Cây cỏ trong sân vườn sẽ mang lại một màu xanh tự nhiên, cung cấp không khí trong lành cho khuôn viên ngôi nhà, tạo nên một cảnh quan môi trường tràn đầy sức sông, giảm thiểu sự bức xạ và ô nhiễm do các khôi kiến trúc hiện đại gây nên. Tuy nhiên, tro
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Cây cỏ trong sân vườn sẽ mang lại một màu xanh tự nhiên, cung cấp không khí trong lành cho khuôn viên ngôi nhà, tạo nên một cảnh quan môi trường tràn đầy sức sông, giảm thiểu sự bức xạ và ô nhiễm do các khôi kiến trúc hiện đại gây nên.
Tuy nhiên, trong vườn không nên trồng nhiều cây to vì:
– Bộ phận rễ của cây to sẽ sinh trưởng và ăn sâu xuống móng nhà và làm ảnh hưởng đến sự kiên cô” của nền nhà. Rễ cây thường làm mặt đất bị rạn nứt. Nếu gốc cây chết khô và mục nát ở dưới móng nhà rất dễ làm cho người sông trong ngôi nhà đó mắc bệnh.
– Cây lớn trong vườn có cây cành rậm rạp sẽ ảnh hưởng đến ánh sáng chiếu vào nhà. Một mặt nó sẽ cản trở ánh sáng chiếu vào nhà làm ngôi nhà lúc nào cũng âm u ẩm ướt. Một mặt, không khí ngột ngạt trong nhà sẽ khó mà thoát ra ngoài, làm bầu không khí trong nhà không trong lành.
– Khi trồng cây lớn trong vườn, do nó chiếm mất một khoảng diện tích lớn nên làm cho khu vườn trở nên càng hẹp hơn. Khi có gió thu thổi đến làm lá cây rơi xuống thì không dễ quét dọn, ảnh hưởng đến vệ sinh và mỹ quan.
– Khu vườn không những là nơi mặt trời sưởi ấm vào mùa đông, hóng mát vào mùa hè mà còn là nơi để tập trung vui chơi. Nếu cây trong vườn quá to sẽ làm thu nhỏ không gian vui chơi nên rất bất tiện.
Trồng hoa cỏ trong vườn có thể làm đẹp môi trường, hoa cỏ toả ra mùi hương dễ chịu và hấp dẫn ong bướm đến, làm cho không khí khu vườn càng sông động.
Phong thủy học coi thực vật có linh tính đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến đời người, sức khỏe, sự nghiệp của con người. Thực vật cát tường có tác dụng che chắn ngôi nhà, bảo vệ sinh mạng con người nên được coi là thần bảo hộ của ngôi nhà. Bởi vậy, tại sân vườn trồng những loại cây cỏ sau đây được xem là sẽ mang lại may mắn cho gia chủ:
– Cây hoa đào. Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân. Tết đến, nhà bạn sẽ tràn ngập mùa xuân khiến lòng người và đất trời luôn tươi vui.
– Cây ngải cứu. Lá ngải cứu như chiếc cờ mang cát tường về cho gia đình, ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng chữa bệnh. Bạn có thể ra vườn là tìm thấy loại thuốc chữa bệnh đau đầu này.
– Cây ngân hạnh. Ngân hạnh là loại cây sông tương đối lâu, nó thường nở hoa vào ban đêm nên không thể nhìn thấy, hạt và gỗ ngân hạnh có tác dụng trấn giữ nhà cửa và xua đuổi tà ma. Đồng thời, quả ngân hạnh cũng có thể làm thực phẩm, nhân ngân hạnh có thể chữa bệnh lậu, diệt côn trùng, có tác dụng giải rượu.
– Cây bồ đề. Cây bồ đề có tác dụng mang lại bình an và tránh tà ma.
– Cây bầu. Phong thuỷ học cho rằng bầu là loại cây có thể trừ tà ma, nó có nhiều hạt nên cũng có nghĩa là nhiều hạnh phúc, người xưa hay trồng loại cây này ở trước cửa phòng hoặc sau nhà.
– Các loại cây thuộc họ cọ như cây cau, cọ, dừa mang ý nghĩa sinh tài, hộ tài, có tác dụng thưởng lãm và đặc biệt xơ cọ có tác dụng làm thuốc cầm máu, trị thổ huyết.
– Cây cam, quýt, quất quả tròn, màu vàng, đỏ đẹp mắt có ý nghĩa cát tường và có tác dụng giải khát.
– Cây trúc mang đến vẻ đẹp tao nhã cho ngôi nhà.
– Cây trương xuân tượng trưng cho trường thọ, bảo vệ ngôi nhà và cầu chúc cho mọi người sống lâu.
– Cây hòe tượng trưng cho phúc lộc, làm cây lấy bóng mát.
– Cây quế ngoài tác dụng làm thuốc còn mang lại mùi thơm cho cả khu vườn.
– Cây linh chi tượng trưng cho cát tường, có tác dụng thưởng lãm.
– Cây mai với những bông hoa 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc, biểu đạt lòng cầu mong hạnh phúc cho gia đình của mọi người.
– Cây lựu tượng trưng cho cát tường, nhiều con lắm phúc.
– Dàn nho với những dây leo quấn quýt biểu thị sự gắn bó thân mật, mang lại bóng mát và quả ngọt.
– Cây vạn niên thanh có dây thô khỏe, lá to dày, màu sắc xanh mướt, có sức sông bền bỉ, dẻo dai. Từng chiếc lá to từ cây vạn niên thanh xòe ra, đung đưa trước gió như những bàn tay vẫy gọi và hứng lấy khí lành, có tác dụng làm tăng vượng khí phong thủy của ngôi nhà, đồng thời những chiếc lá xanh to dày có thể che bớt ánh nắng gắt mùa hè và mùa đông cũng có tác dụng cản bớt gió lạnh.
– Cây kim tiền thụ (cây tiền vàng) có lá tròn dày, đầy đặn, rất dễ sống, tượng trưng cho sự giàu có.
– Cây thiết thụ (cây sắt): lá hẹp dài, giữa có đốm vàng, ngụ ý kiên cường, có thể bổ khí huyết cho nhà ở, là một trong những loại cây sinh vượng khí quan trọng.
– Cây trúc cọ: thân cong hơi mảnh, lá hẹp dài, bởi thân cây trông giông như cây cọ mà lá lại như lá tre, lá trúc nên có tên như vậy, có tác dụng giữ cho gia đình bình an.
– Cây cao su: thân cây vươn thẳng, lá dày ánh mượt, dễ trồng, nẩy nháng khỏe, đem lại vận may cho gia đình.
– Cây phát tài: thân cây khô khỏe, lá xanh, nhọn, dài, dễ trồng, chịu nắng gió, có sức sông mạnh mẽ, là loại cây sinh vượng khí tốt nhất.
– Cây rung tiền: lá hơi dài, màu xanh đen, mang lại tài vận cho gia đình.
– Cây long cốt: có thân vươn thẳng lên, cao tựa như chiếc xương sống của con rồng, con rắn, ngụ ý có tác dụng ngăn chặn những việc xấu.
– Cây đỗ quyên: rậm rạp lại có gai, dễ trồng, là loại cây mang ý nghĩa vui vẻ cát tường, đem lại sinh khí cho mọi người trong gia đình
Bên cạnh việc chọn trồng một ố cây mang lại vẻ đẹp và có ý nghĩa may mắn, bạn nên tránh những loại cây to đẹp cho khung cảnh sân vườn nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của con người như:
– Cây dạ hương: có hoa màu trắng rất đẹp, song ban đêm thường phát tán ra vô số hạt phấn nhỏ có mùi hương kích thích mạnh đến khứu giác, có tác hại nguy hiểm đối với những người mắc chứng cao huyết áp và người bệnh tim.
– Cây trúc đào: dáng thanh mảnh có hoa màu hồng tươi rất đẹp, song loại hoa này có tính độc, mùi thơm tỏa ra có thể làm người ta ngây ngất muốn ngủ, giảm trí lực.
– Cây quỷ vu: dùng để chữa bệnh, nhưng nếu ăn sống loại cây này sẽ bị ngộ độc.
– Cây phượng tiên: hoa của cây phượng tiên rất đẹp, bản thân hoa không có độc nhưng lá và hạt của loại hoa này lại có độc. Hạt của nó kết thành chùm, trông giông như hoa anh đào, có điều dài hơn một chút, có màu hồng đào, ban đầu thì màu xanh nhưng khi chín thì màu vàng. Khi có người sờ vào như thế thì nó tự động tách ra, hạt của nó giống hạt củ cải nhưng nhỏ hơn một chút.
– Cây đại kích: là loại thực vật có vị đắng, tính lạnh, có độc, nhưng thông qua bào chế có thể dùng làm thuốc. Nếu vẫn chưa bào chế thì vẫn còn độc tố nên tuyệt đôi không được dùng tay tiếp xúc, càng không nên dùng miệng để thử.
– Cây bán hạ: Thân của loại cây này có thể làm thuốc nhưng lại có độc. Lá của nó trông giông như ngôi sao 3 cánh, trông rất đẹp. Cây có vị đắng, tính ôn hoà, nếu ăn vào sẽ bị trúng độc.
– Cây cam toại: nở hoa vào mùa xuân rất đẹp nhưng rễ loại cây này có độc, tính lạnh, có vị đắng, nếu ăn phải rễ của loại cây này có thể mắc chứng bệnh tiêu chảy.
– Cây hoa đỗ quyên: gốc và hoa của hoa đỗ quyên màu vàng và màu trắng có độc tô”, nếu người ăn vào sẽ bị trúng độc. Đặc biệt nếu ăn nhầm phải hoa đỗ quyên màu trắng sẽ bị mắc một ố triệu trứng như nôn, hô hấp khó khăn, chân tay tê dại. Vì vậy, chỉ nên trông cây đỗ quyên có hoa màu đỏ.
– Cây hoa xấu hổ (hoa trinh nữ): trong cây hoa xấu hổ có chứa chất kiềm, nếu tiếp xúc nhiều với nó sẽ dẫn đến lông mi thưa dần, tóc chuyển sang màu vàng thậm chí còn rụng hết lông và tóc.
– Cây xương rồng cảnh: trong gai của xương rồng cảnh có chứa chất độc, nếu người bị gai đâm phải thì xuất hiện các triệu chứng như nổi cục trên da, đau đầu, ngứa ngáy, dị ứng.
Cây tú cầu: Nếu người tiếp xúc với hạt của cây này thì sẽ bị dị ứng da.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)