Tướng bàn tay đàn ông –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Bản mệnh Phật là vị Phật độ mệnh của riêng từng con giáp, không chỉ bảo hộ bình an mà còn khai quang cát tường, mang tới sự may mắn và tốt lành. Cùng xem tuổi Tý thờ Phật nào, thỉnh bản mệnh Phật nào là phù hợp nhất nhé. Trong cuộc sống bất luận làm gì cũng không biết trước được kết quả. Con người cầu khẩn tới thần phật đều hi vọng cầu được ước thấy, nhanh chóng được phù hộ độ trì để hoàn thành tâm nguyện của bản thân. Bất cứ con giáp nào cũng có một vị Phật dõi theo, không thể thấy được bằng mắt thường nhưng cảm nhận được bằng tâm linh, che chở và hướng con người tới những giá trị chân – thiện – mỹ đích thức. Vậy người tuổi Tý thờ Phật nào là phù hợp nhất? Đó là Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát.
Có 3 cách hóa giải Tuần Triệt dựa trên nguyên lý hình thành của nó.
a. Động cung xung chiếu.
Sao tốt gặp Tuần Triệt là đáng được thuận lợi, tự do mà lại bị kìm hãm, vô hiệu hóa, nên xấu.
Vậy dùng cách động cung xung chiếu, đó là phá cửa nhà tù mà ra. Dùng cây gỗ lớn tông thẳng vào cửa mà phá xích. Dùng quân tinh nhuệ, lính đánh thuê tập kích phá tung tường bao, giải thoát tù nhân, thả hổ về rừng.
Với Tuần là kích tung lên cho mất cái trì trệ, chậm chạp. Đó là làm con đường xuyên qua vùng đất lạc hậu để nó phát triển đi lên. Con đường càng đâm thẳng vào vùng đất đó, càng đi xuyên qua vùng đất đó càng lợi, nên động cung xung chiếu là đắc cách.
b. Chủ động tạo sự ngăn cách.
Cách này tạo ra cái giống Tuần Triệt để giảm tác dụng của nó.
Vì Tuần Triệt là vùng đất có qui chế đặc biệt, là chỗ xa xôi, là nơi ngăn cách, nên đi xa là một cách tạo hiệu ứng tương tự. Đi đến vùng đất lạ, đi xa hẳn nơi sinh là cách giải rất tốt.
Hoặc chủ động tạo ra sự riêng biệt, tự tách riêng ra. Tự áp đặt cho mình qui chế đặc biệt, không cần cái ngoại lực nào nữa. Đó là khi ở cùng nhà mà tách hộ ăn riêng, làm cùng chỗ mà chia tách riêng các bộ phận. Để Tuần Triệt ứng vào ngăn cách, chia lìa.
c. Dùng sao Tử vi
Đây là một cách giải hết sức hữu hiệu, rất đặc biệt.
Vua có thể ra lệnh biến vùng đất xa xôi nào đó thành thị xã, thành phố, xóa cái lạc hậu chậm tiến đi.
Vua có thể can thiệp để ân xá, giảm án cho tù nhân nên Tử vi có thể giải cái hung của Tuần Triệt.
Đây là một kết quả cực kỳ quan trọng trong ứng dụng. Tử vi ở đâu, nếu dụng được cung đó thì sẽ làm Tuần Triệt nhẹ đi nhiều. Hạn đến Tử vi sẽ xảy ra hiệu ứng bung Tuần Triệt ở cung bị cùm khóa, như vua lên ngôi đại xá thiên hạ, nhà tù mở cửa giải thoát.
Mệnh Thân có Tử vi thì Tuần Triệt tại đâu cũng nhẹ đi nhiều rồi, tức tự mình có quyền tha giết, bắt bớ, nên không sợ Tuần Triệt. Hạn đến Mệnh hoặc xung Mệnh thì sự bung vỡ rất rõ.
Mệnh Thân bị Tuần Triệt, trong các cung xung chiếu, tam hợp chiếu có Tử vi mà dụng được cung đó là coi như đã được giải nhiều rồi. Điều này rất ứng nghiệm, có giá trị cao trong giải đoán.
Tử vi là vua nên dù bị Tuần Triệt đóng tại bản cung vẫn có tác dụng. Thường chỉ ứng là có giám sát chặt chẽ, có xa cách như di chuyển, thay đổi, không bị trì trệ quá đáng, không thể bị vô hiệu hóa.
Tử vi nắm quyền tha giết, Tuần Triệt phải ở trong tay nó. Động cung có Tử vi có thể làm nhẹ Tuần Triệt.
Có gia đình bố mẹ già con cái đùn đẩy không ai muốn phục vụ. Một người con dù vai thấp nhưng đón về nuôi. Người đó Mệnh bị Triệt, có Tử vi ở cung Phụ mẫu, vậy là đã vô tình rước vua vào nhà để giải Triệt. Cuộc sống từ đó liên tục phát tài, có may phúc rất khó hiểu.
Một ví dụ khác là như nàng Kiều bị cùm khóa nơi đất thấp, gặp Từ Hải là phá tung xiềng xích, trở nên khác hẳn.
Thuyền quyên ví biết anh hùng
Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!
Câu trên thực ra là của Sở Khanh hót để khoe khoang với Kiều, nhưng nó lại ứng việc Từ Hải là Tử vi dễ dàng giải thoát Kiều khỏi lầu xanh. Khi Từ Hải chết rồi thì Kiều rơi trở lại đất thấp…
Thật ra những cách đơn giản như Cự Kỵ, hoặc các bộ sao nhỏ như Thai Phục Vượng Tướng mà chúng ta sẽ bàn đến cũng cho chúng ta thấy một số mẫu người có những nét rất đặc biệt trong cuộc đời, nếu không muốn nói là những cách, những bộ sao nhỏ này đôi khi còn ảnh hưởng sâu đậm hơn và chi phối mạnh mẽ hơn trên cuộc đời của đương số. Và trước khi phác họa những nét đặc biệt cũng như những điểm giống nhau và khác nhau của hai mẫu người Cự Kỵ và mẫu người Thai Phục Vượng Tướng, chúng ta hãy bàn qua bản chất của mỗi sao trong hai cách này.
Trước tiên, Cự Môn thuộc nhóm Bắc Đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Mão, Dậu, vượng địa ở Tí, Ngọ và Dần. Về ý nghĩa thì Cự Môn là cái miệng, và chúng ta đã biết, con người sống cũng nhờ cái miệng, chết cũng vì cái miệng, được người thương cũng do cái miệng, bị người ghét cũng bởi cái miệng của mình mà thôi... Ngoài ý nghĩa trên, nếu Cự Môn tọa thủ tại những vị trí miếu, vượng thì Cự Môn còn là biểu tượng của sự giàu sang, thông minh, cơ trí, có khiếu ăn nói, có tài hùng biện, thích hợp với các ngành ngoại giao, giao thiệp, dạy học, luật sư... Chẳng hạn nếu thấy lá số của con cái mình có cách Cự Hổ Tuế Phù, là gồm các sao Cự Môn, Bạch Hổ, Tuế Phá và Thiên Phù hội họp với nhau thì nên khuyến khích cho con cái đi vào ngành luật, vì tương lai chắc chắn sẽ trở thành những luật sư tài giỏi. Nhưng ngược lại, nếu Cự Môn rơi vào những nơi hãm địa thì đã không tài giỏi lại thiếu suy nghĩ, cứ mở miệng ra là bị người ta ghét và suốt đời chỉ gặp toàn là những chuyện thị phi khẩu thiệt mà thôi.
Ý nghĩa thứ hai, Cự Môn là viên ngọc. Chẳng hạn, Cự Môn ở Tí Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, có nghĩa là ngọc còn ẩn trong đá, Cự Môn gặp Thái Dương là cách Cự Nhật, là ngọc lấp lánh dưới ánh mặt trời, và Cự Môn gặp Hóa Kỵ là cách Cự Kỵ mà chúng ta đang bàn đến, còn gọi là Tì Hà Ngọc, có nghĩa là ngọc bị tì vết.
Sao thứ hai của cách này là Hóa Kỵ, một ám tinh với nhiều tính xấu như độc hiểm, ích kỷ, ghen tuông, tai tiếng, thị phi, kiện cáo, tai họa, bệnh tật, nông nổi và hay lầm lẫn... Với bản chất như vậy, cho nên Hóa Kỵ đã làm cho viên ngọc Cự Môn thành tì vết, nhưng Hóa Kỵ cũng có một điểm tốt là giữ được của.
Cách Cự Kỵ không có gì đáng nói đối với nam mệnh, ngoài những nét tổng quát là cuộc đời nhiều thất bại, lại thường hay bị nhiều điều thị phi khẩu thiệt, tai nạn về xe cộ hay sông biển, mà cách này chỉ đáng lưu ý hơn đối với nữ mệnh. Khi gọi cách Tì Hà Ngọc thì chữ ngọc hàm ý chỉ vào phái nữ, hay nói rõ hơn là vấn đề trinh tiết, phẩm hạnh của một người đàn bà, cho nên mẫu người Cự Kỵ mà chúng ta nói đến là bàn nhiều đến lá số của những người đàn bà có cách Cự Kỵ.
Khi lá số của một nữ mệnh có Cự Môn tọa thủ và có Hóa Kỵ đồng cung, xung chiếu hay hợp chiếu thì ít nhiều cũng có điểm bất lợi. Ở đây chúng ta phải lưu ý một điều là khi luận đoán một lá số của nữ mệnh mà có những cách như Cự Kỵ, Tham Kỵ, Đào Kỵ hay Thai Phục Vượng Tướng mà chúng ta sẽ đề cập tiếp theo, thì sự cân nhắc nặng nhẹ phải hết sức thận trọng, vì vấn đề sẽ liên quan đến danh tiết và phẩm hạnh của một người đàn bà. Do đó, chúng ta nên phân biệt rõ ràng mỗi trường hợp sau đây.
Trường hợp lá số của một người đàn bà mà cung Mệnh có Cự Môn miếu vượng tọa thủ và gặp Hóa Kỵ, chúng ta phải quan sát thêm ở cung Mệnh và các cung chính khác như cung Thân, cung Phúc, cung Phu, cung Quan, cung Nô... để xem nếu có những sao xác định nết đoan chính như Thái Dương, Tứ Đức... hoặc những sao khắc chế tính lẳng lơ như Hóa Khoa, Thiên Hình... thì Cự Kỵ ở đây nhẹ là những người thường hay gặp các hoàn cảnh khiến cho mình bị những tai tiếng thị phi hoặc dễ bị người khác hiểu lầm, đánh giá sai lầm phẩm hạnh của mình mà có những lời nói, cử chỉ xúc phạm, sách nhiễu tình dục (sexual harassement). Mức độ nặng hơn, nếu gặp những sao như Thiên Hình, Kiếp Sát... thì có thể vì bệnh tật mà phải mổ xẻ, như cắt bỏ buồng trứng, tử cung v.v... Hoặc có thể là những tai nạn về xe cộ và đáng kể nhất là những tai họa về sông biển như một số người đã gặp trên đường vượt biển trong những năm về trước. Như vậy, trong trường hợp này, viên ngọc của cách Tì Hà Ngọc vốn là một viên ngọc sáng, nhưng vì hoàn cảnh mà rơi xuống bùn nên vấy bùn, hoặc bị lăn xuống đường nên có tì vết, đó là ngoài ý muốn, là tai nạn của đương số mà thôi.
Trường hợp nếu Cự Môn tuy là miếu, vượng mà gặp Hóa Kỵ, lại còn được sự hỗ trợ của các sao có tính lãng mạn, như Văn Xương, Văn Khúc, Hồng Loan hoặc lẳng lơ, ham chuộng vật chất, nặng phần tình dục như Tham Lang, Đào Hoa, Thiên Riêu v.v... thì những gì không tốt xảy ra cho đương số là do bản tính chứ không phải là những rủi ro, tai nạn, và hoàn cảnh chỉ là những trợ lực thúc đẩy thêm mà thôi. Chẳng hạn, nữ mệnh có cách Cự Kỵ lại gặp thêm Đào Hồng thì làm sao mà giữ được trinh tiết cho đến ngày lên xe hoa, và khi đã có gia đình thì một đời cũng đau khổ vì tình hoặc phải lo buồn vì chồng con, dù cho họ có một cuộc sống vật chất đầy đủ, dù cho họ cũng có địa vị trong xã hội, là những mệnh phụ phu nhân... Trường hợp này có thể ví như mẫu người của Vương Thúy Kiều, ở cái thời xa xưa đó, với xã hội phong kiến đó, mà nửa đêm thân gái một mình vào nhà Kim Trọng đánh đàn, thì làm sao trách được sự đánh giá nghiêm khắc của người sau: Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Và như vậy, viên ngọc của cách Tì Hà Ngọc trong trường hợp này là một viên ngọc vốn đã có vết, có bọt ngay từ trong lòng đất, chứ không phải do tay người dũa ngọc hay người chủ của viên ngọc.
Trường hợp nữ mệnh có Cự Môn hãm địa tọa thủ mà không được Tuần, Triệt án ngữ hay được các sao “đoan chính” hóa giải phần nào thì đây là một mẫu người đặc biệt. Là mẫu người có một bề ngoài mà ai mới gặp cũng thấy yêu thích, nhưng khi tiếp cận lâu dài thì mới thấy rõ con người thật được che đậy vốn là một người đàn bà chua ngoa, ghen tương, đố kỵ đủ điều... Và nếu đi kèm với một ám tinh Hóa Kỵ nữa thì ba chữ Tì Hà Ngọc thật là đúng nghĩa!
Khoa Tử Vi cũng cho rằng, cách Cự Kỵ dù tọa thủ tại cung Mệnh hay các cung chính yếu khác như cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Tài Lộc hay cung Phu Thê cũng còn nói lên sự bất ổn trong cuộc sống tình cảm của đương số. Lá số có cách Cự Kỵ một đời khó lòng chỉ có một mối tình hay chỉ một cuộc hôn nhân, chuyện gãy đổ, chắp nối hay sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng là chuyện bình thường của mẫu người này, nếu không được những sao hóa giải. Các trở ngại hay đổ vỡ trong tình cảm thường là do sự khắc khẩu, ảnh hưởng của Cự Môn, và tính ghen tuông cũng như lòng ích kỷ quá nặng, ảnh hưởng của Hóa Kỵ.
Tóm lại, cách Cự Kỵ không tốt cho cả nam mệnh và nữ mệnh, nhưng đối với nữ mệnh thì sự ảnh hưởng nặng nề và tai hại hơn trong lãnh vực trinh tiết và phẩm hạnh của đương số. Nói chung, nữ mệnh mà gặp cách Cự Kỵ thì cuộc đời chắc chắn là một kiếp phong trần, chỉ khác nhau ở mức độ nặng nhẹ mà thôi. Nhưng ở đây, chúng ta đừng quên một trường hợp đặc biệt, cách Cự Kỵ lại rất tốt cho những người tuổi Quý và tuổi Thân, khoa Tử Vi Đẩu Số gọi là phản vi kỳ cách, có nghĩa là từ xấu trở thành tốt vì có sự ứng hợp.
Vật trang trí đem đến sức khỏe và phúc khí theo phong thuy
Như trên đã trình bày, khi bô" trí phòng cho người già nên đặt tiêu chí đơn giản, trang nhã lên hàng đầu. Ngoài những dụng cụ, vật phẩm cần thiết thì nên tránh đặt quá nhiều đồ vật ở trong phòng. Nhưng để tạo ra bầu không khí ấm áp hài hòa thì trong phòng cũng có thể đặt một scí vật trang trí thích hợp. Ví dụ như, có thể treo một bức tranh về sông núi, cây cỏ hoa lá có hàm ý về sức khỏe trường thọ trên tường của căn phòng. Hơn nữa, thời gian rảnh rỗi của người già tương đối nhiều, họ thường thích ở trong phòng đọc sách, chiêm nghiệm cho nên đặt những đồ dùng có tính hoài cổ như tranh thư pháp ở trong phòng cũng rất phù hợp.
Xuất phát từ góc độ sức khỏe của người già thì trong phòng họ không thích hợp đặt vật trang trí có khí âm tương đốì nặng như bế cá. Ngoài ra, những đồ vật thiếu sự trang nhã cũng không thể đặt ờ trong phòng.
Nhiều ánh sáng mặt trời mang lại sức khỏe theo phong thuy
Ánh sáng của thiên nhiên rất quan trọng đốì với sức khỏe người già. Ngoài việc phải đặt căn phòng của người già ở nơi nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời thì việc thiết kế cửa sổ ở trong phòng cũng rất quan trọng.Trong phòng nên thường xuyên mở cửa sổ, đặc biệt là khi mặt trời lên. Sau khi không khí ẩm ướt ở trong phòng bị tiêu tán, lúc í này mở cửa sổ có thể thúc đẩy việc trao đôi, lưu thông không khí trong và ngoài căn phòng. Khỉ mà không khí ấm áp, trong lành bên ị ngoài vào phòng, con người tự nhiên sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, nội tâm an định. Nếu như trong phòng đặt một chiếc ghê mây ở chỗ có ánh sáng mặt trời mạnh nhất thì người già có thể ngồi ở đây sưởi nắng, hoặc nói chuyện, hoặc ngồi thiền, như vậy họ có thể cảm nhận sự vui vẻ thoải mái và hưởng thụ cuộc sống mạnh khỏe. Điều này rất có lợi đôĩ vối sức khỏe và hạnh phúc của người già.
Ánh sáng đèn phải ấm áp ,nhu hòa
Phòng người già cần phải yên tĩnh, không khí ấm áp, cho nên yêu cầu phòng của họ phải chọn dùng đèn chùm màu trắng làm nguồn sáng chủ thể. Ngoài ra, tốt nhất ở tủ đầu giường cũng nên đặt một chiếc đèn phụ để giúp chiếu sáng. Khi chọn mua dụng cụ đèn, cần chú ý độ sáng của đèn cần vừa phải. Có như thế mối có thể tạo ra một bầu không khí hài hòa ấm áp, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của người già.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng, để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người già tốt nhất thiết bị chiếu sáng ở trong phòng nên có chức năng điều chỉnh độ mạnh, yếu. Hơn nữa còn phải chú ý, người già thường có thói quen dậy đêm, đa phần lại có thị lực kém. Vì vậy, tốt nhất cửa của nhà vệ sinh cũng đặt một chiếc đèn để người già tiện đi lại.
Đặt hoa cỏ trong phòng người già theo phong thuy
Phần lớn người già đều có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, thêm nữa họ vốn thích trồng hoa cỏ. Cho nên đặt một chậu hoa ỏ trong phòng người già cũng là một lựa chọn không tồi.
Nhìn từ góc độ phong thủy, thực vật là vật phẩm rất quan trọng trong việc cải vận và vượng vận. Đặt thực vật I trong phòng có thể thúc đẩy sinh khí lưu động trong phòng để hình thành khí trường tốt. Hơn nữa, màu xanh lục là màu của sinh mệnh, thực vật màu xanh lục chính là tượng trưng cho sinh mệnh. Vì vậy, trong phòng có thực vật màu xanh lục tức là có sinh khí. Cho nên việc B đặt thực vật ơ trong phòng người già là một việc có ý nghĩa rất lớn
Ảnh minh họa |
► Tham khảo thêm những thông tin về: Phong thủy nhà ở và các Vật phẩm phong thủy chuẩn xác nhất |
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi. Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả… Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.
Thả một hòn sỏi vào trong nước: một tiếng bắn toé lên, rồi chìm nghỉm.
Nhưng để lại vô số gợn sóng lăn tăn xoay tròn.
Lan toả từ trọng tâm, tràn ra biển cả.
Thả một hòn sỏi vào trong nước: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn, hoà vào con sóng lớn.
Bạn đã xáo động một đại dương hùng vĩ chỉ bằng một hòn sỏi mà thôi
***
Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan toả…
Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.
***
Thả một lời nói không tốt: trong phút chốc bạn lãng quên.
Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi…
Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.
Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia.
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.
Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.
Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.
***
Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: trong giây lát bạn lãng quên;
Nhưng niềm vui dâng tràn, và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi
Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái
Có thể nghe thấy trên hàng hải lý từ việc thả một lời nói tốt mà thôi
n với bệ cửa sổ.
Tài vận: Đại tiểu thái cực đều nằm ở Đông Bắc, là sinh khí thần tài, lại gặp Diên Niên nên đại cát đại lợi. Đặt đồng tiền ngũ đế hoặc tỳ hưu ở đó thì vượng càng vượng thêm.
Sức khoẻ nhân đinh: hướng Tây và Tây Bắc đều là đinh thần vượng vị, cho nên đặt bếp lò tại hướng Tây của nhà bếp là tốt nhất.
Do vị trí địa lý đặc thù của Trung Quốc mà hướng Nam được coi là hướng tốt nhất để làm nhà.
Những di chỉ khảo cổ đã cho chúng ta thấy hầu hết mọi căn nhà thời đồ đá đều là tọa Bắc hướng Nam, tức là hướng Tý Ngọ (theo phong thuỷ). Tuy nhiên do vĩ độ và kinh độ khác nhau nên toạ Bắc hướng Nam chếch Đông, toạ Bắc hướng Nam chếch Tây là hướng tốt nhất.
Thông thường, các thầy phong thuỷ không đề xướng xây nhà hướng chính Nam hoặc chính Bắc. Nguyên nhân là do chính Nam chính Bắc là tướng đế vương, theo phong thuỷ đó là hướng “lên voi xuống chó”. Cái gọi là “Sáng quân vương, chiều trộm cướp” là có ý chỉ điều đó. Cho nên người dân bình thường không chịu nổi hướng đó.
Làm nhà hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc có thể tránh được ánh nắng chói chang của mùa hè, nhưng lại ấm áp vào mùa đông, có thể sát khuẩn khiến sức đề kháng của con người tăng mạnh, giảm phát sinh bệnh tật. Tục ngữ có câu: “Cửa chính hướng Nam, con cháu không lạnh. Cửa chính hướng Bắc, con cháu chịu tội”. Câu nói này không phải là không có lý. Vì thế khi chọn hướng nên chọn hướng Tây Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất.
► Tham khảo thêm: Giải mã việc mơ thấy cá, mơ thấy máu theo thế giới tâm linh |
Ảnh minh họa |
Yêu nhau thì phải “chịu”, mà muốn chịu được thì cần có cái để “đựng”. Chịu rồi mà không có cái đựng, trước sau gì tình yêu ấy cũng biến mất, quan trọng là mỗi người đựng nó như thế nào. Nghe lời Phật dạy về tình yêu để có thể duy trì hạnh phúc lâu bền theo thời gian.
Văn hoá phong thủy có nguồn gốc từ Trung Quốc, là bộ phận quan trọng tạo nên văn hóa thần bí truyền thông Trung Quốc, bác đại tinh thòng, ngọn nguồn chày mãi.
Văn hoá phong thủy sở dĩ thịnh hành trong thế giới này, là do những đặc điểm chủ yếu của phong thủy quyết định. Vậy rốt cuộc đặc điểm phong thủy là gì?
Đầu tiên, hạt nhân của lý luận phong thủy là “thiên nhân hợp nhất”, tăng cường sự hài hoà và thống nhất giữa con người và tự nhiên.
Phong thủy chính là một môn khoa học hoặc học vấn xem xét nơi ở tốt nhất cho con người. Lớn là môi trường sinh thái, nhỏ là đến môi trường nhà ở xung quanh. Phong thủy tiến hành xem xét một cách toàn diện từ phường diện an toàn và tâm lí, có tính thực dụng và tính khoa học nhất định. Đặc biệt là môi trường tự nhiên hiện nay của loài người đang gặp phải những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường trầm trọng, nguồn tài nguyên luôn xuất hiện những nguy cơ đe dọa, đất và nước bị tiêu biến nghiêm trọng, khí hậu bất thường…
Các loại hiện tượng đó đã làm nguy hại đến sự sinh tồn của con người. Mặt khác, môi trường nhỏ bé xung quanh nơi con người sinh sống cũng không được như ý muốn nữa, những kiến trúc hiện đại luôn hạn chế mối quan hệ giữa con người và môi trường hình thành không gian cuộc sống đơn điệu, vô vị, khiến con người cảm thấy khô kiệt và áp lực. Văn hoá phong thủy chính là xem xét đến mối quan hệ giữa người và trời đất, hơn nữa lấy con người làm trung tâm. Như vậy không những thỏa mãn được nhu cầu tinh thần của con người mã còn thoả mãn nhu cầu vật chất của con người.
Tiếp đó, phong thủy có ý nghĩa chỉ đạo thực tế. Phong thủy đưa cư trạch là một bộ phận cơ thể của đất, nhấn mạnh sự hài hoà giữa kiến trúc và tự nhiên cũng như môi trường xung quanh. Từ ý nghĩa nào đó, phong thủy và các bước đi sinh thái học kiến trúc là thống nhất với nhau, một số lý luận của chúng có ý nghĩa chỉ đạo nhất định đối với hiện thực.
Tiếp theo, phong thủy có thể tăng thêm sinh khí cho con người. Môi trường sống có phong thủy tốt, có thể làm cho con người vui vẻ tinh thần, khiến cho người ta sau một ngày lao động mệt mỏi, được nghỉ ngơi đầy đủ, để tiếp tục công việc của ngày hôm sau một cách có hiệu quả. Chính vì vậy mà có người đã nói rằng: “Phong thủy tốt có thể tăng thêm phần môi trường cho nơi bạn ở, hơn nữa tăng thêm sinh khí nhân sinh cho bạn”. Nhưng không chỉ có dựa vào một nhân tố phong thủy là đã thay đổi toàn bộ vận thế hoặc môi trường nơi ở của chúng ta.
► Tham khảo thêm những thông tin về: Phong thủy nhà ở và các Vật phẩm phong thủy chuẩn xác nhất |
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
- Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
- Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
- Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử con là......................
Ngụ tại......................................
Hôm nay là ngày......... tháng...... năm .....
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền)......... chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
=> Bói tình yêu để biết nhân duyên của hai người |
► Tra cứu: Lịch âm 2016, Lịch vạn sự chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Kiêng đốt vàng mã tùy tiện trong tháng cô hồn |
Món ăn kị thịt gà
Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn, mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Vì vậy, khi ăn thịt gà cần kiêng tỏi, rau cải và hành sống. Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.
Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.
Ngoài ra, không ăn thịt gà với cá chép, tôm, mận. Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.
Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
Mận tính ôn sáp, nếu ăn với thịt gà sẽ sinh chứng hoắc loạn (thổ tả) ngược tật (sốt nóng sốt rét). Khi này nấu nước sơn tra uống sẽ khỏi.
Thịt lợn không kết hợp cùng thịt bò, đậu
Là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình, từ lâu thịt lợn đã được các bà nội trợ tin dùng như loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.
Chắc chắn thịt lợn và thịt bò thì không thế chế biến thành cùng một món ăn rồi. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Tiếp đó là thịt lợn và gan. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
Thịt lợn và đậu tương thì sao? Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn.
Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốtpho nên khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến. Ngoài ra, không nên ăn thịt lợn với ốc bươu, cam thảo.
Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.Các loại bổ nhiệt khác như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô…đều có công dụng tương tự như nhân sâm, không thích hợp để kết hợp với củ cải.
Bất luận là củ cải sống hay chín thì đều có tác dụng hành khí, cần chú ý tránh kết hợp dùng với thuốc bổ. Ngoài ra, đỗ xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể “ngăn chặn” tác dụng bổ ích của nhân sâm và một số loại đông y.
Thuốc đông y dưỡng dạ dày “sợ” gạo nếp. Gạo nếp, các loại thịt… không dễ tiêu hóa, người đang uống thuốc dưỡng dạ dày khỏe tỳ tốt nhất ít ăn để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày đường ruột, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Người già thì chức năng dạ dày đường ruột đã kém đi, nếu ăn nhiều thực phẩm loại này, sẽ làm cho bệnh dạ dày đường ruột càng nặng thêm.
Người uống thuốc đông y thanh nhiệt tránh xa ớt cay.Nếu bạn đang uống các loại thuốc hàn, đắng như đại hoàng, hoàn liên, hoàng cầm... hoặc các loại thuốc hàn mát như mẫu đơn bì, hoàng bách, kim ngân hoa, lá dâu, liên kiều, cây cát cánh… thì nên tránh ăn thực phẩm mang tính kích thích ví dụ như ớt cay, ớt tiêu, cari, rượu… nếu không sẽ làm giảm hiệu quả thuốc thanh nhiệt trong máu.
Chùa Bái Đính là một trong số top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Việt Nam. Chùa tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa được trụ trì bở Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu.
Chùa Bái Đính nằm trên một ngọn núi cao 187m, đây là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, Kỷ lục về số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam…
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh… vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
Lịch sử: Khoảng hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính.
Quần thể chùa gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Vì vậy mà nơi đây nhanh chóng trở thành một điểm đến nổi tiếng.
Kiến trúc: Tam quan được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn.
Tháp chuông chùa được xây bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Sách kỷ lục Việt Nam công nhân đây là Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam.
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.
Chùa Pháp Chủ được làm toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Đây “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, chỉ có ở chùa Bái Đính.
Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt nước biển là 76 m. Đây là một toà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Đây là ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Hành lang La Hán bao gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam chưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính.
Giếng ngọc chùa Bái Đính cũ được xây dựng lại nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Đây cũng là ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam.
Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội chùa Bái Đính. Lễ hội chùa Bái Đính sẽ diễn ra trong suốt mùa xuân. Trước ngày mở hội, trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, cờ hội được treo lên khiến không khí lễ hội bao trùm cả vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Thánh Nguyễn, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Phần lễ ở chùa Bái Đính gồm tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.
Chùa Bái Đính tráng lệ được ví như là một “Hạ Long trên cạn”. Nơi đây không chỉ là nơi lễ phật, cầu nguyện đầu xuân năm mới mà còn là một địa danh du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái, hấp dẫn. Sự vận động, biến ảo của đất trời đã tạo nên 1 quần thể hang động với núi non hùng vĩ, hòa quyện với nhau.
Để người mệnh Hỏa được khỏe mạnh, may mắn, tài lộc, phát đạt, thì việc chọn mua một viên đá hợp mệnh theo màu sắc ngũ hành là điều rất quan trọng.
Tốt nhất cho người mệnh Hỏa nên đeo đá quý tự nhiên có màu thuộc hành Mộc, là xanh lá cây, xanh da trời. Gỗ cháy sinh ngọn lửa, nghĩa là Mộc sinh Hỏa. Chính vì vậy, đá quý có màu xanh lá cây, xanh da trời là màu đá lý tưởng mà người mệnh Hỏa nên dùng.
Tốt thứ nhì là được hòa hợp: người mệnh Hỏa sẽ tốt nếu dùng đá quý có màu tương hợp, người và đá cùng mệnh có sự tương hợp với nhau. Các màu đặc trưng của lửa là đỏ, hồng, cam, và tím.
Tốt thứ nữa màu trắng, màu ghi, là màu của Kim. Do người mệnh Hỏa có thể chế khắc được màu của viên đá có màu kim loại. Kim loại tuy rất cứng, nhưng với sức của lửa có thể làm chảy cả kim loại.
Nước dập lửa. Thủy khắc Hỏa. Người mệnh Hỏa không nên dùng đá màu đen, màu xám, màu xanh nước biển.
Một số loại đá quý trang sức, và đá phong thuỷ sử dụng tốt nhất cho người thuộc mệnh Hỏa:
ĐÁ HỢP MỆNH HỎA |
||
Loại sản phẩm |
Loại đá |
Màu sắc |
Trang sức đá quý |
Đá Peridot |
Xanh lá cây |
Trang sức đá quý |
Ngọc lục bảo |
Xanh lá cây |
Trang sức đá quý |
Thạch anh tím |
Tím |
Trang sức đá quý |
Thạch anh hồng |
Hồng |
Trang sức đá quý |
Đá Garnet |
Đỏ đậm |
Trang sức đá quý |
Đá ruby |
Đỏ |
Đá phong thủy: cầu, trụ, trưng bày |
Thạch anh xanh (đá Aventurine) |
Xanh |
Đá phong thuỷ: cầu, trụ, trưng bày |
Đá thạch anh tím |
Tím |
Đá phong thuỷ: cầu, trụ, trưng bày |
Đá thach anh hồng |
Hồng |
h cảnh tượng phồn hoa. Đây là nguyên nhân hình thành ra các phố chuyên bán một loại hàng hóa.
Nhưng kinh nghiệm không phải là thứ tuyệt đối, bất cứ sự vật nào cùng không thể máy móc cứng nhắc được. Các chuyên gia phân tích rằng: Chỉ những hàng tiêu dùng bền đẹp được khách hàng ưa thích, sau khi so sánh kỹ càng họ mới mua như đồ điện gia dụng, dụng cụ gia đình, máy vi tính, đồ trang sức, thời trang, đồ cổ… Những thứ hàng hóa trên thích hợp cho kinh doanh bán hàng tập trung. Còn hàng hóa dùng cho sinh hoạt hàng ngày, sử dụng với tần suất cao lại không thích hợp với kiểu kinh doanh tập trung.
Tuổi Dần: Thích cậy quyền, tham tư lợi và tính kiểm soát quá mạnh
Người tuổi Dần bẩm sinh rất thích kiểm soát và khống chế người khác, ngược lại họ không thích bị quản thúc. Tuy trong xử sự, họ thường toát lên sức hút nhất định từ thái độ mạnh mẽ, quyết đoán nhưng với bản tính cậy quyền và tư lợi, người khác sớm muộn cũng nhận ra bản chất của họ và dễ có ý thù địch. Khi không xây dựng được lòng tin và sự đón nhận của người xung quanh, họ khó mà có thành tựu lớn.
Tuổi Thìn: Tự tin thái quá, dễ bị tác động bởi ý kiến trái chiều
Những người này bẩm sinh có tài lãnh đạo nhưng đáng tiếc họ ít khi làm nên chuyện lớn, chỉ có thể đạt một chút thành tích nhất định trong công việc lẫn cuộc sống. Họ một mặt do quá tự tin vào bản thân mà không thích tiếp nhận ý kiến của người khác, mặt khác cũng dễ bị tác động nếu đối phương có ý kiến ngược với họ. Cũng chính vì vậy, họ thường dễ mắc bẫy hoặc phạm sai lầm do thái độ tự tin thái quá của mình.
Tuổi Sửu: Tham lợi, dễ bị lợi ích riêng tư làm mờ mắt
Những người tuổi Sửu thường dễ bị đồng tiền mê hoặc, có thể nói đầu óc của họ không bao giờ rời khỏi chuyện tiền bạc, vật chất, làm gì cũng nghĩ đến quyền lợi của mình. Do vậy, họ khiến người khác sinh ra tâm lý đề phòng, thiếu tin cậy và cảm thấy họ quá thực dụng, không muốn kết giao quá thân. Ngoài ra, họ cũng dễ rơi vào khó khăn, thất bại do lòng tham không đáy.
Khang Ninh (theo D1xz)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Cuộc đời: tạo dựng được cơ ngơi. Hậu vận hưởng phúc lộc, sung túc, an nhàn.
Những tuổi đại kỵ với người Canh Ngọ là: Nhâm Thân, Quý Dậu, Mậu Dần, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Dần.
Tính cách: Là người tốt bụng, cởi mở, đáng tin cậy, nóng nảy nhưng vị tha, yêu thích hoạt động, dễ thích ứng.
Tình duyên: Đường tình duyên đến muộn, ban đầu đổ vỡ sau mới có hạnh phúc.
Nam Canh Ngọ sinh vào tháng 4, 8, 9, 12; nữ sinh tháng: 4, 9 thời trẻ tình duyên lận đận khó thành.
Công danh sự nghiệp: Tuổi này thông minh, nhạy bén, có tài, biết nắm bắt thời cơ nên dễ thành công trong sự nghiệp.
Nam Canh Ngọ từ 34 tuổi, nữ Canh Ngọ từ 38 tuổi sự nghiệp sẽ phát triển vững chắc.
Những tuổi nên kết hợp làm ăn của tuổi Canh Ngọ là: Tân Mùi, Giáp Tuất, Đinh Sửu.
Gia đạo: Con cái thành đạt, gia đình êm ấm.
Tiền bạc: Tiền bạc vượng theo sự nghiệp. Tuổi này cuối đời sẽ sung túc, giàu có.
(Theo 12 con Giáp, tính cách con người qua năm sinh, tuổi Ngọ)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)