Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

13 thế đất đại hung khi táng mộ

Khác với người xưa thường lựa huyệt ở nơi núi non, ngày nay người ta chọn đất bằng phẳng để đặt mộ. Nhưng 13 cuộc đất đồng bằng không nên táng mộ sau thì nhất
13 thế đất đại hung khi táng mộ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khác với người xưa thường lựa huyệt ở nơi núi non, ngày nay người ta chọn đất bằng phẳng để đặt mộ theo phong thủy. Nhưng 13 cuộc đất đồng bằng không nên táng mộ sau thì nhất thiết phải tránh.

13 the dat dai hung khi tang mo hinh anh
 
Đất tuy có thế nước triều lai nhưng lại không có nơi thoát, tinh khí phân tán là cuộc đất không nên đặt mộ.
 
Đất có nội cục đẹp nhưng ngoại cục (xung quanh) bị khuất lấp bởi công trình nhân tạo thì vô khí.
 
Đất rộng mênh mông, không nhìn rõ bờ thì long huyệt không rõ, lai mạch mơ hồ, không phải thế đất tốt để táng.
 
Đất tuy có mạch nước tốt nhưng tả dặt – hữu thẹo, không vuông vắn thì là Kiếp long, đại hung.
 
Đất đồng bằng mà “thủy khẩu phù sa”, chia mảnh chia khúc thì là thế đất không thích hợp đặt mộ.
 
Đất mà phía trước không có minh đường thì vô khí, không có khí sinh ra dưỡng huyệt.
 
Đất mà long mạch hợp với thủy thế nhưng thế nước không phối được với long mạch là âm dương không hòa hợp, đất không thể táng.
 
Đất mà chất đất rời bở, hoặc đã bị đào thành ao đầm thì nên tránh khi chọn nơi an táng.
 
Đất mà cây cỏ khô héo, không thể sinh sôi thì đặt mộ cũng lụi tàn như vậy.   Đất mà nhiều hầm lò bếp núc, dân cư đông đúc thì náo động âm phần, tránh đặt huyệt.   Đất mà bốn phía trống trải, thì khí không tụ, đừng nên chôn cất.
 
Đất mà núi thì nhọn như ngọn lửa thiêu đốt, nước thì chảy thẳng mà mạnh là cuộc đất không nên chọn đặt âm phần.   Đất trước có Thần, sau có Phật, gần đền chùa miếu mạo, khiến sinh linh bất an cũng không nên chọn để đặt mộ.
ST    
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 13 thế đất đại hung khi táng mộ

Hoài Lâm - Chàng trai Cự Giải đa tài lại may mắn trong tình yêu

Bước vào showbiz với hình ảnh con giai của bố Hoài Linh, trung thành với dòng nhạc truyền thống, Hoài Lâm là một chàng trai Cự Giải hiền lành chính hiệu.
Hoài Lâm - Chàng trai Cự Giải đa tài lại may mắn trong tình yêu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bước vào làng giải trí với hình ảnh "con giai ngoan của bố Hoài Linh", trung thành với dòng nhạc truyền thống và các bộ môn nghệ thuật cổ truyền khác, Hoài Lâm là một chàng trai Cự Giải hiền lành chính hiệu.

 
Hoai Lam - Chang trai Cu Giai da tai lai may man trong tinh yeu hinh anh 2
Hoài Lâm - chàng trai đa tài

 
Ẩn sâu bên trong một Cự Giải có vẻ hiền lành, Hoài Lâm sở hữu nét cảm xúc của Mặt Trăng Sư Tử, mang tới cho chàng trai sinh năm 95 những khát khao tỏa sáng, muốn được đứng trên sân khấu, muốn được mọi người công nhận. Đây có lẽ cũng là cái duyên gắn anh với "showbiz" Việt từ khá sớm.
 
Mong muốn chứng tỏ bản thân từ Mặt Trăng Sư Tử thôi thúc Hoài Lâm hướng tới những dòng nhạc, những xu hướng hiện đại, tân thời, dễ được công chúng đón nhận – điều mà những dòng nhạc truyền thống khó lòng có thể mang tới cho anh trong thời gian ngắn.
 
Mặt Trăng Sư Tử cũng mang tới thêm cho Hoài Lâm sự lãng mạn hào hoa của một trong những chòm sao được coi là hấp dẫn nhất vòng tròn hoàng đạo. Cả Sư Tử và Cự Giải đều là những cung hoàng đạo lụy tình, chung tình, si tình và sẵn sàng hy sinh tất cả cho người yêu. Đây cũng là lợi thế của Hoài Lâm, giúp anh chàng giữ được một mối quan hệ kéo dài tới tận 5 năm.   Tuy vậy, anh chàng cũng chưa hẳn là người sến sẩm hay kiểm soát tới ngộp thở. Sao Thủy và sao Kim ở cung Song Tử cũng bổ sung thêm vào tính cách anh chàng Cự Giải này đôi nét phóng khoáng, thoải mái và đủ thông minh để không gây quá nhiều áp lực cho người yêu về độ gắn bó, cam kết, trách nhiệm với một mối quan hệ.

Hoai Lam - Chang trai Cu Giai da tai lai may man trong tinh yeu hinh anh 2
Hoài Lâm và Bảo Ngọc - Mối tình 5 năm tươi đẹp

 
Hành tinh chủ của ngôn ngữ, tư duy và hành tinh chủ của nghệ thuật, thẩm mỹ, cái đẹp rơi vào cung Song Tử giúp cho Hoài Lâm khá năng động và đa tài. Anh không ngại thử thách mình với những cái mới, dù là chỉ để thỏa tính tò mò, nhưng sự thông minh vốn có của Song Tử cũng đã giúp anh liên tiếp chứng minh được năng lực bản thân trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, từ cổ đến tân. Cũng thật dễ hiểu vì sao anh chàng lại đạt được Quán quân trong Gương mặt thân quen và sau đó liên tiếp các bước tiến khác trong điện ảnh và âm nhạc.   Sự hiền lành của Cự Giải, khát khao tỏa sáng của Sư Tử, trí thông minh đa tài của Song Tử sẽ chẳng thể phát huy hết tác dụng nếu không có sự bổ trợ từ sao Hỏa Xử Nữ bên trong chàng trai này. Sao Hỏa ở cung Xử Nữ giúp cho Hoài Lâm luôn cẩn trọng, khó tính hơn trong các sản phẩm nghệ thuật, con đường sự nghiệp cũng như các bước tiến trong cuộc sống cá nhân, tình cảm của mình.
 
Dù sao Thiên Vương ở cung Bạch Dương, tạo góc cản trở với Mặt Trời Cự Giải của Hoài Lâm, mang nhiều biến động tới cho cuộc sống của chàng trai này trong những năm gần đây, việc Hoài Lâm công khai người yêu, tuy mang yếu tố bất ngờ với truyền thông, nhưng chắc hẳn đã được sao Hỏa Xử Nữ của anh chàng này tính toán kỹ lưỡng và phải đảm bảo chắc chắn, Hoài Lâm mới mạnh dạn công khai như vậy.  
Hoai Lam - Chang trai Cu Giai da tai lai may man trong tinh yeu hinh anh 2
Hoài Lâm đã và đang vận dụng tốt cơ hội của mình trong cả sự nghiệp và tình cảm.

 
Và nếu để ý, bạn có thể thấy, thẩm mỹ của Sư Tử, sự thông minh của Song Tử và nét kỹ lưỡng của Xử Nữ dường như đã cùng góp phần giúp Hoài Lâm chọn được một cô nàng "hoàn hảo" từ vẻ bề ngoài đến năng lực bên trong. Mới 19 tuổi, Bảo Ngọc – người yêu Hoài Lâm – đã khá thành công trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, và được biết đến là một trong những "hot girl" hàng hiệu đầy cá tính.
 
Với những tác động mạnh của rất nhiều hành tinh trên bầu trời trong thời điểm hiện tại với cuộc sống của Cự Giải, Hoài Lâm đã và đang vận dụng tốt cơ hội của mình trong cả sự nghiệp và tình cảm.
 
Chắc chắn, chàng trai Cự Giải này sẽ đủ sức vượt qua mọi áp lực từ năng lượng của sao Diêm Vương, sự ngộp thở với quá nhiều cơ hội từ sao Mộc cũng như những nguy cơ biến động bất ngờ, không lường trước được từ sao Thiên Vương. Các ‘fan' ruột của Hoài Lâm có thể yên tâm cho "con đường hạnh phúc" và "con đường thành công" của chàng trai này nhé!

ST.
Bóc mẽ dàn trai xinh gái đẹp của Mây Họa Ánh Trăng Có hay không việc NASA thay đổi cung hoàng đạo? Donald Trump - Khi Song Tử hành động

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hoài Lâm - Chàng trai Cự Giải đa tài lại may mắn trong tình yêu

Những điều cấm kị về phong thủy thang máy đối với nhà ở

Thang máy đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, bạn biết những điều đại kị về phong thủy thang máy đối với nơi ở như chung cư chưa?
Những điều cấm kị về phong thủy thang máy đối với nhà ở

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thang máy giờ đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, nhưng bạn đã biết những điều đại kị về phong thủy thang máy đối với nơi ở như chung cư chưa? Cùng Lịch ngày tốt tìm hiểu ngay nhé.
Điều kiện vật chất ngày càng được nâng cao, con người ta cũng bắt đầu chú trọng hơn đến chất lượng cuộc sống. Khi những tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm thì thang máy cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  Thang máy mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích, những tòa nhà cao tầng không còn là nỗi ám ảnh khi chỉ mất thời gian trong chớp mắt là có thể đến được tầng cao mình cần. Tuy nhiên, thang máy cũng có thể ẩn chứa rất nhiều hiểm họa bên trong. Loại bỏ lý do an toàn bởi thang máy kém chất lượng thì về phong thủy, thang máy cũng có thể gây nguy hiểm cho con người.   Hôm nay, Lịch ngày tốt sẽ chia sẻ với các bạn một vài thông tin về phong thủy thang máy, về những điều cấm kị trong phong thủy thang máy mà rất nhiều nơi mắc phải. Cùng theo dõi nhé.  

1. Thang máy lắp đặt quá dày đặc sẽ khiến cho cư dân dễ bị tán tài tán lộc

  Với các tòa nhà cao tầng lớn thì số lượng thang máy thường khá nhiều mà lắp đặt san sát cạnh nhau. Có điều thang máy được lắp đặt như vậy là đại kị trong phong thủy, có lẽ nhiều người không hề biết.


thang may lap dat qua day dac
 

Cửa thang máy bình thường đều trong trạng thái đóng, song đường thang máy lên xuống thì tựa như một con đường thông suốt từ dưới chân lên tận đỉnh tòa nhà. Trong phong thủy tối kị xung quanh nhà có đường thông đi tứ phương, không có điểm che chắn. Với các tòa nhà cao tầng, mà thường nói ở đây là nhà chung cư thì nếu thang máy san sát nhau cũng không khác gì rất nhiều con đường đâm xuyên qua tòa nhà, mang theo tài lộc đi mất. Vì thế mà người dân sống ở đây sẽ không được hưởng tài lộc mà còn dễ bị tán tài, không giữ được gia sản trong tay.

Mời bạn xem thêm: Làm thế nào để cải thiện phong thủy tài lộc?
 

2. Thang máy lắp đặt quá dày đặc sẽ khiến sát khí cực nặng

  Thang máy được coi là loại máy móc thiết bị cỡ lớn. Chúng ta đều biết là trong phong thủy thì máy móc thiết bị do vật liệu cấu tạo và tác dụng của nó mà có sát khí khá nặng. Nếu ở các tòa nhà chung cư mà lắp đặt quá nhiều thang máy san sát nhau thì sẽ khiến cho cả tòa nhà bị sát khí bao trùm. Sát khí nặng như vậy không phải là nơi thích hợp cho người sinh sống. Ở trong những tòa nhà đó thời gian dài, gia chủ dễ gặp nhiều tai họa bất ngờ, nhất là khó tránh gọi tai nạn.

Mời bạn tham khảo: Phương pháp hóa giải sát khí trong phong thủy.
 

3. Thang máy lắp đặt quá dày đặc sẽ ảnh hưởng đến tích tụ địa khí



gieng thang may gay xung sat
 

Không chỉ bản thân thang máy mới có sát khí nặng mà khi lắp đặt thang máy, giếng thang máy cũng sẽ có tác động rất lớn đến phong thủy của tòa nhà. Giếng thang máy thông thường phải đào sâu xuống lòng đất và xuyên suốt cả tòa nhà, vì thế, nếu thang máy ở chung cư lắp đặt san sát nhau thì địa khí sẽ khó bề tích tụ. Nơi ở mà địa khí khó tụ thì sẽ không tốt cho sức khỏe, không thích hợp để sinh sống lâu dài.
 

4. Thang máy đối diện với cửa ra vào, gây sát khí

  Trong nhiều nhà chung cư hiện nay, do thiết kế và diện tích mà thang máy được lắp đặt thẳng với cửa ra vào. Theo phong thủy thang máy thì đây là điều đại kị. Thang máy hoạt động lên xuống theo chiều thẳng đứng, trong quá trình vận hành sẽ tạo ra luồng khí. Khi cửa thang máy mở ra, luồng khí đó sẽ chạy qua cửa ra vào và xộc thẳng vào nhà.


phong thuy thang may
 
  Luồng khí từ thang máy có hai loại, một là tạp khí, hai là âm khí. Tạp khí là những trường khí hỗn loạn trong thang máy, cũng có thể coi là sát khí. Còn âm khí là luồng khí từ dưới lòng đất, theo giếng thang máy đi lên, âm khí và dương khí xung khắc, tạo ra sát khí.   Với hình thức thiết kế này, chẳng những gây bất tiện khi gia chủ mất đi sự kín đáo mà còn có thể đem tai họa đến với gia chủ. Cách đơn giản để hóa giải là dùng một bức rèm dày để che chắn trước cửa nhà mình, ngăn không cho sát khí vào nhà. Bạn cũng có thể dùng bình phong hay huyền quan để chuyển hướng cho luồng khí.
An An


10 kiểu nhà có kiến trúc xấu, chớ dại mà mua Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Nam có tốt không? Lưu ý phong thủy khi chọn nhà chung cư

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những điều cấm kị về phong thủy thang máy đối với nhà ở

Luận giải về tên hiệu tên doanh nghiệp –

Các loại tên cửa hàng, tên xí nghiệp, doanh nghiệp hay tên gọi một hình thức tập hợp nào đó... đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa Ý nghĩa Ý nghĩa tiềm ẩn là ý muốn của người đặt tên. Tên đó không phải được đặt tùy tiện, thiếu suy tính về nhiều khía cạnh nh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các loại tên cửa hàng, tên xí nghiệp, doanh nghiệp hay tên gọi một hình thức tập hợp nào đó… đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa

-------------------7

Ý nghĩa

Ý nghĩa tiềm ẩn là ý muốn của người đặt tên. Tên đó không phải được đặt tùy tiện, thiếu suy tính về nhiều khía cạnh như: ước nguyện (mặt tâm linh), khía cạnh xã hội, khía cạnh chính trị, khía cạnh ngữ nghĩa (mặt ngôn ngữ)… Nhiều ý nghĩa đó hợp lại và một cái tên của cửa hàng, cửa hiệu, xí nghiệp, doanh nghiệp ra đời. Nghĩa là nó cũng giống như Tên một người để giao dịch, để định danh trong xã hội, trong luật, lệ v.v…

Các vấn đề nội sinh

Tên của cửa hàng, cửa hiệu, xí nghiệp v.v… đều tàng chứa “khí lực”. Nó, vì thế, được biểu đạt bằng số lý. Và qua số hóa ta có thể tìm được số biểu lý biểu thị “Tên vận” mà qua đó ta có được những thông tin tiềm ẩn. Tức sự biểu lộ “khí lực” của tên ấy. Nó có chứa điều tốt, xấu, lành dữ, tiến phát v.v…

Hậu quả khi thay đổi

Thay đổi tên của các đối tượng đã nêu trên có làm thay đổi “khí lực”. Nó cũng như tên người khi thay đổi, nó chỉ khác về phạm vi.

Thay đổi một tên doanh nghiệp… sẽ làm thay đổi “khí lực” và đương nhiên với một cái tên “đẹp” sẽ có số biểu lý “hay” và sẽ có điều lành hơn dữ, sẽ tiến phát hơn tên cũ.

Người ta phi thay đổi tên một doanh nghiệp vì nhiều lý do. Song trước hết là sự “phù hợp”. Do thực tế kết quả kinh doanh; do biến động cơ cấu thành phần; do thay đổi chủ sở hữu v.v… mà có sự thay đổi Tên gọi. Ai cũng muốn có một cái tên đẹp, tên hay. Nhưng nó cũng phụ thuộc nhiều khía cạnh và vì vậy mà khía cạnh “tâm linh” sẽ làm nảy sinh ý tưởng ở người khi tìm tên đặt cho doanh nghiệp, cửa hàng v.v… Ta cũng dùng được phương pháp số hóa để biết thông tin hay dở, lành dữ… Đây là một ý tưởng thời đại số được ứng dụng quan niệm truyền thông số hóa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận giải về tên hiệu tên doanh nghiệp –

Vì sao phòng khách không nên có xà ngang ép đỉnh? –

Cột xà đều là bộ phận quan trọng, không thể thiếu, dùng để chống đỡ cả tòa nhà, khi thiết kế, ta cần cố gắng giấu kín chúng, vì phòng khách có xà, cột sẽ làm ảnh hưởng tới sự hưng vượng của chủ nhà. Xà không nên quá thấp và quá nhiều, nó không chỉ tr

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ấn áp khí mà còn gây trở ngại cho việc lưu thông khí trong phòng. Ngoài ra, vị trí, độ cao thấp, chất liệu, kích cỡ, hình dạng của xà còn liên quan đến cát hung trong phòng.

26

Khi sum họp hoặc tiếp khách dưới trần nhà có xà ngang ép đỉnh ở phòng khách lâu ngày sẽ tạo cho bạn tâm lý khó chịu (cảm giác như có một vật nặng đang đè trên đầu), vì vậy cần tìm ra giải pháp để che khuất nó.

–    Với những cột liền tường, có thể dùng các loại tủ quần áo, tủ sách, tủ rượu, tủ bày biện trang trí để che lấp đi hoàn toàn, hòa lẫn tự nhiên với các phần khác trong không gian phòng khách.

–  Không nên đặt bàn uống nước và ghế salon ngay sát cột và xà ngang vì sẽ gây cảm giác có vật nặng đè trên đầu.

–  Với phòng khách có 2 cột thì bạn có thể tận dụng khoảng không gian theo chiều ngang giữa 2 cột để đặt các loại tủ rượu và tủ sách…

–   Với phòng khách có một cột độc lập, bạn có thể đặt thêm một bức bình phong sát cạnh để biến cột làm giải phân cách trong phòng khách, tạo ra hai không gian nhỏ trong phòng khách, một bên làm nơi tiếp khách, một bên là dùng làm phòng ăn, nghe nhạc…

Ngoài ra có thể thiết kế một bên cột độc lập tạo thành bậc, tức một bên nền cao, một bên nền thấp tạo cảm giác thoải mái, tự nhiên.

–  Nếu không muôn dùng cột độc lập để ngăn phòng khách ra làm hai phòng nhỏ, bạn có thể đặt chậu hoa cảnh quanh chân cột hoặc căn cứ theo thế cột mà đặt giá trên thân cột để các chai rượu quý, đồ gôm, đồ lưu niệm của bạn bè làm vật trang trí cho phòng khách thêm sinh động.

–  Với những chiếc cột quá to, che khuất cả ánh sáng tự nhiên, bạn nên lắp đèn chiếu sáng trên thân cột để tăng ánh sáng cho gian phòng.

Ngoài ra, bạn có thể treo ở dưới xà nhà và cột các loại đèn trang trí, đạo cụ âm nhạc (sáo, tiêu, đàn tranh), hoặc một tấm gương thái cực.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao phòng khách không nên có xà ngang ép đỉnh? –

Phong tục tập quán ngày tết cổ truyền Việt Nam

Tết là lúc gia đình họp mặt đông đủ. Ai đi đâu xa cũng đều về nhà khoảng 23 tháng Chạp để đón Tết với gia đình. Thông thường những phong tục đón Tết với gia đình gồm có: đi thăm mộ tổ tiên, đưa ông Táo về trời, rước vong linh ông bà, đốt pháo, xuất hành, xông nhà, chúc thọ, lì xì, thăm viếng và tục kiêng cử….

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Phong tục trang hoàng nhà cửa ngày tết:

Ðể chào đón năm mới, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, và trang hoàng lại căn nhà của mình cho thật đẹp. Có nhiều gia đình còn sơn mới nhà, cửa. Các đồ dùng như bàn, ghế để tiếp khách, tủ thờ, tủ trong phòng khách đều được lau chùi cho sạch bụi.

Các chân đèn, lư hương trên bàn thờ đều được chùi cho thật bóng. Trên tường được treo, dán những loại tranh tết. Trong nhà hoặc ở sân trước được chưng các loại hoa có màu sắc rực rỡ tươi sang như cúc vàng, vạn thọ, thược dược, hoặc cây quất (tắc) với những chum trái vàng tươi. Đặc biệt có hai loài hoa chỉ tết mới nở đó là mai vàng ở miền Nam và đào hồng, đỏ ở miền Bắc.

Ngoài hoa, còn có chưng trái cây, xếp thành một dĩa lớn. Bên cạnh những trái cây thường có như chuối, cam, bưởi, quít, người ta còn chưng một dĩa gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, hay sung, và hai trái dưa hấu thật đều.

Không chỉ trang hoàng làm đẹp nhà cửa mà con người cũng được làm đẹp. Ngày tết ai cũng ăn mặc quần áo mới, đẹp để tiếp khách hay đi ra đường.

Ngày nay, người Việt dù sống ở nước ngoài vẫn giữ tục lệ này.

Phong tục cúng ông Táo:

Ông Táo là thần bếp, được Trời (hay Thượng đế) giao trách nhiệm theo dõi tất cả những việc xảy ra trong nhà. Hằng năm, ngày 23 tháng chạp ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế các việc ghi nhận để Thượng Ðế xét thưởng hay phạt gia chủ. Vào ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng quét dọn bếp sạch sẽ và làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời, nhờ ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới. Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp, và phải có một con cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cỡi cá chép để về trời. Ngày nay, tuy không còn lò bếp như xưa, nhưng người Việt vẫn giữ tục lệ này.

Phong Tục Cúng ông Táo

Ngay cả những người Việt sống ở hải ngoại, nhiều gia đình vẫn cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng chạp. Các tờ báo, tạp chí, cuối năm đều có thông lệ viết một bài báo cáo mọi việc trong năm, gọi là sớ Táo quân. Các buổi liên hoan hay văn nghệ mừng xuân, người ta vẫn thường biểu diễn cảnh ông Táo về thiên đình kể chuyện dân gian cho Thượng Ðế nghe.

Phong tục chúc tết:

Chúc tết hay mừng tuổi là nói những lời cầu mong tốt lành cho người khác trong những ngày đầu năm. Trong gia đình, sáng mồng một thì con cái chúc tết cho cha mẹ và ông bà (nếu cùng sống chung). Con cháu mà chưa có gia đình thì cũng được ông bà, cha mẹ chúc lại và cho một món tiền đựng trong một phong bì đỏ gọi là lì xì. Tiền lì xì thường là những tờ giấy bạc còn mới.

Trong ba ngày đầu năm, hay còn gọi là ba ngày tết, người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà phải tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngày nay, tuy sống ở nước ngoài, người Việt vẫn giữ tục lệ đáng yêu này.

Mồng một thì tết nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
(nghĩa là ngày mồng một về chúc tết cha mẹ hay là bên nội, ngày mồng hai về chúc tết cha mẹ vợ hay là bên ngoại; còn ngày mồng ba thì phải đi chúc tết thầy giáo)

Phong tục cúng Tết:

Tết là một thời gian thiêng liêng trong đời sống người Việt. Ðó là dịp đoàn tụ gia đình, cả người sống lẫn người đã chết. Những người đi làm, đi học xa quê hương, xa gia đình đều tìm đủ mọi cách để về ăn tết với cha mẹ, với gia đình.


Chiều ba mươi tết (hoặc ngày 29, nếu tháng chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn tết cùng con cháu. Ðúng giữa đêm trừ tịch, lúc chuyển từ năm cũ sang năm mới thì cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn. Thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. Ðến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày tết đến đây là chấm dứt. Ở nước ngoài, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ tục lệ này, chỉ không thể đốt pháo mà thôi.

Phong tục biếu Tết:

Biếu tết là tặng quà cho người khác ăn tết. Ðây là dịp để nhớ ơn những người đã từng giúp mình, để tỏ lòng yêu kính đối với người trên, tỏ lòng quan tâm thương mến với họ hàng, bạn bè. Thông thường thì:

  • bà con thân thiết biếu tết lẫn nhau
  • con rể, con dâu biếu tết cha mẹ vợ/chồng
  • học trò biếu tết thầy cô
  • bạn bè biếu tết lẫn nhau
  • con nợ biếu tết chủ nợ
  • bệnh nhân biếu tết thầy thuốc

Việc biếu tết thể hiện tấm lòng biết ơn, hoặc yêu thương chân thành, hoặc quan tâm thương mến, nên rất đáng quý. Ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ tục này. Tuy nhiên, đừng lợi dụng việc biếu tết này để hối lộ, mua chuộc.

Phong tục xuất hành:

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Tục lệ này có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người không còn tin theo. Hơn nữa, cửa nhà và đường sá ngày nay được xây dựng theo phương hướng cố định, chúng ta khó mà chọn được hướng đi như trong sách lịch nói.

Phong tục xông đất:

Xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào mà có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình. Tục lệ này cũng có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người cũng không tin theo nữa.

Phong tục hái lộc:

Trong đêm giao thừa, người ta đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ bẻ đại một cành lá cây nào đó. Nếu bẻ được một cành lá tươi tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Tục này ngày nay ít còn người làm vì bẻ cây của người khác là việc phá hoại, vừa không tốt vừa có thể gây phiền toái về mặt pháp luật.

Phong tục kiêng cử:

Kiêng (hay kiêng cử) là những điều không được làm. Trong những ngày tết, những điều gì xấu đều phải kiêng. Sau đây là một số điều thường được kiêng:

  • quét nhà, đổ rác (vì sợ quét, đổ đi những điều may mắn)
  • nói những điều tục tĩu
  • mặc quần áo trắng (sợ có tang)
  • nói tới những chuyện chết chóc, nói những điều xui xẻo

Những điều kiêng cử này đều có vẻ hoang đường, ngày nay tuy nhiều người không tin nữa, nhưng một số đông khác vẫn còn giữ.

Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết.

Chợ Tết

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ.

Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không “đi sắm Tết”.

Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đã thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu.

Cây nêu ngày Tết

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mạy. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

Câu đối tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

Hoa tết

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet…Còn cây quất thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.

Màu của ngày Tết

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v… Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết “mồng” mới thôi!

Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

Lễ tổ tiên ngày tết

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. “Về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.

Sắp dọn bàn thờ – Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải).

Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tùy mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Trước bàn thờ nghi lễ truyền thống, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cử chỉ nghiêm trang, dọn lòng trong sạch hướng tâm linh cúng lạy, nguyện sống xứng đáng với ”bề trên”. Sự tín ngưỡng ấy đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, yêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn…

Dọn cúng mâm cao cỗ đầy. Tề tựu đông đủ. Với các món nấu nướng gia truyền, dâng cúng là những sản phẩm nông nghiệp. Hoa tươi, rượu nếp gạo nấu tinh khiết. Bánh trái, ngũ cốc, thịt gà, heo… Nấu nướng thơm ngon đặt lên cúng trên bàn thờ. Để ông bà yên lòng nhìn thấy các cháu con biết giữ gìn truyền thống ”dĩ nông vi bản” và đem sức lao động cần cù làm ra thành quả từ lòng đất quê hương của ông cha để lại. Đây chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền tự ngàn xưa.

Xuất hành và hái lộc ngày Tết : “Xuất hành” là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

Để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng , làng xóm những lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công…; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Chúc Tết: Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).

Lì xì

Lì xì ngày Tết (利是, phát âm theo người Quảng Đông: lishi): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.


Tín ngưỡng Tết

Xin chữ đầu xuân

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bầy mực tầu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

(Vũ Đình Liên)

Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy.

Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn… ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ. Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Ta nữa.

Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Chưa có ai bán chữ, chỉ có người mua giấy để xin chữ. Người cho chữ vẫn có lộc nhưng tinh tế hơn. Việc tưởng như không bình thường nhưng lại thể hiện được nét thanh tao của công việc. Các thầy đồ không phải bận bịu và hệ lụy vào chuyện giá cả, tiền nong để đủ thanh thản và toàn tâm trong công việc cho chữ mang vẻ thánh thiện này.

Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt, trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt với đường Trần Hưng Đạo… Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong tục tập quán ngày tết cổ truyền Việt Nam

Dấu ấn tâm linh trong tục thiên táng của người Tây Tạng

Vùng đất Tây Tạng xa xôi ẩn chứa nhiều bí mật thâm sâu. Thiên táng – hình thức mai táng phổ biến của người Tây Tạng bao bọc trong mình cả một nền văn hóa và
Dấu ấn tâm linh trong tục thiên táng của người Tây Tạng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

đời sống tâm linh rộng lớn.


► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật

Dau an tam linh trong tuc thien tang cua nguoi Tay Tang hinh anh
 
Khác với các nền văn hóa khác, người Tây Tạng mai táng thi thể người chết bằng cách mang lên núi cho đàn kền kền rỉa. Những người ở đây tin rằng, “thánh đại bàng” sẽ mang linh hồn người chết bay tới thiên đàng, bởi họ đã dùng thân xác của mình nuôi dưỡng chúng như Phật tổ Như Lai dùng thân mình nuôi hổ dữ để khỏi hại sinh linh vô tội. Triết lý tôn giáo ảnh hưởng tới đời sống và các tập tục của người Tây Tạng sâu sắc đến vậy.
 
Thêm vào đó, khí hậu và thổ nhưỡng của vùng cao nguyên xa xôi này không cho phép người dân sử dụng các hình thức mai táng thông thường. Họ không thể chôn người chết đưới lớp đá cứng hay băng lạnh, đất đai thì quá đắt đỏ để địa táng còn hỏa táng thì không khả thi khi cây rừng, nhiên liệu đốt khan hiếm. Những đàn kền kền háu đói hay những con sói hoang luôn lang thang khắp nơi trên sa mạc, sẵn sàng lao xuống tấn công đàn gia súc mỗi khi đói là mối nguy với đời sống của những cư dân. Bởi vậy, hình thức thiên táng là phù hợp nhất với điều kiện nơi đây.
 
Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường thiên táng đơn giản bằng cách mang thi thể người chết lên núi và kền kền tự tìm đến.
 
Những người có chức vị hoặc sùng đạo thì khi chết đi được tắm rửa sạch sẽ, mời các Lạt Ma tới cầu nguyện cho siêu thoát, một người bạn thân hay thành viên trong gia đình cõng thi thể đến nơi định thiên táng. Suốt dọc đường đi, người nhà tụng kinh và chơi nhạc đám ma để đưa tiễn linh hồn người đã khuất.
 
Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ tiêu thụ hơn.
ST    
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dấu ấn tâm linh trong tục thiên táng của người Tây Tạng

Đặt tên cho người tuổi Dậu

Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp nên nếu tên của người tuổi Dậu có những chữ thuộc các bộ trên thì vận mệnh của họ sẽ rất tốt lành vì được sự trợ giúp của các con giáp
Đặt tên cho người tuổi Dậu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp nên nếu tên của người tuổi Dậu có những chữ thuộc các bộ trên thì vận mệnh của họ sẽ rất tốt lành vì được sự trợ giúp của các con giáp đó. Do đó, bạn có thể chọn một trong các tên như: Kiến, Liên, Tuyển, Tiến, Tấn, Tuần, Tạo, Phùng, Đạo, Đạt, Hiên, Mục, Sinh, Quân, Phượng, Linh…

Bạn nên dùng những chữ thuộc bộ Hòa, Đậu, Mễ, Lương, Túc, Mạch để đặt tên cho người tuổi Dậu bởi ngũ cốc là thức ăn chính của gà. Nếu được đặt cho những tên như: Tú, Khoa, Trình, Đạo, Tô, Tích, Túc, Lương, Khải, Phong, Diễm… thì cuộc đời người đó sẽ được phúc lộc đầy đủ, danh lợi bền vững.

Dat ten cho nguoi tuoi Dau hinh anh
Tuổi Dậu

Gà thích được ngủ trên cây, nhưng khi đứng trên đỉnh núi thì gà sẽ phát huy được sự anh tú giống như chim phượng hoàng. Vì vậy, những chữ thuộc bộ Mộc, Sơn như: Sơn, Cương, Đại, Nhạc, Dân, Ngạn, Đồng, Lâm, Bách, Đông, Tài, Sở, Lê, Đường, Nghiệp, Vinh… sẽ giúp người cầm tinh con gà có trí dũng song toàn, thanh nhã và được vinh hoa suốt đời. Nhưng Dậu thuộc hành Kim, Kim khắc Mộc nên bạn cần cẩn trọng khi chọn những tên thuộc bộ Mộc.

Bộ lông gà có nhiều màu sắc rực rỡ, nếu được tô điểm thêm thì giá trị của nó sẽ được nâng cao. Vì vậy, những chữ thuộc bộ Sam, Quý, Thái, Mịch như: Hình, Thái, Chương, Ảnh, Cấp, Hồng, Hệ… cũng rất phù hợp với người tuổi Dậu.

Những chữ gợi ra biểu tượng “kim kê độc lập” như: Hoa, Bình, Chương, Trung, Lập, Phong… có thể dùng để đặt tên cho người tuổi Dậu nhằm gửi gắm mong ước cho người đó có thể chất tráng kiện, dũng cảm để có thể độc lập trong cuộc đời.

Tên gọi có chữ Tiểu và những chữ có nghĩa "cái đầu ngẩng cao" như: Sĩ, Thổ, Cát… sẽ giúp người tuổi Dậu khỏe mạnh, hiên ngang và vượt qua được những điều bất trắc.

Ngoài ra, những chữ thuộc bộ Miên, Mịch cũng có tác dụng bảo vệ gà khỏi gió mưa và thú dữ. Do vậy, những chữ như: Gia, Đình, Thụ, Tống, Nghi, Định, Vũ, Tuyên… có ý nghĩa quan trọng đối với sự bình an của người tuổi Dậu.

Theo Bách khoa thư 12 con giáp

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên cho người tuổi Dậu

Thiên Địa Nhân của Tứ trụ

Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất. Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định.
Thiên Địa Nhân của Tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

I – Thiên địa nhân 

Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất. 
Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên. 
Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên
Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu. 

II – Thiên nguyên 

Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý.

1 – Ngũ hợp của thiên can 
Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục. 
Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.

2 – Tính chất của ngũ hợp 
Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính.
Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa.
Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự. 
Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn. 
Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình. 

5 tổ hợp này được gọi là ngũ hợp.

3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục
Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ.
Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim.
Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy.
Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc.
Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa.

Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân. 

4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ 
Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa. 
a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục. 

b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học). 

Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can. 

5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận 

a – Ngũ hợp chỉ có 2 can
1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này).
2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác). 
3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác.
5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn. 

b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên
Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật.
1 - Tranh hợp thật của thiên can chỉ xẩy ra khi có 2 can giống nhau có hành là chủ khắc ở tuế vận hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong tứ trụ hoặc hợp với can tiểu vận và các can giống với can tiểu vận ở trong Tứ Trụ.
2 - 2 can là chủ khắc giống nhau ở trong tứ trụ hợp với 1 can của tuế vận hay 2 can của tuế vận nếu chúng giống nhau. 
Giải thích về tranh hợp thật của thiên can giống như tranh hợp thật của địa chi (xem phía dưới).

Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau).

III - Địa nguyên 

Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân.
Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)). 

Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148). 

1 - Lục hợp của địa chi 
Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục.
Ngọ...........Mùi..................Thổ cục.
Dần...........Hợi..................Mộc cục.
Mão...........Tuất.................Hỏa cục.
Thìn..........Dậu..................Kim cục.
Tị............Thân.................Thủy cục.

Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ. 

2 – Tam hợp của địa chi 
Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi..Mão Mùi ..........................................Mộc cục.
Dần..Ngọ Tuất..........................................Hỏa cục.
Tị..Dậu Sửu............................................Kim cục.

Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị....

3 - Các bán hợp của địa chi 
Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục.
Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục.
Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục.

Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị. 

Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục).

4 – Tam hội của địa chi 
Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục. 
Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục. 
Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục. 
Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục. 

Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo.

Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ). 

5 - Lục xung của địa chi 
Tý....với..Ngọ...là tương xung
Mão........Dậu................ 
Dần........Thân............... 
Tị...........Hợi................ 
Thìn.......Tuất...............
Sửu.........Mùi................ 

Trong đó: 
Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa. 
Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc. 
Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc.

Trong đó:
Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

6 – Tương hại của địa chi 
a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý 
b - Sửu...............Ngọ........................Sửu.........Ngọ, .Ngọ.........Sửu
c - Dần.................Tị...........................Dần...........Tị,.....Tị..........Dần
d - Mão................Thìn.......................Mão.........Thìn, Thìn........Mão
e - Thân...............Hợi........................Thân........Hợi,..Hợi.........Thân 
f - Dậu.................Tuất.......................Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu

Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp :
Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ). 
Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ).....

Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần. 

7 – Tương hình của địa chi 
Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến.
Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến.
Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên . 
Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau.

8 - Tự hình của địa chi 
Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “.

9 - Tứ hình của địa chi 
Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả.

10 - Tứ trự hình của địa chi

Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi.

(Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.) 

11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ 
Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh

a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn.
Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận).

Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn).

b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá).
c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục. 

12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận 
a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn.
b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận.
c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ.

f – Địa chi tranh hợp thật : 
1 - Nếu chỉ có 2 chi giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế hoặc hợp với cả chi đại vận và thái tuế (nếu chúng giống nhau) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên chúng không thể hóa được cục.
2 – Nếu chi đại vận và thái tuế giống nhau có hành là chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một hay với nhiều chi giống nhau trong Tứ Trụ cũng như hợp với chi tiểu vận và các chi trong Tứ Trụ giống với chi tiểu vận thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên nó cũng không thể hóa được cục.

Giải thích :
Nếu trong tứ trụ có 2 Thìn hợp với Tý ở đại vận hay thái tuế thì 2 Thìn là Thổ khắc được Tý là Thủy nên 2 Thìn mang hành chủ khắc, còn chi Tý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Tý trong tứ trụ hợp với Thìn ở đại vận hay Thìn thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông. 
Vì sao 2 chi chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia hòng tạo ra được sản phẩm (hóa cục).

3 - Nếu 4 chi hợp với 1 chi, trong đó chỉ có 2 chi giống nhau ở trong tứ trụ hợp với chi ở đại vận hay thái tuế là tranh hợp thật thì tổ hợp của 5 chi này không hóa cục được (?) (ví dụ 155). 
4 - Nếu có từ 3 chi giống nhau trở lên (trừ câu 2) là chủ khắc hợp với 1 hay nhiều chi giống nhau thì không phải là tranh hợp thật nên vẫn có thể hóa cục (?) (xem ví dụ 165).

Giải thích :
Bởi vì khi 2 thằng đàn ông đánh nhau thì thằng thứ 3 được tự do có thể “hợp” với cô gái đó..., vì vậy cả 3 thằng này đều có cơ hội để “hợp” được với cô gái đó tạo ra… (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?) 

13 - Thiên Khắc Địa Xung 

A - Thiên khắc địa xung 
Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX): 
1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ.
2 – TKĐX có chi là Thổ. 
3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau.
TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung. 

B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc 
1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như : 
Giáp....khắc...Mậu..............Ất......khắc....Kỷ 
Bính...............Canh.............Đinh............Tân 
Mậu................Nhâm.............Kỷ..............Quý 
Canh ..............Giáp.............Tân..............Ất
Nhâm...............Bính.............Quý.............Đinh. 

2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như:
Tý.....khắc....Ngọ
Dậu..............Mão
Hợi...............Tị
Thân..............Dần 
Thìn..............Tý

3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như : 
Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung.....Tuất
Mão...............Dậu...............Tuất.............Thìn
Tị...................Hợi...............Sửu..............Mùi
Dần...............Thân..............Mùi..............Sửu 
Tý...................Thìn. 

Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều.

Ví dụ : 
1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ.
2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý. 
3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất.

14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn 

Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi.
Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi.
Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi.
Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi.
Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?). 

Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận. 
Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14.

IV - Nhân nguyên 

Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán.

1 – Các can tàng trong địa chi 
Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu 
Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất....................................Mão 
Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị 
Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi 
Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân...................................Dậu 
Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi 

Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ.

Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ. 
Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thiên Địa Nhân của Tứ trụ

Nguyên tắc chọn màu cho phòng ngủ –

Màu sắc phòng ngủ nên ưu tiên tính ấm áp và trang nhã, không nên dùng màu quá sặc sỡ. Nên chọn màu trắng hoặc màu yến mạch, các màu này dễ làm cho người ta trân tĩnh lại khi gặp chuyện căng thẳng. Tránh dùng màu sắc loè loẹt, không được dùng sơn cầu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

cho phòng ngủ. Nền nhà phòng ngủ nên dùng loại màu nhạt, quá đậm sẽ gây cảm giác nặng nề. Phối màu tổng thể cho phòng ngủ phải làm sao để mắt nhìn vào cảm thấy dễ chịu, thống nhất, hài hoà và trang nhã.

ANH3nho

Ga trải giường, rèm cửa sổ, chăn, gối cố gắng sử dụng gam màu thống nhất, tốt nhất là không dùng các màu tương phản nhau, tránh gây cảm giác quá sáng khiến khó ngủ. Nền nhà bằng gỗ sẽ làm tăng sự ấm áp. Trên tường cũng có thể treo một vài bức tranh khung gỗ tạo sự sinh động cho không gian phòng.

Trang trí phòng ngủ là việc làm cần thiết, tuy nhiên cần tránh dùng các vật liệu phản quang mạnh hoặc các hình hài điêu khắc kỳ dị, nếu không khi ngủ dễ sinh ra ảo giác, không gian quá phức tạp dễ làm cho người ta mất ngủ. Phòng ngủ là nơi ngủ nghỉ, không nên quá coi trọng việc trạm khảm để tránh gây cảm giác bất an.
Bài trí đồ đạc hài hoà trang nhã, toàn bộ không gian phòng ngủ toát lên sự ấm áp, trang nhã, yên ổn, ban đêm bật đèn lên cảnh vật hài hoà sẽ làm cho người ta cảm thấy vui thích và ấm cùng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nguyên tắc chọn màu cho phòng ngủ –

Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán biết tài vận - Xem bói - Xem Tử Vi

Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán biết tài vận, Xem bói, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán biết tài vận, tu vi Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán biết tài vận, tu vi Xem bói

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán biết tài vận

Việc đeo nhẫn ngón nào cũng ảnh hưởng tới tài vận của bạn!

Bạn hay đeo nhẫn ở ngón tay nào? Bạn có biết ý nghĩa đeo nhẫn của mỗi ngón tay? Hãy cùng xem chiếc nhẫn khi đeo vào các ngón tay khác nhau sẽ có ý nghĩa khác biệt như thế nào nhé.

Đeo nhẫn ngón cái tượng trưng cho hành Mộc

Ngón cái là yếu tố quan trọng nhất của bàn tay. Một mình ngón cái đóng vai trò như một bên cọng kìm, giúp chúng ta cầm nắm được mọi vật thật chắc. Ngón cái biểu trưng cho sức mạnh. Cũng vì thế mà nhẫn phù hợp với “ngón tay sức mạnh” thường là nhẫn to, trông khỏe khoắn và hầm hố nhất.

Đôi khi bạn phải chịu đựng một nỗi buồn thầm kín, giận ai đó mà không thể nói ra, hoặc bạn bị thất vọng về ai hay việc gì, bạn nên đeo nhẫn ở ngón cái. Nó sẽ giúp bạn tăng thêm năng lượng để giải quyết việc gì đó thật quyết đoán và trí tuệ.

Đeo nhẫn ngón trỏ tượng trưng cho hành Hỏa

Khi đeo nhẫn ngón trỏ, thường bạn sẽ thấy tự tin và tham vọng hơn. Đeo nhẫn ngón trỏ cũng là một cách chứng minh bạn là người có năng lực giải quyết mọi việc.

Nếu bạn muốn mở rộng công việc làm ăn, thay đổi gì đó để tiếp tục phát huy thêm tiềm năng thì bạn nên đeo nhẫn ở ngón trỏ, bởi năng lượng mà sao hỏa đem lại là cực kì lớn.

Đeo nhẫn ở ngón này còn giúp cho bạn luôn lạc quan, tự hào về bản thân, mạnh mẽ về ý chí, có nhiều tham vọng về quyền lực và luôn tiến lên phía trước mà không có gì ngăn cản nổi.

Nếu một người đeo nhẫn trong một thời gian dài, nhẫn đeo bị chặt mà họ vô tính không để ý thì đó là người tiêu xài quá độ đến không thể kìm hãm được. Lúc đó nên chuyển nhẫn sang ngón khác, xem boi vì đeo lâu và chặt như thế khó mà giữ tiền bạc với mình lâu dài và những sự vui chơi giải trí đôi khi là quá độ.

Đeo nhẫn ngón giữa tượng trưng cho hành Thổ

Ngón giữa cũng là ngón dài nhất, nó như biểu tượng của một kỉ lục cao để chúng ta cố gắng phấn đấu vươn tới.

Nếu bạn muốn mọi việc được kiểm soát tốt và bản thân làm việc có kỷ luật thì bạn nên đeo nhẫn ở ngón giữa, vì sao Thổ liên quan nhiều đến sự kiên nhẫn, tính kiên định và tính kỷ luật cao. Những đức tính này rất tốt để bạn luôn tập trung hoàn thành công việc một cách tốt đẹp.

Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp chuyện nặng nề bế tắc, không có hướng giải quyết thì đeo nhẫn ở ngón giữa sẽ làm cho mọi việc càng khó khăn hơn.

Đeo nhẫn ngón giữa đồng nghĩa với việc bạn đang cố gắng làm một việc gì đó. Cố gắng thi đỗ đại học, hay cố gắng cưa cẩm một cô nàng.

Đeo nhẫn ngón áp út tượng trưng cho hành Kim

Ngón áp út là ngón được phân bố thần kinh nhiều nhất và theo y học thì ngón áp út có mạch máu chạy thẳng lên động mạnh của tim. Minh chứng cho việc đó là khi đi viện, các bác sĩ thường lấy kim chọc thẳng vào đầu ngón áp út để chích lấy máu xét nghiệm. Cũng chính vì thế nên ngón áp út là ngón biểu tượng cho tình yêu, tượng trưng cho sự trọn vẹn, vĩnh hằng.

Người cổ đại La Mã tin rằng, các tĩnh mạch trong ngón tay thứ 4 dẫn trực tiếp đến tim, đây được gọi là “các tĩnh mạch tình yêu”, nhưng khi khoa học phát triển thì người ta không còn công nhận cách gọi này nữa.

Thường thì mọi người đeo nhẫn ở ngón áp út bên bàn tay trái, vì họ cho rằng tay trái gần tim và tránh bất tiện trong công việc hằng ngày: viết, bắt tay…

Nhẫn cho ngón áp út thường là nhẫn đôi, nhẫn cưới. Hãy thận trọng trong việc đeo nhẫn ngón này vì khi bạn chưa có “ý chung nhân” mà đeo nhẫn ngón áp út thì đi ra ngoài thì không có chàng nào “hỏi thăm” bạn đâu.

Đeo nhẫn ngón út tượng trưng cho hành Thủy

Cân bằng với ngón tay sức mạnh (ngón cái) là ngón út. Ngón út – ngón của yếu đuối mong manh nhưng không thể thiếu được. Ngón út tượng trưng cho sự giao tiếp và bản năng giới tính. Nhiều người mơ hồ về khả năng giới tính của mình, hay họ có sự nhầm lẫn về giới tính, họ thường đeo nhẫn ở ngón út.

Đeo nhẫn ở ngón út sẽ hỗ trợ bạn tích cực trong lĩnh vực nghệ thuật. Đeo nhẫn ngón út có thể là bạn đang mang một lời hứa: không yêu ai, hay không kết hôn,.. đeo nhẫn ngón út cũng là cách mà các bạn trẻ chứng minh cho trinh tiết của mình.

Đôi khi đeo nhẫn ở ngón út để chứng tỏ họ đang cố gắng tăng cường nhận được năng lượng từ sao Thủy để giúp họ phát triển khả năng giao tiếp cũng như để chứng tỏ họ thực sự là một người giỏi về giao tế.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán biết tài vận - Xem bói - Xem Tử Vi

Bệnh phong thấp với giấc mơ –

Dưới đây là ba giấc mơ của một nữ bệnh nhân. - Giấc mơ thứ nhất: Tôi phải đi qua một con sông, trước mặt là một thôn nhỏ, nhà tôi ở đó. Nhưng chẳng có ai để tôi hỏi cầu ở đâu, sông cạn hay sâu. - Giấc mơ thứ hai: Một đêm trời tối đen, tôi n

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưới đây là ba giấc mơ của một nữ bệnh nhân.

–      Giấc mơ thứ nhất:

Tôi phải đi qua một con sông, trước mặt là một thôn nhỏ, nhà tôi ở đó. Nhưng chẳng có ai để tôi hỏi cầu ở đâu, sông cạn hay sâu.

–      Giấc mơ thứ hai:

Một đêm trời tối đen, tôi ngồi trong nhà sưởi ấm, tự nhiên ngọn lửa biến thành những con cá, con mèo. Con nào con nấy nhảy loạn cả lên.

Tôi lập tức cầm một con cá trong đống lửa tìm hồ nước nhưng không thấy hồ. Hồ nước của nhà tôi bây giờ bị bùn lấp đầy. Tôi chẳng có cách gì ném cá đi, một lát sau lửa tắt, cá biến thành thỏ, nhảy loạn trong hồ. Tôi chẳng bắt được chúng.

–      Giấc mơ thứ ba:

(Đây là giấc mơ sau khi người bệnh đã được điều trị)

Mặt trời chiếu chói chang nhưng xung quanh đều là màu đen, chỉ có chỗ tôi đứng là sáng. Ánh sáng chiếu từng dải dài, một lúc thì thành đám.

Lúc bấy giờ tôi phát hiện ra chỗ tôi đứng trước đây là một con sông, cũng là cái hồ mà tôi đã nuôi cá, không biết tại sao lại trở thành một cái gò cao, trên đó mọc nhiều cây thông và cỏ xanh.

Bệnh phong thấp

Cô thiếu nữ này mắc bệnh phong thấp. Phong thấp là chứng bệnh của tim, thuộc hệ thống thần kinh. Người bệnh thường mơ thấy ở nơi ẩm thấp. Khi tim bị xâm phạm, xuất hiện nhiều tạp âm, tim hoảng, cơ tim nhảy nhanh. Khi các khớp bị xâm phạm thì khớp sưng đỏ, rất đau. Khi hệ thông thần kinh bị xâm phạm sẽ trở nên yếu và trì trệ, khiến chân tay khó hoạt động.

Giấc mơ thứ nhất cho thầy thuốc biết bệnh phong thấp đã xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Dòng sông và nước sông mà cô gái thấy trong giấc mơ biểu thị nơi ẩm thấp, cô cảm thấy khó chịu, muốn thoát ra, nhưng không có ai giúp đỡ vì cô chưa điều trị bệnh.

Giấc mơ thứ hai nói rõ: Cô đang tìm cách chống lại bệnh tật. Ví dụ, đốt lửa. Rồi ngọn lửa biến thành cá, cá không thể tách khỏi nước, biểu thị cô muốn ở một nơi khô ráo, ấm áp để thay đổi bệnh tật. Tất cả những điều này đều là ý muốn trong tiềm thức. Trong thực tế, cô không chủ động làm mà dựa vào khả năng đề kháng của bản thân để chống lại bệnh tật, vì thế trong giấc mơ cô muôn ném hết cá vào nước nhưng lại không tìm thấy hồ.

Trong giấc mơ thứ ba cô gái không còn cảm giác ẩm thấp nữa, tuy bốn phía đều là những vật quen thuộc và có vẻ cũ kỹ, nhưng riêng chỗ cô đứng tràn đầy ánh mặt trời, một nơi mà trước đây có nước bẩn, có hồ. Điều này cho thấy bệnh của cô đã được điều trị, có chuyển biến tốt.

Các số liên quan đến giấc mơ:

Người bệnh 58 – 85 – 80


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bệnh phong thấp với giấc mơ –

Bạn thường thu hút và được yêu thích bởi kiểu người nào?

Chọn bức hình có dáng ngón út giống hoặc gần giống nhất với ngón tay út của bạn!
Bạn thường thu hút và được yêu thích bởi kiểu người nào?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ban-thuong-thu-hut-va-duoc-yeu-thich-boi-kieu-nguoi-nao
A. Phần đầu ngón út nhọn và nhỏ hơn phần thân
B. Phần đầu ngón út tròn
C. Ngón út phồng ở các khớp
D. Phần đầu ngón út vuông
E. Phần đầu ngón út to hơn phần thân

Alexandra V (theo vonvon)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn thường thu hút và được yêu thích bởi kiểu người nào?

4 quy tắc tâm linh cần áp dụng trong cuộc sống

Bốn quy tắc tâm linh cần áp dụng trong cuộc sống để thêm hành trang vững bước vào đời.
4 quy tắc tâm linh cần áp dụng trong cuộc sống

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bốn quy tắc tâm linh cần áp dụng trong cuộc sống để thêm hành trang vững bước vào đời.

4 quy tac tam linh can ap dung trong cuoc song hinh anh
 
1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp.”
 
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể đến để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
2.Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra."
 
Không có điều gì, tuyệt đối không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất. Không có. Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi..., thì nó hẳn đã khác đi. Không. Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
 
4 quy tac tam linh can ap dung trong cuoc song hinh anh 2
 
3.Quy tắc thứ ba: “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm.”
 
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
 
4. Quy tắc thứ tư: “ Những gì đã qua, cho qua"
 
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 quy tắc tâm linh cần áp dụng trong cuộc sống

Thuyết âm dương ngũ hành trong Tử vi –

Âm dương Ngũ hành trong Tử vi Âm dương: Học thuyết Âm dương được thể hiện rất đầy đủ trong kinh dịch. Cái gọi là thái cực sinh lưỡng nghi, thái cực là chỉ trạng thái hỗn độn lúc ban đầu của vũ trụ, là thể hỗn độn của trời đất, càn khôn, cương nhu, âm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Âm dương Ngũ hành trong Tử vi

clip_image001_2

Âm dương:

Học thuyết Âm dương được thể hiện rất đầy đủ trong kinh dịch. Cái gọi là thái cực sinh lưỡng nghi, thái cực là chỉ trạng thái hỗn độn lúc ban đầu của vũ trụ, là thể hỗn độn của trời đất, càn khôn, cương nhu, âm dương, có thể mãi mãi phân thành hai, lưỡng nghi chỉ sự trời đất, mở rộng ra là chỉ tất cả sự vật đều có thể phân thành hai , chỉ sự tương đối của tất cả sự vật hiên tượng

Ví dụ: Âm dương trong hiện tượng xã hội

-Nam là dương còn nữ là âm

-Quân tử là dương còn tiểu nhân là âm

Ngũ hành:

Học thuyết ngũ hành cho rằng, tất cả sự vật trên thế giới đều do sự vận động biến hóa của 5 vật chất cơ bản là:

Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ) tạo nên, thế giới chỉ là một trạng thái vận động tương sinh tương khắc của ngũ hành mà thôi.

Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau.

Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nước nuôi dưỡng cây trồng (Thuỷ sinh mộc– màu xanh)

Gỗ cháy sinh ra lửa (Mộc sinh hoả– màu đỏ)

Lửa cháy hết thành than (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại nung chảy thành nước (Kim sinh thuỷ– màu đen)

Ngũ hành khắc:

Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)

Cây phá đất mà mọc lên ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất có thể ngăn nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước có thể dập lửa (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa có thể đốt cháy kim loại (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).

Ngũ hành chế hoá:

Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ

Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Ngũ hành là nền tảng cơ bản của bộ môn khoa học tâm linh, tử vi sử dụng học thuyết ngũ hành trong rất nhiều yếu tố của mình như: cung, sao, mệnh .v.v.v


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thuyết âm dương ngũ hành trong Tử vi –

Các lễ hội ngày 15 tháng 1 Âm Lịch - Lễ Nguyên Tiêu

Một số lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 15 tháng 1 âm lịch: Lễ Nguyên Tiêu,Hội Đền Phò Mã (Đền Dẹo),HộiXòe Ở Tà Chải,Hội Đền Nguyễn Sư Hồi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 15 tháng 1 Âm Lịch - Lễ Nguyên Tiêu

Các lễ hội ngày 15 tháng 1 Âm Lịch - Lễ Nguyên Tiêu

1. Lễ Nguyên Tiêu

Thời gian: được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Diễn ra trong phạm vi cả nước Việt Nam.

Nội dung: Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa, lễ Phật để cầu mong được bình yên, khỏe mạnh trong năm. Đây là một ngày lễ quan trọng trong năm vì thế mới có câu: "Lễ Phật quanh năm cũng không bằng ngày tháng Giêng".

Sắm lễ: ngày Tết Lễ Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm 2 lễ cúng. lễ cúng phật và lễ cúng gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.

Đàn tràng lập ngoài sân

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày tết đầy đủ, tinh khiết.

Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

2. Hội Đền Phò Mã (Đền Dẹo)

Thời gian: được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng nhớ tới công đức của danh tướng Lại Văn Thành, một tướng giỏi đời nhà Trần (chống quân Nguyên Mông, được phong Đô Úy Thượng phẩm đại liên ban).

Nội dung: Trong hội có lễ tế nhằm tưởng nhớ tới công tích của danh tướng Lại Văn Thành. Buổi tối diễn ra các hoạt động văn nghệ quần chúng.

3. Hội  Xòe Ở Tà Chải

Thời gian: được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thần Nông (vị cai quản ruộng nương).

Nội dung: Hội xòe Tà Chải là một hội xuân của người Tày với ý nghĩa cầu cho mùa màng tươi tốt, thóc gạo đầy nhà. Ngji lể khá đơn giản với một mâm lễ vật tại chân cây nêu to, biểu thị lòng thanh kính của dân bản đối với Thần Nông. Sau khi thầy cúng làm lễ cầu khấn cả làng cùng tham gia múa xòe trong tiếng Chiêng, tiếng trống rộn rã với nhiều điệu đặc sắc: xòe tập hợp, xèo đôi, xòe bốn, xòe chào...

4. Hội Đền Nguyễn Sư Hồi

Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: làng Vạn Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Nguyễn Sư Hồi (Thái úy Quận Công - người có công lớn trong việc khai phá vùng đất phía Đông của huyện Nghi Lộc).

Nội dung: Đền Nguyễn Sư Hồi được xây trên tả ngạn sông Cấm, cách Cửa Lò khoảng 500m. Hàng năm nhân dân trong vùng mở hội tưởng nhớ ngày ông mất. Trong hội còn có diễn lại tích xưa cảnh thủy binh đánh chiến trên biển do Nguyễn Sư Hồi Chỉ Huy, đua thuyền giật giải, rước kiệu Thần từ đền thờ Nguyễn Sư Hồi đi một vòng quanh làng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 15 tháng 1 Âm Lịch - Lễ Nguyên Tiêu

Cách cục Minh châu xuất hải (Ngọc quý rời mặt biển)

Mệnh an tại cung Mùi không có chủ tinh, cung Mão có Thái Dương, Thiên Lương, cung Hợi có Thái Âm nhập miếu vượng hợp chiếu cung mệnh, cung tam phương tứ chính lại có các cát tinh như Lộc Tồn, Khoa, Quyền, Lộc, Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt gia hội là hợp cách cục này. Tại cung mệnh cung thân có các cát tinh trấn giữ, hội chiếu mà không bị bốn sát tinh, Không, Kiếp xung phá, chủ về thi cử đỗ đạt, cực hiển quý, giữ chức vụ trọng yếu trong chính giới, tiền tài chức vị đều viên mãn, phúc thọ song toàn. Người sinh năm Ất, Bính, Tân, Nhâm là thượng cách.
Cách cục Minh châu xuất hải (Ngọc quý rời mặt biển)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Kinh văn có viết: "Tam hợp minh châu sinh cung vượng, rộng bước cung quế", " Nhật (Thái Dương) tại Mão, Nguyệt (Thái Âm) tại Hợi, mệnh tại Mùi thênh thang bẻ quế cung trăng".

Ưu điểm: Nhiều sở thích, sôi nổi, giàu nhiệt huyết, có tài hoa, xử thế quang minh lỗi lạc, đường công danh rộng mở, có danh tiếng. Là mệnh nữ, tài đức kiêm toàn.

Khuyết điểm: Cung mệnh không có các sao Tả, Hữu, Xương, Khúc lại gặp Dương, Đà, Kỵ xung phá sẽ không có thành tựu, chỉ có hư danh.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách cục Minh châu xuất hải (Ngọc quý rời mặt biển)

Hướng kê giường hợp người sinh năm 1992 Nhâm Thân –

Hướng kê giường tuổi Nhâm Thân: - Năm sinh dương lịch: 1992 - Năm sinh âm lịch: Nhâm Thân - Quẻ mệnh: Cấn Thổ - Ngũ hành: Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch - Hướng tốt: Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng kê giường tuổi Nhâm Thân:

– Năm sinh dương lịch: 1992

– Năm sinh âm lịch: Nhâm Thân

– Quẻ mệnh: Cấn Thổ

– Ngũ hành: Kiếm Phong Kim (Vàng mũi kiếm)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Tây Bắc (Thiên Y); Đông Bắc (Phục Vị); Tây Nam (Sinh Khí); Tây (Diên Niên);

– Hướng xấu: Bắc (Ngũ Quỷ); Đông (Lục Sát); Đông Nam (Tuyệt Mệnh); Nam (Hoạ Hại);

20

Phòng ngủ:

Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.

Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)

Gia chủ mang mệnh Kim, Thổ sinh Kim, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Thổ, là hướng Đông Bắc; Tây Nam;

Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.

Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Vàng, Nâu, đây là màu đại diện cho hành Thổ, rất tốt cho người hành Kim.

Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng kê giường hợp người sinh năm 1992 Nhâm Thân –

Sao Phong Cáo

Hành: Thổ Loại: Văn Tinh, Quý Tinh Đặc Tính: Bằng sắc, ấn tín, quý hiển Tên gọi tắt thường gặp: Cáo Phụ Tinh. Thuộc sao bộ đôi Thai ...
Sao Phong Cáo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hành: ThổLoại: Văn Tinh, Quý TinhĐặc Tính: Bằng sắc, ấn tín, quý hiểnTên gọi tắt thường gặp: Cáo
Phụ Tinh. Thuộc sao bộ đôi Thai Phụ và Phong Cáo. Gọi tắt là bộ Thai Cáo

Ý Nghĩa Của Phong Cáo

  • Tự đắc kiêu hãnh, tự phụ.
  • Háo danh, hay khoe khoang.
  • Chuộng hình thức bề ngoài.
  • Lợi ích cho việc thi cử, cầu danh vì sao này chủ về bằng sắc, huy chương, công danh.
Với ba ý nghĩa đầu, Phong Cáo giống nghĩa với Hóa Quyền, nhưng có lẽ không mạnh bằng Hóa Quyền vì Quyền đắc địa chỉ uy lực thực sự hơn là danh tiếng bề ngoài. Nếu đi đôi, nhất định ý nghĩa phải mạnh hơn, đặc biệt là có Quốc Ấn đi kèm.
Ý Nghĩa Phong Cáo Ở Cung Mệnh, Quan
Phong Cáo, Thai Phụ đi chung mới đủ mạnh, và nhất định là đi cùng với cát tinh càng khác.
  • Phong Cáo, Phụ, Xương Khúc, Khoa Quyền hay.
  • Phong Cáo, Phụ, Âm Dương sáng sủa hoặc.
  • Phong Cáo Phụ, Tướng Ấn: Rất quí hiển, được trọng dụng, có huy chương, tưởng lục.
Ý Nghĩa Phong Cáo Ở Cung Điền Trạch
  • Phong Cáo, Ấn, Thai Phụ: Được ban cấp điền sản ăn lộc, hay khẩn hoang
Phong Cáo Khi Vào Các Hạn
  • Cũng có nghĩa như đắc tài, đắc danh, được tiếng khen, có huy chương.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Phong Cáo

Đôi bàn chân trong giấc mơ

Đôi chân có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp con người đứng vững và có thể di chuyển được từ vị trí này sang vị trí khác. Nếu bạn mơ thấy bàn chân mình đang
Đôi bàn chân trong giấc mơ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

được chăm sóc thì điều đó co nghĩa là chân bạn đang có vấn đề và cần phải chữa trị ngay lập tức.

 

Doi ban chan trong giac mo hinh anh
Ảnh minh họa

Mơ thấy mình đang rửa chân, điều này cho biết bạn là người khiêm tốn, luôn tận tâm với công việc.
 

Đôi chân còn thể hiện tâm trạng của mỗi người, có thể là vui vẻ hoặc tức giận. Khi giậm chân mạnh xuống đất cho thấy bạn đang tức giận một việc gì đó. Còn bước đi nhẹ nhàng, khoan thai có thể là bạn đang vui vẻ, bằng lòng với cuộc sống thực tại.
 

Mơ thấy gót chân của mình là điềm báo sức khỏe của bạn đang dần hồi phục quãng thời gian làm việc mệt mỏi kéo dài.
 

Mơ thấy mình đi chân không, điều này mang ý nghĩa là bạn đang có một sức khỏe dồi dào và một tinh thần vô cùng thoải mái. Ngòai ra, điều này còn dự báo bạn sẵp tham gia vào một cung đường khám phá những vùng đất mới mẻ, điều này vô cùng thú vị đấy.
 

Hơn thế nữa, mơ thấy mình đi chân trần còn ám chỉ bạn là người lạc quan, không lo lắng, ưu phiền. Ít khi bạn để những cảm giác chán chường xâm chiếm tâm hồn mình. Bạn thích được làm việc thật thoải mái, không bị gò bó theo quy củ. Giấc mơ này cũng dự báo công việc sắp tới của bạn sẽ diễn ra cực kỳ thuận lợi và suôn sẻ.


Tổng hợp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đôi bàn chân trong giấc mơ

Từ Quán, Học Đường quý nhân - thành đạt và giàu sang

Người có Từ Quán, Học Đường quý nhân trong tứ trụ thường có học vấn tinh thông, giỏi văn chương, đỗ đạt cao, cuộc đời giàu sang. Nếu được Thiên Ẩt quý nhân phù
Từ Quán, Học Đường quý nhân - thành đạt và giàu sang

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người có Từ Quán, Học Đường quý nhân trong tứ trụ thường có học vấn tinh thông, giỏi văn chương, đỗ đạt cao, cuộc đời giàu sang. Nếu được Thiên Ẩt quý nhân phù trợ thì mệnh càng quý.

Chữ "Phúc"

Cách tra Từ Quán, Học Đường đều lấy can năm sinh hoặc can ngày sinh làm cơ sở để đối chiếu với các can chi khác trong tứ trụ. Nếu trong tổ hợp còn lại của tứ trụ gặp các trường hợp đó là người có Tứ Quán hoặc Học đường quý nhân.

Học Đường

- Người mệnh Kim thấy chi Tỵ, Tân Tỵ trong tổ hợp tứ trụ là chính ngôi

- Người mệnh Mộc thấy Hợi, Kỷ Hợi là chính ngôi

- Người mệnh Thủy thấy Thân, Giáp Thân là chính ngôi

- Người mệnh Thổ thấy Thân, Mậu Thân là chính ngôi

- Người mệnh Hỏa thấy Dần, Bính Dần là chính ngôi

Ví dụ: Bạn sinh năm 1979 - Kỷ Mùi thuộc mệnh Hỏa, nếu thấy trong tổ hợp tứ trụ của mình có ngày sinh, tháng sinh hoặc giờ sinh xuất hiện Bính Dần tức là bạn có Học Đường Quý nhân phù trợ.

Từ Quán

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Giáp thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Canh Dần

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Ất thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Tân Hợi

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Bính thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Ất Tỵ

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Đinh thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Mậu Ngọ

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Mậu thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Đinh Tỵ

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Kỷ thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Canh Ngọ

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Canh thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Nhâm Thân

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Tân thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Quý Dậu

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) là Nhâm thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Quý Hợi

- Can năm sinh (hoặc ngày sinh) Quý thấy trong tổ hợp còn lại của tứ trụ có Nhâm Tuất.

Ví dụ: Bạn sinh năm 1982 (Nhâm Tuất), nếu thấy trong ngày sinh, tháng sinh hoặc giờ sinh có Quý Hợi tức là bạn được Tứ Quán quý nhân phù trợ.

(Theo Dự đoán theo tứ trụ)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Từ Quán, Học Đường quý nhân - thành đạt và giàu sang

Cách chọn hướng nhà theo tuổi

Ngoài ra, dưới đây là trường hợp tòa Bạch Ốc, chỗ ở và làm việc của các TT Hoa Kỳ, cùng với tuổi và mệnh quái của các TT từ Abraham Lincoln cho tới George W. Bush hiện giờ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Từ trước đến nay, trong phong thuy khi nói đến vấn đề chọn hướng nhà, người ta đều dựa vào phương pháp phân chia nhà và tuổi thành 2 nhóm ĐÔNG - TÂY như sau:  

Những người có năm sinh thuộc các quẻ CHẤN, TỐN, KHẢM, LY là thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH, và chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng ĐÔNG, ĐÔNG NAM, BẮC và NAM, tức những nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH thì mọi sự mới được tốt đẹp.  

Những người có năm sinh thuộc các quẻ CÀN, KHÔN, CẤN, ĐOÀI là thuộc TÂY TỨ MỆNH, nên chỉ có thể chọn những nhà có tọa thuộc các hướng TÂY BẮC, TÂY NAM, ĐÔNG BẮC và TÂY, tức những nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH.  

thu-son-xuat-sat

Nếu người mệnh ĐÔNG mà ở TÂY trạch, hay người mệnh TÂY ở ĐÔNG trạch thì thường là làm ăn thất bại, dễ mắc đủ mọi tai họa, bệnh tật, chết chóc.  

- Thí dụ: chủ nhà là nam, sinh năm 1960 (CANH TÝ) mệnh TỐN, tức thuộc Đông tứ mệnh, nên chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng BẮC, NAM, ĐÔNG và ĐÔNG NAM.  

Tuy nhiên, có nhiều người dù đã được “đúng hướng hợp với bản mệnh”, nhưng sau khi vào ở vẫn bị nhiều tai nạn, khốn khó, yểu tử như những trường hợp dưới đây:  

- Trường hợp 1: Một gia đình nọ, cả 2 vợ, chồng đều sinh năm 1926 (BÍNH DẦN), nên chồng mệnh KHÔN, vợ mệnh TỐN. Vào năm 1965, họ dọn vào 1 căn nhà hướng TÂY NAM (210 độ), tọa ĐÔNG BẮC, nên tọa - hướng đều hợp với tuổi của chồng, nhưng khắc tuổi người vợ. Không những thế, bếp còn nằm ở khu vực TÂY BẮC, miệng bếp nhìn về hướng TÂY NAM. Nhưng sau khi vào ở thì gia đình càng ngày càng lụn bại, lại hay bị bệnh tật, tai họa liên miên. Sau khi ở đó được hơn 8 năm, người chồng bị đứt mạch máu và bại liệt nửa người, rồi chỉ hơn 1 năm sau thì ông qua đời.  

- Trường hợp 2: Một người nữ, sinh năm 1950 (vì sinh trong tháng 1 nên vẫn thuộc năm KỶ SỬU), mệnh LY. Vào năm 1995, người này dọn vào ở trong căn nhà tọa BẮC hướng NAM (hay tọa TÝ hướng NGỌ). Bếp nằm tại khu vực phía TÂY BẮC, hướng bếp (tức hướng lưng người đứng nấu) nhìn về phía NAM. Khi mới vào ở mọi sự bình thường, nhưng đến năm 2003 thì bị thất nghiệp, rồi sang năm 2004 lại phát hiện bị bệnh ung thư. Sau mấy năm trời đau đớn chịu đựng thì qua đời vào đầu năm 2008.

- Trường hợp 3: Một gia đình nọ, chồng sinh năm 1958 (MẬU TUẤT), mệnh CÀN, vợ sinh năm 1961 (TÂN SỬU), mệnh CHẤN, mua nhà tọa BẮC hướng NAM từ cuối năm 2003. Bếp nằm trong khu vực phía BẮC và nhìn về hướng BẮC. Tuy nhà này “hợp” với tuổi của người vợ, còn “khắc hại” tuổi của người chồng, nhưng sau khi vào ở chưa vừa 3 năm thì người vợ bị đủ thứ tai họa, mất việc, kiện tụng, bệnh hoạn, thần kinh suy nhược trong khi người chồng thì tương đối ổn định, tuy có nóng nảy hơn lúc trước.  

 

Qua những trường hợp trên, cũng như rất nhiều trường hợp thực tế khác, có thể thấy phương pháp dùng tuổi để chọn hướng nhà là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi còn mang tới nhiều kết quả tai hại.  

Nhưng nếu nói như thế thì sẽ không có phương pháp nào để chọn hướng nhà? Và những người muốn mua nhà, xây nhà đều chỉ có thể chọn đại rồi phó mặc cho số phận? Thật ra, Phong thủy cũng có 2 phương pháp chọn hướng nhà: thứ nhất là tìm vận khí của căn nhà theo Phi tinh; thứ 2 là dựa vào sự cân bằng ngũ hành của tất cả năm, tháng, ngày, giờ sinh, tức lựa chọn hướng nhà theo phương vị của dụng thần trong Tứ trụ (hoặc Bát tự), chứ không thể chỉ theo mệnh quái của năm sinh được. Dưới đây xin được trình bày sơ qua 2 vấn đề đó để bạn đọc có thể nắm được như sau:

1/ Dựa theo vận khí của căn nhà: tức là phải dùng phương pháp lập trạch vận theo Huyền Không Phi Tinh, để xem nhà có nhận được vượng khí hay không trước khi tuyển chọn. Vấn đề này rất dài dòng, vì đòi hỏi phải học và nắm vững những lý thuyết về Huyền không mới có thể làm được.

Vì lúc đó đang trong vận 6 (1964 - 1984), mà phía trước nhà có Sơn tinh số 6, còn phía sau có Hướng tinh 6, nên nhà này bị “Thượng Sơn Hạ Thủy”. Đã thế, phía sau nhà không có cửa để đón vượng khí của Hướng tinh 6, còn phía trước gặp phải Tử khí (Hướng tinh 9). Chưa kể khu vực phía TÂY nhà còn có cửa hông, gặp phải sát khí Ngũ Hoàng (số 5) nên mới bị lắm tai họa, bệnh tật và mất người như thế, cho dù hướng nhà có hoàn toàn “hợp” với tuổi của gia chủ đi nữa.  

Một điều cần chú ý là nếu phía sau nhà này (tức khu vực phía ĐÔNG BẮC) có cửa hoặc ao, hồ thì vận khí của căn nhà sẽ thay đổi và tốt đẹp hơn. Vì vậy, ngoài việc lập Phi tinh của trạch vận, còn phải biết kết hợp nó với thiết kế và địa hình trong, ngoài mới có thể luận đoán chính xác vận khí của từng căn nhà.  

2/ Dựa vào sự cân bằng của Ngũ hành trong Tứ trụ: tức là phải xét hết mọi yếu tố của năm, tháng, ngày, giờ sinh để tìm ra dụng thần và kỵ thần, rồi từ đó mới có thể chọn được hướng nhà thích hợp cho từng người hoặc gia chủ.  

Ngày sinh CANH (Kim) là mệnh, tuy được THÂN (cũng thuộc hành Kim) trợ giúp, nhưng sinh vào tháng SỬU là mệnh CANH gặp Mộ địa, lại còn bị BÍNH - ĐINH ở 2 bên đều là Hỏa khắc mệnh, cho nên mệnh này nhược (yếu) mà còn bị khắc. Vì vậy, cần lấy KỶ (Thổ) để điều tiết Hỏa mà sinh cho mệnh làm dụng thần, QÚY (Thủy) tàng ẩn trong SỬU để khắc chế bớt Hỏa làm hỷ thần, còn BÍNH - ĐINH Hỏa đều là kỵ thần. Vào thời gian từ 53 đến 62 tuổi, người này nhập đại vận QUÝ MÙI, Thiên khắc - Địa xung với cả năm và tháng sinh, khiến cho dụng thần và hỷ thần KỶ - QUÝ đều bị xung mất, chỉ còn có BÍNH Hỏa khắc mệnh. Vì Kim bị Hỏa khắc là có bệnh ở ngực hoặc phổi, cho nên mới bị ung thư vú. Đã vậy lại còn ở nhà hướng NAM (thuộc cung LY - Hỏa), hàng ngày ra, vào là đều đi về phía của kỵ thần và hung thần Hỏa nên mệnh càng bị khắc nặng. Khi vừa qua năm MẬU TÝ là năm Hỏa vượng, tháng 1 âm lịch là tháng GIÁP DẦN, tức Mộc vượng sinh Hỏa, mệnh bị khắc không còn đường cứu chữa nên phải lìa đời.  

Cho nên, nếu dựa theo Tứ trụ thì người này không thể ở nhà hướng NAM hoặc ĐÔNG, mà nên chọn những nhà thuộc các hướng ĐÔNG BẮC, TÂY NAM (thuộc Thổ), hoặc BẮC (Thủy), hay TÂY và TÂY BẮC (Kim). Vì vậy nếu dọn đi nơi khác thì đã có thể thoát hiểm, nhưng rất tiếc là đã không chịu làm gì cả.  

Do đó, có thể thấy ngay cả những người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ với người này, nhưng nếu phương hướng nhà ở khác biệt thì vận số của mỗi người cũng sẽ khác biệt, chứ không phải ai sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ đó đều sẽ bị ung thư và qua đời vào đầu năm 2008. Đó chính là những trường hợp “đức năng thắng số” mà cổ nhân thường nhắc tới.  

Trường hợp này cũng cho thấy là không phải tất cả mọi người cùng 1 tuổi đều có thể (hay không thể) ở cùng 1 hướng nhà, mà còn tùy theo phương hướng của dụng, hỷ thần hay kỵ thần. Vì vậy, có những người cùng tuổi KỶ SỬU, mệnh LY mà ở nhà hướng NAM thì lại tốt, nhưng có người ở lại bình thường hoặc rất xấu.  

Ngoài ra, dưới đây là trường hợp tòa Bạch Ốc, chỗ ở và làm việc của các TT Hoa Kỳ, cùng với tuổi và mệnh quái của các TT từ Abraham Lincoln cho tới George W. Bush hiện giờ.

Tòa nhà này tọa chính BẮC (0 độ), hướng chính NAM (180 độ), nên thuộc ĐÔNG trạch, nên đúng ra phải tốt và phù hợp với những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH. Nhưng nhìn vào bảng trên, ta thấy chẳng những tòa Bạch Ốc lại “thu hút” nhiều TT thuộc TÂY TỨ MỆNH, mà hầu hết những TT nổi tiếng tài ba và đi vào lịch sử như Lincoln, T. Roosevelt, F.D. Roosevelt, Truman, Eisenhower, Kennedy, Reagan cũng đều thuộc TÂY TỨ MỆNH. Còn hầu hết những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH lại thất bại và bị lịch sử chê trách, ngoại trừ W. Wilson là được ca ngợi mà thôi. Riêng W. (Bill) Clinton tuy cai trị thành công, nhưng lại bị qúa nhiều tai tiếng, nên chỉ được đánh giá bình thường hay tương đối khá mà thôi. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là 1 người có mệnh quái “phù hợp” với hướng nhà cũng chưa chắc đã được thuận lợi và mọi sự tốt đẹp, trong khi 1 người có mệnh quái khác biệt với hướng nhà cũng chưa chắc đã hoàn toàn thất bại và bị “vùi xuống đất đen” như người ta thường nghĩ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách chọn hướng nhà theo tuổi

Những vết sẹo trên mặt báo hiệu vận đen

Trong nhân tướng học, những vết sẹo trên mặt đều ám chỉ những vận số không tốt. Xem tướng sẹo đoán biết vận đen của bạn.
Những vết sẹo trên mặt báo hiệu vận đen

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong nhân tướng học, mũi được coi là chủ về tài vận và tình cảm vợ chồng, mũi có sẹo thì hay gặp rủi ro, lậu tài, đồng thời chuyện tình cảm gặp nhiều trắc trở, thường gặp phải người không nên yêu, tự đẩy mình vào hoàn cảnh khổ cực. 

Nhung vet seo tren mat bao hieu van den hinh anh
Ảnh minh họa

1.Cằm có sẹo

Người có sẹo ở cằm thì trong cuộc sống hay gặp tiểu nhân hoặc bị bạn bè bán đứng, nhất là người có sẹo lõm thì hay bị bạn bè làm liên lụy hoặc gây phiền toái, nếu cằm tròn đầy thì đỡ hơn chút ít.   Người có sẹo ở cằm khi về già thì vận trình đầy biến động. Đặc biệt là cằm nhọn mà không đầy thịt thì cuối đời sống trong cảnh đơn côi.   2. Trán có sẹo
 
Tuổi trẻ gặp nhiều bất lợi, sự nghiệp lên xuống thất thường. Người này tính cách có chút cực đoan, có nhiều hành động thường gây bất lợi cho người khác, nếu thêm khuôn mặt có vẻ dữ tính thì càng phải cẩn thận, nếu không may đắc tội thì sẽ không được yên thân. Phương pháp hóa giải: hàng ngày rèn luyện tố chất của mình, học cách giữ hòa khí và tránh tranh chấp với người khác.   3. Xung quanh mắt có sẹo   Mí mắt, bọng mắt hay đuôi mắt có sẹo thì ám chỉ mối quan hệ cùng người nhà không được tốt. Mí mắt có sẹo thì không thích ở nhà, dễ phát sinh mâu thuẫn cùng người nhà. Dưới mắt có sẹo thì chuyện con cái gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không có. Đuôi mắt có sẹo thì tình cảm thất thường, dễ xảy ra bất hòa.

Nhung vet seo tren mat bao hieu van den hinh anh
Ảnh minh họa

4. Mũi có sẹo
 
Trong nhân tướng học, mũi được coi là chủ về tài vận và tình cảm vợ chồng, mũi có sẹo thì hay gặp rủi ro, lậu tài, đồng thời chuyện tình cảm gặp nhiều trắc trở, thường gặp phải người không nên yêu, tự đẩy mình vào hoàn cảnh khổ cực. Bởi vậy những người này cần có thời gian để nhận thức và đánh giá con người, phải quan sát đối phương trong thời gian dài, phải xác định đối phương là người hiền lành tử tế hay độc ác nham hiểu, sau đó mới kết giao, tránh để đầu óc bị mê muội vì những lời đường mật.   5. Miệng có sẹo
 
Môi trên chủ về tình, môi dưới chủ về ham muốn tình dục. Môi trên có sẹo thì chuyện tình cảm khúc chiết, trong cuộc đời nhất định sẽ bị bỏ rơi một lần. Môi dưới có sẹo thì sinh lý yếu, ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng hoặc quá trình sinh sản, cách tốt nhất là nên phẫu thuật thẩm mỹ.   Vết sẹo không phải từ khi sinh ra đã có mà do quá trình sinh hoạt hàng ngày bất cẩn mà tạo nên. Chỉ cần chú ý hơn, cẩn thận hơn một chút khi làm việc, đi đứng thì sẽ không có sẹo. Nếu không cẩn thận để bị sẹo thì cũng không nên quá đau buồn, có thể sử dụng các phương pháp hóa giải như phẫu thuật thẩm mỹ làm mờ sẹo. Hãy nhớ rằng: Vận mệnh nằm trong tay mình, nhân định thắng thiên.
► Xem nốt ruồi trên mặt đoán tính cách chuẩn xác

Phương Thùy
Mũi hếch, răng hô trọn đời mạt vận Quan sát tướng mặt của người khó thành công, dễ thất bại Người có tướng mặt thế nào hay gặp chuyện thị phi? Đàn ông nên thận trọng với 5 mẫu bạn gái có tướng mặt thâm hiểm

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những vết sẹo trên mặt báo hiệu vận đen

Trồng cây theo phong thủy, gia chủ sớm phát tài

Cây cối có tác động khá lớn tới phong thủy nhà ở, vừa là cảnh quan, vừa tạo sinh khí. Nhà có cây cối đẹp mắt, hợp lý sẽ nhận được nhiều điều tốt lành.
Trồng cây theo phong thủy, gia chủ sớm phát tài

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cây cối có tác động khá lớn tới phong thủy nhà ở, vừa là cảnh quan, vừa tạo sinh khí. Nhà có cây cối đẹp mắt, hợp lý sẽ nhận được nhiều điều tốt lành.


Trong cay dung cach, gia chu som phat tai hinh anh
 
Trong phong thủy nhà ở, cây quanh nhà là môi trường rất tốt, sinh khí vượng, hộ ấm địa mạch, gia chủ phát tài, gia đình mạnh khỏe. Người xưa thường truyền nhau cách trồng cây quanh nhà, phía Đông trồng đào, trồng dương, phía Nam trồng mai trồng táo, phía Tây trồng thị, phía Bắc trồng hạnh trồng lý là đại cát.
 
Ngày nay, đất đai bị thu hẹp, nhất là ở thành phố không có điều kiện để trồng được cây giống như người xưa truyền lại. Để thay thế, người ta trồng những chậu cây cảnh, cây hoa nhỏ, vừa phù hợp lại gọn gàng, đẹp mắt mà vẫn tạo vượng khí cho nhà.
 
Nguyên tắc trồng cây quanh nhà quan trọng nhất là tránh huyền quan, minh đường. Phong thủy nhà ở chú trọng huyền quan, minh đường rộng thoáng, tuyệt đối không trồng cây chắn lối, cản đường.
 
Thứ hai là chọn những loại cây tốt lành, tránh trồng dâu, trồng liễu quanh nhà, những loại cây có tác dụng lọc khí cũng là lựa chọn rất hợp lý.
 
Trồng cây vừa phải, không trồng quá dày đặc khiến người trong nhà cảm thấy lạnh, dương khí ít được bay vào nhà, dễ ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe.
 
Trong một số trường hợp, cây cối quanh nhà vì lý do gì đấy phải chặt bỏ thì cũng nên hết sức thận trọng. Nhất là chặt bỏ cây cổ thụ, bồ đề, cây sung, cây đa, cây thị,… Người xưa cho rằng những cây này là nơi trú ngụ của ma quỷ hoặc thần linh, đốn đi thì chúng mất nhà nên quấy nhiễu gia chủ. 
 
Điều này không rõ thực hư nhưng xét về mặt phong thủy cảnh quan thì đốn hạ một cây to có ảnh hưởng lớn tới ngôi nhà. Vì cảnh quan quanh nhà thay đổi, bỗng dưng trống khuyết một phần thì những năng lượng bay vào nhà cũng thay đổi, môi trường trong nhà có chuyển biến, khiến người trong nhà chưa thể làm quen ngay.
► Tham khảo thêm những thông tin về: Những vật phẩm phong thủy giúp phát tài, phát lộc

Theo Thiên Việt

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trồng cây theo phong thủy, gia chủ sớm phát tài

sai lầm trong phong thủy phòng khách

Trong phòng khách, có nhiều người dù biết là các mãnh thú: sư tử, hổ, báo … ngồi, nằm trợn mắt, nhe nanh múa vuốt…. làm bằng đất đá 100% những vẫn đặt cả bục,
sai lầm trong phong thủy phòng khách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 Trong phòng khách, có nhiều người dù biết là các mãnh thú: sư tử, hổ, báo … ngồi, nằm trợn mắt, nhe nanh múa vuốt…. làm bằng đất đá 100% những vẫn đặt cả bục, kệ hẳn hoi cho các “ngài”.

Thú chơi mãnh thú này có từ thời thượng cổ. Chỉ để các “ngài” trông giữ cửa đền miếu, đình, chùa, cửa công quyền, nhà quyền quý hù doạ người qua đường, con nít, kẻ bất lương yếu bóng vía. Chứ đâu được ngồi chễm chệ ở phòng tiếp khách. Chủ khách tâm đầu ý hợp ra về còn dùng dằng đâu cần các “ngài” xua đuổi. Việc này người xưa chưa làm thế bao giờ.

Phòng khách có đặt bộ loa đài, dàn nghe nhạc, ti vi chủ khách ngồi đối ẩm, hàn huyên nhưng tai phải căng ra, mặt nhăn như bị để lắng nghe từng lời hay ý đẹp của nhau trong tiếng nhạc, tivi mở to át cả tiếng thiên hạ, thật vô phúc lại bị nghe một thứ nhạc phẩm ẽo ợt, đập phá ình ình. Phải làm khách trong hoàn cảnh này thật khó quá!
 

Phòng khách giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao

Không ít phòng khách đã thiết kế cầu kì, màu sắc loạn xạ, tứ tung lại gắn lên tường một tấm gương to đến 2-3m² đối diện với chỗ chủ khách đang ngồi. Tấm gương vốn là vật làm duyên nay trở thành công cụ giám sát vào tình thế o ép, đánh mất sự tự nhiên vốn có trong giao tiếp, dồn nén thần kinh. Bị bao quanh không gian trên trần, dưới đất, phải trái toàn là bàn ghế, đèn đóm lập loè, nếu phải tiếp xúc một giờ hoặc hơn thế nữa với những người mẫn cảm, hẳn lúc ra về tâm thần sẽ bất ổn. Điều này thật bất tiện.

Ánh sáng thiên nhiên đủ, không nhất thiết phải nhờ đến công cụ chiếu sáng, đừng nên bật loại đèn có màu xanh xanh, đỏ đỏ quay tít vì có hại cho mắt, cho sức khỏe.

Nhìn lại người xưa có phòng tiếp khách, sang thì bộ tràng kỉ, khó thì bộ bàn ghế bằng tre gọn gàng tinh tế, trên bàn bày bộ bàn trà tươm tất, kê thêm vài chiếc đôn ghế bằng tre, một lọ hoa lan phớt màu vàng nhạt, hoặc đúng mùa thì bày thêm một vài bông cúc vàng ươm. Đôi khi cũng thấy ở trên đôn đặt cái liễn lam tuyền, một cây mai thế nhỏ, phất phơ mấy nụ mai, hơn nữa trên tường bộ tranh nhỏ xinh xắn vẽ bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, tố nữ đàn hát. Phòng khách giản dị, thanh cao thân thiết đến vô cùng.

 

Theo Phong Thủy Nhà Ở


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: sai lầm trong phong thủy phòng khách

Cách bố trí phòng làm việc của Người lãnh đạo theo phong thủy –

Việc sắp đặt phòng làm việc lý tưởng nhất cho người lãnh đạo là phía sau ghế ngồi phải có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấy một phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng. Theo phong thủy học, việc đặt phòng là

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Việc sắp đặt phòng làm việc lý tưởng nhất cho người lãnh đạo là phía sau ghế ngồi phải có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấy một phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng.

Theo phong thủy học, việc đặt phòng làm việc đúng phương vị tốt lành sẽ giúp các sếp thêm đảm lược, trí tuệ, ảnh hưởng đến sự hưng suy trong quản lý, thành bại trong sự nghiệp.

aa

Vị trí phòng làm việc đặt ở trung tâm nhiệm sở là tốt nhất.Nếu là nơi kinh doanh, bàn làm việc của người chủ phải đặt ở tầng một hoặc tầng hầm. Ngoài ra, khi bố trí bàn làm việc như vậy, cần chú ý tới một số yếu tố.

Bàn làm việc không được kê đối thẳng với cửa ra vào để tránh không bị những tạp âm bên ngoài quấy nhiễu và người ngoài nhòm ngó. Làm như vậy để ngăn “sát khí” rất không lợi cho người ngồi điều hành.

Sau lưng người ngồi phải có “chỗ dựa” như bức tường. Khoảng cách giữa lưng người ngồi với tường không được quá lớn. Phong thuỷ học cho rằng, làm như vậy sẽ tăng thêm tính tự tin cho người ngồi làm việc, tránh không có cảm giác trống trải.

Trong trường hợp gian phòng làm việc có cửa sổ, thì cửa sổ không được đối diện với những biểu tượng không lành theo quan điểm của phong thủy, như ống khói, cột điện… Tốt nhất là nhìn qua cửa sổ thấy khoảng rộng bao la, vườn cây xanh tốt, cảnh núi non xanh biếc… Bên ngoài cửa sổ không nên có đường đi qua.

Cửa ra vào ở góc bên phải phía trước bàn sẽ không bị tạp âm quấy nhiễu và không bị người ngoài nhìn ngó bất thường. Cửa ra vào mở ở phía bên trái bàn làm việc có thể thay đổi vị trí một chút, hiệu quả vẫn tốt.

Kỵ bày đặt bàn viết đối diện với cửa và khi ngồi làm việc quay lưng ra cửa. Phong thủy cho rằng, cửa là khí khẩu vừa nạp sinh khí mà đồng thời cũng nạp sát khí. Ngồi quay lưng ra cửa thì sau lưng không có “chỗ dựa”, thường xuyên thấy cột sống bị ớn lạnh vì sát khí.

Cả tạp âm từ ngoài truyền vào sẽ kích thích sống lưng làm cho đại não không yên. Người lãnh đạo ở vị trí này luôn ở trạng thái căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, dễ mắc sai lầm khi ra quyết định.

Đặt bàn viết nên ở bên phải cửa ra vào, bàn làm việc với cửa ra vào hơi chếch với nhau và xa ra một khoảng cách. Nếu gần cửa ra vào quá, sẽ bị sát khí quấy nhiễu, sẽ giảm hiệu suất lãnh đạo, không những thế, phong thuỷ cho rằng sẽ gây bệnh.

Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.

Kỵ gần cửa sổ có đường đi qua. Cửa sổ cũng là nơi nạp sinh khí và sát khí. Nếu gần đường qua lại, thường nạp vào phòng tiếng bước chân người đi, tiếng cười, tiếng nói, tiếng ta thán… chúng đều là sát khí theo cách nói của phong thủy, rất bất lợi cho việc điều hành và sự nghiệp của người làm việc tại đó.

Nếu vì một lý do nào đó phải kê bàn làm việc ở đây, phải có rèm che kín. Nhưng tốt nhất là dời phòng làm việc đi nơi khác.
Không kê bàn làm việc ở giữa phòng, vì sau lưng quá xa tường nhà, không có “chỗ dựa”, người lãnh đạo trước sau sẽ bị cô lập.

Và cuối cùng là áp dụng công thức “Nhất vị, nhị hướng”: Thứ nhất là Vị. Vị là vị trí ngồi làm việc, phải được một trong bốn phương vị tốt theo mệnh cung của người lãnh đạo (vị trí ngồi làm việc tốt được tính so với trung tâm phòng làm việc). Thứ nhì là hướng. Khi ngồi làm việc thì mặt của người lãnh đạo phải nhìn về một trong bốn hướng tốt theo mệnh cung của mình.

Phong thủy học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí tốt thì mới minh mẫn trong điều hành công việc. Để có điều đó, trên bàn làm việc nên đặt quả cầu phong thủy bằng thạch anh trên phương vị Đông-bắc, hoặc đặt trên phương vị Tây-nam (so với trung tâm bàn làm việc), sẽ tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho người lãnh đạo.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách bố trí phòng làm việc của Người lãnh đạo theo phong thủy –

Luận bàn cách cục họa cha mẹ

a. Cha mẹ chết sớm: biểu hiện qua những đặc điểm chính sau:
Luận bàn cách cục họa cha mẹ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

–     cung Phúc xấu hoặc tầm thường; –      cung Phụ bị Tuần, Triệt đồng cung trấn thủ; –      cung Phụ có Âm, Dương sáng bị Tuần, Triệt; –      cung Phụ, cung Mệnh có hao bại tinh, đặc biệt là Tang Môn, Bạch Hổ; –      cung có Thái Dương (cha), cung có Thái Âm (mẹ) có Tang Hổ, Đại Tiểu Hao gặp sát tinh; –      số của cha, mẹ có cách yểu.
Vị trí của Âm Dương cùng với giờ sinh có thể giúp đoán được cha hay mẹ mất trước, cụ thể như sau: –      Âm Dương đều sáng sủa: cha mẹ thọ (thông thường) –      Dương sáng, Âm mờ: mẹ mất trước cha –      Dương mờ, Âm sáng: cha mất trước mẹ –      Âm Dương cùng sáng: sinh ban ngày: mẹ mất trước; sinh ban đêm: cha mất trước –      Âm Dương cùng mờ: sinh ban ngày: cha mất trước; sinh ban đêm: mẹ mất trước –       Âm Dương đồng cung ở Sửu Mùi: không có Tuần, Triệt đồng cung: sinh ngày - mẹ mất trước, sinh đêm - cha mất trước; gặp Tuần hay Triệt đồng cung: sinh ngày - cha mất trước, sinh đêm - mẹ mất trước.
Việc mất trước không bắt buộc là mất sớm. Việc tính sớm, trễ phải dựa vào cung Phụ Mẫu, qua những bộ sao dưới đây: –      Tử Vi, Phá Quân đồng cung –      Tử Vi, Tham Lang đồng cung –      Liêm Trinh ở Dần, Thân –      Liêm Trinh, Thất Sát đồng cung –      Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung –      Thiên Đồng ở Thìn, Tuất –      Thiên Đồng, Cự Môn đồng cung –      Vũ Khúc –      Vũ Khúc, Phá Quân đồng cung –      Thái Dương ở Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý –      Thiên Cơ, Thái Âm ở Dần –      Thiên Cơ, Cự Môn đồng cung –      Thiên Phủ ở Sửu, Mùi, Mão, Dậu –      Thái Âm ở Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Dần –      Tham Lang –      Cự Môn ở Tỵ, Thìn, Tuất –      Thiên Lương ở Tỵ, Hợi –      Thất Sát ở Thìn, Tuất –      Phá Quân –      Phá Quân ở Thìn, Tuất –      Hỏa Tinh, Linh Tinh, Phá Quân đồng cung –      Kình Dương, Đà La, Thất Sát đồng cung –      Thiên Mã, Đà La và sát tinh –      Cô Thần, Quả Tú và sát tinh –      Tuần, Triệt tại cung Phụ Mẫu
Ngoài ra, năm sinh và giờ sinh của mình đôi khi có ảnh hưởng đến sự vắn số của cha mẹ trong 3 trường hợp sau: –      sinh năm Dần, Ngọ, Tỵ, Dậu giờ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì rất độc: mồ côi sớm; –      sinh năm Dần, Hợi, Tỵ, giờ Ngọ, Thân, Dậu, Hợi: khắc cha từ lúc còn nhỏ tuổi nhưng nếu qua 16 tuổi mà chưa mồ côi cha thì coi như không mồ côi sớm nữa; –      sinh năm Thìn, Tỵ, Sửu, Mùi giờ Tý, Ngọ, Mão, Tỵ, Hợi, Thân, Dậu: khắc mẹ trước.
Ba trường hợp trên phải được tính phối hợp với các sao ở cung Phụ Mẫu kể trên để có thêm yếu tố quyết đoán.
b. Cha mẹ chia ly: không kể mỗi người đi làm ăn một phương rồi thỉnh thoảng gặp lại, tình trạng chia ly ở đây được hiểu là xa cách hẳn nhau, không tái họp vì những nguyên nhân như ly thân, ly hôn, tử biệt. Có thể tham chiếu đoạn nói về vợ chồng chia ly để khảo sát tình trạng chia ly của cha mẹ. Mặt khác, đôi khi tình trạng chia ly gần giống tình trạng chết sớm. Ngoài ra, những họa xảy ra cho cá nhân đều có thể ứng cho Phụ Mẫu nếu những bộ sao đó đóng ở cung Phụ.
c. Cha mẹ để nợ cho con cái: thể hiện qua các sao tài lộc bị sát tinh đi kèm, đôi khi bị hao bại tinh đi kèm. Mặt khác, cung Tài của đương số cũng có hao bại tinh, nhất là Tuần, Triệt, ngụ ý rằng chậm có tiền.
d. Cha mẹ bệnh tật nặng: xem trong cách bệnh, tật.
8. Họa cho anh em, chị em: ảnh hưởng đến sự yểu chiết, sự hư đốn của anh chi em, sự hình khắc bất hòa, tranh chấp giữa anh chị em, ruột hay nuôi hay ghẻ. Các bộ sao nói lên tình trạng trên đều tương tự với các bộ sao yểu, hư, hình khắc ... giữa vọ chồng, con cái hay cha mẹ.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận bàn cách cục họa cha mẹ

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd