Mê tín và khoa học
Khi đánh giá vấn đề người ta thường sử dụng từ khoa học. Hiện nay người ta thường gắn văn hóa vật chất phương tây với khoa học và kỹ thuật (hình thái được vật chất phương tây với khoa học kỹ thuật, hình thái được vật chất hóa của khoa học) vào làm một. Do đó khoa học bèn trở thành bình phẩm có giá trị cao nhất. Khi người ta muốn đưa một sự việc hay sự vật lên giá trị cao, đáng được tôn trọng nhất thì người ta gắn cho nó cái “ mũ” khoa học, hoặc là đã được “khoa học chứng minh”.
Một số học giả gần đây, tuy ít thì muốn nêu cao tư tưởng tinh hoa của nho gia, nhưng ngược lại cho học thuyết âm dương, ngũ hành là cặn bã. Họ gọi âm dương, ngũ hành – một học thuyết đã từng thống trị trong các lĩnh vực thuật số như thiên văn, ngũ hành, hình pháp (phong thuỷ, tướng thuật), đoán mệnh, y thuật, vọng khí, v.v.. là “mê tín”. Đó rõ ràng là đứng trên quan điểm thể nghiệm thế giới theo văn hóa phương Tây để bình phẩm những hiện tượng của văn hoá Trung Quốc cổ.
Xem qua lịch sử Trung Quốc cận đại, đó là một bộ lịch sử hoặc là với thái độ dùng phương thức truyền thống của Trung Quốc để chống lại, bài xích văn hóa phương Tây, hoặc với thái độ lợi dụng văn hóa phương Tây một cách có chọn lọc, hoặc với thái độ cam tâm tình nguyện tiếp thu toàn bộ văn hóa phương Tây làm cho lịch sử triệt tiêu lẫn nhau. Từ sau khi văn hóa phương Tây dùng nước thánh, thuốc phiện, pháo hạm mở rộng cánh cửa vào Trung Quốc, người ta bắt đầu so sánh hai nền văn hóa dưới những góc độ khác nhau và cuối cùng rút ra kết luận phổ biến là: phương Tây “tiên tiến” còn Trung Quốc “lạc hậu”. Văn hóa của Trung Quốc chỉ có thể so sánh với một giai đoạn nào đó trong quá khứ của phương Tây. Sự biến đổi các hình thái và thứ lớp của văn hóa phương Tây bèn trở thành mô hình duy nhất, con đường duy nhất để phát triển văn hóa của nhân loại. Họ có những cái mà ta không có như chế đọ “dân chủ”, thể chế chính trị – kinh tế, phương pháp quản lý khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp hiện đại, giáo dục, v..v.. đều là những cái mà chúng ta đang lạc hậu và là những điều kiện đủ để trở thành tiên tiến. Còn cái mà ta có, họ không có thì lại trở thành nguyên nhân lạc hậu của ta, thành nhân tố hạn chế, làm trở ngại có sự tiến lên, thành gánh nặng lịch sử. Từ đó mà vứt bỏ hết “ truyền thống”, dấy lên phong trào tìm kiếm “chân lý” trong văn hóa phương Tây. Người ta hy vọng từ trong “ công nghiệp cứu quốc”, “ khoa học kỹ thuật cứu quốc”, “giáo dục cứu quốc” để tìm được “thuận với trào lưu thế giới”, cho đó là “cứu quốc bảo trọng”. Trong quá trình phá bỏ trật tự cũ, âm dương, ngũ hành bèn trở thành đối tượng bị đả phá đầu tiên, cho dù trên một ý nghĩa nào đó, đấy chỉ là sự phá bỏ hình thái bề ngoài.
Một ví dụ đầy kịch tính nhất là sự thay đổi trong đánh giá về Trung y – một trong những thuật y học cổ đại của Trung Quốc. Trong phong trào văn hoá mới, trung y cũng giống như các phương thuật khác đã từng bị xem là mê tín. Âm dương, ngũ hành là đại bản doanh của mê tính. Kết luận là : “cái chết có liên quan đến sự sống chết của ông cha ta đều là sản phẩm của quan niệm âm dương ngũ hành này”. Với chi phối của cách đánh giá đó, trung y đã từng bị coi là một tai ách. Nhưng về sau, đặc biệt là mấy chục năm gần đây, tình hình này đã có sự thay đổi căn bản. “Mê tín” nhảy vọt thành “khoa học”. Trung y với tư cách là một sự thật, bản thân nó không hề thay đổi, mà thay đổi là sự đánh giá. Ở đây rõ ràng mê tính hay khoa học chẳng qua chỉ là sự đánh giá. Thuật số làm một trong những hình thái quan trọng của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Sau nhà Đường và Ngũ đại, thuập số đoán mệnh được lưu hành hơn 1000 năm, cao nhất là vua cho chí thường dân đều thành tâm tin tưởng. Mấy chục năm lại đây ngược lại bị xem là mê tín. Sở dĩ nói đó chỉ là một sự bình phẩm vì Trung y và thuật đoán mệnh đều cùng một hệ thống, cùng có sắc thái như nhau, thế mà y học thì lại được xem là khoa học. Cho nên “mê tín” là một sự bình phẩm mang thiên kiến.
“Mê tín” và “khoa học” đều chỉ là một tín ngưỡng. Đối với mê tín thường được định nghĩa là: “sự tín ngưỡng thiếu bản chất lý tính, chỉ thuần tín ngưỡng hoặc tập tục”. Vì trước hết nó là một tính ngưỡng, sau nữa là “thiếu bản chất lý tính”. Song trong ngôn ngữ hiện đại, từ đối lập với mê tín là khoa học thì lại chính là được xây dựng trên cơ sở của sự tín ngưỡng. Đó là sự tín ngưỡng đối với “công lý” ( theo Bách khoa toàn thư).
Sistot cho rằng, công lý là nguyên lý thứ nhất không thể chứng minh được. Tất cả mọi khoa học có tính chứng minh đều bắt đầu từ nguyên lý thứ nhất này. Mỗi môn khoa học đều có nguyên lý thứ nhất của nó. Như hình học giải tích – môn biểu hiện rõ nhất “tinh thần lý tính” của Hy lạp là được xây dựng trên một số tiên đề – cái phải tự thừa nhận chứ không chứng minh được.
Cái phải tự thừa nhận mà không thể chứng minh được chính là dựa trên tín ngưỡng. Chỉ có thừa nhận những nguyên lý thứ nhất đó thì loài người mới có thể thu được tri thức. Do đó “ Kinh thánh” tuyên bố “ mầm mống và tinh hoa của tín ngưỡng đều là mở đầu của tri thức”. Bất luận là công lý hay mầm mống tinh hoa của tín ngưỡng đều là sự thể nghiệm, đều là chân lý tự hiểu, không chứng minh. Loại sự thực mà không thể dùng lý tính hoặc logic suy đoán để chứng minh thì đó là sự biểu hiện của tín ngưỡng. Loại tín ngưỡng này không có “bản chất lý tính”.
Khoa học ngày nay được xem là vạn năng, do đó nó cũng là một loại tín ngưỡng. Mọi người , boa gồm cả hàng vạn nhà khoa học đều sùng bái khoa học, thực chất đó là một hành vi tín ngưỡng. Khoa học hiện đại là biểu tượng của vũ trụ cơ học. Trong thế giới thể nghiệm về sự vận động cơ học thì giữa tôi và vật tách rời nhau. Ta là người đứng riêng ra để nghiên cứu, chỉ quan sát, mô phỏng ( ví dụ như thí nghiệm, lập mô hình toán học, v.v.) . Sự vận động của vật chất là một tồn tại khách quan. Dưới sự so sánh, tham chiếu các hiện tượng của vũ trụ cơ học thì thế giới “vạn vật có trong tôi”, khi đó “vạn vật với tôi làm một” tự nhiên bị xem là chủ nghĩa thần bí. Đó chính là hai sự tín ngưỡng khác biệt nhau, do một bên “ khoa học” xem vật tách khỏi tôi và một bên “ mê tín” cho tôi và vạn vật hòa làm một, do cái biểu tượng của hai thế giới thể nghiệm khác nhau tạo nên.
Khoa học hiện đại ngày nay chỉ là sự mô phỏng vũ trụ cơ học. Các môn khoa học hiện đại được các nhà khoa học tín ngưỡng thực chất là sự mô phỏng theo vật lý học, là sự mô phỏng theo các hiện tượng của vũ trụ cơ học. Theo lời sử gia khoa học người Anh - Tapi mà nói: “ Khoa học có thể gọi là những tri thức có đầu có đuôi về các hiện tượng tự nhiên, cũng có thể gọi là sự nghiên cứu lý tính giữa các loại quan niệm diễn đạt các hiện tượng tự nhiên”. Những nghiên cứu này , những kiến thức này đều tiến hành và thu được theo sự chi phối của quan niệm vũ trụ cơ học. Đặc trưng cơ bản nhất của vũ trụ cơ học là sự vận động cơ học về số lượng và khối lượng. Vật lý học bèn trở thành mô hình kinh điển của biểu tượng vũ trụ này, sử gia khoa học người Anh nói: “Những người tự xưng là “nhà khoa học” trong những lĩnh vực này luôn luôn thừa nhận rằng mình đã tuân theo phương pháp kinh nghiệm của vật lý, giam mình trong phòng thí nghiệm vật lý hiện đại, phân tích thế giới qua các con số . Họ không biết rằng phương pháp mà họ cố tuân theo không những không có hiệu quả mà cũng là phương pháp không làm cho vật lý học thành công.” (A.F. Charmosse: “Khoa học thực chất là gì”).
Vật chất và máy móc là các hình thái văn hóa bề mặt, là hình tượng của ý thức, là vật dụng. Bản thân khoa học kỹ thuật và đối tượng của nó đều là vật chất. Khi con người gọi chung chính trị, hệ thống quản lý là khoa học và dùng kỹ thuật để xử lý nó thì nền văn hóa phương Tây với danh nghĩa là chủ nghĩa nhân đạo, đề cao cái tôi lên hàng đầu, cũng đã đồng thời đem con người đặt ngang với vật chất. Đáng tiếc là loại vật chất này lại trở thành đối tượng cho con người sùng bái , trở thành mục tiêu tìm kiếm. Sự dốc tâm lực vào việc chế tác ra loại vật chất này lại trở thành đối tượng cho con người sùng bái, trở thành mục tiêu tìm kiếm. Sự dốc tâm lực vào việc chế tác ra loại vật chất này chứng tỏ xu hướng tìm đến kỹ thuật của nên văn hóa phương Tây. Khoa học ngày nay chẳng qua là một hệ thống trừu tượng của thế giới vật lý. Cho nên nếu cứ khăng khăng tìm kiếm kỹ thuật tức là chỉ lo tìm hình tượng mà không chú ý đến bản chất, như thế tất nhiên sẽ dẫn đến hậu quả bi kịch là chỉ nắm kỹ thuật, bỏ qua đạo lý. Những nhà sáng tạo thuộc thế hệ mới ở phương Tây đã nhạy cảm hơn chúng ta nhiều khi cảm thấy nền văn hóa của họ đang đứng trước những nguy cơ bao gồm cả những hiện tượng bề mặt như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, nguy cơ khủng hỏang năng lượng, vấn đề dân số, v..v. kể cả nguy cơ tín ngưỡng.
Trong khi chúng ta, những người ở khu vực phi văn hóa phương Tây đang cố tìm kiếm kỹ thuật phương Tây thì một số nhà triết học phương Tây đã sớm bắt đầu tìm phương cứu thế từ bên ngoài văn hoá phương Tây. Điều đó chứng tỏ văn hóa phương Tây đang mất dần vị thế thống trị hơn 100 năm nay. Hình thái văn hóa phương Tây là lấy kỹ thuật làm biểu tượng dẫn đầu. Còn các nhân sĩ văn hóa phương Đông của chúng ta khi sử dụng kỹ thuật của phương Tây lại không hiểu được đạo lý của biểu tượng đó, tức là dùng kỹ thuật mà bỏ quên đạo lý. Như thì làm sao mà thoát khỏi được những bế tắc của đám bụi trần do lịch sử tích tụ lại.
Ý rõ, đạo sáng để thể hiện thế giới. Sự khác nhau giữa khoa học hiện đại với “ mê tín dạng Trung Quốc” chỉ là ở chỗ: cái trước thể nghiệm thế giới theo các: con người tách khỏi xung quanh, còn cái sau thể nghiệm thế giới theo cách: con người và xung quanh, còn cái sau thể nghiệm thế giới theo cách: con người và xung quanh hòa làm một. Am dương ngũ hành, cái bị gọi là đại bản doanh của mê tín chính là thế giới quan tự nhiên hay triết học tự nhiên của người Trung Quốc cổ đại chứ không phải người ngày nay khiên cưỡng , phụ họa ra. Vì trong sự thể nghiệm của người Trung Quốc cổ đại không có thiên nhiên đối lập với con người, trời đất đối lập với bản thân ta. Am dương, ngũ hành thống triệt trong tất cả mọi thứ nghiệm. Nó là biểu tượng toàn bộ thông tin giữa vũ trụ với cuộc sống con người. Thuật toán mà ngày nay bị xem là “mê tín” , ngày xưa vốn chiếm một vị trí rất cao. Giá trị vị trí của nó còn cao hơn cả khoa học ngày nay, vì không những nó là biểu tượng mà con là mô phongr thế giới thể nghiệm; là mô hình bầu trời ( hay đạo). Ý nghĩa của nó vô cùng to lớn. Am dương ngũ hành là biểu tượng, trong biểu tượng nó bao gồm cả ý nghĩa; thuật số là kỹ thuật , nhưng trong kỹ thuật đó đã có đạo. Rõ được điều đó tức là ý rõ , đạo sáng. Nền văn hóa chân chính là sự hòa quyện không chỉ giữa biểu tượng với vật thể mà còn là ở ý và đạo. Sự dung hợp nền văn hóa mới không chỉ lấy kỹ thuật làm trọng mà phải là một quá trình “đồng hóa” rộng rãi hơn, to lớn hơn, tinh hoa hơn, sâu sắc hơn trong đó lấy sự thể nghiệm thế giới làm cốt lõi. Hiểu rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa tận cùng của văn hóa Trung Quốc chính là ở chỗ này.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)