Cách để tóc khi ngủ nói gì về bạn
Để tóc rơi sang 2 bên | Để tóc đuôi ngựa hoặc búi |
Để tóc hất lên trên gối | Để tóc tết khi ngủ | Để tóc xõa tự nhiên |
Mộc Trà (theo Buzz)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Để tóc rơi sang 2 bên | Để tóc đuôi ngựa hoặc búi |
Để tóc hất lên trên gối | Để tóc tết khi ngủ | Để tóc xõa tự nhiên |
Mộc Trà (theo Buzz)
thiên cơ Nam đẩu tinh . âm . mộc
1. Vị trí ở các cung:
2. Ý nghĩa tướng mạo:
3. Ý nghĩa bệnh lý:
Thiên Cơ đóng ở Tật thì hay có bệnh ngoài da hoặc tê thấp. Những bệnh điển hình gồm có:
- Cự Cơ đồng cung: bệnh tâm linh, khí huyết
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thiên Cơ đắc địa:
b. Nếu Thiên Cơ hãm địa:
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
a. Nếu Thiên Cơ đắc địa: thì được hưởng giàu sang và sống lâu, nhất là khi hội tụ với nhiều cát tinh.
b. Nếu Thiên Cơ hãm địa: thì lận đận, bôn ba, làm nghề thủ công độ nhật, hoặc bị tàn tật, hoặc gặp nhiều tai nạn, yểu.
6. Ý nghĩa của thiên cơ và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt:
- Cự Cơ ở Mão Dậu: ý nghĩa như trên nhưng nổi bật nhất ở chỗ rất giàu có, duy trì sự nghiệp bền vững
- Cơ Vũ Hồng (nữ mệnh): có tài năng về nữ công, gia chánh
- Cơ Nguyệt Đồng Lương: nếu đắc địa thì người đó có đủ đức tính của một bậc nho phong hiền triết. Nếu có sao hãm thì thường làm thư lại, công chức.
b. Những bộ sao xấu:
- Cơ Lương Thìn Tuất gặp Tuần Triệt hay sát tinh: gặp nhiều gian truân, trắc trở lớn trên đường đời, có chí và có số đi tu. Nếu gặp Kình, Đà, Linh, Hỏa hội họp, có Tướng xung chiếu thì là thầy tu hay võ sĩ giang hồ
- Cơ Nguyệt đồng cung ở Dần Thân gặp Xương Riêu: dâm đãng, đĩ điếm, có khiếu làm thi văn dâm tình, viết dâm thư.
7. Ý nghĩa của thiên cơ ở các cung:
a. ở Bào:
b. ở Thê:
c. ở Tử:
d. ở Tài:
e. ở Di:
f. ở Nô:
g. ở Quan:
i. ở Điền:
k. ở Phúc:
l. ở Phụ:
m. ở Hạn:
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
► Cùng đọc châm ngôn cuộc sống và suy ngẫm |
Xác định hướng bàn thờ
Hướng của bàn thờ không phải như nhiều người vẫn thường nghĩ là hướng của người đứng thắp hương. Cũng giống như là xác định hướng bếp, thì hướng của bàn thờ vẫn phải căn cứ vào tuổi của chủ nhà rồi mới tính hướng.
Hướng của bàn thờ là hướng ngược lại với hướng của người đứng thắp hương.
Xác định hướng cho bàn thờ là việc căn cứ vào các bài vị của gia tiên, tức là ta lấy hướng cho các bài vị trên bàn thờ chứ không phải lấy hướng cho người đang sống.
Bàn thờ phải đặt ở phương vị nào trong nhà ở cho thích hợp?
Nói chung đều khuyên nên đặt bàn thờ ở Tài vị, mà Tài vị là nơi ở bên trái cửa, bước vào nhìn thấy ngay.
Luận điểm này cũng phải châm chước vì nhà ở hiện đại, cửa (môn khẩu) không có nghĩa là tọa hướng, đó là điểm thứ nhất; còn điểm thứ hai thì nơi cửa bước vào nhìn thấy ngay không nhất định là Tài vị.
Thí dụ, tọa Nam hướng Bắc, cửa chính tại phương Bắc, phương bên trái khi bước vào cửa nhìn thấy ngay là phương Đông Nam, đối với nhà mà nói rõ ràng Đông Nam là cát vị, nếu đặt bàn thờ ở đó thì bàn thờ hướng Tây Bắc, như vậy là không tốt.
Do đó nơi đặt bàn thờ phải thích nghi với đất cát của nhà ở mới là thượng sách.
Trước hết phải hiểu rõ tọa hướng của nhà ở, mà tọa hướng của nhà ở hiện đại phải lấy phương có không khí lưu thông nhiều nhất, ánh sáng đầy đủ nhất làm hướng, không thể câu nệ vào cửa chính.
Sau khi xác định được rõ ràng tọa hướng, dùng la bàn xác định xem nhà ở thuộc trạch nào, rồi đặt bàn thờ ở phương vị xấu, hướng nào phương vị tốt nhất, đó là cách đặt bàn thờ chính xác nhất.
Dưới đây là bảng kê phương hướng bàn thờ, để tránh lầm lẫn, bảng này lấy hướng làm trạch.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Chùa Muống có tên chữ là Quang Khánh tự, trước Cách mạng thuộc xã Dưỡng Mông, tổng Phù Tải, nay là một thôn thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, Chùa ở tả ngạn sông Văn Úc.
Tương truyền, vào thời vua Lý Công Uẩn, dân đến khai khẩn vùng đất Dưỡng Mông, lúc đầu đất chua phèn, chỉ có rau muống là nguồn thức ăn chính. Sau cải tạo, đất trồng được hoa mầu và cây lương thực, cư dân đông đúc, lập thành làng. Để nhớ những ngày đầu gian khổ sống nhờ rau muống, những già làng đề nghị đặt tên là Dưỡng Mông, còn nghĩa là nhờ cây rau muống mà tồn tại.
Chùa Muống là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm ở đất Kim Thành, đến thời Trần do sư Tuệ Nhẫn, một môn đệ của thiền phái Trúc Lâm chủ trì xây dựng, mở rộng khang trang. Đến thời Nguyễn chùa có trên 120 gian, có tài liệu ghi là 124 gian, 32 tháp sư, hàng trăm pho tượng cổ và nhiều bia ký có giá trị. Chùa được quy hoạch trên khuôn viên rộng 15.000m².
Chùa Muống là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Hải Dương. Lê Thánh Tông hai lần viếng thăm đều có thơ khắc vào bia đá. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Sau ngày miền Bắc giải phóng, chùa bắt đầu được khôi phục, đến nay cũng chỉ đạt một phần nhỏ của kiến trúc cũ. Riêng hệ thống tháp vẫn được bảo tồn như xưa.
Hội chùa Muống bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của sư Tuệ Nhẫn, một cao tăng đồng thời còn là một lương y, người công xây dựng nhiều chùa lớn như: Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), Siêu Loại (Bắc Ninh), Đông Khê, Do Nha (Hải Phòng). Nhà sư viên tịch ngày 27 tháng giêng, năm Ất Sửu, Khai Thái thứ hai (1325). Sau khi mất, nhà sư được nhân dân tôn làm Thành hoàng làng.
Hội chùa Muống là lễ hội lớn của Hải Dương, thu hút hàng vạn người tham gia.. Hiện nay, lễ hội chùa Muống vẫn được duy trì nhưng không được như xưa. Tuy nhiên, một số thuần phong mỹ tục vẫn tồn tại như: vào những ngày hội, các cụ bà phân công nhau đứng hàng dài trước cửa chùa, bưng cơi trầu, niềm nở mời khách thập phương, gây thiện cảm từ đầu cho khách đến dự hội.
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”. Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên. Chùa Hà là một trong những quần thể chùa đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành.
Đến với chùa Hà, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc. Với khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách dừng chân, ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức Tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Về lí do xây dựng chùa Hà có hai truyền thuyết đều gắn với vua Lý Thánh Tông
Truyền thuyết thứ nhất:
Vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.
Truyền thuyết thứ hai:
Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.
Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà.
Qua nhiều thăng trầm với thời gian, ngày nay rất đẹp và bề thế. Ngoài cùng là cổng Tam quan xây hai tầng có hệ thống cầu thang lên ở phía trái. Chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương”. Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Gian chính giữa đặt Mẫu Thượng Thiên trang phục màu đỏ, bên trái là tượng Mẫu Thượng Ngàn trang phục màu xanh, bên phải là tượng Mẫu Thủy trang phục màu trắng, ngoài ra còn có tượng các ông hoàng, bà chúa, tượng cô cậu khác.
Như vậy, từ khi xây đến nay, chùa không hề có truyền thuyết nào liên quan đến việc tình yêu đôi lứa.
Nhưng chùa Hà lại là ngôi chùa cầu duyên rất linh thiêng. Lý do tại sao?
“Có người yêu chưa? Chưa có á, thật không? Xinh thế này mà chưa có thì vô lý nhỉ. Thôi đi chùa Hà đi, đảm bảo sang năm cưới ngay”.
Đó là lí do chùa Hà quanh năm đông khách viếng thăm, chủ yếu là các bạn trẻ.
Không giống các di tích lịch sử có tích gắn liền với những câu chuyện liên quan, việc cầu duyên ở chùa Hà hoàn toàn là tự phát, do "rỉ tai” mà nên. Người nọ mách người kia, người kia lại mách người kia nữa với những ví dụ, minh chứng rất hùng hồn về việc thiêng liêng, ứng nghiệm khi cầu khấn nơi đây.
Các diễn đàn trên mạng còn có nhiều trang về chủ đề này, để các bạn trẻ hỏi han kinh nghiệm của nhau. Có người khoe: "Tớ đến đây cầu duyên, mấy tháng sau có liền. Được chàng ưng ý lắm”. Có người khẳng định: "Phòng không mấy năm trời, tớ vừa đến chùa Hà khấn nguyện, gặp ngay người yêu, giờ sắp cưới rồi nhé”. Cũng có người "chắc như đinh đóng cột” rằng mình đã cưới được mấy năm, có con cái, sống rất hạnh phúc.
Người ta còn mách nhau đến đó phải mua lễ như thế nào, muốn cầu tài lộc thì đặt lễ ở chính điện, còn nếu cầu duyên thì dâng hương ban thờ Mẫu mới linh nghiệm. Khách thập phương, trong đó nhiều nhất là thanh niên nam nữ không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mới đến chùa thắp hương cầu xin mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách.
Có thể nói trong số các chùa lớn nhỏ ở Hà Nội thì chùa Hà là nơi thu hút được đông người trẻ đến lễ nhất. Đến chùa Hà, nữ có phần đông hơn nam và tất cả các bạn nữ đến đây đều không hề giấu giếm ý định cầu duyên của mình. Các chàng trai thì có phần kín đáo hơn một chút. Vào chùa, người ta có thể bắt gặp nhiều thiếu nữ chắp tay khấn với một vẻ vô cùng thành kính, khấn rất lâu, ánh mắt đăm đăm nhìn Phật như muốn thổ lộ cả gan ruột.
Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiêng, chùa Hà cũng được cho là nơi chỉ cầu được duyên chưa đến, chứ nếu duyên đến rồi, cầu thì chỉ có… tan mà thôi. Nếu mà thật sự muốn đi cầu thì cũng nên tìm hiểu tập tục của nó trước khi làm.
Nếu một cặp đã yêu nhau lên chùa mà lại cầu tình duyên tức là cặp đó chia tay luôn mỗi người muốn một duyên mới. Hay là đến chùa hà cầu duyên đã thành thì đừng bao giờ quay lại trả ơn nhé,họ bảo là trả ơn là trả lại duyên đó,ai mà trả duyên mai này vợ chồng sẽ trục trặc.
Nghe nói mình nợ ơn chùa cũng là mình nợ ơn người bạn đời suốt đời đó, vì thế để để trả ơn chùa thì hãy yêu thương bạn đời của mình. Cũng không rõ có bằng chứng gì về việc các đôi yêu nhau cùng lên chùa cầu duyên rồi trở về đều chia tay nhau hay không, song việc này cũng trở thành một kinh nghiệm “xương máu” mà các bạn trẻ tuyệt nhiên tránh.
Dọc con phố dẫn vào chùa Hà bán chỉ một loại hoa hồng, hoa của tình yêu. Những người viết sớ thuê thì luôn sẵn sàng viết những lá sớ cầu xin trời Phật gắn kết người này với người kia, xin mặn nồng, bền lâu theo ý của những người đến cầu duyên. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp…
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) |
Trong kinh doanh, doanh nhân tuổi Hợi thường duy trì các mối quan hệ một cách hài hòa. Họ cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn hàng khi gặp khó khăn. Đây cũng là những người biết trân trọng tình bạn, thích các cuộc vui, các buổi tiệc tùng náo nhiệt. Họ dễ tin vào lời nói và việc làm của người khác nên thường bị lợi dụng. Tuy vậy, họ lại thông minh hơn người, luôn bảo vệ được lợi ích của mình mà không làm mất lòng ai.
Người tuổi Hợi có thể hợp tác làm ăn tốt với người tuổi Hợi, Mão, Mùi. Họ cũng có thể bắt tay kinh doanh với người tuổi Tý, Sửu, Thìn, Ngọ, Tuất. Tuy nhiên người tuổi Tỵ, Dần, Thân lại không thích hợp để tạo quan hệ làm ăn với người tuổi Hợi.
(Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
1. Sao Phi Ma Sát (Tai Sát): kỵ nhập trạch, giá thú
Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):
Tháng 1: ngày Tý; tháng 2: ngày Dậu; tháng 3: ngày Ngọ; tháng 4: ngày Mão; tháng 5: ngày Tý; tháng 6: ngày Dậu; tháng 7: ngày Ngọ; tháng 8: ngày Mão; tháng 9: ngày Tý; tháng 10: ngày Dậu; tháng 11: ngày Ngọ; tháng 12: ngày Mão.
Tranh cát tường |
2. Sao Ngũ Quỷ: kỵ xuất hành
Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):
Tháng 1: ngày Ngọ; tháng 2: ngày Dần; tháng 3: ngày Thìn; tháng 4: ngày Dậu; tháng 5: ngày Mão; tháng 6: ngày Thân; tháng 7: ngày Sửu; tháng 8: ngày Tỵ; tháng 9: ngày Tý; tháng 10: ngày Hợi; tháng 11: ngày Mùi; tháng 12: ngày Tuất.
3. Sao Băng Tiêu Ngọa Hãm: xấu mọi việc
Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):
Tháng 1: ngày Tỵ; tháng 2: ngày Tý; tháng 3: ngày Sửu; tháng 4: ngày Dần; tháng 5: ngày Mão; tháng 6: ngày Tuất; tháng 7: ngày Hợi; tháng 8: ngày Ngọ; tháng 9: ngày Mùi; tháng 10: ngày Thân; tháng 11: ngày Dậu; tháng 12: ngày Thìn.
4. Sao Hà Khôi, Cẩu Giảo: kỵ khởi công xây nhà cửa, xấu đối với mọi việc
Ngày xuất hiện trong tháng (âm lịch):
Tháng 1: ngày Hợi; tháng 2: ngày Ngọ; tháng 3: ngày Sửu; tháng 4: ngày Thân; tháng 5: ngày Mão; tháng 6: ngày Tuất; tháng 7: ngày Tỵ; tháng 8: ngày Tý; tháng 9: ngày Mùi; tháng 10: ngày Dần; tháng 11: ngày Dậu; tháng 12: ngày Thìn.
Theo Bàn về lịch vạn niên
Bố cục tọa Mão hướng Dậu và toạ Ất hướng Tân: Căn nhà này có hai ngôi sao vượng bay đến. Đây là bố cục đại cát, nhưng cửa ra vào lại mở sai vị trí.
Tài vận: Quay đầu ra hướng Tây là hướng hai ngôi sao vượng bay đến. Nếu trên bệ cửa sổ phòng ngủ ở hướng Tây đặt một số đồ vật khai vận chiêu tài như kỳ lân thì có tác dụng ổn định thu nhập, tụ tập tài khí.
Sức khoẻ nhân đinh: Nhà bếp không có bất cứ vật cát tường nào. Nên đặt nồi cơm điện tại vị trí gần cửa nhà bếp để tăng cường vận sức khoẻ.
Lời hứa là một dạng đặt cọc niềm tin. Và nếu như bạn thất hừa, từ đó về sau sẽ chẳng còn ai muốn kí gửi niềm tin vào bạn nữa. Chính vì nhận thấy giá trị lớn lao của lời hứa mà những con giáp này chưa bao giờ đánh mất chữ tín của mình.
Hạng 1: Người tuổi Tuất
Người tuổi Tuất sinh ra đã mang trong mình tinh thần trượng nghĩa, coi trọng chữ tín và sự trung thành mang tính kỉ luật nghiêm túc. Bất kể giàu nghèo, sang hèn, khi đã hứa chắc chắn họ không bao giờ thất hứa.
Chính bởi lẽ đó mà ai ai cũng tin tưởng giao phó trọng trách cho người tuổi Tuất mà không mảy may nghi ngờ bất cứ điều gì. Được bầu bạn, kết thân với con giáp này quả thực là diễm phúc không của riêng ai.
Hạng 2: Người tuổi Sửu
Một trong những nét đẹp về phẩm cách, tâm hồn người tuổi Sửu chính là sự chân thành và cần mẫn. Điều đó không ai phủ nhận và rất dễ để nhận thấy. Họ chân thành, nỗ lực tới mức một khi đã hứa hẹn với ai điều gì đó, chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để hoàn thiện ở mức độ cao nhất. Họ xem như việc của chính mình.
Thậm chí, khi chưa làm tốt lời hứa của mình, họ còn cảm thấy vô cùng áy náy, tự trách năng lực bản thân không tốt. Sau mỗi lần như vậy, con giáp này lại tự nhủ cần không ngừng học hỏi để trau dồi kiến thức, hễ ai gặp khó khăn, trở ngại, họ sẽ chủ động đến “gỡ rối” giúp.
Hạng 3: Người tuổi Ngọ
Bản tính những chú Ngựa năng động, thích du hí đó đây, đi thật nhiều để trải nghiệm cuộc sống, khám phá điều mới lạ để thỏa mãn sự hiếu kỳ cũng như tinh thần ham học hỏi của bản thân.
Với những người xung quanh, dù quen thân đã lâu hay mới lần đầu gặp gỡ, con giáp này luôn tỏ thái độ nhiệt tình, tạo độ tin tưởng cao. Bạn hoàn toàn yên tâm khi nhờ cậy hoặc giao phó việc quan trọng cho họ. Tuy không thể chắc chắn 100% rằng việc đó sẽ thành công rực rỡ, nhưng chúng ta có thể chắc rằng, họ luôn giữ lời hứa.
Ngoài ra, người tuổi Ngọ vô tư, không màng lợi ích cá nhân. Thậm chí, họ còn lạc quan tới mức tin rằng mình sẽ không gặp phải người xấu và mọi sự đều chuyển biến tốt đẹp nếu như người với người sống để yêu nhau, tin tưởng lẫn nhau.
Hạng 4: Người tuổi Thân
Nhìn những chú Khỉ tinh ranh, thích chạy đôn chạy đáo, nhớ chỗ này quên chỗ kia ít có thể ngờ rằng họ cũng lọt top dẫn đầu trong danh sách những con giáp không bao giờ thất hứa.
Đừng bao giờ để vẻ bề ngoài của họ đánh lừa, bởi vốn dĩ họ rất thích bông đùa hài hước. Nhưng một khi đã đồng ý với ai đó việc gì, họ sẽ kiên trì tới cùng để hoàn thành việc đó, chứ không phải dạng “hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều” đâu nhé.
ong thị trường tự chọn, hàng hoá đa số đều bày trước mắt khách hàng, khách hàng tiếp xúc với hàng hoá càng tự do, hơn nữa, khách hàng không nhất thiết phải thông qua sự giúp đỡ của nhân viên bán hàng mà có thể tự mình cầm xem hàng hoá.
Thực tế đã chứng minh rằng: Có thể để khách hàng tự do tiếp xúc với hàng hoá, có thể để khách hàng theo ý nguyện tự do của bản thân mà chọn hay bỏ hàng hoá thì có thể nâng cao doanh số của cửa hàng.
Căn bếp bao giờ cũng có ảnh hưởng lớn đến tài vận của ngôi nhà . Theo sách phog thủy cổ “Ba điều quan trọng về nhà ở”, muốn phán đóan lành dữ về phong thủy của một căn nhà, cần xem cửa ra vào, phòng chủ nhà và bếp nấu trong phòng bếp.
Tại sao bếp nấu lại có vai trò quan trọng như vậy?
Nguyên nhân do bếp nấu là nơi nấu nướng trong nhà, đồ ăn thức uống của người già, trẻ nhỏ đều từ đó mà ra. Nếu phong thủy nơi này không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người trong nhà, cuộc sống gia đình bất an.
Bếp nấu có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe con người như vậy nên chúng ta cần quan tâm đến những điều kiêng kỵ về phong thủy của nó để đảm bảo sự an khang cho người ở.
Nguyên tắc của phong thủy học là “Đường vòng mang lại điều vui, đường thẳng mang lại điều dữ”. Do là thốc thẳng vào nên sẽ gây thiệt hại. Nếu bếp nấu đối diện với cửa ra vào, tạo thành một đường thẳng, cửa chính sẽ sốc thẳng vào bếp nấu. Sách cổ nói rằng: “Mở cửa nhìn ngay thấy bếp nấu, tiền của gia súc sẽ tổn hao nhiều”. Như thế có nghĩa là không chỉ sức khỏe tổn hại, mà còn bị thất thoát tiền bạc.
Nếu bếp nấu không thẳng với cửa ra vào, nhưng lại thẳng với cửa bếp, tạo thành một đường thẳng, như thế cũng coi là vừa mở cửa đã nhìn thấy bếp. Tuy không nghiêm trọng bằng việc bếp nấu đối diện với cửa ra vào, nhưng cũng không có lợi, tốt nhất là hết sức tránh tình trạng này.
Cách khắc phục tốt nhất là chuyển bếp nấu đi chỗ khác, không thẳng với cửa ra vào hay cửa bếp. Nếu không chuyển đi được, nên treo rèm ở cửa để khắc phục.
Tại sao tháng 5 âm lịch được gọi là tháng Cửu độc? Tại sao trong tháng này lại kiêng kị chuyện gối chăn? Bạn có tin vào những lời răn dạy của ông cha để lại đó hay không? Hôm nay, hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu sâu hơn về lý do con người có nhiều điều kiêng sợ trong tháng 5 âm lịch nhé. Dân gian tương truyền, tháng 5 âm lịch được coi là tháng Cửu độc, do trong tháng có 9 ngày mà thân thể dễ bị tổn hao nguyên khí. Cái tên nghe thôi cũng thấy có phần đáng sợ. Theo lời các cụ, trong tháng này có rất nhiều điều phải kiêng kị, nhất là chuyện chăn gối càng nên tránh, không nghe lời mà làm bừa thì hậu họa khôn lường, nhẹ thì sức khỏe hư hao, nặng thì mệnh vong mệnh sát. Vậy quan điểm trên có chính xác hay không? Bạn đã hiểu gì về tháng 5 “Cửu độc”? Hãy cùng Lịch ngày tốt lần về ngọn nguồn của những quan niệm dân gian và lý giải kiến thức tử vi này một cách đúng đắn nhất nhé.
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
An An Dân gian truyền tai nhau những bí ẩn phong thủy không thể không tin, dù chưa được khoa học chứng minh. Dưới đây là 18 điều cấm kị phong thủy mà nữ giới cần tránh.
1. Thường xuyên sử dụng những vật dụng không chắc chắn như giường ọp ẹp, ghế lung lay không ổn định, ngăn kéo bàn bị kẹt… sẽ khiến tinh thần nữ giới bất ổn, tình cảm đi xuống, vận khí phong thủy chẳng thể tăng lên. 2. Viết tên mình lên giấy, nhưng sau đó dùng giấy bọc đồ ăn, đồ linh tinh, như vậy dễ khiến tiểu nhân đeo bám. Đây là một trong những cấm kị phong thủy cần tránh.
Người tuổi Tý sinh vào giờ Mão dũng cảm, táo bạo, có mưu lược, có cuộc sống vui vẻ và phú quý suốt đời.
Ảnh minh họa |
Đũa ra đời từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên, thoạt tiên, những đôi đũa có kích thước lớn, dùng để nấu ăn là chính, đến khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành món đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn của người phương Đông.
Ở Việt Nam, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế. Khởi đầu bữa ăn, đặc biệt là trong những bữa cỗ truyền thống, trước khi gắp đồ cho chính mình, người ta dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời “một vòng” quanh mâm.
Trong suốt bữa ăn, khi muốn tiếp đồ cho người khác, thường theo phép lịch sự, người ta phải đảo đầu đũa để gắp bằng đầu còn lại.
Văn hóa dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách dùng đũa khi đã lên 5-6 tuổi.
Nếu ở nhiều quốc gia Á Đông, hành động chống thẳng đôi đũa trong bát cơm bị coi là điềm gở, gắn liền với hình ảnh… bát cơm cúng, thì người Việt Nam, ngoài ra, còn kiêng không gõ đũa vào nhau, không gõ đũa vào bát hay bất cứ thứ gì khác, để tạo nên tiếng động.
Trong văn hóa dân gian, người Việt Nam tin rằng việc gõ đũa bát trong bữa ăn sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó, người Việt cũng đề cao phép lịch sự rằng khi ăn không được tạo nên tiếng “động bát động đũa” ồn ào hay tiếng nhai tóp tép…
Đũa ở miền bắc Việt Nam thường được làm từ tre, đũa ở miền nam thường được làm từ gỗ dừa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ.
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng đũa cho hầu hết tất cả các món ăn bởi thường các món Nhật đã được xắt nhỏ từ khâu chuẩn bị, nấu nướng. Thêm vào đó, người Nhật lại thường xuyên ăn cá và việc dùng đũa giúp họ có thể loại bỏ xương cá một cách dễ dàng hơn.
Nhiều nhà hàng ẩm thực truyền thống của Nhật Bản chỉ phục vụ đũa trong bữa ăn (bên cạnh thìa được mang ra để dùng cho món súp hoặc món tráng miệng), vì vậy, nếu một thực khách phương Tây hoàn toàn không biết dùng đũa, họ sẽ gặp khó khăn khi dùng bữa tại nhà hàng truyền thống của Nhật.
Đối với người Nhật, việc thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ là một phép lịch sự, vì vậy, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, thực khách am hiểu văn hóa Nhật nên vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn).
Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là thể hiện sự tán thưởng đối với tài nghệ nấu nướng của người thết đãi bữa ăn.
Trong văn hóa Nhật, đôi đũa không chỉ là món đồ dùng, đó còn có thể là tác phẩm nghệ thuật. Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng. Những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ với hình ảnh con chim sếu hoặc những cành anh đào cũng rất phổ biến.
Ở Hàn Quốc, đôi đũa của người Hàn thường dẹt và làm từ kim loại. Người Hàn Quốc trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên, mà chỉ dùng đũa, thìa để gắp, múc. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay. Khi muốn gắp đồ từ bát đĩa đựng thức ăn chung, họ phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch sẽ, không bị dính cơm hay đồ ăn.
Ở Thái Lan, dù người Thái cũng thường dùng đũa trong bữa ăn, nhưng cho tới giờ, khi nền văn hóa Đông - Tây đã giao thoa rất sâu rộng ở Thái, người dân nơi đây thực tế lại đang sử dụng dao nĩa nhiều hơn cả đũa.
Khi ăn cơm và các món mì, người ta vẫn dùng đũa, nhưng trong các bữa ăn, người Thái giờ cũng dùng thìa khá nhiều.
Trong khi có nhiều người vẫn dùng đũa để gắp và ăn bằng đũa, thì cũng có nhiều người Thái giờ chỉ dùng đũa để gắp đồ, đưa vào bát và sau đó sẽ dùng thìa để ăn. Đũa dùng phổ biến nhất ở Thái là loại đũa gỗ dùng một lần rồi bỏ đi hoặc những đôi đũa nhựa.
Ở Trung Quốc, đũa được dùng rất phổ biến. Văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc cũng khá cởi mở, không có nhiều câu nệ, quy tắc. Điều kiêng kỵ lớn nhất là người ta không bao giờ dựng đũa thẳng đứng trong bát cơm bởi hình ảnh này gợi nhắc tới bát cơm cũng, vốn bị cho là điềm gở của sự chết chóc.
Theo Dântrí
1. Đặt muối biển ở bốn góc nhà
Cách đặt muối biển này có thể giúp bạn mở rộng, thu hút quý nhân bốn phương, sớm tìm được lương duyên.
Cách làm: Quét dọn sạch sẽ 4 góc nhà (hay phòng) của bạn, lấy muối biển tự nhiên bỏ vào 4 đĩa nhỏ, chất thành một chóp cao, không được san bằng. Sau đó, đem đĩa muối xếp vào 4 góc nhà, cách 7 ngày thay một lần, làm liên tục 7 lần, nó sẽ giúp bạn tiêu trừ những điểm xấu trong vận đào hoa để mối duyên phận tốt đẹp mau chóng xuất hiện.
Bên cạnh đó, nơi ở của bạn không thể thiếu lửa, tức là dùng bếp nấu ăn. Với những bạn thường xuyên ăn hàng, ít nhất phải nổi lửa nấu cơm một lần mỗi tuần. Nếu không có thời gian hoặc không biết nấu cơm, bạn có thể đun nước sôi thay thế. Sự vận chuyển của nước khi sôi có thể giúp bạn thoát khỏi cảnh "không ai đoái hoài", đồng thời nâng cao nhân duyên với người khác giới và trong xã giao.
Bày muối biển và đun nước sôi trên bếp là những việc dễ thực hiện nhưng có thể giúp bạn tăng vận đào hoa. |
2. Bày 12 cành hoa đào hoặc nụ tầm xuân ở vị trí đào hoa
Nếu có điều kiện, bạn hãy nhờ chuyên gia phong thủy tìm vị trí đào hoa trong nhà, đặt 12 cành hoa đào hay cành tầm xuân ở đó có thể thúc đẩy tình duyên. Nếu cắm đào thật, hãy nhớ thay nước thường xuyên, thay mới khi thấy hoa héo.
Nếu chỉ xét theo con giáp, người tuổi Tý, Thìn, Thân có vị trí đào hoa ở hướng Tây; tuổi Sửu, Tỵ, Dậu ở hướng Nam; tuổi Dần, Ngọ, Tuất ở hướng Đông; tuổi Mão, Mùi, Hợi ở hướng Bắc.
Muốn tính ra vị trí đào hoa một cách chuẩn xác còn cần kết hợp bát tự, ngũ hành, mệnh lý... sau đó mới có thể tiến hành bày trí toàn diện, hiệu quả sẽ càng rõ rệt.
Bạn có thể dễ dàng mua cành hoa đào giả và nụ tầm xuân để bày biện trong nhà. |
3. Khi nhận được thiệp mời cưới của bạn bè
Khi nhận được thiệp cưới, đừng tiện tay vứt luôn tấm thiệp mang hỷ khí này đi, hãy cắt chữ "Hỷ" trên thiệp ra và treo lên chậu cây cảnh trong nhà, chậu trồng cây nhất định phải làm bằng gốm. Sau đó đem chậu cây đặt ở hướng Nam của phòng, biết đâu ngày lành kế tiếp sẽ đến phiên bạn.
4. Trong phòng không để quá nhiều đồng hồ
Đặt quá nhiều đồng hồ trong phòng sẽ khiến thần kinh bạn căng thẳng, không thể nghỉ ngơi. Hơn nữa, khi người khác giới làm quen với bạn, rất có thể sẽ xuất hiện cảm giác sợ sệt, bởi bạn rất dễ khiến họ thấy căng thẳng, mang lại cho họ cảm giác bạn đang đẩy họ ra xa, rất khó tiếp cận. Bạn hãy dẹp bớt vài cái đồng hồ trong phòng đi, để một cái đủ dùng là được, sau đó xem kết quả ra sao.
Tuệ Anh
Phong thủy sai cách khiến bạn chưa có người yêu Dân FA đâu nhỉ, các ấy nhanh nhanh vào đây xem mình có phạm những điều này không mà vẫn chưa có người yêu ^^. |
đặt sai thì sẽ khiến cho công việc trở nên khó khăn. Đối với mỗi bàn làm việc hình vuông mà nói, khi đặt ở hướng cơ bản là ngồi Tây hướng Đông thì tám phương vị đã hình thành nên một hình dạng bát quái, Vậy thì sự sắp đặt dưới đây có lợi cho sự nghiệp gia đình vì có thể xem xét đầy đủ cụ thể.
Mặt Đông: kim tiền Đông Nam: điện thoại
Mặt Tây: ấn chương Tây Nam: đài lịch
Mặt Nam: đài đăng Chính Bắc: bút ký
Mặt Bắc: thực vật Chính Tây: bút mực.
Hướng ngồi có liên quan gì đến trạng thái làm việc?
Hướng ngồi cần phải nhìn thấy toàn bộ phòng trong, các cửa ra vào và cửa sổ, hơn nữa không được ngồi quay lưng ra cửa hoặc là ngồi cùng phía cửa nhà vệ sinh. Còn cố gắng không ngồi bên cạnh các thiết bị máy móc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức tập trung và sức khỏe. Nếu nhiều người làm việc, thì cần thiết cho tất cả các bàn và ghế đều hướng vào giữa trung tâm, để tăng thêm tâm lực.
Hiện nay có nhiều gia đình thích treo trang trí hình con giáp mà đại đa số là người cầm tinh con gì thì mua tranh trang trí hình con đó. Đối với những người cầm tinh con rồng, ngựa, gà, lợn (Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi) là không nên vì tranh trang trí 12 con giáp nên cùng với con giáp của cá nhân cấu thành tương hợp, tranh tạo thành tương xung, tương hình, tương hại.
Chọn tranh phong thủy treo phòng khách không nên dựa theo con giáp
của chủ nhà. Ảnh minh họa
Tuổi Thân 1944 – 1956 – 1968 – 1980 – 1992 – 2004: Nếu trong nhà có người già thì nên treo tranh đàn dơi, tranh tùng hạc, hoa điểu, trúc…Trong đó, tranh dơi là tốt nhất, nếu không thì treo tùng hạc diên niên, hoặc tùng đón khách; tăng khả năng giao tế, quan hệ công việc, buôn bán, sản xuất kinh doanh đều tốt.
Tuổi Dậu 1945 – 1957 – 1969 – 1981 – 2005: Tuổi Dậu nên treo tranh phượng hoàng, Bách điểu triều phụng, Tam dương khởi thái (Tam dương khai thái), trăm con sơn dương…
Tuổi Dậu nên chọn tranh phong thủy phòng khách có hình Phượng hoàng, Bách điều triều phụng. Ảnh minh họa |
Phượng là con trống, hoàng là con mai, đôi chim vua của loài chim này thuộc linh điểu; hoặc các tranh hoa điểu, mẫu đơn; thuyền chở châu báu…Còn tranh Tam dương khai thái là mở ra vận hội mới, thái bình tốt đẹp; phượng hoàng song phi, bách điểu triều phụng là vợ chồng hoà thuận, sự nghiệp hanh thông, địa vị tôn quý, con cháu xum vầy hoà mục, đỗ đạt thành công…
Tuổi Tuất 1946 – 1958 – 1970 – 1982 – 1994 – 2006: Tranh hoa mẫu đơn hoa 8 bông, mẫu đơn hoa 9 bông là cực phẩm tranh phong thủy phòng khách cho người tuổi Tuất. Hoặc cũng có thể treo tranh hoa điểu; tranh sơn thuỷ thuộc diện bình bình chỉ có giá trị trấn trạch an gia, với ý nghĩa ngày một vinh hiển, phú quý dài lâu, chuyển nguy thành an, thay đổi vận số, khiến cho sự nghiệp, công việc gặp trắc trở thành thuận lợi.
Tuổi Hợi 1947 – 1959 – 1971 – 1983 – 1995 – 2007: Người bản mệnh (nạp âm) thiếu thuỷ nên treo tranh cá chép, phong cảnh sông nước; khuyết thiếu kim tranh Tuyết sơn, thiếu hoả treo tranh Bát mã hoặc mẫu đơn, thiếu thổ treo núi non, thành quách. Người tuổi Hợi dễ treo tranh, có thể treo các loại hoa cỏ, chim muông, linh vật như Tam dương, Bách hạc đồ; tranh chữ…
Tuổi Tý 1948 - 1960 – 1972 – 1984 – 1996 – 2008: Nên treo tranh rồng, tranh sơn thuỷ hoành tráng, khí thế như bay, hướng nước chảy hoặc hướng rồng cuộn như chầu vào cung trung. Như vậy sẽ được quý nhân tương trợ, tránh được thị phi, tàng phong tụ khí, tiến tài khai vận, gia đình viên mãn; treo trong gia đình người làm quan rất lợi cho đường danh vọng, bước bước cao thăng.
Tuổi Sửu 1949 – 1961 – 1973 – 1985 – 1997: Nên treo tranh phong cảnh mùa xuân, phong cảnh mùa thu, cây xanh cổ thụ, non xanh cỏ thắm với ý nghĩa được cấp trên đề bạt, trường thọ, tiền tài dư giả, quan lộ thanh nhàn, gia khí hưng vượng.
Tuổi Sửu nên treo tranh phong thủy phòng khách với khung cảnh mùa xuân, mùa thu hoặc cây xanh cổ thụ. Ảnh minh họa |
Tuổi Dần 1938 – 1950 – 1962 – 1974 – 1986: Nên treo các loại tranh sơn thuỷ, núi cao lớp lớp, tranh hổ, hoặc tranh về ngựa, cao nguyên, trường sơn để vượng về điền trạch, vượng nhân đinh, tăng khả năng công tác, khẳng định vị thế phía sau dựa núi, trước mở đường tài - Kim Đồng tiến bảo, bên trái chiêu tài – bên phải trừ tai, chủ yên vị khách yên tâm;
Tuổi Mão 1939 – 1951 – 1963 – 1975 – 1987: Nên chọn tranh trúc báo bình an, Lan nở phú quý, Tùng cúc trúc mai. Vào các năm mậu tý – mậu ngọ (như năm 2008 – mậu tý), người tuổi Mão tài vận thường thường, cầu tài khó đắc, may được quý nhân tương trợ nên mọi việc tuy không mỹ mãn nhưng cũng hoàn tất. Vì thế nên treo Trúc báo bình an, cầu bình an.
Tuổi Thìn 1940 – 1952 – 1964 – 1976 – 1988 – 2000: Nên chọn tranh "Kim - Thủy sinh Mộc" có hỏa trợ, tài lộc - cao quý như tranh Rồng xanh hí thuỷ, Hầu vương hiến thuỵ, Bách mã đồ, Nhật xuất thiên sơn, Hồ quang sơn sắc, Hoa mẫu đơn…
Nếu là tranh ngựa (mã) hoặc hoa, cấm kỵ treo phương Nam, vì sẽ tạo ra “Hoả thiêu thiên môn”, con cái khó dạy, chủ hay đau đầu hoa mắt. Tốt nhất treo phương Đông hoặc phía tay trái chủ nhà (theo hướng phòng).
Tuổi Tỵ 1941 – 1953 – 1965 – 1977 – 1989 – 2001: Người tuổi Tỵ hợp tranh đại bàng tung cánh, rồng bay là những tranh thích hợp nhất với người tuổi tỵ; ngoài ra có mẫu đơn, cá chép ao sen, tùng hạc…Nhờ đó, gia đạo khang ninh, cát tường như ý, treo ở phòng khách còn có thể trừ vạ đào hoa; Mẫu đơn vinh hoa phú quý, cá chép ao sen mạnh khoẻ trường thọ; tùng hạc diên niên, giữ phúc vĩnh hằng.
Tuổi Ngọ 1942 – 1954 – 1966 – 1978 – 1990 – 2002: Tranh liên quan đến cá chép là thích hợp, nhất là Cửu ngư quần hội (9 con cá chép), tiếp đến là tranh sơn thuỷ, tùng bách, trúc mai…giúp dư giả vĩnh hằng, Kinh thi nói: Trời bổ khiếm khuyết, không gì không hưng thịnh, sơn như cồn dậy, thuỷ như triều dâng không gì không tăng tiến; đẹp như nguyệt hằng, mới như mặt trời mọc; thọ như nam sơn, xanh như tùng bách, chỗ nào cũng vừa vặn hài hoà.
Người tuổi Mùi nên chọn tranh phong thùy phòng khách có hình cá chép. Ảnh minh họa |
Tuổi Mùi 1943 – 1955 – 1967 – 1979 – 1991 – 2003: Đây là tuổi nên dùng tranh để trang trí trong gia đình. Tốt nhất dùng tranh sơn thuỷ hữu tình, trong đó có đủ hoa cỏ và cây cối, treo tranh hoa Mẫu đơn, hoặc tranh thảo nguyên mênh mông, tranh tôn giáo như Phật ADIĐÀ, Quan Âm, hoặc chỉ cần một chữ Phật, bài tâm kinh, …
Nói chung, tranh mẫu đơn nở hoa phú quý hay tranh trúc báo bình an đều thích hợp với mọi nhà. Tranh cá chép bên hoa sen tượng trưng quanh năm dư dật, tranh hạc đậu cành thông tượng trưng khoẻ mạnh trường thọ,… nhà nhà đều có thể treo.
Nếu treo tranh sơn thuỷ thì phải xem thế nước chảy, không được để chảy ra ngoài, nước chảy vào thì tài khí mới vào nhà, còn nước chảy ra thì thất thoát tài khí. Nếu là tranh thuyền buồm thì đầu thuyền phải hướng vào trong nhà, kỵ hướng ra ngoài, vì hướng ra ngoài thì hao tài tổn đinh, còn hướng vào trong thì chiêu tài.
Đối với những phòng khách thiếu ánh sáng, lúc nào trông cũng tối tăm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần nếu ở lâu trong đó nên phải tìm cách sửa ngay. Có thể treo tranh hoa hướng dương trong phòng khách để bù đắp khiếm khuyết này. Tranh chữ treo bên trên sofa nên treo ngang chứ không nên treo dọc. Vì ngang là trời, ngụ ý đội trời đạp đất.
(Theo VietQ)
Bài của Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài này của ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần, giáo sư đặc trách Triết học Đông Phương tại Đại Học Văn Khoa Saigon và là người đương hướng dẫn công việc của Ủy Ban Điển Chế Văn Tự. Thiết nghĩ khỏi phải giới thiệu nhiều về ông, vì các sinh viên theo ông đã biết rõ, và các tác phẩm của ông mấy chục tác phẩm Triết Học Đông Phương, gồm các sách về học thuyết Lão, Trang, Phật và về thuật sống của người xưa- cũng đã giới thiệu quá nhiều về ông. Trong phạm vi Khoa Học Huyền Bí, nhất là về khoa Tử Vi, chúng tôi đã nhờ cậy đến ông nêu ra một số quan niệm và kinh nghiệm, và đây là bài đầu tiên mà chúng tôi nhận được, đó cũng là bài căn bản để nêu lên một quan niệm về khoa Tử Vi. Có định mạng trong đó con người phải nép mình vào, hay là con người còn có tự do để xây dựng cuộc sống của mình. Ông Thu Giang đã gặp những trường hợp về định mạng thật là khắt khe buộc tin là phải có định mạng. Nhưng ông cũng muốn nêu lên một điều này: là con người vẫn có tự do để thay đổi số mạng của mình, và chính là lá số Tử Vi cho biết như vậy (LTS).
Người Việt Nam nào cũng nghe đến “số Tử Vi”… Nhất là những nhà theo cái huyền học truyền thống Á Đông, không một ai là không để ý đến nó, dù tin hay là không tin. Các nhà cho phần đông lại tin tưởng nó một cách gần như tuyệt đối. Bởi vậy, lúc đứa trẻ sinh ra, họ ghi lại rất kỹ giờ, ngày, năm tháng để tự mình lấy một lá số cho đứa trẻ hầu biết rõ tương lai nó như thế nào.
Có thể nói hầu hết, ngay những người tự xem có đầu óc khoa học nhất và tin tưởng nơi quyền tuyệt đối tự do của cá nhân, phủ nhận thuyết định mạng, cũng ít nhiều băn khoăn, nếu không nói là hoang mang trước vấn đề TỰ DO hay ĐỊNH MẠNG, một vấn đề mà Triết Học đã tốn không biết bao nhiêu giây mực rồi, nhưng chưa ngã lẽ.
Tôi còn nhớ, thưở nhỏ, nghe chú tôi, một nhà Nho chính cống rất giỏi Tử Vi, cả những môn Nhâm Cầm độn giáp, thường nói với về tôi với cha tôi: “Thằng này là con chim biển”, số mạng nó là hoang đàng lãng mạn, không bao giờ chịu sống trong khuôn khổ nào cả, cho được lâu ngày… Anh bỏ nó vào lồng, là nó phá lồng mà bay mất. Nuôi nó, nó cắn. Nó rừng rú… nó thích sống tha hồ trên biển rộng trời cao. Vui thì nó ở, buồn nó đi. Cho nên đường công danh của nó không thể đoán được.
Cha tôi lo cho tôi lắm, chỉ sợ tôi “hoang đàng”… Mà thật, xét lại từ nhỏ đến lớn tôi không chịu ở trong một cái lồng nào cả, không chịu vào một hội đảng hay một tôn giáo nào cả. Tôi đã cố gắng để sống trong một khuôn sáo đã được bề trên đặt để, mà nào có được cho cam. Xét lại những lời tiên đoán của chú tôi, về đại cương hết sức đúng.
Tôi lại có một người bạn chí thân, cũng có cậy chú tôi xem thử. Ông nói: “Thằng này lại khác, nó là con vượn quý được nuôi trong chuồng vàng. Công danh sẽ cao lắm, nhưng dù sao nó cũng phải bị nhốt trong lồng. Con vượn này là con vượn áo mão”. Bạn tôi tức lắm, nhất định sửa lại số mình, nếu có. Nhưng, hôm nay đầu đã hai thứ tóc, bạn tôi đang là một công chức cao cấp ngày tháng ràng buộc trong cảnh sang giàu mà tâm hồn luôn luôn đau khổ vì nhớ đến núi sâu rừng thẳm. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau… bạn tôi nhìn tôi… và lắc đầu… không nói gì cả.
Tôi có người bạn chí thân khác, có tài xem số Tử Vi, có thể nói là như thần. Tôi không tiện nói tên anh bạn, vì anh đã yêu cầu không nên tiết lộ cho ai cả.
Tôi đã được sống bên anh, và đã chính mắt thấy tai nghe cái tài đoán số của anh.
Bấy giờ là khoảng tháng 4 dương lịch năm 1963. Chúng tôi cùng đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Tôi cũng quen thân một vị công chức ở đây cũng là một tay đoán số Tử Vi có căn bản lắm. Ông ấy có cho chúng tôi xem hai lá số của ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu do người nhà của họ Ngô cho biết, vì bà vợ ông này là con gái của một gia đình vọng tộc ở đất Thần Kinh, rất quen thuộc với cụ Ngô Đình Khả.
Vị công chức này nghe bạn tôi sành Tử Vi, muốn nhờ bạn tôi đoán thử tương lai của hai ông gộc này như thế nào, và cũng là một cách để học thêm phép đoán.
Bởi chỗ quen thân, nên bạn tôi đoán liền:
- Số của hai người này qua tháng 9 âm lịch năm này (tức là 1963) muộn lắm là qua tháng 10, sẽ chết hết, mà chết một cách hết sức thảm khốc: tử vu đao kiếm. Lạ nhất là hai ông này cùng chết một lượt.
Anh bạn tôi cắt nghĩa:
- Số người anh có Phá Quân thủ Mạng ở cung Ngọ, lại gặp Triệt, còn số người em thì Thiên Tướng thủ Mạng, cùng ở cung Ngọ, lại cũng gặp Triệt. Đó là số bất đắc kỳ tử. Hạn đã gặp Thiên Không và khoảng tháng 9, tháng 10, không sao thoát khỏi.
Lúc bấy giờ ở Sài Gòn đã xảy ra cuộc xuống đường của Phật Giáo rồi và ngay ở Đà Lạt cũng đã bắt đầu nhôn nhao về vụ bắt bớ các nhà sư. Bạn tôi bảo riêng tôi: Đã đến lúc họ Ngô hết thời, anh mau về Sài Gòn nhưng phòng tháng 7 bị liên can và bắt bớ. Tuy vậy, không sao. Rồi cũng tai qua nạn khỏi. Tháng 9 hết nạn.
Lúc ấy, anh chủ nhiệm tờ báo lại gởi thư thúc hối tôi về gấp để tổng kết cuộc thảo luận. Tôi ra về, ôm theo hai lá Tử Vi, dĩ nhiên là cất kín, để thử xem lời tiên đoán như thế nào.
Qua tháng 7, tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh thiết quân luật và cho tấn công vào chùa Xá Lợi, bắt tất cả các sư nhốt lại. Cách ít hôm sau, Tòa Soạn báo Tự Do bị niêm phong, anh em ký giả chúng tôi đều bị ruồng bắt hết… Nhớ lại đúng là tháng 7.
Bị giam ở An Ninh Quân Đội, tôi và các bạn được giam chung cùng một gian phòng. Không việc gì làm cho qua buổi “nhàn cư”, tôi bèn lấy các lá số của những người đang nắm quyền sinh sát chúng tôi ra xem và nghiên cứu lại cho tường tận theo lời chỉ dẫn của bạn tôi.
Không phải vì bị bắt, bị nhốt… mà đâm ra tâm trạng mong mỏi cho lời tiên đoán của ông bạn được thực hiện, để được giải phóng. Chúng tôi nghi ngờ, vì không làm sao tin là việc có thể xảy ra được. Lý do nào lại có việc chết cùng một lượt, mà lại cùng bị chết đâm chết chém.
Nhưng rồi tiếng súng ngày 1-11-63 đã bắt chúng tôi tin là có thật. Rồi qua ngày 2-11-63, nghe đài Phát Thanh loan tin rằng hai anh em họ quả đã “tử vu đao kiếm”.
Huống chi cung Giải Ách lại gặp đủ các sao Khôi, Việt, Kình, Đà và Thiên Hình. Số ông Ngô Đình Diệm cũng một thể: Khôi và Hình cùng ở một cung Giải Ách (Ông Diệm sanh năm Canh Tý, tháng 5, ngày 13 giờ Tý).
Sau khi hai ông Diệm và Nhu đã mất, một số nhà báo có nói đến số Tử Vi của 2 ông này và cho rằng 2 ông đã được các ông này báo trước. Tôi chẳng dám không tin, nhưng tôi tin nơi việc mà ông bạn tôi đã đoán về việc ấy, vì chính tôi đã mắt thấy tai nghe, và các bạn đồng số phận như tôi cũng đã có cơ hội chứng kiến lời tiên đoán ấy.
Cũng đã có nhiều cơ hội khác mà ông bạn lý số này đã làm cho tôi ngạc nhiên, và việc trên đây chỉ là một trường hợp đặc biệt thôi.
Có số mạng không?
Tôi xin tạm đặt lại vấn đề. Có, là sự dĩ nhiên rồi. Tuy vậy, mà KHÔNG. Tôi lại trở về vấn đề CÓ mà KHÔNG, KHÔNG mà CÓ của Đông Phương Triết Học. Ta cần phải xác nhận cái thuyết TIỀN NHÂN HẬU QUẢ của Phật Giáo, mà đừng chia thời gian ra làm 3, là Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai, mà phải quan niệm cả 3 là MỘT thì mới tạm giải quyết được vấn đề to tát này.
Câu: ”CÓ TRỜI MÀ CŨNG CÓ TA” của Nguyễn Du diễn được cái lý mà tôi đã nói trên. TRỜI đây đâu phải là số mạng mà có nghĩa là dường như do đâu đến. Mà thật sự, TRỜI đầy cũng chính là TA ở tiền thế. Theo Phật Giáo Duy Thức Học, thì TA ngày nay là TA của ngày trước đã kết tinh thành một mạng số. Ta ngày nay vừa là vật THỌ TẠO của ta ngày trước, và đồng thời cũng là Đấng Tạo Hóa của TA sau này (kiếp tới hay kiếp này).
Bởi vậy, tin “có số mạng” là sai, mà tin “không có số mạng” cũng sai. Người nào sành lý Nhân Duyên Quả Báo của nhà Phật Duy Thức Học mà nghiên cứu về số Tử Vi sẽ rất tinh. Trên lá số, ta thấy rõ ràng mọi định luật của Tạo Hóa. Toàn lý thuyết Nhân Duyên chi phối lý thuyết của khoa Tử Vi.
Cái mà ta gọi là Số Mạng thực sự chỉ là cái Nghiệp tự ta đã gây ra (Tự nghiệp), chứ không phải một quyền lực nào ngoài mình tạo ra cả. Và như vậy, cái gọi là số mạng không phải là tuyệt đối không thay đổi: tự mình tao ra, thì cũng tự mình hủy nó đi… nếu muốn, chứ không ai cứu được mình cả.
Sư rằng: Họa phúc đạo trờiCỗi nguồn cũng tại lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta,
Tu là cội phúc, tình là giây oan.
Chữ TRỜI đây là ám chỉ số mạng dường như của Trời kia sắp đặt. Số mạng đâu phải là vấn đề cố định, nhất là về “Tâm Pháp”. Gọi là “Tâm Pháp”, là nói về các Pháp mà nguyên nhân do tâm thức tạo nên, người Tây Phương gọi là destinée intérieure… Phần này, người ta có thể nhất định đổi ngay được, như các bậc đắc đạo, hoạt nhiên tỉnh ngộ, các sợi dây ràng buộc của nghiệp chướng bị tháo tung và tan vỡ cả. Đó là việc khó làm nhất, nhưng không phải là không thể làm. Còn các pháp đã kết tinh lâu đời, không dễ gì mà tiêu hủy được, cho nên khó bề tránh được trong một kiếp người thường nhân như chúng ta.
KHHB số 31- 20/12/1972
Xem đường vân trên trán có thể phán đoán quý tiện của con người. Hãy nghiên cứu xem trên trán bạn có những vân gì, vân tốt hay vân xấu.
Nếu người nào có trán vuông rộng lại đầy đặn, đồng thời xuất hiện đường vân tốt sẽ có tước vị cao quý và bổng lộc lớn.
Nếu trán nhọn hẹp lõm lại có thếm đường vân xấu thì mệnh người này tất bần tiện.
Trên trán có 3 đường vân cong, gọi là là “vân yển nguyệt” thì có thể được làm quan trong triều đình. Trên 3 đường vân cong này, nếu có một đường thẳng cắt ngang, gọi là “vân thiên trụ”, chủ về người này có thể được làm quan võ. Vân chữ “vương” thì chủ về công hầu. Vị trí bộ vị Thiên trung có một đường vân thẳng đứng nối thẳng đến Ấn đường, gọi là “vân huyền vân”, có thể được làm quan khanh lâm. Ấn đường có vân như hình đôi đũa, dài 3 tấc, gọi là “vân hạc túc” thì được làm quan thích sứ.
Nếu xuất hiện 3 đường vân bao quanh uốn lượn thì sẽ phải sớm để tang cha.
Trên trán có một đường vân cong nằm ngang, gọi là “vân xà hành”, chủ về tiễn người khác lên đường.
Vân chữ “tỉnh” , có thể được làm quan lang.
Vân chữ “xuyên” , sẽ có chuyện ưu buồn, vì chịu hình mà mất mạng.
Vân chữ “thập”, là mệnh phú quý, hưng thịnh.
Vân chữ “điển” , chủ về phú quý.
Vân chữ “sơn” , tuy là thị tòng nhưng lại được vinh quy.
Vân chữ “ất” , được làm quan tại kinh thành.
Vân chữ “thủy” , được hưởng vinh quý, hiển đạt.
Trên trán có nhiều vân hỗn loạn giao nhau chủ về gặp nhiều tai họa, khốn khổ vô cùng.
Phụ nữ trên trán có 3 đường vân ngang sẽ phương hại đến chồng con, lại là phận nghèo khổ đoản mệnh.
1 Hội Chùa Láng
Thời gian: tổ chức vào ngày 5 tới ngày 7 tháng 3 âm lịch (chính hội là ngày 7).
Địa điểm: phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.
Nội dung: xưa kia hội chùa Láng là một hội lớn và hấp dẫn nhất phía Tây thành Thăng Long. Trong phần lễ, ngày đầu mở hội là lễ rước bát hương Thánh lên chùa Nền, thăm lại nơi sinh ra Thánh. Ngày thứ 2 là lễ rước bát Hương Thánh tới chùa Tam Huyền thăm cha.
Đến ngày thứ 3 là lễ rước lớn và diễn tích lại cuôc đấu Thần (đấu với sư Đại Điên - chùa Duệ) tới chùa Hoa Lăng (cầu Giấy) thăm mẹ, rồi hoàn cung. Phần hội có trò đánh đu, đấu vật, đánh cờ, hát tuồng, hát chèo, hát thờ.
2. Hội Chùa Thầy
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 5 tới ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch. (ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội).
Địa điểm: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn pháp sư Từ Đạo Hạnh, ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Nội dung: Lễ hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo, với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Trong các ngày diễn ra lễ còn có rất nhiều trò chơi, đặc biệt du khách còn được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc. Có nhiều tích diễn trò chơi rối nước như: Thạch sanh, Tấm Cám hay cac sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.
Thời gian gần đây, chuyện chân dài cặp với đại gia hay những cô gái đào mỏ, đòi hỏi người yêu giàu có cung phụng xuất hiện tràn ngập khắp nơi. Tất nhiên, chuyện này đúng sai do quan điểm của từng người nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng các cô ấy cũng có bản lĩnh đấy chứ.
Trái ngược với không khí đông đúc, chen lấn trong những ngày đầu xuân ở hàng trăm ngôi đền chùa khắp cả nước, Chùa Bà Đanh địa phận thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vẫn hết sức vắng lặng, yên tĩnh.
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, qua cầu Hồng Phú đi khoảng 10 km, du khách sẽ nhìn thấy ngôi chùa thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy hiền hòa. Chùa Bà Đanh tên chữ là Bảo Sơn Tự cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng.
“Vắng như chùa bà Đanh” dường như là thương hiệu có một không hai, biến Bảo Sơn Tự (Kim Bảng, Hà Nam) trở thành điểm tham quan gây tò mò cho nhiều du khách. Từ bao đời nay, ngôi chùa này được thêu dệt với nhiều truyền thuyết lạ kỳ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh.
Lịch Sử: Theo truyền thuyết, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay.
Trước đây, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm hoang vu, xa khu dân cư, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện… Cây cối um tùm, nhiều thú dữ, không có nhà dân ở, do vậy cảnh chùa càng thêm thâm nghiêm, vắng vẻ, ít người qua lại, nên mới có câu “vắng như chùa Bà Đanh”.
Kiến Trúc: Chùa Bà Đanh mang những nét chung của các ngôi chùa dòng phật giáo đại thừa lại có nét riêng độc đáo. Điện thờ phong phú với các tượng phật, bồ tát, hộ pháp và các tượng của đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu… Nhà thờ tổ sư phái thiền tông. Phủ mẫu thờ các tượng tam hòa, tứ phủ. Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng dân gian là pháp phong trong “tứ pháp”. Ban đầu dân làng lập đền thờ pháp phong còn đơn sơ trong khu rừng đầu làng ven sông đáy. Đến năm Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1680) thì xây dựng ngôi chùa mới khang trang.
Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Đối diện với cổng, ở chính giữa về phải hai bên cách một đoạn tường ngắn là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cổng chính giữa mới được mở.
Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế, tượng Ngọc Hoàng và Thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.
Chùa Bà Đanh gồm nhiều hạng mục lớn nhỏ tạo thành quần thể kiến trúc liên hoàn với Tam Quan, ngôi chùa chính, tả vu, hữu vu, nhà tổ, phủ mẫu, nhà khách, nhà ni và các công trình phụ trợ ngoài khuôn viên chùa. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Pháp Phong, tượng phật, bồ tát, khánh đá, đại tự, câu đối, nhang án.
Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày mồng chín đến ngày mười một, tháng hai (âm lịch) hàng năm (9/02). Trong những ngày diễn ra lễ hội tại di tích diễn ra nhiều nghi thức tế lễ truyền thống. Đặc biệt, có lễ cầu an, rước kiệu, đồng thời còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Chọi Gà, Kéo Co, Bơi Thuyền Chải, Cờ Người…
Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.
► Tham khảo thêm: Giải mã những giấc mơ và điềm báo hung cát theo tâm linh |
CANH THÌN: BẠCH LẠP KIM
Trong tử vi Canh Thìn là con rồng cưỡi, tính cách hiền từ lương thiện, danh tiếng vang xa, ý chí kiên cường nhưng không ngoan cố, có tâm giúp đỡ người khác.
Bạch lạp Kim như miếng ngọc ở Côn Sơn, ánh sáng của nó giao thoa với ánh sáng nhật nguyệt, ngưng tụ khí âm dương, trong sáng thanh khiết, là ánh sáng chân chính của Kim.
Là Kim tụ khí, không cần dùng Hỏa chế cũng tự thành khí. Hỏa vượng trái lại làm tổn thương đến nó, tối kỵ Giáp Thìn, Ât Tỵ Phúc đăng Hỏa, mệnh chủ vô cùng xấu.
Cũng không khắc các loại Mộc.
Trong tử vi Canh Thìn Bạch lạp Kim có đức tính cương trực, trầm tĩnh, thông minh. Sinh vào mùa xuân hạ, một đời phúc họa khó lường; sinh vào mùa thu đông, thanh tú thông minh. Nếu ngũ trụ phối hợp tốt, mệnh chủ văn võ song toàn. Nếu mang sát thì tốt nhất theo nghiệp quyền thuật.
Kim này nếu gặp Bính Dần, Đinh Mão Lư trung Hỏa mà không có Thủy tương trợ chủ về không bần cùng cũng yểu mệnh, ưa Bính Thân, Đinh Dậu Sơn hạ Hỏa, chủ tuổi trẻ chí lớn, cũng cận Giáp Thân, Ất Dậu Tỉnh tuyền Thủy, hoặc Giáp Dần, Ất Mão Đại khê Thủy đến tương trợ.
Canh quan tại Đinh, Đinh lộc tại Ngọ, ưa gặp Canh Ngọ, Canh thực Nhâm, cũng ưa Nhâm Ngọ.
Không ưa Giáp Tý, Ất Sửu Hải trung Kim; Giáp Ngọ, Ât Mùi Sa trung Kim, phạm phải chủ về cả đời sống lặng lẽ giống như cây cỏ.
Nhật trụ và thời trụ gặp Hỏa chủ về vinh hoa.
Gặp năm Thìn, Tuất, trong nhà không yên. Nếu bản thân không bị thương hại cũng chủ tổn thương người trong nhà.
Địa chi của các trụ khác có Thìn, phạm hình, làm việc không đến nơi đên chốn, cô chấp bảo thủ, suy nghĩ nông cạn, lại chủ về vợ chồng duyên bạc. Nêu như tọa thòi chi, nên hiến thân cho tôn giáo.
Nhật chi có Tỵ, phạm Kiếp sát. Bạn đời mất trước.
-Không thể kinh doanh. Nếu như kinh doanh chỉ có thể buôn bán nhỏ.
-Không thể đứng tên để mua bất động sản.
-Trung niên phá bại.
Canh Thìn Không vong tại Thân, Dậu, Địa chi của các trụ khác không thể gặp Thân, Dậu. Nếu như thai chi có Thân, Dậu chủ về người ngu muội, cả đời phiêu dạt, tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
Bạn đời không nên chọn người sinh năm Bính, Đinh. Nên tìm người sinh năm Giáp, Ất.
Canh lộc tại Thân, Địa chi của các trụ khác có Tỵ, Dần, chủ về cả đời thiếu thốn. Canh mã tại Dần, nếu như có Tỵ, Thân, mã bị hình bị xung, chủ về cả đời bôn ba vất vả, cũng chủ về bỏ mạng nơi đất khách.
Trong tử vi Canh quý tại Ngọ, Địa chi của các trụ khác ưa Ngọ, lại gặp năm Ngọ, hoặc đại, tiểu hạn đi đến Ngọ, chủ cát tường như ý. Lại bởi vì Canh lấy Tân làm quan, Đinh lộc tại Ngọ, cho nên gặp Thái tuế năm Ngọ, hoặc tiểu, đại hạn đi đến cung Ngọ, tốt càng thêm tốt.