Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Mơ thấy cá là gặp may mắn

Mơ thấy cá là một dấu hiệu may mắn cho biết ta sẽ đạt được sức mạnh cả về tài chính lẫn các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, với từng loài cá khác nhau, bạn cũng nên
Mơ thấy cá là gặp may mắn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  "thận trọng" hơn!

 
Mo thay ca la gap may man hinh anh
Ảnh minh họa


Mơ thấy các vàng là một dấu hiệu về sự thành công và những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp.   Mơ thấy cá heo là một thông điệp cho biết rằng ta cần phải sử dụng một chút trí thông minh .   Nếu bạn mơ thấy cá mập, đây là một giấc mơ cảnh báo liên quan đến bạn bè hoặc đồng nghiệp không đáng tin cậy. Bạn nên hết sức cẩn thận về mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc.    Trong giấc mơ, nếu thấy con cá sấu đuổi theo bạn, vận may sẽ sớm đến với bạn; nếu con cá sấu đó làm cho bạn bị thương, hãy tính toán cẩn trọng trong công việc kinh doanh.   Cua

Mơ thấy cua thường là điềm không tốt. Nếu thấy cua bò lên chân, bạn nên đề phòng có người gây sự với mình.    Bạn mơ thấy mình đạp chết một con cua, bạn sẽ khám phá được âm mưu của ai đó đang có ý không tốt với mình. Nếu mơ thấy cua rụng càng, bạn vừa trải qua khó khăn để bắt đầu cuộc sống mới.
 
Tôm

Mơ thấy tôm sống là điềm báo vợ chồng giận nhau. Khi bạn mơ thấy tôm luộc, tình duyên của bạn có thể nối lại. Chiêm bao thấy mình ăn tôm hùm, bạn sẽ gặp chuyện liên quan đến cờ bạc.    Chiêm bao thấy mình mang tôm cho người khác là điềm báo bạn thoát được tai nạn. Tuy nhiên, nếu bạn mơ thấy người khác mang tôm cho mình, bạn sẽ phải gánh vác một việc nặng nhọc.

Ốc

Mơ thấy ốc trong khi ngủ thường là điềm báo không tốt. Chiêm bao thấy ốc đang bò là điềm báo bạn gặp trở ngại trong công việc. Nếu bạn mơ thấy ốc bò lên chân mình, bạn nên cẩn thận để tránh bị người khác lợi dụng.

Mực

Mơ thấy mực xanh là cát mộng, dự báo công việc của bạn đang có bước tiến mới.
 
Mơ thấy mực đen là điềm báo bạn sắp gặp phải chuyện buồn bực.
 
Mơ thấy mực đỏ, cho thấy trong lòng bạn đang không bình yên.

Tổng hợp
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy cá là gặp may mắn

Xem tướng nốt ruồi ở chân để biết giàu nghèo –

Người có nốt ruồi mọc ở giữa các kẽ chân, lòng bàn chân thường có mệnh giàu sang, tiền tài phát triển không ngừng. Củ thể như thế nào chúng ta cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết xem tướng nốt ruồi ở chân nhé! Liệu nốt ruồi ở chân có ý nghĩa gì? Nốt ruồ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người có nốt ruồi mọc ở giữa các kẽ chân, lòng bàn chân thường có mệnh giàu sang, tiền tài phát triển không ngừng. Củ thể như thế nào chúng ta cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết xem tướng nốt ruồi ở chân nhé! Liệu nốt ruồi ở chân có ý nghĩa gì?

doi chan

Nội dung

  • 1 Nốt ruồi ở chân nói lên điều gì?
    • 1.1 Nốt ruồi trên mu bàn chân
    • 1.2 Nốt ruồi trên ngón chân cái
    • 1.3 Nốt ruồi mọc trên các ngón chân khác
    • 1.4 Nốt ruồi ở mắt cá chân và hai mép bàn chân
    • 1.5 Nốt ruồi ở gót chân
    • 1.6 Nốt ruồi ở lòng bàn chân

Nốt ruồi ở chân nói lên điều gì?

Nốt ruồi trên mu bàn chân

Người xưa gọi đây là nốt ruồi “hai chân không nghỉ”. Người có nốt ruồi trên mu bàn chân thường lận đận, vất vả, hay phải chạy đôn chạy đáo để lo chuyện.

Nốt ruồi trên ngón chân cái

Ngón chân cái thường biểu trưng cho quyền lực. Vậy nên nốt ruồi mọc trên ngón chân này có hàm ý về sự tài hoa và tố chất lãnh đạo. Nếu sở hữu nốt ruồi này, trong tương lai bạn sẽ được thăng tiến nhanh chóng và trở thành nhà lãnh đạo tài ba.

Nốt ruồi mọc trên các ngón chân khác

Những nốt ruồi mọc ở các ngón chân khác ngoài ngón cái được người xưa gọi là nốt ruồi “tha hương cầu thực”. Khi sống, những người này phải xa quê hương, cuộc sống chật vật khó khăn. Thậm chí, khi qua đời, họ cũng không được về với đất mẹ mà phải chôn vùi ở nơi đất khách quê người.

Nốt ruồi ở mắt cá chân và hai mép bàn chân

Người có nốt ruồi trên mắt cá chân và ở hai bên mép bàn chân thường có số vất vả, chạy đông chạy tây để lo cuộc sống mưu sinh.

Nốt ruồi ở gót chân

Đây là nốt ruồi phú quý, đại cát đại lợi. Người có nốt ruồi ở gót chân thường có tài lãnh đạo và quản lý rất nhiều người. Về tổng thể, đây là nốt ruồi báo hiệu mệnh sướng, nhiều tài lộc.

Nốt ruồi ở lòng bàn chân

Theo Nhân tướng học, nốt ruồi mọc ở lòng bàn chân (hay còn gọi là gan bàn chân) là biểu trưng cho sự phú quý, cuộc sống sung túc, no đủ. Người có nốt ruồi này không bao giờ phải lo về vấn đề cơm áo gạo tiền và nhà cửa. Khi sinh ra, họ đã có số mệnh sướng, giàu có, lắm tiền nhiều của.

Xem thêm:

  • Xem Tướng Eo Và Tướng Mông Của Phụ Nữ
  • Xem Tướng Trẻ Em Có Số Phận Tốt Và Xấu 
  • Xem Tướng Khuôn Mặt Đoán Phúc Phận
  • Xem tướng khuôn mặt
  • Xem tướng cổ
  • Xem vận mệnh của mình qua hình dáng móng tay


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng nốt ruồi ở chân để biết giàu nghèo –

Xem tử vi trọn đời cho người sinh ngày Kỷ Tỵ

Tử vi trọn đời người sinh ngày Kỷ Tỵ thấy thích hợp làm việc trong lĩnh vực học thuật. Đường tình duyên của mệnh chủ lận đận, nam mệnh khó tìm được người kết
Xem tử vi trọn đời cho người sinh ngày Kỷ Tỵ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi trọn đời người sinh ngày Kỷ Tỵ thấy thích hợp làm việc trong lĩnh vực học thuật. Đường tình duyên của mệnh chủ lận đận, nam mệnh khó tìm được người kết hôn, nữ mệnh dễ ly dị.


Xem tu vi tron doi cho nguoi sinh ngay Ky Ty hinh anh
 
Ngày Kỷ Tỵ có ấn triện Tỵ Hỏa quấn thân, Bính Hỏa chuyển khí trong Tỵ Hỏa, Canh Kim thương quan tàng dư khí. Đường đời mênh chủ tất gặp Tuất Thổ, nên kết hợp với Giáp Thân.
  Tính cách của người sinh ngày Kỷ Tỵ thiện lương, đồng cảm, vậy nên là đối tượng được nhiều người chia sẻ. Ngoài ra, mệnh chủ là người thích thể diện nên khó từ chối sự nhờ vả của bạn bè và người thân, nên không ít lần phải chịu thiệt. 
Tìm cách khai vận cho 12 chòm sao trong kỳ thi Quốc gia
Kỳ thi Quốc gia sắp tới là thời điểm quan trọng đối với các cung chủ sau 12 năm đèn sách. Để đạt thành tích như ý trong kỳ thi, hãy tìm ra cách đem may mắn cho

Trụ ngày Kỷ Tỵ có mệnh bình an, tiền vận gặp nhiều trở ngại, từ trung vận bắt đầu thuận lợi hơn. Họ có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực học thuật. Khi gặp trở ngại trong công việc, phản ứng của họ khá chậm, đồng thời cũng không giỏi biểu đạt ý kiến của bản thân nên khó khăn trong phát triển sự nghiệp
  Xem tử vi trọn đời người sinh ngày Kỷ Tỵ thấy đường tình duyên lận đận. Nam mệnh khó tìm được đối tượng kết hôn, tuy nhiên sau khi kết hôn thì hưởng phúc nhờ vợ. Nữ mệnh cả đời phòng chồng ngoại tình, tỷ lệ ly dị cao.
Xem tu vi tron doi cho nguoi sinh ngay Ky Ty hinh anh 2
 
Bát tự trụ ngày Kỷ Tỵ thích hợp kết hôn với người sinh ngày: Giáp Dần, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất, Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Bính Tý, Bính Thân, Bính Tuất, Bính Ngọ, Đinh Sửu, Đinh Hợi, Mậu Thân, Mậu Dần, Mậu Tuất, Mậu Thìn, Kỷ Dậu, Kỷ MÃo, Kỷ Mùi, Canh Tý, Canh Dần, Canh Ngọ, Canh Thân, Tân Hợi, Tân Mão, Tân Mùi, Tân Dậu, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Tý, Quý Mão, Quý Mùi, Quý Hợi.
Dựa theo phong thủy xác định điện thoại hung cát
► Xem tử vi ngày và tử vi tuần mới của bạn được cập nhật liên tục và chính xác nhất

Chi Nguyễn

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tử vi trọn đời cho người sinh ngày Kỷ Tỵ

Những tục lệ cưới hỏi kỳ quặc trên thế giới

Bị đánh đến tóe máu, nhổ răng nhét đĩa vào môi hay nhịn vệ sinh trong 3 ngày là những phong tục hôn nhân kỳ dị trên thế giới
Những tục lệ cưới hỏi kỳ quặc trên thế giới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

mà chỉ nghĩ tới thôi chúng ta đã thấy rợn người.

=> Ngày tốt theo Lịch âm 2016 để cưới hỏi 

1. Chú rể bị ... ăn đòn
Tại đất nước Nigeria, chú rể trước khi cưới được vợ sẽ bị nện một trận đòn bằng roi, gậy. Thường trên đường đi đón dâu, chú rể sẽ đi giữa hai hàng người thân của họ nhà gái. Khi chú rể đi qua, họ sẽ dùng gậy nện thẳng vào tay chú rể. Với quan niệm để kiểm tra xem chú rể có sức khỏe hay sự chịu đựng khó khăn, thử thách hay không?
Tuy nhiên, đó chỉ là phong tục của đất nước này. Những người họ hàng của nhà gái chỉ "giơ cao, đánh khẽ", chẳng ai nỡ đánh vào chỗ hiểm hay làm đau chú rể trong ngày trọng đại của mình.
2. Các cô gái bị đòn roi da đến tóe máu

Nhung tuc le cuoi hoi ky quac tren the gioi hinh anh
Cô gái bị đòn roi để lại nhiều vết sẹo lớn trên lưng

Những người dân Hamer thuộc cộng đồng Omotic sống ở phía Đông thung lũng Oma, Tây Nam Ethiopia lại có phong tục kỳ lạ và không kém phần “đau đớn”. Những chàng trai ở đây muốn lấy vợ phải trải qua những thử thách khó để chứng minh sức mạnh của mình. Họ phải nhảy qua lưng của 4 con bò to khỏe. Thậm chí để tăng thêm độ khó và độ thử thách, người ta còn bôi thêm phân lên lưng của con bò.
Với các cô gái, để cưới được người mình yêu, họ cũng phải trải qua một trận đòn roi tới tóe máu. Những cô gái này phải để cho một người đàn ông khác đánh bằng roi da cho đến khi toàn thân bật máu. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chịu đựng, và còn tranh giành nhau để chịu đòn. Theo quan niệm của người dân nơi đây, việc làm này thể hiện tâm ý với người con trai mình yêu thương, và cũng là món nợ của người đàn ông với vợ sau này. Sau hôn lễ, họ sẽ được đền bù xứng đáng bởi người chồng của mình.
3. Nhổ răng, căng môi mới quyến rũ

Nhung tuc le cuoi hoi ky quac tren the gioi hinh anh 2
Môi căng càng to thì càng quyến rũ

Ở đất nước Ethiopia, bộ lạc người Surma có một tục kỳ dị. Các cô gái ở bộ tộc này đến tuổi dậy thì sẽ phải trải qua một nghi lễ nhổ hai chiếc răng ở hàm dưới rồi đục một lỗ nhỏ ở môi. Sau đó, một chiếc đĩa đất nung sẽ được nhét vào môi dưới. Mỗi năm, chiếc đĩa nhỏ sẽ được thay bằng đĩa lớn hơn khiến môi dưới của cô gái ngày càng kéo dài ra.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, đeo chiếc khuyên lớn hình đĩa trên môi là một cách cách làm đẹp để thu hút đàn ông. Họ quan niệm, phụ nữ đeo đĩa môi càng lớn thì càng có sức cuốn hút. Kích thước của chiếc đĩa cũng là thước đo, tiêu chuẩn của các chàng trai khi chọn vợ. Người nào sở hữu chiếc đĩa có kích thước càng lớn, với bờ môi và chiếc đĩa căng môi lớn, thì đó là hoa hậu của bộ tộc, và được nhiều chàng trai để ý nhất.
4. Muốn lấy chồng thì phải tăng cân

Nhung tuc le cuoi hoi ky quac tren the gioi hinh anh 3
Phải tăng cân mới được lấy chồng

Ở một số vùng ở Châu Phi, người ta quan niệm phụ nữ đầy đặn mới hấp dẫn và cũng là tiêu chuẩn để các chàng trai chọn vợ. Vì vậy trước khi lấy chồng, các cô dâu thường được vỗ béo.

Ở Mauritania, Tây Phi, tục lệ Leblouh ép các bé gái phải ăn một lượng thức ăn khổng lồ gồm: 1,5kg kê và 19 lít sữa lạc đà mỗi ngày. Nếu ói ra, các bé phải ăn lại chỗ thức ăn đó. Nếu ở bé gái nào có hiện tượng biếng ăn, người ta sẽ dùng đòn roi hành hạ để ép bé tăng cân. Vì vậy, để lấy được chồng, các cô gái ở đây cũng phải trải qua một thời gian đầy khó khăn, khổ cực.
5. Không được đi vệ sinh trong 3 ngày
Ở đất nước Malaysia có một phong tục cũng khá kỳ quặc. Những người Tidong ở Sabah sau khi kết hôn sẽ không được phép đi vệ sinh trong vòng 3 ngày 3 đêm. Vì vậy họ cũng không rời khỏi nhà trong thời gian này.
Chính vì vậy trước khi cưới, cả hai vợ chồng sẽ phải hạn chế ăn uống, kiêng khem khổ sở. Hết thời hạn 3 ngày, cô dâu chú rể mới được tắm rửa. Việc này sẽ được người thân theo dõi, đảm bảo đôi vợ chồng phải thực hiện một cách nghiêm túc. Lý giải cho tập tục này, người dân nơi đây cho rằng đây là một cách thử thách những đôi vợ chồng mới cưới, hôn nhân không phải là điều dễ dàng nên họ cần phải nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống để có cuộc sống hạnh phúc, êm ấm.

Theo Dân trí

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những tục lệ cưới hỏi kỳ quặc trên thế giới

Linh thiêng ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch

Giỗ tổ Hùng Vương là một ngày Quốc lễ lớn của người Việt Nam. Đây là ngày lễ lớn của dân tộc Kinh tưởng nhớ tới công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Linh thiêng ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Linh thieng ngay Gio to Hung Vuong 10 thang 3 Am lich hinh anh 2
Ảnh minh họa
  Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
 
Truyền thuyết xa xưa kể rằng, tổ phụ Lạc Long Quân cùng tổ mẫu Âu Cơ sinh ra trăm trứng nở trăm con. 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non và người con cả được truyền ngôi, lấy hiệu là Hùng Vương, là người sáng lập ra họ Hồng Bàng.
 
Trải qua 18 đời Vua Hùng, mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, đánh giặc và dựng xây, đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa.
 
Lễ hội đền Hùng có đặc thù là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.
 
41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) tham gia rước kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới.
 
Xưa kia, việc cúng tổ cử hành vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước 1 ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn 1 lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm.
 
Những năm hội chính thì phần lễ gồm phần tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng.
 
Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - 2 làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất này.

Linh thieng ngay Gio to Hung Vuong 10 thang 3 Am lich hinh anh 2
Ảnh minh họa

 
Ý nghĩa của ngày 10 tháng 3

Theo Dịch học:   - Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi   - Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.   Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.   - Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu,   - Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang   Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.   - Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.   - Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.   - Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can - Chi theo Dịch học họ HÙNG giải mã ra là: KỴ LONG ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày GIỖ VUA.   Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia.
 
Vào năm 1917 dưới triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặttriều đình Huế cúng tế. Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.
 
Đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2007 mới chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
 
UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".
 
Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.
 
=> Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com

TH.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng - nhân dân Đồng Nhân tưng bừng ngày hội Lễ hội Yên Tử - Hành hương lễ Phật, du xuân may mắn Tưng bừng lễ hội Lồng Tồng – Giá trị văn hóa giàu bản sắc

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Linh thiêng ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch

Xem mệnh chính là xem giá trị nhân sinh con người

Phật dạy: Mệnh do mình tạo ra, tướng do tâm sinh ra, thế gian vạn vật đều tương hòa với nhau.
Xem mệnh chính là xem giá trị nhân sinh con người

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tâm bất động thì vạn vật bất động; tâm bất biến thì vạn vật cũng không thay đổi. Như vậy có tâm thế nào thì tướng như thế và sẽ kết duyên như vậy. 

Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 2
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 3
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 4
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 5
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 6
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 7
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 8
 
Xem menh chinh la xem gia tri nhan sinh con nguoi hinh anh goc 9
 
=> Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com

Khánh An


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem mệnh chính là xem giá trị nhân sinh con người

Ăn gì để vượng vận trong tiết Hạ Chí?

Hạ chí là một trong 24 tiết khí, bắt đầu từ ngày 21 tháng 6 và kéo dài tới ngày 7 tháng 7 Dương lịch. Theo truyền thống, để vận khí vượng thì chúng ta có thể
Ăn gì để vượng vận trong tiết Hạ Chí?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

sử dụng một số loại thực phẩm như mì, khổ qua, tỏi, hành tây…


► Xem lịch âm và giờ hoàng đạo chuẩn xác tại Lichngaytot.com
1. Ăn khổ qua (mướp đắng) – Thanh nhiệt

An gi de vuong van trong tiet Ha Chi hinh anh 2
 
Hạ Chí có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn nhiều thì nóng. Ăn nhiều đồ ăn có tính nhiệt sẽ khiến cho tâm hỏa, tâm hỏa quá vượng sẽ khắc với phế kim. Căn cứ vào các mối quan hệ tương hỗ ngũ hành, ngũ thành, ngũ tạng và ngũ vị thì vị đắng có thể hỗ trợ tâm khí và chế phế khí nên khổ qua (mướp đắng) được xem là loại thực phẩm tốt nên dùng trong tiết Hạ Chí.   2. Ăn Tỏi, hành tây – Giảm bớt bệnh truyền nhiễm
 
Mùa hạ mưa nhiều, ẩm ướt là điều kiện tốt để muỗi sinh sản và phát triển, truyền nhiễm các loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh kiết lị. Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, bạn có thể ăn nhiều tỏi và hành tây, ngoài tác dụng phòng ngừa, 2 loại gia vị trên còn có tác dụng giảm bớt tà khí.
3. Ăn cơm gạo mới – Ngon miệng
An gi de vuong van trong tiet Ha Chi hinh anh 2
 
Trên thị trường ngày nay, xuất hiện rất nhiều các loại gạo khác nhau, trong số đó không ít là gạo “giả”, chắc chắn các loại gạo này không tốt bằng chính những loại gạo mà nông dân vừa mới thu hoạch. Trải qua thời gian lữu trữ dài, lại thêm phần vận chuyển, vệ sinh môi trường lưu trữ không đảm bảo khiến cho hạt gạo có thể mang mầm bệnh. Trong tiết Hạ Chí, ăn gạo mới vừa thu hoạch xong vừa ngon miệng, tạo cảm giác ngon miệng trong tiết trời nóng bức lại vừa phòng tránh được một số loại bệnh. Khi ăn cũng nên nhai kỹ để tốt cho sự hoạt động của dạ dày.   4. Ăn đồ lạnh – Tiêu nhiệt

Mùa hạ thời tiết oi bức rất khó chịu, ai cũng muốn ăn một món gì đó “man mát” để đỡ nóng hơn. Những ngày này, bạn có thể ăn kem, ăn chè, uống nước mát, sinh tố, nước hoa quả… nhưng nên ở chừng mực nhất định nếu không sẽ bị về đường hô hấp.
Lichngaytot.com
Đôi điều cần biết về tiết Hạ Chí
Hàng năm, từ 21 hoặc 22 tháng 6 tới ngày 5 hoặc 6 tháng 7 là tiết Hạ Chí, một trong 24 tiết khí, đánh dấu những ngày nắng nóng cực điểm đã tới.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ăn gì để vượng vận trong tiết Hạ Chí?

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến)
Tục khao lão

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ đình trung. Lo đủ lệ là được, có mời  thì mời phe giáp hay thôn xóm khắc đến, vì lên lão là quyền đương nhiên không phải cậu cạnh.

Những nhà giàu có thường nhân dịp bày tiệc mừng thọ tế lễ, ăn uống linh đình. Tế sống cha mẹ, có văn chúc thọ với ban tư văn hành lễ trợ tế. Cha mẹ ngồi phía trong, con trái, gái, dâu, rể, cháu chắt, phân thứ bậc trên dưới đứng hai bên, nam bên trái, nữ bên phải, làm lễ tế ba tuần rượu, có tấu nhạc trọng thể , vui vẻ. Tế sống cha mẹ mỗi lần hai lạy, khác tế thần, tế tổ mỗi lần bốn lạy. ở đất văn vật, bài văn tế chúc thọ thường là cả một công trình bút mực, có khi người trong vùng nô nức đến xem tế và nghe đọc văn.

Có đám mừng thọ mời bà con họ hàng làng tổng, tiệc tùng hát xướng hai ba bốn ngày.

"Phú quý sinh lễ nghĩa", có nhiều nhà làm lễ mừng thọ cha mẹ lên lão 70, 80, 90 tuổi...Không phải tục lệ bắt buộc, giàu có bày ra thết đãi mời mọi người đến chia vui với mình, đồng thời làm vui lòng cha mẹ, tưởng cũng là một tục hay, có thể khiến cho những kẻ nhẹ tình hiếu thảo, không lo phụng dưỡng cha mẹ cho được tuổi thọ như người, phải lấy làm suy nghĩ và hổ thẹn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tục khao lão

Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Vào ngày 6 tháng 4 âm lịch có diễn ra lễ hội Gióng tổ chức tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành Phố Hà Nội. Nhằm suy tôn Thánh Gióng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Hội Gióng

Thời gian: được tổ chức từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 4 âm lịch (chính hội là ngày 9 tháng 4).

Địa điểm: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành Phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thánh Gióng (một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - "Phù Đổng thiên vương").

Nội dung: Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ... Trong ba ngày hội đầu, dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.

Ngày chính hội là ngày mùng 9 tháng 4 có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân).

Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Cách trang trí phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy

Sau đây là những lưu ý cơ bản và đơn giản khi bạn muốn tìm hiểu cách trang trí phòng ngủ hợp phong thủy mà còn mang lại cuộc sống an yên hơn cho bản thân.
Cách trang trí phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sau đây là những lưu ý cơ bản và đơn giản khi bạn muốn trang trí phòng ngủ hợp phong thủy mà còn mang lại cuộc sống an yên hơn cho bản thân.       Không như những phòng khác trong nhà, phòng ngủ tuy quan trọng nhưng không cần thiết phải trang trí quá cầu kỳ. Tiêu chí cho việc trang trí phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy là để đồ đạc tối giản nhất có thể.    Và chúng tôi đã rút ra 3 bước nhanh gọn để giúp bạn có thể hình dung ra cách trang trí phòng ngủ hợp lý:   

Bước 1: Tạo năng lượng nền tảng tốt cho phòng ngủ

  Nền tảng năng lượng tốt cho phòng ngủ nghĩa là gì?  Nó là cơ bản một tập hợp các nguồn yếu tố tác động tích cực tới việc duy trì năng lượng tốt cho phòng ngủ.   Có nhiều yếu tố tạo nên một nền tảng năng lượng tốt cho phong thủy phòng ngủ. Đầu tiên là sự phong phú luồng không khí trong lành trong phòng, vì thế phải luôn giữ phòng sạch sẽ, thứ hai là phải đảm bảo sáng tự nhiên có thể chiếu vào để luôn tạo cảm giác tươi mới, sảng khoái, cuối cùng là không được để đồ vật lộn xộn kèm quy tắc "không có thiết bị điện" ở trong phòng.   Không có thiết bị điện tử trong phòng đồng nghĩa là không được để máy tính ở phòng ngủ, không được để điện thoại gần giường và chắc chắn không để những thiết bị tập thể dục hay ti vi trong căn phòng.   Nếu để những đồ điện tử trong phòng thì những loại sóng do chúng phát ra ảnh hưởng tới người trong nhà và đó là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Chúng dần dần ảnh hưởng không tốt tới năng lượng tốt - năng lượng của tình yêu chân thật, kết nối sâu sắc.   Hơn nữa, đừng quên để cửa sổ mở để dòng chảy không khí trong lành được lưu thông và ánh sáng tự nhiên sưởi ấm căn phòng nhà bạn. Ngoài ra tủ đồ quần áo để trong phòng không được để lộn xộn hoặc chất đồ dưới gầm giường.

Xem thêm: 3 mẫu phòng ngủ phạm phong thủy tuyệt đối phải tránh
 
cach trang tri phong ngu (1)
 

Bước 2: Đặt giường đúng vị trí phong thủy

  Tìm cách bố trí đồ nội thất tốt nhất đặc biệt là giường phải ở vị trí phong thủy mang lại may mắn cho bạn. 
 
Giường phải được đặt ở nơi bạn có thể đi vào được từ cả 2 bên giường và nên có kệ kê đầu giường được đặt ở cả hai bên. Lưu ý rằng, không có gương phản chiếu hoặc góc nhọn nào chỉ vào bạn trong khi đang ngủ. Nếu cần thay đổi vị trí để đảm bảo phong thủy trong phòng thì nên lập tức bố trí lại, nhất là đối với những đồ nội thất kích thước lớn như giường.

Tham khảo thêm để hiểu thêm về phong thủy phòng ngủ: Áp dụng những mẹo phong thủy phòng ngủ để đếm tiền mỏi tay

cach trang tri phong ngu (2)
 
 

Bước 3. Sử dụng màu sắc hợp phong thủy 

  Để trang trí phòng ngủ đẹp cũng giống như bạn chọn đồ ăn tốt cho cơ thể của mình vậy. Một không gian xấu xí cũng ngư ăn phải đồ ăn không ngon, khiến bạn có cảm giác hụt hẫng và có thể đầu độc năng lượng của bạn. Trong một không gian xinh đẹp, hài hòa sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần và thậm chí chữa lành những vết thương lòng của bạn. 
 
Vì thế, phải chú ý đặc biệt tới duy trì cảm giác tốt đẹp về phòng ngủ bằng những màu sắc hay trang trí bằng những món đồ mà bạn yêu thích.   Đơn giản nhất là bạn sơn để trang trí phòng ngủ theo hướng dẫn màu sắc phong thủy cơ bản, chẳng hạn như màu sắc thuộc hành Thổ rất tốt đối với phòng ngủ như màu nâu sô cô la, màu cát ánh sáng… hoặc để thêm phần lãng mạn, gợi cảm có thể chọn màu đỏ, hồng, tím hoa oải hương, cam san hô…   Ngoài ra, những đồ vật mang tính nghệ thuật mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc và hứng khởi hay bộ ga giường màu sắc yêu thích sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần của bạn.   Phòng ngủ là biểu hiện ra ngoài cách bạn yêu bản thân mình tới đâu, bất kể bạn đang chung giường với một người bạn hoặc là với chồng. Hãy yêu bản thân hơn bằng cách chú tâm hơn việc làm đẹp phòng ngủ cũng như tâm hồn của bạn. 
MiMo



Lưu ý cần biết về phong thủy phòng ngủ khi có người qua đời Tất tật những điều cần biết để bố trí phòng ngủ chuẩn phong thủy Phong thủy phòng ngủ: Có nên lắp đặt điều hòa ở đầu giường?

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách trang trí phòng ngủ đẹp, hợp phong thủy

Đạo Phật khắc chế các “sao xấu” như thế nào?

Ông Vũ Thế Khanh cho biết, đạo Phật chỉ hướng cho phật tử tự giải hạn cho mình bằng cách tu nghiệp lành để chuyển nghiệp xấu ác đã tạo từ nhiều đời, nhiều kiếp và cả đời này, kiếp này. Các vị tăng, pháp sư, chủ sám… cũng chỉ hướng dẫn cho các tín đồ tự mình giải nghiệp, chứ không thể cầu xin vào tha lực bên ngoài. Cụ thể:
Đạo Phật khắc chế các “sao xấu” như thế nào?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khắc chế sao La Hầu, Kế Đô

– Để khắc chế được tác hại xấu của sao La Hầu, Kế Đô… thì không làm các việc phi pháp, không tàng trữ mua bán đồ quốc cấm, không tuyên truyền tà đạo…

Để tránh thị phi, khẩu nghiệp, kiện tụng thì thực hiện hạnh từ bi, nhẫn nhục, không buôn chuyện, không nói đâm thọc, không a dua, không lươn lẹo, không ham danh vọng, suy nghĩ trước khi nói…

Để tránh được hạn tam tai, tránh được “đồng hành lâm khổ nạn” thì không dùng tiền bạc để hối lộ, để đổi chác tư tình, không dùng mưu gian kế độc để trục lợi trong kinh doanh, trong thương trường, trong tình trường, không đồng lõa với kẻ bất lương…

Khắc chế hao tài của sao Thái Bạch

– Để khắc chế được hiệu ứng “hao tài” của sao “Thái Bạch sạch cửa nhà”, nên làm điều thiện, hồi hướng công đức cho gia tiên, cứu giúp người nghèo khổ, phóng sinh… (như mình đi mua hạt giống), tuy trước mắt có tốn kém nhưng đến mùa gặt sẽ bội thu. Hoặc đi làm ăn xa sẽ có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người.

Khắc chế sao theo phong thủy

Về khắc chế sao, ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Đại học Xây dựng) đã hướng dẫn cách làm đơn giản, áp dụng khoa học phong thủy và không sa đà vào nghi lễ khó kiểm chứng.

Theo đó 9 sao hóa giải theo ngũ hành, sao xấu thuộc hành nào thì tiết giảm, sao tốt hành nào thì chọn ngũ hành tương sinh. Cụ thể:

– Sao La Hầu, Thái Bạch (hành Kim): Dùng Thủy tiết chế. Nên đeo trang sức đá quý màu đen (nham thạch, thạch anh đen…). – Sao Kế Đô, Thổ Tú (hành Thổ): Dùng Kim tiết chế. Nên đeo trang sức đá quý màu trắng (mã não trắng, thạch anh trắng, kim cương, xà cừ…). – Sao Thủy Diệu (hành Thủy, tuy tốt với nam giới nhưng bất lợi cho nữ): Dùng Mộc tiết chế. Nên đeo trang sức màu xanh (phỉ thúy, ngọc lục bảo, thạch anh linh, khổng tước…). – Sao Vân hớn (hành Hỏa): Dùng Thổ tiết chế. Nên đeo trang sức đá quý màu vàng (thạch anh vàng, lưu ly, hổ phách…).

Theo Gia Đình & Xã Hội

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đạo Phật khắc chế các “sao xấu” như thế nào?

Nguồn gốc khoa tử vi

Bài viết tìm hiểu nguồn gốc khoa Tử Vi của tác giả Hoàng Quân rất hay. Mời mọi người cùng tham khảo!
Nguồn gốc khoa tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài viết của G.S Hoàng-Quân

A- Nguồn gốc khoa Tử-Vi

- Tranh luận về khoa Tử -Vi hiện nay, người ta có ba giả-thuyết về nguồn gốc của nó:

- Giả-thuyết thứ nhất: Nói rằng đời người có nhiều sự kiện. Các sự kiện khi giao huy với nhau thành ra sự kiện mới. Trong khoa Tử-Vi, mỗi sao biểu tượng cho một sự kiện đó.

- Giả-thuyết thứ hai: Khoa Tử-Vi là một số sự kiện. Nguyên lý của khoa Tử-Vi không giải-thích được. Các ngôi sao chỉ giao huy với nhau trên một tờ giấy.

- Giả-thuyết thứ ba: lại cho rằng nguyên lý của khoa Tử-Vi là Dịch lý. Hi-Di tiên-sinh đã căn cứ vào Dịch lý mà san định ra Tử-Vi. Như đã trình bày ở trên: Các nhà nghiên cứu Tử-Vi ít để ý đến lịch-sử nguồn gốc của nó. Nên diễn tiến lịch-sử bị bỏ quên. Người đời nay muốn tìm, rất khó khăn, nên mới có những giả-thuyết đặt ra theo trí thông minh sâu sắc mà suy diễn.

Trở lại với nguyên lý khoa Tử-Vi, ta hãy căn cứ vào đoạn đối đáp sau đây của Tống-Thái-Tổ với Hi-Di tiên-sinh:

“.. Quả nhân đã đọc Tử-Vi Tinh-Nghĩa kinh do tiên-sinh ban cho. Tiên-sinh là Thần Tiên khác phàm, trên cảm cùng trời, dưới thông cùng nhân gian. Tiên-sinh đã khải ngộ đặt ra từ bao giờ vậy?

Ðáp:

- Không phải bần đạo đâu. Không phải bần đạo đâu. Khoa Tử-Vi uyên-nguyên từ đời Ðông-Tấn. Qua đời Lục-Triều vẫn chưa có qui-tắc nhất định. Ðời Ðường thịnh trị mấy trăm năm, không ai để tâm đến. Vừa qua thiên-hạ đại loạn, thế sự thăng trầm, chết sống vô định, nên Tử-Vi được san định lại. Bần đạo nhân học 6 khoa Thiên-Văn, Lịch-Phổ, Ngũ-Hành, Ngũ-Sự, Tạp-Chiêm và Hình-Tượng thấy cùng một gốc ở vũ-trụ biến dịch, nên tập lại vậy. Xưa kia các vị Chúc-Quan đã tốn nhiều tâm lực nghiên-cứu ra đây... (Triệu-thi Minh thuyết Tử-vi kinh, chương 1).

Như vậy, nguồn gốc khoa Tử-Vi rất xa, và nguyên-lý của nó ở 6 khoa và gốc ở vũ-trụ.

B– Sáu khoa tạo thành Tử-Vi

Uyên-nguyên khoa Tử-Vi là ở 6 khoa cổ trong thời kỳ văn-hóa sơ khai của Trung-Hoa. Thời đại thượng cổ Trung-Hoa: Hoàng-Ðế, Hạ-Vũ, Tây-Châu, Xuân-Thu, tính ra khoảng 2502 năm ( Từ 2752 đến 250 trước Tây-lịch) nói về tư tưởng rất kính sợ trời. Giữa trời và người có sự liên-hệ quan trọng, được biểu dương bằng câu:

Thiên nhân tượng dữ.
Nghĩa là giữa trời và người có cùng mối liên quan với nhau.

Kinh-Thư nói: Thiên sinh chúng dân.

Kinh-Thư nói: Duy Thiên âm chất hạ dân.

Lễ-Ký nói: Vạn vật bản hồ Thiên - Trời có toàn quyền soi xét khắp nơi, trời có phép tắc trị muôn vật, làm khuôn phép cho mọi ngươì, tức là cái nền tảng đạo đức.

Kinh-Thi nói:

Thuợng đế lâm hạ hữu hách
Giám quan tứ phương.

Lại nói:

Thiên giám tại hạ.
Thiên sinh chúng dân.
Hữu vật hữu tắc.

Kinh-Thư nói:

Thiên tự hữu điển.
Thiên trật hữu lễ.

Ấy bởi cái tư-tưởng đó mới phát sinh ra học thuật. Mà giữ về cái quan hệ học thuật ấy có hai chức quan: Quan Chúc coi việc trời, quan Sử coi việc người. Quan Chúc tức là khởi thủy của khoa Tử-Vi vậy.

a) Quan Chúc coi việc trời

Thời cổ chính trị tôn giáo vẫn chưa phân ra hai đường. Cái chức quan coi việc Thần-quyền rất quan trọng. Như tại Ai-Cập có chức Pháp-Lão, Do-Thái có chức Tế-Tự-Trưởng. Ấn-Ðộ phân ra làm 4 tộc: Bà-la-môn, Sát-lị là giòng Ðế-vương. Bà-la-môn chính là giòng Quan-Chúc. Tây-Tạng có chức Lạt-Ma chuyên giữ đại chính trong nước. Xưa kia Giáo-Hoàng La-mã còn có quyền trên cả vua chúa.

Chúc quan Trung-Hoa có hai loại:

* Một là quan Chúc coi việc cúng tế. Ðại biểu tư-tưởng nhân dân mà tâu lên trời để cầu lấy phúc lành. Sách Châu Quan trong thiên Xuân Quan Ðầu có nói về giòng dõi chi lưu chức quan Chúc ấy. Trong sách Tả truyện có chép, khi Tào-Uế luận chiến sự với Lỗ-Hầu, có bàn về các lễ tế thần để thắng trận.

* Hai là Quan-Chúc coi việc làm lịch. Chuyên giữ việc suy xét việc trời để ứng vào người. Ðời Tam-Hoàng có sai quan Nam-Chính là Trọng coi việc trời để họp các thần. Quan Bắc-Chính là Lê coi việc đất để họp dân. Ðời vua Nghiêu có sai quan Hi-Hòa-Kính thuận việc Trời xét về trình độ Nhật-Nguyệt tinh thần mà làm ra lịch để bảo cho dân biết bốn mùa mà làm ăn. Lại xét máy toàn cơ ngọc hành để so sánh 7 chính, tức mặt trời, mặt trăng, ngũ hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Quan Chúc coi việc làm lịch có ba phần:

- Hiệp định ngày, tháng, 4 mùa làm ra lịch.

- Suy tính thủy chung năm đức để định mệnh trời. Như thiên Nghiêu-Ðiển có viết: Lịch số trời đã thuộc về mình vua. Ðời sau nói về các vua Tam Ðại chịu mệnh trời cũng gốc ở Lịch-Học. Thiên-Hồng-Phạm có nói về Ngũ-Hành và những lời sấm vĩ đều phát nguyên từ đó.

- Xem xét tinh tượng, bói toán, định cát hung. Ðến đời Xuân-Thu, bọn Tì-Táo, Tử-Thận đều là giòng Chúc Quan coi việc lịch.

b) Quan-Sử coi việc người

Quan Chúc, quan Sử quyền ngang nhau. Sách Châu Lễ có kể đến quan Ðại-Sử, Tiểu-Sử, Tả-Sử, Hữu-Sử, Nội-Sử, Ngoại-Sử.

- Kinh-Thi, do quan Thái-Sử đi nhặt về mà có các bài thơ Lão-Ðam (Lão Tử) cũng là quan Trụ-Hạ-Sử. Trong Hán-Thư, phần Nghệ-Văn-Chí, sử-gia Ban-Cố cũng cho rằng phái Ðạo-Gia là do Sử-Quan mà ra.

Tóm lại, tư-tưởng học thuật cổ Trung-Hoa, tư-tưởng “Thiên Nhân Tương Dữ” như sau:

Quan Chúc coi việc Trời (nguồn gốc Tử-Vi):

Quan Chúc coi việc tế tự.
Quan Chúc coi việc làm lịch (Lịch tương gia tức Thiên-Văn học. Lịch số học, tức âm Dương. Chiêm-tinh-gia tức Phương-thuật).

Quan-Sử coi việc nguời:

Nhà Sử học về sự thực (Tổ Nho-gia).
Nhà Sử học về suy lý (Tổ Ðạo-gia)

Tất cả Thuật số đều phát xuất từ Chúc-Quan làm lịch.

c) Thuật số cổ Trung-Hoa

Trong bộ Hán-thư của Ban-Cố, phần Nghệ-Văn-Chí có đoạn:

“Thuật số do các sử gia Thần-thoại là Hi-Hòa trong nhà Minh-Ðường đã sưu tầm và duyệt lại. Công việc ấy từ lâu bị hủy đi mà không dùng nữa. Sách vở đến nay không còn đủ. Tuy vậy, có phần sách thì còn, mà nguồn thì quá cố từ lâu. Kinh Dịch có câu: Nếu người chính đáng mà không có thì đạo không thể thi hành được đầy đủ. Ðời Xuân-Thu có Lỗ có Tân-Thuận, Trịnh có Lý Táo, Tần có Bốc Yểm, Tống có Tử-Vi. Thời Chiến-Quốc, Sở có Cam-Công, Vệ có Thạch-Thông-Phủ. Hán có Ðường-Ðô. Ðấy là những nhà thuật số giỏi”.

Các khoa thuật số Trung-Hoa là sáu khoa mà Hi-Di tiên-sinh bảo đó là các khoa có cùng nguyên-lý. Tiên-sinh nhân học, rồi hiệp tinh-hoa thành khoa Tử-Vi. Sách Tả truyện có nói nhiều đến các khoa này.

- Khoa Thiên-văn, trong bộ Sử-Ký 130 quyển của Tư-Mã-Thiên đã dành cả quyển 28 nói về Lịch, quyển 29 nói về Thiên-quan. Trong bộ Hán-Thư, Nghệ-Văn-Chí, Ban-Cố để một chương chép về khoa Thiên-văn. Theo Ban-Cố thì Thiên-Văn dùng để xếp đặt thứ tự, biến dịch của 28 sao 5 hành tinh Nhật, Nguyệt, nhờ đấy mà đoán ra tốt xấu. Khoa Tử-Vi đặt căn bản là vận hành tinh tú ảnh hưởng đến con người, nguồn gốc của nó là Thiên-Văn. Kinh Dịch rút từ nguyên-lý vũ-trụ tuần-hoàn, đồng nguồn gốc với Thiên-Văn, nên có câu:

Quan Thiên-Văn dĩ sát thời biến.
Nghĩa là ngắm tượng trời để xét sự thay đổi thời tiết.
(Chu Dịch, Quẻ Bí)

Nguyên-lý căn bản của Tử-Vi là Thiên-Văn. Thiên-Văn và Dịch đều có nguyên-lý là Vũ-Trụ. Chính vì vậy, có nhiều người lầm cho rằng nguyên-lý của Tử-Vi là Dịch lý cũng không lạ.

-Về Lịch-Phổ dùng vào việc đặt vị trí bốn mùa có thứ tự để tính thời tiết bốn mùa, đêm ngày, Hi-Di không mấy chú ý đến tính chất Ngũ-Hành của các sao tại 12 cung. Mà chỉ để ý đến các cách thường kết hợp lại với nhau thành một cường lực nào đó.

-Ngoài ra, khoa Ngũ-Hành, Ngũ-Sự, Tạp-Chiêm, Hình-Tượng cũng đều có nguyên-lý Vũ-Trụ mà Hi-Di tiên-sinh rút ra để đoán vận hạn, tính tình, sống chết, thành bại của con nguời.

Tóm lại, nguyên-lý khoa Tử-Vi có thể tóm lược như sau:

C- Khoa Tử-Vi và tiểu-thuyết thần thoại

Vì sự thiếu sót của Tử-Vi sử, nên hầu hết những nguời bình dân Việt-Nam đều lầm lẫn những nhân vật tiểu-thuyết Thần-kỳ chí-quái, ma trâu đầu rắn với các sao trong khoa Tử-Vi. Ðể rồi khi lo vận hạn, bầy ra cúng sao, coi như đó là những ông Thần có thể ban phước, ban ơn cho người ta. Thậm chí có nhiều nhà Tử-Vi thành danh mà cũng bị lầm lẫn, nguyên do chính vì không học sử Trung-Hoa và bị tiểu thuyết ảnh huởng đến độ tưởng thật (1)

a) Trần-Ðoàn không phải là Tiên-ông. Trần Hi-Di là một đạo-gia tu ở Hoa-Sơn, đời Tống-sơ. Tất cả sách vở đều chép như vậy. Nhưng đến đời Minh, phong trào chương hồi tiểu-thuyết ra đời. Nhiều tiểu-thuyết gia biến Tiên-sinh thành Trần-Ðoàn lão-tổ, có phép tắc vô cùng huyền bí, hô phong hoán vũ. Có tiểu-thuyết gia cho Tiên-sinh sống từ đời Bàn-Cổ. Ðời Ðông-Chu, Tùy, Ðường đều có xuất hiện đấu phép thu học trò. Tiên-sinh chỉ là Ðạo-gia, và trở thành Tiên trong sự tưởng tượng của người sau ông đến hơn 200 năm.

Các Sao trong Tử-Vi và nhân vật Thần-Thoại: Từ sự lầm lẫn Hi-Di tiên-sinh là một Tiên ông, người ta còn lầm lẫn trầm trọng thêm nữa là lầm các Sao trong Tử-Vi với các vị thần trong Tiểu-thuyết.

Rồi khẳng định rằng Hi-Di tiên-sinh căn cứ vào nhân vật Thần-thoại đời Thương-Chu chiến tranh mà đặt cho các ngôi sao. Sự lầm lẫn tai hại này chứng tỏ không hiểu tí gì về Văn-Học-Sử và Sử Trung-Hoa. Có ba điều chứng minh rằng Hi-Di tiên-sinh không hề căn cứ vào nhân vật đời Thương-Chu đặt tên cho các ngôi sao trong khoa Tử-Vi:

Thứ nhất: Các ngôi sao trong khoa Tử-Vi đều là những hành-tinh có thật trong Thiên-Văn. Ðọc bộ Tinh-Kinh của Cam-Hũu-Vu, hoặc của Lưu-Biểu sẽ thấy rõ tính chất tuần hành của Thiên-Hà. Tiểu-thuyết gia lấy các sao trong Thiên-Văn rồi đặt ra những nhân vật ấy là Thần của ngôi sao.

Ðáng buồn thay, có những nhà Tử-Vi khuyên người ta nên căn cứ vào nhân vật tiểu-thuyết để tìm hiểu tính chất các sao thì tránh sao khỏi sai lạc trầm trọng.

Thứ hai: Khoa Tử-Vi được phổ biến vào năm Càn-Ðức nguyên niên (963), vào đầu đời Tống. Còn nhân vật tiểu-thuyết mãi đời Minh mới xuất hiện. Không thể có việc người sống trước 2000 năm bắt chước người sau. Trong bộ

Trung-Quốc Văn-Học Sử của Dị-Quân-Tả Tự-Do thư xã ấn hành tại Hương-Cảng vào niên hiệu Trung-Hoa Dân-Quốc thứ 48, chương II, Minh Ðại văn-học, trang 397 có viết:
“.. Minh-Sử, Nghệ-Văn-Chí chÉp có tới 127 bộ tiểu-thuyết được viết trong đời này, gồm 3307 cuốn.. Nhưng xứng đáng được gọi là tiểu-thuyết có Trung-Quốc tứ đạo kỳ thư.. Mà Tứ-Ðại kỳ-thư tiểu-thuyết đời Minh truyền đến nay còn thực nhiều. Tiến cử ra đây một bộ đó là bộ Phong-Thần Diễn-Nghĩa hay còn gọi là Phong-Thần Bảng (2).. “

Ðoạn trích dẫn trên đầy đủ chứng minh rằng nhân vật Phong-Thần được bịa đặt ra sau Hi-Di tiên-sinh đến 200 năm.

Thứ ba: Tra cứu các bộ chính sử như Kinh Xuân-Thu, Tả truyện, Chiến-Quốc sách không hề thấy nói đến tên nhân vật thần-thoại trong Phong-Thần. Bộ Sử-Ký của Tư-Mã-Thiên:

- Cuốn 4 nói về Thương Kỷ.
- Cuốn 5 nói về Chu Kỷ.
- Cuốn 33 nói về Lễ, Chu-Công thế-gia.
- Cuốn 32 nói Tề, Thái-Công thế-gia.

Chỉ thấy nói đến các nhân vật lịch-sử như: Trụ-Vương, Võ-Vương, Khương-Thượng...vân. vân... Không hề thấy nói đến Dương-Tiễn, Lý-Tĩnh, Lý-Na-Tra, Long-Kiết công chúa, Nguyên-Soái Trương-Quế-Phương.v.v...

c) Kết luận. Tóm lại:

- Khoa Tử-Vi nguồn gốc ở chức Chúc quan đời cổ. Nguyên-lý của nó là vũ-trụ. Dịch lý cũng có nguyên lý từ vũ-trụ nên nhiều người lầm tưởng khoa Tử-Vi có nguyên lý là Dịch lý.

Tiểu-thuyết gia đời Minh tưởng tượng ra những nhân vật thần-thoại, rồi cho các nhân vật ấy thành thần, trấn mỗi người một tinh tú. Không có sự liên hệ khoa-học nào giữa các nhân vật đó và những sao trong Tử-Vi. Hi-Di tiên-sinh là một đạo-gia, không phải là Tiên ông.

  • Một giáo sư tốt nghiệp đại học, vì mê tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, bị xe cán gẫy ống chân không đi nhà thương bó bột. Nằm ở nhà tập vận nội công như Trương Vô Kỵ mong xương lành. Rút cuộc chân thối phải cưa.
  • Người Nhật có một bản đề tên Trá trọng Tâm, in đời Minh, 120 hồi.

Tài liệu tham khảo:

SÁCH CHỮ HÁN:

  • Tử vi tinh nghĩa: Trần Đoàn bản của cơ quan nghiên cứu Đông Á Châu.
  • Triệu thị minh thuyết Tử vi kinh: Triệu Thị bản của cơ quan nghiên cứu Đông Á Châu
  • Trung quốc Văn học sử: Dị quân Tả
  • Ẩm băng Thất văn tập: Lương Khải Siêu
  • Trung quốc Triết học sử: Phùng Hữu Lang
  • Trung quốc cổ đại xã hội nghiên cứu: Quách mạt Nhược

SÁCH TÂY PHƯƠNG:

  • Pensee Chinoise: M. Granet.
  • Naissance de la Chine: H.Glessner Greel.

KHHB số 74L1


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nguồn gốc khoa tử vi

Mơ với tử vong ngoài ý muốn –

Trong Tam quốc diễn nghĩa có chép giấc mơ hung dữ của Ngụy Diên. Lúa bây giờ Gia Cát Lượng đang nhận chức Đại tướng quân chinh tây, đi dẹp Tào Tháo, bổ nhiệm Ngụy Diên làm tướng tiên phong đem quân ra Kỳ Sơn. Có một người nghiên cứu mơ nổi tiếng là T
Mơ với tử vong ngoài ý muốn –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ với tử vong ngoài ý muốn –

Chùa Kiến Sơ - Hà Nội

Chùa Kiến Sơ chính là một danh lam thắng tích gắn liền với lịch sử hình thành triều đại nhà Lý. Chính vì vậy, chùa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
Chùa Kiến Sơ - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Kiến Sơ tọa lạc tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây một ngôi chùa cổ, đây là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 21/2/1975.

Chùa Kiến Sơ được xây dựng rất sớm sau khi đạo Phật được truyền vào nước ta ở trung tâm Luy Lâu (làng Dâu – Bắc Ninh). Do Thiền sư Cảm Thành dựng trước năm 820. Đến năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu, Trung Quốc sang nước ta, được Thiền sư Cảm Thành tôn làm thầy, mời ở lại trụ trì chùa Kiến Sơ.

Từ đấy, chùa trở thành trung tâm của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Sau này lên làm vua, Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, đã cho trùng tu chùa và đền Phù Đổng cạnh đó. Vua cũng nhiều lần đến thăm chùa, và mời thiền sư Đa Bảo (là đời thứ 5 dòng thiền Vô Ngôn Thông) về Thăng Long bàn luận. Khi dòng thiền Vô Ngôn Thông suy thoái, chùa trở thành nơi thờ cả Tam giáo: Phật, Lão, Khổng.

Kiến Trúc: Quần thể kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc bộ. Bước qua cổng tam quan là hồ sen lớn, bao quanh là lối đi dẫn vào chùa chính. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ có niên đại gần 400 năm.

Ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa Cửu Long (còn gọi là động Liên Hoàn) được tạo bằng đất thó, có tuổi thọ hơn 200 năm. Đây là tác phẩm nghệ thuật nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm chia thành 5 phần. 3 tòa chính diện có vòm mây, rồng xoắn bao quanh, ngự trên mây có rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát, La Hán và các thần tướng nhà trời.

Khác với các tòa Cửu Long thường gặp ở các chùa Bắc bộ, chính giữa tòa Cửu Long thường tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh, nhưng tòa Cửu Long ở chùa Kiến Sơ được biến thể với tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, tay cầm một chiếc hài; bên trái là tượng Maza trinh nữ, bên phải là Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng. Hai bên hông tòa trung tâm là động tội tái hiện huyền tích tôn giả Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục và động Tây du ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh.

Trong chùa có một hệ thống tượng khá phong phú, bao gồm tượng Phật, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và mẹ của ông, tượng Khổng Tử, Lão Tử. Phía sau chùa có gác chuông, bên dưới có điêu khắc hệ thống hang động mô tả cảnh địa ngục. Trong chùa cũng còn một khánh đá cổ, tạc thô sơ.

Nội điện tôn trí bảy hàng tượng. Lớp trên cùng là tòa điện chính, có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tôn trí bộ Tam Thế Phật, có niên đại thế kỷ XVII. Ba pho thể hiện ba đại kiếp của Như Lai (quá khứ, hiện tại, vị lai) được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền trên ba tòa sen.

Chùa Kiến Sơ
Lễ hội Chùa Kiến Sơ

Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thiếp vàng. Sáu lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng 1 là tượng A Di Đà, hàng 2 gồm năm pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa), hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải, Thích Ca niêm hoa tọa lạc ở hàng thứ tư, kế đến tượng Ngọc Hoàng, dưới cùng có tòa Cửu Long. Bên phải nội điện thờ năm vị Diêm vương.

Tượng Lý Thái Tổ tạc dáng một ông vua ngồi trên ghế, mình mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê (biểu tượng cho quyền lực) ngang ngực.

vào năm 1975.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Kiến Sơ - Hà Nội

Phong thủy văn phòng: Chọn địa điểm công ty chuẩn phong thủy

Phong thủy văn phòng tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty, mà ảnh hưởng lớn nhất về phong thủy chính là địa chỉ.
Phong thủy văn phòng: Chọn địa điểm công ty chuẩn phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy văn phòng tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty, mà ảnh hưởng lớn nhất về phong thủy chính là địa chỉ, đắc địa lợi người đắc tình thế. Nếu công ty có địa thế tốt thì hiển nhiên là sẽ kinh doanh làm ăn phát đạt.

Chon dia diem cong ty chuan phong thuy hinh anh
Ảnh minh họa
  

1. Chọn địa điểm mà kinh doanh tốt nhất


Việc lựa chọn địa điểm này là vô cùng đơn giản, thuê một phòng cũ kho và có thể sử dụng khi cần làm văn phòng đại diện, có thể tìm hiểu xem, vị trí ấy trước đây đã có công ty nào làm việc chưa, công việc kinh doanh của họ ra sao, thắng hay bại, nên tìm hiểu rõ trước khi thuê. Chọn một địa điểm có vị trí “hưng thịnh” để làm văn phòng, đối với người làm kinh doanh sẽ có những ảnh hưởng tích cực, có thể giúp cho công ty tìm được hướng để phát triển, việc kinh doanh cũng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cũng cần xem tử vi của người lãnh đạo công ty để chọn địa điểm cho hợp tuổi.
 

2. Chú ý cảnh vật xung quanh

  Người làm kinh doanh nên biết về phong thủy. Khi lựa chọn địa điểm làm văn phòng, cần phải chú ý xem xung quanh có tòa nhà cao ốc hoặc các công trình kiến trúc cao tầng nào không, nếu có một “chỗ tựa” sau lưng vững chắc thì chắc chắn công ty sẽ làm ăn phát đạt. Trước mặt công ty phải có bãi đất trống, đảm bảo không bị che khuất như vậy công ty mới có thể mở rộng quy mô kinh doanh được. Tốt nhất là 2 bên trái phải của công ty, cảnh vật tương đối đối xứng nhau, như vậy hoạt động của công ty sẽ nhanh chóng đi vào ổn định, nhân viên đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. 

Chon dia diem cong ty chuan phong thuy hinh anh 2
Ảnh minh họa 

 
Nếu trước mặt công ty là đường xá có nhiều xe cộ thường xuyên qua lại thì nguồn năng lượng dễ bị phân tán, lâu ngày người làm việc sẽ cảm thấy mệt mỏi, hiệu suất công việc giảm. Công ty cũng cần tránh bệnh viện, đài hóa thân, chùa miếu, lại càng kị nhà ga, bến tàu, chỗ đông người, nhất là nơi ao tù nước đọng, bãi rác. Cửa chính không nên hướng ra ngõ, hẻm, cửa chính cũng giống như con mắt, nếu bị hạn chế tầm nhìn thì việc kinh doanh cũng gặp nhiều trở ngại.
 

3. Chọn những địa điểm nằm trong hình vòng cung

  Theo phong thủy, địa thế hình vòng cung sẽ là dòng chảy của tiền tài, dòng chảy lưu thông tốt thì mới có thể phát tài phát lộc được. Kiến trúc đô thị san sát nhau, xe cộ đi lại nườm nượp như dòng sông, như vậy nếu vị trí công ty ở góc thì tiền tài mới có thể lưu đọng được. Nhưng nhất thiết phải ở trong địa thế hình vòng cung, như là vòng tròn bảo vệ, con người sẽ an tâm làm việc, tình hình công ty mới có thể phát triển được. Nếu bạn có ý định kinh doanh nhà hàng, khách sạn thì nên đọc  bài viết này: Chọn địa thế tả Thanh Long hữu Bạch Hổ cho nhà hàng

4. Tránh địa hình “Sát”


Địa điểm công ty phải tránh những nơi có đường thẳng, đường vòng cung lật ngược, đường hình gươm đao hay những công trình kiến trúc có hình dạng sắc nhọn. Nếu là đặt văn phòng ở tầng một thì chú ý cột điện, máy biến thế, cây cối che khuất cửa sổ, xung quanh không có kính phản chiếu hoặc gương cầu...

Những thành phố lớn thì không gian hữu hạn, các công trình văn phòng có thể ở ngay cạnh cầu vượt, hầm chui, xe cộ nườm nượp… tạo ra những luồng sát khí, khí động thường xuyên, vượng khí không thể lưu lại, tốt nhất là nên kết hợp với một vài mẹo phong thủy như đặt bể cá, đặt tiểu cảnh thác nước hoặc nhờ các chuyên gia phong thủy tư vấn các phương pháp hóa giải hình sát.

Áp dụng phong thủy để công việc lên như diều gặp gió Phong thủy văn phòng vượng tài vượng lộc nhờ treo tranh đúng cách 22 hình thái cơ bản trong bố cục phong thủy phòng làm việc (phần 1) Lichngaytot.com

Xem thêm Clip: Vật khí phong thủy

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy văn phòng: Chọn địa điểm công ty chuẩn phong thủy

Mười hai con giáp và văn hóa –

Mười hai con giáp là nội dung quý giá trong kho tàng văn hóa phỏng sinh học Trung Quốc. Những câu thành ngữ, câu nói vui, truyện ngụ ngôn và truyện thần thoại có nguồn gốc từ mười hai con giáp đã làm phong phú thêm kho tàng văn học, ngôn ngữ của Tru

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mười hai con giáp là nội dung quý giá trong kho tàng văn hóa phỏng sinh học Trung Quốc.

Những câu thành ngữ, câu nói vui, truyện ngụ ngôn và truyện thần thoại có nguồn gốc từ mười hai con giáp đã làm phong phú thêm kho tàng văn học, ngôn ngữ của Trung Quốc.

yn_tuvi

1. Rồng:

Văn hoá rồng đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Điệu múa rồng phấn chấn, hoành tráng, bức tranh rồng rực rỡ sáng đẹp và bức tượng rồng bay đều là kho tàng quý báu của văn hoá rồng. Hàng trăm nghìn ngày nay, có không ít những câu truyện thần thoại, ngụ ngôn, những chuyện thú vị bắt nguồn từ rồng. Đại bộ phận những truyện này đều ca ngợi tính cách của rồng, cũng có chuyện là sự gửi gắm vào hình tượng Rồng, chẳng hạn như: mượn Rồng trừ ma quỷ, khấn Rồng cầu mưa, mượn Rồng để trả ơn, chinh phục Rồng ác, cầu Rồng trừ tà ma. Truyền thuyết “Cá chép vượt cửa rồng” luôn luôn cổ vũ những người có chí nóng lòng muốn thử thách dù ở thời đại nào, cuốn “Cưỡi Rồng lên trời” lại kích thích tinh thần vươn lên của con người.

Những thành ngữ bắt nguồn từ Rồng cũng làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học của Trung Quốc, chẳng hạn như: rồng cuốn hổ chồm, rồng cuộn phượng bay, khỏe như rồng như hổ, rồng bay phượng múa, đầm rồng hang hổ, tinh thần long mã… đều là những thành ngữ thường dùng đủ thấy ảnh hưởng của văn hóa rồng đối với văn hóa Trung Quốc.

2. Hổ:
Hổ có đáng vẻ uy vũ khiến người ta khiếp sợ nên hổ tượng trưng cho sự trấn áp như: nói đến cọp là tái cả mặt, cưỡi trên lưng cọp, thoát khỏi miệng hùm, rồng hàng phục hổ. “Hổ ngồi rồng cuộn” chỉ người anh tài sáng suốt, “Mắt nhìn thèm thuồng như hổ đói, đầu hổ đuôi rắn, mình hổ thân gấu”. Những câu này đều chỉ đặc tính của hổ. Vì vậy người xưa thường dùng hổ để trừ ma tránh tà.

3. Rắn:
Trong các biểu tượng thi rắn là con vật thiêng rất được sùng bái. Từ thời Tam hoàng Ngũ đế mình rắn luôn được dùng để tượng trưng cho thần uy. Những câu chuyện thần thoại về rắn rất phong phú, muôn hình, muôn vẻ

Có rất nhiều thành ngữ nói về rắn như: vẽ rắn thêm chân, nhìn bóng cung trong chén rượu tưởng là rắn…

Tuy trong thời cổ đại rắn thường được ví với con vật thiêng gây khiếp sợ nhưng trong văn học thì thường được dùng với nghĩa xấu như: đầu hổ đuôi rắn, biến thành rồng lên trời biến thành rắn luồn qua cỏ, rồng rắn lẫn lộn, độc ác như rắn…

4. Ngựa:

Ngựa tượng trưng cho sự mừng vui phơi phới, khí thế bừng bừng, ngựa có quan hệ mật thiết với cuộc sống nhân dân Trung Quốc. Người Trung Quốc thích khí chất của ngựa, sự gánh vác của ngựa, hình tượng ngựa. Ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều kiệt tác hội họa, điêu khắc mô tả về ngựa. Tranh ngựa của Tư Bi Hồng nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới.

Các thành ngữ nói về ngựa rất nhiều: kìm ngựa trước vực thẳm, một con ngựa làm hại cả đàn, cưỡi ngựa xem hoa, chỉ hươu thành ngựa, không phải lừa cũng chẳng phải ngựa, ngựa già biết đường, thiên quân vạn mã, ngựa xe như nước… Thành ngữ về ngựa quả là vô cùng phong phú.

5. Trâu:

Ngoài việc là biểu tượng được sùng bái thời cổ, trâu còn liên quan mật thiết đến cuộc sống của nhân dân Trung Quốc, trâu có đặc tính cần cù chịu khó, chịu mệt nhọc, trung hậu. Những bức tranh trâu, tượng trâu đều lấp lánh màu sắc văn hóa nghệ thuật. Trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh có bức tượng trâu bằng đồng rất nổi tiếng. Ai cũng biết câu chuyện thần thoại đẹp “Ngưu lang chức nữ” thật rung động lòng người. Tính khiêm nhường trong cuộc sống, âm thầm dâng hiến của trâu tạo nên điều cốt lõi trong văn hóa về trâu. Những thành ngữ, câu nói về trâu có rất nhiều, như: đầu trâu mặt ngựa, đầu trâu không đi với mõm ngựa dùng dao mổ trâu cắt tiết gà, sức chín trâu hai hổ, nhiều như lông trên mình trâu. ..

6. Dê:

Dê có quan hệ rất mật thiết tới đời sống nhân dân vùng đồi núi. Phỏng sinh học về dê chủ yếu mô tả đặc điểm ôn hòa, hiền lành của nó. Ví dụ như: yếu như con cừu (dê), dê non lạc đường… Những thành ngữ về dê rất nhiều: mất dê mới lo làm chuồng, treo đầu dê bán thịt chó, mỹ tửu Dương Cao, đường kỳ sơn mất dê…

7. Mèo:

Từ rất sớm trong lịch sử, mèo đã là vật nuôi thân thiết của con người. Mèo tượng trưng cho sự dịu dàng, hòa bình bình yên, nhanh nhẹn, khôn khéo, nhưng cũng rất kiên cường khi cần bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tranh ảnh, tượng về mèo rất phong phú đa dạng mang đậm sắc thái nghệ thuật đẹp đẽ. Trang văn học dân gian có rất nhiều câu chuyện về loài mèo. Con mèo mày trèo cây cau…

8. Khỉ:

Khỉ thông minh, nhanh nhẹn, giỏi bắt chước. Vì vậy, phỏng sinh học về khỉ chủ yếu là nhân mạnh đặc điểm nhanh nhạy. Ví dụ: tinh nhanh như khỉ, khỉ bốc ngô, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Tôn Ngộ Không lộn nhào, khỉ ngồi cáng tre. Ngoài ra, còn có câu: cây đổ thì đàn khỉ cũng tan.

9. Chó:

Chó là loài được con người thuần dưỡng đầu tiên. Chó làm được nhiều việc như: giữ nhà, đi săn nhất là tấm lòng trung thành với chủ. Nhưng trong văn học, chó lại thường bị dùng với nghĩa xấu, ví dụ như: chó cậy gần nhà, chó là đồ vô tích sự, chó nhà có tang, chó không bỏ được thói ăn phân, chó dại cắn người… Thành ngữ về chó có những câu như: chó cùng rứt giậu, chó ghẻ, chó săn, chửi gà mắng chó, trộm gà bắt chó… Tuy những câu này đối với chó là không công bằng song chúng lại có tác dụng làm phong phú ngôn ngữ Trung Quốc.

10. Lợn:

Nói đến phỏng sinh học về lợn, không thể không nói đến kiệt tác “Tây Du ký” của Ngô Thừa Ân, ông đã khắc họa đậm nét và rất thành công tính cách tham ăn, lười biếng nhưng rất thật thà đáng yêu của nhân vật Trư Bát Giới. Cũng chịu ảnh hưởng từ đó, lợn trở thành từ để chỉ loài vật tham ăn, lười biếng. Những câu nói bỏ lửng về lợn cũng rất thú vị như: Trư Bát Giới soi gương (trong ngoài đều không phải là người), Trư Bát Giới ăn quả nhân sâm (thực bất chi kỳ vị), Trư Bát Giới cài hoa (không tự thấy xấu mặt), Trư Bát Giới múa đinh ba.

11. Gà:

Gà là vật quý của nhà nông, có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người, là đồng hồ tự nhiên của nhà nông. Từ thời cổ nhà nông đã nghe tiếng gà gáy báo sáng để dậy làm việc, đến khi gà lên chuồng mới nghỉ công việc. Thành ngữ về gà cũng rất nhiều, như: Lông gà vỏ tỏi, gà bay trứng vỡ, gà bay chó nhảy, gà chó không yên, da gà lông ngỗng, gà nhúng nước …

12. Chuột:

Truyền thuyết kể rằng chuột vốn không có tên trong mười hai con giáp, đáng ra là mèo, nhưng một lần đức Phật Như Lai triệu tập mười hai con vật đến, vì mèo đến chậm nên chuột thừa cơ đứng lên trước thế là thành ra đứng đầu mười hai con giáp. Chuột nhanh nhẹn, giảo hoạt, có khả năng thích ứng cao, hay ăn vụng, tầm nhìn lại hạn hẹp nên những câu nói về chuột đều có nghĩa xấu. Ví dụ: “Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con để đào hang đất”, “Phân một con chuột làm hỏng cả nồi canh”, “Mèo khóc chuột” (giả từ bi), “Tầm nhìn hạn hẹp như chuột”, “Gan bé như gan chuột”, “ôm đầu mà lủi như chuột”…

Tóm lại, văn hóa phỏng sinh mười hai con giáp có nội dung rất phong phú, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa, phong tục, luân lý tín ngưỡng của người Trung Quốc và có đóng góp nhiều vào việc làm phong phú thêm ngôn ngữ của Trung Quốc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mười hai con giáp và văn hóa –

Vật phẩm phong thủy để sớm sinh con –

Với ý nguyện sớm có con, nhiều người đã dùng đến các vật phẩm phong thủy được lưu truyền trong dân gian: Kỳ Lân Kỳ Lân còn gọi là con nghê trong truyền thuyết, được coi là con thú nhân hậu, hôm trước ngày Khổng Tử chào đời, có một con Kỳ Lân đến nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Với ý nguyện sớm có con, nhiều người đã dùng đến các vật phẩm phong thủy được lưu truyền trong dân gian:

Kỳ Lân

Kỳ Lân còn gọi là con nghê trong truyền thuyết, được coi là con thú nhân hậu, hôm trước ngày Khổng Tử chào đời, có một con Kỳ Lân đến nhà ông, trong miệng ngậm quyển sách bằng ngọc, trong sách đó ghi chép vận mệnh của Khổng Tử, dự đoán sau này ông trở thành bậc vương hầu, tuy nhiên ông đã không gặp thời, không làm được quan lớn.

ky-lan

Đây là nộỉ dung của điển tích “Kỳ Lân nhả sách ngọc”, cũng vì vậy mà sau khi ra đời người ta gọi Khổng Tử là “con Kỳ Lân”, từ đó truyền tụng phong tục Kỳ Lân biếu con.

Liên sinh quý tử

Với những người sốt ruột muốn có con ngay, hãy sử dụng miếng ngọc bội cổ mang tên “Liên sinh quý tử”. Hình dạng của miếng ngọc bội này là một cậu bé ngồi trên lá sen hoặc tay cầm bông sen (loại này còn có tên là “Trì hà đồng tử”) “liên” là hoa sen, lá sen nhưng lại đồng âm với chữ “liên” là liền ngay, nên tấm ngọc bội mang ý nghĩa cầu chúc có con sớm.

Miên miên qua điệt

“Qua” có nghĩa là quả dưa, “điệt” là dưa nhỏ. Hình ảnh giàn dưa leo quả to, quả nhỏ và quả nhỏ thì nhiều hàm ý là “con cháu đầy đàn”. Cho nên khắc hình tượng “con cháu đầy đàn” trên cẩm thạch, người đeo sẽ nhanh chóng sinh con, vẽ trên tranh thì treo trong phòng ngủ.

“Điệt” là hài âm cho “điệp” (bướm). Từ đó, hợp lại thành “qua điệp”. Hình ảnh phú quý đồng tử tay cầm bướm, chân đạp dưa là hàm ý con cháu đầy đàn, phú quý cát tường.

Giàn bầu bí

Giàn bầu bí dây leo chằng chịt, quả to quả bé treo lủng lẳng là biểu tượng một gia đình sum họp, con đàn cháu đống.

Người ta khắc họa hình giàn bầu trĩu quả trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, vởi ý cầu chúc sinh nhiều con.

Thạch lựu

Để có nhiều con, có thể sử dụng viên bạch ngọc tạc hình quả lựu. Hình quả lựu ở đây được bổ làm đôi, một nửa lộ ra rất nhiều hạt, mang ý nghĩa “lựu khai bách tử”. Việc mang tặng bức tranh “lựu khai bách tử” cho đôi vợ chồng mới cưới, được coi là lời cầu chúc tốt đẹp.

Cát khánh hữu dư

Treo tranh có hình 2 đứa trẻ tay cầm khánh, tay cầm cá. Khánh với ý nghĩa là “cát khánh” (điều vui mừng, tốt lành), cá biểu tượng là “hữu dư” (có dư).

Phú quý đồng tử

Là tranh 2 đứa trẻ khả ái tay cầm kim câu thiêm tài tiến bảo, sau lưng là cây phú quý đầy tiền vàng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vật phẩm phong thủy để sớm sinh con –

Bài trí bàn thờ dưới xà nhà, gia chủ đen đủi đủ đường

Vị trí đặt bàn thờ dưới xà nhà sẽ gây ra nhiều điều hung hiểm cho mọi thành viên sống trong ngôi nhà đó, cần phải hết sức lưu ý.
Bài trí bàn thờ dưới xà nhà, gia chủ đen đủi đủ đường

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Vị trí đặt bài thờ trong nhà ảnh hưởng lớn tới sự cát hung của mọi thành viên trong gia đình. Nguyên tắc bài trí bàn thờ là phải “tọa cát hướng cát”, nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt. Bàn thờ bị xà ngang chèn ép lại là điều cấm kị trong phong thủy vì chứa nguy cơ bị “động”.

 

1. Nguyên tắc bài trí bàn thờ là “tọa cát hướng cát”

  Nguyên tắc bất thành văn khi lựa chọn vị trí đặt bàn thờ chính là “tọa cát hướng cát”, ý chỉ nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt. Bên cạnh đó, phía sau bàn thờ cần vững chãi, không nên tựa vào tường kính hoặc cửa sổ...     Đối với những căn hộ chung cư, không gian khá hẹp và nhiều phòng liền kề, nên đặt bàn thờ trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ, không phụ thuộc vào một phòng nào nhất định. Chọn khoảng giữa căn hộ vì lý do đó là vị trí thoáng đáng, không bị bí bách.   
Bai tri ban tho duoi xa nha, gia chu den dui du duong hinh anh
 
Lưu ý, dù vị trí đặt bàn thờ cần thoáng đãng, nhưng không được phép để bàn thờ nhìn thẳng vào bếp hay giường ngủ. Nếu muốn không gian thờ cúng thêm phần trang nghiêm, thanh tịnh, gia chủ có thể bố trí rèm bằng hoa văn cổ quanh bàn thờ. Khi thờ cúng thì kéo rèm lên, sau khi xong có thể buông rèm xuống.   Tránh việc đặt bàn thờ quá cao khiến việc thờ cúng trở nên bất tiện. Đồng thời cũng không nên đặt bàn thờ quá thấp, không thể hiện được sự tôn kính, trang nghiêm.   Tránh đặt bàn thờ ở những nơi gần luồng gió hút mạnh, dễ gây “động” hoặc có thể thổi tắt lửa nhang khi thờ cúng. Việc sử dụng tấm chống ám khói cho trần, tường hiện nay khá phổ biến và đơn giản, nhưng cần đảm bảo yếu tố trang nghiêm, không nên sử dụng vật liệu quá lòe loẹt.   Ban thờ, tủ thờ nên chọn thiết kế đơn giản nhưng đẹp mắt và tiện lợi. Tránh thiết kế rườm rà, trạm trổ quá nhiều hoa văn phức tạp. Ngoài ra, khéo léo sắp xếp đồ vật trên bàn thờ, gia chủ đón rước nhiều tài lộc
 

2. Kê bàn thờ dưới xà nhà, hại đủ đường


- Bàn thờ không được đặt ngay dưới xà nhà, đó là điều mà mỗi gia chủ cần hết sức lưu ý. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tài vận, sức khỏe của gia chủ.   
Bai tri ban tho duoi xa nha, gia chu den dui du duong hinh anh
 
Trong trường hợp không thể thay đổi vị trí của bàn thờ, gia chủ nên lắp thêm trần giả để hóa giải hung hiểm do xà ngang chèn ép. Nếu trần giả quá thấp, gia chủ có thể làm tủ thờ để cải thiện tình trạng. Không nên mua bàn thờ đóng sẵn. Vì nó không có hiệu quả cho việc hóa giải này.   - Nếu phòng thờ dùng toàn sơn tường màu sáng thì không nên lắp quá nhiều bóng đèn, sẽ ảnh hưởng tới tính trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng. Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng để hắt sáng lên hai bên bức tranh.   - Bài vị tổ tiên không được cao hơn tượng Thần, Phật. Bởi theo quan niệm dân gian, như thế sẽ khiến thiên địa đảo điên, bề dưới hỗn hào với bề trên, nam suy, nữ cường. Ngoài ra, không nên đặt bàn thờ tổ tiên đối mặt với bàn thờ Phật, điều này phạm kị. Xem thêm: Nằm lòng quy tắc lập bàn thờ Phật tại gia để cả nhà luôn bình an
 
- Không được đặt bàn thờ trong phòng ngủ, những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh... Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
 
- Luôn giữ bàn thờ giữ sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang, đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.
 
Việt Hoàng Mang tội bất kính vì bày đồ giả trên bàn thờ
Bàn thờ là nơi linh thiêng và là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu trong gia đình đối với tổ tiên. Vì vậy, nếu không muốn mang tội bất

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bài trí bàn thờ dưới xà nhà, gia chủ đen đủi đủ đường

Cẩm nang phong thủy tuổi Tân Dậu 1981 –

Như chúng ta đã biết Gà là đại biểu của tuổi Dậu, được xếp ở vị trí thứ 10 trong 12 địa chi. Xét về thời gian, là vào khoảng từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Về phương vị là hướng chính Tây. Nếu lấy 4 mùa để phân chia thì vào khoảng tháng 9 Dương lịch,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tháng 8 Âm lịch.

Bằng cách vận dụng phong thủy hợp lý, người tuổi Tân Dậu sinh năm 1981 có thể dùng linh vật phong thủy, đá phong thủy để thu hút vận may, rước tài lộc vào nhà. Vậy vận dụng linh vật hay đá phong thủy bằng cách nào, đó là những linh vật gì, hay đá quý đó gồm những loại nào không phải ai cũng biết. Cho nên hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời trong bài viết về cẩm nang phong thủy tuổi Tân Dậu 1981.

Theo tín ngưỡng dân gian, Bất Động Minh Vương là Phật bản mệnh của người tuổi Dậu.

Nội dung

  • 1 Đá quý phong thủy cho tuổi Tân Dậu
  • 2 Linh vật hộ mệnh đeo bên người cho tuổi Tân Dậu
  • 3 Hướng tốt, hướng xấu cho nam tuổi Tân Dậu
  • 4 Hướng tốt, hướng xấu cho nữ tuổi Tân Dậu

Đá quý phong thủy cho tuổi Tân Dậu

Người tuổi Tân Dậu sinh năm 1981, có ngũ hành năm sinh là Thạch Lựu Mộc

Đeo các loại đá quý màu đen, xanh nước biển, xanh da trời (hành thủy) để được tương sinh (thủy sinh mộc), như: aquamarine, iolite, lapis lazuli, sapphire lục, spinel lục, tanzanite, topaz xanh nước biển, zircon lục, thạch anh khói, thạch anh tóc đen…

Đeo các loại đá quý màu xanh lá cây (hành mộc) để được tương hợp, như: alexandrite, fancy diamond (kim cương màu), emerald ngọc lục bảo, garnet xanh, cẩm thạch, ngọc phỉ thúy, đá mặt trăng (loại có hiệu ứng ánh trăng xanh), peridot, sapphire xanh, tourmaline xanh, turquoise và zircon xanh…

Tránh đeo các loại đá quý màu trắng, xám, ghi (hành kim) vì kim khắc mộc, như: thạch anh trắng, mã não trắng, sapphire ghi, tourmaline trắng, garnet trắng, topaz trắng,…

Tránh đeo các loại đá quý màu vàng, nâu (hành thổ) vì mộc khắc thổ, như: thạch anh tóc vàng, mắt hổ, thạch anh vàng, sapphire vàng…

Không nên đeo các loại đá quý màu đỏ, cam, hồng, tím (hành hỏa) vì mệnh cung bị sinh xuất, làm giảm năng lượng (mộc sinh hỏa), như: amber hổ phách, thạch anh ametrine, thạch anh citrine, thạch anh tím amethyst, fancy diamond (kim cương màu), garnet ngọc hồng lựu, kunzite, morganite, opal lửa, thạch anh hồng, ruby, sapphire hồng, đá mặt trời sunstone, topaz đỏ, tourmaline hồng, zircon (đỏ, cam, hồng)…

Lưu ý

Các loại đá quý đa sắc có thể đeo cho tất cả các mệnh như tourmaline đa sắc, thạch anh đa sắc, đá melody (super seven)…
Các loại đá quý không màu như kim cương, zircon không màu… có thể đeo cho tất cả các mệnh
Các loại đá quý có nguồn gốc hữu cơ như ngọc trai, ngà voi, mai rùa có thể đeo cho tất cả các mệnh
Ruby (hồng ngọc) cũng là loại đá quý đặc biệt phù hợp với tất cả các mệnh.

Linh vật hộ mệnh đeo bên người cho tuổi Tân Dậu

Phật Tổ Như Lai
Phật Di Lặc
Bất Động Minh Vương (Phật bản mệnh tuổi Dậu)
Tỳ Hưu
12 con giáp
Vòng tay phong thủy
Thiềm thừ Cóc tài lộc
Chúa gê-su…

Hướng tốt, hướng xấu cho nam tuổi Tân Dậu

Nam tuổi Tân Dậu

Năm sinh: 1981

Cung mệnh: Khảm thuộc đông tứ trạch

Mệnh nạp âm: Thạch lựu Mộc


Hướng tốt theo Bát trạch:

Hướng chính Bắc (Khảm): Được Phục vị, Phù Bật Thủy tinh.
Hướng Đông Nam (Tốn): Được Sinh khí, Tham lang Mộc tinh.
Hướng nhà, giường ngủ, bàn thờ, hướng cửa phòng bếp: Bắc, Đông Nam.
Nhà vệ sinh, bếp nấu: Dậu, Tân, Càn, Hợi.
Chọn vợ, chồng hoặc đối tác làm ăn: thuộc Đông tứ mệnh.

Sử dụng và bài trí các linh vật theo la bàn phong thủy để được may mắn và bình an:

Về mặt sức khỏe: Nên đặt bình hoa to ở cát phương ( trừ bốn sơn là Tý, Ngọ, Mão, Dậu), treo ba hồ lô bằng gỗ ở ba phương Sinh khí, Thiên y và Phúc Đức.

Về mặt trí tuệ: Đặt một bức tượng Văn Thù Bồ Tát, Tâm kinh hoặc Văn Xương Đế Quân theo hướng sao tốt.

Về mặt công danh sự nghiệp: Đặt tượng Mã thượng phong hầu bằng ngọc, đặt ấn thăng quan (làm bằng đá ngọc: ấn kỳ lân, ấn thiên ngọc, ấn rồng).

Về mặt tài lộc: Đặt con cóc ba chân, ngọc hình trụ vuông có lỗ tròn hoặc treo một xâu tiền cổ ở hướng sao tốt.

Hướng tốt, hướng xấu cho nữ tuổi Tân Dậu

Nữ tuổi Tân Dậu

Năm sinh: 1981

Cung mệnh: Cấn thuộc Tây tứ trạch

Mệnh nạp âm: Thạch lựu Mộc


Hướng tốt theo Bát trạch:

Hướng chánh Tây (Đoài): Được Phước Đức, Vũ Khúc Kim tinh.
Hướng Tây Bắc (Càn): Được Thiên Y, Cự Môn Thổ tinh.
Hướng nhà, giường ngủ, hướng cửa bếp và bàn thờ: Tây, Tây Bắc.
Nhà vệ sinh, bếp nấu: Đinh, Ất.
Chọn vợ, chồng hoặc đối tác làm ăn: Thuộc Tây tứ mệnh.

Sử dụng và bài trí các linh vật theo la bàn phong thủy để được may mắn và bình an:

Về mặt sức khỏe: Treo bức tranh chữ Phúc hoặc Ngọc Pháp luân theo hướng sao tốt.

Về mặt trí tuệ: Đặt Tâm kinh hoặc tháp Văn Xương hoặc ngọn Trường minh đăng theo hướng Đông Bắc để hóa giải sinh khí kỵ.

Về mặt công danh sự nghiệp: Đặt tượng Mã thượng phong hầu bằng ngọc ở hướng Phúc đức, Phục vị.

Về mặt tài lộc: Đặt bể cá cảnh ở hướng Tây Nam, nuôi 5 hoặc 8 con cá vàng, đặt một con nghê bằng đồng quay đầu ra cửa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cẩm nang phong thủy tuổi Tân Dậu 1981 –

Những câu nói về sự thành công và thất bại trong cuộc sống

Những câu nói về sự thành công và thất bại trong cuộc sống. Mỗi người đều có ít nhất một vài lần gặp thành công và thất bại, tham khảo câu nói hay sau đây
Những câu nói về sự thành công và thất bại trong cuộc sống

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những câu nói về sự thành công và thất bại trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta ai cũng có ít nhất một vài lần gặp thành công và thất bại nhưng dù gặp phải những khó khăn hay là thuận lợi thì bạn phải đối diện với nó như thế nào và đưa ra giải pháp xử lý ra sao để vượt qua những tình huống mình đang gặp phải. Với những câu nói hay về sự thất bại và thành công dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn khi gặp phải những chông gai phía trước.

Những câu nói hay và ý nghĩa về sự thành công trong bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho mình. Con đường đi đến sự thành công trải qua rất nhiều những khó khăn và chông gai vì thế nếu bạn luôn biết lắng nghe và tìm tòi thì con đường ấy sẽ rút ngắn lại. Nào cùng tham khảo những câu nói hay về sự thành công và thất bại trong cuộc sống dưới đây nhé!

Những câu nói về sự thành công và thất bại trong cuộc sống

Thành công được thực hiện bởi những người luôn biết rằng: thất bại là điều không thể tránh khỏi – Coco Chanel.

———

Để vươn tới thành công, ham muốn thành công của bạn phải cao hơn nỗi sợ về thất bại – Bill Cosby.

———

Chỉ những người dám thất bại thì mới có thể đạt được thành công – Robert F. Kennedy.

——–

Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công – Elbert Hubbard

Bạn có thể thất vọng khi bạn thất bại, nhưng bạn sẽ không thể thành công nếu không cố gắng – Beverly Sills

Để thành công trong cuộc sống, bạn cần hai thứ: sự ngu dốt và lòng tự tin – Mark Twain

Mọi người có thể thành công khi họ thấy niềm vui trong những công việc mình đang làm – Dale Carnegie

Cơ hội không đến một cách tự nhiên mà bạn phải tạo ra nó – Chris Grosser

Những người thành công luôn luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Những người không thành công luôn luôn hỏi, “Tôi được lợi gì?” – Brian Tracy

Người ta hiếm khi thành công nếu không làm điều mình thấy vui thích -Dale Carnegie

Cuộc sống không phải là học cách vượt qua 1 cơn bão, mà là học cách để khiêu vũ dưới những cơn mưa – Monica Fish

Rút kinh nghiệm từ thành công là quan trọng nhưng học hỏi từ thất bại là yếu tố quan trọng quyết định thành công – Jason Platnick

Hãy thay đổi suy nghĩ và thế giới của bạn cũng sẽ thay đổi – Norman Vincent Peale

Thành công là một chuyến hành trình, không phải là định mệnh – Ben Sweetland

Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng -Winston Churchill

Tôi không hề thất bại chỉ là thành công của tôi đang bị trì hoãn mà thôi!

Một vài người thường mơ thấy thành công, còn một vài người khác thì thức dậy và đi tìm thành công.

Thành công là sự vấp ngã chín lần và đứng dậy sau những vấp ngã mười lần.

Hãy đi theo ý chí của mình và thành công sẽ đi theo bạn.

Thành công chỉ đến với những người luôn luôn bận rộn đi tìm kiếm nó – Henry David Thoreau

Hãy mơ ước bất cứ điều gì bạn muốn mơ. Đó là vẻ đẹp của trí tuệ con người. Hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn làm. Đó là sức mạnh của ý chí con người. Hãy tin tưởng vào bản thân để thử thách những giới hạn của mình. Đó chính là lòng can đảm để thành công.

Những ước mơ lớn có thể tạo ra nỗi sợ hãi bị thất bại. Không có ước mơ đảm bảo thất bại xảy ra.

Thành công là đạt được thứ bạn muốn. Hạnh phúc là muốn thứ bạn đạt được.

Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công.

Bạn được tha thứ cho hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng.

Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích.

Chinh phục bất cứ một sự khó khăn nào luôn đem lại cho người ta một niềm vui sướng thầm lặng, bởi điều đó cũng có nghĩa là đẩy lùi một đường ranh giới và tăng thêm tự do của bản thân.

Cơ bản là có hai loại người. Người làm nên chuyện và người tuyên bố mình làm nên chuyện. Nhóm đầu tiên ít đông hơn.

Tôi tìm thấy lạc thú lớn nhất, và cũng như phần thưởng, nằm trong công việc vượt qua điều mà thế giới gọi là thành công.

Xây dựng thành công từ thất bại. Sự chán nản và thất bại là hai bước đệm chắc chắn nhất dẫn tới thành công.

Hãy vận dụng những cau noi hay ở trên vào cuộc sống cũng như sự nghiệp của bạn để đạt được những thành công như mong đợi và thường xuyên vào blogtraitim.info để tham khảo những kinh nghiệp bổ ích trong cuộc sống nhé!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những câu nói về sự thành công và thất bại trong cuộc sống

Phát hiện người có tướng tay nợ nần chồng chất

Tướng tay nợ nần chồng chất có đặc điểm thế nào? Cùng ## cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Phát hiện người có tướng tay nợ nần chồng chất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Trên các đốt ngón tay xuất hiện nhiều vân dọc, bạn nên coi chừng về phương diện tiền bạc hay công việc sẽ gặp phải không ít khó khăn, phiền toái. Không vay người khác tiền thì cũng bị người khác vay tiền mà không trả lại.


1. Trên bàn tay không có vân Tài khố

Vân Tài khố nằm ở trên ngón tay cái, là đường vân có nhiều hình dạng khác nhau nối giữa hai đốt ngón tay cái. Xem tướng tay có thể biết được số phận của bạn một cách tương đối.

Đường vân này chủ quản về tiền bạc. Nếu không có nó, ít gặp may mắn về tiền bạc, thậm chí có quãng thời gian trong đời còn vay mượn, nợ nần chồng chất.

Phat hien nguoi co tuong tay no nan chong chat  hinh anh
Ảnh minh họa

2. Đường chỉ tay Vận mệnh có vân đảo

Đường chỉ tay Vận mệnh còn gọi là đường Sự nghiệp hay vân Ngọc trụ (vì nó giống như trụ cột giữa lòng bàn tay). Đường này đại diện cho thành tựu trong công việc đạt được là lớn hay nhỏ, các mối quan hệ xã giao mở rộng ở phạm vi nào, công danh sự nghiệp phát triển đến mức độ nào.

Xem tướng tay nợ nần cho thấy, nếu trên vân Vận mệnh có hình vân đảo (có hình dáng trông như hòn đảo) là điềm không may mắn. Khi nó xuất hiện, chủ nhân nên đề cao cảnh giác trong việc mất mát tiền bạc, thậm chí phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn, khó mà nở mày nở mặt.

Phat hien nguoi co tuong tay no nan chong chat  hinh anh 2
Ảnh minh họa

3. Đốt ngón tay nhiều vân dọc

Trên các đốt ngón tay xuất hiện nhiều vân dọc, bạn nên coi chừng về phương diện tiền bạc hay công việc sẽ gặp phải không ít khó khăn, phiền toái. Không vay người khác tiền thì cũng bị người khác vay tiền mà không trả lại.

Nhìn chung, nếu sở hữu tướng tay này, tình hình tài chính, thu chi của chủ nhân dễ bị mất cân đối. Từ đó gây ra nhiều phiền toái về tinh thần, làm đảo lộn cuộc sống của bạn.

4. Lòng bàn tay dẹt và mỏng


Trong nhân tướng học, lòng bàn tay cũng được coi như là tài khố. Nếu nó càng dày, đầy đặn thì càng tốt, có thể giữ được tiền tài. Ngược lại, nếu lòng bàn tay dẹt và mỏng lại không được coi là tốt, nhiều lắm cũng chỉ đủ ăn, còn không thì nghèo khó, nợ nần chồng chất.

Ngân Hà

Soi tướng tay của quý cô có nguy cơ ế dài
Những quý cô sở hữu tướng tay dưới đây tuy khá thành đạt trong sự nghiệp nhưng đường tình duyên trắc trở và thường kết hôn khá muộn.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phát hiện người có tướng tay nợ nần chồng chất

Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

Các lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 10 tháng 2 âm lịch Hội Làng An Thái,Hội An Hòa,Hội Yên,Hội Rước Nước Trên Sông Hồng,Hội Chử Đồng Tử...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

1. Hội Làng An Thái

Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm ton vinh Vũ Phục - Chiêu Ứng Đại Vương và Thuận Chính Phương Dung công chúa (Ông Dầu, Bà Dầu).

Nội dung: mở đầu là hội lễ tế Thành Hoàng, tiếp đó là các hoạt động vui chơi hấp dẫn: thi nấu xôi dẻo, thịt bò thui, cơm nếp, gà mái, ghẹ luộc; ngoài ra còn có các trò chơi đu tiên, thi cây hoa, cây cảnh xuân.

2. Hội An Hòa

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành Phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh Lý Nhân Tông, Vạn Phúc phu nhân, Tứ Nàng phu nhân (con vua Lý Nam Đế), Bạch Hạp tam giang.

Nội dung: Hội An Hòa có phần lễ và phần hội. Phần lễ có tế nam quan, tế nữ quan. Phần hội có chơi cờ tướng, thi chọi gà.

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh Bạch Hạc Tam Giang, Túc Chinh công chúa.

Nội dung: ngày hội có kết chạ với các làng lân cận - phần tế lễ có phần dâng hương để cúng thành hoàng làng, với lễ vật chỉ cúng bằng cơm tẻ, muối vừng. Phần hội có chơi trò trận giả ném cát.

3. Hội Yên

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn hai vị tướng tài giỏi của Việt vương Triệu Quang Phục là Trương Hống và Trương Hát.

Nội dung: Hội Yên diễn ra lễ cầu mùa (cầu mong mùa màng bội thu), hát quan họ, chạy (kéo) chữ, chơi cướp cầu.

4. Hội Rước Nước Trên Sông Hồng

Thời gian: tồ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Bình Minh, Mễ Sở, Dạ Trạch thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng nhớ đức thánh Chử Đồng Tử, Tiên Dung.

Nội Dung: Lễ rước nước, năm nào cũng được tiến hành trên một dải sông Hồng. Theo tục lệ, nước dùng để cúng bái cho cả năm phải là nước được lấy ở giữa sông Hồng. Đi hầu các đám rước là một hoặc hai con rồng vàng lộng lẫy và uy nghi uốn lượn theo nhịp trống phách. Tiếp đó đến đội tế nữ của các bà, các cô xiêm áo rực rỡ, sau đó là bát bửu chấp kích, đội múa bồng vừa đi vừa đánh trống và vừa múa, rồi đến kiệu thánh và kiệu rước chóe để lấy nước sông Hồng.

Lễ rước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân của nền văn minh lúa nước ven sông Hồng. Khi tận mắt chứng kiến mọi hoạt động trong lễ: múa rồng, rước cá, chèo thuyền, rước nước,... sẽ cảm nhận một điều là mọi hoạt động ấy đều có liên quan đến nước.

Thông qua nghi thức rước nước, người dân mong muốn được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

5. Hội Chử Đồng Tử

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch, huyện khoái Châu tình Hưng Yên.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân Tiên Dung Công Chúa và Tây Sa công chúa.

Nội dung: lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức ở hai ngôi đền: Đền Hoa Đà và đền Dạ Trạch.

Đền Hoa Đà: Từ sáng sớm ngày mùng 10 tháng 2, cuộc rước kiệu của 8 xã được xuất phát từ nhiều hướng theo đê sông Hồng tiến về đền Đa Hòa. Đoàn rước của các xã mỗi khi gặp nhau đều có nghi thức chào nhau. Khi đoàn rước tới xã Đa Hòa (nơi có đền Đa Hòa) thì đoàn rước ở Đa Hòa sẽ ra nghên đón và nhập vào thành một đoàn rước lớn tiến về đền làm lễ. Sau khi an vị thánh tại ban thờ các tôn thần, tất cả mọi người sẽ ra sân đại tế để làm lễ khai hội. Sau lễ khai hội, dâng hương là các trò chơi dân gian, các trò chơi vui được diễn ra cả ngày lẫn đêm.

Tại Đền Dạ Trạch: Sáng ngày mùng 10 tháng 2, đoàn rước nước của xã Dạ Trạch và 4 xã bạn (Hàm tử, Yên Phú, Đông Tảo, Tứ Dân) được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến về phía sông Hồng lấy nước.

Một cuộc trình diễn du thuyền trên sông và làm lễ lấy nước ở giữa sông Hồng. Kết thúc việc lấy nước đoàn rước lên bờ và rước nước về đền và tiến hành khai hội. Sau khi kiệu rước nước được đưa vào an vị trong đền các kiệu rước Thánh an vị tại sân đền, đội hình ổn định, các đại biểu đến dự đầy đủ. Đoàn rồng tiến qua cầu Tiến vào cửa đền cúi lạy Thánh sau đó lui ra, đoàn múa sinh tiền, múa nón biểu diễn trên cầu. Sau lễ khai hội có nhiều hoạt động vui chơi, múa hát... được tổ chức.

6. Hội Bà Thu Buồn

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Bà Thu Buồn (người chăm).

Nội dung: Lễ hội vô cùng độc đáo với các phần tế lễ, đua thuyền tranh tài, rước cộ. Bên cạnh đó hội còn diễn ra các trò chơi vui dân gian như: hát hò khoan đối đáp Thu Bồn Đông, hô hát bài chòi tại chợ Tu Bồn, thi đấu thể thao, cờ người, làm bánh, thi dội nước, gùi nước, gánh nước, kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, thi bơi thuyền, chợ ẩm thực với đa dạng các món ăn dân tộc Cà Tu, Chăm... Đêm giữa hội có rước đuốc và thả hoa đăng trên sông, đốt lửa trại hát tuồng.

7. Hội Dinh Võ

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đền Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Dinh Cô (một trinh nữ chết nước).

Nội dung: từ rạng sáng ngày mùng 10 tháng 2 người ta đã bắt đầu viếng Cô. Mỗi người thường cầm trong tay một cành huệ trắng tượng trưng cho sự thành khiết. Đêm ngày mùng 10 tháng 11 là đêm hội hoa đăng, ánh đèn sáng rực hòa cùng ánh trăng. Hàng vạn ghe thuyền quay mũi về Dinh chầu Cô, tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng thâu đêm.

Lễ chính được tổ chức từ rạng sáng ngày 12. Từ chính điện, đoàn người chỉnh tề cờ quạt ra bãi, lên thuyền, ra khơi làm lễ "Nghinh Cô" rất long trọng. Đặc biệt, trong lễ "Nghinh Cô" còn duy trì được hình thức diễn xướng "Hát bả trạo". "Hát bả trạo" có nghĩa là hát có nắm mai chèo, một thể loại dân ca nghi lễ phổ biến của cư dân vùng biển từ Bình Trị Thiên (cũ) đến Bính Thuận. Ngư dân thường tổ chức hát bả trạo trong nghi lễ đưa ma Cá Ông. Ở Long Hải, hát bả trạo lại gắn với lễ "Nghinh Cô".

8. Hội Nghinh Ông

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Đình Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Cá Ông.

Nội dung: Lễ hội Nghinh Ông bắt đầu từ sáng sớm với một đoàn người gồm các vị kì lão, kỳ hương... Lên một chiếc ghe lớn (có trang trí hoa, cờ, bàn thờ và bài vị thủy tướng, có đoàn nhạc ngũ âm, chiêng, trống và đội múa lân rộn ràng) đi đến 1 địa điểm đã định để dâng hương, rượu. Sau đó, đoàn thuyền về rước Ông đến lăng, tiếp đến là các lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, đọc văn tế, sắc phong, học trò dâng trà, hoa, rượu... Ngoài ra, trong lễ hội còn có các tiết mục: Võ thuật, múa lân, hát Bội... cùng với nhịp điệu hòa âm của chiêng, trống trong khói hương nghi ngút.

Lễ hội Nghinh Ông là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm và thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn.

9. Lễ Kì Yên (Ở Đình Bình Đông)

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 14 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: Phường 7, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn các bậc dạy (tổ nghề) thôn trong.

Nội dung: Đình Bình Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng, là một trong hai ngôi đình có lượng khách tham quan, lễ bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên thượng diễn ra các hoạt động như: lễ cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật Giáo , hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền Hiền, Hậu hiền là thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các công trình phúc lợi cho thôn làng. Phần hội thì có hát bội cúng thần.

10. Hội Đền Sòng

Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 26 tháng 2 âm lịch (chính hội là ngày 25 tháng 2).

Địa điểm: phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng nhớ tới bà mẫu Liễu Hạnh một trong tứ bất tử của người Việt Nam.

Nội dung: Ngày chính hội diễn ra từ 5 giờ sáng kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa, nhưng tất cả mọi việc phải chuẩn bị từ trước đó một tháng.

Lễ hội Đền Sòng gồm cả phần lễ và phần hội.

Phần lễ chính là rước Thánh Mẫu từ Đền Sòng đến Đền Chín Giếng và tế nữ quan. Thủ tục trong lễ hội không nhiều nhưng được cắt đặt chặt chẽ và theo một qui trình nhất định. Vật lễ gồm hoa quả, bánh kẹo, xôi gà, xôi thịt. Một số địa phương quanh vùng còn làm nhiều thứ bánh như bánh chưng, bánh lá răng bừa, bánh nếp, bánh mật, bánh trôi đem tới dâng lễ.

Việc cúng lễ, theo tài liệu xưa ghi lại thuộc phụ nữ đảm nhiệm, gọi là Bà Đồng. Bà Đồng thường là những người sống độc thân từ hồi còn trẻ, tự nguyện làm nghề đồng và coi giữ ngôi đền Thánh Mẫu, hầu Mẫu, hầu Thánh bằng nhiều hình thức như lên đồng, nhảy đồng... còn đàn ông thường chỉ đánh đàn và hát chầu văn. Trong thời gian mở hội các bà đồng phải sống riêng biệt: ở ẩn và ăn chay để giữ cho lòng mình luôn thanh sạch.

Ngày nay việc cúng tế không chỉ do phụ nữ đảm nhiệm mà thuộc về các Bản hội. Có nhiều bản hội tới tế lễ như bản hội bà Sang, bà Toàn, ông Hào.v.v... Các bản hội thường tổ chức chuẩn bị và tập luyện trước kỳ khai hội khoảng một tháng. Ngoài ra còn có bản hội ở các tỉnh, thành phố khác về hội lễ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

Trình tự cuộc tế lễ như sau: Già làng Cổ Đạm sau khi thắp một tuần nhang cáo yết cầu Thánh ban cho dân làng một năm an khang vật thịnh... thì bắt đầu tổ chức rước Mẫu. Tượng Thánh Mẫu được ngự kiệu từ chính tẩm rước qua cung Đệ nhị, Đệ tam và rước quanh đền. Việc rước này theo quan niệm của nhân dân là để cho Thánh Mẫu có thể quan sát lại cảnh vật, đất đai, sông núi xưa...

Đi trước đoàn rước là chiêng, trống, rồi đến bàn thờ đặt những lễ vật và đồ tế khí (chỉ có bà đồng mới có đặc ân được gánh trên vai những thứ thiêng liêng ấy). Trên bàn thờ bày biện đồ cúng tế, hòm đựng những đồ giấy màu vàng óng ánh và tô màu sắc tượng trưng cho quần áo, hoa khăn của Thánh Mẫu, tiếp theo sau là kiệu Thánh Mẫu. Mười sáu cô gái đồng trinh trang phục quần áo sặc sỡ đi giật lùi trước kiệu của Đức Thánh Mẫu. Sau kiệu cũng có mười sáu cô gái đồng trinh giơ cao những lư hương, tung hoa, cầm tán che cho kiệu. Các cô gái được chọn tham gia tế lễ đều là những thiếu nữ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, nết na, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, an khang. Sau khi rước Thánh Mẫu vào chính tẩm an vị, bắt đầu vào tế nữ quan, cuộc tế kéo dài tới nửa ngày.

Phần hội là những trò chơi như đánh vật, võ công, thi hát đối chầu văn. Trước kia các trò chơi tương đối phong phú như múa rồng, đánh cờ, đánh vật, đánh đu, leo dây, múa sư tử. Ngày nay do thời gian buổi lễ rút ngắn lại nên các trò chơi theo đó cũng giảm dần, chỉ giữ lại một số trò độc đáo.

Sau khi được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh Đền Sòng thuộc sự quản lí của Ban văn hóa thị xã Bỉm Sơn. Lễ hội Đền Sòng được thị xã đứng ra tổ chức qui củ hơn nhằm giảm bớt chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo giá trị cổ xưa của nó.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 10 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chử Đồng Tử

Sắc màu nhà cửa và quan niệm phong thủy

Trong trang trí nhà ở, mỗi sắc màu đều có những ảnh hưởng, tác động nhất định lên tâm lý của những người sống trong ngôi nhà. Còn theo thuật phong thuỷ thì màu sắc có vai trò quan trọng trong nhà ở vì màu sắc sử dụng cần phải hài hoà, tương sinh với bản mệnh của chủ nhà mới mang lại sự bình yên, tăng cường vượng khí.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Màu sắc trong phong thuỷ sẽ được dựa vào bản mệnh của chủ nhà và hướng của ngôi nhà. Sau đây là một số thông tin khi sử dụng màu sắc trang trí nhà theo quan điểm của phong thuỷ mà bạn có thể tham khảo.

1. Màu sắc phong thuỷ và bản mệnh chủ nhà

- Thuyết ngũ hành có 5 mệnh là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy và tương ứng là các màu sắc đặc trưng.

+ Màu xanh tượng trưng cho Mộc

+ Màu đỏ tượng trưng cho Hỏa.

+ Màu vàng tượng trưng cho Thổ

+ Màu Trắng tượng trưng cho Kim

+ Màu tối như (tím, sẫm, xám đen, xám...) tượng trưng cho Thủy.

-  Bạn cũng cần quan tâm đến tính tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc và tính tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Sau khi nắm vững màu sắc của từng mệnh và tính tương sinh tương khắc thì chủ nhà nên chọn màu sắc trang trí hợp với bản mệnh của mình và hướng đến các mối quan hệ tương sinh, tránh tương khắc.

Ví dụ như nếu chủ nhà mạng Kim thì căn cứ vào bảng trên, ta có thể chọn màu trang trí là màu trắng (tượng trưng cho mạng Kim) hoặc sử dụng màu vàng (vàng nhạt) thuộc hành Thổ và tránh màu đỏ, hồng vì Thổ sinh Kim, còn Hoả thì khắc Kim.

Với người mạng Kim thì màu sắc trang trí thích hợp cho ngôi nhà là màu vàng hoặc trắng.

2. Màu sắc phong thuỷ và hướng nhà

Theo Ngũ hành thì màu sắc các hướng tương ứng là:

- Màu xanh dương thuộc Thủy (hướng Bắc);

- Màu đỏ thuộc hành Hỏa (hướng Nam);

- Màu trắng thuộc hành Kim (hướng Tây);

- Màu xanh thuộc hành Mộc (hướng Đông);

- Màu vàng thuộc hành Thổ (Trung cung).

Còn các hướng như Đông Nam: màu tốt nhất là xanh lục nhạt; Tây Nam: màu tốt nhất là vàng, nâu nhạt; Tây Bắc: Màu tốt nhất là trắng, bạc. Chúng ta cũng lưu ý đến mối quan hệ tương sinh, tương khắc giữa các màu thuộc các hành khác nhau để chọn màu sao cho phù hợp tránh chọn màu tương khắc với hướng.

Bản đồ tương sinh và tương khắc các hành trong phong thủy

3. Một số lưu ý

 - Ngoài ra đồ nội thất trong nhà cũng nên hài hoà với màu sắc trang trí trong nhà, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc tương phản trong đồ nội thất vì màu sắc quá nhiều có thể tạo cảm giác chóng mặt, gây tâm lý bất an.

-  Các màu sắc trong ngũ hành mang tính tương đối. Ví dụ màu đỏ tượng trưng cho hành Hoả thì không nhất thiết phải sử dụng màu đỏ, ta có thể sử dụng màu tương tự như đỏ, hồng nhạt, hồng đậm...

Những quy tắc trên đây mang tính tham khảo cho bạn trong sắp xếp, trang trí nhà cửa. Chúc các gia đình có tổ ấm xinh xắn riêng dành cho mình.

Chư Kha

Ảnh: Internet


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sắc màu nhà cửa và quan niệm phong thủy

Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Nam có tốt không?

Hướng nhà tốt tự nhiên phong thủy của ngôi nhà cũng theo đó mà thăng tiến vượt trội. Nhà hướng Tây Nam có tốt không?
Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Nam có tốt không?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mua nhà, ngoại trừ xem mức giá, hoàn cảnh, hộ hình, còn có một vấn đề quan trọng tuyệt đối đừng bỏ quên, đó chính là hướng nhà. Cùng xét tới các yếu tố liên quan để xác định cát hung nhé.  

1. Hướng nhà


huong nha tay nam
 
Nhà tọa Đông Bắc, hướng Tây Nam là hướng nhà vượng khí, đề cao hào phú, được đánh giá là rất tốt trong phong thủy nhà ở. Nếu nhà này mà ở hướng Tây Nam có yếu tố Thủy ví dụ như hồ nước, bể bơi, ao nhỏ thì lại càng tốt, vượng khí gặp tài khí, nhất định phúc lộc song toàn.    Người sống trong nhà tọa Đông Bắc hướng Tây Nam có thể phát phú, tài sản giàu có, hiện nay đang là thời kì tốt đẹp, thịnh vượng nhất. Long gặp Thủy thì dừng, Thủy gặp Long thì dừng, có thể thấy tọa vượng hướng suy sẽ ra phú hào nên tọa Đông Bắc vượng hướng Tây Nam suy trong bát vận này là thu đại tài đại lợi, thu nhập càng ngày càng gia tăng   Nhận định trên có thay đổi theo từng đại vận, bát vận nên chủ nhà cần theo dõi sự thay đổi vận trình để có nhận định chính xác nhất. Muốn biết nhà hướng Tây Nam có tốt không thì xem từng thời kì, không có hướng tốt toàn diện, không có hướng xấu mãi mãi. 
Xem thêm bài viết Tính chất 8 sao quyết định hướng nhà trong bát trạch phong thủy
 

2. Hướng cổng


huong nha tay nam 1
 
Nhà có sân thì cửa cổng của sân được coi là cửa chính, cửa cổng – yếu tố cực kì quan trọng trong nhà không thể lơ là. Đây là nơi tụ khí của toàn bộ khuôn viên ngôi nhà, thường hướng cổng có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng chặt chẽ tới tất cả các phòng ốc. Người xưa nói: "Nghìn cân môn lâu bốn lạng sảnh", tức là hướng cổng có sức nặng ngàn cân còn hướng sảnh chỉ có ý nghĩa bốn lạng mà thôi, không đáng so bì. Hướng cổng hợp lý thì ngôi nhà mới hợp phong thủy.   Nhà hướng Tây Nam cần bố trí hướng cổng phù hợp với hướng nhà, hợp mệnh gia chủ, không nên chỉ chú ý tới hướng nhà mà quên mất hướng cổng.
Xem thêm bài viết Hướng cổng theo thế nhà

3. Hướng Tây Nam vượng – suy

  Hướng Tây Nam theo bát quái là cung Khôn, đại diện cho người mẹ, trên thân thể đại diện cho dạ dày. Đây là hướng chính Ngọ, thể hiện thời khắc buổi trưa, lên đỉnh điểm nhưng cũng từ đây sẽ có sự xuống dốc. Đặc trưng là mọi sự đều chín chắn, đầy đủ, không ngừng cố gắng và bắt đầu phát huy công hiệu của chúng. Hướng này tuy là hướng tốt nhưng có tính chất hai mặt, cực thịnh tất suy, cùng xét tới hai khía cạnh của hướng nhà này.   Nhà hướng Tây Nam vượng: sức khỏe dồi dào, tinh thần mạnh mẽ, làm việc hăng hái, khiêm tốn chân thành, giao tiếp thuận lợi, có lợi về bất động sản và quan hệ xã giao.
huong nha tay nam 2
 
Nhà hướng Tây Nam suy: không có tài lãnh đạo, khó có sự nghiệp riêng, dễ mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, đường ruột, phụ nữ sức khỏe yếu, hay đau ốm, người nhà liên lụy lẫn nhau, phiền phức, tổn thất bất động sản.   Nhà hướng Tây Nam có tốt không còn phụ thuộc vào bố trí phong thủy bên trong ngôi nhà, phong thủy ngoại cảnh, đồng thời với không gian và thời gian. Các yếu tố có sự kết hợp hài hòa, qua lại lẫn nhau mới tạo thành tổng thể chung tốt.   Ngoại cảnh phải đáp ứng được một số yếu tố: hướng Tây Nam không có kiến trúc cao lớn, không có ao hồ tù đọng; Tây Nam thấp Đông Bắc cao; địa thế bằng phẳng. Phong thủy trong nhà lưu ý không bố trí nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp hành lang ở phía Tây Nam.   Quan trọng nhất là hợp mệnh với gia chủ, hướng nhà Tây Nam thuộc Tây tứ trạch, hợp với chủ nhân thuộc Tây tứ mệnh, sẽ rất tốt. Nếu chủ nhà thuộc Đông tứ mệnh thì lại không hợp, không phát huy được hết ưu điểm của hướng này. Xem thêm bài viết Mách người Đông tứ mệnh hướng bếp tốt   Như vậy nhà hướng Tây Nam có tốt không nhất thiết phải xem xét tường tận tất cả các điểm trên. Nếu chỉ thấy điểm tốt mà không thấy điểm xấu sẽ phạm sai lầm, ngược lại chỉ thấy điểm xấu mà không thấy điểm tốt biết đâu lại bỏ lỡ mất hướng nhà vượng tài vượng lộc, thật đáng tiếc. 
Cách bố trí cửa sổ theo hướng nhà hợp phong thủy Cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy không hợp tuổi gia chủ “Bỏ túi” 9 bí quyết mua nhà chuẩn phong thuỷ
Trình Trình

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Nam có tốt không?

Tuổi Thìn và tuổi Dậu có hợp nhau không? –

Nếu Thìn và Dậu sống chung trong một nhà, ngôi nhà của họ sẽ rất gọn gàng và có nhiều điều thú vị. Thìn và Dậu dường như đối lập nhau về bản chất. Trong khi Thìn mạnh mẽ và sôi động, có lúc bốc đồng thì Dậu rất thực tế và thậm chí bảo thủ; trong khi
Tuổi Thìn và tuổi Dậu có hợp nhau không? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tuổi Thìn và tuổi Dậu có hợp nhau không? –

Kiêng kỵ kiểu nước cuốn –

Hiện tượng: Cửa ra vào chính đối với cầu thang đi xuống phía dưới được gọi là nước cuốn. Như vậy có thể dẫn đến khí trường trong ngôi nhà vô cùng không ổn định, sinh khí lọt ra ngoài, hơn nữa còn ảnh hưởng đến công việc, kinh tế thu nhập của người tr

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hiện tượng: Cửa ra vào chính đối với cầu thang đi xuống phía dưới được gọi là nước cuốn. Như vậy có thể dẫn đến khí trường trong ngôi nhà vô cùng không ổn định, sinh khí lọt ra ngoài, hơn nữa còn ảnh hưởng đến công việc, kinh tế thu nhập của người trong nhà.

cau-thang-doi-dien-cua-chinh

Phương pháp hóa giải:

Trên cửa đặt một tấm Sơn Hải Trấn chiếu chéo xuống dưới và nơi ngưỡng cửa treo một chuỗi đồng tiền Ngũ Đế để phòng trừ trạch khí lọt thẳng xuống dưới. Cũng có thể treo trên cửa một chiếc gương lỏm Bát Quái chiếu chéo xuống dưới để phòng trừ khí của căn nhà thoát ra ngoài.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiêng kỵ kiểu nước cuốn –

Tiết Xuân Phân là gì?

Tiết Xuân Phân là 1 trong 24 tiết khí trong năm, đánh dấu thời điểm bước vào nắng xuân ấm áp, thời tiết thực sự chuyển giao, vạn vật nảy nở sinh động.
Tiết Xuân Phân là gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Tiet Xuan Phan la gi hinh anh 2
 
Tiết Xuân Phân bắt đầu từ 20 (hoặc 21) tháng 3 kéo dài tới 4 (hoặc 5) tháng 4. Hàng năm, Mặt Trời tới điểm xuân phân là Thiên Xích Đạo (thời điểm Mặt Trời gần Xích Đạo nhất).  Lúc này, ngày đêm bằng nhau, là chính giữa mùa xuân tươi đẹp. 
  Ngày Xuân Phân ánh Mặt Trời bắn thẳng đến Xích Đạo nên độ dài ngày và đêm bằng nhau, sau đó, Mặt Trời dần lui về Bắc nên ngày dài đêm ngắn. Xuân Phân không chỉ có ý nghĩa quan trọng về chiêm tinh học, nông học mà còn ảnh hưởng tới tử vi học. Người xưa dựa vào các tiết khí để đoán vận mệnh và đưa ra những việc nên làm, không nên làm, cầu con, cầu phúc khác nhau.   Infographic: 24 tiết khí đánh dấu thời gian trong năm
Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập

Xuân Phân cây cối muông thú đều tốt tươi và sinh sản, đánh dấu bằng tiếng sấm mùa xuân và những trận mưa xuân tưới đẫm đồng ruộng. Nhiệt độ không khí tăng lên và ổn định, xua tan giá lạnh. Người xưa có câu “Xuân phân mạch thức dậy, một khắc giá ngàn vàng”, ý đây là thời điểm tốt nhất để gieo trồng và chuẩn bị mùa vụ. 
  Trong tiết Xuân Phân, hoạt động tâm klinh và lễ nghi đáng chú ý nhất là tiết Thanh Minh tảo mộ. Vào ngày xuân, con cháu chuẩn bị lễ vật tới thăm nom, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo và kịp thời sửa sang những phần đã bị hư hỏng, xuống cấp.   
Tiet Xuan Phan la gi hinh anh 2
 
Trong tiết khí này, âm dương cân bằng, thời tiết thuận hòa, vạn vật tốt tươi, ngày đêm dài ngắn như nhau nên có tên là Xuân Phân, tức là chia đều mùa xuân ra. Người xưa lấy mốc từ Lập Xuân tới Lập Hạ là mùa Xuân, Xuân Phân là chính giữa khoảng thời gian đó, lúc khí xuân cực thịnh. 
  Tiết Xuân phân không chỉ tốt cho nông vụ, cấy cày mà còn đặc biệt có lợi với việc cưới hỏi, mang thai, sinh nở, hứa hẹn những điều may mắn và an lành. Vì thế, xem tử vi thường đưa ra khuyến cáo nên làm việc hỉ trong Xuân Phân.   Trần Hồng
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tiết Xuân Phân là gì?

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd