Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Tìm hiểu phú Tử Vi

Một bài viết của tác giả Phong Nguyễn về các câu phú tử vi. Mời các bạn đọc tham khảo.
Tìm hiểu phú Tử Vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài viết của tác giả Phong Nguyễn

Mỗi khi coi Tử-vi cho ai mà thấy sao Đào Hoa cư Mạng là tôi nhớ tới một mẫu chuyện vừa sai lầm, vừa vui, vừa ấm ức. Khi tôi mới biết võ vẽ về Tử-vi, một lần có một cô khá kiều diễm nhờ tôi coi lá số của cô ta ra sao. Cô ta đưa cho tôi lá số do chính cô ta lập lấy, nhưng không biết giải đoán, vì mới chỉ học cách lập thành. Tôi hãy còn nhớ rõ mạng của cô cư Dần có Vũ Tướng đồng cung hội Long Phượng, Xương Khúc, Riêu, Y, Thái Tuế, Mộc Dục lại có thêm Đào Hoa tọa thủ tại cung Mạng. Sau khi đoán trúng là cô ta hợp về ngành Y khoa hoặc Dược khoa và được "người đẹp " khen đúng ( cô ta đã đậu bằng Dược) thì tôi lại bị cô ta chê hết mức khi tôi đoán là cô ta lãng mạng, đa tình. Cô ta quả quyết là từ khi trở thành một thiếu nữ đến lúc nhờ tôi coi số, không bao giờ cô nghĩ đến chuyện yêu đương, chứ chưa nói tới có mối tình nào và cô chỉ chuyên chú học hành cho đến khi thành Dược sĩ. Tôi lấy làm lạ và nghĩ là cô ta giấu diếm, vì thấy hình dáng kiều diễm và hơi cao của cô rất ứng vào các sao Vũ-Tướng ngộ Đào Hoa, nhất là Vũ-Tướng hợp với Mạng Thủy thì tại sao lại không ứng về tính nết. Tôi cũng hiểu rằng Vũ-Tướng là hai sao đứng đắn thì Đào-Hoa cũng chẳng có ảnh hưởng gì mạnh, nhưng tôi nghĩ rằng Đào Riêu Mộc chiếu Mệnh lại thêm Xương Khúc thì dù sao cũng phải lãng mạng một chút chứ. Do đó tuy nghi ngờ về sự phủ nhận của cô ta nhưng tôi cũng vẫn cố tìm ra lý do về phương diện Tử-vi. Trong khi tôi đang suy nghĩ thì cô ta hỏi tôi:

- Đào Hoa cư Dần là hoa nở ban mai có sương đọng nên tốt lắm phải không? Vì có ông thầy nói với tôi như vậy.

Lúc bấy giờ tôi mới giật nẩy mình chợt nhớ là Đào-Hoa có bao giờ cư Dần đâu (vì sao này chỉ có ở 4 vị trí là Tý, Ngọ, Mão, Dậu) và tự trách mình sao sơ xuất và kém cỏi như vậy. Tôi cũng tức luôn cả ông thày nào đó đã đoán hấp tấp, chẳng chịu kiểm soát lại các sao. Số sui có sự an sao lộn là vì cô ta mới học lập thành nên đã lầm cung Dần với cung Mão và cô ta còn đổ thừa là tại hai cung đó gần nhau quá.

Bây giờ tôi xin trở lại một chút lá số trên khi đã biết Đào Hoa an tại Mão thay vì tại Dần. Kể ra hồi đó tôi cũng còn non nớt thật, vì đâu có cần phải Đào Hoa tại Mệnh mới kiều diễm vì Vũ Tướng hội Khôi Việt (tôi quên không nêu 2 sao này ở đoạn trên) cũng đủ "hoa nhường nguyệt thẹn" rồi. Theo kinh nghiệm của riêng tôi nhất là khi Vũ Tướng là các chính tinh hợp mệnh. Và khi không có sao Đào-Hoa tại Mệnh nữa thì đương nhiên các sao Mộc, Riêu, Xương Khúc mất phe đảng "lẳng lơ" mà chỉ còn ứng vào việc học Dược khoa. (Tôi cũng cần mở ngoặc nói thêm là không phải cứ có bộ sao như trên là học Dược khoa hay Y khoa mà chỉ có thể nói là có khuynh hướng về ngành đó mà thôi, vì Tử-vi đâu có thể có những công thức chính xác quá như vậy. Điều này ông Ân Quang cũng có nêu ra trong KHHB rồi. Do đó, cô ta đứng đắn và học chăm là đúng, vì Vũ Khúc chủ cô đơn, Thiên Tướng chủ tư cách, thông minh, quân tử lại thêm các sao Xương Khúc, Long Phượng, còn sao Đào Hoa chạy sang cung Phụ-mẫu. Ngoài ra, tôi cũng cần nói thêm là khi sau này chuyển sang cung Phụ-Mẫu (có Thái Dương tọa thủ chủ về cha) thì thật là ứng, vì cô ta có cho biết là ông thân sinh có hai vợ.

Vì bị lầm lẫn chua cay như trên, nên từ đó mỗi lần coi Tử vi tôi luôn luôn ghi nhớ tới những vị trí giới hạn của một số sao (vì cũng có nhiều sao thay đổi vị trí suốt cả 12 cung), chứ không riêng gì sao Đào Hoa, và thường thường tôi thích tự lập lá số hơn là căn cứ vào lá số đã có sẵn của người khác nhờ coi, vì chỉ sợ không phải do người thành thạo lập ra.

Vậy các bạn mới tập coi Tử-vi nên thận trọng về điểm này, tuy rất sơ đẳng nhưng nếu lầm lẫn một chút thì đoán trật nhiều. Và cũng vì "hận" sao này cho nên mỗi khi có dịp thảo luận hoặc học hỏi về Tử-vi tôi thường hay mổ xẻ sao "đa tình " này. Do đó tôi cũng chưa chấm dứt bài này về sao Đào-Hoa mà còn nêu thêm một ít kinh nghiệm do một "cây tử vi" đã trao cho kẻ viết bài này về sao nói trên. Còn vấn đề đúng hay sai để các bạn xét đoán.

Vị này có nêu câu hỏi sau, với tôi trước khi "tán" về sao Đào Hoa:

-Trong 4 vị trí (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) của sao Đào Hoa, anh thấy sao này ở cung nào tốt nhất?

- Tôi trả lời liền là "ở Mão hay nhất" (không phải ở Dần đâu nghe!). Vì thường ai cũng biết là "hoa nở ban mai tươi đẹp". Thế mà vị đó lại mỉm cười một cách hóm hỉnh và nói rằng theo kinh nghiệm của ông, thì Đào-Hoa ở Ngọ hay hơn cả. Tôi cứ ngẩn người ra và chẳng hiểu tại sao mà vị đó lại ngược đời như vậy.

Dưới đây là ý nghĩa sao Đào-Hoa ở 4 vị trí, do vị đó nêu ra để tiện việc so sánh (tôi xin nói thêm là đây chỉ nói riêng về sao Đào-Hoa nên sự ứng nghiệm chỉ tương đối, vì còn phải chế hóa với các sao khác hoặc yếu tố khác):

1- Đào Hoa cư Dậu

Có thể nói Đào Hoa nếu cư cung Đoài (Dậu) thì xấu nhất, vì Đào Hoa thuộc Mộc, cư cung Kim tức là cung khắc sao. Hơn nữa giờ Dậu là lúc bắt đầu tối, ai còn thấy vẻ đẹp của Hoa (vì Đào Hoa tượng trưng cho hoa, tình ái, đàn bà con gái... ) và cũng vào giờ này là giờ tạm gọi là lúc gái đi ăn sương bắt đầu hoạt động. Điểm xấu nữa là cung Kim không có gì gọi là nước để nuôi dưỡng hoa, nên hoa phải mau héo. Do những điểm này, nếu ai, bất luận nam hay nữ có cách này thường phải chịu những mối tình đau thương, dù yêu nhau tha thiết vì hay bị tan vỡ, hoặc có những mối tình bất chính, loạn luân. Nếu chẳng may gặp người mạng Hỏa (tức là Đào Hoa sinh mạng) thực là xấu xa hơn nữa, khổ hơn nữa vì cuộc đời luôn luôn xảy ra như vậy. Để tóm tắt điểm xấu xa của cách này, vị đó nói một câu thật chí lý là người mà "đất chẳng dung" (vị đó ví cung là đất đứng của sao) thì làm sao mà sài nổi.

2- Đào Hoa cư Tý

Ở vào cung Tý (thủy) thì Hoa được nuôi dưỡng nên tươi mát, lâu héo. Ngoài ra, giờ Tý là lúc nửa đêm, chẳng phải là giờ hợp lý cho các cuộc ăn chơi mà chỉ là giờ đang ngủ. Vì thế ai có trường hợp này thường có nhiều mối tình đẹp, lâu dài, nhưng hơi khó (nghĩa là cũng có thể thực hiện được, sau khi bị trắc trở một hai lần) đi tới hôn nhân, vì đêm khuya sao làm lễ thành hôn được, chỉ "lả lướt" với nhau là thuận lợi. Như vậy, tuy hay mà còn gì đau khổ cho bằng yêu nhau tha thiết mà không lấy được nhau, càng nhiều mối tình càng tan nát con tim thêm. Tuy nhiên ai có cách này thường chung tình. Đó cũng là một điểm tốt về khía cạnh thực tế.

3- Đào Hoa cư Mão

Nếu ở cung Mão (cũng là cung Chấn tượng trưng cho Sấm) thuộc Mộc, tức là sao và cung tương hòa, và giờ Mão là giờ sáng sớm hoa có sương ban mai đọng nên cũng tươi mát nhưng khi mặt trời mọc là khô dần và héo đi. Ngoài ra hoa nở lúc có sấm thì cứ bị rung hoài, dễ bi tan tác. Do đó ai có trường hợp này thường được những mối tình tuy đẹp nhưng ngắn ngủi (không dài bằng nơi cư Tý được) và lại hay bị người ngoài cuộc đố kị ganh ghét, phá đám. Như vậy kể ra cũng không hay lắm.

4- Đào Hoa cư Ngọ

Cung Ngọ thuộc Hỏa, nhất là vào giữa trưa, mà Mộc (Đào Hoa) lại sinh cung nên Hỏa càng vượng càng làm hoa màu héo. Vì vậy bất luận Nam hay Nữ ở vào trường hợp này thường hay được người khác phái mê say, chạy theo mình, chiều chuộng mình, nhưng mình lại không thích kéo dài cuộc tình lâu dài mà chỉ ưa vui chơi trong khoảnh khắc (ban trưa còn gì là thơ mộng nữa, vì quá oi bức!)

Như vậy trên thực tế những người có thái độ đó dễ bị liệt vào loại sở khanh, bạc tình, nhưng đối với đương sự thì lại thơi thới hãnh diện vì có nhiều người yêu, không đau khổ về tình, vì có quan trọng hóa tình ái đâu. Vậy cái "hay" của Đào-Hoa cư Ngọ có tính cách chủ quan, ích kỷ. Tuy nhiên, tôi nghiệm thấy những người có cách này tuy có thể nói là bạc tình khi còn độc thân, nhưng sau khi kết hôn vẫn là người lo toan cho gia đình, miễn là đừng có sao Tham Lang đồng cung (nếu có Riêu lại càng hay, đừng sợ cách "Đào Riêu", theo phú vì chính cụ Hoàng Hạc có khen Riêu ở cung Ngọ như sen mọc trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).

Đến đây, tôi xin chấm dứt mục "Đào Hoa" và để các bạn phán đoán theo ý riêng của mình, vì về tình ái mỗi người có một quan niệm riêng (nhưng ĐÀO HOA cư Dậu nhất định là xấu rồi, các bạn dù có ngông cũng không nên ham cách này). Và tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa là các điều giải đoán trên chỉ đúng tương đối, vì còn nhiều yếu tố khác chế hóa. Ngoài ra, vì những điều này chỉ là ý kiến riêng của cá nhân chứ không do sách xưa (hoặc có thể vị này đã đọc được ở sách nào chăng) nên tôi mong ước được quý bạn bốn phương nghiên cứu về Tử-vi cho biết những nhận xét của mình, nếu có để cho mục này thêm linh động, hoành tráng thêm.

KHHB số 27


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu phú Tử Vi

Mất ngủ vì đặt gương chiếu vào giường

Ngày nay, người ta sử dụng gương không chỉ với mục đích là để soi ngắm, mà gương còn được dùng để trang trí nội thất, do nó tạo ra cảm giác không gian rộng
Mất ngủ vì đặt gương chiếu vào giường

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

rãi, thoải mái hơn.


► Xem phong thủy nhà ở cầu tài lộc, tránh tai ương

Tuy nhiên, khi chọn vị trí để treo gương thì bạn nên chú ý tới vấn đề phong thủy. Tuyệt đối không đặt gương trong phòng ngủ, lại càng cấm kỵ việc để gương hướng trực tiếp về phía giường nằm. 

Mat ngu vi dat guong chieu vao giuong hinh anh
Tuyệt đối không nên đặt gương chiếu trực tiếp vào giường

Đặt gương hướng về phía giường sẽ làm cho bạn ngủ không được sâu giấc vì sự phản chiếu của gương sẽ thu hết ánh sáng và khuếch tán âm thanh. Việc ngủ không ngon giấc khiến cho sức khỏe về lâu dài sẽ bị suy giảm. 
 
Cách hóa giải:

1. Loại bỏ tất cả gương ra khỏi phòng ngủ nếu có thể.
 
2. Đặt gương lệch hướng so với giường.
 
3. Bạn cũng có thể sử dụng một tấm vải để phủ lên gương khi không sử dụng để ngăn sự chiếu xạ từ gương. 

8 mẹo dạy con ngoan theo phong thủy
Con bạn có cư xử không tốt, học kém hay thiếu tôn trọng người lớn tuổi? Hãy thử áp dụng một số phương pháp phong thủy trong phòng học và phòng ngủ của chúng
Không chỉ riêng phòng ngủ, bạn cũng cần tìm hiểu tất cả những cách đặt gương trong nhà chuẩn phong thủy để tránh vận xui nhé.    Phạm Yến (Theo Fengshui Beginner)  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mất ngủ vì đặt gương chiếu vào giường

Lỗ Ban Kinh hướng dẫn hóa giải hai nhà cửa đối diện nhau

Nhưng ngày nay, thành phố chật hẹp, người đông, nhiều căn hộ, nhà cao tầng chuyện cửa đối diện cửa khó tránh khỏi, nếu phạm vào điều kiêng kỵ này thì sẽ hóa giải bằng cách nào?
Lỗ Ban Kinh hướng dẫn hóa giải hai nhà cửa đối diện nhau

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lỗ Ban Kinh ghi rằng: “Hai nhà, cửa không thể đối diện nhau vì như thế sẽ có một chủ bị suy. Hai nhà, cửa không thể đối diện nhau vì như thế sẽ có một nhà bị dữ”. Từ xưa, việc hai nhà có cửa đối diện nhau được coi là không tốt về phong thủy. Nếu không thể đảo cửa thì có thể dùng bình phong, tủ kệ hoặc chậu cây để che chắn. Nếu ở thành phố thì làm sao dùng bình phong, chậu cây để che được. Hai cửa đối nhau là điều khó tránh khỏi​ nếu phạm vào điều kiêng kỵ này thì sẽ hóa giải bằng cách nào?

Nếu hai nhà đối diện nhau mà cửa mở các hướng Đông, Đông Bắc, Tây Bắc và hướng Bắc thì người đàn ông trong gia đình sẽ gặp chuyện thị phi.

Nếu hai nhà đối diện nhau mà cửa mở theo các hướng Đông Nam, Tây Nam và hướng Tây thì những người trong gia đình dễ gặp chuyện thị phi.

Có không ít người quan tâm tới điều này, có người treo gương: Bát quái, bạch hổ để hóa giải, nhưng làm như vậy lại gây lo lắng cho nhà đối diện nên cần hai bên cùng tìm cách hóa giải.

Cũng có một số gia đình, vì cố muốn nhà được tốt mà làm ảnh hưởng tới nhà đối diện, gia chủ không nên dùng các cách hóa giải như: dùng bùa ngải, dùng gương phản, tượng đá, treo đầu thú…

Vì các cách trên đều làm cho việc hóa giải của hai gia đình không bao giờ kết thúc, hai bên cùng tìm cách hóa giải, không ai chịu kém ai, gây nên bất hòa.

Ví dụ, một nhà dùng đầu sư tử để hóa giải, nhà đối diện lại dùng hai thanh kiếm đan chéo nhau hóa giải. Như thế sẽ có một nhà bị lụi. Bởi thanh kiếm có nguy cơ gây hại cho chiếc đầu sư tử. Vì thế mà việc hóa giải của hai gia đình sẽ kéo dài mãi…

Lỗ ban kinh toàn thư

Tuy nhiên, việc hai cửa đối diện nhau không quá nghiêm trọng và khó hóa giải như vậy. Do đó gia chủ không nên quá lo lắng nếu chẳng may ngôi nhà bị rơi vào thế cửa xấu này.

Muốn xóa bỏ sự uy hiếp về tâm lý “Hai cửa đối nhau” lại vừa không để hàng xóm có cửa đối diện với cửa của mình bị mặc cảm, cách làm tốt nhất để giải quyết là trên dạ cửa treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phước” (Trời ban cho phước lành), hoặc “Thiên Quan Thí Phước”, hoặc “Cát Tinh Cao Chiếu”.

Cách hoá giải là hai nhà đều treo trước cửa tấm biển đề 4 chữ

A.- 天 THIÊN
Ý nghĩa: Cái gì kết quả tự nhiên, sức người không thể làm được gọi là “thiên”. Như “thiên nhiên” 天然, “thiên sinh” 天生,v.v.

B.- QUAN 官
Ý Nghĩa : Ðược việc, yên việc.

C.- TỨ 賜

Ý Nghĩa : Ơn, như “dân đáo vu kim thụ kì tứ” 民到于今受其賜 (Luận ngữ 論語) dân đến bây giờ vẫn còn được chịu ơn.

D.- PHƯỚC = PHÚC 福

Ý Nghĩa: Phúc, những sự tốt lành đều gọi là “phúc”. Kinh Thi chia ra năm phúc : (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命.
 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lỗ Ban Kinh hướng dẫn hóa giải hai nhà cửa đối diện nhau

Quy tắc phân tích họ và tên để số hóa –

Cho dù họ và tên của chúng ta có dài dòng thế nào đi nữa thì cũng tuân thủ quy tắc phân tách thống nhất sau để dễ dàng trong quy định số hóa, giúp cho việc dự đoán thông tin được thuận lợi nhanh chóng. Việc tách bạch trong số hóa họ và tên rất quan t

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

rọng. Nếu chúng ta không thực hiện đúng quy tắc sẽ dẫn đến sai lệch trong số hóa và đương nhiên sẽ sai lầm trong dự báo.

44570857

Quy tắc phân tách họ và lập Họ vận

a. Họ đơn

Họ đơn tức chỉ có một họ (họ cha hay họ mẹ trong họ và tên) vì không ảnh hưởng gì

–   Ta có họ đơn không có đệm họ mà đến tên liền kề.

Ví dụ: Trần Căn, Nguyễn Kiên, Pào Sùng v.v…

Đối với trường hợp này khi thực hiện số hóa ta phải cộng 1. Số “một” ở đây thay cho đệm của họ.

–   Họ đơn có đệm là cách truyền thống hay có thể nói là chuẩn mực. Tức tên họ đến đệm gốc của họ (hoặc một từ đệm nào đó theo ý nguyện của người đặt tên hay người được đặt tên thay đổi theo ý thích).

Ví dụ: Trần Văn Ba, Nguyễn Thế Bảo, Thái Bá Văn. Những chữ Văn, Thế, Bá ở trên được coi là đệm của họ. Đối với trường hợp này, khi thực hiện số hóa họ ta không phải thêm 1 (một)

Với họ tên của nữ giới, theo truyền thống của người Việt Nam chỉ dùng chữ “Thị” sau họ để biểu thị giống. Theo quy tắc số hóa chữ “Thị” ở đây được coi là chữ đệm của họ để tính số biểu lý Họ vận.

Như vậy ta có:

Họ đơn                      Không đệm

Họ đơn                      Có đệm

Ví dụ: Nguyễn Bá + Tên; Cao Thị + Tên

b. Họ kép

Họ kép là dùng cả hai tên họ khi viết họ tên (như đã giải thích). Trong trường hợp họ kép cũng chia ra họ kép không có đệm và họ kép có chữ đệm của họ

Ta có:

Họ kép                                   Không đệm

Ví dụ: Trần Lê + (tên)

Họ kép có đệm

Ví dụ: Trần Lê Bá + tên; Thái Nguyễn Thị + Tên

*     Quy định họ đơn hay họ kép mà không có chữ đệm của họ thì khi số hóa ta phải cộng thêm “một” vào số biểu lý của Họ vận, nghĩa là:

Số lý của

Họ đơn

Họ kép

Không có chữ đệm thì cộng thêm số 1 vào tổng số nét chữ tên họ mà có chữ đệm thì không cộng 1.

Quy tắc phân tách tên

Ngày nay người ta đặt tên cho hậu duệ của mình còn cầu kỳ thêm một chữ phụ trước tên chính. Phần lớn tên có thêm chữ phụ, chỉ thường thấy trong giới nữ. Song, ngày nay cả nam giới cũng thích đặt thêm chữ phụ nữa sau chữ đệm họ.

Ví dụ: Quỳnh Anh (Lê Thị Quỳnh Anh) (Hoàng Bá Đức Minh). Đức Minh; (Phạm Thị Ngọc Lan) Ngọc Lan v.v…

–  Trong thực tế có tên có thêm chữ phụ tên mà không có chữ đệm của họ:

Ví dụ: (Nguyễn Tuấn Anh): Tuấn Anh; (Phạm Bảo Chi): Bảo Chi, hay (Lê Ngọc Lan): Ngọc Lan

Với trường hợp tên còn có chữ phụ ta sẽ phân tách khi số hóa cho số lý tên và sẽ thực hiện thế nào?

Ta phân làm hai loại:

–   Tên có phụ mà họ không có đệm họ thì chữ phụ của tên được coi là chữ đệm của họ.

Ví dụ: Hoàng Tuấn Anh Lê Ngọc Quyết Vũ Hoàng Lan Trần Thương Huyền

Trong thực tế những ví dụ trên được coi là phụ tên, vì khi gọi tên người ta thường gọi “Tuấn Anh”, “Ngọc Quyết” hay “Thương Huyền”… mà ít khi gọi đơn thuần một chữ “Tuấn”, “Quyết”, “Huyền” nhất là khi ở cùng nơi đó có hai người trở lên có cùng tên “Quyết”, “Huyền” v.v…

–   Mặc dù là chữ phụ tên, song khi thực hiện số hóa, ta mặc định chữ phụ tên này là chữ đệm họ và nó được tính vào số lý của “Họ vận” chứ không tính vào số lý của “Tên vận”.

–   Trường hợp mà họ đã có chữ đệm họ rồi thì chữ phụ tên được coi là phần đầu của tên và được tính vào số lý của Tên vận.

Điều này cần được lưu ý để sau này khi tính số lý của “Mệnh vận” (sẽ nói sau ở phần số hóa từng số lý) khỏi sai sót.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quy tắc phân tích họ và tên để số hóa –

Điểm danh 4 chòm sao đã yêu là hành động

4 chòm sao mạnh mẽ dưới đây rất thích chinh phục người khác phái và nắm quyền quyết định trong chuyện tình cảm.
Điểm danh 4 chòm sao đã yêu là hành động

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đối với tình yêu, có người thích tiến triển tự nhiên, thuyền đến đầu cầu tất thẳng, nhưng cũng có người chủ động, nhất định phải chiếm thế thượng phong. 4 chòm sao mạnh mẽ dưới đây rất thích chinh phục người khác phái và nắm quyền quyết định trong chuyện tình cảm.


Diem danh 4 chom sao da yeu la hanh dong hinh anh 2
 
Sư Tử
Chòm sao kiêu ngạo như Sư Tử tuyệt đối không nằm không chờ người ta tới theo đuổi mình, với dục vọng và sự chiếm hữu lớn, họ luôn chủ động tìm kiếm tình yêu. Hơn thế nữa, có đối thủ cạnh tranh khiến chòm sao này càng thêm hưng phấn, như vậy mới thực sự có hứng thú, giành thắng lợi mới vẻ vang. Sư Tử rất hưởng thụ quá trình chinh phục, luôn tìm cách tốt nhất để chủ động nắm trong tay.   Song Tử   Song Tử tuyệt đối tự tin vào khả năng của bản thân, nên chẳng có lý gì mà phải đợi chờ, rung động là hành động. Họ cũng là chòm sao mạnh mẽ, có cá tính, thích chinh phục người khác phái. Hơn nữa, càng gặp nhiểu thử thách thì lại càng kích thích, tăng niềm hứng khởi và tinh thần cạnh tranh trong lòng. Đây cũng là cách để Song Tử thể hiện sức hấp dẫn cũng như sự tài giỏi của bản thân cho người khác thấy. 
Vận trình tình yêu năm 2016 của chòm sao nhóm Khí 3 lý do khiến chàng Thủy Bình nên cưa nàng Song Tử ngay lập tức Những điều khiến Bảo Bình reo lên thích thú Bắt đôi hoàn hảo dành riêng cho Thủy Bình Đại chiến phòng karaoke của 12 chòm sao
Thiên Yết
  Người như Thiên Yết có dễ dàng để mình bị động không? Tất nhiên là không rồi, họ sẵn sàng gây sức ép, thậm chí dùng thủ đoạn để có được thứ mình muốn. Chòm sao này có tinh thần chiếm hữu cao, luôn muốn toàn quyền quyết định kể cả trong chuyện tình cảm. Tính khiêu chiến càng lớn thì họ càng dốc sức, quá trình chinh phục càng gian nan thì họ càng muốn giành phần thắng.   Thủy Bình  
Diem danh 4 chom sao da yeu la hanh dong hinh anh 2
 
Không phải bình thường Thủy Bình rất lơ ngơ và vô tâm ư, những đối diện với tình yêu thì không đâu nhé. Gặp người mà mình thích, Thủy Bình sẽ dựa vào chỉ số thông minh mà tìm cách áp đảo đối phương, khiến người ta trở tay không kịp, rơi vào lưới tình rồi để Thủy Bình nắm thế chủ động. Hơn nữa, chòm sao cá tính này cũng có tính chiến đấu rất lớn nên tham vọng chinh phục không hề nhỏ đâu.

► Cùng bói cung hoàng đạo để tìm những điều thú vị về bạn

Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm danh 4 chòm sao đã yêu là hành động

Mơ thấy kẻ ăn mày : Có tấm lòng đồng cảm –

Một cô gái tài năng kể lại giấc mơ của mình: Trong mơ; tôi dường như quay lại chuỗi ngày du học ở nước ngoài. Trên đường trở về nhà, gọi là nhà nhưng thực chất chỉ là một gian phòng nhỏ tôi thuê trọ, tôi gặp một người ăn mày rách rưới lè chân về phí
Mơ thấy kẻ ăn mày : Có tấm lòng đồng cảm –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy kẻ ăn mày : Có tấm lòng đồng cảm –

Đền Vua Rộc - Thái Bình

Đền Vua Rộc là một trong bốn ngôi đền thiêng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Trước kia, Đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm có trong cả huyện
Đền Vua Rộc - Thái Bình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đền Vua Rộc là một trong bốn ngôi đền thiêng ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Trước kia, Đền nằm trong khu rừng nguyên sinh hiếm có, rộng 2,4 mẫu với đa dạng các loài thực vật quý hiếm. Được bao quanh bởi cây cối tươi tốt và hồ nước mát lạnh, đền Vua Rộc tạo ra không gian tĩnh tâm và nghỉ ngơi lý tưởng cho những ai cần sự bình yên. Đền Vua Rộc là điểm tham quan của khách thập phương có bề dày lịch sử, linh thiêng.

Đền Vua Rộc còn được biết đến với tên gọi khác là đền “đầu rồng” vì theo thuật phong thủy, đó là vùng đất đắc địa với mũi rồng không bao giờ cạn nước. Đền Vua Rộc được coi là tứ linh từ (bốn ngôi đền thiêng) nổi tiếng của huyện Kiến Xương. Đền thờ Vua Rộc, một vị tướng phương Bắc nhưng theo gia phả còn giữ lại tại xã Vũ An thì Vua Rộc chính là Đoàn Thượng Công, một vị tướng tài năng thời nhà Lý đã ra sức giết giặc. Sau này được nhà Lý phong tước là Đông Hải và Tây Hải Đại Vương.

Đền nằm trên cánh đồng Rộc của thôn An Điềm, theo như các cao niên thì đây là đất long mạch, tức “đầu rồng”. Vùng đất dựng đền cao hơn hẳn so với mặt bằng chung. Khí hậu ở đây rất lạ lùng, mùa đông thì ấm áp, mùa hè lại rất mát mẻ.

Hiện tại, đền Vua Rộc còn tồn tại dấu tích được xác định là “đầu rồng”. Phía trước đền có hai cái ao nhỏ được gọi là mũi rồng. Ông Vũ Thượng Đốc, Thủ từ đền Vua Rộc cho hay: “Hai cái mũi rồng không bao giờ cạn nước. Còn phía trên có hai tai rồng lại không bao giờ ngập nước, dù có mưa to hay bão lụt lớn như thế nào”.

Phía trước cổng đền có gò đất “hình nhân bái tướng”, phía Nam lại nổi lên gò đất hình voi phục. Trên hậu cung là gò hậu chẩm, tức là gối của vua. Đây là vùng đất cấm kỵ nên dân địa phương không ai dám làm mồ mả quanh đây.

Tương truyền, Khi Đoàn Thượng Công bị địch chém đứt đầu nhưng không chết, vua Rộc một tay giữ đầu, một tay thúc ngựa giết giặc. Đến cánh đồng Rộc, vua gặp một bà lão bán nước đã hỏi, liệu người đứt đầu thì sống được không? Bà lão trả lời, người đứt đầu thì chỉ có chết. Tức thì vua Rộc chịu chết và được an táng tại gò đất cao nhất.

Mộ Vua Rộc ngày càng đùn to lên, chính vì vậy dân làng đã xây đền thờ tụng. Nhiều hiện tượng lạ xảy ra tại đây khiến người dân khiếp sợ không dám bén mảng. Chính vì vậy, giữa vùng đất lúa đã còn sót lại một cánh rừng già với các loại gỗ quý và cổ thụ bao quanh đền.

Đền Vua Rộc lúc nào cũng thâm u bởi được phủ bởi những cây cổ thụ quý hiếm, qua cổng đền là ngũ môn đồ sộ cao tới 27m là thế giới của rừng nguyên sinh còn sót lại với Thiều Hoa, Bẹ Vàng, Móc, Màng Rề… Chính vì vậy mà đền Vua Rộc không bao giờ thiếu vắng những con rắn hổ mang cực độc. Rắn ở đây nhiều đến nỗi xác da rắn lúc nào cũng la liệt khắp các cành cây.

đền vua rộc
Giếng nước trong Đền Vua Rộc

Phía cạnh “mũi rồng” bên phải còn một cây sanh ôm chặt và bao quanh cây cọ trông rất kỳ lạ. Thậm chí cây sung cổ thụ cũng có bộ rễ rồng uốn lượn đẹp mắt. Trên thân cây xuất hiện những u bướu hình người với đủ mọi tư thế.

Phía cạnh hậu cung đền Vua Rộc còn một rừng tre lạ lùng vài trăm năm tuổi. Mỗi cây tre đều to hơn bình thường, thẳng tắp và dài đến 30m. Đặc biệt, gai tre to như chiếc đũa và cứng như đinh sắt. Tre mọc độc lập không thành bụi quanh một cái hố nhỏ.

Ngoài những câu chuyện tâm linh, đền Vua Rộc từ xa xưa đã trở thành nơi cầu duyên của các đôi trai gái. Chính vì vậy, vào ngày 5, 6 tháng Giêng hằng năm người dân đều tổ chức lễ hội rất trang trọng. Đền Vua Rộc từng là nơi sơ tán và hoạt động bí mật của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 2002, UBND tỉnh Thái Bình đã công nhận đền Vua Rộc là di tích lịch sử văn hóa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đền Vua Rộc - Thái Bình

Sao Tử vi - Theo Tử vi tinh điển

Tử Vi thuộc âm thổ, chủ tinh của hệ Bắc đẩu. Về hiện tượng Tử Vi, đứng bậc chí tôn còn gọi là đế toà (như vị vua). Khi luận về Tử Vi, điểm tối trọng yếu là phải thấy được những sao phò tá cho chủ tinh này. Như cổ ca viết:
Sao Tử vi - Theo Tử vi tinh điển

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Tử Vi nguyên thuộc thổ Quan lộc cung chủ tinh Hữu tướng vi hữu dụng Võ tướng vi cô quân (Sao Tử Vi vốn thuộc thổ Chủ quan tước quyền vị Có bề tôi thì mới hữu dụng Như vua mà không triều đình)

Những sao tá tinh đứng ở đâu ? Ở hai bên hoặc theo tam hợp chiếu gọi là giáp hay hiệp, hoặc đứng cùng. Tỉ dụ Tử Vi đứng giữa hai cung bên có Tả Phụ Hữu Bật Xương Khúc. hoặc Tử Vi cùng Tả Hữu đứng chung một cung, hoặc tam hợp xung chiếu là Tả Hữu.

Tử Vi thiếu Tả Hữu là cô quân. Vua phải có quần thần mới thành quyền lực, mới uy nghi. Quần thần là những sao nào? Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Thiên Mã.

Nếu không có quần thần lại còn gặp nhiều hung tinh tức là đế ngộ hung đồ (vua gặp kẻ cướp) hoặc “quân tử tại dã tiểu nhân tại vị” (vua bị đám gian thần tiểu quân uy hiếp). Đế tinh trở nên vô dụng còn gặp nguy hại nữa.

Hung đồ tiểu nhân là những sao nào? Kình Dương, Đà La, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Tham Lang, Tuần Triệt. Đừng quên rằng những sao kể trên chỉ là hung đồ tiều nhân đối với Tử Vi thôi. Ở một số trường hợp khác, chúng lại thành cực tốt.

Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: Quần thần khánh hội, phú quí song toàn (vua tôi hợp hội giàu sang) Cách này là cách Tử Vi gặp đầy đủ sao phò trợ, như Tả Hữu làm tướng súy, Thiên Tướng Xương Khúc làm phụ tá, Khôi việt làm quan truyền lệnh, Thiên Phủ làm quan coi kho, binh lương, Lộc Mã làm quan giữ sổ bộ phong chức tước.

Trong “Chư tinh vấn đáp”, Trần Hi Di tiên sinh viết: “Tử Vi là đế hoa ở mọi cung đều có khả năng giáng phúc tiêu tai, hóa giải những hung ác của các sao khác, khả dĩ chế ngự Hỏa Tinh, có năng lực biến Thất Sát thành quyền, hợp cùng với Thiên Tướng, Thiên Phủ đều thành sang quí, nếu không thế lực thì cũng giàu có, dù gặp Tứ Sát phá vẫn xem là trung cục hoặc bình thường chứ không đến mức thấp kém, hạ tiện.

Sang đến “Cổ Ca” lại thấy một câu khác: “Tụ hội với Kình Dương Hỏa Linh biến thành loại ăn trộm, ăn cắp vặt”. Thế là thế nào? Hai câu mâu thuẫn nhau? Thật ra không mâu thuẫn. Tử Vi phải đi cùng với các sao tốt khác đã, rồi gặp Tứ Sát mới là trung cục. còn như gặp toàn sát tinh không tất nhiên thấp kém, hạ tiện.

Trường hợp Tử Vi đứng một mình tại Ngọ cung và Tí cung (đứng Ngọ đẹp hơn) tất có Thiên Phủ Thiên Tướng chiếu lên hội họp, sách gọi bằng cách Cực Ưỡng Ly Minh (Cực là tên gọi khác của Tử Vi, Ly là cung Ngọ). Cách Cực Ưỡng Ly Minh dù không đến nỗi ra cái thân phận cô quân. Chỉ xem thê cung mà thấy nhiều đào hoa tinh thì dễ bị vợ lừa. Vào số nữ thì khác, thường chỉ là chồng kém mình trên địa vị học vấn hoặc tiền bạc. Phủ, Tướng trong cách “Cực Ưỡng Ly Minh” đã góp phần nào cho sự cân bình lực lượng chống với hung sát tinh. Căn cứ vào câu phú: “Tử Vi cư Tí Ngọ, Khoa Quyền Lộc chiếu tối vi kỳ”, Tử Vi Tí Ngọ gặp thêm Khoa Quyền Lộc thì cán cân lực lượng ngã về Tử Vi, ác thế lực cũng phải nhường bước.

Tử Vi thủ Mệnh an ở Ngọ Không Sát tinh chức có tam công

Tử Vi Thiên Tướng đồng cung (Thìn Tuất) đương nhiên Thiên Phủ chiếu hội, nhưng cách cục này không hay bằng Tí Ngọ Tử Vi hội chiếu Phủ Tướng (Phủ Tướng triều viên). Tử Tướng Thìn hay Tuất hãm vào Thiên La địa Võng khó khăn hơn, nhất là vào số nữ không tránh khỏi vất vả.

Tử Vi Phá Quân, Tử Vi Thiên Tướng thủ Mệnh nữ, việc trăm năm không suôn sẻ, lận đận chồng con. Tử Vi Phá Quân đóng Mệnh bị Liêm Tham Tỵ hoặc Hợi xung chiếu. Tử Vi Thiên Tướng đóng Mệnh, Phu cung Tham Lang hội Liêm Trinh ở Dần hoặc Thân. Liêm Tham là hai sao mang tính chất sắc tình rắc rối, bởi vậy nên vấn đề gia thất không êm.

Bây giờ bàn riêng về Tử Vi Phá Quân. Tử Vi Phá Quân đi cặp chỉ thấy ở hai cung Mùi và Sửu. Phá Quân là sao xung phong hãm trận, đi với Tử Vi được tính như vị tướng dũng mãnh. Tử Vi ra hiệu lệnh, Phá Quân thi hành.

Muốn khống chế Phá Quân, Tử Vi cũng cần một trí lực cao. Do đó Tử Phá đóng Mệnh bất luận nam hay nữ đều là con người quyết đoán, chí phấn đấu sôi nổi, can trường lì lợm, phiêu lưu, không thủ cựu, có đời sống hiếu động nhiều màu sắc.

Số trai Tử Phá dễ đi vào chính giới hay quân giới nếu gặp cơ duyên. Được Hóa Quyền Tả Hữu Kình Dương là thành công. Tuy nhiên cuộc sống bôn ba thăng trầm. Tử Phá ra kinh doanh cũng đắc lực nhưng không bền vì nguyên tắc tiền bạc cần phải an định mới tụ để phát triển lớn.

Tử Phá nữ mệnh, người đàn bà tháo vát, ngang ngạnh, bướng bỉnh, dám làm dám chịu, riêng về tình ái rất tùy tiện, tính dục mạnh. Sách mới có câu:

Tử Phá Tham Lang vi chí dâm Kìa nữ mệnh xem tướng cách cuộc Tử Phá Tham hội ước đa dâm

Tử Phá và Tử Vi Tham Lang (tức các Đào hoa phạm chủ). Nam mạng Tử Phá mà tuổi Sửu, Mùi, Thìn, Tuất vào quân giới chính trị hay hơn các tuổi khác (Qua kinh nghiệm thôi, sách vở không nêu lý do tại sao).

Tử Phá nữ mệnh đối với hiện đại tốt hơn thời xưa vì hiện đại người đàn bà được trọng qua sự nghiệp hơn là qua hôn nhân theo quan niệm tự do phóng khoáng là hạnh phúc.

Về cách Tử Vi Tham Lang đóng Mão và Dậu, cách này cổ thư gọi bằng Đào hoa phạm chủ. Tử Vi là chủ, Tham Lang là Đào hoa. Tham Lang ví như Đắc Kỷ, Tử Vi ví như Trụ Vương. Tham Lang như Tây Thi, Tử Vi như Phù Sai.

Tử Tham nữ mạng đa tình hiếu dâm. Tử Vi nam mạng dễ rơi vào lụy tình, bẫy tình, dại gái, mê gái. Sách có câu: Tử Tham Mão Dậu gặp Kiếp Không, Kình Đà Linh Hỏa thường đi vào đường tu hành. Tu hành nên hiểu theo nghĩa khác nhau. Lão kỹ đầu thiền về già đi tu, hương nhang thờ cúng cũng kể làm thoát tục. Nhiều chồng rút cuộc nằm không cũng kể là tăng. Cả đời toàn gặp thất bại, lấy cho lắm vợ cuối cùng ngồi trơ thân cụ, đây là kết quả của Tử Tham Tứ Sát Kiếp Không trong Mệnh cung của lá số.

Tử Tham Tứ Sát tâm thần sinh ra chán nản thường trực. Không cứ phải cạo trọc đầu hay khoác áo nhà tu mới là thoát tục, mới là tăng lữ. Cách Tử Tham nếu chỉ gặp Hỏa hay Linh tinh tránh được Kình Đà Không Kiếp thì tốt hơn. Trong khi cách Tử Vi Phá Quân gặp Linh Hỏa lại không tốt mà gặp Kình Đà lại hay, như câu phú: Tử Phá thủ Mệnh ngộ Dương Đà, tiện khứ kinh thương (hội Dương Đà vào kinh thương hoạnh phát) Cổ nhân còn đưa ra câu phú sau đây:

Tử Vi ngộ Phá Quân ư Thìn Tuất Sửu Mùi tứ mộ cung, vi thần bất trung, vi tử bất hiếu (Tử Vi gặp Phá Quân ở bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi làm bề tôi bất trung, làm con bất hiếu)

Tử Vi Thiên Tướng tại Thìn hay Tuất đều gặp Phá Quân ở Tuất hay Thìn. Còn Tử Vi Sửu Mùi đương nhiên đứng bên Phá Quân. Tử Phá Sửu Mùi vào quân giới, chính trị đạt ước nguyện, hai giới này sự phản phúc bất trung chẳng khác gì chất dẫn hỏa chỉ chờ có lửa liền bốc cháy, bởi vậy không nên dùng người mang số Tử Phá làm tâm phúc.

Tử Vi Thiên Tướng gặp Phá Quân ở cung xung chiếu cũng thế. Chỉ khác nhau ở điểm Tử Phá thì tự mình tạo phản còn Tử Tướng thì nghe theo người làm phản. Một đàng do tham vọng, mộg đàng gió chiều nào ngả chiều ấy.

Còn vấn đề làm con bất hiếu? Bản chất con người Tử Phá không bao giờ chịu ước thúc trói buộc, làm việc chỉ hoàn toàn tự ý, vì lợi hay vì vợ dụ mà bất hiếu do cái lòng ích kỷ và ba phải.

Số nữ Tử Phá thủ mệnh bậc làm cha mẹ phiền lòng hơn Tử Tướng. Số nam ngược lại Tử Phá bướng, phiêu lưu, gây tai tiếng, gây xáo trộn, phá rối kỷ cương nhưng một ngày nào đó thành công. Nam mạng Tử Vi Thiên Tướng, phụ mẫu cung Thiên Lương hãm tại Tị hoặc Hợi. Thê cung Tham Lang bất hiếu nặng hơn như mê vợ mà quên công ơn sinh thành (Thê hội chiếu Đào Hoa), hoặc bỏ quê hương gia đình lưu lạc, hoặc phụ mẫu sớm xa trần thế, muốn ân trả nghĩa đền không được. Tử Vi Thiên Tướng không thành công bằng Tử Phá. Sách ghi câu:”Tử Vi Thìn Tuất ngộ Phá Quân, phú quí hư danh”. Hư danh là không thực, hão huyền.

Nói đến Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung. Cách này hiện lên chỉ ở hai cung Dần và Thân. Phú ghi mấy câu:

Tử Vi Nam Hợi Nữ Dần cung, Nhâm Giáp sinh thân phú quí đồng Tử Vi Thiên Phủ toàn y Phụ Bật chi công Tử Phủ đồng cung chung thân phúc hậu Tử Phủ, Nhật Nguyệt cư vượng địa, đoán định công hầu khí Câu thứ nhất Tử Vi Nam Hợi không có Thiên Phủ đồng cung, đó là cách Tử Vi Thất Sát với cung xung chiếu là Thiên Phủ. Chỉ có Dần cung mới đứng cùng Thiên Phủ thôi.

Vậy thì số gái Tử Phủ mà tuổi Nhâm Giáp giàu sang là bởi tại tuổi Giáp Lộc Tồn đóng Dần, hội với Hóa Lộc đứng bên Liêm Trinh và Hóa Khoa đứng với Vũ Khúc. Hội đủ Khoa Quyền Lộc: tuổi Nhâm Quyền Khoa ngay tại mệnh và Lộc Tồn nhị hợp từ Hợi.

Câu hai còn như gấm thêm hoa, đã Khoa Quyền Lộc còn cả Tả Hữu càng đẹp, đã sang trọng giàu có còn quyền thế. Câu ba ý chỉ dù không phải là tuổi Giáp Nhâm cũng có đời sống bình ổn vững vàng.

Câu bốn nói Tử Phủ đồng cung tại Thân tốt hơn tại Dần, vì Thân thì Thái Dương Thái Âm đắc địa trợ giúp cho vận trình, trong khi ở Dần, Thái Dương Thái Âm vào thế hãm (chỉ riêng cho tuổi Giáp).

Có một luận cứ đáng ghi nhận nói: Tử Phủ đồng cung hội tụ cả hai chủ tinh Bắc và Nam đẩu, như vậy thái quá nên dễ cô đơn. Trường hợp Mệnh Phụ Mẫu, Phu chịu ảnh hưởng Cô Thần Quả Tú càng nặng dễ ly hôn, góa bụa hoặc sớm khuyết cha mẹ. Chuyển qua cách Tử Vi Thất Sát. Cách này chỉ hiện lên ở hai cung Tỵ và Hợi. Trần Đoàn tiên sinh viết: Tử Vi năng hóa Thất Sát vi quyền. Tử Vi đứng bên Thất Sát thế vị oai nghiêm, hùng tâm vạn trượng, như vị hoàng đế xuất chinh có bầy tướng giỏi.

Tử Vi Thất Sát khả năng hành động cũng như khả năng suy tưởng kế hoạch đều giỏi, tham vọng cao , vào bất cứ lãnh vực nào học vấn, kinh doanh, chính trị, quân sự, kỹ nghệ đều được. Thành tựu lớn hay nhỏ, cao hay thấp còn tùy thuộc các phụ tinh. Nếu nhiều phụ tinh tốt thì chức trọng quyền lớn, địa vị chức nghiệp khả kính.

Tử Vi Thất Sát có Hóa Quyền thế lực càng lớn. Phú nói: Tử Vi Thất Sát Hóa Quyền phản tác tinh tường (Tử Sát mà gặp Hóa Quyền lại thành hay đẹp). Tại sao dùng hai chữ phản tác? Bởi tại Tử Vi không Thất Sát mà chỉ Hóa Quyền tự mình không điều khiển được Quyền sẽ đưa đến hung hiểm Tử Vi hợp với Lộc Khoa Khôi Việt Tả Hữu hơn đứng riêng với Hóa Quyền. Tử Vi Thất Sát thủ Mệnh gặp Tuần Triệt ưu thế bị giảm nhiều, thành công với hư vị, không có thực quyền. Như phú nói: Tử Vi Thất Sát gia không vong, hư danh thụ ấm. Tử Vi Thất Sát vào số Nữ thường được chồng nể vì do tài điều khiển gánh vác. Nhưng Tử Sát nam mạng thì vợ quán xuyến Vai trò Thiên Phủ từ cung xung chiếu của cách Tử Vi Thất Sát chỉ là phụ họa vào cái tốt đã sẵn thôi. Về hình thái và tính nết của Tử Vi có những điểm sau: Tử Vi người đầy đặn, mặt vuông vắn hoặc tròn. Tử Vi có một sở đoản trên tính tình, ưa nghe lời phiến động, khoán nịnh, đôi lúc kiêu căng và dễ phụ hội với kẻ quyền thế, hay biến tâm, bản chất tương đối trung hậu nhưng khí lượng hẹp hòi, thiếu anh hùng bản sắc.Có khuynh hướng năm thê bảy thiếp.

Trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có đoạn viết:

Tử Vi viên hội cát tinh lâm Nhị hạn phùng chi phúc lộc hưng Thương nhân đắc ngộ đa tài phú Quan quí phùng chi chức vụ thăng Tử Vi nhập hạn bản vi tường Chỉ khứng tam phương Sát Phá Lang Dân thứ phùng chi đa bất lợi Quan viên lạc hãm hưu kinh thương

Nghĩa là:”Vận hạn gặp sao Tử Vi, thương nhân phát tài, làm quan thăng chức. Tử Vi là sao đem may mắn đến. Nhưng nếu gặp thêm với Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang thì lại không tốt. Kẻ dân giã bất lợi, người chức vị khó khăn.
Sát Phá Tham đây là Tử Sát, Tử Phá và Tử Tham ở cung vận hạn. Không hẳn gặp những sao ấy sẽ bất lợi với khó khăn. Vì Tử Sát, Tử Phá thường gây ra biến động. Thời xưa con người sợ biến động, nhưng thời nay biến động là cần thiết. Thấy Tử Sát, Tử Phá ở vận trình hoặc tiểu hoặc đại vận mà hay tốt lên thì mừng chứ sao lại lo ngại. Những câu cổ ca trên không lấy gì là đúng cho hiện đại. Về sao Tử Vi còn thấy những câu phú khác không ghi trong toàn thư mà của những nhà tướng số đời sau ghi lại qua kinh nghiệm. - Đế toạ ly cung Tam Kỳ Hình Ấn Khôi Xương Hồng Bật, mỹ mạo tài hung, hạn hữu Cự Sát Đà Linh, Chu Du cam hận mệnh vong  (Tử Vi đóng Ngọ hội hợp với Khoa Quyền Lộc, Hình Ấn, Khôi Xương là người tài giỏi, tướng mạo khôi ngô, nếu gặp vận hạn có Cự, Sát, Đà, Linh (Cự Môn, Đà La, Linh Tinh hoặc Thất Sát, Đà La, Linh Tinh) thì giống như Chu Du đời tam quốc nuốt hận mà chết)
- Đế lạc nhàn cung, gia Khúc Xương đa ngôn giảo hoạt  (Tử Vi đóng Tí Mão Dậu hội tụ Xương Khúc thì giảo hoạt và ưa nói quá sự thực) Trong khi Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: ”Tử Vi Quyền Lộc ngộ Dương Đà tuy hoạch cát nhi vô đạo” nghĩa là Tử Vi có Quyền Lộc nên danh có của nhưng nếu gặp thêm Dương Đà nữa thì tâm chất bất nhân vô đạo. - Tử Vi mạc phùng Kiếp Không Hồng Đào nhập Mệnh giảm thọ  (Tử Vi mà gặp Kiếp Không, Hồng Đào tại Mệnh tất không thọ)
- Tử Phủ đồng cung, Tuần Không xâm nhập, đế vô quyền nan giải hung tinh hạn ngộ  (Tử Vi Thiên Phủ tại Mệnh bị Tuần Không, vua thành vô quyền khó giải cứu cho vận gặp hung tinh)
- Dần mộc, Phủ Vi hội Tam Kỳ, Kình Bật cư lai, Mệnh xuất võ do văn quyền hành cứ phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô  (Dần cung, Tử Vi Thiên Phủ có Khoa thêm Kình Dương Hữu Bật có văn tài nhưng lại theo nghiệp võ, thành công người đời kiêng nể, nhưng nếu bị Không Kiếp lại thành sôi hỏng bỏng không)
- Tử Phá mộ cung vô ưu họa ách, vận lai Phụ Bật nguyên vọng đắc như cầu, Thân kiêm Hồng Lộc Hóa Khoa khánh hội long vân  (Tử Vi Phá Quân ở Sửu Mùi Thìn Tuất không lo những họa tai lặt vặt, tới vận gặp Tả Hữu thì mưu sự thành tựu, nếu cung Thân lại được Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hồng Loan cảnh thêm hay).
- Đế toạ Thiên La Thân cư Triệt xứ, Giáp Kỷ nhân chung niên nan toại chí đa trái thê nhi  (Tử Vi đóng Thìn, cung Thân bị sao Triệt án ngữ, tuổi Giáp tuổi Kỷ suốt đời không toại chí, còn khổ vì vợ vì con)
- Tứ Sát Tốn cung, đề huề bảo kiếm, Hỏa Tuyệt nhập xâm đa sát. Hạn hội Hồng Khoa Ấn Mã dị lập chiến công.  (Tử Vi Thất Sát ở cung Tỵ gặp Hỏa Tinh và sao Tuyệt thành người đa sát nếu có Hồng Loan, Hóa Khoa, Quốc Ấn, Thiên Mã hội tụ làm võ tướng dễ lập công to)
- Tử Phủ Vũ Tướng Tả Hữu Long Phượng Khoa Quyền Lộc Ấn, quần thần khánh hội chi cách gia Kình Kiếp loạn thế nan thành đại sự  (Cách quần thần khánh hội Tử Phủ Vũ Tướng Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc Ấn nếu bị Kình Dương Địa Kiếp gặp thời loạn bất thành đại sự)
- Tử Tham Tả Hữu hội trung Có người con gái trốn chồng theo trai (Ở cách này Tả Hữu biến chất, tuy nhiên Tử Tham Tả Hữu còn phải thêm cả Tang Hổ nữa thì mới liều như thế)
- Tử Tham Khôi Việt phương Đoài Long thần kỳ đảo ai ai cúng dường (Tử Tham đóng ở Dậu cung gặp Khôi Việt dễ đi vào nghề thầy chùa thầy cúng).

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Tử vi - Theo Tử vi tinh điển

Bạn biết gì về huyền thoại tứ linh

Tứ linh có nghĩa là 4 loài linh vật, chúng có mặt trong văn hóa của nhiều nước phương Đông. Tứ linh bao gồm: Long, Lân, Quy, Phụng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nguồn gốc xa xưa của Tứ linh

Thực tế, tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần:Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước.

Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió).

Và việc chọn nơi để làm thành kinh đô phải hội tụ yếu tố hòa hợp giữa các nguyên tố ấy.

1. Đứng đầu tứ linh - Long

Long (Rồng) đứng đầu Tứ linh vì có sức mạnh, trí tuệ và quyền uy bậc nhất, đây là sinh vật tổng hợp sức mạnh của những con vật khác như rắn, hổ, chim ưng, sư tử, hươu,...

Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở các nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng.

Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử.

Dân tộc ta có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"... Hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt.

2. Linh vật nhân từ - Lân

Dù cho Lân được mô tả như có sừng của loài Nai, tai Chó, trán Lạc Đà, mắt Quỷ, mũi Sư Tử, miệng rộng, có thân Ngựa, chân Hươu, đuôi Bò... nhưng linh vật này rất hiền lành theo quan niệm dân gian ta.

Lân là linh vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự nguy nga tráng lệ, sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao.

Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất đặc trưng của một con vật nhân từ, theo truyền thuyết, khi di chuyển, nó luôn tránh giẫm lên các loại côn trùng hay cỏ mềm dưới chân mình.

Loài Lân không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó không bao giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên có tên gọi khác là Nhân thú.

Kỳ lân có tính linh, khi có vua chúa, thánh nhân xuất thế cứu đời thì nó sẽ xuất hiện báo trước điềm lành, sắp có thái bình thịnh vượng.

Quan niệm dân gian Việt Nam về Lân

Lân theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình, yên ổn. Lân cũng tượng trưng cho lộc phúc, may mắn, thịnh vượng.

Chúng có dung mạo kỳ dị, là hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh to lớn.

Lân thường được với tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp. Nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà.

3. Linh vật trường tồn - Quy

Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình chắc chắn. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài.

Rùa không ăn nhiều, nhịn ăn tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.

Quy đã xuất hiện trong truyện cổ tích từ thời An Dương Vương. Trong tạo hình, người ta bắt đầu thấy Quy từ năm 1126 trong tư cách đội bia ở chùa Linh Ứng, Thanh Hóa, từ đó tồn tại thường xuyên dưới hình thức đội bia; đến tận thế kỷ 15 mới thấy đội hạc.

Quy là vật hợp bởi có cả âm lẫn dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng.

Quy là cao quý, nhiều khi nó là chủ nguồn nước (rùa phun nước thiêng), là một linh vật của đất Phật.

Rùa đầu rồng - Long Quy

Là linh vật  tốt lành mang ý nghĩa trường thọ, có khả năng chiêu tài hóa sát, trấn trạch, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài.

Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa.

Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo.

Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá, làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.

4. Linh vật bất tử - Phụng

Nhắc đến sư bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phụng.

Phượng Hoàng là sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều giống chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc, và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công.

Phụng (Phượng) là tên con trống, con mái gọi là Loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công...

Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất.

Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ.

Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu.

Sinh vật bất tử.

Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân.

Từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Với khả năng tái sinh này mà Phụng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết.

Vì thiêng liêng cao quý nên loài chim này thường sống trên những ngọn núi cao, xa xôi mà con người không thể vươn tới.

Nếu có ai đó muốn tìm được chúng để mưu cầu sức mạnh hoặc sự bất tử sẽ phải vượt qua những thử thách chết người.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn biết gì về huyền thoại tứ linh

Vị trí đặt hố ga - quan trọng ngang hướng cửa

Trong phong thủy, phóng thủy (thoát nước) quan trọng không kém khai môn (mở cửa). Nếu phóng thủy sai, cơ cấu bố trí của toàn ngôi nhà sẽ bị bất ổn. Dưới đây
Vị trí đặt hố ga - quan trọng ngang hướng cửa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong phong thủy, phóng thủy (thoát nước) quan trọng không kém khai môn (mở cửa). Nếu phóng thủy sai, cơ cấu bố trí của toàn ngôi nhà sẽ bị bất ổn. Dưới đây gợi ý cho bạn vị trí nên đặt hố ga thoát nước thải.


► Xem thêm: Những yếu tố phong thủy nhà ở ảnh hưởng đến tài vận gia đình bạn

Vi tri nen dat ho ga hinh anh
 
Theo Bát Trạch, tám vị trí có sơn hướng thuộc hàng can trên la bàn là Giáp – Ất – Bính – Đinh – Canh – Tân – Nhâm – Quý và bốn vị trí Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là vị trí nên đặt hố ga thoát nước thải.
 
Còn tám sơn hướng thuộc các trục chính Tý – Ngọ – Mão – Dậu (Bắc – Nam – Đông – Tây) và Càn – Khôn – Cấn – Tốn (Tây Bắc – Tây Nam – Đông Bắc – Đông Nam) theo phong thủy là vị trí đại kị để đặt hố ga.
 
Một số nhà biệt thự hay nhà vườn rộng có diện tích khuôn viên bao quanh thì nên đưa hố ga ra hẳn bên ngoài phần xây nhà (dĩ nhiên vẫn đảm bảo nguyên tắc tọa hung như kể trên) để chủ động hơn trong xử lý kỹ thuật, giảm thiểu ảnh hưởng xấu vào ngôi nhà chính. Đặc điểm của hệ thống thoát nước thải thông thường là cần có độ dốc thích hợp để dễ dàng tiêu thoát.
 
Ở nhà phố liền kề, hầu như hố ga không thể “chạy” đi đâu được, do vậy từ đầu lúc bố trí nên lưu ý sao cho tránh nằm ngay bên dưới bếp. Tốt hơn hết  là vị trí đặt hố ga thoát nước thải nên nằm gần vị trí gầm cầu thang hay vệ sinh dưới trệt, có nắp bố trí khuất, tránh nằm trọn trong trung cung của nhà.
 
Một số nhà hiện nay dùng tầng trệt phía trước để xe thì hố ga có thể nằm dưới nền nhà xe. Những quy định về sơn hướng đặt hố ga nếu có thể tuân thủ chặt chẽ theo bát trạch thì tốt.
ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vị trí đặt hố ga - quan trọng ngang hướng cửa

Bố trí khu vực nghỉ ngơi của nhân viên như thế nào? –

Thiết lập khu nghỉ ngơi của nhân viên công ty cũng thể hiện văn hóa công ty dĩ nhân vi bản và sự quan tâm của công ty đối với nhân viên. Nhân viên đều coi công ty như nhà, công ty cũng phải bố trí cho nhân viên của mình được nghỉ ngơi ở những nơi tho

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ải mái, dễ chịu, khiến họ có nơi chốn để có thể thư giãn sau những khoảng thời gian làm việc bận rộn.
Khu nghỉ ngơi cố gắng bố trí ở những nơi gần gũi thoải mái, có thể đặt những bó hoa màu sắc hoặc những quyên sách có liên quan đên ngành nghề ở đó. Tuy nhiên cũng không nên đặt những bức vách hoặc những tủ sách, giá sách chất đầy sách ở phòng nghỉ ngơi đó, khiến căn phòng lại bị tận dụng quá mức.

084036_3

Những công ty có điều kiện còn có một nơi riêng biệt hay đặt những quẩy ba thư giãn, ở đó mọi người có thể uống trà hay ăn một bữa sáng cùng với nhũng đồ ăn nhẹ và tiện lợi.

Không gian mà có hạn thì cũng không ngại đặt ở hành lang hay ban công những chiếc nghế tựa nghỉ ngơi thoải mái, đem lại một vị trí không gian có không khí bên ngoài.

Cần phải nhớ rằng, khu vực nghỉ ngơi của nhân viên phải được đặt trong nội bộ khu vực công ty, không được trực tiếp đặt ở phía ngoài công ty. Bời vì khi nghỉ ngơi thì thần thái và tư thế của nhân viên đều thoải mái và tự do, không giống như tư thế khi làm việc trong văn phòng thông thường, cho dù thế nào cũng không được để cho ông chủ hay khách đến nhìn thấy những cảnh tượng đó.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bố trí khu vực nghỉ ngơi của nhân viên như thế nào? –

Chơi đào rằm tháng Giêng, nét đẹp của người Hà Nội

Tết đã hết, nhưng các hàng đào, mai rừng vẫn được bày bán rất nhiều ở các chợ. Người Hà Nội có thú chơi đào rằm tháng Giêng để níu giữ chút hương Tết
Chơi đào rằm tháng Giêng, nét đẹp của người Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Tết đã hết, nhưng các hàng đào, mai rừng vẫn được bày bán rất nhiều ở các chợ. Người Hà Nội có thú chơi đào rằm tháng Giêng để níu giữ chút hương sắc mùa xuân.


Không biết tự bao giờ, người Hà Nội có thú chơi đào rằm tháng Giêng. Cành đào của những ngày Tết nở bung sẽ được thay bằng cành đào mới, đặt trên bàn thờ tổ tiên, trước hiên nhà, hay trong phòng khách. Điều đó đủ để biết rằng, người Hà Nội vẫn còn tha thiết níu giữ một chút hương vị Tết cổ truyền hay sắc xuân dịu dàng, phơi phới.

Choi dao ram thang Gieng, cach niu giu sac xuan cua nguoi Ha Noi hinh anh
 
Có người cho rằng, cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng. Mà đặc trưng của tháng Giêng ở Hà Nội chính là hoa đào. Cúng rằm hay đi lễ chùa mà có hoa đào thì còn gì tuyệt vời bằng.

Choi dao ram thang Gieng, cach niu giu sac xuan cua nguoi Ha Noi hinh anh 2
 
Người ta chơi đào vào rằm tháng Giêng nhằm mục đích níu giữ sắc và khí xuân. Điều này không phải loài hoa nào cũng có thể làm được. Cũng có thể vì đào mỗi năm chỉ nở 1 lần. Hay ngày nay, điều kiện kinh tế khá giả, nhiều người thích chơi đào và muốn níu giữ không khí ngày Tết nhiều hơn. Ngày xưa, nhà ai giàu có còn gói bánh chưng lần nữa vào dịp rằm tháng Giêng.

Choi dao ram thang Gieng, cach niu giu sac xuan cua nguoi Ha Noi hinh anh 3
 
Ông Phạm Văn Thinh (57 tuổi) ở Tây Hồ chia sẻ: “Hiểu sâu xa cái thú chơi đào rằm tháng Giêng của người Hà Thành cũng thú vị không kém việc người miền Trung thích đào phai, người miền Nam thích mai vàng ngày Tết vậy. Sắc hoa đào thắm dịp rằm tháng Giêng làm ấm khí trời lạnh buốt, có cảm giác hương vị Tết còn đọng lại trên từng cánh hoa đào, lan tỏa vào mỗi nếp nhà, tạo nên dư vị đặc biệt cho người dân Thủ đô…”

Chỉ ra 3 vị trí nốt ruồi không lo thiếu tiền xài
– Nốt ruồi tại mỗi vị trí khác nhau mang tới những điềm báo hung cát không giống nhau. Nhưng nếu sở hữu những nốt ruồi dưới đây, bạn hoàn
Vì Tết đã hết nên giá đào giảm rất mạnh. Có cành đào giá chỉ còn 30.000 đồng, thậm chí giảm xuống chỉ còn 10.000 đồng. Đào rẻ nhưng vẫn bán chứ để ở vườn cũng tàn, rồi phải cắt đi rất phí phạm.

► Xem thêm: Những phong tục truyền thống tại Việt Nam và thế giới

Ngọc Điệp

Xem thêm video: Học cách yêu thương theo lời Phật dạy



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chơi đào rằm tháng Giêng, nét đẹp của người Hà Nội

Đặc điểm không tốt cho chuyện tình yêu của con gái

Lông mày rậm, mũi hếch, răng mọc không đều... là một trong những điểm khiến bạn hay xui trong chuyện tình duyên.
Đặc điểm không tốt cho chuyện tình yêu của con gái

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Đuôi mày lớn thưa

Lông mày của con gái cũng chính là cung tình duyên, đuôi mày chỉ ra sự thất bại hay thành công của con gái trong tình cảm. Nếu đuôi mày lớn, lông mày thưa, mọc tán loạn thì đường tình duyên cũng nhấp nhô, khó thành.

2. Ấn đường trũng

Nếu ấn đường sâu, trũng gần ngang bằng mắt thì khó lấy chồng, lấy rồi cũng dễ ly hôn, nếu ấn đường có đường vạch ngang thì chuyện tình duyên nhấp nhô.

3. Lông mày rậm

Có nhiều cô gái lông mày rậm và thường tính cách của họ cũng khá nam tính, thiếu dịu dàng, thiếu tỉ mỉ chu đáo. Khi yêu sẽ dễ vì những tranh chấp nhỏ mà nảy sinh bất hòa, dễ rời xa nhau.

1-5979-1426478398.jpg

Ảnh minh hoạ.

4. Khu vực gần lông mày, lông mày mọc hỗn loạn, khác chiều

Người sở hữu lông mày không mọc theo một hướng mà hỗn loạn đa chiều, phần cuối lại gấp khúc thường có tâm lý phản kháng, khi yêu, họ không vì đối phương mà suy nghĩ. Người như vậy tính cách cũng khá hiếu thắng, vì vậy dễ thất bại trong tình yêu.

5. Mũi hếch

Cô gái có mũi hếch thường ích kỷ, đến đi tùy ý, cái tôi quá lớn, rất khó ở chung cùng nửa kia. Họ không đặt mình vào vị trí của đối phương mà suy nghĩ, dễ nảy sinh bất đồng, tính cách to gan lớn mật, không thích bị quản thúc bởi vậy dễ tranh chấp với người yêu dẫn đến chia tay.

6. Cung phu thê có nốt ruồi đen 

Phía đuôi mắt gần mép tóc là Phu thê cung, nếu có nốt ruồi đen ở chỗ này thì con đường tình yêu của họ định sẵn không thuận.

Xem tiếp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặc điểm không tốt cho chuyện tình yêu của con gái

Tử Vi hoàn toàn khoa học

Một bài viết sưu tầm trên mạng của Whatebear về các bài viết của TS Đằng Sơn. Mời các bạn cùng đọc.
Tử Vi hoàn toàn khoa học

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài viết ghi chép lại một số phần của cuốn Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học của Tiến Sỹ Đằng Sơn. Bài này chép lại một thread của WhateBear trên diễn đàn Tử Vi Lý Số

Tử Vi Lý Số: Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa

Khởi điểm của ông Trị chỉ có đúng địa bàn 12 cung. Với giả sử rằng lý tuần hoàn của trái đất ứng với một đời người (một năm = một đời người chết già) ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lý thiên văn.

(Theo tôi, nhìn ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đã tìm ra cái chìa khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật thì ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không tìm ra manh mối gì cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lý của chúng).

Các sao còn lại là kết quả tất yếu, như sau:

1- Tử Phủ phải có mặt vì Âm Dương không phản ảnh đúng những biến đổi trên mặt địa cầu (lý này do tôi bổ túc).

2- Trong hoàn cảnh quân bình nhất của địa cầu, mọi cung đều phải có sao. Hoàn cảnh này là tháng 2 (tiết xuân phân) và tháng 8 (tiết thu phân). Nhưng địa bàn còn 9 cung trống, số sao thêm phải gần 9 mà thỏa lý âm dương, tức là thỏa lý số chẵn, do đó số sao thêm phải là 10, cộng với 4 sao có sẵn là Âm Dương Tử Phủ, kết quả tổng số sao phải là 14. (Tạ Phồn Trị).

Từ cách hình thành trên đây, có thể thấy Âm Dương Tử Phủ khác với 10 sao còn lại, nên tôi gọi chúng là 4 đế tinh. Hình như cách gọi này nhiều người không thích, nên cần phân biệt thêm là Tử Phủ ví như hai vua ở trung ương (Tử chính Phủ phụ), Âm Dương như hai ông tướng vùng (mỗi người một cõi, không có chính phụ).

3- Dùng lý của hậu thiên bát quái, định ra hai nhóm cung âm dương trên địa bàn, coi nhóm sao bắc đẩu ứng với âm, nhóm nam đẩu ứng với dương thì ra thứ tự các sao ứng với tháng 2 y hệt như lưu truyền, tức Tử Phủ Dần, Thái Âm Mão, Tham Lang Thìn v.v… (Tạ Phồn Trị)

Tái khám phá này là một đột phá to lớn của ông Trị, vì xưa nay những người nghiên cứu hoặc không hiểu 14 chính tinh ở đâu mà ra, hoặc cho rằng mình hiểu thì lý luận lại thiếu tính khoa học.

4- Dùng lý chẵn của âm dương và đòi hỏi tụ tán của tháng 2 (bình hòa), tháng 5 (cực đoan) thì phân ra được hai chùm sao Tử, Phủ. (Phần này do tôi bổ túc).

Kế tiếp, về tứ Hóa:

- Tứ Hóa ứng với 4 sự biến đổi lớn trên địa cầu, do vị trí tương đối của mặt trời mà sinh ra, nên Lộc Quyền Khoa Kỵ chẳng gì khác hơn là 4 thực thể tương ứng của 4 mùa xuân hạ thu đông. (Đây không phải là tái khám phá của ông Trị, vì nhiều nhà nghiên cứu Tử Vi đã tin như vậy từ lâu rồi).

- Hóa ứng với thế cực đoan, thế cùng (cùng tắc biến) nên hoàn cảnh được xử đụng để định tứ hóa là tháng 5 hoặc tháng 11. Hai tháng cho lời giải như nhau nên chọn tháng 5. Thái Âm ứng tháng nên tháng 5 thì Thái Âm cư Ngọ, ngoài ra phải thêm một lý nữa là mượn tính bình đẳng (nhiệt độ) của trục Mão Dậu để đưa hai sao Liêm Phá từ Mão sang Dậu để tăng độ cực đoan đến mức tối đa trong bài giải tứ Hóa. Kết quả được Phủ Tỵ, Đồng Âm Ngọ, Tham Vũ Mùi, Cự Nhật Thân, Liêm Phá Dậu (mượn cung của Tướng), Cơ Lương Tuất, Tử Sát Hợi. (Tạ Phồn Trị).

- ”Ta” có bản chất của ta, đồng thời chịu ảnh hưởng bên ngoài, cộng lại thành số mệnh. Trong bài toán tử vi “ta” ứng với tháng ngày giờ, ảnh hưởng bên ngoài ta ứng với năm, gồm có can năm và chi năm. (Phần này do tôi bổ túc).

- Ảnh hưởng bên ngoài ta có thể phân làm hai loại, một là của mặt trời, hai là các thiên thể còn lại trong thái dương hệ. Ảnh hưỏng của các thiên thể còn lại trong thái dương hệ được phản ảnh qua các sao thuộc chi năm, nhất là vòng Thái Tuế. Ảnh hưởng của mặt trời vì thế phải được phản ảnh qua can năm. Do đó tứ Hóa định bằng can năm. (Phần này do tôi bổ túc).

- Phó tinh là sao không có bản sắc riêng, nên không có yếu tố biến hóa. Do đó phó tinh không hóa. Phó tinh gồm có: Tướng là phó tinh của Phá Quân, Phủ là phó tinh của Tử Vi, và Sát là phó tinh của Thiên Phủ (Tạ Phồn Trị).

- Lộc Quyền ứng với hai mùa Xuân Hạ. Xuân Hạ cùng ứng với sự sinh động, tiến bộ, hòa hợp nên Lộc Quyền được xét chung với nhau, theo lý “Lộc trước Quyền sau”. Thêm nữa, vì hai mùa Xuân Hạ phối hợp tốt đẹp với nhau, trong bài toán Tử Vi hai chùm Tử Phủ được phối hợp với nhau và vận chuyển thuận lý (theo chiều thời gian) để định Lộc Quyền. Ra được kết quả y hệt như bảng Lộc Quyền hiện hành. (Tạ Phồn Trị).

Theo tôi đây là một tái khám phá rất vĩ đại, vì nguồn gốc tứ Hóa là một bí mật to lớn của khoa Tử Vi, các lập luận khác mà tôi được đọc qua đều thấy rất hàm hồ tùy hứng.

- Kỵ ứng với mùa đông. Đông có tính chết chóc, thụt lùi, chia rẽ nên bài toán hóa Kỵ có hai đặc điểm. Một là hai chùm Tử Phủ phải tách rời nhau và đều vận chuyển nghịch lý. Hai là năm dương thì chính nhóm sao dương (tức chùm sao Tử Vi) bị hóa Kỵ, năm âm thì chính nhóm sao âm (tức chùm sao Thiên Phủ) bị hóa Kỵ. Dùng luật này suy ra kết quả của nhóm can dương là: Giáp Dương, Bính Liêm, Mậu Cơ, Canh Đồng, Nhâm Vũ. (Tạ Phồn Trị)
Kết quả này của ông Trị hết sức quan trọng, vì nó giải vấn nạn can Canh. “Canh Nhật Vũ Âm Đồng” hay “Canh Nhật Vũ Đồng Âm”. Theo lý luận này của ông Trị can Canh Âm không thể nào hóa Kỵ vì Âm là sao của nhóm âm, không thỏa điều kiện năm dương sao dương hóa Kỵ.

- 14 chính tinh không đủ để giải bài toán hóa Kỵ cho 5 can âm, vì vậy Tử Vi phải đặt thêm cặp sao Xương Khúc. (Tạ Phồn Trị).
Đây là một luận đề quan trọng của ông Trị. Nó giải thích lý do tại sao Xương Khúc có mặt trong bài toán Tử Vi.

- Hóa Khoa ứng với mùa thu, dừng lại, điều chỉnh sau sự phát triển quá độ của mùa hạ. Điều chỉnh là không tiến cũng không lùi vì vậy luật định hóa Khoa phải khác với Lộc Quyền, và cũng khác với Kỵ. (Tạ Phồn Trị).

- Khi giải bài toán hóa Khoa, 14 chính tinh và Xương Khúc vẫn chưa đủ, nên phải thêm hai sao Tả Hữu. (Tạ Phồn Trị).
Đây là một luận đề quan trọng khác của ông Trị. Nó giải thích tại sao Tả Hữu có mặt trong bài toán Tử Vi.

Mặc dù có vài góc cạnh bất đồng với ông Trị, tôi tin là ông đã lật mở những bí mật quan trọng bậc nhất của khoa Tử Vi. Thuyết của ông giải thích được tại sao có 14 chính tinh, tại sao các chính tinh lại theo thứ tự như vậy, tại sao tứ hóa lại được an như vậy mà không khác; đều là những vấn nạn hàng đầu của khoa Tử Vi. Ngoài ra, cùng trong cái lý nhất quán ấy ông suy ra được lý do hiện hữu của hai cặp sao bí mật của Tử Vi là Xương Khúc Tả Hữu cũng như lý do tại sao chúng được tham dự trong bài toán tứ Hóa (các sao Không Kiếp Hình Riêu Thiên Địa Giải Thai Cáo Thai Tọa Quang Quý thì có thể suy ra được sau khi chấp nhận sự hiện diện của Xương Khúc Tả Hữu nên không bàn đến ở đây).

Quan trọng hơn nữa đối với tôi là thuyết của ông Trị hoàn toàn phù hợp với phương pháp lý luận của khoa học hiện đại. Điểm này cần nhấn mạnh, vì trước và sau ông Trị đã có nhiều vị cố giải thích lý do hiện hữu của 14 chính tinh và tứ Hóa rồi, nhưng tôi thú thật là đọc qua các lý luận ấy tôi chẳng thấy phù hợp chút nào với kiến thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn thuyết cho rằng mỗi chính tinh ứng với một sao trên trời có vấn đề lớn là trục trái đất liên tục xoay trong vũ trụ nên vị trí các sao bây giờ đã khác hẳn mấy ngàn năm trước, và vài ngàn năm sau lại càng khác xa hơn nữa.

Tôi rất vui mừng vì thế hệ sau tôi còn nhiều người muốn nghiên cứu khoa Tử Vi một cách nghiêm chỉnh như anh. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nói rõ rằng mấu chốt của bài toán LQKK được ông Trị hé mở mới 11 năm trước thôi (1995), và ngay trong chính lời giải của ông Trị tôi đã thấy có vài vấn đề mà tôi đã mạn phép sửa chữa.

Nói rõ thế để anh cũng như các bạn trẻ khác thấy rằng việc nghiên cứu Tử Vi cũng như nghiên cứu khoa học, chẳng có ai có mọi lời giải, chúng ta -bất chấp tuổi tác phái tính- phải học hỏi lẫn nhau, và trong các vấn đề chưa ngã ngũ thì mỗi người phải tự đốt đuốc mà đi, tìm con đường cho riêng mình, rồi khi thấy người ta có điểm hay thì mạnh dạn bỏ cái dở kém cùa mình mà học cái ưu việt của họ; ngược lại thấy cái sai của người hay cũng phải dám mạnh dạn bỏ đi hoặc sửa lại cho đúng. Tóm lại phải luôn luôn mở mắt ngóng tai, lọc cái sai chọn cái đúng, tuần tự nhi tiến.

Lời mào đầu như vậy đã xong, nay tôi xin vào đề:

Theo tôi, Tử Vi là bài toán tổng hợp của rất nhiều tín hiệu. Chủ trương của tôi là không bỏ tín hiệu nào cả, nhưng phải phân định tín hiệu nào là chính, tín hiệu nào là phụ.
Các cung trên lá số chứa sẵn một loại tín hiệu, đó là tín hiệu ngũ hành. Tín hiệu này dĩ nhiên có ảnh hưởng, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó mạnh bao nhiêu. Câu hỏi này chỉ trả lời được khi ta xét mỗi một vấn đề từ gốc rễ của nó.

Trong bài toán tứ Hóa, nhờ bài giải nhất quán của ông Trị (phù hợp với cách an tứ Hóa được lưu truyền) ta có thể tin rằng tứ Hóa quả đã được người xưa đặt ra để tương ứng với 4 trạng thái của địa cầu (Xuân Hạ Thu Đông) và phản ánh 4 cảnh biến của đời sống (Sinh Thành Trụ Diệt). “Hóa” như vậy có nghĩa là biến đổi từ một hoàn cảnh có sẵn. Thực thể nhận sự biến đổi dĩ nhiên là các chính tinh liên hệ hoặc Xương Khúc Tả Hữu.

Vì là tác nhân của sự biến đổi, khả năng tạo biến đổi dĩ nhiên phải là tính chất chính của tứ Hóa. Biến đổi có ý nghĩa nhất khi nó chính là đáp số phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh. Từ đó tôi suy ra rằng hóa Lộc mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Lộc, hóa Quyền mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Quyền v.v…

Lấy trường hợp hóa Lộc. Tôi ví Lộc như đồ ăn. Chính tinh miếu vượng không bị phá cách như nhà giàu no đủ, thêm đồ ăn cũng tốt đấy (nhưng phải coi chừng bội thực hoặc “ăn no rửng mỡ” thành tai hại). Ngược lại chính tinh cực hãm thì như Hàn Tín sắp chết đói, hóa Lộc dù theo lý ngũ hành kém cỏi bao nhiêu vẫn là “bát cơm Phiến mẫu”, chính là yếu tố “cùng tắc biến” thay đổi cả một đời người.

Thành thử tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để định độ mạnh yếu của LQKK là hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH).

Các thuyết như Lộc Quyền đắc ở mộc hỏa, hãm ở kim thủy, hóa Lộc vô dụng ở tứ Mộ, Kỵ đắc ở tứ mộ v.v… đa số dựa trên lý ngũ hành của các cung.
Chúng ta đều biết các khoa mệnh lý đều dựa trên hai thuyết hợp lại là âm dương và ngũ hành (gọi chung là thuyết âm dương ngũ hành). Dựa trên cách hình thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lý âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Thế nhưng các luật ngũ hành của tứ Hóa theo tôi vẫn có chỗ hữu ích, miễn là ta biết giới hạn phạm vi (mà tôi cho là khiêm nhượng) của chúng khi áp dụng vào thực tế.

Vắn tắt, khi luận tứ Hóa tôi coi hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH) là chủ yếu, lý ngũ hành và các lý khác (kể cả Tuần Triệt) như gia vị tăng giảm hiệu ứng mà thôi.

Ngoài ra, cũng xin tiết lộ một tái khám phá của tôi (hoàn toàn lý thuyết, còn cần nhiều kiểm chứng) là Khôi Việt có công năng giải cái nguy của Kỵ. Đặc biệt khi chính tinh hoặc Xương Khúc cực hãm lại hóa Kỵ, được có Khôi hoặc Việt cùng cung hoặc hội họp thì chẳng sợ cái nguy của Kỵ nữa.

Nhưng tôi muốn chia sẻ với bạn thế này. Thời còn trẻ, tôi mê Tử Vi rồi bỏ nó vì thấy nó không trả lời được nhiều câu hỏi có thể gọi là “cắc cớ” của tôi, chẳng hạn:

1. Chính tinh: Tại sao Tử Vi có 14 chính tinh? Chính tinh được đặt ra bằng lý nào? Tại sao đúng 14 chính tinh mà không phải 12 (số cung trên địa bàn) hoặc 16 (vì 16=2×8 mà 8 là bát quái)? Tại sao Tử Vi hành thổ, Thất Sát hành kim v.v…? Một số sao mỗi sách nói một hành khác nhau vậy sách nào đúng, và tại sao đúng? Tại sao Thiên Đồng hãm ở Dậu (cung chính kim, sinh tính thủy của Thiên Đồng), tại sao Tử Vi kém ở Tí mà miếu ở Ngọ v.v…

2. Tứ hóa: Tứ hóa có ý nghĩa gì? Tại sao tứ Hóa an theo can năm mà không theo chi năm, hoặc tháng, hoặc giờ? Tại sao tứ Hóa an theo sao khác thay vì theo cung? Tại sao can Giáp lại Liêm Phá Vũ Dương mà không phải Phá Liêm Dương Vũ chẳng hạn, v.v…

Khi trở lại mệnh lý rồi, đọc nhiều sách tôi vẫn chẳng tìm được lời giải, mãi khi tình cờ đọc được sách của ông Trị mới như thấy ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù ông Trị chưa có lời giải cho 100% mọi câu hỏi của tôi, tôi cho rằng ông đã mở được cánh cửa bí mật nghìn năm của khoa tử vi, hy vọng chúng ta sẽ nương theo đó mà đạt những bước tiến mới giúp khoa Tử Vi nhảy vọt tới trước.

Hình như bạn cũng có nhiều câu hỏi giống tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ bạn may mắn hơn vì bạn có một cái chìa khóa quan trọng trong tay, đó là những bước khởi đầu do ông Trị đề ra. Chỉ việc đọc sách cho kỹ (gạn lọc lỗi chính tả) bạn cũng sẽ nắm được cái chìa khóa đó y như tôi vậy.

Chúc việc nghiên cứu của bạn sớm thu hoạch nhiều kết quả.

Vài dòng đóng góp.

***

Nền tảng của mọi khoa mệnh lý Á đông là thuyết âm dương ngũ hành, điểm này thiết tưởng cần nhấn mạnh, kẻo không chú ý thì bị lạc đề mà không hay.

Tinh đẩu trong Tử Vi không gì khác hơn là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của Tử Vi (cũng như thần sát là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của các khoa ngũ tinh khác với Tử Vi).

Bởi vậy, rất cần chú ý. Đừng nệ vào ngôn từ, mà phải nắm cái gốc. Một khi hiểu tinh đẩu chính là lời giải của âm dương ngũ hành rồi thì sẽ có cái nhìn khác về tinh đẩu.
Tinh đẩu = một cách diễn tả lý âm dương ngũ hành.

Tóm lược lại, theo tôi âm dương ngũ hành là cái lý bề sâu của khoa Tử Vi, tinh đẩu là cách diễn tả bề mặt của cái lý đó cho mọi người dễ hiểu; nên nếu bảo “Tử Vi tinh đẩu quan trọng hơn âm dương ngũ hành” tôi sẽ đồng ý, ấy bởi vì nếu đã hiểu ý nghĩa tinh đẩu rồi mà còn thêm âm dương ngũ hành vào nữa tức là áp dụng một phép tính hai lần, may lắm thì chỉ thừa thãi mà thôi, nhưng nếu xui xẻo thì phạm sai lầm to lờn.

Vậy tại sao phải đặt vấn đề âm dương trọng hay ngũ hành trọng khi xét tinh đẩu? Xin thưa là vì có nhiều vị làm việc “xét lại” ý nghĩa tinh đẩu bằng lý âm dương ngũ hành, rồi thiên về một khía cạnh nào đó mà diễn giải, tạo thành cơ nguy là càng diễn giải càng xa rời cái ý nghĩa của âm dương ngũ hành vốn đã nằm sẵn sau các tinh đẩu. Cần chú ý đến âm dương ngũ hành khi xét tinh đẩu là cốt để tránh cái nguy cơ đó.

Thí dụ: Xét cách Thiên Đồng cư Dậu. Cách này sách bảo là hãm địa. Đây là một kết quả mà người xưa đã tìm ra và đã bao hàm ý nghĩa âm dương ngũ hành ở đằng sau rồi. Thế nhưng đời sau có người không biết lại lập luận rằng “Thiên Đồng thuộc dương thủy, mà Dậu là âm kim sinh thủy, nên Thiên Đồng miếu vượng ở Dậu”. Nếu coi ngũ hành là tiêu chuẩn xét tinh đẩu thì lập luận này có vẻ đúng (nhưng thực ra nó sai). Chính vì thế mà tôi mới nhấn mạnh rằng khi xét cách cục (tức tinh đẩu) thì phải coi âm dương là chính, ngũ hành là phụ. Một khi áp dụng quy luật ấy, sẽ (tái) khám phá rằng quả nhiên Thiên Đồng hãm ở Dậu là hợp lý.

Dĩ nhiên, nếu đã nắm vững ý nghĩa của tinh đẩu rồi thì chẳng cần dùng lý âm dương ngũ hành làm gì cho thừa thãi. Nhưng mấy người trong làng nghiên cứu Tử Vi dám xưng là nắm vững ý nghĩa tinh đẩu? Riêng tôi có chủ trương hồ nghi nên phương pháp của tôi là dùng lý âm dương ngũ hành để tái lập lại ý nghĩa của mọi tinh đẩu (y như kiểu reverse engineering của người tây phương).

Tái lập ý nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay vì phải học thuộc lòng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn.

Kế tiếp, xin bàn chuyện sao đồng hành với bản mệnh.

Nhận xét sơ khởi: Tinh đẩu phản ảnh lý âm dương ngũ hành theo quy luật của khoa Tử Vi (có khác với các khoa khác).

Tôi cho rằng trong bài toán Tử Vi, cần phân biệt hai lực lượng là “ta” và “ngoài ta”. Theo suy luận của tôi, trong các tinh đẩu thì “ta” được đại biểu bởi các sao liên hệ đến tháng ngày giờ gồm có chính tinh và các phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu Không Kiếp Quang Quý Thai Tọa Thai Cáo Thiên Địa Giải (Triệt thì tôi còn trong vòng suy nghĩ, chưa ra kết quả tối hậu). “Ngoài ta” thì được đại biểu bằng can năm và chi năm. Tức là Tứ Hóa, vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn v.v… đều là những lực lượng “ngoài ta” cả.

Còn lại nạp âm của năm sinh, tức là “bản mệnh” thì có liên hệ thế nào với khoa Tử Vi, là “ta” hay “ngoài ta”. Ở đây tôi dùng lời giải có sẵn của thuyết tam tài, theo đó can năm đại biểu trời, chi năm đại biểu đất, “bản mệnh” là thực thể do cả trời đất cộng lại mà thành, nên đại biểu nhân, tức là “ta”. Đây là cái “ta” ngoài lá số.

Cùng ứng với cái “ta” cả thì phải ăn khớp với nhau mới tốt. Bởi vậy có nhu cầu so sánh, xem bản mệnh có phù hợp với cái “ta” trong lá số không. Phù hợp thì như hai bộ phận ráp lại ăn khớp, tất có sự tốt đẹp, không phù hợp thì như hai bộ phận trái cựa, dù tốt cũng không hoàn hảo.

Như vừa trình bảy ở trên, cái “ta” trong lá số được đại biểu bởi chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc và các sao liên hệ. Quan trọng nhất dĩ nhiên là chính tinh.

Vấn đề là làm sao so sánh cái “ta” ngoài số (tức bản mệnh) và cái “ta” trong lá số (tức chính tinh?). Ở đây lý âm dương không có lời giải rõ rệt nào, do đó không có cách nào khác hơn là dùng lý ngũ hành.
Kế tiếp, giữa hai cái “ta” ngoài lá số và trong lá số thì cái nào gần với con người thật của ta? Thiết nghĩ phải là cái ta ngoài lá số, vì cái ta ấy phối hợp can năm và chi năm, nên có giao cảm tự nhiên với thiên (can) và địa (chi).

Từ đó suy ra:

1.-Chính tinh đồng hành với bản mệnh là lý tưởng hơn hết, vì như vậy là hai cái ta “như hai mà một”, ứng hợp hoàn toàn.
2.-Chính tinh sinh bản mệnh cũng tốt (vì cái ta thật sự được cái ta lý thuyết sinh cho) nhưng không bằng trường hợp 1, vì như vậy là hai cái ta khác nhau, thế nào cũng phải có lúc trái cựa.
3.-Bản mệnh sinh chính tinh tạm tốt, nhưng kém trường hợp 2, vì cái ta thật sự phải sinh cho cho cái ta lý thuyết, không những có lúc trái cựa, mà còn bị nhiều mệt mỏi nữa.
4.-Bản mệnh khắc chính tinh là cái ta thật khắc cái ta lý thuyết, bất lợi.
5.-Chính tinh khắc bản mệnh là cái ta thật sự bị khắc, bất lợi hơn hết.

Từ lý luận trên, có thể thấy rằng đòi hỏi tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh là kết quả của một lập luận hợp lý. Chỉ có vấn đề cấp độ mạnh yếu của tương ứng này là không rõ mà thôi. Tôi cho rằng đây là một tương ứng khá mạnh, ấy bởi vì ngũ hành là cái lý duy nhất có thể xử dụng để suy ra kết quả trong trường hợp này.

Tóm lại, tôi đồng ý sự tương ứng ngũ hành giữa chính tinh và bản mệnh là một yếu tố quan trọng. Về điểm này, tôi tin theo kết luận của cụ Thiên Lương.

Nhưng vì đã coi âm dương là lý quan trọng nhất của Tử Vi- tôi không tin độ tương ứng (ngũ hành) giữa bản mệnh và chính tinh là yếu tố áp đảo. Về điểm này, chủ trương của tôi có phần khác với học phái Thiên Lương.

Vài dòng đóng góp.

1. Một vị bảo rằng tôi nói ông Tạ Phồn Trị thiền đốn ngộ 18 năm suy ra rằng can Canh Thiên Đồng hóa Kỵ.
Sự thật: Chuyện ông Trị đốn ngộ ra là cái lý của cặp sao Âm Dương, không phải cái lý của tứ Hóa. Ông cũng không hề nói rằng ông ngồi thiền 18 năm, chỉ nói là bế tắc về ý nghĩa của cặp Âm Dương 18 năm, nhờ thiền đốn ngộ mới suy ra (thời gian thiền không rõ, nhưng đốn ngộ có thể trong một giây hoặc một sát na).
Xem lại bài đầu tôi viết trong mục này sẽ thấy y hệt như thế.

2. Một vị khác bảo rằng ông Trị cho rằng thuyết ngũ hành là lời giải gần đúng của thuyết âm dương.
Sự thật: Ông Trị không hề chủ trương ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương (và riêng bản thân tôi nghi rằng ông Trị vẫn cho rằng thuyết ngũ hành là toàn bích như mọi người khác).
Thuyết “ngũ hành chỉ gần đúng” này là do tôi tái khám phá ra bằng phương pháp khoa học, chẳng dính líu gì với ông Trị.

3. Khá nhiều người cho rằng ông Trị chủ trương khảo sát Tử Vi bằng phương pháp hoàn toàn khoa học.

Sự thật: Chủ trương của ông Trị khó biết vì ông chỉ ra đúng một quyển sách mỏng “Chu dịch dữ tử vi đẩu số” rồi biến mất, nhưng từ sách này tôi thấy ông là một dịch lý gia theo nghĩa rất cổ điển, nào là số thái huyền, nào là cách an Tử Vi liên hệ đến “đế xuất hồ Chấn”, nào là cách Cự Nhật ứng với quẻ “thủy hỏa kí tế”, nào là Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau trong hậu thiên bát quái v.v…

Thú thật đọc sách của ông Trị tôi thấy quá huyền hoặc, hiển nhiên không phải là một quyền sách khoa học.

Nhưng đời này rất lạ, có nhiều khi bằng phương pháp phi khoa học người ta lại tìm ra phát kiến mới có giá trị khoa học.

Tôi là người trọng khoa học, đọc sách của ông Trị tôi thấy cái giá trị khoa học ẩn tàng bên trong nên mới dùng ngôn ngữ khoa học để chứng minh những điều ông đã tái khám phá. Một mục đích của tôi là tạo cơ hội cho những người trong giới khoa học nhận ra rằng Tử Vi hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại rồi tham dự vào việc nghiên cứu, giúp Tử Vi mau chóng tiến bộ như mọi ngành khoa học khác thay vì cứ lẩn quẩn như ngàn năm qua trong trạng thái của một khoa học phôi thai.

Nếu việc khoa học hóa những tái khám phá của ông Trị về chính tinh và tứ Hóa có tính gượng ép thì người có tội là tôi, không phải ông Trị, vì -như đã nói- ông Trị không dùng ngôn ngữ khoa học mà chỉ dùng ngôn ngữ của dịch học và thuyết âm dương ngũ hành thôi.

Cuối cùng, một điểm có tính học thuật:

Một vị viết trên vietlyso.com rằng khi can Giáp xuất hiện, cùng sát na đó các can Ất, Bính, Đinh v.v… cũng có mặt trong bài toán Tử Vi; rồi dựa vào đó mà phê bình, rằng thuyết của ông Trị không thỏa lý này.
Tôi e vị này đã hiểu lầm thuyết của ông Trị, vì sự kiện “mọi can cùng hiện” cũng chính là giả sử mà ông Trị sử dụng, không những thế nó chính là một trong những mấu chốt quan trọng nhất (theo tôi thì nó chính là điểm đột phá) giúp ông định được cách an tứ Hóa.

Không phải mọi người đều đồng ý rằng Tử Vi nên được khoa học hóa, nên thiết tưởng cần trả lời tại sao nên khoa học hóa Tử Vi.

Khởi từ nhận xét:

Ở một thời xa xưa Tử Vi chỉ có người dạy và người học. Nhưng trong vòng trăm năm trở lại đây, có lẽ thời gian thẩm thấu đã đủ, người ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề với khoa này. Đặt vấn đề với Tử Vi rất dễ dàng, vì xưa nay cách học Tử Vi nặng về khẩu quyết mà thiếu nguyên lý, nên có thể nói rằng bất cứ đề tài nào liên hệ đến Tử Vi cũng có dẫy đầy câu hỏi.

Có đặt câu hỏi thì tất nhiên sẽ có trả lời câu hỏi. Ở Việt Nam trong hạ bán thế kỷ 20 có ông Thiên Lương viết hai tập Tử Vi nghiệm lý, xiển dương một số cách luận có phần khác truyền thống, trong đó quan trọng nhất là cái lý của vòng Thái Tuế. Ở Đài Loan, HK từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990 có thể gọi là một giai đoạn trăm hoa đua nở của khoa Tử Vi. Đột ngột số sách Tử Vi biến từ vài quyển thành mấy trăm quyển, kỳ nhân dị sĩ xuất hiện khắp nơi, trong đó người bảo là có bí mật gia truyền ngàn năm muốn lộ ra ngoài, người bảo mình nhờ thiền mà ngộ ra Tử Vi, nói chung đều xưng cách của mình là “đại đột phá”, “vô tiền khoáng hậu” v.v…

NÓI THÊM VỀ LÝ THIÊN VĂN CỦA CẶP ÂM DƯƠNG (theo ông Tạ Phồn Trị)

HỎI: Ông dùng điều kiện thiên văn “giữ cho hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” để định hai sao Âm Dương. Điều kiện này có thực cần thiết không? Thiết tưởng cho cặp Âm Dương ứng với mặt trăng, mặt trời hoặc nói Thái Âm, Thái Dương đại biểu hai yếu tố âm dương cũng cho kết quả tương tự.

ĐÁP: Trước hết cần nói rõ rằng điều kiện thiên văn “để hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” được xử dụng trong việc định hai sao Âm Dương là do ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra, không phải tôi. Tôi chỉ là người ghi lại sự kiện này. Cần nói rõ thế vì tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện hết sức quan trọng, ví như chiếc chìa khóa chính; không có nó không thể mở cánh cửa đã đóng kín nghìn năm của khoa tử vi. Cái công của người tái khám phá (tức ông Tạ Phồn Trị) vì thế phải được ghi nhận rõ ràng.

Đã biết kết quả rồi thì khó cảm nhận tại sao -từ căn bản khoa học- tìm ra cái lý nằm sau cách an hai sao Âm Dương lại là một tái khám phá to lớn, nên tôi xin lùi một bước để phân tích các thuyết -liên hệ đến cặp Âm Dương- đã có mặt trước thuyết của ông Trị.

Có hai thuyết chính.

Thuyết thông thường (mà ta sẽ gọi là thuyết A) là Âm biểu tượng mặt trăng, Dương biểu tượng mặt trời.

Thuyết A có ứng hợp với thực tế, nhưng không ứng hợp hoàn toàn vì tử vi có một cách lớn là Âm Dương Sửu Mùi, thường được gọi là “Nhật Nguyệt tranh huy”, nghĩa là mặt trời mặt trăng dành ánh sáng. Vấn đề là giờ Mùi (tùy trường phái mà ứng với thời gian 1-3 hoặc 2-4 giờ chiều) trời sáng trưng thì có lý do gì để mặt trăng có uy lực mà đòi “dành sáng” mới mặt trời? Muốn có “Nhật Nguyệt tranh huy” vào buổi chiều thì tất phải là lúc hoàng hôn; tức là sớm lắm cũng phải từ giờ Thân trở đi.

Ngoài ra, từ kinh nghiệm tích lũy lâu đời, người ta biết tính miếu hãm của cặp Âm Dương ngoài yếu tố thời (Dần đến Ngọ là thời của Dương, Thân đến Tý là thời của Âm, Sửu Mùi là thời tranh tối tranh sáng) còn có yếu tố vị (Dương an cung dương đắc vị, an cung âm thất vị; Âm ngược lại). Hiển nhiên mặt trời mặt trăng không phản ảnh yếu tố “vị” khá lạ lùng này.

Kế tiếp là một thuyết khác mà ta sẽ gọi là thuyết B. Thuyết B hoàn toàn đặt trên lý luận, cho rằng cặp Âm Dương chỉ giản dị là đại biểu của hai yếu tố âm và dương, tức là hai đơn vị nền tảng của thuyết Âm Dương.

Ưu điểm lớn của thuyết B là nó giải quyết được cả hai vấn nạn của thuyết A:

- Vấn nạn thời: Dần đến Ngọ ứng với hai hành mộc hỏa đều ứng với phát triển nên là khu vực dương, Thân đến Tý ứng với hai hành kim thủy ứng với sự dừng bước, thoái hóa nên là khu vực âm; nên Thái Dương đắc thời từ Dần đến Ngọ, thất thời từ Thân đến Tý; Thái Âm ngược lại. Thế là yếu tố thời được thỏa.

- Vấn nạn vị: Từ cách thành lập địa bàn ta đã phân 12 cung thành 6 âm, 6 dương,nên cho Thái Âm ứng âm, Thái Dương ứng dương thì yếu tố vị đương nhiên được thỏa.

Đồng thời, thuyết B dẫn đến một kết quả tự nhiên là ở hai cung Sửu Mùi cả hai sao Thái Âm, Thái Dương đều không đắc thời hoặc thất thời, nên ứng với cảnh tranh tối tranh sáng của hai yếu tố âm dương. Nói cách khác, trục Sửu Mùi là trục đối xứng của hai yếu tố Âm Dương. Với kết quả này, ta có quyền đòi hỏi rằng cặp Âm Dương phải vĩnh viễn đối xứng qua trục Sửu Mùi.

Có thể thấy rằng thuyết B đạt rất gần đến cái lý tối hậu nằm sau cách an cặp Âm Dương, thế nhưng nó có một thiếu sót trầm trọng là ngoài lý âm dương ra, ta không biết các vị trí của hai sao này ứng với các yếu tố nào khác của địa bàn. Lấy thí dụ trường hợp Thái Dương cư Tý, tất Thái Âm cư Dần. Thái Âm ở Dần đại biểu gì? Khởi đầu của hành mộc? Hoặc giả phối hợp với thuyết A để nói Âm Dương cùng ứng với giờ thì bảo Thái Dương cư Ngọ cực tốt hợp lý rồi, nhưng cùng lúc ấy Thái Âm cư Thân có ý nghĩa gì? Giờ Thân chưa phải là lúc mặt trời lặn sao có thể nói Thái Âm tốt được?

Cái độc đáo của lý tương ứng Thái Âm = Tháng, Thái Dương = Giờ mà ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra là nó vừa ứng với thiên văn (hai sao Âm Dương phối hợp để giữ hoàn cảnh của vũ trụ y hệt như thời điểm khai sinh của địa cầu là -tiết lập xuân- tháng Giêng giờ Tý), vừa tổng hợp được các tính chất chính của hai thuyết A và B kể trên. Tức là nó giúp cái lý của cặp Âm Dương trở thành đầy đủ và nhất quán.

Theo ông Trị tiết lộ thì nhờ ngồi thiền mà cuối cùng ông ngộ ra cái lý của cặp Âm Dương sau 20 năm liên tục suy nghĩ và bế tắc. Đã chuyên tâm nghiên cứu mà phải mất 20 năm suy nghĩ, lại thêm đốn ngộ mới suy ra được một điều thì điều ấy chắc không thể tầm thường.

Vài dòng ghi nhận.

Chữ “âm dương” mà tôi nói đến trong “âm dương là chính ngũ hành là phụ” ám chỉ toàn bộ “thuyết âm dương” không chỉ là cách phân loại âm dương đặc thù (như Thiên Đồng là dương thủy).
Khi xét toàn bộ thuyết âm dương thì sự phân phối của các sao trên địa bàn đã có hàm chứa tính âm dương rồi. Cơ sở lý luận chính của tôi ở đó. Xét các tổ hợp khác nhau với điều kiện là hoàn cảnh của (hai ông tướng vùng) Âm Dương có ảnh hưởng quan trọng đến các sao tĩnh (rồi thêm ngũ hành vào sau cùng nếu cần thiết) thì sẽ thấy tại sao Thiên Đồng hãm ở Ngọ, Thìn.

GIỚI HẠN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC KHOA HỌC HÓA TỬ VI

Khi muốn khoa học hóa bất cứ một ngành gì đã hiện hữu, ta phải lùi thật nhiều bước để trở về một vị trí nào đó mà tập thể những người tương đối có trí tuệ và kiến thức có thể đồng thuận trên nền tảng của một hệ tư duy có lớp lang gọi là “lô gích” rồi từ đó mới lại bước đi, cũng theo các quy luật của lô gích.

Tại sao lại đặt vấn đề lô gích? Thưa vì có nhiều chuyện trên đời này không thể nào dùng lô gích mà suy được (như thánh nữ đồng trinh Maria, như hiện tượng đốn ngộ, như hiện tượng đột ngột khỏi hẳn ung thư nhờ kiên trì cầu nguyện phật, chúa v.v…); đó là những chuyện nằm ngoài lô gích. Những chuyện nằm ngoài lô gích không ở trong phạm trù của khoa học nên không thể dùng tiêu chuẩn của khoa học mà luận xét. Cần nói rõ thế, vì nhiều người tự xưng là khoa học gia cứ dùng tiêu chuẩn khoa học để lên án những hiện tượng nằm ngoài lô gích mà không biết rằng khi làm thế là chính mình đã đi ngược lại đòi hỏi của lô gích.

Bởi vậy, bước đầu của người nghiên cứu Tử Vi bằng khoa học là phải nhận biết công trình của mình có giới hạn riêng của nó, dù đạt thành công đến tột đỉnh cũng không thể nào vượt qua giới hạn ấy được. Phải biết thế để khỏi cạnh tranh vô lý với những kỳ nhân nằm ngoài lô gích, như chỉ nhìn lá số Tử Vi rồi nói vanh vách cuộc đời phải như thế nào, và đều đúng cả (có thật, cá nhân tôi đã gặp qua). Thí dụ này quan trọng, vì dùng lô gích bình thường sẽ phải dựa vào thực tế là chỉ có 500 ngàn lá số để kết luận rằng không thể nào nhìn lá số mà đoán đời người ta vanh vách được. Để khỏi loãng đề tài hiện tại tôi sẽ giải thích hiện tượng kỳ nhân mệnh lý sau (và dĩ nhiên lời giải thích ấy không thể nào hoàn toàn lô gích).

Nhưng tại sao lại bỏ quá nhiều công lao để nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học để rồi khi xem Tử Vi vẫn thua xa các kỳ nhân? Thưa vì người học Tử Vi thì đông mà kỳ nhân cực hiếm. Thực trạng là vì thiếu phương pháp khoa học, hầu hết giới học tử vi (kể cả giới nghiên cứu tử vi) đều ở trạng thái mò mẫm, như người trong hầm tối chẳng có lối ra. Trạng thái mò mẫm đó tạo thành cảnh vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu là đúng là sai, nên người học Tử Vi sau khi đạt một mức cơ bản nào đó rồi thì tiến hay lùi thật khó mà xác định, tức là bị kẹt trong một cái vòng lẩn quẩn, không có con đường rõ ràng nào để tiến về phía trước. Giả như việc khảo sát Tử Vi bằng khoa học thành công, thì mặc dù không thể đào luyện kỳ nhân, chúng ta cũng thành công trong việc giúp người học Tử Vi liên tục tiến về phía trước thay vì dậm chân tại chỗ hoặc chạy trong cái vòng lẩn quẩn.
Đó là phần trình bày về giới hạn và triển vọng của phương pháp khoa học khi áp dụng vào Tử Vi. Kế tiếp tôi xin luận những điều kiện mà các bước đầu của khoa Tử Vi phải thỏa khi ta khảo sát nó bằng phương pháp khoa học.

TẠI SAO TÔI BÁC BỎ THUYẾT THIÊN VĂN CỦA CẶP TỬ PHỦ?

HỎI: Về cặp Tử Phủ ông bảo thuyết của ông Tạ Phồn Trị “quá huyền hoặc” và ông đề xướng thuyết của riêng ông. Thuyết này của ông không nói gì đến tính thiên văn của Tử Phủ, nhất là không nhắc đến chòm sao bắc đẩu, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho là thực thể thiên văn tương ứng của sao Tử Vi. Vậy có phải là thiếu sót chăng?

ĐÁP: Tôi có đọc thấy trên vài mạng mệnh lý khá nhiều lời phê bình, cho rằng tôi đã thiếu sót, sai lầm trầm trọng vì không nhận ra rằng 14 chính tinh đều có gốc ở thiên văn. Có người dựa trên sự kiện rằng tôi hay viện dẫn sách ông Trị mà kết luận rằng đây là điểm thiếu sót, sai lầm của ông Trị.

Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin thưa ngay rằng ông Trị không hề đi ngược lại truyền thống thiên văn của các nhà nghiên cứu cũ. Người đi ngược truyền thống là tôi, và từ cái nhìn “ngược truyền thống” -nhưng dựa trên khoa học- tôi thấy lập luận của ông Trị về cặp Tử Phủ là huyền hoặc. Sau đây tôi xin tóm lược lập luận của ông Trị rồi trình bày lý do tại sao tôi không chấp nhận nó.
Ta đã biết vào lúc khai sinh của địa bàn, tức tháng Giêng giờ Tý thì Thiên Phủ ở Sửu, Tử Vi ở Mão.

Ông Trị nhận xét rằng ở thời điểm này nhìn lên phương bắc tất thấy sao đuôi của chòm Bắc Đẩu ở chính đông, ứng với phương Mão trên địa bàn, cùng lúc đó sao Long Đầu ứng với cung Sửu.
Vì trục trái đất gần khít với sao Bắc Cực (tức sao Alpha–UMi), một quan sát viên trên mặt đất (ở bắc bán cầu) sẽ thấy cả hai sao này cứ mỗi giờ âm lịch chuyển 30 độ theo chiều nghịch.
Chiều nghịch quan sát thấy trên trời bắc chính là chiều thuận trên địa bàn, mỗi 30 độ ứng với một cung, nên nếu đuôi chòm Bắc Đẩu đã ở Mão vào giờ Tý thì sẽ ở Thìn vào giờ Sửu, ở Tỵ giờ Dần v.v… tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình sao Tử Vi.

Tương tự, cho ngày và giờ cố định rồi thì cứ mỗi tháng hai sao Phá Quân và Long Đầu cũng chuyển 30 độ theo chiều nghịch nên tiết lập xuân (tháng Giêng) sao Long Đầu ở cung Sửu tất tiết lập hạ (tháng 4) ở cung Thìn, lập thu (tháng 7) ở Mùi, lập đông (tháng 10) ở Tuất; tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình của sao Thiên Phủ.

Cho nên, dùng hoàn cảnh của tiết lập xuân làm điều kiện ban đầu (initial conditions) và “giờ tháng nghịch chiều” làm cái lý vận hành để giữ hoàn cảnh của vũ trụ không đổi, ông Trị kết luận Tử Vi ứng với đuôi của chòm Bắc Đẩu thất tinh, Thiên Phủ ứng với sao Long Đầu. Đó là cái lý hình thành của cặp Tử Phủ theo ông Tạ Phồn Trị.

Mười chính tinh còn lại thì ông Trị cho rằng không dính líu gì đến các sao trên trời. Tôi đã thấy một số người suy diễn rộng hơn, cho rằng mỗi một chính tinh đều phản ảnh vận hành của một sao có thật trên trời. Nhưng dù chỉ cho cặp Tử Phủ ứng với sao thật như ông Trị hoặc cho hết thảy 14 chính tinh ứng với sao thật như một số vị khác, tựu chung thì yếu tố để liên kết vẫn là tương ứng phương vị trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Chẳng hạn như trường hợp ông Trị thì hoàn cảnh đặc thù ấy là giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân (ứng với Tử Vi ở Mão, Thiên Phủ ở Sửu).

Cần ghi nhận rằng ông Tạ Phồn Trị chẳng phải là người đầu tiên cho rằng các sao trong khoa Tử Vi ứng với sao thật trên trời. Thí dụ cận đại có “Tử vi đẩu số giảng nghĩa”, một tài liệu Tử Vi nổi tiếng do tiền bối Lục Bân Triệu soạn trong thập niên 1950 cho lớp Tử Vi của ông gần đây được nhiều nhà bình chú. Trong tài liệu này, phần an sao có viết khá dài về liên hệ giữa Tử Vi và thiên văn. Đoạn đầu như sau:
“Tử Vi dựa vào sự vận chuyển biến hóa của chòm bắc đẩu, chòm nam đẩu, các sao trong Tử Vi đàn, và các tạp tinh để tượng trưng cát hung họa phúc của đời người. Nam đẩu, bắc đẩu, Tử Vi đàn nguyên là những sao quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất trong thiên văn cận đại…”

Tôi xin phép chỉ dịch đến đấy, bởi thiết nghĩ bấy nhiêu đủ cho ta biết thuyết cho rằng Tử Vi liên hệ mật thiết với bắc đẩu, nam đẩu v.v… không phải là mới lạ, mà đã lưu hành tối thiểu nửa thế kỷ rồi. Và rất dễ hiểu, vì tên gọi của 14 chính tinh và một số phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc v.v… đều là tên sao có thật; nếu xưa này người ta chưa từng nối kết các sao trong Tử Vi với sao thật trên trời mới là chuyện lạ.

Bây giờ tôi xin trình bày lý do tại sao tôi cho rằng loại lập luận này là huyền hoặc. Tôi sẽ chỉ phê bình lập luận của ông Trị, nhưng lý lẽ này cũng áp dụng cho các lập luận tương tự.

Tôi sẽ nhìn nhận ngay rằng thuyết của ông Trị về cặp Tử Phủ (và các thuyết thiên văn tương tự khác) có tính hấp dẫn rất mạnh, bởi nó khơi động tính tò mò của con người về những liên hệ có thể có giữa con người và các vì sao trên trời. Chính tôi cũng bị loại thuyết này hấp dẫn, nhưng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc tôi phải đứng về phe phản đối vì có hai vấn đề sau đây.

Vấn đề đầu tiên là: Trên trời có muôn vì sao cùng ứng hợp phương vị với Tử Vi, Thiên Phủ; tại sao chọn hai sao Phá Quân và Long Đầu làm sao tương ứng? Vì hai sao này tương đối sáng chăng? Nhưng nếu độ sáng là tiêu chuẩn thì hai sao này làm sao sáng bằng mặt trăng, mặt trời là biểu tượng của Thái Âm Thái Dương? Vậy thì lấy lý nào để nói Tử Vi là sao vua, ngự trị các chính tinh khác kể cả cặp Âm Dương?

Ngắn gọn, cách chọn sao của ông Trị không thỏa đòi hỏi độc nhất; một đòi hỏi hết sức quan trọng của khoa học. Trong thập niên 1980 đã có một danh gia mệnh lý Đài Loan là ông Phương Vô Kỵ cố gắng giải quyết vấn nạn này. Ông Vô Kỵ cho rằng hai chòm Bắc Đẩu và Nam Đẩu (tức chòm sao Nhân Mã Sagittarius) có từ trường rất mạnh nên chúng đặc biệt hơn các chòm sao khác. Nhưng như thế lại có vấn đề, vì từ lực giảm rất nhanh với khoảng cách. Nếu lấy từ lực làm tiêu chuẩn thì lực áp đảo phải là các thiên thể trong thái dương hệ; và nếu vậy thì một lần nữa ta lại gặp bế tắc là tại sao Tử Vi lại ứng với uy quyền cao hơn cặp Âm Dương, trong khi mặt trời (ứng với Thái Dương) hiển nhiên là thiên thể quan trọng nhất của thái dương hệ (chú 6). Mặt trăng có kém thế hơn mặt trời, nhưng nếu hỏi một em bé (chưa có suy nghĩ thiên vị) mặt trăng hay chùm bắc đẩu quan trọng hơn, tôi nghĩ câu trả lời hiển nhiên sẽ là mặt trăng.

Vấn đề thứ hai trình bày kế tiếp đây tôi nghĩ còn nghiêm trọng hơn nữa. Các độc giả đã đọc qua sách thiên văn hẳn biết rằng trục của trái đất (tức trục tưởng tượng xuyên qua bắc cực và nam cực) không vĩnh viễn song song với một phương cố định trong vũ trụ, mà liên tục xoay chuyển như trục của một con quay (tức con vụ, con bông vụ, con cù) lúc sắp ngã vậy. Nếu ta vẽ trên tinh cầu (một mặt cầu tưởng tượng ở trời cao) quỹ tích của các điểm mà trục trái đất vạch thành thì sẽ được một vòng tròn. Phải mất khoảng 26 ngàn năm trục trái đất mới đi hết vòng tròn này để trở lại vị trí ban đầu. Thời gian 26 ngàn năm đối với một đời người là rất dài, nhưng xét trên chiều kích của khoa học thì cũng như một tích tắc mà thôi. Và khi trục trái đất trên trời cao dời đi đủ xa thì đuôi chòm Bắc Đẩu sẽ không ở phương đông vào giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân nữa!

Khi ấy ta sẽ làm gì? Phải chăng là cho một sao khác ở lân cận đâu đó ứng với Tử Vi để tái lập sự ứng hợp đã mất đi giữa thời gian và vị trí? Sự điều chỉnh này, nếu có, sẽ dựa trên lý nào? Làm sao thiết lập tính độc nhất của nó?

Sự thật là chòm Bắc Đẩu hiện đang lìa xa dần vòng cung bắc cực. Chính ông Phương Vô Kỵ (đã dẫn ở trên) có nhìn nhận trong sách của ông rằng 8 nghìn năm nữa chòm Bắc Đẩu sẽ không còn ở phía trên xích đạo; lúc ấy thật khó mà cho rằng nó có vị trí thiên văn đặc biệt hơn các chòm sao khác; bảo là nó ứng với sao cao quý nhất của 14 chính tinh, tức sao Tử Vi, thì lại càng gượng ép, nếu không muốn nói là hàm hồ.

Vì những vấn nạn đã nêu trên, mọi thuyết cho rằng mỗi một chính tinh của môn Tử Vi có một sao tương ứng trên trời sẽ phải chấp nhận thêm tối thiểu một điều kiện là khoa Tử Vi chỉ có giá trị khi một số điều kiện đặc thù về phương vị của các sao này được thỏa. Như vậy, vì trục quay trái đất liên tục di chuyển, trong mỗi chu kỳ 26000 năm khoa tử vi chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian X nào đó mà thôi.

Tức là giá trị khoa học của khoa Tử Vi có tính tuần hoàn; có khi nó sai, có khi nó đúng?! Thật khó tưởng tượng là giá trị của một thuyết khoa học lại có đặc tính kỳ cục này.

Có người sẽ biện luận đời vốn không phải là cõi thập toàn nên dĩ nhiên không có thuyết tuyệt đối hoàn chỉnh; và nếu coi cái “kỳ cục” kể trên là một phần của tính không hoàn chỉnh của Tử Vi thì chẳng có vấn đề gì. Tôi xin phép hoàn toàn bất đồng. Bởi mặc dù đời này không có sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các thuyết vẫn có độ hoàn chỉnh cao thấp khác nhau. Nếu phải lựa một trong hai thuyết, ta không thể nói vì cả hai đều không hoàn chỉnh nên tha hồ lựa chọn theo ý thích, mà phải xử dụng những tiêu chuẩn khoa học cập nhật nhất để loại thuyết kém hoàn chỉnh và giữ thuyết hoàn chỉnh hơn.

Trở lại vấn đề, tôi xin thưa rằng cái “kỳ cục” kể trên có thể tránh được nếu ta bỏ hẳn việc ép các sao có thật trên trời vào 14 chính tinh. (Chú thích tại chỗ: Mặt trời và mặt trăng là ngoại lệ vì liên hệ với trái đất rất mật thiết và có tính vĩnh hằng, nên ứng với Thái Dương và Thái Âm là hợp lý).

Vì thế tôi lập luận cặp Tử Phủ được đặt ra để phản ảnh những thay đổi mùa màng của địa cầu, vì cặp Âm Dương đã không làm được chuyện ấy. Xét rốt ráo thì cái lý mà tôi đưa ra cho cặp Tử Phủ vẫn là lý thiên văn, nhưng dựa trên kết quả hiển hiện (mùa màng) nên thỏa điều kiện độc nhất của khoa học, lại không lệ thuộc vào vị trí trục quay của trái đất nên không bị mối nguy là chắc chắn trở thành sai lạc trong vài ngàn năm nữa.
Tóm lại ta hiện có hai thuyết đều có tính thiên văn. Một thuyết thì lý tương ứng không thỏa điều kiện độc nhất, lại chắc chắn sẽ trở thành sai lầm trong vài ngàn năm nữa và vì thế khó biết có đúng trong hiện tại hay không; một thuyết hiện đã tương ứng với thực tế và sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế ngày nào trái đất còn tự xoay quanh nó và quanh mặt trời.

Xét từ quan điểm khoa học ta phải chọn thuyết nào? Câu trả lời xin dành cho quý vị.

MUỐN KHOA HỌC HÓA MỆNH LÝ PHẢI LÀM GÌ

Sau đây là một bài viết của tôi cho các ngành mệnh lý nói chung, dĩ nhiên áp dụng cho Tử Vi.

Tính ưu việt của khoa học và thực trạng lạc hậu của mệnh lý

Trong nhiều bài rải rác khắp nơi tôi đã đưa lập luận để chứng minh rằng mệnh lý hội đủ các đặc tính của một ngành khoa học, nhưng nhận ra tính khoa học tiềm ẩn trong mệnh lý không làm cho mệnh lý biến ngay thành một phần của tri thức khoa học mà chỉ là bước đầu trong công cuộc khoa học hóa mệnh lý.

Đi từ thực trạng huyền học của mệnh lý đến cái đích khoa học là một công cuộc cải cách; muốn cải cách một hoàn cảnh đã tồn tại lâu đời ta phải bắt đầu bằng cách nhận diện rạch ròi những khó khăn trở ngại, rồi suy ra phương thức khắc phục. Điểm bắt đầu hợp lý và giản dị nhất là đi trở lùi về lịch sử để làm việc ôn cố tri tân.

Khởi từ lúc văn minh loài người hình thành, đã có một thời gian rất dài mệnh lý được coi là một phần của tri thức chính thống. Ở Á đông ngày xưa, kiến thức được quy về 4 chữ “nho y lý số”, và tiêu chuẩn trí thức cao cấp nhất là trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý, giữa hiểu nhân sự (“thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung tri nhân sự”); đều bao hàm mệnh lý. Ở tây phương trước đây, các nhà thiên văn học cũng thường là chiêm tinh gia; như ông Kepler nổi tiếng với ba định luật diễn tả quỹ đạo và vận tốc của các hành tinh quanh mặt trời là một điển hình.

Hạ bán thế kỷ 17, khi khoa học bắt đầu chiếm ưu thế trong các hệ tri thức của nhân loại nhờ vật lý Newton thì cũng là lúc các khoa nghiên khảo mệnh lý (gọi chung là mệnh lý học) bắt đầu bị đẩy lùi vào bóng tối, không còn được coi là kiến thức chính thống nữa. Hơn ba thế kỷ đã trôi qua, khi bài này được viết, tình hình chung đại khái vẫn thế. Nếu hỏi giới khoa học nghĩ gì về mệnh lý, e rằng câu trả lời phổ thông nhất là “mê tín dị đoan”, và câu trả lời lịch sự nhất vẫn mang nặng tính chất hồ nghi.

Tại sao mệnh lý bị coi là mê tín, tại sao giá trị của mệnh lý bị giới khoa học hồ nghi? Xin thưa đây chỉ giản dị là một trường hợp “cạnh tranh thích ứng sinh tồn” giữa hai đối thủ là khoa học và huyền học. Với phương pháp và thủ tục hiệu quả của riêng nó, khoa học đã đạt những thành tựu xuất chúng. Các bộ môn huyền học (bao gồm mệnh lý) vì không điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh nên lâm vào cảnh lạc hậu. Giữa sự ưu việt và sự lạc hậu, người trí thức nên chọn cái nào? Thiết tưởng câu trả lời quá hiển nhiên; thế nên đa số giới trí thức chọn khoa học. Mà đã chọn khoa học thì nhẹ cũng phải hồ nghi giá trị của mệnh lý, nặng tất coi mệnh lý là nhảm nhí.

Nhưng chi tiết hơn thì những lý do nào khiến mệnh lý lạc hậu đến nỗi mang tiếng “mê tín dị đoan”? Theo thiển ý, có 4 lý do chính:

1. Khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân.
2. Phương pháp luận lỗi thời (thiếu khả năng thích nghi).
3. Tự cho mệnh lý giá trị quá cao.
4. Thiếu khả năng và thủ tục truyền đạt kiến thức.

Sau đây xin trình bày từng lý do một và đề nghị phương thức giải quyết.

Đề nghị 1: Bỏ khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân

Khi nghiên cứu mệnh lý, ta hay gặp hai chữ “thánh nhân”; như Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử là “thánh nhân” của dịch lý; các ông Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc là “thánh nhân” của bói dịch v.v… “Thánh nhân” đây được hiểu là “đỉnh cao trí tuệ”. Thánh nhân “phán” điều gì ta phải coi là điều ấy đúng. Dám đặt câu hỏi về một điều thánh nhân đã phán là hành động phạm thượng không thể tha thứ được. Trọng thánh nhân được coi là một đức tính phải có của người học mệnh lý, không chỉ vì “tiên học lễ hậu học văn” mà còn vì niềm tin rằng đây là điều kiện để có cảm ứng tốt đẹp giúp cho sự tiến bộ trên đường học tập.

Khác với mệnh lý, khoa học không có một thánh nhân nào cả. Xét hai khoa học gia đứng hàng đầu lịch sử là Newton và Einstein là rõ. Ông Newton tìm ra quy luật “vạn vật hấp dẫn” giải thích được đủ loại chuyển động, từ động tác rơi của một chiếc lá vàng nhỏ bé đến vận trình của các thiên thể vĩ đại; phát kiến ấy tự cổ chí kim dễ ai sánh kịp? Nhưng ông Einstein thay vì coi ông Newton là thánh nhân lại hồ nghi là thuyết của ông (Newton) còn thiếu sót. Thái độ “phạm thượng” này không những chẳng làm hại ông Einstein hoặc khiến khoa học ngừng trệ, mà dẫn đến hai thuyết Biệt Tương Đối và Tổng Tương Đối (Special Relativity and General Relativity).

Nhưng đó chưa phải là đoạn kết của câu chuyện. Trong thập niên 1920’s, khi ông Einstein đã đạt vị trí cao nhất trong giới khoa học, nhân loại lại chứng kiến một cuộc cách mạng mới, tức cuộc cách mạng của vật lý lượng tử. Lịch sử khoa học ghi rõ từ năm 1927 trở đi, người phản đối vật lý lượng tử dữ dội nhất chính là ông Einstein. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của Neils Bohr, phái lượng tử đã thành công trong việc xiển dương những lý thuyết của họ, với kết quả (ngoài ý muốn) là ông Einstein bị đẩy từ thế tiền phong vào vị trí lạc hậu.

Giả như ông Einstein coi ông Newton là thánh nhân thì có lẽ đến ngày hôm nay nhân loại vẫn chẳng có hai thuyết Tương Đối, và chúng ta vẫn nhai lại những gì ông Newton khám phá ra hơn 300 năm trước. Giả như Neils Bohr và những người tin tưởng ông coi Einstein là thánh nhân thì vật lý lượng tử có lẽ đã không thể thành hình rõ nét để dẫn đến cuộc cách mạng điện tử, giúp máy điện toán trở thành phổ thông rồi kích khởi cuộc cách mạng truyền thông của ngày hôm nay.

Các dữ kiện có thật trăm phần trăm trên đây là minh chứng hùng hồn rằng nhiều bước tiến của khoa học xảy ra được chính vì khoa học không có “thánh nhân”. Không có thánh nhân nên chẳng có ai để tôn thờ, nương dựa; phải tự đốt đuốc mà đi thành thử chẳng thể lập lại cái cũ, như thế mới có thể tìm ra con đường mới lạ cho riêng mình. Cái lý này phật Thích Ca đã giải thích rõ trước khi ngài nhập niết bàn, trong thiền học có công án “phùng phật sát phật” đại khái cũng là lý ấy, người viết chẳng dám lạm bàn thêm nữa.

Nhìn trở lại trường hợp mệnh lý, khuynh hướng thần thánh hóa người xưa đã vô hình chung biến thành một trở ngại vô cùng to lớn, khiến mệnh lý ngày nay thay vì tiến bộ lại có phần thoái hóa so với ngày xưa. So với văn minh khoa học hiện đại, thực trạng của mệnh lý lại càng thảm hại, nói là như đom đóm so với mặt trăng chẳng phải là quá đáng. Mà cũng dễ hiểu. Thần thánh hóa người xưa thì thành tựu cao tột cũng không thể vượt quá việc diễn giải những kiến thức cũ của họ thay vì phát triển những tư duy mới. Không có tư duy mới thì dĩ nhiên không tiến bộ, mà mình không tiến trong khi người ta tiến thì bảo sao không bị tụt lại, lẽo đẽo sau lưng người ta?
Thế nên (mặc dù có thể bị lên án “phản truyền thống”) người viết cường điệu rằng đòi hỏi đầu tiên trong công cuộc khoa học hóa mệnh lý là chấm dứt thói quen thần thánh hóa người xưa. Dĩ nhiên, bởi mọi cái tồn tại lâu đời đều phải có một giá trị nào đó, ta phải biết quý trọng và chịu học hỏi, nghiền ngẫm những gì được người xưa truyền lại. Nhưng đồng thời ta phải giữ thái độ hồ nghi, luôn luôn đặt câu hỏi về giá trị của những gì người xưa để lại cho ta bởi dù siêu việt bao nhiêu thì người xưa vẫn là con người, tức là họ có thể phạm sai lầm.

Đề nghị 2: Khoa học hóa phương pháp luận của mệnh lý

Một lý do khiến khoa học vượt thắng nhiều hệ tri thức khác (kể cả triết học) là vì nó có một phương pháp đặc thù, nay được gọi là ‘phương pháp khoa học’. Phương pháp khoa học đã được bàn nhiều trong các sách giáo khoa, ở đây chỉ xin nêu ưu điểm chính của nó. Ưu điểm này có thể bao gồm trong bốn chữ “khả năng đãi lọc”!

Để thấy tại sao “khả năng đãi lọc” là một ưu điểm lớn của khoa học hãy xét trường hợp tiêu biểu là có 2 thuyết được đặt ra để giải thích cùng một hiện tượng. Hiện tượng được giải thích dĩ nhiên phù hợp với cả hai thuyết nên không thể dùng nó để đãi lọc xem thuyết nào sai. Gặp hoàn cảnh này, thủ tục đương nhiên của khoa học là suy luận thêm một bước nữa để ra hai kết quả có thể kiểm chứng được của thuyết [1] và thuyết [2] mà ta sẽ gọi lần lượt là X’ và X’’. Ta biểu diễn hoàn cảnh này như sau:

[1] => X’
[2] => X’’

Kế đó thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, nếu kết quả là X’ thì thuyết [1] tồn tại, thuyết [2] bị đãi lọc (tức là bị bác bỏ); ngược lại nếu kết quả là X’’ thì thuyết [2] tồn tại, thuyết [1] bị bác bỏ.

Hãy giả sử là X’ được chứng nghiệm, nhờ vậy thuyết [1] tồn tại, rồi sau đó có người lập ra thuyết [3] và thuyết này cũng cho kết quả X’. Lúc ấy người ta lại phải suy ra hai kết quả khác có thể kiểm chứng được:

[1] => Y’
[3] => Y’’’

rồi xét kết quả (Y’ hay là Y’’), dựa vào đó kết luận thuyết nào nên giữ, thuyết nào phải bỏ, cứ thế cứ thế…

Mà cũng không cần phải có nhiều thuyết cạnh tranh nhau thì diễn trình đãi lọc nói trên mới xảy ra. Giả như ngày kia có khoa học gia suy được rằng nếu thuyết [1] đúng thì nó phải cho kết quả Z’. Kiểm chứng được kết quả Z’ thì thuyết [1] tiếp tục tồn tại. Kết quả phản lại Z’ người ta buộc lòng phải kết luận rằng thuyết [1] còn khiếm khuyết (xem chú 1).

Với thủ tục đãi lọc này, các thuyết tồn tại trong khoa học không có tính chất “chắc chắn đúng” mà chỉ có tính chất “tạm thời được coi là đúng”. Sau nhiều cuộc chứng nghiệm, có một số thuyết bị bỏ hẳn để thay bằng thuyết mới, nhưng cũng có một số thuyết được người đời sau bổ khuyết, trở thành hoàn bị hơn và tiếp tục tồn tại với giá trị cao hơn lúc mới được phát minh.

Có thể nói mà không sợ quá lời rằng thủ tục đãi lọc diễn tả ở trên chính là tác nhân dẫn đến sự tiến bộ liên tục của khoa học.

Quay lại mệnh lý, trên lý thuyết thì chuyện đãi lọc cũng có đấy, nhưng ta chẳng thấy một thủ tục nào tạm gọi là hữu hiệu. Vấn đề này có thể thấy rõ hơn qua một thí dụ có thật lấy từ khoa Tử Vi.
Giới nghiên cứu tử vi đều biết Tử Vi có hai cách khởi đại hạn. Cách thứ nhất là khởi đại hạn ở mệnh. Giả như nam mệnh sinh năm dương (gọi là “dương nam”) mệnh lại cư ở vị trí ứng với mộc tam cục; tất vận hạn của mười năm từ 3 đến 12 tuổi ứng với cung an mệnh, sau đó cứ đi theo chiều thuận mỗi cung ứng mười năm.

Cách thứ hai là khởi đại hạn ở huynh đệ hoặc phụ mẫu. Cũng dương nam, mộc tam cục như trên thì đại hạn 3-12 tuổi ứng với cung phụ mẫu, rồi sau có cũng thuận hành mỗi cung ứng với mười năm.
Hai cách khởi đại hạn này sai biệt nhau đúng mười năm. Mười năm là một thời gian khá dài so với đời sống của con người nên chẳng phải là chuyện nhỏ. Vậy thì ai đúng ai sai? Mặc dù trên thực tế cách thứ nhất có số người theo đông đảo hơn hẳn cách thứ hai, câu trả lời hiện tại vẫn là “ai giữ ý kiến người nấy”.

Có độc giả sẽ thắc mắc hỏi: “Tại sao lại ‘ai giữ ý kiến người nấy’? Tại sao không làm một cuộc thí nghiệm để giải quyết vấn đề có vẻ tương đối giản dị này?”

Loại câu hỏi này đã được đặt ra khá nhiều lần khi có các cuộc tranh luận đúng sai giữa các thuyết mệnh lý khác nhau. Theo kinh nghiệm của người viết, khi bị đặt câu hỏi thường thường hai phe chống đối nhau đều đồng ý là sự khác biệt chỉ có thể giải quyết được bằng cách chứng nghiệm. Nhưng khi vào chi tiết, chứng nghiệm như thế nào thì mọi sự đồng ý đều chấm dứt.

Sở dĩ có sự bất đồng ý về phương pháp chứng nghiệm là vì giới mệnh lý và giới khoa học có một khác biệt hết sức cơ bản. Trong khoa học, chứng nghiệm là một công cuộc có phương pháp rõ rệt, với những quy luật được phát triển và đãi lọc lâu đời; những phe chống đối nhau đều hiểu điều đó. Ta có thể ví thủ tục chứng nghiệm khoa học như một môn thể thao có luật chơi rõ rệt. Người thua dù không phục đối phương cũng vẫn bị trọng tài chiếu theo các luật chơi đã định mà loại ra khỏi đấu trường. Mệnh lý vì chưa từng đặt ra vấn đề đãi lọc một cách nghiêm chỉnh, nên chỉ bạ đâu đãi lọc đấy theo tiêu chuẩn cá nhân tùy hứng mà thôi.

Mà đã gọi là cá nhân tùy hứng thì phải trở lại vấn đề “thánh nhân” đã nói đến ở phần trên bài này. Muốn thực lòng chịu chứng nghiệm thì phải dám có thái độ hồ nghi đối với những cái mình học của người xưa. Nên còn giữ thái độ thần thánh hóa người xưa thì có chứng nghiệm chăng nữa cũng chỉ là hình thức, bởi nếu kết quả chứng nghiệm không được như ý muốn thì sẽ phải khống chế, biện hộ cho “thánh nhân”, vậy thì làm sao đãi lọc cái sai được?

Cho là thoát được cửa ải “thánh nhân” (tức là chịu chấp nhận bác bỏ cái sai, ngay trường hợp đó là cái do người xưa truyền lại) thì vẫn còn một cửa ải nữa, lần này là kỹ thuật. Thủ tục đãi lọc của khoa học vốn chẳng giản dị. Ngay cả các kỹ sư được huấn luyện 4 năm ở đại học, khi làm thí nghiệm đãi lọc giả thuyết còn gặp nhiều lúng túng, nói gì đến giới mệnh lý, tối thiểu trong hiện tại đa số thiên về nhân văn hơn kỹ thuật; làm sao có thể tin là có khả năng để tiến hành thủ tục đãi lọc một cách đúng đắn? (chú 2).

Giải thích như trên không phải là coi thường giới nghiên cứu mệnh lý, mà là trình bày một thực trạng cần được điều chỉnh. Theo thiển ý, chỉ có cách điều chỉnh duy nhất là học hỏi nghiêm chỉnh phương pháp đãi lọc của khoa học, rồi tùy trường hợp mà áp dụng nó vào các ngành mệnh lý cho phù hợp. Người viết hiểu rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra khi mệnh lý đã được chấp nhận là một khoa học, có lẽ phải vài mươi năm nữa.

Đề nghị 3: Đặt lại giá trị của mệnh lý

Trong làng mệnh lý có nhiều nhân vật, kể cả một số cao thủ, thật tâm cho rằng mệnh lý có khả năng tuyệt đối. Như trường hợp khoa tử vi chẳng hạn, một số không nhỏ người nghiên cứu cho rằng “cuộc đời được in trên lá số”, tức là lá số nói tương lai ra sao thì sự thật phải diễn ra y hệt như vậy; họ bảo nếu sự thật xảy ra khác với lời đoán là vì lấy lá số sai hoặc vì ‘thầy’ tài nghệ còn kém mà thôi.

Sự thật là, có nhiều cặp sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ sinh và phái tính nên có cùng lá số tử vi mà đời sống khác nhau (thành tựu khác nhau, lập gia đình khác năm, người đông con người ít con v.v…) Nhưng nếu đưa bằng cớ này ra, thì ta thường được trả lời rằng các cặp sinh đôi phải luận theo công thức khác.

Chuyện những người không có liên hệ máu mủ có đời sống khác nhau mặc dù sinh cùng năm tháng ngày giờ cũng chẳng hiếm. Nếu ta đưa vấn đề này ra thì thường được bảo rằng vì ông A vẫn ở nơi sinh quán, trong khi ông B xuất ngoại nên đời sống dĩ nhiên phải khác v.v…

Tóm lược lại các luận điểm kể trên:

1. Lá số ra sao cuộc đời phải như vậy.
2. Sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ và phái tính đời sống có thể khác.
3. Không liên hệ máu mủ, nhưng sinh cùng giờ cùng phái tính, hoàn cảnh khác nhau đời sống có thể khác.

Chỉ cần nhìn thoáng qua cũng thấy ngay là hai điểm 2 và 3 mâu thuẫn với điểm 1. Vậy mà có khá nhiều người nghiên cứu tử vi, tài tử cũng như chuyên nghiệp, tin cả 3 điểm; thế mới là kỳ.
Người viết cho rằng đây là một loại hiện tượng ‘lỗ hổng tâm lý’, tức tâm lý thiếu lô gích về một mặt đặc thù nào đó. Mỗi lỗ hổng tâm lý thường phải có một nguyên ủy sâu xa. Theo thiển ý, nguyên ủy sâu xa của hiện tượng lỗ hổng tâm lý đã kể là ngay từ lúc khởi đầu người ta đã lỡ cho mệnh lý một giá trị quá cao, nên về sau dù hoàn cảnh mâu thuẫn thế nào cũng phải biện hộ cho giá trị quá cao đó. (Loại hiện tượng tâm lý này không hiếm trong tình trường; như anh A mê cô B quá độ thì dù cô B lầm lỗi đến bao nhiêu, anh A vẫn cố tìm lý lẽ để biện hộ cho cô cho bằng được.)

Muốn vượt thắng những lỗ hổng tâm lý loại này hoặc tương tự, chỉ có một cách, đó là áp dụng luận lý khoa học.

Một khi chấp thuận luận lý khoa học là tiêu chuẩn rồi, ta sẽ thấy nhu cầu bắt buộc là phải loại ngay các trường hợp mâu thuẫn. Và trong diễn trình loại bỏ mâu thuẫn, người viết chắc chắn rằng một kết quả tìm được sẽ là:

Mệnh lý không có tính tuyệt đối!

Có độc giả sẽ hỏi “Tại sao ông dám nói thế? Biết đâu đời này có số mệnh tuyệt đối thì sao?” Xin trả lời rằng “mệnh lý” không phải là “số mệnh” mà là ngành học nhắm mục đích diễn tả số mệnh. “Mệnh lý” và “số mệnh” khác nhau như hình vẽ quả cam và quả cam vậy. Nên chuyện có số mệnh tuyệt đối hay không chẳng dính líu gì đến tính thiếu tuyệt đối của mệnh lý.

Từ cái nhìn toán học, giả như ta diễn tả “số mệnh” bằng một hàm số S, và liệt kê ra tất cả những yếu tố có thể là biến số thì rất có thể năm tháng ngày giờ sinh là những biến số quan trọng nhất, như khoa Tử Vi chủ trương. Nhưng vì không có quy luật nào bảo ta rằng năm tháng ngày giờ sinh là những biến số duy nhất, nên để đầy đủ ta ký hiệu hàm số S như sau:
S(năm, tháng, ngày, giờ, X1, X2, X3,…,Xn)

Tức là ngoài năm, tháng, ngày, giờ sinh ra, S rất có thể còn lệ thuộc vào n biến số mà ta ký hiệu là X1 đến Xn; và rất có thể thứ tự ra đời trong trường hợp sinh đôi và hoàn cảnh sống là hai trong những biến số đó (chú 3).
Điểm chính yếu là, thuyết cho rằng năm tháng ngày giờ sinh định 100% cuộc sống con người không thể đứng vững được khi so sánh với dữ kiện thực tế (anh em sinh đôi, hai người khác đời cùng lá số v.v…). Nghĩa là Tử Vi không thể đúng 100%, nên nó chỉ có giá trị xác xuất mà thôi. Mà đã công nhận tử vi chỉ có giá trị xác xuất thì phải bác bỏ ngay thuyết cho rằng đời sống con người đã được in rành rành trên lá số.

Mặc dù trên đây chỉ nói đến khoa tử vi, ta có thể lý luận y hệt cho mọi ngành mệnh lý khác. Tóm lại, một khi chấp nhận luận lý khoa học thì phải đặt lại giá trị của mệnh lý, cho nó một vị trí khiêm nhường hơn nhưng đúng đắn và hợp lý hơn.

Đề nghị 4: Chọn toán học làm ngôn ngữ của mệnh lý

Là người học mệnh lý từ sách vở, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là các sách giáo khoa mệnh lý thiếu tính cập nhật. Ngôn ngữ trong các sách này còn bị ám ảnh bởi cái sợ thiên nhiên, quỷ thần của người xưa nên có nhiều tính huyền học hơn là khoa học. Các phần đòi hỏi tính toán thì xử dụng các phương pháp thô sơ đã lỗi thời của người xưa thay vì các phép mới mẻ hơn, tiện lợi hơn mà toán học khám phá ra sau này. Nói chung là lạc hậu, đi sau thời đại quá xa. Khuyết điểm này cần phải được tu sửa điều chỉnh thì mới mong một ngày nào đó mệnh lý có vị trí của một ngành khoa học.

Theo thiển ý, chỉ có một cách điều chỉnh hợp lý là xử dụng ngôn ngữ của khoa học, tức là diễn tả mệnh lý bằng toán học. Đây chính là ngôn ngữ mà người viết đã chọn lựa khi viết loại bài này cũng như các đề tài khác liên quan đến mệnh lý.

Tại sao chọn toán học làm ngôn ngữ để diễn tả mệnh lý? Thưa, vì toán học là một ngôn ngữ chính xác, và lịch sử khoa học đã chứng minh là nó hết sức hữu hiệu trong việc truyền đạt ý tưởng xuyên qua nhiều thế hệ. Nhờ toán học, người đời nay có thể đọc các sách khoa học viết từ mấy trăm, thậm chí cả ngàn năm trước mà không sợ hiểu lầm như trường hợp chúng ta đọc các sách mệnh lý cổ xưa (viết bằng chữ Hán cổ, với một số từ mà ngay người Trung Hoa thời nay cũng chẳng hiểu nghĩa gì). Hơn nữa, toán học lại là một khí cụ rất tiện lợi cho sự suy diễn khoa học, giúp ta có thể tìm ra những kết quả mới từ kiến thức cũ, điểm này lịch sử có dẫy đầy chứng minh thiết tưởng chẳng cần viết ra dài dòng làm gì.

Nhưng lựa chọn toán học thì phải tuân theo đòi hỏi chính xác của toán học. Vì đòi hỏi chính xác, toán học có quy luật trình bày riêng của nó. Khi mở một quyển giáo khoa vật lý dạy thuyết Tương Đối chẳng hạn, ta thấy cốt tủy những điều được giảng dạy là suy luận hiện đại, và nếu so sánh ta sẽ thấy khá nhiều khác biệt so với những gì Einstein đã viết ngày xưa, mặc dù Einstein là người khám phá ra thuyết tương đối. Ấy bởi vì ngay cả thuyết tương đối cũng không dừng lại với Einstein, mà đã được liên tục khai triển, mở rộng, điều chỉnh bởi các thế hệ đi sau ông để thành kiến thức cập nhật.

Đây chính là phương cách mà người viết đã chọn để trình bày vấn đề, tức là xử dụng lý luận cập nhật nhất, khoa học nhất, hiện đại nhất, thay vì lập lại những gì người xưa đã viết. Các độc giả đã quen với lối trình bày của các sách mệnh lý cổ có thể thấy hơi khó chịu, nhưng người viết tin rằng lần hồi ngay cả các độc giả này cũng thấy cái ưu điểm của lối trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của khoa học. Riêng các độc giả thuộc thế hệ trẻ hoặc được huấn luyện trong môi trường kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thấy lối trình bày này dễ hiểu hơn các sách mệnh lý cổ rất nhiều.

Dĩ nhiên đời này không có gì hoàn hảo. Ngôn ngữ toán học có ưu điểm là chính xác, dễ truyền đạt ý tưởng; nhưng nó cũng là một ngôn ngữ rất nhàm chán so với tiêu chuẩn thường ngày của chúng ta. Cũng dễ hiểu, vì khoa học chẳng phải là chỗ dụng võ của thi phú, văn chương.

CHÚ THÍCH

(1) Đây chính là diễn trình dẫn đến hai thuyết tương đối của Einstein cũng như thuyết vật lý lượng tử. Trước khi có hai thuyết tương đối của Einstein, các khoa học gia đã có một số kết quả thí nghiệm không giải thích được bằng vật lý Newton. Trước khi có vật lý lượng tử, các khoa học gia đã có một số kết quả thí nghiệm không thể giải thích được bằng vật lý cổ điển.
(2) Xét cách đãi lọc mà ta hay thấy trong làng Tử Vi chẳng hạn. Ông thầy tin cách X là “đại phú”, gặp khách hàng có cách X mà không giàu sụ ông vẫn có vài cách biện hộ, như “chắc là giờ lấy sai” hoặc “đây là ngoại lệ hiếm hoi vì…” v.v… Kết quả là với ông thầy, cách X vẫn là cách “đại phú”; tức là tưởng đãi lọc mà chẳng có đãi lọc gì cả.
(3) Nhiều trường phái Tử Vi cho rằng hoàn cảnh đã nằm trong lá số, tức là bao hàm trong năm tháng ngày giờ sinh; nhưng đây chỉ là một niềm tin, nên cũng rất có thể hoàn cảnh sống cũng là một biến số nằm ngoài lá số tử vi.


VÌ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC?

Nếu một độc giả nào đó có duyên gặp quyển “Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số” (Chu Dịch và Tử Vi) của ông Tạ Phồn Trị (1) rồi mở ra đọc, có lẽ sẽ chẳng thấy sách này có chút khoa học tính nào cả. Ấy bởi vì trong sách ấy ông Trị vẫn dùng loại ngôn ngữ huyền hoặc như các sách mệnh lý cũ, và loại lý luận tùy hứng, hễ kẹt là mượn một câu nào đó của thánh nhân, phán ra bắt độc giả chấp nhận như chân lý.

Vậy thì tại sao tôi lại dám nói rằng thuyết của ông Trị hiện có khoa học tính cao nhất trong tất cả các thuyết được lưu hành?

Nguyên là tôi may mắn được hoàn cảnh cho phép cắp sách đến trường nhiều năm nên học được cách áp dụng “phương pháp khoa học” (2). Nhờ phương pháp này tôi có thể dùng tiêu chuẩn khoa học để làm việc đãi lọc khi đọc sách, nói theo tiếng lóng là việc “nhặt sạn” để gạn bỏ đi cái sai trái hoặc tầm thường hầu nhìn ra cái tinh hoa tuyệt học ẩn trong những công trình thoạt xét qua tưởng là không có gì cả.

Cần nói rằng tôi áp dụng phương pháp khoa học không chỉ với sách của ông Trị mà với tất cả các sách Tử Vi khác, như bộ “Tử Vi Đẩu Số Tân Biên” của ông Vân Đằng Thái Thứ Lang, “Tử Vi chỉ nam” của ông Song An Đỗ Văn Lưu, “Tử Vi áo bí” của ông Hà Lạc Dã Phu, “Tử Vi nghiệm lý” của ông Thiên Lương, như phái “huyền không tứ hóa” của ông Chính Huyền Sơn Nhân, phái tạm gọi là “âm dương” (3) của ông Liễu Vô cư sĩ, phái Trung Châu (4) do ông Vương Đình Chi đại diện, phái “Nhất Diệp Tri Thu” (5) do ông Phan Tử Ngư đại diện, gần đây hơn là sách của các ông Trịnh Mục Đức (phái Hoa Sơn), Trương Thanh Uyên (có vẻ là một chi của Trung Châu phái) v.v…

Kết quả việc đãi lọc sơ khởi của tôi là mỗi sách, mỗi phái đều có một vài tinh hoa mà người nghiên cứu khoa học nên chú ý; nhưng chỉ có ông Liễu Vô cư sĩ và ông Tạ Phồn Trị là có hy vọng thỏa đòi hỏi của khoa học hiện đại.(Chú ý tại chỗ: Sách không thỏa đòi hỏi của khoa học không có nghĩa là sách không hay, chỉ là ta khó chuyển nó sang ngôn ngữ của khoa học, thế thôi).

So sánh riêng hai ông Liễu Vô cư sĩ và Tạ Phồn Trị thì rõ là hai thái cực. Ông Liễu Vô cư sĩ ra rất nhiều sách mệnh lý (trên 20 quyển là ít, có lẽ khi bài này được viết đã trên 40), ông Tạ Phồn Trị thì cho đến khi tôi rời Đài Loan năm 2001 chỉ có đúng một quyển là “Dịch kinh dữ tử vi đẩu số” thôi. Suy tư của ông Liễu Vô cư sĩ đã được nhiều người trong giới trí thức khoa bảng của Đài Loan chấp nhận và viết sách xiển dương phát triển thêm, có thể nói rằng ông đã trở thành sư tổ của một môn phái mới ở Đài Loan; còn ông Tạ Phồn Trị có vẻ là một ẩn sĩ (theo lời tựa thì sách của ông được viết ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ; không phải ở Đài Loan), sách không phổ biến nhiều, xác xuất được đời biết đến phải coi là không đáng kể, bảo là phường vô danh tiểu tốt cũng chẳng phải quá lời. Về cách viết thì ông Liễu Vô cư sĩ rất rành mạch khúc chiết, lập luận phù hợp khoa học hiện đại; còn ông Trị thì viết theo lối xưa, tức là hay “phán” ra những câu có tính kết luận mà thiếu dẫn chứng và bắt người đọc chấp nhận.

Tôi nhìn nhận là trên hình thức thuyết của ông Liễu Vô cư sĩ có vẻ hoàn toàn phù hợp khoa học hiện đại, nhưng có một điểm khiến tôi lo ngại là thuyết này bắt ta phải bỏ gần như phân nửa cái nền tảng cũ của Tử Vi (bỏ gần hết các sao). Suy nghĩ của tôi là người xưa có thể sai lầm, nhưng xác xuất để họ sai lầm ghê gớm đến độ như vậy mà khoa Tử Vi vẫn tồn tại đến ngày nay tôi nghĩ là nhỏ lắm.

Lại nghĩ thêm, lần hồi tôi cho rằng tôi đã tìm ra cái thiếu sót nếu không muốn gọi là sai lầm trong cơ sở tư duy của ông Liễu Vô cư sĩ.

CHÚ THÍCH

(1) Trước vì sách này thất lạc, tôi nhớ mang máng tên là “Dịch kinh dữ tử vi đẩu số”, sau may mắn tìm lại được, mới biết tên đúng là “Chu dịch dữ tử vi đẩu số”.
(2) Phương pháp khoa học là gì thì các sách giáo khoa đã nói nhiều, ở đây xin không nhắc lại.
(3) Ông Liễu Vô cư sĩ chủ trương loại bỏ tất cả mọi ảnh hưởng dính líu đến ngũ hành, kể cả sao Lộc Tồn. Phái của ông chỉ giữ chính tinh, tứ hóa, lục cát và lục sát.
(4) Tôi cho rằng phái này có cùng gốc với Tử Vi Việt Nam.
(5) Phái Nhất Diệp tri thu phối hợp thêm Thất Chính tứ dư vào Tử Vi, cách xem hết sức phức tạp.


VÌ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC? (tiếp theo)

A. Phê bình chủ trương bỏ ngũ hành của ông Liễu Vô cư sĩ

Đóng góp chính của ông Liễu Vô cư sĩ cho khoa Tử Vi có thể thu vào 5 điểm:

1. Tử Vi hoàn toàn không dính líu gì đến ngũ hành.
2. Đại hạn phải khởi ở mệnh mới đúng, khởi ở huynh đệ hoặc phụ mẫu là sai. (“Mệnh cung bất khả vô đại hạn”).
3. Tử Vi trọng lý quân bình, nên mệnh và tam phương tứ chính không có SÁT TINH không những không tốt như sách cũ nói, mà phải luận là xấu!
4. (Lưu) Tứ hóa là nền tảng của việc xem hung cát của đại hạn cũng như lưu niên.
5. Xem đại hạn chỉ cần biết đến lưu Hóa của đại hạn, bất chấp tứ Hóa nguyên thủy (thuyết “Mệnh vận phân ly”).

Mỗi điểm trên đây tự nó là một luận đề, muốn chứng minh hoặc phản biện đều đòi hỏi thời gian và công sức. Quý vị nào hứng thú xin mời tham gia phản biện. Nhưng xin lượng sức, vì ông Liễu Vô cư sĩ chẳng phải tay mơ mà là một kiện tướng của cả hai khoa Từ Vi và Tử Bình, dám viết khá nhiều sách bình chú chê người xưa là thiếu khoa học và đề nghị sửa sai (Tử Bình chân thuyên hiện đại bình chú, Thanh triều mộc bản Tử Vi đẩu số toàn tập hiện đại bình chú, Đẩu số đàn vi hiện đại bình chú v.v…) Ông cũng chẳng phải là thiếu thực nghiệm, trái lại một lý do khiến ông thành danh là đoán trước vận mệnh các nhân vật chính trị ở Đài Loan mà kết quả ra đúng phóoc, và rõ ràng trên giấy trắng mực đen, chứ chẳng phải là lời đồn đại.

Riêng về Tử Vi, giờ có thể coi ông Liễu Vô cư sĩ là sư tổ của một phái mới ở Đài Loan, được nhiều người trong giới trí thức ủng hộ nồng nhiệt, có mấy người viết hàng loạt sách khác dựa trên phương pháp của ông. Những người theo ông Liễu Vô cư sĩ có đặc điểm là xem số chỉ dùng 14 chính tinh, lục sát (6), lục cát (6), và Tứ Hóa (4), cộng lại chỉ có 30 sao. Có người bỏ luôn Quyền Khoa, còn 28.

Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ phản biện điểm 1, tức chủ trương loại hẳn ngũ hành ra khỏi Tử Vi của ông Liễu Vô cư sĩ mà thôi. (Tôi cũng không đồng ý với chủ trương “mệnh vận phân ly” của ông, nhưng đó là chuyện khác).

Vì mệnh lý Á đông chỉ có hai cái nền là âm dương và ngũ hành, không cần đi vào chi tiết cũng biết là ông Liễu Vô cư sĩ phải dùng thuyết âm dương trong Tử Vi. Vậy thì điểm khiến ông khác người là trong khoa Tử Vi thay vì dùng cả âm dương lẫn ngũ hành như người ta, ông lại bỏ ngũ hành đi chỉ dùng âm dương thôi.

Muốn làm được như thế thì âm dương và ngũ hành phải là hai thuyết hoàn toàn biệt lập với nhau, vì nếu không biệt lập thì khi cắt thuyết ngũ hành ta có thể làm hỏng thuyết âm dương và ngược lại.

Nay tôi đặt câu hỏi: “Có thật âm dương và ngũ hành là hai thuyết hoàn toàn biệt lập hay không?”

Câu hỏi này nghe có vẻ cắc cớ, nhưng đừng quên rằng “cắc cớ” là một đòi hỏi rất lớn của khoa học. Chính nhờ hay hỏi “cắc cớ” mà khoa học đã liên tục tiến bộ.

Tôi biết là đa số áp đảo nếu không muốn nói là toàn thể quý độc giả đều trả lời rằng dĩ nhiên âm dương và ngũ hành là hai thuyết hoàn toàn độc lập. Đây là câu trả lời tự nhiên nhất, vì chúng ta đã được dạy như thế, và chúng ta cũng cảm thấy như thế. Chính tôi cũng từng mấy mươi năm tưởng như thế.

Nhưng bây giờ tôi xin tuyên bố với quý vị rằng “Ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng của âm dương mà thôi”, và đây chẳng phải là một niềm tin của tôi, mà là một “tái khám phá” của tôi, suy ra được bằng lý luận khoa học, và đây không phải là lý luận khoa học áp dụng, mà là lý luận có tính cơ sở của khoa vật lý. Vì diễn đàn này không phải là một diễn đàn vật lý tôi chỉ xin hé mớ thế này:

1-Giả sử bình thường (của mọi ngành khoa học) là ba chiều của không gian luôn luôn tương đương nhau.
2-Giả sử trên đây sai lầm, vì chiều chuyển động khác với hai chiều còn lại (có thể chứng minh bằng thuyết tương đối của Einstein).
3-Có thể chứng minh rằng thuyết ngũ hành ứng với trường hợp 1, và thuyết âm dương ứng với trường hợp 2.
4-Vì 1 là hoàn cảnh gần đúng của 2, ngũ hành là trường hợp gần đúng của âm dương.
Gần đây tôi đọc thấy một số vị phê bình thuyết “ngũ hành là thuyết gần đúng của âm dương” một cách hết sức gay gắt. Tôi không ngạc nhiên, vì cái gì mới lạ cũng phải bị chống đối trước. (Lùi lại mười năm trước thì chính tôi cũng phải chống lại thuyết này).

Nhưng tôi xin lưu ý các vị chống lại thuyết “ngũ hành = âm dương gần đúng” rằng ngoài âm dương ngũ hành ra, trên nền tảng khoa học chúng ta phải tìm chỗ đứng cho thuyết tứ nguyên tố của mệnh lý tây phương nữa.

Thuyết tứ nguyên tố có vẻ lạc loài khi ta cố xếp nó vào cạnh hai thuyết âm dương và ngũ hành, nhưng một kết quả của “tái khám phá” của tôi là tứ nguyên tố cũng chỉ là một phép tính gần đúng của âm dương mà thôi. Tóm lại:

a. Âm dương diễn tả vũ trụ chính xác nhất.
b. Ngũ hành là một cách tính gần đúng của âm dương.
c. Tứ nguyên tố là một cách tính gần đúng khác của âm dương.
Trở lại chuyện ông Liễu Vô cư sĩ loại ngũ hành ra khỏi Tử Vi. Một khi đã nhìn nhận rằng ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng của âm dương thì sẽ thấy ngay việc loại ngũ hành ra khỏi Tử Vi chẳng những sai lầm mà hoàn toàn không cần thiết.


THÊM CHI TIẾT VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH

Tôi vừa thấy một lời phản biện thuyết “ngũ hành = âm dương gần đúng” mà tôi đề xướng. Lời phản biện này rõ ràng đã dựa trên một sự hiểu lầm, dẫn đến nguy cơ là hiểu lầm chồng chất lên hiểu lầm, rồi tam sao thất bản và người ta tưởng là sự thật.

May sao, tôi còn giữ một bài cũ có nhắc sơ đến thuyết “ngũ hành = âm dương gần đúng”, nay xin cắt ráp để quý độc giả có thể thấy rõ ràng hơn cái nền chính của lập luận mà tôi đề xướng. Quý vị nào muốn phản biện xin đọc cho kỹ.

Rất tiếc, tôi đã dành thời giờ cho việc khác, nên từ chối mọi cuộc tranh luận. Tuy nhiên, quý vị nào thấy tôi sai thì cứ việc làm như các nhà khoa học (họ rất ít khi tranh luận trực tiếp, vì sợ tình cảm xen vào làm hỏng lí trí), là viết một bài luận văn giải thích tại sao quý vị lại nghĩ như vậy để quý độc giả rộng đường luận xét.

Liên hệ khoa học giữa hai thuyết âm dương và ngũ hành

Lý do tại sao soạn giả cho rằng ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng của thuyết âm dương đã được trình bày trong loạt bài “Mệnh lý hoàn toàn khoa học”. Tiếc rằng khi bài này được viết “Mệnh lý hoàn toàn khoa học” vẫn chưa được in thành sách. Để các độc giả chưa đọc “Mệnh lý hoàn toàn khoa học” có khái niệm tổng quát về lập luận của soạn giả mà không mất nhiều thời giờ, xin trình bày đại lược như sau:

- Vũ trụ vật chất của chúng ta gồm 4 chiều là 3 chiều không gian và một chiều thời gian. Từ kết quả của thuyết tương đối của Einstein, có thể chứng minh được rằng ba chiều không gian gồm hai chiều tương đương tạo thành chùm mặt phẳng thẳng góc với chuyển động. Chiều của chuyển động thì có lý tính khác với hai chiều kia (chú 3).

- Dùng những đặc tính kể trên để lập mô hình toán học của các hiện tượng hiện hữu, thì mô hình hợp lý nhất là các vòng tròn đại biểu hai lý tính âm dương nằm trên một mặt phẳng định hướng. Mô hình này hoàn toàn phù hợp với thuyết âm dương, vì nó dẫn đến sự hình thành tất yếu của bát quái, và sự tương ứng giữa 64 quẻ với các hiện tượng của cuộc đời.

- Trong mô hình nói trên của thuyết âm dương, mặt phẳng đại biểu hai chiều không gian tương đương nên là môi trường hiện hữu của các vòng tròn âm dương. Các vòng tròn âm dương thì chẳng gì khác hơn là biểu tượng của hai cách giao thoa giữa chiều thời gian và chiều không gian còn lại, tức chiều chuyển động. (Ngoài ra, có thêm một đòi hỏi liên hệ đến thời gian là mặt phẳng phải được định hướng và có điểm trước, điểm sau).

- Nếu đặt giả sử gần đúng rằng không có sự khác biệt giữa ba chiều không gian (chú 4), tức là không gian hoàn toàn bình đẳng thì môi trường hiện hữu không chỉ là một mặt phẳng mà là toàn thể không gian ba chiều. Hai cách giao thoa giữa không gian và thời gian vẫn tồn tại, nhưng bây giờ phải được biểu diễn bằng các hình cầu với hai lý tính âm dương khác nhau. Các thực thể trong không gian bình đẳng này ứng với kết cấu bền bỉ nhất của các hình cầu. Kết cấu bền bỉ nhất là kết cấu có tính đối xứng cao nhất, nên mỗi thực thể được tạo bởi 4 hình cầu âm dương cùng lúc tiếp xúc với nhau (bốn tâm tạo thành hình tứ diện đều). Ly kỳ làm sao, chỉ có đúng 5 cách xếp 4 hình cầu âm dương khác nhau, nên mô hình này dẫn đến sự tồn tại tất yếu của 5 thực thể phân biệt. Độc giả có thể đoán được là mô hình này hoàn toàn phù hợp với thuyết ngũ hành (xin tự vẽ hình rồi kiểm soát lấy). Cường điệu hơn, nó chính là thuyết ngũ hành được diễn tả bằng hình học.

Sau khi đã chọn 5 thực thể (ngũ hành) làm nền tảng của mọi hiện tượng trong vũ trụ thì liên hệ 2 chiều trở thành tất yếu. Đây chính là liên hệ “sinh khắc” mà mọi người nghiên cứu thuyết ngũ hành đều quen thuộc. Nhưng liên hệ một chiều “sinh khắc” không phản ảnh được nhiều hiện tượng có thật trên cuộc đời (như liên hệ hai chiều “yêu nhau” chẳng hạn), nên ngũ hành phải phối hợp với lý âm dương mới thành hệ thống hoàn chỉnh.
Có thể thấy rằng ngay trên lý thuyết không thể có thuyết ngũ hành đứng riêng rẽ mà chỉ có thuyết ngũ hành đã phối hợp với âm dương thành thuyết âm dương ngũ hành; mặc dù vì thói quen ngắn gọn ta hay gọi thuyết này là thuyết “ngũ hành” mà bỏ hai chữ “âm dương”.

Đó là mệnh lý Á đông. Nhìn sang mệnh lý tây phương (phát xuất từ trung đông) ta thấy thuyết tứ nguyên (còn gọi là thuyết “tứ nguyên tố”, tức “four elements”) thay vì thuyết ngũ hành. Hiển nhiên thuyết tứ nguyên đã lâu năm hiện diện biệt lập với thuyết ngũ hành và ngược lại. Khi truy xét kỹ, ta khám phá ra rằng thuyết tứ nguyên tố cũng đã chứa sẵn cái nền rất đậm của thuyết âm dương, mặc dù các nhà nghiên cứu chiêm tinh tây phương hình như chẳng hề chú ý đến sự kiện hiển nhiên ấy.

Tóm lại, hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên không thể tự tồn tại mà chỉ có thể tồn tại trên cái nền của thuyết âm dương. Gọi thuyết ngũ hành là NH, thuyết tứ nguyên là TN, thuyết âm dương là AM. Ta thấy có hai thực thể tồn tại, một là tập hợp {NH, AM}, hai là tập hợp {TN, AM}, mà không hề có {NH} hoặc {TN} riêng rẽ. Dùng lý {B lệ thuộc A} => {có B tất phải có A} và {có A không nhất thiết có B} ta thấy lời giải hợp lý nhất là hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên đều phải lệ thuộc vào thuyết âm dương, nói cách khác ngũ hành và tứ nguyên là hai thuyết phụ của thuyết âm dương.

Nhưng tại sao nhân loại không chỉ dùng thuyết âm dương mà lại sinh ra thêm hai thuyết phụ này? Để trả lời ta chỉ việc so sánh các liên hệ nội tại của ba thuyết âm dương, ngũ hành, tứ nguyên. Liên hệ “đối đãi” (vừa bổ khuyết vừa đối nghịch) của thuyết âm dương khi áp dụng vào các bài toán mệnh lý thường chỉ cho các kết luận hết sức mơ hồ, trong khi đó liên hệ “sinh khắc” của thuyết ngũ hành và “hợp xung” của thuyết tứ nguyên thường cho kết quả khá rõ nét. Vì vậy đáp án là: Hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên cần thiết vì chúng cho ta các kết quả rõ nét hơn thuyết âm dương. Nhưng nếu ngũ hành và tứ nguyên là hai thuyết phụ, lại khác nhau, thì dĩ nhiên độ chính xác của chúng không thể nào sánh bằng thuyết mẹ của chúng là thuyết âm dương. Thành thử ta kết luận ngũ hành và tứ nguyên chỉ có thể là hai phép tính gần đúng của thuyết âm dương, tương tự như lời giải gần đúng của hai ngành kỹ sư khác nhau cho cùng một phương trình vật lý vậy.

Những điều trên đây đã được luận trong loạt bài “mệnh lý hoàn toàn khoa học”, hy vọng một ngày gần đây được in thành sách, lúc ấy mọi sự sẽ rõ ràng hơn. Phần trình bày ở trên chỉ là đại lược mà thôi.

Trở lại vấn đề. Vì ngũ hành chính là một cách tính gần đúng của thuyết âm dương (chú 2), ta không thể lấy lý do âm dương là yếu tố áp đảo trong bài toán Tử Vi mà bỏ ngũ hành. Thành thử bỏ thần sát với lý do “vì thần sát dựa trên ngũ hành” trở thành một lập luận rất khập khiễng, nếu không muốn nói là đi ngược lại cơ sở khoa học.

Mặc dù bất đồng ý với chủ trương bỏ ngũ hành của ông Liễu Vô cư sĩ, soạn giả nhìn nhận rằng ông có công đặt ra vấn đề thần sát một cách nghiêm chỉnh. Việc làm của ông khiến người nghiên cứu có quan tâm bắt buộc phải nhìn lại các thần sát dưới một lăng kính tỉ mỉ hơn, khoa học hơn.

CHÚ THÍCH

2) Chỉ nói thuyết ngũ hành là một cách tính gần đúng của thuyết âm dương, vì còn một cách tính gần đúng khá quan trọng khác là thuyết tứ nguyên tố. Những tương đồng và khác biệt giữa hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên tố sẽ không được luận trong sách này. Các độc giả muốn tìm hiểu thêm xin đọc quyển “mệnh lý hoàn toàn khoa học” của cùng soạn giả.
3) Theo thuyết biệt tương đối (Special Relativity) của Einstein, một chiều dài L song song với chiều chuyển động sẽ lệ thuộc vận tốc chuyển động theo công thức L=L0(1-v2/c2)0.5, với L0 là một chiều dài cố định, v vận tốc chuyển động, c vận tốc không đổi của ánh sáng. Chiều dài L đại biểu không gian, nên có thể thấy theo vật lý Einstein thì chiều chuyển động không thể nào tương đương với hai chiều không gian còn lại. Có điều lạ lùng là ngay cả vật lý hiện đại cũng vẫn giả thử (một cách sai lầm rằng) 3 chiều không gian hoàn toàn tương đương nhau. Điểm này được luận kỹ hơn trong tập “kinh Dịch hoàn toàn khoa học”, tiếc là tập này chưa in khi bài này được viết.
4) Ba chiều không gian hoàn toàn tương đương chính là giả sử của vật lý Newton. Có thể thấy thuyết âm dương phù hợp với vật lý Einstein, thuyết ngũ hành phù hợp với vật lý Newton. Vì vật lý Newton có tính gần đúng so với vật lý Einstein, có thể suy ra thuyết ngũ hành có tính gần đúng so với thuyết âm dương.

VÌ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC? (kỳ 3)

B. Về lý do tại sao thuyết của ông Trị phù hợp với khoa học

Như tôi đã trình bày trong một lần trước, nếu đọc thẳng sách “Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số” của ông Tạ Phồn Trị thì sẽ chẳng thấy tính khoa học ở đâu cả. Thế nhưng đây không phải là vấn đề vì đã có người (tức bản thân tôi) bỏ thời gian và công sức ra phân tích và xác định đặc tính khoa học ẩn tàng trong sách này. Những điều trình bày tiếp đây là cái tính khoa học mà tôi đã đào quật ra từ sách ấy cộng với những ý kiến cá nhân của tôi.
Để tránh trường hợp người khác nhận diện lầm lẫn tôi sẽ cố đề rõ ý nào của ông Trị, ý nào do tôi thêm vào.

1. Nền tảng “tuần hoàn” của bài toán Tử Vi
2. Cái lý của 14 chính tinh
3. Cái lý của tứ Hóa
4. Cái lý của các sao Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu Không Kiếp Thai Toạ Quang Quý Thai Cáo Thiên Địa Giải
5. Cái lý của các sao thần sát

Nay xin đi từng bước một

1. Nền tảng “tuần hoàn” của bài toán Tử Vi

Tử Vi là một trong nhiếu áp dụng của một ngành khoa học có tính cùng khắp mà ta tạm gọi là mệnh lý, tương tự như khoa kỹ sư không gian là một ứng dụng của hai ngành khoa học là lý và hóa vậy.

Mọi áp dụng đều phải khởi từ một hoặc nhiều giả sử nền tảng có tính đặc thù. Trước hết “nền tảng” có ý nghĩa nôm na là không thể bỏ được, nên “giả sử nền tảng” có nghĩa là giả sử không thể nào bỏ đi được, bất luận chiều kích hoặc phương pháp khai triển xảy ra như thế nào.

Tĩnh từ “đặc thù” ở đây rất quan trọng, vì mặc dù thuyết âm dương chắc chắn là một nền tảng của khoa Tử Vi (chú 1), nó cũng là cái nền tảng chung của nhiều ngành khác, bởi vậy “thuyết âm dương” không phải là cái nền tảng đặc thù của khoa Tử Vi.

Có người sẽ trả lời rằng cái nền tảng đặc thù của Tử Vi là nó không cần biết đến tiết khí (mà chỉ cần biết đến năm tháng ngày giờ sinh). Tôi sẽ phản biện rằng đây không phải là câu trả lời chính xác, vì ngay khi bài này được viết vẫn có nhiều người trong giới nghiên cứu đang tìm cách mang tiết khí vào khoa Tử Vi, điều đó chứng tỏ rằng “không cần biết đến tiết khí” chỉ có giá trị của một thủ tục mà không có tính nền tảng.
Vậy cái nền tảng đặc thù của khoa Tử Vi là gì? Quý vị nào có hứng thú xin cứ tự nhiên góp ý, phần tôi sẽ giải thích sau tại sao tôi cho rằng cái nền tảng ấy là lý tuần hoàn.

CHÚ THÍCH:

(1) Không vội nói đến ngũ hành vì có thể có độc giả tin vào thuyết của ông Liễu Vô cư sĩ (cho rằng Tử Vi không dính líu gì đến ngũ hành).

VDTT đã viết: 4) Ba chiều không gian hoàn toàn tương đương chính là giả sử của vật lý Newton. Có thể thấy thuyết âm dương phù hợp với vật lý Einstein, thuyết ngũ hành phù hợp với vật lý Newton. Vì vật lý Newton có tính gần đúng so với vật lý Einstein, có thể suy ra thuyết ngũ hành có tính gần đúng so với thuyết âm dương.
Phải chăng vì như các ông bà phân tâm học nói, thỉnh thoảng con người lại buột miệng ra những cái sai cũ mà tôi viết đoạn chú thích trên đây, vì đoạn này rõ ràng sai.
Nó sai vì không và thời gian được kết hợp trong cả hai thuyết âm dương và ngũ hành, mà vật lý Newton cho rằng thời gian biệt lập với không gian, nên không thể so sánh thuyết ngũ hành với vật lý Newton được.

Tôi xin tự sửa lại như sau:

- Âm dương ứng với thuyết biển thời không của Einstein khi áp dụng đúng.
- Ngũ hành ứng với thuyết biển thời không của Einstein khi áp dụng gần đúng.
Tức là tôi trước sau như một cho rằng ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương.
Tôi sẽ đào sâu thêm lý do trong phần sau.

VDTT đã viết: 3) Theo thuyết biệt tương đối (Special Relativity) của Einstein, một chiều dài L song song với chiều chuyển động sẽ lệ thuộc vận tốc chuyển động theo công thức L=L0(1-v2/c2)0.5, với L0 là một chiều dài cố định, v vận tốc chuyển động, c vận tốc không đổi của ánh sáng. Chiều dài L đại biểu không gian, nên có thể thấy theo vật lý Einstein thì chiều chuyển động không thể nào tương đương với hai chiều không gian còn lại. Có điều lạ lùng là ngay cả vật lý hiện đại cũng vẫn giả thử (một cách sai lầm rằng) 3 chiều không gian hoàn toàn tương đương nhau. Điểm này được luận kỹ hơn trong tập “kinh Dịch hoàn toàn khoa học”, tiếc là tập này chưa in khi bài này được viết. Tôi cứ tưởng chú thích như trên là đủ để những người có biết qua tân vật lý nhận ra sự khác biệt giữa chiều chuyển động và hai chiều kia, không ngờ kết quả không như ý muốn. Vì vậy tôi xin thêm những chi tiết sau. Quý vị nào muốn phản biện xin đọc cho kỹ trước khi kết luận.

Sự thay đổi độ dài trong chiều chuyển động theo vật lý Einstein dẫn đến kết quả là ta phải nối kết thời gian vào với không gian. Để thí dụ sự khác biệt giữa vật lý Newton và vật lý Einstein, xét một động tử A ở một thời điểm t.

Gọi (x,y,z) là tọa độ của A trong hệ thống trục bình thường, và (X,Y,Z) là tọa độ của A trong một hệ thống do (x,y,z) quay quanh gốc trục tọa độ (0,0,0) mà thành. Theo vật lý Newton:

x^2 + y^2 + z^2 = X^2 + Y^2 + Z^2 (1)

Chú ý rằng t không có mặt trong hệ thức trên bởi vì theo vật lý Newton thì thời gian không ăn nhập gì với không gian.

Nhưng theo vật lý Einstein thì thời gian cũng tùy hệ thống trục mà thay đổi, nên hệ thức đúng phải là:

x^2 + y^2 + z^2 -(ct)^2 = X^2 + Y^2 + Z^2 – (cT)^2 (2)

Chú ý rằng vế bên trái có thêm {-(ct)^2}, vế bên phải có thêm {-(cT)^2} đại biểu thời gian khác nhau của hai hệ thống trục.

Nhìn qua phương trình 2 ta có cảm tưởng là x,y,z hoàn toàn tương đương nhau, tương tự X,Y,Z cũng có vẻ hoàn toàn tương đương nhau. Nếu thế ta sẽ phát biểu là trong vật lý Einstein ba chiều không gian vẫn hoàn toàn tương đương với nhau. Đây chính là giả sử của khoa học hiện đại.

Thực tế như thế nào?

Nhờ thuyết biệt tương đối, ta biết rằng thời gian chỉ cộng hưởng với chiều chuyển động mà thôi, nên (2) mặc dù đúng nhưng còn thiếu sót (vì nó cho ta cảm tưởng rằng mọi chiều không gian đều có liên hệ bình đẳng trong tác dung của chúng với thời gian). Để có thể thấy rõ ràng hơn, ta chọn chiều chuyển động là x, khi ấy (2) trở thành:

x^2 + hằng số -(ct)^2 = X^2 + Y^2 + Z^2 – (cT)^2 (3)

Chú ý rằng y, z đã biến mất khỏi phương trình 3, và ta không thể thay x^2 bằng y^2 hoặc z^2. Nếu hỏi x, y, z có còn tương đương hay không, thiết tưởng câu trả lời đã quá rõ ràng rồi vậy.

Nếu quý vị nào thấy ý trên chưa rõ, xin thử giải đáp bài toán a,b,c khoanh dưới đây:

Trong vật lý Einstein, giả sử một vật điểm A di chuyển trên trục x, tìm câu trả lời chính xác nhất trong các câu trả lời sau đây:

(a) x^2 là yếu tố bất biến
(x^2 + y^2 + z^2 là yếu tố bất biến
© x^2 – (ct)^2 là yếu tố bất biến
(d) x^2 + y^2 + z^2 – (ct)^2 là yếu tố bất biến

Quý vị chọn c hay chọn d? Chọn c thì đồng ý với tôi (ý kiến mới), chọn d xin cứ tiếp tục giữ ý kiến (ý kiến hiện tại của giới khoa học mà tôi cho là thiếu sót).

Tôi đã bỏ công định ra mô hình của cả hai trường hợp, mô hình của thuyết âm dương ứng với ©, mô hình của thuyết ngũ hành ứng với (d). Tôi giải là © chính xác hơn (d), bởi vậy tôi mới nói ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương.

Nếu không thích, có thể viết lại để tránh nối kết âm dương và ngũ hành với nhau:
- Âm dương là phép tính chính xác của mệnh lý (ứng c).
- Ngũ hành là phép tính gần đúng của mệnh lý (ứng d).

Hy vọng đã rõ ràng hơn.

V/V NGŨ HÀNH CHỈ LÀ THUYẾT GẦN ĐÚNG

Khoa học không hề có ý kiến nhất thống như một số người tưởng lầm, thậm chí ngay cả cơ sở của khoa vật lý vẫn là đề tài bàn cãi sôi nổi. Chỉ có một quy luật là “cái đang nổi của ngày hôm nay chưa chắc là cái đúng của ngày hôm sau”. Quý vị còn hồ nghi có thể tìm đọc quyển “The Trouble With Physics: The Rise of String Theory, the Fall of a Science, and What Comes Next” của tiến sĩ Smolin về lý do tại sao ông cho rằng thuyết vật lý “nóng” nhất hiện nay là String theory đã đẩy lùi khoa vật lý. Sách này mới ra năm 2006.

Nhân đây xin kể một chuyện không xưa lắm. Năm 2002 sau khi tranh luận trên một diễn đàn vật lý của google, tôi được một vị cao niên người Mỹ liên lạc, xưng là đã có một thuyết có vài điểm tương đồng với tôi, từng đưa cho ông Richard Feynman xem thử và được ông Feynman bảo là sẽ liên lạc lại, tiếc thay (theo lời kể) việc liên lạc chưa xảy ra thì ông Feynman qua đời. Bản thảo này tôi còn giữ, tựa đề là “the foundation of physical reality”, soạn giả là tiến sĩ vật lý R.D. Stafford, viết năm 1982. Trong bản thảo này, tiến sĩ Stafford xét lại hiện trạng đầy mâu thuẫn nội tại của vật lý ra đề xướng một thuyết mới.

Tôi đã đọc kỹ bản thảo này và thấy nó có tính thuyết phục rất cao (dĩ nhiên có thể tôi thiên vị). Tôi nghĩ trình độ cao học vật lý trở lên đọc bản thảo này có thể hiểu, nhưng tôi cho rằng bất luận trình độ cao bao nhiêu cũng phải tốn rất nhiều công lực vì tài liệu này đòi hỏi người đọc nhiều kiến thức toán cao cấp. (Quý vị nào tò mò xin vào trang của ông Stafford, địa chỉ là http://home.jam.rr.com/dicksfiles và ấn chuột vào hình quyển sách, các chương sẽ hiện ra.)

Theo tiến sĩ Stafford kể thì ông đã về hưu. Ông bắt đầu suy nghĩ về một con đường mới cho vật lý trong thập niên 1960′s nhưng đến năm 2002 chỉ mới có TS Nobel vật lý Richard Feynman là người duy nhất thèm đọc qua ý kiến của ông mà thôi; những người khác (kể cả đồng nghiệp) cho là ông khùng điên vì dám chê Einstein, Heisenberg v.v… là còn thiếu sót.

Ông Stafford cho rằng sau cái chết của ông Feynman sẽ chẳng còn ai hiểu nổi công trình của ông nữa. Trong phần lời tựa (preface), ông than:

“I spent a substantial amount of time during the 1970′s and 80′s attempting to find interest and/or support for my work. By 1987 I had become convinced that I would find no one interested in my thoughts. What is written here is written for posterity as I strongly suspect that I will never personally meet anyone educated enough to follow my work who is also objective enough to comprehend that the academy might be wrong and that I could be right and yet not be recognized.”

Tạm dịch:

“Trong hai thập niên 1970 và 1980 tôi bỏ rất nhiều thời giờ tìm người quan tâm tới và/hoặc ủng hộ công trình của tôi. Đến năm 1987 tôi cho rằng tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được ai quan tâm đến những suy nghĩ của tôi. Những gì tôi viết đây là cho đời sau vì tôi hết sức lo ngại rằng tôi sẽ chẳng bao giờ gặp ai đủ trình độ học vấn để hiểu công trình của tôi và đồng thời đủ vô tư để nhận ra rằng viện hàn lâm có thể sai và tôi có thể đúng mà không được công nhận.”

Theo tôi hoàn cảnh đầy thất vọng của tiến sĩ Stafford thật ra không có gì đáng ngạc nhiên, vì ông chẳng phài là người duy nhất cho rằng mình có thuyết mới; trên thế giới hiện tại chắc phải có cả ngàn, ngay cả chục ngàn người trình độ tiến sĩ đang ôm ấp một thuyết mới như ông. Vấn đề là ai chịu bỏ thời giờ để lần mò trong khu rừng lý thuyết và công thức toán dầy đặc mà xét xem quan điểm của người viết là đúng hay sai. Nhất là xưa nay sự sáng tạo và sự khùng điên chỉ cách nhau một khoảng cách nhỏ như sợi tóc.

Câu chuyên về tiến sĩ Stafford cho thấy cái khó khăn của người lập thuyết và cái khó khăn của việc đánh giá thuyết mới trong thời đại lạm phát kiến thức ngày hôm nay, khi mà khí cụ cơ bản của khoa học là toán học đã trở thành quá khó hiểu cho ngay cả những người trong giới nghiên cứu khoa học.

Cái khó khăn càng ngày càng tăng gia của toán học là một trong nhiều lý do phức tạp khiến giới khoa học chính thống, tức các giáo sư vật lý chính thức trong các đại học nổi danh thế giới, còn phải tranh cãi huyên thuyên về các ý kiến của nhau và không thể đồng ý ai sai ai đúng, nói gì đến ý kiến của một gã VDTT.

Bởi vậy tôi không hề hy vọng là ý kiến của tôi sẽ được chấp nhận trong vòng 5, 10 năm, thậm chí mấy mươi năm. Ngoài ra, vì biết rằng trong những vấn đề như thế này tranh luận thắng không có nghĩa mình đúng, tranh luận thua không có nghĩa mình sai, nên tôi đã quyết định từ chối mọi cuộc tranh luận, thời giờ xin dành cho việc khác.

Nhưng nhờ hệ thống internet những người nào biết đến khoa học giờ có thể thấy đại khái cái cơ sở lý luận của tôi (về lý do tại sao tôi cho rằng ngũ hành chỉ là phép tính gần đúng, âm dưong mới đúng) và của những người bất đồng ý với tôi. Các vị cho rằng mình có khả năng luận xét có thể đóng vai bồi thẩm đoàn bắt đầu làm việc so sánh ngay từ bây giờ. Ai nghĩ rằng tôi sai xin trình bày quan điểm của họ. Trình bày càng rõ ràng thì càng giúp việc đánh giá đúng đắn được rút ngằn thời gian.

Tối hậu thì thời gian sẽ là ông quan tòa vô tư hơn hết.

Kế tiếp xin trở lại các vấn đề của khoa Tử Vi.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC (kỳ 4)

1. Lý tuần hoàn của khoa Tử Vi

Trước hết, như đã nói, tôi không thể nào biết ông Trần Đoàn nghĩ gì nên những điều tôi viết chẳng phải là tôi đoán ý ông Trần Đoàn mà là dựa theo những cái biết của khoa học hiện đại cộng với cái di sản khoa học đặc thù của Á đông mà người tây phương chưa được biết đến.

Theo tôi cái lý tối hậu của khoa học, kể cả khoa học tây phương, là thuyết “vạn vật đồng nhất thể” của Á đông. Nhận ra lý VVĐNT rồi thì sẽ thấy ngay rằng lý tuần hoàn là một mấu chốt để giải bài toán mệnh lý vì có thể coi đời một người chết già ứng với một chu kỳ tuần hoàn sinh thành trụ diệt, tương đồng với rất nhiều hiện tượng thiên nhiên trong cái vũ trụ vật chất mà chúng ta đang sống.

Quý độc giả có nghiên cứu Tử Bình hẳn đã nhận ra rằng khoa này dựa trên một lý tuần hoàn nhất quán, đó là lý tuần hoàn của lục thập hoa giáp. Bởi vậy năm tháng ngày giờ trong khoa bát tự đều theo một lý tuần hoàn chung với chu kỳ là 60.

Tôi xin lưu ý quý độc giả rằng khi chọn lục thập hoa giáp làm cái lý nhất quán, khoa Tử Bình đã phải trả bằng cái giá -mà tôi nghĩ khá đắt- là nó buôc lòng phải lờ đi một hiện tượng tuần hoàn có tinh rất tự nhiên, đó là hiện tượng tuần hoàn của mặt trăng. Mà đã gạt bỏ tính tuần hoàn của mặt trăng rồi thì đâu còn lý do gì để coi mỗi chu kỳ của mặt trăng là một tháng cho phải phiền toái vì tháng nhuận, vì thế tháng của khoa Tử Bình hoàn toàn dựa trên tiết khí (lệ thuộc vào góc của trục trái đất so với mặt trời) là rât hợp lý.

Khi muốn khảo sát một vấn đề bằng toán học, ta phải làm hai việc, một là tìm ra một cái lý toán học có tính xuyên suốt phù hợp với vấn đề cần khảo sát, hai là tìm giao điểm giữa cái lý ấy và thực tế để bảo đảm là có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế (trong toán học gọi là điều kiện ban đầu hoặc điều kiện ngoại vi).

Bằng ngôn ngữ khoa học, có thể nói cái lý toán học của Tử Bình là luật tuần hoàn của lục thập hoa giáp, và lý này được ghép vào thực tế bằng cách chọn liên hệ tương đối giữa trái đất với mặt trời làm chủ điểm.
Câu hỏi là có cách nào vận dụng tính tuần hoàn của mặt trăng (mà khoa Tử Bình đã phải lờ đi) vào bài toán số mệnh hay không? Câu trả lời là có, và câu trả lời hùng hồn nhất mà ta biết thì chính là khoa Tử Vi vậy.

Tóm lại, Tử Vi là một cách giải bài toán số mệnh, nhưng khác với Tử Bình ở chỗ là nó áp dụng lý tuần hoàn của mặt trăng vào bài toán số mệnh. Cái giá mà nó phải trả là phải coi mỗi ngày là một phần tử của một chu kỳ của mặt trăng. Gọi một chu kỳ của mặt trăng là một tháng thì yếu tố ngày chỉ có thể lên đến tối đa là 29 hoặc 30 (ngày) nên không thể nào thỏa cái lý của lục thập hoa giáp. Bởi vậy, Tử Vi không tính can chi của ngày, chỉ tính ngày từ 1 đến 29 hoặc 30 mà thôi.

Tôi xin nhấm mạnh rằng Tử Vi bắt buộc phải coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng, tại sao thế? Thưa, vì đó là ưu điểm chính của nó so với khoa Tử Bình. Giả như nó cũng không coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng (tức là chủ trương như khoa Tử Bình) thì chẳng có lý do gì để nó có hy vọng chính xác tương đương với khoa Tử Bình, và như vậy thì chẳng có lý do gì để sáng lập ra khoa Tử Vi cho mệt óc.

Phải lập luận dông dai vòng vo như thế để cốt lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng, xin đừng vội cho rằng tính tháng trong Tử Vi bằng tiết khí thì chính xác hơn, bởi nếu tính như vậy là bỏ cái nền tảng của Tử Vi mà lấy cái nền tảng của Tử Bình. Đây là trường hợp chỉ được chọn một trong hai (chọn sai thì thành “râu ông nọ cắm cằm bà kia”), nên đừng nên mong là nhờ định tháng bằng tiết khí mà Tử Vi sẽ chính xác hơn.

Hy vọng như vậy vấn đề “bất quá tiết” của Tử Vi đã được giải quyết bằng lý luận.

Ở trên ta thấy xét hiện tượng thật thì Tử Bình đã chọn mặt trời làm chủ điểm và vì thế phải lờ mặt trăng đi. Còn Tử Vi thì ta biết đã chọn mặt trăng làm chủ điểm, vậy còn liên hệ giữa mặt trời với trái đất trong khoa Tử Vi thì sao? Để trả lời ta nhận xét:

1-Các giờ trong ngày không có vấn đề gì cả. Vẫn có thể dựa theo mặt trời.
2-Các ngày trong tháng dĩ nhiên phải theo mặt trăng.
3-Các tháng trong năm thì có vấn đề trầm trọng cần giải quyết. Vì coi mặt trăng là chủ điểm thì năm phải có 12 hoặc 13 tháng, mà không thể theo đúng chu kỳ của trái đất quanh mặt trời nữa. Nhưng nếu xử dụng 13 tháng thì lại có vấn đề với môi trường dùng để giải Tử Vi, tức là địa bàn, vì địa bàn chỉ có 12 cung nên phải đổi 13 tháng thành 12, do đó phải có tháng nhuận.
Các đề mục từ 1 đến 3 trên đây chẳng có gì mới lạ mà chính là kiến thức cơ sở của khoa Tử Vi. Cần nhắc lại chỉ cốt để lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng Tử Vi từ xưa đến nay ở hoàn cảnh không mấy gọn gàng như vậy là có lý do cả. Đừng tưởng sửa lại cho gọn gàng là giúp Tử Vi chính xác hơn, e làm nó thiếu chính xác hơn là đằng khác.

Cả hai môn Tử Vi và Tử Bình đều cố áp dụng lý tuần hoàn đến mức tối đa. Càng nhiều tương ứng với các hiện tượng tuần hoàn tự nhiên dĩ nhiên càng tốt.

- Tử Bình miễn cưỡng bỏ lý tuần hoàn của mặt trăng vì lý do đã trình bày (giữa lý tuần hoàn nhất quán của lục thập hoa giáp và lý tuần hoàn của mặt trăng phải chọn một bỏ một, quyết định bỏ mặt trăng). Vì Tử Vi thái dụng lý tuần hoàn của mặt trăng và đạt nhiều thành công to lớn, ta biết bỏ mặt trăng là một khuyết điểm lớn của khoa Tử Bình.

- Tử Vi thu nhập lý tuần hoàn của mặt trăng mà không phải bỏ lý tuần hoàn của mặt trời; đây là một ưu điểm vì định giờ theo mặt trời là lý tuần hoàn tự nhiên hơn hết (chắc chắn tự nhiên hơn là định giờ theo mặt trăng) bởi vậy dĩ nhiên cách định giờ phải theo mặt trời. Một vòng tuần hoàn của giờ thành ngày nên cách xác định khi nào đổi ngày dĩ nhiên cũng theo mặt trời. Nhưng bao nhiêu ngày thành một tháng thì lại phải theo mặt trăng, vì đó là ưu điểm to lớn nhất của Tử Vi so với Tử Bình. Mà đã theo mặt trăng như vậy thì phải chịu tháng nhuận, không thể tránh được.

Lý do phải có tháng nhuận (thay vì thỉnh thoảng cho một năm có 13 tháng) là vì Tử Vi muốn ghép tất cả mọi yếu tố vào địa bàn, mà địa bàn thì có đúng 12 cung (và 12 cung này có lý của chúng, không đổi được).
Vậy khuyết điểm của Tử Vi là không áp dụng được lý lục thập hoa giáp một cách nhất quán vào mọi đơn vị thời gian, chắc chắn phải là một nguồn sai số, tháng nhuận chắc chắn cũng là một nguồn sai số.

Có thể thấy rằng cả hai môn Tử Vi và Tử Bình đều khiếm khuyết, và đây là khiếm khuyết có tính cơ sở, tức là bất luận tiến bộ bao nhiêu khiếm khuyết ấy vẫn còn.

Ở Đài Loan nhiều phái coi Tử Vi riêng, Tử Bình riêng (chú ý: Nghĩa là coi riêng từng môn, không phải là dùng cách của Tử Vi để xem Tử Bình hoặc ngược lại), rồi theo kinh nghiệm của thầy mà phối hợp kết quả của hai môn (có điểm theo Tử Bình, có điểm theo Tử Vi, tùy kinh nghiệm của thầy); đó là một cách bổ khuyết hai môn.

- Thái Âm chỉ tương ứng với mặt trăng (theo lý “vạn vật đồng nhất thể”) nhưng không phải là mặt trăng. Dùng tiết khí hay tháng thật để luận Thái Âm không quan trọng vì hai cách tính này sai số luôn luôn nhỏ hơn 1, nhưng vì lý nhất quán khoa Tử Vi tất phải theo tháng thật (và chịu đựng xác xuất sai trong tháng nhuận). Ngày thì buộc lòng phải theo ngày âm lịch, vì đó chính là cơ sở của khoa Tử Vi (Thái Âm từ 1 đến rằm càng ngày càng mạnh, sau đó yếu đi).

Vài dòng chia sẻ.

****

THẾ NÀO LÀ CÁCH TÍNH “GẦN ĐÚNG”?

Hình như nhóm chữ “cách tính gần đúng” mà tôi xử dụng bị hiểu lầm là “cách tính ra kết quả gần đúng”, rồi từ đó diễn giải thêm ra thành những kết quả lạ lùng, kỳ dị mà bản thân tôi chẳng bao giờ tưởng tượng ra nổi.

Tôi chẳng hiểu tại sao khi bàn luận về một chuyện hết sức cơ bản lại có sự hiểu lầm này, nhưng thiết nghĩ mọi sự hiểu lầm đều nên được giải tỏa càng sớm càng tốt kẻo dần dần hiểu lầm tưởng là hiểu thật.

Xin phép dùng tiếng Anh. Cách tính gần đúng là “approximation”.

Mục đích là tìm đáp số gần đúng nên mới đặt ra cách tính gần đúng, nhưng đời này có khi lực bất tòng tâm, chẳng phải cứ đặt ra cách tính gần đúng là sẽ được kết quả gần đúng!

Sau đây tôi xin trình bày tại sao “cách tính gần đúng” chưa chắc phải cho kết quả gần đúng, nhiều khi sai rất xa, có khi cho kết quả trái ngược lại ý ta là đằng khác.

Xin chú ý kỹ, kẻo sai lầm đáng tiếc.

A. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HẾT SỨC QUAN TRỌNG, KẺO SAI MỘT LY ĐI MỘT DẶM

Phép tính gần đúng chỉ có thể áp dụng trong điều kiện của nó, bằng không thì kết quả chẳng có gì là gần đúng cả. Đây chính là một trường hợp của ý nghĩa sai một ly đi một dặm.

Một thí dụ về phép tính gần đúng:

X= A + BC + DE (1)

Trong một điều kiện Alpha nào đó thì DE nhỏ hơn hai số kia nhiều, nên (khi điều kiện Alpha được thỏa), ta nói cách tính gần đúng ứng với (1) là:

X= A + BC (2)

Có thể thấy rằng nếu điều kiện Alpha không được thỏa mà áp dụng (2) thì có thể sẽ phạm lỗi sai một ly đi một dặm.

Tôi đã dùng thí dụ số học cốt cho mọi người dễ hiểu. Quý vị nào biết giải phương trình vi phân thuộc dạng hết sức mẫn cảm (“very stiff equations”) thì càng thấy rõ lý này hơn hết. Nhiều khi bỏ một chữ nhỏ thôi (để có phép tính gần đúng) mà kết quả ra hoàn toàn khác hẳn. Đây cũng là lý do tại sao khi dùng computer để giải phương trình vi phân (một thí dụ thực tế khác của cách tính gần đúng) người ta phải rất cẩn thận, kẻo kết quả ra hoàn toàn sai.

Các thí dụ này cho thấy tại sao “phép tính gần đúng” không chắc cho kết quả gần đúng. Cường điệu hơn kết quả của phép tính đúng và phép tính gần đúng có thể khác hẳn nhau. Ngược lại, khi thấy hai kết quả khác hẳn nhau, đừng vội nói rằng chúng không thể là kết quả của hai phép tính gần giống nhau.

B. DÙNG LƯỢNG ĐỂ ĐỊNH TÍNH GẦN ĐÚNG CÓ KHI VẪN SAI BÉT

Ngay cả khi tính ra gần đúng, kết quả vẫn có thể trái ngược. Một thí dụ là trường hợp dùng phép tính gần đúng để định lượng, nhưng kết quả lại thuộc dạng định tính.

Thí dụ: Dùng mô hình “gần đúng” để tiên đoán điểm, đoán được Phoenix Suns 113-Lakers 110. Sự thật Phoenix 112 – Los Angeles 113. Phép tính định lượng thì gần đúng (chỉ sai 0.9% cho đội Phoenix, 2.7% cho đội Los Angeles). Nhưng kết quả thì sai bét vì đoán Phoenix thắng mà sự thật Phoenix thua.

Cho nên:

1.-Ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương không có nghĩa âm dương có cái gì thì ngũ hành phải có một cái gần đúng như thế.
2.-Ngũ hành có vẻ khác hẳn âm dương không có nghĩa ngũ hành không thể là phép tính gần đúng của âm dương.
3.-Mặc dù là phép tính gần đúng của âm dương, ngũ hành có thể có trường hợp ra kết quả sai bét.

Đó là lý luận cơ bản của phép tính gần đúng. Xin lưu ý!

SO SÁNH BA CHIÈU KHÔNG GIAN THEO NHƯ CÁI NHÌN CỦA CẬU BÉ TRONG “CHIẾC ÁO MỚI CỦA NHÀ VUA”

Năm 1989, ông Roger Penrose, một tiến sĩ giáo sư toán lừng danh thế giới của nước Anh, ra quyển “Bộ óc mới của nhà vua” (The Emperor’s New Mind). Đây là một quyển sách bán rất chạy nhưng tương đối khó đọc vì xử dụng khá nhiều kiến thức toán và vật lý cao cấp. Đại khái ông Penrose tỏ ý không bằng lòng với hiện trạng của khoa học nói chung và khoa vật lý nói riêng.

Nhưng tại sao lại đặt tên sách là “Bộ óc mới của nhà vua”? Nguyên là sau khi đi vào rất nhiều chi tiết nhiêu khê, có khi công thức toán chằng chịt nguyên trang, ở cuối sách ông Penrose đưa ra một điểm hết sức triết lý, là có thể sự bế tắc hiện tại của khoa học một phần là do hoàn cảnh đã trở thành tương tự như truyện cổ tích “chiếc áo mới của nhà vua”, với những người thợ may nổi tiếng trầm trồ khen ngợi chiếc áo vô hình được thay bằng các khoa học gia thời nay. Vấn đề của các khoa học gia, ông Penrose nói, là có thể vì biết quá nhiều mà họ trở thành thiên kiến, nên cũng như trong truyện cổ tích “chiếc áo mới của nhà vua” người có đáp số đúng có lẽ phải như cậu bé, thứ nhất nhãn quan chưa bị những kiến thức đã học được từ trường sở hoặc cuộc đời làm cho vặn vẹo, thứ hai đầu óc thơ ngây nên chẳng biết sợ những lời chê bai, cứ thấy sao là nói vậy.

Lấy cảm hứng từ triết lý ấy, tôi xin mời các độc giả có hứng thú cố đóng vai trò của một cậu bé không thành kiến, tức là tôi yêu cầu quý vị hãy bỏ gần hết tất cả những gì quý vị đã học được trong khoa vật lý, kể cả vật lý Newton.

Tôi chỉ yêu cầu quý vị chấp nhận một điều giản dị là mọi vật thể đều có thể được diễn tả bằng các điểm trên một trục tọa độ gồm ba trục là x, y, z hỗ tương thẳng góc với nhau. Các vị nào không tin thì làm thử thí nghiệm này: Chọn một hình phẳng nào đó, bỏ nó lên một trục x,y; ghi xuống tọa độ của càng nhiều điểm càng tốt vào một tờ giấy, rồi đưa tờ giấy nhờ một anh cán sự kỹ nghệ họa vẽ xem ra hình thù gì. Tôi dám bảo đảm quý vị sẽ thấy hình vẽ ấy diễn tả khá đúng vật thể mà quý vị đã chọn. Thí nghiệm này tôi chọn hai chiều x, y thôi cho giản dị, nhưng thêm chiều thứ ba là z thì kết quả vẫn không đổi.

Kế tiếp tôi sẽ trình bày với quý vị một bảng kết quả của một thí nghiệm nhiều bước, và yêu cầu quý vị trả lời một câu hỏi.

Đối tượng của thí nghiệm này là một khối vuông mỗi cạnh 100m, với ba cạnh X, Y, Z lần lượt song song với các trục x, y, z của trục tọa độ. Nhờ lối xếp vuông vắn này, đo hình chiếu của hình vuông lên trục x ta được cạnh X, đo hình chiếu của hình vuông trên trục y ta được cạnh Y, đo hình chiếu của hình vuông trên trục z ta được cạnh Z.
Các bước của thí nghiệm như sau:

0. Giữ khối vuông đứng im không chuyển động, đo ba hình chiếu để được ba cạnh X, Y, Z.
1. Cho khối vuông chuyển động theo chiều x với vận tốc bằng phân nửa vận tốc ánh sáng. Đo ba hình chiếu để được chiều dài của ba cạnh X, Y, Z.
2. Tương tự 1 kể trên, nhưng cho khối vuông chuyển động trong chiều y (thay vì x).
3. Tương tự 1 kể trên, nhưng cho khối vuông chuyển động trong chiều z (thay vì x).

Sau đây là bảng kết quả thí nghiệm, xin trình bày cùng quý vị:

0. Không chuyển động: X=100m, Y=100m, Z=100m
1. Chuyển động chiều x: X= 87m, Y=100m, Z=100m
2. Chuyển động chiều y: X=100m, Y= 87m, Z=100m
3. Chuyển động chiều z: X=100m, Y=100m, Z= 87m

Định nghĩa: Nếu chuyển động theo chiều x thì x là chiều chuyển động, y và z là hai chiều còn lại. Hai trường hợp khác lý tương tự.

CÂU HỎI: Chiều chuyển động có giống hai chiều còn lại hay không?

Xin độc giả cho biết câu trả lời theo cái nhìn của cậu bé ngây thơ (và nếu hứng thú thì cứ tự nhiên thêm câu trả lời của cá nhân mình, nếu khác với câu trả lời của cậu bé ngây thơ).

Riêng tôi thì đã biết cậu bé trong tôi trả lời như thế nào rồi.

Chúng ta biết rằng quy luật thịnh suy và biến hóa của âm dương, quy luật thắng phục và sinh khắc của ngũ hành theo luật tuần hoàn không đầu cuối chi phối vạn vật trong gầm trời. Ví dụ:
1. Trong một năm bốn mùa xuân hạ thu đông thứ tự tuần hoàn: nếu phân âm dương thì mùa xuân hạ là dương còn mùa thu đông là âm; nếu phân ngũ hành thì mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim và mùa đông thủy.
2. Trong một ngày thì ban ngày là dương còn ban đêm là âm; từ giờ tý nhất dương sinh ra mà tý thuộc thủy, từ giờ ngọ nhất âm sinh mà ngọ thuộc hỏa.
3. Trong hệ can chi tuần hoàn thì thiên can thuộc dương còn địa chi thuộc âm; trong thiên can lại có ngũ hành âm và ngũ hành dương, trong địa chi cũng được phân thành ngũ hành âm và ngũ hành dương.
4. Và trong họa đồ bát quái tuần hoàn cũng vậy.

Vậy theo trên có thể tách âm dương ra khỏi ngũ hành và ngũ hành ra khỏi âm dương được không, sau đem hai mảng đó so sánh với nhau rồi cho mảng này là gần đúng của mảng kia.

Theo PV thì âm dương ngũ hành bất khả phân ly. Và nhận thức không có âm dương ngoài ngũ hành cũng như không có ngũ hành ngoài âm dương.

Tối hậu bằng lô gích ta biết khoa học chỉ có thể có một thuyết. Tại sao thế? Vì nếu có hai thuyết thì hai thuyết này hoặc mâu thuẫn nhau hoặc bố cứu cho nhau, nếu mâu thuẫn nhau thì tối thiểu một phải sai loại đi còn một, nếu bổ cứu nhau thì cộng lại chính là một thuyết xuyên suốt. Cứ thế mà lý luận dần đến tận cùng sẽ suy ra tối hậu vũ trụ vật chất chỉ có thể có một thuyết mà thôi.

Gọi thuyết tối hậu là A, các thuyết khác chỉ có thể là một mặt nào đó của A hoặc là phép tính gần đúng của A. Thuyết ấy là gì? Tôi cho là thuyết âm dương. Nếu thuyết âm dương đúng là thuyết tối hậu thì nó phải hàm chứa tất cả mọi thuyết còn lại.

Trường hợp ngũ hành, tôi tính ra thấy nó là một thuyết gần đúng. Tứ nguyên cũng là một thuyết gần đúng.

Dễ hiểu vì:

Sinh khắc là liên hệ một chiều chỉ ứng với một loại hiện tượng, dù diễn giải soi rộng thế nào cũng không thể bao hàm các liên hệ hai chiều như “yêu nhau” chẳng hạn. Thuyết ngũ hành cơ bản chỉ có sinh khắc dĩ nhiên thiếu sót.

Tương tự, hợp xung là liên hệ hai chiều chỉ ứng với một loại hiện tượng, dù diễn giải soi rộng bao nhiêu cũng không thể bao hàm các liêh hệ một chiều như “thắng thua” chẳng hạn. Thuyết tứ nguyên cơ bản chỉ có hợp xung dĩ nhiên thiếu sót.

Thiếu sót thì chỉ có thể “gần đúng”, chẳng thể nào “đúng” đuợc.

Người đông phương bảo rằng âm dương ngũ hành bất khả phân thì người tây phương sẽ bất đồng ý vì họ chẳng hề có thuyết ngũ hành mà vẫn phát triển về huyền học như thường. Đừng quên như thế!
Đông phương không cần thuyết tứ nguyên mà huyền học vẫn phát triển, tại sao? Tứ nguyên có thật là thuyết tất yếu không?

Tây phương không cần thuyết ngũ hành mà huyền học vẫn phát triển, tại sao? Ngũ hành có thật là thuyết tất yếu không?

Nhắc lại câu trả lời của tôi: Ngũ hành và tứ nguyên đều không phải là tất yếu! Chúng chỉ là hai cách giải gần đúng khác nhau khởi từ cùng một thuyết lớn trùm ở trên. Thuyết ấy chính là thuyết âm dương.

Nên tôi phân định:

Huyền học đông phương: Lấy âm dương làm nền, lấy ngũ hành trợ lực, thành hệ thống thực dụng gọi là “âm dương ngũ hành”.

Huyền học tây phương: Vẫn lấy âm dương làm nền, dùng tứ nguyên (đất nước gió lửa hoặc đất nước khí lửa cũng thế) mà thành hệ thống thực dụng.

Vì thực dụng khác biệt (ngũ hành / tứ nguyên), mỗi bên có sở trường và sở đoản khác nhau.

Xin thêm rằng tôi không chỉ đoán mò mà từ nguyên lý cơ bản lập ra mô hình của từng trường hợp, rồi thấy một mô hình phản ảnh thuyết âm dương, một mô hình phản ảnh thuyết ngũ hành, một mô hình phản ảnh thuyết tứ nguyên nên mới dám nói như thế.

Chẳng hạn, như đã trình bày ỏ một bài trước, quý vị thử hai loại hình cầu màu sậm là âm, màu nhạt là dương cho chúng gộp vào nhau thành hình tứ diện đều (là hình thể cân xứng nhất trong ba chiểu có thể tạo dựng bằng các khối cầu) để đại biểu thực thể hiện hữu, quý vị sẽ thấy có đúng 5 thực thể là:

AAAA (thủy)
ADDD
AADD (thổ)
AAAD
DDDD (hỏa)

Có thể thấy mô hình này dẫn đến thuyết ngũ hành.

Vài dòng chia sẻ.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC?

2. Lý hình thành của 14 chính tinh

Đọc các sách cổ cũng như sách gần đây ta thấy đủ loại thuyết cố giải thích sự hình thành của 14 chính tinh, nhưng thú thật khi đọc các thuyết ấy tôi lại nhớ một thí dụ mà ông giáo sư toán đệ nhất của tôi là CAH hay dùng để chỉ trích các cách chứng minh tùy hứng:

“Hôm nay trời sáng, nên hai vòng tròn trực giao”
Tức là -trên cơ sở khoa học- chẳng thấy lô gích ở đâu cả!

Độc giả nào đã đọc sách của ông Tạ Phồn Trị có lẽ cũng sẽ có cảm giác tương tự là sách này cũng chẳng rõ lô gích ở đâu, thế nhưng bản thân tôi thấy một khác biệt quan trọng, là mặc dùng không đặt nặng lô gích trong cách viết, những tái khám phá của ông Trị lại rất hợp lô gích, nghĩa là có thể được xếp đặt lại đề phù hợp với lô gích.

Về nguồn gốc 14 chính tinh ông Trị bắt đầu bằng cách giải cái lý của cặp Nhật Nguyệt với câu ‘phán’ theo kiểu sách cổ, xin dịch như sau “kỳ thật Nhật, Nguyệt chính là đại biểu của giờ và tháng” rồi ông đưa lý thiên văn cho thấy là nếu bắt đầu với tháng giêng giờ Tí, sau đó muốn thấy vũ trụ ở chỗ cũ tất tháng hai phải là giờ Hợi, tháng ba giờ Tuất v.v… chính là các cặp vị trí tương ứng của hai sao Âm Dương.

Mỗi lần ghi xuống tái khám phá này, tôi lại thêm một lần thán phục cái lý của người xưa (tức người lập ra Tử Vi) và một lần cám ơn ông Trị đã nhìn ra sự kiện này, vì tôi cho nó là chiếc chìa khóa quan trọng nhất trong cuộc hành trình tìm lại cái gốc khoa học của môn Tử Vi.

Sau đây là phần lý luận thêm của tôi để đặt cái tái khám phá của ông Trị vào khuôn mẫu khoa học.

Nhận xét sơ khởi:

1. Địa bàn thực tính là một hình tròn gắn vào địa cầu.
2. Xét giờ thì giờ nào cung ấy quay về phía mặt trời. Thí dụ giờ Tí tất cung Tí của địa bàn quay về mặt trời. Vì vậy mỗi cung của địa bàn có tương ứng tự nhiên với giờ.
3. Xét tháng thì một khi đã chọn một giờ cố định (như giờ Tí) thì tháng nào cung ấy quay về một phương cố định trong vũ trụ. Như tháng giờ Tí một ngày nào đó của tháng 1 cung Dần quay về một phương X nào đó thì đợi đúng một tháng sau tất cung quay về phương X phải là cung Mão.

Những kết quả trên đây là tái khám phá của tôi, đã giải thích ở một nơi khác, ở đây không lập lại.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Từ đó có thể thấy rằng:

1. Địa bàn ứng với giờ và tháng: Mỗi cung địa bàn tương ứng với một giờ, đồng thời tương ứng với một tháng.

2. Thuận lý và nghịch lý trên địa bàn: Vì các cung cứ đi thuận theo giờ mà hướng về phía mặt trời, đi thuận theo tháng mà hướng về một phương cố định trong vũ trụ, chiều thuận trên địa bàn (chiều kim đồng hồ) chính là chiều thời gian. Thời gian chỉ đi tới mà không đi lùi, nên đi thuận trên địa bàn hợp lý hơn đi nghịch, do đó -áp dụng thuyết âm dương- ta nói đi theo chiều thuận của địa bàn là “thuận lý”, đi ngược chiều của địa bàn là “nghịch lý”. Nói cách khác, trên địa bàn “thuận lý” có nghĩa là đi theo chiều kim đồng hồ, “nghịch lý” là đi ngược chiều kim đồng hồ.
Đó là xét tháng và giờ riêng rẽ. Trường hợp phối hợp tháng giờ thì phức tạp hơn, sẽ bàn sau.

3. Nền tảng toàn không của khoa Tử Vi: Theo một tiền đề của thuyết âm dương (dưới nhãn quan khoa học) thì mọi hiện tượng trong vũ trụ này đều là giả tướng do âm dương trộn lộn với nhau mà thành, nhưng tổng số thành của âm dương trong vũ trụ thì chỉ là một con số không.

Áp dụng lý vạn vật đồng nhất thể để giả sử con người là một “tiểu vũ trụ”. Giả sử này chỉ có thể gần đúng vì con người có liên hệ mật thiết với các phần tử khác của vũ trụ (và có thể với các vũ trụ ngoài vũ trụ này nữa), nhưng ta buộc lòng phải dùng nó vì nó vẫn cho kết quả chính xác nhất có thể đạt được trong khả năng tầm thường của chúng ta. Coi con người là một tiểu vũ trụ và dùng địa bàn để biểu diễn vận mệnh con người thì tổng số thành âm dương trên địa bàn (tức lá số) phải bằng không.

Ý nghĩa thực tế của điều kiện này là: Trên lá số mọi yếu tố đều phải có lực đối trọng, sao cho tổng thành âm dương gần bằng zéro.

4. Áp dụng lý toàn không vào Tử Vi: Ở trên ta đã trình bày cái cơ sở của lý toàn không, bây giờ ta sẽ luận cách áp dụng nó vào địa bàn.

Tứ nguyên chính là tứ đại. Khi đức phật ra đời thuyết này đã thịnh hành rồi. Hiện vẫn có một số nhà nghiên cứu cho rằng thuyết tứ đại (tứ nguyên) khởi từ Ấn Độ rồi truyền sang Trung Đông (thay vì từ Trung Đông truyền sang Ấn Độ).

Phật giáo chỉ nói đến tứ đại một cách biểu tượng (đại biểu vật chất), trong khi chiêm tinh và các khoa mệnh lý khác của tây phương thì coi tứ nguyên là cái nền để phát triển ra.

Thí dụ trong chiêm tinh tây phương thì:

Đất (Earth): Capricorn (cardinal), Taurus (fixed), Virgo (mutable).
Nước (Water): Cancer (cardinal), Scorpio (fixed), Pisces (mutable).
Gió (Wind / Air): Libra (cardinal), Aquarius (fixed), Gemini (mutable).
Lửa (Fire): Aries (cardinal), Leo (fixed), Sagittarius (mutable).

Đây là điểm kỳ diệu: Cardinal có tính tương tự “sinh”, Fixed có tính tương tự “vượng”, Mutable có tính tương tự “mộ”. Xếp theo thứ tự khởi từ Aries ta được 12 cung hoàng đạo:

1. Aries (Dương Cưu): Lửa sinh
2. Taurus (Kim Ngưu): Đất vượng
3. Gemini (Song Nam): Gió mộ
4. Cancer (Bắc Giải): Nước sinh
5. Leo (Hài Sư): Lửa vượng
6. Virgo (Xử Nữ): Đất mộ
7. Libra (Thiên Xứng): Gió sinh
8. Scorpio (Hổ Cáp): Nước vượng
9. Sagittarius (Nhân Mã): Lửa mộ
10. Capricorn (Bạch Dương): Đất sinh
11. Aquarius (Bảo Bình): Gió vượng
12. Pisces (Song Ngư): Nước mộ

Kỳ diệu thay, lý này y hệt như phép tam hợp hành của ngũ hành.

Thế nên càng ngày tôi càng tin vào giả thuyết gấn đây của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử mệnh lý người Đài Loan và Hoa lục, rằng ngũ hành là do tứ nguyên cải biến mà ra (Thí dụ: Xem sách “Đường Tống âm dương ngũ hành luận tập”, La Quế Thành, Văn Nguyên Thư Cục, Đài Bắc, tái bản năm 1992).

Vài dòng đóng góp.

T.B. Nhưng vì có 4 yếu tố thay vì 5, tứ nguyên phải dùng liên hệ khác với sinh khắc, liên hệ ấy là “hợp” và “không hợp” hoặc “hợp” và “xung”. Chú ý rằng sinh khắc là liên hệ một chiều, hợp xung là liên hệ hại chiều. Sự khác biệt về liên hệ dẫn đến kết quả khác hẳn nhau. Như trên địa bàn của mệnh lý Á đông, vì lý ngũ hành mà hai cung xung có tương quan khắc, trong khi đó trên tinh bàn (thiên bàn) của chiêm tinh tây phương, vì lý tứ nguyên mà hai cung xung có liên hệ “hợp” (thay vì “xung” nếu suy diễn giản dị từ lý ngũ hành rồi vội vàng áp dụng sang một cách sai lầm).

Kết quả: Đất Nước hợp nhau, Gió Lửa hợp nhau, Đất Nước “xung” với Gió Lửa và ngược lại. Tức là mỗi cung “xung” với hai cung bênh cạnh nó và “hợp” với cung đối diện nó (tức cung mà ta thường gọi là xung chiếu).

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC (tiếp theo)

Áp dụng luật toàn không vào địa bàn

Hãy tưởng tượng 12 cung địa bàn như một cái nồi nước, bản chất không có mùi vị gì cả, còn người đặt ra khoa Tử Vi như ông đầu bếp. Bỏ bất cứ thứ gì vào cái nồi địa bàn sẽ làm cho tối thiểu một góc nào đó của địa bàn có mùi vị, cho nên nếu đã bỏ gia vị A vào thì sau đó phải tìm cách trung hòa bằng cách bỏ thêm gia vị B. Trong trường hợp B không đủ trung hòa A thì không những thêm B lại phải thêm C, có khi phải thêm D, E, F v.v…

Trung hòa xong A rồi thấy vẫn chưa được thì bỏ AA vào, bỏ AA vào thì lại phải trung hòa nó bằng BB, nếu BB không trung hòa nổi AA thì thêm CC, có khi phải thêm DD, EE, FF v.v… cứ thế cứ thế.

Theo quy luật này thì các sao trên lá số Tử Vi không thể nào đặt ra tùy hứng hay cứ nhắm mắt dựa theo các khoa cũ gắn vào địa bàn, mà phải có một thứ tự, quy luật nhất quán.
Chúng ta hãy bắt đầu.

Tại sao cái lý của khoa Tử Vi phải bắt đầu với cặp Âm Dương?

Bước đầu của việc thiết lập lá số Tử Vi bằng phương pháp khoa học ví như việc bỏ gia vị A vào cái nồi nước địa bàn còn đang trống rỗng. Vấn đề của người đầu bếp là bỏ gia vị nào vào nồi. Vấn đề của người lập ra khoa Tử Vi là bắt đầu với sao gì, và tại sao lại bắt đầu như thế?

Câu trả lời là cặp Âm Dương. Ấy bởi vì cặp Âm Dương đại biểu một cặp tháng giờ lý thuyết thỏa điều kiện cơ bản là giữ phương của trái đất y như lúc tháng giêng giờ Tí. Nhưng tại sao lại muốn giữ phương của trái đất y như lúc tháng giêng giờ Tí. Thưa vì bài toán Tử Vi giả sử rằng thời điểm khai sinh đã chứa tín hiệu họa phúc của đời người, thời điểm khai sinh của con người thì tương ứng với lúc mùa xuân bắt đầu, tức là tháng giêng giờ Tí, nên vì lý vạn vật đồng nhất thể phải giữ trái đất ở phương hướng y như lúc khai sinh của nó, và cặp Âm Dương là công cụ bảo đảm rằng điều kiện ấy luôn luôn được thỏa.

Bởi vậy Tử Vi bắt đầu với cặp Âm Dương mà không phải bất cứ sao nào khác (kể cả cặp Tử Phủ).

Mỗi áp dụng khoa học đều phải bắt đầu ở một điểm mấu chốt. Từ trước đến giờ đọc các sách Tử Vi tôi đều chỉ thấy cành lá, ngọn, không thấy gốc. Đến giờ phút này tôi vẫn chỉ thấy thuyết trên đây giải thích cái lý của cặp Âm Dương hợp lý hơn hết, chưa kể là nó thỏa tính tất yếu, một tính tối quan trọng của mọi công trình khoa học.

Chú thích tại chỗ: Tôi đã từng đọc thấy rải rác trên các mạng vài vị phê bình cái lý của cặp Âm Dương do ông Trị đề xướng. Vấn đề là các lời phê bình này đều có tính đại khái, không đưa lập luận. Vì đang khảo sát vấn đề trên nền tảng khoa học, tôi buộc lòng phải coi đây là những lời phê bình cho vui, có tính trà dư tửu hậu.

Các vị nào cho rằng thuyết về cặp Âm Dương của ông Trị sai tôi đề nghị các vị ấy ghi rõ lập luận của mình ra. Các vị nào có sẵn thuyết về cặp Âm Dương tôi đề nghị tự nhìn lại thuyết của mình, xem có nền tảng khoa học gì không, trước khi làm chuyện phê bình.

Còn các vị nào bất chấp khoa học thì xin cứ tiếp tục giữ quan điểm. Tôi xin dĩ hòa vi quý và không bàn đến tử vi với các vị ấy.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Tính “giản dị” của dịch lý, khoa học và bài toán Tử Vi

Cặp Âm Dương cũng như gia vị A cho cái nồi nước Tử Vi mùi vị đầu tiên của nó. Trước khi làm việc trung hòa gia vị A ta cần xét lại xem còn có đặc điểm quan trọng nào của thiên nhiên mà cặp Âm Dương không phản ảnh được hay không. Kiểm soát lại ta sẽ thấy đó là mùa màng trên trái đất. Thí dụ tháng 2 là tiết xuân phân trời đất thái hòa tươi đẹp, hoàn cảnh của Âm Dương là Âm (tháng) cư Mão, Dương (giờ) cư Hợi. Giờ Hợi của tháng 2 thái hòa chẳng thấy đẹp đẽ ở chỗ nào cả.

Bởi thế phải thêm sao để phản ảnh đúng đắn mùa màng trên trái đất. Luật thêm sao phải có tính khoa học, tức là phải có tính giản dị.

Có độc giả sẽ thắc mắc tại sao lại có điều kiện “giản dị” kỳ cục này. Đây là một vấn đề có tính triết lý hết sức lý thú. Luận về dịch, ta đã nghe “dịch có ba nghĩa: Biến dịch, bất dịch, và giản dịch”. Biến dịch thì chính là ý nghĩa cơ bản của dịch nên không cần nói đến. Bất dịch đây có nghĩa là sự biến đổi (dịch) không phải tùy hứng mà phải theo những quy luật bất biến (tức là có tính khoa học).

Riêng về “giản dịch” thì tôi chưa thấy sách nào luận cả (chỉ đưa ý nghĩa là “phải giản dị” mới đúng), nên nhân đây lạm bàn. Nguyên “dịch” và “dị” chữ Hán viết y hệt nhau, nên “giản dịch” chính là “giản dị”. Tại sao “giản dị” lại dính líu đến dịch? Có lẽ cách diễn giải hay nhất là mượn một tư triết lý tương đồng của tây phương, gọi là “dao cạo Occam”. Triết lý “dao cạo Occam” nói rằng khi lập thuyết, nếu phải chọn giữa vài ba thuyết cùng giải thích được một vấn đề thì thuyết nên chọn phải là thuyết giản dị nhất. Nhìn từ một mặt khác, nếu lời giải thích của ta cho một vấn đề quá rắc rối thì có xác xuất cao là lời giải thích ấy sai. Trong phạm vi của bài viết này tôi sẽ không luận tới cái lý đằng sau “dao cạo Occam”, chỉ nhấn mạnh rằng nó đã trở thành một khuôn vàng thước ngọc cho khoa học tây phương.

Tôi cho rằng đây chính là ý nghĩa của hai chữ “giản dị” trong dịch lý.

Tuân theo khuôn vàng thước ngọc “giản dị” ta sẽ tìm cách giản dị nhất để phản ảnh mùa màng trên trái đất, rồi sẽ tính sau.

Dùng lý “giản dị” để thêm cặp sao Tử Phủ

Lý “giản dị” cộng với hoàn cảnh sẵn có (cặp Âm Dương) dẫn đến sự hình thành của cặp sao Tử Phủ. Cặp này thỏa tính giản dị vì chỉ cần nhìn tính tụ tán của chúng ta biết ngay khí hậu lúc nào thái hòa, lúc nào khắc nghiệt. Tức là chúng giúp ta diễn tả hoàn cảnh của địa cầu.

Cái lý chi tiết dẫn đến cặp Tử Phủ dĩ nhiên dài dòng hơn thế nhiều, nhưng ở đây tôi chỉ chú trọng đến tính tất yếu có tính cơ sở của khoa Tử Vi, nên sẽ không vào chi tiết.

Cần nói rằng lý “giản dị” trên đây của cặp Tử Phủ là do tôi đề xướng, vì ông Trị cho rằng cặp Tử Phủ ứng với hai sao Phá Quân (trong chòm Bắc Đẩu) và Long Đầu. (Tôi đã phê bình ý kiến này của ông Trị trong một bài trước đây, nên không lập lại).

Dùng lý “giản dị” và “quân bình” để thêm 10 chính tinh còn lại

Thế nhưng thêm cặp Tử Phủ rồi vẫn không ổn lắm vì nếu xét toàn thể địa bàn thì hoàn cảnh thái hòa của tháng 2 (xuân phân) và tháng 8 (thu phân) không thấy khác gì cảnh cực đoan của tháng 5 (hạ chí) và tháng 11 (đông chí).
Cách giải quyết giản dị nhất là thêm một số sao để cho:

1-Tháng 2 và tháng 8 mọi cung đều có sao, phản ảnh cảnh bình hòa của trái đất.
2-Tháng 5 và tháng 11 số cung có hai sao và không sao đạt mức tối đa, phản ảnh cảnh cực đoan của trái đất.

Xem lại tháng 2 (tức Thái Âm cư Mão) thấy còn 9 cung trống. Vì đòi hỏi âm dương số sao thêm phải chẵn, tức phải là 10, 12, 14 v.v… Vì đòi hỏi giản dị phải chọn 10. Tổng số chính tinh do đó là 4+10=14.

Vậy là giải thích được tại sao có 14 chính tinh một cách hết sức giản dị, chẳng cần phải mượn câu này câu nọ của “thánh nhân” hoặc đưa ra một lý do mơ hồ nào đó để rồi tranh cãi chẳng bao giờ chấm dứt.
Còn tại sao chùm Tử Vi có 6 sao, chùm Thiên Phủ có 8 sao, tại sao sao X ở trong chùm Tử Vi, sao Y trong chùm Thiên Phủ v.v… đều là những kết quả tất yếu có thể suy ra được từ lý âm dương và hai điều kiện kể trên. Ở đây chỉ bàn cái cơ sở của khoa Tử Vi, nên không nói đến.

Tự trong nội bộ 14 chính tinh phải thỏa lý “toàn không”, đây là một mấu chốt quan trọng của bài toán Tử Vi. Phối hợp mấu chốt này với tính xung hợp của địa bàn (không luận trong loạt bài này) thì có thể suy ra tính đối đãi của một số sao, tức là đạt được bước đầu trong việc xác định cá tính của 14 chính tinh.

Nhưng bước đầu ấy không đủ để xác định cá tính của 14 chính tinh.

Bước tiến quan trọng kế tiếp của bài toán Tử Vi là luận ra sự hiện hữu của tứ Hóa.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC (tiếp theo)

Ý nghĩa của 14 chính tinh từ đâu ra?

Nguồn gốc của chính tinh có rất nhiều thuyết. Cá nhân tôi cho là đa số các thuyết này có tính “ráp nối” tức là được thiết lập một cách tùy hứng, nhưng dĩ nhiên người tin thuyết X phải cho thuyết X là đúng. Từ trước đến nay khuynh hướng chung là nhìn Tử Vi bằng con mắt huyền học nên không có tiêu chuẩn nào rõ rệt để biết thuyết nào đúng hay sai thành ra chỉ có cách là mỗi người giữ ý của riêng mình.

Nhưng một khi nhìn vấn đề bằng con mắt khoa học thì sẽ nhận ra điểm chung của các thuyết này là chúng không có manh mối rõ rệt nào có thể giúp ta suy ra tính chất của 14 chính tinh.

Giả như hỏi:

-Tại sao Tử Vi là sao tôn quý nhất, mà không phải là Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân v.v…
-Tại sao Cự Môn là ám tinh?
-Tại sao Tham Lang là sao chính đào hoa?
-Tại sao Thiên Lương có tính “thày đời”?

v.v… và nhiều tính chất khác của 14 chính tinh được ghi rõ trong sách vở thì tôi cho là các thuyết ấy sẽ đều không trả lời được.

“Trả lời được” ở đây phải hiểu theo nghĩa nhất quán, bởi có rất nhiều thuyết giải thích được một vài điểm nên mới thịnh hành; vấn đề là có giải thích được một số phần trăm đáng kể, như 80, 90% các điểm hay không?Nếu độc giả nào biết một thuyết -ngoài thuyết của ông Trị- giải thích được một số phần trăm đáng kể các tính chất của 14 chính tinh thì xin cho tôi biết vì đó quả là một cơ hội học hỏi, mở mắt cho tôi.

Một trong những ưu điểm lớn mà tôi nhận thấy trong thuyết của ông Tạ Phồn Trị là ta có thể nương theo nó để suy ra tính chất của 14 chính tinh một cách thứ tự lớp lang, tức là “có khoa học”.

Tự trong nội bộ 14 chính tinh phải thỏa lý “toàn không”, đây là một mấu chốt quan trọng của bài toán Tử Vi. Phối hợp mấu chốt này với tính xung hợp của địa bàn (không luận trong loạt bài này) thì có thể suy ra tính đối đãi của một số sao, tức là đạt được bước đầu trong việc xác định cá tính của 14 chính tinh.

Nhưng bước đầu ấy không đủ để xác định cá tính của 14 chính tinh vì nó chỉ là… bước đầu. Phương pháp của Tử Vi (mà tôi tình cờ tái khám phá ra) là cứ mỗi lần thêm một bài toán là mỗi lần xét lại lý toàn không, một lần tìm thêm ra một vài tính chất của chính tinh. Nói theo toán học, chính tinh giữ vai trò của những yếu tố điều chỉnh (optimization factors) trong bài toán tử vi cốt cho lý “toàn không” được thỏa. Giải xong hết các con toán cần thiết của Tử Vi rồi thì thấy đủ mọi mặt của các yếu tố điều chỉnh, tức là định được mọi đặc tính của 14 chính tinh như chúng ta đã biết.

Đi vào thực tế, từ cách hình thành ta đã thấy:

1. Bốn sao Âm Dương Tử Phủ (được đặt ra để phản ảnh vũ trụ và hoàn cảnh của địa cầu) phải khác với 10 sao còn lại (được đặt ra để lý quân bình đưọc thỏa).
2. Tử Phủ có liên hệ thực tế rõ rệt (dễ thấy) với hoàn cảnh nhìn thấy trên mặt đất, trong khi Âm Dương có liên hệ (khó thấy) với phần vũ trụ bên ngoài trái đất.
Từ đó có thể suy diễn ra một số tính chất đã biết của 14 chính tinh (và chính là lý do tại sao tôi dám nói Âm Dương Tử Phủ là bốn đế tinh, Tử Phủ lãnh đạo nhóm sao động, Âm Dương lãnh đạo nhóm sao tĩnh).
Từ các luật nhị hợp lục hại, liên hệ hợp xung trên địa bàn v.v… lại suy thêm một số tính chất nữa.
Một số tính chất quan trọng của chính tinh được suy ra từ bài toán kế tiếp, đó là bài toán tứ Hóa.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Tại sao tứ Hóa được định bằng can năm? Tứ Hóa có tác dụng gì?

Xem lại các yếu tố được dùng để xác định vị trí 14 chính tinh ta thấy:

-Tháng và giờ (dùng để xác định vị trí cung mệnh, tức là địa chi của cung mệnh, trên địa bàn).
-Can của các tháng (dùng để xác định can của cung mệnh, rồi phối hợp với chi cung mệnh cho ngũ hành nạp âm, suy ra cục số).
-Ngày sinh (phối hợp với cục số để định vị trí sao Tử Vi).

Tóm lại, thấy có can tháng, chi tháng, ngày, giờ. Tức là mọi yếu tố liên hệ đến tháng ngày giờ đều được xử dụng cả, nhưng yếu tố năm thì hoàn toàn vắng bóng.

Đây là một sự tình cờ hay là hữu ý? Tôi cho rằng hoàn toàn hữu ý. Rõ ràng hơn, tôi cho rằng bài toán Tử Vi được phân ra làm hai vế, một vế lá “ta”, một vế là “ngoại cảnh”. Vế “ta” gồm tháng, ngày, giờ, vế “ngoại cảnh” chỉ có năm mà thôi.

Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác. Ở đây chỉ muốn đưa ra luận đề, để có thể tiếp tục đi tới sau khi đã có 14 chính tinh. Theo luận đề này (mà tôi đề nghị) thì 14 chính tinh đại biểu “ta”, sự kiện này chỉ ghi ra cho đầy đủ bởi nó chẳng có gì mới lạ (có lẽ bất cứ ai mới nghiên cứu Tử Vi cũng đều có cảm tưởng rằng quả nhiên trong khoa Tử Vi các chính tinh chính là đại biểu của “ta”).

“Phân biệt” là mục đích của mọi ngành khoa học. Nói nôm na, “phân biệt” là xác định sự khác biệt. Như khi khảo sát hai thực thể, người nghiên cứu sẽ tức thì đặt câu hỏi “chúng giống nhau ở điểm gì? khác nhau ở điểm gì?” Khi khảo sát hai thực thể có vẻ giống nhau, người nghiên cứu phải hỏi “chúng có thật giống nhau không, chúng có điểm nào khác nhau không?”

Nhìn lại các yếu tố xác định 14 chính tinh, câu hỏi của ta là khoa Tử Vi đã phân biệt đến tận cùng hay chưa. Câu trả lời là chưa vì cùng can tháng, chi tháng, ngày, giờ có thể có hai năm khác nhau.

-Tháng khởi ở Giáp Dần có thể là năm Quý hoặc năm Mậu.
-Tháng khởi ở Bính Dần có thể là năm Giáp hoặc năm Kỷ.
-Tháng khởi ở Mậu Dần có thể là năm Ất hoặc năm Canh.
-Tháng khởi ở Canh Dần có thể là năm Bính hoặc năm Tân.
-Tháng khởi ở Nhâm Dần có thể là năm Đinh hoặc năm Nhâm.

Có thể thấy rằng, nhu cầu phân biệt bắt ta phải thêm tác dụng của can năm vào khi khảo sát các chính tinh. Nói cách khác, bước kế tiếp của ta là phải tìm cách nào đó phối hợp can năm với các chính tinh. Vì vị trí chính tinh đều đã định rồi nên can năm chỉ có thể phối hợp với tính chất của chính tinh. Suy ra can năm phải có tác dụng trên tính chất của chính tinh, nói cách khác can năm có tác dụng thay đổi tính chất của chính tinh.

Đó là lý luận sơ khởi dẫn đến bài toán tứ Hóa. Nó cho ta hai kết quả sơ khởi: Một là tứ Hóa phải được định bằng can năm; hai là tứ Hóa có tác dụng thay đổi tính chất của chính tinh.

Kết quả thứ nhất trước nay chúng ta chỉ nhắm mắt xử dụng, nhưng bây giờ thì chúng ta đã tái khám phá ra cái gốc khoa học của nó, tức là chúng ta hiểu tại sao tứ Hóa phải an bằng can năm, mà không thể bằng chi năm, can tháng, chi tháng v.v…

Kết quả thứ hai thì có phần “bất thường” so với lối xem Tử Vi truyền thống của đa số các thầy người Việt, theo đó tứ Hóa là bốn sao quan trọng, nhưng không có gì đặc biệt hơn các sao khác. Kết quả thứ hai đòi hỏi ta phải điều chỉnh lại cách xem này, vì tứ Hóa không chỉ giản dị là bốn sao đóng cùng cung với chính tinh, mà là bốn yếu tố phản ảnh sự đổi thay tính chất của chính tinh, nên không thể tách rời ra khỏi chính tinh được.

(Mỗi làng Tử Vi có ưu khuyết điểm khác nhau, nhưng riêng về cách xem tứ Hóa ưu điểm phải về tay các làng tử vi ngoài Việt Nam, vì họ đã nhìn ra rằng tứ Hóa là một phần bất khả phân của các chính tinh).

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Tại sao là tứ Hóa?

Đồng ý là cần thêm yếu tố của can năm vào bài toán chính tinh, đồng ý là can năm có tác dụng thay đổi tính chất của chính tinh ta vẫn có thể hỏi “Nhưng tại sao lại là tứ hóa, tại sao không là bát Hóa, thập Hóa, thập nhị Hóa, hoặc thập tứ Hóa v.v…?” Câu hỏi này quan trọng, vì nếu 4 hóa không phải là câu trả lời hợp lý duy nhất, thì tử vi vẫn có vấn đề trầm trọng khi nhìn dưới nhãn quan khoa học.

Tôi sẽ trở lại câu hỏi này sau.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử Vi hoàn toàn khoa học

Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp, được hưởng phúc lành

Chú Đại Bi là bài kinh thường được sử dụng trong các dịp cúng Quan Âm Bồ Tát, có tác dụng tiêu tai giải bạn, cầu may mắn, bình an.
Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp, được hưởng phúc lành

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mỗi khi có khó khăn hay trở ngại, hãy nghe hoặc niệm bài chú này, trong lòng sẽ thấy bình yên hơn.

=> Xem tử vi hàng ngày của 12 con giáp cập nhật mới nhất

chu dai bi hinh anh
 
Chú Đại Bi cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mang tới những nhân duyên vô cùng tốt lành: Chúng sinh yên vui; Trừ mọi tai bệnh; Sống lâu khỏe mạnh; Giảm trừ tai nạn; Diệt trừ nghiệp ác; Xa rời chướng ngại; Tăng cường công đức; Củng cố thiện căn; Lánh xa uế tạp; Thỏa mãn mong mỏi.
  Trì tụng Chú Đại Bi mang tới công đức vô biên, nên thực hiện trong các trường hợp: trước khi qua đời; mở mang đất thờ Phật; gặp điều ác đức; hóa độ chúng sinh; tích cực tu hành; sám hối; gặp nguy nan bĩ cực.   Trở thành thiện nam tín nữ để hưởng an lạc
Cũng có những trường hợp, dù cầu trăm ngàn lần Chú Đại Bi cũng không ích lợi gì, ví như tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện; cầu vì hạnh phúc của mình bất hạnh của người khác; tổn thương người khác để có lợi cho mình.
  Tụng Chú Đại Bi có thể làm chứng, tiêu trừ hết thảy tội nghiệt, hết thập ác, ngũ nghịch, hại người, hại pháp, phá trai, phá giới, phá tháp, phá chùa, trộm cắp, ô uế. Thành tâm thành ý mà niệm thì tận diệt đại ác, tất cả tiêu tan. Tu vi   Đọc Thần Chú Đại Bi, tiêu tai giải nạn
Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thánh Tăng.

Nếu niệm Chú Đại Bi từ tâm thì không bao giờ phải sợ 15 cái chết: chết vì đói khổ, chết vì đánh đập, chết vì bị oan, chết vì chiến trận, chết vì thú dữ, chết vì rắn độc, chết vì nước lửa, chết vì trúng độc, chết vì hãm hại, chết vì cuồng loạn, chết vì rơi xuống núi, chết vì kẻ ác, chết vì quỷ thần, chết vì ác bệnh, chết vì không an phận.
  Tụng Chú Đại Bi, cầu tới cửa Quan Âm BồTát tấm lòng mênh mông rộng mở, đại lượng thì sẽ thành người thiện, hướng về cái thiện, giữ mình khiêm cung, biết phân biệt phải trái.  Thiện nam tín nữ tụng chú phát quang bồ đề tâm, phổ độ chúng sinh, giải trừ ác nghiệp. Chay tịnh tâm hồn, thanh lọc suy nghĩ, một lòng hướng Phật thì đời sẽ bình an.   Không điều gì là vĩnh cửu, nhớ để buông bỏ mà cải biên số mệnh Tâm Lan
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp, được hưởng phúc lành

10 điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu

Những điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu tiết lộ những tính cách nổi bật cuả họ giúp bạn hiểu và có cách để dùng hòa con người này để có tình yêu và hôn nhân
10 điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

lâu bền.
Nếu bạn đang yêu hay chung sống với một nửa thuộc cung Kim Ngưu, mối quan hệ cả bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn nếu bạn hiểu rõ 10 điều sau để có thể “lạt mềm buộc chặt” trái tim của họ.
 

1. Hãy để họ được làm theo ý thích của mình

Điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu đầu tiên đó là được họ tự do thể hiện mình.

Dù biết rằng để mối quan hệ tốt đẹp thì hai bên phải bình đẳng. Tuy nhiên, với cá tính của mình, Kim Ngưu thường thích được nổi trội hơn về không gian sống, sở thích ăn uống, quần áo, tài chính, hay tất cả những gì mà bạn có thể nêu tên. Bạn nên nhường họ trong những vấn đề này nếu muốn có một cuộc sống ấm êm với Kim Ngưu.
 
10 dieu nen nho truoc khi yeu Kim Nguu   hinh anh

 Điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu là họ dễ bị thu phục bởi những món quà

2. Chấp nhận tính cách cố chấp của họ

Kim Ngưu yêu bạn vì chính con người bạn, nhưng họ cũng sẽ không ngại đưa ra những lời khuyên với mong muốn bạn sẽ tốt hơn. Điều đó còn tiếp tục dai dẳng hay không đó phụ thuộc vào việc bạn chống lại, chấp nhận các ý kiến phản hồi, hoặc để cho Kim Ngưu suốt ngày nhắc nhở bạn về điều gì đó.  
Bạn có thể xem thêm cung Kim Ngưu hợp với cung nào để cân nhắc trong việc lựa chọn họ là đối tượng để yêu thương.
 

3. Khiến họ ấn tượng bởi những món quà

Điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu là bạn có thể "mua chuộc" họ bằng quà. Điều hay ho khi một nửa của bạn là Kim Ngưu là họ thích sự hào phóng của bạn và họ sẽ rất vui khi được nhận một món quà ý nghĩa và đẹp mắt.
 

4. Luôn luôn đặt niềm tin vào bạn

Kim Ngưu sẽ không tức giận, nổi cơn thịnh nộ trừ khi bạn phá vỡ niềm tin của họ. Kim Ngưu rất trung thành và tin tưởng những người gần gũi nhất với mình nhưng tránh chọc giận họ nếu không bạn không thể tưởng tượng được hình ảnh của Kim Ngưu sẽ khủng khiếp đến thế nào đâu.   Trước khi quyết định tin tưởng bạn, Kim Ngưu đã rất thận trọng trong việc quyết định có nên dành niềm tin cho bạn hay không. Nếu bạn phá vỡ niềm tin này, họ sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn.
 

5. Học cách yêu đều đều và nhất quán

Kim Ngưu không phải là người nhàm chán. Ít nhất là trong suy nghĩ của họ là như vậy. Nhưng họ thích làm mọi thứ theo cách của họ, có nghĩa là bữa ăn tối nên món này vào lúc mấy giờ và tiếp theo là làm gì.   Vì thế, nếu người ấy của bạn là Kim Ngưu có nghĩa là cuộc sống của bạn sẽ được lên kế hoạch trước. Điều tốt là bạn sẽ không bị “sốc” vì bất ngờ, nhưng điều xấu là điều này bị lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác.
 

6. Họ thích được “tâng bốc”

Kim Ngưu có tình yêu đặc biệt với những gì liên quan đến cái đẹp. Kim Ngưu thích những món xa xỉ phẩm như kính hiệu Venetian, rượu sâm banh nhập khẩu, quần áo hàng hiệu, xe sang…

Nếu đối tác của bạn là một Kim Ngưu, điều nên nhớ là giúp họ cảm thấy trở nên tự tin hơn bằng những lời khen rằng họ có gu ăn uống tuyệt vời, hay gu ăn mặc thời thượng...
 
 
10 dieu nen nho truoc khi yeu Kim Nguu   hinh anh 2
 

7. Tự chọn quà cho mình

Một trong những điều kỳ lạ mà bạn cần phải làm nếu một nửa của bạn là Kim Ngưu: họ thích món quà sinh nhật do chính mình chọn. Họ thích giấy gói, thiệp tặng phải đẹp và thích bữa tối lãng mạn đã được lên kế hoạch trước. Chỉ cần nói rằng bạn định mua hay làm gì đó cho Kim Ngưu họ sẽ giúp bạn để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.   Điều khó nhất là làm điều gì đó vượt xa mức mong đợi của họ. Thật khó vì họ đã lên kế hoạch cho những gì mình thích cho từng dịp lễ khác nhau nên tốt hơn hết là bạn nên làm theo. Nếu mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch chỉ khiến Kim Ngưu có cảm giác tệ đi vì mọi thứ bị đảo lộn.

Bạn có thể tìm hiểu màu sắc nào hợp với chòm sao Kim Ngưu nhất để chọn cho họ những món quá "đốn" trái tim họ.
 

8. Không thích bày tỏ tình yêu

  Họ sẽ không nói “Anh/Em yêu Em/Anh” hay hứa hẹn gì mà cách họ im lặng ở bên bạn là đủ để họ thể hiện tình yêu. Họ yêu trong sự im lặng và họ tin tưởng vào hành động hơn lời nói.   Nắm tay, ôm chặt bạn vào lòng là những gì họ thích thể hiện. Đừng đòi hỏi họ phải nói ra vì điều đó chỉ khiến họ cảm thấy khó khăn và ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn.  
10 dieu nen nho truoc khi yeu Kim Nguu   hinh anh 3
 

9. Thích ăn uống

Một trong những điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu đó là họ thích ăn uống. Giống như mọi người, Kim Ngưu thích thưởng thức những món ăn ngon nhưng ngại bày tỏ điều này. Con đường ngắn nhất đến trái tim của Kim Ngưu là đi qua dạ dạy. Những bữa ăn ngon sẽ khiến họ vui và hạnh phúc. Khi đó, họ sẽ mang lại cho bạn những điều ngọt ngào và vô cùng ý nghĩa.  

10. Giỏi chuyện "giường chiếu"

Nếu đối tác của bạn là một Kim Ngưu, đời sống tình dục của bạn rất tuyệt. Họ không thích nói chuyện hay cởi mở về vấn đề này nhưng họ là người giỏi trong chuyện "giường chiếu". Không chỉ có vậy, họ thích được bạn âm yếm mỗi ngày. Kim Ngưu thích được yêu chiều hay nhìn thẳng vào mắt bạn để thấy được tình yêu bạn dành cho họ. Tuy không thích bày tỏ nhưng họ lại rất thích được nghe những lời thương yêu thì thầm bên tai.    HaTra Tuổi Tý cung Kim Ngưu: thích quyền lực, si tình Màu sắc nào hợp với chòm sao Kim Ngưu nhất?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 10 điều nên nhớ trước khi yêu Kim Ngưu

Quy định trong động thổ và tế lễ –

Chọn nơi xây cất nhà là việc làm cần hết sức thận trọng, việc này đòi hỏi phải có kinh nghiệm phong thuỷ phong phú thăm dò cùng với thầy phong thuỷ kết hợp tứ trụ, vận mệnh của chủ nhà, thăm dò quan sát các mặt về long mạch của mảnh đất đó, lúc đó mớ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

i có thể chọn ra được nơi phù hợp nhất. Chí có thông qua nhừng nơi được chọn ra như vậy, mới được coi là đất quý hiếm, có duyên phận thâm sâu với gia chủ.

55156279-loandtkhoicongnhamayyamaha3

Chọn được đất tốt rồi, tiếp theo là chọn ngày động thổ đặt móng. Có điều gì huyền bí và kỳ diệu trong chuyên này chăng? Theo sách phong thuỷ truyền thống có ghi chép; thời xưa khi xây nhà, sau khi chọn được ngày cát giờ cát, người ta sẽ tiến hành động thổ đặt gạch. Việc “đặt gạch” trước đây tương tự như nghi thức đặt móng (bỏ móng) ngày nay. Nghi thức đặt móng bình thường ngày nay là đổ đất và cát mịn lên 4 xung quanh thân đất làm nhà tạo thành bờ tường vây cao 30cm, đặt trên thân đất một viên dá hình tròn có cuốn vải lụa màu dỏ. Trên mặt viên đá khắc thời gian xây dựng các hạng mục công trình, các đơn vị có liên quan, một bên đặt 9 chiếc xẻng sắt mới có cuốn vải lụa màu đỏ ở cán với hàm ý 99 qui về làm một. Đợi đến giờ tốt, trong tiếng nhạc vui, dưới ánh sáng của những chùm pháo hoa được bắn lên, các vị quan khách, lãnh đạo gồm 9 người được mời cầm 9 chiếc xẻng kia xúc vữa đổ vào móng nhà, vậy là xong nghi thức đặt móng.

Tương tự như vậy, việc đặt gạch trước đây là do những người lớn tuổi có vai vế và uy tín cao trong họ tộc đích thân cầm những viên gạch đặt xuống móng nhà theo một thứ tự nhất định. Họ làm như vậy là mong muốn cho nền móng của gia tộc luôn vững chắc, con cháu trong nhà hưng vượng, vận nhà mãi hanh thông. Vậy thì vấn đề thứ tự ở đây là như thế nào? Phong thuỷ học có nói “ngũ phương ngũ thổ”, ngũ phương nói đến ở đây là Đông, Nam, Tây, Bắc, trung. Người xưa khi chọn nơi ở, trước tiên nhà đó phải nằm ở vị trí trung cung, được gọi là trung cung vị. Trung cung vị chính là thần vị mà chúng ta nói đến ngày nay, là những hướng dùng để đặt bài vị tổ tiên và tượng, ảnh các vị thần tiên. Theo năm phương này người ta lại chia ra được 4 hướng là Đông bắc, Tây bắc, Đông nam, Tây nam. Người xưa theo 9 hướng này để chia bố cục không gian nhà ở, đồng thời cũng dựa vào chúng để xác định thứ tự đặt gạch cho móng nhà.

Ví dụ, trong một căn nhà thân toạ hướng bắc mặt quay về hướng nam, hướng trung tức trung cung vị là lớn nhất, đây cũng là trung đường của nhà này. Tại trung đường mọi người bày đồ tế lễ bắt đầu bước thứ nhất của nghi thức đặt gạch; đứng giữa trung đường mặt hướng ra cửa chính, góc Đông bắc bên trái phía trên là góc bên lớn, thực hiện việc dặt gạch tại góc này, đây là bước thứ hai của nghi thức dặt gạch; bước tiếp theo là thực hiện đến góc Tây bắc bên phải phía trên, đây là góc bên nhỏ; bước thứ tư là đến góc Đông nam bên trái phía dưới, đây cũng là góc bên lớn; tiếp đến là góc Tây nam bên phải phía dưới, đây là góc nhỏ và là bước thứ năm của nghi thức đặt gạch; bước cuối cùng của nghi thức đặt gạch là ở cứa chính, mục đích làm bước này là mong muốn nơi ra vào gia trạch luôn bình an. Nhà toạ ở các hướng khác cũng dựa theo phương pháp này để xác định thứ tự nghi thức đặt gạch.

Trong quá trình xây dựng nhà cửa trước đây, ngoài việc đặt gạch ra, mọi người còn phải thực hiện nhiều lần lễ bái. Công việc lễ bái thần cũng tuân theo một quy tắc nghiêm ngặt. Khi nhà xây cất xong và bắt đầu vào ở, bắt buộc mọi người phải thực hiện việc lễ bái theo đúng thứ tự. Sau khi vào ở rồi, mỗi lần lễ bái vẫn phải tuân theo thứ tự này.

Nhà cửa xưa kia phần nhiều có bố cục theo kiểu tứ hợp viện, phân chia vị trí tọa gồm: thượng, trung và hạ. Nhà lớn thường có hai giếng trời, nếu ít cũng phải có một chiếc. Giếng trời không chỉ có tác dụng lấy ánh sáng và thông gió, về phong thuỷ học nó được gọi là “tứ thuỷ quy đường”, tức là khí từ các hướng Đông, Nam, Tây, Bắc của tứ hợp viện sẽ quy về trong giếng trời và sau đó thoát ra, đây gọi là “khai thuỷ”. Vị trí của kiến trúc giếng trời khai thuỷ ngày xưa rất quan trọng, mở theo hướng nào cần phải cân nhắc kỹ, phải làm thế nào để khai thuỷ kết hợp được tất cả mệnh cách của mọi người trong nhà. Khá nhiều người hợp với khai trung thuỷ, tức là ở vị trí trung tâm mở một đường thoát nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quy định trong động thổ và tế lễ –

Phong thủy Tháp Văn Xương và Gương Lõm Trong nhà –

Tháp văn xương Sao Văn Xương cũng chính là sao Văn Khúc, vị sao này thường chi phối vận mệnh văn nhân. Từ những vị trí của chính không giông nhau, vị trí chạy quanh sao Văn Khúc cũng không giông nhau, vị trí này gọi là “phương vị Văn Xương”. Phương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tháp văn xương

Sao Văn Xương cũng chính là sao Văn Khúc, vị sao này thường  chi phối vận mệnh văn nhân. Từ những vị trí của chính không giông nhau, vị trí chạy quanh sao Văn Khúc cũng không giông nhau, vị trí này gọi là “phương vị Văn Xương”.

Phương  vị Văn Xương đặt ở thư phòng, năng lượng sẽ tập trung, vận học tập, vận thi cử tự nhiên sẽ được nâng cao. Trong các chùa viện của Đạo giáo của Trung Quốc trước khi xây dựng tháp Văn Xương cửu tầng phải lựa chọn tốt phương vị Văn Xương. Chính vì vậy rất nhiều văn nhân mực khách nghiên cứu học tập trong tháp này, đã có nhiều tác phẩm được ra đời ở đây.

tải xuống

Tháp Văn Xương có lợi cho văn chương, học hành, nhưng cho dù là một cây bút, bốn cành trúc phú quý hoặc giá bút cũng có thể thu được thành công.

Gương lõm

Gương lõm có ý nghĩa thu nạp, thu những hư tái hóa bên ngoài vào. Chú ý rằng gương lõm cần phải dùng ở những nơi cửa hàng kinh doanh, phòng làm việc là nơi mọi người đi lại lưu chuyển vượng khi, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do sau khi tiếp nhận hư khí cần phải hóa hung, chính vì vậy người sử dụng phải có một thầy phong thủy có kinh nghiệm nhất định, nếu thu mà không hoá, ngược lại sẽ làm hại đến bản thân, biện pháp tốt nhất là sau gương lõm đặt một cây thực vật để hoá hung.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy Tháp Văn Xương và Gương Lõm Trong nhà –

Sơ lược lý thuyết âm dương ngũ hành

Trong quyển Triết HọcTrung Quốc Đại Cương của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê. Lý thuyết Âm Dương NgũHành đã được trình bày cặn kẽ. Có thể tóm lược lýthuyết này qua những nét chánh yếu sau đây :
Sơ lược lý thuyết âm dương ngũ hành

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1) Từ lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành đến khoa Tử Vi

a) Lý thuyết này có từ trước đời nhà Tần. Tác giả nguyên thủy là Trân Diễn, sinh vào khoảng giữa thế kỷ 3 trước Tây Lịch. Ông sáng lập một triết phái mà các sử học gọi là Âm Dương giả.

b) Đến đời nhà Tần, các sách triết đều bị đốt và bị cấm lưu hành. Muốn học thì chỉ phải học đám quan lại, muốn đọc thì chỉ còn đọc những sách bói toán. Việc cấm đoán tự do ngôn luận khiến các học giả phải dựa vào các sách bói toán mà nghị luận. Sách bói toán bấy giờ là Kinh Dịch, những nghị luận trong sách đó là Dịch truyện. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành được tập Dịch truyện này quảng diễn thêm.

c) Đến đời Hán, một triết gia nổi danh là Đổng Trọng Thư đã khai triển sâu rộng lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành vốn là sở trường của nền học của ông. Cái gì ông cũng ghép vào Âm Dương Ngũ Hành (như vua là dương, tôi là âm, cha là dương, con là âm, chồng là dương, vợ là âm… mùa xuân là mộc, hạ thuộc hỏa, thu thuộc kim, đông thuộc thủy, hướng Đông thuộc mộc, hướng Nam thuộc hỏa, hướng Bắc là thủy, trung ương là thổ). Luật biến hóa của Âm Dương Ngũ Hành được xem là luật biến hóa chung của vũ trụ và của cả con người, có thể áp dụng vào việc trị nước. Cho nên, đời Hán có các quan coi riêng về luật biến hóa này để khuyến cáo chính sách quốc gia, đề phòng tai trời ách nước. Việc khuyến cáo sai đưa đến sự huyền chức. Đó là tác dụng bói toán của lý thuyết này. Tác dụng đó đưa đến sự thành hình phái Tướng số, cũng do Đổng Trọng Thư dẫn đầu. Nhiều nho gia đã mượn thuyết Âm Dương Ngũ Hành này để chú thích Kinh Dịch thêm cho phong phú.

d) Phái học Tượng Số đó đến đời nhà Tống lại càng thịnh đạt và được phát huy mạnh mẽ để ứng dụng vào những môn học huyền bí. Công trình này do một đạo sĩ Trần Đoàn đã cụ thể hóa vào tướng số, trong đó khoa Tử – Vi là một ngành. Thành thử, tóm tắt có thể nói:

-    Trân Diễn là nguyên tổ của lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

-    Đổng Trọng Thư là người khai triển và quảng bá lỗi lạc nhất.

-    Trần Đoàn là tác giả khai sáng khoa Tượng số của họ Đổng và lập ra môn Tử – Vi

Đó là lược dẫn nguồn gốc của khoa Tử – Vi.

2) Nội dung lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành

Trở lại phần lý thuyết nguyên thủy của Âm Dương Ngũ Hành, triết sử ghi rằng: thuyết này nằm trong phần Vũ trụ luận, nhằm tìm hiểu nguyên gốc, đặc tính, qui luật biến hóa của vũ trụ, vạn vận sự thể hiện của vũ trụ, dứt điểm của vũ trụ. Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành bắt nguồn từ học thuyết Thái Cực và các nghị luận rút trong Kinh Dịch.

Học thuyết này cho rằng nguồn gốc sơ khởi nhất của vũ trụ vạn vật là Thái Cực. Thái Cực cùng với Âm Dương là những ý niệm cơ bản của Kinh Dịch. Âm Dương được thống nhất trong Thái Cực. Sự phát sinh của Âm Dương từ Thái Cực theo một đại lịch trình (gọi là Dịch, nói khác đi là quy luật chuyển động biến hóa – loi des mouvments hay dialectique). Đại lịch trình đó được diễn tả qua trích văn sau đây, lấy trong Hệ từ truyện:

“Dịch là Thái Cực, sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái”.

Khởi điểm của lịch trình là Thái Cực, từ đó mới sinh ra Lưỡng Nghi (tức là 2 khí Âm, Dương), kế đến mới sinh tiếp Tứ Tượng (là bốn mùa), từ Tứ Tượng mới tiếp sinh Bát Quái (tức tám hiện tượng lớn và cơ bản của vũ trụ). Đó là Càn (chỉ Trời), Khôn (chỉ Đất), Chấn (chỉ sấm sét), Tổn (chỉ gió), Khảm (chỉ nước), Ly (chỉ lửa), Cấn (chỉ núi), Đoài (chằm hay đồng cỏ thấp có nước).

Trong Thái Cực, tiềm phục 2 khí Âm Dương. Về tính chất, 2 khí này vẫn đối lập nhau khi còn ẩn trong Thái Cực. Vạn vật sinh thành là nhờ 2 khí Âm Dương và cũng nhờ 2 khí đó mà biến hóa. Một khi đơn độc thì không sinh phát được. Phải có sự giao hợp giữa 2 khí thì mới sinh được vạn vật: Đó là cái luật lớn của Trời Đất (gọi là Đức lớn). Đức này là Đức Sinh.

Cái đức đó chủ sự sinh trưởng, nó là cái đà sống, cái sức thúc đẩy cuộc sống. Luật sinh này theo một qui tắc nhất định gọi là Đạo: đó là quá trình diễn biến của sự vật từ lúc bắt đầu đến khi hình thành. Quá trình này phải qua bốn giai đoạn là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, hay là 4 hiện tượng, 4 trạng thái diễn biến:

-    Nguyên: là trạng thái tiên khởi của vật khí bắt đầu vào cuộc sống.

-    Hanh: là hanh thông, thông đồng, sự tiếp xúc của nguyên vật với ngoại giới.

-    Lợi: là nhuận lợi, tức là tình trạng của vật đã thích ứng được với hoàn cảnh khi tiếp xúc với ngoại giới của giai đoạn Hanh.

-    Trinh: là sự thành tựu hẳn hòi của sự vật.

Nói khác đi, Nguyên Hanh Lợi Trinh là một quá trình cấu tạo do sự chuyển động nội tại của 2 khí Âm Dương để sinh ra sự vật (processus dialectique) qua các bước nói trên của Đạo.

Khi vật thành hình, vật cũng biến động theo một chu kỳ (cycle dialectique) gồm 4 bước: Thành, Thịnh, Suy, Hủy, đánh dấu mức độ phát triển và suy tàn dần dần của 2 khí Âm Dương giao tiếp:

-    Thành: là giai đoạn của Thiếu Dương, giai đoạn Khí Dương vừa từ Thái Âm sinh ra.

-    Thịnh: là giai đoạn của Thái Dương, giai đoạn của khí Dương phát triển cao độ.

-    Suy: là giai đoạn Thiếu Âm, giai đoạn khí Âm vừa từ khí Dương sinh ra.

-    Hủy: là giai đoạn của Thái Âm, giai đoạn khí Âm phát triển cực độ, lấn át hết khí Dương.

Cứ như vậy mà Âm Dương tiếp tục xoay vần, khi thịnh, khi suy, theo một tuần hoàn sinh hóa mà không bao giờ đứt đoạn của luật Đạo.

Cũng theo đạo biến hóa của Âm Dương và dưới sự thúc đẩy của đức sinh, 4 mùa và ngũ hành được cấu tạo. Đổng Trọng Thư viết:

“Khí của Trời Đất hợp thì là một, chia thì là Âm và Dương tác ra làm 4 mùa, bày sắp thành ngũ hành”.

Ngũ hành được các triết gia xem là 5 nguyên tố căn bản của vũ trụ. Đó là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

-    Mộc: là gỗ hay nói chung tất cả những loại cây.

-    Hỏa: là lửa (chất) hay hơi nóng (biểu tượng).

-    Thổ: là đất (chất) hay nói chung tất cả khoáng vật (trừ kim khí).

-    Kim: là vàng hay nói chung là tất cả các loại kim khí.

-    Thủy: là nước hay nói chung là chất lỏng.

Đổng Trọng Thư đã xếp ngũ hành theo thứ tự đó: “Một là Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim, năm là Thủy. Mộc là hành đầu của ngũ hành, Thủy là hành chót, Thổ là hành giữa. Đó là thứ tự tự nhiên”.

Thứ tự này có nhiều tác giả không đồng ý (như Ban Có đời Hậu Hán). Nhưng, quy tắc sinh khắc giữa 5 hành thì tương đồng giữa các tác giả. Qui tắc này là:

Hai Hành kế tiếp nhau thì sinh nhau, mà đứng cách nhau một hành thì khắc nhau.

Như vậy thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, theo chiều ấn định.

Qui tắc tương khắc là: Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. (Có cách dùng chữ thắng thay cho chữ khắc, nhưng cùng đồng nghĩa với nhau).

Nếu Âm Dương có phương vị và đường lối lại riêng của Âm Dương thì ngũ hành cũng thế. Vậy, tất nhiên phải sinh mối quan hệ giữa Âm Dương và Ngũ Hành trong không gian và thời gian. Theo Đổng Tử thì gặp lúc khí dương đang thịnh mà hành Mộc thì hành Hỏa lại được khí Dương ấy giúp vào thì thành mùa xuân, mùa hạ và vạn vật sinh trưởng, gặp lúc khí Âm đang thịnh mà hành Kim, hành Thủy lại được khí Âm giúp vào thì thành mùa Thu, mùa Đông. Vì 2 cái khí Âm Dương đắp đổi thịnh suy và luôn luôn luân chuyển, cho nên ảnh hưởng của nó đối với ngũ hành không dứt và 4 mùa vì thế xoay vần bất tuyệt”.

Mỗi Hành làm chủ cái khí của một mùa.

“Mộc ở phương Đông là chủ khí Xuân, Hỏa ở phương Nam là chủ khí Hạ, Kim ở phương Tây làm chủ khí Thu, Thủy ở phương Bắc làm chủ khí Đông. Cho nên Mộc chủ sinh mà Kim chủ sát, Hỏa chủ nóng mà Thủy chủ lạnh. Thổ ở giữa gọi là Thiên nhuận. Thổ là chân tay của Trời, đức của Thổ tươi tốt, không thể dựa vào công việc riêng của một mùa mà mệnh danh cho Thổ được: cho nên có ngũ hành mà lại có tứ thời là vì Thổ kiêm cả Tứ thời.

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, tuy mỗi hành có một chức vụ, nhưng không nhờ nơi Thổ thì Kim, Mộc, Hỏa, Thủy không đứng vững.

Như vậy, Đổng Trọng Thư đã đặt cho Thổ một vai trò hết sức đặc biệt, vừa kiêm cả Tứ thời, vừa là chỗ dựa cho 4 hành còn lại. Điểm này được phản ảnh sau này trong khoa Tử – Vi.

Thuyết ngũ hành, nguyên được suy diễn từ pháp thuật ngũ hành của cổ nhân. Cổ nhân cho rằng có sự ảnh hưởng qua lại giữa con người và sự vật trong vũ trụ, cho nên quan sát các hiện tượng của vũ trụ có thể đoán phúc họa cho con người. Vì vậy, Phái Tượng Số mới ghép ngũ hành vào một trong 6 phép của thuật số. Sáu phép đó là: Thiên Văn, Lịch Phổ, Ngũ Hành, Thi Qui (bói có thi, bói rùa, Tạp Chiêm (đoán điềm), Hình Pháp (xem tướng). Thuyết ngũ hành được phổ cập rất nhiều ở thời chiến quốc, nhất là vào cuối thời này. Cái gì cũng được người ta ngũ hành hóa (bốn phương, bốn mùa). Trân Diễn còn đem ngũ hành vào triết học lịch sử, gán ngũ hành vào Ngũ đức. Nhưng cái dụng phổ biến nhất của thuyết ngũ hành là cái dụng bói toán của phái Tượng Số. Nhờ đó mà đạo sĩ Trần Đoàn mới khai sáng ra khoa Tử – Vi, dùng sao trên trời, được âm dương hóa và ngũ hành hóa, để xếp bày vận số của con người, để rồi từ đó, suy diễn trên qui luật biến hóa Âm Dương Ngũ Hành, những ý nghĩa trên con người.

Đến đây, tưởng cần xét về sự áp dụng qui luật biến hóa này vào khoa Tử Vi.





Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sơ lược lý thuyết âm dương ngũ hành

Những cái tên tránh sử dụng trong năm Ngọ

Kim, Linh, Ngân, Mỹ, Vinh, Tú, Hòa… là những cái tên đẹp theo phong thủy năm Giáp Ngọ, được chuyên gia khuyên đặt. Còn Nam, Phú, Cương, Thủy, Giang, Hà, Hải là những tên nên tránh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Tên không chỉ đơn thuần là một danh từ để gọi, mà nó còn toát lên đường công danh, sự nghiệp trong tương lai của mỗi người.

Dễ dính lưới tình?

Người sinh năm Ngọ, tính tình khoáng đạt, tư duy nhanh nhạy, năng lực quan sát tốt, có năng lực buôn bán. Theo dân gian, người tuổi Ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột, làm việc vội vàng. Họ dễ rơi vào lưới tình, song cũng thoát ra nhanh chóng và nhẹ nhàng. Họ thường thoát ly gia đình khi trưởng thành, dù ở nhà vẫn mang tinh thần độc lập và chờ thời cơ bay nhảy. Sức sống của người tuổi ngựa mạnh mẽ, song thường có biểu hiện lỗ mãng, vội vàng, ưu điểm lớn nhất là lòng tự tin mạnh mẽ, xử sự hào nhã. Họ thích mặc màu nhạt, kiểu cách độc đáo và đẹp.

theo dân gian, người tuổi ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột, làm việc vội vàng.
Theo dân gian, người tuổi Ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột, làm việc vội vàng. 

Người tuổi ngựa luôn làm theo ý mình, thích mình là trọng tâm. Khi trình bày quan điểm họ vung tay múa chân, quyết nói ra toàn bộ suy nghĩ của mình. Hiện tượng mâu thuẫn trước sau trong tính cách của họ là do tình cảm hay thay đổi của họ sinh ra. Họ làm việc theo trực giác, có thể làm tích cực được nhiều việc cùng một lúc, khi đã quyết định, họ lao vào làm ngay.

Người tuổi Ngọ rất khó làm việc theo kế hoạch của người khác, thích làm những việc có tính hoạt động, giỏi giải quyết việc gay cấn, rắc rối, khi nói chuyện thường không tập trung. Nữ tuổi Ngọ có sức sống mạnh mẽ, cử chỉ nhẹ nhàng, nói nhiều. Phụ nữ có thể dịu dàng nhưng có lúc tỏ ra cực đoan.

Nhiều cách đặt tên

Theo một chuyên gia phong thủy Nguyễn Thị Luyện (Hải Phòng), năm Giáp Ngọ là mệnh Kim (Sa Trung Kim - vàng trong cát). Người tuổi Ngọ là người cầm tinh con ngựa, sinh vào các năm 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014, 2026…

Dựa theo tập tính của loài ngựa, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội) và ngữ nghĩa của các bộ chữ, chuyên gia phong thủy đã gợi ý một số tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Ngựa.

Tuổi Ngựa thường gắn với cỏ, nên dùng những từ có bộ Thảo (cỏ), bộ Kim (vàng) sẽ có học thức uyên bác, yên ổn, giàu có, vinh quang, hưởng phúc suốt đời.

Theo đó, những từ nên có trong tên con trong bộ Thảo là Cửu (một loại cỏ thuốc); Miêu (mạ, cây giống); Thiên (um tùm); Vu (khoai sọ); Chi (cỏ thơm); Duẩn (măng); Cầm (cây thuốc); Hoa (bông); Phương (thơm); Linh (cây thuốc Phục Linh); Bình (táo tây); Minh (trà); Trà (trà); Thảo (cỏ); Tiến (cỏ thơm); Lợi; Diệp (lá); Lan (hoa lan); Lam (màu xanh da trời); Liên (hoa sen); Vạn (họ Vạn)…

người tuổi ngựa rất hợp với tên thuộc bộ thảo.
Người tuổi Ngựa rất hợp với tên thuộc bộ Thảo.

Bộ Kim cũng được chuyên gia phong thủy này khuyên đặt, như Kim (vàng); Xuyến (vòng đeo tay); Linh (cái chuông); Ngân (bạc); Nhuệ (lanh lợi); Cẩm (gấm); Toản (kim cương); Luyện (gọt rũa); Kính (gương soi); Điền (tiền cổ)…

Hay là những chữ có bộ Ngọc, Mộc, Hòa (cây lương thực) sẽ khiến người được đặt tên nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân, trở nên đa tài khôn khéo, thành công rực rỡ.

Bộ Ngọc là các chữ Giác (ngọc ghép thành 2 miếng); Doanh (đá ngọc); Tỷ (ấn của nhà Vua); Bích (ngọc quý)…

Bộ Mộc gồm Đông (phương đông); Sam (cây tram); Bân (lịch sự); Vinh (vinh dự); Nghiệp (nghề nghiệp)…

Bộ Hòa là Hòa (cây lương thực); Tú (đẹp); Khoa (khoa cử); Nhu (mềm mỏng); Lâm (mưa to); Kiệt (tài giỏi); Sâm (rừng)…

Thậm chí, có thể chọn những chữ có bộ Tỵ (rắn), Mùi (dê), Dần (hổ) Tuất (chó) vì hợp với ngựa như Bưu (hổ con); Thành (họ Thành); Dần (hổ); Kiến (xây dựng); Quần (đám đông); Nghĩa (tình nghĩa); Độc (một mình); Mỹ (đẹp); Tiến (tiến lên)…

Chuyên gia này cũng đưa ra những từ kiêng kỵ khi đặt tên con tuổi Ngựa.

Bộ Điền, Hỏa, Chấm thủy, Thủy, Băng (nước đá), Bắc (phương Bắc) được khuyên không nên sử dụng trong khi đặt tên con. Vì ngựa mạng Hỏa, đặt tên cho người tuổi Ngựa những chữ thuộc bộ này sẽ khiến họ luôn lo âu mệt mỏi, tinh thần hoặc tính tình ngang ngạnh, dễ xảy ra tranh cãi, mọi việc bất thuận

Những tên nên tránh là Giáp (can giáp); Do (họ Do); Đĩnh (bờ ruộng); Nam (con trai); Điện (ngoại ô); Phú (phú quý); Cương (bờ cõi); Hoán (sáng sủa); Thủy (nước); Băng (nước đá); Giang (song); Tấn (con nước); Hà (sông); Dương (biển lớn); Hải (biển); Đông (mùa đông); Loan (vịnh); Thục (thùy mị); Hoài (sông hoài); Thanh (trong)…

Và cũng không nên dùng chữ có bộ Dậu (gà), Tý (chuột) hay Ngưu (Trâu).

Theo Nguyễn Vũ
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những cái tên tránh sử dụng trong năm Ngọ

Phong thủy tăng vận may tình cảm cho người tuổi Dậu

Năm Dậu là các năm: 1933, 1945, 1957, 1969, 1981, 1993, 2005...
Phong thủy tăng vận may tình cảm cho người tuổi Dậu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

-
- Dậu là con giáp thứ 10 trong vòng tử vi.
- Dậu thuộc hành Kim.
- Giờ Dậu vào khoảng 17 - 19h.
- Người sinh trong khoảng giờ này được xem là sinh vào giờ Dậu.
- Hướng của la bàn của Dậu là ở giữa 247,5 độ và 277,5 độ.
- Dậu nằm ở hướng Tây.
- Khu vực thuộc Dậu chiếm 1 góc 30 độ, được xem là rất may mắn cho người tuổi Dậu.

Gà phong thủy

Một số năm Dậu được liệt kê ở trên. Nếu bạn sinh tháng 1, bạn có thể không phải tuổi Dậu, mà là tuổi Thân. Để chắc chắn, bạn hãy kiểm tra năm sinh theo âm lịch.

Để cung cấp năng lượng cho vận may chủ về tình yêu và các mối quan hệ, có nhiều biểu tượng mà người tuổi Dậu có thể áp dụng như:

- Đặt hình ảnh con gà ở khu vực Dậu trong nhà. Để tăng cường năng lượng cho khu vực này, hãy trưng bày biểu tượng con gà làm bằng đất sét hay gốm sứ.

- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kích hoạt khu vực này với các vật thể thuộc hành Kim, vì Kim là hành tố cơ bản của Dậu. Vì vậy, chuông và chuông gió bằng kim loại rất thích hợp để treo ở đây. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại vận rủi nếu như khu vực hướng Tây bị ảnh hưởng xấu do có toilet hoặc nhà bếp ở đó.

- Tuổi Dậu còn có 2 khu vực khác rất tốt là khu vực Tỵ và Sửu. Hướng của Tỵ là Nam Đông Nam và hướng của Sửu là Bắc Đông Bắc.

(Theo Phong thủy trong tình yêu)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy tăng vận may tình cảm cho người tuổi Dậu

Phong thủy nhà ở bất lợi cho đường con cái

Con cái là lộc trời cho, nhưng nếu bạn hay người thân không may gặp khó khăn trong việc sinh nở thì cần xem ngay phong thủy trong nhà, liệu có phạm phải cấm kị
Phong thủy nhà ở bất lợi cho đường con cái

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Con cái là lộc trời cho, nhưng nếu bạn hay người thân không may gặp khó khăn trong việc sinh nở thì cần xem ngay phong thủy trong nhà. Bạn đã biết yếu tố phong thủy nào bất lợi cho đường con cái chưa, đọc ngay nhé.   Đứa con là kết tinh tình yêu của hai người, là chất keo gắn kết tình cảm vợ chồng. Có thêm đứa trẻ, một gia đình mới trở nên hoàn chỉnh, mĩ mãn. Có lẽ hiếm có ai yêu nhau mà không muốn có chung một đứa con với người mình yêu, để tình yêu được thăng hoa rực rỡ.   Chuyện mang thai nói khó thì cũng không hẳn khó, nhưng nhiều khi nó phụ thuộc vào duyên phận. Với đa số các cặp vợ chồng thì đây là chuyện lớn trong dự định của hai người, cần đầu tư rất nhiều tâm sức.

Có lúc càng muốn có con thì lại càng không có được, kì thực điều này có quan hệ mật thiết với phong thủy nơi bạn đang sinh sống. Hôm nay, hãy cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu những yếu tố phong thủy ảnh hưởng đến việc mang thai, khiến bạn khó có bầu nhé.


Phong thuy nha o bat loi cho duong con cai hinh anh 2
 
 

Thường xuyên thay đổi nơi ở

  Ngày nay, số thanh niên đổ về thành phố làm việc ngày càng đông, phần lớn trong số đó phải đi thuê nhà ở. Có nhiều người cứ một thời gian lại thay đổi chỗ ở. Đó có thể là việc đặng chẳng đừng, bởi khi không phải nhà mình thì có rất nhiều điều không được như ý, bản thân chúng ta cũng khó lòng quyết định chuyện đi hay ở mà phải nghe ý kiến chủ nhà.    Tuy nhiên, chính việc thay đổi chỗ ở thường xuyên theo phong thủy có ảnh hưởng rất xấu đến việc mang thai. Đến nơi ở mới, bạn sẽ phải mất một thời gian để thích ứng với trường khí mới. Thai nhi cũng vậy, có những người đường con cái không được vượng thì thai nhi rất khó để thích nghi với các nguồn năng lượng mới. Theo quan niệm phong thủy, việc bạn an cư, có môi trường sống ổn định sẽ có lợi cho việc mang thai và đón một đứa trẻ ra đời.  

Bố cục phòng ngủ không hợp lý

  Trong thuyết về phong thủy nhà ở, phòng ngủ của thai phụ được ví như tử cung của người phụ nữ, vì thế mà phòng ngủ của phụ nữ sắp và đang mang thai phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản sau đây: thoáng gió, có ánh nắng vào phòng, không quá nóng cũng không quá lạnh.   Thêm nữa, khi bố trí đồ đạc cũng cần chú ý đến những điều cấm kị trong phong thủy phòng ngủ, tránh để đồ đạc hỗn loạn dễ sinh ra sát khí, tránh nằm ngủ dưới dầm nhà… Có rât nhiều điều nếu ta không cẩn thận thì phòng ngủ sẽ là nơi chứa đủ sát khí, quang sát, thanh sát, gương diện sát, xung sát cửa sổ… 


Phong thuy nha o bat loi cho duong con cai hinh anh 2
 
  Hình sát phong thủy sẽ sinh ra những nguồn năng lượng xấu, ảnh hưởng đến việc thụ thai cũng như sự phát triển của thai nhi sau này. Nếu bạn khó có thai, nên xem xét và bố trí lại kết cấu phòng ngủ sao cho hợp phong thủy nhé.

 

Kiêng kị về bố trí đồ đạc trong nhà

  Trong nhà có phụ nữ có thai, bạn nên chú ý hơn về bố trí đồ đạc, tránh phạm phải ba điều kiêng kị sau đây:    1) Không nên tiến hành sang sửa nhà cửa, trang trí nội thất. 2) Không nên di chuyển những đồ đạc có kích cỡ lớn trong nhà. 3) Không nên tùy tiện gõ đập, đóng đinh vào đồ đạc.   Đây cũng là những điều mà các bậc cha mẹ muốn có em bé cần lưu tâm, sẵn sàng cho việc thụ thai được diễn ra tốt đẹp. Trước khi có thai, hãy cố gắng hoàn thành những việc trên, tránh trong thời gian thai kì làm việc đó ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của thai nhi.

Mời bạn đọc thêm: Những điều kiêng kị trong bài trí nội thất đối với phụ nữ có thai.
 

Ban công đồ đạc bừa bộn

  Trong thuyết phong thủy nhà ở, ban công được so sánh với con cái đời sau, là lớp hậu nhân tiếp nối. Đối với phụ nữ có thai thì ban công còn đại diện cho các yếu tố di truyền cũng như tương lai phát triển sau này của thai nhi.


Phong thuy nha o bat loi cho duong con cai hinh anh 2
 
  Do đó, nên bố trí ban công hợp phong thủy để có lợi cho việc chào đón một thiên thần nhỏ đến với gia đình:   1) Đồ đạc ngoài ban công phải xếp đặt gọn gàng, tốt nhất là tuân theo quy tắc bài trí Trái động Phải tĩnh, Trái lớn Phải nhỏ. Ví dụ, máy giặt nên đặt bên trái, đồ lặt vặt nên xếp bên phải. 2) Không nên để những đồ bị vỡ hỏng ngoài ban công, cũng đừng để ban công bị sứt mẻ, nứt vỡ quá rõ ràng. 3) Nếu xung quanh ban công có hình sát xung khắc, nhất định phải tìm cách hóa giải. Ví dụ, việc đường xung sát với nhà sẽ dễ tác động đến việc thụ thai, khiến bạn khó có con.
 

Đồ vật sắc nhọn để bừa bãi trong nhà

  Trong phong thủy, những đồ vật sắc nhọn không nên để ở những nơi dễ nhìn mà phải cất kĩ. Nếu những đồ dao kéo mà bạn thoải mái để bên ngoài, ai cũng có thể nhìn thấy thì có thể sẽ khiến cho phụ nữ có thai gặp phải xui rủi, xuất huyết hoặc thậm chí sảy thai. Trong quá trình mang thai cũng có thể xảy ra nhiều tình huống nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tốt nhất nên cất những đồ vật đó vào ngăn kéo hoặc tủ kín trong nhà.   Hy Vũ

Giúp vợ chồng hiếm muộn cầu tự thành công với 4 mẹo phong thủy Hướng giường ngủ cho mẹ bầu khỏe mạnh Cách tạo vận may về con cái

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy nhà ở bất lợi cho đường con cái

Luận về sao Thái Âm

Tử vi đẩu số Toàn thư khi luận về sao Thái Âm bao giờ cũng dựa trên 3 cơ sở: a - Đứng đúng chỗ hay không? Miếu hay hãm địa? b - Sinh ban ng...
Luận về sao Thái Âm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi đẩu số Toàn thư khi luận về sao Thái Âm bao giờ cũng dựa trên 3 cơ sở:
a - Đứng đúng chỗ hay không? Miếu hay hãm địa?b - Sinh ban ngày hay ban đêm?c - Sinh vào thượng tuần, trung tuần hay hạ tuần trong tháng?
Thái Âm đóng Hợi Tí Sửu tốt nhất; Thân Dậu Tuất thứ nhì; ở Dần Mão Thìn thì gọi là thất huy (mất vẻ sáng); ở Tỵ Ngọ Mùi là lạc hãm. Trong chỗ tốt nhất thì Hợi tốt hơn cả, cổ nhân đặt thành cách:”Nguyệt lãng thiên môn”
Sinh ban ngày hay ban đêm chia theo 2 nhóm giờ như sau:
1. Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi.2. Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tí, Sửu.
Về thượng tuần hay hạ tuần thì từ 1 đến rằm là thượng tuần, từ 16 đến ba mươi là hạ tuần. Thượng tuần mặt trăng mỗi ngày mỗi tròn. Hạ tuần mặt trăng mỗi ngày mỗi khuyết. Tròn tốt, khuyết xấu. Người sinh hôm rằm trăng tròn tới cực điểm lại không đẹp bằng người sinh ngày 13, 14.
Về Thái Âm trong những câu luận đáng có một câu đáng chú ý là: “Thái Âm tại Mệnh Thân cung tuỳ nương cải giá” – nghĩa là bỏ chồng về nhà mẹ đẻ? Điều này không phải cứ Thái Âm là áp dụng. Còn phải tuỳ Thái Âm có rơi vào hãm địa không đã. Nếu Thái Âm ở Tỵ, lại sinh vào hạ tuần mà sinh vào ban ngày nữa thì lời luận đoán trên rất đúng về cái việc “tuỳ nương cải giá”, còn thêm sát tinh phụ hội thì lại càng đúng hơn, nhất là Hoả Tinh.
Cổ nhân còn viết: “Thái Âm thủ mệnh bất lợi cho những người thân thuộc về phái nữ, vào số trai mẹ mất sớm, về cuối đời goá vợ, xa chị em gái; vào số gái cũng thế, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cả bản thân nữa”. Điều này cũng chỉ có thể áp dụng qua tình trạng Thái Âm lạc hãm, sinh thượng tuần, hạ tuần và sinh ban ngày ban đêm.Thái Âm vào cung Thân, ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn so với Thái Âm đóng Mệnh. Với trường hợp Thái Âm tại Tỵ mà gặp Thái Dương Thiên Lương ở Dậu, rồi bên cạnh Thái Âm còn gặp sát tinh hội tụ nữa, ảnh hưởng nặng nề hẳn
Với thời đại ngày nay, chuyện “tuỳ nương cải giá” không như ngày xưa nên khi nói về hậu quả của sự việc ấy phải rộng rãi hơn. nhiều hướng và nhiều ý nghĩa khác nữa. Nguyên tắc của Tử vi sao hay có cặp đôi thấy Thái Âm thì trước tiên hãy xem thế đứng của Thái Dương.
Trong bản số chỉ có 2 cung Thái Dương Thái Âm đứng một chỗ là Sửu và Mùi. Nếu tốt cả hai cùng tốt, mà xấu thì cả hai cùng xấu. Các sao đi cặp, hễ các sao xung chiếu bị ảnh hưởng tốt xấu đều phản xạ qua sao bên kia.
Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi thì ở Mùi tốt hơn ở Sửu. Tại sao? Vì Thái Dương ảnh hưởng mạnh hơn Thái Âm mà Mùi cung thì Thái Dương không bị “thất huy” như ở Sửu mới có sức trợ giúp Thái Âm. Cho nên Nhật Nguyệt ở Sửu, cuộc đời khó hiển đạt và lên xuống thất thường, còn Nhật Nguyệt ở Mùi thì an định hơn.
Nhật Nguyệt đồng cung mang nhiều khuyết điểm, vì cổ ca viết: Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu hội, tịnh minh nghĩa là, Nhật Nguyệt đóng Mệnh không bằng chiếu Mệnh hoặc đứng hai chỗ cùng sáng như Thái Âm Hợi, Thái Dương Mão hoặc Thái Âm Tuất, Thái Dương Thìn.
Phú nói:
"Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu MùiTam phương vô cát phản vi hung."
Vậy thì cách Nhật Nguyệt Sửu Mùi cần những sao tốt khác trợ lực mới đáng kể.
Thái Âm gặp Cự Môn Hoá Kị bị nhiều phiền luỵ. Như trường hợp Mệnh Vô Chính Diệu gặp Nhật đóng ở cung Thân, Nguyệt đóng ở cung Ngọ thì lúc ấy bên cạnh Nhật có Cự mà lại thêm Kị thì phá mất cái tốt của việc hợp chiếu. Thái Âm cũng không ưa Thiên Lương, trong trường hợp Thái Âm đóng ở Tỵ mà Dương Lương từ Dậu chiếu sang thường đưa đến tình trạng vợ chồng ly tán. Trường hợp Mệnh Cự Môn Thái Dương mà cung Phu thê có Đồng Âm gặp Hoá Kị duyên cũng khó bền.
Về Thái Âm cổ nhân còn tìm thấy cách “Minh châu xuất hải” (hòn ngọc sáng rực ngoài biển khơi). Cách này đòi hỏi Mệnh VCD tại Mùi, Thái Âm đóng Hợi, Thái Dương đóng Mão. Sách viết: “Nhật Mão Nguyệt Hợi Mệnh Mùi cung. Minh châu xuất hải vị tam công” (Thái Dương Mão, Thái Âm Mùi, Mệnh lập Mùi là cách minh châu xuất hải chức vị cao, quyền thế). Nhưng cách “Minh châu xuất hải” vẫn phải cần Tả Hữu đứng cùng Nhật Nguyệt mới toàn bích, thiếu Tả Hữu mà gặp thêm hung sát tinh thì chỉ bình thường.
Luận về Thái Dương Thái Âm còn phải chú ý đến các cách giáp mệnh. Như Thiên Phủ thủ Mệnh ở Sửu, Nguyệt tại Dần, Nhật tại Tí; Thiên Phủ Mùi, Nguyệt ở Thân, Nhật giáp từ cung Ngọ.
Rồi đến Nhật Nguyệt hiệp Mệnh như Tham Vũ ở Sửu và Mùi. Tham Vũ Sửu thì Thái Âm Tí, Thái Dương Dần. Tham Vũ Mùi thì Thái Âm Ngọ, Thái Dương Thân. Mệnh lập Sửu vẫn tốt hơn Mệnh lập Mùi. Hiệp với giáp vào cung vợ chồng không mấy tốt, nếu kèm theo hung sát tinh đưa đến tình trạng hôn nhân có biến.
Trường hợp Thiên Phủ ở cái thế kho lủng, kho rỗng, kho lộ mà giáp hiệp càng gây khó khăn hơn. Thái Âm là âm thủy chủ về điền sản, tiền bạc.
Thái Âm thủ Mệnh nữ hay nam đều có khuynh hướng về hưởng thụ công việc gì cần nhẫn nại gian khổ không thể giao cho người Thái Âm. Thái Âm vào nữ mạng sinh ban đêm là người đàn bà có nhan sắc, có cả Xương Khúc nữa càng mặn mà. Thái Âm trên khả năng thông tuệ nhưng lại thiếu nhẫn nại để mà học cao đến mức hiển đạt vì học vấn.
Thái Âm hãm độc tọa thủ Mệnh vào nam mạng vào nội tâm đa nghi. Vì Thái Âm chủ về điền sản nên đắc địa vào cung điền trạch rất tốt. Thái Âm đắc địa thủ mệnh số trai dễ gần cận phái nữ không ồn ào mà âm thầm nhưng khi thành gia thất rồi, vợ nắm quyền.
Thái Âm nữ mạng đắc địa, đa tình lãng mạng, thiện lương nhưng thiếu chủ kiến, có tâm sự u uẩn phải bộc bạch ra mới yên, với bản chất qúy thủy (nước trong) nên bao giờ cũng thích làm dáng, ăn ngon mặc đẹp.
Thái Âm hãm thủ mệnh lại đứng cùng Văn Khúc hãm nữa chỉ thành tựu như một nghệ nhân tầm thường với cuộc sống phiêu bạt, kiếm chẳng đủ miệng ăn. Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư còn ghi một câu: Thái Âm cư Tí, thủy chừng quế ngạc, Bính Đinh nhân dạ sinh phú quí trung lương (Thái Âm đóng Tí như giọt sương mai đọng trên hoa quế, người tuổi Bính Đinh sinh vào ban đêm giàu sang, tâm địa trung lương vì tuổi Bính tuổi Đinh đều có gặp Lộc Quyền hay Lộc Tồn mà nên vậy)
Sau đây là những câu phú liên quan đến Thái Âm:
- Nguyệt diệu Thiên Lương nữ dâm bằng(Thái Âm gặp Thiên Lương đàn bà đa dâm và nghèo. Câu này chỉ vào trường hợp Thái Âm ở Mão hay Tỵ, hội chiếu Thiên Lương từ Mùi hoặc Dậu, Thái Âm hãm mới kể)
- Nữ mệnh dung nhan mỹ tú, ái ngộ Nguyệt Lương(Người đàn bà có nhan sắc là bởi Thái Âm Thiên Lương. Về nhan sắc thì Thái Âm hãm hay đắc địa như nhau, duy Thái Âm đắc địa dung nhan phúc hậu hơn)
- Nữ mệnh kị Nguyệt ngộ Đà(Đàn bà rất kị Thái Âm gặp Đà La. Tại sao? Vì ưa loạn dâm. Thái Âm vốn dĩ đa tình lại có Đà La tượng trưng sinh thực khí của đàn bà tức kể như nữ tính quá phần mạnh mà loạn)
- Nguyệt tại Hợi cung minh châu xuất hải tu cần Quyền Kỵ Khúc Xương hạn đáo(Nguyệt ở Hợi là cách minh châu xuất hải, để phấn phát còn cần gặp vận Khúc Xương Quyền Kỵ)
- Âm Dương lạc hãm tu cần không diệu tối kị sát tinh(Âm Dương đứng không đúng chỗ cần gặp Tuần Triệt, Địa Không ngại gặp sát tinh hãm hại)
- Thái Âm Dương Đà tất chủ nhân ly tài tán(Sao Thái Âm gặp Kình Dương Đà La thì nhân ly tài tán. Đây là nói về Thái Âm hãm thôi)
- Âm Tang Hồng Nhẫn Kỵ Riêu, tân liên hàm tiếu, hạn phùng Xương Vũ dâm tứ xuân tình liên xuất phát. (Thái Âm có Hồng Loan, Kình Dương, Riêu Kỵ người đàn bà đẹp như đoá sen mới nở, nhưng hạn gặp Văn Xương, Văn Khúc tất sa ngã vì tình)
- Thanh kỳ Ngọc Thỏ tuy lạc hãm nhi bất bần(Mệnh có sao Thái Âm dù không đắc địa, không bao giờ túng quẫn)
- Âm Dương lạc hãm gia Hình Kỵ Phu Thê ly biệt(Cung phối Nhật hay Nguyệt hãm mà thêm Hình Kỵ vợ chồng không sống đời với nhau)
- Nguyệt phùng Đà Kị Hổ Tang, thân mẫu thần trái nan toàn thọ mệnh(Thái Âm gặp Đà La, Hóa Kị, Tang Hổ thì mẹ mất sớm)
- Thái Âm đồng Văn Khúc ư Thê cung thiềm cung triết quế(Thê cung có Thái Âm đứng cùng Văn Khúc như lên cung trăng bẻ cành quế, lấy vợ đẹp và giàu sang. Nếu là Phu cung thì không được như vậy, tuy vẫn gọi là tốt)
- Duyên lành phò mã ngôi caoThái Âm đắc địa đóng vào Thê cung
- Vợ giàu của cải vô ngầnThái Âm phùng Khúc Lộc Ấn Mã đồng
- Âm Dương Tuần Triệt tại tiềnMẹ cha định đã chơi tiên chưa nảo(Phải Âm Dương đắc địa mới kể)
- Âm Dương hội chiếu Mệnh QuanQuyền cao chức trọng mới đàng hanh thông.
- Nguyệt miếu vượng trùng phùng Xương KhúcViệt Khôi Hóa Quyền Lộc Đào HồngThiên Hỉ Tả Hữu song songGiàu sang hổ dễ ai hòng giám tranh
- Thái Âm lạc hãm phải loKỵ lâm thường thấy tay vò đăm chiêu
- Nguyệt gặp Long Trì ở cùngTuy xấu nhưng cũng được phần ấm thân
- Thiên Cơ với Nguyệt cùng ngồiỞ cung hãm địa ấy người dâm bôn(Cơ và Thái Âm ở Dần, đẹp nhưng lãng mạn)
Về hai sao Thái Dương và Thái Âm còn có một luận đoán đáng kể mà không thấy ở các sách Tử Vi chính thống như sau:
Nam mạng Thái Âm thủ mệnh trên cử chỉ thái độ hao hao như nữ tử, trái lại nữ mạng Thái Dương thủ thì tính quyết liệt, động tĩnh nhiều nét nam tử
Nam mạng Thái Dương thường xung động Thái Âm ở cung đối chiếu thường có khuynh hướng tà dâm, đổi lại nữ mạng Thái Âm thủ xung động Thái Dương thường là thủy tính dương hoa (lẳng.lãng mạn) nhiều ít cũng còn phải tùy thuộc cung Phúc Đức. Nam mạng Thái Âm thủ ưa thân cận với nữ phái, ngược lại nữ mạng Thái Dương thủ thích giao du với nam phái

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về sao Thái Âm

Hình dáng đôi môi hé lộ tính cách, tình cảm của nam giới

Chàng trai môi dày sống có trách nhiệm với tình yêu; môi mỏng thường dẻo miệng dễ ngoại tình...
Hình dáng đôi môi hé lộ tính cách, tình cảm của nam giới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Đôi môi dày - Có trách nhiệm trong tình yêu

1-5806-1412569539.jpg

Chàng trai có đôi môi dày sống trách nhiệm, biết gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà. Dù mệt mỏi hay khó khăn thế nào, họ cũng không oán than nửa lời. Không chỉ là việc nhà, họ sẽ vì người mình yêu mà làm bất cứ chuyện gì. Lời khuyên tốt nhất dành cho họ là hãy biết tự quan tâm đến bản thân hơn.

2. Môi mỏng - Dẻo miệng dễ ngoại tình

0-2741-1412569539.jpg

Chàng trai có đôi môi mỏng thường rất dẻo miệng, tài ăn nói. Cùng họ tranh luận sẽ chỉ phí công bạn mà thôi. Có thể bạn không tin tưởng lời họ nhưng bạn cũng không thể tìm nổi lý do để phản bác, cho nên tốt nhất đừng tranh luận. Bạn cũng đừng nên để tâm đến ý nghĩa từng câu nói của họ, vì hầu hết đều là nói dối.

3. Khóe môi lớn - Biết bảo vệ tình yêu, khóe môi nhỏ - nhút nhát

top-10-nam-dien-vien-hang-a-2090-1412569

Kích thước môi cũng phản ánh tính cách của một chàng trai, người có khóe môi lớn sẵn sàng dùng tất cả sức mạnh của mình để bảo vệ người họ yêu thương, còn bản thân có gặp phải chuyện gì cũng không sợ. Khóe môi bé thì lại là người nhút nhát, khó làm nên sự nghiệp.

4. Môi lớn nhưng mỏng - Dễ gây tổn thương tình cảm

4-7016-1412569539.jpg

Chàng trai có tướng môi như vậy thường thích uống rượu, nhưng tửu lượng không cao, còn hay tức giận với người mình yêu, làm tổn thương người yêu cũng như tổn thương tình cảm hai người. Không những thế, tuýp người này còn thường dùng lời ngon ngọt để đánh lừa người khác. Họ rất giỏi trong việc dùng lời nói dối để che đậy một lời nói dối khác.

5. Môi trên dày - trọng tình cảm, môi dưới dày - dễ thành công

5-3866-1412569539.jpg

Chàng trai có môi trên dày hơn môi dưới rất trọng tình, đã yêu ai sẽ yêu rất say mê. Còn chàng trai có môi dưới dày hơn môi trên là nhà lãnh đạo bẩm sinh, có chủ kiến, gặt hái được nhiều thành tựu, nhưng lại tùy hứng trong tình yêu - lúc cuồng nhiệt, lúc lại hờ hững, lạnh lùng đến khó hiểu.

Kunie (Theo Inka)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hình dáng đôi môi hé lộ tính cách, tình cảm của nam giới

Rồng với các giấc mơ –

- Nằm mơ thấy rồng là đại cát đại lợi. - Nằm mơ thấy rồng vào chợ: có địa vị cao sang. - Nằm mơ thấy bắn rồng: điềm đại cát. - Nằm mơ thấy cưỡi rồng: có bổng lộc. Rồng có mặt khá nhiều trong các giấc mơ của mọi ngưòi. Hình ảnh rồ
Rồng với các giấc mơ –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Rồng với các giấc mơ –

Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

Đi lễ chùa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Tuy nhiên có những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa mà không phải ai cũng biết.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sau đây là những điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa. 

- Trước hết, vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế, có nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

- Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”. Bởi theo quan niệm đạo Phật, bạn sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.

- Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

- Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút. 

- Lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nếu không, bạn sẽ vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…

 dieu kieng ky ban nen biet khi di le chua - 1

- Vào chùa, nếu gặp các trụ chì và tăng ni, nên bắt đầu bằng câu “A di đà Phật” . Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.

- Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

- Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.

- Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

- Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo. 

- Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.

- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điều kiêng kỵ bạn nên biết khi đi lễ chùa

Cách lập thành một lá số tử vi

Việc đầu tiên phải làm để lập thành một lá số Tử Vi là phải biết rõnăm tháng ngày giờ sinh và bao giờ cũng dùng Âm lịch để tính tuổi. Không nhớngày Âm lịch thì phải đổi ngày Dương lịch ra ngày Âm lịch. Sau đó lập thiên bànchia ra làm 12 ô, mỗi ô là 1 Cung, và bất cứ một lá số Tử Vi nào cũng lập theocăn bản đó. Vùng ghi 12 Cung được gọi là thiên bàn để ghi tên các Cung, ví dụMệnh phụ phúc … chính tinh, phụ tinh và các thập niên. Khoảng giữa lá số gọi làđịa bàn để ghi họ tên ngày giờ tháng năm sinh, tuổi Âm hay Dương, bản Mệnh hàngì, cục gì và tên các tiểu hạn. Nếu người phái nam tuổi Dương gọi là Dương Nam,nếu người phái nữ tuổi Dương gọi là Dương Nữ, tuổi Âm gọi là Âm Nữ. Ghi rõ tuổiDương nam, Âm nam, Dương nữ, Âm nữ vào địa bàn lá số.
Cách lập thành một lá số tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thế nào là can : can là con số 5 x 2 = 10 được đặt tên theo thứ tự : giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhân, quí, gọi chung 10 tính danh này là thần của can, trong đó có thần (can) Dương là giáp, bính, mậu, canh nhâm và 5 thần (can) Âm là ất, đinh, kỷ, tân, quí.

Thế nào là chi : chi là con số 6 x 3 = 12 được đặt tên theo thứ tự : Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

5 và 6 là con số của dịch số, tuy nhân với 2 là 10 và 12 nhưng thực ra chỉ có 5 Âm và 5 Dương (can), 6 Âm và 6 Dương (chi). Âm Dương là 2 mặt của tất cả mọi sự vật. Can giáp là dương mộc, ất là âm mộc, bính là dương hỏa, đinh là âm hỏa, mậu là dương thổ, kỷ là âm thổ, canh là dương kim, tân là âm kim, nhâm là dương thủy, quí là âm thủy. Chi tí là dương thủy, sửu là âm thổ, dần là dương mộc, mão là âm mộc, thìn là dương thổ, tỵ là âm hỏa, ngọ là dương hỏa, mùi là âm thổ, thân là dương kim, dậu là âm kim, tuất là dương thổ, hợi là âm thủy. 

Tháng : theo sự sinh hóa của trời đất thì đầu năm là tháng tý, tức tháng 11 lá cây rụng hết và bắt đầu chứa nhựa mới từ đầu tháng 11. Tuy nhiên mãi đến tháng dần (một âm lịch) lộc mới bắt đầu trổ ra ngoài và khí trời mới bắt đầu ấm áp. Cổ nhân dùng tháng dần làm tháng đầu năm hợp lý hóa là dùng tháng tí (tháng 11 âm lịch). Vậy tháng giêng âm lịch là tháng dần, tháng 2 âm lịch là tháng mão, tháng 3 âm lịch là tháng thìn … tháng 12 âm lịch là tháng sửu.

Năm : mỗi năm lại luân lưu một can và một chi, nếu năm đầu là can giáp và chi tứ tức là năm giáp tí thì năm kế tiếp sẽ là can ất và chi sửu (ất sửu), cứ như thế đi mãi hết 60 năm rồi trở lại tiếp. Tháng : cũng 60 tháng (tức là 5 x 12 = 60) thì tên tháng trùng hợp can chi trở lại một lần. Ngày : ngày cũng giống như tháng, cứ 60 ngày thì tên ngày đề can chi giống nhau trở lại. Giờ : giờ cũng vậy cứ 60 giờ (âm lịch) tức 5 ngày hay 12 giờ (dương lịch) thì tên can chi giống nhau trở lại một lần, giờ Tử Vi là giờ theo can chi, một ngày âm lịch chỉ có 12 giờ âm lịch = 24 giờ dương lịch.

Phép tính tháng : theo âm lịch đầy đủ cả can chi (vì trên lịch thì chỉ đề có can và chi của ngày). Còn tháng thì tính theo cách : năm giáp kỷ khởi tháng giêng là tháng bính dần, năm ất canh khởi tháng giêng là tháng mậu dần, năm bính tân khởi tháng giêng là tháng canh dần, năm đinh nhâm khởi tháng giêng là tháng nhâm dần, năm mậu quí khởi tháng giêng là tháng giáp dần.

Phép tính giờ : phải xem lịch ngày đó là can gì ?

Ngày can giáp kỷ thì giờ khởi đầu là giờ bính dần.

Ngày can ất canh thì giờ khởi đầu là giờ mậu dần.

Ngày can bính tân thì giờ khởi đầu là giờ canh dần.

Ngày can đinh nhâm thì giờ khởi đầu là giờ nhâm dần.

Ngày can mậu quí thì giờ khởi đầu là giờ giáp dần.

Tính giờ âm lịch khác với giờ dương lịch, giờ âm lịch kéo dài tiếng đồng hồ.

Khi xác định được rõ ràng năm tháng ngày giờ rồi thì hãy ghi vào địa bàn.

Về ngày giờ thiếu chính xác : ngoại trừ trường hợp không thể tìm được ngày giờ sinh chính xác hoặc vì cha mẹ đã mất hay họ hàng chẳng còn ai để hỏi, còn mọi người thì có thể hỏi cha mẹ hoặc người thân. Nếu có đầy đủ rõ ràng năm tháng ngày giờ sinh thì có thể lấy được một lá số Tử Vi chính xác. Vì nếu lấy Tử Vi sai ngày sai giờ thì người đoán sẽ đoán sai bản số ngay từ lúc đầu làm người xem mất tin tưởng, người đoán sẽ cũng nản lòng. Nhiều nơi không có đồng hồ chỉ nhớ lúc chạng vạng tối, gà lên chuồng, gà gáy sáng, đồng hồ nhà bảo sanh chưa chắc đúng, chưa kể sinh nhằm giữa hai giờ (ngọ mùi chẳng hạn) rồi cha mẹ hay thân nhân ghi đại vào giấy để làm tài liệu, sau nữa từ 1943 riêng ở Việt Nam cũng đã có 6 lần thay đổi giờ giấc do lịch sử chi phối cũng làm điên đầu người lấy số Tử Vi, 6 lần đổi giờ là :

Trước 1943

Kể từ 01/01/1943

Kể từ 01/04/1945

Kể từ 01/04/1947

Kể từ 01/07/1955

Kể từ 01/01/1960

Kể từ 01/05/1975 (dương lịch)

Khoa Tử Vi chia làm 12 Cung số là :

1.      Mệnh để chỉ mạng số của chính mình.

2.      Bào để chỉ mạng số của anh chị em mình.

3.      Phối (phu thê) để chỉ mạng số của vợ, chồng mình.

4.      Tử tức để chỉ mạng số của con cái mình.

5.      Tài để chỉ tiền bạc của cải.

6.      Tật ách hay giải ách để chỉ bệnh tật tai nạn.

7.      Thiên di để chỉ đối ngoại hay xuất ngoại.

8.      Nô bộc để chỉ bạn hữu vợ lẽ hay gia nhân.

9.      Quan lộc để chỉ nghề nghiệp công danh.

10.  Điền trạch để chỉ nhà cửa ruộng vườn.

11.  Phúc đức để chỉ phúc đức tổ tiên mồ mã.

12.  Phụ mẫu để chỉ cha mẹ.

Hạn trẻ con : để xem số Tử Vi cho trẻ từ 1 – 12 tuổi : 1 tuổi xem hạn ở cung Mệnh, 2 tuổi xem hạn ở Cung giải ách, 4 tuổi xem hạn ở Cung phối, 5 tuổi xem hạn ở Cung phúc đức, 6 tuổi xem hạn ở Cung quan lộc, 7 tuổi xem hạn ở Cung nô bộc, 8 tuổi xem hạn ở Cung thiên di, 9 tuổi xem hạn ở Cung tử tức, 10 tuổi xem hạn ở Cung bào, 11 tuổi xem hạn ở Cung phụ mẫu, 12 tuổi xem hạn ở Cung điền.

Hạn tam tai : mỗi tuổi bất cứ tuổi gì, mỗi người có 3 năm trong một giáp 12 năm gặp hạn tam tai. Các hạn có nhiều thứ nhưng người nào mà Cung Mệnh thuộc những chính tinh nào đó khi đến hạn gặp hung tinh phá là hạn xấu. Tuy nhiên không cứ gặp hạn xấu mà bị xấu, nếu gặp những Sao giải thì lại không bị xấu nữa hoặc đỡ đi phần nào. Cho nên khi nói đến hạn tam tai không phải cứ đến hạn đó là xấu mà còn phải xét xem những cái xấu có được giải đi hay không nữa.

Cách tính những năm gặp hạn tam tai : những người tuổi thân tí thìn thì hạn tam tai vào những năm dần mão thìn, những người tuổi tỵ, dậu, sửu hạn tam tai vào những năm hợi, tí, sửu tuổi dần ngọ tuất hạn tam tai vào những năm thân, dậu tuất, những người tuổi hợi mão mùi hạn tam tai vào những năm tỵ, ngọ mùi. Để cho dễ nhớ, những năm gặp hạn tam tai cho mỗi tuổi chỉ cần nhớ các bộ tam hợp và phải nhớ cho đúng thứ tự của mỗi bộ tam hợp (rất quan trọng) thế rồi trở về Cung địa bàn trên lá số và cứ lấy 3 Cung vần theo chiều thuận trên lá số rồi đi tới Cung cuối cùng của bộ tam hợp tuổi đó là Cung thuộc về ba năm ứng vào các năm gặp hạn tam tai. Không phải là hạn tam tai là ba tai nạn trong kinh Phật. Gặp hạn tam tai thì làm ăn thất bại hoặc nhẹ thì gặp khó khăn, nặng thì thất bại lủng củng tang tóc, sự làm ăn thất bại bao gồm các yếu tố gây nên sự thất bại, có thể vì ốm đau mà thất bại. Vì thế tuy gặp hạn tam tai nhưng vẫn tốt tuy bị giảm sút. Vậy gặp hạn tam tai nên dè dặt thận trọng trong công việc làm ăn.

Năm sinh và giờ sinh : tuổi dần ngọ tỵ dậu mà sinh vào giờ thìn tuất sửu mùi thì xấu, tuổi dần hợi tí mà sinh giờ ngọ dậu thân hợi thì khắc cha phải ngoài 16 tuổi mới tránh khỏi sự hình khắc đó. Tuổi thìn tuất sửu mùi sinh vào giờ tí ngọ mão dậu, tỵ hợi dần thân thì khắc mẹ.

ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH

Ngũ hành trong Tử Vi rất cao xa và rắc rối cho nên Tử Vi mà bỏ ngũ hành sẽ là sự thiếu sót vô cùng trầm trọng và cậy nệ quá cũng dễ lâm vào mê hồn trận. Nói tổng quát bao giờ các Sao sinh cho bản Mệnh cũng gia tăng được sự ứng nghiệm tốt hay xấu. Ví dụ hai người cùng có Tử Vi thiên phủ ở Cung dần hay Cung thân thì người nào mạng kim cũng được hưởng độ số tốt gia tăng hơn những người mạng khác (xấu nhất là người mạng thủy hay mạng mộc). Nếu không xét đến ngũ hành thì làm Sao so sánh được hai người với nhau, đây là một điểm sơ đẳng tổng quát. Còn có những trường hợp phức tạp hơn như người mạng thủy gặp các Sao kim tại Mệnh ai lại chẳng cho là tốt vì kim sinh thủy (ví dụ như có vũ khúc) vì kim là một khối kim khí bao giờ chảy ra thành nước để nói rằng thủy vượng, do đó cần có thêm các Sao hỏa làm chảy kim ra thì mới có lợi cho bổn mạng, nếu có thái dương hỏa tinh địa không chiếu cũng được. Nếu cứ thấy Sao thủ Mệnh sinh cho bổn mạng mà vội mừng thì đó là sự sai lầm, còn về phương diện Sao khắc bản Mệnh hoặc mạng khắc lại đương nhiên là bất lợi, nhưng cũng không vì thế mà coi như không có Sao để thủ mạng (như nhiều thầy thường nêu ra và cho là lúc đó Mệnh dù có chính tinh cũng coi như là vô chính diệu). Cũng có nhiều lý thuyết gia không đồng ý và đặt vấn đề là nếu chẳng may mạng mình gồm toàn Sao khắc với mạng thì không lẽ mạng trống rỗng và sẽ chỉ đoán theo Cung thiên di. Hoặc nói một cách khác thực tế chẳng hạn như mình có 2, 3 người con ngũ hành khắc với bản Mệnh mình thì có thể coi như không có con được không ? cùng lắm là cha con không hợp tính nhau hoặc khi trưởng thành thì các con ở xa cha mẹ chứ chắc gì dám quả quyết rằng chúng bỏ bê cha mẹ. Về Tử Vi cũng vậy, có nhiều lá số chính tinh thủ Mệnh khắc bản Mệnh từ hình dáng cho đến tính tình, khả năng. Ví dụ, người có cơ lương thủ mạng ở thìn hay tuất thì dù bản Mệnh thuộc ngũ hành nào cũng có thể đoán là người đó cao lớn mặt tròn xoe, tính tình tháo vát nhiều mưu trí, nếu khác chỉ ở mức độ thành công trên đường đời mà thôi.

Nếu quá câu nệ ngũ hành thì dễ dàng đoán sai lầm, vậy tốt hơn hết nên giới hạn ngũ hành theo phạm vi hiểu biết của mình chứ đừng nên xét tỉ mỉ từng chính tinh, từng trung tinh bàng tinh rồi tính toán đến sự sinh khắc của những Sao đó ra Sao, sau đó lại đem so với mạng xem sinh Sao nào và khắc Sao nào, sau đó lại xem đến khía cạnh âm dương, nam bắc đẩu tinh, nghĩa là đủ mọi khía cạnh một lúc. Vì vậy sự quyết đoán đâm ra lủng củng, lúng túng và lệch lạc.

Nói tóm lại ngũ hành là con dao hai lưỡi biết sử dụng thì có lợi, ngược lại rất tai hại, thà không áp dụng còn hơn là áp dụng bừa bãi.

Có 4 tam hợp là : thân tí thìn thuộc thủy, dần ngọ tuất thuộc hỏa, tỷ dậu sửu thuộc kim, hợi mão mùi thuộc mộc. Nhìn thế tam hợp tuổi để xem sinh khắc của ngũ hành từ chỗ an Mệnh thân đến các Cung đại vận để biết sự thuận lợi hay nghịch cảnh.

Người tuổi thân tí thìn Mệnh thân cần đóng ở các Cung thân tí thìn mới là trúng cách đồng hành (vòng thái tuế), nếu Mệnh thân đóng ở các Cung dần ngọ tuất là hành khắc (xuất hay nhập) là cuộc đời có sự bất mãn khó khăn, nếu ở tỵ dậu sửu hay hợi mão mùi là gặp hành sinh nhập hay sinh xuất là cuộc đời luôn có sự hạn chế như sinh nhập (lại gặp thiên không), còn sinh xuất thì hay bị nhầm lẫn thiệt thòi.

Luận về ngũ hành tương ngộ : khoa lý học đông phương coi lẽ âm dương như sinh lý biến dịch và lấy ngũ hành làm lý luân sinh khắc, chu trình ngũ hành sinh khắc đều là chu trình khép kín :

+ Kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim.

+ Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.

Luân lý đó ai cũng biết rõ ràng và không có thắc mắc, nhưng trường hợp đồng hành của ngũ hành thì rất phức tạp. Những ý kiến thì trái ngược nhau (tốt có, xấu có). Theo Dương Quân Tùng đời Minh thì trường hợp ngũ hành tương ngộ tạo ra 3 hình thái như :

Đồng hành mộc (mộc giáp mộc) thắng, tốt tuổi.

Đồng hành kim (kim gặp kim) thắng, phong phú.

Đồng hành thổ (thổ gặp thổ) hòa, vừa phải.

Đồng hành hỏa (hỏa gặp hỏa) bại, khẩu thiệt.

Đồng hành thủy (thủy gặp thủy) thái quá.

Lý thuyết trên đây đem ap dụng vào lý đoán các Sao các Cung trên tính cách bản hành nhất là vào đại vận của thái tuất sẽ thấy rõ mức độ thành bại của mỗi người.

Ví dụ : người mạng thổ nhập hạn thái tuế ở Cung mùi (thổ) thì không thể thoải mái bằng người mạng kim mà gặp thái tuế Cung thân hay Cung dậu (kim).

ÂM DƯƠNG : không nên xao lãng vấn đê âm dương vì luật âm dương là đầu dây mối nhợ của mọi sự giải thích Tử Vi như 12 Cung trên lá số bao giờ cũng có âm dương xen kẽ không bao giờ có 2 Cung âm hay 2 Cung dương liền nhau cả. Vấn đề 14 chính tinh cũng phải nhận định đâu là âm đâu là dương là thể lưỡng nghi.

+ Một bên là Tử Vi thiên phủ thiên tướng liêm trinh tham lang vũ khúc thất sát và phá quân.

+ Một bên là thiên cơ thái âm thiên lương cự môn thiên đồng thái dương.

Nhìn vào 12 Cung của mỗi lá số thì mỗi nhóm Sao dương hay âm bao giờ cũng xen kẽ mà đứng chứ không bao giờ có trường hợp chỗ của nhóm này lại có Sao của nhóm kia đứng lẫn vào nhau. Cung dần có Tử Vi thiên phủ thì 5 Cung tí thìn ngọ tuất thân có nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham chia nhau mà đứng. Trái lại nếu Cung dần có thiên đồng thiên lương thì cũng ở 5 Cung tí thìn ngọ thân tuất nhóm Sao cơ nguyệt đồng lương và cự nhật cũng dàn ra ở 5 Cung đó mà an vị chứ chẳng bao giờ đóng ở Cung khác được. Không thể nào có trường hợp một Sao của nhóm này lại được an ở các Cung sửu mão tỵ mùi dậu và hợi được vì ở các Cung đó đã là cứ địa của hai nhóm Sao tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham rồi.

Đã có sự sắp xếp trật tự như vậy rồi Sao lại còn có Cung vô chính diệu ? vì trong 12 Cung chỉ có 14 chính tinh. Trường hợp nhiều Cung có 2 chính tinh đứng cặp với nhau trong 1 Cung như Tử Vi thất sát ở tỵ thì phải có liêm trinh phá quân ở dậu thiên đồng thái âm ở tí, cự môn thái dương ở dần, thiên cơ thiên lương ở thìn, vũ khúc tham lang ở sửu, tức là 6 cặp Sao đóng ở 6 Cung, chỉ còn Sao thiên phủ đóng một mình ở hợi và thiên tướng một mình ở mão thì còn lại 4 Cung không có nhóm Sao nào an vị, như vậy phải có đến 4 Cung vô chính diệu. Nhưng dù vô chính diệu mỗi Cung chịu ảnh hưởng của một nhóm Sao xem như địa phận thuộc quyền của nó, không thể coi như đứng trung lập không theo nhóm nào được. Tử Vi thất sát ở tỵ Cung ngọ vô chính diệu phải coi như là đất của nhóm Sao có nguyệt đồng lương, cự nhật ở dần. Cung mão vô chính diệu phải coi như là thuộc địa của nhóm Sao tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham. Cung thân vô chính diệu là căn cứ của nhóm cơ nguyệt đồng lương cư nhật, và Cung dậu có liêm trinh phá quân thì Cung tuất (cũng coi như cùng thân) được coi là đất của nhóm cơ nguyệt đồng lương cự nhật.

Vậy khi đã nhận định được rõ ràng thế âm dương rồi ta sẽ không còn hiểu mù mờ một số sách vô căn cứ áp dụng một cách máy móc không cần hiểu nguyên do tại sao lại thế, cứ thấy Cung vô chính diệu là lôi kéo chính tinh của xung chiếu lên lấp chỗ trống vô chính diệ. Biết rằng Cung tam hợp, Cung chiếu hay xung chiếu tam hợp đều là đất dụng võ của nhóm âm hay nhóm dương. Nếu cứ áp dụng một cách máy móc như thế không hẳn là đúng vì trong cách tử phủ vũ tướng, sát phát liêm tham, cơ nguyệt đồng lương và cự nhật mỗi bộ đó đã có sự khác biệt gần như phân nửa vì bộ sát phá liêm tham thì 100% thực hành, bộ tử phủ vũ tướng chỉ còn 60% thực hành, 40% lý thuyết ; bộ cơ nguyệt đồng lương thì 100% lý thuyết còn bộ cự nhật thì 60% lý thuyết và 40% thực hành (theo cự thiên lương).

Ví dụ : Cung thân vô chính diêu, Cung xung chiếu là dần có 2 sao thái dương và cự môn, trên nguyên tắc có thể mượn 2 sao cự nhật ở dần để tô điểm cho Cung thân vì tam hợp thân tỵ là thủy khắc xuất với tam hợp dần ngọ tuất là hỏa, cự nhật có thể xem như chiến lợi phẩm của kẻ thắng đem về bồi đắp cho mình. Trái lại nếu Cung dần vô chính diệu mà Cung thân có cự nhật mà cứ áp dụng một cách máy móc mang cự nhật ở thân về lấp chỗ trống ở Cung dần vô chính diệu thì không hợp lý vì dần đã bị thân khắc nhập, người bại trận không thể đoạt chiến lợi phẩm của kẻ thắng. Nếu cứ để cự nhật ở thân thay mặt cho dần vô chính diện, các sự đại diện đó là đại diện của một khuôn mặt cường quyền để lập lên trên đầu trên cổ kẻ bị trị. Cái chính xác luôn ở trong tam hợp, tức là phải lấy đồng âm ở ngọ và cơ lương ở tuất mới là anh em ruột thịt của vô chính diệu. Để ra khỏi bế tắc này thì ta chỉ áp dụng vô chính diệu đâu là tử phủ vũ tướng, sát phá liêm tham, đâu là cơ nguyệt đồng lương, đâu là cự nhật.

Ngoài ra khách quan mà nhìn vào lá số Tử Vi, người ta nhận thấy 14 chính tinh được chia làm 2 phái âm dương rõ rệt nhưng sau lại chia ra đến tứ tượng. Bên dương như trên đã trình bày gồm hai bộ tử phủ vũ tướng và sát phá liêm tham. Trái lại bên âm gồm 6 sao có tinh thần đoàn kết hơn nhiều, nhờ ở cặp thái dương thái âm mà thiên lương nêu cao đạo lý để cự môn theo dõi thiên cơ, thiên đồng lên tiếng để phê bình. Nói tóm lại nhóm sao âm gồm 2 nhóm cơ nguyệt đồng lương và nhóm cự nhật.

Nghịch lý âm dương : vậy khi gặp phải cảnh nghịch lý âm dương ắt phải có cảnh không hợp cách, vì thế lá số Tử Vi phải trình bày thêm nhị hợp để cảnh giác sự hơn thiệt giữa tư cách quân tử nên thêm tinh thần suy tính tùy lúc. Cũng như lục hại, trường hợp nào cũng phải e dè. Về nhị hợp và lục hại sẽ có một mục riêng ở mục dưới để trình bày khúc triết hơn.

Tử Vi nhị hợp cự môn : uy thế phải e dè, nể sự phê bình.

Thiên tướng nhị hợp thiên cơ : cương quyết nhưng phải tùy theo sự tổ chức.

Thất sát nhị hợp thái dương : nhẹ dạ nên cần sáng suốt.

Trường hợp nghịch lý âm dương thường xuyên cho thấy có mặt sao phúc tinh như thiên quan thiên phúc thiên ất quí nhân, thiên đức nguyệt đức long đức phúc đức. Với bộ sao quan phúc và thiên ất quí nhân luôn luôn che chở cho những hoàn cảnh đáng được cứu vớt, nhất là thiên ất chỉ dẫn những người dám đảm đang gánh vác vai trò quan hệ từ gia đình đến xã hội, còn tứ đức là con đường vẽ rạch cho những người đang ở trong tình trạng thiên không kiếp sát đào hoa, nếu đừng quá tham vọng thì sẽ hy vọng được cứu vớt phần nào khi ngã đau.

Đứng đầu một đoàn ác sát tinh trong tình trạng nghịch lý âm dương là cặp lưu hà kiếp sát gọi là hà sát do can chi phối hợp xếp đặt bởi đào hoa một mình một chợ và thiên không cũng vào hùa. Trường hợp vắng bóng lưu hà là một hoàn cảnh suy bại nhưng đính chính cho những người giáp dần, giáp ngọ, giáp tuất, ất hợi, ất mão, ất mùi, canh thân, canh tí, canh thìn, tân tỵ, tân dậu, tân sửu.

Tiếp theo có hai sao địa không địa kiếp không cần biết đến tuổi nào dù là thái tuế. Hai sao này khinh mạn đứng theo giờ nghịch lý âm dương (giờ tí ở âm, giờ sửu ở dương) làm cho điên đầu những kẻ sinh bất phùng thời.

Rồi đến kình dương đà la thì rất nghiêm khắc với sự lạm dụng của 4 tuổi giáp ất canh tân đứng nghịch lý để canh chừng. Những người tuổi bính mậu (dần ngọ tuất) và nhâm (thân tí thìn) nên khiêm nhường vì gặp kình dương ở tí ngọ rất nghiêng ngã trong vấn đề nghiệp quả.

Còn lại 2 sao hỏa linh thì âm thầm đứng theo hàng chi gây nhiều bất hạnh như vi trùng xâm nhập cơ thể. Tuổi dần ngọ tuất (hỏa cục) thì hỏa linh phát khởi ở âm Cung, tuổi thân tí thìn (thủy cục) thì hỏa linh phát khởi ở dương Cung, còn lại tuổi tỵ dậu sửu hợi mão mùi thì hỏa linh phát khởi từ 2 mặt kể cả âm dương như quan phúc đã canh chừng cả 5 tuổi bính đinh canh kỷ quí (trường hợp có châm chế giảm khinh).

Hai nhóm ác sát tinh và phúc tinh đều có phận sự khác nhau như long phượng tả hữu xương khúc theo năm tháng và giờ khởi từ 2 Cung dương (thìn tuất) mà hợp cách âm dương theo phương diện thời gian (thìn thuộc thái dương, tuất thuộc thái âm) để nâng cao tư cách con người.

Mỗi 60 năm cho thấy hàng can đứng trước làm gốc, hàn chi đứng sau chỉ làm phụ (ngọn) thời gian biến đổi cho thấy có phần nào lành mạnh. Trái lại khi bị sinh xuất hay khắc nhập thì có vẻ khó khăn, những số lẻ 5, 9 tốt ; 3, 7 xấu tức là dương gặp dương và âm gặp âm, không hề có âm dương nghịch lý là tại sao vậy ?

Hàng can tuy là gốc nhưng nếu nạp âm thì mới đầy đủ. Mỗi khi sự đầy đủ được hoàn toàn (nạp âm được sinh nhập) hàn có bị suy bại cũng không đến nỗi nào. Trong 60 năm hoa giáp luôn luôn mỗi hành có 2 hoa liên tiếp tức là dương và âm như giáp tý (dương kim) thì có ất sửu (âm kim).

Thời gian thiên khắc địa xung không phải chỉ đề phòng có dương hay một âm mà còn phải để ý đến thời gian trước hay sau vì nghịch lý âm dương và sự nạp âm ở trong tình trạng sinh hay khắc, nhập hay xuất.

Vịn vào 4 yếu tố năm tháng ngày giờ để lập thành lá số Tử Vi (chỉ có trên nửa triệu lá số khác nhau) vậy sao vẫn thấy mỗi cá nhân một số mạng chẳng ai giống ai. Những sao diễn tiến trên địa bàn lá số cho thấy những điểm phước điểm học của một tư thế, phúc tinh và ác sát tinh đứng ở hai đòn cân so sánh lực lượng. Vậy phải tìm cách nào biết cách nào để thực thi.

Số mạng con người có âm có dương, thân luôn luôn có liên lạc với Mệnh và Mệnh thì luôn luôn có liên hệ với các Cung phúc đức, quan lộc, thiên di, tài bạch và phối.

Bản tính của dương là chu đáo phải hành động làm sao cho hợp cách thì chữ thọ mới ở nội tộc (phúc), nghề nghiệp (quan), ngoại giới (di) và ngoại tộc (phối).

Người âm Mệnh thì buông thả dễ dãi nên chu đáo trong nội gia (hiếu cha mẹ), tài sản (điền), bạn hữu (nô), anh em (bà con), con cái (tử) và bệnh hoạn (ách).

Sự khác biệt chỉ ở chỗ người khôn kẻ dại người làm nhiều kẻ làm ít trong mức độ nào cũng được quan phúc thiên ất hợp cùng thương sứ quyết định kết cuộc để sau có giao cho bọn ác sát tinh thi hành nghĩa vụ ác ôn.

Về tứ sinh và tứ tuyệt : trong 12 Cung số Tử Vi tuy mang chỗ khác nhau nhưng các Cung số lại có những gắn bó kỳ lạ, nếu giải từng Cung theo luật ngũ hành của từng Cung trên các bản : 4 tứ sinh là dần thân tỵ hợi, 4 tứ tuyệt là tý ngọ mão dần ta thấy 4 Cung tứ sinh và 4 Cung tứ tuyệt khắc chế nhau từng đôi một :

Cung tỵ (hỏa) đối lập với Cung hợi (thủy).

Cung thân (kim) đối lập với Cung dần (mộc).

Cung ngọ (hỏa) đối lập với Cung tý (thủy).

Cung mão (mộc) đối lập với Cung dậu (kim).

Vậy khi các Cung nói trên mang chủ đề gì (trong 12 chủ đề Mệnh phụ phúc điền …)  thì chúng xung khắc hẳn nhau như bản chất của chúng.

Ví dụ : tuổi âm nam Mệnh tại dậu ta có : tiền bạc (Cung tỵ) khắc chế với phúc đức (hợi) ; huynh đệ (thân) khắc chế với bạn bè (Cung dần), nhà cửa (tý) không hợp với con cái (Cung ngọ) ; bản Mệnh (Cung dậu) không hợp với tha nhân (Cung mão). Các sự xung khắc trên là sự cảnh báo cho đương số để mà tùy nghi lựa chọn một trong hai điều, lựa chọn tìen bạc hay phúc đức hoặc muốn con cái an toàn hay nhà cửa khang trang.

Về sinh vượng bại tuyệt địa : đối với thân thì tỵ, nhị hợp với thìn thì dậu là nhị hợp và với tý thì sửu là nhị hợp. Vậy tại hợp tỵ dậu sửu là nhị hợp của thân tý thìn, cho nên phải nói rằng bản Mệnh thuộc thân tý thìn mà Cung Mệnh đóng ở tại dậu sửu là hợp. Để kết luận :

Tuổi là tam hợp thân tý thìn khi : Cung Mệnh ở thân tý thìn sinh địa, Cung Mệnh ở tỵ dậu sửu là vượng địa, Cung Mệnh dần ngọ tuất là bại địa, Cung Mệnh ở hợi mão mùi là tuyệt địa.

Tuổi là tam hợp tỵ dậu sửu khi : Cung Mệnh ở tỵ, dậu sửu sinh địa, Cung Mệnh ở thân tý thìn là vượng địa, Cung Mệnh hợi mão mùi là bại địa, Cung Mệnh ở dần ngọ tuất là tuyệt địa.

Tuổi là tam hợp dần ngọ tuất khi : Cung Mệnh ở dần ngọ tuy là sinh địa, Cung Mệnh ở hợi mão mùi là vượng địa, Cung Mệnh ở thân tý thìn là bại địa, Cung Mệnh ở tỵ dậu sửu là tuyệt địa.

Tuổi là tam hợp hợi mão mùi khi : Cung Mệnh ở hợi mão mùi là sinh địa, Cung Mệnh ở dần ngọ tuất là vượng địa, Cung Mệnh ở tỵ dậu sửu là bại địa, Cung Mệnh ở th6n tý thìn là tuyệt địa.

Nhiều sách cho rằng Cung Mệnh ở sinh địa thì rất tốt vượng địa thì nhiều lợi ích, bại địa là xấu, còn tuyệt địa thì giảm thọ đáng e ngại. Đó chỉ là cách giải đoán thô sơ mộc mạc vì còn phải bù trừ những cách tốt xấu khác. Trong quyển Tử Vi Đẩu số tân biên của vụ Vân Đằng Thái Thứ Lang có giải thích rằng Cung Mệnh ở tuyệt địa rất cần có chính tinh miếu vượng đắc địa sáng sủa tọa thủ hoặc khoa quyền lộc hội hợp để cứu giải, như vậy thì tuy ở tuyệt địa thì cũng có cách để cứu giải được. Chính tinh cứu giải phải sinh được bản Mệnh (luận theo ngũ hành). Nếu Cung Mệnh là tuyệt địa được chính tinh tọa thủ sinh được bản Mệnh thì lại thành cách tuyệt sứ phùng sinh như cánh hoa tuy mỏng manh nhưng lâu tàn cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

Về sinh vượng bại tuyệt địa đã luận giải ở trên cho tất cả các tuổi và các Cung vị trí của Mệnh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách lập thành một lá số tử vi

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd