Mơ thấy anh hùng: Bị phê bình nghiêm khắc –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
ủy tinh dùng ở phương Nam có thể chấp nhận được nên có thể mở ra được.
Trên thực tế, những loại kiến trúc mảng thủy tinh này trong phong thủy lại có tác dụng chắn hung khí. Bởi vì mỗi một thành phố đều có những quy hoạch tổng thể không giống nhau, mà vật kiến trúc luôn chịu ảnh hướng quy hoạch của khu vực và tính khu vực như xung đường đường chạy thẳng mặt, có hình thành đường chữ T thì sẽ có kiếm nghi đường xung. Chính vì vậy, công ty xây dựng khi quy hoạch toàn khu, được thiết định là không gian xanh, như vậy thì có thể tránh được hình xung đường đó, cũng có thể khiến cho sinh khí lưu thông, sẽ không có những hung khí quay trở lại.
Nhưng các thành phố hiện nay tấc đất tấc vàng, mọi người đều không nỡ dùng để làm diện tích xanh hoá. Chính vì vậy mà xây ngay những căn nhà, sẽ phạm vào xung đường, sẽ đem lại cho chung cư những ảnh hưởng không tốt.
Nhưng theo phương pháp hóa giải của địa lý phong thủy, thì có thể dùng hình thể kiến trúc để cải thiện. Ví dụ, bốn mặt có đặt các vòi phun nước để hoá giải hoặc dùng các màn tạo hình bằng thủy tinh hoá giải để bảo vệ bình an, hơn nữa đặt được hiệu quả tụ khí.
Xem hướng nhà là việc không thể thiếu khi bắt đầu xây dựng hoặc mua nhà mới. Hướng nhà tốt không những mang tới hanh thông, may mắn mà còn là bước khởi đầu tốt lành giúp chủ nhân khi sống trong ngôi nhà đó sẽ có thêm sức khỏe, nhân duyên và hạnh phúc. Vậy xác định hướng nhà tốt như thế nào, xin mời bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây.
Phụ tinh. Một trong sao bộ đôi Văn Xương và Văn Khúc. Gọi tắt là bộ Xương Khúc.
Vị Trí Ở Các Cung
Những câu nói vợ ‘khôn ngoan’ KHÔNG BAO GIỜ nói với chồng. Dù đã kết hôn rất lâu, bạn thoải mái chia sẻ cùng chồng mọi điều, nhưng có những câu nói tế nhị, mất lòng và chạm tự ái chàng mà bạn nên tránh xa, nếu muốn gia đình luôn hạnh phúc.
Mẹ (anh) thật khó chịu/khó tính/già cả
Kể cả khi anh ấy đang giận mẹ, thì bạn cũng đừng dại nói ra câu này. Hãy để anh ấy được chia sẻ những suy nghĩ của mình và bạn cứ lắng nghe, nhưng hạn chế thể hiện ý kiến. Đàn ông đều rất kính trọng và yêu mẹ, vì vậy nếu biết bạn không thích bà, anh ấy có thể nghĩ khác về bạn.
Bạn anh đang tán tỉnh em đấy
Anh ấy sẽ phải xác minh chuyện này, tìm cách đối phó với anh bạn kia và mối quan hệ của cả ba sẽ trở nên tồi tệ và khó xử hơn. Nếu người này lại khẳng định rằng chưa từng làm thế với bạn thì vấn đề càng nghiêm trọng.
Tốt nhất, nếu gặp phải tình huống này, hãy từ chối lịch sự và giữ im lặng, trừ phi anh chàng kia tiếp tục có những lời nói hay hành vi quá đáng với bạn.
Trước đây em từng nói dối anh
Nói ra điều này bạn chỉ làm anh ấy thêm lo lắng. Khi đó, những cuộc gặp gỡ của bạn với những người bạn là nam giới hay các cuộc đi chơi xa, ra khỏi nhà vào buổi tối… sẽ bị anh ấy soi xét kỹ hơn. Ông xã sẽ trở nên nghi ngờ bạn. Tốt nhất là bạn hãy tự rút ra bài học cho mình và giữ chuyện này trong lòng.
Anh béo/ gầy/ già quá!
Chắc chắn kể cả khi trông anh ấy không còn trẻ trung, phong độ như trước nữa, nhưng bạn đừng suốt ngày phàn nàn về vẻ ngoài của chồng.
Anh ấy sẽ tự biết cố gắng để khắc phục điều này. Việc bạn cứ lải nhải vấn đề này chỉ khiến cho chồng thêm mệt mỏi và mối quan hệ của hai bạn cũng không còn tốt đẹp gì.
Chúng mình ly dị đi
Anh ấy biết thừa khi nói những câu này bạn chỉ đợi một lời xin lỗi thôi. Và nếu nó lặp lại nhiều lần, chàng sẽ thấy nhàm chán, hoặc cho là bạn không coi trọng gia đình, quá trẻ con, thậm chí, một lúc nào đấy vì sĩ diện mà chuyện “dọa” của bạn thành thật. Tốt nhất, bạn chỉ nên nói những câu này khi thực sự nghĩ đến chuyện chia tay.
Em kiếm được nhiều tiền hơn hẳn anh
Anh ấy đang chật vật trong việc kiếm tiền hay đã cố gắng hết sức lo cho gia đình nhưng chưa được như ý. Câu nói này của bạn có thể làm ông xã thấy tự ti, tự ái và có thể đẩy chàng ngày càng xa bạn.
Tốt nhất, bạn đừng nên kêu ca gì, hãy bên cạnh và động viên chồng, cho anh ấy thấy bạn luôn là hậu phương vững trải nhất.
Em từng ‘say nắng’ một người
Trung thực nhận lỗi không phải lúc nào cũng tốt. Bạn sẽ đau khổ thế nào nếu nghe chồng thổ lộ anh ấy từng “qua lại” với một phụ nữ khác. Vì thế, bạn đừng làm điều đó với anh ấy. Hãy cất giữ chuyện này cho riêng mình để tránh sự ghen tuông và nỗi ám ảnh cho ông xã.
Anh không bằng đẹp trai bằng anh A, không kiếm tiền giỏi như anh B…
Kể cả khi những điều đó là có thật thì bạn cũng nên tránh so anh ấy với bất cứ người con trai nào, kể cả người yêu cũ của bạn. Không ai thích bị đem ra so sánh cả nên việc làm đó thật thiếu lịch sự kể cả khi hai bạn đã là vợ chồng. Thay vào đó, bạn nên động viên khích lệ chàng.
Đôi khi, bạn không thể hình dung nổi những lời động viên của bạn có tác động lớn thế nào tới mối quan hệ của hai người đâu.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau và không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa nên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật. Sự thiếu hiểu biết về đạo Phật đang làm méo mó, biến dạng các lễ hội gắn với chùa chiền. Do vậy, để hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan thì cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật.
** Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐI CHÙA LỄ PHẬT **
Chùa chiền là cơ sở tu học và truyền bá giáo pháp. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói chùa là một ngôi trường dạy về đạo Phật, là nơi gìn giữ và truyền bá tư tưởng của Đức Phật thông qua hoạt động truyền pháp.
Vậy đến chùa để làm gì?
Thứ nhất, đối với những người có hiểu biết về Phật giáo, tự nguyện phát tâm hướng Phật, thì đến chùa trước hết là lễ Phật. Lễ Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, mà chỉ vì quý kính công đức, trí tuệ của Phật. Khi lễ Phật, người làm lễ cúi lạy Phật để thấy mình còn thấp kém, còn nhiều dục vọng, tham lam… mà sửa đổi. Sau lễ Phật là tham gia tụng niệm, học hỏi Chánh pháp, tập tu đức hạnh. Phật giáo với tám vạn bốn nghìn pháp môn nên không thể một một sớm một chiều mà lĩnh hội được. Do vậy phải thường xuyên tới lui cửa thiền để học tập. Trong trường hợp này, hễ có thời gian thì người ta đi chùa, không cứ phải ngày lễ, ngày Tết.
Thứ hai, phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa, họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán, tình duyên sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.
Thứ ba, những người không vì cầu xin bình an, sức khỏe hay hỏi đạo mà vẫn đi chùa. Đây là trường hợp vì mưu sinh, đua chen trong cuộc sống thần kinh bị căng thẳng, hoặc là nhiều người cũng đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, như khi thi trượt, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp,…và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc nên tìm đến thiền môn. Với họ, đến chùa không những giúp bình tâm trở lại mà đôi khi việc đi chùa còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.
** ĐI CHÙA NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG **
Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ
1./ Trang phục khi đi lễ chùa
Chọn màu sắc nhã nhặn:
Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam
Chọn nhưng trang phục màu sắc nhã nhặn, cùng tông màu áo các Phật tử thường mặc
Khi đi lễ chùa bạn nên chọn trang phục nhã nhặn, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự, không mặc váy ngắn, quần cộc, áo xuyên thấu, khêu gợi…Bởi theo ngôn ngữ Phật giáo, ăn mặc gợi cảm quá mức vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, dù người đó có mất công thờ cúng cũng không có ích gì.
Ngoài ra, Những loại trang phục rườm rà rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm, quần áo có thể dễ dàng vướng vào hương hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải. Có nhiều nơi quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
Không nên mặc những quần áo hở hang, không đúng thuần phong mỹ tục khi đi lễ chùa
2./ Nguyên tắc khi ra vào chùa
Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, bạn không được đi vào từ cửa giữa. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
Ngoài ra, bạn cũng không được dẫm lên bậu cửa nhà chùa.
3./ Về xưng hô
Nói chuyện với các nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy… và xưng là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn bạn tu tập, thì xưng hô là Thầy ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
4./ Về đồ lễ khi đi chùa
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả. Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Lễ dâng hương tại chùa là các đồ chay như hoa quả, bánh kẹo...
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chỉ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng. Nếu cẩn thận hơn, hòm công đức nào nằm lệch, không chính giữa ban thờ thì bạn hãy đặt tiền công đức vào hòm này. Thực tế đo đạc bằng máy móc cho thấy hòm công đức đặt chính giữa, ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn tại ban thờ. Đặt tiền vào đây vô tình làm trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.
Rượu, bia, thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh. Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.
5./ Khi thắp hương
Không để hương bị tắt trong khi đang sử dụng.
Nếu là hương que: Chú ý phải cắm thẳng, không để nghiêng lệch. Nếu thấy đã có hương, không cần thắp tiếp. Chỉ dùng một nén hương là được, không cắm hay thắp cả thẻ/gói hương.
Với hương tháp: Phải đặt vào giữa đĩa hương hoặc lư hương. Hương vòng: Chú ý đặt thuận theo chiều kim đồng hồ.
Không phải chỗ nào cũng cắm hương được. Chỉ cắm vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ...
6./ Cách hành lễ khi đi chùa
Bước 1 – Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước tiên.
Bước 2 – Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
Bước 3 – Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
Bước 4 – Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
Bước 5 – Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Nếu muốn cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…thì bạn nên vào đình, đền.
Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.
7./ Lấy lộc để bàn thờ tại nhà
Không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình.
Chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy công đức. Nếu có lấy cũng không nên mang đặt lên ban thờ nhà mình để báo công. Không lấy cành lộc mang về đặt lên bàn thờ nhà mình. Có thể lấy lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa nhưng không được đặt lên ban thờ.
Bùa, phù, chú... đa phần có trường khí âm, không nên mang về nhà, càng không nên đặt lên ban thờ hay nhét vào ví. Đặt bùa chú vào ví, cũng như luôn mang một trường khí âm, hỗn loạn theo người, chỉ gây thêm bất lợi cho bản thân.
** NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM KHI LỄ CHÙA **
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.
2. Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật
3. Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
5. Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.
6. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.
7. Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Và cũng không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ
** NHỮNG BÀI VĂN KHẤN TRUYỀN THỐNG TẠI CHÙA **
1. Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
3. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được .................................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
4. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng
"Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm
Hay dù chỉ thấy bức chân dung,
Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,
Thoát mọi hung tai, được cát tường".
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!
Trong phong thủy, mọi vật dụng trong nhà tồn tại đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Hơn nữa, vị trí và cách sắp xếp khác nhau sẽ đem lại những hiệu ứng và ý nghĩa khác nhau.
Đồng hồ treo tường được biết đến như một vật dụng thiết yếu trong gia đình liệu có như vậy? Và những lưu ý về phong thủy khi trang trí đồng hồ của gia đình là gì?
Đồng hồ treo tường có ảnh hưởng quan trọng đến phong thủy của mỗi ngôi nhà
Đồng hồ treo tường là vật dụng gần như góp mặt trong mọi gia đình, phần lớn đồng hồ được bày trong phòng khách hoặc phòng ăn để biết giờ giấc chính xác chuẩn bị cho các công việc trong ngày. Tuy nhiên có nhiều gia đình lại đặt đồng hồ ở mọi phòng trong nhà.
Treo đồng hồ trong phòng ngủ
Nhiều gia đình thích treo đồng hồ ở phía đầu hoặc cuối giường trong phòng ngủ. Tuy nhiên cách bày trí này là không phù hợp theo phong thủy. Bởi treo đồng hồ ở phía đầu hoặc phía cuối giường sẽ khiến liên tưởng đến tấm bia phía trên mộ phần.
Nếu như thật sự muốn treo đồng hồ trong phòng ngủ, về nguyên tắc, ngoài hai nơi không được phép treo là đầu giường và cuối giường, thì các vị trí khác trong phòng có thể treo được.
Cách bày trí đồng hồ đúng phong thủy trong phòng ngủ cũng tương tự như phòng khách (tham khảo phía dưới).
Treo phòng làm việc
Trong phòng làm việc, bức tường phía trên bàn làm việc cũng không nên treo đồng hồ, còn các vị trí khác nếu treo cũng không mang lại ảnh hưởng xấu nào.
Không nên treo đồng hồ ở bức tường phía trên bàn làm việc.
Những lưu ý khi treo đồng hồ trong phòng khách theo phong thủy:
Cho dù là đồng hồ gì, đồng hồ đeo tay, treo tường hay để bàn, kim giờ, phút, giây đều không ngừng chuyển động. Nếu muốn bày trí đồng hồ trong phòng khách, có một số điểm cần đặc biệt lưu ý:
1. Có thể đặt hoặc treo đồng hồ ở phương “Chu tước” ”,[1] (Nam) bởi phương “Chu tước” là tiền phương, mang ý nghĩa chuyển động theo hướng tích cực.
"Chu tước" là một trong tứ thánh thú của phương Đông tượng trưng cho phương Nam
2. Có thể đặt hoặc treo đồng hồ ở phương “Thanh Long”,[1] (Đông) bởi vì phương “Thanh Long” là phương cát tường. Vì thế phía bên trái của phòng khách có thể treo đồng hồ.
3. Không đặt hoặc treo đồng hồ ở phương “Bạch Hổ” ”,[1] (Tây) bởi phương “Bạch Hổ” là phương hung dữ. Vì thế bên phải của phòng khách không nên treo đồng hồ.
4. Không đặt hoặc treo đồng hồ ở phương “Huyền Vũ” ”,[1] (Bắc) vì phương "Huyền Vũ" là hậu phương, mang ý nghĩa tĩnh chứ không động.
5. Phía trên ghế sofa không nên treo đồng hồ, nếu không, người ngồi tại ghế dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
6. Đồng hồ kị để đối diện với cửa ra vào, thường để ở những nơi không bị cản trở tầm mắt như ngoài cửa sổ. Bởi vì đồng hồ cũng mang ý nghĩa chống lại cái ác, nếu như bên ngoài có những luồng tà khí, bên cạnh bày các đồ vật tránh tà, cũng có thể đặt một chiếc đồng hồ hướng ra bên ngoài phía có tà khí đó.
Phần lớn đồng hồ treo tường để trang trí trong nhà đều không đặt trong phòng ngủ, chủ yếu đặt trong phòng khách, hoặc cố gắng tránh treo vào bức tường giáp với phòng ngủ.
Chọn vị trí treo đồng hồ hợp tuổi theo phong thủy
Trong mỗi gia đình dù ít dù nhiều cũng sẽ có ít nhất một chiếc đồng hồ, nhưng có mấy người biết rằng chỉ một chiếc đồng hồ bỏ túi nho nhỏ đó đối với phong thủy của cả ngôi nhà đều có ảnh hưởng nhất định.
Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia phong thủy, giúp các gia đình treo đồng hồ đúng phong thủy để rước tài vận vào nhà. Theo đó, vị trí treo đồng hồ nên dựa vào năm sinh của chủ nhà:
Tuổi Tý: Người sinh năm 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008: nên treo đồng hồ trên bức tường hướng Đông Bắc của phòng riêng.
Người tuổi Tý nên treo đồng hồ trên bức tường hướng Đông Bắc của phòng riêng
Tuổi Sửu: Người sinh năm 1925, 1937, 1949, 1961, 1973, 1985, 1997, 2009 nên treo đồng hồ ở chính giữa bức tường hướng Bắc trong phòng riêng.
Tuổi Dần: Người sinh năm 1926, 1938, 1950, 1962, 1974, 1986, 1998, 2010 nên treo đồng hồ ở điểm hướng Bắc trên bức tường hướng Bắc trong phòng riêng.
Tuổi Mão: Người sinh năm 1927,1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999, 2011 nên treo đồng hồ ở góc phía Tây Bắc của bức tường hướng Tây trong phòng mình.
Tuổi Thìn: Người sinh năm 1928, 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000 nên treo đồng hồ ở chính giữa bức tường hướng Đông trong phòng riêng.
Tuổi Tỵ: Người sinh năm 1929, 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001 nên treo đồng hồ ở phòng riêng.
Tuổi Ngọ: Người sinh năm 1930, 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002 nên treo đồng hồ ở góc phía Tây Nam của bức tường hướng Nam hoặc góc phía Tây Nam của bức tường hướng Tây trong phòng riêng.
Tuổi Mùi: Người sinh năm 1931, 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003 nên treo đồng hồ ở chính giữa bức tường hướng Nam trong phòng riêng.
Tuổi Thân: Người sinh năm 1932, 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004 nên treo đồng hồ ở góc phía Đông Nam của bức tường hướng Nam trong phòng riêng.
Tuổi Dậu: Người sinh năm 1933, 1945, 1957, 1969, 1981, 1993, 2005 nên treo đồng hồ ở góc Đông Nam của bức tường hướng Nam trong phòng riêng.
Tuổi Tuất: Người sinh năm 1934, 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006 nên treo đồng hồ ở chính giữa bức tường hướng Đông trong phòng riêng
Tuổi Hợi: Người sinh năm 1935, 1947, 1958, 1971, 1983, 1995, 2007 nên treo đồng hồ ở góc phía Đông Bắc của bức tường hướng Đông trong phòng riêng
Sau khi quyết định được vị trí treo đồng hồ trên tường, các đồng hồ khác có thể tùy ý để ở những nơi gia chủ cảm thấy thuận tiện nhất.
Ở những nơi sinh hoạt chung nếu treo đồng hồ (như phòng khách) nên dựa theo năm sinh của gia chủ như trên. Tuy nhiên nếu vị trí đó quá bất tiện, có thể xem xét treo theo năm sinh của thành viên khác trong gia đình sao cho vừa đảm bảo phong thủy, vừa thuận tiện cho sinh hoạt.
[1] Tứ tượng hay tứ thánh thú là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy... phương Đông, là bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa: • Thanh Long ( rồng xanh) cai quản phương Đông, trượng trưng cho mùa xuân. |
► Mời các bạn tra cứu Lịch 2016 theo Lịch vạn sự chuẩn xác |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Tác dụng chính của gương là phản chiếu, biến một sự vật thành hai. Nếu biết bài trí gương chuẩn phong thủy, sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, giúp nhân đôi thu nhập, hút thêm tiền bạc cũng như hạnh phúc gia đình. Ngược lại, nếu dùng sai cách sẽ rước họa vào thân.
1. Bày gương trong cửa hàng - Nhân đôi doanh thu và khách hàng
Theo quan điểm phong thủy, nếu bạn muốn tăng doanh số hay thu hút nhiều khách hàng hơn, hãy bày gương chiếu vào quầy tính tiền. Điều này mang ý nghĩa tăng gấp đôi mọi hoạt động giao dịch trong cửa hàng, doanh thu sẽ tăng dần lên.
Ngũ hành tương sinh:
Mộc sinh Hỏa: Mộc có thể dùng để đốt lửa.
Hỏa sinh Thổ: Hỏa có thể thiêu đốt vạn vật thành đất.
Ngũ hành tương khắc:
Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa.
Hỏa khắc Kim: Lửa làm tan chảy kim loại.
Nếu bạn mệnh Hỏa thì nên xăm những tông màu đỏ, tím, da cam. Những người thuộc mệnh Hỏa thường yêu thích sự chủ động, hào hứng vì thế cuộc sống của họ cũng tích cực và sôi nổi. Màu sắc của bản mệnh này vốn là những tông màu thuộc hành Hỏa như đỏ, cam, hồng, mang đến nguồn năng lượng mới cho người thuộc Hoả. Sức mạnh của màu đỏ là sức mạnh của việc đánh thức những đam mê, giàu có. Màu đỏ là sự may mắn, hạnh phúc trong truyền thống của nhiều quốc gia, là biểu tượng của tình yêu lãng mạn trong đám cưới của người Ấn Độ, là can đảm và nhiệt huyết đối với người phương Tây.
Màu hợp nhất cho người mệnh Hỏa là các màu thuộc hành Mộc: xanh lá cây. Gỗ cháy sinh ngọn lửa, nghĩa là Mộc sinh Hỏa. Chính vì vậy, có màu xanh lá cây, xanh da trời là màu lý tưởng mà người mệnh Hỏa nên dùng.
Tuy nhiên màu sắc kỵ với người mệnh Hỏa là màu đen, xám, xanh biển sẫm, thuộc hành Thủy, khắc phá hành Hỏa của mệnh cung, xấu.
Những chủ đề hình xăm bạn nên chọn: ngựa, rắn, mặt trời, hoa mẫu đơn…
Bảng tra tuổi mạng Hỏa:
– (1935, 1995) Tuổi Ất Hợi, cung Ðoài, mạng Sơn Ðầu Hoả (lửa trên núi), xương con heo, tướng tinh con hưu, khắc Sa Trung Kim, con nhà Xích Ðế-Cô bần.
– (1934, 1994) Tuổi Giáp Tuất, cung Càn, mạng Sơn Ðầu Hoả (lửa trên núi), xương con chó, tướng tinh con ngựa, khắc Sa Trung Kim, con nhà Xích Ðế-Cô bần.
– (1927, 1987) Tuổi Ðinh Mẹo, cung Càn , mạng Lư Trung Hoả(lửa trong lư), xương con thỏ, tướng tinh con gà, khắc Kiếm Phong Kim, con nhà Xích Ðế-cô bần.
– (1926, 1986) Tuổi Bính Dần, cung Khảm, mạng Lư Trung Hoả, xương con cọp, tướng tinh con chim trĩ, khắc Kiếm Phong Kim, con nhà Xích Ðế-cô bần.
– (1919, 1979) Tuổi Kỹ Mùi, cung Tốn, mạng Thiên Thượng Hoả (lửa trên trời), xương con dê, tướng tinh con rùa, khắc Sa Trung Kim, con nhà Xích Ðế-Cô bần.
– (1918, 1978) Tuổi Mậu Ngọ, cung Chấn, mạng Thiên Thượng Hoả, xương con ngựa, tướng tinh con heo, khắc Sa Trung Kim, con nhà Xích Ðế-Cô bần.
– (1905, 1965) Tuổi Ất Tỵ, cung Ðoài, mạng Phúc Ðăng Hoả ( lửa đèn nhỏ), xương con rắn, tướng tinh con trùn, khắc Xoa Xuyến Kim, con nhà Xích Ðế-Tân khổ.
– (1904, 1964) Tuổi Giáp Thìn, cung Tốn, mạng Phúc Ðăng Hoả, xương con rồng, tướng tinh con rắn,khắc Xoa Xuyến Kim, con nhà Xích Ðế-Tân khổ.
– (1957, 2017) Tuổi Ðinh Dậu, cung Chấn, mạng Sơn Hạ Hoả (lửa dưới núi), xương con gà, tướng tinh con khỉ, khắc Thích Lịch Hoả, con nhà Xích Ðế-Cô bần.
– (1956, 2016) Tuổi Bính Thân, cung Khôn, mạng Sơn Hạ Hỏa, xương con khỉ, tướng tinh con quạ, khắc Thích Lịch Hoả, con nhà Xích Ðế-Cô bần.
– (1949, 2009) Tuổi Kỹ Sửu, cung Ðoài, mạng Thích Lịch Hoả ( lửa sấm sét), xương con trâu, tướng tinh con heo, khắc Thiên Thượng Thuỷ , con nhà Xích Ðế-Phú quý.
– (1948, 2008) Tuổi Mậu Tý, cung Càn, mạng Thích Lịch Hoả, xương con chuột, tướng tinh con chó sói,khắc Thiên Thượng Thuỷ , con nhà Xích Ðế-Phú quý.
Dưới đây mời bạn tham khảo một số mẫu hình xăm hợp với mệnh Hỏa:
1. Mũi bị thương
Theo tướng số, mũi là bộ phận liên quan đến tài vận. Mũi bị thương chứng tỏ phương diện tiền bạc có sự thay đổi, bạn sắp hao tài hoặc vỡ nợ, học hành, sự nghiệp không suôn sẻ, vận may biến mất.
Lời khuyên: Bạn không nên đi du lịch xa đề phòng bất trắc xảy ra.
2. Mơ thấy ác mộng liên tiếp
Nếu mơ thấy ác mộng liên tiếp, điều này dự báo may mắn của bạn không suôn sẻ, sắp hao tài đến nơi. Giấc mơ được xem là giác quan thứ 6 của con người, những điều thấy trong giấc mơ dự báo phần nào hiện thực sắp xảy đến.
Lời khuyên: Bạn nên điều chỉnh lại cảm xúc, tránh những suy nghĩ tiêu cực.
3. Liên tiếp làm vỡ đồ đạc
Nếu liên tiếp làm vỡ đồ đạc, hoặc những vật dụng thường ngày đột nhiên biến mất, vậy bạn cần hết sức lưu ý, điều này ám chỉ có chuyện không hay xảy ra.
Lời khuyên: Bạn nên suy xét và điều chỉnh lại mọi việc để tránh hao tài.
Tú Uyên (theo Eastday)
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt tọa lạc trên đồi Linh Quy phía đông của bán đảo Sơn Trà, thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt là một trong ba ngôi chùa cũng có tên gọi là Linh Ứng tại thành phố Đà Nẵng:
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, mặt nhìn ra biển Đông bao la, xa xa bên tả là đảo Cù lao Chàm án ngự, phía hữu là ngọn Hải Vân ngăn che với dòng Hàn giang hiền hòa thơ mộng.
Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa: “Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, bằng lập am thờ tự. Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian.”
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt hiện được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong có hình rồng, những trụ cột vững chắc được bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo.
Gian chính điện Tam Bảo và gian Nhà Tổ (bên trong một mặt đặt tôn tượng Đạt Ma Tổ Sư, một mặt đặt tôn tượng Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi) nối cách nhau một khoảng sân, có mái ngói che chắn. Sát gian Nhà Tổ là hai gian nhà khách mới xây, trong đó có một gian được bố trí theo cạnh chữ U.
Ngay khoảng sân áp lưng gian Chính điện, nhìn hướng Nhà Tổ là một “vườn tượng Phật” nhỏ với tôn tượng Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng, còn lại là tôn tượng Đức Phật Bổn Sư, tôn tượng Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tôn tượng Đức Phật Di Lặc, tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ trông thật đẹp. Nơi gian Chính điện Tam Bảo uy nghiêm thanh tịnh, chính giữa là tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Sảnh trước gian chính điện, một bên là tôn tượng Diện Nhiên Vương Bồ Tát, bên kia đặt tôn tượng Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát. Thẳng hướng chính điện là “Vườn La Hán” nhìn ra biển, nơi đặt tôn tượng 18 vị La Hán được tạc bằng đá trắng nguyên khối. Toàn bộ mái chùa và các gác mái, thay vì lợp ngói đỏ, sơn màu nâu hoặc đỏ nâu, đều phủ một màu xanh trúc dịu mát.
Các gian liền nhau, đều có kiến trúc mái tầng, nhưng được sắp đặt rất khoa học, thoáng đãng nhưng không quá loãng, gần nhau nhưng không san sát tới mức vướng tầm mắt. Dù ở không gian nào, bên trong hay ngoài trời, không khí vẫn trong lành, mát dịu. Bên ngoài, khi có ánh nắng mặt trời, các khoảng sân đều được lấp đầy ánh nắng, nếu đứng từ trong nhìn ra, như nơi gian nhà khách sát Nhà Tổ chẳng hạn, bạn sẽ thấy một thảm nắng vàng lung linh, từng làn gió biển mát rượi xa đưa thật khoan khoái…
Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng). Tượng đứng tựa lưng vào núi, hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.
, đồng thời cũng là nơi ngoạn cảnh của du khách bốn phương, một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng, là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng người.
òi, đặt điều phỉ báng người khác gọi là khẩu tặc.
Tướng miệng vuông vắn, to rộng, có góc cạnh, báo hiệu là người trường thọ mà cao quý. Hình dáng miệng giông như chiếc cung là tướng cách của người phú quý. Miệng rộng, dày, báo hiệu là người giàu có, phúc đức. Miệng thẳng mà không lệch, dày mà không mỏng là tướng của người không sợ thiếu thốn về mặt cơm áo gạo tiền. Miệng vuông hình chữ “tứ”, báo hiệu là người giàu có.
Tướng miệng nhọn lại cong, lệch lại mỏng là tướng của kẻ hàn tiện. Miệng không nói mà tự mở, lại có hình dáng giông như miệng con ngựa là dấu hiệu của người nghèo khổ đói khát.Miệng nhọn như miệng chuột là tướng hay đố kỵ, gièm pha, phi báng người khác. Miệng chúm lại giông như tư thế đang thổi lửa là tướng của kẻ cô độc. Miệng giông như miệng chó thường là mệnh bần cùng, hạ tiện. Miệng có nếp nhăn dọc thì có số ăn không được no.
Sắc môi tím đen là người khốn khổ, vất vả. Môi trên to, báo hiệu là người hay nói xấu người khác. Môi dưới dài là tướng cách của người tiêu tài tốn của.
Răng lộ ra ngoài là tướng của người không có trí tuệ, đoản thọ. Trên miệng có nốt ruồi đen, báo hiệu là người giàu có, cuộc sống đề huề. Môi có màu đỏ nhạt là tướng người không sợ thiếu ăn. Miệng nhọn giống chiếc móc câu, báo hiệu là người bần cùng. Miệng to có thê nhét vừa nắm tay là tướng cách của người làm quan tướng. Miệng mềm mại, đầy đặn là người giàu tài lộc.
Môi là thành quách của miệng, lưỡi là lưỡi dao của miệng.Thành quách phải dày, dao phải sắc, dày tức là không có vết lõm, sắc tức là không dễ cùn, đây chính là tướng quý của môi và lưỡi. Lưỡi phải đỏ mà không được xuất hiện màu den, đỏ nhạt mà không được trắng. Lưỡi đỏ tươi như màu máu thì có số làm quan, được hưởng lộc. Lưỡi dài chấm tới mũi là tướng của bậc công hầu. Trên lưỡi có đường vân dài, cũng là báo hiệu của người được phong công hầu. Trên lưỡi có nhiều đường vân là tướng của người giàu có. Lưỡi lớn miệng nhỏ là người có số bần hàn lại đoản mệnh.
Lưỡi nhỏ mà ngắn là kẻ bần hàn lại hạ tiện. Lưỡi có sắc tía, xám đen người có số bần hàn, hay gặp chuyện nguy nan. Lưỡi thè ra giống lưỡi rắn là tướng của kẻ độc ác, đoản thọ. Thế của lưỡi phải sâu dài, hình dáng phải vuông thẳng, sắc phải đỏ, phát âm phải vang dội, khẩu đức phải đoan chính, môi phải tròn và dày mới là tướng miệng đẹp.
Trong sách xem bói Linh đài bí quyết có viết: Miệng là cánh cửa của cơ thể con người, trên thông với Nhân trung, dưới là huyệt Thừa tương, hai bên trái phải là 2 bộ vị Tỉnh táo và Tế trù. Miệng trong Ngũ nhạc gọi là Hằng sơn, trong ngũ phương gọi là phương Bắc, trong ngũ tạng thì ứng với tim, thông suốt Thủy Hỏa, còn được gọi là cửa xuất nạp, lại là nơi cư trú của sao Thủy, là cơ quan nhận thức ăn nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. là cơ quan nói chuyện giao tiếp và cũng là mâu chô”t của chuyện thị phi. Biển lớn nhận nước đố ra từ trăm ngàn con sông khác nhau, còn miệng thì ăn hàng trăm loại thực phẩm đế nuôi dưỡng cơ thể con người.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)
Bộ Thai Phục Vượng Tướng (TPVT) không có ý nghĩa gì nhiều về công danh, sự nghiệp hay giàu sang phú quý, và cũng không có gì đáng nói với nam giới. Đối với nữ giới, bộ sao này rất là quan trọng. TPVT cũng phần nào giống như bộ Cự Kỵ, hay Tham Kỵ, nói lên bản tánh, những biến cố, cũng như những khúc quanh quan trọng về mặt tình cảm, hay khuynh hướng tình dục trong cuộc đời của một người, đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy chúng ta phải rất thận trọng và cân nhắc khi thấy một lá số nữ mệnh có cách TPVT. Bởi vì lời giải đoán là sự đánh giá về danh tiết và phẩm hạnh của đương số. Điều đó đối với một người đàn bà tối ư quan trọng.
Trường hợp nữ mệnh có TPVT nằm trong các cường cung như Mệnh, Tài, Quan, Phúc, Di, Thê mà chính cung có những sao chủ sự đoan chính, hay những sao có khả năng khắc chế tính lãng mạn, dâm đãng, lẳng lơ, sự buông thả trong vấn đề tình dục, thì lá số đó sẽ có 2 trường hợp:
1. “Tiền Dâm Hậu Thú” có nghĩa là ăn ở với nhau trước rồi mới cưới hỏi sau. Với nhịp sống của một xã hội tân tiến hôm nay thì vấn đề này trở nên hết sức bình thường. Nhưng nếu ngược thời gian trở về một thế kỷ trước đây thì qủa là một điều khó có thể chấp nhận được. Điều lý thú là khoa Tử Vi có thể nói lên những điều thầm kín ấy một cách khá chính xác.
2. Sao Thai, Phục Binh nói lên sự hư thai, Đế Vượng ý nói nhiều lần. Đương số có thể gặp cả hai trường hợp nêu trên.
Cũng cách TPVT nhưng Mệnh và các cung chính lại không có những sao khắc chế, ngược lại có thêm những dâm tinh khác như Tham Lang, Đào Hoa, Thiên Riêu, Mộc Dục…đồng thủ hay hợp chiếu thì đương số sẽ thất trinh, thất tiết với người khác khi lấy chồng, hoặc sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng, chứ không có cưới hỏi gì.
Trường hợp nữ Mệnh gặp cách TPVT mà cung Mệnh và những cung chính bị nhiều sát tinh như Địa Không, Địa Kiếp đồng cung hay hợp chiếu thì sự thất tiết có thể là do hoàn cảnh hay tai nạn ngoài ý muốn. Không hẳn đương số là hạng đàn bà lẳng lơ mất nết. Trường hợp có sao Thai thủ Mệnh, nhưng không đủ 4 sao mà Thai lại gặp Đào Hoa hay Hồng Loan tọa thủ đồng cung hoặc hợp chiếu thì ý nghĩa ở đây không những chỉ đơn thuần vấn đề ăn ở với nhau trước khi cưới hỏi mà còn chỉ bản tánh lẳng lơ, mất nết, thích chuyện ngoại tình, cho nên phú Tử Vi mới có câu:
“Đào Hồng mà ngộ sao Thai Tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng.” hay “Đồng Hồng mà ngộ sao Thai Chồng vừa khỏi cửa đón trai vào nhà”.
Trường hợp nữ mệnh có TPVT mà sao Thai cùng với những dâm tinh khác tọa thủ tại Mệnh, mà đương số đã có gia đình thì sẽ có thai do ngoại tình. Nếu Thai gặp Song Hao thì dễ bị hư thai, gặp Lưu Hà hay Hóa Kỵ thì dùng thuốc mà phá thai, hặp Thiên Hình hay Kiếp Sát thì nạo thai, hay khi sanh phải bị mổ xẻ.
Nếu Thai tọa thủ tại Mệnh có Thiên Riêu đồng cung hay hợp chiếu thì đây cũng là mẫu đàn bà có cuộc sống rất buông thả. Nếu Thai Riêu gặp thêm Đào Hoa nữa thì phải chịu một kiếp phong trần, và nếu không được những sao khắc chế bớt sẽ dễ trở thành gái giang hồ, đàn bà lăng loàn, xem thường luân thường đạo lý.
Cũng cách TPVT mà có Phục Binh thủ Mệnh hoặc xung chiếu từ Thiên Di thì sự thất trinh của đương số thường là bị dụ dỗ, cưỡng bức, hay gài bẫy. Nếu có thêm sát tinh Không Kiếp đồng cung hay hợp chiếu thì càng chắc chắn hơn.
Trường hợp nữ Mệnh không thuộc cách TPVT nhưng trong lá số bộ sao này nằm ở một cung nào đó thì chúng ta cũng nên cân nhắc 2 trường hợp sau đây:
1. Mệnh của đương số là người đoan chính, đến hạn gặp TPVT thì vấn đề sinh con đến trong hạn này.
2. Nếu Mệnh là người đa tình, lãng mạn mà hạn gặp TPVT (phải đủ 4 sao) thì phải nên thận trọng trong vấn đề giao lưu tình cảm. Trong hạn này (thường ứng nghiệm vào tiểu hạn 1 năm) cuộc đời sẽ có nhiều thay đổi, những khúc quanh trong vấn đề tình cảm, và có thể khúc quanh này sẽ thay đổi cả cuộc sống hiện tại của đương số.. Và một điều đáng lưu ý là sự việc không chỉ đơn thuần trên vấn đề tình cảm mà TPVT còn có ý nghĩa sâu đậm trên vấn đề xác thịt.Đối với nam giới thì cách TPVT chỉ rõ bản tính đặt nặng vấn đề vật chất hơn tình cảm. Trong tình yêu, họ cho rằng trái tim và tâm hồn của người yêu chưa đủ, mà phải chiếm đoạt cho được cả thân xác. Nếu hội thêm những sao như Tham Lang, Phá Quân hãm địa, Không Kiếp, Quan Phù, Quan Phủ…thì đương số chắc chắn là bà con của họ Sở.
Tóm lại, trong cách TPVT, đặc biệt đối với phụ nữ thì nói lên sự chủ ý hay tự nguyện của đương số nặng hơn là vì hoàn cảnh, hay tai nạn như cách Cự Kỵ. Nhìn chung, mẫu người TPVT có thể bao gồm mọi thành phần, mọi giai cấp trong xã hội, từ một người đàn bà tầm thường cho đến một mệnh phụ phu nhân, vì đây chỉ là lãnh vực tình cảm hay khuynh hướng tình dục, là vấn đề phẩm hạnh của con người.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Những người xem tử vi, có lẽ không ai là không biết cái bộ này ?. Sách vở đều cho rằng, gặp bộ này là số: Nào là tự tử, nào là bị bức tử, bị độc tử, …Nhưng có lẽ, khi gặp nó, hầu như chỉ đoán đến thế thôi. Hạn gặp nó, tất bị hung họa nặng, có thể dẫn đến cái chết thảm thương. Bộ này ở cung nào, gây tai ách cho cung đó. Nhưng nặng nhất, và có ý nghĩa xác định phải là ở những cung: Mệnh – Thân, Phu/Thê, Tử tức, Phụ mẫu, Huynh đệ. Và cả những cung trong tam hợp hay xung chiếu với Mệnh.
Khi câu hỏi, có cái gì chế hóa, hay hóa giải được nó không ?. Gặp nó thì Cải số như thế nào ?. Thì với sự hiểu biết về nó đơn sơ như vậy, thời không thể giải được !. Vì thế, câu hỏi đặt ra, thực thì nó tác hóa như thế nào ?. là một lẽ tự nhiên.
Phải nói rằng, Linh Xương Đà Vũ rất độc. Cái độc của nó không phải chỉ là ở cái chết của đương số. Mà cái độc của nó nằm ở chỗ bức tử đương số. Cái chết nào rồi thì cũng là chết. Có cái chết nặng tựa Thái sơn, có cái chết nhẹ tựa Lông Hồng. Có cái chết đau đớn quằn quại, trên phương diện tinh thần cũng như thể xác. Có cái chết tưng tửng. Ra đi vào cõi vĩnh hằng mà cứ như không có chuyện gì xảy ra cả. Thì cái chết do bộ Linh Xương Đà Vũ gây ra, quả thật thuộc về cái chết đớn đau. Nặng nhất về tinh thần. Sau nữa là sự giày vò về thể xác.
Người xem tử vi có kinh nghiệm, thấy rằng đằng nào cũng chết, nếu gặp Linh Xương Đà Vũ thì thà gặp Kiếp sát Hình Hổ hơn. Nhìn về mặt lý số, thấy cái anh Kiếp sát Hình Hổ sát khí nặng như thế, sao lại bảo thà gặp nó hơn là gặp Bộ Linh Xương Đà Vũ ?.
Thật ra, tuy sách vở đều đề cập bốn sao, đủ cả bốn sao: Linh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc. Nhưng thật ra, cái bộ này, nhân của nó là Linh Xương Đà. Mà hạt nhân trung tâm lại chỉ có Xương Đà mà thôi !. Thực ra Vũ khúc không phải là cái nhân họa của bộ này. Người ta có thể thấy, nếu không phải là Vũ khúc, có thể là một sao khác. Chẳng hạn như thế Vũ khúc bằng Kiếp sát, hoặc cả bộ như Cơ Lộc Mã cũng vẫn nguy hiểm như là với Vũ khúc. Nhưng cái cách bức tử con người ta sẽ khác nhau, cũng như nguyên nhân kích hoạt cái bộ Linh Xương Đà sẽ khác nhau mà thôi.
Điểm đặc biệt, nếu là Vũ khúc, thì bất kể Vũ có thể miếu vượng, vẫn hung hiểm như thường. Bởi vì đó là do khả năng chế giải của Vũ khúc với Linh Đà, đặc biệt là Đà la âm hiểm và tàn độc, khi Vũ khúc gặp nó, khác nào Chuột gặp Mèo đang đói. Thế nhưng Linh Xương Đà mà gặp phải Thiên phủ thì đương số chỉ lao đao thôi, chứ sức mấy mà bức tử nổi đương số. Tùy mỗi cách cục gặp Linh Xương Đà, mà gia giảm hung họa khác nhau.
Vũ khúc thì bị bức tử vì cùng quẫn. Âm Dương thì bị bức tử vì tuyệt vọng, bế tắc không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Cơ Lộc Mã thì bế tắc, tuyệt đường sinh nhai, chứ không phải là cứ đi ăn mày là thoát. …
Như đã nói, cái Nhân của nó là Linh Xương Đà. Nhưng cái Hạt nhân trung tâm, chính là Đà Xương. Có điều, nó liên quan đến sự thành cách. Không phải cứ thấy Xương Đà là tá hỏa tam tinh.
Việc thành cách, kiểu gì cũng có những dạng sau đây:
-Mệnh – Thân hay trong tam hợp có cả Xương lẫn Đà, và chỉ khi chúng thực là sao bản mệnh mới đúng là thành cách Xương Đà. Khi ấy, vào Vận, chỉ cần gặp Linh, các cách cục tham gia hội họp ra sao, đều là ở vị thế thay cho Vũ khúc mà thôi, đó gọi là biến cách. Gặp một Linh, là đủ quyết đoán rồi. Nếu ngay trong mệnh thân không có sao hay cách cục hóa giải Xương Đà, hay có sao ngăn chặn Đà la. Thì Họa tất sẽ xảy ra.
-Gặp cả ba sao này trong mệnh – thân và tam hợp, mà không có sao hay cách cục khác chia cắt chúng, thì cách này thành với điều kiện Đà Xương phải là sao bản mệnh, còn nếu chỉ có Linh là sao bản mệnh thì cũng không sợ, cho dù cách cục đã thành.
-Nếu chỉ có một sao Xương hay Đà, dù là sao bản mệnh, khi nhập vận gặp Đà hay Xương, thì cũng không thành cách. Nhưng trái lại, gặp Linh thì vẫn hung hiểm như thường, nhưng khi ấy không phải là hung hiểm của bộ Linh Xương Đà. Vì thế, dù có thấy cả bộ, chớ có đoán rằng đương số sẽ bị bức tử !. Đoán như thế, mu rùa có thể bị đập bể có ngày đó.
-Xương và Đà gặp nhau kết thành hạt nhân trung tâm của cách, cũng phải xét đoán cho tinh. Đừng thấy khi Đà la độc thủ Dần – Thân là miếu địa mà đã vội cho hạt nhân này là cách cục tốt. Đừng tưởng Văn xương yếu liễu đào tơ, khuê các mà gặp được người anh Hùng – Đà la độc thủ cung VCD tại Dần -Thân là miếu địa, dẫu có gia thêm Bắc đẩu bội tinh (Ấn Tướng) để trở thành anh hùng QDND mà đã vội mừng. Các bậc phụ mẫu chớ có đem gả bán con gái mình vào những nơi như vậy. Đừng tưởng đó là trai anh hùng, gái thuyền quyên gặp nhau. Nhầm to đấy. Ây là đưa con gái mình vào chỗ chết. Sướng cũng chết, mà khổ cũng chết. Còn khi Đà la hãm địa, thì khỏi nói rồi.
-Sợ nhất là khi Xương gặp Kỵ. Nó mà thành cách Xương Đà, thì chả cần gặp Linh. Đơn sơ như vậy cũng đủ hồn về chín suối rồi, bởi khi ấy cả hai đứa đều “tranh nhau” làm sao bản mệnh.
Còn nhiều biến cách nữa, từ cái hạt nhân này. Mỗi biến cách đều có những luận giải khác nhau. Cần cẩn thận xét đoán, không thì nó tốt lại tưởng là xấu và ngược lại. Đơn cử như Linh Xương Đà hội đủ thành cách là cách cực xấu. Nhưng nếu có thấy Vũ được thay bằng Cự – cho dù là hãm địa – mà hóa Quyền thì trước cùng cực, nhưng sau đại phát, cách này là phản vi kỳ cách, người có cách này, làm quân nhân thì lên tướng, cầm quân đánh đông dẹp bắc, uy quyền khét tiếng. Đi buôn thì lỗ lên lỗ xuống, trốn chui trốn lủi, cuối cùng hanh thông, độc bá thiên hạ (đây chỉ là cách dùng hình ảnh thôi nhé, đừng tưởng thành vua thành chúa, rồi khi không được làm vua, làm chúa đến đòi đập mu rùa thì oan khiên lắm).
Xem thế, bộ Linh Xương Đà thật vi diệu, nhiêu khê. Phải tường tận thì mới mong cải được số do nó gây ra.
Không phải cứ thấy Linh Xương Đà, thầy bói kê đơn Cải số, là cứ cho một toa thuốc là sẽ giải được đâu. Có khi uống nhằm thuốc độc, nặng thêm, đẩy con người ta tới chỗ cùng cực hơn đó.
Ví như lá số Endopain. Lá số này, dẫu có thấy Đà la nhị hợp cũng không thành cách Xương Đà được. Vì vậy, lá số này không bị hại về Linh Xương Đà cố định. Nhưng ở vận 44-53 tất sẽ bị hại, lý do chính là bộ Linh Xương Đà Sát lưu động bị Liêm Phủ ở Mệnh rung dữ dội kích hoạt mà sụp đổ.
Số này, đại vận này giàu có, mặc dù từ nay đến lức 44 có một lần bị rung chuyển, nếu nói về số lượng nhà cụ thể, thời tử vi, như Tôi thì bó tay, đơn giản là vì, một triệu đô, người ta có thể mua vài ba căn nhà, nhưng cũng có khi lại chỉ có một căn mà thôi. Cũng có thể dùng Mai hoa dịch hay các môn khác mà đoán ra số lượng nhà cửa đã có. Nếu theo tử vi, chúng ta có thể xem xét ở dạng, tổng số tài sản, ước lượng là bao nhiêu. Thời, cái lá số này, vào thời điểm này thì tiền mặt không có bao nhiêu, đủ dùng xài (tiền mặt có bao nhiêu đều nhăm nhe đầu tư buôn bán). Nhưng tài sản nằm trong bds cũng đã có trên 10 triệu Mỹ kim rồi.
Sơ lược về cách Linh Xương Đà Vũ là như vậy !.
Nên nhớ, không phải là hỏi cách giải bộ này, mà phải là cải số, khi bị bộ này tác hóa. Tuy nhiên, biết được căn nguyên của nó, mới chỉ là bước đầu gọi là chẩn đoán bệnh. Còn giải, tức là kê toa thuốc ra sao, lại là chuyện khác, chuyện của cải số. Có những nguyên tắc của nó.
Đây là một vấn đề, về thường lý, nó rất nan giải. Từ đó dễ dẫn đến những ngộ nhận sau:
-Sau khi tìm được phép Cải số, ví dụ như trường hợp của Jany. Việc tìm người có lá số như đã được chỉ dẫn là vô cùng khó. Ngay cả khi đã tìm được rồi, chắc gì người ấy đã có thể cùng với mình kết thành phu thê ?.
Về thường lý thì đúng là vậy. Nhưng về lý số thì không như vậy !.
Thật vậy. Lấy ví dụ, người có bệnh. Tìm thầy có khả năng chữa đúng được bệnh cho mình là khó. Nhiều khi, với bệnh nan y, lại vô cùng khó. Nhưng đó là công cuộc, là vận động nhân sinh. Nó không thuộc về cái gọi là lý luận của y học. Vì thế, đương nhiên, không chỉ bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân, bạn bè, …cùng nỗ lực tìm kiếm. Đó chính là sự vận động nhân sinh, là sự nỗ lực của con người trong việc chữa bệnh. Còn khi gặp rồi, đương nhiên, khi người thầy thuốc thấy đúng con bệnh mà mình có khả năng chữa. Có khi nào người thầy thuốc đó từ chối không chữa, để mặc cho bệnh nhân chết không ?. Có thể có, nhưng ít lắm. Và cái phần trăm nhỏ nhoi đó, nó không thuộc về cái gọi là lý luận y học. Nó thuộc về y đức.
Cải số cũng gần giống như vậy. Tìm được người đúng như đã được chỉ dẫn. Khó thật. Nhưng đó là sự vận động của con người, sự cố gắng, bản lĩnh và nghị lực cùng với biết bao nhiêu nhân tố khác nữa !. Có thể người ta bảo rằng, gặp được đó cũng là Phúc. Vâng !, đúng là Phúc. Nhưng trên phương diện mệnh lý tử vi, thì phúc đó không phải là phúc theo cái lý của tử vi !. Đó là cái Phúc tổng quát hơn nhiều. Nó thuộc về lý luận nào, chẳng ai nói tới cho cụ thể được. Có người thì bảo đó là do Phúc thực tại. Ừ thì là Phúc thực tại. Khi mà ta không sờ được nó, không thấy được nó bằng xương bằng thịt. lại chẳng có một cái lý luận cơ bản nào hướng dẫn. Thì nói thế nào mà chẳng được. Thế nên, nếu nói Mệnh, mà chẳng nói là mệnh lý tử vi, thì nói thế nào mà cũng được. Nhưng ở đây, rõ ràng, bệnh được chỉ ra trên mệnh, chính là theo cái lý của tử vi. Thì muốn chữa cái bệnh đó, thời dùng chính lý tử vi mà chữa. Chứ nếu chỉ nói chung chung như : Bảo con bệnh rằng: cứ tu đi, làm việc thiện, hãy thanh tâm, hãy ăn chay, mà quên đi cái cần có là phải dùng y học để chữa bệnh, thì đó đâu phải là chữa bệnh. Mệnh cũng thế. Phải nói bằng chính cái lý của tử vi thời để chữa cho cái mệnh lý tử vi.
Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, mệnh vẫn có thể chữa, hay cải được bằng những phép chữa mệnh tổng quát hơn trên nền tảng mệnh lý tổng quát nhất. Nhưng rõ ràng, người ta, nếu theo phương pháp đó, từ xưa đến nay, vẫn đã và đang, có lẽ cũng là sẽ vẫn làm thì không thể có một môn học xác định. Cũng như kiểu chữa bệnh bằng tập thể dục vậy. Tất nhiên sẽ khỏe mạnh, nhưng y học sẽ không thể phát triển nếu cứ lấy đó làm phương pháp bao trùm cho hết thảy.
Khi đã tìm ra rồi. Thì khỏi lo. Một lá số đã ứng như thế, khi gặp nhau, họ sẽ thấy sự cần thiết phải có nhau. Về mặt lý số, đó gọi là ứng số. Cho dù trên lá số của Jany, người chồng đúng số là người chẳng ra gì !.
xem ra, có vẻ thấy mâu thuẫn ?. Nhưng thực không phải vậy. Bởi đây là sự vận dụng những nguyên lý tổng quát nhất, có tính chất nền tảng của tử vi vào thực tiễn đời sống. Có thể hình dung như thế này:
Một chiếc xe ô tô. bạn đang lái nó, nhưng đến giữa đường bị hỏng, chẳng hạn như két nước làm mát bị vỡ. Khi đó, đương nhiên chiếc xe đó bị hỏng, không thể tiếp tục được hành trình. Nếu cố gắng thực hiện hành trình, thời máy sẽ cháy. Hệ lụy của nó là vô lường. Nhưng nếu bạn là người có kiến thức về động cơ, hay xe. Bạn sẽ có cách khắc phục nó để đi tới nơi có thể sửa chữa. Hoặc như bạn có cái quạt điện, nhưng nó lại bị nóng khi chạy, chạy lâu sẽ cháy. Bạn tìm cách làm mát nó, thì bạn sẽ dùng được nó.
Tôi lấy ví dụ đó, để cho thấy rằng, con người ta, đối với hệ động lực hoạt động theo các nguyên lý vật lý, thì khi nó bị sự cố, muốn khắc phục sự cố, người ta cũng phải vận dụng những định luật khác khả dĩ khắc phục được sự cố đó. Các định luật đó cũng vẫn sẽ là những định luật vật lý. Thì ở cải số cũng vậy. Trường hợp trên lá số gặp người chồng chẳng ra gì, thì bằng những nguyên lý vận hành mà tử vi tiềm tàng, chúng ta khai thác nó, vận dụng nó đúng đắn thì những điểm yếu trên lá số, như lá số Jany về người chồng, rồi cả việc sinh đẻ, là có khả năng khắc phục.
Nếu Bạn là cái người có biết về trường hợp giờ Kim sà, mà Tôi đã đưa ra tới ba lá số: Một lá số của người thầy, hai là số của người con nuôi, và cuối cùng là số của người con dâu. Tổ hợp cả ba lá số đó chính là đã có sự sắp xếp về lý số để cho cái mục tiêu Cải số, khắc phục cái tính lý nguy hiểm của giờ Kim sà có thể được thực hiện.
Bạn nói đúng. Việc tìm những lá số đó khả dĩ đối với thời đại ngày xưa. Nhưng ở thời đại ngày nay, người ta vẫn nỗ lực được, và cao nhất là bằng tâm và đức. Cùng với sự kiên tâm, tất sẽ có khả năng thành công. Với sự lần lượt, đầu tiên phải tìm cho được người thầy. sau đến đứa con nuôi. Cứ kiên tâm làm, cánh cửa vào kho tàng dần sẽ mở toang !.
Tôi không còn bao nhiêu bài nữa, cũng như đã hứa không tranh luận. Nhưng viết như apollo như trên, thật là chẳng hiểu gì cả. Không chỉ có thể chứng minh ràng mạch cái bộ Linh Xương Đà Vũ, mà cách này còn có thể nhìn từ nhiều khía cạnh để nhìn rõ bản chất.
Vì thế, apollo có hiểu hay không, không còn là vấn đề của Tôi, nhưng trong chủ đề này của Tôi, Là người đề cập đến cách cục này, nên vì trách nhiệm với bạn đọc, ở mức độ cho phép, Tôi viết thêm ý nữa, nếu bạn đọc có hiểu, thì tốt, nếu không hiểu thời đành chịu.
Trước hết cần thấy rõ bản chất hung họa của bộ Linh Xương Đà Vũ. Do bức đương số đến chỗ tự vẫn. Tiến trình của hung họa cũng do đó mà bộc lộ rõ ràng. Từ Hung đến Sát. Ta thấy rõ, Đà chủ hung, Linh chủ sát. Tuy rằng cả hai đều âm độc. Từ đó mà suy, thấy rõ Đà đến trước, Linh đến sau. Ép đương số cho đến chết. Quá trình là rõ ràng, chẳng có cái chết nào chết trước, phiền muộn, lo lắng sau cả !!! Xem Bộ Linh Xương Đà Vũ, thấy ngay Đà là hung, Linh thì Sát, Vũ là kết cục cũng là nội dung của họa hại, bởi thế, nếu không phải là Vũ, mà là Cơ Lộc Mã thì tuyệt đường sinh nhai mà chết. Còn nhiều biến cách nữa.
Biến cách Linh Đà Xương Vũ rất phức tạp và tinh tế. Trong đó, thấy rõ chỉ có ba sao đóng vai biến hóa là Xương Đà Vũ. Mỗi biến hóa là một biến cách. Chỉ có Linh cố định, ngồi ỳ một chỗ. Nhưng như thế không có nghĩa đó là nhân. Cái nhân của cách cục ở đây chỉ rõ là cái nhân gây họa. Chứ không phải là một cái nhân tĩnh tại.
Có hiểu được lẽ biến hóa đó, mới có thể hy vọng vận dụng được biến hóa của Linh Xương Đà Vũ.
Đừng nhìn thấy, đương số nào bị dính Linh Xương Đà Vũ là có kết cục của cái chết, rồi nói rằng Linh chủ Sát, gây nên cái chết mà cho rằng đó là hạt nhân trung tâm. Nắm bộ này theo cách đó, thì làm sao hiểu được biến hóa và vận dụng biến cách của Kiếm chiêu, qua một chiêu này.
Bao nhiêu trường hợp ví dụ mà mọi người đã hỏi, đủ thấy biến hóa của Bộ này như thế nào. Nếu lấy sự cố định của Linh mà luận làm trung tâm, thì làm sao hiểu được căn nguyên, cội rễ của hung họa.
Viết đến thế này là quá nhiều. Tôi sẽ không trình bày thêm.
Nguồn Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
► Xem thêm: Những yếu tố phong thủy nhà ở ảnh hưởng đến tài vận gia đình bạn |
Tin hay không tin, tin ít hay nhiều, mức độ tin tưởng sẽ tỷ lệ theo tuổi đời, và có thể tin sớm hay tin muộn vào hai chữ "số mệnh" thì cũng còn tùy thuộc đường đời của mỗi người, là con đường đầy hoa lá hay sỏi đá chông gai ? Và người Á Đông của chúng ta cho rằng, vào khoảng lứa tuổi 40, có thể gọi là khoảng đời mà con người đã “tận nhân lực” cho nên có thể bắt đầu “tri thiên mệnh.”
Như vậy biết số để làm gì ? Và biết số rồi có cải được hay không ?
Vấn đề đầu tiên, biết số để làm gì, biết số có lợi ích gì không, là những điều có thể có câu trả lời tương đối dễ dàng. Có người nói rằng:
- Tôi không bao giờ xem Tử Vi, biết rồi thêm buồn thêm lo mà thôi.
Khi nói như vậy, họ đã hàm ý tin rằng mỗi người đều có số mệnh, và ít nhiều họ đã thấy hay cảm thấy được cuộc đời của họ không có gì lạc quan lắm, cho nên chấp nhận một cuộc sống “đến đâu hay đến đó” biết trước chỉ thêm lo nghĩ mà không làm được gì để thay đổi.
Nhóm người này rất ít và mang cái tâm trạng của loài đà điểu, sợ thì chui đầu xuống đất cát, còn hầu hết đều muốn biết số của mình như thế nào. Và những người này lại có hai quan niệm, một thụ động và một chủ động. Những người thụ động là khi biết số của mình rồi thì thôi, phó mặc cho số như “thuyền đời mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu” ngược lại, những người có quan niệm chủ động thì họ tin vào số, dựa vào số, nương theo số để tránh hết những trở ngại mà họ đã biết trước. Đây chưa phải là một hình thức cải số mà chúng ta sẽ đề cập đến. Có thể nói đây là một hình thức tích cực của sự cải số, biết số và làm đúng với số cũng là một cách giúp chúng ta tránh được phần nào trở ngại, có thể là những trở ngại nhỏ nhặt, nhưng cũng có thể là những nguyên nhân đưa đến những sự thất bại to lớn. Ví dụ, người Mệnh Vô Chính Diệu, nếu biết số của người VCD là không nên đứng mũi chịu sào, có nghĩa là nếu trong quân đội thì không nên giữ chức vị trưởng, dù lớn hay nhỏ, hoặc bên hành chánh thì không nên giữ những chức vụ như trưởng phòng, giám đốc v.v… hoặc trong lãnh vực làm ăn kinh doanh thì không nên là người ra mặt điều hành. Một ví dụ khác, người làm ăn mua bán nếu biết hạn của mình năm nay không tốt thì họ chỉ giữ cơ sở của họ như cũ chứ không bỏ công bỏ của để khuếch trương phát triển rồi chuốc lấy sự thất bại lỗ lã. Còn ngược lại, nếu biết là hạn tốt, họ sẽ mạnh dạn mạo hiểm hơn mà vẫn gặt hái được những thành qủa như ý. Và trên khía cạnh tiêu cực, nếu mình biết trước số mình nghèo, tình duyên mình lận đận, con cái mình sẽ hư hỏng, về già mình sẽ cô đơn lẻ bóng v.v…thì ít ra mình đã biết, đã ít nhiều có sự chuẩn bị về tâm lý. Khi sự việc xảy đến, những ảnh hưởng về tinh thần sẽ có phần nhẹ nhàng, có thể chịu đựng được và có thể vượt qua dễ dàng hơn là trường hợp bất ngờ.
Đi xa hơn, bậc làm cha mẹ nếu biết được số mệnh là một điều rất hữu ích trong vấn đề giúp đỡ con cái của mình. Mặc dù chúng ta vẫn nói, không ai hiểu con cái bằng cha mẹ, nhưng thật ra sự hiểu biết của cha mẹ về con cái rất hạn hẹp. Ngoài tính tình và những sở thích hiện tại, có nghĩa là đang trong lứa tuối đó của mỗi đứa con, thì cha mẹ không thể nào nhìn thấy được những biến chuyển và những thay đổi trong tương lai của mỗi đứa con của mình. Nhưng khoa Tử Vi có thể nhìn thấy được những điều đó và giúp cho cha mẹ hiểu rõ năng khiếu, sở trường, sở đoản của mỗi đứa con để hướng dẫn con cái chọn ngành mà học, chọn nghề mà làm. Nói chung, nếu cha mẹ có thể nhìn thấy trước cuộc đời của con mình, sung sướng hay cực khổ, may mắn hay gian truân, tình cảm được hạnh phúc hay lận đận, thì ít ra cha mẹ cũng có sự bù đắp trước về mặt tâm lý giúp cho con cái khỏi bị ngỡ ngàng và thất vọng khi phải đối diện với nghịch cảnh của đời mình.
Trên một phương diện khác, biết số là một yếu tố hữu ích cho thuật dùng người. Ba chữ “thuật dùng người” không hẳn mình phải là một cấp lãnh đạo, chỉ huy v.v… nhưng trong vấn đề hợp tác làm ăn với nhau, biết rõ người hợp tác với mình cũng là một điều quan trọng. Hoặc trong vấn đề giao thiệp của cuộc sống hằng ngày, biết số giúp mình biết người và khỏi lầm người thì cũng tránh được sự ân hận về sau.
Những điều vừa nêu trên đề cập vấn đề chúng ta biết số và thuận theo số, như vậy biết số rồi, chúng ta có cải số được hay không ?
Đối nghịch lại với quan niệm “thiên mệnh” là quan niệm “nhân định thắng thiên”. Nhân sinh quan này phản ảnh phần nào khả năng tự tôn của con người, sự phấn đấu là tự tin của những tâm hồn lạc quan. Trong những bộ môn Khoa Học Huyền Bí thì môn Phong Thủy, Tướng Mệnh, và Tử Vi Đẩu Số đều đề cập đến phần nhân định, có nghĩa là con người có phần nào chủ động trong số mệnh của họ, chỉ khác nhau ở chỗ mức độ mà con người có thể cùng tạo hoá dự phần vào sự thay đổi số phận của mình.
Nói như vậy là chúng ta đã sớm có câu trả lời, con người có thể cải số được nhưng rất hạn hẹp và chỉ ở một mức độ nào đó thôi chứ không thể nào thay đổi, lật ngược lại cả 180 độ. Trong những môn vừa nêu trên thì khoa Phong Thủy có thể sửa đổi một cách dễ dàng nhất vì đối tượng của Phong Thủy là nhà ở, cơ sở thương mại hay mộ phần. Về khoa Tướng Mệnh, sự sửa đổi không thể nhờ vào khoa thẩm mỹ mà chỉ đặt trên yếu tố cái tâm của con người, “tướng tùy tâm sinh” Và khoa Tử Vi mà chúng ta đề cập ở đây chỉ dẫn cho chúng ta những trường hợp và phương cách cải số nhưng xét ra cũng rất hạn chế và kết qủa của cuộc cải số này vẫn còn ràng buộc chặt chẽ vào những yếu tố quan trọng mà con người khó lòng kiểm chứng được, đó là phúc đức của mỗi người. Khi nói phúc đức của mỗi người chúng ta đã hiểu rằng phúc đức tạo được do chính bản thân mình tạo ra và phúc đức mà mình thừa hưởng được từ cha mẹ, ông bà hay nói chung là của dòng họ.
Như vậy, chúng ta đã nói biết số và thuận theo số cũng là một hình thức cải số nhưng tiêu cực. Còn những cách cải số tích cực hơn nhưng cũng rất hạn hẹp, ví dụ, một vài trường hợp thấy trong các sách Tử Vi như nếu một đứa con nào đó có số khắc với cha mẹ thì đứa con ấy sẽ bị đau ốm, bệnh tật hoặc là có thể từ khi sinh ra đứa con này, cha mẹ của nó thường hay gặp những chuyện không may như mất việc, làm ăn thua lỗ v.v…Trong trường hợp này, cách hóa giải là cho đứa con ở với ông bà nội/ngoại, hay chú bác cô dì…
Cách hóa giải của khoa Tử Vi thoạt nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng thực tế thì đây là một vấn đề rất tế nhị. Có cha mẹ nào sinh con ra mà không muốn chính tay mình nuôi con. ở đây chưa nói đến sự ảnh hưởng sâu xa về tâm lý sau này của đứa bé. Tuy vậy, nếu làm được thì đổi lại sự bình yên cho cả hai bên, cha mẹ và con cái.
Một ví dụ khác như đối với những người con gái mà khoa Tử Vi gọi là “cao số” hoặc có số hình khắc với chồng con, nặng nề hơn là số sát phu thì những lời khuyên thông thường là không nên cử hành đám cưới hỏi linh đình, mà càng nên đơn giản, càng lặng lẽ âm thầm càng tốt. Tùy theo mức độ khắc sát nặng nhẹ, hoặc lễ cưới không đốt đèn long phụng, không rướt dâu, hoặc có thể ở mức độ là cô dâu lặng lẽ xách vali về nhà chồng, hay một hình thức khác mà chúng ta thường nghe nói là cưới chạy tang. Cưới chạy tang là trường hợp đôi bên chưa có ý định làm đám cưới, nhưng nếu trong gia đình hai bên có tang, thì đây cũng là một cơ hội hóa giải sự khắc sát nặng nề, những giọt nước mắt ngày sau khóc chồng thì nay đã đổ xuống cho tang sự.
Như vậy, đối với khoa Tử Vi, chúng ta có thể cải số, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó và cũng giới hạn trong một vài lãnh vực. Việc cải số đối với khoa Tử Vi vẫn đặt căn bản trên quan niệm phúc đúc là chính yếu, đức năng thắng số. Cái yếu tố phúc đức này có được hay không là tùy ở cái tâm, cái tánh và hành động của mỗi cá nhân. Ví dụ như một giai đoạn về đức năng thắng số là một cậu bé được ông thầy coi số và nói với cha mẹ cậu ta sẽ không sống qúa tuổi 17. Một ngày tình cờ đi qua con suối, cậu bé thấy tổ kiến có hàng ngàn con kiến đang bị cuốn trôi theo dòng nước. Cậu bé can đảm lội xuống suối để cứu tổ kiến. Và cha mẹ đã ngạc nhiên khi thấy cậu vẫn sống qua tuổi 17. Còn thời Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, làm phép cầm sao bổn mạng của mình để sống thêm vài năm nữa mà thất bại. Người xưa đã nói: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” Gia Cát Lượng vì phò tá nhà Hán mà đã ra tay đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốt Hồ Lô, rồi đốt luôn 80 vạn quân Tào trên sông Xích Bích thì như vậy phúc đức còn đâu mà toan cải số ?
Tóm lại, những phương pháp cải số của khoa Tử Vi vừa giới hạn, vừa khó thực hiện. Một cách được xem là căn bản và áp dụng tổng quát là quan niệm “đức năng thắng số.”
Nhưng hai chữ phúc đức vừa khó đo lường, vừa có vẻ mơ hồ khiến cho con người đâm ra nghi ngờ và đưa đến những ý nghĩ có vẻ đùa giỡn nhưng cũng phần nào hàm ý sự hoài nghi như có câu “người ngay thường mắc nạn, kẻ ác lại sống lâu”. Và nếu đem cái triết lý qủa báo của nhà Phật thì lại đi vào một nghi vấn khác: đâu phải lúc nào cũng thấy “qủa báo nhãn tiền” ? Nếu không “nhãn tiền” thì đến bao giờ ? Đi xa qúa sẽ làm lung lay niềm tin của con người.
Nguồn: Thế giới bùa ngãi
Xuất hành đầu năm là phong tục được người Việt rất coi trọng, sau việc chọn tuổi xông nhà. Cùng ## tìm hiểu kiến thức tử vi và khám phá xem Tết Giáp Ngọ xuất hành hướng nào để gặp may nhé!
Theo quan niệm dân gian, nếu xuất hành đầu năm đúng giờ tốt, hướng tốt sẽ giúp cả năm may mắn trong công việc, tiền tài. Thậm chí, đối với người đang đi tìm “một nửa”, hướng xuất hành đầu năm cũng được coi là giúp họ cầu duyên như ý.
Bước chân ra cửa cầu may
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi khi gặp chuyện không được như ý mọi người thường có câu cửa miệng: “Không hiểu sáng nay ra cửa bước chân trái hay chân phải mà xui thế!”. Thậm chí, có hẳn một chuyên đề bàn luận trên các diễn đàn của các trang web về chuyện buổi sáng nên bước chân nào ra trước.
Với quan niệm như vậy, nhiều người cho rằng đầu năm bước chân ra khỏi cửa vào giờ tốt, đi về hướng tốt thì cả năm công việc, tiền tài sẽ hanh thông, vạn sự may mắn.
## thì còn ít ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán, song có rất nhiều người đã quan tâm tới tuổi xông nhà, ngày hoàng đạo và hướng xuất hành để chuẩn bị đón tài lộc. Mọi người thường chọn giờ Hoàng đạo vào lúc sớm để xuất hành. Có hai hướng để xuất hành là hướng Tài Thần và Hỷ Thần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích xuất hành về hướng Hỷ Thần, là vị Thần mang lại nhiều may mắn và niềm vui. Với những ai chú trọng đến tài lộc sẽ thường chọn hướng Tài Thần.
Hướng tốt cho việc cầu tài (Tài Thần) ngày mùng Một năm Giáp Ngọ, theo các chuyên gia về phong thủy và các nhà nghiên cứu Kinh dịch, là hướng Tây Bắc và hướng xuất hành tốt cho việc cầu tình (Hỷ Thần) là hướng chính Nam. Có một số người, như TS Nguyễn Văn Vịnh – Chủ Tỵch Hội Phong thủy Việt Nam thì gợi ý, hướng Tài Thần ngày mùng Một Tết là Tây Nam.
Lý giải cho việc tại sao hướng Tài Thần trong ngày đầu năm Giáp Ngọ là Tây Bắc, nhà nghiên cứu và dự báo Nguyễn Bá Minh – Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người cho hay: Mùng Một Tết Giáp Ngọ là ngày Nhâm Dần, theo sách cổ của triết học Phương Đông thì hướng Tài Thần của ngày này là Tây Bắc, hướng Hỷ Thần là chính Nam. “Bạn quan tâm đến hướng xuất hành đầu năm thì nên biết, muốn cầu tài, cầu lộc cho năm mới, từ sau Giao thừa đến hết ngày mùng Một Tết, ra khỏi nhà (lần đầu tiên) đi về hướng Tây Bắc, sau đó đi đâu mới đi tiếp. Những ai cầu hôn hay kết bạn thì ra khỏi nhà lần đầu trong ngày mùng Một Tết thì đi về hướng chính Nam trước rồi sau đó mới đi tiếp”, ông Minh nói.
Theo đó, các giờ hoàng đạo trong ngày mùng Một Tết được một số nhà phong thủy và nhà nghiên cứu đưa ra là giờ Tý (23g-1g), Sửu (1g-3g), Thìn (7g-9g), Tỵ (9g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g). Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Minh đưa ra giờ tốt trong ngày mùng Một Tết là các giờ 8g-10g, 12g-14g, 16g-18g.
Chọn ngày tốt để khai trương, động thổ
Có thể thấy, sau phong tục chọn tuổi xông nhà, người Việt rất coi trọng việc xuất hành đầu năm, cùng đó là chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát.
Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm lý học Đông Phương, những ngày tốt trong tháng Giêng năm Giáp Ngọ là ngày mùng 2, 6, 9, 15, 26. Chuyên gia phong thủy Phạm Cương – Giám đốc Công ty cổ phần Nhà Xuân thì cho rằng, trong tháng Giêng ngày mùng 1, 2, 4, 6, 10 là ngày tốt.
Theo ## thì với cách tính lịch dựa theo sách cổ của triết học Phương Đông, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Minh đưa ra cách tính: Ngày mở hàng đầu năm có thể ngày mùng Một, mùng Hai Tết, hai ngày đó tuy không tốt ngày nhưng không xấu. Mùng Ba là ngày “Tam nương”, sao Hư rất xấu. Mùng Bốn là ngày Sát Chủ. Hai ngày này không nên mở hàng, động thổ hay cưới xin.
Ngày 6 tuy sao tốt (sao Bích) nhưng lại là ngày “Không vong” nên là ngày xấu. Ngày 7 tuy sao tốt (sao Khuê) và ngày Đại an, nhưng lại là “Tam nương” nên cũng là ngày không tốt cho các việc mở hàng, động thổ hoặc cưới gả. Ngày 8, 9 và ngày 11 tháng Giêng năm nay là những ngày rất tốt và các ngày 14, 17, 20 và 26 trong tháng này cũng là những ngày tốt.
Bên cạnh việc chọn ngày đẹp trong tháng, trong năm để xây, sửa nhà năm Giáp Ngọ, ông Minh cũng lưu ý những tuổi không nên xây sửa nhà trong năm 2014 này theo vòng vận hạn 18 năm một lần – “Thập bát cục” của triết học Phương Đông (đã được đề cập trong bài viết “Chọn tuổi xông nhà năm Giáp Ngọ ở số báo trước). Theo đó, những người gặp cung “Sinh li tử biệt” hoặc cung “Bệnh phù, tuyệt mệnh” trong năm Giáp Ngọ là các tuổi: Nhâm Thân 1932, Tân Tỵ 1941, Ất Dậu 1945, Đinh Hợi 1947, Giáp Ngọ 1954, Ất Mùi 1955, Đinh Dậu 1957, Tân Sửu 1961, Ất Tỵ 1965, Mậu Ngọ 1978, Mậu Thìn 1988, Ất Hợi 1995, Canh Thìn 2000, Tân Tỵ 2001, Ất Dậu 2005, Đinh Hợi 2007, Tân Mão 2011.
Theo nhà nghiên cứu và dự báo Nguyễn Bá Minh, các tuổi trên nên cẩn thận trong năm tới, tránh gặp nhiều điều không may mắn, dễ đau ốm, tai nạn, dễ gặp những bất hòa chia ly về tình cảm và thường báo hiệu trong gia tộc có tang tóc xảy ra. Do đó, những tuổi này không nên xông đất, xông nhà cho ai vào năm mới và không nên xây dựng, sửa sang nhà cửa (không kỵ mua bán hay chuyển đổi), trừ trường hợp người có cung đó nhưng lại không ở trong căn nhà sẽ xây hoặc sẽ sửa thì vẫn làm được.
► Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự |
Thời gian: tổ chức vào ngày 29 tháng 9 âm lịch.
Địa điểm: xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ông tổ nghề đúc đồng, chạm bạc - Nguyễn Công Tuyền.
Nội dung: Trong ngày này, các trưởng họ sẽ mang sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên bàn thờ, dâng hương tổ sư để tỏ lòng biết ơn đồng thời các nghi lễ thắp hương của người đồng niên (49 tuổi) cùng với phần hội như hát ả đào, ném cướp cây bông cùng các trò chơi dân gian khác cũng được tổ chức trong lễ hội.
Tiết Đoan Ngọ là truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, ngoại trừ tục “giết sâu bọ”, còn có những biện pháp phong thủy tốt lành để trừ tà, khai vận mà không phải ai cũng biết. Một trong số đó là mang theo bảo bối phong thủy của 12 chòm sao trong tiết Đoan Ngọ bên người.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)