Ngũ hành Thủy - Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Thủy
Nạp âm của ngũ hành Thủy có 6 đại diện là Giản Hạ Thủy, Đại Giản Thủy, Đại Hải Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Tỉnh Tuyền Thủy.
Ngũ hành Thủy vượng thì thành đầm lầy, sông nước. Thủy sinh Mộc, Mộc nhiều thì Thủy mất đi, Thủy mạnh thì Mộc sinh tồn mà phát huy hết thế mạnh của nó. Thủy khắc Hỏa, Hỏa nhiều thì Thủy khô kiệt, Hỏa yếu thì gặp Thủy tất diệt. Thủy sinh Kim, Kim nhiều thì Thủy đục, Kim sinh Thủy, Thủy nhiều thì Kim chìm.
1. Giản Hạ Thủy - Nước khe suối
Đào Tông Ngại viết: "Bính Tý, Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy, Thủy vượng tại Tý, tang tại Sửu, vượng tương phản với tang nên không thể tung hoành trên sông lớn nên thành nước khe hẹp". Giản Hạ Thủy không phải là sông lớn nhưng lại hình thành nên sông, nơi tụ hội những dòng chảy nhỏ mà thành, khi mưa xuống nước bằng chảy siết vùng lên thành sóng lớn. Nước từ Nam chí Bắc cùng tụ hội, bản thân cũng không chia phương hướng mà chảy lúc Đông lúc Bắc thật bất định. Giản Hạ Thủy thanh tịnh, chỉ vang mà không vọng, róc rách đêm ngày, nhìn mà không bắt được nông sâu.2. Đại Giản Thủy - Nước suối lớn
Đào Tông Ngại viết: "Giáp Dần, Ất Mão là Đại Hải Thủy, Dần là Đông Bắc, Mão là chính Đông, nước chảy chính Đông tất thuận, xuyên qua khe chảy thành dòng lớn tụ lại thành khe nước to nên gọi là Nước suối lớn”. Đại Hải Thuỷ toạ Đông Bắc và chính Đông, nước sông chảy theo hướng Đông, trăm sông đổ ra biển lớn nên thuận theo tự nhiên. Đại Hải Thuỷ thượng trên núi cao, thế nước mạnh, đổ dồn dập thành sóng lớn, bao trùm vạn dặm phủ khắp giang sơn. Dòng nước mạnh mẽ lúc rẽ phải lúc quặt trái biến đổi khó lường hướng trực tiếp ra biển vì thế Đại Hải Thuỷ mang tính chất đa biến, cá tính trầm mặc và có lúc rất hiện thực vô tình.
3. Trường Lưu Thủy - Nước sông dài
Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Thìn, Quý Tỵ là Trường Lưu Thủy, Thìn là kho nước, Tỵ là Kim nơi sinh sôi nảy nở, Kim sinh thì Thủy tính tất tồn tại, kho Thủy làm trường sinh Kim nên nguồn nước mãi mãi không dừng thì gọi là Nước sông dài”. Trường Lưu Thủy trong Ngũ hành Thủy xuất hiện từ đầu nguồn nên dòng chảy đẹp đẽ giống như một người không có dã tâm, tất cả đều phơi bày hết dưới ánh sáng. Trường Lưu Thủy dường như cái gì cũng muốn nhưng lại không cần nhiều thứ cao cấp, luôn dễ dàng tự thỏa mãn.
4. Thiên Hà thủy - Nước trên trời
Đào Tông Ngại viết: "Bính Ngọ, Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy; có Bính Đinh thuộc hành Hỏa, Ngọ là đất vượng Hỏa mà nạp âm vẫn thuộc Thủy, Thủy tự Hỏa mà ra thì chỉ có ngân hà mới có nên gọi là Nước trên trời". Thiên Hà Thủy bắt nguồn từ phía Nam là đất vượng Hỏa, Thủy sinh từ Hỏa thì chỉ có sông trên trời mới có. Hệ ngân hà là hệ sao của thái dương nơi các vì tinh tú tụ hội xung quanh, có một tầng mây khói che phủ khiến hành tinh nằm giữa sản sinh Hỏa vượng, cũng tương thích với nghiên cứu của khoa học hiện đại và nước sông ngân hà này thời cổ đại đã được coi là vùng đất của lửa.
Thiên Hà Thủy này do chảy từ sông ngân hà nên có thể vươn khắp năm châu bốn bể, phân bố nghìn dặm, là cam lộ của trời đất, sinh ra vạn vật. Thiên Hà Thủy chảy từ vùng đất sinh ra lửa. Ngọn lửa cháy bập bùng đó nhìn thì nhiệt tình ấm áp nhưng khi chảy xuống hạ giới lại vô cùng lạnh lùng ác độc. Nếu không cẩn thận sẽ bị vẻ về ngoài đẹp đẽ đó đốt cháy thành tro bụi.
5. Tỉnh Tuyền Thủy - Nước trong giếng
Đào Tông Ngại viết: "Giáp Thân, Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thủy, Kim lâm quan, Thân Dậu đều vượng, Kim tất vượng, nhờ có Thổ mà sinh ra Thủy nhưng sức mạnh không lớn nên gọi là Nước trong giếng". Nước trong giếng sức mạnh tiêu điều nhưng không bao giờ mất đi, có thể dùng bất cứ lúc nào, hết lại đầy; nếu như không sử dụng thì lúc nào cũng sóng sánh đầy nhựa sống nên khó mà biết được sức mạnh của nó.
Tỉnh Tuyền Thủy vốn trong xanh, mát lạnh là nguồn sống của vạn vật dân cư. Vì nước nằm sâu trong lòng đất, không bao giờ bị sóng gió thời tiết ảnh hưởng, cũng không bị nước từ bên ngoài xâm chiếm tấn công nên lúc nào cũng yên bình lặng lẽ. Tỉnh Tuyền Thủy luôn yên bình, dùng mắt thường không thể đoán biết được nông sâu, giống như một vị quan chức lạnh lùng khó đoán biết thái độ vậy.
6. Đại Hải Thủy - Nước biển lớn
Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Tuất, Quý Hợi là Đại Hải Thủy, nước nhỏ giọt đem Tuất tới Hợi, nước nhỏ giọt từ từ tạo nên sức mạnh hùng hậu, mà Hợi còn là căn của sông nước nên gọi là Nước biển lớn". Đại Hải Thủy trong Ngũ hành Thủy là nơi tụ hội của trăm nghìn con sông, nơi tụ hội của Thủy nên Thủy thế hưng vượng, tượng khí hùng vĩ, khí thế oai phong tự cổ chí kim. Đại Hải Thủy còn là nơi thu hút mọi ánh sáng của nhật nguyệt, có thanh có đục, Nhâm Tuất còn có Thổ khí nên đục, Quý Hợi can chi thuần Thủy lại có nạp âm là Thủy nên thanh tịnh.
Mỗi khi biển bằng dậy sóng lại kích thích mây vần sóng vũ có thể nhấn chìm cả một con thuyền to, Đại Hải Thủy chính là có thể nhấn chìm hàng nghìn con thuyền lớn nhỏ nhưng cũng vô cùng bao dung độ lượng. Vừa thân quen lại vừa xa cách, không loại trừ những gì kì dị khác lạ nhưng cũng không tỏ vẻ tâm tư luôn thông suốt. Phàm gặp chuyện gì cũng chuyện to hóa nhỏ không hề mang tâm địa, tính dung hòa cực lớn chính là Đại Hải Thủy.
► Lịch ngày tốt gửi tới độc giả công cụ: Xem phong thủy chuẩn xác để đón lành tránh dữ |
Màu sắc phù hợp nhất với người mệnh Thủy
Lichngaytot.com
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)