Lễ Phục Sinh bắt nguồn từ đâu?
Lễ Phục sinh là một ngày lễ quan trọng ở phương Tây, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn. Vì sao ngày hội tôn giáo quan trọng kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus lại có nhiều yếu tố phi Cơ Đốc giáo như vậy? Từ ý nghĩa Cơ Đốc giáo mà nói, Lễ Phục sinh tuy không lớn bằng Lễ Giáng sinh nhưng ngày càng trở thành phong tục tập quán.
Theo nghiên cứu, tên gọi Lễ Phục sinh (Easter) bắt nguồn từ hai nguồn gốc lớn, và sau khi Cơ Đốc giáo thêm vào ý nghĩa phục sinh của Chúa Jesus thì hai nguồn gốc lớn này dần hợp lại làm một. Do đó, Lễ Phục sinh còn có nguồn gốc từ bên ngoài chứ không chỉ mang ý nghĩa thuần túy là ngày lễ Cơ Đốc giáo. Tiết lộ cổ xưa của Thần về Lễ Phục sinh đã bị thất lạc, và ngày nay, nhờ phá giải bí ẩn về Lễ Phục sinh ở phương Tây mà chúng ta có thể hiểu được hàm nghĩa hai chữ “Phục sinh”.
Lễ Phục sinh bắt nguồn từ Lễ Vượt qua của Do Thái giáo
Hơn 3.000 năm trước, Thiên Chúa Jehovah đã triển hiện Thần tích cho người Do Thái để Pha-ra-ông Ai Cập thả những người Do Thái ra khỏi Ai Cập. Pha-ra-ông Ai Cập đã nhiều lần thất tín bội nghĩa, do đó Thiên Chúa cuối cùng đã quyết định trừng phạt Pha-ra-ông. Lễ Vượt qua (Passover) là kỷ niệm đêm trước ngày Moses thống lĩnh người Do Thái thoát khỏi Ai Cập, khi ấy thiên sứ đã giết chết tất cả con trưởng ở Ai Cập, sau đó vượt qua các ngôi nhà của người Israel được bôi máu cừu và cứu các gia đình người Israel.
Lễ Vượt qua đã trở thành ngày lễ quan trọng nhất của Do Thái giáo. Trước và sau tiết Xuân phân, người Israel cổ đại đã quan sát mặt trăng mới ở Jerusalem sau khi mặt trời lặn, cũng chính là ngày đầu tiên của tháng Nisan. Kể từ ngày này, ngày thứ 14 chính là Lễ Vượt qua cổ đại. Đa số người Do Thái ngày nay lấy ngày 15 tháng Nisan để ăn mừng Lễ Vượt qua.
Để chuẩn bị Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tiên tháng Nisan, người ta chọn một con cừu không tỳ vết để làm cừu tế Lễ Vượt qua, sau đó nuôi trong nhà đến ngày thứ 14 rồi mới giết mổ.
Đêm trước Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tháng Nisan từ năm 30-33 SCN, ngày mà người ta đưa cừu vào nhà, Chúa Jesus đã cưỡi lừa vào Jerusalem. Ngài đã bị đưa đến Pilate để thẩm phán và không tìm thấy tội, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của cừu không tỳ vết. Vào Lễ Vượt qua ngày 14 tháng Giêng, Chúa Jesus đã bị đóng đinh lên thập tự giá. Khoảng 3 giờ chiều, Chúa Jesus nói: “Thưa cha, con đem linh hồn con giao trong tay cha.” Nói rồi tắt thở, đây chính là thời gian mổ cừu trong Lễ Vượt qua.
Trước khi Chúa Jesus gặp nạn, Bữa tối Cuối cùng (Last Supper) chính là bữa tối trong Lễ Vượt qua giữa Chúa Jesus và các tông đồ. Theo định nghĩa của người Do Thái đối với ngày này, ngày hôm sau bắt đầu từ khi mặt trời lặn; do đó, Chúa Jesus được coi là đã chết vào ngày Lễ Vượt qua.
Giáo hội Cơ Đốc và Do Thái giáo cũng bất đồng khi nhìn nhận vấn đề này. Đại bộ phận Giáo hội Cơ Đốc cho rằng Chúa Jesus bị sát hại vào ngày thứ Sáu, do đó kỷ niệm “Lễ Vượt qua” của họ là vào ngày thứ Sáu, còn Chúa Jesus phục sinh vào ngày Chủ Nhật, do đó Lễ Phục sinh và Lễ Vượt qua được cử hành đồng thời. Tuy nhiên vào mỗi năm, Lễ Vượt qua có thể không rơi vào ngày thứ Sáu, vì thế lễ mừng của đại bộ phận Giáo hội Cơ Đốc rất ít khi trùng khớp với lễ mừng của người Do Thái.
Năm 325 SCN, Hoàng đế La Mã Constantine I đã tổ chức hội nghị đầu tiên xác định Lễ Phục sinh là vào ngày Chủ Nhật, và bởi vì Chủ Nhật được Giáo hội coi là ngày nghỉ ngơi, nên Lễ Phục sinh cũng mang đặc trưng ngày trăng tròn sau Xuân phân của “Lễ Vượt qua”. Cứ sau ngày 21 tháng 3 hàng năm (ngày Xuân phân), thì lại xuất hiện một ngày Chủ Nhật đầu tiên sau trăng tròn được lấy làm Lễ Phục sinh.
Từ xưa tới nay, phương pháp tính ngày Lễ Phục sinh đều rất phức tạp; chữ La-tinh Computus là chuyên chỉ phương pháp tính Lễ Phục sinh. Thế nhưng Giáo hội La Mã và Giáo hội Chính thống giáo Đông phương lại có cách tính hơi khác nhau, khiến Lễ Phục sinh Tây phương có thể xuất hiện tại các ngày khác nhau.
Năm 1997, Hiệp hội Giáo hội Phổ thế Quốc tế đã tổ chức hội nghị tại Syria và kiến nghị cải cách phương thức tính Lễ Phục sinh, đồng thời đề nghị thống nhất Lễ Phục sinh tại hai Giáo hội Đông, Tây; thế nhưng tới nay, tuyệt đại đa số các quốc gia vẫn không tuân theo. Lai lịch Lễ Phục sinh và điển cố tôn giáo về sự phục sinh của Chúa Jesus là gắn kết chặt chẽ với nhau.
Lễ Phục sinh nguyên là ngày hội mừng Xuân thời cổ đại
Theo Wikipedia, chữ “Easter” trong tiếng Anh và tiếng Đức nguyên là chỉ “hội Xuân” của dị giáo cổ đại, tức ngày hội mừng Xuân trong thời gian Xuân phân. Bởi vì sau Xuân phân, đêm bắt đầu ngắn đi, quang minh đã chiến thắng hắc ám; sau khi trăng tròn, ban ngày đến tràn ngập ánh sáng khiến người ta liên tưởng đêm đen đã bị ánh mặt trời xua tan.
Ngày lễ này bắt nguồn từ nữ thần Ái tình, Sinh dục và Chiến tranh Ishtar của Babylon cổ đại, sau đó Ishtar trở thành nữ thần Bình minh và mùa Xuân Eastre của Tây Âu. Chứng cứ thứ nhất là hai cái tên này đọc rất giống nhau; chứng cứ thứ hai là hàm nghĩa của Eastre là phương Đông (East), bởi vì mặt trời mọc lên ở phương Đông.
Theo cuốn «Hai Babylon», chữ “Easter” là âm dịch từ “Istres” của người Chaldea (thuộc vùng Lưỡng Hà), và không có quan hệ với Cơ Đốc giáo. Nghe nói đây chính là “Ashtart”, tức nữ thần Sinh dục và Chiến tranh của người Babylon cổ đại.
Trứng Phục sinh
Những vật phẩm có liên quan với Lễ Phục sinh là thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh. Theo truyền thuyết, trứng Phục sinh chính là trứng thỏ, thế nhưng trên thực tế, thỏ không đẻ trứng; do đó, trứng Phục sinh đều là trứng gà, và có người thích vẽ hình mặt quỷ hoặc hoa văn lên trứng. Những phong tục dân gian này cũng không bắt nguồn từ Cơ Đốc giáo.
TẠI SAO LỄ PHỤC SINH KHÔNG VÀO MỘT NGÀY NHẤT ÐỊNH TRONG NĂM?
Từ thế kỷ thứ 2 trở đi đã có những cuộc tranh luận gay gắt nhằm xác định đúng ngày Chúa sống lại. Nhưng rút cuộc cũng không đi đến kết luận thống nhất.
Nhưng từ thế kỷ thứ 8, tín hữu có thói quen xác định ngày lễ Phục sinh dựa vào ngày Xuân phân (21/3) và tuần trăng. Cách tính như sau: Lấy ngày 21/3 làm khởi điểm, lễ Phục sinh sẽ là ngày Chúa Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn kế đó. Như thế, năm nào ngày trăng tròn vào đúng ngày thứ Bẩy 21/3 thì năm đó lễ Phucï sinh sẽ đến sớm nhất so với các năm khác, tức là đến vào ngày Chúa Nhật 22 tháng 3. Nhưng nếu ngày trăng tròn rơi vào ngày 20 tháng 3 thì lại không được kể, mà phải đợi đến ngày trăng tròn kế tiếp, tức là ngày 18 tháng 4 (29 ngày sau). Nhưng nếu ngày 18/4 lại rơi vào ngày Chúa Nhật thì lễ Phục sinh năm đó sẽ đến trễ nhất so với các năm khác, tức sẽ là ngày 25/4.
Mỗi năm, lễ phục sinh sẽ rơi vào một ngày nào đó không cố định trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Năm nay, nếu như ở Tây phương, lễ phục sinh diễn ra vào ngày 31.3 thì ở phương Đông sẽ là ngày 1.5.
Theo đó, mỗi năm lễ Phục sinh sẽ nhằm vào một ngày nào đó trong khoảng từ 22/3 đến 25/4. Cách tính này đã được Công đồng Nicea vào năm 325 chính thức chấp nhận.
Phong tục và lễ nghi
Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.
Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.
Biểu tượng thần thánh Thỏ Phục sinh
Thỏ phục sinh Thỏ là biểu tượng của sự đẻ sai, màu mỡ phồn thịnh, vì thế chú thỏ béo thường được sử dụng như linh vật của ngày lễ quan trọng này.Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào. Thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú... uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn.
Nữ thần ái tình Hy Lạp "Liebesgưttin Aphrodite" cho đến Nữ Thổ Thần Nhật Nhĩ Nam "Erdgưttin Holda" đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ... Thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú.
Nguồn Internet
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)