Cẩm Thạch là loại đá quý rất được ưa chuộng ở khu vực châu Á, nhiều nhất là Trung Quốc. Dân chúng của xứ sở này đã sử dụng Cẩm Thạch từ hơn 1000 năm nay, họ dùng chúng làm đồ trang sức hoặc giữ gìn như báu vật. Người dân Việt Nam từ xưa đến nay cũng
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Cẩm Thạch là loại đá quý rất được ưa chuộng ở khu vực châu Á, nhiều nhất là Trung Quốc. Dân chúng của xứ sở này đã sử dụng Cẩm Thạch từ hơn 1000 năm nay, họ dùng chúng làm đồ trang sức hoặc giữ gìn như báu vật. Người dân Việt Nam từ xưa đến nay cũng rất ưa thích ngọc Cẩm Thạch.
Nội dung
- 1 Tìm hiểu về đá Cẩm thạch
- 1.1 Đá Cẩm Thạch là gì
- 1.2 Nguồn gốc của đá Cẩm Thạch
- 1.3 Cấu tạo của đá Cẩm Thạch
- 2 Yếu tố định giá đá Cẩm Thạch
- 2.1 Trọng lượng, kích thước
- 2.2 Màu sắc
- 2.3 Độ trong suốt và kiến trúc đá
- 2.4 Tạp chất
- 2.5 Độ rạn nứt
- 3 Tác dụng ý nghĩa của đá Cẩm Thạch với phong thủy
Tìm hiểu về đá Cẩm thạch
Đá Cẩm Thạch là gì
Cẩm Thạch là loại đá quý đa khoáng, nghĩa là jadeite hoặc nepherite chỉ là một trong các thành phần tạo đá, tuy nhiên hàm lượng của chúng chiếm đa số nên tên của chúng được dùng để gọi tên đá, như Cẩm Thạch jadeite hoặc Cẩm Thạch nepherite. Hiện nay trên thị trường quốc tế, jadeite được ưa chuộng và có giá trị cao hơn nepherite vì thường có màu sắc đẹp hơn, trong và cứng chắc hơn.
Nguồn gốc của đá Cẩm Thạch
Nguồn Ngọc Phỉ Thúy (jadeite) phổ biến ở Myanmar, Myanmar, Guatemala, Nga, Mỹ. Nguồn nepherite ở Hồng Kông, Nga, Canada, New Zeland và Mỹ. Đá jadeite đẹp nhất thế giới là từ Myanmar, chúng được bán vào Hồng Kông từ cuối thế kỷ 16. Việt Nam chưa tìm được nguồn Cẩm Thạch đẹp. Toàn bộ Cẩm Thạch ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Hong Kong vì đây là một trong những nơi chế tác và buôn bán Cẩm Thạch lớn nhất thế giới.
Cấu tạo của đá Cẩm Thạch
Cẩm Thạch được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính vào nhau. Chúng có độ cứng thấp hơn nhiều loại đá quý như kim cương, ruby, saphia, topaz, thạch anh. Tuy nhiên nhờ cấu tạo vi sợi và hạt nên chúng có độ dai chắc cao nhất, nhờ tính chất này mà người ta có thể cắt Cẩm Thạch thành những miếng rất mỏng và làm thành những món đồ trang sức cực kì đẹp và hấp dẫn.
Yếu tố định giá đá Cẩm Thạch
Các yếu tố định giá cẩm thạch: Trọng lượng (hoặc kích thước), màu sắc, độ trong suốt, mức độ tạp chất và độ rạn nứt.
Trọng lượng, kích thước
Sản phẩm cẩm thạch càng lớn thì giá trị càng cao. Nếu cẩm thạch đạt chất lượng quý thì các nơi chế tác sẽ cắt thành những lớp mỏng, bề dày lớp đá vừa đủ để ưu tiên mài các vòng đeo tay, phần còn dư sẽ làm các sản phẩm khác để tận dụng hết khối đá.
Màu sắc
Màu có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong định giá cẩm thạch. Màu Jadeite khá đa dạng: Không màu, trắng, xám, lục (xanh lá), vàng, cam, hồng tím, đen… Độ màu từ đậm (mạnh) đến nhạt, hoặc sẫm tối. Màu Jadeite thường phân bố không đều, thành dạng đốm nhỏ hay lớn, đá thường có từ 2 màu trở lên, cho nên loại thuần một màu và phân bố đều thì rất hiếm. Thị trường hay dùng màu của các vật sẵn có để gọi màu đá quý giúp người tiêu dùng dễ hình dung như màu lục emerald, lục táo, lục đậu, màu dầu, màu môn…
Màu Jadeite được ưa chuộng hiện nay là màu lục, thị trường Việt Nam gọi là màu lý, màu lục càng nhạt thì càng giảm giá trị. Có giá trị cao nhất là màu lục emerald (giống màu của đá emerald), đó là màu lục mạnh và tươi. Jadeite màu này và có độ trong suốt cao thì gọi là Jade hoàng tộc, là loại Jadeite có giá trị cao nhất và cực kỳ hiếm. Các màu lục khác sẽ nhạt hơn, nhưng dễ tìm hơn, đó là màu lục táo, lục đậu giống màu vỏ trái táo và vỏ đậu …
Độ trong suốt và kiến trúc đá
Yếu tố này cùng với màu quyết định vẻ đẹp của cẩm thạch. Thông thường cẩm thạch không bao giờ trong suốt bằng các đá quý đơn khoáng khác như kim cương, ruby. Vì đá cấu tạo bởi vi hạt, vi sợi nên cẩm thạch hầu hết là chắn sáng (không cho ánh sáng đi qua đá), một số thì trong mờ và cao nhất là bán trong (nửa trong suốt), nhưng loại này thì rất hiếm.
Kích thước và tính đồng đều của các vi hạt ảnh hưởng đến độ trong suốt. Nhiều đá có hạt vừa và thô làm đá dễ bị đục, ngược lại các hạt cực nhỏ và đồng nhất thì đá sẽ trong hơn. Trên thị trường, cẩm thạch có độ trong cao thì gọi là cẩm thạch kính. Về mặt giá trị, cẩm thạch càng trong thì giá trị càng cao.
Tạp chất
Tạp chất trong đá cẩm thạch là hàm lượng các vật chất không phải là các khoáng của đá cẩm thạch (Jadeite hoặc Nephrite). Đặc điểm này không thể xác định bằng mắt thường, tuy nhiên chúng ta có thể cảm nhận qua độ trong, màu sắc của đá. Cẩm thạch càng thuần chất (hàm lượng khoáng Jadeite hoặc Nephrite trong đá cao) thì đá sẽ trong hơn, màu sẽ đều hơn. Một số tạp chất có màu nâu, xám và đen làm giảm vẻ đẹp của đá và dĩ nhiên làm giảm giá trị của chúng. Để xác định đá có phải là cẩm thạch hay không, là Jadeite hay Nephrite thì có thể dùng các phương pháp đo tỷ trọng và phương pháp phổ hấp thu.
Độ rạn nứt
Bao gồm các vi lỗ rỗng và khe nứt. Ranh giới các vi hạt và sợi trong cẩm thạch tạo nên các vi lỗ rỗng. Các khe nứt được tạo ra do các lực nén ép tự nhiên sau khi đá hình thành. Quá trình chế tác hoặc va chạm khi đeo cũng có thể tạo nên những khe nứt nhỏ hay lớn. Các khe nứt do quá trình tự nhiên thường có vật chất lấp đầy, đây là một dạng tạp chất thường có màu sắc khác hẵn đá gốc làm đá không đều màu. Các vi lỗ rỗng ít ảnh hưởng đến độ bền của đá, nhưng các rạn nứt thì có thể ảnh hưởng. Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị mẻ, bể, nhưng nếu đá có những khe nứt lớn thì khi va chạm mạnh, đá sẽ bị tách và bể theo những khe nứt này (các vòng đeo tay là dễ bị va chạm nhất). Tuy nhiên khi chế tác, chất keo hay sáp phủ lên che lấp tất cả các vi khe nứt, người mua không thể nhìn thấy chúng dù xem với lúp tay phóng đại 10 lần. Với các thiết bị chuyên dùng tại các phòng giám định đá quý, các chuyên viên có thể xác định được các vi khe nứt và mức độ ảnh hưởng xấu của chúng đối với sản phẩm cẩm thạch.
Tác dụng ý nghĩa của đá Cẩm Thạch với phong thủy
Còn được gọi là đá Trời, đá cẩm thạch xanh lá cây được cho là mang đến sự bình tĩnh, làm sạch hệ thống tư tưởng không trong sạch của mình. Nó còn giúp người đeo tránh giận dữ, chấn thương, đau buồn, và suy nghĩ tiêu cực.
– đá cẩm thạch xanh làm tăng khả năng tập trung và ngăn chăn sự phân tâm.
– đá cẩm thạch trắng giúp giải quyết các vấn đề tồn động trong tâm trí.
– đá cẩm thạch vàng làm tăng năng lượng cho những người thiếu nghị lực, ù lì, hoặc đang bị trầm cảm.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Bích Ngọc (##)