Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu - một trong các người con của vua Hùng - làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV). 


Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.
Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá  bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.
Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.
Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất.
Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước (1).

Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:

1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc (2). Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo "Cha Trời, Mẹ Đất" cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138 (3). Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế "Cha Trời, Mẹ Đất" đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu

2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”.  Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương. 

Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng.
- Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm.
- Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới.
- Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…

Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chul (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chul (4). Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chul?

Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì)(5). Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy)(6). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.


Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc(7). Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương(8). Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người. Tết của người H'mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H'mông”(9). Ở người H'mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa(10). Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H'mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán(11). Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H'mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn” .

3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.
Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.
Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…

Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun… (12).
Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu - nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?
Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản(13). Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva). 
Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...
 
Huỳnh Ngọc Trảng (theo Văn hóa Phật giáo)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm

Xem tướng mắt ảnh hưởng vận mệnh cả đời

Diện tướng của một người đại diện cho cả con đường trưởng thành sau này vậy chỉ thay đổ một chút trên khuôn mặt thì vận trình cũng sẽ biến đổi.
Xem tướng mắt ảnh hưởng vận mệnh cả đời

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Con người chúng ta ai cũng yêu cái đẹp, ngày nay giới trẻ càng trở nên coi trọng phục trang và diện mạo bên ngoài. Phẫu thuật thẩm mỹ cũng trở thành một khái niệm phổ biến và phẫu thuật thẩm mĩ sẽ ảnh hưởng tới vận trình ra sao? Diện tướng của một người đại diện cho cả con đường trưởng thành sau này vậy chỉ thay đổi một chút trên khuôn mặt thì vận trình cũng sẽ biến đổi. Hôm nay chúng ta hãy cùng bàn bạc về chuyện chỉnh hình đôi mắt trên khuôn mặt sẽ có thay đổi thế nào.


Can than Chinh mat chinh ca cuoc doi. hinh anh
 

Can than Chinh mat chinh ca cuoc doi. hinh anh 2
 

Can than Chinh mat chinh ca cuoc doi. hinh anh 3
 
► Xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác

Hà Phương tổng hợp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng mắt ảnh hưởng vận mệnh cả đời

Chương III: Chiêm nghiệm

Ở hai phần trước là những nội dung nhậpmôn thiết yếu, là căn bản để luận đoán quẻ Thời không, vậy nên các bạn nên đọckĩ phần lý thuyết để vận dụng kinh hoạt trong phần chiêm nghiệp này.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài tập 1:Ngày 3/11/1988, lúc tôi đang giảng dạy ở Nam Kinh, 1 người trong hội nghiên cứu Kinh Dịch của tỉnh nói với tôi:lúc 1 giờ 30 trưa hôm nay nhà bị mất hơn 1.000 đồng, nhờ đoán xem có thể tìm lại được không?(trang 444-sách CHU DỊCH VỚI DỰ ĐOÁN HỌC của Thiệu Vĩ Hoa).

Âm lịch là:Năm Thìn, tháng 9, ngày 24 giờ Mùi.Quẻ lập được có diễn số như hình bên.

-Chọn dụng thần:Tài tinh là dụng thần, trên thiên bàn gặp 1 và 12, trong đó 12 bị 6 xung, 1 gặp tam hợp Thân Tý Thìn(9-1-5) nên lấy Thiên tài 1 làm dụng thần.

-1 trên thiên bàn gia trên 11, mà 11 là Thực Thương chủ về con cái, 11 ở bản cung là trụ năm là nội nên đoán trẻ nhỏ trong nhà lấy chứ không bị trộm, vì 11 là dương kim nên đứa trẻ nam lấy dấu đi.

-1 dụng thần là một số hư chủ về mất giả tạo, ở đây gặp phải tam hợp lực rất mạnh nên 6 không tuyệt nổi với 1.

Bài tập 2:Bác sĩ Lưu ở công ty tôi muốn hỏi nữa năm sau con thi vào đại học được hay không(năm 1986, tháng 2, ngày 25, giờ Dậu âm lịch)-trang 348

-Quẻ lập được có diễn số như hình bên dưới: 

-Chọn dụng thần:dụng thần là Ấn tinh, nhưng nay trên thiên bàn không gặp, quan sát cũng không, thời thần 10 lại không có.Trong trường hợp này ta có thể xem thiên bàn, lấy 10 thiên bàn làm dụng thần, lại có Văn Khúc 1 ờ trên.”Văn Khúc tới đất phụ mẫu đi thi là đỗ”.

-Về sau con ông Lưu đã đỗ Đại Học.

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3 (thực tế):Năm Tân Mão, tháng 12, ngày 29, giờ Thân, một người tới nhà tôi bảo xem về việc tai nạn giao thông lành dữ thế nào, nhưng không nói tông phải ai, quẻ lập được có diễn số như sau:

-Đương lệnh 12 trên thiên bàn gặp 4, 4 lại gặp 12 nên đoán tông phải đứa trẻ nam.

-Trung bàn:2 và 10, 10 là Kim phản khắc 4 tử tôn, 2 là xe 2 bánh, 10 bị 12 tiết khí.

-Phá cục 8-4 mất nhánh 12 nên bị thương ở đầu rất nặng, may ra có 2 và 1 là nguyên thần sinh cho nên không đến nổi thiệt mạng, ngày 2 sẽ xuất viện, sáng mùng 2 tết đã xuất viện bình phục.

Bài tập 4:Chiều ngày 16/4/1986, Trương Hồng Bảo ở công ty tôi nói:ngày 18-2 giờ Thân âm lịch bị mất trộm.Nhờ xem có thể phá án được không?(trang 444-sách CHU DỊCH VỚI DỰ ĐOÁN HỌC của Thiệu Vĩ Hoa).

Quẻ lập được có diễn số như sau:

-Chọn dụng thần:Quan quỷ 3 làm dụng thần, 6, 7 làm số tài sản bị trộm.

-3 gia địa bàn số 5 nên kẻ trộm từ phương Đông Nam đến, có tất cả ba người(có ba số 3 ngoài bản cung), trong đó 2 nam+1 nữ(vì 4 dương, 9 âm, 11 dương).

-6 là tài sản mất gia trên 2 là đương lệnh, là về với chủ nhưng 7 gia trên 1 phản khắc, một phần tài sản không thể thu hồi.

-Tháng 3 hoặc tháng 5 âm lịch có thể phá án vì tháng 3, tổ số 4-3(khắc), 3-11(nhập mộ), 9-3(xung), tháng 5, tương tác 5-3 tương tuyệt kẻ trộm bị bắt.

-Đoán án có thể phá là vì Thực Thương cảnh sát 4 khắc chế 3.

 

 

 

 

Bài tập 5:Năm Nhâm Thìn, tháng 9, ngày 5, giờ Tỵ Trương Hoàn K muốn xem việc mất con có tìm lại được không?Quẻ lập có diễn số như sau:

-Chọn dụng thần:dụng thần thực thương không hiện, lấy thời thần 6 làm dụng thần.

-Dụng thần gia trên 1, nên đi về hướng Bắc, 6-1 tương tuyệt gặp nạn chết.

 

TỔNG KẾT: Sự mở rộng phương pháp dùng quẻ Thời không để phán đoán, phàm gặp sự việc đều có thể dùng đến nó để suy luận, cho nên ở đây không lặp lại nhưng ví dụ nêu trên.Đặc điểm quẻ Thời không hoàn toàn là sự vận dụng nguyên lý của từ trường, vận dụng duy nhất một phương pháp dựa vào chữ số cho đến loại tượng để luận sự đoán cát hung, vừa nhanh vừa chính xác.So với Dịch học, đây quả là phương pháp có phong cách đặc biệt.Kỹ xão vận dụng quẻ Thời không để dự đoán cực kỳ linh hoạt.Nhưng với quẻ Thời không, chỉ cần có cái nhìn toàn thể, áp dụng trọng điểm của số giờ, ngày, tháng, năm, dụng thần phân tích nội ngoại sinh khắc của tổ số, thiên địa bàn, nhìn ra chính xác loại tượng thì có thể đoán một mạch, khiến người khác phải kinh ngạc.

Mọi đóng góp vui lòng gửi thư qua email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chương III: Chiêm nghiệm

Mơ thấy nhật thực: Sẽ gặp điềm dữ –

Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên do sự vận hành của thiên thể tạo nên. Tuy nhiên, vào thời cổ xưa, do khoa học chưa phát triển, tri thức của nhân loại còn thấp kém, con người luôn cảm thấy sợ hãi trước sự xuất hiện của nhật thực.   Họ quan
Mơ thấy nhật thực: Sẽ gặp điềm dữ –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy nhật thực: Sẽ gặp điềm dữ –

Hướng bếp hợp người sinh năm 1982 Nhâm Tuất –

Hướng bếp tuổi Nhâm Tuất 1982: - Năm sinh dương lịch: 1982 - Năm sinh âm lịch: Nhâm Tuất - Quẻ mệnh: Ly Hoả - Ngũ hành: Đại Hải Thủy (Nước biển lớn) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch - Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng bếp tuổi Nhâm Tuất 1982:

file.403715

– Năm sinh dương lịch: 1982

– Năm sinh âm lịch: Nhâm Tuất

– Quẻ mệnh: Ly Hoả

– Ngũ hành: Đại Hải Thủy (Nước biển lớn)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Bắc (Diên Niên); Đông (Sinh Khí); Đông Nam (Thiên Y); Nam (Phục Vị);

– Hướng xấu: Tây Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông Bắc (Hoạ Hại); Tây Nam (Lục Sát); Tây (Ngũ Quỷ);


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng bếp hợp người sinh năm 1982 Nhâm Tuất –

Tìm hiểu về ngày vía thần tài thổ địa

Ngày vía này có thể là ngày sinh, ngày mất hay là ngày thành đạo. Ngày vía của ngày thần tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Trong ngày này, tất cả mọi người, mọi công ty, cửa hàng đều sắm lễ vật để cúng thần tài.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vào dịp đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều làm lễ đón thần tài. Theo quan niệm, ông tài ông địa rất gần gũi với dân chúng, luôn mang lại may mắn, tài lộc trong công việc kinh doanh. Vì thế, theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm là dịp mọi người làm lễ cúng thần tài để cầu mong một năm mới tấn tài tấn lộc, thành công, may mắn và sức khỏe. Ngày vía thần tài thổ địa, chúng ta sẽ cùng Thư viện Phong thủy tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.

Tìm hiểu về ngày vía thần tài thổ địa

Xem thêm: Ngày không vong là gì

Ngày vía thần tài thổ địa

Ngày vía được định nghĩa là ngày liên quan đến tâm linh. Ngày vía này có thể là ngày sinh, ngày mất hay là ngày thành đạo. Ngày vía của ngày thần tài là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Trong ngày này, tất cả mọi người, mọi công ty, cửa hàng đều sắm lễ vật để cúng thần tài.

Trước đây, thần tài và ông địa thường được thờ cúng vào những ngày tết. Tuy nhiên hiện nay đa phần các gia đình làm kinh doanh, buôn bán vẫn thờ cúng thần tài mỗi ngày bằng hoa thơm quả ngọt, bánh kẹo đầy đủ với mong muốn được ông thần tài phù hộ cho việc kinh doanh thuận lợi, buôn may bán đắt, được nhiều tài lộc.

Nhưng nhìn chung ngày vía thần tài thổ địa rơi vào ngày mùng 10 hàng tháng.

Ngày vía thần tài nên làm gì?

Đầu năm, mỗi gia đình đều làm lễ đón thần tài theo phong tục dân gian. Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón hỷ thần, mùng 3 đón tài thần và mùng 4 là đón các vi thần khác.

+ Lễ cúng mặn đón ngày vía thần tài thổ địa vào ngày mùng 10 từ tháng 1 âm lịch đến tháng 6 âm lịch bao gồm: 1 bình bông thọ, 1 mâm ngũ quả tùy từng vùng miền, 5 cây nhang, 2 đèn cầy hoặc nến, 2 điếu thuốc, gạo, muối, vàng bạc đại 2 miếng, rượu. Ngoài ra một bộ tam sên sẽ có 1 miếng thịt heo luộc, 1 quả trứng vịt, 1 con tôm hoặc cua luộc.

+ Lễ cúng chay trong ngày vía thần tài thổ địa từ tháng 7 âm lịch cho đến cuối năm: vật dụng vẫn là các đồ cúng trên trừ rượu và thịt, hãy thay thế bằng các loại bánh kẹo ngọt hoặc xôi chè chay...

Khi cúng thần tài cần chú ý:

+ Khi làm bàn thờ thần tài, cúng thần tài mọi người cần hết sức chú ý không được đặt bàn thờ ở sát nhà tắm, không nhìn vào phòng tắm, phòng ngủ...bởi sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.

+ Không đặt bàn thờ thần tài ở lối đi lại

+ Tránh không đặt bàn thờ thần tài nhìn ra hướng ngũ quỷ đó là đông bắc và tây nam.

+ Khi làm lễ cúng nhớ ăn mặc nghiêm trang để đảm bảo sự thanh tịnh.

Bên trên là một vài điều cần biết về ngày vía thần tài thổ địa mà mọi người cần biết, hãy tham khảo, bổ sung kiến thức về ngày này để từ đó làm lễ cúng được đúng bài bản nhé.

Để xem những ngày tốt khác, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Xem ngày tốt xấu


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu về ngày vía thần tài thổ địa

Tạo dáng vẻ bên ngoài hài hòa với không gian khu vực –

Khi thiết kế, tạo hình bên ngoài cửa hàng, ngoài việc xem xét đến tính hài hoà của tỉ lệ kết cấu kiến trúc ra, còn phải chú ý đến sự hài hoà của tạo dáng vẻ bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên của khu vực xung quanh. Phong thủy học cho rằng: Vạ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khi thiết kế, tạo hình bên ngoài cửa hàng, ngoài việc xem xét đến tính hài hoà của tỉ lệ kết cấu kiến trúc ra, còn phải chú ý đến sự hài hoà của tạo dáng vẻ bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên của khu vực xung quanh.

ảnh 1

Phong thủy học cho rằng: Vạn vật trong vũ trụ đều tiềm tàng sinh khí, cảnh trí núi non sông nước đẹp đẽ thể hiện sinh khí dạt dào, tương phản với nó là tàn viên đổ nát chính là tử khí ứ đọng. Trong khu vực cảnh đẹp núi sông, sự lưu động của khí là thông thuận, còn trong khu vực hoang tàn đổ nát thì sự lưu động của khí bị trở ngại.

Theo lý thuyết của phong thủy học, khi xem xét quan hệ của tạo dáng bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên của khu vực xung quanh, phải có ý thức đến sự thống nhất, hài hoà, nhịp nhàng giữa dáng vể bên ngoài cửa hàng với cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ. Ý thức được như vậy có nghĩa là thuận theo sự lưu thông khí của vũ trụ, chính là làm cho cửa hàng hoà nhập với sinh khí của giới tự nhiên. Cửa hàng đạt trong cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ thì có được sinh khí của giới tự nhiên phong phú, có thể thu hút được nhiều khách hàng, làm ăn kinh doanh thịnh vượng, phát đạt. Còn ngược lại, cửa hàng đặt ở môi trường tồi tệ, hoang tàn, đổ nát thì sẽ dẫn đến việc kinh doanh buôn bán vất vả trầy trật.

Từ góc độ kinh doanh buôn bán hàng hoá mà nói: Cửa hàng có cảnh trí đẹp làm nền thì có thể mang lại cho mọi người một hình tượng đẹp. Đặc biệt việc quán rượu kinh doanh du lịch, quán rượu cảnh sắc đẹp đẽ, sẽ nghênh tiếp được du khách tham quan liên tục không ngừng.

Có được môi trường tốt của cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ, còn phải xem xét đến kiến trúc của cửa hàng cho hài hoà với nó. Nếu như không chú ý đến tính hài hoà đó thì cũng chẳng khác nào sẽ làm mất đi cái vốn có của khu vực sinh khí của cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tạo dáng vẻ bên ngoài hài hòa với không gian khu vực –

Lý giải về việc "Nói trước bước không qua"

Ông bà ta có câu: Nói trước bước không qua, tức muốn ám chỉ rằng có những sự thật rất hay nhưng khi mình nói ra thì sau đó nó lại xảy ra ngược lại.
Lý giải về việc "Nói trước bước không qua"

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người xưa có câu "Nói trước bước không qua" ám chỉ rằng có những sự thật rất hay nhưng khi mình nói ra thì sau đó nó lại xảy ra ngược lại.


► Mời các bạn đọc những câu nói hay về cuộc sống cùng những lời hay ý đẹp và suy ngẫm
  Ví dụ chúng ta đang có ý định mở một cửa hàng ăn, trong một lần trò chuyện đã đem dự định đó nói với một người bạn. Thế rồi dự định đó là có thật nhưng rồi chúng ta mãi không thực hiện được, mặc dù chẳng có ai ngăn trở, cản phá mình. Người ta gọi đó là "Nói trước bước không qua".   Còn rất nhiều những điều mà khi nói ra bỗng dưng “mất thiêng”, phản tác dụng. Phải chăng có điều gì đó rất bí mật về mặt tâm linh đã chi phối chúng ta.
Ly giai ve viec Noi truoc buoc khong qua hinh anh
Ảnh minh họa

Trong bài pháp âm tâm lý đạo đức, bài “kín đáo”, thượng tọa Thích Chân Quang, Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN , trụ trù Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa, Vũng Tàu) giải thích rằng, khoe ra điều hay của mình là biểu hiện của tâm kiêu mạn. Kín đáo vì thế cũng được coi là đạo đức.
  Ví dụ, một người thấy mình có nhiều ưu điểm: giỏi giang, siêng năng, lanh lợi, làm việc chu đáo, liền đem khoe với người khác, sau đó điều không hay đã xảy ra ngay. Họ làm việc gì cũng gặp điều xui xẻo, không thành công. Không chỉ riêng người tu hành, các Phật tử cũng thường mắc phải điều này. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, hễ cái gì mình tự cho là hay, cái không hay đó sẽ đến ngay.   Ngay trong đời sống tâm linh cũng vậy. Về công phu tu tập mỗi ngày, chúng ta cũng phải kín đáo. Nếu nói ra cho người khác biết, chúng ta sẽ gặp trở ngại, không thực hành được nữa. Ví dụ, một người ngồi Thiền rất siêng năng, mỗi ngày ngồi ba thời đều đặn.   Một hôm, trong lúc nói chuyện với người khác, người ấy bộc lộ: “Một ngày tôi ngồi Thiền được ba lần”. Bỗng dưng qua ngày sau, người ấy không ngồi Thiền được nữa. Đến giờ ngồi Thiền, chuyện không đâu tự nhiên kéo đến: khi bệnh hoạn, ốm đau, khi trở ngại công việc… Cứ thế, có khi họ phải bỏ luôn cả tháng trời không ngồi Thiền được.   Cũng theo thượng tọa Thích Chân Quang, một lời nói có khi làm mất công phu của mình đến hàng tháng, có khi vài ba năm hoặc vài ba kiếp. Nhiều khi đã nhìn thấy lỗi, chúng ta phải sám hối đến mấy tháng sau mới lấy được công phu trở lại. Có những trường hợp, vì lỡ một lời mà vài ba năm hoặc vài chục năm sau, có khi vài ba kiếp sau, chúng ta mới lấy lại được. Bởi vậy, chúng ta phải cẩn thận trong lời nói, đừng bao giờ khoe khoang.   Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng, ngay trong cuộc sống, có những kế hoạch làm việc, đôi khi chúng ta cũng không nên nói sớm. Những người hay nói trước điều mình định làm thường hay gặp trở ngại trong công việc. Quả thật, sống lâu ở ngoài đời, chúng ta sẽ thấy điều này rất đúng.   Dân gian ta có câu: “Nói trước bước không tới”. Còn ngạn ngữ phương Tây cho rằng: “ Một trong những bí quyết giúp con người thành công là phải giữ bí mật đến cùng”. Để rút ra những kinh nghiệm như vậy, chắc chắn người xưa phải trải qua những thất bại cay đắng lắm.   Vì vậy, Thượng tọa cho rằng, có những công việc, thường là dự định việc gì, chúng ta chỉ bàn với những người có bổn phận, có trách nhiệm và với những người có quyết tâm, không nên nói rộng rãi cho người khác biết. Khi đã nói ra dự định, chúng ta có cảm giác như mình đã làm rồi, đã hưởng được danh dự rồi và vì thế mà không làm được nữa. Điều này nghe có vẻ kì lạ, không giải thích được nhưng lại là điều có thật, chúng ta cần phải lưu ý.   Không chỉ riêng trong việc tu hành, việc ngoài đời cũng vậy. Những kế hoạch làm việc, nếu nói sớm quá, người thế gian cũng khó thành công. Bởi vậy, làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng nên âm thầm, lặng lẽ, lặng lẽ một cách khiêm tốn, không khoe khoang, chắc chắn chúng ta sẽ thành công.


ST.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lý giải về việc "Nói trước bước không qua"

Mơ thấy thỏ: Gặp lại bạn cũ –

Một chú thỏ con tinh khôn xuất hiện trong mơ là một giấc mơ lành, với hàm ý vận may tốt và tình bạn cũ. Mơ thấy thỏ, dự báo bạn sẽ gặp lại bạn tốt ngày xưa; mơ thấy chú thỏ nhỏ sinh động đáng yêu, dự báo bạn sẽ gặp vận may, mọi việc như ý. Mơ thấy ô
Mơ thấy thỏ: Gặp lại bạn cũ –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy thỏ: Gặp lại bạn cũ –

Bạn làm ăn nào sẽ khiến bạn gặp vận xui?

Đối tác có ảnh hưởng vô cùng lớn đến công việc của bạn, có người sẽ trở thành quý nhân giúp công việc trở nên thuận lợi, nhưng cũng có người đem đến vận xui cho bạn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Tuổi Chuột

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Hổ

Trong cuối năm, người tuổi Hổ thường vội vã muốn thành công, cho nên sẽ liên lụy đến bạn, gây ra những phiền phức không đáng có.

2. Tuổi Trâu

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Trâu

Vốn dĩ vận thế của người tuổi Trâu cuối năm không tốt. Kết quả nếu 2 người tuổi Trâu cùng hợp tác sẽ khiến thành công đã khó càng thêm khó.

3. Tuổi Hổ

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Khỉ

Trong cuối năm sẽ tranh chấp do những vấn đề liên quan đến lợi ích tiền bạc, do vậy sự nghiệp đầu tư của cả hai sẽ vì thế mà bỏ dở giữa chừng.

4. Tuổi Mèo

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Ngựa

Trong cuối năm, hai người đều thấy phong cách làm việc của đối phương không thuận mắt nên không thể đồng tâm hiệp lực, không thể cùng nhau làm tốt việc.

5. Tuổi Rồng

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Dê

Người tuổi Dê trong nửa cuối năm đa số là làm rối việc, đem lại rất nhiều phiền phức cho người tuổi Rồng.

6. Tuổi Rắn

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Chuột

Trong nửa cuối năm, hai người do đều ích kỷ nên hay đùn đẩy trách nhiệm.

 Bạn làm ăn nào sẽ khiến bạn gặp vận xui? - 1

7. Tuổi Ngựa

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Rồng

Người tuổi Rồng sẽ làm mất tài liệu quan trọng hoặc làm tổn thất rất nhiều tiền trong dịp cuối năm, nên khó mà hợp tác thành công.

8. Tuổi Dê

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Lợn

Nửa cuối năm người tuổi Dê thường hay bị dụ dỗ bởi lời ngon ngọt, lại thêm người tuổi Lợn có phán đoán sai lầm, nên hai người cùng làm ăn sẽ rất dễ bị lừa.

9. Tuổi Khỉ

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Rắn

Nửa cuối năm, hai người hợp tác sẽ dễ gây rủi ro mất thực quyền hoặc bị mất hết tài sản.

10. Tuổi Gà

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Mèo

Nếu như thời gian quen người tuổi Mèo chưa đến một năm thì cần phải thận trọng, tốt nhất không nên liên quan đến họ trong các mối quan hệ lợi ích.

11. Tuổi Chó

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Gà

Cần cẩn thận, có những việc người tuổi Gà đồng ý với bạn nhưng lại không làm được, ngược lại còn làm lỡ cả thời cơ tốt cho công việc của bạn.

12. Tuổi Lợn

Người hợp tác đem lại vận xui: tuổi Chó

Nếu như người tuổi Chó gặp được lợi ích lớn hơn, họ sẽ rất dễ lựa chọn phản bội người cùng hợp tác.

Theo Lạc Lạc (toutiao) (Khám phá)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn làm ăn nào sẽ khiến bạn gặp vận xui?

Trang trí nhà độc đáo với những loài cây cảnh thủy sinh

Nhiều người yêu thích cây cảnh thủy sinh bởi chúng dễ sống, không quá cầu kỳ và có thể sử dụng trang trí nhà xanh mướt, độc đáo.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhiều người có thể thư giãn với cây cảnh thủy sinh. Loài cây này còn có thể làm chậu cảnh đẹp mắt để trang trí nhà ở. Bạn có thể lựa chọn
một chậu rau má Nhật đặt trên bàn.
trang trí nhà đẹp 
 Mỗi bình rau má Nhật thủy sinh làm cảnh có giá dao động từ 250-300 nghìn đồng
trang trí nhà độc đáo 
Cây thủy sinh bèo Nhật khá bắt mắt, nó có thể lan nhanh trên mặt nước. Cây này mang đến cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi trồng trong bể cảnh hoặc để trong nhà.
trang trí nhà ấn tượng 
Cây bèo cái là loài thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc. Ở nước nhiều dinh dưỡng, đất mùn, cây phát triển rất tốt. Bạn có thể chọn mua một bình thủy tinh để thả bèo cái.
Chậu cảnh nhỏ sẽ làm chiếc bàn làm việc sinh động hơn với màu xanh
mướt mắt. Bèo cái có giá bán 30-45 nghìn đồng/nhánh lớn.
trang trí nhà xinh xắn 
Chỉ cần thả vào nước, dây thường xuân sẽ mọc rễ và sống dễ dàng. Chậu thường xuân
có thể đặt bên bàn, treo tượng, đặt lên kệ để làm xanh không gian sống.
trang trí nhà giản dị 
Trầu bà tương tự cây thường xuân ở đặc điểm dễ sống trong nước. Bạn chỉ cần ngắt một nhánh trầu bà rồi thả vào nước, chúng sẽ nhanh lan nhánh và tươi. Cây trầu bà không chỉ đẹp mà còn hấp thụ chất độc hại trong gỗ dán, quần áo mới, sơn... làm sạch không khí.
trang trí nhà ấm áp 
Bên cạnh đó, bạn có thể bỏ ra từ 200-300 nghìn đồng mua một bình
cây đế vương xanh thủy sinh mắt mắt để trang trí nhà
trang trí nhà xanh mướt 
Với giá từ 200-300 nghìn đồng, cây chân rết gây ấn tượng nhờ bộ rễ độc đáo
trang trí nhà hài hòa 
Cây dây nhện có giá bán từ 150-200 nghìn đồng/bình. Bên cạnh làm đẹp nhà,
cây dây nhện còn thể thanh lọc không khí.

(Theo Kiến thức)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trang trí nhà độc đáo với những loài cây cảnh thủy sinh

Sao Tiểu Hao

Hành: Hỏa Loại: Hao Tinh, Bại Tinh Đặc Tính: Phá tán, hao tán Tên gọi tắt thường gặp: Hao Phụ tinh. Một trong sao bộ đôi Tiể...
Sao Tiểu Hao

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hành: Hỏa
Loại: Hao Tinh, Bại Tinh
Đặc Tính: Phá tán, hao tán
Tên gọi tắt thường gặp: Hao


Phụ tinh. Một trong sao bộ đôi Tiểu Hao và Đại Hao. Gọi tắt là Song Hao. Cũng là sao thứ 4 trong 12 sao thuộc vòng sao Bác Sĩ theo thứ tự: Bác Sĩ, Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ.

Cũng là một trong 6 sao của bộ Lục Bại Tinh gồm các sao Tiểu Hao, Đại Hao, Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư (gọi tắt là Song Hao Tang Hổ Khốc Hư).



Vị Trí Ở Các Cung

  • Đắc địa: Dần, Thân, Mão, Dậu.
  • Hãm địa: Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo

Cung Mệnh có sao Tiểu Hao, thì lùn, đẹt, ốm.

Tính Tình

Người thường hay thay đổi chí hướng, nghề nghiệp, tính hào phóng, thích tiêu pha, ăn xài lớn, hay ly hương lập nghiệp, thích đi đây đi đó hoặc làm các nghề lưu động, di chuyển.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Với Các Sao Khác:

  • Đại Hao, Tiểu Hao, Cự Môn, Thiên Cơ: Rất giàu có, tiền bạc thừa thãi vô cùng.
  • Tiểu Hao gặp Hỏa, Linh: Bị nghiện (ghiền).
  • Tiểu Hao vơí Tuyệt đồng cung: Xảo quyệt. Nếu Mệnh vô chính diệu thì càng giả trá và rất keo kiệt, tham lận.
  • Tiểu Hao gặp Tham Lang đồng cung hay xung chiếu: Hiếu sắc, dâm dật nhưng rất kín đáo.
  • Tiểu Hao gặp Hóa Kỵ: Vất vả, túng thiếu.
  • Đào, Hồng, Đại, Đại Hao: Tốn tiền nhân tình.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Phụ Mẫu
  • Cha mẹ không được sống gần quê cha đất tổ, phải thay đổi nơi ăn chốn ở, nghề nghiệp.
  • Tiểu Hao, Hóa Kỵ thì cha mẹ vất vả.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Phúc Đức
Đại Hao ở cung Phúc Đức có nghĩa là bần hàn, giòng họ ly tán, tha hương lập nghiệp. Đại Hao rất kỵ ở cung này.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Điền Trạch
  • Không có điền sản (nếu thêm Không, Kiếp càng chắc).
  • Dù có cũng phải bán, hoặc phải hao tốn tài sản.
  • Gặp Không, Kiếp đắc địa thì điền sản được mua đi bán lại rất mau.
  • Hao tốn vì dọn nhà cửa, thay đổi chỗ ở, hoặc một kiểng hai hoa.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Quan Lộc
  • Làm việc có tính cách lưu động, thường hay thay đổi chỗ làm hay đổi nghề nghiệp.
  • Tiểu Hao gặp Hóa Quyền: Người dưới khinh ghét.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Nô Bộc
  • Bị tôi tớ trộm cắp, làm hao tốn của cải hoặc bị người dưới, bạn bè ăn chận.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Thiên Di
  • Tiểu Hao ở cung Thiên Di có nghĩa là khi ra ngoài tốn tiền, thường phải tha hương lập nghiệp, thay đổi chỗ ở nhiều lần.


Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Tật Ách
  • Giải trừ được tai nạn, nhưng nếu có thêm các sao xấu như Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kỵ thì vì đam mê một thứ nào đó mà sinh ra bệnh tật.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Tài Bạch
Trừ phi đắc địa, vì bản chất của Tiểu Hao là hao tán, cho nên đóng ở cung nào làm giảm cái tốt của cung đó. Đặc biệt Tiểu Hao rất kỵ những cung Tài, Điền, Phúc. Về điểm này, Tiểu Hao nghịch nghĩa với Đẩu Quân.

Tiểu Hao ở cung này có nghĩa là tán tài, hao tài, nghèo túng, có dịp phải ăn tiêu luôn.
  • Tiểu Hao gặp Đào, Hồng: Tốn tiền vì gái.
  • Nếu Tiểu Hao gặp Phá hay Tuyệt thì bị phá sản. Tiểu Hao gặp Không, Kiếp cũng bị phá sản.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Tử Tức
  • Sinh nhiều nuôi ít.
  • Con cái không được ở gần cha mẹ.

Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Phu Thê
  • Đi xa mà gặp duyên nợ, việc cưới xin dễ dàng.
  • Đà La, Thiên Hình, Thiên Riêu thì người hôn phối phong lưu, tài tử.
Ý Nghĩa Tiểu Hao Ở Cung Huynh Đệ
  • Anh chị em ly tán, mỗi người một chí hướng.

Tiểu Hao Khi Vào Các Hạn
  • Có dịp hao tài tốn của hoặc vì tang khó, bệnh tật hay bị mất trộm.
  • Có sự thay đổi hoặc nghề nghiệp, hoặc chỗ làm, hoặc chỗ ở, hoặc đi ngoại quốc.
  • Nếu có ốm đau, thì mau hết bệnh.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Tiểu Hao

Tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên cuối năm

Tỉa chân nhang ở bát hương trên bàn thờ là việc cần thiết và phải làm mỗi khi bát hương đầy chặt chân nhang, nhất là vào dịp tết khi mà một năm đã sắp qua
Tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên cuối năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tỉa chân nhang ở bát hương trên bàn thờ Gia tiên là việc cần thiết và phải làm mỗi khi bát hương đầy chặt chân nhang. Nhất là vào dịp tết khi mà một năm đã sắp qua đi và năm mới đang tới gần.

Có nhiều quan niệm cho rằng việc tỉa chân nhang phải tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp, nhưng trong tục thờ cúng thì cũng không có quý định nào cho việc này.

Bàn thờ Gia tiên trong mỗi gia đình chính là nơi thể hiện cốt cách của từng nhà, từng dòng họ. Mặt khác đó cũng là bóng dáng chung của tâm hồn dân tộc Việt. Nét văn hóa tâm linh từ sâu thẳm tấm lòng gia chủ thể hiện qua bàn thờ. Bàn thờ gia tiên là một thánh thất tôn nghiêm, là nơi để chúng ta hướng về nguồn cội.

Bởi vậy, việc chăm sóc bàn thờ gia tiên sao cho luôn sạch sẽ, gọn gàng chính là việc cần làm và phải làm thường xuyên. Đây là việc làm của mọi người trong nhà, ai làm cũng đều tốt, nhưng vì xuất phát từ tấm lòng thành kính với tổ tiên nên công việc này thường do người ông, cha hoặc các con trai trong gia đình thực hiện. Tùy trường hợp cũng có thể do con dâu con gái làm cũng được.

Mọi người cũng cần chú ý phân biệt giữa việc tỉa chân nhang và bốc bát hương. Có sự khác nhau bởi tỉa chân nhang là tỉa bớt số chân nhang có trên bát hương đã được sử dụng lâu ngày đầy chật cần tỉa đi. Còn bốc bát hương là lập một bát hương hoàn toàn mới, hoặc thay một bát hương mới vì láy do nào đó.

Khi bát hương đầy chân nhang, ta nên tỉa bớt đi. Cũng có nhiều nhà để chân nhang theo tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau trong một thời gian dài. Việc đó vừa không đẹp lại có thể gây khó khăn mỗi khi cắm hương. Thông thường việc tỉa chân nhang được tiến hành 2 lần trong một năm, một lần vào trước ngày giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha…) và một lần chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Bước sang tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, phần lớn sau rằm tháng Chạp là làm được.

Thời gian để tỉa chân nhang phải chọn ngày tốt giờ đẹp, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng.

Cách thực hiện tỉa chân nhang bát hương

– Trước khi tiến hành gia chủ thắp hương kính cáo tổ tiên, xin được tỉa chân nhang để đón Tết.

– Sau đó chọn ra 5 chân nhang đẹp (thường chọn chân nhang còn cuốn tàn) cắm lại trên bát hương. Số tàn tro nếu nhiều có thể bỏ bớt đi, không nên để bát hương quá đầy tàn hương. Chân hương đã tỉa đem hóa cùng số hương trong năm quá nhiều còn lại.

– Cuối cùng sau khi đã lau chùi dọn dẹp sạch sẽ, gia chủ tiến hành thắp hương kính cáo gia tiên công việc hoàn thành. Nếu có lễ nhỏ: Hoa quả, rượu trầu cau càng tốt. Không có cũng không sao. Tổ tiên không đòi hỏi, luôn chứng giám tấm lòng thành tâm của ta.

Một số điểm lưu ý khi tỉa chân nhang

– Thường trong nhà có 2 bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân nhang.

– Bàn thờ Gia tiên là chỉ thờ tổ tiên nhà mình. Việc để bát hương thần linh lên bàn thờ Gia tiên là không đúng. Có nhà lại để bát hương Phật bà quan âm nữa, như vậy càng không được. Bởi lẽ, tổ tiên nhà ta làm sao lại ngồi cùng Thần linh và Phật bà quan âm được! Muốn thờ Thần linh và Phật bà quan âm cần lập bàn thờ riêng.

– Một số nhà, bàn thờ có nhiều bát hương: Cụ tổ, ông, bà, cha, mẹ… Nên quy về một bát hương hội đồng thờ chung tất cả là tốt nhất.

– Bà cô, Ông mãnh là những người chết trẻ; dân ta quan niệm họ rất thiêng, nên phải thờ. Một quan niệm đầy tính nhân văn với những người không được hưởng lộc trời ban sống lâu. Bát hương bà cô ông mãnh, nếu để cùng bàn thờ gia tiên, phải thấp và nhỏ hơn bát hương gia tiên.

– Một số nhà không lập bàn thờ ông Công riêng, thờ chung trên bàn thờ gia tiên. Bát hương ông Công ở bên phải và cao hơn bát hương Gia tiên. Sự kết hợp này chưa thực sự hợp lý; nên có bàn thờ ông Công riêng biệt là tốt nhất.

– Hiện nay nhiều gia đình thờ cả bên đằng ngoại trên bàn thờ gia tiên. Việc này là hợp cách theo quan niệm mới: Nội Ngoại cân bằng như nhau. Vì nhà ngoại không có con trai. Con rể thờ cha mẹ vợ thể hiện tấm lòng báo hiếu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên cuối năm

thế nào là huyệt nhũ

Huyệt nhũ còn gọi là “huyệt huyền nhũ”, “huyệt vú” là 1 trong 4 loại huyệt cơ bản: oa, kiềm, nhũ, đột. Hai cánh tay huyệt vươn dài, ở giữa nhô ra như 2 cái vú.
thế nào là huyệt nhũ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Huyệt có vú gọi là huyệt nhũ, huyệt không có vú gọi là huyệt oa.

the nao la huyet nhu hinh anh
Ảnh minh họa

Theo sách “Địa lý nhân tử nên biết”: “Huyệt nhũ có 2 cánh tay giữa lồi ra như cái vú là chính huyệt. Vùng núi và đồng bằng đều có. Huyệt nhũ phân thành 6 loại: 4 loại chính là huyệt vú dài, huyệt vú ngắn, huyệt vú to, huyệt vú nhỏ; 2 loại biến cách là huyệt song nhũ, huyệt tam nhũ”.

Huyệt nhũ là huyệt âm thụ nên chôn sâu. Hai tay huyệt giang rộng, không nên bị cụt gãy nếu không sẽ mất hết khí tụ. Huyệt nhũ sợ nhất gió thổi. Nếu gió thổi vào huyệt, người ở đây sẽ tuyệt diệt. Thế huyệt nên thấp để tránh gió nhưng cũng không được quá thấp. Nếu huyệt ở thế này thì không có nhân nhục (chỉ đất chiếu đệm), huyệt bất cát.

Hình của huyệt nhũ ngay ngắn, thanh tú thì chủ nhân hưng vượng. Nếu dốc, nghiêng, lệch, thô, ác đều là huyệt giả hình hùng. Nếu huyệt nhũ giả, lưng như kiếm, chân lệch, thế dốc nghiêng, thô, phì, gia chủ và con cháu gặp họa lâu dài.

Theo Bí ẩn thời vận

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: thế nào là huyệt nhũ

SAO THIÊN TRÙ TRONG TỬ VI

thiên trù (Thổ) *** 1. Ý nghĩa tính tình: Thiên Trù chủ sự ăn uống, lộc ăn, khiếu ẩm thực: - thí...
SAO THIÊN TRÙ TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thiên trù (Thổ) 



***
1. Ý nghĩa tính tình: Thiên Trù chủ sự ăn uống, lộc ăn, khiếu ẩm thực:             - thích ăn nhậu, ham ăn             - ăn nhậu rất khỏe. Nếu đi với Lực Sĩ thì sức ăn càng khủng khiếp             - hảo ăn, thường cùng bạn bè đối ẩm             - thích ăn món ngon vật lạ, có gu về ăn nhậu sành điệu. Nếu đi với Hóa Lộc thì rất sành về ăn và nhậu. Được thêm Lực Sĩ thì là người vừa ăn khỏe, vừa tham ăn, vừa sành ăn, người sống để ăn. Đây có thể là những đầu bếp giỏi hay đầu bếp tài tử, tự mình làm lấy thức ăn cho vừa ý. Từ đó, có tính khó ăn, kén ăn. Đi với Văn Xương hay Hóa Khoa thì là tác giả các sách gia chánh dạy cách nấu ăn, chế rượu kiêm nhiệm kẻ sành ăn, háo ăn và ăn nhiều.

2. Ý nghĩa tài lộc: Tượng trưng cho lộc ăn, Thiên Trù có nghĩa gia tăng tài lộc nhưng nếu đi với Song Hao thì vì ăn mà hết tiền.

3. Ý nghĩa bệnh lý: Thật ra, Thiên Trù không có nghĩa bệnh lý, trái lại còn có nghĩa là có sức khỏe. Tuy nhiên, đi với một số sao khác, ý nghĩa bệnh lý rất dễ có, dù ở Mệnh hay ở Tật: Thiên Trù, Nhị Hao: bệnh về bộ máy tiêu hóa (đau gan, đau bao tử, trúng thực, thổ tả ...) do bội thực, bội ẩm mà ra. Thiên Trù, Không, Kiếp: bệnh nặng về bội thực, bội ẩm, có thể đi đến mổ xẻ, sưng gan, lở bao tử ...

4. Ý nghĩa của thiên trù và một số sao khác: Thiên Trù, Hóa Lộc hay Tấu Thư: người có vị giác, khứu giác rất linh mẫn, tinh vi
Thiên Trù, Hồng Loan: đầu bếp nổi tiếng nhờ tài nấu nướng hay người bào chế rượu ngon.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO THIÊN TRÙ TRONG TỬ VI

Treo gương bát quái hóa giải nhà chung cư đối diện nhau là hạ sách

Không ít người treo gương bát quái để hóa giải sự xung khắc giữa hai cửa nhà của căn hộ chung cư mà không biết rằng đây chỉ là hạ sách, nó chỉ khiến mâu thuẫn
Treo gương bát quái hóa giải nhà chung cư đối diện nhau là hạ sách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Không ít người sử dụng gương bát quái để hóa giải sự xung khắc giữa hai cửa nhà của căn hộ chung cư mà không biết rằng đây chỉ là hạ sách, nó chỉ khiến mâu thuẫn chồng chất.


1. Cấu trúc cửa đối cửa

Thông thường các nhà chung cư được thiết kế theo dãy, cửa nhà đối lập nhau. Theo góc độ phong thủy, điều này có thể gây ra tình trạng tán tài, hao tổn sức khỏe cho gia chủ.

Treo guong bat quai hoa giai nha chung cu doi dien nhau la ha sach hinh anh
 
Ngoài ra, một số căn hộ góc còn ở những vị trí bất lợi về phong thủy như hành lang, chân cầu thang, cửa chính đối xung cửa ban công... Đây cũng là một trong những yếu tố khiến vận khí không được lưu thông tốt, khiến người trong gia đình dễ mắc bệnh, tài lộc tiêu tán, gia đình bất hòa.

Theo quan điểm dân gian, cửa chính của ngôi nhà tượng trưng cho chiếc miệng còn cửa sổ đại diện cho đôi mắt của ngôi nhà. Nếu hai ngôi nhà có cấu trúc cửa đối diện cửa sẽ khiến hai gia đình nảy sinh mâu thuẫn, khắc khẩu, lời qua tiếng lại rắc rối.

2. Treo gương bát quái hoặc biểu tượng bạch hổ để hóa giải đối xung là hạ sách

Treo guong bat quai hoa giai nha chung cu doi dien nhau la ha sach hinh anh
 
Nhằm khắc phục tình trạng cửa đối xung trên, nhiều người đã sử dụng gương bát quái, tam xoa, tượng đá, đầu thú, bùa yểm hay biểu tượng bạch hổ để hóa giải mà không biết rằng điều đó gây phản tác dụng.

Khi cả hai cùng tìm cách hóa giải lại tiếp tục tạo ra sự đối xung, người này muốn dìm người kia xuống. Mâu thuẫn không những không được giải quyết mà còn bị đẩy lên đỉnh điểm. Hai gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng, không ai được yên ổn.

3. Đâu mới là thượng sách?

Treo guong bat quai hoa giai nha chung cu doi dien nhau la ha sach hinh anh
 
Theo các chuyên gia phong thủy, có một cách hóa giải vô cùng nhẹ nhàng tình trạng đối xung trên chính là đặt tấm bình phong trước cửa hoặc treo 4 chữ “Thiên Quan Tứ Phúc” (có nghĩa là Trời ban phúc bốn phương) trên dạ cửa.

Trước khi làm việc này, bạn cũng nên trao đổi trước với hàng xóm, cả hai nhà cùng nhau thực hiện để tạo phúc cho chính mình và mọi người xung quanh.

► Tham khảo thêm: Xem tuổi làm nhà hợp phong thủy và mệnh gia chủ

Theo Khám phá

 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Treo gương bát quái hóa giải nhà chung cư đối diện nhau là hạ sách

Infographic: 9 nét tướng kinh điển dễ nhận thấy ở phụ nữ giàu san

Nhìn từ góc độ nhân tướng học, trong 9 nét tướng kinh điển của phụ nữ giàu sang dễ nhận biết dưới đây, bạn có thuộc một trong số đó?
Infographic: 9 nét tướng kinh điển dễ nhận thấy ở phụ nữ giàu san

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Ngoài những bí mật thú vị về tính cách, bản chất con người, từ khuôn mặt còn có thể dự đoán tương lai thịnh suy. Phụ nữ nếu sở hữu 9 nét tướng kinh điển dưới đây thì không giàu sang cũng phú quý.


Sinh ra trên đời ai cũng có số mệnh riêng. Có những người sinh nhằm số phú quý, giàu sang thì cuộc đời an nhàn, sung túc, chỉ cần nhìn qua khuôn mặt cũng thấy được thần thái hơn người của họ. Dưới đây là những nét tướng kinh điển ở  phụ nữ giàu sang rất dễ nhận biết.

Infographic 9 net tuong kinh dien de nhan thay cua phu nu giau sang hinh anh goc
 

Lichngaytot


Khuôn mặt của những quý cô được soái ca tìm kiếm Biết đích xác vận mệnh giàu nghèo qua những nếp nhăn Xem tướng mặt xem tuổi kết hôn thích hợp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Infographic: 9 nét tướng kinh điển dễ nhận thấy ở phụ nữ giàu san

Mơ thấy con mình là điềm báo lành hay dữ?

Mơ thấy con cái thường phản ánh cuộc sống hiện thực hay nội tâm của mình, mơ thấy con trai mình là bạn đang rất lo lắng cho bé.
Mơ thấy con mình là điềm báo lành hay dữ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 


Mo thay con minh la diem bao lanh hay du hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Theo tâm linh, mơ thấy con cái đồng tính đại diện cho hoá thân của chính mình, vì trong hiện thực không có con cái thì mơ con cái, và ngụ ý sự bất mãn với cuộc sống hoặc có suy nghĩ non nớt.

 
Mơ thấy mình ôm con cái ngụ ý tâm nguyện bản thân có thể được thực hiện.

 
Mơ thấy mình ôm con gái ngụ ý sắp có chuyện cãi vã.

 
Mơ thấy con cái gần gũi với mình ám chỉ gặp chuyện phiền não, điềm xấu.

 
Mơ thấy con cái đi ngụ ý mong muốn sâu kín muốn con cái tự lập.

 
Mơ thấy con gái của mình ngụ ý nhiều việc không vui sẽ bị những niềm vui niềm hoà thuận thay thế. Tuy nhiên nếu trong mơ vì lí do gì đi chăng nữa mà con gái không thể đạt được kỳ vọng của bạn thì ngụ ý bạn sẽ gặp phải khó khăn và bất mãn.

Mo thay con minh la diem bao lanh hay du hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Mơ thấy con trai mình ngụ ý bạn rất lo lắng cho con trẻ.

 
Gia đình có thai phụ chưa đẻ nằm mơ thấy con mình làm quan là điềm báo may mắn.
 
Mơ thấy có người tặng con cho mình là đại cát, chủ về việc thiện nguyện.

 
Nam giới đã kết hôn mơ thấy vợ sinh con trai là điềm báo sắp có cơ hội phát tài, thu nhập hậu hĩnh.

 
Nữ giới đã kết hôn mơ thấy mình sinh con trai ngụ ý cuộc sống hạnh phúc đầy đủ.
 
Mẹ mơ thấy con mình rơi xuống giếng, nghe được tiếng khóc ngụ ý những điều đau khổ khốn cùng, những mất mát lớn lao hay sự đe doạ của bệnh dịch. 
 
Nếu người mẹ này cứu được con thì những nguy hiểm, hoạn nạn trước mắt sẽ bất ngờ mất đi.
 
=> ## cung cấp công cụ xem tử vi số mệnh của bạn nhanh, chuẩn xác

Lichngaytot.com
Mơ thấy trẻ con là gặp thiên thần hay gặp rắc rối?
Nếu trong giấc mơ đứa trẻ cười hoặc vui vẻ thì bạn sắp gặp may mắn, nếu đứa trẻ nói chuyện hoặc khóc thì nên thận trọng, mọi chuyện có thể
Mơ thấy trẻ con có xui xẻo không?
Trẻ em vốn được xem là những thiên thần nhỏ được mọi người yêu mến. Em bé còn là biểu tượng cho sự trong sáng, dễ bị tổn thương, không có khả năng tự bảo vệ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy con mình là điềm báo lành hay dữ?

Nốt ruồi sau gáy giúp chủ nhân đón vận lành hay dữ?

Nhiều ý kiến cho rằng, nốt ruồi sau gáy là nốt ruồi khổ tình, ít người có. Nhưng nếu biết hoạt hóa, đây sẽ là nốt ruồi mang tới điềm phú quý, cát lành.
Nốt ruồi sau gáy giúp chủ nhân đón vận lành hay dữ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Nhiều ý kiến cho rằng, tướng nốt ruồi sau gáy là nốt ruồi khổ tình, ít người có. Nhưng nếu biết hoạt hóa, đây sẽ là nốt ruồi mang tới điềm phú quý, cát lành.

 

1. Nốt ruồi sau gáy – Nốt ruồi khổ tình

  Không ít người quan niệm rằng, nốt ruồi sau gáy chính là nốt ruồi khổ tình. Vị trí nốt ruồi này nằm ở trong bán kính khoảng 3cm xung quanh phía cổ sau. Trên thực tế, người có kiểu nốt ruồi này không nhiều.  
Not ruoi sau gay giup chu nhan don van lanh hay du hinh anh 2
 
Theo quan điểm dân gian, chủ nhân của tướng nốt ruồi sau gáy là những người khi kết thúc một kiếp người. Lúc vượt cầu Nại Hà (cây cầu ở Địa ngục thứ 10, là ranh giới cuối cùng của Địa ngục, đi qua cầu này, linh hồn sẽ được chuyển đến Phong Đô, là nơi đầu thai chuyển kiếp), người này không đồng ý uống bát canh quên lãng Mạnh Bà, để quên đi mọi chuyện của kiếp trước. Nốt ruồi chính giữa gáy sau chính là ký hiệu của Mạnh Bà đánh dấu.    Hiểu theo cách khác, người có nốt ruồi khổ tình thì đời này kiếp này sẽ không quên được những chuyện đã trải qua và những người đã gặp của kiếp trước. Kiếp này có thể họ đi tìm người có duyên với mình từ kiếp trước hoặc cũng có thể hoàn thành được tâm nguyện của mình từ kiếp trước.   

2. Vận mệnh người có nốt ruồi sau gáy

 Những nốt ruồi trên cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận.
 
- Nếu hoạt hóa được nốt ruồi khổ tình sau gáy, phụ nữ có số vượng phu, đàn ông vượng tử.   
Not ruoi sau gay giup chu nhan don van lanh hay du hinh anh 2
 
- Trong Đông y, vị trí của nốt ruồi khổ tình chính là đốc mạch trong kỳ kinh bát mạch, vô cùng quan trọng bởi nó quyết định sự sống chết của con người và đại diện cho "Âm" trong Âm Dương ngũ hành. Vì thế, những nguời này tốt nhất không nên đeo ngọc bội bằng ngà, bởi ngà voi tượng trưng cho Âm trong ngũ hành, Âm khí quá vượng sẽ khắc chết những người xung quanh bạn. 
 
- Người nào hoạt hóa được nốt ruồi này thì sự nghiệp sẽ vô cùng thuận lợi, công việc suôn sẻ, nhờ sự cố gắng nên dễ dàng được mọi người ghi nhận, rất dễ có được cảm giác thỏa mãn. Tài vận cũng rất vượng, lúc nào cũng có những khoản thu thêm. 
 
- Theo nhân tướng học, nếu xét về vị trí, những người sở hữu nốt ruồi sau gáy được quý nhân phù trợ trong công việc, sự nghiệp. Bản thân người này rất khiêm nhường, không khoe khoang, ngạo mạn. Hậu vận tuy thành công có tiền cũng vẫn luôn khiêm nhường. Nếu nhìn từ tính cách, những người này thuờng có lý tưởng, luôn có trách nhiệm, luôn cổ vũ bản thân không ngừng nỗ lực phấn đấu.   - Chủ nhân nốt ruồi ở sau gáy có đường tình duyên lận đận, gian nan, nhiều sóng gió, đau thương chồng chéo. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi tới cùng, không bỏ cuộc, khổ tận cam lai, khi có được tình yêu đích thực ngược lại tình cảm lại rất ngọt ngào ổn định, hôn nhân vô cùng bền vững.
 
Việt Hoàng


Những nốt ruồi ngăn không nổi tài lộc ghé thăm Tránh xa những người có nét tướng cực xấu kẻo rước thêm phiền phức Phát hiện những nốt ruồi giúp chủ nhân phú quý bình an
  •  

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nốt ruồi sau gáy giúp chủ nhân đón vận lành hay dữ?

SAO THIÊN MÃ TRONG TỬ VI

thiên mã (Hỏa) *** 1. Ý nghĩa cơ thể: Thiên Mã chỉ tứ chi, phương tiện di chuyển. Vì vậy, nếu gặp sát tinh,...
SAO THIÊN MÃ TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thiên mã (Hỏa) 

***


1. Ý nghĩa cơ thể: Thiên Mã chỉ tứ chi, phương tiện di chuyển. Vì vậy, nếu gặp sát tinh, tùy theo nặng nhẹ, chân tay sẽ bị tàn tật, bất luận Thiên Mã ở cung nào.

2. Ý nghĩa vật dụng: Thiên Mã chỉ xe cộ hay phương tiện di chuyển nói chung. Thiên Mã, Không Kiếp, Binh: bị mất xe Thiên Mã, Kình, Đà: bị tai nạn xe cộ Thiên Mã, Thiên Cơ: xe có máy, xe bị trục trặc máy móc Về súc vật, Thiên Mã chỉ gia súc (gà, vịt, lợn, bò, cừu ...). Nếu Mã gặp Tang hay Hà thì súc vật bị dịch chết.

3. Ý nghĩa tài năng: Thiên Mã chỉ người đa tài, có khả năng trong nhiều lĩnh vực, lại tháo vát, bén  chạy, may mắn. Vì vậy, Thiên Mã là sao rất quý cho công danh, nghề nghiệp, bất luận ngành nào, nhất là khi đắc địa ở Mệnh, Thân, Quan tại các cung Dần và Tỵ. Mã ở Thân thì kém, ở Hợi thì xấu, vì khắc với hành Hỏa.

4. Ý nghĩa về sự thay đổi: Thiên Mã là sao điển hình chủ về:             - sự thay đổi hoặc chỗ ở, chỗ làm hoặc làm việc có tính cách lưu động             - sự đi xa, xuất ngoại, ly hương, ly tông. Người có Thiên Mã ở Mệnh hay đi đây đi đó, làm việc lưu động, có dịp xuất ngoại hoặc phải thường xa nhà. Nếu Mã ở Di thì ý nghĩa này càng chắc chắn. Cũng trong ý nghĩa thay đổi, Phu Thê xấu có Thiên Mã gặp Tuần, Triệt, Địa Không thì có nghĩa bỏ vợ/chồng hay vợ chồng bỏ nhau.

5. Ý nghĩa của thiên mã và một số sao khác:
a. Những cách tốt: Mã Tử Phủ đồng cung: tài giỏi, giàu sang, phúc thọ song toàn; gặp thời vận.
Mã Nhật Nguyệt sáng sủa: gọi là cách Thư hùng mã, chủ việc gặp vận hội tốt, công danh tiến đạt, suông sẻ.
Mã Lộc Tồn đồng cung hoặc Tồn hay Lộc chiếu: chủ sự hanh thông về quan trường, tài lộc. Thường thì đây là cách thương gia đắc tài đắc lộc.
Mã Hỏa hay Linh đồng cung: đắc địa thì chủ về quân sự, binh quyền hiển đạt. Nếu hãm địa thì bôn ba, chật vật, có thể bị thương tích.
Mã Khốc Khách: chỉ sự thao lược, chinh chiến dũng mãnh, lập công lớn, hay gặp thời vận may mắn.
Mã, Tướng: làm nên vinh hiển
Mã và Lưu Mã: thăng quan tiến chức; thêm tài lộc, huy chương; có xuất ngoại, hay thay đổi chỗ ở, chỗ làm.

b. Những cách xấu: Mã, Hình đồng cung : chỉ sự tai họa khủng khiếp, có thể chết thê thảm (Phù Thi mã - ngựa mang xác chết).
-  Mã Tuyệt đồng cung hay hội chiếu (Chiết Túc mã - ngựa què): suy bại, ngăn trở trong mọi công việc, gây tai họa.
Mã, Tuần, Triệt (Tử Mã): rất hung hãn, gây tai họa, bại hoại, chết chóc, thương tích tay chân.
Mã ở Hợi (Mã cùng đường - ngựa bí lối): như Mã Tuyệt.

6. Ý nghĩa của thiên mã  ở các cung:
a. ở Di, Quan:             - thường xuất ngoại, hay đi du lịch, làm việc lưu động             - làm công vụ ở ngoại quốc
b. ở Phu Thê:             - vợ chồng gặp nhau ở xa quê quán             - có thể có vợ/chồng ngoại quốc             - thường cưới hỏi nhau rất nhanh
c. ở Hạn:             - hay có sự thay đổi (nhà, chỗ làm), xuất ngoại

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO THIÊN MÃ TRONG TỬ VI

Thế đất hình gì sẽ mang tài lộc cho gia chủ

Thế đất và hình dạng của nó ảnh hưởng rất lớn tới phong thủy nhà ở. Nếu thế đất tốt sẽ hút nhiều sinh khí, tài lộc cho dù hướng nhà không hợp mệnh và ngược
Thế đất hình gì sẽ mang tài lộc cho gia chủ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thế đất và hình dạng của nó ảnh hưởng rất lớn tới phong thủy nhà ở. Nếu thế đất tốt sẽ hút nhiều sinh khí, tài lộc cho dù hướng nhà không hợp mệnh và ngược lại.


Trong phong thủy nhà ở, địa thế mảnh đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống thành bại, hạnh phúc hay bất hạnh của gia chủ. Nếu thế đất có hình dạng tốt sẽ hút nhiều sinh khí và tài lộc, mang đến sự hưng vượng cho cả gia đình.
 
Ngược lại, cho dù chọn mua đất xây nhà hợp mệnh Đông Tứ Trạch hay Tây Tứ Trạch mà địa thế xấu thì vẫn dễ gặp xui xẻo và rủi ro trong công việc, sự nghiệp.
 
1. Thế đất hình vuông hoặc chữ nhật
 
Những mảnh đất vuông vắn sẽ mang lại nhiều phú quý cho gia chủ hơn là bị khuyết góc hoặc có hình dạng kì dị. Nếu chọn mua mảnh đất có hình vuông hoặc hình chữ nhật, gia chủ hoàn toàn yên tâm về phong thủy, dù cho hướng nhà không hợp mệnh đi chăng nữa thì vẫn gặp nhiều điều cát lợi.
 
Hình vuông hoặc hình chữ nhật là hai hình dáng biểu tượng cho đất, nơi nâng đỡ và nuôi sống vạn vật. Do đó, nó là thế đất lí tưởng cho mọi gia đình. 
 
Tuy nhiên, nếu là hình chữ nhật thì phải lưu ý về tỉ lệ. Bởi nếu quá rộng hay hẹp ngang đều khiến cát khí bị ảnh hưởng. Nhà vuông vức theo tỉ lệ 6:4 sẽ giúp bốn bề tám bên đều vững vàng, âm dương cân bằng và là tỉ lệ vàng trong phong thủy.

The dat hinh gi se mang tai loc cho gia chu hinh anh
Ảnh minh họa

2. Thế đất hình tam giác

 
Dù là nhà hay thế đất nếu có hình tam giác tức đã phạm “hỏa hình sát”, có nguồn năng lượng ẩn chứa sát khí. Điều đó khiến chủ nhà hay gặp xui xẻo, thất bại dù mọi việc gần như đã đến cái đích cuối cùng.
 
Do đó, gia chủ có thể cắt phần đất vuông vắn để xây nhà còn phần góc nhọn làm tiểu cảnh, sân vườn… Trường hợp nhà quá hẹp thì phần góc nhọn có thể làm nhà vệ sinh hoặc nhà kho.
 
3. Thế đất hình bình hành
 
- Trước hẹp, sau rộng: Nhà hoặc thế đất có dạng hình bình hành với phía trước hẹp và sau rộng thì khí sẽ tích tụ lại ở phía sau nhiều hơn. Theo đó, tài vận sẽ đọng lại, kích thích việc làm ăn thuận lợi, mang đến nhiều vinh hoa phú quý.
 
- Trước rộng, sau hẹp: Thế đất dạng này sẽ khiến khí bên trong dễ phát tán ra ngoài mà không tụ lại được. Nếu càng đi vào càng bị thu hẹp thì sẽ thấy tù túng, bức bối. 
 
Với những ngôi nhà xây trên mảnh đất này, nên đặt phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ ở phần vuông vức phía trước còn phần ngóc ngách làm nhà vệ sinh, kho hoặc cầu thang.
 
4. Thế đất khuyết góc

Sinh sống trên mảnh đất khuyết góc sẽ khiến gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, những chuyện bất ổn. Nếu thế đất khuyết một, hai hoặc ba góc sẽ làm mất cân bằng âm dương trong phong thủy, ảnh hưởng xấu tới mọi thành viên trong gia đình.
 
Cách hóa giải: Gia chủ có thể làm giàn hoa giất, cây leo che kín hoặc đặt chậu cây cảnh để che lấp những góc khuyết.
 
► ## cung cấp công cụ xem thước lỗ ban online chuẩn xác

ST
   
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thế đất hình gì sẽ mang tài lộc cho gia chủ

Phong thủy cho cửa chính và cửa sổ

Một ngôi nhà với địa thế vững chắc và phong thủy hài hòa sẽ là đòn bẩy tích cực đối với tiến trình lạc nghiệp về sau. Chuyên mục Nội thất của Marry.vn hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về thuật phong thủy cho của chính và cửa sổ - cửa ngõ đón gió lành và tống khí độc nếu bạn thật sự biết về phong thủy.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy cho cửa chính

Theo thuật phong thủy thì cửa vào chính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để đưa nguồn năng lượng tích cực vào nhà, đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của gia chủ.

Nếu bạn có thói quen thường ra vào nhà bằng cửa phụ hoặc từ gara thì những lối đi đó cũng cần phải được đánh giá có tầm quan trọng như là cửa chính bởi nếu không được đầu tư và đánh giá đúng giá trị của lối vào nhà, không gian sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Bất kể cửa ra vào chính hay phụ đều cần được quan tâm và chăm chút phong thủy như nhau.

Khi bước ra khỏi nhà, bạn thấy ngôi nhà của mình thế nào? Những gì đập vào mắt bạn đầu tiên? Ngoại thất của ngôi nhà có làm bạn hài lòng hay không? Bạn hãy chú ý bảo dưỡng và chăm sóc thường xuyên mái nhà, tường nhà, hàng rào, vườn và cây cối xung quanh nhà…Một ngôi nhà sạch sẽ và được chăm chút cẩn thận không phải là để gây ấn tượng với hàng xóm.

Cây trồng trước cửa phải được chăm sóc để phát triển khỏe mạnh và được cắt tỉa gọn gàng. Lối dẫn vào nhà phải sạch sẽ và thuận tiện để có thể dễ dàng vào trong ngôi nhà, đừng để lối đi với đầy những cành cây, lá cây khô, rác rưởi…

Chú ý thường xuyên dọn sạch, khai quang lối nhỏ vào nhà.

Tất cả những điều được nêu ở trên là để giúp cho luồng khí có thể “chảy” vào nhà mà không gặp phải bất cứ một sự trở ngại nào. Bạn cũng cần phải chú ý để khí đi vào nhà qua những lối đi quanh co chứ không phải theo đường thẳng. Theo thuật phong thủy, sẽ là điều tối kỵ nếu đường đi chạy thẳng vào nhà vì thế lối đi qua vườn khi thiết kế cần được chú ý, có một cách rất đơn giản đó là sử dụng đá lát đường tạo ra những đường rãnh nhỏ không thẳng hàng nhau, như thế cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc dẫn khí.

Lưu ý không bao giờ thiết kế lối đi vào nhà chạy thẳng một mạch đến cửa chính.

Các luồng khí “chảy” qua khu vườn nhỏ theo lối nhỏ dẫn vào nhà qua cửa chính, lối mòn nhỏ đó sẽ góp phần quyết định đến chất lượng khí trong nhà vì vậy với cây cối trong vườn khỏe mạnh, một chiếc hồ nhỏ…sẽ làm tăng chất lượng khí được đưa vào nhà.

Lối vào nhà tuy nhỏ nhưng lợi phong thủy lại lớn.

Cửa chính dẫn vào nhà cũng phải được thiết kế với kích thước phù hợp. Nếu cửa quá lớn thì khí sẽ thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách treo một chiếc chuông gió bên ngoài cửa, chuông gió sẽ ngăn không cho những điềm xấu hay những nguồn năng lượng tiêu cực vào trong nhà, đồng thời phát tán năng lượng đi vào nhà một cách có hiệu quả.

Chuông gió không chỉ đơn thuần là vật trang trí đâu nha bạn.

Nếu cửa chính quá nhỏ và hẹp sẽ hạn chế các luồng khí được đưa vào nhà. Cửa trước và cửa hậu tránh đặt đối diện trực tiếp với nhau bởi như thế khi khí đi vào nhà sẽ lập tức thoát ra theo cửa hậu mà không có sự luân chuyển trong nhà. Trong trường hợp này bạn có thể đặt một chậu cây cao hay thiết kế tấm chắn giữa hai cửa để ngăn không cho khí đi theo đường thẳng thoát ra ngay khi vừa vào nhà.

Phong thủy cho cửa sổ

Loại cửa sổ trượt chỉ mở được một nửa làm hạn chế lượng khí có thể vào phòng. Loại cửa hai lớp cũng chỉ mở được một nửa và cũng có tác dụng tương tự. Tốt nhất là các cửa sổ đều có thể mở hết cả hai cánh và hướng ra ngoài.

Ưu tiên chọn loại cửa sổ có thể mở bung được cả hai cánh.

Hãy cẩn thận với loại cửa sổ panô hai lớp cố định chỉ mở đuợc một ô bé xíu phía trên. Loại cửa sổ này có thể gây ra nguy cơ chết người khi hỏa hoạn xảy ra; chúng thường được gắn kiếng dày, chịu được lực mạnh, vì vậy hầu như không thể đập bể kiếng.

Nếu nhà của bạn lắp loại kiếng này thì bạn nên gỡ bỏ càng sớm càng tốt, nhất là ở phòng trẻ em. Dĩ nhiên sự an toàn ở các phòng của trẻ em là điều phải nghĩ đến đầu tiên và cần phải có những biện pháp để bảo đảm rằng trẻ không thể bị ngã nhào ra ngoài cửa sổ.

Kiếng cho cửa sổ cũng là một trong những yếu tố phong thủy cần cân nhắc.

Điểm cao nhất của cửa sổ phải cao ngang tầm với người cao nhất trong nhà. Phải để mọi người trong nhà quanh năm nhìn thấy được bầu trời nếu không họ sẽ bị mất liên lạc với thế giới tự nhiên.

Màn cửa sổ buông rũ không chỉ cản tầm nhìn mà còn làm giảm đáng kể lượng khí trong phòng, còn loại mành mành sẽ chẻ nhỏ luồng khí đi vào phòng.

Nên sử dụng màn cửa nhiều lớp để vẫn đảm bảo lượng ánh sáng ùa vào nhà vẫn đủ và hài hòa âm dương

Nếu ban ngày màn cửa luôn được kéo che kín, bạn có nguy cơ bị trầm uất và dễ bị tổn thương. Màn cửa bằng lưới, mặc dù cần thiết ở một vài nơi, có thể làm nhòa hình ảnh ngoài cửa sổ.

Hãy thử nghiệm với một số giải pháp khác như đặt những chậu cây lớn, dùng kiếng màu hay dán đề-can trong để ngăn người bên ngoài nhìn vào. Mục tiêu là làm sao có thể nhìn ra ngoài càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, với cửa sổ mở về hướng tây nam, vào mùa hè cần dùng loại màn cửa dày hơn, nhất là đối với phòng học hoặc nhà bếp.

Nhà quá nhiều cửa sổ có thể làm dương tính trong nhà trở nên thái quá vì chúng đầy ắp khí, ngược lại nhà quá ít cửa sổ làm hụt khí và mang tính âm. Cửa sổ quá gần sàn ở tầng sát mái sẽ tạo cảm giác bất ổn; nên đặt phía trước cửa một vật vững chắc hay một cái bàn thấp.

Số lượng cửa sổ cần hợp lý và hài hòa với diện tích chung của ngôi nhà.

Phòng tắm phải có cửa sổ và thông khí, nếu không được, nên đặt trong phòng một vật trang trí có nước chứa dầu thơm và một quạt hút.

Không nên trổ quá nhiều cửa sổ trong phòng ăn vì cần phải để khí tụ quanh bàn ăn và thức ăn mà chúng ta đã chuẩn bị cho gia đình và bạn bè.

Với phong thủy, một chút quan tâm đến cửa sổ cùng nhiều chút chú ý đến cửa chính sẽ góp phần mang lại sự trọn vẹn hài hòa âm dương cho cả ngôi nhà của bạn. Chúc bạn luôn yên tâm lạc nghiệp vì nơi hậu phương đã hoàn toàn an cư rồi nhé.

Trang Vàng

Ảnh: Internet


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cho cửa chính và cửa sổ

SAO TAM THAI - BÁT TỌA TRONG TỬ VI

bát tọa (Mộc) tam thai (Thủy) *** 1. Ý nghĩa cơ thể: Tam Thai là trán, phần thiên đình trên tướng mặt. Ba...
SAO TAM THAI - BÁT TỌA TRONG TỬ VI

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

bát tọa (Mộc) tam thai (Thủy) 


***

1. Ý nghĩa cơ thể: Tam Thai là trán, phần thiên đình trên tướng mặt. Bát Tọa là cằm, phần hạ đình trên tướng mặt.

2. Ý nghĩa tính tình: Thai,  Tọa là hai đài các tinh, có nghĩa:             - ưa sự thanh nhàn, hưởng thụ, an phận, ung dung             - từ đó có nghĩa lười biếng, không hiếu động

3. Ý nghĩa tài sản: Nếu ở Điền hay Tài, Thai Tọa có nghĩa:             - có tiền bạc, điền sản             - không lo âu về tiền bạc, điền sản dù ít tài sản

4. Ý nghĩa của thai, tọa  ở các cung:
- Thai,  Tọa, Mộ: chủ sự quý hiển làm nên, nhất là khi cả 3 sao này tọa thủ ở 4 cung Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) Cách này ở cung Mệnh hay cung Quan là thích hợp.
Thai, Tọa, Đào : nếu ở cung Quan thì đắc quan từ lúc tuổi trẻ, ra làm việc sớm. Việc tiếp giáp Thai, Tọa cũng tốt như Thai Tọa tọa thủ.




Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: SAO TAM THAI - BÁT TỌA TRONG TỬ VI

Tướng đàn ông qua mũi –

Đàn ông mũi nên đầy đặn cao lớn có thịt như trái mật treo, ngay ngắn không chênh lệch, không thô, không nhỏ, nhưng nên nhớ là to lớn nhưng không được thô tục thì mới tốt, thì những người này không giàu thì cũng sang. Mũi chó, diều hâu, dao nhọn, gồ g
Tướng đàn ông qua mũi –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng đàn ông qua mũi –

Mơ thấy ăn chuối –

Mơ thấy chuối thường là điềm sắp gặp người yêu. Mơ thấy vào vườn bẻ chuối, điềm được người khác phái say mê. Nếu mơ thấy vác buồng chuối lên vai, còn xách thêm nhiều nải chuối khác, tin báo bạn sắp tìm thấy “nửa” còn lại của mình. Phải cần đến 3 giờ
Mơ thấy ăn chuối –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mơ thấy chuối thường là điềm sắp gặp người yêu.

Mơ thấy vào vườn bẻ chuối, điềm được người khác phái say mê.

mo-thay-chuoi

Nếu mơ thấy vác buồng chuối lên vai, còn xách thêm nhiều nải chuối khác, tin báo bạn sắp tìm thấy “nửa” còn lại của mình.

Phải cần đến 3 giờ mới tiêu hóa hết được một quả chuối, vì vậy, nếu mơ thấy mình ăn chuối, có lẽ bạn sắp trải qua một khoảng thời gian làm việc cực nhọc với thành quả thật khiêm tốn.

Nếu quả chuối đó bị hỏng dưới bất kỳ hình thức nào, dự báo có thể bạn bè sẽ khiến cho ta thất vọng.

Những con số thường gắn liền với giấc mơ về quả:

– Ăn hoa quả: 84 – 68
– Cây sai quả: 49 – 73 – 36
– Quả bàng: 31 – 32
– Quả bóng: 11 – 45 – 72
– Quả bưởi: 01 – 09 – 70
– Quả cam: 05 – 25 – 55
– Quả chuối: 34 – 43
– Quả đu đủ: 58 – 89
– Quả dừa: 50 – 70 – 09
– Quả na: 13 – 14
– Quả quất: 30 – 70
– Quả rụng: 89 – 93
– Quả trên cây: 84 – 48
– Quả: 26 – 60.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy ăn chuối –

Mơ thấy nốt ruồi: Vận may đến gần –

Với những giấc mơ có liên quan đến nốt ruồi, hàm ý của nó sẽ được quyết định bởi kích cỡ và hình dạng của nốt ruồi. Mơ thấy nốt ruồi tròn, tượng trưng cho sự an lành, dự báo vạn sự như ý; mơ thấy nốt ruồi hình chữ nhật, báo hiệu vận may đang đến gần;
Mơ thấy nốt ruồi: Vận may đến gần –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy nốt ruồi: Vận may đến gần –

Văn khấn tạ mộ phần cuối năm, 30 tết âm lịch

Đối với người Việt Nam, việc lễ tạ mộ phần vào dịp cuối năm là điều rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần hiếu thảo của người Việt. Nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đối với người Việt Nam, việc lễ tạ mộ phần vào dịp cuối năm là điều rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần hiếu thảo của người Việt.

Nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm cùng lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới an lành, mạnh khỏe.

Sắm lễ tạ mộ

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Song thông thường có những vật cúng cơ bản:

Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:

văn khấn tạ mộ chiều 30 tết

Hương thơm
Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông
Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
Trái cây 1 mâm to
Xôi trắng 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con
(Thường chọn giò hoặc là trống thiến)
Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 5 cái
10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè ( 1 lạng/gói)
2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ
Phần mã thì có:

1 cây vàng hoa đỏ
5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.
Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)
Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau :

1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền
1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
1 đĩa có 1 đinh xu tiền
Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá….mỗi thứ ít nhiều.

Chú ý: nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.

Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã (chữ bôi đen) là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ)

Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.


Văn khấn tạ mộ phần

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con kính lạy:
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ……….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..
Chúng con là:……………
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn khấn tạ mộ phần cuối năm, 30 tết âm lịch

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd