Tuổi Dần và tuổi Thân có hợp nhau không? –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
4. Thanh long Bạch hổ cát
Toà nhà lý tưởng nhất là ở bên trái và bên phải đều có toà nhà lớn, nhưng những tòa nhà này cần phải thấp hơn và nhỏ hơn toa nhà phía đang sau, nếu không thì vẫn chưa phải là thế cục phong thủy lý tưởng. Phía bên trái của toà nhà gọi là phương Thanh long, bên phải gọi là phương Bạch hổ, trong phong thủy, tốt nhất là tay long mạnh hơn tay hổ.
Long mạnh hơn hổ, có 4 loại dưới đây:
Long nghênh hổ phục – Tòa nhà phía bên trái hơi cao, mà toà nhà phía bên phải lại hơi thấp.
Long trường hổ đoản – Toà nhà phía bên trái dài rộng hơn, toà nhà phía bên phải vừa ngắn lại vừa hẹp.
Long cận hổ viễn – Toà nhà phía bên trái gần mình hơn, mà toà nhà bên phải xa mình hơn.
Long thịnh hổ thoái – Toà nhà bên phía trái rất nhiều mà bên phải rất ít.
5. Nhận khí từ con đường dẫn đến
Khi lựa chọn toà nhà thương mại, có một nguyên tắc chung đó là: Toà nhà khi mở cửa giữa là cát. Nhưng rất nhiều cửa ra vào toà nhà phía trước là bên phải hoặc phía trước là bên trái, hơn nữa cửa chính hướng ra đường lớn, nhưng toà nhà này, cuối cùng lấy gì làm cát? Về vấn đề này, có bốn nguyên tắc sau đây:
Cửa ra vào toà nhà phía trung tâm trước (chu khuyết môn), không cần biết phương hướng của xe cộ, lấy làm cát luận. Tốt nhất là trước cửa ra vào, có một bãi trống hoặc bể nước hoặc công viên sẽ thượng cát chi luận, chủ vượng tài.
Phía trước toà nhà, xe cộ đi lại theo hướng từ bên phải sang bên trái (đi lại theo hướng Bạch hổ đến Thanh long), thì phía trước toà nhà dựa vào cửa bên trái (Thanh long môn) làm cát.
Phía trước toà nhà, xe cộ đi lại từ phía bên trái sang phải (từ hướng Thanh long sang Bạch hổ) thì cửa phía trước gần cửa bên phải (Bạch hổ môn) làm cốt.
Phía trước cửa vào toà nhà, lại không có đường cái, toàn là bãi phẳng, mỏ cửa trước ở giữa, và mờ bên trái của toà nhà làm cát.
6. Phía sau lưng có tựa
Lựa chọn toà nhà, yêu cầu đằng sau có núi, là núi tựa. Phía sau có núi tựa, có không ít những điểm tốt:
Người chủ có quyển lực dễ dàng.
Người khác dễ tiếp nhận ý kiến của bạn.
Dễ được sự ủng hộ, đề bạt của cấp trên.
Trong thành phố khó có thể tìm được núi thật tự nhiên, thường lấy những toà nhà cao làm núi, hay nói rằng khi chọn mua nhà cần có những toà nhà khác làm cột trụ đằng sau cho toà nhà này, nếu đằng sau không có tòa nhà lớn, điều này hình thành nên căn nhà cô lập, không tốt.
7. Nhất tiễn xuyên tâm sát
Cửa hàng ở vị trí đầu dường, đây được gọi là lộ xung hung. Cửa chính đối thẳng với đường cái lớn thành một đường thẳng, thực chất mà nói, những người lái xe cộ đi lại đểu nhìn thang vào cửa chính của toà nhà bạn, đến cửa mới chuyên hướng ngoặt bên phải hoặc trái, tạo thành tiềm ý thức lâu dài có thể xảy ra tai nạn không cố ý, điều này có ảnh hưởng không tốt đến vận đạo.
Nếu mở cửa hàng, mặt cửa hàng ngay trước đường đi, chể để cũng không tiện, con đường ngang người đi phía đối diện cũng không tiện lợi, cho nên có thể xảy ra tình hình lạc khuyết là đương nhiên.
Ngoài ra, nhà ở mà đường xông thẳng vào nhà, cũng dễ hình thành tính cách nông nổi, có một số chuyên gia phong thủy gọi cách cục này là một loại nhất tiễn xuyên tâm hung bên ngoài
Có nhiều căn bệnh liên quan tới mắt, trong đó hiện tượng nháy mắt, giật mắt là hiện tượng phổ biến mà ai cũng từng gặp phải. Nhưng nó có nguy hiểm hay không nếu như bị giật mắt liên tục thì nên chữa trị như thế nào?
Nháy mắt hay còn gọi là giật mắt là những cử động không có chủ ý, phạn xạ tự nhiên của con người, thường xảy ra ở hai bên mắt, do hiện tượng co thắt cơ ở dưới da mí mắt. Thông thường, hiện tượng giật mắt sẽ kéo theo vùng da dưới mắt, các cơ vòng mi phần trước sun và cung mày. Khi nháy mắt mạnh thì các cơ ở khu vực mặt cũng bị co giật theo, các cơn cơ giật cơ có thể khéo dài tới vài phút.
Giới khoa học và tâm linh giải thích hiện tượng nháy mắt này như thế nào?
Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ta thường bị nháy mắt liên tục khi cơ thể có những dấu hiệu như mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng thần kinh hay stress, do thiếu máu hay mắc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thì, viêm giác mạc, đau mắt,…
Hiện tượng nháy mắt nặng lên khi chúng ta tập trung nhìn, khi chăm chú lắng nghe, và chỉ thuyên giảm khi chúng ta nghỉ ngơi, hoặc có thể biến mất khi chúng ta nói, hát,…
Hiện tượng giật mắt liên tục trong nhiều ngày có thể do bạn mắc một số bệnh lý về tổn thương dây thần linh số 5, 7 hoặc do các dây thần kinh số 5, 7 bị kích thích quá mức bởi các bệnh như viêm loét giác mạc, viêm màng bổ đào, khô mắt, zona mắt. Nguy hiểm hơn là các bệnh gây thoái hóa nơ ron thần kinh như Parkinsom, hội chứng Wilson, cơn Hysteria, tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc thần kinh,…
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị nháy mắt hay giật mắt 1 lần hoặc 2 lần trong ngày thì không có vấn đề gì. Theo các nhà nghiên cứu tâm linh thì đó có thể là một dấu hiệu mang tới cho bạn điềm báo về một sự việc nào đó, có thể tốt, có thể xấu sắp xảy ra.
Bạn có thể xem bói về các điềm báo giật mắt theo giờ để biết đó là điềm báo tốt hay xấu.
Để phòng bệnh bị giật mắt, nháy mắt mọi người nên cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học, ngủ đu 8h 1 ngày, tránh cho mắt bị mệt mỏi do thiếu ngủ. Hạn chế tình trạng căng thẳng thần kinh, stress. Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về mắt tránh mù lòa hay giảm thị lực mắt.
Mỗi lần chớp mắt chỉ chiếm khoảng 1/10s nhưng giúp bạn không bị khô mắt, làm giảm căng thẳng cho mắt, cũng như đẩy các hạt bụi ra khỏi mắt.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Tiền cổ
Tiền cổ đặt trong nhà có tác dụng chiêu tài, mà nếu đeo trên người lại có lợi cho vận trình và bình an bản thân. Tiền cổ thường dùng là tiền “Ngũ đế tiên”. “Ngũ đế’’ là chỉ năm niên hiệu hoàng đế hưng vượng nhất đời nhà Thanh (Trung Quốc) đó là ‘Thuận Trị” ,”Khang Hy”,”Ung Chính”,“Càn Long”,”Hạc Khánh”.
Bình hoa
Lấy chữ “bình” trong từ bình hoa để cùng đồng âm với từ “bình” trong bình an. trong nhà hoặc ở cơ quan làm việc đều thích hợp bày đặt chúng. Trong nhà đặt những bình hoa này đại biểu cho sự bình an của ngôi nhà; trong công ty bày đặt những loại bình hoa, đại biểu cho sự mạnh khỏe của nhân viên. Nhưng cũng nên nhớ rằng, không thể đặt bình hoa ở vị trí sao Đào hoa của căn phòng, nếu không ttì sẽ biến thành những vật chuốc lấy họa đào hoa mà thôi.
Cây trúc
Với ý nghĩa ‘trúc báo binh an”, chính vì vậy ở quê, người ta đều rất thích trồng cây trúc trước cửa nhà. Cho dù bạn không trồng cây trúc, bạn vẫn có thể dùng nhúng loại như vàn trúc hoặc trúc phú quý dể thay thế. Nếu bạn dùng một bình hoa để bày, thì càng có thẻ đạt tới hiệu quả “trúc báo bình an”, vì “bình” đồng âm với chữ ‘ bình” của bình an.
Cam ly (cá chép hoa)
Theo cách nói phong thủy xưa, cho rằng: Phong thủy tốt là thế đất, kiến trúc căn nhà có thể tàng phong, đắc khí, vượng thủy, trong đó phải lấy thủy vượng làm đầu. Khi luôn lưu thông, rất dễ bị gió thổi tản ra mà phá vỡ sự cân bằng tuần hoàn, nhưng gặp thủy lại sẽ dừng lại, chính vì vậy, nước có khả năng giúp cho khi vận lưu thông bình ổn, tuần hoàn trỏ lại, cũng chính là có thể lưu giữ phong thủy. Trong phong thủy lại có những vật cát tường, giúp điều chỉnh sự ổn định của khí vốn lưu thông, giữ cho địa linh khí của phong thủy không tán loạn.
Cái gọi là “thẳng sinh hung, cong sinh tình”, ở đây cá chép hoa lưng cao, thân bản rộng, hình thế rất đẹp, trong nhu có cương; tinh cách thì cương kiện, nhưng lại điềm đạm, khi gặp khó khăn mà lòng không bấn loạn, rõ ràng là phong độ của người quân tử, từ xưa đã được coi là hoá thân của rồng. Cá chép trường thọ, bình quân tuổi thọ là 70 năm, trong đó thọ nhất có thể đạt kỷ lục hơn 200 năm. Bơi vì trường thọ nên có tên cát tường là “chúc ngư”. Đặc biệt là cá chép còn có linh khí tinh anh của con người, khi người chủ đi tuần quanh ao cá, chúng thường đi bên theo sau, lộ đầu lên mặt nước, giống như dang đi bộ hành trên nước vậy, thật là thần kỳ. Cá chép ở trong nước không chỉ có nghĩa thái vạn phương, còn có thề làm cho sạch nước, thật đúng là linh khi của trời đất đều hội tụ ở cá chép, thuộc loại chí bảo trong các động thực vật sống trong nước.
Gậy như ý
“Lộc” trong tam tinh Phúc lộc Thọ một bên tay cầm gậy như ý. “Lộc” tức là cử lộc, thời xưa thường dùng để chúc mừng những người vừa thăng quan tiến chức, thăng quan phát tài, cho nên cho dù người hiện đại ngày nay cũng dùng đó để chúc mừng bạn bè thăng chức. Gậy như ý có ý nghĩa là “được bồi đắp như ý” và “mọi việc như ý”, chính vì vậy cùng có thể dùng nó trong những trường hợp khác.
Lộc (hươu)
“Hươu” âm Hán là Lộc, phát âm giông như chữ “Lộc” trong Phúc Lộc Thọ, cho nên cùng được coi là con vật cát tường chúc mừng bạn bè thăng quan tiến chức.
Đài sen (liên ngẫu)
Liên ngẫu cùng gần âm với “giai ngẫu” (sự kết hợp tốt đẹp). Chính vì vậy mà có bạn bè làm hôn lễ, có thể dùng những bức tranh đài sen hoặc những vật có liên quan đến đài sen để chúc mừng họ, có ý nghĩa là sự ngẫu hợp tốt dẹp.
=> Xem tử vi hàng ngày của 12 con giáp cập nhật mới nhất |
Bên cạnh các loài hoa chơi Tết quen thuộc như mai, đào, lưu ly, cúc vạn thọ...cây cho quả đẹp thu hút tài lộc đang được ưa chuộng vì không chỉ đẹp mắt, màu sắc phong phú mà còn mang ý nghĩa tài lộc may mắn. Trong đó, cây thanh long không chỉ cho quả đẹp mà còn mang ý nghĩa cát tường và thịnh vượng. Thanh Long rất thích hợp trưng trong chậu, màu sắc đẹp và tươi lâu. Ngoài ra giá của chậu cảnh khá ổn định, dao động từ 1 triệu đến 1,5 triệu cho khóm cây 15 quả trở lên.
Quả thanh long rất được chuộng trong ngày Tết
Các loại cây được chọn không chỉ đẹp về hình dáng, còn có ý nghĩa rất riêng. Những chậu bưởi chơi Tết biểu trưng cho sự căng tròn, mát lành, cộng với tán lá sum suê, hứa hẹn một năm phát triển. Tùy vào tuổi đời của cây, độ cầu kỳ chăm sóc, chậu bưởi có giá trung bình 3-4 triệu đồng, có cây lên tới 40 triệu đồng.
Trong khi đó chậu quất ngày Tết được dùng khá phổ biến, đến nay vẫn được nhiều gia đình ưa chuộng. Trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng thường mang ý nghĩa đem lại cát khí lớn lao, thu được nhiều tài lộc. Những cây có lá xanh tốt, nhiều quả vàng, biểu trưng sự dồi dào sức sống, vậy nên, nhiều nhà chọn quất cảnh vì niềm vui và may mắn cả năm.
Sang hơn là cây ghép 5 loại quả bưởi, cam, phật thủ, quýt, quất...với ý nghĩa tài lộc, hạnh phúc, no đủ cho chủ nhà. Có nhà vườn cầu kỳ còn lai tạo được 9 loại quả trên cùng 1 cây. Giá loại cây này cũng khá "chát", từ 6 triệu đến 10 triệu đồng/cây.
Cây ghép ngũ quả
Cây sung với những chùm quả lúc lỉu không chỉ là loại cây cảnh được ưa chuộng trưng trong sảnh, sân nhà mà còn có thể trưng trong nhà ngày Tết. Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, thay vì chọn các loại cây quen thuộc, nhiều nhà mua chậu sung cảnh làm đẹp cho không gian sống.
Chậu cây sung với mong ước sung túc cả năm
Cây lựu thích hướng về ánh nắng mặt trời, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cộng với màu đỏ của trái, thạch lựu cảnh rất đẹp để trang trí cho căn nhà. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, nhiều người tin rằng nếu có loại cây này, tin tốt lành sẽ đến.
Cây lựu được cho là báo tin tốt lành
Cây phật thủ có giá từ 2- 3 triệu, đắt hơn, có cây khoảng 10 triệu. Đây là một trong những chậu cây được yêu thích vào dịp Tết, tượng trưng cho các giá trị tâm linh, điềm may, cát tường cho con người.
Nhiều cây ăn quả quen thuộc như đu đủ cũng được nhà vườn chăm sóc, tạo dáng trong chậu cảnh, giá 2- 3 triệu cho mỗi chậu cây. Đu đủ cảnh được coi là đẹp, trên cây phải có đủ hoa, lá và quả.
Vài năm gần đây, cây mận (hay còn gọi là cây doi) được đưa vào trồng cảnh. Trái cây màu đỏ, như mang đến lộc, vận may cho người chơi cây.
(Theo Kienthuc.net)
► Cùng xem những tiết lộ thú vị về 12 cung hoàng đạo tình yêu |
Hiện nay không ít kiểu nhà thiết kế theo xu thế trong phòng ngủ có buồng vệ sinh và phố biến một tình trạng là cửa buồng vệ sinh thường đối diện với đầu giường hoặc thân giường. Theo phong thủy như vậy là đã phạm vào điều đại kị.
Trước kia người ta gọi nhà vệ sinh là “nhà cỏ”, “phòng cỏ”, nghĩa là nhà lợp bằng cỏ và chứa những thứ ô uế bẩn thỉu. Trong “Thuyết văn giải tự” viết về chữ “xí”: “Xí là nơi ô uế cần được vệ sinh làm sạch thường xuyên” . Cho nên đến hơn một ngàn năm nay, quan niệm nhà vệ sinh là hôi thối bẩn thỉu đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Trong chữ Hán cổ, chữ xí có nghĩa là lợn trong chuồng. Ớ nông thôn, chuồng lợn thường cách nhà ở 20m đến 100m, có khi còn chia thành hai tầng, tầng trên nhốt lợn và làm nhà vệ sinh, tầng dưới dùng để chứa phân cho tiện. Cho nên phong thuỷ nói đó là nơi ô uế, hôi thôi, nếu để nó trong nhà thì quả là không hợp. Tuy nhiên, do điều kiện chật chội, nhiều người dân ở thành thị hiện tại bắt buộc phải để phòng vệ sinh trong nhà mình.
Phòng vệ sinh hiện đại thường có hai chức năng là vừa làm nhà xí vừa làm phòng tắm. Mặc dù con người hiện đại dã dùng đến các loại bồn cầu đảm bảo vệ sinh khá tốt, việc trang trí cũng ngày càng được chú ý hơn, trông khá đẹp mắt. Thế nhưng, dù thế nào thì bản chất của nó vẫn là nhà vệ sinh, là nơi chứa những thứ phế thải ô uế, điều đó là không thay đổi. Chính vì nhà vệ sinh có hai chức năng như vậy nên về phong thuỷ nó bị coi là nơi âm khí nặng, đồng thời là nơi sán sinh ra khí ô nhiễm. Nói đến nơi này người ta thường nghĩ ngay đến sự mất vệ sinh. Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ làm cho tính năng thông gió của nó kém đi, mỗi khi cửa phòng vệ sinh mở sẽ có vô khối khí bẩn bay ra. Nếu như giường ngủ thẳng với cửa phòng vệ sinh thì giường sẽ nằm gọn trong luồng khí bẩn đó. Sức khoẻ người nằm trên giường chắc chắn bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi sinh ra khí ẩm, mọi hoạt động trong đó đều dùng đến nước, hơi nước rất nhiều. Dễ dàng nhận ra nhất là vào mùa đông khi chúng ta tắm bằng nước nóng, hơi nước bốc lên như sương mù trong phòng tắm. Hơi ẩm này sẽ nhanh lan đến phòng ngủ, chúng thấm vào những thứ dễ hút ấm như chăn, đệm, lâu ngày làm cho giường ẩm ướt giống như một chiếc “giường nước”. Ngủ trên giường như vậy làm sao có thế khoẻ được.
Từ đó có thể thấy, nhìn bề ngoài cửa phòng vệ sinh thẳng với giường có vẻ như là tiện lợi, nhưng tiềm ân bên trong là ảnh hưởng mặt trái của nó đối với sức khỏe con người. Phòng ngủ chứa phòng vệ sinh nếu xử lý không tốt nó sẽ biến thành một tên đại “sát thủ” của một số kiểu kiến trúc hiện đại, điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Vậy thì làm thế nào để phòng tránh và hoá giải được vấn đề không hợp phong thuỷ của nhà vệ sinh?
Với phòng ngủ có phòng vệ sinh bên trong thì giường phải đặt cách xa phòng vệ sinh. Khi chỉnh sửa cần chú ý không được để giường đối diện với cửa phòng vệ sinh. Trường hợp không thể tránh có thể đặt một tấm bình phong cây hoặc một chiếc tủ chắn ở giữa, hoặc có thể treo một tấm rèm ngăn cách. Ngoài ra có thể đặt một con rùa làm bằng đồng trong phòng tắm, con rùa này sẽ thu nạp hơi nước làm chuyển hoá khí sát. cần phải giữ cho phòng vệ sinh khô ráo, thông thoáng khí, sạch sẽ và thường xuyên đóng kín cửa.
► Xem thêm: Phong thủy phòng ngủ giúp vợ chồng hạnh phúc, yên ấm |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
► Tự xem chỉ tay đơn giản để luận giải về cuộc đời, vận mệnh của bản thân |
Ảnh minh họa |
Sao thiên thọ: thổ
Thiên Thọ và Thiên Tài là bộ sao có tác động qua lại lẫn nhau, ảnh hưởng tương tự nhau còn gọi là bộ Tài Thọ.
Trong Tử Vi, Sao Thiên Thọ không có quá nhiều ý nghĩa, dù cho đứng riêng rẽ hay là nằm trong các bộ sao thì thiên thọ cũng chỉ mang một trong các đặc điểm sau đây:
Sao Thiên Thọ thuộc Thổ, là cát tinh mang ý nghĩa điềm đạm, hòa nhã. Thiên Thọ chỉ về sự ôn nhu, nhân hậu, từ thiện, làm gia tăng phúc thọ. Thiên Thọ ở cung nào sẽ giáng phúc cho cung đó, và tốt nhất là ở cung Phức Đức.
Sao Thiên Thọ đắc địa nơi Thìn Tuất Sửu Mùi. Nếu bốn cung trên ứng vào Mệnh hay Tật Ách mới hay, làm cho tuổi thọ tăng, tật bệnh giảm, ít phiền luỵ vì tai nạn bệnh hoạn.
Sao Thiên Thọ gặp Thiên Lương lại ra một cách đặc biệt, tối thiểu trong đời phải bị một bận cửu tử nhất sinh mà thoát hiểm.
Sao Thiên Thọ đóng cung phối ngẫu (Phu thê) thì vợ chồng tuổi chênh lệch rõ rệt, trên cả mười tuổi nếu chồng già vợ trẻ, trên bốn năm tuổi nếu vợ già chồng trẻ.
Sao Thiên Thọ đóng cung huynh đệ, anh với em cách xa tuổi, như anh tám tuổi em hai tuổi (nói về anh em liền chứ không phải cả với út)
Sao Thiên Thọ đóng các cung khác không đáng kể. Sao Thiên Tài cũng như ba thiện diệu trên cần phụ vào chính tinh nào đó,
1. Hội Cổ Loa (hội đền An Dương Vương):
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Tưởng niệm vua An Dương Vương.
Nội dung: Sáng sớm ngày mùng 6 tháng giêng, các chức sắc của 8 làng đến nhà ông Tiên chỉ của làng Văn Thượng (làng có đặc quyền soạn thảo văn tế) để rước văn tế. Một đám rước văn gồm có phường bát âm đi đầu, đến các chức sắc và 8 ông Tiên chỉ của 8 làng cùng các dân đinh khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng ra đền An Dương Vương để chuẩn bị cho cuộc tế Thần. Cuộc tế diễn ra trong không khí vô cùng trang nghiêm.
Phần hội kéo dài tới rằm tháng Giêng với nhiều trò chơi vui như: thổi cơm thi, chơi đu... Buổi tối có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ, còn các cụ bà thì đi lễ đình chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi đánh đu, đấu vật, kéo co,leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, nấu cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt...
2. Hội Gióng (Hội đền Sóc Sơn):
Thời gian tổ chức: Từ ngày mùng 6 tới ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. (Chính hội là ngày 7)
Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm tưởng nhớ tới công lao của Thánh Gióng.
Nội dung diễn ra: Lễ hội có dâng hương, lễ khai quang (Tắm tượng Thánh). Đặc sắc nhất là lễ dâng hoa tre vào ngày mùng 7 chính hội. Xưa kia, 52 xã của 9 tổng rước hoa tre (nhuộm màu) dâng cúng, sau đó tung cho dân cướp lấy phúc. Hội còn có lễ tượng trưng chém tướng giặc Ân, nhằm diễn tích lại để tưởng nhớ đến Thánh Gióng. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian thu hút mọi người đó là: chọi gà, cờ tướng, đánh đu, hát ca trù thờ Thần.
3. Hội Làng Phú Đô:
Thời gian diễn ra: Được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch (Chính hội là ngày mùng 7).
Địa điểm diễn ra: Thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và ghi nhớ công đức của các vị: Lý Thiên Bảo (là anh ruột Lý Nam Đế), Đinh Dự, Mãn Hoa Đường (Tổ sư nghề ca trù), bà An (Hoàng Hậu của vua Lê Anh Tông), bà Phương (Nguyên Phi), Hồ Nguyên Thơ (tổ nghề bún).
Nội dung diễn ra: Mở đầu hội lễ là các hoạt động tế lễ, tưởng nhớ công đức của các vị Thánh thần, sau đó là dâng cúng lên vị tổ Thành hoàng làng mâm bún lớn.
Phần hội là các hoạt động vui chơi làng sẽ tổ chức cuộc thi làm bún (chọn người có tay nghề cao), hát chèo...
4. Hội Làng Đại Lan:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tới ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Minh Hồ, Linh Chiêu, Chà Mục (tướng thời Hùng Vương và cũng là ba anh em).
Nội dung diễn ra: Mở đầu hội làng là lễ tế và rước Thần, làm cỗ cá lăng để dâng cúng. Phần hội có nhiều trò chơi thú vị như: hội vật, đánh gậy, múa roi.
5. Hội Đền Măng Sơn:
Thời gian diễn ra: được tổ chức từ ngày mùng 6 tới ngày 12 tháng 1 âm lịch (Chính hội là ngày mùng 6).
Địa điểm diễn ra: xã Sơn Đông, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Đức Thánh Tản Viên.
Nội dung diễn ra: Hội Đền Măng Sơn có rước lễ vật (trong đó mâm ngũ quả không thể thiếu mít xanh và thịt thú rừng hoặc ba miếng da lợn).
Phần hội còn có các trò chơi dân gian như: đấu vật, ném còn, hát ví, hát đúm giao duyên, bắn nỏ, đu cây.
6.Hội Chùa Hương:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn phật bà Quan Âm.
Nội dung diễn ra: ngay từ trước tết hàng tháng, người dân Hương Sơn đã chuẩn bị cho lễ hội để đón du khách đến tham quan du lịch. Dọc theo dòng suối Yến, những chiếc thuyền được sửa sang lại. Hai bên đường từ bến Thiên Trù lên đến động Hương Tích có hàng loạt quán xá được mọc lên. Ngày khai hội có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền, múa rồng trên dòng suối Yến.
Lễ hội chùa Hương trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn, tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ ngày 15 tới ngày 20 tháng 2 (Chính Hội).
7.Hội Hoa Sơn:
Thời gian diễn ra: Được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công đức của Cao Sơn, Qúy Minh.
Nội dung diễn ra: Mở đầu hội là các hoạt động tế Thần, mọi người đều cầu chúc năm mới sẽ có một mùa bội thu, người được mạnh khỏe. Tiếp đến là các hoạt động trò chơi dân gian như: bắt lươn trong chum, hội cầu mùa để cầu cho mùa màng bội thu.
8. Hội Đình Trần Đăng:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm diễn ra: làng Trần Đăng, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ nay trực thuộc thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Cao Lỗ - một danh tướng tài của vua An Dương Vương.
Nội dung diễn ra: Sau các hoạt động tế lễ và ghi nhớ công đức của Thần. Đặc biệt trong phần hội, mọi người tham gia trò hóa trang hổ, đuổi bắt giặc.
9. Hội Chen:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Nga Hoàng (hay làng Ngà), huyện Quế Võ (trấn Kinh Bắc xưa), tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh nữ thần linh Sơn Mỵ Nương.
Nội dung: mở đầu hội Chen là đám rước miếu thờ nữ thần linh Sơn Mỵ Nương. Giữa lúc nghiêm trang nhất, quan chủ tế, bồi tế, ông già bà cả cầu Thần khấn niệm từ một góc khuất nào đó bỗng nổi lên ồn ào. Đó là lúc việc Chen bắt đầu. Khi thấy đàn ông, con trai, thanh niên, cả ông già đổ xô đến chỗ phụ nữ, con gái cả các bà già, thiếu nữ đứng, mà chen vai thích cánh. Họ xô đẩy nhau, giằng co nhau đẩy bật ra một góc giếng hay bờ tường, gốc cây hay lối rẽ... Một lúc sau, cuộc chen bỗng im lặng, người chắp tay cầu khấn thần linh: "Lạy thánh mớ bái, xin phù hộ cho xóm làng được mạnh khỏe, trẻ thì bình yên...".
Cuộc rước lại tiến hành trong trống rong cờ mở, đi quanh làng. Nhưng rồi đột nhiên Chen lại tái diễn, lúc này ngược lại, Gái Chen trai, bà già chen ông già, nữ chen nam... trong tiếng cười hả hê, vui thích. Mọi người chen trong cái thế chủ động mà lễ phép, chen trong niềm hân hoan.
Mấy ngày sau đó, đám tế lễ vẫn được tiến hành như thường lệ lại đền thờ nam Thần gọi Đống Vành. Và lần này các cuộc Chen lại tái diễn, lúc gái chen nam, rồi lại nam chen nữ, rồi làng chen khách thập phương là nam giới... cho đến đêm rằm, cuộc tế lễ và rước thần kết thúc tại miếu nữ thần.
10. Hội Vật Cầu:
Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).
Địa điểm: làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và ghi nhớ công đức của tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời nhà Trần).
Nội dung diễn ra: Sau các hoạt động tế lễ dâng hương lên vị thành hoàng làng Phạm Ngũ Lão diễn ra cuộc thi tranh tài môn vật cầu của thanh niên trong vùng. Qủa cầu ở đây được làm từ củ chuối, đường kính 30-40cm, và nặng gần 20kg.
11. Hội Đền Hạ Lôi:
Thời gian: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và tưởng nhớ tới công ơn của Hai Bà trưng.
Nội dung diễn ra: hội đền Hạ Lôi khai hội vào đúng ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa tại xã Mê Linh ngày nay, nơi mà Trưng Trắc lên ngôi Vương.
Mở đầu của lễ hội là lễ rước kiệu bà Trưng Trắc, và Trưng Nhị, kiệu thành hoàng làng, kiệu ông Cốt Tung, 2 con voi trắng, 1 ngựa hồng, 1 ngựa bạch. Kiệu bà do 32 cô gái khiêng mặc áo dài tứ thân, váy đen, đầu chít khăn màu. Trong đám rước có tiết mục múa và hát khúc ca cổ tương truyền có từ thời Hai Bà Trưng trên đường hành quân để cổ vũ binh sĩ. Trong phần hội còn có lễ cúng bánh giầy, đấu vật, cờ người, đánh đu... và nhiều trò chơi dan gian khác.
12. Hội Lạng:
Thời gian: được tổ chức từ ngày mùng 6 tới ngày 11 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh vị thiền sư thời nhà Lý là Đỗ Dô (thiền sư Thời Lý).
Nội dung diễn ra: Hội Lạng có lễ rước kiệu từ đền về tới đình, trên đường đi người ta rắc hoa (với ý nghĩa chặn đường ma, quỷ không cho vào làng). Phần hội còn có cuộc thi đấu vật, thi cỗ chay, cỗ mặn.
13. Hội Làng Hới:
Thời gian: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Hải Triều (tên nôm là làng Hới), xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Tưởng nhớ đến công đức của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (đền quan Trạng), và ông tổ nghề dệt chiếu.
Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội là lễ rước kiệu "Trạng Chiếu", tiếp đó là các cuộc thi tài để chọn người khéo tay dệt chiếu đẹp và dệt chiếu nhanh.
14. Hội Đền Đuổm:
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Đông Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Dương Tự Minh (người có công đánh giặc Tống thời nhà Lý).
Nội dung diễn ra: Hội đền Đuổm sau lễ dâng hương là hát thờ Thần, tế tạ công đức của thần, tiếp đến là các đôi nam nữ dâng hương, dâng cúng cỗ, hát thờ Thần, hát giao duyên.
Lịch sử Lịch vạn niên: Dưới triều Nguyễn cuốn Lịch vạn niên dùng để chọn ngày, chọn giờ thông dụng nhất là Ngọc hạp thông thư, ngoài ra có cuốn Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp kỷ. ( 2 quyển Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp ký, một bản do Phúc Văn Đường in năm Đinh Dậu triều Thành Thái (1897), một bản do Phúc An Hiệu in năm Qúy Hợi triều Khải Định (1923). Ngoài ra một số bản khác rải rác ỏ các tủ sách gia đình nhà nho cũ ở các tỉnh miền Trung, miển Bắc. Tên đề và nội dung thống nhất với Ngọc hạp thông thư nhưng các quyển này ngoài phần Ngọc hạp thông thư còn kèm theo nhiều tạp thuật khác như bùa trấn yếm, trong việc chọn ngày có cả những thuyết đã bị bãi bỏ ỏ Trung Quốc từ thời vua Càn Long. Ở nước ta dưới triều Nguyễn còn có Khâm định vạn niên thư và Hiệp kỷ lịch. Theo Phan Kế Bính trong bài “Xem ngày kén giờ” trích trong cuốn Việt Nam phong tục có đoạn viết:
“Mỗi năm ngày mồng một tháng Chạp, Hoàng đế ngự điện khai trào, các quan toà Khâm Thiên giám cung hiến Hiệp kỷ lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch đi khắp nơi… Ban lịch trọng nhất là để cho thiên hạ biết chính xác khí tiết, tháng thiếuI tháng đủ, ngày tốt ngày xấu để tuân hành được đều nhau…”
Xem cuốn “Lịch hai thế kỷ (1802- 2010) và các lịch vĩnh cửu” của GS. Lê Thành Lân cũng có nói đến Vạn niên thư và Hiệp kỷ lịch triều Nguyễn, nhưng nội dung chủ yếu so sánh giữa lịch ta và lịch triều Thanh Trung Quốc, về ngày tốt xấu, tháng nhuận, tháng thiếu, tháng đủ. Đó là những khoản mục có tính pháp định, không thấy đề cập đến ngày tốt, ngày xấu. GS. Lê Thành Lân có trích một đoạn} trong Đại Nam Thực lực nói về chức trách của Khâm Thiên Giám triều Nguyễn (trang 84): “… Phàm suy tính để chiêm nghiệm sai độ của từng năm, bình trật để phân đều khí hậu, ghi chép lịch sử lịch số để nêu đúng năm và mùa, miêu tả sắc mây và hình vật để xem đoán tượng trời, xem ngày giờ để chọn tốt lành, coi giọt lậu để báo trống canh. Mọi sự có quan hệ về cách suy tính ấy đều giao cho Khâm thiên giám. Đại thẩn quản lý Khâm thiên giám do đặc cách kén chọn cử ra, không nhất định là viên quan nào. Qua đó ta có thể nhận định rằng: Ngọc hạp thông thư (tức Lịch vạn niên để xem ngày tốt ngày xấu dưới triều Nguyễn) là loại lịch cũng do Khâm thiên giám ban hành nhưng không hẳn có tính pháp đinh như Khâm định vạn niên thư hay Hiệp kỷ lịch.
Ngọc hạp thông thư liệt kê các loại sao tốt và xấu theo ngày hàng can (ở giữa) hàng chỉ (chung quanh theo 12 cung) của từng tháng, gổm 12 tờ, mỗi tháng một tờ. Có một bản kê riêng sao tốt sao xấu tính theo ngày âm lịch từng tháng và một bản kê các sao xếp theo hệ lục thập hoa giáp cả năm. Cuối sách là bản kê các sao tốt, tính chất tốt của từng sao, bản kê các sao xấu cũng vậy.
Nếu theo Lịch vạn niên Trung Quốc thì có 4 loại Thần sát (Niên Thần sát: sao vận hành theo năm, Nguyệt Thần sát: sao vận hành theo tháng, Nhật Thẩn sát: sao vận hành theo ngày và Thời Thần sát: sao vận hành theo giờ). Xem trong Ngọc hạp thông thư chỉ ghi 3 niên thần sát: Tuế đức, Thập ác Đại bại, Kim thần Thất sát thay đổi theo từng năm hàng can (khác với Trung Quốc, có đến 30 niên Thần sát, trong đó có trên 10 niên Thần sát trùng tên với Nguyệt Thần sát của Việt Nam). Còn giờ tốt giờ xấu, Ngọc hạp thông thư chỉ ghi giờ Thiên cẩu hạ thực, giờ con nước (thủy triều lên xuống). Chọn giờ tốt xấu chủ yếu dựa vào giờ Hoàng đạo.
Đối chiếu Ngọc hạp thông thư với một số tư liệu khác như Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch thông thư. Đổng công tuyển trạch nhật, Thần bí trạch cát, v.v… Chúng tôi đã rút ra được quy luật vận hành của các Thần sát, phân loại lập thành các bản kê sau đây:
A. Bản kê tính chất sao và quy luật vận hành các sao tốt xếp theo ngày hàng can, hàng chi từng tháng âm lịch.
B. Bản kê các sao xấu cùng nội dung trên.
C. Bản kê các sao tốt xấu vận hành theo ngày kết hợp can chi cả năm.
D. Bản kê các sao tốt xấu vận hành theo ngày âm lịch cả năm và từng mùa, từng tháng.
Xuất hành di chuyển Hôn nhân giá thú Xây dựng sửa chữa nhà cửa Khai trương, cầu tài lộc An táng, xây dựng, sửa sang mồ mả Tế tự, cầu phúc, kiện tụng… Trích Ngọc hạp thông thư: xếp sao theo tháng theo ngày: Mỗi tháng theo ngày can, ngày chi, ngày trực, ngày sao, ngày lịch âm liệt kê các sao tốt xấu.
Đây là người điềm tĩnh, luôn có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Họ không thường rất nghiêm túc trong công việc và cuộc sống.
Người tuổi Dần mệnh Thổ rất ham mê công việc, luôn đề ra mục tiêu cho bản thân để phấn đấu. Sự nỗ lực hết mình trong công việc của họ đôi khi khiến người xung quanh phải ngạc nhiên.
(Ảnh minh họa) |
Họ coi trọng thực tế, có khả năng suy xét mọi việc rất tốt. Họ hiểu mình muốn gì nhưng lại không thích bày tỏ những suy nghĩ nội tâm. Họ không tin vào những lý luận theo kiểu suy diễn mà chỉ tin vào những gì mình tận mắt nhìn thấy.
Đa số người tuổi Dần mệnh Thổ có kiến thức khá sâu rộng không chỉ về chuyên môn mà cả những lĩnh vực khác của đời sống. Họ luôn cân nhắc trong hành động, lời nói và biết cách xử lý các mối quan hệ 1 cách hài hòa. Họ biết rõ lúc nào cần tiến tới và lúc nào nên dừng lại hoặc thoái lui để phù hợp với thiên thời địa lợi.
Nếu được sao tốt tương trợ trong cung mệnh, họ có thể nhận thấy thời cơ để hành động, biết cách phân phối thời gian, xử lý mọi việc nhanh chóng, tích cực tiến lên phía trước, biết tiếp thu những điều hay lẽ phải nên sẽ được hưởng phú quý.
Ngược lại, những người không có sao tốt tương trợ trong cung mệnh lại thường thiếu ý chí và sự tự tin, khó tránh khỏi bất lợi, sự nghiệp khó thành công.
(Theo 12 con giáp về sự nghiệp và cuộc đời)
Tượng Phật nằm Định Quang tại khu danh lam thắng cảnh Đào Kim Sơn, tỉnh Phúc Kiến. Tượng dài 38m, rộng 10m, cao 11m, đây là tượng điêu khắc trên đá lớn nhất Trung Quốc. |
Tượng nằm trong một ngôi chùa ở thành Trương Dịch, tỉnh Cam Túc. Tượng làm bằng đất sét, thân nằm thẳng, nghiêng về phía bên phải, Phật nằm gối đầu trên đài sen 3 tầng cánh, tay phải gập để dưới đầu, tai trái đặt trên thân, mặc áo cà sa đỏ, mắt khép hờ, khuôn mặt thư thái, khóe miệng hơi mỉm cười, trông rất sống động. |
Tượng nằm tại núi Thất Tinh, hồ Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Tượng dài tới 1000m , mặt hướng lên trời, dường như đây là bức tượng thiên nhiên lớn nhất, hình tượng sinh động mà rõ ràng. Tượng nằm đầu hướng về phía Bắc, Chân hướng về phía Nam, mắt, mũi, miệng, cằm, búi tóc đều dễ dàng nhận thấy. |
Tượng nằm tại núi Linh Thứu, Đài Loan. Đây là điện thờ Phật nằm độc nhất vô nhị, chỉ vẻn vẹn một gian phòng xung quanh có kính để che chắn mưa gió nhưng vẫn làm cho người ta cảm thấy vô cùng ấm áp và thân thiết. |
Tượng nằm tại phía Nam của Myanmar, dài 60m. |
Tượng Phật có sự hoà trộn giữa Hindu giáo và Phật giáo bằng ngôn ngữ điêu khắc, nằm trong quần thể tượng Phật tên gọi Wat Xiengkuane, người đời quen gọi là “Vườn tượng Phật”, tại Lào. |
Tượng tại núi Mihintale, Sri-lan-ca. Tượng Phật được tạc theo phong cách giống như Trung Quốc những vẫn có đôi nét khác biệt. Khối núi đá cứng rắn dường như cũng bị cảm hóa mà trở nên mềm mại hơn, cánh tay Đức Phật đặt xuôi theo chiều dốc của tháp. Nơi đây, thường có thú rừng như khỉ, sóc thường vui đùa. |
Bức tượng Phật nằm lớn thứ 3 trên thế giới (dài 33m) tại chùa Wat Chaiya Mangkalaram nổi tiếng ở đảo Penang, Malaysia. |
Phật nằm tại thị trấn Kedah Sungai Petani, gần biên giới Malaysia và Thái Lan |
Wat Pho là ngôi chùa lớn nhất Bangkok, sở hữu hơn một ngàn ảnh Phật, cùng bức tượng Đức Phật ngồi tựa dài 46m và cao 15m. |
Phật nằm tại chùa Horyuji, tỉnh Nara, Nhật Bản |
=> ## cung cấp công cụ xem tử vi theo ngày tháng năm sinh, xem ngày tốt xấu chuẩn xác để thuận lợi công việc |
1. Dáng đi thong thả.
Tính cách: Con người có nghị lực, tính nóng nảy nhưng hay gặp may.
2. Dáng đi vội vã.
Tính cách: Người thiếu thận trọng, cơ cực suốt đời.
3. Dáng đi chậm chạp, nặng nề.
Tính cách: Người can đảm, nhiều suy tư, nhưng bộc trực.
4. Dáng đi nhún nhảy.
Tính cách: Tính tình kiêu hãnh, tự cao, tự đại nhưng ky bo.
5. Dáng khoan thai, chậm rãi.
Tính cách: Can trường, bản lĩnh. Người giầu nghị lực vượt mọi gian nguy và dễ thành công.
6. Dáng đi mà hay xòe các ngón tay ra.
Tính cách: Thiếu khôn ngoan.
7. Người hay quẹt mồm.
Tính cách: Tính tình thiếu trung thực, vong ân bội nghĩa.
8. Hay chắp tay sau lưng.
Tính cách: Bản chất lên mặt dạy đời, quan trọng hóa.
9. Hay búng tay.
Tính cách: Tính hay dối trá. Người ưa phỉnh nịnh.
10. Khi giao tiếp chuyện trò mà hay đút ngón tay cái vào ngón tay khác.
Tính cách: Bủn xỉn, keo kiệt.
11. Khi chào mà dáng cứng đờ.
Tính cách: Tính thiếu xét đoán.
12. Dáng hồ hởi cười không đâu.
Tính cách: Người thiếu thận trọng, ý tứ thân thiện.
13. Dáng lãnh đạm hay cười ruồi.
Tính cách: Gian giảo, khinh người.
14. Dáng ngủ mà bàn tay xòe rộng.
Tính cách: Người phá gia chi tử, hoang toàng.
15. Dáng ngủ mà nắm hai tay.
Tính cách: Tính keo kiệt, không muốn bố thí thứ gì cho ai.
16. Dáng ngủ nắm tay hờ hững.
Tính cách: Tính tình đôn hậu, nhân ái.
17. Hay gãi tai, gãi cằm.
Tính cách: Tính tự phụ, khoe khoang, xấc xược.
18. Thỉnh thoảng thắt thêm dây lưng hay thọc tay vào thắt lưng.
Tính cách: Tính tình dâm ô, tục tiểu, khinh mạn ra bộ.
19. Thọc tay vào túi.
Tính cách: Thô lô, vụng ve.
Hiện tượng: cửa phòng ngủ đối diện với cửa nhà vệ sinh, uế khí trong nhà vệ sinh sẽ xông thẳng vào phòng ngủ làm ản hưởng đến sức khỏe người sống trong nhà. ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.
Phương pháp hóa giải: Trên cửa nhà vệ sinh và cửa phòng ngủ treo tấm rèm vài dài và trên ngưỡng cửa nhà vệ sinh đặt đồng tiền Ngũ Đế để cản trở uế khí bay ra để hóa giải. Chiểu dài tấm rèm vài phải vượt quá chiều cao của bồn cầu là thích hợp. chất liệu rèm phải là chất liệu không nhìn xuyên qua được.
Ảnh minh họa |
Cổ dài và linh hoạt: Người này dễ bị nhụt chí.
Cổ thẳng và gầy: Là người thích đi nói xấu người khác. Cổ cứng, gầy và lộ gân: Người này luôn muốn đổ lỗi cho người khác. Cổ dài và gầy: Là người có tính đua đòi. Cổ béo: Là người tham vọng nhưng lại cực kỳ mềm yếu và ham ăn. Cổ ngắn và to: Là người có quyền lực, song lại độc ác và rất xấu tính. Cổ nghiêng về phía bên trái và bên phải: Người này có vấn đề về thần kinh. Cổ hướng về phía trước, bên trái và bên phải: Là người phụ bạc.Ảnh minh họa |
► Bói nốt ruồi đoán tính cách chuẩn xác |
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Địa điểm: diễn ra trong cả nước.
Nội dung:
*Cúng Phật: Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
*Cúng thần linh và gia tiên: Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Về phần đồ cúng – chia ra làm 2 phần:
Đồ cúng bàn thờ gia tiên: Hoa tươi (hoa sen, hoa hồng, hoa ly, hoa tulip.. đừng xài hoa cúc), bánh trái (trái nhiều loại – mỗi loại 1 ít, bánh quy, bánh gạo bánh chocopie..), cafe (G7), 1 cây thuốc lá, vàng mã, tiền thật tùy tâm, nến, hương đầy đủ.
Đồ cúng vong ngoài trời: Hoa tươi (hoa đẹp không phải cúc), bánh trái, cafe, thuốc lá, đĩa xôi, con gà mái luộc (có muối, chanh ớt), bia, rượu, tiền vàng mã, quần áo, giầy dép bằng giấy, gạo, muối. (Nếu gia chủ khó khăn hoặc không có kinh phí hoặc không muốn tốn kém thì có thể giảm số lượng tùy thích), nến, hương (có thêm một bát hương trầm thì càng tốt)
Giờ cúng: Giờ Dần (3-5 giờ sáng) – giờ Thìn (9-11 giờ sáng) – giờ Ngọ (11- 13 giờ trưa) – giờ Tuất (19-21 giờ tối).
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Địa điểm: làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Nữ Thần Biển.
Nội dung: Hằng năm vào ngày rằm tháng 7, nhân dân huyện An Nhơn thường đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan - báo hiếu của nhà Phật – xem hát bội và những cuộc thi tài. Cũng như nhiều chùa khác ở Việt Nam, vào dịp này nhà chùa trong lễ cúng cô hồn, xá tội vong nhân, thường dựng rạp làm chay (tức lập đàn cầu nguyện cho mọi oan hồn được siêu thoát), tổ chức hát bội cả ngày và đêm. Ngày rằm tháng 7 cũng là tết Trung nguyên của đạo Lão. Cảnh nhà chùa mở hội đón khách thập phương vào dịp này đã được phản ánh trong câu ca dao xưa:
Đồn rằng An Thái, chùa Bà
Làm chay, hát bội đông đà quá đông
Đàn bà cho chí đàn ông,
Xem xong ba Ngọ, lại trông Đổ giàn.
Nhưng sức hấp dẫn của hội chùa Bà không chỉ ở chỗ có "làm chay, hát bội" mà còn vì một lý do khác là hội được tổ chức ngay nơi mảnh đất giàu truyền thống thượng võ: Làng An Thái. An Thái thuộc huyện An Nhơn, là làng võ từng sản sinh ra những võ sư và võ sĩ xuất sắc của đất Bình Định. Dĩ nhiên vào những dịp hội hè, việc tổ chức thi đấu côn, quyền là tiết mục không thể thiếu được. về dự hội, cũng là dịp để các môn đệ thăm viếng, gặp lại bạn bè đồng khoá, đồng môn và cũng là dịp để các võ sĩ thử tài cao thấp trên võ đài. Tuy nhiên không cuộc vui nào hấp dẫn và cuốn hút nhiều người như hội xô cỗ (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành đổ giàn – Theo Quách Tấn – Quách Giao, Võ nhân Bình Định).
Người ta thiết lập một cái đàn cúng cao (hình dung như một dàn giáo hẹp, cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ. Trên đó người ta đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một heo quay để nguyên con, khoảng độ mười lăm, vài chục ký. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, đám đông bên dưới trở nên xôn xao, rộn rịp. Những người yếu, người già, phụ nữ và trẻ con thì dãn ra vòng ngoài để cho những võ sĩ và những người khoẻ tiến vào. Những người tiên phong lên giàn hườm sẵn trong tư thế chuẩn bị lao lên, mắt hướng về phía giàn cao, chờ đợi....
Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền như thường thấy ở các lễ hội làng quê, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Các võ sĩ tài nghệ cao, phi thân lên giàn tìm cách cướp lấy con heo quay.Sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang con heo quay chạy về địa điển an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay. Trong cuộc tranh tài này, các võ sỹ dùng tất cả ngón võ, chiến thuật khôn ngoan để giành chiến thắng về mình. Rất nhiều lần hội đổ giàn đã để lại "nợ nần" giữa các phái võ trong vùng, thậm chí cả những lò võ ở tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà. Hội đổ giàn không phải chỉ một mình Bình Định có nhưng hội đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông nhất và "con heo quay" của An Thái cũng được xem trọng nhất.
Theo tục lệ con heo quay chiến lợi phẩm này được đem xẻ ra để khao chung cho tất cả những võ sĩ cùng có mặt trong cuộc tranh tài này. Những võ sĩ, hay làng võ có người giành được phần thắng được mọi người hoan nghênh và nể trọng và họ tin rằng năm ấy họ sẽ gặp hên vì được "lộc của thần". Thường thì những lò võ ở An Thái và huyện Bình Khê hay giành được vị trí đó. Vì vậy mới có câu: "Tiếng đồn An Thái, Bình Khê, nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo". Heo đây là heo quay, vật cúng thần trong ngày hội. Ý nghĩa của cuộc thi tài này không nằm trong giá trị vật chất của món quà giành được mà ở giá trị tinh thần, được thể hiện qua tài nghệ của những người dự cuộc với chỗ đứng danh dự trong làng võ.
Tuổi Tân Hợi 1971
– Quẻ mệnh Khôn ( thổ) thuộc Tây tứ mệnh
– Ngũ hành: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức )
– Hướng tốt: Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam(Phục Vị)
– Hướng xấu: Đông (Hoạ Hại); Bắc (Tuyệt Mệnh); Nam (Lục Sát); Đông Nam (Ngũ Quỷ)
*Giải nghĩa từ ngữ phong thủy
– Sinh khí: Thu hút tài lộc, danh tiếng, thăng quan phát tài.
– Thiên y: Cải thiện sức khỏe, trường thọ
– Diên niên: Củng cố các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu.
– Phục vị: Củng cố sức mạnh tinh thần, mang lại tiến bộ của bản thân, may mắn trong thi cử.
– Họa hại: Không may mắn, thị phi, thất bại.
– Ngũ quỷ: Mất nguồn thu nhập, mất việc làm, cãi lộn.
– Lục sát: Xáo trộn trong quan hệ tình cảm, thù hận, kiện tụng, tai nạn.
– Tuyệt mệnh: Phá sản, bệnh tật chết người.
Nếu nhà được một trong các hướng tốt: Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam(Phục Vị) thì bạn có thể đặt bếp quay về một trong các hướng tốt này, trừ hướng nhà (bếp kỵ cùng hướng với hướng của nhà).
– Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.
– Gia chủ tuổi tân hợi nên đặt bếp tọa các hướng Đông (Hoạ Hại); Bắc (Tuyệt Mệnh); Nam (Lục Sát); Đông Nam (Ngũ Quỷ) nó có ý nghĩa như thiêu đốt đi những điều không tốt lành. Đặt bếp nhìn về các hướng tốt Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Bắc (Diên Niên); Tây (Thiên Y); Tây Nam(Phục Vị) vì hướng cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt hay hướng công tắc, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc.
– Chậu rửa, cũng như khu phụ, được hiểu là nơi xả trôi nước, tức là xả trôi những điều không may mắn, nên đặt tại các hướng xấu như hướng Đông (Hoạ Hại); Bắc (Tuyệt Mệnh); Nam (Lục Sát); Đông Nam (Ngũ Quỷ)
– Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương bệnh tật.
– Bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.
– Bếp không được đối diện với cửa nhà vệ sinh, bởi vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi trùng và các luồng khí không tốt, dễ gây nên các bệnh qua đường ăn uống. – Bạn cũng cần tránh đặt bếp ngay dưới xà ngang. Bởi xà ngang áp trên bếp chủ hao tài tốn của. Vị trí gian bếp nên đảm bảo ánh sáng hài hoà, tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thông gió, khử mùi để không khí lưu thông.
– Theo phong thủy, thế bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi có đường đi nếu không gia chủ sẽ gặp bất lợi về tài lộc. Bếp cần được đặt ở cung tương hợp và cung sơn chủ (mặt hậu của nhà) nên phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà. Cửa vào bếp phải tương hợp với nơi đặt bếp thì tài lộc của gia chủ sẽ phát, gia đình thịnh vượng.
– Bếp cũng không nên đặt trên giếng nước, hầm rút. Đặt bếp ở những vị trí này gia chủ và người thân thường hay ốm đau, thường mất hoà khí trong nhà.
– Trong những ngôi nhà hiện đại, bếp thường kết hợp cùng máy hút khói, bồn rửa chén. Bạn cần đặt máy hút khói ngay trên bếp. Còn bồn rửa chén thì không được cao hơn bếp, cách xa nơi đỏ lửa ít nhất 60 cm.
– Bàn ăn trong nhà bếp không được đặt dưới dầm, hoặc xà ngang, vì nó tạo cảm giác đè nén không thuận lợi cho đường công danh của gia chủ.
– Gia chủ tuổi tân hợi nên chọn các màu vàng (thổ). Màu ánh kim , inox kết hợp mặt đá, gạch men, nhựa tổng hợp… Nhưng dù bằng vật liệu gì thì bề mặt bàn và tủ bếp nên nhẵn và bóng vừa phải giảm các chi tiết rối mắt và tránh nhiều khe hốc khó làm vệ sinh.
► Xem phong thủy số điện thoại theo tuổi theo công cụ luận giải khoa học chuẩn xác |
Nếu nhà bếp được bố trí tại một trong những khu vực "xấu" đó, thì đây là điều nên làm vì phong thủy nhà bếp tốt sẽ làm giảm thiểu những điều kém may mắn và mang đến những điềm lành cho gia đình bạn.
Vị trí của nhà bếp và các dụng cụ bếp núc
Nguồn năng lượng giúp đẩy lùi những điều xấu đến từ sức mạnh của lửa (một thành tố của ngũ hành) có ở nhà bếp. Nguồn lửa này cần phải luôn được kiểm soát, vì thế bạn tuyệt đối không nên làm lò sưởi hay bếp lửa nhà mình “mạnh mẽ” thêm bằng cách treo gương ở khu vực này.
Việc treo gương ở nhà bếp theo phong thủy là khá nguy hiểm, thậm chí có thể mang đến những tai nạn không đáng có cho gia đình. Bếp lửa hay lò sưởi cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phong thủy, có thể mang đến vô số điềm lành nếu được bố trí phù hợp.
Điều này có nghĩa là nguồn năng lượng toát ra từ bếp lửa nhà bạn phải đến từ một sự chỉ dẫn tích cực theo phong thủy. Đó có thể là việc đặt bếp lửa quay về hướng đông, hoặc theo hướng tốt của người trụ cột trong gia đình.
Bếp lửa cũng cần phải luôn được sử dụng để chế biến các món ăn cho cả nhà. Ngày nay, khi gần như mọi phương tiện nấu ăn đều hoạt động bằng gas hoặc điện, thì thật khó để có thể bố trí chúng sao cho thật “đúng hướng”.
Người Trung Quốc cũng như hầu hết các dân tộc châu Á khác đều dùng phương tiện nấu cơm như là một cách dễ nhất để chọn hướng tốt theo cung mạng của họ.
Tầm quan trọng của hai yếu tố tương phản
Theo phong thủy, nhà bếp có hai yếu tố tương phản nhau. Thứ nhất, vì đó là nơi chế biến các món ăn nên tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của gia đình. Tuy nhiên mặt khác, vì đây là nơi thường xuyên có lửa nên có thể sẽ làm giảm những điều may mắn ở nơi mà nó có mặt.
Vì thế, nếu bếp lò hay lò sưởi được đặt ở một vị trí không tốt, thì không gian hay vị trí của nhà bếp càng quan trọng. Có hai yếu tố bạn cần phải quan tâm khi bố trí không gian trong nhà bếp.
Một là bếp lò, vì dụng cụ này tương trưng cho “lửa”, và yếu tố còn lại là tủ lạnh và nơi rửa chén bát, vốn tượng trưng cho “nước”. Trong ngũ hành, nước và lửa là hai thành tố khắc nhau, vì thế cần có một sự sắp đặt cân bằng giữa chúng, như là cách cân bằng âm – dương cho không gian nhà bếp của gia đình. Sự sắp đặt không phù hợp
Các nhà phong thủy khuyên bạn không nên đặt bếp lửa hay lò sưởi hướng thẳng ra cửa chính, thay vì vậy nên hướng vào trong để giữ sựấm áp của “lửa” cho gia đình.
Sự sắp đặt phù hợp
Không gian nhà bếp cần phải có đủ ánh sáng, thoáng đãng và rộng rãi. Để nhà bếp có một phong thủy tốt, bạn cần phải tính đến yếu tố sắp đặt lò sưởi, bếp lửa, nồi cơm điện, tủ lạnh… Chẳng hạn, bếp lò hoặc lò sưởi (lửa) không nên đặt quá gần hoặc đối diện với tủ lạnh và bồn rửa chén bát (nước).
Khoảng cách cần thiết giữa chúng ít nhất là phải 60cm. Lý do là vì “nước” và “lửa” là hai thành tố khắc nhau. Nước cần phải được đặt cách xa lửa. Đặt một cái bàn hay kệ nhỏở giữa bếp lửa và nơi rửa chén bát cũng là cách có thể giúp bạn hóa giải sự tương khắc giữa chúng.
Hướng của bếp lửa
Vì là nơi chế biến các món ăn cho gia đình, tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc, bếp lửa cần phải được đặt theo hướng tốt nhất của người trụ cột trong nhà. Với những dụng cụ dùng gas hoặc điện, bạn nên lưu ý đến vị trí nguồn điện hoặc gas cung cấp cho chúng.
Riêng nồi cơm điện (mặt có các nút bấm điều khiển) không nên hướng thẳng ra cửa chính, vì điều này ám chỉ có thể làm nguồn thực phẩm trong nhà bạn sẽ bị thất thoát ra ngoài. Trong khi đó các nút bấm điều khiển của bếp lò hướng thẳng lên trần nhà là điều có thể chấp nhận được.
Thêm một số hướng dẫn khác về phong thủy nơi nhà bếp 1. Nhà bếp nên ở gần cửa sau hơn là cửa trước của ngôi nhà bạn. 2. Vị trí nhà bếp không nên nằm ở giữa nhà. 3. Nhà bếp, đặc biệt là bếp lò hay lò sưởi, không nên xoay về hướng bắc. Điều này thường được mô tả như là “lửa ở cổng thiên đường” và tượng trưng cho điềm xấu. Theo phong thủy, nhà bếp nằm ở hướng Bắc có thể khiến gia chủ bị mất việc, hao tài, làm ăn thua lỗ, không có hứng làm việc… Để hóa giải tình huống, bạn có thể thay đổi vị trí của bếp lò. 4. Bếp lửa hay lò sưởi không nên nằm đối diện với toilet, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến thức ăn và mang đến những điều chưa tốt cho gia đình bạn. Nên giữ cửa phòng tắm luôn đóng kín và thêm một cách để bạn hóa giải tình huống nữa là sơn cửa phòng tắm màu đỏ. 5. Bếp lửa hay lò sưởi không nên nằm đối diện với bất cứ cửa phòng ngủ nào trong nhà bạn. 6. Bếp lửa hay lò sưởi không nên nằm ngay dưới cầu thang hay bóng đèn. 7. Bếp lửa hay lò sưởi không nên nằm ngay dưới nhà vệ sinh của tầng trên. |
(Theo DNSGCT)
Phần hồn gồm các hạt điện năng sinh học âm và dương liên kết với nhau thành mạng lưới có thể co lại và dãn rộng ra tùy trường hợp hay có thể móc thêm vào các mắt lưới mới vẫn theo nguyên dạng mẫu đã được định hình từ khi lọt vào “cửa sinh” của người phụ nữ để hình thành sinh linh mới khi có điều kiện âm (vợ), dương (chồng), giao hòa thuận hợp.
Ba thành tố cơ bản của phần hồn được sắp xếp theo dạng mạng hạt vòng đứng lần lượt. Thành tố vía gồm hạt điện sinh học âm và dương, có 2 phần và ở ngoài cùng; phần mạng vòng các hạt điện sinh học ở phía trong vòng thần thức. Và phần mạng vòng các hạt điện sinh học có dương ở ngoài giáp “vòng trường sinh âm tính” ở bên ngoài bao quanh cơ thể cấu tạo vòng vía là hoàn hảo vì có cả âm dương nên cấu tố vía tương đối độc lập. Nó có thể uyển chuyển tạm thời tách được khỏi phần hồn, hay tương tác dễ dàng với các sóng mang thông tin có tràn ngập bên ngoài cơ thể và trong bao la.
Thành tố thần thức chỉ gồm các hạt điện năng lượng sinh học dương liên kết với nhau thành mạng lưới vòng đứng sát vòng mạng điện tích âm của thành tố vía bên trong. Đây là thành tố trọng yếu mang chức năng nhạc trưởng của phần hồn, có trọng trách dịch mã thông tin từ bên ngoài thu nhận được, nơi hình thành mọi ý tưởng và điều hành các hoạt động nhịp nhàng, cũng là nơi lưu giữ nhiều nhất các ký ức chung và riêng với hai thành tố vía và phách. Đặc biệt, nó liên thông chặt chẽ với vía và phách để tạo mọi sự hài hòa đồng bộ trong các hoạt động của con người sống.
Thành tố phách gồm toàn các hạt điện sinh học âm với cấu tạo mạng lưới vòng đứng theo chiều dài cơ thể nằm ở trong cùng. Nó nặng nhất và mang nhiều ký ức bản ngã dục vọng của con người vì nó điều hành chủ yếu mảng này.
Những lý giải “ba hồn” dựa trên nguyên lý khoa học vật lý và sinh học này là một trong những giả thuyết để giải thích các hiện tượng kì bí như nhập hồn, nhớ lại tiền kiếp,… cùng hiện tượng ma quỷ.
► Mời các bạn xem tử vi năm 2016 theo cung, mệnh bản thân chuẩn xác |
ST
Khi muốn làm các công việc lớn lao quan trọng như cưới hỏi, ma chay, động thổ, cất nóc hay ký kết hợp đồng, xin việc...đa số tất cả mọi người đều cần xem ngày từ trước để xem ngày tốt ngày nào xấu, giờ nào tốt giờ làm xấu nhằm tránh các rủi ro. Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng Phong thủy số tìm hiểu về ngày sát chủ, ngày sát chủ là ngày gì?
Theo phong tục từ xưa đến nay, nhiều người thường kén ngày lành tháng tốt để làm các công việc quan trọng như động thổ, cất nóc, nhập trạch, cưới hỏi, ma chay, khai trương, ký kết hợp đồng, hạ huyệt...trước là để trọn vẹn vấn đề về tâm linh, tạo niềm tin an tâm, sau là để yên tâm tiến hành các công việc.
Theo quan niệm của mọi người, vào ngày xấu cần tuyệt đối không nên làm các công việc quan trọng bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến kết quả, ngày xấu sẽ mang lại nhiều rủi ro do đó cần tránh xa. Một trong những ngày xấu đó là ngày sát chủ.
Tuy nhiên ngày sát chủ cũng sẽ được chia thành 2 loại ngày sát chủ tùy vào từng tính chất loại công việc, chúng ta nên biết để có thể tránh.
Với câu hỏi ngày sát chủ là ngày gì? Hiểu nôm na đó là ngày xấu, ngày kỵ với tuổi của bạn. Ngày sát chủ gồm có sát chủ dương và sát chủ âm.
Ngày sát chủ dương là những ngày cấm kỵ của người chủ về các phương diện như buôn bán, đầu tư, ký kết, mua bán nhà cửa...
Ngày sát chủ âm là ngày kỵ về mai táng. Theo tập quán từ ngàn năm nay, khi trong nhà có người chết tang chủ đang vô cùng bối rối không biết tổ chức đám tang như thế nào mới đúng lễ nghi. Vì vậy việc nhờ thầy xem xét các công việc cần làm, làm vào ngày nào giờ nào là điều vô cùng cần thiết. Khi nhập quan, động quan cần xem ngày xem giờ, tránh ngày sát chủ âm bởi nó sẽ mang lại điều không may mắn cho những người trong gia đình.
Tháng 1 kỵ ngày tỵ
Tháng 2 kỵ ngày tý
Tháng 3 kỵ ngày mùi
Tháng 4 kỵ ngày mão
Tháng 5 kỵ ngày thân
Tháng 6 kỵ ngày tuất
Tháng 7 kỵ ngày hợi
Tháng 8 kỵ ngày sửu
Tháng 9 kỵ ngày ngọ
Tháng 10 kỵ ngày dậu
Tháng 11 kỵ ngày dần
Tháng 12 kỵ ngày thìn
Ngày hắc đạo, ngày sát chủ kiêng kỵ tất cả các công việc quan trọng, tốt nhất trong ngày này bạn không nên thực hiện bất cứ giao dịch hay ký kết mua bán gì. Hãy nhớ nhé.
Bên trên là một vài điều cần biết về ngày sát chủ mà bạn cần tham khảo, hãy tìm hiểu, bổ sung thêm kiến thức về vấn đề này để từ đó có thể lựa chọn được ngày phù hợp để làm việc nhé.
Xem thêm những ngày tốt khác tại mục: Xem ngày tốt xấu