Phòng sách bố trí phù hợp với phong thủy(phần 1) –
(1) Thông gió tốt
Hiện nay trong phòng sách ngày càng có nhiều các thiết bị điện tử, điều này đòi hỏi phải có một môi trường thông gió tốt. Thường thì không nên bố trí phòng sách ở nơi kín, không có gió tự nhiên vào được. Cửa sổ phải đảm bảo không khí lưu thong, tốc độ gió tiêu chuẩn có thể khống chế ở khoảng 1m/s, như vậy sẽ có lợi cho máy móc tản nhiệt khi hoạt dộng.
(2) Nhiệt độ phù hợp
Vì trong phòng sách có máy tính và sách các loại, cho nên nhiệt độ nên khống chế ở 0~30°c. Vị trí đặt máy tính cần tránh 3 vấn đề: một là tránh đặt chỗ cửa sổ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào; hai là tránh đặt dưới cứa máy điều hoà không khí; ba là tránh đặt gần những thiết bị tản nhiệt khác.
(3) Chú ý ánh sáng
Ánh sáng trong phòng sách có thể dùng cách chiếu sáng trực tiếp hoặc bán trực tiếp, hướng tia sáng chiếu vào sách tốt nhất là từ phía vai trái, hoặc trước bàn đọc sách đặt một đòn bàn có độ cao vừa phải và tránh ánh sáng kích thích làm chói mắt.
Đèn chuyên dùng cho phòng sách là đèn bàn nghệ thuật, ví dụ như đèn đế xoay, đèn có thể điều chỉnh độ sáng, dùng đèn này ánh sáng dễ dàng chiếu trực tiếp vào bàn đọc sách.
Thường không cần chiếu sáng toàn diện, để tiện cho kiểm tra có thể dùng đèn lắp trên tủ sách. Nếu là phòng sách da dụng thì nên dùng kiểu đèn nửa kín, ánh sáng tập trung vào mặt bàn không lọt ra xung quanh, như vậy vừa đủ ánh sáng làm việc vừa không ảnh hưởng đến hoạt động khác. Nếu đọc sách mà ngồi ở ghế sô-pha thì tốt nhất dùng loại đèn cây để có thể điều tiết được hướng và độ cao chiếu sáng.
(4) Chú ý điều tiết màu sắc phù hợp
Màu sắc trang trí trong phòng có liên quan mật thiết đến ngũ hành. Nếu muốn có được một thiết kế hài hoà, chúng ta phải có sự điều chỉnh theo màu ngũ hành. Nếu sử dụng màu cho phòng sách một cách hỗn tạp, sẽ không hợp với ngũ hành. Cần điều chỉnh theo quy luật ngũ hành để có màu tương hợp.
Theo ngũ hành, mộc có thể sinh hoá, hoả tận thành thổ, trong thổ giấu kim, trong kim sinh thủy, thuỷ dưỡng mộc. Nếu dùng 5 màu sắc tiêu biểu cho ngũ hành thì giữa 5 màu đó sẽ dễ tạo ra tương sinh.
Màu ngũ hành của phòng sách:
Màu sắc
Xanh, bao gồm cả màu xanh lá cây Đỏ, bao gồm cả màu tím và màu phấn hồng Vàng, bao gồm cả màu cà phê và vàng gạo Trắng, bao gồm cả màu xám và vàng kim loại Đen, còn gọi là huyền sắc.
Phối màu ngũ hành trong phòng sách phái hài hoà. Ví dụ thảm nền màu dỏ, ngũ hành thuộc hoả, hoả sinh thố, đại diện cho thổ là màu vàng, vậy thì tường có thế dùng màu vàng nhạt, trần nhà có thể sử dụng màu trắng. Lợi dụng nguyên lý ngũ hành tương sinh để điều chỉnh vận khí trong phòng, sẽ càng hợp hơn.
Trái lại, nếu như màu của phòng sách tương phản với nguyên lý tương sinh ngũ hành thì mới nhìn qua thôi đã cảm thây khó chịu, thậm chí còn thấy chóng mặt, như vậy sẽ ảnh hưởng dến tư duy bình thường của con người.
Tổng hợp những điều nêu trên thấy: tổng hoà màu của phòng sách là tương đối dịu, ví dụ các màu như trắng sữa, vàng nhạt, chúng sẽ được ưu tiên lựa chọn đầu tiên, tránh dùng màu đỏ thẩm, màu xang lá cây đậm hoặc phối màu lộn xộn.
Trong phòng sách bố trí một vài chậu cây như vạn niên thanh, lan quân tử, văn trúc sẽ càng đẹp mắt và hợp phong thuỷ.
(5) Chọn tủ sách hợp lý
Tủ sách là đồ dùng gia đình không thể thiếu dùng để cất giữ sách, tài liệu trong nhà. Hình thức chủ yếu có 3 dạng, đơn, tổ hợp và tủ tường. Tú sách được thiết kế cao khoảng l,8m, phần từ nền nhà đến độ cao khoảng 0,78m được đóng kín, là nơi để sách ít đọc; đoạn từ 0,78m lên trên có kiểu mớ hoặc thông hai mặt để những sách thường đọc, mục đích là thuận tiện khi sử dụng, không phải cúi người khi lấy sách. Nếu thiết kế tủ sách cao từ nền nhà đến chạm trần nhà thì sẽ lợi dụng được nhiều diện tích, thế nhưng như vậy sẽ không tiện cho việc lấy và cất sách, quá trình dùng sách lại phải dùng đến ghế cao hoặc thang, sẽ rất phiền phức.
Độ sâu của giá sách thường là 0,25m, nếu là giá sách đơn có thế nới rộng thành 0,3m. Độ rộng xác định theo nhu cầu, nhưng với tủ sách gỗ thì chiều rộng thường khoảng 1m, như vậy sẽ tránh làm cong các tấm gỗ tủ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)