Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài gồm tượng Thần Tài, bài vị, tượng thần Thổ Địa, lọ đựng hương thắp, bát hương đặt chính giữa, lọ cắm hoa, đĩa gạo muối, nước và rượu, ngoài ra có ông Cóc ngậm tiền
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài, bao gồm tượng Thần Tài, bài vị, tượng thần Thổ Địa, lọ đựng hương thắp, bát hương đặt chính giữa, lọ cắm hoa, địa gạo muối, nước và rượu, ngoài ra có ông Cóc ngậm tiền quay mặt vào trong nhà nữa:
THẦN TÀI
|
|
BÀI VỊ
|
|
THẦN THỔ ĐỊA
|
|
|
|
LỌ ĐỰNG HƯƠNG THẮP
|
|
BÁT HƯƠNG
|
|
LỌ CẮM HOA
|
|
|
|
ĐĨA ĐỰNG GẠO MUỐI, NƯỚC, RƯỢU
|
|
CÓC BA CHÂN
|
|
ĐĨA ĐỰNG ĐỒ CÚNG KHÁC |
Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Lọ để hương thắp và lọ cắm hoa thường làm bằng sứ, nhưng có gia đình làm bằng chất liệu đá xanh. Hoa dùng để thờ nên dùng hoa tươi, không nên dùng hoa khô. Trong lọ hương thắp, có thể cắm các cành lộc đi lễ chùa, đền.
Bát hương: Bát hương thường làm bằng ba chất liệu cơ bản, bằng sứ, kim loại, đá (ngọc). Khi bôc bát hương, phụ nữ phải sạch sẽ, không bị kinh nguyệt, nam giới không được uống rượu, ăn thịt chó, quan hệ với người khác giới, nếu không sẽ mất đi sự linh nghiệm nhất định. Cốt bát hương gồm có giấy bát hương ghi rõ địa chỉ, thần tài, bọc lấy phần cốt bên trong gồm vàng bạc, vụn đá đỏ. Tro phủ lên trên cốt phải được giữ sạch sẽ không được ẩm mốc, đế ở nơi khô thoáng. Sau khi bốc xong nên nhờ các bậc đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban đức ông khoảng 1 tuần thì mới mang về nhà. Không được dùíig khăn ướt để lau bàn thờ, vì bàn thờ mệnh Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa, không tốt.
Đĩa đựng ba chén gạo muối, nước rượu: Dùng để mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Khi cúng xong hương đã tàn có thể dùng muối gạo vãi ra tứ phía có nghĩa phân phát cho chúng sinh, còn nước đổ đi, rượu có I thể tưới lên tiền vàng đã hóa xong. Chú ý không được đổ nước lên vàng mã đã hóa. Có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muôi, nước chỉ đổ đi khi làm lễ tất niên, thức cúng thì thay bằng 5 chén đựng nước (rượu) tượng trưng cho Ngũ hành.
Đĩa đựng đồ cúng khác: Yêu cầu chuyên dụng làm đồ cúng, không vì tiện dụng nhất thời mà đem ra sử dụng trong khi ăn cơm, sau lại rửa sạch để làm đồ cúng. Điều đó khiến cho thức ăn cúng không còn trai tịnh. Không nên giết mổ các loài động vật vào mùng 1 và ngày rằm, nếu bất khả kháng thì ra chợ mua đồ đã mổ sẵn. Có thể dùng 5 hoặc 7 loại quả để thay thế. Hoa quả mua về phải rửa sạch, để khô nước mới bày lên bàn thờ.
Cóc ba chân: Theo truyền thuyết Trung Quốc, cóc ba chân còn có tên gọi là Thiềm Thừ, vốn là một con yêu tinh được tiên ông Lưu Hải thu phục. Sau đó, nó theo tiên ông tu hành không làm hại người, học được phép thuật hành thiện, thường nhả tiền giúp đỡ mọi người trong nhân gian. Vì vậy nó được mọi người tôn sùng, coi là một con vật phong thủy về tài lộc, cát tường.
Cóc ban chân ngậm đồng tiền cổ (tốt nhất là loại Càn Long thông bảo, hoặc ít nhất đồng tiền đó đã xuất hiện trên 100 năm) đang quay đầu vào nhà, khi nhìn kỹ hơn ta sẽ thấy trên đầu con cóc có hình lưõng nghi, tức là hình tròn, bên trong vòng tròn có hình tượng như hai con cá quay đầu lại với nhau, giống như hình ở trung tâm của gương Bát quái.
Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, chân thứ ba của nó mọc từ hậu môn.
Cóc ba chân được làm từ rất nhiều chất liệu như đồng, đá, bằng ngọc. Bằng đá, ngọc là tốt nhất vì các chất liệu này thuộc hành Thổ mà ở Bát vận thì Thổ vượng tướng.
Cóc ba chân chỉ có thể đặt ở bàn thò thần tài, không nên đặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh, điều đó dẫn đến hệ quả cóc hấp thụ khí xấu trở thành hung vật có hại đến phong thủy.
Cách sử dụng cóc ba chân theo thời gian. Buổi sáng trưóc giờ đi làm bạn có thể quay đầu cóc ra ngoài, sau giờ đi làm về nhà bạn quay đầu cóc vào trong bàn thờ vì nó chỉ ăn tiền nhưng không bài tiết. Tốì về đến nhá là nhả tiền đã nuốt ra cho thân chủ.
Những điều nên và không nên ở phương tài vị
- Phương tài vị tối kỵ nước. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay ta đem nước đến là “cát thần lạc thủy”, tốt lại thành xấu.
- Phương tài vị nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng dương, thích hợp với dương khí. Sinh khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đốì không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.
- Phương tài vị phía sau nên có tường che chắn, không thê trổ cửa, trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục tàng phong tụ khí, tài vận mới tụ được.
- Phương tài vị tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ... sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.
- Phương tài vị nên bày cây xanh là tốt, phải nhố là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi, tốt nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn, không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên chọn các loại cây lá to, dày, lá xanh mãi như cây Vạn niên thanh.
- Phương tài vị tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng sẽ làm tôn hại đến tài vận.
- Phương tài vị tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy, để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó, hít thở không khí của tài vị hay nói cách khác lạ được thấm nhuần nguồn tài khí nơi đó, sẽ giúp ích cho tài vận người trong nhà.
- Phương tài vị không nên để tối tăm, vì u tối thì sinh khí không sinh sôi được, sẽ ảnh hưởng đến tài vận.
- Phương tài vị là nơi cát thần tọa vị nên kỵ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế, bụi bặm nơi đây
- Phương tài vị nên đặt vật hay biểu tượng cát tường. Bởi phương này là nơi vượng khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm một biểu tượng cát khánh thì tốt càng thêm tốt.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Yến Nhi (##)