Mơ thấy mưa giông: Nếm trải gian khó để có thành công –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
– Năm Giáp và năm Kỷ kiêng các ngày Ngọ và Mùi.
– Năm At và năm Canh kiêng các ngày Thìn và Tị.
– Năm Bính và năm Tân kiêng các ngày Tý, Sửu, Dần, Mão.
– Năm Đinh và năm Nhâm kiêng các ngày Tuất và Hợi.
– Năm Mậu và năm Quý kiêng các ngày Thân và Dậu.
=> Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com |
Phương Vị: Phá Vỡ Chia Rời
Tính: Âm
Hành: Thủy
Loại: Quyền Tinh, Hao Tinh
Đặc Tính: Hao tán, phu thê, anh hùng, dũng mãnh
Tên gọi tắt thường gặp: Phá
Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 8 trong 8 sao thuộc chòm sao Thiên Phủ theo thứ tự: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
Miếu địa ở các cung Tý, Ngọ.
Vượng địa ở các cung Sửu, Mùi.
Đắc địa ở các cung Thìn, Tuất.
Hãm địa ở các cung Mão Dậu, Dần Thân, Tỵ Hợi.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo:
Người có sao Phá Quân thủ mệnh thì thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt đầy đặn, mắt lộ, hầu lộ, lông mày thưa. Nếu hãm địa hay đắc địa thì hơi thấp.
Tính Tình:
Sao Phá Quân ở cung miếu địa, vượng địa, đắc địa, là người thông minh, nhanh nhẹn, ít chịu ngồi yên, có tài thao lược, anh hùng, đôi khi hiếu thắng, tự đắc, thích phiêu lưu, phong lưu, văn nghệ, nghệ thuật, thích nghiệp võ, hoặc săn bắn, đua xe, lái máy bay, du thuyền, thể thao. Người nữ thì đảm đang, tài giỏi, hay ghen.
Sao Phá Quân ở cung hãm địa, cũng là người thông minh, nhanh nhẹn, ít chịu ngồi yên, hiếu thắng, hay làm chuyện ngược đời, hoặc có sáng kiến lạ đời, có óc kinh doanh, có tài khéo về văn nghệ, nghệ thuật, thủ công, kỹ thuật, có tài thưởng thức, pha chế, chế biến, đa tình.
Công Danh Tài Lộc:
Sao Phá Quân dù đắc địa cũng còn bản chất phá tán, tiêu hao, nên dù cho có ý nghĩa tốt thì cái tốt đó cũng thăng trầm, không lâu bền. Vì vậy, Phá Quân đắc địa thì được giàu, sang nhưng gặp nhiều thăng trầm thất thường, khi được, khi mất.
Riêng đối các tuổi Đinh, Kỷ, Quý, Phá Quân lại tốt: phú quý song toàn, uy quyền hiển hách. Còn đối với những tuổi Bính, Mậu, Dần, Thân, Phá Quân miếu địa tuy có hay, nhưng hay mắc tai họa. Cái tốt của Phá Quân, tự nó không vẹn toàn, vẫn phải lệ thuộc vào những tuổi nhất định và có thêm cát tinh hội tụ hoặc sát tinh đắc địa đi kèm.
Các sao hợp với Phá Quân miếu địa gồm có:
Cát tinh: Xương Khúc, Tả Hữu, Tam Hóa.
Sát tinh đắc địa: Kình, Đà, Không, Kiếp.
Các sao phá hoại Phá Quân miếu địa gồm có:
Sát tinh hãm địa.
Đại, Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình.
Các sao phá hoại Phá Quân hãm địa gồm có:
Sát tinh hãm địa.
Đại, Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình.
Nếu Phá Quân hãm địa gặp sát tinh đắc địa thì được giàu sang, nhưng chóng tàn hay bị tai họa.
Ngoài ra, Phá Quân hãm địa ở một số vị trí nào thì đỡ nhẹ cho những tuổi nhất định:
Phá Quân hãm ở Mão, Dậu hợp với tuổi Ất, Tân, Quý.
Phá Quân hãm ở Dần Thân hợp với tuổi Giáp, Đinh, Kỷ.
Phá Quân hãm ở Tỵ Hợi, hợp với tuổi Mậu.
Trong ba trường hợp này thì đỡ lo về tai họa và tương đối khá giả.
Các sao giải những bất lợi cho Phá Quân hãm địa gồm có: Hóa Khoa, Tuần, Triệt, Nguyệt Đức.
Phúc Thọ Tai Họa:
Sao Phá Quân là hung tinh và hao tinh, thích hợp với nam giới hơn là nữ giới. Nữ giới gặp sao này thường bị những bất trắc về tình duyên, gia đạo vì Phá Quân chủ về phu thê, hao tán.
Mặt khác, Phá Quân là sao võ cách, thích hợp với người có võ tính, cương tính. Đi với phụ nữ thì cũng không hay.
Sao Phá Quân đắc địa, ý nghĩa tai họa nhẹ nhất là sự thăng trầm, thất thường của công danh tài lộc.
Sao Phá Quân hãm địa thì hay mắc nạn, bị tù hình, giảm thọ, bị bệnh khó chữa, nghèo hèn, cô độc, phiêu bạt, chết thảm. Cái tốt không nhiều, cái xấu thì nhiều và rất nặng.
Phá Quân ở Tứ Mộ gặp Hình, Lộc: Uy quyền lớn, danh cao.
Phá Quân, Toái đồng cung: Tiếng tăm lừng lẫy.
Phá Quân, Khoa, Tuần, Triệt ở Thìn Tuất: Thẳng thắn, lương thiện. Nếu thêm cả Nguyệt Đức càng tốt.
Sao Phá Quân ở Tý Ngọ: Sớm xa cách anh em, cha mẹ; nếu không cũng khắc vợ, chồng hoặc hiếm con, nhất là đối với phái nữ.
Sao Phá Quân, Tham Lang, Lộc, Mã: Kiếm tiền dễ dàng. Người nam thì phong lưu, tài tử, phóng đãng, người nữ thì đa tình.
Sao Phá Quân, Hỏa: Phá sản, bán sạch tổ nghiệp.
Sao Phá Quân, Phục, Hình, Riêu, Tướng Quân: Vợ chồng ghen tuông đi đến chỗ giết nhau.
Sao Phá Quân, Triệt, Cô: Chết đường, bất đắc kỳ tử.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Phụ Mẫu:
Sao Phá Quân chủ về hao tán, ở vị trí nào cũng sớm mất cha hay mẹ, ít ra hai người xa cách hoặc bất hòa. Chỉ trong trường hợp Phá Quân ở Tý, Ngọ và đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ khá giả.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Phúc Đức:
Sao Phá Quân ở cung Phúc đều có nghĩa họ hàng ly tán và riêng mình phải tha phương lập nghiệp. Nếu Phá Quân ở Tý Ngọ thì được phúc, sống lâu; ở Thìn Tuất thì riêng mình không có phúc nhiều, nhưng họ hàng quý hiển; ở Dần Thân thì kém phúc, bị họa, họ hàng sa sút; nếu đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh hay Vũ Khúc thì vất vả, lao khổ, xa quê mới sống lâu.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Điền Trạch:
Không có điền sản nếu Phá Quân ở Dần Thân.
Có sản nghiệp buổi đầu rồi phá tan, về sau mới giữ của được nếu Phá Quân ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Tử, Liêm, Vũ.
Mua nhà đất rất nhanh chóng, nhưng cơ nghiệp sa sút về già, không giữ được di sản, nếu Phá Quân ở Tý Ngọ.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Quan Lộc:
Đơn thủ tại Tý, Ngọ: Công danh hiển đạt nhưng thăng giáng thất thường. Lập công danh trong thời loạn. Thành công trong những việc khó khăn và nguy hiểm. Có nhiều mưu trí và dũng mãnh.
Đơn thủ tại Thìn, Tuất: Đi vào công danh thì có chức vụ, có uy quyền, đôi khi cấp trên phải nể phục.
Công danh lúc đầu thường hay gặp trắc trở, hoặc có chức vụ mà không vừa ý, không hạp với tài năng của mình, nếu khá giả cũng không lâu bền. Nên kinh doanh, buôn bán hay chuyên về kỹ nghệ nếu Phá Quân ở Dần, Thân hoặc đồng cung với Vũ Khúc, Liêm Trinh.
Tử Vi đồng cung: Công danh thăng giáng thất thường nên làm nghề buôn bán, kinh doanh, nghề có liên quan đến kim loại, máy móc, xe cộ.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Thiên Di:
Đơn thủ tại Tý, Ngọ: Được xã hội trọng nể, dễ kiếm tiền, nhưng đôi khi mắc nạn nguy hiểm.
Đơn thủ tại Thìn, Tuất: May rủi liền nhau, quý nhân và tiểu nhân đều có, nhiều tai ương, chết xa nhà.
Đơn thủ tại Dần, Thân: Ra ngoài hay bị tai nạn xe cộ, vì người ám hại, chết xa nhà.
Tử Vi đồng cung: ra ngoài giao thiệp với người quyền quý, được quý nhân nhân giúp đỡ và được kính nể.
Vũ Khúc đồng cung: ra ngoài khó nhọc vất vả, dễ gặp tai nạn nguy hiểm. - Liêm Trinh đồng cung: Ra ngoài bất lợi, hay gặp rủi ro.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Tật Ách:
Sao Phá Quân ở Cung Tật Ách mà không có sao xấu là số có sức khỏe tốt, ít bệnh tật. Thông thường lúc nhỏ tuổi hay bị mụn nhọt, có ghẻ, máu nóng, có tính ưa thích về xe cộ, máy móc, phiêu lưu, nay đây mai đó, nên dễ gặp tai nạn xe cộ, duyên nợ lận đận.
Sao Phá Quân, Hao, Mộc, Kỵ: Có ung thư, nếu không cũng phải mắc bệnh cần phải mổ mới qua khỏi được.
Sao Phá Quân, Riêu, Hồng: Bệnh mộng tinh.
Sao Phá Quân, Hỏa Tinh nhất là ở cung Ngọ bị rối trí, điên.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Tài Bạch:
Giàu có dễ dàng bằng kinh doanh táo bạo, nếu Phá Quân ở Tý Ngọ.
Tiền bạc vô ra thất thường nếu Phá Quân ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm Trinh.
Chật vật buổi đầu, về sau sung túc nếu Phá Quân đồng cung với Tử Vi hay Vũ Khúc.
Khó kiếm tiền, thu ít, chi nhiều nếu Phá Quân ở Dần, Thân.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Tử Tức:
Sao Phá Quân đóng trong cung Tử thông thường có nghĩa hiếm con, xung khắc với cha mẹ dù ở cung nào và đi với sao nào cũng vậy.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Phu Thê:
Sao Phá Quân thường chủ sự hao tán về duyên nợ. Nam hay nữ dù có lập gia đình cũng phải có sự bất hòa, ly thân, ly hôn, chắp nối, hôn nhân trắc trở, hoặc hay ghen tuông, gây gỗ, đôi khi có sự ích kỷ, nóng tánh, hoặc vì hoàn cảnh thời cuộc mà phải xa cách nhau một thời gian sau mới tái hợp lại. Tuy nhiên nếu không có sao xấu thì duyên nợ tốt, chóng thành, người hôn phối có tài năng, liêm khiết, trung trinh, biết lễ độ, thẳng thắn, mạnh bạo, tánh khí cương cường, đôi khi khó tánh.
Phá Quân tại Tý, Ngọ: Tuy vợ chồng khá giả nhưng nên muộn đường hôn phối. Nếu không trong đời phải có lần xa cách nhau.
Sao Phá Quân tại Dần, Thân: Gia đình suy bại, vợ chồng bất hòa, hình khắc.
Sao Phá Quân, Tử Vi đồng cung: Vợ chồng khá giả, hợp tánh nhưng phải hình khắc, chia ly, nên muộn đường hôn phối.
Sao Phá Quân, Vũ Khúc đồng cung: Gia đình nghèo khổ, thiếu hòa khí nhưng vợ chồng vẫn xum hợp lâu dài.
Sao Phá Quân, Liêm Trinh đồng cung: Vợ chồng làm ăn khó khăn, hay bất hòa, xa cách.
Ý Nghĩa Phá Quân Ở Cung Huynh Đệ:
Hiếm anh em, anh em bất hòa, xa cách nhau nếu Phá Quân ở Tý Ngọ.
Càng hiếm hơn và anh em ly tán hoặc có tật và bất hòa nếu Phá Quân ở Thìn, Tuất, Dần, Thân hay đồng cung với Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc.
Phá Quân Khi Vào Các Hạn:
Nếu Phá Quân sáng sủa thì hạn gặp tài, danh thành đạt. Ngược lại, nếu hãm thì rất nhiều tai họa (tội, tang, mất chức, bệnh).
Sao Phá Quân, Tuế, Kỵ: Lo âu, bực dọc vì cạnh tranh, kiện cáo.
Sao Phá Quân, Liêm, Hỏa: Phá sản, bị tù, có thể chết.
Sao Phá Quân, Việt, Linh, Hình: Bị súng đạn.
Sao Phá Quân, Tướng, Binh, Thai, Riêu: Bị phụ tình, đàn bà thì bị lừa gạt, thất trinh, thất tiết.
Nhiều người cảm thấy thật khó khăn trong việc tiết kiệm tiền của. Một phần nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến cách quản lý tài chính của mỗi cá nhân. Nhưng, dưới góc độ phong thủy, một số thói quen xấu và cách bố trí nhà cửa không hợp lý cũng có thể khiến quá trình tích lũy tiền và của cải gặp nhiều trở ngại hơn.
Nhà đẹp xin chỉ ra 6 lưu ý có ảnh hưởng rất lớn sự giàu có của bạn như sau:
Thứ 1: Nước luôn luôn chảy trong nhà
Nước chảy đồng nghĩa với tiền bạc, của cải đang ra đi.
Trong sinh hoạt hàng ngày, có khá nhiều người thích để nước chảy xối xả khi đánh răng, rửa mặt, rửa bát, rửa rau, giặt quần áo... Tuy nhiên, cách này rất lạc hậu. Thực tế, tăng thêm thu nhập và giảm chi tiêu là cách phổ biến nhất để tích lũy sự giàu có, và việc giảm chi tiêu có thể áp dụng ở mọi nơi.
Tại sao người lớn tuổi không thích để nước chảy tự do trong nhà? Bởi vì theo phong thủy, nước kiểm soát sự giàu có. Vì thế, bạn không nên lãng phí nước mà hãy đóng vòi nước lại khi đã có đủ nước để dùng nhằm tiết kiệm tiền.
Thứ 2: "Vứt" tiền lung tung
Tài sản có giá trị, nhất là tiền cần được quản lý chặt chẽ.
Không phải ai cũng là người có tổ chức, ngăn nắp và sạch sẽ nên việc vứt đồ đạc lung tung là điều khó tránh khỏi. Thói quen này cực kỳ không tốt và dễ dàng hình thành tác động tiêu cực đến sự giàu có của bạn.
Thậm chí, có người còn thả ví tiền thẳng vào máy giặt quần áo mà không hề hay biết. Hành động này có nghĩa bạn đã đánh mất sự may mắn về tài lộc của bản thân nhanh hơn và nhiều hơn. Tốt nhất, bạn nên thật sự chú ý đến điều này.
Tục ngữ có câu "Kiến tha lâu sẽ có ngày đầy tổ" muốn nói rằng sự giàu có cần phải tích lũy một cách từ từ. Hãy để một con lợn đất ở nơi thuận tiện để các thành viên trong gia đình bỏ tiền lẻ vào đấy, thể hiện sự tích lũy hàng ngày và cuộc sống sẽ cởi mở hơn.
Thứ 3: Chưa quan tâm đầy đủ tới phong thủy phòng bếp
Chú ý kiểm tra và bổ sung kịp thời để đảm bảo luôn luôn có đồ ăn trong nhà.
Trong phong thủy, phòng bếp được đánh giá là "cái kho của". Rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ tuổi thích ăn uống bên ngoài, họ thường phớt lờ phong thủy phòng bếp.
Bạn nên thiết kế bếp nằm ở phía sau ngôi nhà và nên tích trữ một ít đồ ăn trong tủ lạnh cũng như những nơi khác trong bếp để giữ gìn tài sản. Ngay cả khi bạn là người ít nấu ăn tại nhà, bạn vẫn cần dự trữ đồ ăn. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của bạn lúc khẩn cấp mà còn nâng cao sự dồi dào, thịnh vượng cho căn bếp.
Thứ 4: Màu sắc trang trí phòng khách ảnh hưởng đến sự giàu có
Tránh sử dụng quá nhiều màu đỏ trong phòng khách vì nó sẽ làm giảm vận may tài lộc
Nhìn chung, phòng khách có vị trí quan trọng trong phong thủy của ngôi nhà. Từ quan điểm của 5 yếu tố sắc màu phong thủy, nếu bạn sử dụng màu đỏ rực rỡ để trong trí phòng khách thì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự giàu có của bạn. Bạn nên sử dụng những sản phẩm kim loại để tăng cường vận may tài lộc. Bởi vì đất dưỡng kim nên bạn cũng có thể thêm yếu tố đất để trang trí phòng khách, chẳng hạn như sàn nhà gạch men, đồ gia dụng và đường nét màu vàng... giúp hình thành một không gian may mắn.
Thứ 5: Chú ý cách bố trí đồ dùng để tạo ra sự giàu có
Dòng chảy của nước phải luôn hướng về ngôi nhà mới có thể gia tăng sự giàu có, thịnh vượng.
Nếu gia đình bạn sử dụng các tính năng nước phong thủy như đài phun nước, thác nước... để mời gọi tài lộc, sự giàu có, bạn phải giữ cho dòng nước chảy hướng thẳng về ngôi nhà. Nếu không, bạn có thể bị mất tiền, hoặc thậm chí phá sản.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nếu bạn mơ thấy cầu hôn thì tình yêu sắp gõ cửa trái tim bạn rồi đấy |
Cầu hôn
Cầu hôn trong giấc mơ dự báo tình yêu sớm xuất hiện với bạn.
Nếu chàng trai trẻ mơ thấy mình cầu hôn người con gái mình yêu, chứng tỏ bạn rất yêu cô gái này. Tuy nhiên, bạn lại không biết làm cách nào để được cô ấy đáp lại.
Nếu cô gái mơ thấy có người đến cầu hôn hoặc người mình yêu ngỏ lời cầu hôn ngụ ý, bạn là người chung thủy trong tình yêu. Bên cạnh đó, giấc mơ này còn chứng tỏ rằng bạn đang có nhiều băn khoăn trong lòng vì chưa thể nói ra tình cảm của mình với người đó.
Mơ thấy ly hôn không phải là điềm xấu đâu |
Ly hôn
Trong cuộc sống, ly hôn là chuyện buồn mà không một ai mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, mơ thấy ly hôn lại là điềm lành tiên báo bạn sắp được hưởng thụ một cuộc sống gia đình vững chắc, hạnh phúc.
Nếu đã lập gia đình, bạn đừng lo sợ khi mơ thấy cảnh ly hôn. Ngược lại, đó là lời mách bảo rằng người bạn đời của bạn rất chân thành, đáng tin cậy và luôn chung thủy với bạn.
Ngoài ra, điều đó chứng tỏ bạn là người rất coi trọng gia đình. Bạn luôn mong muốn có một cuộc sống chan hòa tình cảm, hạnh phúc.
Theo Giấc mơ & vận mệnh của con người trong cuộc sống
Sao Tử vi còn gọi là Đế tòa đứng đầu 12 vì sao trong lá số tử vi, thuộc tính Ngũ hành là âm Thổ, là trung tâm của các vì sao. Tử vi chuyên quản về tước lộc, có tác dụng hóa giải tai ách, kéo dài tuổi thọ, chế hóa (chế phục và hóa giải hung tính của các sát tinh).
Sao Tử vi ưa gặp Tả phù, Hữu bật đồng cung phò tá; Thiên tướng và Văn xương làm tùy tùng; Thiên khôi, Thiên việt truyền lệnh, Thái dương, Thái âm phân chức. Nếu đồng cung với những cát tinh trên hoặc tọa tại cung Tam phương Tứ chính hội chiếu lẫn nhau sẽ tạo thành cách cục tốt. Tử vi tọa thủ cung Thân hoặc cung Mệnh, chủ về có phong độ, có khí chất, cá tính đôn hậu, cương trực cung kính.
Tuy nhiên thưòng tâm địa khá hẹp hòi, dễ tin ngưòi khác mà làm điều trái đạo lý, bảo thủ cô chấp, dễ bị kích động. Không có Tả phù hoặc Hữu bật đồng cung chủ về mệnh cô độc, phải tự mình làm mọi việc, do đó thường vất vả, ít có thời gian nghỉ ngơi. Cao ngạo, trọng hư vinh, thích quyền quý, học nhiều không tinh thâm, dễ phạm đào hoa. Tử vi tọa Mệnh, nếu không có Tả phù hoặc Hữu bật đồng cung, đại hạn, tiểu hạn đến Thiên hình hoặc Địa kiếp dễ xuất gia, học đạo.
- Người có sao Tử vi đóng tại Ngọ nên kinh doanh bất động sản,tránh kinh doanh ngành chăn nuôi trồng trọt
- Người có sao Tử vi đóng tại Dậu có sao Tham lang Thiên hình đồng cung nên theo ngành công an hay quân đội
- Người có sao Tử vi đóng tại Thìn Tuất lại có sao Thiên tướng đồng cung thường có chí khó thành, gặp chuyện tình cảm lận đận,phạm đào hoa thì cả tình duyên sự nghiệp đều trắc trở, muôn sự khó thành
- Người có sao Tử vi đóng tại Tỵ Hợi có Thất sát đồng cung là người thích phiêu bạt giang hồ ,lãng tử
- Người có sao Tử vi đóng tại Sửu Mùi có Phá quân đồng cung là người dễ tin người hay bị lừa gạt..
- Người nữ có sao Tử vi đóng tại Hợi có Thất sát đồng cung nên làm thư ký cho chồng hoặc trợ lý cho chồng.
Trong cuộc đời, bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình, điều gì là quý giá nhất chưa? Và bạn đã tìm ra câu trả lời cho mình chưa? Hãy cùng xem câu chuyện giữa tiểu hòa thượng và lão hòa thượng dưới đây để suy ngẫm về câu trả lời cho mình nhé!
Trên một ngọn núi ở bên ngoài thành phố nọ có một ngôi chùa cổ. Ngôi chùa cổ nằm giữa những hàng tre trúc xanh mướt và những cây tùng bách cổ thụ, có một vị sư trụ trì nổi tiếng là người đức hạnh và trí huệ.
Một ngày nọ, vị tiểu hòa thượng đến trước mặt vị sư trụ trì và hỏi: “Rốt cuộc, trong cuộc đời của chúng ta, điều gì là quý giá nhất ạ?”
Vị sư trụ trì nói: “Con hãy ra sau vườn hoa lấy tảng đá mà ta để ở đó xuống chợ ở dưới núi bán. Nếu như có người hỏi, con đừng nói gì mà giơ lên một ngón tay. Nếu như họ có thương lượng trả giá, con cũng đừng bán mà hãy lập tức mang nó về chùa. Ta sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là quý giá nhất!”
Sáng sớm ngày hôm sau, tiểu hòa thượng hào hứng ôm tảng đá rồi chạy xuống chợ dưới núi bán. Khu chợ đông đúc, người đi qua đi lại đều ngạc nhiên hỏi nhau: “Tiểu hòa thượng ngốc, có ai sẽ mua tảng đá này kia chứ?”
Không ngờ một lát sau, có một người phụ nữ trung tuổi đi tới và hỏi: “Tảng đá này bao nhiêu tiền?”
Tiểu hòa thượng giơ một ngón tay của mình lên mà không nói lời nào
Người phụ nữ hỏi: “10 đồng sao?” Tiểu hòa thượng lắc đầu, người phụ nữ lại nói: “Vậy là 100 đồng? Thôi được rồi, ta sẽ mua về để muối dưa chua vậy.”
Tiểu hòa thượng nghe vậy thầm nghĩ: “Trời ơi, tảng đá không đáng 1 đồng mà có người trả 100 đồng! Trên núi của chúng ta chẳng phải có cả đống sao?”
Tiểu hòa thượng nghe lời sư trụ trì, không bán mà ôm đá trở lại chùa và hỏi sư phụ: “Sư phụ, hôm nay có người phụ nữ trả con 100 đồng để mua tảng đá này. Bây giờ, sư phụ có thể nói cho con biết, đời người điều gì là giá trị nhất chưa ạ?”
Vị sư trụ trì nói: “Đừng vội! Sáng ngày mai, con hãy ôm tảng đá này tới trước cửa viện bảo tàng bán. Nếu có người hỏi, con cứ giơ một ngón tay lên, nếu như họ trả giá, con đừng bán mà lại ôm đá về. Sau đó chúng ta sẽ nói chuyện tiếp!”
Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại vui vẻ ôm tảng đá đến trước viện bảo tàng ngồi bán.
Một nhóm người hiếu kỳ vây quanh tiểu hòa thượng rồi xì xào bàn tán: “Một tảng đá bình thường rốt cuộc có giá là bao nhiêu? Chẳng lẽ đây là tảng đá quý hiếm sao?”
Lúc này có một người đàn ông từ trong đám đông bước lên phía trước rồi lớn tiếng hỏi: “Tiểu hòa thượng, ngươi bán tảng đá này bao nhiêu tiền?”
Tiểu hòa thượng lại giống như cũ, giơ một ngón tay lên mà không nói gì. Người đàn ông kia hỏi: “1000 đồng sao? Được, ta mua luôn vì đang cần tảng đá để khắc bức tượng thần.”
Tiểu hòa thượng nghe xong, lùi lại một bước, sợ tới mức không nói lên lời. Nhưng tiểu hòa thượng vẫn tuân thủ lời của sư trụ trì, không bán mà ôm đá về: “Sư phụ! Hôm nay có người trả con 1000 đồng để mua tảng đá này. Bây giờ, sư phụ đã nói cho con biết được chưa?”
Sư trụ trì nghe tiểu hòa thượng nói xong, cười ha ha rồi trả lời: “Ngày mai con hãy mang tảng đá này đến cửa hiệu đồ cổ bán đi. Nhớ lời của ta, đừng bán mà hãy mang nó về. Lúc ấy, ta nhất định sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là giá trị nhất.”
Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại mang tảng đá đến cửa hiệu đồ cổ ở dưới núi. Không ngờ, một người đàn ông đến trước tiểu hòa thượng và nói: “Đây là bảo thạch ngàn năm không gặp, tiểu hòa thượng bán bao nhiêu tiền?”
Tiểu hòa thượng lại như cũ, không nói gì mà giơ một ngón tay lên. Người đàn ông nói: “10.000 đồng?”
Tiểu hòa thượng lắc đầu, người đàn ông lại nói: “100.000 đồng sao? 100.000 thì ta cũng muốn mua báu vật này!”
Tiểu hòa thượng nghe xong như không tin vào tai mình, vội vàng ôm tảng đá về chùa và nói với sư trụ trì: “Sư phụ! Hôm nay có người trả con 100.000 đồng để mua tảng đá kia. Bây giờ sư phụ đã có thể nói cho con biết được chưa?”
Vị sư trụ trì chỉ vào tảng đá rồi đánh gãy và nói:
“Thực ra, chúng ta không phải có ý định bán tảng đá này. Ta sở dĩ bảo con làm như vậy là vì muốn bồi dưỡng và rèn luyện cho con về khả năng nhận biết được giá trị của bản thân và khả năng lý giải sự việc.
Cho dù con ở nơi đâu, cùng là con, nhưng có người sẽ nâng con lên rất cao và có người lại bỡn cợt mà hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt tại trước mặt người hiểu được giá trị."
Đừng lo người khác nhìn mình như thế nào mà quan trọng nhất là bản thân mình nhìn nhận mình như thế nào. Nói ngắn gọn, điều quý giá nhất trong cuộc đời là con có thể nắm giữ được số mệnh và quyết định được giá trị của bản thân mình.
► ## gửi tới bạn đọc công cụ coi ngày tốt xấu chuẩn xác theo Lịch vạn niên |
Ví dụ: Ngày tháng năm sinh của bạn là: 25/05/1980
2+5+0+5+1+9+8+0 = 30 = 3+0 = 3 => Bạn thuộc kiểu sữa bò.
Bạn thuộc kiểu nào dưới đây vậy ^^.
1. Bò bít tết chiên
2. Pho mát
3. Sữa bò
4. Bánh mỳ chiên
5. Mỳ Ý
6. Nước trái cây
7. Bánh rán có nhân
8. Khoai tây hầm
9. Mỳ xào
Chocopie (theo QQ)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
1. Thế “phòng trong phòng”
1. Tuổi Dậu
Thu hoạch bất ngờ của người cầm tinh con Gà trong tháng 10 có liên quan đến chuyện tình yêu và tiền bạc. Cơ hội để bạn kết thúc kiếp FA đã đeo bám mình dai dẳng này là rất cao, nếu chủ động tỏ tình, bạn sẽ không bao giờ phải nói lời hối tiếc.
Hơn thế, trong tháng này, người tuổi Dậu gặp nhiều may mắn về tiền bạc, rất có thể sẽ trúng thưởng phần quà lớn, thậm chí là trúng số độc đắc nhé!
2. Tuổi Dần
Vận đào hoa khá vượng, cộng thêm với vận quý nhân tăng mạnh nên trong tháng 10 này, người tuổi Dần sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực tình cảm. Vì thế, nếu người tuổi Dần nhận được nhiều lời tỏ tình cùng lúc cũng là điều dễ hiểu mà thôi.
3. Tuổi Tỵ
Món quà bất ngờ mà người tuổi Tỵ sẽ nhận được trong tháng 10 này chính là sự xuất hiện của quý nhân. Người này sẽ mang đến nhiều điều thú vị trong cả tình cảm và chuyện học hành, thi cử của bạn.
4. Tuổi Sửu
Nếu để ý, người tuổi Sửu sẽ thấy ví tiền của mình có vẻ dày hơn tháng trước. Đó là kết quả từ việc bạn đã mầy mò thử sức với việc kinh doanh mới đó.
5. Tuổi Mão
Tháng 10 này, người tuổi Mão sẽ “bội thu” về mặt tình cảm. Mối tình đơn phương dai dẳng bấy lâu của bạn sẽ chấm dứt tuyệt đối, thay vào đó là niềm hạnh phúc ngập tràn khi đối phương chủ động bày tỏ tình cảm với bạn.
Mr.Bull (Theo DYXZ)
Điểm danh những con giáp ưa nịnh ngọt |
► Lịch ngày tốt gửi tới độc giả công cụ: Xem phong thủy chuẩn xác để đón lành tránh dữ |
Đây là quẻ Quan Âm thứ 85 được xây dựng trên điển cố: Hàn Văn Công ngộ tuyết hay Hàn Văn Công gặp tuyết.
Quẻ trung bình thuộc cung Thân. Quẻ này tốt cho người cao tuổi, may mắn và vận thế tốt đẹp. Nếu người trẻ, hỏi về công danh lợi lộc, khi gặp quẻ này nghĩa là tiền tài sẽ có khi về già.
Thử quái xuân tận hoa khai chì tượng. Phảm sự chù hậu cải biến dã.
Hàn Văn Công tức Hàn Dũ (767 – 824), tự Thoái Chi, người huyện Hà Dương, tỉnh Hà Nam.
Năm Nguyên Hòa thứ 14 (năm 819), Đường Hiến Tông sai sứ giả đi Phượng Tường đón xá lị của Phật, kinh thành Trường An bỗng chốc dấy lên trào lưu sùng tín Phật pháp. Hàn Dũ không chú ý đến sự an nguy của bản thân, kiên quyết dâng “Luận Phật cốt biểu” (bài biểu bàn về xá lị Phật), cực lực bài xích đạo Phật lầ không thể tin theo, yêu cầu đem xá lị Phật “ném vào nước lửa, cắt đứt gốc rễ, chấm dứt nghi ngờ trong thiên hạ, phá bỏ mê hoặc của đời sau”. Hiến Tông nhận được tờ biểu, bừng bừng tức giận, muốn dùng cực hình xử tội. Nhờ Tể tướng Bùi Độ cùng các quan đại thần trong triều ra sức nói giúp, Hàn Dũ mới được miễn tội chết, nhưng bị giáng chức làm Thứ sử Triều Châu.
Hàn Dũ từ biệt vợ con, đi đến Triều Châu. Đi chưa được mấy ngày thì gió lạnh đổ về, tuyết lớn mù mịt. Hàn Dũ đi đến một nơi tuyết dày mấy thước, ngựa khó mà tiến lên được, gần đó cũng không có lấy một nếp nhà. Trong lúc tuyệt vọng, chợt thấy một người đội tuyết đi tới, thì ra là đứa cháu Hàn Tương Tử. Lúc này Hàn Tương Tử đã đắc đạo thành tiên. Tương Tử hỏi Hàn Dũ: “Chú còn nhớ câu thơ năm nọ không? Chính là nói đến sự việc ngày hôm nay đấy!”
Vốn dĩ anh trai của Hàn Dũ mất sớm, để lại một đứa con trai là Hàn Tương, Hàn Dũ nuôi dưỡng Hàn Tương thành người, lại dạy cháu đọc sách. Nhưng Hàn Tương không có hứng thú với việc đọc sách làm quan, chỉ thích tìm tiên tu đạo, mê muội không chịu tỉnh ngộ, khiến cho Hàn Dũ rất đau lòng. Một lần, Hàn Tương lại ra ngoài tìm tiên, Hàn Dũ tức cảnh viết một bài thơ:
Lưỡng giơ các sinh tử, Hài đề xảo tương như.
Thiếu trưởng tụ hi hý, Bất thù đồng đội ngư.
Niên chí thập nhị tam, Đâu giác sảo tương sơ.
Nhị thập tiệm quai trương, Thanh câu ánh hà cừ.
Tam thập cốt cách thành, Năi nhất long nhất trư.
Nhất vi công dữ tướng, Đàm đàm phủ trung cư;
Nhất vi mã tiền tốt, Tiên bối sinh trùng thư.
Vấn chi hà nhân nhỉ? Học dữ bất học dư?
(Hai nhà đều sinh con trai, lúc còn bé thì khéo léo như nhau. Lớn nhỏ tụ tập vui đùa, không khác gì cá cùng đàn. Đến mười hai mười ba tuổi, tài hoa có khác nhau một chút. Hai mươi tuổi thì dần có sự trái ngược, như khe trong và dòng kênh lớn. Ba mươi tuổi thì cốt cách hình thành, một là con rồng một như con lợn. Một lầ công là tướng, ung dung ờ trong phủ; một là tên tiểu tốt dắt ngựa, suốt ngày bị đánh đến rách lưng. Hỏi nguyên nhân là vì sao? Phải chăng là có học và không học.)
Sau khi Hàn Tương trở về nhà, đọc xong bài thơ của Hàn Dũ, cũng dùng thơ để nói lên ý mình:
Giải cấu thoan tuần tửu, Nâng khai khoảnh khắc hoa.
Hữu nhân năng học ngã, Đồng cộng khán tiên ba.
(Có thể ủ được rượu trong chốc lát, có thể làm cho hoa nở trong khoảnh khắc. Người nào có thể học theo ta, sẽ có thể cùng xem được hoa tiên.)
Hàn Dũ vẫn không tin.
Hàn Tương liền mang đến một chậu đất, nói: “Hoa đẫ nở ròi.” Chỉ thấy hai bông hoa xanh biếc nở trong chậu, lại có hai câu thơ ở trên cánh hoa: “Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại, tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền” (Mây giăng Tần Lĩnh nhà đâu nhỉ, tuyết lấp Lam Quan ngựa chùn chân). Hàn Dũ hết sức kinh ngạc, đành phải cho Hàn Tương đi vân du khắp nơi. Sau này, Hàn Tương đắc đạo thành tiên, là một trong Bát tiên, chính là Hàn Tương Tử.
Lúc này Hàn Dũ mới biết đây là Lam Quan, liên tục thử dài, cuối cùng tin lời mà Hàn Tương Tử nói năm xưa là thật.
Đêm đó, hai người đến ngủ nhờ trong thôn Phó Xá ờ Lam Quan, cùng bàn luận về chuyện xưa nay, về đạo tu hành, Hàn Dũ thực lòng tin phục theo đạo mà Hàn Tương Tử nói đến. Ngày hôm sau, Hàn Tương Tử chào từ biệt ra đi, đưa ra một bầu thuốc tiên, nói với Hàn Dũ rằng: “Uống một viên có thể ngăn được nóng lạnh”, và còn dặn thêm: “Không lâu nữa chú sẽ trở về, không những không có bệnh tật, mà còn tiếp tục được triều đình trọng dụng.”
Xếp theo mức độ ‘nhiễm’ tật háo sắc từ nặng đến nhẹ lần lượt là chàng trai tuổi Sửu, Ngọ, Thìn… Củ thể như thế nào chúng ta cùng đọc bài viết sau để biết con trai tuổi nào háo sắc nhất nhé!
Nội dung
Những anh chàng tuổi Sửu có số đào hoa, phong lưu thiên bẩm, họ cũng không dại gì từ chối sự yêu mến hoặc tình cảm của người khác giới dành cho mình. Điều này đã thuộc về bản chất của người tuổi Sửu. Bởi vậy, nếu soi về độ háo sắc của 12 con giáp, chàng trai tuổi Sửu luôn giữ vững vị trí quán quân.
Hễ nhìn thấy teen girl xinh xắn là trái tim những anh chàng tuổi Ngọ lại xốn xang, miệng thì xuýt xoa không ngừng và ngay lập tức lên kế hoạch để chinh phục trái tim nàng. Họ dành phần lớn thời gian trong ngày để “tăm tia” đối phương, thậm chí khi “hoa đã có chủ” thì họ vẫn liếc mắt đưa tình với những cô nàng có vẻ mặt kiều diễm hoặc sở hữu thân hình nóng bỏng.
Vốn tính tự cao tự đại cộng với sự tự tin thái quá, những anh chàng tuổi Thìn cho rằng đào hoa là điều đáng tự hào và không cần phải thay đổi. Đó cũng là lý do khiến mức độ háo sắc của họ ngày càng tăng.
Sự nhiệt tình và ga-lăng với người khác giới dường như đã ngấm vào bản chất của những chàng trai tuổi Tỵ. Đồng thời, đi kèm theo đó là độ háo sắc vô đối, luôn thích tìm kiếm và chinh phục những điều mới lạ. Điều đó lý giải tại sao nhiều cô nàng lại say như điếu đổ trước vẻ lịch lãm của con giáp này.
Vẻ ngoài của những anh chàng tuổi Mùi thường đánh lừa đối phương rất khéo, bởi trông họ khá nghiêm túc và nhiều quy tắc. Vì thế nữ giới thường dành cho họ sự ưu ái cũng như niềm tin ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Bạn đừng quá coi trọng vẻ ngoài của họ kẻo bị “mắc bẫy” đó. Thực ra, người tuổi Mùi cũng háo sắc và đào hoa lắm. Họ rất giỏi giấu diếm và che đậy nên thường lấy được lòng tin của đối phương một cách dễ dàng.
Mức độ háo sắc của con giáp này không chỉ bắt nguồn từ trái tim rung rinh mà còn từ bộ não bị sắc đẹp khác giới choáng ngợp. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc tính toán để chinh phục trái tim người đẹp mà không cần để ý đến suy nghĩ và tình cảm của đối phương.
Họ cũng không nghĩ nhiều, hễ có “ý tưởng” gì là hành động ngay tức thì, bởi thế kết quả không viên mãn cho lắm.
Các anh chàng tuổi Dần luôn cảm thấy hứng khởi và thú vị với những điều mới lạ, khác thường. Thậm chí, họ còn tham vọng được trải nghiệm và chinh phục điều đó. Thực ra, nói họ háo sắc và có tính trăng hoa cũng không sai, nhưng nói họ “có mới nới cũ” chắc sẽ chuẩn xác hơn.
Có lẽ đây là con giáp mang “nỗi oan” nhiều nhất. Chỉ vì vẻ ngoài lanh lợi, hoạt bát nên không ít người nhầm tưởng họ đào hoa và háo sắc. Thực ra, những chàng trai tuổi Thân khá chung tình, một khi đã yêu thì coi người yêu là đẹp nhất và không quan tâm tới các cô nàng khác.
Suy nghĩ của chàng trai tuổi Hợi thấu đáo và chín chắn lên trông thấy khi họ bước vào cuộc sống hôn nhân. Thời còn tự do bay nhảy, họ cũng đôi chút háo sắc đấy. Nhưng khi đã có người nâng khăn sửa túi, họ lại khá chung tình, sống có chừng mực và biết quan tâm tới suy nghĩ của đối phương.
Những anh chàng tuổi cho rằng việc trăng hoa hay háo sắc là điều không mấy tốt đẹp gì, trái lại nó chỉ mang tới phiền toái cho tình yêu. Bởi vậy, trong tình yêu, họ chung thủy vô cùng, thậm chí có thể nói họ trung thành với tình yêu trước sau như một.
Đối với con trai tuổi Mão, việc chí thú xây dựng sự nghiệp vững vàng quan trọng và đáng để làm hơn là mất thời gian cho chuyện trăng hoa nọ kia. Khi đã có được ý chung nhân, chàng trai tuổi này dùng toàn bộ ánh mắt cũng như tình cảm yêu thương cho đối phương, không có chỗ cho việc ngắm nhìn hay theo đuổi bông đùa với các cô nàng khác.
Những anh chàng tuổi Dậu toàn tâm toàn ý với người mình yêu. Họ luôn tìm mọi cách để đối phương cảm nhận được tình cảm nồng nhiệt và sâu lắng của mình, thử hỏi thời gian đâu để họ trăng hoa hay suy nghĩ viển vông tới cô nàng nào đó được.
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.
1./ Ý nghĩa lễ húy kỵ - cúng giỗ:
Lễ húy kỵ còn gọi là nhật kỵ, húy kỵ, mệnh nhật, Kỵ thần, húy thần, đám giỗ, giỗ quải, đám quải, dọn đám giỗ
Chữ “Húy” theo tiếng tính từ có nghĩa là kiêng cữ, tránh không nói hoặc viết ra, cho nên mới nói: chữ húy, ẩn húy, tên húy, phạm húy.
Còn chữ “Kỵ” là kiêng cữ, giỗ chạp, đám kỵ, kỵ cơm, giỗ. Kỵ nhật tức là ngày giỗ, ngày cúng cơm người mất mỗi năm, thường thì tính theo âm lịch
Như vậy Húy Kỵ theo tiếng động từ là kiêng cữ, Húy nhật là ngày giỗ kỵ cúng cơm.
Ý nghĩa Lễ Giỗ Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo, nghĩa là mời thì đến, không thì thôi.
2./ Ngày cúng giỗ vào ngày nào?
Trong việc cúng vào ngày Giỗ thì bao gồm gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (lễ cúng vào ngày trước ngày người chết qua đời 1 ngày), Lễ Chính kỵ (chính ngày mất).
Tiên Thường là ngày Cáo giỗ, ngày giỗ trước ngày người quá cố qua đời. Tiên Thường nghĩa là nếm trước, nếm thử, tức lễ cúng sơ sơ trươc ngày giỗ 1 hôm, như chúng ta thường nghe: cúng Tiên Thường, lễ Tiên Thường, hôm nay là ngày lễ Tiên Thường của thầy tôi, cha mẹ tôi…ngày mai là ngày Chính kỵ, mời các vị đến tham dự
Trong ngày này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho phép vong hồn người được giỗ và nội ngoại cùng về hưởng giỗ cùng con cháu. Ngày cúng cáo giỗ chỉ được áp dụng đối với giỗ trọng (tức những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em...) mà không cần thiết phải áp dụng đối với giỗ mọn (tức những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít...) mà chỉ cúng ngày chính giỗ. Vào ngày này, trưởng gia mang lễ ra mộ mời vong hồn về, sửa sang lại mộ phần cho ngay ngắn. Ngày này, bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từ sáng sớm để chuẩn bị cho việc cúng lễ Tiên Thường vào buổi chiều. Họ hàng nội ngoại thường gửi giỗ và sửa soạn để làm giỗ hôm sau. Lúc đầu sẽ cúng gia tiên và con cháu sẽ ăn uống với nhau. Phải cúng Công thần Thổ Địa trước, Gia Tiên sau. Bàn thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút cho đến hết lễ Chính Kỵ vào buổi sáng hôm sau. Khi cúng, Gia chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời Gia tiên nội/ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh Gia thần cùng về đây để dự tiệc Giỗ.
Ngày Chính Giỗ còn được gọi là Chính Kỵ là ngày mất của người được giỗ. Điều bắt buộc trong cỗ cúng là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị (ngày nay không bắt buộc). Gia chủ có thể mời khách khứa trong làng xóm, trong họ đến dự. Khách khi đến đều mang theo trà, cam, rượu... đến lễ giỗ. Khi khách đến thì đón đồ lễ đưa lên bàn thờ. Sau đó chủ nhà mời khách uống trà, ăn trầu hay bánh kẹo... Cỗ bàn được sắp thành từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm, mỗi mâm có bốn hoặc sáu người ngồi ăn. Thành phần mâm cỗ gồm vài món ăn tinh khiết, thơm ngon mà chủ nhà đã chuẩn bị cùng với nước uống, bát đũa... Những người cùng lứa tuổi, ngôi vị được ngồi vào một mâm. Đàn ông và đàn bà không nên ngồi chung. Cỗ hay được làm vào buổi trưa có khi còn được lai rai đến buổi chiều. Sau khi khách ra về hết chủ nhà lên bàn thờ thắp thêm một tuần hương, lễ tạ xin hóa vàng. Có gia đình thường mời cả hai lễ Tiên Thường và Chính Kỵ, đôi khi lễ tiên thường đông hơn vì vào buổi chiều, khi làm xong việc thì tới nhà hàng xóm ăn giỗ tiện hơn. Có những gia đình cả hai vợ chồng được mời đến dự cả hai lễ, một người đi ăn lễ Tiên Thường và một người đi ăn lễ Chính Kỵ. Dần dần, người ta đã giản lược đi, chỉ mời khách đến dự trong một lễ nhưng vẫn cúng vàng hương, rượu trong cả hai lễ. Theo phong tục, lễ tiên thường phải cũng buổi chiều, lễ chính kỵ phải cúng buổi sáng kể cả khi đến chiều hoặc tối hôm đó mới mất.
Nguyên ngày trước, vào lễ “Tiên Thường”: con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.
Kết luận:
Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!
► Khám phá tử vi trọn đời của bạn bằng công cụ xem bói tử vi chuẩn xác |
Bài viết trình bày về một số sao trong tử vi được trích ra từ cuốn Tử Vi Nghiệm Lý của cụ Thiên Lương
Trong Tử vi có bộ lục sát Không Kiếp, Kình Đà, Linh Hỏa là một đoàn quân xông pha nhiều lúc phải tùy thuộc cấp chỉ huy mới nên kết quả đáng kể.
Bộ Lưu Hà Kiếp Sát cũng là bộ sát tinh thường xuyên đứng với Thiên Không, đứng vai Thẩm Phán giữ cán cân thăng bằng cho bộ luật thừa trừ định mệnh cho từng hạng tuổi như sau:
CAN CHI
Giáp ------------- cho người ---------------Thân Tý Thìn
Ất Kỷ ------------------------------------------- Tỵ Dậu Sửu
Bính Canh ------------------------------------- Dần Ngọ Tuất
Tân --------------------------------------------- Hợi Mão Mùi
Đinh Quý -------------------------------------- Hợi Mão Mùi + Tỵ Dậu Sửu
Mậu Nhâm ------------------------------------ Thân Tý Thìn + Dần Ngọ Tuất
Lưu Hà là sao Thủy an theo hàng Can của tuổi luôn luôn ở nghịch địa âm dương như:
Kiếp Sát là sao Hỏa an theo hàng chi của tuổi luôn luôn ở nghịch địa âm dương như:
Biết rằng Lưu Hà là Thủy, Kiếp Sát là Hỏa đều đứng ở nghịch địa âm dương theo Can Chi ấn định có tính cách hung bạo hội lại như 2 lưỡi kéo tử thần thi hành án lịnh sau khi Thiên Không phán quyết cho Là can nhân có thực tội.
Như mục Lộc Tồn ở trên đã nói chỉ có bốn tuổi Giáp Ất Canh Tân đứng tam hợp tuổi có Lộc Tồn mới được hưởng Lộc Tồn trọn vẹn, còn ngoài ra chỉ là nhất thời và gánh chịu hậu quả bù trừ, còn Lộc Tồn của năm tuổi Mậu, Kỷ, Bính Đinh Nhâm Quý là ở trong trường hợp có Lưu Hà, Kiếp sát canh gác 6 kho vàng đó. Kẻ nào đụng chạm đến mà Thiên Không không ngăn cản được thì Lưu Hà Kiếp, Sát nổ súng. Cũng có một vài trường hợp giảm khinh nhẹ tay cho những tuổi Đinh Hợi Mão Mùi và Quý Tỵ Dậu Sửu.
Thiên mã ở trong Tử vi là một viên ngọc quý. Viên ngọc quý này chỉ thấy ở trong hoàn cảnh trái nghịch tức là phần tinh anh có sắp đặt cho hạng người bất mãn ở phần đất Tuế-Phá Tang-Môn, Điếu-Khách của vòng Thái tuế. Nếu hạng người này không có Mã thì làm sao mà sống ở đời. Phải chăng thánh nhân xưa đã có chí hướng dân chủ (dân vi quí). Phe Thái Tuế, Quan Phủ, Bạch Hổ là phe lãnh đạo, cầm quyền được Long-Phượng, Hổ Cái là cái thế uy nghi tốt đẹp thì phe đối kháng là phe Tuế-Phá, Tang-Môn, Điếu-Khách phải để cho họ có Thiên Mã là bộ máy có động lực mạnh để quật lại bên kia. Việc thành bại lại là việc của thời gian. Cái đáng quý của Thiên Mã là ở chỗ đó.
Thiên Mã chỉ ở bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi phân phối đều cho 12 địa chi thuận âm dương mà nghịch phái
Tuổi:
Dần Ngọ Tuất Thiên Mã ở cung Thân
Thân Tý Thìn ----------------- Dần
Tỵ Dậu Sửu ----------------- Hợi
Hợi Mão Mùi ----------------- Tỵ
Nhìn vào vị trí của Thiên Mã đóng ta thấy ngay sự trái cựa căn cứ theo địa chi tam hợp của tuổi số mà an Thiên Mã ở trong địa chi tam hợp đối kháng.
Tuy Thiên Mã là hành hỏa nhưng đóng ở bốn cung có bốn hành riêng biệt thì chủ nhân muốn làm chủ thực sự Mã ấy phải là đồng hành với chỗ nó ở, công việc mình làm mới có kết quả tốt đẹp.
Đã gọi là Dịch mã, Mã đóng ở bốn cung phải có đắc dụng đồng đều ở mỗi cung như đã phân chia số tuổi quy định, không lẽ gì Mã ở Hợi lại gọi là Mã cùng đường vô dụng. Nếu vậy thiệt hại cho ba tuổi Tỵ Dậu Sửu có Mã cũng hư không mà còn bị bế tắc là khác.
Vậy Mã ở bốn cung Dần Thân Tỵ Hợi có nghĩa như sau:
(Còn vài chi tiết đặc biệt ở Dịch Mã tiếp theo ở mục Tuần Triệt)
Lục sát tinh là một lực lượng có đặc tính riêng biệt, nói là đưa đương số bộc phát vinh quang (trường hợp đắc địa) không phải là không có; nhưng nói chung cái lợi không có là bao, mà cái hại rất khó lường nên mới có tên là Sát tinh. Sự thật bộ này phải có bộ chỉ huy cứng rắn, quyết liệt mới đắc dụng. Một là thành công vũ bão, hai là phá tan tận diệt, là bộ 3 Sát Phá Tham. Không Kiếp – Kình Đà – Linh Hỏa là 3 quân đoàn riêng biệt, cần phải có cấp bậc chỉ huy chính cống trực tiếp riêng của nó mới hiệu nghiệm. Ngoài ra, vá víu lấy chỉ huy quân đoàn này sang điều động quân đoàn kia cần chắc là kết quả không bao nhiêu (dầu lợi hay hại). Vậy phải
như thế nào?
Không Kiếp thành đoàn quân có thành tích dữ nhất, Phá Quân mới cai trị đắc lực. Ví như mệnh có Phá Quân mà đi đến hạn Không Kiếp phải là có chuyện sống chết, hay dỡ tùy theo từ Bộ tư lệnh đến quân đoàn đắc địa hay hãm địa (ở đây mới là trường hợp họ gặp nhau ở đại vận). Kình Đà là quân đoàn có đôi phần nới tay do có bậc thượng tướng nghiêm chỉnh chỉ huy là Thất Sát. Nếu Thất Sát đứng cặp với Thiên Hình thì dũng mãnh hơn.
Linh Hỏa là tôi tới trung thành của cấp chỉ huy tài tử Tham Lang. Giữa 3 quân đoàn này với cấp chỉ huy thì Phá Quân là ngang tàng liều lĩnh nhất, nên thường thay cho Thất Sát, trường hợp vắng mặt, chỉ huy Kình Đà vẫn đắc dụng hiệu lực như thường. Trái lại, Tham Lang gặp Không Kiếp, Kình Đà chẳng ra sao. Và Thất Sát gặp Không Kiếp - Linh Hỏa cũng không hiệu nghiệm cho lắm.
Phá Toái là một bàng tinh có ý nghĩa như cái tên của sao đã mang là phá tán tan nát và vị trí đóng cũng rất hạn chế là ba chổ Tỵ Dậu Sửu, ít chổ nhất trong các sao của Tử Vi mà xem ra
hành động không phải tầm thường.
Thấy Phá Toái là hành Hỏa đới Kim nên ba vị trí Tỵ Dậu Sửu đối với nó coi như là thuận lợi cho nhiệm vụ không có gì cản trở (Tỵ – Hỏa, Dậu – Kim, Sửu – Thổ).
Đó là hao tán tinh, tức là không bao giờ phò trợ, chỉ làm ngang trái tư cách chính diệu hiền hậu (Tử Phủ, Cơ Lương). Trái lại tăng thêm sức mạnh cho bộ tinh đẩu hùng dũng là Sát Phá Tham, nhất là Phá Quân là cha ruột. Xét rằng ba vị trí của Phá Quân tại Tỵ Dậu Sửu đều hãm hết (Vũ Phá ở Tỵ, Liêm Phá ở Dậu), Tử Phá ở Sửu là đắc địa nhưng có nghĩa tư cách vẫn không đẹp, là thần bất trung, tử bất hiếu, không hơn gì Vũ Phá và Liêm Phá. Như đã có ý là muốn để Phá Toái giúp Phá Quân đắc lực trong cái thế "Toái quân lưỡng Phá", phải để ý đến các trường hợp sau:
Một khi đã thấy có bộ Sát Phá Tham ở trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu thì phải để ý ngay Phá Toái, tùy tuổi tùy vị trí mà nhận định mức độ hay dỡ, ít nhất kết quả cũng ở trên các bộ Sát Phá Tham ở mọi chỗ hãm khác.
Cô Quả là hai tiếng thường dùng để chỉ hạng người cô đơn, khắc nghiệt là do 2 sao Cô Thần - Quả Tú ghép lại.
Sự thật cốt cách của chúng có phải nhất định như thế không? Nhận xét kỹ vị trí của 2 sao đó, thấy Cô Thần luôn đóng ở 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi, và Quả Tú chỉ ở Thìn Tuất Sửu Mùi luôn luôn ở thế tam hợp với nhau. 8 vị trí này có cả dương lẫn âm, và cũng không tùy thuộc tuổi dương hay tuổi âm để ấn định chổ đứng cho cả 2 sao. Biết rằng cứ 3 tuổi (địa chi) của số nối liền nhau thì Cô Thần đứng ngay cung chặn đầu và Quả Tú ngồi ngay cung chặn đuôi như 3 tuổi Dần Mão Thìn, Cô Thần ở Tỵ (đầu) – Quả Tú ở Sửu (đuôi); 3 tuổi Tỵ Ngọ Mùi, Cô Thần ở Thân (đầu), Quả Tú ở Thìn (đuôi); 6 tuổi kia, cứ 3 tuổi một cũng có Cô Thần Quả Tú chặn đầu đuôi như thế.
Nhìn vào những vị trí của 2 sao này thấy rất thua thiệt nên nó mới thành nghiệp ngã và cô đơn. Không bao giờ Cô Quả đóng trong tam hợp Thái Tuế, mà chỉ ở 3 thế: Thiên Không – Tuế Phá – Trực Phù làm cho người có số sống như trong trơ trọi và khó khăn bất mãn. Nếu có hưởng Lộc Tồn chỉ là hưởng trong nghịch cảnh, tưởng không tốt đẹp gì.
Bốn vị trí Dần Thân Tỵ Hợi của riêng của 4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi là được cởi mở. Ở đây Cô Thần gặp Thiếu Dương là sáng suốt nhân hậu và là vị trí của Hồng Loan đứng cặp với Thiên Không (sắc sắc không không) là thành địa của những bậc từ thiện bác ái, nhìn cuộc đời bằng mọi cách bao la, sự vật có cũng là không, không vẫn là có.
Trong 4 vị trí Dần Thân Tỵ Hợi của 4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi thì 2 vị trí Dần Thân có đủ bộ Cô Thần, Thiếu Dương, Hồng Loan, Thiên Không. Vị trí Hợi có ba là Cô Thần, Thiếu Dương, Thiên Không nhờ thế xung Hồng Loan ở Tỵ (Tỵ Dậu Sửu: Kim) quá bén nhạy nên người có số ở Hợi (Hợi Mão Mùi: Mộc) dễ sáng suốt để trở thành đạo đức. Còn cung Tỵ cũng vậy chỉ có Cô Thần, Thiếu Dương, Thiên Không nhờ thế xung Hồng Loan ở Hợi đưa lên nhưng hơi yếu vì Mộc không ép buộc được Kim và có sao cố định là Phá Toái (ở trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu) khiến nhiều khó khăn ngang trái mới thành chánh quả trọng lẽ hiếu sinh.
Vậy chỉ có 4 vị trí này của Cô Thần, Quả Tú của 4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi là không khắc nghiệt cô đơn, lại còn là chổ tiềm tàng sáng suốt, chí công chỉ đạo theo thứ tự như sau:
Thiên Khốc là âm kim, Thiên Hư là dương thủy.
Khốc Hư là hai bại tinh chỉ có ở bốn chỗ Tý Ngọ Mão Dậu là có tư cách đưa thân thế người có số được hãnh diện với đời. Đem Khốc Hư ra phân tách tại sao chỉ có 4 chỗ Tý Ngọ Mão Dậu được gọi là đắc địa và tại sao gọi là bại tinh.
Vì Khốc Hư bắt đầu từ cung Ngọ mà đi theo chiều thuận, nghịch của âm dương, mỗi sao đi 1 chiều hướng riêng, chỉ có cung Ngọ và Tý là 2 sao đồng cung và khẳng định là ở vị trí Tuế Phá (bất mãn cực độ) vì tuổi Tý Khốc Hư ở Ngọ và tuổi Ngọ Khốc Hư phải ở Tý và các vị trí kia của các tuổi khác cũng vậy luôn luôn đóng ở phía đối kháng nên phải khoác cái áo lấy tên là bại tinh.
Người Khốc Hư Tý Ngọ được hãnh diện, dầu là bất mãn, vì là có Thiên Mã và Điếu Khách thường trực trong thế tam hợp để đưa danh tiếng người này lên với đời. Còn thành công đến mức độ nào hay thất bại hoàn toàn là do Thiên Mã có phải là ngựa, nghị lực thực sự của người có số hay không tức là Thiên Mã ở Dần phải của người tuổi Mộc và Thiên Mã ở Thân phải là người tuổi Kim mới đắc cách.
Biết rằng Thiên Khốc là Âm Kim phải đi theo chiều nghịch thì chỉ có người tuổi âm mới là thuận cách vì Thiên Khốc được đứng trong tam hợp tuổi này (vòng Thái Tuế) nhất là hai tuổi Mão Dậu, Thiên Khốc đứng cặp sát nách với Thái Tuế. Hai vị trí này đưa thanh thế của người danh chính ngồn thuận của người có tư cách không hèn, có tài biện thuyết khuất phục được chúng nhân. Còn các Dương cung tức là các tuổi Dương Thiên Khốc đứng ở thế thường xuyên trái nghịch với Thái Tuế, phải nhờ nghị lực của Thiên Mã trợ giúp như hai cung Tý Ngọ, sở dĩ kém Tý Ngọ vì không có Hư đồng cung với Tuế Phá (Lãnh tụ đối lập).
Còn Thiên Hư không bao giờ xa cách Tuế Phá là tư cách của người ôm hận, bất mãn nên trong số bao giờ cũng sắp sếp cho có Thiên Mã để làm việc.
Vậy Khốc – Hư là tư cách của bại tinh và chỉ hãnh diện được ở bốn cung Tý Ngọ (lãnh tụ đối lập) và Mão Dậu riêng cho Thiên Khốc được danh chánh mà thôi
Trích từ cuốn Tử Vi Nghiệm Lý của cụ Thiên Lương
Bài viết của Phong Nguyên
Ai mới học tử vi cũng có một thắc mắc chung là tiểu hạn cứ 12 năm lại trùng với nhau nghĩa là trở lại cung cũ, như thế làm sao có thể tìm ra được những dị biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau, đành rằng ai cũng biết là phải căn cứ vào gốc đại hạn và các sao lưu động cùng một vài yếu tố thay đổi từng năm, nhưng phải phối hợp cách nào để tìm ra được những yếu tố khác nhau mới là khó khăn, rắc rối. Vì vậy, trong bài hôm nay, tôi thử đưa ra một số nhận xét để giúp quý bạn có một khái niệm về việc luận đoán tiểu hạn mà theo tôi là phần khó khăn nhất, và trước đây tôi đã đề cập tới một cách khái quát rồi.
Gốc đại hạn
Yếu tố làm cho các tiểu hạn trung nhau thành ra khác biệt nhiều là do gốc đại hạn thay đổi, vì khi đoán tiểu hạn điều tiên quyết là phải xét đến đại hạn lúc đó được coi như là một cung Mệnh thứ hai di động có ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt cho tiểu hạn, nhưng ta vẫn không thể quên lãng cung Mệnh khi giải đoán. Để cho được linh động và bớt khô khan tôi tránh việc nêu ra các nguyên tắc và chỉ nêu ra dưới đây nhiều thí dụ điển hình:
- Nếu đại hạn có Liêm Tham hãm địa (tại Tỵ, Hợi) mà tiểu hạn có Địa không, Địa kiếp, Thiên không thì sự nghiệm hoạnh phát, nhất là khi được Địa không, Địa kiếp đắc địa (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) chỉ vì Liêm Tham hãm địa rất cần gặp Không (chính trong cuốn Tử vi đẩu số Tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng có nêu ra điểm này khi bàn đến bộ Sát Phá Liêm Tham hãm tại cung Quan lộc mà quý bạn vô tình không biết áp dụng cho cả đại tiểu hạn). Cũng trong trường hợp tiểu hạn trên, nếu gặp Đại hạn có Thiên Phủ hoặc Tử vi thì thực đáng buồn chỉ chờ ngày khuynh gia bại sản hoặc mất chức…nhất là khi có thêm Tuần, Triệt án ngữ (là yếu tố làm lợi thêm cho Liêm Tham hãm), vì Tử Phủ sợ nhất gặp Không Vong và Tuần, Triệt. Ngoài ra, ta vẫn phải xét đến Mệnh nữa, vì khi đại tiểu hạn tương hợp với nhau rồi nếu được thêm Mệnh hỗ trợ thêm mới đáng gọi là hanh thông thuận lợi, còn ngược lại vẫn giảm đi nhiều. Tỷ dụ như Mệnh có Vũ Sát tại Mão mà gặp được đại hạn Liêm Tham hãm và tiểu hạn Không Kiếp, Thiên không như trên thì còn gì hay bằng vì tất cả nhóm sao đó tương trợ lẫn nhau chặt chẽ. Còn trường hợp Mệnh có Thiên Phủ (tức là Mệnh ở Dậu) với đại tiểu hạn như trên thì chưa thể hanh thông được hoặc nếu có phát lên mạnh thì đương số cũng đau khổ, bực dọc trong tâm hồn vì nằm trong môi trường trái ngược với tư thế của mình, không khác gì một ông quan tòa mà phải đứng đầu một đảng cướp hoặc một nhóm buôn lậu quốc tế, như thế càng thành công càng thấy lương tâm cắn rứt, mặc dầu bề ngoài thật là thịnh vượng và có uy tín.
Khi Đại hạn có Nhật Nguyệt miếu vượng tại Mão và Hợi mà gặp tiểu hạn có Thiên Không, Thiên Hư và cung nhập hạn lại vô chính diệu thời tiền tài và công danh rất ngon lành, vì Nhật Nguyệt rất ưa cung vô chính diệu để rọi chiếu vào cho sáng sủa nhất là có thêm Thiên Không quét sạch mây mù và có Thiên Hư làm cho bầu trời thăm thẳm thực là đẹp biết bao! Ngay cả khi có Tuần, Triệt án ngữ cũng vẫn hanh thông vì Nhật Nguyệt khi chiếu gián tiếp (tức là ở đại hạn ảnh hưởng cho tiểu hạn) không hề sợ Tuần, Triệt mà có khi còn nhờ hai sao nầy làm tăng sự tốt đẹp cho cung vô chính diệu nhập tiểu hạn nữa. Ngoài ra, dù có thêm Không, Kiếp (bất luận miếu vượng hay hãm) nhập hạn cũng phát đạt như thường vì Không Kiếp không hại gì cho Nhật, Nguyệt. Nhưng với tiểu hạn như trên, nếu đại hạn gặp Thiên Phủ hội Song Lộc thì kết quả ngược hẳn lại, không lụn bại thì cũng không làm sao phát đạt nổi. Gặp trường hợp như thế nhiều người mới học tử vi hẳn phải thắc mắc không hiểu tại sao tiểu hạn trước mình phát mạnh mẽ mà tiểu hạn sau cũng vào cung đó lại xuống đến đất đen, nhất là cứ yên trí đại hạn có Thiên Phủ hội Song Lộc thì tiền để đâu cho hết…Bây giờ ta lại phải xét đến Mệnh xem có gì mâu thuẫn hoặc thuận lợi cho đại tiểu hạn hay không: nếu trường hợp đầu (tức là đại hạn Nhật Nguyệt và tiểu hạn Thiên không, Thiên Hưu và cung nhập hạn vô chính diệu) mà được cung Mệnh cũng vô chính diệu hoặc có Phá quân cư Thân) thì năm đó rất thuận lợi, vì Phá quân rơi vào hạn có những sao trên không có gì trái ngược, cũng ví như một người liều lĩnh, thủ đoạn dữ dằn gặp được môi trường làm ăn bất chính (như buôn lậu) thì dễ thành công rực rỡ. Nếu Mệnh có Cơ, Lương hoặc Tử, Phủ thì tuy hợp với Đại hạn Nhật, Nguyệt nhưng lại kỵ tiểu hạn Không Vong, Không Kiếp, Tuần, Triệt cho nên năm đó cũng khó thành công.
- Nếu đại hạn có Xương, Khúc, Khôi Việt, Quan Phúc, Hóa Khoa, mà tiểu hạn lại gặp Hỏa Linh, Không Kiếp, Tuần, Triệt, Hóa Kỵ, Kình, Đà là ta đã thấy ngay sự mâu thuẫn, trái ngược giữa hai nhóm sao đó vì một bên toàn là sao chủ về văn học, tư cách thông minh, một bên chủ về dữ dằn, phá hoại, ngăn trở, lao động về chân tay, như thế làm sao có thể hanh thông được. Riêng trường hợp này, rất cần phối hợp với Mệnh. Nếu Mệnh có Liêm Tham hãm địa hoặc có Vũ Sát hay Cơ Lương (nhưng 2 cặp sao sau không thuận lợi bằng Liêm Tham vì chúng rất sợ Tuần Triệt) thì năm đó không đáng ngại, cũng ví như người thợ máy tới lúc được bổ túc thêm phần kỹ thuật của mình (tỷ dụ như học thêm một khóa chuyên môn nào đó).
Còn trường hợp Mệnh có Thiên Tướng, Thiên Lương…thì tuy rất hợp với đại hạn đó nhưng tiểu hạn hoàn toàn bất lợi, nếu có đi thi tất rớt, có mưu cầu chức phận gì cũng bị cản trở. Do đó, nếu Mệnh và tiểu hạn tương hợp với nhau rồi phải có Đại hạn làm trung gian kết hợp mới tốt đẹp, cũng ví như người mai mối giữa hai họ nhà trai và nhà gái nếu thân thiết với cả hai bên thì người đó sẽ cố tác thành cho cặp trai gái, còn trường hợp không ưa một bên nào là thế nào cũng gây mâu thuẫn. Xem như vậy quý bạn thấy đoán tiểu hạn quả thực rất uyển chuyển vì phải kết hợp quá nhiều yếu tố.
Qua những thí dụ nêu trên, quý bạn hẳn đã có một khái niệm về sự khác biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau (cùng một cung). Đây mới chỉ căn cứ vào gốc đại hạn chứ chưa xét tới những yếu tố thay đổi khác, mà tôi xin nêu ra dưới đây:
Các sao Lưu niên (hoặc Phi tinh)
Nếu muốn giải đoán tinh vi về tiểu hạn hơn, ta cần căn cứ vào các sao lưu niên mà một số nhà tử vi quen gọi là phi tinh là các sao không thể an sẵn trên lá số nhưng cứ mỗi năm ta cần ghi thêm bằng bút chì trên lá số nếu muốn đoán kỹ lưỡng thêm, để biết những điểm dị biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau. Các phi tinh thông thường là Lộc tồn, Kình Đà, Thái tuế, Thiên Mã, Khốc Hư, Tang Hổ, Khôi Việt mà cách an có ghi trong nhiều sách tử vi nên tôi không nêu ra đây nữa. Nhiều nhà tử vi khi an Lưu Thái Tuế hoặc Lưu Lộc Tồn thường an luôn cả các sao khác thuộc chùm đó, nhưng theo tôi nghĩ thì chỉ cần xét đến các phi tinh nêu trên, cũng đủ vì những sao còn lại không giúp được nhiều cho việc giải đoán mà còn có khi làm ta phân vân không biết đi tới kết luận nào. Ngoài ra, trong các phi tinh kể trên, Lưu Thái Tuế cần được chú trong nhiều nhất vì nó luôn luôn tọa thủ tại cung của năm nhập hạn (tức là địa bàn, còn lưu tiểu hạn là thiên bàn).
Tôi lại cũng xin nêu ra nhiều thí dụ điển hình dưới đây chứ không thể nêu ra nguyên tắc giải đoán được:
- Khi đại hạn có Cự môn hãm địa hội Phục binh, Tuế phá, tiểu hạn lại có Cô Quả, Tang Hổ, Kình Đà, Hỏa Linh, Thái tuế mà Lưu Thái tuế lại gặp Thiên Hình, Hóa Kỵ, Kình hoặc Đà lưu niên (nhất là Kình hãm địa) thời ta có thể quyết đoán là đương số bị tù tội hoặc bị đánh đập khá nặng, nếu không cũng phải đau yếu nguy nạn. Nếu lưu Thái tuế không gặp Kình hoặc Đà, tức là Lưu Lộc tồn chạy sang cung khác, thì bao nhiêu sự nguy nan cũng chỉ còn một phút. Do đó quý bạn thấy mỗi 12 năm là Lộc tồn lưu niên lại thay đổi vị trí, kéo theo Kình Đà luôn chứ không thể nào cho rằng địa bàn nhập hạn luôn luôn giống nhau mỗi 12 năm.
- Nếu đại hạn có Hóa Khoa, Quang Quý (Sửu Mùi), tiểu hạn có Xương Khúc, Khôi Việt mà Lưu Thái Tuế lại gặp phi tinh Khôi Việt Hồng Hỉ thì thuận lợi nhất về công danh, đi thi chắc chắn phải đậu, nhất là khi thấy Mệnh có Thiên Lương, Thiên Tướng đắc địa hội Tả Hữu, Quyền Lộc nữa. Nhiều khi tiểu hạn hơi xấu mà Lưu Thái Tuế hội nhiều sao tốt đẹp vẫn được hanh thông, tuy vẫn có trở ngại lúc đầu, tỷ dụ như thi đậu kỳ nhì, hoặc buôn bán thua lỗ đầu năm nhưng giữa năm trở đi lại phát tài.
- Về phương diện Lưu Thiên Mã, nhiều nhà Tử vi cho rằng những người nào Mệnh, hoặc Thiên Di hay “Thân” cư tại Dần Thân Tỵ Hợi hay phải di chuyển, xuất dương, xuất xứ vì Thiên Mã cố định luôn luôn ở 4 cung đó và cả Thiên Mã lưu niên cũng vậy. Còn đối với những người khác, nhất là những người có cách làm việc cố định không bao giờ quý bạn nên đoán là họ sẽ thay đổi công việc mỗi khi gặp Lưu Thiên Mã vì cứ vài năm thế nào chẳng gặp trực tiếp hoặc gián tiếp Lưu Thiên Mã hoặc Thiên Mã cố định. Đối với những người này phải có thật nhiều yếu tố thay đổi mới có thể đoán được, tỷ dụ như đại hạn có Thiên Đồng, Thiên không rồi tiểu hạn có Mã cố định gặp Lưu Thiên Mã, mà lại phải chiếu về cung thuộc về mình, tức là Mệnh, Quan lộc, Tài bạch, Thiên Di, “Thân” chứ nếu chiếu về Phụ Mẫu, Tử tức thì cũng vẫn chưa thể quả quyết được. Ngoài ra, còn cần 2 đại hạn liền nhau thật khác nhau, để cho có sự thay đổi mạnh mẽ mỗi khi chuyển đại hạn.
Sau hết, ngoài các phi tinh kể trên, ta còn cần chú trọng đến Lưu Tuần, Triệt mà ít sách đề cập tới mặc dầu rất quan trọng (Cách an 2 sao lưu động này cũng như cách thông thường, tỷ dụ như năm nay Giáp Dần thì Tuần ở Tý Sửu và Triệt ở Thân Dậu). Thực thế, nhiều khi Lưu Tuần, Triệt còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Tuần Triệt cố định, nếu luận đoán về tiểu hạn. Tỷ dụ như cung nhập hạn có Tử Phủ cư Thân hội nhiều sao tốt đẹp và hợp với đại hạn cũng như Mệnh nhưng vẫn không thấy hanh thông, đó cũng chỉ vì Lưu Tuần hoặc Lưu Triệt đã án ngữ làm mất gần hết cách tốt đẹp đó đi. Nhưng gặp trường hợp hạn quá xấu nếu may mắn được Lưu Tuần, Triệt án ngữ thời vẫn có thể chắc qua khỏi được. Như vậy quý bạn thấy mỗi tiểu hạn trùng nhau đã có khá nhiều yếu tố khác nhau.
Thời gian
Sau hết, ta cần phải lưu ý đến yếu tố thời gian tuy không có tính cách lý thuyết về tử vi, nhưng nhiều khi ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc giải đoán. Tỷ dụ như:
- Hai sao Tả Hữu thường thường chỉ ứng nghiệm trong thời đương số còn trẻ vì có trẻ mới hăng say hoạt động cho phù hợp với đặc tính của Tả Hữu, chứ khi đã lớn tuổi dù có muốn tích cực chăng nữa Tả Hữu cũng “già nua” rồi khó lòng giúp cho đương số được phong độ như trước. Về sao Đào Hồng cũng tương tự như vậy, nếu nằm trong những đại hạn ta còn thanh niên mới đúng môi trường chứ từ 60 tuổi trở đi 2 sao đó không những không giúp ích gì lại còn làm cho ta yếu đuối thêm và có khi đưa đến tận số. Còn sao Triệt thì từ năm 30 tuổi trở đi cũng bớt hẳn ảnh hưởng đi, nếu cung nhập hạn từ 30 năm trở về trước đang tốt trở thành xấu vì Triệt án ngữ thì từ 30 năm trở về sau phải đoán là tốt nếu gặp sao đó nữa.
- Về các hung tinh (như Kình Đà, Hỏa Linh, Không Kiếp) nói chung thường hay hoạt động sớm nếu ở Đại hạn thì hay ứng vào mấy năm đầu và ở tiểu hạn ứng vào đầu năm, nhất là khi gặp chính tinh có ảnh hưởng sớm (tức là bắc đẩu tinh). Hoặc có khi trong đại hạn còn trẻ bị hung tinh này quấy phá nhưng đến đại hạn cách đó mấy chục năm sau cũng gặp hung tinh đó sự phá hoại lại quá nhẹ.
Qua các thí dụ trên, quý bạn hẳn nhận thấy việc đặt ra nguyên tắc hoặc hệ thống để giải đoán tiểu hạn rất khó thực hiện vì có quá nhiều yếu tố kết hợp không giống nhau và để kết luận tôi chỉ xin nhắc quý bạn là sự tốt xấu của tiểu hạn không phải hoàn toàn do đặc tính tốt xấu của các sao nhập hạn mà do sự tương hợp giữa tiểu hạn, đại hạn và Mệnh Thân.
KHHB số 74E2
đặt sai thì sẽ khiến cho công việc trở nên khó khăn. Đối với mỗi bàn làm việc hình vuông mà nói, khi đặt ở hướng cơ bản là ngồi Tây hướng Đông thì tám phương vị đã hình thành nên một hình dạng bát quái, Vậy thì sự sắp đặt dưới đây có lợi cho sự nghiệp gia đình vì có thể xem xét đầy đủ cụ thể.
Mặt Đông: kim tiền Đông Nam: điện thoại
Mặt Tây: ấn chương Tây Nam: đài lịch
Mặt Nam: đài đăng Chính Bắc: bút ký
Mặt Bắc: thực vật Chính Tây: bút mực.
Hướng ngồi có liên quan gì đến trạng thái làm việc?
Hướng ngồi cần phải nhìn thấy toàn bộ phòng trong, các cửa ra vào và cửa sổ, hơn nữa không được ngồi quay lưng ra cửa hoặc là ngồi cùng phía cửa nhà vệ sinh. Còn cố gắng không ngồi bên cạnh các thiết bị máy móc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức tập trung và sức khỏe. Nếu nhiều người làm việc, thì cần thiết cho tất cả các bàn và ghế đều hướng vào giữa trung tâm, để tăng thêm tâm lực.
Văn Khấn Lễ Tam tòa Thánh Mẫu thường dùng theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
– Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử con là………………….
Ngụ tại………………………………..
Hôm nay là ngày……… tháng…… năm …..
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền)……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Cây phát tài |
Cây trúc phú quý |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► Trắc nghiệm vui để biết những điều thú vị về bạn |