Quẻ Quan Âm: Lý Uyên Đăng Vị hay Lý Uyên lên ngôi
Đây là quẻ Quan Âm thứ 83 được xây dựng trên điển cố: Lý Uyên đăng vị hay Lý Uyên lên ngôi.
Quẻ Trung Bình thuộc cung Mùi. Giống như ánh trăng trong những ngày đầu tháng, nên giữ nguyên hiện trạng mà chờ đợi thời điểm thích hợp. Đến khi mọi thứ chín muồi, những điều muốn thực hiện đều có thể làm.
Thừ quái nguyệt khuyết vị viên chi tượng. Phàm Sự hậu thời tẳc cát.
Điển cố quẻ Quan Âm: Lý Uyên Đăng Vị
Lý Uyên (sinh năm 566 – mất năm 635), tự Thúc Đức, quê quán ở Thành Kỷ, Lũng Tây, tổ tiên của ông vốn là họ Lý ở Long Khánh, Triệu Quận.
Cuối đời Tùy, thiên hạ đại loạn. Lý Uyên thấy khí số của nhà Tùy đã hết, tuy là anh em họ với Tùy Dạng Đế Dương Quảng, nhưng trong lòng đã bắt đầu có ý phản lại triều đình. Lại thêm Dương Quảng tin theo lời của thuật sĩ, không còn tín nhiệm Lý Uyên. Lúc này trong dân gian có lưu truyền câu ca dao rằng: “Nhật nguyệt chiếu long chu; Hoài nơm nghịch thủy lưu; Tảo tận dương hoa lạc, thiên tử quý vô đầu” (Nhật nguyệt soi thuyền rồng, Hoài Nam nước chảy ngược; Quét sạch hoa dương rụng, thiên tử Quý không đầu), là điềm triệu họ Lý sắp làm hoàng đế (*). Vì thế Dương Quảng bắt đầu tàn sát người mang họ Lý, cả nhà Hữu kiêu vệ Đại tướng quân Lý Hồn bị giết trước tiên, hơn ba mươi người không một ai thoát nạn. Lý Uyên lo sợ, lệnh cho Lý Thế Dân chiêu mộ binh sĩ, lại bí mật triệu hồi hai người con trai đang ở Hà Đông xa xôi là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát, sau đó quyết định hành động, giết chết kẻ thân tín của Tùy Dạng Đế theo bên cạnh mình, đồng thời liên hệ với Đột Quyết, chỉ huy ba vạn tướng sĩ khởi binh chống lại nhà Tùy vào năm 617 sau Công nguyên.
(*) Chữ Quý bỏ đi nét phẩy trên đầu tức là chữ Lý.
Nhưng Lý Uyên lại không lập tức xưng đế ngay, mà lập Đại Vương Dương Hựu làm hoàng đế, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lý Uyên ép thiên tử kêu gọi các lộ trong thiên hạ phản lại triều đình, lựa chọn sách lược hợp tung liên hoành với họ, khiến cho mười tám lộ phản lại triều đình, giao chiến với quân chủ lực nhà Tùy, còn quân đội của mình thì thừa cơ nhanh chóng chiếm lặi phần đất bị mất.
Cho dù thiên hạ đang đại loạn, nhưng Dương Quảng nghe nói hoa quỳnh ờ Giang Đô sắp nở, vẫn muốn đi xem. Hoa quỳnh là loài cây bụi rụng lá hoặc bán thường xanh, hoa nở to như cái đĩa, màu trắng tinh khiết như ngọc, vô cùng đẹp đẽ. Không ngờ trong lúc thưởng hoa, Dương Quảng đã bị thuộc hạ giết chết.
Lý Uyên biết được tin này, khóc lóc thảm thiết, tỏ ra rất thương tâm. Lý Uyên nói: “Ta quay mặt về phương bắc phụng sự chủ nhân, đường xá cách trở, không thể giải cứu, làm sao dám không ghi nhớ nỗi đau này?” Nhưng đây lại chính là cơ hội nghìn năm có một để Lý Uyên vào làm chủ Trường An, bèn thống lĩnh quân đội, trước tiên tiến đánh Trường An. Quân Tùy giữ thành thấy thế mạnh đã mất, liền đầu hàng.
Tháng năm năm Nguyên Đức thứ nhất nhà Đường (tức năm 618), Tùy Cung Đế nhường ngôi cho Lý Uyên, còn mình trở về ờ tại Đại Vương phủ. Lý Uyên giả vờ từ chối. Các quan văn võ mấy lần dâng biểu khụyên can, Lý Uyên mới lên ngôi hoàng đế, đối tên nước là “Đường”, định đô ờ Trường An.
Sau khi Lý Uyên lên ngôi, liền hủy bỏ những pháp lệnh hà kbắc của vương triều Tùy, thực hiện một loạt cải cách: Định ra pháp luật mới, đúc tiền mới, sửa đổi chế độ, phát triển trường học, khuyến khích nông nghiệp. Lại sai Lý Thế Dân đi chính chiến phía tây, bình định được Lũng Hữu; phía đông thì đánh dẹp Lưu Vũ Chu, phía nam thì đánh dẹp Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức, thống nhất được Trung Quốc, kết thúc cục diện chiến tranh loạn lạc kéo dài, khởi đầu cho triều Đại Đường thịnh vượng khiến cho người Trung Quốc đời đời phải tự hào.
Lý Uyên ờ ngôi hoàng đế chín năm, rồi truyền ngôi cho con thứ là Lý Thế Dân, tự xưng là Thái thượng hoàng mà lui về. Năm 635, Lý Uyên băng hà, thụy hiệu là Đại Vũ, miếu hiệu là Cao Tổ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (##)