Những cách nhìn khác nhau về một số sao (1)
+ Bộ KK luôn đối xứng qua trục Tỵ Hợi, sao Địa Kiếp được an như sau: sinh tháng 1 an Địa Kiếp ở cung Tử Tức, sinh tháng 2 an ở cung Tài, sinh tháng 3 an ở cung Tật, sinh tháng 4 an ở cung Di, sinh tháng 5 an ở cung Nô, sinh tháng 6 an ở cung Quan, sinh tháng 7 an ở cung Điền, sinh tháng 8 an ở Phúc, sinh tháng 9 an ở Phụ, sinh tháng 10 an ở Mệnh, sinh tháng 11 an ở Huynh, sinh tháng 12 an ở Phu Thê. Từ vị trí của Địa Kiếp lấy đối xứng qua trục Tỵ Hợi sẽ có sao Địa Không.
+ An KK theo như trên sẽ cho ra kết quả y hệt như cách an cũ, nhưng sẽ cho thấy một cái nhìn khác về KK. Thật ra hai cách an là như nhau chỉ với suy luận toán học rất thuần túy. Nhưng qua đó tôi đã lĩnh ngộ ra rằng. KK nó chính là sự biểu hiện của Lệnh Tháng trên lá số. Nếu như ai có nghiên cứu Tử Bình hay Bốc Dịch sẽ biết tầm quan trọng của Nguyệt Lệnh. Trái với Nguyệt Lệnh thì thì suy, được Nguyệt lệnh sinh phù thì vượng. KK tượng cho sự vất vả, cực khổ, lúc nào cũng phải lo toan, nó đóng ở cung nào thì cung đó sẽ có sự khó khăn, vất vả, nếu đi kèm những sao xấu khác thì nó còn báo hiệu sự nguy hiểm đến tính mạng. Hai sao này khởi an từ cung Hợi, tức là nơi Thiên Môn, nếu ai biết Lục Nhâm chắc chắn sẽ biết sự quan trọng của cung này khi an vòng Quý Nhân. Như vậy từ cách an của KK ta thấy được một cái gạch nối giữa Tử Vi-Tử Bình-Lục Nhâm. Phải chăng có một môn nào đó cao hơn 3 môn này bao trùm tất cả chăng? Có lẽ là Thái Ất.
2 - Bộ Xương Khúc
+ Tương tự như vậy, bộ Xương Khúc khởi từ hai cung Thìn Tuất và sao Văn Xương được an theo tháng sinh như sau: tháng 1 an ở cung Tài, tháng 2 an ở cung Tật, tháng 3 an ở cung Di, tháng 4 an ở cung nô, tháng 5 an ở cung Quan, tháng 6 an ở cung Điền, tháng 7 an ở cung Phúc, tháng 8 ở Phụ Mẫu, tháng 9 ở Mệnh, tháng 10 ở Huynh, tháng 11 ở Phu Thê, tháng 12 ở Tử Tức. Từ vị trí của Xương có thể dễ dàng an sao Khúc. Hãy tự kiểm nghiệm, các bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn y như cách an cũ.
+ Từ cách an cung Mệnh và các sao an theo giờ, tôi đã nghiệm ra các sao an theo giờ sinh tất cả đều có 1 phiên bản an theo tháng sinh và cho kết quả hoàn toàn tương tự như cách an cũ.
Như vậy thật ra mà nói trong Tử Vi quan trọng nhất chính là Nguyệt Lệnh, và Nhật chủ dùng để an 12 cung, 14 chính tinh và những phụ tinh quan trọng. Trong đó 12 cung và 14 chính tinh cần dùng đến Nhật chủ, Nguyệt Lệnh, Giờ Sinh và Thiên can của năm sinh. Còn những phụ tinh quan trọng an theo giờ sinh thật ra là những sao an theo tháng sinh như vậy nó chính là sự bổ sung cho thấy vai trò của Nguyệt Lệnh trong lá số.
Qua đó có thể thấy những môn lý học tưởng là dị biệt chẳng quan hệ gì với nhau nhưng nó lại có những gạch nối thật tài tình nếu quan sát và suy ngẫm kĩ lưỡng. Qua đó có thể chăng là một môn dự báo thống nhất bao trùm lên tất cả những môn này đã từng tồn tại? Chỉ là một câu hỏi dành cho suy ngẫm...
3. Trục Thìn Tuất, trục Tỵ Hợi và Không Kiếp
Ngày đông chí là ngày nhất dương sinh, ngày ngăn nhất, đêm dài nhất. Tượng cho vạn vật bắt đầu sinh sôi. Xác định đúng ngày đông chí là việc làm quan trọng nhất của Thiên quan khi xưa, vì vào ngày này Vua phải làm lễ tế Giao-là lễ tế lớn nhất trong năm.
Vào ngày đông chí thì Mặt Trời mọc lên từ cung Thìn, cho nên rồng mặt trời tượng cho Vua. Do ngày ngắn nhất cho nên mãi không sáng được, thành ra người xưa gọi đó là cung Thiên La tức là lưới trời giam giữ không cho mặt trời mọc.
Ngày Hạ chí là ngày nhất âm sinh, ngày dài nhất đêm ngắn nhất. Mặt Trời vào ngày này lặn ở cung Tuất, và mãi mới lặn được cho nên gọi cung Tuất là cung Địa Hộ hay Địa Võng.
Thiên La, Địa Hộ là nơi cổng trời, thiên thần thường hay đi về, được canh giữ ở hai vị hung thần là Thiên Khôi và Hà Canh. Khôi Canh ở đâu, quý nhân không đến, vì đấy là nơi hung hiểm nghiêng lệch của trời đất.
Thiên văn học hiện đại thì xác định trục Thìn Tuất chính là hoàng đạo.
Ngày / Năm là Giáp Kỷ thì Giờ /Tháng Thìn có can Mậu
Ngày / Năm là Ất Canh thì Giờ /Tháng Thìn có can Canh
Ngày / Năm là Bính Tân thì Giờ /Tháng Thìn có can Nhâm
Ngày /Năm là Đinh Nhâm thì Giờ /Tháng Thìn có can Giáp
Ngày /Năm là Mậu Quý thì Giờ /Tháng Thìn có can Bính
Cho nên có thể thấy Thìn chính là nơi hợp hóa trường sinh của Ngũ Hành, còn Tuất là nơi tuyệt. (Ngày /Nam là Giáp Kỷ thì Giờ /Tháng Tuất có can Giáp, các trường hợp khác cứ tương tự mà suy).
Trục Thìn Tuất là vậy, là nơi đi về của các thần, chắc vì vậy mà nó là nơi khởi đầu an cho rất nhiều tinh đẩu quan trọng trong Tử Vi.
Lệch xuống phía Bắc 18 độ so với Tuất là cung Hợi, nơi hoàn toàn u minh sau khi ngũ hành đã diệt, đó là nơi khởi hai sao Không Kiếp. Giờ Tý là nhất dương sinh, đến giờ Mão là Dương Minh, giờ Ngọ là nhất âm sinh, đến giờ Dậu là âm minh; cho nên vào 4 giờ này KK hoặc đồng cung hoặc xung chiếu để cho thấy sự nghiêng lệch về âm dương trong lá số. KK nếu nhìn theo cách an giờ sinh là vậy, còn nhìn theo cách an tháng sinh để thấy được sự trái ngược lệnh thang trên lá số ảnh hương mạnh ở cung nào, về lục thân thì ở đâu.
Lá số đã có Xương Khúc thì ko bao giờ có Không Kiếp. Những người có tứ trụ Thuần Dương thì Mệnh Tài Quan trong Tử Vi có đủ Xương Khúc Tả Hữu, Tứ Trụ thuần âm thì chỉ có KK mà không có Xương Khúc Tả Hữu. Tử Vi cho rằng THXK là cát, KK là hung; nhưng Tử Bình thì cho rằng thuần âm thuần dương đều là không tốt. Mâu thuẫn chăng ??
Không mâu thuẫn, vì thật ra TH, KK, XK nó cho biết sự vượng của lệnh tháng nghiêng hẳn về bên nào trong lá số tử vi, cho nên Tử Vi hay Tử Bình cần phải xem xét thật kỹ, Tả Hữu Xương Khúc chưa chắc đã cát, Không Kiếp chưa chắc đã hung. Quân bình âm dương chưa chắc đã cát, âm dương xô lệch chưa chắc đã hung.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)