Thần sát trong mệnh cục của Tứ trụ , trong các sách cổ, có sách khẳngđịnh, cũng có sách phủ định. Theo kiểm nghiệm trong dự đoán thực tế có thểkhẳng định thần sát có vai trò của nó, có cái tác dụng lớn như kình dương dùngđể đoán việc xấu rất chuẩn. Còn những thần sát khác như hoa cái, thiên y, trạchmã, đào hoa, v.v là dùng bàn về khác như hoa cái, thiên y, trạch mã, đào hoa, v.v. làdùng để bàn về tính cách của con người và nghề nghiệp rất hay. Còn trong dựđoán cát hung cho một đời người thì tác dụng của những thần sát này không nổi bật như kình dương, thiên đức,nguyệt đức.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Thần sát phần nhiều lấy địa chi làm căn cứ, nên nó có thể làm tăng thêm lực hình, xung, hợp , hại. Thầy Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn sách “Chu dịch dự đoán học” và “Dự đoán theo Tứ trụ” đã thu hút những tinh hoa của các hiền nhân để đi đến những kiến giải độc đáo trong thực tiễn dự đoán. Vì vậy ở đây không bàn chi tiết nữa, mà giống như cuốn sách “Nhập môn chu dịch dự đoán học”, ở đây cũng chỉ đưa ra những phương pháp ghi nhớ các quy luật một cách nhanh nhất để giới thiệu cho mọi người.
1. CÁT THẦN VÀ HUNG SÁT
Cái gọi là cát thần thực ra không phải là nói trong Tứ trụ cát thần càng nhiều càng tốt, hay cái gọi là hung sát cũng không phải là nói trong Tứ trụ không có là tốt. Rất nhiều thần sát luôn luôn có cát, có hung. Từ kinh nghiệm đã tổng kết được ta thấy người có nhiều thần sát là mệnh cục tương đối phức tạp, nhưng nếu tổ hợp Tứ trụ tốt lại phối với thần sát thì người đó thường là những người siêu quần xuất chúng. Còn nói chung đối với người dân bình thường thì thần sát không nhiều, thần sát càng ít thì việc dự đoán càng đơn giản. Đương nhiên mọi việc không bao giờ là tuyệt đối, cũng như người hung sát nhiều chưa chắc đã gặp xấu, mấu chốt của vấn đề là phải xem các tổ hợp của Tứ trụ và tổ hợp của tuế vận là hỉ hay là kị.
Ngoài ra thần sát hoặc cát hoặc hung cũng không phải là tuyệt đối, mà chỉ có thể nói rằng một thần nào đo lấy cát làm chính, một sát nào đó lấy hung làm chính. Cát thần mà gặp phải hình xung khắc hại thì cũng như không có, hung sát mà bị chế hợp không đủ sức để làm hại thì cũng chẳng còn gì đáng gọi là kị. Nói chung các thiên can và các địa chi đóng địa chi đóng dưới nó gặp phải cát thần hay hung sát nhờ đó mà trở thành vượng hay suy. Phải xem các can chi đó bị hình hợp , xung khắc hay không để xem nó tác dụng hay không có tác dụng. Trong mệnh cục gặp được cát thần thì cả cuộc đời thuận lợi trọn vẹn, trong vận, trong năm gặp được cát thần thì đã tốt càng thêm tốt. Trong Tứ trụ kị gặp hung thần vì như thế cả cuộc đời hay bị tai hoạ, trong vận, trong năm gặp phải hung thần thì hung càng thêm hung.
Chương này chỉ giới thiệu những cát thần và hung sát có tác dụng nổi bật, còn những thần, sát khác ít có tác dụng hoặc ít gặp thì không bàn đến. Cách tra thần, sát rất nhiều. Độc giả tự tìm cách nhớ thuận tiện cho mình là được .
2. THIÊN ĐỨC, NGUYỆT ĐỨC
Lấy tháng sinh để tra các thiên can hoặc địa chi trong Tứ trụ .
1. Thiên đức quý nhân.
Tháng tí thấy tị, tháng sửu thấy canh, tháng dần thấy đinh, tháng mão thấy thân, tháng thìn thấy nhâm, tháng tị thấy tân, tháng ngọ thấy hợi, tháng mùi thấy giáp, tháng thân thấy quý, tháng dậu thấy dần, tháng tuất thấy bính, tháng hợi thấy ất.
Phàm người tháng sinh tra thấy các can chi trong Tứ trụ như ở trên là có thiên đức quý nhân.
Cách tra thiên đức quý nhân của người sinh vào tháng tí, ngọ, mão, dậu là từ ngôi trường sinh của ngũ hành mà ra. Ngoài ra còn có cách gọi tháng tí gặp quẻ tốn thìn là thủy đức, vì nguồn xuất thuỷ quy mộ về cung tốn ; tháng mão gặp quẻ khôn mùi là mộc đức, vì nguồn xuất mộc quy mộc về cung khôn ; tháng ngọ gặp quẻ càn tuất là hoả đực, vì nguồn xuất hỏa quy mộ về cung càn ; tháng dậu gặp quẻ cấn sửu là kim đức, vì nguồn xuất kim quy mộ về cung cấn, tức là lấy ngũ hành dương vượng, chính ngôi phối với mộ, tức là quẻ của bản cung mà ra. Thiên đức chỉ dùng địa chi , không dùng thiên can, cho nên lấy bốn quẻ trên. Trong kiểm thực tế lấy chính ngôi trường sinh để xác định tháng tí, ngọ, mão, dậu còn chia ra thành tị, hợi, thân, dần là khá chuẩn. Độc giả có thể căn cứ vào thiên, nguyệt đức của những người sinh vào bốn tháng trên, xem xét quá trình gặp hung hóa cát của họ để kiểm nghiệm.
2. Nguyệt đức quý nhân
Lấy chi tháng làm chủ để tra các thiên can trong Tứ trụ .
Sinh các tháng dần, ngọ, tuất thấy bính ;
Sinh các tháng thân , tí, thìn thấy nhâm ;
Sinh các tháng hợi, mão, mùi thấy giáp ;
Sinh các tháng tị, dậu, sửu thấy canh ;
Phương pháp nhớ cách tra nguyệt đức là căn cứ vào khí của tam hợp , ví dụ dần, ngọ, tuất thuộc hỏa thì lấy bính hỏa làm đức ; thân, tí, thìn thuộc thuỷ thì lấy nhâm thuỷ làm đức ; tí, dậu, sửu thuộc kim thì lấy canh kim làm đức ; hợi, mão, mùi thuộc mộc thì lấy giáp mộc làm đức để quy nạp. Phàm các tháng trong cục gặp can dương vượng khí đều là gặp nguyệt đức .
Hai quý nhân thiên đức và nguyệt đức đều chủ về người có cuộc đời không nguy hiểm. Thiên đức quý nhân là cát tinh phúc tường, tính tình nhân từ đôn hậu, cuộc đời phúc nhiều, ít nguy hiểm, gặp hung hóa thành cát, hóa hiểm thành an, như là có thần bảo hộ. Nguyệt đức quý nhân là cát tinh phúc thọ. Trong Tứ trụ có cả thiên, nguyệt đức là người có năng lực gặp hung hóa các rất mạnh, gặp được cát thần thì càng thêm tốt, gặp phải hung thần cũng bớt xấu rất nhiều, nhưng gặp phải xung khắc thì vô dụng.
3. THIÊN ẤT QUÝ NHÂN
Cách tra là lấy can ngày hoặc can năm làm chủ để tra các địa chi trong Tứ trụ .
Can ngày, năm là giáp, mậu thấy sửu, mùi ;
Can ngày, năm là ất, kỷ thấy tí, thân ;
Can ngày, năm là canh , tân thấy dần , ngọ ;
Can ngày, năm là nhâm , quý thấy mão , tị ;
Người mà trong Tứ trụ tra được như trên là có thiên ất quý nhân. Cát tinh này chủ về thông minh, trí tuệ, là thần gặp hung hóa cát. Nếu hợp hóa thành dụng thần, hoặc hỉ thần là rất tốt, rất kị gặp hình, xung, khắc, hại, suy, bệnh, tử, tuyệt. Người mà thân vượng thì phúc đức càng tăng thêm, cuộc đời ít bệnh tật, người mà thân nhược thì bệnh nhiều hoặc giảm phúc quý.
Thiên ất quý nhân là ngôi sao ở phía trái sao tử vi trong thiên thể, là chủ tể của muôn thần. Trụ năm hoặc trụ tháng gặp được hai quý nhân là có ý phân âm dương để trị, hàm ý trong ngoài có khác nhau. Thìn, tuất là vị trí của sao khôi canh, cho nên quý nhân không đến.
4. LỘC THIÊN CAN
Lấy can ngày làm chuẩn để tra các địa chi trong Tứ trụ .
Phàm can ngày mà gặp lộc trên chi năm gọi là tuế lộc, trên chi tháng là kiến lộc, trên chi ngày là chuyên lộc, tọa lộc, trên chi giờ là quy lộc. Thần lộc vượng mà gặp địa chi kiếp tài, không gặp phải hình xung, khắc, phá là chủ về công danh thuận lợi. Thân vượng mà lộc nhiều nên bị khắc cho xì hơi, thân nhược mà lộc vượng lại không bị phá đều là quý mệnh. Lộc kị bị xung phá , ví dụ giáp lộc là dần, gặp thân là bị phá , mão lộc kị gặp dậu, tị lộc kị gặp hợi, ngọ lộc kị gặp tí. Vì quan viên gặp phải thì mất quan mất chức, nghèo khổ hư danh, người thường gặp phải thì phải cơm áo không no, bôn ba vất vả.
Ngày giáp lộc ở dần ; ngày ất lộc ở mão.
Ngày bính, mậu lộc ở tị ; ngày đinh, kỷ lộc ở mão.
Ngày canh lộc ở thân ; ngày tân lộc ở dậu .
Ngày nhâm lộc ở hợi ; ngày quý lộc ở tý.
Lộc nhờ có thế lực mà được hưởng thì được gọi là lộc, là cát thần. Lộc là khí của bốn mùa, tuỳ theo ngũ hành vượng, trong đó bính lộc ở tị, đinh lộc ở ngọ, mậu lộc ở tị, kỉ gửi ở ngọ, hỏa sinh thổ là tí nhờ mẹ mà được hưởng lộc, thìn, tuất là khôi canh là chỗ ác địa, kém cỏi cho nên lộc thần không gửi. Sửu mùi là cửa xuất nhập của thiên ất quý nhân cho nên lộc lánh xa, do đó không có lộc. Cách nhớ thập can lộc chỉ cần nhớ can ngày, bản khí của nó là địa chi là được . Ví dụ dần mộc tàng can của bản khí là giáp mộc.
5. VĂN XƯƠNG
Cách tra là lấy can ngày, can năm làm chuẩn để tra các địa chi trong Tứ trụ .
Can ngày, năm giáp thấy tị ;
Can ngày, năm ất thấy ngọ ;
Can ngày, năm bính, mậu thấy thân ;
Can ngày, năm đinh, tị thấy dậu ;
Can ngày, năm canh thấy hợi ;
Can ngày, năm tân thấy tí ;
Can ngày, năm nhâm thấy dần ;
Can ngày, năm hợi thấy mão ;
Những người trong Tứ trụ tra thấy như trên gọi là có sao văn xương.
Sao văn xương nhập mệnh thì thông minh hơn người . Trong Tứ trụ kiêm có học đường thì chủ về học tập ưu tú, khí chất nho nhã, và còn có tác dụng gặp xung hoá cát.
Sao văn xương là thực thần lâm quan, là chỗ trường sinh. Ví dụ giáp lấy bính làm thực thần, bính lâm quan ở tị cho nên giáp lấy tị làm văn xương. Căn cứ nguồn gốc của sao văn xương ta có thể tìm ra cách nhớ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Bích Ngọc (##)