Xe hồng thập tự vừa đưa xác người chết xuất viện về quê… việc nầy đối với các Bác sĩ thì chẳng là gì! Nhưng với người bình thường vừa đến đây có cảm giác lành lạnh sờ sợ,
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Oan hồn, hồn ma, ma, cô hồn gọi chung là “ma”:
Bàn đến “ma”, “hồn ma bóng uế” đối với Phật giáo là việc không tưởng! Người Phật giáo cũng không tin là có ma. Phật giáo quan niệm ma là những nghiệp lực, chướng duyên cản trở quá trình tu chứng của người đệ tử đức Phật, như: ma tiền tài, ma danh vọng, ma sắc đẹp, ma ngủ nghỉ, ma ngũ dục… chứ không có vấn đề ma nhác, ma hiện hình cho người đời thấy, ma báo mộng, đưa tin…
Theo từ điển Việt Nam của Thanh Nghị thì hồn ma, oan hồn là bóng hình quái dị của người đã chết mà lắm người tin rằng có thể hiện ra. Như nói “ma da” là ma dưới nước, oan hồn, ma xó, cô hồn. Hồn ma là sự ám ảnh đối với người sống, “hồn ma” là hiện tượng mà mọi người tin là có, hoặc có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và “hồn ma” có thể xuyên qua khe hở, qua cửa, qua tất cả vật thể để đến với người sống, lúc bấy giờ người sống gọi là “ma nhác”. Câu chuyện “ma” là câu chuyện vô cùng hấp dẫn, nói mãi không hết chuyện “ma”. Người sợ “ma” bao nhiêu thì thích nghe nói chuyện “ma” bấy nhiêu… Thật ra “hồn ma” là một hiện tượng “vô thể” đối lập với “hữu thể”!
Như người bệnh mới vừa bị cưa mất khúc chân, người đó vẫn còn cảm giác bên khúc chân bị cưa mất về sự đau đớn, nhức nhối. Sự đau đớn nhức nhối ở khoản không bên khúc chân vừa bị cưa mất gọi là “chân ma”.
Nghe nói có người chết trên giường bệnh trong một bệnh viện lớn, vắng vẻ, xe hồng thập tự vừa đưa xác người chết xuất viện về quê… việc nầy đối với các Bác sĩ thì chẳng là gì! Nhưng với người bình thường vừa đến đây có cảm giác lành lạnh sờ sợ, khi vào bên trong đi ngang các phòng bệnh, nghe chuyền tai nơi đây hôm qua có người chết vừa đem ra khỏi giường… Cái cảm giác có người chết nằm trên giường, hôm qua còn người nằm, hôm nay không còn người nằm, liền nảy sanh sợ chỗ đó gọi là “sợ hồn ma bóng uế”.
Đối với các tôn giáo:
Nói đến ma, hồn ma, oan hồn, mọi người tiến bộ trên hành tinh nghĩ ngay đến tôn giáo, chỉ có những người làm công tác tôn giáo mới hóa giải vấn đề hồn ma. Một số tôn giáo và nền văn hóa dân gian quan niệm, con người gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất). Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là “ma”, “hồn ma”; nhưng nếu các phần phi vật chất đó tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được giao của các tôn giáo thì lại gọi là “hồn”, “linh hồn”, “thánh”, “thần”, “thiên sứ”.
Theo Phật giáo:
Con người, nói chung là chúng sanh sau khi chết, không có một linh hồn, oan hồn nào tồn tại sau khi thân ngũ uẩn tan rã! Thân chúng sanh gọi là thân ngũ uẩn hay ngũ ấm, gồm có sắc, thọ, tưởng hành và thức: sắc dụ cho máu thịt gân xương v.v… và tâm (thọ, tưởng, hành, thức) dụ cho tâm thức, sự hiểu biết tạo ra nghiệp lực, hình thành một con người.
Có thể hiểu cách khác: thân người gồm có đất, nước, lửa, gió (là máu, thịt, gân, xương), tâm là thức đại, không đại (là sự hiểu biết); sau khi qua đời, đất, nước, lửa, gió được trả về với đất, nước, lửa, gió; thức đại, không đại được trả về với hư không và sau 49 ngày tái sanh theo nghiệp lực đã tạo. Như vậy, không còn gì ở lại thế gian nữa, làm gì có hồn ma hay oan hồn?
Việc cúng cầu siêu cho hương linh người qua đời, ngày kỵ giổ mời ông bà về thọ hưởng là đứng về mặt tín ngưỡng tưởng niệm người quá cố. Tưởng niệm không phải tin rằng có linh hồn tồn tại sau khi chết, tưởng niệm nói lên đạo đức của người con Phật, không quên ân sâu nghĩa nặng của cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ, quá thế nhiều đời, cũng như cha mẹ tại tiền. Tưởng niệm cũng chính là để đáp ân sanh thành dưỡng dục của người con Phật mà thôi, hoặc cúng thí thực cho các “oan hồn” được siêu thoát là vì phát huy lòng từ thiện: người chết còn nghĩ đến huống gì người đói nghèo!
Con người hình dung về hồn ma:
Cho đến nay, hồn ma vẫn là bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện hư cấu về hồn ma, nhưng cũng không thể kết luận được có phải hư cấu hay không. Sự bí ẩn của hồn ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con người (nói chung) và các nhà khoa học (nói riêng).
Hồn ma thường được miêu tả là một dạng người, nhưng thông thường là “trắng bạc”, “cái bóng lờ mờ”, “nửa trong suốt”, hay “tựa như sương mù”, “đống đen thùi lùi”. Hồn ma không có cơ thể sống như con người, hoặc chỉ là bộ xương người biết đi. Xã hội của các oan hồn theo nhiều người là “âm phủ” còn chỗ ở của hồn ma là cái mộ (sống cái nhà, thác cái mồ) vì vậy họ xây dựng nhà mồ rất đẹp có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố. Nhưng hồn ma cũng có thể vương vất ở những nơi tăm tối, vắng vẻ nơi có liên quan đến họ khi còn sống.
Ở một số tín ngưỡng dân gian:
Người có “duyên” với hồn ma mới có thể nhìn thấy hồn ma hoặc chỉ những người có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác với hồn ma. Nhiều người cho rằng oan hồn (ma) có khả năng biết tất cả những gì người sống nghĩ, có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp xảy ra, hoặc có khả năng tác động lên thể xác, lời nói của người sống như hiện tượng lên đồng, tác động lên cảm quan người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà tưởng ăn bánh hoặc hồn ma có thể tác động lên vật chất như tạo ra tiếng động, tắm trong nhà tắm nữa đêm, rung cây, xô lệch bàn ghế…
Oan hồn theo nghĩa đen tức là người chết không do từ một nguyên nhân cố định (bệnh chết, già chết) như xe đụng hết, bị lạc đạn chết, bị chết vì nước, lửa, lốc xoáy… gọi là chết oan, chết tức tửi. Người chết không có người cứu, không có người tụng kinh, đưa linh, nên người đời gọi đó là những oan hồn, còn ẩn khuất đâu đây chưa siêu thoát. Cứ nghĩ như thế mãi theo thời gian và cho rằng người chết đó không siêu thoát nên thành “ma đói, ma ngã ba đường cái, ma oán, oan hồn, cô hồn”.
Lời khuyên:
Bạn có thấy những oan hồn, nghe những sinh hoạt của oan hồn, nghe tiếng nước chảy trong bồn tắm, nghe trong người của Bạn có hiện tượng khác, ngầy ngật, ợ ngáp, khó thở… đó là do nghiệp thức của Bạn cảm ứng.
Người đời nói chuyện “hồn ma” vì thấy có “hồn ma”. Khi các Bạn nghĩ đến ma, thấy ma, nói chuyện ma, nghi có ma ở nơi nào đó thì Bạn cảm thấy sợ sệt, nhất là những nơi vắng vẻ… Theo Sư thì hôm nay chúng ta sợ “ma sống” hơn là “ma chết”, “ma xã hội đen” đấy Bạn ạ!
Về đạo đức tâm linh, Bạn niệm thần chú Vãng sanh, thần chú thất Phật diệt tội chân ngôn (Thập chú trong kinh Nhựt Tụng), Bạn chỉ còn thấy đức Phật, Bồ Tát, nên không còn thấy “hồn ma bóng uế” nữa!
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thiên Nga (##)