1. VỊ TRÍ CỦA LIÊM TRINH Ở CÁC CUNG - Miếu địa : Thìn Tuất. - Vượng địa : TýNgọ, Dần, Thân. - Đắc địa : Sửu Mùi. - Hãm địa : Tỵ Hợi, Mão Dậu.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
2. Ý NGHĨA TƯỚNG MẠO
Sách vở không phân biệt tướng mạo của Liêm Trinh đắc địa hay hãm địa. Thái Thứ Lang cho rằng người có Liêm Trinh tọa thủ có “thân hình cao lớn, xương to và mắt lộ, mặt hơi dài, sớm có nếp nhăn, vẻ mặt không được tươi nhuận, mắt lồi, sáng, lông mày rậm, lộ hầu”.
3. Ý NGHĨA BỆNH LÝ
Liêm Trinh không chỉ danh bộ phận cơ thể nào nên ý nghĩa bệnh lý của sao này không rõ ràng lắm.
Sách vở cho rằng Liêm Trinh đóng ở Tật thì bị tỳ vết ở chân tay hay ở lưng.
4. Ý NGHĨA TÍNH TÌNH
a) NẾU LIÊM TRINH ĐẮC ĐỊA
Về mặt tính tình, Liêm Trinh có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo những đặc tính trội yếu: Chính trực quan, Đào hoa tinh, Tù tinh. Do đó, những nét nổi bật là:
- Sự ngay thẳng, chính trực, đứng đắn, thanh cao.
- Sự liêm khiết.
- Sự nóng nảy, ương ngạnh, nghiêm nghị, đôi khi khắc nghiệt (Liêm Trinh là sao Hỏa), cứng cỏi.
- Can đảm, cương quyết, dũng mãnh.
- Với đức tính nóng nảy, can đảm và dũng mãnh, Liêm Trinh là một trong bốn sao võ cách và hợp với Thất Sát, Phá Quân và Tham Lang thành bộ sao võ, nhất mạnh võ tính và võ nghiệp của đương số.
- Có số đào hoa. Liêm Trinh được gọi là sao Đào hoa thứ hai. Tuy nhiên, vì sự chính trực cố hữu của Liêm Trinh, nên sao này ít có ý nghĩa sa đọa hơn sao Đào Hoa: Liêm Trinh chỉ có ý nghĩa như sức thu hút, quyến rũ đối với người khác phái, không bao hàm ý nghĩa lẳng lơ, hoa nguyệt bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu Liêm Trinh đi đôi với Tham Lang chủ sự tham dục. Phái nữ gặp hai sao này thường bất lợi, nhất là nếu hãm địa.
b) NẾU LIÊM TRINH HÃM ĐỊA
- Khắc nghiệt, nóng nảy.
- Ngoan cố, ương ngạnh.
- Thâm hiểm, ti tiện, ác tính, lòng lang dạ thú.
- Có óc kinh doanh.
- Khéo tay, giỏi về thủ công nghệ.
- Thích đua chen, ganh tị.
(Không thấy nói đến đào hoa tính hay dâm tính của Liêm Trinh hãm địa).
5. Ý NGHĨA CÔNG DANH, TÀI LỘC, PHÚC THỌ
a) NẾU LIÊM TRINH ĐẮC ĐỊA
Đương sự được phú quí và thọ. Đặc biệt có tài kiêm nhiếp cả văn võ, rất thao lược và quyền biến. Nếu được thêm Xương Khúc đồng cung thì là bậc anh hùng.
b) NẾU LIÊM TRINH HÃM ĐỊA
Những bất lợi rất nhiều
- Suốt đời lận đận.
- Bị nhiều bệnh tật, sức khỏe suy kém.
- Hay bị tai nạn.
- Phải ly tổ lập nghiệp.
- Giảm thọ.
Đặc biệt vì Liêm Trinh là Tù tinh cho nên khó tránh họa ngục hình, nếu đi đôi với sao dữ, có thể chết the thảm. Các sao này là Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh, Kỵ, Hình. Không cần phải hội đủ các sát tinh mà thường chỉ cần một hay hai sao nói trên cũng bị ngục hình. Phái nữ thì khắc chồng hại con, bệnh tật, chết dữ, chưa kể sự lăng loàn hoa nguyệt.
6. Ý NGHĨA CỦA LIÊM TRINH VÀ MỘT SỐ SAO KHÁC
a) NHỮNG BỘ SAO TỐT
- Liêm, Tướng: dũng mãnh, oai quyền, danh giá, thường là quân nhân. Thiên Tướng đi với Liêm Trinh rất lợi vì có tác dụng khắc chế nóng tính của sao Liêm.
- Liêm, Hồng, Khôi, Xương, Khúc: mưu sĩ giỏi, đắc dụng.
- Liêm Xương Khúc: có tài thao lược, quyền biến.
- Liêm Hình đắc địa: quan võ giỏi, thẩm phán sắc. Nhưng cách này rất dễ bị hình tù vì cả hai sao đều chủ về tù tội.
b) NHỮNG BỘ SAO XẤU
- Liêm Phá Hỏa hãm địa: tự tử (thắt cổ, tự trầm, uống độc dược, thuốc ngủ), trong đời chắc chắn có lần tự tử.
- Liêm Phá Kỵ Tham: chết cháy.
- Liêm Kiếp Kình ở Mão Dậu: bị hình tù, bị ám sát (cũng như Liêm Kình Đà Hỏa Linh).
- Liêm Kiếp ở Tỵ Hợ: tự ải trong tù.
Những bộ sao nói trên đều có ý nghĩa tương tợ nhau. Tất cả đều báo hiểu sự tự tử, tai nạn đao thương, và ngục tù: không bị tai nạn này tất phải bị nạn kia. Cho nên Liêm Trinh là một sao tối nguy hiểm nếu đi với sát tinh mà thiếu sao giải.
7. Ý NGHĨA LIÊM TRINH Ở CÁC CUNG
a) Ở PHU THÊ
Hầu hết các vị trí đều bất lợi cho gia đạo. Sự bất lợi này thể hiện qua:
- Việc muộn lập gia đình. Trường hợp gặp Thiên Phủ đồng cung thì vợ chồng đều cứng cỏi, danh giá, sung túc, nhưng, cũng phải muộn gia đạo mới tốt.
- Lập gia đình nhiều lần (ở Dần Thân hoặc Tham, hoặc Sát, hoặc Phá, hoặc Tướng đồng cung).
- Lấy vợ, chồng nghèo.
- Bị hình khác gia đạo nếu gặp Sát, Phá, Tham hay Tướng.
Tại cung Phu Thê, Liêm Trinh bất lợi về gia đạo như các sao Phá Quân, Thất Sát, Tham Lang. Cả bốn sao võ cách đều không thích hợp với cung Phu Thê. Đặc biệt là đối với phái nữ (cung Phu).
b) Ở TỬ
Đặc tính chung của Liêm Trinh tại cung Tử là:
- Sự chậm con.
- Sự ít con (trừ phi đồng cung với Phủ).
- Sự sát con (trường hợp gặp Sát, Phá).
- Sự khó nuôi con (trường hợp gặp Tướng, Phá, Sát, Tham đồng cung).
- Con không hiển đạt (nếu gặp Phá, Sát, Tham), trừ lệ đối với Phủ và Tướng đồng cung.
c) Ở TÀI
Rất tốt khi gặp Phủ hay Tướng đồng cung (giàu có lớn, giữ được của).
Tốt nếu Liêm Trinh ở Dần Thân: phải cạnh tranh mới được tiền, làm giàu chậm mà chắc chắn.
Với các sao khác, đặc biệt là Sát, Phá, Tham đồng cung thì:
- Hoặc thất thường (Sát đồng cung).
- Hoặc tiền bạc đi liền với tai ương (Phá đồng cung).
- Hoặc túng bấn, khổ vì tiền, bị kiện vì tiền (Tham đồng cung).
d) Ở TẬT
Xem mục 5b và 6b.
Đại cương có nhiều hiểm nguy vì hình ngục, tai nạn hay tự tử, ám sát, yểu chết.
e) Ở DI
Rất tối nếu đơn thủ ở Dần Thân, hoặc đồng cung với Phủ hay Tướng: được quí nhân giúp đỡ, được kẻ dưới trọng vọng, tài lộc dễ kiếm, có danh giá, trấn áp được tiểu nhân (Tướng đồng cung).
Kỳ dư, rất bất lợi vì:
- May rủi đi liền với nhau (Phá đồng cung).
- Gặp nhiều tai nạn gươm đao (Sát đồng cung).
- Bị hình tù, ám hại (Tham đồng cung)
f) Ở NÔ
Thường hay bị nói xấu, làm ơn nên oán.
g) Ở QUAN
Rất tốt vì Liêm Trinh rất hợp với Quan Lộc tại Dần Thân, hoặc đồng cung với Phủ hay Tướng: võ nghiệp vinh danh, kiêm nhiếp cả chính trị, có uy quyền, được người kính nể.
Với các sao khác thì:
- Thăng giáng thất thường và chậm thăng, chậm công danh (Sát đồng cung), may rủi liền nhau. Nếu bỏ quan trường thiên về kinh doanh, kỹ nghệ thì tốt hơn.
- Bất toại chí trong quan trường (Phá đồng cung).
- Công dân thấp, bị hình ngục (Tham đồng cung)
h) Ở ĐIỀN
Có hai trường hợp bất lợi.
- Ở Dần Thân.
- Tham đồng cung.
Tổ nghiệp di sản bị phá tán hoặc không được hưởng, rất bực mình vì điền sản, về già cũng không có nhà ở cố định.
Đối với các trường hợp khác thì:
- Hoặc được hưởng của di sảm mà không giữ được (trường hợp Phủ đồng cung).
- Hoặc tự lập, vất vả ban đầu, sau mới khá giả (Sát hay Phá đồng cung).
- Hoặc nhà đất trước ít, sau nhiều (Tướng đồng cung).
Nói chung, Liêm Trinh nói lên sự khó khăn buổi đầu, có lẽ vì đây là Bắc đẩu tinh, ảnh hưởng xấu trong buổi ban đầu, ôn hòa hơn về sau.
i) Ở PHỤ
Đồng cung với Phủ hay Tướng thì cha mẹ khá giả.
Kỳ dư, có những khía cạnh bất lợi sau:
- Cha mẹ nghèo (ở Dần Thân, Tham đồng cung).
- Mồ côi sớm (Sát, Tham đồng cung).
- Khắc cha mẹ (ở Dần Thân, Phá đồng cung).
- Cha mẹ tị tai nạn (Phá, Tham đồng cung).
j) Ở HẠN
- Liêm Tham Tỵ Hợi: bị tù hình. Gặp Hóa kỵ hay Tuần Triệt thì giải được.
- Liêm Tham Sát Phá: bị đau, bị oán trách.
- Liêm Phá đồng cung bị Kiếp Kình: kiện, tù, ám sát.
- Liêm Kình hay Đà: rủi ro nhiều, ưu tư lắm.
- Liêm Hinh, Kỵ, Kình hay Đà: bị ám sát, lưu huyết thanh toán.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Ngọc Sương (##)