Tục ngữ, ca dao, quan niệm về ngày tốt, ngày xấu
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Bí ẩn đằng sau một câu ca dao: “MÙNG 5, 14, 23 ĐI CHƠI CÒN LỖ NỮA LÀ ĐI BUÔN”
Từ xưa dân gian ta có rất nhiều những câu tục ngữ, ca dao để truyền bá kiến thức về tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm trong ứng xử xã hội. Trong kho tàng bao la, vô tận, phong phú và trùng trùng lớp lớp đó, có kinh nghiệm về chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc quan trọng.
Trong số những kinh nghiệm đó có những điều phù hợp, và đương nhiên cũng có những kiến thức mà trong quá trình nghiên cứu chúng ta phải xét lại. Tôi lấy ví dụ như câu: “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”. Ngày mùng 7 âm lịch, ngày mùng 3 âm lịch, cung các ngày 13, 18, 22, 27 âm lịch là những ngày Tam nương. Ngày Tam nương là gì? Thực ra nó là ngày sinh, ngày mất của ba người phụ nữ thời cổ đại: Muội Hỷ, Đát Kỷ, Bao Tự. Ba bà này là những bậc tuyệt sắc giai nhân từng khiến các vua Hạ Kiệt, Ân Trụ, Chu U Vương mê đắm và tam nát cơ đồ đế vương. Bởi vì lẽ đó, nên theo quan niệm của người thời cổ đại người ta kiêng kỵ tiến hành những công việc có tính chất quan trọng vào ba ngày này. Tôi thiết nghĩ, những việc xảy ra trong quá khứ cách đây rất lâu rồi, nó dựa trên cơ sở tín ngưỡng, thiếu căn cứ khoa học, và lại sự kiện lịch sử đó ở Trung Quốc, nên vì lẽ đó chúng ta cũng không nên quá câu nệ, rập khuôn. Nếu như thấy những ngày đó có những tổ hợp cát tinh ta vẫn có thể chọn lựa để tiến hành cách công việc như bình thường.
Lại một vấn đề nữa, mà chúng ta cũng cần phải xem xét chu đáo hơn đó là câu ca dao:
“Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đinh chơi còn lỗ nữa là đi buôn”
Như vậy vào các ngày mùng 5 âm lịch, 14 âm lịch và 23 âm lịch hay còn gọi là các ngày Nguyệt kỵ, tránh làm những công việc có tính chất quan trọng. Đến mức độ đi chơi còn không nên, huống hồ là đi buôn.
Giải thích về nguyên nhân kiêng kỵ các ngày này thì đại đa số có hai ý kiến:
Thứ nhất: Nhiều người cho rằng căn cứ được dựa vào ở đây chính là Hà đồ - Lạc thư – Cửu tinh.
Vì trong Cửu tinh gồm có Nhất bạch Tham lang, Nhị hắc Cự môn, Tam bích Lộc tồn, Tứ lục Văn khúc, Ngũ hoàng Liêm trinh, Lục bạch Vũ khúc, Thất xích Phá quân, Bát bạch Tả phụ, Cửu tử Hữu bật. Trong số những Cửu tinh Huyền không trên thì Ngũ hoàng là một sao có sát khí mạnh nhất, vào những ngày 5, ngày 14 (1 + 4 = 5), ngày 23 (2 + 3 = 5), và nhưng ngày này do sao Ngũ hoàng nắm lệnh nên sát khí rất mạnh, thường đưa lại những bất lợi và không may mắn cát lợi…
Tuy nhiên theo quan điểm của cá nhân tôi, thì quan điểm này tôi bác bỏ ngay. Tại vì sao? Vì hệ thống Cửu tinh theo ngày có quy tắc tính toán hoàn toàn khác, không dựa vào phương pháp cộng số như thế này, nó được tính dựa trên cơ sở can chi ngày và tiết khí, tạo thành một chuỗi liên tiếp không bao giờ ngắt quãng. Vì vậy, nếu cộng số ngày và gán ghép Cửu tinh là vô căn cứ.
Thứ hai: Trong Thiên văn học, Vật lý học, khoa học Địa lý hiện đại thì tất cả các hành tinh thiên thể luôn luôn có một hằng số hấp dẫn theo định luật vạn vật hấp dẫn của I Niuton. Trong đó Mặt trăng có chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo hàng tháng, có những ngày sóc (mùng 1), ngày vọng (15), Thượng huyền, Hạ huyền. Như vậy trong mỗi lần mặt trăng tròn khuyết từ đầu tháng đến giữa tháng và cuối tháng thì vị trí mặt trăng so với Trái đất có thay đổi theo chu kỳ và có tính quy luật. Bởi thế hệ quả địa lý của nó là thủy triều lên xuống, con nước lớn, con nước ròng.
Ta thử nghiên cứu một cách chi ly sẽ thấy được đầu tháng mùng 5 âm lịch là thời điểm đầu tháng mặt trăng bắt đầu dần dần tròn trịa và sáng hơn, thời điển ngày 14 là giữa tháng khi ấy mặt trăng tròn, sáng vằng vặc, thời điểm ngày 23 thì mặt trăng khuyết dần. Vào những mốc thời gian quan trọng then chốt đó, thủy triều lên xuống bất thường, các dòng hải lưu chảy mạnh hoặc yếu không ổn định như những ngày bình thường, chế độ gió, từ trường biến đổi khác, độ phèn xâm lấn vào đất canh tác vùng biển nhiều hơn.
Chính vì những lý do kể trên, những người sống ven biển chịu ảnh hưởng khá nhiều, việc canh tác nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi triều cường và độ mặn, việc ra khơi đánh bắt khai thác thủy hải sản không được thuận lợi may mắn, việc buôn bán kinh doanh, thương mại bằng đường biển cũng bị ảnh hưởng. Và một điều đặc biệt hơn, được khám phá trên cơ sở sinh lý học, mỗi lần con nước thủy triều lên xuống và độ mặn, độ phèn, muối, độ ẩm, hướng gió thay đổi, thì những người bị các bệnh thấp khớp, thận lại tái phát bệnh tật, mà người ta gọi là những lúc “trái gió trở trời”.
Với quá trình phân tích trên thì mùng 5, 14, 23 là chỉ bất lợi đặc biệt với những cư dân sống ở ven biển và hoạt động kinh tế gắn liền với biển, có ảnh hưởng quan hệ lớn đối với thủy triều, con nước, độ mặn, hướng gió… còn đối với những khu vực khác, hay những người hoạt động trong cách lĩnh vực khác không nhất thiết cần phải câu nệ quá mức. Thậm chí những ngày này còn có sự cát lợi là đằng khác. Ví dụ như ngày mùng 5 tết Bính Thân. Đó là ngày Thanh long Hoàng đạo cát lợi, Theo phương pháp lục diệu của Lý Thuần Phong thì ngày này là ngày Tiểu cát hanh thông, Nhị thập bát tú gặp sao Quỷ đăng viên tại ngày Giáp Tý, nên việc kế thừa tước phong, hay nhậm chức, đi làm đều may mắn, ngày này thuộc trực Khai, gặp nhiều cát tinh phò tá như Sinh khí, Thiên quý, Mẫu thương, Đại hồng sa… Ngày Giáp Tý báo hiệu trang thái nảy lộc đâm chồi, hứa hẹn sự đơm hoa kết trái, lợi cho xuất hành. Và cũng chính ngày này trong tết Kỷ Dậu 1789 vua Quang Trung hiên ngang cưỡi voi vào thành Thăng Long sau khi tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Ngoài các ngày xấu được kể trên thì bạn có thể tham khảo xem ngày tốt nhập trạch về nhà mới hay làm nhà để lựa chọn được ngày phù hợp với tuổi mệnh của gia chủ nhất.
Chính bởi lẽ đó việc gì cũng phải xem xét, phân tích một cách chi ly, tỉ mỉ trước khi hành động, tránh rập khuôn, máy móc, bảo thủ…
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Trúc Loan (##)