Tiết lộ động trời về cái chết bí ẩn của vua Quang Trung
Theo cách chiết tự và diễn nghĩa từ 7 chữ "Xa Tâm Chiết Trục Ða Ðiền Thử" đã có ý nói rõ: vua Quang Trung chết vào năm Tý.
Vì chữ "Xa" và chữ "Tâm" đem ghép lại là chữ "Huệ"; "Chiết Trục" là gẫy trục; "Thử" là chuột mà chuột là "Tý", hay năm Tý... Như thế, phải chăng từ năm 1790 trở về trước, Càn Long đã đoán được số mạng của vua Quang Trung sẽ mất vào năm Tý?
Mùa Thu 1792, vua Quang Trung băng hà. |
Sách "Ngụy Tây Liệt Truyện" của bộ sử ký "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện", quyển 30 trang 42, các sử quan triều Nguyễn ghi như sau:
"...Một hôm về chiều, Quang Trung đang ngồi, bỗng xây xẩm tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt mắng rằng: Ông cha ngươi sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân của Chúa, Ngươi sao dám phạm đến lăng tẩm?
Rồi lấy gậy đánh vào trán, Quang Trung mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự, lâu lắm. Lúc tỉnh dậy nhà vua đem việc ấy nói với quan trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bịnh chuyển nặng mới triệu quan trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về bàn bạc để dời đô ra đó. Thương nghị chưa xong thì Thế Tổ ta đã lấy lại được Gia Ðịnh, chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế chấn động.
Quang Trung nghe được lo buồn, bịnh ngày càng kịch liệt...".
Ðọc sử Việt Nam, có rất nhiều cách giải thích khác về cái chết của vị anh hùng dân tộc của chúng ta, nhưng không mấy hấp dẫn. Do đó, người viết phải tìm thấy thêm trong "Ðại Thanh Thực Lục" và "Ðông Hoa Toàn Lục" (Sử Trung Quốc) ghi rằng: "Năm Càn Long thứ 58 (vào tháng 1 năm 1793), Quách Thế Huân khấu báo lên Càn Long là An Nam quốc vương Quang Trung đã chết vì bệnh".
Càn Long, hơi giật mình rồi như đang suy nghiệm một điều gì có thể đúng với dự tính trước đó của ông ta... Phải chăng, vua Thanh đã biết trước được một chuyện gì chăng về cái phải xảy ra với vua Quang Trung? Theo hắn ta phải sớm hơn... (vì khoảng sáu tháng sau ngày vua Quang Trung băng hà, Càn Long mới biết tin). Tại Bắc kinh, trước lúc đó, Vũ Văn Dũng được tin mật, vị trưởng đoàn sứ thần này xỉu đi... Khi tỉnh lại, liền gấp rút từ tạ vua Thanh mà trở về Phú Xuân ngay.
Vua Quang Trung mất vào mùa Thu 1792, nửa năm sau Mãn Thanh mới biết, và cho người sang báo tang. Sự chậm trễ này không phải do Quách Thế Trung, mà chính do sự sắp đặt của hoàng triều Phú Xuân muốn làm vậy. Trong "Ðông Hoa Toàn Lục", quyển 117, trang 5s, đã ghi lại ý trách móc của Càn Long:
"Quốc Vương Nguyễn Quang Bình đã mất ở Nghệ An vào tháng 9 năm ngoái. Vua Càn Long liền quở trách người đưa tin như thế là quá chậm, chắc bây giờ đã tống táng rồi".
Sự việc rõ ràng bên trong có dụng ý riêng, vì không phải báo về cái chết của Nguyễn Quang Bình chậm, mà còn sai chỗ nữa (Phú Xuân chứ không phải Nghệ An). Mặt khác, Phú Xuân còn cho làm mộ giả của vua bên Hồ Tây để đón sứ thần Mãn Thanh sang phúng điếu. Sứ Thanh đến, muốn vào thăm Phú Xuân, triều thần Tây Sơn nhất định không cho, còn tìm mọi cách đánh lạc hướng như dẫn họ lên tận Sơn Tây, khi sứ Thanh phát hiện, triều thần Tây Sơn mới chịu dẫn họ trở lại, nhưng chỉ dừng ở Thăng Long mà thôi.
Những việc nhà Thanh làm rất mâu thuẫn và bí mật, nhất là việc đòi phải vào đến tận Phú Xuân xem xét...
Năm 1789, chính Thành Lâm không chịu vào Phú Xuân để phong vương cho vua Quang Trung (lần đầu sau khi Phạm Công Trị đóng vua Quang Trung giả), mà chỉ tại Thăng Long, viện lý do không được trái lệ thường (Các triều đại trước mỗi khi Trung Hoa cho sứ sang nước ta làm lễ phong vương, đều thực hiện tại Thăng Long theo qui lệ của các vua Trung Hoa), nhưng lần này lại đòi vào tận Phú Xuân để điếu tang.
Tại sao triều thần Tây Sơn không cho Thành lâm vào Phú Xuân? Cũng như vua Quang Trung luôn cho người giả mình để tiếp xúc với nhà Thanh? Tất cả mọi nghi vấn như thế này chỉ có vua Quang Trung và các cận thần của ông ta mới biết! Ngày nay, chúng ta sao có thể suy đoán rằng: triều thần Tây sơn sợ các thầy địa lý Tàu ếm bùa ếm ngãi nơi mộ vua Quang Trung!(?). Giai đoạn xã hội lúc đó, chuyện xảy ra như thế này không phải là không có.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)