Vì sao phải cân bằng cảnh quan sân vườn? –
Sân vườn là khoảng không gian mang lại màu xanh thiên nhiên cho ngôi nhà. Các nhà phong thuỷ học cho rằng, nếu bô” trí sân vườn phù hợp với đạo phong thủy thì không những chủ nhà có được sức khỏe và tinh thần tốt mà còn có sự hưng vượng của trạch khí.
Vườn là bộ phận bao quanh nơi ở. Trong vườn thường có hoa cỏ, chim cá, ngọn giả sơn, cây cối, cây cầu nhỏ có dòng nước chảy qua, phôi hợp thêm với một vài nhà thuỷ tạ có thể làm cho ngôi nhà bạn giông như chốn bồng lai tiên cảnh. Ngôi nhà như thế mang vẻ đẹp của tự nhiên, làm cho phong thuỷ thêm tuyệt vời.
Cách bố cục hợp lý phụ thuộc vào phương hướng. Nếu phương hướng hợp lý có thể tạo ra một bầu không khí tuyệt vời, có lợi cho đời sông cũng như sự nghiệp của chủ nhà. Ngược lại, nếu những cảnh sắc trên mà không có phương hướng hợp lý thì sẽ tạo thành một bầu không khí khác thường, mang lại nhiều bất lợi cho cuộc sống và công việc của con người.
Để đảm bảo sự đồng điệu hài hòa giữa nhà ở và sân vườn, cần đặc biệt chú ý đến phương vị của sân vườn cũng như cây côi và các vật kiến trúc trên đó.
– Sân vườn nằm ở hướng Tây Bắc. Trừ khi cây cối nằm sát với ngôi nhà thì ngọn giả sơn hay bóng cây mới không ảnh hưởng đến ngôi nhà. Khi thiết kế, nên để ý đến vị trí của cây côi và cần để một khoảng đất trông.
– Sân vườn nằm ở hướng Đông Nam. Ánh mặt trời tràn trề làm con người luôn luôn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, nếu cây cối quá nhiều thì ánh sáng tốt nhất là chiếu sáng từ phía sau.
– Bô” trí sân vườn hướng Nam, bạn và cây côi, hoa lá sẽ được tắm nắng, tạo cho tâm hồn thư thái, cơ thể khoẻ mạnh nhờ được bổ sung vitamin D.
– Sân vườn ở phía Bắc, nên để xa ngôi nhà, sau đó lấy vị trí của cây cối làm chủ thể và phối hợp với các khoảng đất trông để không tạo nên sự so le quá lớn về cảnh quan mà vẫn có thể ngắm cảnh sân vườn.
– Giữa những toà nhà cao tầng, không nên để một
khoảng sân vườn lọt thỏm ở giữa. Phong thuỷ truyền
thống cho rằng, sân giữa có cây cối và bể tích nước đều
là đại hung. Vì ở sân giữa phát ra Thổ khí (hơi đất)
tuân theo sự dịch chuyển tự nhiên của bốn mùa mà sinh ra, song lại bị các toà nhà xung quanh vây kín nên không thể theo kịp nhịp dịch chuyển gây ra trạng thái mất cân bằng. Mà nơi nào có Thổ khí (hơi đất) không Ổn định sẽ đem lại sự xáo trộn cho trạch khí.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung rằng, khi bên ngoài đã là mùa xuân và Thổ khí đang rất thịnh vượng, vậy mà ánh nắng mặt trời vẫn không chiếu được vào sân giữa, ở đó vẫn còn Thổ khí của mùa đông thì đó là trạng thái không cân bằng.
Bởi vậy, nếu có sân vườn nằm ở vị trí chính giữa các tòa nhà, thì phải chú ý tới yếu tố đón ánh nắng mặt trời, không nên trồng cây to và đặt bể nước, để khí áp và Thổ khí trong sân giữa cân bằng với bên ngoài mới có thể duy trì được vệ sinh và sức khỏe vượng khí của nhà ở và sân vườn.
Nếu diện tích vườn rộng rãi có thể có vườn trước và vườn sau. Phong thuỷ học cho rằng, vườn trước là để sinh tài lộc còn vườn sau là để người ở. Do đó cần phải có cách bố trí khác nhau.
Những vấn đề cần chú ý của vườn trước.
+ Vườn trước phải gọn gàng sạch sẽ, nhìn đẹp mắt, phải thường xuyên quét dọn để bảo đảm có một bầu không khí luôn trong lành thoáng mát
+ Lượng cây côi và hoa cỏ trong vườn phải phù hợp, thường xuyên tưới nước và cắt tỉa để giữ lá cây luôn xanh tcít.
+ Phải có hệ thống thoát nước thông thoáng, lớp rêu xanh ở dưới mặt đất không nên quá dàyề
+ Hướng Bạch Hổ (nếu cửa ở hướng Nam thì phía Tây là hướng Bạch Hổ), không nên trồng các loại cây cao to hoặc giàn hoa quá cao.
+ Vườn nhà không giông như công viên nên không nên đặt những hòn đá đứng đơn độc. Phong thuỷ học cho rằng nếu trong vườn có những hòn đá đứng đơn độc thì người trong nhà sẽ dễ bị bệnh.
+ Không nên để đồ phế phẩm, cát đá lộn xộn, hay đặt đá mài, cối đá trong vườn. Người xưa cho rằng làm như thế sẽ dễ gây bệnh hoặc cản trở vận may đến với gia đình.
+ Phía bên phải không nên xây hồ nước, không đặt những tảng đá lớn, chum nước hay ngọn giả sơn và nhà để xe. Nếu phạm phải “tam sát” này thì gia đình rất dễ xảy ra chuyện.
– Những điều kiêng kị khi sắp xếp vườn sau:
+ Không nên đặt ngọn giả sơn hay hồ nước, tháp nước tại vị trí này.
+ Không được đào giếng tại vị trí Bạch Hổ hay chính giữa của vườn sau (nghiêm trọng có thể làm hại người). Nên đặt giếng ở hướng Thanh Long.
+ Không nên đặt những hòn đá lớn, đá có hình dạng kì quặc hay cối đá, đá mài, gạch ngói ở giữa vườn sau.
+ Vườn sau không nên nằm đối diện với tường của nhà khác. Nếu không thể thay đổi được thì có thể dùng một ngọn giả sơn cao l,5m để che chắn.
+ Không nên trồng quá nhiều hoa cỏ và cây ăn quả ở vườn sau để tránh âm khí nặng nề. Cũng không nên trồng những loại cây có gai, cây to vì nó sẽ che chắn ánh sáng. Nếu nuôi các loài lục súc (lợn, trâu, dê, ngựa, gà, chó) thì phải giữ gìn vệ sinh, như vậy ngôi nhà mới sạch sẽ, thoáng mát.
+ Công thoát nước của vườn sau không được từ giữa vườn thoát ra (cổng trước mở ở đầu nguồn nước, cổng sau mở ở cuối nguồn nước), tốt nhất nên xây công thoát nước ở bên hướng Bạch Hổ.
+ Chậu hoa bằng đá, bằng bê tông ở vườn sau nên đặt ngang chứ không nên đặt thẳng.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Minh Tuyết (##)