Bàn chuyện dự đoán tương lai
Trong cuộc sống vật chất gay go, đầy thử thách, và biến động, nhất là thời cổ đại, con người luôn luôn lo lắng cho tương lai, và tìm mọi cách để tìm hiểu bí mật của nó, và thường tin tưởng ở sự chỉ dẫn của Thần Linh.
Ngày nay, khoa học đã tiến bộ một bước dài với nhiều phát minh, khám phá kỳ diệu, có tầm vóc lớn lao ..nhất là thế kỳ 20, nhưng thực ra, còn nhiều điều khoa học chưa giải thích nổi, những sự bất công, bất như ý..còn đầy rẫy trong xã hội ..nên người ta còn cần tìm hiểu , kiếm giải đáp để dược yên tâm một phần nào,- những môn bói toán ..phát nguyên từ đó.
Ở phương Đông hay ở phương Tây, những môn bói toán được nhiều người biết đến là : Tử Vi đẩu số, Tứ Trụ, Bát Tự (Tử Bình), Mai Hoa, Lục Nhâm..Bói Bài Ai Cập (Tarot) ,Chiêm Tinh, Tướng Tay, Số học (Numerology) vv..
Gần đây, cả thế giới (Đông Tây) lại chú ý đến quyển Kinh Dịch của Trung Quốc, một cổ thư ra đời cách cả 5 ngàn năm, mà trước đây có một số người coi
thường vì cho nó chỉ là một sách bói toán.
Đa số những người trong giới khoa học (hay tự cho mình là văn minh, tiến bộ),
đều không tin giá trị của môn bói toán, lẽ giản dị vì họ chưa kiểm nghiệm, chứng minh được như các bộ môn (khoa học) khác: toán, lý, hóa, sinh vật học.. và, dĩ nhiên, họ cho những người tin bói toán là mê tín..
Sự thật thì-như trên đã viết, với trình độ hiện thời, có nhiều điều khoa học chưa- (hay không bao giờ) giải đáp được, mà khi chưa hiểu rõ, không cắt-nghĩa được.. thì không thể hoàn toàn phủ nhận những sự kiện của người khác nêu ra hay đã kinh qua
nhiều lần (để có thể tin tưởng).
Vậy, những môn bói toán, những phương thuật tìm hiểu tương lai có giá trị gì không và có thể tin tưởng được phần nào không. Câu trả lời sẽ không thể là toàn diện và đồng nhất, vì sẽ tùy theo sự cảm nhận, và kinh nghiệm của mỗi người, cũng như kẻ tu hành đã chứng quả tối thượng thì chỉ có họ nhận biết thôi!
Trong tập thơ “ Ta thấy hình ta những miếu đền”, nhà văn, nhà thơ Mai Thảo đã
có một nhận xét chí lý, khi ông viết (đại ý): Thế gíới có triệu điều không hiểu và ông hi vọng sẽ khám phá ra được, khi đã nằm xuống..
Riêng chúng tôi, cũng như một số bạn đồng chí hướng, từ thủa nhỏ đã nhiều lần thắc mắc về những vấn đề siêu thực (huyền bí) trong đó có bói toán, mà thịnh hành nhất ở Việt Nam là môn Tử Vi đẩu số, Độn Lục Nhâm..
Với những sự nghiên cứu và khảo nghiệm riêng từ nhiều năm, chúng tôi tin tưởng ở giá trị của môn bói toán, nếu những kẻ hữu quan tuyệt đối thành tâm, và người đoán số hay quẻ có đủ bản lãnh và kinh nghiệm.
Trong các môn bói toán (hay xem số) thì Bốc Dịch là môn khó vận dụng nhất, bởi vì những giải thích (quẻ hay hào từ) thường mù mờ, nước đôi..không trả lời dứt khoát vào câu hỏi của đương sự . Kẻ viết đã lưu tâm tìm kiếm được quyển Bốc Dịch lập thành, truyền là của nhà số học Trần Đoàn (đời Tống) sọan ra, đã thử thì thấy khá ứng nghiệm (nếu có dịp, sẽ xin trình bày cặn kẽ).
Bói toán cần có lòng tin, mà khi tâm đã thành và tịnh thì hình như bói cách nào cũng ứng, bởi thế mới có Bói Kiều ..và vô số phương pháp khác. Dưới đây là một kinh nghiệm mới nhất mà kẻ-viết mới trải qua, xin trình bày để quí bạn độc giả nhận xét.
Trong dịp bàu Tổng Thống Mỹ (ngày 7/11/20) vừa qua, một vài bạn có nhắc chúng tôi thử bói (Dịch) xem kết quả thế nào. Thực sự, kẻ-viết rất bận, và cũng không quan tâm đến cuộc bàu cử này lắm, nên cứ ngần ngừ..đợi cho hết việc, mới làm. Đến gần 12 giờ đêm, thấy mọi người đều đã mệt mỏi chờ kết quả bàu cử (25 phiếu cử tri đoàn của Florida), kẻ-viết chợt nghĩ ra một cách bói đơn giản, để mọi người tạm yên tâm đi ngủ.
Sau khi tĩnh tâm giây phút để cảm thông với Vô Hình lực, kẻ-viết đã dùng (một) đồng Quarter của Mỹ để xin bói thử, với ước định mặt có hình người là ứng cử viên Bush và mặt kia là ứng cử viên Gore. Sau khi xóc vài vòng, đồng tiền được tung lên, rồi rơi xuống với hình người lật ngửa, có ý nghĩa là Bush sẽ thắng, và quả nhiên độ nửa giờ sau, có tin Bush đã lượm 25 phiếu cử tri đoàn Florida.
Qua nhiều lần bói quẻ theo sách Bốc Dịch lập thành, kẻ-viết nhận thấy 80% số câu hỏi đã dược giải đáp rõ ràng, và kết quả đúng như lời giải đoán. Kẻ viết còn giữ lại ký lục của những Quẻ (Dịch) và Hào đã bói theo lối gieo đồng tiền (6 lần, mỗi quẻ)
để chiêm nghiệm, và sẽ trình bày lại đầy đủ, nếu có cơ hội thuận tiện.
Nhân tiện đây, chúng tôi cũng xin góp vài ý kiến về tìm hiểu Kinh Dịch, một tác phẩm để bói toán từ lâu đời, đang được các giới học giả Đông Tây nghiên cứu, bàn luận ..để tìm hiểu ý nghĩa chính xác và sự áp dụng của nó trong việc dự (tiên) đoán tương lai.
Dự đoán học nhằm đoán trước tương lai , tức là xu thế phát triển hoặc kết cục tương lai của sự vật, gần hay xa . Chu Dịch có thể là bộ sách chuyên môn ra đời sớm nhất trên hoàn vũ , và chiêm bốc (đoán) là một phần của Chu Dịch (Tượng,Số, Lý, Chiêm). Có thể nói, Chu Dịch lấy chiêm bốc làm hình thức thực hiện.
Quái từ (quẻ) và hào từ chứa đựng những tin tức, qui nạp từ thực tế xã hội
và nhân sinh. Chu Dịch được coi là sách dự đoán cấp cao vì nội dung chứa đựng những nguyên lý dự đoán rất ảo diệu, phương pháp đa dạng, giá trị dự đoán rất cao qua nhiều thời đại về nhiều mặt, thời tiết, phong thủy, cát hung, họa phúc ..
Ngoài phương pháp dự đóan thường thấy như Bốc Dịch theo tượng quẻ, theo lục hào, còn có Kỳ môn độn giáp, Lục nhâm thần toán, Tứ trụ (Bát tự) Tử Bình, Thiết bản thần số ..là những trường phái chiêm phệ khác nhau .
Đã một thơi gian dài, Chu Dịch chỉ được một thiểu số để tâm nghiên cứu ( giơi Nho sĩ cầm quyền ở Trung Quốc, Việt Nam..) và dưới một số chế độ mới, nó từng bị coi là mê tín dị đoan, nếu không phải là bị cấm kỵ.
Thời gian gần đây, ở Trung Quốc, việc nghiên cứu Chu Dịch như được sống lại, ngày càng trở nên rộng rãi, do công lao của các đại Dịch học gia như Thiệu Vĩ Hoa.-.cháu nhiều đời của nhà lý số Thiệu Khang Tiết ( đời Tống), truyền là tác giả sách Mai Hoa Dịch Số,- đã đem dự đoán Chu Dịch ứng dụng vào thực tế, được kiểm chứng vớI khoa học, nên được nhiều tầng lớp trong xã hội tôn trọng, độc giả trong, ngoài nước (Trung Quốc) hoan nghênh .
Nguyên lý Âm Dương được thể hiện trong Chu Dịch qua tượng quẻ và các hào, đó là tính cách Cương Nhu của hào và quẻ với hai ký hiệu __ và _ _để gọi tên các
Hào Dương và Hào Âm.
Trong thiên Thiên Hà, Trang Tử nói: Dịch lấy âm dương làm Đạo . Lại nữa,
Trong Dịch truyện, Hệ từ nhắc lại: Nhất âm, nhất dương chi vị Đạo, có ý nói là
Mâu thuẫn biến động của âm dương (hai cực đối lập) là động lực phát triển của sư vật và xã hội.
Ngoài ra, quan niệm về Ngũ hành sinh khắc , phôi thai từ triều Ân (Trung quốc), đã có mầm mống trong Chu Dịch qua yếu tố Thủy Hỏa .Cổ nhân chia vạn vật ra làm 2 loại lớn là Âm và Dương, còn Kim, Mộc, Thủy ,Hỏa, Thổ là những vật chất cơ bản để tạo thành thế giới.
Sách Hà Lạc nguyên lý nói: Thái Cực sinh ra âm dương, âm dương hợp hóa
ra ngũ hành, các hành vừa là mầm mống , vừa là thành tố của vạn vật.
Dự đoán Chu Dịch gắn liền với ngũ hành, âm dương, và Bát quái của Chu Dịch lại là sự vận dụng qui luật ngũ hành, giải thích và nói rõ mối quan hệ và sự biến hóa của các sự vật và hiện tượng trên thế giới
Giữa ngũ hành có luật tương sinh, tương khắc, cũng như âm dương, là hai
mặt gắn bó-với-nhau của sự vật. Có sinh khắc mới duy trì được sự cân bằng và điều hòa trong quá trình phát triển và biến hóa của sự vật. Mối quan hệ trong âm có dương, trong dương có âm, trong sinh có khắc, trong khắc có sinh, tương phản, tương thành, dựa vào nhau đã duy trì và thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, phát triển, biến hóa bình thường.
-Về Ngũ hành tương sinh. Mộc sinh Hỏa Hỏa sinh Thổ Thổ sinh Kim
Kim sinh Thủy Thủy sinh Mộc
Theo Mệnh lý thám nguyên, Mộc tính ấm, do Hỏa phục mà sinh ra nên nói là Mộc sinh Hỏa .
Hỏa nhiệt có thể đốt cháy mộc thành tro, nên nói là Hỏa sinh Thổ .
Thổ sinh Kim vì kim loại ẩn tàng trong núi (đá hay đất).
Kim sinh Thủy vì có khí thiếu âm chảy thành nước.
Thủy sinh Mộc vì cây cốI nhờ có nước mớI sinh trưởng..
-Về Ngũ hành tương khắc.
Đó là Mộc khắc Thổ Thổ khắc Thủy Thủy khắc Hỏa Hỏa khắc Kim Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc có hai mặt, khách khắc chủ là (hại), và chủ khắc khách, trái lại, là tốt.
GIEO QUẺ
Thông qua tượng quẻ để đoán cát hung, muốn thế cần phải học cách gieo quẻ .
Gieo quẻ sai, tất cả sẽ sai dù bản lĩnh cao, mà muốn bản lĩnh cao, cần nắm vững các kiến thức cơ sở liên quan đến việc gieo quẻ.
Theo một số tài liệu hướng dẫn, muốn gieo quẻ trước hết cần :
- Có Lịch âm dương, tức là lịch Vạn niên dù đoán theo Tượng quẻ,. theo 6 hào, hoặc theo Tứ trụ Tử Bình. Mà ở lịch âm dương, chúng ta cần biết rõ thời điểm các Tiết Khí giao nhau .
Năm âm lịch có 12 tháng và 24 tiết khí, đó là: Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh trập, Xuân Phân, Thanh Minh, Cốc Vũ- Lập Hạ,Tiểu mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử- Lập Thu, Sử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng-Lập Đông,Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn ..
Những tiết khí mang số lẻ (như 1,3..) gọi là Tiết khí, các tiết có số chẵn gọi là Trung khí. Trong vài ba năm có 1 tháng không có Trung khí, được gọi là Tháng Nhuận, mang tên tháng đứng trước mình. Tuy nhiên, trong dự đoán, thì 12 trung khí và tháng Nhuận không có tác dụng trực tiếp, chỉ cần đến 12 tiết khí như Lập Xuân,Thanh Minh..Lập Hạ, Lập Thu..
Trong dự đoán, dùng 12 Tiết Khí để phân ranh giới Nguyệt Lệnh giữa các tháng. Lập Xuân là Nguyệt lệnh thứ nhất trong 12 tiết khí của mỗi năm, nên được coi là ngày Đầu tiên của một năm, và cũng là ngày phân ranh giới giữa hai năm (trước và sau) . Nguyệt lệnh là một trong những tiêu chuẩn để đo lượng mức độ thành, bại của sự dự đoán.
Trong sách Nhập môn Chu Dịch của nữ sĩ Trần Viên (Trung quốc) biên soạn có chỉ dẫn một cách tính số theo ngày Lập Xuân-rất quan trọng-xin được tóm tắt ở đây:
“..Lập Xuân năm 1991 bắt đầu từ 16giờ 09 phút ngày 20 tháng 12 năm âm lịch của năm 1990 (Ngọ). Người sinh trước giờ này(16.09) thuộc về năm Ngọ, còn những người sinh sau 16.09 tính thuộc về năm 1991(Mùi) ..”
Vận dụng Thiên Can (10) Địa chi (12) đế miêu tả chu kỳ vận hành của mặt trăng và mặt trời, và định âm, dương, ngũ hành, phương vị của chúng. Cách tính can chi ngày giờ khá phức tạp, cần có Lịch Vạn niên mới thực hiện được đầy đủ. Nhân đây cũng xin ghi lại ý nghĩa của Can Chi để cùng mở rộng kiến thức. Theo sách “Ngũ Hành đại nghĩa”, Can Chi do Đại Náo (?) đặt ra. Ban đầu, ông lấy Giáp Ất làm tên ngày gọi là Can., lấy Tý, Sửu làm tên tháng , gọi là Chi. Việc nào liên quan đến Trời thì dùng hàng Can để tính, việc liên hệ với Đất thì dùng Chi, tóm lại là những ước hiệu được đặt ra để dùng vào việc dự đoán.
Về ý nghĩa của từng Can, theo sách “Quần thư khảo dị”,
-Giáp có nghĩa là Tách ra (khỏi vạn vật)
-Ất: : Bật ra (chỉ trạng thái sơ sinh)
-Bính: tỏ rõ
-Đinh: Mạnh, trưởng thành
-Mậu: Rậm rạp, phát triền
-Kỷ: ghi nhớ, thành hình, phân biệt rõ ràng..
-Canh: cứng rắn (có cốt lõi)
-Tân: mới (sinh)-không phải là tân khổ, như có người giải thích.
-Nhâm: gánh chịu ( sự nuôi dưỡng vạn vật)
-Quý : vỡ nát (sau khi đã chín)-chứ không phải là quí trọng, như một số người nói.
Ngoài ra, để có thể suy đoán quẻ, người học cần biết cách gieo quẻ, hiểu rõ ý nghĩa các tượng quẻ...một việc đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm và trí thông minh của mình..không dễ gì đạt được trong một sớm, một chiều.
Dù sao, đây chỉ là vài ý kiến sơ lược đóng góp vào việc dự đoán tương lai, điều màchúng tôi tin tưởng có thể làm được một phần, nếu có sự học hỏi nghiêm túc và nghiên cứu kỹ càng,-sẽ được trình bày ở những phần sau.
Tháng 12/2000 Thái Uyển
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)