Cách đây mười thế kỷ, ngay từ lúc được sánglập cho đến nay khoa Tử-Vi vẫn giữ nguyên đối tượng: khoa này chú mục tien đoánvận mệnh con người, nghiã là tìm cách biết trước, ngay từ lúc trẻ mới sinh, cátính và cuộc đời sau này của nó.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Như vậy, đối tượng của khoa Tử-Vi bao gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhu: thứ nhất là con người, thứ hai là đời người.
Con người cuả Tử-Vi có những đặc tính gì?
Đời người trong lá số Tử-Vi có những yếu tố nào?
1. – Con người trong khoa Tử-Vi
Khoa Tử-Vi phân tích sây rộng đặc tính của con người, nhưng thật sự chú ý nghiên cứu con người còn sống, con người toàn diện và con người thế tục mà thôi.
a) Con người còn sống
Con người còn sống ở đây là cn người lúc sinh thời, tức là từ lúc đứa bé chào đời cho đến khi ó quá vãng. Nói như thế có nghiã là lúc cá nhân chết đi thì khoa Tử-Vi không lý tới nữa. Khoa này không ngiên cứu âm hồn, không hề nói đến sự tái sinh dưới một kiếp khác, không đề cập luân hồi như trong phật học. Khoa Tử-Vi đứng trong phạm vi của hình nhi hạ học, gạt bỏ cái gì siêu hình, không bàn đến hậu kiếp cá nhân trên thiên đàng hay âm thế. Trái lại, cái gì thuộc cõi dương, bao giờ cá nhân còn sống thì khoa Tử-Vi mới khảo sát.
Tuy thế, cũng cần đặt thêm một giới hạn khác trong đối tượng của khoa Tử-Vi. Lúc nào con người nghiên cứu. Thành thử, cái bào thai dù là tiền thân của con người sống, không phải là đối tượng của khoa.
Có quan điểm chặt chẽ hơn cho rằng, lá số Tử-Vi chỉ thật sự ứng dụng cho con người từ 13 tuổi trở đi. Lý do đưa ra là trước tuổi này, kiếp sống của trẻ rất bấp bênh, lệ thuộc vào thời tiết, vào bệnh tật, sống hay chết tuỳ sự chăm sóc của cha mẹ, đứa trẻ cũng chưa chín mùi về nhân tính, chưa hội đủ điều kiện để sinh tồn như một con người toàn vẹm: tri thức, thể xác, tình cả, lương tri của nó chưa nảy nở đầy đặn, nó cũng chưa có một sự nghiệp theo đúng nhiã của danh từ vì, trước tuổi 13, trẻ con chỉ mới tập sự vào đời.
Quan điểm này xét khả chấp vì khoa Tử-Vi khi chọn người làm đề tài đã quan niệm cuộc sống đó theo một nhaĩa toàn vẹn: con người sống phải là một cá nân trưởng thành ít nhiều về thể xác, tinh thần, tình cảm, lương tri, đạo đức, có một khởi đầu sự ngiệp, một khởi đầu vận mệnh. Đó là con người tự lập, tự túc, tương đối lam2 chủ ít nhiều hành động của mình, nó khác đi đó là con ngừơi toàn vẹn về nhân tính. Dy có điều cần lưu ý rằng, đối với trẻ con dưới 13 tuổi, việc xem Tử-Vi cho nó chỉ chuyên chú vào khả năng tồn tạ của nó, cụ thể là xét xem nó có sống được hay không, bệnh tật như thế naò. Như vậy, khía cạnh phải cứu xét là khiá cạnh thọ, yểu bệnh, tật nói chung là sức khỏe. Còn những khía cạnh khác như quan trường, tài lộc, điền sản, gia đạo, con cái chưa ứng dụng.
Nói tóm lại, khoa Tử-Vi là con người toàn diện. Điều này co nghĩa là khoa Tử-Vi khảo sát con người dưới mọi khía cạnh, bao hàm cả phần xác lẫn phần hồn, trí tuệ và tình cảm, sinh lý và tâm lý, ý thức và tiềm thức v.v … Không bao giờ con người bị bẻ mẻ, hoặc bị chiết nhỏ ra từng mảnh biệt lập. Khoa Tử-Vi đã tổng hợp con người một cách đầy đủ và phong phú, kết tinh hết yếu tố phối trí toàn thể các thành phần, chớ không đánh giá cn người qua một bộ vị, một giác quan hoặc một cơ năng.
Điều này phản ánh rõ rệt trong bố cục của lá số Tử-Vi. Mặc dù là số này có phân tích co người qua 12 cung, nhưng mỗi cung riêng rẽ không hề được xem là đầy đủ để diễn tả toàn thể cá nhân. Cá nhân chỉ được thể hiện qua toà thể lá số, trên một loạt 12 cung. Đó là con người nhất trí trong một lá số nhất trí. Việc giải đoán Tử-Vi vì thế không thể bỏ qua sự tổng hợp để chỉ đứng trong thế phân tích. Trái lại, phải phân tích để tìm sự tổng hợp.
Sở dĩ khoa Tử-Vi xem con người như một tổng thể toàn diện là vì, nếu chiết nhỏ ra từng bộ phận riêng, con người sẽ không còn sống như một đơn vị toàn vẹn: làm như thế là giết chết một đối tượng sống phủ nhận đắc tính sinh động trong đặc tính toàn diện của con người.
Vì khảo sát con người toàn diện, cho nên cái gì của con người cũng được khoa Tử-Vi để ý tìm tòi. Khoa này lưu tâm nghiên cứu, từ những yếu tố lớn như ảnh hưởng của vật chất, của xã hội, của huyết thống trên cá nhân, cho đến các yếu tố nhỏ hơn như cơ thể, bệnh trạng, trí tuệ, tình cảm, bản năng, ký ức, nguyện vọng, phản ứng, bản ngã, nhân cách trong các môi trường sinh hoạt. Những phạm vi cuả nhân học Tây phương đều được Tử-Vi học tìm hiểu, từ cơ thể học (anatomie), bệnh lý học (pathologe) cho đến tâm tính học (carac-térologle), tướng mạo học (morphonlogie). Lẽ dĩ nhiên, với một địa hạt khảo cứu rỗng rải như thế, Tử-Vi học không thể đi vào chuyên khoa. Những ý nghĩa cơ thể, bệnh lý, tính tình, tướng mạo … Trong Tử-Vi chỉ có tính cách tổng quát, hoặc niều lắm là chỉ đạt đến một trình độ cụ thể nào mà thôi. Nhưng chính khảo hướng đại cương đó nói lên quan niệm con người toàn diện của khoa này.
b) Con người thế tục
Khoa Tử-Vi chọn con người ở đời làm đối tượng, nghĩa là con người phàm tục, có cá tính phàm tục và cuộc đời phàm tục.
Cá tính phàm tục đây là cá tính của trung bình nhân loại (I’homme moyen), của đại đồng chứng sinh (I’homme universel). Đó là loại người có đầy đủ thất tình lục dục, bị chi phối bởi nó cũng như bị chi phối bởi bản năng: con người trong Tử-Vi không tiêu diệt dục vọng, không chống đối bản năng, vị kỷ hơn là vị tha, tham sống và không chống lại sự sống, dù phải chịu nhiều khổ cực. Họ tìm cách né tránh khổ cực chớ không tìm cái chết để đoạn tuyệt với gian truân.
Cuộc đời của con người trong Tử-Vi cũng là cuộc đời đầy tục lụy. Họ chạy theo nhu cầu cá nhân, của gia đình, của xã hội, tham danh, hám lợi, theo đuổi hạnh phúc vật chất và phú qý vinh hoa đến cùng cực. Đa số sợ chết, sợ khổ, sợ nghèo, sợ họa, sợ bệnh và chỉ nhận các bất hạnh này khi đối cùng. Vì tính cách tụclụy của kiếp sống cho nên nhân sinh quan của con người trong Tử-Vi rất thường tình, thiên về hiện sinh. Và trong kiếp này, họ là con người tại thế xu thời chớ không xuất thế thoát thời. Con người trong Tử-Vi không đi tu. Tu sĩ là người trốn đời, thoát phàm và siêu phàm, lấy niết bàn làm hạnh phúc, tự đặt mình ra khỏi cuộc đời, xem cuộc đời như tạm bợ. Con người trng Tư-Vi cũng không phải là thuật sĩ(fakir). Thuật sĩ là kẻ cay61p nhận khổ nh5c, ép xác, hành xác, chống lại bản năng, tiêu diệt cảm xúc, chế ngự cảm giác để mong vượt khỏi thường tình.
Con người torng Tử-Vi không cao siêu như vậy. Nhãn quan Tử-Vi là nhãn quan thế tục. Điểm này được minh chứng rõ rệt trong quan niệm phúc đức, trong quan niệm gia đạo, tong quan niệm Mệnh Thân và trong ý nghĩa các vì sao.
Quan niệm phúc đức thế tục
Khoa Tử-Vi chỉ chú ý đến hạnh phúc của con người trần gian. Hạnh phúc này lệ thuộc vào tiền bạc, gia đạo và thời thế. Trong lá số Tử-Vi, cung Phúc bao giờ cũng được hội chiếu với 3 cung Tài, Phu Thê và Thiên Di.
Cung Tài chỉ tiền bạc, gia sản hoặc nói rộng ra là yếu tố vật chất của một cuộc sống vật chất. Vì cung Tài trực ciếu vào cung húc cho nên có nghĩa là tiền bạc, sinh kế là yếu tố quan trọng của hạnh phúc. Nói khác đi, cái phúc của cá nhân được đo bằng tiền tài. Những ai có nhiều tiền, nhiều điền, nhiều xe, nhiều hoa màu thì tốt phúc.
Cung Phu Thê chỉ gia đạo. Trong lá số, cung này cũng chiếu vào cung Phúc. Điều này phản ảnh quan niệm cho rằng hạnh phúc cá nhân tuỳ thuộc vào một gia đạo tốt. Vì có cung PhuThê cho nên con người coi như phải sống chung với gia đình. Noí khác đi, đó là phàm nhân, có nhu cầu sinh lý, có ái tình, có vợ, có chồng, chớ không phải con người tiệt dục, xa lánh chuyện nam nữ, tách rời với vợ con. Văn hóa thời đại nhà Tống còn chấp nhận cả đa thê, xem việc có nhiều con cái là phúc lộc.
Cung Thiên Di chỉ thời thế, hoàn cảnh xã hội, được coi như yếu tố của hạnh phúc. Ai sinh phùng thời, được xã hội ưu đãi thì tốt phúc. Vì có cung Thiên Di nên có thể nói rằng con người của khoa Tử-Vi là con người sống ở đời, chung đụng với xã ội, nhập thế và tại thế chớ không xuất thế, không thoát tục. Bối cảnh môi sinh là điều kiện ngoại tại có ảnh hưởng đến hạnh phúc thế tục.
Tóm lại, nhìn vào cách cấu tạo phúc đức trong lá số, ai ai cũng thấy rằng đây là loại hạnh phúc trần gian, đo bằng tiền bạc, bằng lợi điểm của gia đạo và của xã hội ban cho mình. Không có phần phúc đức duylinh, siêu thoát của linh hồn. Tử-Vi quan là một nhân sinh quan, cụ thểlà nhân sinh quan thế tục. Đối tượng của khoa Tử-Vi là con người và đời người trần thế, không phải là người đạo, cõi đạo hay phúc đạo. Phạm vi khảo sát của Tử-Vi học chỉ là Đời.
Quan niệm gia đạo
Lá số Tử-Vi nào cũng có hai cung Phu Thê và Tử Tức để chỉ gia cảnh. Điểm này ngụ ý rằng đây là lá số của người ở đời, có vợ, có chồng, có con, co đời sống gối chăn, có tình nghiã phụ tử. Con người trong lá số không chối bỏ cõi trần, vẫn bị chi phối bởi nợ trần và tạo thêm nợ trần bằng bầu đoàn thê tử.
Lẽ dĩ nhiên, cũng có những người không có gia đình, không có con cái. Nhưng, nếu họ còn ở đời, chia xẻ khát vọng, xu hướng người đời thì họ vẫn là đối tượng của khoa Tử-Vi. Bao giờ họ thoát đời đi tu, bấy giờ họ không thuộc phạm vi khảo sát của Tử-Vi nưã. Nhãn quan Tử-Vi phân biệt rất rõ hai phạm vi đạo và đời.
Quan niệm Mệnh – Thân
Cơ cấu của Mệnh và Thân thể hiện rất rõ quan niệm thế tục của khoa Tử-Vi. Mệnh hay Thân, bao giờ cũng được xét chung với 3 cung Thiên Di, Tài Bạch và Qan Lộc.
Cung Thiên Di chỉ thời thế, hoàn cảnh xã hội. Cung Tài Bạch chỉ tiền bạc, sinh kế. Cung Quan Lộc chỉ sự nghiệp, quan trường. Đã l2 con người thế tục, vị tất phải sống với xã hội, phải có phương tiện sinh nhai, phải có nghề nghiệp. Chí hướng con người lúc nào cũng vọng về 3 mục tiêu đó. Hạnh phúc thế tục của họ được đo bằng mức độ giàu nghèo, sang hèn, phùng thời thế. Đó là 3 yếu tố của vinh hoa, vật chất, giúp đánh giá sự thành bại của người đời
Quan niệm thế tục của các vì sao
Trong Tử-Vi, có rất nhiều sao noí lên cuộc sống thế tục, chẳng h5n như sao phú, sao quý, sao họa, sao bệnh, sao phúc. Những sao này hiển nhiên không có ích lợi gì cho tu sĩ vì người đạo không màng đến phú quý, bệnh họa. Như vậy các sao đó chỉ để áp dụng vào vận mệnh đời người.
Nhiều sao kết hợp thành cục và cách. Khoa Tử-Vi chia các cục thành nhiều loại: phú cục, quý cục, bần tiện cục. Cách cũng có thượng cách, trung cách, hạ cách và phi thường cách. Trong cục cũng như trong cách, đã hàm chứa ý nghĩa thế tục của sinh hoạt cá nhân.
Tất cả dẫn chứng trên đây giúp ta tổng kết được quan niệm và con người của khoa Tử-Vi và thế giới Tử-Vi.
Con người trong Tử-Vi là con người trong gia đình, không thoát ly gia đình, là con người trong xã hội, không xa lánh xã hội, là con người trong môi trường sinh hoạt vật chất, không từ bỏ tiền bặt, danh quyền: là con người bằng xương bằng thịt, không chối bỏ sinh lý. Đó là con người lấy đức Sinh của vũ trữ làm lẽ sống, thụ nhận sự sinh tử cha mẹ và tạo sinh thế hệ mới con cái.
Còn thế giới Tử-Vi là thế giới trần gian, là nhân thê, không phải là thiên đàng hay niết bàn, tiên cảnh. Đó là khung cảnh sống của nhân loại chớ không phải của thần linh.
Còn thế giới Tư-Vi là nhân sinh quan chứ không phải là vũ trụ quan, cũng không phải là phật tử quan. Khoa Tử-Vi là một bộ môn của hình nhi hạ học, không phải là siêu hình học. Đối tượng của khoa Tử-Vi là người đời chớ không phải người đạo. Tinh thần Tử-Vi là tinh thần nhân bản thế tục, không phải nhân bản thoát tục.
Đời người trong khoa Tử-Vi
Học về con người, khoa Tử-Vi còn học về đời người, nói khác đi là vận mệnh, kiếp số, hạnh phúc, hoạn nạn, hên xui, các biến cố xảy ra. Về điểm này, ta thấy khoa Tử-Vi đã chọn một đối tượng rất táo bạo. Trong khi nhân học Tây Phương dừng lại trên cá tính con người thì khoa Tử-Vi Đông phương lại đi xa hơn, khảo cứu luôn định mệnh, tức là kết quả của sự va chạm và của cá tính với môi sinh.
Khoa này khảo sát rất nhiều về môi trường sinh sống của nhân loại, khung sinh hoạt của cá nhân. Làm sao Tử-Vi có rất nhiều cung mô tả ngoại cảnh.
Trước hết, ngoại cảnh của đại gia đình nằm trong ba cung Phúc, Phụ, Bào, mô tả lần lượt ông bà, cha mẹ, anh em, tức là mối liên hệ huyết thống trong dòng họ, ảnh hưởng của huyết thống đó trên con người và kiếp sống thiếu niên.
Kế đến là ngoại cảnh tiểu gia đình qua hai cung Phu Thê và Tử Tức, noí lên tình chảnh vợ chồng, con cái và ảnh hưởng của gia đạo trên con người, trong đời người.
Khung cảnh ngoại gia đình cũng không bị bỏ qua. Cung Nô, cung Di mô tả đời sống ngoại hôn với nhân tình bồ bịch.
Khung cảnh xã hội được khảo sát trong cung Thiên Di, chỉ hoàn cảnh, thời thế.
Môi trường nghề nghiệp thì do cung Quan phô diễn.
Môi trường sinh kế thì do hai cung Tài và Điền.
Như vậy, đời người được mô tả rất phong phú qua ngoại cảnh, được coi như khuôn khổ hoạt động và yếu tố chi phối kiếp sống. Con người vừa bị đóng khung trong bối cảnh sinh hoạt, vừa biến dịch trong khuôn khổ ngoại cảnh đó. Khoa Tử-Vi không tách con người rời khỏi cảnh sống, mà đặt con người trong kiếp sống, trong chỗ đứng cố hữu của nó. Tử-Vi học ví con người như con cá phải sống chung với nước và khảo cứu con cá trong nước. Vớt con cá ra khỏi nước là nghênh cứu không thực tiễn, từ đó những kết luận về con cá hẳn phải sai lệnh. Khoa Tử-Vi đặt con người trong bối cảnh thiên nhiên, không sửa đổi con người, không sửa đổi bối cảnh. Đây là một phương pháp nhên cứu rất thực tế, rất thích đáng và rất sống động: nhìn một động vật trong bối cảnh động.
Khảo hướng động này đòi hỏi khoa Tử-Vi phải xét kiếp sống con người qua thời gian. Về điểm này, cuộc đời con người cũng đưọc hân tích rất tỷ mĩ, trong từng chu kỳ ngắn và dài hạn.
Ngắn hạn thì có chu kỳ từng ngày, từng tháng, từng năm với những biến cố, hên, xui, họa phúc liên hệ.
Dài hạn thì có chu kỳ từng 10 năm, chu kỳ tiền vận (30 năm đầu) và chu kỳ hậu vận (30 năm sau).
Con người được khảo sát trong toàn đời, trên những bước sống lần lượt, torng những lúc thành bại, thăng trầm, qua các biến cố khác nhau, lúc phúc, lúc họa, lúc bệnh, lúc may, lúc rủi, lúc chết, qua những khúc quanh khác nhau trong nghề nghiệp, trong gia đạo, trong sinh kế …
Lấy đời người làm đối tượng, khoa Tử-Vi có một tham vọng hết sức lớn lao và táo bạo. Lớn lao vì tham vọng đó muốn tiên đoán tương lai một cách khẳng định, không phải cho cá nhân mà cho cả mọi người thế tục. Khoa Tử-Vi cố gắng giải quyết tham vọng đó qua hai phương pháp phân tích và tổng hợp. Điều này sẽ được bày trong chương kế tiếp của khoa Tư-Vi.
Riêng về các đối tượng của khoa Tử-Vi, ta thấy vì khoa này quan niệm con người sống, toàn diện và thế tục cho nên sẽ không ứng dụng được cho vài loại người. Nói như thế là có một số ngoại lệ trong đối tượng, khiến cho phạm vi áp dụng bị thu hẹp.
Ngoài ra, vì có một số người quá ư đặc biệt, vì cách lấy số Tử-Vi rất đặc thù, cho nên, ngay cả với các đối tượng thật sự của khoa Tử-Vi, ta thấy sự áp dụng cũng bị hạn chế đi nhiều.
Ta sẽ lần lượt khảo sát những ngoại lệ và những giới hạn của đối tượng Tử-Vi.
Lược trích "Tử vi tổng hợp" của Nguyễn Phát Lộc
Hiện sách E-book có bán tại đây.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Ngọc Sương (##)