vào nhà chưa? Các vật phẩm phong thủy dùng để hóa giải tà khí và mang lại sinh khí cho một năm mới sắp đến. Tuy nhiên bày chúng như thế nào để hợp phng thủy thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng lịch vạn niên 365 xem cách bày vật phẩm phong thủy cho đúng hướng tài lộc năm 2016 nhé.
1. Đồng xu cổ
Vào năm 2016, treo một dải xu 6 đồng tiền buộc với nhau bằng chỉ đỏ ở hướng Đông Bắc để tránh xui xẻo hoặc tại trung tâm ngôi nhà để tăng sinh khí. Mọi người trong nhà sẽ được nguồn năng lượng tích cực bảo vệ, ít bệnh tật. Nếu treo xu ở hướng Tây Nam sẽ có lợi cho tiền tài và sự nghiệp.
2. Đá tinh thể
Trong phong thủy, tinh thể được sử dụng rộng rãi trong nhà ở hoặc văn phòng. Chúng không chỉ đẹp mà còn có tác dụng thu hút sinh khí, tránh sát khí. Năm 2016, gia chủ nên bày thạch anh tím, thạch anh hồng hay hóa thạch ốc amonit tại góc phía Đông và Tây Nam nếu muốn thành công trong sự nghiệp và dồi dào tiền bạc.
3. Muối
Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Do vậy, người xưa có câu:"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".
Khoảng chiều ngày cuối năm, bạn nên thay một lọ nước muối mới cho gia đình sau khi cả nhà và mọi thành viên trong gia đình đã sạch sẽ. Cho muối vào đầy 3/4 bát hoặc ly thủy tinh rồi đặt 6 đồng xu (mặt dương ngửa lên) theo hình vòng tròn vào bát. Cho nước từ từ vào và đặt bát lên một miếng vải lót. Trong suốt một năm, không che miệng bát và để yên tại cùng một vị trí, không xê dịch hay động chạm. Đặt bát muối tại góc Đông Bắc để tránh xui xẻo hoặc hướng Tây Nam để hút tài lộc.
>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?
Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>
4. Cây đá quý
Cây đá quý là vật phẩm phong thủy dùng để đẩy lùi tà khí, thu hút tài lộc. Mỗi loại cây tạo dáng khác nhau lại đi kèm với loại đá quý khác nhau. Gia chủ nên chọn đúng loại đá quý hợp với mệnh của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong năm 2016 nên đặt cây đá quý ở hướng chính Đông hoặc chính Tây.
5. Hồ Lô
Từ lâu, hồ lô đã được coi là một bảo bối đối với những người chuyên nghiên cứu về phong thủy. Chúng dùng để hút may mắn, đẩy tà khí, bảo vệ mọi người trong nhà. Thông thường nhất là Hồ lô được làm từ kim loại hoặc gỗ, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy hồ lô tạc từ đá quý.
Vào năm 2016, bạn nên treo một bình hồ lô kim loại tại góc phía Tây nếu muốn công thành danh toại. Nếu trong nhà có người bệnh thì đặt bình hồ lô ở khu vực trung tâm hay Đông Bắc.
6. Thiềm thừ (Cóc 3 chân)
Bên cạnh Tỳ Hưu, Thiềm Thừ được coi là con vật linh thiêng trong phong thủy. Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại Hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ. Cóc phong thủy mang lại điềm lành và tài lộc.
Trong năm 2016, cách tốt nhất và đúng nhất là đặt cóc hướng vào phía trong nhà, hướng vào bàn thờ ông địa, thần tài tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc nhảy vào trong nhà.
7. Cây tre tài lộc
Cây tre tài lộc không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe, mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc. Vào năm 2016, cây tre tài lộc hợp với hướng Tây và Đông, tránh đặt nó ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Những vật phẩm phong thủy này đều mang ý nghĩa rất lớn. Nếu đặt chúng đúng hướng thì sẽ mạng lại tài lộc, may mắn và hạnh phúc cho gia đình.
>> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>
Đi ngủ sớm và thức dậy sớm sẽ giúp con người khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ tạo ra năng lượng giúp chúng ta duy trì công việc trong suốt cả ngày dài.
Ngủ đủ giấc làm giảm nguy cơ mắc bệnh, đạt hiệu quả cao trong công việc, tâm lý thoải mái dễ chịu khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong phong thủy, giấc ngủ còn được coi là tạo nên sự lãng mạn và tài lộc cho con người.
Bên cạnh cửa ra vào, khu vực quan trọng thứ hai trong phong thủy là phòng ngủ. Để có nền tảng sức khỏe tốt, phòng ngủ phải được bố trí tốt và ưu tiên cho giấc ngủ cũng như tăng thêm sự lãng mạn cho các mối quan hệ. Một yếu tố quan trọng không kém đó là phòng ngủ phải được sắp xếp để đảm bảo sự trù phú về tài lộc.
Trong phong thủy, giường ngủ rất được coi trọng vì đây là nơi chúng ta nghỉ ngơi để khôi phục năng lượng cho ngày hôm sau. Nhưng nó cũng là nơi dễ gây ra cho chúng ta những tổng thường nhất. Vì khi ngủ, chúng ta ở trạng thái bị động, chịu tác động của các nguồn năng lượng tiêu cực xung quanh. Do đó, khi chúng ta có được sự thoải mái và hỗ trợ giúp việc nghỉ ngơi diễn ra thuận lợi cuộc sống ban ngày sẽ đạt hiệu quả hơn.
Tham khảo những bí quyết phong thủy tốt về giường ngủ và phòng ngủ để có được giấc ngủ thật ngon vào ban đêm và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách trong ngày mới:
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong phong thủy phòng ngủ là vị trí kê giường ngủ sao cho hài hòa với cửa.
Những chiếc giường ngủ trong ảnh bên dưới thể hiện các vị trí kê giường khác nhau. Mỗi loại đều có một kiểu tác động khác nhau đối với người nằm trên nó. Dưới đây là những phân tích tác động của từng vị trí cụ thể:
Hình 1: Đây là vị trí đặt giường tối ưu theo phong thủy. Mặc dù chiếc giường nằm đối diện với bức tường từ cửa ra vào, nhưng bản thân chiếc giường không nằm trên một đường thẳng với cửa. Một vị trí tốt khác là kê sát bức tường chéo với cửa ra vào, ở giữa hoặc xa bức tường bên trái.
Hình 2: Chiếc giường này có vị trí “chết”. Giường ngủ đối diện và nằm trên một đường thẳng với cửa ra vào. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt nếu đây là cửa của phòng tắm. Rất nhiều người rơi vào trạng thái tâm lý rối loạn, phiễn não khi ngủ trên một chiếc giường như thế này.
Đối với căn phòng này, chỉ nên đặt giường ở vị trí giữa bức tường bên trái.
Hình 3 và 6: Cả hai vị trí này đều thật sự có hại cho sức khỏe và tài lộc. Nếu phòng ngủ nằm cạnh một phòng tắm hoặc một phòng bếp thì không được kê giường ở bức tường chung mà bên kia có đặt chậu rửa bát, bếp nấu, bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi sen hoặc bồn tắm. Điều này có thể gây ra sự thất thoát năng lượng, sức sống và tài lộc.
Hình 4: Chiếc giường này có quá nhiều năng lượng tập trung vào nó đến từ cửa. Giường ngủ nên được kê sát bức tường đối diện mới là vị trí tốt nhất. Nếu vẫn đặt giường ở vị trí này, người nằm trên nó rất dễ mắc phải các bệnh về thần kinh, hay cáu giận và các vấn đề về ổ bụng.
Hình 5: Đặt giường phía sau cánh cửa rất dễ gây giật mình cho người nằm trên nó từ phía sau. Một chuỗi các vấn đề kém may mắn như trục trặc trong các mối quan hệ, gặp khó khăn tài chính hoặc đối mặt với khủng hoảng tinh thần sẽ xảy ra nếu bạn kê giường ở vị trí này.
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Điềm gương bể, rất có nhiều khả năng trong gia đình gặp chuyện chẳng lành. Trong trường hợp này: Lấy một tấm vải đen, nhặt tất cả mãnh vỡ của gương gói trong mãnh vải đen ấy chôn sâu ở sân sau hoặc góc vườn, sẽ hóa giải được điềm xấu.
Theo phong thủy, vị trí đặt két sắt là vô cùng quan trọng trong đường tài lộc của bạn, vì vậy hãy đặt sao cho đúng chỗ.
Theo quan niệm phong thủy, tủ tiền (két sắt) có nguồn năng lượng lớn, là trung tâm tài lộc quyết định sự sống còn cho gia chủ nên vị trí đặt két sắt đúng phong thủy là điều rất quan trọng.
Xét theo phương vị, có nhiều ý kiến cho rằng két sắt đặt ở hướng Đông Nam, hướng Tây là rất tốt vì hai hướng này là hai phương hướng mạnh nhất cho tài vượng.
Tuy nhiên, nếu xét về chiều sâu thì nên để về hướng Sinh Khí của từng tuổi của gia chủ là tốt nhất. Vì theo trạch mệnh của mỗi người cũng đã quyết định một cách rõ ràng không thể sai lệch được, nó là yếu tố quyết định theo Bát trạch, trạch mệnh từng con người. Nếu hướng Sinh khí của gia chủ đồng thời thuộc về Đông tứ trạch hoặc Tây tứ trạch thì quá tuyệt vời.
Ví dụ: tuổi nam 1985 hướng Sinh khí là hướng Tây, không những hợp hướng nhà mà còn hợp hướng để két sắt. Hoặc nam tuổi 1972 trạch Khảm mà ở hướng Đông Nam thì không còn gì để mà bàn luận thêm. Để chắc chắn hơn, gia chủ có thể mời thầy phong thủy để xác định được vị trí tốt nhất trong ngôi nhà để đặt két sắt.
Thêm một gợi ý là gia chủ nên đặt thêm 1 con Tỳ Hưu hoặc Thiềm Thừ và 2 đồng tiền hoa mai trên và trong két tiền sẽ mang lại tiền tài bất ngờ.
Tỳ hưu
Theo kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư phong thủy Trung quốc, Tỳ Hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại là một loại mãnh thú mang ý nghĩa tốt lành. Theo truyền thuyết thì Tỳ Hưu là 1 loài thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là “hươu trời”. Hai cái sừng của nó có tác dụng trừ tà, về sau nó có xu hướng phát triển thành con thú một sừng. Người ta nói rằng Tỳ hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ. Tỳ Hưu khi đặt lên két sắt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính,hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương.
Thiềm Thừ
Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài. Khi để Thiềm Thừ trên nóc két sắt, bạn cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.
Đồng tiền hoa mai
Đồng tiền có năm cánh, giống bông hoa mai. Có tác dụng rất lớn trong con đường công danh, sự nghiệp góp phần làm thăng quan tiến chức và hóa giải kẻ tiểu nhân.
gia chủ cần hội đủ một số điều kiện về ngoại thất, nội thất.
Tránh đặt bàn ở những nơi có khí bị tổn hại bạn sẽ đạt đưọc thành quả tối đa từ công việc. Cảnh trí nhìn từ cửa sổ của phòng làm việc nên thú vị nhưng cũng không quá cuốn hút để làm sao nhãng công việc. Một cảnh nhìn từ hồ bơi của nhà lân cận và khu vực nấu ăn ngoài trời sẽ không thúc đẩy sự làm việc của bạn. Ngồi đối diện với cửa sổ của nhà kế bên cũng không nên vì khiến cho bạn mất thoải mái.
Nếu cảnh bên ngoài làm bạn sao nhãng, nên dùng rèm mỏng che cửa sổ lại để có thể tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào và cũng giúp bạn không bị cảnh sắc bên ngoài làm phân tâm.
Có thể dùng chậu cảnh đặt ở bệ cửa sổ thay cho rèm cửa. Để tránh mệt mỏi, phòng làm việc nên được cung cấp đủ khí trời.
Khi phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền, bạn nên chú ý đến điều kiện làm việc và chọn đồ đạc có kích cỡ phù hợp với vóc dáng của bạn để nâng cao hiệu quả đồng thời tránh những căn bệnh nghề nghiệp.
Ghế nên đặt vừa với bàn và chỗ ngồi nên có chiều cao thích ứng để viết và gõ bàn phím nếu bạn làm việc trên máy tính. Màn hình phải được đặt đủ xa để tránh các tia phóng xạ phát ra từ đó. Nếu có điều kiện bạn nên dùng máy tính xách tay. Các đường dây nối vào máy tính có thể gây nguy hiểm và làm khó chịu, cần sắp xếp và cột chúng lại cho gọn.
– Phía sau bàn làm việc nên có tranh ảnh về núi non. Tượng trưng cho điểm tựa vững chắc, lưng dựa vào núi được ví như phòng thủ, nhưng hình núi non phải có màu sắc thích hợp theo Ngũ hành.
– Trước mặt bàn làm việc nên có một bức tranh vui có ý nghĩa, trưòng hợp này dùng khi các bạn làm việc quá căng thẳng, sẽ nhìn vào bức tranh đó tạo cảm giác nhẹ nhàng sẽ giảm bớt áp lực trong công việc.
– Trên bàn làm việc bố trí giấy tờ cũng như máy vi tính gọn gàng. Các bạn cần lưu ý máy vi tính cũng xếp cho đúng hướng.
– Trên bàn làm việc phải có những vật phẩm phong thủy mang biểu tượng sự quyền lực, trí tuệ như: Gậy như ý, rùa đầu rồng, đĩa thất tinh, quả cầu phong thủy…
1. Đại kỵ 1: Cửa chính không được đối diện với cửa ra ban công - Phạm Xuyên Tâm Sát
Cửa ra vào chính đối diện với chỗ ra ban công sẽ phạm phải cái gọi là “Xuyên Tâm Sát” - trong nhà tiền bạc khó mà tích tụ, tất có việc phải phá tài.
Nếu cửa sổ mở ra ban công hoặc bên ngoài có ánh nắng chiếu vào chính diện với bếp hoặc thẳng ra cửa đi lại chính, có thể dùng rèm cửa che chắn thường xuyên liên tục.
Phương pháp hóa giải:
Đặt một huyền quan chắn giữa cửa lớn và cửa thông ra ban công, tại cửa lớn bố trí một bể cá (Hoặc dùng bình phong).
Có thể bố trí cửa ra ban công thành cửa sổ, hoặc tốt hơn là treo rèm, nếu không ở ban công có thể kê đặt các loại cây cảnh để hãm bớt luồng khí xung xạ, hoặc trồng loại cây leo giàn.
2. Đại kỵ 2: Kiêng kỵ bếp đối diện với Ban công
Ban công cũng không thể đối diện trực tiếp với phòng bếp, đây cũng có thể coi là một loại xuyên tâm, làm cho khả năng đoàn tụ nhất trí trong nhà yếu, làm cho gia đình khó hòa thuận, hạnh phúc.
Phương pháp hóa giải:
Nên đặt chậu hoa hoặc trồng cây leo ngăn cách cốt sao cho trong ngoài không thông nhau để hóa giải.
Nếu là cửa đi thì dùng rèm che, cũng có thể đặt huyền quan ngăn cách nhưng phải làm sao cho không ảnh hưởng đến sự đi lại, chỉ cần chỗ ban công không thông thẳng với bếp là được.
3. Đại kỵ 3: Không đặt Loa, Đài phát, trên trần nhà thẳng vị trí giường ngủ
Nếu như trên trần nhà đặt loa phát âm thanh lâu dài, hoặc trên sà nhà hay phát tiếng cót két, có thể coi như một lực lượng xung sát từ trên trần; nếu âm thanh đó ngay trên giường ngủ, thì người nằm dưới giường đó lâu dài sẽ phát sinh bệnh tật.
Phương pháp hóa giải:
Tốt nhất nên đặt giường ngủ cách xa chỗ đó, hoặc giải quyết dứt điểm không cho phát âm thanh là tốt nhất.
4. Đại kỵ 4: Chủ nhà mệnh Hỏa kiêng nuôi cá
Nếu trong mệnh kỵ Thủy, trong nhà tất không nên bày bể cá, nếu chỉ biết rằng bày bể cá để tụ tài, mà không biết Hỷ Kỵ của chủ nhà có sự chuyên biệt kỵ húy. Nên nhận biết và tránh đi.
Phương pháp hóa giải:
Nên nhờ thầy phong thủy hoặc các chuyên gia phong thủy phân tích tứ trụ của chủ nhà để xem Hỷ Kỵ thế nào, từ đó rút ra các vật phẩm có tính chất kỵ với chủ nhà.
5. Đại kỵ 5: Mái hiên che mưa không làm mũi nhọn
Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn; nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.
Phương pháp hóa giải:
Không nên dùng mái che mưa, nhưng nhất định phải làm thì nên làm hình vòm, không được làm hình nhọn.
6. Đại kỵ 6: Lò bếp không đối diện với cửa nhà
Lò bếp không thể đặt đối diện với cửa nhà, cửa ra ban công, cửa phòng bếp, cửa phòng, thường phạm vào sức khỏe không tốt và các việc không may mắn khác.
Phương pháp hóa giải:
Có thể tại cửa bếp dùng rèm hoặc bình phong che đi.
7. Đại kỵ 7: Không tự tiện đặt gương kính trong nhà
Trong nhà không nên tùy ý đặt gương kính, dễ tự mình phá vỡ khí trường trong nhà.
Có lúc do muốn mở rộng diện tích trong nhà mà đặt kính gương, tuy nhiên nếu là phòng ngủ thì tuyệt đối không được đặt kính, làm cho khí trường bị phản xạ hỗn loạn.
Phương pháp hóa giải:
Nếu bắt buộc phải đặt gương chỉ nên treo một bên tường, nhất định không nên treo cả hai bên, đặc biệt là đối diện nhau, sẽ tạo thành phản xạ.
Nếu không nên dùng các vật dụng trong nhà đặt gương kính (phía trong tủ, trong phòng tắm, trong phòng thay đồ) dùng xong lại che khuất đi.
8. Đại kỵ 8: Không phải cây nào cũng để trong nhà được
Trong nhà sử dụng cây cối chậu cảnh nên thận trọng lựa chọn. Không nên chọn lựa loại cây có lá dài nhọn, dễ làm cho chủ nhân dính vào các chuyện cãi cọ tranh chấp.
Các loại cây thuộc họ Quyết và Cát Đằng là các loại cây không nên chọn, đây là các loại cây âm tính, nếu nó tốt tươi tất trong nhà phạm vào các sự “Bất Can Tịnh – Không sạch sẽ”.
Phương pháp hóa giải:
Nên chọn các loại cây có bản lá to rộng, hoặc các loại cây hoa có sức sống khỏe.
9. Đại kỵ 9: Kiêng kỵ đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà
Nhà vệ sinh tuyệt đối không được ở giữa nhà, đây là điều rất quan trọng, bởi vì Trung Cung là Khí tổng quản cả chín cung trong nhà nên nếu để nó ô nhiễm thì tất là tài vận và sức khỏe trong nhà đều không tốt.
Phương pháp hóa giải:
Nếu như kiến trúc đã chọn phạm vào điều này thì tốt nhất nên sửa đổi, còn nếu không thể sửa thì nên dọn sạch sẽ chỗ đó, bồn tắm cũng cần rửa sạch sẽ thường xuyên..
10. Đại kỵ 10: Một số kiêng kỵ khác
Ngoài các kiến trúc bên trong thì kiến trúc bên ngoài cũng rất quan yếu. Có người tại mặt ngoài nhà ở bỗng xây, đặt một vật nhô lên như đầu người, đây là điều đại kỵ, nó giống như một cục u máu chắn trước nhà. Đây là hình tượng không tốt, nên tránh xa điều này.
Phương pháp hóa giải:
Nếu không phải là đặc biệt cần thiết thì không nên tạo dựng các hình tượng như vậy, còn nếu bắt buộc thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Vòng đeo tay đá cẩm thạch sinh là món trang sức rất quen thuộc của người phương Đông. Không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn được coi như một chiếc vòng hộ mệnh giúp mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho người đeo.
Vòng tay đá cẩm thạch sinh là loại trang sức mang lại may mắn cho người đeo nhưng không phải ai cũng biết rõ về điều này. Bài viết sau nói về Ý nghĩa và cách sử dụng vòng đeo tay đá cẩm thạch sinh.
Nội dung
Đá cẩm thạch là loại đá đa khoáng, là danh từ chung để chỉ hai loại đá quý Ngọc Jadeite và Ngọc Nepherite. Người ta tìm thấy loại đá này chủ yếu ở Myanmar, Nga, Mỹ, Trung Quốc. Đá cẩm thạch được tạo thành từ nhiều hạt và sợi nhỏ, có độ cứng thấp hơn so với các loại đá quý khác như thạch anh, kim cương, saphia…Tuy nhiên, chúng lại có độ dai chắc hơn cả nên có thể dễ dàng cắt mỏng và chế tác thành nhiều loại trang sức khác nhau như mặt dây chuyền, vật phẩm phong thủy đặc biệt là chế tác thành vòng tay cẩm thạch sinh rất được ưa chuộng hiện nay.
Đá cẩm thạch được coi là một loại ngọc mà người xưa quan niệm có thể mang đến cho người đeo sự may mắn, sức khỏe và tài lộc. Trang sức làm từ cẩm thạch đá tự nhiên được cho là vô giá, được nhiều người chọn làm trang sức đeo bên mình giúp xua đuổi tà ma như mặt dây chuyền Tỳ Hưu ngọc cẩm thạch hay vòng tay ngọc cẩm thạch.
Giống như các loại đá quý khác, đá cẩm thạch mang một nguồn năng lượng dương dồi dào. Vì thế, khi mang bất kỳ một món trang sức từ đá cẩm thạch bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực, mạnh mẽ, lạc quan trong cuộc sống. Ngoài ra, đeo vòng tay đá cẩm thạch sinh còn giúp xua tan sự phiền muộn trong cuộc sống, tâm hồn bạn sẽ luôn được thư thái.
Người phương Đông nói chung và trung hoa cổ nói riêng quan niệm, vòng đeo tay đá cẩm thạch sinh có thể giúp con người cải thiện sức khỏe. Hỗ trợ phòng và điều trị những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, giải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm những cơn đau bụng ở phụ nữ vào những ngày đèn đỏ. Ngoài ra, đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn đeo vòng tay đá cẩm thạch sinh bên mình có thể giúp thúc đẩy khả năng sinh sản.
Đặc biệt trong phong thủy, những vật phẩm phong thủy từ đá cẩm thạch sẽ mang đến cho bạn một cuộc sống hạnh phúc, may mắn trong công việc, học tập, thăng quan phát tài. Đá cẩm thạch là loại đá quý có màu sắc khá đa dạng và mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa khác nhau.
– Vòng đeo tay đá cẩm thạch sinh màu xanh có thể xóa đi sự hiểu lầm, xua tan bế tắc trong những mối quan hệ tình cảm, tăng khả năng tập trung cho người đeo
– Cẩm thạch đỏ giúp kích thích sự yêu thương cho người yêu nó.
– Đá cẩm thạch trắng giúp người đeo khai thông đầu óc.
– Đeo vòng đá cẩm thạch vàng có thể giúp tiếp thêm động lực, hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm.
Vòng đeo tay đá cẩm thạch giá bao nhiêu liệu có thể phù hợp với cả nam và nữ, bạn có thể đeo chúng trong một thời gian dài ở mọi trường hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đeo chúng đúng cách và mắc những sai lầm khi lựa chọn loại trang sức này gây phản tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi đeo vòng tay đá cẩm thạch sinh
Đối với những món đồ trang sức thông thường bạn có thể thay đổi chúng hàng ngày theo thời tiết, tâm trạng hoặc để phối cho phù hợp với trang sức. Tuy nhiên, đối với những trang sức phong thủy thì các chuyên gia khuyên bạn nên đeo một loại và thời gian càng dài càng dễ đạt được những hiệu quả như mong muốn.
Vì thế, bạn nên đeo vòng tay đá cẩm thạch sinh thường xuyên, hạn chế thay đổi và luôn tin tưởng vào sức mạnh của nó để gặp nhiều may mắn nhé.
Đối với bất kỳ một vật phẩm phong thủy từ đá quý nói chung và đá cẩm thạch nói riêng việc sử dụng hàng giả, hàng nhái là một điều cấm kỵ. Không chỉ không mang đến may mắn mà đôi khi còn gây phản tác dụng.
Vì thế, nếu muốn sở hữu một chiếc vòng đeo tay cẩm thạch hộ mệnh bạn nên chọn mua ở những cửa hàng uy tín hoặc nhờ đến sự kiểm định từ các chuyên gia phong thủy.
Nếu chiếc vòng tay yêu quý của bạn không may bị vỡ, bạn đừng tiếc mà dùng nó nhé. Bởi khi cẩm thạch bị nứt vỡ mọi công dụng phong thủy của nó sẽ biến mất đó.
Các chuyên gia phong thủy khuyên bạn nên sử dụng vòng tay đá quý còn nguyên vẹn và nếu vỡ bạn có thể tận dụng chúng bằng cách chế tác lại thành những chiếc vòng nhỏ hơn miễn là không xuất hiện vết nứt đó.
► Mời các bạn đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật |