Đinh Mão mệnh gì –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
Quan sát với con mắt tươi sáng nhất về những gì bạn có xung quanh khu vực làm việc của bạn. Hãy chọn cho mình những hình ảnh mang tính thực tế, hướng về tương lai và có khả năng truyền cảm hứng để bạn chăm chỉ, phấn đấu hơn trong công việc. Loại bỏ hết những vật trang trí rườm rà và thay bằng những bức ảnh đầy mục tiêu của chính bạn như nơi nào đó bạn muốn đến, ai đó bạn ngưỡng mộ và luôn mơ ước đạt được thành công như vậy. Đó là mẹo nhỏ để thay đổi nguồn năng lượng bên trong bạn và nơi làm việc của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Bàn làm việc nên sạch sẽ và ngăn nắp |
Bạn có thói quen chất đống mọi loại giấy tờ dù cũ, dù mới trên bàn làm việc? Có một lưu ý bạn cần phải nhớ, đó là bạn phải phân loại giấy tờ trên bàn làm việc của mình thật thường xuyên. Không nên để những giấy tờ, thư từ đã quá hạn, những giao dịch không còn hiệu lực bởi chúng tượng trưng cho nguồn năng lượng tiêu cực. Nói cách khác, nguồn năng lượng “chết” bủa vây lấy bạn hàng ngày sẽ làm ảnh hưởng tới công việc và sự nghiệp của bạn. Nếu không thể vứt bỏ các giấy tờ quá hạn, hãy cất chúng ở một nơi khác.
Văn phòng là nơi để làm việc, nhớ kỹ điều này sẽ giúp bạn có cảm hứng làm việc và đạt được sự tập trung cần thiết trong công việc. Chỉ dành một chỗ rất nhỏ cho những bức ảnh cá nhân hoặc gia đình, không nên để chúng xuất hiện khắp nơi xung quanh chỗ bạn làm việc, vì chúng chính là nguyên nhân chính khiến bạn phân tâm.
Không bao giờ làm việc trong tư thế lưng của bạn đối diện cửa ra vào hoặc một căn phòng khác. Nếu bạn không thể thay đổi chỗ ngồi, hãy đặt một chiếc gương gần khu vực làm việc và bạn có thể nhìn thấy ai đang tiến tới hoặc làm gì phía sau lưng.
Theo Eva.vn
1. Hội Đền Voi Phục
Thời gian: Tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày 11 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đại vương Linh Lang - thần trấn phương tây (con vua Lý Thánh Tông).
Nội dung: Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, trấn dữ phía Tây. Bên ngoài cửa đền có đặt hai con voi quỳ phục có tên gọi là đền Voi Phục.
Hội đền Voi Phục cứ 5 năm mới tổ chức một lần. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng đội sênh tiền rất nhộn nhịp. Đoàn rước đi đến đâu thì tù và chiêng trống theo sau tới đó. Bên dưới hồ là thuyền rồng đang múa lượn. Ngoài ra trong ba ngày hội còn diễn ra các sinh hoạt văn hóa như: ngâm thơ, triển lãm tranh thơ chữ Hán (thư pháp), hát quan họ, cờ.
2. Hội Đình Bái Ân
Thời gian: tổ chức từ ngày 9 tới ngày 10 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: Đình làng Bái Ân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công đức của ba vị thành hoàng làng là: Chiêu Ứng Vũ Đại Vương Uy Linh Phúc Thần, Chiêu Điều Đại Vương và Thuận Chính Công Chúa.
Nội dung: Mở đầu lễ hội, các vị có uy tín với làng vào đình làm lễ với các vị thành hoàng và cầu xin các vị phù hộ cho dân làng đều bình yên và mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Thanh niên tiến hành rước kiệu tham gia hát dân gian, đánh cờ.
3. Hội Thờ Thủy Thần
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch (chính hội là ngày 10 tháng 2).
Địa điểm: thôn Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vị thần Bảo Ninh (tức Thủy Thần).
Nội dung: hoạt động chính của hội thờ Thủy Thần ở thôn Linh Đàm là người dân cúng cỗ cá (lưu ý cá ở đây không phải bỏ đầu), sau đó là các hoạt động văn hóa khác như: chơi cờ người, bắt vịt, bơi thuyền.
4.Hội Cổ Nhuế
Thời gian: tổ chức vào ngày 9 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm ghi nhớ công ơn của Đông Chinh vương (con thứ 5 của vua Lê Thái Tổ), là người có công lớn đánh giặc Minh, vợ Đông Chinh là Tạ Minh Hiền công chúa.
Nội dung: Hội Cổ Nhuế thường có rước kiệu, lệ yết cáo thần. Riêng phần hội có chơi cờ bỏi, chơi cờ người, hát đối, chọi gà.
5.Hội Đình Yên Phụ
Tổ chức: từ ngày 9 tới ngày 10 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ba vị thành hoàng làng là: Uy Linh Lang, Vương Duy, Vương Ba (hoàng tử con vua Trần Thánh Tông).
Nội dung: Đình Yên Phụ tọa lạc trên một bán đảo nhô ra Hồ Tây thuộc làng Yên Phụ. Ngay từ sáng sơm ngày 9 tháng 2 dân làng đã di chuyển ra giữa Hồ Tây để lấy nước sạch về tắm tượng (lễ Mộc Dục) Chính hội là ngày 10 tháng 2 có tế bò thui. Các nghi thức trong lễ hoàn cung có: cờ bát bửu, long đình, bát âm tài tử, kiệu bát cống rước mẫu, múa tứ linh cầu phúc. Thú vị nhất trong phần hội là nội dung bơi chải xuất phát từ sau đình ra chùa Trấn Quốc rồi quay về đình.
► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi của bản thân chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Mắt xếch
Phụ nữ mắt xếch là người giàu tình cảm, dễ bị kích động. Những người này tương đối thích hợp làm diễn viên vì họ vào các cảnh diễn tình cảm rất tự nhiên. Họ gợi cảm và dễ đạt được khoái cảm khi “yêu”. Kiểu phụ nữ này biết cách mang lại sự vui vẻ cho người đàn ông với cuộc sống êm ả, tình yêu lâu bền.Đàn ông đuôi mắt xếch là một nam tử hán. Đàn ông có đuôi mắt xếch tốt nhất là nên kết hôn với phụ nữ có đuôi mắt xệ, như vậy có thể bổ sung khiếm khuyết cho nhau, tạo nên gia đình hạnh phúc, đồng thời vận khí của 2 vợ chồng cũng tốt hơn.
Nếu vợ chồng đều mắt xếch thì cuộc sống hôn nhân khó được yên ấm, có thể xảy ra bất hòa. Căn nguyên của vấn đề là cả 2 người đều tính tình cứng cỏi, thích chỉ huy người khác, không ai chịu nhún nhường.
► Tra cứu: Lịch âm 2016, Lịch vạn niên 2016 chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, có những cặp vợ chồng thu nhập rất thấp nhưng cuộc sống vẫn no đủ, lại có những cặp thu nhập rất khá nhưng tháng nào cũng thiếu trước hụt sau. Trong vấn đề này, thường thì người vợ chính là “tay hòm chìa khóa”. Chỉ cần nhìn vào đôi bàn tay, người ta cũng có thể đoán ra người phụ nữ ấy có khéo léo trong việc thu chi hay không?
Ảnh minh họa |
Trên phương diện tâm lí và môi trường mà nói, hướng cửa của cửa hàng nên tránh đối diện với các công trình kiến trúc mà trong phong thủy gọi là không cát tường.
Những công trình kiến trúc mà phong thủy cho là không cát tường, chủ yếu là những công trình kiến trúc khiến cho tâm lí con người cảm thấy không thoải mái như ống khói, nhà vệ sinh, chuồng trâu, chuồng ngựa, nhà tang lễ, bệnh viện… Những kiến trúc này, hoặc là khói đen cuồn cuộn, hoặc là hôi thối đến ngạt thở, hoặc là kêu khóc thảm thiết, hoặc là rên rỉ bệnh tật. Do kiến trúc không cát tường mang đến khí lưu như vậy nên trong phong thủy gọi là hung khí.
Nếu như mở cửa của cửa hàng hướng vào những công trình kiến trúc không cát tường đó, thì những hung khí sẽ cuồn cuộn theo nhau mà đến. Kinh doanh những hàng hoá tạp phẩm thì còn có thể được, còn nếu như kinh doanh những hàng ăn uống hoặc nhà nghỉ, khách sạn thì chắc chắn thực khách đến ít, là khách cũng thưa thớt, vì không ai muốn tốn tiền tại nơi đây xú khí, đầy tiếng kêu khóc ai oán đó. Hơn nữa đối với những người kinh doanh mà nói thì trong những môi trường như vậy cùng sẽ dẫn đến tinh thần không hào hứng, lòng dạ không thoải mái, nghiêm trọng hơn có người còn bị nhiễm bệnh mà thành tật, thương bại nhân vong.
Đương nhiên, khi lựa chọn địa chỉ cửa hàng nên tránh khai nghiệp ở những khu vực có công trình kiến trúc không cát tường, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà phải đặt cửa hàng ở khu vực có vật không cát tường, thì khi mở cửa phải nhất định tránh mở hướng vào những vật không may mắn này, lựa chọn hướng mở cửa thượng thừa của khí, đặt ở sau cửa lớn một tấm bình phong có tác dụng như một bức tường để ngăn chặn bớt sát khí.
Phong thủy nhấn mạnh đến dương trạch, tránh mở hướng vào các vật không may mắn. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa nhấn mạnh đến công việc và cuộc sống của con người cần thiết có một không khí trong lành, môi trường tốt đẹp. Trong môi trường hoàn cảnh tốt đẹp, tinh thần của con người thoải mối, phát huy được trí lực tốt nhất, tự nhiên con người làm việc sẽ thành công.
Thời gian: tổ chức vào ngày 13 tới ngày 15 tháng 9 âm lịch.
Địa điểm: xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức Phật, thiền Sư Không Lộ - là người rất giỏi Phật Pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý.
Nội dung: Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống. Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại toà Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật , đó là điệu múa cổ còn gọi là "múa ếch vồ".
Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.
Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.
Thời gian: tổ chức từ ngày 13 tới ngày 16 tháng 9 âm lịch.
Địa điểm: thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Thiền Sư, pháp sư Nguyễn Minh Không, tổ sư nghề đúc đồng.
Nội dung: hằng năm từ ngày 13-16/09 (âm lịch) lễ hội chùa Cổ Lễ được khai hội, thu hút hàng vạn du khách thập phương tới lễ và tham gia hội tại đây, trong phần lễ có rất nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền như rước Phật, múa rối chầu Thánh tổ… , phần hội có nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ tướng, tổ tôm điếm,cờ người, leo cầu ngô, bơi,thi đấu các môn thể thao. Điều đặc biệt là cuộc thi bơi chải truyền thống làng Cổ Lễ của 5 cửa họ : Dương Nhất, Dương Nhì, Lê, Phan, Nguyễn. 5 cửa họ này có 4 chải, trong mỗi ngày, mỗi cửa họ sẽ bốc thăm chọn 1 chải và bắt đầu thi đấu trên dòng sông chạy dọc địa phận cổ lễ, và quay vòng 4 lượt với tổng chiều dài xấp xỉ 8km. Sau 4 ngày tranh tài sẽ chọn ra cửa họ về nhất hội. Trong các ngày thi đấu bơi chải dọc hai bên bờ sông kéo dài gần 2km tập chung rất đông các Phật tử cũng như người dân tham gia. Có thể nói đây cũng là phần hội thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia nhất và tạo nên nét đặc trưng của phần hội hằng năm của chùa Cổ Lễ.
Thời gian: tổ chức từ ngày 13 tới ngày 15 tháng 9 âm lịch.
Địa điểm: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân trường, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức Phật và thiền sư Không Lộ - là người giỏi chữa bệnh và giỏi thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò tá vua giúp nước.
Nội dung: Hàng năm, tại chùa có hai lần mở hội. Đó là Hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội tháng 9 mở vào ngày 13,14,15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ.
Hội xuân gồm các trò chơi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm và các hình thức văn nghệ dân gian khác. Hội tháng chín được tổ chức trọng thể, ngoài những nghi thức lễ tiết mang tính tôn giáo, hội tháng chín còn là nơi hội tụ của những sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, vào ngày hội nhân dân không những trong vùng mà cả trong Nam ngoài Bắc đều nô nức kéo nhau về tụ hội: Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm. Đặt biệt là ở đây thường tổ chức từ ngày 10 tháng 9 đến hết hội.
Hình ảnh các chàng trai đóng khố, mặc áo nẹp ngắn, không tay, đầu chít khăn đồng màu khoẻ mạnh, trên hàng chục chiếc chải lao vun vút, giữa dòng sông trong tiếng dồn dập, tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người, đã ghi in trong tâm hồn những người dự hội Keo.
Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá. Sau những lễ nghi trang trọng, tiết mục chèo tải được mọi người đón nhận nồng nhiệt nhất.
Độc đáo nhất trong lễ hội là môn đua thuyền trải: có 15 xóm trong làng tham gia đua thuyền hay gọi là bơi trải, có tất cả 10 người trên thuyền trong đó có 1 người lái thuyền. Bơi trải ở Chùa Keo Hành Thiện Nam Định khác với các nơi khác, họ không ngồi bơi mà 10 người đểu đứng để chèo. Bắt đầu xuất ở trong sông con là sông làng khoảng 5-6km rồi bắt đầu ra đến sông Ninh Cơ nhánh của sông Hồng, bơi 3.5 Vòng sông rồi quay về bắt Têu trong sông con nếu đội nào về đầu thì sẽ dành giải nhất. Trung bình mỗi cuộc thi bơi trải diễn ra từ 3.5 - 4 h đồng hồ). Đây là môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta.
Phòng của gia chủ được xem như trái tim trong cơ thể con người. Nó rất được chú ý mọi thứ:
– Vị trí đặt phòng
– Cửa phòng
– Hướng phòng
– Cách bài trí
– Giường ngủ.
Mọi thứ phải thể hiện sự hoàn hảo về phong thủy và tính thuận tiện quán xuyến toàn gia cư và an toàn.
1. Vị trí bố trí phòng gia chủ trong ngôi nhà cần
– Nơi đất tốt lành trong cả thửa đất; nơi đang hiện hữu “điểm bóng của trường khí tuế vận” (của nhà một tầng).
– Nơi trung tâm có thể bao quát được toàn bộ ngôi nhà nếu là nhà nhiều tầng.
– Nơi có tính an toàn cao kể cả nhà một tầng hay nhà có nhiều tầng.
2. Cửa phòng của chủ nhà cần đặt được ý nghĩa phong thủy cát tường
– Kích thước lỗ ban ở cung phúc thọ hay sức khỏe.
– Hình dạng cánh cửa có cạnh góc; không có dạng vòng cung; mở một cửa với một cách duy nhất.
Cửa vòng cung là dáng động không phù hợp với yêu cầu yên tĩnh của nơi nghỉ ngơi và ngủ của chủ nhân, là nơi đế lấy lại sức lực và suy nghĩ đến mọi việc của gia đình.
Cánh cửa mớ thuận chiều về phía tay phải, có một khóa chắc chắn, không dùng một cửa hai khóa.
Cửa được làm bằng vật liệu bền chắc; không làm cửa kính để đảm bảo an toàn và kín đáo.
3. Cửa sổ không mở thẳng với cửa phòng đế tránh buột khí, hoặc mở đối diện hướng khí để phản khí vào phòng.
– Ngoài cửa sổ không có cây to che chắn.
– Cửa sổ có thể mở cùng hướng khí để nạp sinh khi vào phòng khi phải đóng cửa ra vào.
– Cửa sổ có thể làm cửa kính có song sắt chắc chắn.
– Nếu trước cửa sổ có cây to (bất khả kháng) có thể treo ở cửa sổ một tua băng bằng vải đỏ.
4. Hướng phòng theo hướng chủ đạo của ngôi nhà
– Hướng phòng có thể trùng hướng mở cứa phòng hay nhìn ra ban công theo hướng khí của chủ gia đình.
– Hướng phòng cần được tôn trọng. Vì vậy không được có tường bị kín hướng này. Tránh mở thẳng với cửa buồng vệ sinh, phòng tắm.
5. Màu sắc tường phòng, sàn phòng và cửa phòng.
Màu sắc đóng góp vào sự yên tĩnh của người ở trong phòng. Vì vậy, màu sắc trần phòng trắng, tường bao quanh màu mơ chín nhạt hay xanh lơ nhạt hồng tránh các màu tối.
Nền phòng lát gạch, gỗ hay thâm có màu cà phê, mầu gỗ tự nhiên sẽ tạo sự ấm áp, vững chãi, tránh màu trắng, đỏ chói, đen, xanh.
6. Giường ngủ cần tuân thủ phép an toàn phong thúy cát tường:
– Giường kê chéo góc với cửa ra vào phòng.
– Giường không kê dưới xà, dầm để tránh sự hình bóng đè người.
– Giường kê cách tường các phía ít nhất 25 cm. Trừ phía đầu giường đế tránh “lỗ không”. Mục đích tạo thuận lợi cho sinh khí vận hành quanh giường ngủ.
– Giường không nên làm bằng kim khí sử dụng lâu dài. Giường kim khí thuộc khí âm, trong khi người nằm ngủ cần ấm áp của khí dương.
– Giường cần chắc chắn vững vàng, không phát ra âm thanh khi nằm, để tĩnh, để đảm bảo an toàn cho tính mạng.
– Giường có màu sắc ấm, tránh màu lạnh, buồn.
► Bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh để biết hai bạn có hợp nhau không |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
ấm áp, tràn đầy niềm hân hoan trong ngày cưới, tạo sự khởi đầu tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân.
Giường tân hôn: Bên trái giường ngủ trong phòng tân hôn là hướng Thanh Long, nếu kê giường ở sát tường hoặc gần tường ngụ ý dễ sinh con trai. Bên phải giường ngủ là hướng Bạch Hổ, không được kê đồ quá chật chội, nếu không dễ khiến vợ chồng mâu thuẫn, bất hòa.
- Không đặt thiết bị âm thanh bên phải giường ngủ để tránh chuyện hiểu lầm, cãi cọ lẫn nhau.
- Không đặt ti vi trước giường cưới, để tránh bị suy nhược thần kinh.
- Không nên treo ảnh cưới quá lớn trên đầu giường cưới, để tránh cảm giác bị vật nặng đè lên phần đầu…
Khăn trải giường: Nên chọn loại khăn có chất liệu bằng cotton mềm mại, thoải mái, hút ẩm tốt. Hiện nay có nhiều chủng loại, màu sắc, hoa văn cũng rất đẹp mắt, nên có thể tha hồ lựa chọn sao cho phù hợp với kiểu dáng và kích thước giường ngủ là được.
Điều cần chú ý là chọn mua loại khăn sao cho phù hợp với những đồ nội thất khác trong phòng: rèm cửa sổ, khăn trải bàn, màn và những vật dụng khác để tạo sự hài hòa và xinh xắn.
Chăn: Nên chọn vỏ chăn làm bằng tơ lụa là tốt nhất vì mềm mại, đẹp và sang trọng, có thể chọn loại có hoa văn được thêu, in hoặc dệt lên chăn, với những hình hoa văn mang ý nghĩa tốt đẹp như: nhị long vờn ngọc, hỉ tước đăng mai, đôi chim long phụng cùng nhìn về phía mặt trời… Lõi chăn chọn loại có đặc tính hút ẩm tốt, làm bằng vải sợi bông là lựa chọn hàng đầu.
Gối: Về chất liệu tốt nhất vẫn nên chọn vải cotton. Màu sắc kiểu dáng cũng có thể chọn theo sở thích và căn cứ vào sự hài hòa với các đồ khác trong phòng để chọn mua loại gối phù hợp nhất. Gối thường có bộ đôi, còn có gối liền, mua gối cho phòng tân hôn tốt nhất nên chọn gối liền vì nó ngụ ý hai vợ chồng sẽ mãi mãi bên nhau.
Nến: Khi trang trí phòng cho cặp uyên ương, một vài ngọn nến sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ. Chọn loại nến cốc hình bông hồng sẽ khiến căn phòng đẹp hơn, lung linh hơn và đặt chúng trước giường ngủ sẽ đem đến cảm giác dịu dàng, đầy bí ẩn, làm cho căn phòng mang một vẻ đẹp hết sức tinh tế, giúp cảm xúc được thăng hoa.
Hoa: Phòng ngủ của cô dâu chú rể có thể trang trí bằng một lọ hoa bách hợp. Hoa bách hợp có hình dáng và màu sắc đẹp, sang trọng, tên của nó còn mang một ý nghĩa rất hay, đó là lời chúc phúc cho hai vợ chồng luôn yêu thương nhau, trăm năm hạnh phúc.
Đồ trang trí khác: Đặt viên pha lê hình con giáp trên tủ ở đầu giường có tác dụng giúp cho tình cảm vợ chồng luôn hòa thuận, nhưng không được chọn hai con giáp tương khắc nhau.
Nến, đèn và ảnh của đôi tình nhân trong phòng tân hôn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng thắm thiết, gắn bó, bền chặt. Có thể trang trí thêm một vài đồ vật nhỏ trên giường cũng giúp tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên, giúp cho căn phòng tràn đầy sức sống, như: gối ôm có màu trang nhã, một chú cún nhồi bông…
Về màu sắc: Không nên dùng màu hồng để sơn tường, cũng không nên chọn đồ gia dụng hoặc rèm cửa màu hồng, vì màu hồng dễ gây chứng suy nhược thần kinh, khiến tinh thần dễ bị kích động, hoảng loạn, dễ sinh cáu gắt. Đồng thời cũng phải tránh dùng những gam màu tối, đỏ sẫm, đen xám sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của cô dâu và chú rể trong đêm tân hôn, khiến họ cảm thấy bị ức chế.
Nền nhà không nên chọn màu tối sẫm, không bài trí nhiều đồ vật có màu đen, phòng ngủ nhiều màu đen có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng của chủ nhân, làm suy yếu vận thế và suy giảm tài vận.
(Theo Megafun)
Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên gọi khác là “Đồng Đăng linh tự”. Đồng Đăng không chỉ nổi tiếng bởi phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, nơi đây còn thu hút du khách bởi đền Mẫu, một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên đỉnh núi. Đền Mẫu Đồng Đăng tọa lạc ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Có câu ca dao, chắc hẳn ai cũng đôi lần nghe nhắc đến như một nét đặc trưng gì đó về xứ Lạng. Đấy cũng là nét văn hóa đáng tự hào của người dân Lạng Sơn.
“Đồng Đăng có phố Kì lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”
Câu ca dao da diết trong lòng bất cứ du khách nào đã từng đôi lần đặt chân đến Lạng Sơn. Đền Mẫu Đồng Đăng là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là nơi nhân dân các dân tộc trong tỉnh, du khách tới đây nguyện cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Xưa kia, nơi đây là một ngôi chùa. Đồng Đăng linh tự gồm có 5 gian thờ:
Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền câu chuyện gặp gỡ cảm động giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong “Tứ bất tử” trong văn hóa tâm linh của người Việt) và Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.
Tương truyền, Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, tên là Quỳnh Hoa. Do có duyên nợ với trần gian nên bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là công chúa Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần. Ngoài việc hiển linh giúp đỡ nhân dân, bà còn hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng và đã nhiều lần gặp gỡ, họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan, trong đó có lần hai người gặp nhau tại Đồng Đăng linh tự.
Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào mồng 10 tháng giêng hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng. Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.
Vào ngày chính hội, hàng chục nghìn du khách từ khắp nơi cùng đến đây để dự lễ, tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống, nhiều du khách trong nước nhân dịp này đã kết hợp tham gia các tuor du lịch quốc tế.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời nào đền Mẫu Đồng Đăng cũng được nhân dân góp công, góp của tôn tạo. Đến nay, ngôi đền đã mang diện mạo khác hẳn, tường bao hoa văn đẹp mắt; cây cối xanh rì tỏa mát cả sân đền, ghế đá, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học. Du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh không phải bận tâm, bực mình vì gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác.
Thấp thoáng phía sau Tam bảo, một tòa tháp tráng lệ đang được hoàn thiện, như một minh chứng cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất miền biên ải. Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn là một điểm dừng chân trong tuor du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân Thanh và chợ Đông Kinh…
Di tích đền Mẫu Đồng Đăng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng đặc sắc đã thực sự trở thành một điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh nơi cửa ngõ phía Bắc nước ta mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Xứ Lạng.
Trong Nguyệt Ba động trung ký viết: Đầu là chủ của ngũ tạng, là bá chủ của các bộ vị trên cơ thể, bốn phương tám hướng đều phải đoan chính. Tai trái là hướng Đông, tai phải là hướng Tây, mũi là hướng Nam, Xương ngọc chẩm là hướng Bắc. Gò má trái là hướng Đông Nam, gò má phải là hướng Tây Nam. Các hướng phải đoan chính, tiếp đến lại quan sát tới xương đầu.
Đầu không có xương khác loại thì khó có thế đoán biết được tướng quý. Gọi là 9 kiểu xương: Một là xương gò má, hai là xương dịch mã, ba là xương tướng quân, bốn là xương nhật giác, năm là xương nguyệt giác, sáu là xương long cung, bảy là xương phục tê, tám là xương cự ngao, chín là xương long giác.
Đông nhạc, Tây nhạc nhô cao tạo thành xương gò má. Xương gò má nhô cao nối liền với Thiên thương tạo thành xương dịch mã. Nối tiếp với tai đó là xương tướng quân. Gờ mi trái nhô lên là xương nhật giác. Gò mi phải nhô lên là xương nguyệt giác. Vòm mắt nhô lên là xương long cung. Trên mũi có một xương nhô lên kéo dài tới sau đầu gọi là xương phục tê. Sau tai có một đoạn xương vòng ra phía sau đầu nhô lên là xương cự ngao. Xương hai bên lông mày nhô lên là xương long giác, cũng còn có tên gọi là xương phụ. Có 9 kiểu xương trên đây đều thuộc tướng cách của người làm quan hàng tam phẩm.
Bạch Vân Tử nói: Trán nhọn như dao, đầu vú nhỏ, đàn ông thì là nô bộc, phụ nữ thì sẽ là người lưu lạc phong trần.
Trong Thời hậu ca lại viết: Bộ vị Biên địa lệch không cao, rộng không được một ngón tay đặt vào, người như vậy cả đời không được vinh hoa phú quý.
Tống Tề Khưu nói: Nếu Ấn đường của trán đi lên tới Thiên đình mà có xương gồ lên, người như vậy phát đạt từ nhỏ, hơn nữa còn có được vinh hoa phú quý.
Bộ vị Biên địa và Sơn lâm đều phải đầy đặn, nếu lõm xuống là tướng bần tiện.
Khi Quách Lâm Tông xem tướng người, cho rằng có Tứ học đường:
Một là Quan học đường, mắt là Quan học đường, mắt dài lại thanh tú là quan hiển quý.
Hai là Lộc học đường, trán là Lộc học đường, người có trán rộng mà đầy đặn nhô cao, chủ phú quý.
Ba là Nội học đường, 2 hàm răng thẳng mà khít, cho thấy người này trung thực tín nghĩa; nếu 2 hàm răng thưa, nhỏ nhọn, cho thấy người này cuồng vong tự đại.
Bốn là Ngoại học đường, nằm ở trước cửa tai, nếu đầy đặn, sáng bóng cho thấy tài văn chương xuất chúng lưu danh bốn bể; nếu xám đen như bụi cho thấy là kém cỏi.
Trong Tam phụ tân thư viết: Trên trán có sắc tối mờ mịt, quanh năm gặp nạn, khốn đốn. Khóe mắt có màu xanh đen, người quân tử sẽ bị phá sản, kẻ tiểu nhân sẽ bị hình trượng.
Trên bộ vị Bác sỹ thường xuất hiện sắc đỏ, tím, vàng. Phụ nữ mang thai ở bộ vị này nếu xuất hiện màu xanh đen cũng sẽ bị tai ương.
Mắt mũi cùng đỏ mưu sự khó thành. Đồng thời cũng phải cẩn thận khi cưỡi ngựa, đề phòng tai nạn về chân tay.
Bộ vị Lực sỹ phải nhô lên, 2 gò má có sắc xanh đen, đàn ông có nạn quan trường, phụ nữ hiếm muộn đường con cái.
Khóe miệng có khí đen như khói như sương, mắt, tai, miệng, mũi, Nhân trung, Ngũ quan không tề chỉnh phần đa đều có tai ương.
Bộ vị Tang môn dưới mắt, trắng như bột, không những sẽ có chuyện buồn đau khóc lóc mà còn báo hiệu tương lai sẽ bị khốn đốn mà khắc khổ.
Ấn đường hiển hiện màu đỏ vàng, cả năm cát tường, nếu không phải là thay triều đổi đại còn có thể triều kiến quân vương.
Hai bên Dịch mã trái phải xuất hiện sắc đỏ tía thông lên Thiên thương là điềm báo sẽ có chuyện vui.
Màu sắc hai bên cánh mũi thanh khiết cho thấy không có tai họa, thân tâm an lạc.
Những thông tin cơ bản về gia chủ tuổi Tỵ
Năm Tỵ thuộc hành hoả là các năm: 1917, 1929, 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001…là con giáp thứ 6 trong vòng tử vi. Giờ Tỵ vào khoảng 9 -11h sáng, người sinh trong khoảng giờ này được xem là sinh vào giờ Tỵ. Hướng la bàn của Tỵ là ở giữa 127,5 và 157,5 độ, thuộc hướng Nam Đông Nam. Khu vực Tỵ chiếm 1 góc 30 độ, được xem là rất may mắn cho người tuổi Tỵ.
Bạn nên kiểm tra lại năm sinh theo âm lịch của mình cho chính xác trước khi áp dụng các giải pháp phong thủy. Bởi nếu sinh tháng 1 dương lịch, có thể bạn sẽ thuộc tuổi Thìn, không phải tuổi Tỵ.
Những vật phẩm trang trí hợp phong thủy cho gia chủ tuổi Tỵ
Để cung cấp năng lượng cho vận may chủ về tình yêu và các mối quan hệ của người tuổi Tỵ, có nhiều biểu tượng mà người tuổi Tỵ có thể áp dụng, chẳng hạn như:
– Kích hoạt năng lượng khu vực may mắn của bạn bằng các vật thể thuộc hành Hỏa, vì Hỏa là hành tố cơ bản của Tỵ.
– Bạn hãy trưng bày hình ảnh con rắn màu đỏ – tốt nhất là rắn làm bằng gỗ, vì Mộc sinh Hỏa. Đặt hình ảnh vật phẩm con rắn trang trí ở khu vực Tỵ trong nhà ( khu vực này được tính trong 1 góc 15 độ, của 45 độ hướng Đông-nam theo hướng la bàn) . Tính theo Đại Thái Cực, tuy nhiên rất khó, vì bạn sẽ gặp phải chỗ sẽ không như ý như nhà bếp, phòng vệ sinh, kho v.v… Vì vậy cách tốt nhất là đứng giữa trung tâm phòng khách hay phòng ngủ, để chọn 15 độ cung Tỵ, từ 142,5 đến 157,5 độ. 15 độ cung Tỵ nằm ở trong 45 độ của hướng Đông-Nam để đặt vật phẩm là con Rắn.
– Tuổi Tỵ còn có 2 khu vực khác rất tốt, đó là khu vực Dậu và Sửu. Hướng của Dậu là Tây và hướng của Sửu là Bắc Đông Bắc.
– 15 độ cung Sửu từ 22,5 độ đến 37,5 độ (nằm ở trong 45 độ của hướng Đông – Bắc) tại đây bạn hãy đặt vật phẩm là con Trâu.
– 15 độ cung Dậu từ 262,5 độ đến 277,5 độ, (nằm ở trong 45 độ của hướng Tây) tại đây, bạn hãy đặt vật phẩm là con Gà.
Nhằm mục đích để kích hoạt năng lượng cho vận may về tình yêu và các mối quan hệ cho người tuổi Tỵ được thuận lợi, thành công.
Quy định lựa chọn nhà cửa truyền thống có câu: “Hữu chủ tụ, tả chủ tán”, điều này đã được mọi người công nhận. Nguyên nhân rất đơn giản là vì ở nước ta, người và xe cộ luôn đi hướng bên phải. Vì thế cửa hàng nằm ở bên phải luôn được người tiêu dùng chú ý và coi trọng.
Cửa hàng nằm theo hướng đi của dòng người, nếu dán những tấm bảng quàng cáo và tên sản phẩm để tuyên truyền thì rất dễ gây sự chú ý của khách hàng, họ sẽ vào xem xét và mua hàng, từ đó nhân khí sẻ vượng lên, buôn bán thuận lợi. Do vậy, khi lựa chọn địa điếm cho cửa hàng, các nhà đầu tư cần chú ý hai điểm sau:
1. Quan sát kỹ con đường trước cửa hàng, dòng người đi, hướng xe cộ dịch chuyển. Đồng thời xác định cửa hàng của mình có nằm bên phải theo hướng dòng người và hướng xe đi không.
2. Tìm hiểu việc buôn bán của các cửa hàng nằm hướng bên phải có tốt hơn các cửa hàng nằm theo hướng bên trái không.
Chú ý việc quan sát này không thể làm lần một là xong, nó đòi hỏi phải điều tra, tìm hiểu nhiều lần trong một khung thời gian.
BÍNH DẦN: LƯ TRUNG HỎA
Trong tử vi Bính dần là con hổ tướng mạo uy nghi, cá tính trung thành chính trực.
Lư trung Hỏa có tượng thiên địa là lò, âm dương là than, ánh sáng chiếu sáng vũ trụ, hun đúc trong Càn Khôn.
Hỏa này là Hỏa viêm thượng, ưa được Mộc sinh, nhất là Mậu Tuất, Kỷ Hợi Bình địa Mộc. Trụ khác có Kim càng thêm tốt.
Hỏa này lấy Kim làm Dụng thần, nạp âm ưa Kim. Nếu Mộc nhiều thì Hỏa viêm, nếu không có Thủy chế ngự, chủ yểu mệnh.
Bính Dần gặp Tân Hợi, Quý nhân trùng trùng, chủ phú quý dài lâu.
Bính Dần là Hỏa mãnh liệt, không có Thủy chế phục tất chủ gặp họa thiêu cháy, Thủy cũng không thể cứu được.
Bính Dần Hỏa chứa linh khí tinh túy, sinh vào bốn mùa đều có đức. Nhập quý cách chủ về người đứng đầu thiên hạ.
Trong tử vi cho rằng Bính Dần gặp Mậu Dần là tượng hồ mực chảy ra suôi vàng, chủ cát lợi, đỗ đạt trạng nguyên. Ngày nay nên làm nhà văn, hơn nữa còn có tiền tài, duy có điểm thiếu hụt là vợ chồng không được sống cùng nhau đến đầu bạc răng long.
Nạp âm ưa gặp Đinh Mùi Thiên hà Thủy, nếu tọa nhật trụ hoặc thời trụ, chủ vinh hoa phú quý dài lâu. Mệnh nữ là vô cùng tốt, chồng hiền lành, con hiếu thuận.
Chi khác không nên có Thân, Tỵ, là phạm hình, mệnh nữ tối kỵ. E rằng mệnh chủ lưu lạc phong trần, hoặc sảy thai, hoặc làm vợ lẽ.
Chi khác có Tỵ, cơ thể bị thương tật, hoặc trúng phong. Chi khác có Dần, vợ chồng n duyên mỏng. Chi khác có Thân, con cái duyên mỏng, không tốt.
Chi khác có Ngọ, phạm Dương nhẫn, mệnh chủ ly hương.
Nhật trụ là Quý Tỵ, hôn nhân không hoàn mỹ, thông gia không nhìn mặt nhau.
Can khác có Nhâm, nếu là Nhâm Dần nên làm quan võ, nhưng không được dài lâu. Là Nhâm Thân cũng luận như vậy.
Can khác có Đinh thì không được có thêm Kỷ. Can khác có Giáp thì không được có Nhâm, phạm vào tất chán nản thất vọng.
Can khác có Mậu ưa gặp Mậu Dần. Nếu có Giáp Tuất chủ ngưòi này giỏi văn chương, có thể thành nhà văn.
Nhật chi tọa cung Thìn, mệnh nam lấy được vợ giàu có, mệnh nữ lấy được chồng phú quý.
Gặp năm Dần, Thân là phạm Phục ngâm Phản ngâm, chủ trong nhà không yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến người nhà.
Bạn đời nên tìm người sinh năm Canh, Tân. Không nên tìm người sinh năm Nhâm, Quý.
Bính Dần Không vong tại Tuất, Hợi, chi khác không nên có Tuất, Hợi.
Trong tử vi Người sinh năm Dần gặp Hợi là Kiếp sát, nếu tọa nhật chi chủ khắc bạn đời. Nếu tọa thời chi, con cháu nghèo khổ, còn chủ con cái yểu mệnh, cuối đời phá bại.
Nhật chi có Tuất, chủ khắc bạn đời.
Thời chi có Tuất, khắc con cái, nên nương nhờ nơi cửa Phật.
Tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn được coi là một trong những dịp lễ tâm linh cực kì quan trọng của người phương Đông. Những truyền thuyết ma quỷ về tháng này được lưu truyền từ đời này qua đời khác, cùng với đó là những điều không nên làm trong tháng cô hồn.
► Tham khảo thêm: Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn |
Có một câu nói đang rất thịnh hành trên mạng: “Rõ ràng có thể dựa vào gương mặt để kiếm cơm, sao cứ phải dùng đến tài năng làm gì”. Vậy bạn có biết người có gương mặt có thể dùng để kiếm cơm là người như thế nào không?
1.Người phụ nữ có gương mặt trái xoan.
Nói về tướng mạo, gương mặt trái xoan là đẹp nhất. Khuôn mặt trái xoan có những đặc điểm sau:
- Vầng trán là một nửa vòng tròn đầy đặn
- Các đường nét cong mềm mại, đều nhau.
- Trán rộng vừa phải, hài hòa với nửa khuôn mặt bên dưới
- Phần xương gò má là rộng nhất, quai hàm có hình cung.
Những cô gái này có thể được xem là con cưng của thượng đế, họ không cần phải quá bận rộn, sau này vẫn dễ dàng tìm được người chồng tốt, cho dù lấy người chồng có xuất thân bình thường thì sau khi kết hôn cũng khiến cho vận may phát tài ùa đến, tiền vào như nước. Bởi vì phụ nữ mặt trái xoan cực kì vượng phu, không chỉ mình có tài vận tốt mà còn mang vận may này tới cho chồng và cả gia đình. Vì vậy chọn cô gái có gương mặt trái xoan là lựa chọn tốt nhất. Qua đây tôi muốn nhắc nhở mọi người về khiếu thẩm mỹ không lành mạnh đang rất phổ biến hiện nay, rất nhiều người thích cô gái có khuôn mặt thon dài v-line, nam giới xem trọng vầng trán, còn nữ giới luôn để ý tới cằm. Quan niệm về gia đình của những cô gái có gương mặt dài cũng khác. Cằm được coi là cái két sắt nên những cô gái có gương mặt dài cho dù có cái mũi đẹp nhưng cằm xấu thì cũng khó mà giữ nổi tiền.
2.Nam giới có gương mặt đồng tự (chữ điền)
Khuôn mặt đồng tự có đặc trưng là 3 phần dài rộng, ngũ nhạc hài hòa, vầng trán cao rộng vuông vắn đầy đặn, khuôn mặt có xu hướng tiến về phía trước, cả gương mặt đồng tự mang lại cảm giác rất cân đối, hài hòa. Ngững người đàn ông có gương mặt kiểu này rất biết kiếm tiền, của cải cũng dễ dàng hội tụ ở họ. Nhất là khi họ bước vào độ tuổi trung niên thì lại càng phát đạt. Rất nhiều doanh nhân đều có gương mặt đồng tự, họ lúc sinh ra vốn đã giàu có, nhân duyên lại rất tốt. Con trai có gương mặt đồng tự thì rất khó làm mất lòng người khác, hơn nữa tài vận rất tốt.
3. Người có đôi mắt sáng, có hồn và ánh mắt nhìn thẳng
Giao lưu giữa con người với nhau là thông qua đôi mắt, để quan sát từng biến đổi của đối phương, thông qua ánh mắt thôi cũng đủ biết được tâm trạng của người đó. “10 phần tướng mạo thì đôi mắt chiếm 7 phần”, người có đôi mắt sáng, có hồn và ánh mắt nhìn thẳng thì cho dù phối hợp với khuôn mặt nào, chỉ cần khuôn mặt ấy không quá méo mó thì con đường cầu tài của họ sẽ như cá gặp nước, đặc biệt là về khoản buôn bán và đầu tư. Kiếm tiền giỏi hơn người, lại thêm ánh mắt khác biệt có thể nhìn ra những thứ mà người khác không thấy. Vì vậy đối với họ tiền tài chỉ là chuyện nhỏ.
Theo: Langnhincuocsong
Đền Liệt Sĩ Hồng Bàng – Nơi tưởng nhớ về những anh hùng, du khách đến đây sẽ có cảm giác ấm cũng xúc động đến kỳ lạ. Nơi đây là không gian văn hóa thiêng liêng thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng vì nước quên thân.
Đền Liệt Sĩ Hồng Bàng tọa lạc tại khu dân cư An Lạc 1, đại lộ Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Ngôi đền thờ các liệt sĩ ở phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Tiền thân của đền là nhà bia liệt sỹ được lập năm 1997. Ngày 19/7/1997, nâng cấp nhà bia thành đền tưởng niệm. Công trình được khánh thành vào năm 2000.
Để ghi nhớ công ơn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sỹ đã hy sinh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/1947 – 27/7/1997, thể theo nguyện vọng của cán bộ, nhân dân trong quận, ngày 18/7/1997, Ban thường vụ Quận uỷ Hồng Bàng có thông báo số 51 về việc xây dựng nhà bia ghi tên các liệt sỹ (nay là Đền Liệt sỹ).
Ngày 19/7/1997, Uỷ ban nhân dân thành phố có quyết định giao đất, duyệt phương án đền bù, thu hồi đất, xây dựng Đền. Ngày 12/8/1997, ký hợp đồng thiết kế công trình với công ty tư vấn thiết kế kiến trúc Hà Nội, do Kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng (Trưởng khoa Kiến trúc trường Đại học Xây dựng Hà Nội) làm chủ biên phần kiến trúc.
Đền Liệt Sỹ Hồng Bàng bao gồm toà nhà chính 2 tầng, cổng tam quan, ao cảnh, vườn hoa, cây cảnh, thảm thảo mộc được xây dựng bởi các vật liệu bê tông cốt thép, ngói mũi hài, vảy cá Giếng Đáy, cửa gỗ lim chạm trổ Tùng Cúc Trúc Mai.
Phần kiến trúc bên ngoài gồm: 2 thềm cửu bậc, tiền sảnh, rồng đá, nhiều cây cảnh quý, hiếm như: kim giao Cát Bà, câu Nha Trang, đa đỏ Ấn Độ và một số cây cảnh khác do các cơ quan, đoàn thể cúng tiến.
Phần kiến trúc bên trong bao gồm: điện thờ đặt ở gian giữa tầng 2, các đồ lễ được lắp đặt công phu, tượng chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng đặt chính giữa, phía trên tượng là cờ Tổ quốc, phía trước tượng là lư hương bằng đồng, hương khói toả quanh năm thờ cúng các vong linh anh hùng liệt sỹ. Đôi hạc bằng đồng cao 1, 68m và cặp rùa nặng 60kg đúc ở làng nghề Đại Bái tỉnh Bắc Ninh. Phần bia liệt sỹ gồm 16 tấm được đúc ở thành phố Hải Dương bằng đá đen Thanh Hoá, ghi tên 13 mẹ Việt Nam anh hùng đã qua đời và 990 liệt sỹ trên địa bàn 11 phường. Ngoài ra trong đền còn có các văn bia, câu đối ca ngợi công lao của những anh hùng liệt sỹ.
Trong các ngày lễ, tết và các hoạt động có ý nghĩa lớn của quận và thành phố, lãnh đạo Quận uỷ Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận thường tổ chức đoàn đến dâng hương.
Đền Liệt sỹ quận Hồng Bàng ngày nay trở thành nơi sinh hoạt, văn hoá tâm linh của nhân dân để học tập, noi gương các anh hùng liệt sỹ, đoàn kết, gắn bó với nhau nối tiếp chí hướng, truyền thống tốt đẹp của người xưa. Để góp phần xây dựng quận Hồng Bàng ngày một phát triển phồn vinh và hạnh phúc.
Từ vựng ÂM & DƯƠNG là 2 thuật danh định tính khái quát 2 mặt vận hành của mọi vật chất (hữu hình hoặc vô hình) trong trời đất (xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 truớc công nguyên, do nhà lý học Trâu Diễn đề xuớng thời Xuân thu - Chiến quốc nước Tàu loạn lạc); bộ sách đông y lâu đời nhất là HOÀNG ĐẾ NỘI KINH (thời Tiền Tần / Chiến quốc nước Tàu chưa thống nhất) cũng lấy nguyên lý "vận hành" của Kinh Dịch (cách nay khoảng 46 thế kỷ) để "thực tế hóa" 2 thuật danh Âm & Duơng trong phần nói về giáo khoa bệnh học luận trị, là:
(ảnh Internet)
ÂM TỤ - DUƠNG TÁN để các thầy thuốc căn cứ vào đây mà chữa bệnh!. Điều này có ý nghĩa toán học rất cụ thể:
Nhìn vào thực tế cuộc sống con nguời, lại càng thấy rõ ràng hơn:
Ngay cả các sinh hoạt "phồn thực sinh lý" của mọi động vật (kể cả người):
Như vậy "lưỡng nghi" của Kinh Dịch phuơng Đông cổ đại, có thể tạm hiểu (bước đầu) như triết luận mối tương quan hữu cơ của 2 hành vi đối đẳng nhau, nhưng nương tựa nhau (hàm ơn nhau!) để mọi vật chất tồn sinh - dù vô hình hay hữu hình trong tầm mắt hữu hạn của sinh vật nguời! Đó là ý nghĩa của thuyết Âm Duơng! Nền văn minh - khoa học đương đại, cũng là thành quả tốt đẹp xuất phát từ những công trình trí tuệ toán học: chọn lọc giải pháp CHO RA/Dương - NHẬN VÀO/Âm khả thi nhất (vận trù học) để thực hiện, mục đích làm cho SỰ SỐNG con nguời hạnh phúc hơn!
Có 2 nguồn định nghĩa về SỨC KHỎE con nguời, đó là:
2.1- Theo y học hiện đại (quen gọi là Tây y): tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã định nghĩa Sức Khỏe là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần,và phúc lợi xã hội.
2.2- Theo y học cổ truyền (quen gọi là Đông y): các tài liệu giáo khoa về YHCT đều quan niệm Sức Khỏe là lưỡng nghi Âm - Duơng trong cơ thể được thăng bằng! Ngược lại: bệnh tật chỉ là hậu quả của sự mất quân bình Âm Duơng...
Riêng nền y học cổ truyền Việt Nam, nhiều thầy thuốc danh tiếng trong y sử nuớc nhà (cụ Tuệ Tĩnh thế kỷ 14, cụ Nguyễn Đại Năng thế kỷ 15, cụ Lê Hữu Trác thế kỷ 18, cụ Nguyễn Đình Chiểu thế kỷ 19...) đều đã truyền thừa cho hậu thế quan niệm "sức khỏe toàn diện" từ vật chất đến tinh thần, theo như cụ đông y sĩ Đẩu Sơn - Lê Lã Sảng (chủ phòng thuốc Phúc Mãn Đuờng thời gian 1934-1963, khu phố Chợ 20 đuờng Général Lizé - Saigon, nay là đường Điện Biên Phủ, quận 10- TP. HCM) đã giải thích chi tiết SỨC KHỎE ĐÍCH THỰC (là cách gọi của gia tộc Lê Lã tỉnh Hưng Yên năm xưa) gồm 6 hợp phần (3 âm, 3 dương) như sau:
Mô hình minh họa:
(Â1: thể chất; Â2: tinh thần; Â3: an sinh xã hội
D1: cảm xúc; D2: ứng xử; D3: tâm linh)
Sự SỐNG con nguời là quá trình tích tuổi, thể trạng sinh học của mọi nguời đến tuổi nghỉ hưu (từ trên 55 tuổi...) đều có sự suy thoái trong các hoạt động của tổ chức tạng - phủ... Điều này có ý nghĩa: sống càng lâu thì sức khỏe càng yếu dần đi! Lão khoa Đông y đã nghiệm lý được khả năng "tiên luợng tuơng lai" cho các hệ tuổi tác, như sau:
(sức khỏe "tỷ lệ nghịch" với tích tuổi)
Cũng từ bảng thống kê kinh nghiệm ở trên, các thầy thuốc xưa đã phát hiện ra được mối liên thông giữa khả năng "âm-duơng phồn thực" (tức sinh hoạt tình dục nam nữ) với tình hình sức khỏe "bình thuờng" của nguời đàn ông (tính bình quân với mức sai số 10% ) như sau:
(Hằng số 9 là "cửu khiếu Linh khu" gồm 2 mắt + 2 tai + 2 lỗ mũi + 1 miệng + 1 lỗ thông đại tiện + 1 lỗ thông tiểu tiện của bộ máy người kỳ diệu).
Thầy thuốc đông y ĐẨU SƠN (Lê Lã Sảng) giải thích: số 9 theo ma trận vuông Lạc Thư (mô hình tuợng số áp dụng trong hậu thiên bát quái - Dịch lý cổ truyền) thuộc hành Hỏa quẻ Ly trong Linh khu (tức bộ máy nguời kỳ diệu) là tạng Tâm (chủ về bộ phận tuần hoàn huyết), tuổi già mà máu huyết còn luân lưu tốt... ắt sức khỏe phồn thực âm - duơng cũng còn... lai rai chút đỉnh!
4.1- Mười điều để sống khỏe:
4.2- Phòng bệnh bằng 5 KHÔNG:
4.3- Ăn uống mỗi ngày cần:
4.4- Triết lý cho cuộc sống
4.4.1- Một Trung tâm:
4.4.2- Hai chút chút:
4.4.3- Ba quên:
4.4.4- Bốn có:
4.4.5- Năm phải:
Thuật danh ÂM DUƠNG nói chung là khái quát hành vi NHẬN & CHO (chứ không có ý nghĩa nào khác hơn!) của mọi vật chất trong tự nhiên giới cũng như trong cơ thể con nguời. Nguồn sức khỏe của mỗi chúng ta chỉ có thể bền bỉ dài lâu, khi cá thể chúng ta biết vận hành tích cực cả 6 hợp phần của sứ khỏe đích thực (holistic concept) trong thường ngày, theo "cơ chế 3 âm 3 dương" đã nêu ở trên:
5.1- cơ chế 3 âm (nhận vào):
5.2- cơ chế 3 dương (cho ra):
Lê Hưng VKD
(Bài nói chuyện sáng chủ nhật ngày 14.92014 với Hội Cựu giáo chức TP. TDM tại hội truờng trung học Chu Văn An, P. Hiệp Thành nhân ngày Người cao Tuổi Việt Nam 1/10 hàng năm)
Năm: Hết một vòng 60 năm từ giáp tý đến Quí Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121,181... cũng trở lại Giáp Tý. Ðó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi Triều Vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông, vậy nên khi tình thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.
Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:
0: Canh (ví dụ canh tý 1780)
2: Nhâm
3: Quí
4: Giáp
5: Ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: Bính
7: Đinh
8: Mậu
9: Kỷ
Cách tính: Cộng hoặc trừ bội số 60 còn dư bao nhiêu, đối chiếu bảng dưới đây sẽ biết năm Can Chi:
Tháng:
Tháng giêng của năm có hàng can Mậu Quí là tháng Giáp Dần.
Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).
Ngày: Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. vị âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn (xem bảng cách đổi ngày can chi sang ngày dương lịch).
Giờ: Một ngày đêm có 24 giờ nhưng theo can chi chỉ có 12 giờ. Giò Tý (chính Tý lúc 0 giờ). giờ Ngọ (chính Ngọ lúc 12 giờ trưa).
Ban ngày tính giờ Dần (tức 4 giờ sáng) đến giờ Thân lúc 4 giờ chiều. Ban đêm tính từ giờ Dậu đến hết giờ Sửu. Nếu theo lịch can thì bắt đầu từ 23 giờ 30 phút đã sang giờ Tý của ngày hôm sau.
Kết hợp Lục thập hoa giáp với Âm Dương ngũ hành để tính tuổi xung khắc với ngày, tháng, năm can chi định chọn:
Tương xung: Có Lục xung hàng chi: Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
Và tứ xung hàng can: Giáp xung Canh, Ất xung Tân, Bính xung Nhâm, Đinh xung Quí, (Mậu Kỷ không xung). Nhưng khi kết hợp Lục thập hoa giáp theo hệ số 60, có 5 lần hàng chi (12) gặp 6 hàng can (10), quy vào ngũ hành tính tương sinh tương khắc thì có 1 lần tương khoá, 2 lần tương sinh, chỉ còn lại 2 lần xung khắc (hàng chi).
Thí dụ: Tính xem ngày (hoặc tháng, hoặc năm) Giáp Tý xung khắc với tuổi nào?
Tính hàng chi: Tý xung Ngọ, vậy Giáp Tý (xung với Giáp Ngọ, Canh Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Ngọ, và Mậu Ngọ). Xem bảng "kết hợp Lục thập hoa giáp với Ngũ Hành" ta thấy:
Giáp Tý thuộc Kim: Giáp Ngọ thuộc Kim vì thế tương hoà, Canh Ngọ thuộc Thổ, Bính Ngọ thuộc Thuỷ vì thế đều tương sinh chỉ có Nhâm Ngọ thuộc Mộc, Mậu Ngọ thuộc hoả là tương khắc.
Tính hàng can: Giáp xung Canh.
Giáp Tý thuộc Kim: Canh Tuất, Canh Thìn đều thuộc Kim vì thế tương hoà, Canh Tý, Canh Ngọ đều thuộc Thổ đều tương sinh, chỉ có Canh Dần và Canh Thân thuộc Mộc là tương khắc.
Vậy ngày (hoặc tháng năm), Giáp Tý chỉ có 4 tuổi xung khắc là Nhâm Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Dần, Canh Thân.
Tương hình: Theo hàng chi có : Tý và Mão (một dương, một âm điều hoà nhau). Tỵ và Dần Thân (Tị âm điều hoà được với Dần thân dương, chỉ còn dần và thân tương hình nhau, nhưng đã tính ở lục xung ).
Theo luật điều hoà âm dương, chỉ khắc nhau trong trường hợp cả hai đều âm hoặc cả hai đều dương. Vì vậy chỉ còn lại 2 trường hợp tự hình nhau: Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ.
Tương hại: cũng là xấu. có 6 cặp tương hại nhau: Tý và Mùi, Sửu và Ngọ, Dần và Tị, Mão và Thìn, Thân và Hợi, Dậu và Tuất. Nhưng khi kết hợp với can chi, theo luật âm dương, tự triệt tiêu.
Tóm lại: Tính cả xung, khắc, hình, hại, trong số 60 can chi, chỉ có 2-4 ngày không hợp mệnh thôi, hơn nữa còn tuỳ theo mức độ xung khắc mạnh hay yếu (tuỳ theo bản mệnh).
► Lịch ngày tốt gửi đến bạn đọc công cụ xem bói tử vi chuẩn xác theo ngày tháng năm sinh |