Xem tròng mắt tiên đoán cuộc đời |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
► Xem thêm: Tử vi 12 cung hoàng đạo, Horoscope được cập nhật mới nhất |
Tháng 7 (Âm lịch)
Ngoài ra, công việc có nhiều biến đổi, nếu không chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý thì khó có được kết quả tốt. Vào tháng này, người tuổi Thân cần chú ý bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi tính huống xấu.
Tháng 8 (Âm lịch)
So với tháng trước, tài lộc của người tuổi Thân trong tháng 8 (tháng Dậu) có phần tốt hơn. Những khó khăn trong công việc hay quản lý tài chính dần được tháo gỡ. Trong tháng này, người tuổi Thân nên thận trọng trong công việc và dùng người, tránh chuyện thị phi và tiểu nhân làm hại. Ngoài ra, họ cũng phải chú ý bảo vệ nhà cửa, đề phòng mất trộm.
Tháng 9 (Âm lịch)
Do có nhiều sao tốt chiếu mệnh trong tháng Tuất nên vận thế của người tuổi Thân rất tốt. Công việc tiến triển thuận lợi, đồng nghiệp trên dưới đều hòa thuận. Tháng này chính là cơ hội để họ phát triển sự nghiệp. Họ cần chú ý để tâm tư luôn lạc quan, yêu đời, hiểu và thông cảm với đồng nghiệp, làm như vậy sẽ có được nhiều sự trợ giúp hơn.
Tháng 10 (Âm lịch)
Mặc dù tài lộc của người tuổi Thân trong tháng 10 (tháng Hợi) kém hơn so với tháng trước, song vẫn được coi là ổn định, không có trở ngại lớn. Chỉ cần “biết mình biết ta”, người tuổi Thân sẽ vượt qua được những thử thách trong công việc mà cấp trên giao phó. Trong tháng này, họ nên tránh đối đầu với người khác kẻo cả hai cùng chịu thiệt. Hơn nữa, người này phải cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày để tránh “tai vách mạch rừng”.
Tháng 11 (Âm lịch)
Vận thế trong tháng tháng Tý của người tuổi Thân phát triển tốt hơn dự kiến. Họ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc. Kinh tế ổn định, tài lộc dồi dào, người này luôn ở trong tâm trạng lạc quan, yêu đời, sức khỏe được cải thiện. Thời gian này, người tuổi Thân nên mở rộng nhiều mối quan hệ hơn nữa để thu được nhiều tài lộc cuối năm.
Tháng 12 (Âm lịch)
Tháng cuối năm, vận thế và tài lộc của người tuổi Thân tương đối tốt. Nếu biết vận dụng thời cơ đến từ tháng trước, người này sẽ thu được món lợi “khổng lồ” từ các hợp đồng kinh doanh. Nói chung, tháng này là thời gian để người tuổi Thân kiểm định lại tất cả nguồn thu của mình. Họ nên suy xét kỹ để cân bằng lại tình hình tài chính của doanh nghiệp.
(Theo Bách khoa toàn thư 12 con giáp)
Ngày nay người ta rất coi trọng vấn đề sạch sẽ, vệ sinh trong ăn uống, vì vậy cây xanh trong phòng ăn tốt nhất dùng đất dinh dưỡng không vi khuẩn để nuôi dưỡng.
Nếu số người ăn ít, bàn ăn cố định thì có thể bày một bồn hoặc một bình cây cảnh xanh tươi ở giữa bàn. Nhưng không nên dùng các loài hoa thường xuyên có hoa nở rồi tàn nhanh. Một góc của phòng ăn hoặc trên cửa sổ đặt thêm vài bồn hoa tươi tốt để khiến cho phòng ăn tràn trề sinh khí, giúp mở rộng khẩu vị của thực khách.
Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh nhiều màu sắc phía trên các phân cách bằng gỗ để phân chia phòng ăn và các khu vực chức năng khác cũng là một cách hay để làm xanh không gian.
Vì vậy khi trang trí cây xanh trong phòng ăn còn cần phải chú ý đến tình trạng sinh trưởng của cây, hình dáng phải thấp nhỏ, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.
Nguyên tắc lựa chọn cây cảnh trang trí trong phòng ăn:
– Tùy vào nghề nghiệp, tính cách, sở thích của chủ nhà:
Do nhà ở chịu sự hạn chế của rất nhiều điều kiện khác nhau nên khi chọn cây cảnh đầu tiên phải xem xét những loại cây nào có thể thích nghi được không gian sinh tồn trong nhà mình, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện gió…
Tiếp theo phải xem xét mình có thể chăm sóc nó ở mức độ nào. Nếu là những người bận rộn công việc mà lại trồng trọt một bồn cây yêu cầu phải chăm sóc tỉ mỉ thì kết quả chắc chắn không thể tốt được. Những người này nên chọn các loại cây có sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều…
– Chọn cây chịu được bóng râm:
Do nhà ở thường là không gian kín nên lựa chọn cây cảnh tốt nhất là những cây ngắn lá, thích nghi được với râm hoặc bán bóng râm. Chú ý tránh những loại có hại.
– Tỉ lệ thích hợp:
Phải phù hợp với chiều cao và chiều rộng của căn phòng. Quá to hoặc quá nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến mỹ quan. Thông thường, diện tích phần xanh nhiều nhất trong phòng không được vượt quá 10% diện tích phòng, như thế căn phòng mới có được cảm giác rộng rãi, tránh làm cho không gian bị chật hẹp.
– Màu sắc của cây phải hài hòa với không gian nội thất:
Tốt nhất là sử dụng phương án đối lập. Ví dụ không gian là màu sáng thì chọn cây thường lá màu thâm trầm. Bối cảnh không gian màu nhạt thì chọn hoa lá màu sặc sỡ là tốt nhất. Như thế mới có thể làm nổi bật cảm giác về không gian.
– Không nên đặt cây trong các căn phòng có giấy dán tường hoa văn:
Những loài cây leo, bò không nên trồng trong chậu ở trên bàn mà nên treo lên thành gò. Đồ đạc theo kiểu Tây thích hợp dùng cách loại lan hiếm. Đồ dùng theo kiểu phương Đông thì thích hợp dùng bồn cảnh. Phối hợp hài hòa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nghệ thuật, làm cho nó sáng sủa, mới mẻ và đẹp mắt hơn.
– Xem xét đến cả đặc trưng tính cách của cây cảnh.
Khí chất của cây phải phù hợp, hài hòa với tính cách của chủ nhân và không khí trong phòng. Ví dụ: các loại cây lá nhỏ đem lại cảm giác thân thiện, cây mây cảnh nhiều gai cứng cỏi khiến người ta tránh xa. Cây họ trúc có tính cách nhẫn nại chịu đựng, hoa làn kiều diễm ngát hương, cây thiết ngọc lan thanh cao thoát tục…
Nguồn: Tổng Hợp
► Tham khảo thêm: Giải mã việc mơ thấy cá, mơ thấy máu theo thế giới tâm linh |
Ảnh minh họa |
=> Xem thêm: Tử vi trọn đời chuẩn xác theo Lịch âm |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật |
Dung Nguyen (theo Higherperspective)
► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi, xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Hợp khâm thủy |
Các nhà phong thủy cho rằng, minh đường trước huyệt mộ là nơi chúng thủy triều hội. Dòng nước ở trên mộ phân nhánh từ đầu, đến chân sẽ hợp, bao bọc minh đường. Đó là: “Tam phân, tam hợp”.
Thực ra phân càng nhiều càng tốt. Các núi sau mộ phân ra gò Thanh Long, gò Bạch Hổ, nước cũng từ các núi sau mộ phân nhánh theo núi vòng quanh, hợp trước Long Hổ. Trung long mạch đến gần huyệt sẽ lồi lên bao, sinh ra 2 cánh gọi là thiền dực (cánh ve).
Dòng chảy phân nhánh bao theo và hợp ở trước cánh ve tạo thành chữ bát lớn. Long mạch lại sinh ra gò cứng gọi là cầu thiềm (hiên tròn). Nước từ cầu thiềm lại phân chảy sang 2 bên, hợp trước huyệt mộ, tạo thành chữ bát nhỏ.
Dưới cầu thiềm có một hình tròn lõm gọi là táng khẩu, dưới táng khẩu là tiểu minh đường. Bên trái, bên phải gọi là tiểu minh đường còn gọi là ẩn sa, hợp trước tiểu minh đường gọi là cầu chiêm (râu huyệt). Nước lại vòng râu huyệt gọi là hạ tu thủy (nước râu tôm). Chỗ dưới huyệt có vùng nước ẩn hình gọi là cực vưng thủy (nước vầng cực). Nước tiếp tục chảy, nếu chảy vòng quanh bao huyệt mộ tầng tầng, lớp lớp thì gọi là hợp khâm thủy. Nó là bằng chứng long mạch kết huyệt.
Theo Bí ẩn thời vận
Phòng khách với các mảng cửa sổ lớn mở rộng không gian. |
Bố trí
Phòng khách là chỗ tụ khí của ngôi nhà nên luôn phải duy trì sự ổn định. Vì thế phòng khách phải là một phòng vuông vức, không góc nhọn, không bố trí đường nội bộ hay hành lang xuyên phòng khách. Để căn phòng trở nên ấm áp, nhiều gia đình đã thiết kế thêm lò sưởi. Lò sưởi có thể là lò thật hoặc cũng có thể chỉ mang tính trang trí. Tuy nhiên, đây chính là điểm nhấn trang trí đẹp mắt, tạo nên không khí thân mật không thể thiếu trong phòng khách.
Lò sưởi có thể là lò thật hoặc cũng có thể chỉ mang tính trang trí, làm đẹp phòng khách. |
Ánh sáng
So với các phòng khác, phòng khách phải là nơi tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất, vì thế không được để phòng khách u tối, thiếu ánh sáng mặt trời. Khi thiết kế cửa chính và cửa sổ cho phòng khách nên để độ rộng tối đa. Để có nguồn ánh sáng tự nhiên, hiện nhiều gia đình không xây tường bao mà dùng vách kính, hệ thống rèm để ngăn phòng khách với không gian sân vườn bên ngoài, vừa đón được nhiều ánh sáng thiên nhiên, vừa thư giãn với tầm nhìn cây xanh, tiểu cảnh bên ngoài.
Không gian rộng, tràn ngập ánh sáng trong phòng khách. |
Thiết kế trần
Trước kia, người ta thường trang trí trần phòng khách bằng các hình hoa văn nổi công phu bằng thạch cao. Đối với những ngôi nhà có trần cao thì hoa văn này sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, về mặt phong thủy thiết kế trần nhà như vậy sẽ khiến ngôi nhà như có vật gì đè nặng, kiềm hãm vận khí.
Hiện nay, khi thiết kế trần, các kiến trúc sư thường chọn loại trần ốp thạch cao nhưng để lại mảng giữa cao hơn phần khung viền xung quanh. Các thiết kế này cũng rất thuận lợi trong việc bố trí các loại đèn âm trần rất đẹp.
Ngoài ra, việc tạo mảng cao thấp cũng tạo ra hình ảnh ẩn dụ như một cái ao trên trần nhà. Theo phong thủy, đây là kiểu trần “thiên trì” - ao trên trời, nếu được gắn thêm đèn chùm thủy tinh, pha lê có màu vàng sẽ có thêm tác dụng “rồng điểm nhãn” cho vận khí ngôi nhà rất tốt cho gia chủ.
Màu sắc
Màu sắc của phòng khách mang ý nghĩa chủ đạo, có tác dụng điều hòa tất cả các màu sắc trong ngôi nhà. Khi chọn màu sàn và sơn tường nhà cần lưu ý, sàn nhà nên có màu đậm nhất, kế đến là tường và cuối cùng là trần nhà có màu nhạt nhất theo ý nghĩa cổ xưa: trời nhẹ, đất nặng.
Sàn nhà có màu sắc đậm, trần nhà màu sắc dịu nhẹ với ý nghĩa "trời nhẹ, đất nặng" |
Mặt khác, trần nhà có màu sáng sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi, thoáng mát khi vào phòng. Màu sơn tường nên chọn xanh nhạt, vàng chanh, hồng phấn, tạo cảm giác mát dịu cho căn phòng.
Chất liệu sàn
Sàn được làm từ chất liệu quá trơn hoặc thô ráp, gồ ghề sẽ khiến thành viên trong gia đình dễ gặp tai nạn hoặc rủi ro. Chính vì thế, chất liệu sàn cho phòng khách cần được chủ nhân lựa chọn cẩn thận và kỹ lưỡng.
Căn cứ vào diện tích hoặc theo mùa mà lựa chọn chất liệu sàn phù hợp. Mùa hè, sàn gỗ là giải pháp lý tưởng. Nó đem lại sự sang trọng và thoáng mát cho ngôi nhà. Mùa đông, có thể trải thảm tạo không khí ấm cúng.
Các nguyên tắc khác cần lưu ý
Thuyết phong thủy có những tác động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của các thành viên trong nhà. Vì thế, khi thiết kế không gian sống, cụ thể là phòng khách, ngoài kết cấu, bố cục, cách trang trí… bạn còn phải quan tâm đến yếu tố phong thủy.
- Không trang trí bằng vật có đầu sắc nhọn
Phong thủy tối kỵ điều này. Vì nó có thể khiến gia chủ bạo lực, hống hách. Chủ nhân và các thành viên trong gia đình thường dễ bất đồng quan điểm, nảy sinh mâu thuẫn, căng thẳng.
Lời khuyên: Trước khi bài trí nội thất, chủ nhà nên cân nhắc để tránh rủi ro không đáng có. Không nên trang trí hoặc treo trên tường những vật có điểm sắc nhọn như kiếm, sừng các loại động vật...
- Không treo những bức tranh “bạo lực”
Những bức tranh bạo lực như cảnh chém giết, đánh nhau hoặc hình ảnh mãnh thú như hổ, sư tử, báo, đại bàng, gấu cũng không nên lựa chọn treo ở phòng khách. Thay vì không có được sự đầm ấm của căn phòng, các thành viên sẽ bị ám ảnh bởi không khí rùng rợn.
Lời khuyên: Bạn có thể lựa chọn những bức tranh tượng trưng cho cuộc sống no đủ, môi trường xung quanh, vị lãnh tụ… để trang trí trên tường.
- Đừng làm rối phòng khách
Điều này cũng là 1 trong những kiêng kị bạn cần tránh khi trang trí phòng khách. Căn phòng có quá nhiều đồ đạc, tranh ảnh sẽ khiến không gian bị phá vỡ, không tạo được điểm nhấn. Ngoài ra, những vật dụng sẽ làm giảm giá trị các không gian sống.
(Theo VietQ)
Hotgirl Nguyễn Hoàng Kiều Trinh (15/5/1994) |
Cô nàng Kim Ngưu ưa thích sự tiện nghi và ổn định |
Sao Thủy Song Tử cho thấy cô nàng có khả năng giao tiếp tốt |
Sao Hỏa Bạch Dương cho thấy cô luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi khó khăn |
► Tham khảo thêm: Cách đặt tên cho con theo phong thủy |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Trúc Loan (##)
Tuổi Thân, Tý và Thìn
Giáng sinh chính là dịp để nhóm con giáp này bày tỏ tình cảm đã giấu kín trong lòng bấy lâu nay. Do đó, tình duyên của người tuổi Thân, Tý và Thìn sẽ khởi sắc trong dịp Giáng sinh này. Trên thực tế, họ rất coi trọng sự nghiệp. Vì lý do nào đó, họ vẫn phải đắn đo cân nhắc giữa hai lựa chọn: công việc và tình cảm. Họ lo lắng chuyện tình yêu sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới công việc hoặc chuyện học hành thi cử của mình. Do đó, những con giáp này vẫn chưa đưa ra quyết định dứt khoát.
Tuy nhiên, cái lạnh giá của mùa đông cũng như không khí Noel ngập tràn là một trong những yếu tố có tác động lớn đến tâm tư tình cảm của họ. Đã đến lúc người tuổi Thân, Tý và Thìn nên mở cửa trái tim, đón nhận những cảm xúc xao xuyến, nồng nàn của tình yêu. Họ sẽ chủ động sắp xếp thời gian dành cho sự nghiệp và tình yêu một cách cân đối, hợp lý. Lúc này, mọi nỗi lo lắng đều tan biến, thay vào đó là niềm hạnh phúc ngập tràn.
Tuổi Dần, Ngọ và Tuất
Thời điểm trước và giữa Giáng sinh, tình duyên của người tuổi Dần, Ngọ và Tuất rất bình thường, không có những bước ngoặt đáng kể. Tuy nhiên, chỉ sau Noel một vài ngày, tình duyên của họ lại khởi sắc đến đỉnh điểm.
Có thể nói, sự chân thành và tâm hồn thuần khiết chính là những yếu tố mang lại sự đột phá ngoạn mục. Những con giáp này không chỉ có được tình yêu đích thực mà tình yêu ấy sẽ được “đơm hoa kết trái”, đi tới hôn nhân hạnh phúc.
Tuổi Hợi, Mão và Mùi
Nhóm ba con giáp này có tình duyên khá thuận lợi trong nửa đầu năm 2014. Tuy nhiên, vì quá bận rộn với công việc nên họ không có nhiều thời gian dành cho đối phương. Dịp Giáng sinh chính là cơ hội để bạn và nửa kia hâm nóng lại tình cảm. Thậm chí, có thể tiến tới mối quan hệ chính thức, nên vợ nên chồng.
Ngược lại, nếu không biết nắm bắt cơ hội này để làm mới tình yêu, người tuổi Hợi, Mão và Mùi rất có thể đón một Giáng sinh không mong đợi. Tình duyên của các bạn sẽ không còn thuận lợi và hạnh phúc như trước kia.
Tuổi Tỵ, Dậu và Sửu
Không chỉ riêng dịp Giáng sinh, nửa cuối năm 2014 tình duyên của người tuổi Tỵ, Dậu và Sửu khá tốt. Họ không chỉ gặp được ý chung nhân của đời mình, nếu thuận lợi sẽ có một “happy ending” như ý muốn.
Tuy vậy, những con giáp này có một đặc điểm chung, đó chính là “đứng núi này trông núi nọ”. Đứng trước một quyết định quan trọng, họ thường hay lưỡng lự và cân nhắc thiệt hơn một cách cẩn trọng thái quá. Điều đó đôi khi khiến họ tuột mất khỏi tầm tay cơ hội có được tình yêu đích thực của đời mình.
Mr.Bull (theo Dyxz)
Trong thực tế ứng dụng phong thủy học, mỗi loài cây khác nhau có những ý nghĩa tượng trưng riêng.
Quất
Là loại cây được mọi người yêu thích nhất vào mỗi dịp tết đến xuân về. Do chữ “quất” đọc lên gần giống chữ “cát” trong từ “cát tường”, nên cây quất đựợc cho là mang ý nghĩa may mắn.
Cây hoa mai
Hoa mai nở vào thời khắc giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, được xem là “độc thiên hạ nhi xuân”, vì thế còn được gọi với một cái tên khác là “hoa báo xuân”. Ngưòi ta cho rằng, năm cánh hoa mai tượng trưng cho năm vị thần may mắn, cũng là tượng trưng cho “ngũ phúc” là vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi và bình an. Bởi thế mới có bức tranh gọi là tranh “mai khai ngũ phúc”. Không chỉ thế, năm cánh hoa mai còn có mối liên hệ với ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong âm dương. Trên các câu đối chúc thọ thường có câu “mai khai ngũ phúc, trúc báo tam đa” (vì trúc có ba nhánh) với hàm ý chúc mọi sự may mắn. Trồng mai ngoài vườn hay trong chậu cảnh đều có giá trị thưởng thức như nhau.
Cỏ cát tường
Còn gọi là cỏ đoan. Chỉ một cái tên đã đủ cho thấy đây là một loài cây có ý nghĩa may mắn. cỏ cát tường nhỏ xinh, quanh năm xanh rờn, tươi tôt. Dù sống trong bùn đất hay trong nước, cây đều có thể sinh trưởng một cách dễ dàng. Loài cây này tượng trưng cho khát vọng “cát tưòng như ý” của con ngưòi.
Cây linh chi
Từ xưa vốn được coi là điềm may mắn. Trong tranh cát tường thường có hình ảnh con hươu hoặc thiên nga ngậm một cành linh chi. Tranh này thường dùng để làm quà chúc thọ.
Cây hoa sen
Cây hoa sen là giống cây sống dưới nước, cùng họ với hoa súng. Cây này còn nhiều tên gọi khác như: phù dung nước, phù dung, thủy hoa, thủy vân… Ngó sen có thể ăn được, cũng có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh, bổ trung ích khí; hạt sen có tác dụng tĩnh tâm, giải nhiệt.
Cây hoa mẫu đơn
Mẫu đơn là loài hoa phú quý quốc sắc thiên hương, vẫn được các văn nhân nho sĩ ngày xưa trồng trong vưòn nhà hoặc trong thư phòng. Mẫu đơn không chỉ có sắc mà ngay cả cái tên cũng rất đẹp, nó mang ngụ ý chỉ sự may mắn. Vì thế khi thiết kế vườn, ngưòi ta thường đặt hoa mẫu đơn cạnh đá trường thọ để tạo thành một cặp “trường thọ phú quý”, hoặc đặt chung với cây hoa trường xuân tạo thành “phú quý trường xuân”.
Cây táo tàu
Gỗ cây cứng, có thể dùng để chế tạo khí cụ, cũng có thể dùng làm bản khắc gỗ. Quả táo tàu có thể ăn được, có tác dụng “bổ trung ích khí, cửu phục thần tiên”.
Cây đào
Cây đào trong phong tục tập quán, trong tôn giáo hay quan niệm thẩm mĩ đều có vị trí khá quan trọng. Hoa đào có nhiều màu: màu đỏ, màu trắng, màu phớt hồng. Hương hoa man mác, dáng hoa yêu kiều thướt tha.
Người xưa thường lấy gỗ cây đào để chế tạo các vật đuổi tà khí, như con dấu đào hay kiếm đào… Ngoài ra, quả đào còn có những tên gọi mĩ miều khác như “đào tiên” hay “đào trường thọ”. Hoa đào đẹp, quả đào ngon, cây đào trong quan niệm truyền thống vẫn được coi là có thể đem lại may mắn và tránh được tà khí. Không chỉ có thế, do dễ trồng và ít bị sâu bệnh nên cây đào thường được trồng trong vườn nhà của các gia đình.
Cây tùng
Xưa nay vẫn được người đời ca ngợi. Cây tùng chịu được lạnh, có thể sống ở mọi địa hình, từ nơi ẩm thấp cho đến nơi khô cằn nhất; quanh năm xanh tốt, chịu được sương giá. Cây có khả năng “trường thọ bất lão”. Dân gian khi chúc thọ nhau thường có câu: “Phúc như Đông trường lưu thủy, thọ tỉ Nam sơn bất lão tùng” (có nghĩa là: Phúc dồi dào như dòng nước biển Đông, thọ cao hơn cả cây tùng trẻ mãi không già trên đỉnh núi Nam). Trong thư họa thường có bức tranh “Tuế hàn tam hữu” (ba người bạn mùa đông, bao gồm tùng, trúc, mai) dùng để chỉ sự may mắn. Trong các đồ khí cụ hay vật trang trí khác thường có các tranh “tùng bách đồng xuân”, “tùng cúc diên niên” hay “tiên hồ tập khánh” (tức cành thông, thủy tiên, linh chi và hoa mai, tất cả cắm trong cùng một cái lọ…). Có thể nói, tùng được coi là một loài cây tượng trưng cho sự may mắn.
Cây trúc
Theo phân loại của môn thực vật học hiện đại, họ nhà trúc (bao gồm trúc, tre, nứa…) thuộc loài cây thân đốt. Có thể nói trong kho tàng thơ từ ca phú từ xưa đến nay có rất nhiều tác phẩm ca ngợi loài cây này. Chúng có quan hệ mật thiết với đời sống của người dân. Thân cây có thể dùng để làm vật liệu xây nhà, làm bút viết, làm giấy, làm đồ dùng gia đình hoặc làm tranh điêu khắc… Trong các bức tranh quốc hoạ, thường có hình ảnh “tuế hàn tam hữu”, tức ba ngưòi bạn mùa đông là tùng, trúc, mai. Còn trong tranh Ngũ thanh thì đó là hình ảnh của tùng, trúc, mai, trăng và nước.
Họ nhà trúc có rất nhiều chủng loại, khoảng 100 loài trở lên, trong đó mỗi loài trúc gắn với một hàm nghĩa văn hóa riêng. “Trúc” gần âm với “chúc”, nên cây trúc có ý nghĩa như một lời chúc tốt đẹp.
Cây bách
“Bách” gần âm với “bách” trong chữ “bách niên”. Theo quan niệm truyền thông, 100 là con số cực điểm. Mọi vật đều gắn liền vối chữ “bách” như “bách sự”, “bách điểu”, vì thế trong loạt tranh cát tường, cây bách thường đi liền với tranh “như ý” tạo thành “bách sự như ý” (mọi sự đều như ý muôn), cây bách và cây quất đứng cạnh nhau tạo thành “bách sự đại cát” (mọi sự đều may mắn).
Cây quế
Quế có nhiều loại bao gồm đơn quế, kim quế, nguyệt quế, ngân quế, quế lá liễu… Trong đó, đơn quế, kim quế và ngân quế nổi tiểng nhất vối các màu hoa đỏ, vàng, trắng. Cây quế bắt đầu ra hoa từ tháng Tám âm lịch, vì thế tháng Tám âm lịch còn gọi là “quế nguyệt” (tháng quê). Hoa quế rất thơm, có thể dùng để pha trà, cũng có thể dùng làm vị thuốc.
“Quế” gần âm với “quý”, có ý nghĩa chỉ sự vinh hoa phú quý. Ở một số vùng có phong tục cô dâu đội hoa quế, vừa thơm, lại vừa quý phái. Một bức tranh vẽ quế và hoa sen, có ý nghĩa “liên sinh quý tử”, tức sinh nhiều quý tử. Nếu là tranh vẽ quế và đào thọ thì có nghĩa là “quý thọ vô cực”, tức phú quý và trường thọ mãi mãi. Vì thế có thể nói cây quế là một loài cây may mắn.
Cây ngô đồng
Thuộc giống cây trẩu. Cây trẩu có nhiều loại: dầu trẩu, trẩu hoa tím, trẩu hoa trắng, cây bao đồng, cây ngô đồng… Gỗ cây ngô đồng, chặt ra không có sâu mọt, bị ẩm ướt cũng không mục nát, giãi nắng dầm mưa cũng không hề hấn gì, thiếu nước cũng không bị khô héo, phẩm chất không thay đổi, trường thọ mãi mãi. Các giống cây trẩu có rất nhiều tác dụng: cây dầu trẩu có thê ép lấy dầu, cây bao đồng cho bóng dâm, gỗ cây ngô đồng có thể dùng để chế tạo đàn.
Cây ngô đồng được xem là cây thiêng, có thể linh nghiệm trong thực tế. Một loài cây có thể thu hút được cả chim thần – chim Phượng Hoàng – như cây ngô đồng thì đương nhiên là rất thần kì, linh thiêng. Một bức tranh vẽ cây ngô đồng và con chim khách báo hỉ có ý nghĩa “đồng hỉ”. Cây ngô đồng vì thế cũng được coi là loại cây may mắn.
Cây lựu
Cây lựu, còn gọi là “an thạch lựu”. Nói về cây lựu, dân gian có câu “thạch lựu bách tử’, tức quả lựu có nhiều hạt. Lại có câu “đa tử đa phúc”, tức hạt càng nhiều thì phúc càng lớn. Trên thực tế, hoa và quả lựu có màu đỏ rực như lửa, quả lựu có tác dụng giải khát và giải rượu, vì thế cây lựu vừa có giá trị thưởng thức lại có giá trị sử dụng, là loài cây quen thuộc trong vườn nhà của mỗi gia đình.
► Lịch ngày tốt tổng hợp mọi thông tin về 12 con giáp bạn nên xem |
a. Cách chức, thôi việc:
Cung Quan vô chính diệu cần có Tuần, Triệt trấn thủ tại đó mới hay. Bằng không thì dễ sa sút. Nếu chính tinh xung chiếu mà sáng sử thì còn khá, ngược lại nếu mờ tối thì bất lợi.
Thiên Tướng gặp Tuần, Triệt thì dù được đắc địa, quan chức không những bị truất giáng mà còn dễ chết thảm khốc. Tướng Quân gặp Tuần, Triệt cũng lâm vào họa hại như thế.
Không, Kiếp: chỉ sự thăng trầm, lên voi xuống chó. Hãm địa thì càng nguy, chắc chắn phải ít ra một lần mất chức nhục nhã, bị đổi đi xa vì kỷ luật, chưa kể những hung họa dẫy đầy, dễ chết vì binh lửa, chiến nạn. Như vậy, sự gián đoạn chức vụ có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân bị chết hoặc bị cách chức. Còn những họa nhỏ khác như vất vả, đè nén, đố kỵ thì khỏi kể. Tai họa công vụ của Không Kiếp cũng còn do tật xấu của chính mình. Người có Không Kiếp có lá số xấu thường xử xự bằng thủ đoạn, bá đạo, ám muội, phi pháp, kiểu như tham lận, cướp của, hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, biển thủ đưa đến việc mất chức.
Thiên Hình, Thiên Tướng, Tuần, Triệt: Hình hãm địa ở Quan có nghĩa gián đoạn công vụ vì bị ngục tụng, những tai bay vạ gió làm cho viên chức phải bị liên lụy trong quan trường, chẳng hạn như bị khiển trách, bị điều tra, bị ngưng chức, bị truy tố, bị sa thải. Nếu đi với sát tinh, dễ bị hình tù vì Thiên Hình chỉ hình phạt, bằng kỷ luật hay bằng tòa án. Cho dù Hình gặp Tuần hay Triệt, ngục tụng cũng khó tránh. Cũng đồng nghĩa đó nếu Hình đi với Thiên Tướng ở cung Quan. Nếu có thêm Thiên Khôi, sẽ có thể bị mất đầu. Những họa nói trên sẽ tránh được nếu đương sự bị đau phải mổ hay bị chết nhưng dù sao, Tướng Hình Khôi ở Quan bao giờ cũng đập nặng vào chức vụ: Thiên Hình ở Quan là hình thương đến công vụ. ý nghĩa này vẫn tồn tại nếu Hình đi chung với Liêm Trinh; với Quan Phù, Thái Tuế, Quan Phủ; với Hóa Kỵ; với Cự Môn hãm địa ...
Hóa Quyền, Thiên Hình hay Tuần, Triệt: Hóa Quyền tượng trưng cho quan tước, gặp Hình hay Tuần, Triệt thì có gián đoạn công vụ, thông thường là bị bãi nhiệm, bị đổi chỗ hoặc phải thôi việc. Nếu có chức phận cũng không giữ được lâu bền, phải từ bỏ vì một nguyên nhân nào đó. Những sao đồng nghĩa với Hóa Quyền mà gặp một trong ba sao này cũng rơi vào tai họa tương tự. Đó là các bộ sao: Quốc ấn, Thiên Hình hay Tuần, Triệt; Phong Cáo, Thiên Hình hay Tuần, Triệt; Thái Dương hãm, Thiên Hình hay Tuần, Triệt. Thông thường, ý nghĩa mất việc chỉ rõ ràng nếu bộ sao này đóng đồng cung ở Quan, nếu chỉ hội chiếu thì việc mất chức không rõ ràng lắm, có thể là tự ý thôi việc. Một số quý tinh khác như Thai Phu, Đường Phù gặp Tuần, Triệt hay Hình không đến nỗi nặng lắm, có thể có nghĩa như hụt thăng trật, hụt huy chương ...
Tuế, Đà, Kỵ: hội ở cung Quan chỉ mọi sự xui xẻo liên tiếp do sự tố cáo, chỉ trích, vu khống, xuyên tạc, đố kỵ, cạnh tranh làm cản trở bước tiến quan lộc, từ đó có thể đưa đến sự thôi việc, sự thay đổi công việc. Vì có Đà La, bộ sao này cho thấy có sự tranh cãi, gây lộn, ăn thua, khiếu nại, có khi ẩu đả giữa đồng nghiệp, xô xát với cấp chỉ huy để rồi cuối cùng gián đoạn công vụ.
b. Đè nén, đố kỵ
Hóa Kỵ: chỉ đó kỵ, ganh ghét, cạnh tranh bằng thủ đoạn gièm pha, thêm bớt, thọc gậy. Hóa Kỵ là người bị nghi ngờ, bị theo dõi, bị để ý. Đi chung với Phục Binh, sự đố kỵ có tính cách ám hại, tầm thù, chẳng những bằng lời nói mà còn bằng hành động. Đi với Thiên Hình, Hóa Kỵ dễ sinh quan tụng, thưa gửi, khiếu nại, điều trần, cảnh cáo, khiển trách, ẩu đả lẫn nhau. Chỉ trừ khi đi với Thanh Long mới đẹp.
Thiên Không: chỉ phần tử lưu manh trong công/tư sở, chuyên môn phá hết kẻ này đến người khác, thọc gậy bánh xe, cản trở bước tiến của đồng nghiệp với ác tâm, có tà ý, âm mưu phá hoại. Bị Thiên Không, viên chức khó lòng ngóc đầu lên nổi, bị khép trong kỷ luật, khống chế, mình làm mà thiên hạ hưởng, bị cấp trên hay cấp ngang cướp công.
Đà La, Kình Dương: chỉ sự ngăn trở quan trọng vì ganh đua, cạnh tranh gay gắt. Tại vị trí hãm địa, đương số là nạn nhân của chia rẽ, phân hóa trong nghề nghiệp, làm việc nặng nhọc, gánh trách nhiệm mà bị tội vạ, hiểu lầm, khiển phạt. Những bạc bẽo của nghề thường do hai sao này quảng diễn.
Cự Môn hãm địa: đồng nghĩa với Hóa Kỵ nhưng nặng nề hơn. Con người Cự Môn cũng như Hóa Kỵ lúc nào cũng bất mãn, mưu tìm sự canh cải theo ý mình, không bảo thủ mà đấu tranh thay đổi thành phần bảo thủ. Nếu đắc địa thì việc đấu tranh có cơ hội thành công, trái lại, Cự Kỵ sẽ là nạn nhân của thái độ cấp tiến của mình, gánh lấy hậu quả của sự kìm chế, đè nén, cô lập. Đi chung với các sao ám khác như Thiên Không, Kình Dương, Đà La, Phục Binh, là những người hay kết bè kết đảng để đấu tranh. Nếu có sát tinh đi kèm thường có đổ máu, hình ngục, thanh toán, trả thù qua lại.
Tuế, Đà, Kỵ: tượng trưng cho những xui xẻo liên tiếp trong quan trường, trong nghề nghiệp, trong đó có sự đè nén, thị phi, gièm pha, đố kỵ.
Đại Hao, Tiểu Hao: đi chung với quyền, quý, dũng tinh, Nhị Hao thường chỉ sự sa sút hậu thuẫn, sự sút kém tín nhiệm, sự mất mát thế lực. Viên chức có Song Hao ở Quan, ngoài ý nghĩa hư danh, hư quyền, bị tổn thương uy tín, thất sủng, từ đó làm việc gì cũng không lâu bền, ở với ai cũng khó hòa hợp, có thể ngồi xơi chơi nước hay được giao những công việc chạy vặt, liên lạc, kém quan trọng. Về mặt tâm lý, Đại Tiểu Hao ở Quan còn chỉ những người đứng núi này trông núi nọ, bất mãn không khí đang sống, lúc nào cũng chực hờ, tìm chỗ tốt, chỗ bở, hay thay đổi chức vụ mà chũng chẳng hiển vinh gì bao nhiêu. Tính tình của Nhị Hao thường bất nhất, không bền chí, không kiên tâm tiến thủ trên cái gì đã có mà chỉ lo đổi chỗ để tìm lợi lộc, tìm thăng tiến. Nếu được đắc địa thì Nhị Hao có lợi hơn về mặt tài lộc, kinh nghiệm.
Thiên Khốc, Thiên Hư hay Tang Môn, Bạch Hổ: Trừ phi đắc địa ở Tý Ngọ, Khốc Hư ở Quan biểu tượng cho những ưu tư, lo buồn, hoang mang, sợ sệt khi hành nhiệm. Ngoài ra, còn có đặc tính bị khinh ghét, chê bai vì bất lực, bất hòa. Người có Khốc Hư ở Quan không thoải mái trong công việc, phải quan tâm lo lắng nhiều mối, vì nhiều lý do, có khi phải gánh chịu nhục nhã, xấu hổ bởi tai tiếng, bởi thị phi. Nếu đắc địa, các sao này chỉ uy tín và hoạt động chính trị cũng như năng tài hùng biện, giáo khoa, tâm lý chiến.
Thiên Mã, Tràng Sinh ở Hợi: Thiên Mã thông thường chỉ tài năng. Gặp thêm Tràng Sinh là có cơ may tiến đạt. Nhưng hiềm vì ở cung Hợi cho nên năng tài này bị chìm trong bóng tối. Đây là hạn người kém may, không có cơ hội thi thố được, hoặc chỉ có danh mà không có quyền, chỉ có hư vị hơn là thế lực, hoặc bị đặt vào chỗ tượng trưng để lợi dụng uy tín chứ không phải để hành sử quyền binh. Công lao của Mã Sinh ở Hợi thường chỉ ở trong bóng mờ, hay bị người khác lấn át. Nếu gặp Phục Binh, ngụ ý người có tài mà bị ruồng bỏ, bị gièm xiểm, bị đào thải ...
Thiên Mã, Tuần, Triệt: không chỉ tai nạn xe cộ mà chỉ sự bất dụng, sự thiếu may mắn trong nghề nghiệp, làm cái gì cũng thất bại, tai ương, xui xẻo khiến cho thượng cấp mất dần tín nhiệm, không dám giao phó đại sự. Cho nên, công danh của Mã, Tuần, Triệt tương đối nhỏ.
Lộc Tồn, Tuần, Triệt: Lộc Tồn cũng chỉ tài năng như Thiên Mã, đặc biệt là tài tổ chức, quyền biến, khai sơn phá thạch, có nhiều sáng kiến giải quyết mọi việc. Gặp Tuần Triệt, tài năng, cơ may bị tiêu tán. Đó là trường hợp những người bị thiểu dụng, bị uổng dụng, bị sai dụng.
Thiên Tài: đi chung với Nhật, Nguyệt sáng sủa sẽ làm mất đi sự tốt đẹp, làm giảm ánh sáng của Nhật, Nguyệt. Đó là trường hợp tài năng thiếu cơ hội.
Tại cung Quan vắng bóng những sao trợ quyền, những sao may mắn thì tài năng thường cô độc, thiếu người công lực, nâng đỡ, thiếu may mắn của thời cuộc. Đó là những sao Ân Quang, Thiên Quý, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thanh Long-Lưu Hà, Thanh Long-Hóa Kỵ, Thiên Mã-Tràng Sinh (trừ ở Hợi), Bạch Hổ-Phi Liêm, Tràng Sinh-Đế Vượng, Thiên Hỷ-Hỷ Thần, Tứ Linh, Tam Hóa ...
4. Họa cho tài sản: thường hay xuất hiện ở hai cung Điền và Tài, ở những cung chiếu Điền (Tử, Tật, Bào), chiếu Tài (Phúc, Quan, Mệnh), cung Thân và các cung Hạn.
a. Những đại họa tài sản:
Thiên Không: hậu quả của Thiên Không trên tài sản cũng gần tương đương như Địa Không, nhất là khi tọa thủ ở Tài, Điền và nhất là khi gặp thêm hạn xấu. Hội với Địa Không, Địa Kiếp, sức tác họa càng dữ thêm, có hại đến cả sinh mạng. Thông thường, Thiên Không rơi vào cung hạn thì tác họa mạnh mẽ hơn bình thường: các dự định đều thất bại, sự nghiệp sa sút, mua bán thua lỗ, mất của thường do lường gạt, lừa đảo, có khi vướng vào tù tội.
Tuần, Triệt đồng cung ở Điền, Tài: dù Điền hay Tài có chính tinh hay không, có cát tinh đi nữa thì cũng không quân bình được bất lợi của cả Tuần lẫn Triệt đồng cung. Hai sao này hợp nhất phối hợp phá hoại tài sản đến cùng. Gặp chúng, cá nhân không có di sản, dù có cũng bán hết hoặc không thể thụ hưởng, thường phải tự lực lập nghiệp nhưng có rồi lại dễ mất ngay vì họa, hoặc vì túng thiếu. Đây là bộ sao điển hình của vô sản.
Kình Dương, Đà La hãm địa: cũng báo hiệu họa tài sản, dưới hình thức phá tán tổ nghiệp, điền trạch cũng như tiền bạc. Đi với Không, Kiếp, Thiên Không, ý nghĩa họa càng chắc chắn hơn và họa nhất định nặng hơn. Đặc biệt vào cung hạn, nếu Kình Đà gặp Lưu Kình, Lưu Đà thì họa đến mau chóng và khủng khiếp. Nếu Kình Đà và hai sao Lưu lại tọa thủ hoặc xung chiếu vào Điền, Tài thì họa vào sản nghiệp hiện có thay vì di sản.
Hỏa Tinh, Linh Tinh: chỉ riêng mối họa lửa, dù Hỏa Linh đơn thủ hay hội họp với sát hao tinh khác. Hai sao này đi chung với một số sao khác cũng mang ý nghĩa tương tự như: Hỏa Kiếp Cơ, Hỏa Tang, Linh Hình Việt, Phi Hỏa, Cự Hỏa, Cơ Hỏa, Hỏa Linh Tướng Binh. Chỉ riêng bộ sao Hỏa Tướng Binh hay Linh Tướng Binh có nói ít nhiều đến nguyên nhân hỏa hoạn: đó là việc gian phi đốt nhà, đốt ruộng, đốt hoa màu, hàng hóa.
Lưu Hà: thủy họa đối với tài sản, đi chung với Địa Không, Địa Kiếp chỉ tại họa lớn: nước lụt đắm tàu, hoa màu úng thủy, hàng hóa bị ngập nước ...
Đại Hao, Tiểu Hao: Trừ phi đắc địa ở Mão, Dậu (có tiền của dồi dào), Nhị Hao bao giờ cũng phá tán của cải, hao hụt điền sản thường là do cái đà ăn xài quá lớn không kìm hãm được nữa. Song Hao ở Điền, Tài thường xuyên có chuyện tốn kém, lớn có nhỏ có và liên tiếp. Sự hao tán của bộ sao này gần như triền miên. ở Điền, Nhị Hao ngụ ý phải lo "một kiểng hai huê". ở Tài thì luôn luông có chuyện phải tiêu lớn, tiêu nhỏ. Nếu Thiên Không tối kỵ ở cung Quan thì Nhị Hao tối kỵ ở cung Tài và cung Điền. Ngoài ra, về bệnh tật, Nhị Hao phải tốn vì một bệnh trầm kha, tái đi tái lại nhiều lần, thường là bệnh về bộ máy tiêu hóa tương đối nặng.
Tướng, Binh, Kiếp hay Không: chỉ họa cướp của. Đóng ở Điền, Tài, đương số sẽ bị cướp đến khảo của, phá nhà, tống tiền, có thể bị thanh toán. Nếu có thêm Tả Hữu thì thường có nội gián, tòng phạm lâu la đông đảo. Bộ sao này cũng nói lên trường hợp bị cưỡng bách đóng thuế bằng cách hành hung, đe dọa sinh mạng hoặc bắt cóc đòi tiền chuộc. Trong trường hợp có bắt cóc tống tiền thì thường có Thiên Hình đi kèm.
b. Những tiểu họa tài sản:
Binh, Tả, Hữu: có tòng phạm giúp đõ, chỉ dẫn, dụ dỗ, đánh lừa để lấy đồ bằng mưu chước xảo quyệt. Có khi Tả Hữu còn chỉ tôi tớ trong nhà, làm nội ứng chỉ điểm cho gian phi, hoặc chính người giúp việc trộm cắp của chủ nhân. Bộ sao này cho thấy việc đánh cắp có tổ chức, có kế hoạch.
Thiên Không: đứng riêng rẽ, sao này chỉ tên lưu manh, gian hùng, xảo quyệt, có nghĩa tương tự như Phục Binh. Nếu cả hai cùng hội tụ thì đây là cách gian phi họp đang, tác họa nhiều hơn.
Quan Phù, Thái Tuế, Quan Phủ, Hóa Kỵ: chỉ hao tài sản do sự lường gạt, phản bội, hoặc do kiện tụng mà hao hụt của cải, kiện tụng về tài sản cụ thể như bị xử ép, chia của không sòng phẳng, thanh toán không phân minh. ứng vào điền sản, những sao này cho thấy phải có tranh chấp về đất đai, ruộng vườn, phải tốn tiền vì điền thổ mới có của, phải kiện thưa mới đuổi được người cư ngụ bất hợp pháp mới cất được nhà. Cũng có thể nhà, đất của mình không có lai lịch phân minh, bị tố tụng, thưa kiện và có khi thất kiện phải mất đất, trả nhà.
Thiên Hình: ở Điền, Tài, sao này chỉ họa của người bị bắt giam vì tài sản, bị họa lụy vì tiền bạc hoặc nếu là điền sản thì có thể bị tịch thu, tịch biên. Đây là trường hợp những người bị bắt để đổi tiền chuộc mạng, của bọn khảo của, tống tiền, thu thuế bằng bạo hành, đe dọa. Nếu đương số làm nghề tài chính, thì Hình sẽ ứng vào các vụ biển thủ, quản lý sơ suất để mất tiền phải bị ra tòa, đền tiền. Nếu ở cung Điền, nhà đất dễ bị tịch thu, sai áp, niêm phong do một án tiết cá nhân, có liên quan đến của cải bất hợp pháp hoặc đến uy thế chính trị suy sụp. Nếu ứng vào cơ thể có nghĩa thương tích thì ứng vào điền trạch cũng có nghĩa bế tỏa như vậy. Bị Thiên Hình, cơ xưởng, làm ăn có thể bị sai áp, quốc hữu hóa, trưng dụng, trưng thu. Nếu có thêm sát tinh khác, đây có thể là đại họa.
Điếu Khách, Văn Xương, Văn Khúc: chỉ họa hao tài vì đánh bạc, thông thường có đi đôi với Song Hao, hoặc Khốc Hư, Tang Hổ, Xương Khúc thì thỉnh thoảng có đỏ đen, còn Điếu Khách thì máu cờ bạc quá nặng đến nỗi trở thành tập quán khó chừa, lấy đổ bát làm sinh kế và chắc chắn cũng vì đổ bát mà tán tài, tán điền.
Hỏa, Linh với Song Hao: họa tài sản bắt nguồn từ bệnh nghiện thường là nghiện á phiện, ma túy, rượu, rất nguy kịch cho của cải và sức khỏe. Không cần gì phải có cả Hỏa và Linh với Song Hao, chỉ cần Hỏa hay Linh cũng đủ.
Đào, Hồng với Song Hao: họa tài sản do gái/trai tạo ra. Đây là hoàn cảnh của các chàng hào hoa bị dại gái bị lừa gạt, phải chi khá nhiều để chu cấp cho gái hoặc phụ nữ mê trai cũng chu cấp cho các chàng thất nghiệp. Đào Hồng ở Tài, Điền thì phải tốn tiền ít nhiều cho tình nhân, nếu có Song Hao thì chi phí lớn theo tỷ lệ túi tiền của nạn nhân.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
Người tuổi Tý mệnh Thủy là người sinh năm Bính Tý (1936 hoặc 1996). Không sôi nổi như người tuổi Tý mệnh Kim, người tuổi Tý mệnh Thủy sống hướng nội, trọng tình cảm. Họ được người thân, bạn bè yêu mến, giúp đỡ nhiệt tình. Họ sống chân thành, hiền hòa với mọi người và biết cách hoàn thiện bản thân, biết lắng nghe lời khuyên của người khác. Họ cũng thường đứng ra hòa giải, vun đắp các mối quan hệ của những người xung quanh, khiến chúng trở nên tốt đẹp hơn.
Người tuổi Tý mệnh Thủy có khả năng nắm bắt thông tin về con người, sự vật, sự việc một cách nhanh nhạy. Chính điều này cùng với năng lực của bản thân đã giúp họ có được nhiều cơ may trong sự nghiệp và cuộc sống. Tuy biết cách kiếm tiền nhưng họ là người sống đúng mực, ghét thói tiêu pha lãng phí.
Người tuổi Tý mệnh Thủy thường mang trong lòng chí hướng cao xa. Họ có tố chất của một nhà lãnh đạo và sẽ thành công với vai trò này nếu có cơ hội thử sức.
Các bài viết sau cùng chủ đề người tuổi Tý, có thể bạn quan tâm:
(Theo 12 con giáp về sự nghiệp và cuộc đời)
>> Năm mới 2016 sắp tới. Ai XÔNG ĐẤT nhà bạn phù hợp nhất mang lại tài lộc, may mắn cho bạn cả năm. Hãy XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất nhé!
Không ít người phải đi "cắt tiền duyên" để mong xây dựng được gia đình.
Một số trai thanh nữ tú muộn tuổi dựng vợ gả chồng, đi xem bói, các thầy phán rằng do duyên âm với người kiếp trước còn nặng. Không ít người phải đi "cắt tiền duyên" để mong xây dựng được gia đình… Dân gian cho đó là "Duyên âm", "tình duyên" từ kiếp trước… Vậy giải thích về điều này như thế nào?
Hầu hết ai cũng có tiền duyên
Khi sống, hầu hết con người ta ai cũng có tình cảm khác giới. Ngoài tình cảm vợ chồng thì còn có những mối tình nam nữ. Nhưng vì một lý do nào đó mà họ không thành vợ chồng hoặc là vợ chồng rồi nhưng không được ở lâu dài với nhau... Vì thế, ai cũng có sự nhớ thương hoặc nếu bị phản bội, đối xử quá tệ bạc thì sẽ trở thành hận tình.
Mỗi chúng ta đã sống ở trần tục này bao nhiêu kiếp? Trong tất cả các kiếp ấy chúng ta đã gặp bao nhiêu mối tình sâu nặng mà mãi mãi không bao giờ quên được? Tình yêu có sức mạnh vô biên, sức mạnh ấy đưa những linh hồn này đi tìm người mà mình yêu hiện đang sống ở trần tục để giúp đỡ hoặc cản trở, phá hoại (ghen) để người trần tục không thể lấy chồng hoặc lấy vợ được. Nếu người trần tục vẫn lấy chồng hoặc lấy vợ được thì tìm cách phá hoại hạnh phúc của đôi vợ chồng này.
Từ trước đến nay người trần tục chỉ nghĩ rằng, những người không lấy được vợ hoặc chồng hay rất khó khăn trong việc tìm vợ tìm chồng thì mới có tiền duyên. Theo một vài nghiên cứu thì hầu như ai cũng có tiền duyên. Chỉ có điều, những tiền duyên đó đã ảnh hưởng tới cuộc sống tình cảm vợ chồng hiện nay đến mức nào.
Cắt tiền duyên như thế nào?
Theo quan niệm người Việt nam, giải thích về “thế giới Tâm Linh ” thì Kiếp trước đã từng thề nguyền đính ước với người ta, hẹn kiếp này sẽ kết vợ chồng. Nhưng kiếp này người ta chưa được đầu thai thành người nên vẫn đi theo. Có người thì được người âm ngầm đi theo để giúp đỡ, nhưng có người lại bị người âm phá rối. Họ làm cho ta khi yêu ở xa thì không sao, nhưng hễ gần nhau thì trục trặc vì những chuyện rất linh tinh.
“Cắt Tiền Duyên” là việc tìm hiểu kiếp trước mình còn nợ tình ai đó, kiếp này “người ta” nấn ná, dùng dằng theo mình. Hễ cứ chớm yêu được cô (hay anh) nào thì “người ta” lại xông vào phá. Lễ cắt tiền duyên có nghĩa là nhờ thày thay mặt mình mà lạy lục van xin người kiếp trước tha cho…
Nhiều người còn bị duyên âm nặng đến nỗi phát thiệp cưới rồi mà người yêu còn bỏ đi. Có người cắt tiền duyên rồi mà vẫn chưa tìm thấy “một nửa” của mình. Những người này được chúng tôi giải thích về tâm linh là có duyên âm quá nặng, người cũ quyết phá nên mới vậy và khi các thầy làm lễ trả tiền duyên thì hoặc là do thầy chưa làm “đến nơi đến chốn”, hoặc là do thầy lừa bịp nên “người âm” vẫn không bỏ đi….
Nói một cách nôm na dễ hiểu là nếu ta nợ ai đó một món tiền nào đó, ta phải trả đúng người ta nợ thì họ mới không đòi còn nếu như ta trả cho người ta không nợ thì dù ta có trả bao nhiêu cũng vẫn cứ nợ như bình thường. “Cắt Tiền Duyên” cũng vậy, trước hết phải triệu thỉnh (Hoặc nhờ thầy triệu thỉnh) “người âm” đó lên, hỏi xem vì sao theo mình? Mình nợ người ta (hay người ta nợ mình) những gì? Có yêu cầu gì để thôi không theo ta nữa?… Làm như vậy mới thực sự là trả nợ “người âm”.
>> Xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất!
>> Xem ngay VẬN HẠN 2016 mới nhất!