I - Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG Trong tướng học Á Đông, từ ngữ sắc bao trùm nhiều lãnh vực: a ) Màu da của từng cá nhân Tướng học Á Đông là kết quả tích luỹ các kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng được cho các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể tầm vóc tương tự như người Trung Hoa và cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tập quán và văn hoá Trung Hoa như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam mà thôi.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Nói chung, người Á Đông tuy là giống da vàng, nhưng trong thực tế, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc trắng ngà, sắc hung hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi mét xanh như Đơn Hùng Tín, trong truyện cổ của người Trung Hoa.
Về vị trí quan sát, tuy nói tổng quát là làn da, nhưng trong tướng học khi nói đến sắc da, người ta chú ý nhất đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất, còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.
b ) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hoặc thân thể
Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau :
-Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay, của vành tai
-Màu đen hoặc hung hung của râu tóc, lông mày
-Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu ( ta thường gọi là đen của tròng đen )
-Màu đỏ của các tia màu mắt ….
c ) Sự đậm lạt của từng loại màu
Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt hay làn môi ta thấy có môi hồng lạt, hồng đậm, hồng phương trắng. Cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh, trắng ngà. Tóm lại, sự đậm lạt của màu cùng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.
d ) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần
Cùng một màu hồng của môi, của cặp má, nhưng ta thấy có người môi khô, có người môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô trông như vỏ cây hết nhựa.
Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hợp do nhiều màu đơn thuần hợp thành. Lãnh vực của chúng cũng đồng một khuôn khổ như các lãnh vực của các đơn sắc.
Sau hết, trên khuôn mặt của một cá nhân, dù màu đơn thuần hay mau phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác, hoặc về phẩm chất, về độ đệm lạt, về thành phần cấu tạo ( đối với các loại màu phức tạp ) qua thời gian. Chẳng màu da trắng của một người có thể sau một thời gian biến sang hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ; cặp mắt trong xanh và là môi tươi thắm có thể vì một lý do bệnh nào đó mà biến thành cặp mắt trắng đã làn môi thâm sì.
Tóm lại, khi nói đến sắc trong tướng học là ta nói đến màu của các loại da, màu của các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của màu trên con người từ khu vực này sang khu vực khác, từ thời gian này sang thời gian khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lãnh vực nói trên, đi từ tổng quát tới chi tiết, từ chỗ đơn thuần tới chỗ phức tạp. Đôi khi quan sát bằng thị giác chưa đủ, người ta còn phải vận dụng đến cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lãnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.
II - CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC
Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:
- màu đỏ - màu xanh - màu vàng - màu hồng - màu trắng - màu tía - màu đen
Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.
Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc.
Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim.
Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy.
Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.
a ) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người
Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:
-Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã
-Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà , tật bệnh, hung tai
-Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc
-Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh
-Màu hồng ( và đôi khi màu Tía ) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu
-Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn
Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói “ vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc".
Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.
Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó :
- Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc
- Tính cách thanh trọc của sắc
- Hư sắc hay thực sắc
-Bộ vị xuất hiện
-Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người ( Ngũ hành hình tướng )
-Phối hợp hay không phối hợp với màu sắc từng mùa
-Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt
-Đơn thuần hay tạp sắc …
Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.
Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.
b ) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc
Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :
1 - Hư sắc và thực sắc
Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.
Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.
Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.
2 - Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc
Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.
*Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.
*Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).
Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.
Như danh xưng của nó , trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát
-Kim trệ : Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là đềim báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.
Mộc trễ : Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa .
Thuỷ trệ : Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.
-Hỏa trệ : Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.
-Thổ trệ : Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.
*Hoại sắc: Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.
1) Nhân tướng học & tiên liệu vận mạng
2) Ứng dụng Nhân tướng học vào việc xử thế
3) Tướng Phát Đạt
4) Tướng Phá Bại
5) Thọ, Yểu qua tướng người
6) Đoán tướng tiểu nhi
7) Phu Luân về tướng Phụ nữ
8) 36 tướng hình khắc
9) Những tướng cách phụ nữ
10) Nguyên lý Âm Dương Ngũ hành
11) Ứng dụng của Âm Dương trong Tướng Học
12) Tương quan giữa Sắc và con người
13) Ý niệm Sắc trong tướng học Á Đông
14) Bàn tay và tính tình
15) Quan điểm của Phật giáo về vấn đề xem Tử Vi - Bói Toán
(Trích Lược Tử Vi :Tuổi Mùi, năm nay số mệnh ra sao? 12 Con Giáp và những đặc tính)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Ngọc Sương (##)