Cách trang trí phòng làm việc để tạo không khí vui tươi? –
Phòng làm việc không chỉ cần yên tĩnh mà còn phải có không khí vui tươi. Để làm được như vậy, khi trang trí bạn cần lưu ý:
– Điều cần phải chú ý đầu tiên là ánh sáng, vì học tập và làm việc là một quá trình lâu dài, ánh đèn mạnh hay yếu ảnh hưởng rất lớn đến thị lực. Ánh sáng trong phòng nên là ánh sáng tự nhiên, được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên sẽ làm tăng hứng thú công việc, cửa sổ của phòng phải được để mở, bàn làm việc không nên đặt ngay trước cửa sổ, tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào làm hoa mắt, chóng mặt.
Để bảo vệ mắt và tránh mệt mỏi, nên dùng loại đèn có ánh sáng mát dịu, có hiệu quả động, tĩnh như đèn sợi đốt, compact để chiếu sáng. Không nên dùng đèn chiếu có ánh sáng màu, dễ bị hoa mắt, chóng mặt. Hơn nữa cũng không nên dùng loại đèn dài tiếp đất có ánh sáng từ sau gáy hắt ra đằng trước.
Tủ sách nên dùng đèn áp tường để tiện cho việc tra cứu, tìm sách báo và tài liệu. Trong phòng phải có đủ các cây xanh tươi tốt, đặc biệt là cây bách hợp, vì nó có thể làm giảm bớt lượng bức xạ trong phòng.
– Sự yên tĩnh trong phòng làm việc là rất cần thiết. Nếu phòng bị làm ồn thì hiệu quả công việc và học tập sẽ không cao. Vì vậy bạn nên sử dụng các vật liệu xây tường, cửa sổ có khả năng cách âm và thu âm. Ngoài ra thảm trải sàn và rèm cửa dày cũng có tác dụng cách âm rất tốtễ
– Các đồ vật trong phòng ngoài tủ sách, bàn làm việc, vi tính, ghế, sôfa, thì những đồ thủ công mỹ nghệ, cây cảnh đều có thể làm cho căn phòng trở nên mát mẻ, đẹp đẽ và sạch sẽ. Chúng sẽ làm tinh thần bạn thêm hưng phấn, đồng thời thể hiện tính cách và trình độ văn hoá của bạn.
– Để có thể đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất, bạn nên để một khoảng không gian cho việc cất giữ, lưu trữ các loại sách, báo, tài liệu làm việc và những đồ dùng cần thiết cho công việc, tạo sự ngăn nắp, trật tự cho căn phòng mà khi cần có thể tìm thấy ngayể
– Màu sắc, mặt tường, cửa ra vào, màn che cửa trong phòng làm việc có thể dùng các màu có gam sáng, nhẹ nhàng như màu xanh, hồng nhạt… để tạo sự yên tĩnh thư thái.
Lựa chọn ghế phù hợp là một trong những yêu cầu trong phong thuỷ nhà ở, đôi với ghế trong phòng làm việc thường được đòi hỏi rất cao, cụ thể bao gồm những phương diện sau đây:
Ghế nên có độ cao thích hợp, để đầu gối gấp và chân duỗi trên nền nhà thật thoải mái và tự nhiên. Ghế ngồi cũng nên có tính linh hoạt nhất định, có thể điều chỉnh độ cao hoặc chuyển hướng trong một phạm vi nhất định theo yêu cầu của người sử dụng, có như vậy co’ thể vừa có thể với lấy đồ vật trên bàn từ phía trước, lại vừa có thể nghiêng người ngả về phía sau để cơ thể được duỗi ra một cách thoải mái.
Nhìn từ góc độ cơ thể mà nói, mông của người cũng dày như gót chân, mà da mông rất dày và dẻo dai, là bộ phận có thể chịu được áp lực nhất trên cơ thể chúng ta. Vì thế một chiếc ghế thích hợp nên được thiết kế sao cho trọng tâm trên cơ thể rơi vào chính đốt xương cụt trên mông, như vậy có thể nâng cao được hiệu quả công việc, học tập.
Khi xuất hiện một vài vấn đề sau sẽ mang lại một số ảnh hưởng không nhỏ cho công việc và học tập.
+ Nếu ghế ngồi quá thấp. Khi ghế ngồi thấp đến đầu gối hoặc nhỏ hơn 90°, cơ bụng sẽ phải chịu một lực ép khiến không thể bảo đảm được trạng thái thích hợp cho xương lưng và xương cổ, đồng thời khi thời gian chịu vác nặng của lưng bị kéo dài sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, rất dễ làm giảm hiệu suất làm việc.
+ Ghế ngồi quá cao. Ghế ngồi quá cao khiến cho đôi chân không chạm đất, thì không chỉ cơ chân chịu áp lực mà phần đùi và cổ chân cũng sẽ bị nằm trong tình trạng bị kéo xuống, cơ thể vì thế mà rất mệt mỏi.
+ Ghế ngồi quá hẹp. Khi ghế ngồi quá hẹp, một mặt sẽ gây cảm giác gò bó, mặt khác sẽ khiến cho cơ bắp ở hai bên cơ thể phải chịu áp lực, nếu như ghế ngồi quá rộng hai cánh tay sẽ phải duỗi ra ngoài khiến tổ chức các cơ bị kéo duỗi ra, những tình trạng này đều dễ gây ảnh hưởng đến học tập và làm việc.
+ Độ dốc của tựa ghế phải thích hợp. Độ dốc của tựa ghế nên được tăng lên theo mức độ nghỉ ngơi và độ dài của tựa ghế, tựa ghế không thể bị tách rời khỏi sự biến đổi về độ cao, sâu, và dốc của mặt ghế và độ dài của tựa ghế. Cùng với sự gia tăng của rất nhiều công dụng nghỉ ngơi, góc nghiêng của tựa ghế cũng dần được nâng cao, những điểm đỡ dần dần được dời lên phía trên, điểm đỡ và góc đỡ đồng thời từ một được tăng lên thành hai, góc hẹp càng nhỏ thì chức năng nghỉ ngơi lại càng phát huy tác dụng.
+ Độ cao của tựa ghế phải thích hợp. Phạm vi của các cử động là rất lớn, có thể không thiết kế thêm tựa ghế, những công việc tĩnh hoặc những động thái khi nghỉ ngơi nên có được những điểm đỡ tương ứng để không gây trở ngại cho công việc và hoạt động, độ cao của tựa ghế có thể được nâng dần dần, cao nhất có thể đạt tới bằng với độ cao của xương bả vai, hoặc phần cổ, những hoạt động nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh lại có thể đòi hỏi độ dài của tựa ghế có thể đỡ được bộ phận đầu.
+ Sự chắc chắn của ghế ngồi. Ngày nay, nhiều người thích chạy theo mốt mới, trào lưu mới mà xem nhẹ độ chắc chắn trong hình dáng của ghế ngồi, trong phong thuỷ, điều này không có lợi cho công việc hay học tập của chúng ta.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)