Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Đặt tên cho Con cần tham khảo

Tên là mệnh, là số mệnh sẽ đồng hành cùng Con. Vì vậy, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, hy vọng cho con của mình là điều rất được coi trọng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tên là mệnh, là số mệnh sẽ đồng hành cùng Con và có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe, trí tuệ và vận mệnh của Con sau này. Vì vậy, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, hy vọng cho con của mình là điều rất được coi trọng. Bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây trong khi lựa chọn tên cho con.

luu-y-dat-ten-be-2016

Tên đem lại nhiều may mắn cho bé trai sinh năm Bính Thân 2016:

Thân tam hợp với Tý, Thìn. Nếu tên của người tuổi Thân có các chữ trong tam hợp đó thì họ sẽ được sự trợ giúp rất lớn và có vận mệnh tốt đẹp. Mặt khác, Thân thuộc hành Kim, Thủy tương sinh Kim nên những chữ thuộc bộ Thủy cũng rất tốt cho vận mệnh của người tuổi Thân.

Theo đó, bạn có thể chọn những tên như: Khổng, Tự, Tồn, Tôn, Học, Hiếu, Nông, Thìn, Thần, Giá, Lệ, Chân, Khánh, Lân, Cầu, Băng, Tuyền, Giang, Hồng, Hồ, Tân, Nguyên, Hải…

Rừng cây là nơi sinh sống của khỉ nên những chữ thuộc bộ Mộc rất thích hợp cho người tuổi Thân, ví dụ như: Bản, Tài, Đỗ, Đông, Tùng, Lâm, Liễu, Cách, Đào, Lương, Dương… Nhưng Thân thuộc hành Kim, Kim khắc Mộc nên bạn cần cẩn trọng khi dùng những tên trên.

Những chữ thuộc bộ Khẩu, Miên, Mịch gợi liên tưởng đến nghĩa “cái hang của khỉ” sẽ giúp người tuổi Thân có cuộc sống nhàn nhã, bình an. Đó là những tên như: Đài, Trung, Sử, Tư, Đồng, Hướng, Quân, Trình, Thiện, Hòa, Gia, Đường, An, Thủ, Tông, Quan, Thất, Dung, Nghi, Ninh, Hoành, Bảo, Hựu, Thực, Khoan…

Người tuổi Thân thích hợp với những tên thuộc bộ Nhân hoặc bộ Ngôn bởi khỉ rất thích bắt chước động tác của người và có quan hệ gần gũi với loài người. Những tên gọi thuộc các bộ đó gồm: Nhân, Giới, Kim, Đại, Nhiệm, Trọng, Tín, Hà, Bảo, Hưu, Nghi, Huấn, Từ, Ngữ, Thành, Mưu, Nghị, Cảnh…

Khỉ rất thích xưng vương nhưng để trở thành Hầu vương và có được uy phong thì chúng phải trả giá rất đắt. Do vậy, những chữ thuộc bộ vương như: Ngọc, Cửu, Linh, San, Trân, Cầu, Cầm, Lâm, Dao, Anh… khá phù hợp với người tuổi Thân. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng những tên đó.

Dùng những tên thuộc bộ Sam, Cân, Mịch, Y, Thị để biểu thị sự linh hoạt và vẻ đẹp đẽ của chúng như: Hình, Ngạn, Ảnh, Chương, Bân, Lệ, Đồng, Thường, Hi, Tịch, Thị, Sư, Phàm, Ước, Hệ, Tố, Kinh, Hồng, Duyên… sẽ giúp người tuổi Thân có được vẻ anh tuấn, phú quý song toàn.

Tên hợp phong thuỷ cho bé trai, bé gái sinh năm 2016:

Tên có các bộ thủ Tý, Thìn và Thủy: Tuổi Thân sẽ nằm trong tam hợp với Tý, Thìn. Do đó nếu tên bé cũng có các bộ thủ Tý, Thìn thì vận mệnh sẽ rất tốt đẹp. Cũng vậy, người sinh tuổi Thân thuộc hành Kim nên tương sinh với Thủy. Vì thế, những tên có bộ Thủy sẽ tốt cho bé.

Như vậy, bạn có thể tham khảo những cái tên hợp vận với bé như sau: Nguyên, Hải, Băng, Giang, Tuyền, Khánh, Chân, Học, Nông, Thìn, Giá, Lệ, Tân, Hồ, Cầu, Lân…

Tên có bộ Mộc: Do khỉ rất thích leo cây và thường sống trong những cánh rừng rậm rạp cây cối nên những cái tên có bộ Mộc cũng sẽ rất tốt cho vận mệnh của người tuổi Thân.

Những cái tên mang bộ Mộc có thể kể đến như: Lương, Dương, Đào, Liễu, Tùng, Đỗ, Đông, Tài, Bản,… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng người tuổi Thân đồng thời cũng thuộc hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc nên khi đặt những cái tên liên quan đến bộ Mộc cũng cần phải thận trọng.

Tên có bộ Miên, Mịch: Từ xa xưa, khỉ cũng thường sống bầy đàn trong những cái hang nên những bộ thủ Miên, Mịch với hình dáng tượng hình gợi nhớ đến những cái hang khỉ cũng rất hợp để dùng đặt tên cho người tuổi Thân với ước muốn cầu mong người này có cuộc sống an nhàn. Theo đó, có thể kể đến những cái tên như: Đài, Thiện, Dung, Bảo, Đường, Gia, Hòa, Tông, Quan, Nghi, Hoành, Hựu, Thực, An, Trình, Hướng, Quân, Tư, Sử, Trung, Quân…

Tên có bộ Nhân, Ngôn: Bởi khỉ là động vật có những hành động gần giống con người nhất nên bộ Nhân hoặc bộ Ngôn gợi nhớ đến khuôn miệng bắt chước của khỉ cũng được dùng để đặt tên cho người tuổi Thân. Có thể kể đến trong số đó những cái tên như: Nhân, Nhiệm, Mưu, Nghị, Nghi, Giới, Đại, Kim, Huấn, Trọng, Ngữ, Thành, Cảnh, Tín, Hà, Bảo…

Tên có bộ Vương: Do truyền thuyết gắn với loài khỉ luôn thấy khỉ xưng thành Hầu Vương nên những chữ thuộc bộ Vương cũng được cho là đem lại may mắn, sung túc cho người tuổi Thân. Những cái tên có thể kể đến như: Dao, Cầm, Ngọc, Cửu, Linh, Cầu, San, Anh, Lâm…

Tên có bộ Sam, Y, Mịch, Cân: Vẻ ngoài đẹp đẽ và linh lợi của khỉ rất thích hợp để mô tả bằng những bộ thủ như Y, Sam, Mịch, Cân. Do đó, những bộ này được đặt cho người tuổi Thân sẽ giúp họ cũng may mắn có được một vẻ ngoài đạo mạo, tuấn tú hay cao sang, quyền quý. Có thể kể đến những cái tên trong số này như: Hồng, Hình, Chương, Ảnh, Thị, Y, Sư, Dao, Ước, Thường, Bân, Lệ, Ngạn, Kinh, Duyên, Tố, Hi…

Những tên không nên đặt cho con sinh năm 2016:

Các chữ thuộc bộ Kim, Dậu, Đoài, Mãnh, Điểu, Nguyệt không phù hợp khi dùng để đặt tên cho người tuổi Thân, bởi những chữ đó đều chỉ phương Tây (thuộc hành Kim).

Theo ngũ hành, Thân thuộc hành Kim; nếu dùng những chữ thuộc các bộ trên để đặt tên cho người tuổi Thân sẽ khiến Kim tụ lại quá nhiều, dễ dẫn đến hình khắc và những điều không tốt. Theo đó, những chữ cần tránh gồm: Kim, Cẩm, Ngân, Xuyến, Nhuệ, Phong, Cương, Chung, Thoa, Trân, Trâm…

Khỉ thích phá hoại các loại ngũ cốc trên đồng ruộng. Vì vậy, những chữ thuộc bộ Hòa, Mạch, Tắc, Mễ, Điền, Cốc như: Do, Giới, Thân, Nam, Đương, Phan, Khoa, Thu, Đạo, Chủng, Tùng, Tú, Bỉnh, Đường, Tinh, Lương, Lượng… không nên dùng để đặt tên cho người tuổi Thân.

Dần và Thân xung nhau, Thân và Hợi (Trư) thuộc lục hại. Do vậy, khi chọn tên cho người tuổi Thân, bạn cần tránh những chữ có liên quan tới các con giáp trên. Vì dụ như: Dần, Xứ, Hổ, Báo, Lư, Hiệu, Hợi, Tượng, Gia, Duyên, Hào, Mạo…

Những chữ thuộc bộ Khẩu cũng nên tránh ví dụ như: Huynh, Cát, Hòa… vì mang ý nghĩa bị kìm hãm. Các chữ như Quân, Tướng, Đao, Lực cũng nên tránh khi đặt tên cho người tuổi Thân.

Để đặt tên cho con tuổi Thân, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên cho Con cần tham khảo

Chỉ ra tướng người không có duyên với tài lộc

Khi để bàn tay ở trạng thái duỗi thẳng tự nhiên, nếu thấy các khe hở giữa các ngón tay quá lớn, chứng tỏ đây là tướng người khó tụ tài.
Chỉ ra tướng người không có duyên với tài lộc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Khi để bàn tay ở trạng thái duỗi thẳng tự nhiên, nếu thấy các khe hở giữa các ngón tay quá lớn, chứng tỏ đây là tướng tay khó tụ tài, có tiền cũng không biết giữ, dễ rơi vào cảnh nợ nần. 
 

Xem tướng những người không có duyên với tài lộc:

1. Hai gò má gầy trơ xương   Tướng mặt mà hai gò má gầy trơ xương, không đầy đặn, da mặt lại trắng nhợt nhạt được coi là khó tụ tài.   Nếu muốn thay đổi, để có thể hút vận tài lộc, bạn cần thay đổi bản thân mình càng sớm càng tốt. Nên hành sự thận trọng, suy nghĩ thấu đáo trước khi làm, giữ tinh thần thoải mái, càng vui vẻ càng tốt, lâu dần tài vận ắt khả quan.
Chi ra tuong nguoi khong co duyen voi tai loc hinh anh
 
2. Dái tai quá nhỏ   Trong nhân tướng học, người có dái tai quá nhỏ cũng thường khó tụ tài. Nếu trong tay có tiền cũng không giữ được mà tiêu xài lãng phí.    Chỉ số hạnh phúc ở người này khá thấp, có thể nói, tiêu tiền mới giúp họ cảm thấy giá trị bản thân đang tồn tại. Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của tướng người khó tụ tài.   3. Khe hở giữa các ngón tay quá lớn   Khi để bàn tay ở trạng thái duỗi thẳng tự nhiên, nếu thấy các khe hở giữa các ngón tay quá lớn, chứng tỏ đây là tướng tay khó tụ tài, có tiền cũng không biết giữ, dễ rơi vào cảnh nợ nần.    Đeo nhẫn ở tay là một trong những cách có thể hạn chế phần nào việc tài lộc bị rơi rớt. Nhưng cái chính vẫn là sự thay đổi ở bản thân mỗi người. Nếu học cách chi tiêu tiết kiệm, tích tiểu thành đại sẽ có ngày được hưởng thành quả của chính mình.  
Chi ra tuong nguoi khong co duyen voi tai loc hinh anh 2
 
4. Chất tóc khô cứng   Chất tóc khô cứng cũng là một trong những biểu hiện của khả năng tụ tài yếu kém. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do chức năng của thận hoạt động suy yếu. Do đó, để cải thiện tình trạng trên, bạn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có tác dụng bổ thận vào thực đơn hàng ngày.    5. Răng thưa, không đều   Trong nhân tướng học, răng biểu thị năng lực tích lũy. Người có hàm răng mau, đều đặn biết cách tích lũy tiền bạc tốt hơn người răng thưa, không đồng đều.    6. Lỗ mũi có nốt ruồi hoặc hai lỗ mũi to nhỏ không đều   Nốt ruồi trong lỗ mũi đại diện cho sự trở ngại. Lỗ mũi bên to bên nhỏ không đều mang ý chỉ tài khố không cân bằng, thu chi quá cao hoặc quá thấp, hoặc ám chỉ thói quen tiêu tiền theo hứng, lúc thì hào phóng, khi lại rất ki bo.   Người có cả hai nét tướng cách trên khó tụ tài, nếu có điều kiện nên mua bảo hiểm hoặc gửi tiền tiết kiệm để tích lũy cho cuộc sống sau này.   
Chi ra tuong nguoi khong co duyen voi tai loc hinh anh 3
 
7. Lỗ tai quá nhỏ   Lỗ tai quá nhỏ cũng là biểu hiện của tài khố nhỏ, khó tụ tài. Bên cạnh đó, năng lực phán đoán của người này cũng không tốt, lời quý nhân không nghe, toàn nghe lời tiểu nhân, nên kiếm tiền không đủ tiêu.    8. Cánh mũi mảnh, lông mũi lộ thiên, mũi hếch   Mũi là đại diện cho tài khố, cung Tài Bạch, chủ về tài lộc. Nếu cánh mũi quá mảnh, lông mũi lộ thiên hay mũi hếch đều khó tụ tài. Tiền tới tay là tiêu ngay, không giữ được. Hoặc bản thân đã tích góp được một số tiền kha khá, nhưng vì giúp đỡ người thân, bạn bè nên cuối cùng cũng hết.

Ngoài xem tướng theo nhân tướng học thì bạn cũng có thể xem bói theo khoa học để biết vận mệnh của mình nhé!

An Nhiên   Đường vân đặc biệt trên ngón tay cái bật mí điều gì về bạn?
– Vân mắt Phật, mắt rồng, Thứ tài... đều là những vân đặc biệt trên ngón tay cái, mang lại nhiều điều cát lành, giúp cuộc đời chủ nhân gặp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chỉ ra tướng người không có duyên với tài lộc

7 việc cần làm trước khi dọn về nhà mới

Chuyển về nhà mới là một việc đại sự, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ, không chỉ đơn giản là chọn lấy một ngày và dọn đồ về.
7 việc cần làm trước khi dọn về nhà mới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 


7 viec can lam truoc khi don ve nha moi hinh anh
Ảnh minh họa
  1. Lựa chọn ngày tốt. Theo Lịch vạn sự Thông thắng thì những ngày tốt như Dịch Mã, Thiên Mã, Đức Hợp, ngày có trực Khai, trực Thành, Thiên Xá, Thiên Nguyện, Tứ Tương, Thì Đức, Nguyệt Ân sẽ thích hợp cho việc dọn nhà mới. Cấm kị những ngày Tứ Phế, Ngũ Mộ, Tứ Ly, ngày có trực Phá, trực Bình, trực Thu, trực Bế, Tứ Tuyệt, Vãng Vong, Quy Kị, Thiên Lại, Đại Thì, Nguyệt Yếm, Nguyệt Hình, Tam Sát. Mặt khác, cũng cần xem tuổi của gia chủ có hợp với ngày này hay không, nếu không thì nên lựa chọn ngày khác.
 
2. Quét dọn nhà mới, trong phòng có quạt thì mở quạt, làm cho mọi ngóc ngách trong nhà đều được thông thoáng.

Những chú ý khi chuyển nhà nhập trạch đặt bát hương
Dương trạch có ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh, sức khỏe, tài vận và sự nghiệp của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, khi làm lễ
3. Chuẩn bị một cái bàn nhỏ, hương thơm, lễ vật, vàng mã, nến đèn, hoa quả… Hương thơm và lễ vật để tỏ lòng tôn kính với Thần Phật, ánh nến tượng trưng cho gia vận được khai thông, hưng thịnh.
 
4. Đảm bảo hoàn thành mọi quá trình thi công xây dựng trước khi làm lễ dọn về nhà mới. Trước khi chuyển về cần trang hoàng đẹp đẽ, cần hoàn tất mọi khâu chuẩn bị, đừng nên để tới lúc dọn về rồi mới dọn dẹp.

7 viec can lam truoc khi don ve nha moi hinh anh
Ảnh minh họa
5. Chuẩn bị một bát gạo, phía trên có đặt mấy đồng tiền lẻ và giấy đỏ có chữ “Phúc”.
 
6. Sắm một cặp chổi và hót rác mới, trên cán đổi có thắt dây đỏ hoặc có dán giấy đỏ chữ “Phúc”.
 
7. Bếp nấu: Thời nay, nhiều người dùng bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại, không dùng bếp củi, hãy đốt một cây hương lớn, sau đó mang vào đặt bên cạnh bàn thờ.
 
Phương Thùy
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 7 việc cần làm trước khi dọn về nhà mới

Chùa Cổ Loa - Hà Nội

Chùa Cổ Loa có tên thường gọi là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự. Chùa nằm trong khu di tích Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội, một dấu tích vật chất về kiến trúc
Chùa Cổ Loa - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Cổ Loa có tên thường gọi là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự. Chùa nằm trong khu di tích Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và đô thị cổ cách nay khoảng hai thiên niên kỷ. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, Nơi đây gắn liền với nhiều di tích lịch sử của dân tộc.

Kiến trúc chùa theo kiểu nội Công ngoại Quốc. Chùa còn giữ được những bức cốn tứ linh thế kỷ XIX, 134 pho tượng có giá trị nghệ thuật bài trí ở chánh điện, hậu cung, hành lang và nhà Mẫu. Đó là các pho tượng Tam Thế Phật, tượng Phật A Di Đà, tượng Bồ tát Quan Âm, bộ tượng Hộ Pháp, bộ tượng Kim Cương, bộ tượng La Hán, bộ tượng Ngọc Hoàng, tượng Thái Thượng lão quân, tượng Trần Hưng Đạo… Chùa còn có 5 tấm bia đá từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, hai đại hồng chung đúc vào năm Gia Long thứ 2 (1803), một khánh đồng và nhiều pháp khí có giá trị khác.

Chùa nằm ngay sau Khu di tích Cổ Loa nên thuận tiện cho việc chiêm bái của du khách đến tham quan Cổ Loa, một trung tâm chính trị – quân sự, một trung tâm nông nghiệp lúa nước, một trung tâm luyện kim lớn thời cổ đại ở nước ta. Cổ Loa còn là quê hương của truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy.

Chùa Cổ Loa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1993.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Cổ Loa - Hà Nội

Lễ Thần Thổ Công

Văn khấn lễ Thần Thổ Công. Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Ý nghĩa

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.
- Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
- Thổ Địa: trông coi việc nhà.
- Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
- Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
- Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
- Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

Mũ Thổ Công:
- Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
- Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
- Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định:

+ Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
+ Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
+ Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
+ Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
+ Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

Cúng Thổ Công:
- Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
- Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
- Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

Tết Thổ Công:
- Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

- Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).


2. Văn khấn:

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ Thần Thổ Công

4 kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng để tránh vận hạn đen đủi

Nhiều người quan niệm, không riêng gì ngày Rằm tháng Giêng mà các ngày Tết, ngày mùng 1 hay ngày rằm thường, bạn nên kiêng khem một số điều sau để tránh vận hạn đen đủi, điều không may mắn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đối với ngày Rằm, theo quan niệm phương Đông thì có một số điều nên tránh làm để tránh vận hạn đen đủi, điều không may mắn như sau:

Kiêng câu cá ngày trăng tròn

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày rằm người ta thường không đi câu cá.   

4 kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng để tránh vận hạn đen đủi - Ảnh 1
Hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Ảnh minh họa.

Kiêng nói bậy, chửi tục

Nói bậy chửi tục chắc chắn cũng phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người. Đây cũng là điều mà rất nhiều người kiêng kỵ để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng.

Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng, rằm mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

Kiêng quan hệ nam nữ

Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.   

4 kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng để tránh vận hạn đen đủi - Ảnh 2
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Ảnh minh họa.

Hiện nay, quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như trước nhưng trên thực tế, không ít cặp vợ chồng vẫn khiêng khem và đại kỵ chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm.

Kiêng sinh con gái vào ngày rằm

Dân gian vẫn có câu "trai mồng một, gái ngày rằm" ý muốn chỉ những bé trai sinh ngày mùng 1 và bé gái sinh ngày rằm thường rất "khó nuôi". Vì vậy nên tránh sinh con vào những ngày này.

Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về tục kiêng kỵ này nhưng không phải lý giải nào cũng thực sự thuyết phục.   

4 kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng để tránh vận hạn đen đủi - Ảnh 3
Vào ngày rằm khi trăng tròn, Thái Âm sẽ vượng nhất, năng lượng âm đạt cực đại, con gái sinh vào ngày này sẽ là cực âm thành ra cá tính, khó dạy dỗ. Ảnh minh họa.

Dưới góc độ lý học Đông Phương, mỗi người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian (tượng trưng là các chòm sao). Theo đó, Mặt Trăng tượng trưng bởi sao Thái Âm mang năng lượng âm.

Vì vậy, vào ngày rằm khi trăng tròn, Thái Âm sẽ vượng nhất, năng lượng âm đạt cực đại, con gái sinh vào ngày này sẽ là cực âm thành ra cá tính, khó dạy dỗ.

Tuy nhiên hiện nay, quan niệm này không còn mấy ai tin tưởng và thực hành theo. Vì con cái trời sinh, sinh con ra dù trai hay gái và vào ngày nào nếu khỏe mạnh cũng đều đáng quý.

* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng để tránh vận hạn đen đủi

Dự đoán vận mệnh bằng tử vi đẩu số

LỜI MỞ ĐẦU Tử vi, theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, nghĩa là hoa tường vi màuđỏ. Từ cổ đại, người Trung Quốc thường dùng hoa tường vi màu đỏ để bói toán.Trần Đoàn (thời Tống) đã sáng tạo ra phương pháp bói toán lấy tên là TỬ VI vàđặt “tử vi” làm tên một ngôi sao trong 110 sao để tính toán vận mệnh.
Dự đoán vận mệnh bằng tử vi đẩu số

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

So với các khoa khác, tử vi xuất hiện tương đối chậm, nhưng đã mở đường cho một học thuật riêng bằng lý số theo một hướng đặc thù. Tử vi có khả năng vạch ra và dự báo những bước đường đời của con người và chỉ dẫn con người những cách xử thế tối ưu để thành đạt, hoặc ít ra cũng chủ động trước những hiểm hoạ sắp xảy ra.

Xuất phát từ quan điểm “Thiên nhân tương dữ” trong triết học Trung Quốc, Tử vi quan niệm con người là một phần của thế giới tự nhiên, thống nhất với tự nhiên, “là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ”. Bởi vậy, khi con người sinh ra ở một thời điểm nhất định thì tính cách tương ứng – từ tính cách ấy mà tạo nên số phận. Trần Đoàn đã quy nạp được hầu hết tính cách của con người vào 110 sao, xây dựng một phương pháp nghiên cứu con người và số phận con người. Quy luật của vũ trụ đã được diễn đạt thành quy luật của đời người. Trước đây, Kinh Dịch và Tử vi thường bị người ta quy là mê tín dị đoan. Bởi lẽ, người ta không hiểu được sự phong phú của nó đến nhường nào, thêm vào đó một số người lợi dụng tử vi để kiếm tiền, đã xuyên tạc bản chất của tử vi.

Tử vi đẩu số là phương pháp dự trắc về vận mệnh con người quan trọng nhất trong Mệnh lý học phương Đông. Phương pháp này lấy NĂM, THÁNG, NGÀY và GIỜ SINH để xác định vị trí 12 CUNG, tạo ra LÁ SỐ TỬ VI.
12 CUNG là thuật ngữ thiên văn học để đánh dấu 12 lần gặp gỡ giữa quỹ đạo vận hành của Mặt trời và Mặt trăng trong một năm. 12 Cung cũng nói lên nội dung và nhân tố chính liên quan tới vận mệnh của cuộc đời một con người.
12 CUNG gồm: Mệnh, Huynh đệ (anh em), Phu thê (vợ chồng), Tật ách (bệnh tật), Thiên di (xuất ngoại), Nô bộc, Tài bạch (của cải), Điền trạch (đất đai), Phụ mẫu (cha mẹ), Quan lộc (sự nghiệp),  Phúc đức , Tử nữ (con cái). Ngoài ra còn cung Thân (dự đoán tương lai của đời người), cung này tương phối cùng các Cung khác chứ không có vị trí riêng. Trong đó, MỆNH là Cung quan trọng nhất, vì Mệnh tốt, xấu gần như được phản ánh tại cung này.

Vai trò của Cung Mệnh và cung Thân :
Đầu tiên phải đả phá cách nhìn nhận "Nửa đời trước ứng với Mệnh, nửa đời sau ứng với Thân" ; "Mệnh tốt không bằng Thân tốt, Thân tốt không bằng Hạn tốt”… Mà chúng ta phải nhìn nhận rằng Mệnh và Thân là một cặp Thể Dụng tương hổ với nhau . Mệnh và thân đều phản ảnh suốt cả cuộc đời con người chứ không có sự phân chia vai trò trước sau. Mệnh là thể, Thân là Dụng. Và bài toán Mệnh Thân là Bài toán đầu tiên và cơ bản nhất. Nếu nhìn nhận và giải quyết rõ ràng, kỹ lưỡng thì chúng ta đã nắm được 80% tính chất số mệnh của con người. Có lẽ đầu tiên người sáng chế ra môn tử vi chỉ để làm bài toán này, còn chuyện vận hạn là nhu cầu phát sinh sau đó.

Do vậy khi đoán cung mệnh tức là đoán tổng quát tính chất của đương số, kết hợp cung Thân để coi cái hay của mệnh có được phát huy hay không phát huy như thế nào ? Sự cộng hưởng của mệnh Thân như thế nào ? Mệnh Thân chỏi nhau như thế nào ? Dưới quan niệm thể dụng chúng ta sẽ suy luận và tiên đoán nhiều vấn đề trong cuộc đời đương số.
Điều đáng lưu ý là trên lá số có 6 cung dương và 6 cung âm, Mệnh thân đều hoặc là ở cung dương hoặc là ở cung âm. Đó là môi trường để Mệnh và Thân tương hổ với nhau. Trong 6 cung cùng âm hoặc cùng dương thì chia làm hai nhóm : Nhóm thân cư Mệnh, Tài, Quan và nhóm Thân cư Di, Phúc, Phối (Phu, Thê). Nhóm thứ nhất do nằm trong thế tam hợp, nếu mệnh có đủ những bộ sao như Cơ Nguyệt đồng Lương, Tử phủ vũ Tướng, Sát phá liêm tham, Cự Nhật … thì độ cộng hưởng của mệnh và thân rất cao và đương nhiên là thuận lợi, độ số thành công tăng lên rất cao, đặc biệt thân cư Mệnh . Khi nói đến thế tam hợp cần phải nói đến bộ Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ, nói một cách khoa học thì đây là bộ sao chỉ trạng thái năng lượng cao, gặp tổ hợp sao xấu thì hoạ càng mạnh, gặp tổ hợp sao tốt thì phúc càng nhiều ! (vấn đề vòng thài tuế tôi sẽ bàn sau). Còn nhóm thứ hai thì Mệnh Thân không nằm trong thế tam hợp, đó là yếu tố bất lợi trong việc không liên kết được các bộ sao trong thế tam hợp, mệnh Thân thường đóng ở các bộ sao khác nhau, nhiều khi là chỏi nhau, như vậy là bất lợi, hoạ nhiều hơn phúc !

Xuất phát điểm của Tử vi đẩu số là Học thuyết Âm Dương Ngũ hành, phép đếm Can Chi và quan điểm hợp nhất Trời Đất và Con Người (“Thiên Địa Nhân hợp nhất”), lấy ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ của các sao CÁT, HUNG, HÓA trong chùm sao tử vi để suy luận ra vận mệnh con người.

Phương pháp cơ bản của Tử vi đẩu số là căn cứ ngày, tháng, năm và giờ sinh của mỗi người định ra 12 cung và an hệ thống sao lên LÁ SỐ rồi xét sự tương quan vị trí các cung, các sao mà đoán ra địa vị, nhân cách, phúc họa, sang giầu của người đó.
SAO là yếu tố cơ bản của Tử vi đẩu số. Sự phân bổ và tổ hợp của Sao cùng độ SÁNG và độ lành dữ (cát hung)

2/ MỖI CUNG CHO TA NHỮNG THÔNG TIN GÌ ?

Cung Mệnh: Tương đương bộ não con người ta, là Cung Chính trong 12 Cung.
Cung Huynh đệ: Phán đoán quan hệ bản thân với anh chị em có tốt không.
Cung Phu Thê: Phán đoán tình trạng hôn nhân, đối tượng kết hôn, cuộc sống hôn nhân mỹ mãn hay không.
Cung Tử nữ: Suy đoán về cá tính, tư chất, học hành của con cái.
Cung Tài bạch: Là cung sinh tài (tiền), phán đoán tài vận, khả năng quản lý tài chính và tình hình kinh tế của một người.
Cung Tật ách: Đoán biết tình hình sức khỏe và thể chất của một người.
Cung Thiên di: Phán đoán Vận xuất ngoại, phát huy tài năng, biểu hiện sức sống của bản thân.
Cung Nô bộc: Còn được gọi là cung Thân hữu (bạn bè). Phán đoán mối quan hệ với đối tác, đồng nghiệp, bạn bè.
Cung Quan lộc: Phản ánh thong tin về sự nghiệp, học vấn, địa vị.
Cung Điền trạch: Xét xem có thể thừa kế cơ nghiệp tổ tiên không. Hoàn cảnh sống.
Cung Phúc đức: Phản ảnh điềm lành dữ trong cuộc sống tinh thần như tâm thái, nhân sinh quan, sở thích.
Cung Phụ mẫu: Dự đoán tính cách, hoàn cảnh gia đình, địa vị của cha mẹ, tình thương của cha mẹ.
của sao có ảnh hưởng quyết định tới sự luận giải lá số.

Nguồn sưu tầm

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dự đoán vận mệnh bằng tử vi đẩu số

Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì ?

Thời nay đơn giản, để giữ vệ sinh không nên để quá 24 giờ. Thời xưa, có những nhà giàu sang để năm bảy hôm trong nhà, chờ con cháu về đông đủ, để họ hàng, làng xã, hàng tổng hàng huyện đến phúng viếng; để dựng rạp trước sân, dựng nhà trạm dọc đường từ nhà đến mộ để chuẩn bị mọi thứ khí tế và cỗ bàn thết đãi linh đình; để thày cúng chọn ngày, thày địa lý chọn đất an táng, phân kim lập hướng hẳn hoi. Có nhà còn sắm đủ trong quan ngoài quách, quàn tạm trong vườn, vài tháng sau mới làm lễ an táng.
Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện": Buổi sáng dậy bưng khăn lược vào linh sàng, các con quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng: "Ngày đã sáng rồi xin rước linh bạch ra linh toạ". Sau đó rước hồn bạch ra đặt vào ỷ, vắt màn, dọn chăn gối, chiều tối lại rước linh bạch vào, đắp chăn thả chiếu, màn xuống. Thờ như lúc sống, chỉ lạy hai lạy (chỉ sau khi an táng, làm lễ thành phâng xong mới lạy bốn lạy theo nghi lễ người chết).

Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực" (Trồng bó đuốc trước sân): phường bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu, trong nhà ngoài sân đèn đuốc sáng trưng.

Khi thân bằng cố hữu đến phúng điếu, người chủ tang và người chủ phụ đứng cạnh linh toạ và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy thì chủ lễ tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ mình ba vái thì vái tạ một vái. Trách nhiệm tiếp trầu, nước, cỗ bàn thuộc về người hộ tang.

Nếu có người con trai nào đi vắng chưa kịp về thì để mũ, khăn xô và gậy cạnh hương án.

Trước khi làm lễ chuyển cữu để chuẩn bị phát dẫn thì áo quan vẫn trở đầu vào trong, coi như lễ người sống, đọc văn cũng chưa dùng chữ "Hiển thảo" (cha) "Hiển tỷ" (mẹ) mà con dùng chữ "Cố phụ" (cha), "Cố mẫu" (mẹ)    

ở thành phố ngày nay đã có nhà ướp lạnh, ở nông thôn để dăm bảy ngày trong nhà, phải làm sao cho khỏi nhiễm uế khí ? - Điều quan trọng nhất là người trị tang phải có kinh nghiệm : áo quan vỏ dày, gỗ tốt, trám thật kín, không để một khe hở nào. Đáy áo quan lót những chất chống ẩm như lá chuối, giấy bản, than, vôi, bỏng nếp... Các khe hở của áo quan được bịt kín trước bằng sơn ta, nhựa đường, dán giấy tráng kim. Nếu để lâu phải có trong quan ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng rang khô nóng. Phủ trên thi hài có các thứ hương vị để khử uế khí.

Trước ngày an táng còn có thêm tục "Lễ yết cáo tổ tiên", nếu không đưa được linh cữu, phần lớn các gia đình rước hồn bạch đến nhà thờ họ. Hồn bạch chỉ được đặt phía trước bàn thờ, để ở dưới, không được đưa lên bàn thờ tổ. Nội dung: Báo cáo với gia tiên có thân phụ hoặc thân mẫu về chầu tổ. Xong lại rước hồn bạch về nhà mình, đặt lại trên linh toạ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì ?

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm trong ngày Tết

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...
Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm trong ngày Tết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu - một trong các người con của vua Hùng - làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV).
Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.
Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá  bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.
Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.
Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất.
Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước (1).

Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:

1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc (2). Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo "Cha Trời, Mẹ Đất" cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138 (3). Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế "Cha Trời, Mẹ Đất" đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu

2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”.  Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương. 

Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng.
- Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm.
- Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới.
- Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…

Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chul (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chul (4). Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chul?

Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì)(5). Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy)(6). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.

Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc(7). Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương(8). Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người. Tết của người H'mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H'mông”(9). Ở người H'mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa(10). Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H'mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán(11). Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H'mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn” .

3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.
Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.
Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…
Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun… (12).

Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu - nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?
Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản(13). Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva). 
Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...

Huỳnh Ngọc Trảng (theo Văn hóa Phật giáo)
 
Chú thích:
(1) Vũ Quỳnh - Kiều Phú, Lĩnh nam chích quái, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nguyễn Ngọc San biên khảo-giới thiệu, In lần thứ hai. NXB Văn Học, H., 1990, tr. 56-58.
(2) Việc này được nói trong nhiều sách vở. Ở đây, xin xem:
- Thời cổ Trung Quốc có những lý luận chủ yếu nào về vũ trụ, trong sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc, NXB Cổ Tịch Thượng Hải (Bản dịch của Trần Ngọc Thuận, Đào Duy Đạt, Đào Phương Chi, NXB Văn Hóa Thông Tin, H; 1999, tập II, tr. 110-114.
- Tiêu Mạc, Kiến trúc Trung Quốc, Tủ sách Văn hóa Nghệ thuật Trung Quốc (Bản dịch của Mai Chi, NXB Thế giới, H, 2002).
(3) Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, Bản dịch của Trịnh Đình Rư, NXB Văn học, H, 1972, tr. 47 (truyện Thiên tổ địa chủ xã tắc đế quân); tr 81-82 (truyện Ứng thiên hóa dục nguyên trung hậu thổ điạ kỳ nguyên quân).
(4) Trần Từ, Người Mường ở Hoà Bình, Hội KHLS, H, 1996, tr. 193; 341. (phụ chú P1)
(5) Vũ Thị Hoa, Lễ hội cầu mùa của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB VHTT, H, 1997, tr. 88-89.
(6) Trần Hữu Sơn (chủ biên), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, NXB Văn hóa Dân tộc, H; 1999, tr. 84-85.
(7) Ngô Văn Doanh, Tết năm mới cổ truyền của người Chăm (lễ hội Rija Nưgar), trong Tết năm mới ở Việt Nam, NXB VHTT, H; 1999, tr. 141.
(8) Nguyễn Hữu Thức, Xuân Tết với ngưới Dao Đeo Tiền (Hòa Bình), trong Tết năm mới ở Việt Nam, sđd, tr. 151.
(9) (10) Nguyễn Hữu Thức, Tết cổ truyền của người Hmông tỉnh Hoà Bình, sđd, tr. 171-172.
(11) Nguyễn Hữu Thức, bài đã dẫn, tr 184.
(12) Chúng tôi dựa vào và đối chiếu từ các dữ liệu của một số sách, bài báo đã công bố. Ở vấn đề này, xem Vũ Thị Hoa, sđd, phần người Thái (tr. 75-76) và phần phụ lục (tr. 171-275).
(13) Xem J. Chevalier và A. Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 92; 265; 534-538; 778-779.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm trong ngày Tết

Người có mệnh Thất Xích Phá Quân tinh thích hợp làm nghề gì? –

Thất Xích tinh đại diện cho giao tiếp, nghề thích hợp là luật sư, cố vấn pháp luật, ngành tiền tệ, nhân viên ngân hàng, nhân viên bán hàng, phiên dịch, nhà diễn thuyết, bác sĩ ngoại khoa, nha sĩ, bán hàng sắt, đồ trang trí, diễn viên, nghề thuỷ sản,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

nhà lý luận, biên kịch…

p9


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Người có mệnh Thất Xích Phá Quân tinh thích hợp làm nghề gì? –

Cô nàng đa tài đất Bắc - Bích Phương

Ngoài việc sở hữu một chất giọng mềm mại, ấm áp, cô nàng Thiên Bình - Bích Phương còn là một đôi tay vô cùng khéo léo khi vào bếp.
Cô nàng đa tài đất Bắc - Bích Phương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► Theo dõi: Tử vi hàng ngày, tử vi hàng tuần của bạn được cập nhật nhanh chóng, chính xác

Co nang da tai dat Bac - Bich Phuong hinh anh
 
Sở hữu trong mình nhiều nét tính cách của Thiên Bình khi cả Mặt Trời, Mặt Trăng và sao Hỏa trên bản đồ sao đều nằm trong cung hoàng đạo này, Bích Phương sớm đã tiềm ẩn trong mình những năng khiếu về nghệ thuật ở nhiều mặt. Và cũng chỉ những khi tập trung vào nghệ thuật, sự hài hòa và cái đẹp, cô gái này mới có thể tìm được sự cân bằng trong cuộc sống.
  Không chỉ sở hữu một giọng ca mềm mại, ấm áp, ru dịu lòng người, Bích Phương còn có một đôi tay khéo léo khi làm bếp. Trong chương trình ‘Hôm nay Phương nấu' của cô, Bích Phương đã gợi nhiều cảm hứng cho các bạn trẻ đến với căn bếp của riêng mình, và coi việc nấu ăn cũng như một niềm vui giống khi cô đi hát vậy.   Thiên Bình vốn là chòm sao luôn hướng tới sự hài hòa cả bên ngoài lẫn bên trong. Động lực này giúp Bích Phương luôn nỗ lực không ngừng để vừa bắt kịp được với những nhu cầu âm nhạc của công chúng, vừa thỏa mãn được những yêu cầu, mong muốn về mặt chuyên môn của mình trong từng tác phẩm.

Co nang da tai dat Bac - Bich Phuong hinh anh
 
Sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ Thiên Bình thường dễ đi vào lòng người và dễ được hướng ứng, do Thiên Bình là chòm sao luôn sống hướng về người khác trước. Thiên Bình Bích Phương cũng không ngoại lệ. Các ca khúc của cô luôn mang đến âm hưởng dễ chịu, nhẹ nhàng, khó lòng để bị phê phán gì khi đến với khán giả.   Thêm vào đó, Bích Phương còn sở hữu sao Thủy ở cung Xử Nữ và sao Kim ở cung Bọ Cạp, giúp cho nét tính cách của cô thêm phần cứng cáp, cẩn trọng và thực tế hơn trong cuộc sống.
 
Sự lí trí, thực tế và luôn quan tâm tới tiểu tiết của Xử Nữ khiến cho các sản phẩm âm nhạc của Bích Phương luôn được trau chuốt cẩn thận, chu đáo. Tư duy của một Xử Nữ giúp cô liên tục có rất nhiều băn khoăn, rất nhiều câu hỏi, nghi vấn cho chính tác phẩm của mình, từ đó ngày càng hoàn thiện hơn, không để bất kỳ hạt sạn nào còn sót lại.

Co nang da tai dat Bac - Bich Phuong hinh anh
 
Thẩm mỹ của sao Kim Bọ Cạp cũng góp phần mang lại chiều sâu hơn trong cách lựa chọn dòng nhạc và giúp cho các ca khúc của Bích Phương dễ chạm được đến cảm xúc thật của người nghe.   Sự di chuyển của sao Diêm Vương ở cung Ma Kết, tạo góc cản trở và sự dịch chuyển của sao Thiên Vương trong cung Bạch Dương, tạo góc đối đỉnh với Mặt Trời Thiên Bình của Bích Phương khiến cuộc sống của cô gái này từ ngày bước chân vào ‘showbiz' gặp không ít khó khăn và biến động.

Co nang da tai dat Bac - Bich Phuong hinh anh
 
Phải qua hai mùa Vietnam Idol cùng nhiều nỗ lực lớn hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp cùng trang lứa, cô mới có thể ghi tên mình vào danh sách những ca sĩ nổi tiếng hiện nay, được nhiều người nhớ mặt gọi tên.
 
Tuy nhiên, sao Mộc - hành tinh của sự may mắn - đã bắt đầu đi vào cung Thiên Bình và sẽ ở lại đây trong một năm tới. Điều này có lẽ sẽ giúp cho con đường phát triển từ giờ của Bích Phương gặp nhiều thuận lợi và cơ hội hơn. Chúc cho cô gái đa tài xứ Bắc tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên bước đường sự nghiệp của mình.
ST.

Soobin Hoàng Sơn: Hoàng tử Xử Nữ luôn không ngừng nỗ lực Top 3 chòm sao nữ nhạy cảm dễ mắc tâm bệnh Trường Giang - Nhã Phương: Kim Ngưu đụng độ Kim Ngưu?

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cô nàng đa tài đất Bắc - Bích Phương

5 “không” trong phong thủy cầu thang

Trong phong thủy nhà ở, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà. Đây là nơi dòng khí vận động mạnh và liên tục để giúp ngôi nhà lưu thông thoáng đãng.
5 “không” trong phong thủy cầu thang

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


 

Không gian trong toàn bộ ngôi nhà có thoáng đãng và lưu thông không khí tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống cầu thang. Theo đó, cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các phòng trong nhà. Để bố trí đúng phong thủy cầu thang, gia chủ nên nói “không” với những cấm kị dưới đây.   1. Không xây dựng cầu thang ở giữa nhà

5 khong trong phong thuy cau thang hinh anh
Ảnh minh họa

Không ít gia chủ tỏ ra thích thú với việc đặt cầu thang ở giữa nhà nhằm tạo ra điểm nhấn đặc biệt. Tuy nhiên, đây không phải là cách xây cầu thang đúng phong thủy. Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động mạnh. Nếu nó đè lên trên cửa giường ngủ hay dưới bếp sẽ gây tai họa cho gia chủ. Dó là lí do giải thích tại sao khi thiết kế nhà ở, các kiến trúc sư lại khuyên gia chủ nên đặt cầu thang vào góc riêng.
  2. Không nên xây cầu thang hình xoắn ốc
 
Xét về góc độ phong thủy, cầu thang có dáng cong mềm mại được cho là tốt nhất. Vì khi đó nguồn khí trong nhà được lưu chuyển đều và nhẹ nhàng đến các phòng, tạo sự hài hòa cho ngôi nhà. 
 
Ngược lại, nếu xây cầu thang hình xoắn ốc, đặc biệt là xây ở vị trí đối diện với cửa trước hoặc ở giữa nhà sẽ khiến hao tài tốn của, sức khỏe mọi thành viên trong ngôi nhà bất ổn.    3. Không xây các bậc cầu thang lên xuống hở
 
Khi các bậc cầu thang lên xuống bị hở, dòng khí không được lưu thông xuyên suốt theo chiều đứng từ các tầng với nhau mà bị phân tán. Theo đó, nguồn vượng khí khó chạy khắp ngôi nhà, khó mang lại nguồn tài lộc hưng thịnh cho gia chủ.    Ngoài ra, các bậc cầu thang lên xuống hở không đảm bảo an toàn đối với trẻ con. Gia chủ cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nên xây bậc cầu thang hở hay không.   4. Không xây cầu thang chắp ghép hoặc cắt góc
 
Không ít gia chủ vì muốn tiết kiệm không gian nên đã xây cầu thang kiểu chắp ghép hoặc cắt góc. Theo quan điểm phong thủy nhà ở, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và các mối quan hệ của mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nếu vị trí cắt góc này nằm đối diện với cửa ra vào thì càng gây hại.

5 khong trong phong thuy cau thang hinh anh 2
Ảnh minh họa
  Cách hóa giải: Trường hợp buộc phải làm cầu thang chắp ghép hoặc cắt góc, gia chủ nên để một chậu cây cảnh ở vị trí đó, nhằm che đi góc cạnh và tạo đường cong mềm mại hơn cho cầu thang. Cầu thang xây dáng cong là thiết kế tốt nhất cho mọi ngôi nhà.
5. Không xây cầu thang từ phía sau nhà đi lên

Nếu xây cầu thang từ phía sau nhà đi lên, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái vị ở phía sau. Do đó, các tầng sẽ lần lượt bị suy khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc. Sau một thời gian sinh sống, dương khí bị suy kiệt nặng, âm khí vượng khiến người trong nhà dễ mắc các bệnh về thần kinh như hoang tưởng, căng thẳng…   ST  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 5 “không” trong phong thủy cầu thang

Những con giáp biết nắm bắt hạnh phúc trong tầm tay

Tinh thần trách nhiệm của người tuổi Tuất, sự lạc quan của người tuổi Mão và thông minh của tuổi Thân giúp họ luôn chủ động nắm bắt hạnh phúc của mình.
Những con giáp biết nắm bắt hạnh phúc trong tầm tay

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuổi Tuất

Trong 12 con giáp, người tuổi Tuất có tinh thần trách nhiệm cao nhất. Dù với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp họ đều biết cách tôn trọng đối phương. Họ không coi nặng vấn đề vật chất, tiền bạc mà trọng tình nghĩa hơn.

tuat-9769-1416004506.jpg

Về phương diện tình yêu, những chàng trai cô gái tuổi Tuất yêu hết mình và vô cùng chung thủy. Khi đã xác định được nửa kia của mình, họ sẵn sàng chịu trách nhiệm với người đó đến cùng. Do vậy, người tuổi Tuất luôn chủ động nắm bắt được hạnh phúc trong tầm tay. Yêu con giáp này, bạn sẽ vô cùng yên tâm và có chỗ dựa tinh thần vững vàng.

Tuổi Thân

Người tuổi Thân thông minh, linh hoạt. Trong bất cứ phương diện nào của cuộc sống, họ đều thể hiện vẻ vượt trội hơn hẳn. Nhiều người cho rằng con giáp này có số đào hoa, không thủy chung mà luôn muốn chinh phục những điều mới lạ. Có lẽ họ đã nhầm, bởi thực tế trái ngược hoàn toàn.

than-2906-1416004507.jpg

Mặc dù có số đào hoa, tình cảm của người tuổi Thân vẫn trước sau như một, chung tình đến tận khi bước sang thế giới bên kia. Hơn ai hết, họ biết cách nắm bắt và trân trọng hạnh phúc. Do đó, một "happy ending" chắc chắn đang chờ đợi vào một ngày không xa với con giáp này.

Tuổi Mão

Người tuổi Mão mong muốn có được cuộc sống vô lo vô nghĩ nên lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ. Khi làm việc, con giáp này lên kế hoạch rõ ràng và thực hiện theo những trình tự nhất định. Trong tình yêu cũng vậy, họ có điểm xuất phát và cũng có điểm dừng đúng lúc.

thin-9913-1416004507.jpg

Hơn thế, người tuổi Mão rất biết cách quan tâm, chăm sóc cho người mình yêu. Họ nắm bắt được hạnh phúc của chính mình nên thường tiến tới hôn nhân rất sớm. 

Mr.Bull (theo Dyxz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những con giáp biết nắm bắt hạnh phúc trong tầm tay

Ngày không vong là gì, bạn có biết?

Khi nói đến ngày xấu chúng ta có ngày hắc đạo, ngày tam nương bên cạnh đó còn có ngày không vong. Tuy nhiên khi nói đến ngày không vong không phải ai cũng biết, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngày không vong là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Việc chọn ngày tốt tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành việc làm quan trọng và cần thiết của các dân tộc Đông phương. Người ta quan niệm rằng, khi làm các công việc quan trọng cần xem xét ngày giờ cẩn thận, bởi nếu đi vào giờ xấu, ngày xấu sẽ gây ảnh hưởng đến công việc và kết quả, do đó người ta rất kiêng kỵ. Khi nói đến ngày xấu chúng ta có ngày hắc đạo, ngày tam nương bên cạnh đó còn có ngày không vong. Tuy nhiên khi nói đến ngày không vong không phải ai cũng biết, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngày không vong là gì? Hãy cùng Phong thủy số tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Ngày không vong là gì, bạn có biết?

Xem thêm: Ngày sát chủ là ngày gì?

Ngày không vong là gì?

Theo lịch học của phương đông, tên của mỗi ngày, tháng , năm đều được gọi bằng tên của thiên can và địa chi. Nói đến 2 thuật ngữ này hẳn những người không rành về tướng số thiên văn địa lý sẽ khó có thể hiểu được hết. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng:

+ Theo nguyên tắc âm dương, tên của ngày gồm có : cam âm + chi âm hoặc can dương + chi dương

+ Trong đó có 5 can dương gồm giáp bính mậu canh nhâm kết hợp với 6 chi dương là tý dần thìn ngọ thân tuất.

+ Ngoài 5 can dương còn có 5 can âm gồm “ất, đinh, kỷ, tân, quý” và kết hợp với 6 chi âm là “sửu, hợi, dậu, mười, tỵ, mão”.

Như vậy khi kết hợp ta sẽ có được lục thập hoa giáp. Người xưa chia lục thập tức là 60 hoa giáp này thành 6 tuần giáp. Mỗi tuần giáp là 10 ngày tương ứng với 10 thiên can, so sánh với 12 địa chi sẽ có 2 ngày bị dư ra. Người ta gọi 2 ngày này là 2 ngày không vong. Với câu hỏi ngày không vong là gì? chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời. Mặc dù nó hơi trừu tượng với những bạn trẻ, nhưng chúng ta có thể tóm tắt một cách dễ hiểu đó là, ngày không vong là ngày bị dư ra trong.

Xác định ngày không vong

·         Trong tuần Giáp Tý có 2 ngày không vong là ngày Tuất & Hợi

·         Trong tuần Giáp Dần có 2 ngày không vong là ngày Tý & Sửu

·         Trong tuần Giáp Thìn có 2 ngày không vong là ngày Dần & Mão

·         Trong tuần Giáp Ngọ có 2 ngày không vong là ngày Thìn & Tỵ

·         Trong tuần Giáp Thân có 2 ngày không vong là ngày Ngọ & Mùi

·         Trong tuần Giáp Tuất có 2 ngày không vong là ngày Thân & Dậu

Ngày không vong cần tránh làm gì?

Ngày không vong, theo như quan niệm xưa truyền lại thì đây là ngà cực kỳ xấu mà trăm sự đều kỵ, tuyệt đối không được xuất hành đi xa. Những công việc như ký kết hợp đồng, mua bán nhà, xây nhà, cưới xin, ma chay...đều cần tránh nhằm không mắc phải những điều không tốt lành. 

Để xem thêm những ngày tốt khác, bạn có thể tham khảo tại đây: Xem ngày tốt xấu


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày không vong là gì, bạn có biết?

Phong thủy phòng tắm –

Thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn tập trung nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm một gian, bởi vậy xin được đem 2 vế hợp nhất để đàm luận về phong thuỷ. Theo lý luận phong thuỷ truyền thống, đối với cát hung nghi kị của nhà vệ sinh, ngoài chỉ ra phươn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn tập trung nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm một gian, bởi vậy xin được đem 2 vế hợp nhất để đàm luận về phong thuỷ.

Theo lý luận phong thuỷ truyền thống, đối với cát hung nghi kị của nhà vệ sinh, ngoài chỉ ra phương pháp tránh hung, thì những điều khác rất ít được nhắc đến, bởi vậy mà sinh ra rất nhiều cách nói. Rốt cuộc nhà vệ sinh nhà tắm có những điểm nào cần được chú ý?

nhung-kieng-ky-khi-thiet-ke-phong-tam1

– Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam.
– Không nên đặt ở trung tâm căn nhà.
– Không nên sửa thành phòng ngủ.
– Không nên đặt ở hướng hung, nên đặt ở hướng cát.
– Địa điểm nhà vệ sinh nên ở chỗ khuất.
– Nên duy trì sạch sẽ vệ sinh.
– Nên duy trì không khí lưu thông.

Phương vị nhà vệ sinh không tốt cần cải tạo như thế nào?
Theo phong thuỷ nhà ở mà nói, hung tướng mà nhà vệ sinh dẫn đến là vô cùng nguy hại. Đặc biệt là ở hướng Bắc của nhà ở, hoặc ở hướng Đông Bắc (còn gọi là hậu quỷ môn) mà đặt nhà vệ sinh, thì sẽ dẫn đến kết quả không hay.
Để cho nhà vệ sinh át được hung tướng, thì tốt nhất bạn nên đặt nó ở hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc phương vị Đông (xét từ trung tâm của căn nhà). Đồng thời, cũng cần phải tránh phương vị xung khắc với tuổi của nam nữ chủ nhà.
Nếu như nhà vệ sinh ở hướng Bắc hoặc phương vị Đông Bắc, nhất thiết phải chuyển sang vị trí khác. Chỉ cần tránh trung tâm Bắc 15 độ (phạm vi của Tử). Hướng Đông Bắc, thì chỉ cần tránh Bắc Đông 15 độ (phạm vi của Sửu) và trung tâm Đông Bắc 15 độ (phạm vi của Cấn). Nếu như cả nhà vệ sinh đều nằm ở phương vị Bắc hay Đông Bắc, chỉ cần di dời vị trí của bồn cầu đến phương vị cách đó 15 độ là được. Nếu như bồn cầu thuộc phạm vi này, thì chỉ cần di dời bồn cầu chứ không cần xây lại nhà vệ sinh.
Ngoài phương vị Bắc, Đông Bắc, phương vị Tây Nam cho nhà vệ sinh cũng thuộc hung tướng. Nếu cần di dời, chỉ có thể dời từ hướng Tây Nam sang Tây Bắc.
Nhà vệ sinh thuộc hướng Tây cũng không tốt lắm, có điều chỉ cần không phải là người tuổi Dậu, hoặc không có phụ nữ đang chuẩn bị kết hôn thì không cần phải lo lắng. Người cầu toàn thì có thể di dời bồn cầu đến Tây Bắc (phạm vi Nhâm hoặc Quý).
Không nên có nhà vệ sinh phía Nam, ảnh hưởng đến vận khí. Nếu như có, tốt nhất dời đến phương vị Đông, Đông Nam, Tây Bắc. Không được thiết kế nhà vệ sinh gần khu thờ cúng, không thì sẽ biến thành hung tướng.Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm căn nhà
Có 3 nguyên nhân. 1 là, theo “lạc thư” có viết thì phương vị trung tâm thuộc Thổ, còn nhà vệ sinh thuộc Thuỷ, nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh Thổ khắc Thuỷ. 2 là, không khí và nước ô nhiễm từ nhà vệ sinh từ trung tâm lan ra các phòng. 3 là, trung tâm của căn nhà cũng như trái tim con người, tim mà bị ô nhiễm, thì còn có thể gọi là “cát trạch” không?

Phòng ngủ cải tạo từ nhà vệ sinh cũ: 
Bởi vì người đông đất chật, nhiều gia đình sửa nhà vệ sinh thành phòng ngủ. Mặc dù tiết kiệm được không gian nhưng lại phạm phải sai lầm phong thuỷ, nghiêm khắc mà nói thì không hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh là không sạch sẽ, cần phải tránh nằm gần kề phòng ngủ, càng không thể sửa thành phòng ngủ. Như vậy căn bản không phù hợp yêu cầu vệ sinh, thuỷ hoả bất dung.Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Nam
Điều này có liên quan đến phương vị bát quái, phương Nam là Li quái, ngũ hành thuộc Hoả, còn nhà vệ sinh lại thuộc Thuỷ. Nhà vệ sinh hướng Nam, khắc chế Hoả địa, cũng như là Bát tự của người xung khắc Lưu niên Thái Tuế, bởi vậy không may mắn.

Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu
Ví dụ cửa chính căn nhà hướng Nam, thế thì hướng của bồn cầu không được hướng Nam, không thì dễ sinh bệnh cho chủ nhà. Trước mắt chưa có cuộc điều tra rõ ràng về vấn đề này, nhưng tránh được thì nên tránh.

n2

Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hành lang
Nếu như nhà bạn có hành lang tương đối dài, cần chú ý sao cho nhà vệ sinh nằm ở bên cạnh hành lang chứ không được để ở cuối hành lang, nếu không phạm phải tướng đại hung, có hại cho sức khoẻ con người.

Nhà vệ sinh phải có cửa sổ, tốt nhất là đủ ánh sáng, không khí lưu thông. 
Nguyên nhân rất đơn giản, nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm thấp dễ gây nên ẩm mốc, đồng thời cũng là nơi chúng ta thường dùng để tẩy rửa tạp chất và xú uế. Do vậy nhà vệ sinh nhất thiết phải có cửa sổ hoặc cửa thông gió, đủ ánh sáng và không khí lưu không để cho mùi hôi bay đi, duy trì không khí trong sạch.

phong-thuy-phong-tam-venusland

Nhà vệ sinh của biệt thự:
Thường thì khi thiết kế người ta thường nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng mà lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nếu như nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ thì trạch tướng vô cùng nguy hại, sức khoẻ người ở sẽ giảm sút.
Theo nguyên lí “gia tướng học” Hồng Kông cổ truyền, thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Ngũ hành gia cho rằng, nước chảy xuống dưới, làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết. Nếu như nhất quyết phải đặt trên lầu, thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy phòng tắm –

Con gái mắt xếch nói lên điều gì –

Mắt xếch là mắt có xu hướng bị lệch sang phía trên, gần đường chân mày, thiếu cân đối. Có người chỉ xếch một bên mắt nhưng có người cả hai mắt đều xếch, khiến khuôn mặt trông dữ hơn, gây cảm giác khó gần. Nhiều người có quan niệm mắt xếch là không th
Con gái mắt xếch nói lên điều gì –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Con gái mắt xếch nói lên điều gì –

Bố trí văn phòng làm việc để công ty và con người đều tài vượng –

Văn phòng làm việc cũng giống như một bộ não của công ty, việc tài vận tốt xấu thế nào có liên quan đến tiền đồ phát triển sau này của công ty, vậy thì làm thế nào mới có thể khiến cho công ty và con người mới có thể có tài vận tuôn trào đầy? Muốn b

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn phòng làm việc cũng giống như một bộ não của công ty, việc tài vận tốt xấu thế nào có liên quan đến tiền đồ phát triển sau này của công ty, vậy thì làm thế nào mới có thể khiến cho công ty và con người mới có thể có tài vận tuôn trào đầy?

1358304704

Muốn biết được sự thoái vượng của công ty, đầu tiên cần phải xem sơn hướng thoái vượng và môi trường xung quanh của toà nhà nơi công ty đang đạt văn phòng đó, vị trí mở cửa của toà nhà đó thoái vượng nguyên vận không thể tách rời vận khí của toàn bộ văn phòng công ty.

Tiếp đó là phải xem xét xem bố cục sắp đặt trong nội bộ văn phòng đã hợp lý khí chưa, khi xắp đặt bố trí trong văn phòng có thể thôi tài thôi đinh (đình chỉ nhân viên trong công ty). Tài lộc là gốc của con người, con người cội rễ của tài lộc, hai điều đó cũng bổ trợ cho nhau. Văn phòng ở những phương hướng khác nhau thì có vận khí xếp đặt, bố trí cũng không giống nhau. Khi bố trí bên trong văn phòng, ở phía chính trước mặt (vị trí Tây Nam), có nuôi một bể có (dùng để tuần hoàn nước) hoặc có quả cầu khai vạn tuần hoàn, tuần hoàn vận chuyển 24 giờ để thôi tài (tăng tài lộc), vậy thì công ty của bạn nhất định tài vận được mở rộng, tài nguồn kéo vào.

Phía sau của văn phòng (phía Đông Bắc), ở đây là nơi quản lý nhân viên trong công ty, đặt những vật phẩm nặng mà cao to để thôi đinh, công ty của bạn nhất định sẽ thêm nhiều nhân tài đến, ở phía Tây và Tây Bắc là nơi chủ tiết tài, ở nơi này vận dụng không thích hợp sẽ xuất hiện sự cấu kết trong ngoài hoặc có những việc nhìn tiền mờ mắt, không nên đặt những đồ vật động, nên đặt ghế salon, bàn trà hoặc bàn hội nghị…

Còn phía Đông Nam hoặc Đông là nơi lưu động nhân viên chính (tránh nhân đinh) vận dụng không tốt thì nhân viên công ty đến rồi đi, không giữ chân được nhân tài, nên đặt các vật động ở vị trí này như quạt điện, điều hoà, ti vi… Các văn phòng hoặc tòa nhà văn phòng vượng; cần kết hợp sự bày trí, bố cục hợp lý bên trong và bên ngoài, để mỗi đồ vặt phẩm đều phát huy được hết tác dụng tốt nhất, sự phát triển của công ty mới thuận lợi, tài vận sẽ thăng tiến lên.

Ngược lại, nếu công ty di dời hoặc mở văn phòng ở phía Tây hướng phía Đông (Dậu Sơn Mão hướng), mở cửa hướng Bắc hoặc Đông Nam, bên trong bố cục sắp xếp lại không hợp lý khí, thì cho dù công ty có thực lực mấy cũng càng ngày càng nhỏ lại, còn xuất hiện hiện tượng rò rỉ dần trong nội bộ. (Những văn phòng chuyển đến hoặc các căn phòng có hiện tượng vận khí biến tốt hoặc biến xấu đi là rất thường gặp).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bố trí văn phòng làm việc để công ty và con người đều tài vượng –

Tử vi: Khoa học hay mê tín

Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang đầy yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời còn đang tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí mờ ẩn và hư ảo, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị.
Tử vi: Khoa học hay mê tín

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi - khoa học mà huyền bí

Trong những kiểu bói toán, khoa Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Hoa đã có nhiều hình thức bói toán khác như "bốc phệ" do Văn Vương đời nhà Chu dựa trên Hà đồ (bức vẽ ở sông Hà, vẽ bát quái của vua Phục Hi) tạo thành 64 quẻ bói hợp thành.

Sau đó nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết như thuyết Âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tố cơ bản - kim, mộc, thủy, hỏa, thổ - nhằm giải thích đời sống và tùy từng cặp yếu tố kết hợp với nhau nó sẽ cho ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khoa Tử vi sau này.

Về phạm trù số mệnh được đề cập ở vị trí trung tâm của khoa Tử vi, thực ra trước đó đã có nhiều nhà triết học có những cái nhìn khác nhau. Khổng Phu Tử nói "Tận nhân lực, tri thiên mệnh” nghĩa là hãy cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Trang Tử thì cho rằng con người thành bại, nghèo hèn hay giàu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Còn Tuân Tử thì phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng tất cả họa phúc con người đều do chính hành động của họ tạo nên.

Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Khoa Tử vi tuy ra đời chậm nhưng đã tổng hòa được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn được áp dụng trong đời sống hằng ngày, như áp dụng lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, khoa Tử vi được nhiều nhà khoa học ngày nay xem như là một bước tiến về nhân học Trung Hoa thời Trung đại.

Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học ở dạng sơ kỳ. Tử vi dùng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp, đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hóa dựa trên nền tảng của triết lý Âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 can, 12 chi dịch chuyển và biến đổi theo lý thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Vậy Tử vi là gì và ai là người đã có công sức hình thành và phát triển nên dạng thức khoa học thô sơ này?

Hi Di - Trần Đoàn lão tổ

Ông tổ của khoa Tử vi là một đạo sĩ tu trên núi Hoa Sơn có tên hiệu là Hi Di và tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống. Dựa vào Kinh Dịch cùng những khai triển về lý thuyết âm Dương Ngũ Hành của Đổng Trọng Thư, một triết gia thời Hán, ông đã lập ra khoa Tử vi với mục đích tìm hiểu con người và số phận con người dựa trên hệ thống quy luật biến hóa của triết thuyết về vũ trụ thời đó. Bằng cách tích hợp những biến số của đời sống dựa trên ngày sinh tháng đẻ, Trần Đoàn đã tìm ra nguyên tắc viết nên "lá số tử vi”, rất gọn gàng với 12 cung và hơn 100 vì sao nhằm tiên đoán số phận của con người. Lá số Tử vi gồm 10 Chính tinh và nhiều Phụ tinh an định trên 12 Cung nằm trên một Thiên Bàn.

Những vì sao và cung mệnh có mối quan hệ tương tác rất phức tạp, có ảnh hướng tích cực hay tiêu cực đến bản mệnh. Trong những ngôi sao bản mệnh, sao Tử vi là ngôi sao quan trọng nhất (Tử là màu tím, Vi là huyền diệu). Tử vi là tên ngôi sao Chủ tinh của con trưởng vua Văn Vương đời Chu: Trung cung Tử vi đại đế cai quản hai cung Nam Tào, Bắc Đẩu nắm giữ chuyện sinh tử của thiên hạ trong tay. Các vua chúa ngày xưa cũng coi Tử vi chính là sao tướng tinh của mình và cho rằng cung sao Tử vi trên bầu trời tương ứng chính hoàng cung.

Trong một lá số Tử vi, nhiều nhất người ta có 118 sao. Mỗi ngôi sao có một ý nghĩa. Sao này khi tương tác với sao khác lại có ý nghĩa khác. Dù sự chính xác của khoa Tử vi còn phải bàn cãi nhưng việc “mã hóa" và "sơ đồ hóa" số mệnh của con người vào một lá số Tử vi đã cho thấy tham vọng lớn lao của khoa Tử vi. Ngày nay, dưới con mắt khoa học, khoa tử vi được coi như một loại hình khoa học huyền bí kết hợp với nhân học và phân tích độc đáo trong việc tiên đoán số mệnh con người. Thực tế để xem chuẩn một lá số tử vi là một điều bất khả vì nó là một hàm số có quá nhiều biến số tương tác lẫn nhau. Nếu coi các nguyên tắc tương tác giữa các sao là một hàm số, thì lá số Tử vi của một người là một hàm số có tới hơn 100 biến số. Đây là hàm số quá phức tạp và không có lời giải thấu triệt.

Cũng có nhiều trời cho rằng thực ra Hi Di lão tổ Trần Đoàn không là người sáng tạo ra khoa Tử vi mà chỉ là người hệ thống hóa lại. Tử vi cũng không nên được coi là một khoa học độc lập mà nên coi nó là sự kết hợp của nhiều nguyên lý khoa học khác trong triết học Trung Hoa.

Khoa học hay mê tín

Khoa Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì khoa Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Khoa Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, khoa Tử vi cũng có tính lập luận và logic học rõ ràng từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống. Các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một "đa hàm số” với nhiều biến số biến đổi rất phức tạp. Tuy nhiên điều đó cũng phần nào thể hiện bản mệnh của con người cũng vốn thật phức tạp, không có một phản ứng nhất định nào theo nguyên lý của lý trí hay tình cảm. Nhưng điều đó cũng khiến nhiều người yêu sự rõ ràng trong khoa học cảm thấy đặt niềm tin vào Tử vi là không cần thiết.

Khoa Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào.

Khoa Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải là kết luận dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong khoa Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần, cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là "sự tổng hòa của những mối quan hệ xã hội”. Khoa Tử vi không tách rời các phương diện và xem xét con người ở một thế giới quan tổng hợp, có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể.

Tuy nhiên, cũng có những thiếu hụt trong chính khoa Tử vi khiến nhiều người cho rằng khoa Tử vi không phải là một khoa học dù vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Khoa Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng những ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm bao giờ. Việc mỗi sao khi ở một cung lại mang những ý nghĩa khác nhau và ý nghĩa đó thay đổi khi nó kết hợp với những sao khác nhau tạo thành nhiều luận đoán khác nhau trên một lá số Tử vi khiến tính huyền bí của Tử vi học càng nhiều hơn.

Cách tính giờ của khoa Tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa người ta tính giờ dựa vào mặt trời. Kể từ khi ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm 24 múi. Quy ước này khác với quy ước của khoa Tử vi chia một ngày làm 12 múi. Khoa Tử vi cũng có hạn chế về việc coi người tu hành không nằm trong vòng cung Mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến việc một số gia đình cho mổ lấy trẻ em vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học.

Thiết nghĩ khoa Tử vi là một nhánh nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự tương tác qua lại giữa chúng nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán qua thống kê về số phận và tính cách con người. Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của khoa Tử vi thì đây chính là một trong những vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.

(Theo Kiến Thức Ngày Nay)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi: Khoa học hay mê tín

Đường vân trên trán bạn nói lên điều gì?

Xem đường vân trên trán có thể phán đoán quý tiện của con người. Nếu có trán vuông rộng lại đầy đặn, đồng thời xuất hiện đường vân tốt sẽ có bổng lộc lớn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem đường vân trên trán có thể phán đoán quý tiện của con người. Hãy nghiên cứu xem trên trán bạn có những vân gì, vân tốt hay vân xấu.

van-tren-tran

Nếu người nào có trán vuông rộng lại đầy đặn, đồng thời xuất hiện đường vân tốt sẽ có tước vị cao quý và bổng lộc lớn.

Nếu trán nhọn hẹp lõm lại có thếm đường vân xấu thì mệnh người này tất bần tiện.

Trên trán có 3 đường vân cong, gọi là là “vân yển nguyệt” thì có thể được làm quan trong triều đình. Trên 3 đường vân cong này, nếu có một đường thẳng cắt ngang, gọi là “vân thiên trụ”, chủ về người này có thể được làm quan võ. Vân chữ “vương” thì chủ về công hầu. Vị trí bộ vị Thiên trung có một đường vân thẳng đứng nối thẳng đến Ấn đường, gọi là “vân huyền vân”, có thể được làm quan khanh lâm. Ấn đường có vân như hình đôi đũa, dài 3 tấc, gọi là “vân hạc túc” thì được làm quan thích sứ.

Nếu xuất hiện 3 đường vân bao quanh uốn lượn thì sẽ phải sớm để tang cha.

Trên trán có một đường vân cong nằm ngang, gọi là “vân xà hành”, chủ về tiễn người khác lên đường.

Vân chữ “tỉnh” , có thể được làm quan lang.

Vân chữ “xuyên” , sẽ có chuyện ưu buồn, vì chịu hình mà mất mạng.

Vân chữ “thập”, là mệnh phú quý, hưng thịnh.

Vân chữ “điển” , chủ về phú quý.

Vân chữ “sơn” , tuy là thị tòng nhưng lại được vinh quy.

Vân chữ “ất” , được làm quan tại kinh thành.

Vân chữ “thủy” , được hưởng vinh quý, hiển đạt.

Trên trán có nhiều vân hỗn loạn giao nhau chủ về gặp nhiều tai họa, khốn khổ vô cùng.

Phụ nữ trên trán có 3 đường vân ngang sẽ phương hại đến chồng con, lại là phận nghèo khổ đoản mệnh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đường vân trên trán bạn nói lên điều gì?

Xem tướng đàn ông giỏi kiếm tiền

Xem tướng đàn ông giỏi kiếm tiền, tướng người giàu có, cần phân biệt đàn ông thông minh và đàn ông giỏi kiếm tiền là khác nhau cho dù liên quan tới nhau
Xem tướng đàn ông giỏi kiếm tiền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người thông minh chưa chắc giỏi kiếm tiền bởi đấy là 2 yếu tố khác nhau cho dù chúng có liên quan mật thiết với nhau. Xem tướng đàn ông giỏi kiếm tiền và thành đạt thường có trán rộng, ấn đường sáng tỏ, miệng tươi, thần thái tự tin, có lực.

Đi tìm tướng đàn ông giỏi kiếm tiền

Xem tướng đàn ông mà miệng rộng, đôi môi căng mọng, cằm đầy đặn

“Đàn ông miệng rộng thì sang”, ý chỉ những anh chàng có đặc điểm này có cuộc sống phú quý, nhiều tài lộc.

Nếu có thêm đặc điểm đôi môi căng mọng, cằm đầy đặn hoặc hai cằm thì chứng tỏ phúc khí càng lớn, nhiều may mắn về tài lộc, đặc biệt rất dễ phát tài bất ngờ. Ngoài khả năng kiếm tiền dễ dàng, người này còn biết tích lũy tiền bạc cho mục đích lớn lao.

Vì thế, hiếm khi thấy họ tiêu xài hoang phí. Nhưng với người thân, bạn bè, họ luôn mở rộng “hầu bao” để giúp đỡ mà không mong được đền đáp.

Đàn ông có tướng trán cao và rộng

Trán cao và rộng, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên.

Trên trái đất, có hàng tỷ người với những gương mặt khác nhau, tuy nhiên, nhân tướng học thông qua thống kê và khái quát đã chỉ ra rằng, hầu hết những người đàn ông có vầng trán cao và rộng là những người có thiên chất, thông minh xuất chúng, họ có óc quan sát, khả năng lĩnh hội và trí tưởng tượng phong phú, dễ thích ứng hoàn cảnh thực tại. Trán cao và rộng, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên.

Tướng đàn ông có đôi tai to và dầy

Đàn ông có tai to, dầy, vành tai rõ ràng, gần như tướng tai của phật Di lặc là tướng rất đẹp. Xem tướng mạo của các doanh nghiệp, những ông chủ giàu có phần lớn đều là những người có đôi tai dầy và to. Họ là những người có điều kiện kinh tế lý tưởng, nên đủ khả năng đem lại cuộc sống yên vui, ổn định cho một nửa của mình!

Khoảng cách giữa hai đầu lông mày rộng, sắc, Ấn đường sáng sủa

Khoảng cách giữa hai đầu lông mày cũng là vị trí của Ấn đường, nó cho biết mức độ hanh thông về tài vận của mỗi người. Ấn đường sáng sủa, vận thế càng khởi sắc, cơ hội phát tài phát lộc ngày càng nhiều.

Khoảng cách ngày càng rộng thì tài lộc càng hanh thông, tốt đẹp. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa hai đầu lông mày hẹp, cho thấy cuộc sống của chủ nhân gặp nhiều sóng gió, thăng trầm, tài lộc kém sắc.

Người đàn ông có xương lông mày nhô cao

Nam giới có phần xương lông mày nhô cao, đầy thịt, đầu lông mày rộng là tướng đại quý. Những người sở hữu quý tướng này thường có tính cách lạc quan, sống tích cực, luôn hừng hực khí thế phấn đấu và có nghị lực phi thường, họ rất dễ thành công trong sự nghiệp.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng đàn ông giỏi kiếm tiền

Mơ thấy tai: Có liên quan đến bạn bè và người bên cạnh –

Tai mang ý nghĩa tượng trưng, bởi khi mơ thấy những chiếc tai khác nhau tức ý nghĩa của giấc mơ cũng khác nhau. Mơ thấy tai to, có vành, dự báo bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ bất ngờ; mơ thấy tai quá nhỏ, có thể sẽ phát hiện một người bạn giả dối; mơ th
Mơ thấy tai: Có liên quan đến bạn bè và người bên cạnh –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy tai: Có liên quan đến bạn bè và người bên cạnh –

Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở VN

Đó là những hủ tục lạ lùng của người Việt trong chuyện machay, ví như tục đút cơm cho xác chết và đem tử thi ra "ngắm" mặt trời...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hủ tục mẹ chết, con bị chôn sống

"Dọ-tơm-amí" là hủ tục của tộc người Bana và Jrai ở Tây Nguyên. Theo tục lệ này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải chết theo. Ngay cả những đứa trẻ đang bú sữa mẹ mà mẹ chết, thì đứa trẻ cũng bị kết tội "dọ-tơm-amí", hoặc sẽ bị chôn sống theo mẹ, hoặc sẽ bị mang bỏ mặc giữa rừng ma. Khi đó, đứa trẻ sẽ chết vì kiệt sức hoặc không thì cũng chết vì rắn độc cắn hoặc thú dữ ăn.

Người dân nơi đây thừa nhận hủ tục "dọ-tơm-amí" có thật chứ không phải lời đồn, nhưng hủ tục có tự bao giờ thì không ai biết. Đây là hủ tục truyền đời nên dù gia đình không muốn thì trẻ sơ sinh vẫn bị chôn theo mẹ. Áp lực từ phía dân làng, dòng họ khiến cha của đứa bé không dám đấu tranh bảo vệ con.



Những người già từng chứng kiến tục "dọ-tơm-amí" giải thích, nguyên nhân của hủ tục này là do cuộc sống nơi núi rừng xưa kia có nhiều khó khăn, khắc nghiệt. Nếu mẹ chết, con không được bú mẹ rồi cũng sẽ chết đói và người ta tin rằng, chôn đứa bé về thế giới ma sẽ được mẹ chăm sóc tốt hơn.

Chỉ vì suy nghĩ đơn giản, lạc hậu ấy mà trước đây, nhiều trẻ em bị chết oan. Còn những người từng chứng kiến cảnh hủ tục được thi hành thì không khỏi rùng mình sợ hãi.

Hủ tục kinh hoàng này cũng được tộc người Ma Coong sống dọc dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình lưu giữ ngàn đời nay. Hủ tục ấy bắt đầu bị xoá bỏ khi anh Nguyễn Diệu-một người dân tộc Kinh đến bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch lập thân.

Nếu sinh đôi, sẽ giết người sinh sau

Người J’rai ở Gia Lai quan niệm, chỉ có người phụ nữ bị ma ám, bị trời phạt mới đẻ sinh đôi. Nếu “chẳng may” sinh ba thì quả thật đó là một sự ghê rợn, là nỗi kinh hoàng với người dân trong làng. Vì thế, những đứa trẻ thấy mặt trời sau (em song sinh) sống sẽ là mầm mống gây tai họa cho cha mẹ và bà con.

Để diệt trừ “tai họa” đó, anh em họ hàng và người dân trong làng sẽ kéo đến mang đứa bé vào rừng chôn sống để “con ma” không còn biết đường quay về làng gây họa.

Cách đây hơn chục năm, chị Rơ Châm Thon ở làng Klă vừa hạ sinh 2 đứa con trai thì người dân trong làng kéo đến đòi đem đứa bé sinh sau mang vào rừng chôn sống. Già H’Blâm liền chạy đến báo với ông Ksor Hoài - Trưởng công an xã lúc bấy giờ, đến can ngăn. Khi đó, hai người tới nơi thì may mắn, đứa bé vô tội vẫn còn khóc ré trong bàn tay người mẹ, dân làng chưa kịp lấy đi.

Bằng mọi cách, già H’Blâm và ông Hoài đã thuyết phục và tuyên truyền cho hàng trăm con người đang “nung nấu” ý định chôn sống đứa bé, để họ từ bỏ việc làm sai trái của mình. Sau cả buổi nói chuyện, dân làng đã chịu ra về và để cho đứa bé sống.

Cặp song sinh này được vợ chồng chị Thon đặt tên là Rơ Châm Phót và cậu em suýt mất mạng là Rơ Châm Phét. Hiện cả hai đang sống rất khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang học lớp 6, trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (xã Ia Mơr). Hai cậu bé Phót và Phét may mắn được cứu sống cũng chính là người "chặt đứt" hủ tục của người dân nơi đây.

Phơi xác chết hàng chục ngày rồi mới mai táng

Khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt như thường ngày. Theo đó, mọi người vẫn đút cơm, nước vào miệng cho người chết. Sau nhiều ngày, thức ăn lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm như thế.

Thêm vào đó, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải khi mặt trời mọc mới được khiêng người chết vào nhà. Hủ tục rùng rợn đó của người Mông đã tồn tại hàng thế kỷ trên bản Lung Tang, thuộc xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.


Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem “phơi nắng” người chết từng đó ngày. Có người đưa ra một hai ngày, nhưng có người đưa ra hàng tuần trời, kể cả chân tay, đầu, tóc… rời ra thì họ vẫn phải “cúng” cho đúng ngày, đúng tục.

Gần đây, người Mông không còn còn phơi xác người chết hàng chục ngày như xưa nữa, nhưng tục này vẫn được duy trì. Theo đó, tùy theo số con, cháu đông hay ít mà người sống giữ, phơi xác người chết từ 1-3 ngày rồi sẽ mang đi mai táng.

Người Mông ở vùng rừng núi Tà Xùa (vùng giáp ranh giữa Phù Yên và Bắc Yên, Sơn La) xưa kia cũng tồn tại hủ tục tương tự. Họ thường đặt xác người chết trên giàn, treo lơ lửng vách nhà cả nửa tháng để làm ma. Sau từng ấy ngày làm ma, không hề có phương pháp bảo quản, ướp lạnh nên xác phân hủy nặng.

Ám ảnh hủ tục “ma trùng”

Ở hai thôn Xuân Thiên Thượng và Xuân Thiên Hạ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân bao đời nay còn lưu truyền một hủ tục rùng rợn, gọi là tục “ma trùng”. Theo hủ tục này, khi không may trong họ tộc có người chết, trùng với thời điểm người thân đột nhiên sinh bệnh nặng, thì con cháu trong gia đình người bệnh sẽ chuẩn bị xăng dầu, cuốc xẻng đi xới tung mộ người chết để yểm bùa chú.

Phải qua 49 ngày hoặc tròn một năm thì người chết mới có thể bình thản nghỉ ngơi, người sống không đổ oan cho người chết được nữa.

Việc canh chừng mồ mả vừa khiến người thân của người đã qua đời luôn lo lắng, bất an. Lực lượng công an xã và người dân phải nhiều lần phối hợp truy bắt, canh giữ nghĩa địa trước nguy cơ những người mê tín đào xới.

Quan niệm lạc hậu này kéo theo hệ lụy không nhỏ, ảnh hưởng tới việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa của người dân nơi đây.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những hủ tục ma chay 'rợn tóc gáy' chỉ có ở VN

Những nét tướng xấu của phụ nữ –

Giọng đàn ông, Miệng có râu, Dáng đi uốn mông, lắc mình, Dáng đi nhún nhảy, Lưỡng quyền (gò má) nổi quá cao Tướng xấu của người phụ nữ phải kể đến 8 điểm kỵ sau: Giọng đàn ông Người phạm vào điều cấm kỵ này thường xung khắc với chồng và con. Cuộc sốn
Những nét tướng xấu của phụ nữ –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những nét tướng xấu của phụ nữ –

Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi khác - Xem tuổi vợ chồng - Xem Tử Vi

Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi khác, Xem tuổi vợ chồng, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi khác, tu vi Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi khác, tu vi Xem tuổi vợ chồng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi khác

Cùng xem tuổi vợ chồng giữa sự kết hợp giữa Bính Dần và một vài tuổi khác để xem mức độ hợp nhau như thế nào khi họ kết hợp với nhau bạn nhé.

1. Sự kết duyên giữa nam Bính Dần 1986 và nữ Bính Dần 1986

Xung hợp niên mệnh theo ngũ hành
Niên mệnh Nam là Hỏa. Niên mệnh Nữ là Hỏa. Như vậy:
Niên mệnh nữ và niên mệnh nam không sinh không khắc với nhau.
Đánh giá Ngũ hành sinh khắc: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Thiên can xung hợp
Thiên can Nam là Bính. Thiên can Nữ là Bính. Như vậy:
Thiên can của nữ bình hòa với thiên can của nam => Bình
Điểm: 1/2 điểm
Địa chi xung hợp
Địa chi Nam là Dần. Địa chi Nữ là Dần. Như vậy:
Địa chi của nữ và địa chi của nam không xung không hợp nhau.
Đánh giá Địa chi xung hợp: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Bát trạch nhân duyên
Nam có cung mệnh là Khôn. Nữ có cung mệnh là: Khảm.
Xét theo tám cung biến hóa thì cung Khôn kết hợp với cung Khảm tạo nên  Tuyệt Mệnh => Đại hung
Điểm: 0/2 điểm
Đoán số theo Cao Ly Đầu Hình
Theo khoa đoán số của CAO LY ĐẦU HÌNH thì Nam dụng Can, Nữ dụng Chi. Thiên can của nam là Bính, địa chi của nữ là Dần, như vậy:
Lúc đầu ăn ở đầm ấm, sau e phải phân ly. Phải ăn ở có đạo nghĩa thì mới tốt về sau.
Đánh giá Cao Ly Đầu Hình: Bình
Đánh giá: 1/2 điểm

Tổng kết luận: Tổng điểm: 4/10 điểm
Xem tuổi vợ chồng giữa 2 tuổi này có chỉ số tương đối thấp.

xem-tuoi-tinh-yeu-binh-dan-va-ba-tuoi-khac

Xem tuổi vợ chồng tuổi Bính Dần

2. Sự kết duyên giữa nam Bính Dần 1986 và Nữ Đinh Mão 1987

Xung hợp niên mệnh theo ngũ hành

Niên mệnh Nam là Hỏa. Niên mệnh Nữ là Hỏa. Như vậy:
Niên mệnh nữ và niên mệnh nam không sinh không khắc với nhau.
Đánh giá Ngũ hành sinh khắc: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Thiên can xung hợp
Thiên can Nam là Bính. Thiên can Nữ là Đinh. Như vậy:
Thiên can của nữ bình hòa với thiên can của nam.
Đánh giá Thiên can xung hợp: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Địa chi xung hợp
Địa chi Nam là Dần. Địa chi Nữ là Mão. Như vậy: Địa chi của nữ và địa chi của nam không xung không hợp nhau.
Đánh giá Địa chi xung hợp: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Bát trạch nhân duyên
Nam có cung mệnh là Khôn. Nữ có cung mệnh là: Khôn.
Xét theo tám cung biến hóa thì cung Khôn kết hợp với cung Khôn tạo nên  Phục Vị (Quy Hồn), bình an => Tiểu cát
Điểm: 1/2 điểm
Đoán số theo Cao Ly Đầu Hình
Đánh giá Cao Ly Đầu Hình: Hung
Đánh giá: 0/2 điểm

Tổng kết luận : Tổng điểm: 4/10 điểm

Xem tuổi vợ chồng giữa 2 tuổi này có chỉ số tương đối thấp.

3. Sự kết duyên giữa nam Bính Dần 1986 và nữ Bính Thìn 1988
 Xung hợp niên mệnh theo ngũ hành
Niên mệnh Nam là Hỏa. Niên mệnh Nữ là Mộc. Như vậy:
Niên mệnh nữ tương sinh với niên mệnh nam vì Mộc sinh Hỏa. Quan hệ tương sinh là sinh nhập, mệnh nữ tốt cho mệnh nam.
Đánh giá Ngũ hành sinh khắc: Đại cát
Điểm: 2/2 điểm
Thiên can xung hợp
Thiên can Nam là Bính. Thiên can Nữ là Mậu. Như vậy:
Thiên can của nữ bình hòa với thiên can của nam.
Đánh giá Thiên can xung hợp: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Địa chi xung hợp
Địa chi Nam là Dần. Địa chi Nữ là Thìn. Như vậy:
Địa chi của nữ và địa chi của nam không xung không hợp nhau.
Đánh giá Địa chi xung hợp: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Bát trạch nhân duyên
Nam có cung mệnh là Khôn. Nữ có cung mệnh là: Chấn.
Xét theo tám cung biến hóa thì cung Khôn kết hợp với cung Chấn tạo nên  Họa Hại (Tuyệt Thế) => Hung
Điểm: 0.5/2 điểm
Đoán số theo Cao Ly Đầu Hình
Đánh giá Cao Ly Đầu Hình: Hung
Đánh giá: 0/2 điểm
Kết luận: Tổng điểm: 4.5/10 điểm
Xem tuổi vợ chồng giữa 2 tuổi này có chỉ số không cao lắm
4. Sự kết duyên giữa nam Bính Dần và nữ Kỷ Tị 1989
Xung hợp niên mệnh theo ngũ hành
Niên mệnh Nam là Hỏa. Niên mệnh Nữ là Mộc. Như vậy:
Niên mệnh nữ tương sinh với niên mệnh nam vì Mộc sinh Hỏa. Quan hệ tương sinh là sinh nhập, mệnh nữ tốt cho mệnh nam.
Đánh giá Ngũ hành sinh khắc: Đại cát
Điểm: 2/2 điểm
Thiên can xung hợp
Thiên can Nam là Bính. Thiên can Nữ là Kỷ. Như vậy:
Thiên can của nữ bình hòa với thiên can của nam.
Đánh giá Thiên can xung hợp: Bình
Điểm: 1/2 điểm
Địa chi xung hợp
Địa chi Nam là Dần. Địa chi Nữ là Tị. Như vậy:
Địa chi của nữ và địa chi của nam phạm Lục Hại (Dần hại Tỵ), phạm Tứ Hành Xung (Dần – Thân – Tỵ – Hợi), lại phạm Tương hình (Dần – Tỵ – Thân chống nhau).
Đánh giá Địa chi xung hợp: Hung
Điểm: 0/2 điểm
Bát trạch nhân duyên
Nam có cung mệnh là Khôn. Nữ có cung mệnh là: Tốn.
Xét theo tám cung biến hóa thì cung Khôn kết hợp với cung Tốn tạo nên  Ngũ Quỷ => Đại hung
Điểm: 0/2 điểm
Đoán số theo Cao Ly Đầu Hình
Đánh giá Cao Ly Đầu Hình: Cát
Đánh giá: 2/2 điểm
Kết luận : Tổng điểm: 5/10 điểm
Xem tuổi vợ chồng giữa 2 tuổi này có chỉ số ở mức trung bình


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi khác - Xem tuổi vợ chồng - Xem Tử Vi

Xem vận mệnh người tuổi Ngọ mệnh Thủy

Người tuổi Ngọ mệnh Thủy là người sinh năm Bính Ngọ 1906, 1966...
Xem vận mệnh người tuổi Ngọ mệnh Thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

(Ảnh minh họa)

Người tuổi Ngọ mệnh Thủy là người sinh năm Bính Ngọ 1906, 1966...   Họ là người có khả năng quan sát tài tình, nhất là trước những sự vật, sự việc mới. Họ cũng có đầu óc kinh doanh khá nhạy bén và linh hoạt, luôn đưa ra được những ý kiến độc đáo đối với công việc làm ăn hoặc vấn đề quản lý. Tính cách cởi mở và quyết đoán là 2 yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của họ.

Người tuổi Ngọ mệnh Thủy có đời sống tinh thần phong phú, có lý tưởng cao đẹp và không sợ khó khăn, gian khổ. Họ thích được tự sắp xếp công việc của mình, luôn phấn đấu để có địa vị cao trong xã hội. Họ cũng luôn muốn hình ảnh của mình thật đẹp trong mắt người khác.

1 số người tuổi Ngọ mệnh Thủy có tính cách 2 mặt hoàn toàn trái ngược nhau. Họ cẩn trọng, khiêm tốn tại nơi đông người nhưng khi ở một mình, họ có thể làm những việc... không giống ai. Họ thích có địa vị xã hội, thích hình ảnh của mình được nâng lên trong mắt người khác.

Họ thích được tự sắp xếp cuộc sống của mình và sẽ đề ra những yêu cầu rất cao đối với chất lượng cuộc sống. Cho dù công việc có bận đến đâu thì họ cũng phải lên lịch cho mình và gia đình những chuyến du lịch hoặc hoạt động cố định để cân bằng và giải tỏa áp lực. Họ luôn giữ tính cách lạc quan và hài hước. Vì thế, cho dù trong lòng có chuyện buồn nhưng trước mặt người khác họ vẫn tỏ ra vui vẻ.

Nhìn chung, người tuổi Ngọ mệnh Thủy có đời sống tinh thần phong phú và thoải mái; có hiểu biết rộng, có lý tưởng sống cao đẹp và không ngại khó khăn, gian khổ.

Nếu được sao tốt tương trợ, họ có thể tạo dựng được sự nghiệp đáng kể. Ngược lại, họ khó có được cơ hội để phát huy năng lực của mình.

(Theo 12 con giáp về sự nghiệp và cuộc đời)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem vận mệnh người tuổi Ngọ mệnh Thủy

Ngày đẹp để xuất hành, đi lễ đầu năm

Bạn có thể đi chùa mùng 2-5, mùng 8-10, nhưng xuất hành chỉ có hai ngày thích hợp là mùng 1 và mùng 8.
Ngày đẹp để xuất hành, đi lễ đầu năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong ngày Tết đầu năm người ta thường có xu hướng chọn ngày tốt giờ tốt để làm những việc thuận lợi như mở hàng, đi lễ, hay chỉ đơn giản là xuất hành trong ngày, với mong muốn đầu năm thuận lợi để cả năm làm việc, học tập... được dễ dàng hơn, tránh gặp phải những việc xấu có thể đem lại sự không may cho mình, khiến mình bị xui cả năm.

Có nhiều cách chọn ngày giờ. Dưới đây là phương pháp chung, được nhiều người áp dụng:

- Mùng 1 Tết (8/2, Thứ 2): Có thể xuất hành. Không lợi mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây Nam.

- Mùng 2 Tết (9/2, Thứ 3): Có thể đi lễ. Không lợi xuất hành, nếu cần xuất hành chọn hướng Tây Nam.

- Mùng 3 Tết (10/2, Thứ 4): Có thể mở hàng, đi lễ. Không lợi xuất hành, nếu cần xuất hành chọn hướng Tây.

- Mùng 4 Tết (11/2, Thứ 5): Có thể mở hàng, đi lễ. Không lợi xuất hành, nếu cần xuất hành chọn hướng Tây.

- Mùng 5 Tết (12/2, Thứ 6). Có thể mở hàng, đi lễ. Không lợi xuất hành, nếu cần xuất hành chọn hướng Đông Nam.

- Mùng 6 Tết (13/2, Thứ 7): Có thể mở hàng. Không lợi xuất hành, đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Đông Nam.

- Mùng 7 Tết (14/2, Chủ nhật): Có thể mở hàng. Không lợi xuất hành, đi lễ. Nếu cần xuất hành hành chọn hướng Đông.

- Mùng 8 Tết (15/2, Thứ 2): Có thể mở hàng, xuất hành, đi lễ. Xuất hành nên chọn hướng Đông.

- Mùng 9 Tết (16/2, Thứ 3): Có thể đi lễ. Không lợi mở hàng, xuất hành. Nếu cần xuất hành chọn hướng Bắc.

- Mùng 10 Tết (17/2, Thứ 4): Có thể đi lễ. Không lợi mở hàng, xuất hành. Nếu cần xuất hành chọn hướng Nam.

Chú ý: hướng tốt cho xuất hành là hướng Tài thần, nhiều người không hiểu lấy hướng Hỷ thần (lợi cho cưới gả), là nhầm lẫn cơ bản trong chọn ngày giờ.

Qua liệt kê trên có thể thấy:

- Ngày tốt cho xuất hành, gặp mặt đầu năm: Mùng 1 (8/2), mùng 8 (15/2).

- Ngày tốt cho mở hàng, giao dịch ký kết đầu năm: từ mùng 3 (10/2) đến mùng 8 (15/2).

- Ngày tốt cho cúng tế, đi lễ đầu năm: từ mùng 2 (10/2) đến mùng 5 (12/2), rồi từ mùng 8 (15/2) đến mùng 10 (17/2).

Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng phòng Phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày đẹp để xuất hành, đi lễ đầu năm

Những phong tục Tết cần làm trước và sau giao thừa

Từ xa xưa, ông cha ta đã có những tục lệ chào đón một năm mới bình an, theo thời gian, dù có chút biến đổi theo văn hóa hiện đại nhưng ý nghĩa chung vẫn không
Những phong tục Tết cần làm trước và sau giao thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  hề thay đổi. 

Nhung dieu can lam truoc va sau giao thua hinh anh goc
 
Nhung dieu can lam truoc va sau giao thua hinh anh goc 2
 
Nhung dieu can lam truoc va sau giao thua hinh anh goc 3
 
Nhung dieu can lam truoc va sau giao thua hinh anh goc 4
 
► Tra cứu Lịch vạn niên 2017 đã có tại Lichngaytot.com

Dương Nguyên

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những phong tục Tết cần làm trước và sau giao thừa

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd