Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Luận giải về tên hiệu tên doanh nghiệp –

Các loại tên cửa hàng, tên xí nghiệp, doanh nghiệp hay tên gọi một hình thức tập hợp nào đó... đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa Ý nghĩa Ý nghĩa tiềm ẩn là ý muốn của người đặt tên. Tên đó không phải được đặt tùy tiện, thiếu suy tính về nhiều khía cạnh nh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các loại tên cửa hàng, tên xí nghiệp, doanh nghiệp hay tên gọi một hình thức tập hợp nào đó… đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa

-------------------7

Ý nghĩa

Ý nghĩa tiềm ẩn là ý muốn của người đặt tên. Tên đó không phải được đặt tùy tiện, thiếu suy tính về nhiều khía cạnh như: ước nguyện (mặt tâm linh), khía cạnh xã hội, khía cạnh chính trị, khía cạnh ngữ nghĩa (mặt ngôn ngữ)… Nhiều ý nghĩa đó hợp lại và một cái tên của cửa hàng, cửa hiệu, xí nghiệp, doanh nghiệp ra đời. Nghĩa là nó cũng giống như Tên một người để giao dịch, để định danh trong xã hội, trong luật, lệ v.v…

Các vấn đề nội sinh

Tên của cửa hàng, cửa hiệu, xí nghiệp v.v… đều tàng chứa “khí lực”. Nó, vì thế, được biểu đạt bằng số lý. Và qua số hóa ta có thể tìm được số biểu lý biểu thị “Tên vận” mà qua đó ta có được những thông tin tiềm ẩn. Tức sự biểu lộ “khí lực” của tên ấy. Nó có chứa điều tốt, xấu, lành dữ, tiến phát v.v…

Hậu quả khi thay đổi

Thay đổi tên của các đối tượng đã nêu trên có làm thay đổi “khí lực”. Nó cũng như tên người khi thay đổi, nó chỉ khác về phạm vi.

Thay đổi một tên doanh nghiệp… sẽ làm thay đổi “khí lực” và đương nhiên với một cái tên “đẹp” sẽ có số biểu lý “hay” và sẽ có điều lành hơn dữ, sẽ tiến phát hơn tên cũ.

Người ta phi thay đổi tên một doanh nghiệp vì nhiều lý do. Song trước hết là sự “phù hợp”. Do thực tế kết quả kinh doanh; do biến động cơ cấu thành phần; do thay đổi chủ sở hữu v.v… mà có sự thay đổi Tên gọi. Ai cũng muốn có một cái tên đẹp, tên hay. Nhưng nó cũng phụ thuộc nhiều khía cạnh và vì vậy mà khía cạnh “tâm linh” sẽ làm nảy sinh ý tưởng ở người khi tìm tên đặt cho doanh nghiệp, cửa hàng v.v… Ta cũng dùng được phương pháp số hóa để biết thông tin hay dở, lành dữ… Đây là một ý tưởng thời đại số được ứng dụng quan niệm truyền thông số hóa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận giải về tên hiệu tên doanh nghiệp –

Bạn có được kế thừa sản nghiệp của tổ tiên?

Thái dương là sao chủ về quyền quý, Thiên lương là sao chủ về thanh quý, hai sao cùng tọa thủ cung Tài bạch, kế thừa tài sản hoặc sản nghiệp của tổ tiên.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sao Thái dương là sao chủ về quyền quý, sao Thiên lương là sao chủ về thanh quý, hai sao cùng tọa thủ cung Tài bạch, có tài lãnh đạo, tiềm lực lớn, thu nhập nhiều, có vận thiên tài, có thể kế thừa tài sản hoặc sản nghiệp của tổ tiên.

tai-san-to-nghiep

BỐ CỤC SAO

Sao Thái dương tại cung Mão, Dậu tất có sao Thiên lương cùng tọa thủ (cung Mão: Sao Thái dương, Thiên lương đều là nhập miếu; cung Dậu: Sao Thái dương là thế bình, sao Thiên lương là thế địa). Cung Mệnh không có chủ tinh, cung Thiên di là sao Thiên đồng, Cự môn không đắc thế địa, cung Quan lộc là sao Thái âm (cung Hợi là nhập miếu, cung Tỵ là thế hãm), cung Điền trạch là sao Liêm trinh lợi thế và sao Thiên phủ nhập miếu.

PHÂN TÍCH TÀI VẬN

Nếu có đặc điểm sao này, thì chủ biết cách tiết kiệm đầu tư, thường được kiêm chức, không tránh khỏi vất vả cạnh tranh hoặc rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tiền tài dễ gặp trắc trở mà sản sinh ra những phiền nhiễu. Nên kiếm tiền từ nhà nước, đảm nhiệm trách nhiệm công chức hoặc sáng nghiệp, chuyên nghiệp, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật, y học, tiến tài trong sự thanh cao.

Đồng tọa cung Mão, chí hướng cao xa, người sinh ban ngày thường sinh trong gia đình phú quý, nếu nắm được thời cơ thì có thể phát tài và vô cùng giàu có. Đồng tọa cung Dậu, thiếu định tính, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, tướng quý nhưng không hiển và không hiển thị thực, những năm trẻ tuổi thường hay vất vả nhưng có xu thế phát tài muộn.

Cung Mệnh không có chủ tinh, cần dựa vào cát tinh khác của bản cung và sao Thiên đồng, Cự môn của cung đối diện (cung Thiên di), tổng kết lại và luận mệnh.

Sao Thiên đồng độ lượng, không lưu tâm, chịu khó làm việc. Sao Cự môn thường hiếu kỳ, không chịu thừa nhận thất bại, hay suy nghĩ. Hai sao kết hợp với nhau, chủ ôn hòa nhã nhặn, tuân thủ nguyên tắc không có mưu đồ, động lực yếu, khó có đất dụng võ, có thể tự tìm được niềm vui, dễ xúc động, tinh thần thường cảm thấy trống trải cô đơn.

Sao Liêm trinh, Thiên phủ cùng tọa thủ cung Điền trạch, có thể kinh doanh đầu tư ngành nhà đất, thường lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, tụ tài thành giàu có, thích nơi náo nhiệt.

Sao Thái âm tọa cung Quan lộc, không nên làm kinh doanh, thường làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc theo đuổi những ngành như văn nghệ, diễn viên, vui chơi, tính nghệ thuật, phục vụ đại chúng, biên tập, thiết kế công trình. Sao Thái âm tọa cung Hợi, thường có thể phát huy sở trường, đảm đương nhiệm vụ trọng yếu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn có được kế thừa sản nghiệp của tổ tiên?

Cội nguồn phước đức nằm ở đâu

Ai cũng mong có được phước dày lộc lớn, cầu xin đức phật, thần linh ban cho phước đức mà không rõ cội nguồn của mọi phước đức nằm ở đâu để tìm kiếm tạo nên
Cội nguồn phước đức nằm ở đâu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ai cũng mong có được phước đức, đi lễ chùa cũng xin được ban phước đức, nhưng cầu xin có được không, làm sao để có được phước dày, ta phải tìm hiểu được cội nguồn của mọi phước đức nằm ở đâu thì mới có được.

Vì thế, mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ uớc suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách tốt trong từng ngày, từng giờ.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:

Có bốn pháp này, này gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?

Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp; mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con; mong rằng ta được sống lâu, thọ mạng kéo dài; mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta được sinh lên cõi thiện, cõi trời và cõi đời này. Đây là bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó được ở đời.

Này gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí và đầy đủ trí tuệ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức [lược], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.676)

Lời bàn về cội nguồn của mọi phước đức

Sống ở đời, ai cũng mong muốn được đầy đủ, sung túc và thịnh phát. Không những thế, họ còn mong ước được danh thơm, khỏe mạnh và sống lâu, xa hơn nữa là mong rằng sau khi từ giã cõi đời được sinh về thế giới an lành. Những hoài mong đó thật chính đáng, thiện lành nhưng khó được, bởi không mấy người có đủ phước báo tròn đầy.

Thường thì chúng ta được cái này lại mất cái kia, Tuy vậy, có cái để được cũng quý hóa lắm rồi, vì xung quanh ta có khá nhiều người chẳng còn gì để mất. Chính những thăng trầm vinh nhục trong đời, trải nghiệm về sự được mất có đó rồi không đó, khiến chúng ta nhận ra giá trị của phước đức. “Có tài mà cậy chi tài”, có nhiều thứ nhưng ai chắc rằng chúng là của ta mãi mãi? Chỉ có phước đức sâu dày, may ra mới đem lại bình an, hạnh phúc trong cuộc mưu sinh đầy biến động này.

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá “Có phước, có đức mặc sức mà hưởng”. Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ.

Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức. Phước đức từ từ niềm tin Tam bảo mà đến. Vì ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi nẻo lành. An trú vững chắc vào niềm tịnh tín Tam bảo thì tự khắc chúng ta sẽ thiết lập được đời sống đạo đức, lương thiện và hân hoan với thí xả, mở rộng lòng ra với mọi người. Biết sống với niềm tin, đạo đức và buông xả, sống cho mình và mọi người, sống với an vui hiện tại và tương lai, đó chính là tuệ giác.

Vì thế, mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ uớc suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách tốt trong từng ngày, từng giờ. Một khi phước báo đã đầy đủ thì mọi việc tùy duyên thành tựu như ý, an vui và hạnh phúc bền lâu.

Thích Quảng Tánh


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cội nguồn phước đức nằm ở đâu

Top 5 cô nàng xinh đẹp mà hay ghen nhất trong 12 con giáp.

Bình thường họ là những cô gái xinh đẹp dịu dàng nhưng chỉ cần một hành động nhỏ nhặt của người kia cũng nổi cơn ghen tuông vô cớ. Vậy hãy xem 5 cô nàng nào hay ghen nhất trong 12 con giáp nhé!
Top 5 cô nàng xinh đẹp mà hay ghen nhất trong 12 con giáp.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Top 5: Cô nàng tuổi Dần

Các cô gái tuổi Dần xinh đẹp, giỏi giang tháo vát, rất nóng tính và tất nhiên cũng rất là hay ghen. Tính hay ghen của các cô nàng này có lẽ bắt nguồn từ chính cái tính nóng nảy của họ. Họ sẽ không chịu được khi thấy anh chàng của mình để ý, ngó nghiêng hay chỉ ngó nhìn các cô gái khác dù chỉ một chút thôi. Bản tính mạnh mẽ trong cuộc sống, thích kiểm soát cuộc của mình và kiểm soát luôn nửa kia.

Các chuyên gia khuyên anh chàng nào trót yêu các cô nàng tuổi Dần thì phải chuẩn bị trước tâm lý này. Các cô sẽ chẳng bao giờ thay đổi được tính cách của mình đâu. Tính cách làm họ làm họ “cao số”, luôn mang tiếng ế, tuổi “băm” mới lấy chồng. Nhưng bù lại, ngoài tháo vát và thành đạt, các cô nàng này rất chung thủy. Những ai chịu được họ và sẽ được họ yêu hết lòng, không bao giờ thay đổi.

(Các cô nàng tuổi Dần xinh đẹp, tháo vắt, rất nóng tính vaf rất hay ghen nhé - Hình minh họa)

Top 4: Cô nàng tuổi Dậu

Những cô nàng tuổi Dậu là những người luôn đòi hỏi cao đối phương về chất lượng cuộc sống, vì thế tiêu chuẩn chọn bạn trai của họ cũng rất cao.Các nàng luôn xem xét những chàng trai xung quan mình một cách cẩn thận: xem tuổi tác, hình dáng, tính cách… Các nàng ấy không chỉ mong muốn có một tình yêu hoàn hảo mà còn luôn khẳng định tính sở hữu rất cao.

Chỉ cần nhìn thấy người yêu của mình tiếp xúc với bạn khác giới, các nàng sẽ tìm cách vặn vẹo, truy hỏi cho rõ ngọn ngành. Luôn khẳng định tính sở hữu cao, quản lý người yêu rất chặt chẽ và nhiều lý lẽ vặn vẹo là bản tính vốn có của những quý cô tuổi Dậu.

(Những cô nàng tuổi Dậu luôn mong muốn có một tình yêu hoàn hảo và tính sở hữu rất cao)

(Hình minh họa)

Top 3: Cô nàng tuổi Thân

Vị trí thứ 3, thuộc về các cô nàng tuổi Thân. Họ lúc nào cũng xinh đẹp, duyên dáng từ nhà ra ngoài đường, lại thông minh, dí dỏm, thân thiện khi giao tiếp. Biết bao anh chàng khi tiếp xúc đều mê đắm trước những tính cách này.

Tuy nhiên, các anh lại rất khó làm vừa lòng các quý cô này. Vì đơn giản là họ đa nghi. Các chuyên gia cho rằng, các cô nàng này là đa nghi nhất trong 12 con giáp. Đa nghi đến vô lý thế nên không khó hiểu khi máu Hoạn Thư trong người các cô lại được đánh giá cao như vậy.

(Quý cô tuổi Thân cực kỳ xinh đẹp và cũng cực kỳ đa nghi - Hình minh họa)

Top 2: Cô nàng tuổi Mùi

Xếp hạng 2, trong số 12 con giáp có máu Hoạn Thư phải kể đến các cô nàng tuổi Mùi. Theo đó những cô nàng tuổi Mùi càng yêu chân thành, sâu nặng bao nhiêu thì họ lại càng độc đoán bấy nhiêu.

Xem bói tình yêu thấy rằng trong chuyện tình cảm, những nàng tuổi Mùi luôn momg muốn được đối phương nồng nhiệt đáp lại tình cảm của mình. Nếu tình cảm bị phản bội họ sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và đau đớn. Vì thế nếu chọn yêu họ rồi, bạn đừng nên có những hành động gì dại dột khiến họ ghen tuông bởi cô nàng tuổi Mùi chính là những nàng nổi tiếng có máu Hoạn Thư.

(Càng yêu chân thành bao nhiêu thì các cô nàng tuổi Mùi càng độc đoán bấy nhiêu)

(Hình minh họa)

Top 1: Cô nàng tuổi Tý

Đứng vị trí quán quân, chính là các cô nàng tuổi Tý. Các nàng tuổi Tý là những người có tình yêu mãnh liệt, họ luôn mong muốn người mình yêu dành trọn vẹn tình cảm và trái tim cho họ. Cô nàng tuổi Tý luôn muốn sở hữu và quản lý nhất cử nhất động của bạn. Vì thế bạn nên cẩn thận trong mọi mối quan hệ với những người bạn khác giới nếu người yêu bạn là những nàng tuổi Tý.

Những nàng tuổi Chuột sở hữu tính ghen tuông không thua kém gì các nàng tuổi Mùi đâu nhé. Bên cạnh đó họ còn được trời phú cho sự linh mẫn, tinh tường của loài chuột. Cho dù bạn có khéo léo che dấu bao nhiêu cũng khó qua được con mắt tinh tường và trái tim tinh tế của họ. Khi yêu các nàng rất lý trí, không tin vào tử vi, lá số nhưng khi ghen thì ghen ngất trời. Vì vậy, không khó khi các quý cô này đứng đầu danh sách hay ghen mà ai cũng phải công nhận./

(Khi yêu các nàng tuổi Tý rất lý trí nhưng khi ghen thì ghen ngất trời - Hình minh họa)

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 5 cô nàng xinh đẹp mà hay ghen nhất trong 12 con giáp.

Luận về sao Cự Môn

Cự Môn thuộc âm thủy trong hệ Bắc Đẩu chủ về thị phi và hóa khí là Ám. Hai chữ Ám điệu đã gây cho người đọc hiểu lầm không ít. Cự Môn tự nó ...
Luận về sao Cự Môn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cự Môn thuộc âm thủy trong hệ Bắc Đẩu chủ về thị phi và hóa khí là Ám. Hai chữ Ám điệu đã gây cho người đọc hiểu lầm không ít. Cự Môn tự nó không có ánh sáng thì đương nhiên không trở thành tối ám như Nhật Nguyệt hãm.
Cự Môn sở dĩ thành ám vì khả năng cản ngăn che khuất của nó. Vậy thì tính chất căn bản của Cự Môn là một vật gây chướng ngại. Đã gây chướng ngại tại sao nó đứng với Thái Dương ở cung Dần lại thành tốt? Trong vũ trụ duy chỉ có vầng Thái Dương không vật gì có thể che khuất bởi vậy Thái Dương đắc địa không sợ Cự Môn.
Cự Môn đứng bên cạnh Thái Dương biến thành một vật gây phản chiếu cho Thái Dương, đồng thời Thái Dương đã chuyển Cự Môn từ ám thành minh. Ảnh hưởng cản ngăn che khuất của Cự Môn gây khó khăn nhiều nhất là quan hệ giao tế.

Đẩu số toàn thư viết: “Tính chất Cự Môn ngoài mặt thì thế mà trong lòng thì khác, đối với người thân ít hợp, giao du với người mới thì trước yêu sau ghét”. Mấy chữ “Cô độc chi số, khắc bạc chi thần” là nói về giao tế.Cự Môn là sao của thị phi vậy thì Cự Môn “thị” hay “phi”? Vốn là ám điệu như mầu đen chìm dưới đáy biển khó mà biết được thị hay phi.
Trong lối sắp xếp bốn sao Hóa cổ nhân đã đặt để sao Cự Môn không bao giờ đứng cùng Hóa Khoa, nó chỉ đứng bên Hóa Lộc, Hóa Quyền, và Hóa Kị thôi. Cự đi cùng Hóa Kị lực lượng chướng ngại tăng cao hẳn, bởi vậy Mệnh mà gặp Cự Kị dễ rơi vào khẩu thiệt thị phi, tình cảm khôn khó, hoặc cò bót kiện tụng, ngoài ra còn dễ lên bàn giải phẫu.Cự Môn đứng cùng Hóa Lộc thì lời ăn tiếng nói hoạt bát, tranh biện hay, khả dĩ nói ra tiền vào nghề thầy kiện, vào ngành truyền thông hợp cách. Nhưng bản tính thì không thực, nói cười thân mật mà thiếu tình cảm chân thành.
Cự Môn đứng với Hóa Quyền sách bảo rằng đó là hung mà ra triệu chứng tốt (hung vi cát triệu). Nhờ chướng ngại tạo ra phấn đấu mà nên công nên nghiệp, do chướng ngại mà thành công. Tỉ dụ xã hội biến động bị đẩy vào bước đường cùng, từ cùng sinh biến mà hóa thông. Càng vượt nhiều khó khăn càng thành công lớn. Những người làm chính trị, những người có số hoạnh phát thường thấy Mệnh Cự Môn Hóa Quyền. Cự Môn không cần Hóa Khoa, nhưng gặp Hóa Khoa Cự Môn sẽ tan biến đi tính chất thị phi cố hữu của Cự Môn.Cự Môn đứng một mình ở các cung Tí, Ngọ, Thìn, Tuất và Tỵ Hợi. Cự Môn đứng cùng Thiên Cơ ở Mão và Dậu. Đứng cùng Thiên Đồng ở Mùi, Sửu. Đứng cùng Thái Dương ở Dần Thân.
Trước nói về Cự Môn Thiên Cơ. Thiên Cơ vốn đã động, Cự Môn lại đa biến. Hai sao này thủ Mệnh cuộc đời biến động nhiều và có tài soay sở, tuy nhiên chỉ thành công nếu như giữ được sự an định, nếu cứ mặc sức biến động thì càng lún sâu vào những khó khăn. Cự Cơ trên nguyên tắc là cách làm giàu với điều kiện phải có Hóa Quyền, Hóa Lộc hoặc Song Hao (Đại Tiểu Hao), đã Lộc thì không nên Hao.
Cự Môn Thái Dương ở Dần tốt hơn ở Thân. Vì Dần cung TháiDương quang huy cònmạnh trong khi ở Thân Thái Dương đã về chiều sức không đủ. Câu phú “Cự Nhật Dần Thân quan phong hầu bá” không hẳn là vậy.
Cự Môn Thiên Đồng gây phiền nhất cả trên tình cảm lẫn danh phận. Cự Đồng thủ Mệnh số trai khó lập công danh cơ nghiệp, số gái lận đận duyên tình.
Nói về Cự Môn đóng hai cung Tí và Ngọ mà ta thường gọi bằng cách “Thạch trung ẩn ngọc” (ngọc còn ẩn trong đá). Cự Môn Tí Ngọ nếu được Khoa Quyền Lộc thủ chiếu là hợp cách ẩn ngọc, tuy không quyền uy lớn nhưng ắt giàu sang. Cự Môn ở Tí tốt hơn Ngọ. Vì lẽ đóng ở Tí mới được Thái Dương Thìn đắc địa, đóng Ngọ thì Thái Dương ở Tuất đã mất nhiều quang huy. Cự Môn Tí hay Ngọ thì Hóa Lộc tạo nhiều sức mạnh hơn Lộc Tồn.
Các sao của Tử Vi Khoa bao giờ cũng mang hai bộ mặt cát và hung. Cự Môn Hóa Kị bị coi làm hung thần, nhưng lúc biể hiện cũng vẫn có hai mặt tốt xấu. Hãy đọc câu phú sau: “Cự Môn Thìn cung Hóa Kị, Tân nhân Mệnh ngộ phản vi kỳ” (nghĩa là Cự Môn thủ Mệnh tại cung Thìn có Hóa Kị, người tuổi Tân lại biến ra kỳ cách)
Cự Môn Hóa Kị đi cặp rất xấu, nhưng ở trường hợp này lại chuyển thành tốt. Vì nó được cả bốn Hóa, Hóa Quyền đứng bên Thái Dương chiếu lên, Hóa Khoa đứng Tuất với Văn Khúc chiếu qua, và Hóa Lộc đứng cùng Cự Môn thành ra kỳ cách “Tứ Hóa toàn phùng”
Cách này thường gây sôi nổi thị phi nhưng cuối cùng lập thành sự nghiệp to lớn. Cự Môn Hóa Kị ở cách này là con người đi ngược thời thương không a dua mà đặt định một lề lối riêng biệt tiến bộ. Nó đi vào mọi lãnh vực chính trị, quân sự, văn học, âm nhạc đến hội họa, y học….
Nếu như Cự Môn ở Thìn không Hóa Kị, Hóa Khoa chỉ có Quyền với Lộc thôi thì công danh lại thường do người đề bạt mà nên phú quí thiếu sức ông phá của Hóa Kị nên không thành ra người sáng tạo sự nghiệp.
Sao Cự Môn rất hợp với những người tuổi Tân. Vì tuổi Tân sự an bài tứ hoá theo thứ tự Cự Nhật Khúc Xương, đương nhiên nếu Cự Môn thủ Mệnh mà tuổi Tân thì đã chắc chắn có Lộc Quyền. Ngay cả đến cách Cự Đồng vào Mệnh là xấu nhưng với tuổi Tân cái xấu giảm hẳn đi. Bởi vậy mới có câu phú rằng: “Cự Môn Thìn Tuất hãm địa Tân nhân hóa cát lộc tranh vinh” (Cự Môn ở hai cung Thìn Tuất là đất hãm nhưng nếu tuổi Tân thì lại vinh hiển)
Cự Môn đóng ở Thìn là cung Thiên La (lưới trời) hoặc cung Tuất là cung Địa Võng (lưới đất) kể như hãm. Thế hãm này chỉ phá ra được nếu Cự Môn có Địa Không, Địa Kiếp đi bên hoặc đứng với Kình Dương hay Linh Tinh. Cuộc đời trải qua nhiều bôn ba thăng trầm vượt lên mà thành công. Nhắc lại đã Kình thì thôi Linh, đã có Linh thì đừng nên Kình thêm nữa.
Cự Môn có liên hệ nhiều với Thái Dương. Sách Đẩu Số Toàn Thư viết: “Cự Nhật Dần lập Mệnh Thân tiên khu danh nhi thực lộc, Cự Nhật Thân lập Mệnh Dần trì danh thực lộc” nghĩa là Mệnh lập tại Thân Cự Nhật Dần xung chiếu hoặc Mệnh lập tại Dần Cự Nhật xung chiếu cả hai đều danh vị đi trước Lộc tới sau.
Hai cách trên đều có tiền qua chức vị, chức lớn tiền nhiều, chức nhỏ quyền ít không thể do kinh thương mà làm giàu. Rồi một câu khác: “Cự tại Hợi cung, Nhật Mệnh Tỵ thực lộc trì danh, Cự tại Tỵ Nhật Mệnh Hợi phản vi bất giai” nghĩa là Cự đóng Hợi Thái Dương thủ Mệnh Tỵ có tiền rồi có danh, nếu như Cự đóng Tỵ Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi thì xấu khó màng đến danh lộc. Cự Hợi xung chiếu Mệnh khả dĩ kinh thương làm giàu, lớn nhỏ còn tùy các phụ tinh khác.
Còn một cách khác về liên hệ giữa Cự Môn với Thái Dương: “Cự Tuất, Nhật Ngọ Mệnh viên diệc vi kỳ” An Mệnh tại cung Dần, Cự Môn đóng Tuất, Thái Dương từ Ngọ chiếu xuống, không bị Tuần Triệt làm ngăn trở Thái Dương cách này công danh tài lộc dễ dàng.
Cự Môn vào Mệnh thường là người ăn nói, lý luận vững vàng, mà cũng dễ vạ miệng nếu như nó đứng cùng các sao xấu. Văn Khúc cũng có khả năng ăn nói, nhưng Văn Khúc biết lựa chiều nên ra tiền và làm đẹp lòng người. Còn Cự Môn nói để lập luận, phân tích, đả kích mà tạo quyền uy. Nếu có Hóa Quyền thì đạt ý muốn, nếu bị các hung sát phá, kết quả gây thù chuốc oán phiền não.
Tài ăn nói của Văn Khúc mang ý hướng đào hoa, thuyết phục. Tài ăn nói của Cự Môn đầy quyền lực, có khuynh hướng áp đặt. Cự Môn đứng với Thiên Đồng ăn nói thường gàn gàn khó nghe.
Cự Môn tuyệt đối không hợp với Linh Tinh, Hỏa Tinh. Cự Môn ngại thấy Kình Dương Đà La. Có những câu cổ quyết ghi trong Đẩu Số Toàn Thư: “Cự Hỏa Linh Tinh phùng ác hạn tử ư ngoại đạo” (Mệnh Cự Hỏa Linh Tinh hay hạn gặp Cự Hỏa Linh Tinh rất hung nguy)
Cự Môn Dương Đà ư Thân Mệnh, tật bệnh doanh hoàng (Cự Môn gặp Dương Đà ở Thân hay Mệnh bệnh tật triền miên). Những cách trên nếu như gặp Hóa Khoa, hay bộ tam minh Đào hồng Hỉ có thể hóa giải, thêm cả Hỉ Thần càng tốt. Ngoài ra Cự Môn còn có một cách nữa qua câu quyết: Cự Lương Thân Mệnh, bại luân loạn tục (Cự Môn và Thiên Lương một ở Thân, một ở Mệnh thường có khuynh hướng loạn luân)
Cách này chỉ xuất hiện khi nào Cự Môn đóng Mệnh cung mà Thân lại ở Phúc Đức thôi. Trường hợp Thiên Lương Mệnh thì Cự Môn bắt buộc phải đóng Thê cung, không ăn nhập gì đến câu quyết trên.
Qua kinh nghiệm thì chuyện bại luân loạn tục chỉ xảy ra nếu như Mệnh hay PHúc Đức còn có thêm những sao Đào hoa, Thiên Riêu, Mộc Dục, Không Kiếp.
Những câu phú khác về sao Cự Môn cần biết:
- Cự Nhật Dần Thân thiên môn nhật lãng, kị ngộ Lộc Tồn ái giao Quyền Phượng(Cự Nhật thủ Mệnh cung Dần không nên gặp Lộc Tồn mà cần gặp Hóa Quyền, Phượng Các).
Câu này mâu thuẫn với câu phú: “Cự Môn Dần Thân, tới chi Giáp Canh sinh” nghĩa là Cự Môn đóng ở Dần hay Thân rất tốt cho tuổi Canh và Giáp, hai tuổi này Lộc Tồn ở ngay Thân hay Dần (Trên nguyên tắc thì Cự Môn cần Hóa Lộc, Hóa Quyền hơn Lộc Tồn). Một điểm sai khác trong câu này: Cự Môn tại Dần không thể gọi là “Nhật lãng Thiên Môn”.
- Cự Nhật Mệnh viên, hạn đáo Sát Hình Kiếp Kị tu phồng tâm phế, kiêm Thiên Mã hãm tật tứ chi, duy hạn Song Hao khả giải.(Cự Nhật ở Mệnh, vận hạn đến Sát Hình Kiếp Kị phải lo bệnh nơi tim phổi, nếu thấy cả Thiên Mã Tuần Triệt thì phải đề phòng thương tích tay chân)
- Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng hữu tài quan đã bất chung(Cự Cơ thủ Mệnh tại Dậu, nếu giàu sang lớn thì không bền hay không thọ)
- Tây Nương Tử áp đảo Ngộ tiền do hữu Cự Cơ Song Hao Quyền Ấn Đào Hồng phu cung(Nàng Tây Thi làm mưa làm gió dưới triều đại Ngô Vương bởi vì phu cung có Cự Cơ Song Hao, Quyền Ấn Đào Hồng. Cách này tất Mệnh cung Thiên Lương thủ, đàn bà bạt nhưng Phu cung tuyệt bậc giàu sang, cũng là cách làm đĩ nên bà)
- Mão Dậu Cự Cơ Tân nữ ích tử vượng phu bất kiến Triệt Tuần đa tài thao lược(Mệnh Cơ Cự thủ ở Mão Dậu, người nữ tuổi Tân vượng phu ích tử, nếu không bị Tuần Triệt là người đàn bà đảm đang quán xuyến)
- Cự Cơ nhi ngộ Lộc Tồn ngữ bất chính ngôn(Mệnh Cự Cơ đồng cung với Lộc Tồn thì hay ăn nói hồ đồ thiếu thận trọng)
- Cự Cơ chính hướng hạnh ngộ Song Hao uy quyền quán thế(Cự Cơ thủ Mệnh gặp Song Hao giàu sang hơn người)
- Tân nhân tối ái Cự Môn nhược lâm tứ Mộ phùng Tả Hữu cứu Mệnh chi tinh(người tuổi Tân hợp với sao Cự Môn, nếu vào đất tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi mà gặp Tả Hữu tránh đươc nhiều hung hiểm trong đời)
- A Man xuất thế do hữu Cự Kị Khốc Hình Thìn Tuất(Tào Tháo lừng lẫy do Mệnh có Cự Kị Khốc Hình ở Thìn Tuất)
- Cự Đồng nhi phùng La Võng, ngộ Khoa Tinh thoại thuyết Lịch Sinh(Cự hay Đồng thủ Mệnh ở Thìn Tuất, có Hóa Khoa thì làm du thuyết như Lịch Sinh thời xưa)
- Cự Môn Tị Hợi kị ngộ Lộc Tồn nhi phùng Quyền Lộc kiếm sạ Đẩu Ngưu.(Cự Môn an Mệnh ở Tỵ hay Hợi không nên gặp Lộc Tồn. Lộc Hóa Quyền thì ví như cầm kiếm mà chém sao Đẩu sao Ngưu)
- Cự Môn phùng Đà Kị tối hung(Cự Môn đóng Mệnh gặp Đà Kị rất xấu)
- Cự phùng Tồn tứ cát xứ tang hung, ưu nhập tử cung vô nhị tống lão(Cự Môn đứng bên Lộc Tồn tuy tốt nhưng có hung tiềm ẩn bên trong, nếu hai sao này vào tử tức tới già không con cái nối dõi)
- Cự Môn thê thiếp da bất mãn hoài(Cự Môn đóng Thê luôn luôn bất mãn với duyên tình, không yên với một vợ)
- Cự Môn bất mãn trong lòng, ba lần kết tóc mới xong mối sầu(Số nữ Cự Môn tái Phu, phải mấy đời chồng)
- Giải sứ mạc ngộ Cự Đồng kiêm phùng Tang Hổ Đà Riêu hữu sinh nan dưỡng(cung Tật ách thấy Cự Đồng mà đi với Tang hổ Đà Riêu thì sinh mà không nuôi được)
"Cự phùng Dương miếu tốt thayThăng quan tiến chức vận lành mừng vui."
(Vận đến Thái dương đắc địa hội Cự Môn làm quan thăng chức)
"Kình Đà Linh Hỏa cùng ngồiVới sao Cự tú một đời tai ương"
"Hợi Tỵ Cự Lộc Quyền rất quýGặp Lộc Tồn biến thể ra hư"
"Cự gặp Hổ Tuế Phù hội viênẤy là nghề thầy kiện quan tòa"
"Cự Tí Ngọ gặp Khoa Quyền LộcẤy là người đa học đa năng"
"Cự Nhật đồng thủ Dần ThânMột đời chức tước cháu con sang giàu"
"Gặp Quyền Vượng càng thêm vinh hiểnGặp Lộc Tồn lại kém lắm thay"

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về sao Cự Môn

Mách bạn cách chọn con số may mắn

Theo phong thủy, mỗi con số tương ứng với một chòm sao. Muốn chọn được con số may mắn cho mình, phải hiểu được ý nghĩa của chúng.
Mách bạn cách chọn con số may mắn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mach ban cach chon con so may man hinh anh
 
Số 1 là Nhất Bạch Thủy Tinh, gọi là sao Văn Xương, chủ công danh, thi cử. Nếu Nhất Bạch sinh vượng thì vượng đinh, vượng tài, công danh hiển đạt, thi cử đắc lợi, tốt cho sự nghiệp.
 
Số 2 là Nhị Hắc Thổ Tinh, gọi là sao Bệnh Phù. Khi nó sinh vượng thì gia đạo an khang, phát về gia trạch.
 
Số 3 là Tam Bích Mộc Tinh, tức sao Lộc Tồn. Sao này sinh vượng thì an khang, phú quý.
 
Số 4 là Tứ Lục Mộc Tinh, sao Văn Khúc. Nó mang ý nghĩa phát về thi cử, công danh, đỗ đạt đường văn chương chữ nghĩa.
 
Số 5 là Ngũ Hoàng Thổ Tinh, gọi là sao Chính Quan. Ngũ Hoàng là ngôi vua tôn quý, chỉ đóng ở Trung tâm là tốt (vua chính ngôi).
 
Số 6 là Lục Bạch Kim Tinh, tức sao Vũ Khúc. Khi sinh vượng là sao tốt, chủ phát tài, phát quan, công danh tài lộc đầy đủ.
 
Số 7 là Thất Xích Kim Tinh, gọi là sao Phá Quân vượng đinh, vượng tài, phát về võ chức.
 
Số 8 là Bát Bạch Thổ Tinh, là sao Tả Phụ. Nó sinh vượng thì công danh phú quý.
 
Số 9 là Cửu Tử Hỏa Tinh, tức sao Hữu Bật, sinh vượng thì thi cử đỗ đạt, công danh xán lạn. 
 
Khi các con số đứng riêng rẽ có ý nghĩa khác nhau bao hàm cả tốt, xấu, may mắn hay đen đủi (phụ thuộc vào sao sinh vượng hay không). Nhưng khi kết hợp với nhau sẽ có sự bổ trợ, tương tác hình thành tính chất tốt xấu của dãy số. Các số vượng khí, tốt lành nên có nhiều trong dãy là 1,8,9,0.  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mách bạn cách chọn con số may mắn

Điểm danh những tướng mắt cần tránh xa

Người có tướng mắt lợn tính tình hung hãn, bảo thủ, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân. Dù kiếm được nhiều tiền cũng tiêu sạch.
Điểm danh những tướng mắt cần tránh xa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Người có kiểu mắt lợn tính tình hung hãn, bảo thủ, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân. Dù cho họ có kiếm được nhiều tiền cỡ nào, bản thân không biết tích góp thì lâu dần cũng trắng tay. Thậm chí, người này còn dễ vướng vào vòng lao lý dẫn tới tù tội, nên tránh xa.
 

► Xem nốt ruồi trên mặt đoán vận mệnh chuẩn xác
  1. Mắt dê     Tuy dê thuộc loài hiền lành, nhưng người có tướng mắt dê lại không phải là điều cát lành. Nhìn sâu vào đôi mắt thấy có màu đen nhạt, lại có chút vàng pha lẫn, tạo cảm giác như trắng đen không rõ ràng, ánh nhìn lúc nào cũng nhập nhằng, không phân định rõ, khiến người nhìn cảm thấy khó chịu.   Đa phần người có kiểu mắt này được thừa hưởng chút ít sản nghiệp tổ tiên để lại, nhưng bản thân họ lại không giỏi kinh doanh, dễ dẫn tới tán gia bại sản, cuộc sống càng khó khăn khi về già. Do đó, nếu họ học cách chi tiêu tiết kiệm, biết tích lũy thì sau này sẽ đỡ khổ hơn.    
Diem danh nhung tuong mat can tranh xa hinh anh
 
2. Mắt lợn    Đặc điểm của đôi mắt lợn tương tự như mắt dê. Kiểu mắt này có lòng trắng nhiều hơn lòng đen, mí mắt khá dày, ánh nhìn trầm mặc, buồn bã, không phân định rõ ràng chủ kiến.    Người có kiểu mắt này tính tình hung hãn, bảo thủ, chỉ chăm chăm lợi ích cá nhân. Dù cho họ có kiếm được nhiều tiền cỡ nào, bản thân không biết tích góp thì lâu dần cũng trắng tay. Thậm chí, người này còn dễ vướng vào vòng lao lý dẫn tới tù tội.   Mách bạn cách tỉa lông mày đẹp để cải thiện vận mệnh 31 Tips nhận diện hung cát qua đôi mắt Giải mã bí ẩn về đôi mắt trong mơ
3. Mắt sói
  Nhìn vào đôi mắt sói sắc lạnh dễ khiến người ta cảm thấy sợ hãi, lạnh lùng, không có chút thân thiện nào. Đặc điểm của kiểu mắt này là phần con ngươi mắt hanh vàng, nhìn sự vật từ cao xuống thấp, rà soát tỉ mỉ.    Người có tướng mắt sói lòng tham vô đáy, làm việc bất chấp thủ đoạn để thành công. Trong cuộc sống, người này thường cảm thấy cô đơn, tẻ nhạt và thường xuyên bị mọi người xung quanh cô lập.    Ngoài ra, một số người có nét tướng cách này còn hay bị hoảng loạn về tinh thần, dù có giàu sang phú quý cỡ nào nhưng cuối cùng vẫn dễ trắng tay, đơn độc. Đây là một trong những tướng mắt cần tránh xa.  
Diem danh nhung tuong mat can tranh xa hinh anh 2
 
4. Mắt bồ câu     Mắt bồ câu được cho là đẹp vì nó không hiểm ác. Nhưng về cơ bản, kiểu mắt này vẫn có nhược điểm riêng. Dù là nam hay nữ giới, sở hữu đôi mắt nhỏ, tròn, con ngươi mắt có chút màu vàng thì đích thị là mắt bồ câu.    Chủ nhân của kiểu mắt này thường rất đào hoa, nếu không kiểm soát tốt cảm xúc sẽ lăng nhăng vô độ. Họ giỏi ăn nói, đã “nhắm” tới mục tiêu nào là y như rằng sẽ “cưa đổ”. Đôi khi vì thỏa mãn nhu cầu bản thân, họ nói là những điều giả dối, không đáng tin cậy.   5. Mắt rắn   Đặc điểm dễ thấy của mắt rắn là mắt khá tròn, có thể lồi hẳn ra. Người có mắt rắn khá thâm hiểm, làm việc chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, với cha mẹ thì bất hiếu, anh chị em lại vô tình. Vì thế, tốt nhất nên tránh càng xa người có kiểu mắt này càng tốt.   Ngọc Diệp

Cẩn thận: Chỉnh mắt chỉnh cả cuộc đời.
Con người chúng ta ai cũng yêu cái đẹp, ngày nay giới trẻ càng trở nên coi trọng phục trang và diện mạo bên ngoài. Phẫu thuật thẩm mỹ cũng trở thành một khái

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Điểm danh những tướng mắt cần tránh xa

Ngày vía Thần tài, sắm lễ đón tài lộc cả năm

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà.

ngày vía thần tài

Ngày vía của Thần Tài

Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Ngày vía của Thần Tài mọi người thường mua : 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.

Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h - 7h và chiều tối từ 6h - 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.

Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Thỉnh Thần Tài

Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài (kể cả ông Địa cũng vậy).

Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

Ai muốn thờ Thần Tài đều nên thực hiện như trên, Thần Tài mới có linh khí, nếu không thì cũng chỉ như bức tượng bình thường.

Khi thỉnh Thần Tài cũng có Thần Tài hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.

Thần Tài không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Đặt bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.

Sắm lễ cúng ngày vía thần Tài

Vào ngày thần Tài, mùng 10 Tết âm lịch gia chủ cần sắm sửa bày biện những lễ vật sau đây để cúng lấy vía thần Tài cầu lộc lá cả năm:
•1 bình hoa (hoa đồng tiền, hoa cúc hoặc hoa hồng)
•5 loại trái cây
•5 cây nhang
•5 chum rượu
•2 đèn cầy
•2 điếu thuốc
•1 đĩa gạo
•1 đĩa muối hột
•2 miếng vàng bạc
•1 bộ tam sên đều đã luộc gồm: một miếng thịt ba rọi, một hột vịt, một con tôm hoặc cua

Bộ tam sên gồm thịt, hột vịt và tôm hoặc cua tương truyền đây là 3 món mà thần Tài ngày còn ở nhân gian rất thích.

Văn khấn vía thần Tài ngày 10 Tết âm lịch

Vào ngày thần Tài mùng 10 Tết âm lịch, gia chủ sửa soạn sắm lễ vật được nêu ở trên. Nếu là cửa hàng hoặc công ty thì thực hiện ở ngay ở cửa hàng, công ty. Sau khi thắp hương thì đọc bài khấn thần Tài này.


– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là:……………………… Tuổi:……..
Ngụ tại ………………………………
Hôm nay là ngày……. tháng……. năm…… (âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày vía Thần tài, sắm lễ đón tài lộc cả năm

Clip chỉ đường cải biến số mệnh

Số mệnh an bài hay sướng khổ có số là điều mà chúng ta thường nói với nhau. Nhưng cũng có câu
Clip chỉ đường cải biến số mệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

"đức năng thắng số", con người hoàn toàn có thể cải biến số mệnh, tự quyết định cuộc đời của mình.


► Lịch ngày tốt gửi tới độc giả công cụ xem bói theo khoa học tử vi để biết vận mệnh, công danh, tình duyên

Clip chi duong cai bien so menh hinh anh
 
Phật dạy rằng, đời người có luân hồi quả báo, gieo nghiệp ác thì gặt điều ác, gieo nhân lành ắt nhận được điều lành. Đó chính là số mệnh, nhưng cũng là cách cải biến số mệnh. Con người có thể tự mình viết nên số mệnh mai sau bằng chính những hành động hôm nay.

Sinh ra nghèo khổ mai sau chưa chắc đã nghèo khổ, sinh ra giàu có, cả đời chưa chắc đã giàu có. Xuất phát điểm chỉ quyết định một phần, cũng như số mệnh chỉ mang tính chất định hướng, còn đời ta do ta quyết định. Có cố gắng, phấn đấu và nỗ lực thì "đức năng thắng số", đến núi sông còn phải chuyển dời nữa là mệnh số.

Clip chỉ đường cải biến số mệnh không thể ngay lập tức giúp bạn biến nghèo thành giàu, biến khổ thành sướng nhưng nó sẽ là kim chỉ nam cho cuộc đời bạn. Sống một cuộc đời mạnh mẽ, tin tưởng, biết tự nắm lấy ước mơ và cơ hội của mình, nhất định may mắn sẽ mỉm cười.
 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Clip chỉ đường cải biến số mệnh

Bày đặt các vật dụng mang lại may mắn trong phòng –

Vật trang trí không chỉ có tác dụng làm đẹp cho căn nhà mà một số" vật trang trí còn có ý nghĩa may mắn, có thể làm tăng không khí vui vẻ, náo nhiệt. Do đó, rất nhiều gia đình thích bày vật trang trí may mắn trong nhà mình. Đặc biệt là tam tinh “Phúc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vật trang trí không chỉ có tác dụng làm đẹp cho căn nhà mà một số” vật trang trí còn có ý nghĩa may mắn, có thể làm tăng không khí vui vẻ, náo nhiệt. Do đó, rất nhiều gia đình thích bày vật trang trí may mắn trong nhà mình. Đặc biệt là tam tinh

phuc-loc-tho-phong-thuy-tam-da

“Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, ba vật trang trí bằng sứ này có khuôn mặt hiền hậu, để trong nhà có thể tăng thêm may mắn. Thực ra, “Phúc”, “Lộc”, “Thọ” ngoài làm bằng sứ ra thì còn có loại vẽ trên giấy.

Bất kể là bày tượng tam tinh hay treo tranh tam tinh thì vẫn phải chú ý một số điểm: đầu tiên là tượng hay tranh tam tinh không thể đặt đối diện với cửa lớn, cũng không thể đặt đối diện với cửa sổ lớn, vị trí lý tưởng nhất là đặt đối diện với chiếc ghế sopha dài trong phòng khách, hoặc mặt hướng về bàn ăn trong nhà bếp, nói cách khác là nên đặt ở những nơi khách đến chơi có thể dễ dàng nhìn thấy. Thứ hai là tượng tam tinh phải luôn được lau chùi sạch sẽ, không được để bám bụi, nếu treo tranh cũng phải thường xuyên dùng chú ý phủi bụi.

Tiếp theo, ngoài tam tinh ra thì còn có những vật trang trí khác cũng mang ý nghĩa may mắn, như tranh công, phượng hoàng, rồng, sư tử may mắn đều là vật tượng trưng cho sự may mắn, rất phù hợp cho mọi ngưòi bày trong nhà.

Cũng có những người thích trải da báo, treo đầu thú, sừng trâu, mai rùa, mai đồi mồi ở phòng khách. Những năm gần đây, lại có người thích treo quạt gấp giấy cỡ lớn, dao dĩa bằng gỗ, thậm chí có cả dao cửa khẩu, dao dùng trong quân đội Nhật. Những vật nói trên đều có ý nghĩa tàn bạo, không phải nhà nào cũng thích hợp dùng để trang trí, đặc biệt là đốì với nhà có phụ nữ mang thai thì trải da hổ, da báo càng không có lợi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bày đặt các vật dụng mang lại may mắn trong phòng –

Mạn đàm về: Tam nam bất phú

Tam nam bất phú hiểu theo nghĩa là nhà mà có 3 người con trai thì không thể giàu sang phú quý được. Vậy quan niệm vầ Tam nam bất phú và Tứ nữ bất bần trong dân gian có thực sự đúng không

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngạn ngữ người Việt có câu: “Tam nam bất phú - Tứ nữ bất bần”

Hiểu đơn giản: Gia đình nào sinh được (chỉ) 3 người con trai thì gia đình đó không thể giàu. Còn gia đình nào sinh được (chỉ) 4 người con gái thì gia đình đó không thể nghèo.

Lý do:

Con trai thường hay lêu lổng, không chí thú làm ăn, cha mẹ lại phải chi phí những việc lớn cho các “quý tử” như: Học hành, cưới vợ, làm nhà... nên tốn hết tiền bạc của cha mẹ đã kiến tạo, vì thế mới nghèo.

Con gái thường chịu thương chịu khó, cha mẹ không phải chi phí các việc lớn như gia đình có con trai nên tiền của tích góp được mà trở nên giàu. (Ngày xưa con gái không được đi học, khi lấy chồng thì cơ bản gia đình chồng lo cho đám cưới (thông qua thách cưới của họ nhà gái)

Tam nam bất phú

Đấy là hiểu đơn giản là sinh nhiều (3) con trai sẽ nghèo nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì cổ nhân chỉ mượn câu “tam nam bất phú” để ám chỉ điều “huyền bí và tối kỵ” của con số 3 huyền cơ trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nếu không đã không có câu “Tứ tử trình làng” để nói về sự vinh hoa phú quý của một gia đình khi sinh được bốn người con trai (?). Ngay trong câu “Tam nam bất phú / Tứ nữ bất bần” đã là một đôi câu đối hoàn chỉnh về sự huyền bí (sinh, tử, sang, hèn...) của các con số 3 và 4 trong tín điều của người Việt. Rất tiếc, tôi mò mẫm mà đoán vậy, chứ trình độ và sự hiểu biết của tôi chỉ a bờ tờ nên không thể hiểu để lý giải được ẩn ý của người xưa khi nhắc tới con số 3 trong “tam nam bất phú”, vì thế mới giãi bày lên đây để mong nhận được sự chỉ giáo quý báu của quý vị.

Trở lại với câu ngạn ngữ: Tam nam bất phú / Tứ nữ bât bần xem thực tế (chỉ có 3 trai hoặc 4 gái) có phải vậy không?

Thật sự rất khó đưa ra câu trả lời vì nếp sống bao đời của người Việt về đường con cái là phải “có nếp có tẻ”, phải có “thằng cu nối dõi” nên sẽ rất hiếm trường hợp nhà “chỉ có 3 thằng con trai” hoặc “chỉ có 4 đứa con gái”. Vì thế , “đối tượng” tra cứu cần được mở rộng: Nhà có 3 anh em trai + 1, 2 chị (em) gái và nhà có 4 chị em gái + 1, 2 anh (em) trai.

Vậy trong trường hợp: 3 TRAI + 1, 2 GÁI thì lời đúc kết của cổ nhân có đúng thế không?

Xin thưa: Không phải vậy! Thực tế, nhiều gia đình sinh 3 con trai mà kinh tế (bố mẹ) vẫn thuộc diện khá giả, có gia đình còn thuộc diện giàu “nứt đố đổ vách”, “tư sản hiện đại”. Sự giàu có đó còn kéo dài đến tận đời con, đời cháu sau này...

Vậy nên hiểu câu: “Tam nam bất phú” như thế nào? Theo thiển ý của người viết, chữ phú ở đây không nên hiểu theo nghĩa chỉ sự giàu có mà hiểu theo nghĩa chỉ sự phú quý thì mới thấy được “ẩn ý” mà cổ nhân đúc kết.

Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường sảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống:

  1. Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
  2. Tai họa sảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa..
  3. Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.

Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.

Tôi đã vào google để tra cứu những “liên quan” về câu ngạn ngữ TAM NAM BẤT PHÚ nhưng rất tiếc, kể cả làm thế nào để cải “tam nam bất phú” cũng không tìm được nên đành mạo muội đưa ra đề xuất như sau:

  1. Ba anh em trai nên sống xa nhau (về khoảng cách địa lý), càng xa càng tốt.
  2. Bố mẹ nên nhận một người con trai làm nghĩa tử, hoặc nếu bố mẹ khuất bóng rồi thì ba anh em cùng nhận thêm một anh hoặc em trai kết nghĩa.
  3. Nên làm con nuôi dòng họ khác (gia đình nghĩa phụ phải có con trai) để tránh cảnh huynh đệ tương tàn và đem lại may mắn cho bản thân.
  4. Lấy đức để cải số.

Vài dòng tản mạn về câu thành ngữ: TAM NAM BẤT PHÚ, hy vọng sẽ nhận được chỉ giáo của mọi người để câu thành ngữ TAM NAM BẤT PHÚ không còn là nỗi ám ảnh, hãi sợ của nhân gian..

***

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2012

Đặng Xuân Xuyến


Bài viết được tác giả gửi đến trang nhà Xem Tướng chấm net, tháng 7 năm 2015


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mạn đàm về: Tam nam bất phú

Chọn tên vần L may mắn

Tên gọi không chỉ là danh từ để phân biệt người này với người kia, mà nó còn ảnh hưởng ít nhiều đến vận mệnh của người mang tên đó.
Chọn tên vần L may mắn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Lạc: Là người thông minh, đa tài, nhanh trí. Trung niên thành công, tốt đẹp, có số xuất ngoại.

Lại: Có tài năng, trí tuệ, nhưng khó gặp được tri kỷ. Trung niên vất vả, cuối đời an nhàn.

Lai: Nếu kết hôn muộn và sinh con muộn sẽ đại cát. Xuất ngoại cát tường, trung niên vất vả.

Lâm: Là người đa tài, trọng tín nghĩa, chịu thương chịu khó, cả đời bình dị, thanh nhàn, cuối đời cát tường.

Lam: Thanh nhàn, phú quý, có tài xuất chúng nhưng hay đau ốm.

Chon ten van L may man hinh anh
Chọn tên bắt đầu bằng chữ cái L để cầu may mắn

Lan: Đa tài, đức hạnh, trung niên vất vả, cuối đời thịnh vượng. Nếu là nữ thì cẩn thận có họa trong tình cảm, hoặc cơ thể suy yếu, bệnh tật.

Lân: Là người nề nếp, liêm chính, số thanh nhàn, phú quý, đường quan lộ rộng mở. Trung niên thành công hưng vượng, có số xuất ngoại.

Lăng: Trí dũng song toàn, trung niên thành công, hưng vượng, cuối đời gặp lắm tai ương.

Lánh: Xuất ngoại sẽ gặp được quý nhân, được giúp đỡ tiền tài, cuối đời thành công.

Lão: Cuộc đời thanh nhàn, bình dị. Trung niên gặp nhiều tai ương, cuối đời phát tài phát lộc, danh lợi song toàn.

Lập: Nhiều bệnh tật, đoản thọ, thiếu niên vất vả, trung niên phát tài, phát lộc. Có 2 con thì may mắn,  có thể bị tai nạn xe cộ.

Lễ: Là người lanh lợi, thanh nhàn, tuy nhiên lại khắc bạn đời, khắc con cái, số 2 vợ. Trung niên cát tường, cuối đời thịnh vượng.

Lệ: Tính tình cương nghị, mau miệng, đa sầu, đa cảm. Trung niên vất vả, cuối đời cát tường.

Lệnh: Anh hùng, hào hiệp, hòa đồng với mọi người. Trung niên tuy vất vả nhưng gặt hái được nhiều thành công, phát tài, phát lộc.

Liêm: Là người anh minh, có cuộc sống thanh nhàn. Nếu  xuất ngoại sẽ gặp nhiều may mắn. Trung niên bình dị, cuối đời cát tường, có 2 con thì vượng.

Liên: Là người may mắn, phúc lộc, danh lợi vẹn toàn. Nếu xuất ngoại sẽ đại cát, được quý nhân phù trợ.

Liệt: Tính tình quyết đoán, thuở nhỏ và trung niên gặp nhiều vất vả. Nếu xuất ngoại sẽ được đại cát, cuối đời phát tài, phát lộc.

Linh: Đa tài, tính tình ôn hòa. Thuở nhỏ và về già tuy vất vả nhưng trung niên thành công, phát tài, phát lộc.

Lĩnh: Nếu là nam giới, trung niên dễ mắc tai ương hoặc có họa tình cảm, cuối đời cát tường. Nếu là phụ nữ sẽ có số mệnh rất tốt đẹp.

Lộ: Là người thanh tú, lanh lợi, được hưởng phúc lộc vẹn toàn. Tuy nhiên, cẩn thận gặp họa trong tình yêu. Trung niên sống bình dị, cuối đời thịnh vượng.

Loát: Tính cương trực hoặc lập dị, kết hôn muộn sẽ cát tường, trung niên có thể gặp lắm tai ương, cuối đời được hưởng phúc từ con cái.

Lộc: Đó là những người đa tài, dáng vẻ thanh tú, có số phú quý. Tuy nhiên, chuyện tình cảm lại không suôn sẻ. Tuổi trung niên vất vả, cuối đời cát tường.

Lợi: Thiếu niên vất vả, trung niên bôn ba, gian khổ nhưng thành công, phát tài, phát lộc và có danh lợi.

Lư: Trung niên vất vả, cuối đời cát tường, nên kết hôn muộn sẽ được hưởng phúc.

Lữ: Là người may mắn được hưởng phúc, lộc, danh. Trung niên có cuộc sống bình dị, cuối đời cát tường, nếu có 2 con sẽ vượng.

Luân: Học thức uyên thâm, đường quan lộ rộng mở, được hưởng vinh hoa, phú quý nhưng số cô độc. Nếu xuất ngoại sẽ gặt hái được thành công.

Luật: Thanh tú, thông minh, trung niên gặp trắc trở trong tình duyên, cuối đời hưng vượng.

Lục: Là người trí dũng song toàn,  có số cô độc, khắc cha mẹ. Tuổi nhỏ gian nan, trung niên thành công rộng mở.

Lực: Có tài năng, số được hưởng phúc lộc, danh lợi. Tuy trung niên hưng vượng nhưng cuối đời sầu muộn.

Lược: Bản tính thông minh, phúc lộc song toàn, thành công, hưng vượng, gia cảnh tốt.

Lượng: Nếu là nam sẽ đa tài, có cuộc sống thành đạt, hưng vượng nhưng cẩn thận gặp họa trong tình ái. Nếu là nữ thì khó được hạnh phúc.

Lương: Tính tình thật thà, số thanh nhàn, phú quý, xuất ngoại sẽ đại cát. Trung niên có cuộc sống bình dị, cuối đời phát tài, phát lộc.

Lưỡng: Vợ chồng hòa hợp, phúc thọ hưng gia, cả đời hạnh phúc. Trung niên cát tường, cuối đời phát tài, phát lộc.

Lưu: Là người ôn hòa, đức độ, trọng tín nghĩa, chịu thương, chịu khó. Trung niên được hưởng cát tường, cuối đời phú quý.

Lũy: Vẻ ngoài sung sướng, nội tâm đau khổ, cẩn thận có họa tình ái, trung niên có thể gặp nhiều điều không may, cuối đời cát tường.

Luyện: Tài giỏi, nhanh trí, xuất ngoại sẽ đạt cát, trung niên vất vả, cuối đời hưng vượng.

Lý: Là người đa tài, trọng tình nghĩa, số thanh nhàn, có quý nhân phù trợ. Trung niên vất vả, cuối đời phát tài, phát lộc.

Theo Tên hay và thời vận tốt


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn tên vần L may mắn

Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh - Vương Đình Chi

Sách liệt kê theo nhóm Bệnh, sau đó kể ra các tinh hệ có thể xảy ra những bệnh tật này. Hễ tinh hệ này ở cung Mệnh, cung Tai Ách (có lúc bệnh thuộc hệ thần kinh và bệnh mãn tính ứng nghiệm ở cung Phúc đức), bất kể ở Lưu niên, ở Đại hạn, hay ở tinh bàn nguyên cục đều có thể ứng nghiệm.
Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh - Vương Đình Chi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Về nguyên tắc luận đoán, vẫn cần chú ý tính chất của cung Tai Ách. Ví dụ như Tham Lang có kèm sát tinh ở cung Tai Ách, tính chất có thể là bệnh gan, cũng có thể là bệnh thận. Đến Đại hạn, cung hạn Tai Ách gặp Liêm trinh - Thiên tướng, mà Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp Ấn", đây là điềm tượng chủ về bệnh Thận hoặc bệnh về tính dục. Do Tham Lang ở nguyên cục có tính chất chủ về bệnh thận, nên đến Đại hạn này chủ về ứng nghiệm. Các tinh hệ dưới đây, thông thường đều phải gặp các Sát - Kị - Hình - Hao mới đúng, và xem các sao hội hợp cát hung nhiều ít mà định bệnh tình.

       Sau đó tra các Lưu niên trong Đại hạn này, sẽ tìm ra Năm phát bệnh. Nguyên tắc luận đoán này, mới nghe thật đơn giản, nhưng nhiều Danh gia Đẩu số còn không biết. Bạn đọc có thể dựa vào nguyên tắc này để thực tập, kinh nghiệm ngày càng phong phú, ắt sẽ có thành tựu. 

       Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh

       Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ, .v.v...

       Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tai Ách gặp sao Đao hoa quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tai Ách, thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.

       Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.

       Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria), thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng nghiệm.

       Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tai Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.

       Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân. Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.

       Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tai Ách ở nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách "Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì phải lưu ý.

      Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia), xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này.

       Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương, Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tai Ách của nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng chủ về chứng này.

       Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương, còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều chủ về chứng bệnh này.

       Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.

       Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình. Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.

       Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.

       Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.

       Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn

       Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng. 

       Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa

       Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can (gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia như sau:

       Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ", "kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.

       Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tai Ách, thì thường là Vị hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.

       Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần kinh dạ dày quá mẫn cảm.

       Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương, hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính


      "Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ, lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa, hoặc tiến triển thành tiêu chảy.

       Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" là không tiêu hóa được.

       Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.

       Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.

       Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.

       Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.

       Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.

       Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì càng đúng.

       Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.

       Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà, thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.

       Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn

       Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.

       Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã thuật ở trước.

       Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.

       Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.


       Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.

       Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung Tai Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.

       Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp. Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.

       Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)

       Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.

       Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.

       Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".

       Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát. Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu. 

       Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp

       Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát, Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.

       Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.

       Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)

       Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà. Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, mà không có Thiên mã.

       Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.

       Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt, Âm sát thì ứng nghiệm.

       Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về kéo đàm, hen suyễn.

       Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng. 

       Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục

       Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.

       Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.

       Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.

       Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.

       Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.

       Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham", hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.

       Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi cũng có thể gây tiểu tiện khó.

       Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát tinh làm ứng nghiệm.

       Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt, trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.

       Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ. 

       Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan

       Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.

       Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma) rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tai Ách lại là Thiên Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.

       Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ, mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ thì viêm thần kinh thị giác.

       Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm".

       "Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm

       Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.

       Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.

       Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu, thường chủ về chứng bệnh này.

       Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.

       Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.

       Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.

       Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.

       Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng. 

       Nhóm 7: Bệnh phụ khoa

       Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng, Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi chung chung.

       Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, nếu Tham Lang hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc, những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm. Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.

       Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh, thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.

       Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu nghiêm trọng có thể là sa tử cung.

       Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.

       Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.

       Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.

       Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.

       Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.

       Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm

       Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.

       Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh. 

       Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp, cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải do người đời nay tìm tòi nghiên cứu.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh - Vương Đình Chi

1988 là mệnh gì –

Người sinh 1988, Mậu Thìn, có Ngũ hành năm sinh là Đại Lâm Mộc, Mệnh Cung của Nam và Nữ giống nhau: 1. Nam và Nữ: Nam và Nữ đều cung CHẤN, hành MỘC, hướng Đông, quái số 3, sao Tam Bích, Đông tứ mệnh (Nhà hướng tốt: Nam, Bắc, Đông Nam, Đông). Đeo đá m
1988 là mệnh gì –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 1988 là mệnh gì –

Giải thích vị trí của tứ tượng trong phong thủy

Trong phong thủy học, tứ tượng gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ được sử dụng để xác định vị trí, phụ trợ phán đoán hung cát, ứng dụng nhiều trong
Giải thích vị trí của tứ tượng trong phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong phong thủy học, tứ tượng gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ được sử dụng để xác định vị trí, phụ trợ phán đoán hung cát, có ứng dụng khá nhiều trong đời sống.


Giai thich vi tri cua tu tuong trong phong thuy hinh anh
 
Trong “tiên thiên bát quái kì đồ” của Chu Dịch có xác định tứ tượng trong phong thủy, quẻ Càn đại biểu cho trời, trời ở trên cho nên dựa theo định vị trời đất tiêu chuẩn thì Càn quẻ ở mặt trên, đại biểu cho trời, Khôn quẻ ở phía dưới, đại biểu cho đất.
  Trong “hậu thiên bát quái kì đồ: của Chu Dịch lại cho rằng mặt trên giống quẻ Ly, quẻ Ly đại biểu cho thái dương, thái dương cao cao trên bầu trời, chỉ có thể ngước lên mới nhìn thấy. Quẻ Ly thuộc Hỏa, đại diện cho phái Nam. Phía dưới là quẻ Khảm, quẻ Khảm thuộc Thủy, đại diện cho phương Bắc.   Dựa vào nguyên lý dịch học tuần hoàn khi xác định phương vị, theo tiêu chuẩn thượng Nam hạ Bắc. Nếu lấy mặt trên là hướng Nam, phía dưới là hướng Bắc thì có thể suy ra như sau: bên trái là hướng Đông, xưng tả Thanh Long; bên phải là hướng Tây, xưng hữu Bạch Hổ. Nói cách khác, người xưa phân biệt phương hướng chính là thượng Nam, hạ Bắc, tả Đông, hữu Tây chứ không giống như bản đồ hiện đại xác định phương hướng là thượng Bắc, hạ Nam, tả Tây, hữu Đông. Nếu dựa theo cách xác định phương vị hiện đại thì tứ tượng trong phong thủy phải là tả Bạch Hổ, hữu Thanh Long.   Do cách xác định hơi ngược một chút như vậy nên nhiều người lầm lẫn giữa phương vị Thanh Long và Bạch Hổ. Lấy tham chiếu trái Thanh Long, phải Bạch Hổ thì phải dựa trên phương vị tọa Bắc hướng Nam mới chính xác, còn nếu không tả Thanh Long hữu Bạch Hổ lại là sai lầm.   Tóm lại vị trí tứ tượng trong phong thủy được xác định theo thứ tự như sau: Thanh Long chỉ phương Đông, là bên trái. Bạch Hổ là phương Tây, tức bên phải. Chu Tước chỉ phía Nam tức phía trước. Huyền Vũ chỉ phương Bắc, tức phía sau.   Khi xem hướng nhà, hướng đất, hướng bàn làm việc, ghế ngồi đều có thể dựa vào tính chất của tứ tượng để đón cát tránh hung, sắp xếp sao cho phù hợp và tốt lành nhất.

Nhà phát lộc nhờ tuân thủ nguyên tắc tứ tượng Chọn chỗ ngồi hợp phong thủy theo nguyên tắc Tứ tượng
  Thái Vân
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải thích vị trí của tứ tượng trong phong thủy

Bát tự hòa hợp, hôn nhân như ý

Hôn nhân trọng đại, bạn đời trăm năm nên đừng quên xem bát tự hợp hôn trước khi gắn bó cuộc đời mình với một người nào đó nhé.
Bát tự hòa hợp, hôn nhân như ý

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Bat tu hoa hop, hon nhan nhu y hinh anh
 
Xem bát tự hợp hôn hay xem tuổi kết hôn là phong tục truyền thống của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Người có bát tự hợp nhau khi kết thành vợ chồng sẽ có mối lương duyên tốt lành. Vậy, thế nào là bát tự hợp hôn tốt?   1. Ngũ hành bổ sung khuyết thiếu   Xem bát tự của người nam và người nữ xác định thập thần hoặc ngũ hành có bổ sung khuyết thiếu cho nhau hay không. Ví dụ, nam mệnh dụng thần khuyết Mộc thì nên tìm nữ mệnh dụng thần vượng Mộc làm vợ. Người có lá số tử vi Ấn vượng Tài nhược thì nên tìm bạn đời là người có bát tự Tài vượng. Như vậy vợ chồng mới hấp dẫn nhau.
6 phương pháp xem bát tự hợp hôn cực chuẩn cho người muốn lập gia đình 6 sai lầm ai cũng mắc phải khi xem tuổi kết hôn Xem bát tự hợp hôn chuẩn bị cưới vợ gả chồng
2. Trụ ngày, trụ tháng tương hợp
  Xem ngày tháng năm sinh trước khi kết hôn là việc rất quen thuộc vì có ảnh hưởng tới hôn nhân gia đình sau này. Nam nữ mà có trụ ngày và trụ tháng tương sinh với nhau là lý tưởng, kị nhất là tương hại và tương xung.
Bat tu hoa hop, hon nhan nhu y hinh anh
 
3. Dựa vào Thân vượng hay Thân nhược
  Nam mệnh Thân vượng thì tính tình năng động, tự lập, ưa mềm không ưa cứng, nên chọn nữ mệnh Thân nhược làm vợ để lấy nhu hóa cương.   Nam mệnh Thân nhược thì năng lực xã hội hơi kém, nhát gan, sợ phiền phức, khó có thể giành được lợi thế trong cạnh tranh, cần người phụ nữ năng lực mạnh mẽ đến phụ trợ, nên chọn nữ mệnh Thân vượng.   Nữ mệnh Thân nhược khuyết thiếu cảm giác an toàn, tính tình yếu đuối nên bị hấp dẫn bởi nam mệnh Thân vượng, tự tin và mạnh mẽ.   Nữ mệnh Thân vượng thì đích thị là nữ cường nhân, họ cần nhất là người chồng Thân nhước, hòa ái, dễ chịu, cùng nhau yêu thương.  
Xem bói tình duyên để biết tình cảm, hôn nhân của bạn

4 yếu tố tử vi nên xem trước khi quyết định kết hôn Xem bát tự biết người phụ nữ sinh ra đã có phú quý mệnh Hướng dẫn 5 bước cơ bản để tự xem bát tự luận số mệnh Trình Trình
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bát tự hòa hợp, hôn nhân như ý

Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Khoa Tử Vi Đẩu Số đặt căn bản trên 118 vì sao gồm chính tinh và phụ tinh. Những sao này được phân bố trên 12 cung của một lá số theo các quy tắc đã định dựa vào ngày, tháng, năm và giờ sinh của mỗi người. Chính tinh có những đặc tính và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn phụ tinh cho nên những cung quan trọng như Mệnh, Tài, Quan, Phúc rất cần có chính tinh tọa thủ, nhất là Mệnh. Tuy nhiên, cũng có những lá số mà Mệnh không có chính tinh nào tọa thủ, hay chúng ta thường gọi là Mệnh Vô Chính Diệu (VCD).
Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ như căn nhà không có chủ, một bầu trời không có trăng sao cho nên Mệnh VCD phải mượn chính tinh ở cung đối diện làm chính tinh của mình. Vì vay mượn cho nên Mệnh VCD chỉ chịu ảnh hưởng chừng sáu hay bảy phần những tốt xấu của các chính tinh ở cung xung chiếu mà thôi.

Cung xung chiếu Mệnh là cung Thiên Di. Trong những bài trước, chúng ta đã nói cung Thiên Di là bối cảnh sinh hoặc ngoài xã hội của mỗi người. Do đó, khi phải mượn chính tinh ở cung Thiên Di cho Mệnh của mình thì đặc tính đầu tiên của người VCD là tính uyển chuyển, dễ thích nghi với hoàn cảnh.

Phải chăng vì Mệnh không có chính tinh cho nên những người VCD thường là con của vợ hai, hay nàng hầu. Nếu là con của vợ cả thì tuổi trẻ thuở thiếu thời hay bị đau ốm, bệnh tật, khó nuôi. Khi lớn lên thì cuộc đời cũng long đong, vất vả, sớm phải xa nhà, thường sống phiêu bạt nơi đất khách quê người, và tuổi đời không được thọ.

Một đặc điểm quan trọng khác mà người VCD phải lưu ý là vì Mệnh của mình không có chính tinh ví như đoàn quân không có tướng cho nên người VCD khi ra đời dù là làm công hay tự mình làm chủ thì cũng không nên là người đúng đầu trong một đơn vị như chỉ huy trưởng của một quân đội, giám đốc của một cơ sở hành chánh hay một cơ sở thương mại. Người VCD chỉ nên là nhân vật thứ hai như một cái bóng, đúng sau lưng một người khác để phò tá, phụ giúp thì thích hợp và thuận lợi cho công việc hơn. Nếu giữ những chức vụ hàng đầu thì thường hay gặp khó khăn trở ngại, nặng nề hơn thì dễ đưa đến sự thất bại hay tai họa xảy đến cho chính bản thân mình hoặc cho đơn vị, cơ sở mà mình chỉ huy, điều hành.

Người VCD tánh tình thâm trầm, khôn ngoan sắc sảo và rất thông minh. Do vậy, những công việc như soạn thảo kế hoạch, tham mưu, cố vấn, quân sư v.v… rất thích hợp với họ, điển hình như Trương Lương, Phạm Lãi, Gia Cát Lượng thời xưa và như Henry Kissinger ngày nay.

Ở đây chúng ta thấy một điều oái ăm cho người VCD. Họ có khả năng dự thảo kế hoạch nhưng chỉ thuận lợi khi họ làm cho người khác, còn đối với bản thân họ thì lại trái ngược. Họ thường khó đạt được những gì mà họ dự tính cho chính mình. Ảnh hưởng này mạnh nhất là trong khoản tiền vận của cuộc đời. Càng lớn tuổi thì ảnh hưởng này càng giảm đi.

Người VCD thường lao đao vất vả trong buổi thiếu thời. Chỉ bắt đầu khá từ trung vận và càng về già thì cuộc sống càng ổn định hơn. Nói chung thì cuộc đời của họ thường chỉ được tốt đẹp vào nửa đời sau mà thôi. Bởi đặc tính đó cho nên trong mỗi hạn, dù tiểu hay đại hạn, thì họ cũng chỉ được tốt đẹp vào nửa hạn sau. Ví dụ: Đại hạn 10 năm tốt đẹp thì 5 năm sau được thuận lợi hơn và nhiều may mắn hơn.

Là mẫu người có tài, có trí họ có thể đạt được những công danh sự nghiệp. Nhưng trong ba chữ Phước-Lộc-Thọ thì chữ “Thọ” là nhẹ nhất. Và có phải như ông bà chúng ta thường nói: “Đa tài thì bạc mệnh” Cho nên người VCD ít ai có được tuổi thọ cao. Muốn hóa giải vấn đề này, người VCD phải làm con nuôi của người khác và phải đổi luôn cả họ của mình, hoặc phải sớm xa nhà, mưu sinh nơi đất khách quê người.

Với sự bất lợi là Mệnh không có chính tinh thủ, nhưng người VCD vẫn được hai cách tốt:


1. Mệnh VCD có Tuần, Triệt, Thiên Không, hay Địa Không tọa thủ hoặc hợp chiếu, tùy theo cung Mệnh được bao nhiêu sao KHÔNG chiếu, khoa Tử Vi gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không, hay tứ không. Tuy đây là một cách tốt, khi phát thì phát rất nhanh vì sách có nói “hung tinh đắc địa phát dã như lôi.” Có nghĩa là hung tinh đắc địa thì phát nhanh như sấm chớp. Nhưng dù sao trong cái tốt vẫn ẩn tàng những sự bất trắc vì đó là bản chất của hung tinh cho nên đây chỉ là cách bạo phát bạo tàn kiểu như Từ Hải hay Hạng Võ mà thôi.

Trường hợp Mệnh VCD gặp các sao KHÔNG vừa nêu trên chúng ta phải lưu ý một điều. Nếu Mệnh VCD đắc nhị không thì cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nếu đắc tứ không thì ảnh hưởng của Tuần Triệt là con dao hai lưỡi tốt xấu lẫn lộn cho nên không được tròn vẹn. Cách tốt nhất là đắc tam không. Nhưng đối với cách này, cụ Việt Viêm Tử phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp “đắc”, “kiến” và “ngộ” đễ khỏi nhầm lẫn trường hợp nào tốt, trường hợp nào xấu.


Trường hợp đắc tam không: Mệnh VCD có một sao không thủ Mệnh, hai sao KHÔNG khác ở thế tam hợp chiếu là tốt nhất. Có câu: “Mệnh VCD đắc tam Không nhi phú quý khả kỳ” Cách này rất ứng hợp cho những người Mệnh Hỏa và Thổ vì các sao Không đều thuộc hành Hỏa cho nên đây cũng là một trong những cách hoạch phát.

Trường hợp kiến tam không: Mệnh VCD có 1 sao KHÔNG thủ, một sao KHÔNG thủ ở cung Quan Lộc hoặc Tài Bạch, 1 sao KHÔNG ở cung xung chiếu (Thiên Di) Trong tam hợp Mệnh có hung tinh hay sát tinh tọa thủ. Người có cách này như mộng ảo hoàng lương. Công danh sự nghiệp dù tạo dựng lên được thì chung cuộc cũng chỉ là một giấc mơ.

Trường hợp ngộ tam không: Mệnh VCD có hung tinh hay sát tinh hãm địa tọa thủ. Hai cung tam hợp và cung xung chiếu có có sao KHÔNG tọa thủ hợp chiếu vào Mệnh. Cách này là “Mệnh VCD ngộ tam không phi yểu tắc bần” có nghĩa là gặp cách này không chết sớm thì cũng nghèo hèn cả đời vì tam KHÔNG đi cùng với hung sát tinh hãm địa ở Mệnh trở thành phá tán.


2. Mệnh VCD được hai sao Thái Dương, Thái Âm ở miếu, vượng địa chợp chiếu. Trường hợp này Mệnh như một vòm trời không một áng mây lại được hai vầng Nhật Nguyệt cùng một lúc chiếu vào khiến cho vòm trời ấy trở nên rực rở. Khoa Tử Vi gọi là “Mênh VCD Nhật Nguyệt chiếu hư không chi địa” Có người cho rằng phải có thêm Thiên Hư ở Mệnh nữa thì mới đúng nghĩa với hai chữ “Hư Không” Điều đó xét ra không cần thiết lắm. Người đắc cách này thông minh xuất chúng, đa tài, đa mưu như Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc phân tranh.


Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4, năm Tân Dậu. Mệnh VCD an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (Mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm, cả hai cùng hợp chiếu về Mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh tá cửu trùng ư kim diện” Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi.

 Vì Mệnh VCD, cho nên tuổi thiếu thời Gia Cát Lượng ẩn cư trong lều cỏ. Qua trung vận mới xuất thế theo phò tá Lưu Bị lập nghiệp đế. Ông là vị quân sư tài ba lỗi lạc, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý. Chỉ ngồi trong trướng mà điều binh trăm trận trăm thắng. Ông đã hiểu rõ cái số của mình nên giữ đúng vị trí của một người có Mệnh VCD, chiu dưới chỉ 1 người mà trên muôn vạn người.
Nhưng đến khi Lưu Bị qua đời, ấu chúa lên ngôi. Lúc ấy ông phải giữ vai trò của người đứng đầu, quyết định tất cả mọi chuyện như một vị Vua thật sự. Cho nên đó là một điều không thích hợp với người Mệnh VCD. Phải chăng vì vậy mà 6 lần đưa quân ra khỏi Kỳ Sơn thì cũng 6 lần phải rút quân về không kết qủa. Kể cả lúc biết mình sắp chết, muốn cãi số trời, ông đã làm phép cầm sao bổn mạng của mình lại nhưng cũng không thành.

Đó là đặc tính đáng chú ý của người có Mệnh VCD: Mưu sự cho người thì dễ, mà cho chính bản thân mình thì khó.

Người ta cũng cho rằng, Gia Cát Lượng chết sớm là vì sát nghiệp của ông qúa nặng. Ông đã dùng hỏa công đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốc Hồ Lô. Rồi lại dùng hỏa công đốt chết 18 vạn quân của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Nhưng nếu chúng ta xét điều này dưới cái nhìn của khoa Tử Vi thi dù sát nghiệp của ông ta nặng hay nhẹ thì tuổi thọ của ông ta cũng sẽ được bao nhiêu với cái số Mệnh VCD ?


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mẫu người Mệnh vô chính diệu

Chân lý cuộc đời trong lời Phật dạy về sự tiến bộ

Chân lý cuộc đời không thuộc về sự đúng sai, được mất, hơn thua, khen ngợi hay chỉ trích. Lời Phật dạy về sự tiến bộ muôn đời vẫn còn nguyên giá trị.
Chân lý cuộc đời trong lời Phật dạy về sự tiến bộ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chân lý cuộc đời không thuộc về sự đúng sai, được mất, hơn thua, khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về những người có hiểu biết chân chính, thấy và biết đúng như thật, sống vì mọi người với tinh thần trách nhiệm cao. Lời Phật dạy về sự tiến bộ muôn đời vẫn còn nguyên giá trị.


Chan ly cuoc doi trong loi Phat day ve su tien bo hinh anh
 
Con người sống trên đời thường hay so sánh, bì tị với người khác, dòm ngó những lỗi sai của thiên hạ, vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết, cố chỉ ra những điều chưa hay, chưa tốt để chế nhạo. Đó không phải lẽ sống chân chính, không phải là lý tưởng để phát triển. Phật dạy về sự tiến bộ tức là thay vì tốn thời gian chỉ trích người khác, hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình.
 
Thái độ phê bình chỉ trích chê bai kẻ khác, đó là thái độ tối kỵ nhất của người Phật tử chân chính. Nếu chúng ta thật sự là người tu hành, thì ta chỉ nên nhìn ngó lại lỗi mình, để lo sửa đổi cho tốt. Cốt lõi của sự tiến bộ không phải là ở hơn người mà ở tự hoàn thiện bản thân mình. Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy:
 
                  Không nên nhìn lỗi người,                    Người làm hay không làm.                Nên nhìn lại chính mình,              Có làm hay không làm.
 
Người Phật tử chân chính là không nên nhìn lỗi của người khác, vì khi nhìn thấy lỗi của người, thì lỗi của mình đã hiện ra, bởi tâm ganh ghét tật đố kị. Một khi chúng ta đã phát hiện ra sự khiếm khuyết của người khác, thì ngay chỗ khởi tâm động niệm đó, đã dấy lên phiền não rồi.
 
Người Phật tử chân chính sống biết buông xả, không cố chấp chỉ quay bên trong quán xét tâm mình, nhìn thấy lỗi mình mà cố gắng sửa sai để cho tâm được thanh tịnh, nếu có ai chỉ lỗi cho mình thì mình nên chân thành cám ơn họ, vì họ là thiện hữu tri thức giúp ta sống tốt hơn.
 
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ nói: “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian”, thật là lời dạy quý báu, chúng ta nhất định phải ghi nhớ lời này, để làm bài học tiến tu. Vậy nên người thật sự tu học là biết cách tu sửa bản thân mình, không chỉ trích phê phán người khác.
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm

Theo Phật giáo Việt Nam

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chân lý cuộc đời trong lời Phật dạy về sự tiến bộ

Ghép 3 hình tượng thành tên

Ba từ mang hình tượng sinh động hay biểu thị ba sự vật cụ thể ghép lại thành tên hay, đẹp, mới mẻ.
Ghép 3 hình tượng thành tên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ba từ mang hình tượng sinh động hay biểu thị ba sự vật cụ thể ghép lại thành tên hay, đẹp, mới mẻ. Dưới đây là một số lựa chọn cho bạn:

- Lê Tuyết Đào: Hoa lê nở trắng sân, giống như làn sóng tuyết trắng cuồn cuộn chảy, mang hình ảnh và khí thế sống động, nên thơ.

- Phan Liễu Phong: Gió thổi cành dương liễu đưa nhè nhẹ dưới nắng xuân man mác.

- Trần Ngọc Lâm: Trong đá có ngọc, trong ngọc có đá. Khi đất trời còn hỗn hợp, chưa khai phá thì gọi là Thạch Ngọc Lâm, ý tại ngôn ngoại.

- Phạm Bích Nguyệt: Ánh trăng tròn sáng trong như ngọc chiếu xuống mặt nước, như rắc ánh vàng, khi tròn khi vỡ. Giang Nguyệt có nghĩa gốc của từ Thiên Nguyệt, song, Thiên Nguyệt hàm chứa triết lý sâu sắc hơn.

Ghep 3 hinh tuong thanh ten hinh anh
Hình tượng Nguyệt - ánh trăng tròn sáng trong

- Trần Chính Bình: Vuông vắn, thẳng thắn, vững chắc. Có vuông (Phương) mới có thẳng (Chính), có thẳng mới có vuông, chúng hỗ trợ cho nhau.

- Mai Điệp Xuyên: Hoa bướm và dòng nước hòa vào nhau, làm mê đắm lòng người.

- Nguyễn Vân Thiên: Đường nối với mây, đường xa mây theo che, mây trắng bay khắp trời, đường nối lên trời xanh, bức tranh cưỡi mây lên trời rất đẹp.

- Cao Mã Sơn: Trâu ngựa từng đàn khắp núi đồi, nước suối chảy róc rách, cỏ xanh mơn mởn.

- Phạm Vũ Điền: Sấm sét dẫn đến mưa, mưa rơi ruộng đồng, cây lúa trên đồng vui cười cùng gió, mưa thuận gió hòa hứa hẹn mùa xuân đẹp.

- Nguyễn Lương Xuyên: Mọc trên đất là cốc, gặt hái rồi là lương. Nhà nông cần cù đón năm được mùa ngũ cốc, lương thực đầy kho, xe trên đường, thuyền trên sông chở đầy lương thực.

Họ tên ghép theo hình tượng đem đến hình ảnh mới lạ, gợi ý liên tưởng, nội dung phong phú, hàm chứa triết lý sâu sắc. Khi đặt tên theo phương thức "ghép 3 hình tượng", cần chú ý 3 điều. Thứ nhất, nó phải mang hình tượng cụ thể, ý nghĩa rõ ràng. Thứ hai, 3 hình tượng đó phải có mối liên quan mật thiết với nhau. Thứ ba, những từ để ghép thành hình tượng phần lớn là những từ biểu thị sự vật cụ thể, biểu lộ sắc thái nhất định. Người đặt tên cũng cần hết sức chú ý đến chúng.

Theo Khoa học và nghệ thuật đặt tên...

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ghép 3 hình tượng thành tên

Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý - Phong thủy bàn thờ - Xem Tử Vi

Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý, Phong thủy bàn thờ, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý, tu vi Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý, tu vi Phong thủy bàn thờ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý

Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý. Nếu quý bạn đặt bàn thờ đúng cách sẽ giúp cho gia đình gia chủ tuổi Mậu tý phú quý, thịnh vượng, giàu có, người trong nhà đỗ đạt cao, có tài có danh, con cháu khỏe mạnh và thông minh, gia đình hòa thuận.

Tuổi Mậu Tý nam mạng 1948
– Quẻ mệnh: Đoài Kim
– Ngũ hành: Tích lịch hỏa (Lửa sấm sét)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạch

– Hướng tốt: Tây Bắc (Sinh Khí); Đông Bắc (Diên Niên); Tây Nam (Thiên Y); Tây (Phục Vị);

– Hướng xấu: Bắc (Hoạ Hại); Đông (Tuyệt Mệnh); Đông Nam (Lục Sát); Nam (Ngũ Quỷ);

Mậu Tý cần lưu ý khi đặt bàn thờphải tránh các điều kiêng kỵ sau:

 

– Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.

– Không đặt bàn thờ ở Tây Nam nhìn hướng Đông Bắc.

– Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.

– Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.

– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.

– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

 

– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.

– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.

– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

– Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
Hướng phòng thờ theo phong thủy hợp tuổi Mậu Tý:
– Gia chủ tuổi Mậu tý nên đặt vị trí và hướng bàn thờ vào các hướng tốt là: Đông Nam (Sinh Khí); Nam (Diên Niên); Đông (Thiên Y); Bắc (Phục Vị)
– Gia chủ tuổi Mậu tý nên tránh đặt vị trí và hướng bàn thờ tại các hướng xấu là: Tây (Hoạ Hại); Tây nam (Tuyệt Mệnh); Tây bắc (Lục Sát); Đông bắc (Ngũ Quỷ)
*Giải nghĩa từ ngữ phong thủy
– Sinh khí: Thu hút tài lộc, danh tiếng, thăng quan phát tài.
– Thiên y: Cải thiện sức khỏe, trường thọ
– Diên niên: Củng cố các mối quan hệ trong gia đình, tình yêu.
– Phục vị: Củng cố sức mạnh tinh thần, mang lại tiến bộ của bản thân, may mắn trong thi cử.
– Họa hại: Không may mắn, thị phi, thất bại.
– Ngũ quỷ: Mất nguồn thu nhập, mất việc làm, cãi lộn.
– Lục sát: Xáo trộn trong quan hệ tình cảm, thù hận, kiện tụng, tai nạn.
– Tuyệt mệnh: Phá sản, bệnh tật chết người.
Cách lựa chọn kích thước cho bàn thờ cho tuổi Mậu Tý:

Ban thờ hiện nay thường có hai loại: Ban thờ treo tường và tủ thờ. Các kích thước cần quan tâm là: Chiều rộng, chiều sâu và chiều cao của ban thờ. Các số đo này không quy định một loại kích thước cụ thể mà tùy theo nhà rộng hay hẹp để lựa ban thờ với kích thước to nhỏ khác nhau. Theo phong thủy nên lựa chọn các kích thước trên sao cho các kích thước này rơi vào các cung “cát” của thước Lỗ Ban là đạt yêu cầu.(thước này bạn có bán rất nhiều ở chợ, siêu thị).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi Mậu Tý - Phong thủy bàn thờ - Xem Tử Vi

Những nguyên tắc bố trí phong thủy văn phòng là gì? –

1 Thiết kế cửa vào cửa văn phòng sẽ ảnh hưởng đến bố cục của toàn bộ văn phòng, cần phải xem xét cân nhắc kỹ lưỡng. Cửa của văn phòng giống như một thệ đóng; phương vị, cách bày trí, thiết kế của cửa vào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ từ trường của văn ph

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

òng, tiếp đó ảnh hưởng đến tài vận.
image-1402367636-noi-that-van-phon-hien-dai-5

2 Tủ bàn tốt nhất đặt ở nơi vượng, cần suy nghĩ đến biến tính. Tủ bàn mang tính phục vụ tốt nhất là đối diện với cửa vào hoặc bên phải cửa vào, bàn thanh toán nên để hai bên của vượng vị. Nếu gặp lưu niện có thể đặt một bồn hoa trên đó để tăng cường tài khí, tụ nhân khí
3 Phía sau ghế ngồi, không có đường qua lối lại, càng kỵ có người đi lại, sẽ làm tâm thần bất an, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
4 Đặt cây trong phòng làm việc, tốt nhất là những cây lá to dương mộc, không nên trồng những loài cây họ mây trúc, dễ tạo ra những tranh luận không đáng có
5 Cửa của văn phòng không nên quá nhiều, thường không vượt qua ba cừa. Cửa đại diện cho miệng lưỡi thị phi, cửa quá nhiều ý kiến của người quản lý dễ bị  khinh thường, khó đưa ra quyết sách

6. Cửa phía trước không nên đối thẳng với cửa phía sau, đặc biệt hình thành một đường thẳng tắp giữa hai cửa, sẽ ảnh hưởng đến tiền tài lưu chảy, nhân viên dẽ có ý kiến không hợp lý…

7. Những máy in, máy photo… cố gắng nên đặt ở bên trái,không nên đặt ở bên phải của ông chủ hoặc chủ quản
8. Người trong phòng cô gắng không ngồi dưới xà ngang, ngồi lầu sẽ có hại cho cơ thể, cản trở sự nghiệp phát triển. Đặc biệt là những văn phòng của chu quản hoặc phòng họp của công ty. sẽ dẫn đến ý kiến không đồng nhất, xung đột.
9. Văn phòng của ông chủ hoặc người chu quản không thể đặt ở trước hoặc dúng chính trung tâm của các nhân viên, bời vì hai chỗ đó sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Người chủ quàn và ông chủ thuộc giai tầng lãnh đạo, nếu nhất cử nhất động đều bị nhân viên nhìn thấy rõ mồn một, không có quyền riêng tư, vô hình chung sẽ cảm thây bị phiền phức, tự nhiên nghĩ không ra chiến lược gì.
Vật cát tường: Đóng xu bằng ngọc – Bát bạch ngọc

Ý nghĩa tượng trưng: Bát bạch ngọc giống như đại diện cho sự cát tường, bát ngọc kỳ phát, doanh tiết vô giả, có thể đem theo bên mình, lại có thể đặt trong nhà làm đồ trang trí. Nếu trong nhà không sạch sẽ, treo thành chuỗi bát bạch ngọc đó ở cửa chính, sẽ tiêu tan những u ám; bởi bát bạch ngọc có ý nghĩa là trưng khí tiết nhiên, cho nên có thể dễ chuyển hoá thoái khí.

Tác dụng: Đeo bên người, nhân sỹ dạ quy tự sẽ trăm việc cát tường, cũng có thế làm vật định kinh (chấn an tinh thần) cho con trẻ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những nguyên tắc bố trí phong thủy văn phòng là gì? –

Vì sao phải tránh những kiến trúc song tháp kẹp giữa? –

Chúng ta thường nhìn thấy một số kiến trúc cốt thép song tháp văn phòng có đỉnh nhọn, những kiến vật này bản thân đã có một khí thế bức người, có thể đem lại những cơ hội làm ăn tốt cho các công ty trong toà nhà này, bởi chúng có trường khí tương đối

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tốt, kiến trúc ngoại quan cũng đẹp. Nhưng nếu kiến trúc toà nhà này lại hiện lên bố cục song tháp, hai tháp kẹp giữa hai bên, sự kẹp giữa này là thiên triết hung trong phong thủy học.

Không gian của thiên triết hung sẽ có tác dụng dẫn khí rất mạnh mẽ, không có quan hệ gì đối với bản thân kiến trúc nhưng đối với những kiến trúc xung quanh lại là vấn đề lớn.

thapdoi.1jpg

Giả sử vị trí kẹp giữa của chúng ở ngay phía trước mặt căn phòng của bạn, thì xin bạn hãy cẩn thận. Nói tóm lại, chúng ta sống ở phía trước hay sau, trái hay phải của căn phòng mình ở, cố gắng tránh phía trước có khí trường không khuyết hoặc có vật thể độc thủ xung xạ như xung đường, cột ăng ten, góc tường… để tránh những bất lợi với người ở. Đây chính là hiện tượng hỗn loạn khí trường đem lại những nhân tố không tốt.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao phải tránh những kiến trúc song tháp kẹp giữa? –

Những loại cây tốt bày ở ban công

Ban công là nơi gần gũi với tự nhiên nhất trong ngôi nhà, có tác dụng rất tốt trong việc chiêu tài. Lịch Ngày Tốt bày cho bạn những loại cây tốt bày ở ban công
Những loại cây tốt bày ở ban công

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ban công là nơi gần gũi với tự nhiên nhất trong ngôi nhà, có tác dụng rất tốt trong việc chiêu tài, khai tài. Có nhiều hộ gia đình chỉ dùng ban công làm nơi phơi quần áo hoặc đề đồ đạc không dùng tới, thật là phí phạm. Lịch Ngày Tốt bày cho bạn những loại cây tốt bày ở ban công, không những đẹp cảnh quan mà còn rất có lợi cho phong thủy, khai thông tài vận.

Nhung loai cay tot bay o ban cong hinh anh
 

1. Tác dụng của việc bày cây xanh ở ban công

  Thực vật ở ban công có tác động không nhỏ tới phong thủy của ngôi nhà, chia thành hai loại sinh vượng và hóa sát. Nếu ban công nhà bạn không gần tháp nhọn, miếu thờ, không có tổ hợp bệnh viện, không có đèn nê ông đỏ, quang sát, bốn phía sơn minh thủy tú đẹp đẽ thì bày cây xanh để sinh vượng, mang tới những điều may mắn tốt lành. Ngược lại nếu ban công gặp những quang cảnh xấu như vừa liệt kê thì dùng cây xanh để hóa sát, cân bằng và bảo vệ phong thủy nhà ở.
Xem thêm bài viết Những lưu ý quan trọng trong phong thủy cho ban công phòng khách
 

2. Những vấn đề cần chú ý khi bày cây xanh ở ban công

  Thứ nhất, cần đảm bảo an toàn, văn minh tức là bố trí ban công không được ảnh hưởng tới tính an toàn của ngôi nhà, ví dụ như hệ thống chống trộm, độ cao tương ứng của ban công có tác dụng ngăn cản người ngoài đột nhập,…. Không được ảnh hưởng tới quang cảnh, vệ sinh, ví dụ như làm cho không gian tối ám, bẩn thỉu,…   Thứ hai, cần đảm bảo công năng phong thủy, ban công là nơi trọng yếu đối với việc thu hút năng lượng nên nếu khu vực này có hữu hình sát, khí sát thì rất bất lợi, cần phải hóa giải đồng thời bố trí sao cho sinh vượng, tăng cường công năng. Phong thủy ban công – đừng thờ ơ nếu không sẽ phải gánh hậu quả nặng nề.  

3. Phương vị đặt cây xanh ở ban công


Nhung loai cay tot bay o ban cong hinh anh
 
Ban công là nơi trống trải, ánh mặt trời chiếu rọi sung túc nên trồng cây xanh rất phù hợp. Trong đó, vị trí bài trí cây xanh phải hài hòa với bố cục của toàn bộ ngôi nhà, tạo thành tổng thể chung đẹp mắt, tốt lành. Đẹp nhất là bày cây xanh ở ban công phía Đông Nam vì đây là Văn Xương vị, thuộc ngũ hành Mộc nên trồng cây rất thích hợp.   Những loại cây tốt bày ở ban công bao gồm trúc phú quý – thực vật sinh vượng, có lợi cho việc thúc đẩy Văn Xương tinh, hỗ trợ sự nghiệp và học nghiệp của người trong nhà mau chóng tiến bộ, đạt được thành tựu lớn.   Hướng Tây Nam và Đông Bắc không thích hợp để trồng hoặc bố trí thực vật. Hướng Tây Nam chủ về phụ nữ trong nhà, bày cây xanh sẽ ảnh hưởng tới vận trình của nữ chủ nhân. Bày cây ở hướng Đông Bắc thì không có lợi cho học nghiệp của con trẻ.  

4. Cây xanh ở ban công có tác dụng hóa sát

  Có thể nói, phong thủy coi ban công là nơi giao tiếp giữa bên trong và bên ngoài, giữa ngôi nhà với ngoại cảnh thiên nhiên nên vô cùng quan trọng, cần nhất là tránh được ảnh hưởng của năng lượng xấu. Nếu phong thủy ban công bố trí không tốt có thể dẫn tới thoái tài, không tụ nhân khí.   Những loại cây tốt bày ở ban công, có thể hóa giải sát khí, cản trở năng lượng xấu là xương rồng, hoa đỗ quyên, hoa móng rồng,…. Không chỉ đẩy lùi không khí xui rủi mà những loại cây này còn có thể trấn trạch, bảo hộ bình an, khai thông tài lộc.
Xem thêm bài viết 3 món đồ không được phép xuất hiện tại ban công
 

5. Phương pháp lựa chọn cây xanh ở ban công


Nhung loai cay tot bay o ban cong hinh anh
 
Mỗi ngôi nhà khác nhau sẽ có bố cục khác nhau nên cách lựa chọn cây xanh bày ở ban công cũng khác biệt. Ban công dựa vào núi, ở cạnh sông được coi là bảo địa – vùng đất quý trong phong thủy nên bày cây gì, trồng hoa gì cũng đều đẹp, đều thích hợp, không cần đắn đo lo lắng quá nhiều.   Nhưng nếu ban công không có thế đẹp như vậy thì nên cẩn trọng hơn trong lựa chọn, tuyệt đối không bày cây nắm tay tiên vì nó đại diện cho sự chanh chua, ảnh hưởng tới quan hệ nhân duyên gia đình và cây cát cánh – loài cây tượng trưng cho sự u buồn, bi thương, thống khổ, trồng ở ban công sẽ mang tới nỗi buồn, sự ấm ức cho nữ chủ nhân, cuộc sống không thoải mái.
Nâng cao phong thuỷ ban công với những trang trí nhỏ Phong thủy ban công cát tường hơn nhờ 3 lưu ý nhỏ Cách hóa giải đơn giản và hiệu quả cho thế “cửa đối cửa”
Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những loại cây tốt bày ở ban công

Nuôi dưỡng tinh hoa của nhân mệnh

Mục đích của phong thủy là vươn đến sự kết hợp hài hòa giữa thiên, địa và nhân. Chúng ta có thể kiểm soát được địa mệnh; nhân mệnh; chính nhân mệnh quyết định
Nuôi dưỡng tinh hoa của nhân mệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

đến vận may, vận rủi của mỗi người.

(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Xua tan lo âu và phiền muộn

Cơ thể mỗi chúng ta đều phát ra năng lượng. Vì  vậy mọi người cần biết cách sử dụng và phát huy nguồn năng lượng của mình. Theo đó, việc tự cân bằng đời sống tâm lý của bản thân được coi là giải pháp hữu hiệu mà bạn nên thực hiện.

Khi giận dữ, buồn chán hoặc lo âu, chúng ta dễ tạo ra năng lượng âm có hại. Điều này có xu hướng xấu đi cho tinh thần, vì vậy hãy cố gắng trấn áp trạng thái buồn chán và loại bỏ những cảm giác này.

Nếu muốn có những điều kiện phong thủy tốt trong nhà, bạn cần rũ bỏ mọi trạng thái tâm lý tiêu cực. Thay vào đó, hãy giữ một tinh thần lạc quan và hy vọng mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với mình. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng điều đó luôn đúng. Bằng cách này bạn đang nuôi dưỡng nội tâm và tinh hoa của đời sống tinh thần.

(Theo Phong thủy đem lại sức sống cho bạn)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nuôi dưỡng tinh hoa của nhân mệnh

Chọn người xông đất năm Giáp Ngọ

Xông đất là tục lệ lâu đời của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về. Việc này xuất phát từ mong muốn sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, suôn sẻ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xông đất hay còn gọi mở hàng là tục lệ lâu đời trong dân gian. Trước đây, người Việt quan niệm người xông đất phải là đàn ông khỏe mạnh, trụ cột trong gia đình, như thế gia chủ mới được một năm tràn đầy may mắn, tài lộc. Giờ đây, nhiều gia đình không còn nặng chuyện xông đất, nghiễm nhiên người đầu tiên đến xông nhà, dù là bà già, trẻ con, phụ nữ, kể cả người trong nhà ra ngoài sau đêm giao thừa mới trở về đều là người xông đất.

Trái lại, một số khác lại quan trọng hóa người xông đất. Trước Tết, gia đình đó phải đi chọn/thuê người hợp tuổi, hoặc hứa hẹn mời ai đó về xông đất cho nhà mình.

Thực tế, điều quan trọng nhất khi chọn người xông nhà đầu năm, đó phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc (dân gian gọi là người nhẹ vía) thì gia đình được họ "xông" sẽ luôn may mắn, sung túc trong năm mới.


Tục lệ xông đất đầu năm để lấy hên

Còn nếu không, kể cả có hợp tuổi, nhưng khó tính, bủn xỉn thì chưa chắc năm mới đã gặp may. Nên chọn người thân, họ hàng, hay đối tác làm ăn mà ngoan ngoãn, hiền lành, làm ăn tốt. Tuyệt đối tránh thuê người đến mở hàng, xông đất chỉ để hợp tuổi mà không biết tính cách, năng lực... của người ta.

Về tuổi xông đất thích hợp: Dân gian sáng tác ra đủ loại xem xung hợp như phải hợp can, hợp chi, hợp ngũ hành, rồi hợp cả can chi, càng có vẻ chi tiết thì càng kỳ bí, nhằm tăng "tính chính xác", nhưng thực tế đều không phải cầu kỳ như vậy. Chỉ cần xem đơn giản theo tam hợp, lục hợp hoặc chọn người thân vui vẻ, nhẹ nhàng như đã nói ở trên.

Hướng dẫn chọn người xông đất hợp tuổi theo tam hợp, lục hợp năm Giáp Ngọ:

- Người tuổi Tý: Chọn người xông đất tuổi Sửu, Thân, Thìn.

- Người tuổi Sửu: Chọn người xông đất tuổi Tý, Tỵ, Dậu.

- Người tuổi Dần: Chọn người xông đất tuổi Hợi, Ngọ, Tuất.

- Người tuổi Mão: Chọn người xông đất tuổi Tuất, Hợi, Mùi.

- Người tuổi Thìn: Chọn người xông đất tuổi Dậu, Thân, Tý.

- Người tuổi Tỵ: Chọn người xông đất tuổi Thân, Dậu, Sửu.

- Người tuổi Ngọ: Chọn người xông đất tuổi Mùi, Dần, Tuất.

- Người tuổi Mùi: Chọn người xông đất tuổi Ngọ, Hợi, Mão. 

- Người tuổi Thân: Chọn người xông đất tuổi Tỵ, Tý, Thìn.

- Người tuổi Dậu: Chọn người xông đất tuổi Thìn, Tỵ, Sửu. 

- Người tuổi Tuất: Chọn người xông đất tuổi Mão, Dần, Ngọ.

- Người tuổi Hợi: Chọn người xông đất tuổi Dần, Mùi, Mão.

Nguyễn Mạnh Linh
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn người xông đất năm Giáp Ngọ

Cưới vợ cho ma - Tập tục rùng rợn của người Trung Quốc

Kết hôn với người chết còn gọi là âm hôn, nghĩa là làm đám cưới cho người đã chết, một trong những phong tục có từ lâu đời của người Trung Quốc.
Cưới vợ cho ma - Tập tục rùng rợn của người Trung Quốc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật
Cuoi vo cho ma - tap tuc rung ron cua nguoi Trung Quoc hinh anh
 
Theo tục lệ của người Trung Hoa cổ xưa, những thanh niên trẻ sau khi đã đính hôn và chờ đợi đến ngày cưới nhưng không may đột ngột qua đời thì phải giúp họ hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ làm loạn, khiến cho gia đình bất an. Bởi vậy, nhất định phải cử hành âm hôn, sau đó mới tiến hành mai táng, chôn cả người chết và “vợ” hoặc “chồng” vừa mới cưới cùng nhau.
 
Theo phong tục, trai gái vị thành niên nếu không may qua đời trước khi kết hôn thì những gia đình giàu có sẽ tìm người sống để tiến hành gả cưới, còn những gia đình bình thường thì sẽ tìm những gia đình cùng cảnh ngộ có con mất sớm giống gia đình mình để gả cưới.
 
Còn với những thiếu niên chưa trưởng thành không may chết sớm, do cha mẹ quá thương xót con nên vẫn nhất quyết tìm đối tượng cho con vì họ cho rằng như vậy mới làm tròn bổn phận của đấng sinh thành. Thật ra, đây chỉ là một hành động gửi gắm tình thương của cha mẹ.
 
Ngoài ra, người xưa thường tin vào phong thủy mồ mả, họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Thời đó cũng có những nhà phong thủy vì muốn kiếm tiền bất chính nên xúi giục nhiều gia đình cử hành cưới cho người chết. Bởi vậy, tục này thường chỉ diễn ra trong những gia đình giàu có.
 
Âm hôn xuất hiện từ những năm trước triều Hán. Do hao tốn tiền của, sức người trong xã hội và vô nghĩa nên đã từng bị nghiêm cấm, nhưng không vì thế mà phong tục này bị triệt tiêu. 
 
Tục cưới vợ cho người chết thực sự hưng thịnh trong thời nhà Tống. Theo ghi chép trong Tạc mộng lục, phàm là những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải nhờ “quỷ mai mối” đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ. Nếu xem quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ.
 
Thời nhà Thanh, những cô gái được chôn cùng người chết đều phải còn trinh, mãi tới tận cuối đời Thanh hủ tục này mới dần biến mất.
 
Thông thường, kết hôn với người chết cũng phải thông qua người mai mối, hai bên gia đình qua nhà nhau dạm ngõ, đến lúc cử hành lễ hợp hôn cũng có thiệp hồng thông báo. Do âm hôn chỉ diễn ra một lần duy nhất nên không có khái niệm to, nhỏ, bởi vậy lễ vật nhà trai tặng cho nhà gái cũng chỉ là những lễ phẩm thông dụng.
 
Đến nay, cưới vợ cho ma đã không còn là một phong tục phổ biến trong xã hội, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn bị diệt vong. 
ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cưới vợ cho ma - Tập tục rùng rợn của người Trung Quốc

Mơ thấy yêu người nổi tiếng –

Bạn đã gặp minh tinh màn bạc, ngôi sao ca nhạc, vận động viên hay một nhân vật lịch sử nổi tiếng nào trong giấc mơ chưa? 1. Trong giấc mơ bạn thấy mình đang có cuộc chuyện trò rất thú vị với một minh tinh màn bạc, điều này báo hiệu vận may tiền tài c
Mơ thấy yêu người nổi tiếng –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy yêu người nổi tiếng –

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd