Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Chuyên gia lý giải vì sao nên cúng Rằm tháng 7 trước 15 âm lịch, Chuyên gia chỉ ra sai lầm trong đốt vàng mã rằm tháng 7 ai cũng mắc

Năm nay, ngày rằm tháng 7 diễn ra vào thứ 7, ngày 25/8/2018. Thông thường bắt đầu từ ngày mồng 2 đến ngày 14/7 âm lịch nhiều gia đình đã làm lễ cúng chúng sinh và cử hành đại lễ Vu Lan tại nhà.

Theo văn hóa truyền thống của người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm có hai lễ lớn là Xá tội vong nhân và Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên hai tập tục này khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa, nguồn gốc và bản chất.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm trong đốt vàng mã rằm tháng 7 ai cũng mắc

Xem Tử vi năm mới, tử vi 12 con giáp tại đây >>

Xem lá số tử vi trọn đời của từng con giáp tại đây >>

Trong đó, lễ xã tội vong nhân là để cầu siêu, tưởng nhớ cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa còn trọng tâm của lễ Vu Lan báo biếu là giáo dục Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và đền ơn các đấng sinh thành.

Khác với các ngày rằm khác trong năm, nhiều người quan niệm cúng rằm tháng 7 không nên thực hiện đúng ngày 15/7 âm lịch mà nên thực hiện trước. Ảnh minh họa

Năm nay, ngày rằm tháng 7 diễn ra vào thứ 7, ngày 25/8/2018. Thông thường bắt đầu từ ngày mồng 2 đến ngày 14/7 âm lịch nhiều gia đình đã làm lễ cúng chúng sinh và cử hành đại lễ Vu Lan tại nhà.

Khác với các ngày rằm khác trong năm, nhiều người quan niệm cúng rằm tháng 7 không nên thực hiện đúng ngày 15/7 âm lịch mà nên thực hiện trước.

Chia sẻ với PV Dân trí, tiến sỹ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, thực tế điều này xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm ngày 15/7 âm lịch là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận đồ được nữa.

Ở nước ta, tục giật cô hồn khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam tức là người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Ảnh: Nguyễn Quang
Ở nước ta, tục giật cô hồn khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam tức là người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Ảnh: Nguyễn Quang

Cũng có truyền thuyết kể lại trong “thế giới tâm linh” có một dòng sống chở hàng của người trần gửi cho người âm, đó là Sông Chở Mã. Sau ngày 15/7 âm lịch, “thuyền chở mã” đã rời bến nên đốt mã sau ngày đó sẽ không có giá trị cho người âm nữa. Cũng vì quan niệm trên mà dân gian thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước ngày 15/7 âm lịch, lâu dần hình thành thói quen, tục lệ truyền từ đời này sang đời khác.

Về thời gian cúng rằm tháng 7, người xưa thường thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày. Còn lễ bố thí cho các cô hồn khi thất thế, sa cơ lỡ vận, không nơi nương nựa vào buổi chiều tối. Trong đó, mâm lễ cúng cô hồn thường không nên làm cỗ mặn như: thịt gà, xôi, thịt, chả, cá tôm… bởi theo quan niệm dân gian, đồ ăn mặn sẽ khơi dậy “tham, sân, si” ở các vong hồn khiến họ khó siêu thoát, quanh quẩn trần thế quẫy nhiều dương gian.

Lòng thành của con người thể hiện ở cái tâm, không cần chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”. Mâm cỗ cúng cô hồn trong truyền thống thường bao gồm: cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo chúng sinh… Yêu cầu mâm cúng được trình bày đẹp mắt, sạch sẽ gọn gàng và thể hiện được thái độ trân trọng.

Nơi cúng cô hồn thường được đặt ở vỉa hè, khu vực ngã ba, cổng làng... Tuyệt đối không để mâm cúng trong nhà hoặc phạm vi nơi ở. Việc cúng cô hồn tiến hành sau khi đã cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.

Theo tập tục truyền thống sau khi cúng lễ cô hồn xong phải thực hiện việc mời các vong đi, tức là phải có thủ tục “tiễn khách” để tránh đưa vong hồn vào nhà. Ở một số nơi, người dân còn vãi gạo, muối ra sân, đường làng.

Ở nước ta, tục giật cô hồn khá phổ biến ở các tỉnh miền Nam tức là người sống giành giật những mâm cúng, gia chủ phát tiền cho người sống. Họ tin rằng nếu người sống giành giật càng đông, thì gia chủ càng xua đuổi được điều xui xẻo, không may trong cuộc sống. Tục giật cô hồn còn có ý nghĩa đẹp ở chỗ gia chủ cúng xong rồi phân phát thực phẩm, đồ đạc, tiền coi như một dịp để bày tỏ tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khó.

Chuyên gia chỉ ra sai lầm trong đốt vàng mã rằm tháng 7 ai cũng mắc

Theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật

Trong tháng 7 âm lịch, người Việt thường có tục lệ cúng cô hồn (xá tội vong nhân) với ý nghĩa tưởng nhớ, cầu siêu cho các vong hồn đói khổ, lang thang, không nơi nương tựa. Ngoài ra, đây cũng là dịp báo hiếu hay còn gọi là lễ Vu Lan của những người theo đạo Phật.

Vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm cúng tổ tiên và một mâm cỗ cúng chúng sinh ngoài trời. Quan niệm “trần sao âm vậy”, nên nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Theo tục lễ cũ, những vàng mã ấy là do các gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, không tốn kém và thể hiện lòng thành, tâm nguyện của người sống. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tập tục đốt vàng mã trong ngày xá tội vong nhân đã bị biến tướng.

Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình có tục lễ đốt vàng mã cho người âm đã khuất.
Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình có tục lễ đốt vàng mã cho người âm đã khuất.

Người ta quan niệm rằng dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ mà sẵn sàng bỏ ra hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng để mua những mô hình vật dụng đốt cho người âm. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng đốt thật nhiều vàng mã là cách để họ báo hiếu cha mẹ đã khuất và tự hào vì đã lo được một cái lễ tươm tất, đầy đủ hơn người.

Tuy nhiên trao đổi với PV Dân trí, Ts Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, đây là những quan niệm sai lầm. Thực tế, tục lễ đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Theo tích xưa kể lại, trước đây, nhiều dân tộc ở Trung Quốc có tục lệ chôn đồ vật theo người chết, nhất là những đồ mà khi còn sống người đó luôn gắn bó. Sau này, đến thời Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo bằng giấy… để cúng rồi đốt đi, thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật. Nghề làm vàng mã từ đó trở nên thịnh hành.

Việc đốt vàng mã theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh mang màu sắc mê tín dị đoan, gây lãng phí tiền của
Việc đốt vàng mã theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh mang màu sắc mê tín dị đoan, gây lãng phí tiền của

Tuy nhiên, có một thời gian, việc đốt vàng mã cho người âm không còn phổ biến, nghề này cũng dần bị mai một dần. Lúc bấy giờ, hậu duệ của Vương Dũ là Vương Luân đã tiến hành bài binh bố trận cho một người giả chết rồi đưa vào quan tài.

Khi họ hàng thân quyến đến nhà thắp nhang, cúng lễ và đốt rất nhiều tiền vàng thì bỗng dưng “người chết” sống lại và phán rằng: “Do biếu nhiều vật dụng, tiền bằng hàng mã, lại có cả hình nhân thế mạng nên đã mua chuộc đươc Ma quỷ, Diêm Vương di căn cải mệnh, và đã được tha mạng”.

Ở nước ta, do bị đô hộ của văn hoá Trung Quốc thời gian dài nên cũng bị ảnh hưởng bởi phong tục này. Hàng năm, trên phạm vị toàn quốc, người ta tốn hàng hàng nghìn tỷ để dùng vào việc đốt đồ mã.

Tuy nhiên, việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật. Hiện nay, một số chùa vẫn duy trì tục đốt vàng mã, tục lệ này do các Phật tử tự đem vào chùa chứ các Tăng Ni không chủ trương việc này.

Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ
Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ

Theo Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, việc cúng cho người đã mất dù đồ vật thật hay là đố tượng trưng thì người đã khuất cũng không thể nhận được mà chủ yếu là thể hiện đươc tấm lòng thành của những người còn sống. Đương nhiên, việc cúng đồ mã nhiều không những gây lãng phí tiền của mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.

“Nếu cứ đổ xô đốt vàng mã, tốn kém cho người cõi âm với mong muốn được nhiều tài lộc, được trợ duyên thăng quan tiến chức thì cũng chẳng khác nào hối lộ người đã mất. Điều này đi ngược lại với truyền thống, văn hóa hướng về tổ tiên, trân trọng chính những người đang sống quanh mình. Vì vậy, các gia đình chỉ đốt tiền vàng một cách văn minh, vừa phải phù hợp với phong tục, tập quán của dân gian ta”, tiến sỹ Vũ Thế Khanh khẳng định.

Chuyên gia này cũng cho biết, trong dịp rằm tháng 7 và lễ Vu Lan tại các tư gia, các gia đình có thể thắp hương, làm mâm lễ cúng cầu nguyện cho người đã khuật.

Cũng có thể chuẩn bị các đồ cúng lễ theo truyền thống cho các “cô hồn” tại các khu vực công cộng như: cháo loãng, bánh kẹo, khoai sắn, muối, gạo... Lễ cúng gia tiên tốt nhất nên dùng đồ chay, thanh tịnh. Không nên đốt vàng mã, không cúng tiền giả, không cúng đồ sát sinh, các đồ tanh hôi.

Thực hiện các lễ đàn tâm linh, tụng kinh sám hối , tụng kinh Vu lan báo hiếu cho linh hồn cha mẹ tổ tiên được xóa bỏ nghiệp chướng tham sân si, phiền não để trở về cảnh giới an lạc. Ngoài ra, nên tích đức, làm các việc thiện lành, khởi niệm từ bi với mọi chúng sinh và hồi hướng công đức cho ông bà tổ tiên.

Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ, ông bà đang còn sống, và phát nguyện hồi hướng công đức cho họ khi đã khuất. Nếu không làm được việc đó, thì việc đi lễ chùa, mâm cao cỗ đầy, dâng cúng vàng mã chỉ mang tính hình thức, tốn kém thời giờ và tiền của.

Tháng 7 “cô hồn”: Có nên kiêng kị theo quan niệm dân gian?

Theo chuyên gia văn hóa dân gian Hùng Vỹ, những kiêng kị trong tháng 7 âm lịch được truyền miệng từ đời này sang đời khác, lâu dần hình thành thói quen mà không có cơ sở khoa học.

Chuyên gia văn hóa dân gian Hùng Vĩ cho biết, tục lệ cúng “cô hồn” trong tháng 7 âm lịch là một tín ngưỡng được truyền từ đời này sang đời khác. Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế có vua cai quản đất nước, người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản – đó chính là Diêm Vương.

Vào ngày 2/7 âm lịch đến 12 giờ đêm ngày 14/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở cửa Quỷ Môn Quan cho các vong hồn chốn địa ngục được “ngao du” ở cõi trần thế. Vào thời gian này, ở Việt Nam người dân thường cúng: cháo, gạo, muối… cầu siêu cho những vong hồn đã khuất.

Việc cúng “cô hồn” không chỉ là để khỏi quấy phá mà vì muốn làm phúc, giúp các “cô hồn” có ngày được no nê, đỡ tủi phận. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa: con người dù có gây ra tội lỗi gì cũng có một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn.

Việc làm lễ và chuẩn bị các đồ cúng lễ theo chuyên gia Hùng Vỹ cần đơn giản, không cần phô trương, cầu kỳ quan trọng nhất là thành tâm và hiểu đúng bản chất của nghi lễ này để có cách ứng xử phù hợp.
Việc làm lễ và chuẩn bị các đồ cúng lễ theo chuyên gia Hùng Vỹ cần đơn giản, không cần phô trương, cầu kỳ quan trọng nhất là thành tâm và hiểu đúng bản chất của nghi lễ này để có cách ứng xử phù hợp.

Theo chuyên gia văn hóa Hùng Vỹ, trong lễ cúng cô hồn không nhất thiết phải làm lớn mà tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Vào ngày này, có thể sắp một mâm cơm chay, hoa quả, hương, hoa, trà thuốc, thành tâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên, người đã khuất.

Ngoài ra, chuẩn bị thêm một lễ cúng cô hồn (chúng sinh). Trên mâm cúng chúng sinh có thể chuẩn bị: muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, các loại bỏng ngô, bánh kẹo… đặt ở ngã ba đường, gần miếu, gốc đa, đầu làng…. Hoặc cũng có thể thực hiện nghi lễ cúng chúng sinh ở nhà chùa.

Lễ cúng cô hồn (chúng sinh) được tổ chức vào buổi chiều ngày 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch), bởi theo theo quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục. Việc làm lễ và chuẩn bị các đồ cúng lễ theo chuyên gia Hùng Vỹ cần đơn giản, không cần phô trương, cầu kỳ quan trọng nhất là thành tâm và hiểu đúng bản chất của nghi lễ này để có cách ứng xử phù hợp.

Hiện nay, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ lớn, sắm thuyền vàng, ngựa voi để đốt cho người âm. Điều này, theo chuyên gia Hùng Vỹ là không cần thiết. “Tục cúng cô hồn là một tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa nhân văn nhưng nhiều người lại sa vào mê tín, dị đoan. Người ta ganh nhau, đua nhau “đốt” thật nhiều tiền bạc cho người âm, để họ phù trợ mà không hiểu rằng những toan tính này phạm vào giáo lý nhà Phật. Nếu mình “đốt” vàng mã để cầu là phạm vào “tham”, đốt mà không hiểu biết, theo phong trào là phạm vào “sân, si””, ông Hùng Vỹ nói.

Chia sẻ về những kiêng kị được nhiều người truyền tai nhau trong tháng 7 Âm lịch như: kiêng làm nhà, kiêng khai trương, cưới hỏi làm các công việc đại sự…, chuyên gia văn hóa này cho biết đây là những tập tục được truyền từ đời này sang đời khác, lâu dần hình thành thói quen mà không có cơ sở khoa học. “Những quan niệm này xuất phát từ tâm lý “có thờ, có thiêng, có kiêng có lành” của người Việt. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên tham khảo, hãy tìm hiểu theo khoa học, cái gì phù hợp thì theo”, ông Hùng Vỹ nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, các gia đình nên coi đây như dịp để tưởng nhớ ông bà tổ tiên đã khuất, làm việc thiện nguyện, báo hiếu ông bà, cha mẹ, không nên sa đà vào mê tín dị đoan hay sắm sửa đồ lễ đắt tiền. “Việc kiêng kị quá nhiều mà không có cơ sở không khác gì mua dây tự trói mình làm cho cuộc sống trì trệ, ảnh hưởng và kém phát triển”, ông Vỹ khẳng định.

(Nguồn: Dân Tri)

Bí ẩn nhịp sinh học, cách tính nhập sinh học của người trong ngày

 

Lễ Vu Lan, xá tội vong nhân, rằm tháng 7 trong truyền thuyết, sử sách người Việt

 

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân, Văn khấn Rằm tháng 7 lễ Vu Lan và lễ Xá tội vong nhân

 

Những lưu ý khi cúng cô hồn dịp rằm tháng 7, Rằm tháng 7, phóng sinh thế nào để phóng sinh không thành phóng tử?


Ý Kiến

NGOI DAY MA HA MOM CHO SUNG RUNG VAO MOM Y KO LAM DOI CO TIEN CO
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Viên màng túi quanh năm mà bảo pát tài
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tình cảm méo thấy chi cả
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tình cảm méo thấy chi cả
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chỉ mong binh yen
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

em nóng tính lắm đấy, chuẩn luôn!
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

em nóng tính lắm đấy, chuẩn luôn!
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chuyên sang nghê thay boi thôi
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Đó là điều mình muốn nói
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nhầm của tuổi sửu rồi. Số trâu chó đến thế là cùng.
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bạn Sẽ Giàu Sang Phú Quý Khi Bao Nhiêu Tuổi! TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Bạn Sẽ Thành Tỷ Phú Khi Nào!

Có thể bạn quan tâm:

 


Quý thính giả nhớ đăng ký kênh và chia sẻ bài, để ủng hộ Vạn Sự làm thêm nhiều clip bổ ích nhé! Truy cập website Vạn Sự để khám phá và xem giải mã những huyền bí phương đông và phương tây.

1. Ứng dụng Lịch vạn sự, nhịp sinh học, tử vi, bói,... cho điện thoại và máy tính bảng:

Ứng dụng Vạn Sự gồm tập hợp nhiều tính năng hữu ích cho cuộc sống hoặc bạn cũng có thể dùng để giải trí...
Tính năng hiện tại gồm:
* Lịch vạn niên là tiện ích giúp bạn tra cứu lịch vạn sự, xem ngày âm lịch, ngày dương lịch, ngày tốt, ngày xấu ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ đâu.
* Xem nhịp sinh học: cho bạn biết thông tin về trạng thái biến đổi của sức khỏe, tình cảm, trí tuệ của mình để sắp xếp thời gian làm việc phù hợp.
* Dự đoán tương lai qua tên.
* Dự đoán tương lai qua ngày sinh.
* Các tính năng khác được cập nhật thường xuyên.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng trên Google Play, TẠI ĐÂY >> . Hoặc cài qua mã QRCODE dưới

van su android

Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE dướivan su ios

2. Ứng dụng La Bàn Phong Thủy, hoàng đạo, con giáp... cho điện thoại và máy tính bảng.

* La bàn phong thủy: cho phép định vị tự động bát trạch nhà ở, phòng làm việc, bếp,... theo phong thủy bát trạch.
* Ứng dụng cho phép bạn tìm hiểu về tính cách của từng người theo cung hoàng đạo.
* Xem sự tương hợp của hai bạn theo cung hoàng đạo
* Xem tính cách người theo nhóm máu
* Sự tương hợp về tính cách của hai người theo nhóm máu
* Và nhiều khám phá khác được cập nhật trong những bản nâng cấp tiếp theo.


* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho Android, trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau


Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau

bian ios android

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd