Một bài viết ghi chép lại các bài viết hay trên các diễn đàn lý số. Mời các bạn đọc cùng tham khảo
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Bài viết ghi chép lại một số bài và topic hay trên các diễn đàn lý số để nghiên cứu.
Về việc ngũ hành trong Tử Vi
Chép lại bài viết trong thread diễn đàn của tác giả VDTT
Mỗi chúng ta có một loại cơ duyên, cũng có một loại nợ nào đó. Vì vậy người học Tử Vi đã tin một lối xem nào đó thì rất khó bỏ. Nhưng tối thiểu thời nay vấn đề truyền thông đã đạt mức toàn cầu, chúng ta mau chóng cập nhật được những gì xảy ra hoặc đã xảy ra ở nơi khác, nhờ đó dễ tránh được các vết xe đổ của người khác.
Khoa học từng có những bước dzích dzắc, trước đi từ A đến B, sau lai thấy A đúng phải lùi lại A, nên tôi không dám khẳng định thuyết nào đúng thuyết nào sai, nhưng thiết nghĩ chúng ta nên biết đại khái diễn trình hưng suy của ngũ hành trong Tử Vi ở Đài Loan trong thời trăm hoa đua nở. Bởi không có gi đáng tiếc bằng bỏ bao nhiêu công lao mà chỉ đi vào vết xe đổ của ngưòi xưa.
Năm 1985 ông Sở Hoàng (Đài Loan) ra quyển "Tử Vi Hỉ Kị thần đại đột phá" bảo rằng ngũ hành đóng vai trò chủ yếu trong Tử Vi. Điểm chính là ông dựa vào lý vượng tướng hưu tù tuyệt mà luận sự cường nhược của chính tinh.
Cùng trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa thập niên 80 có ông Phương Vô Kị mở trường dạy Tử Vi,có phổ biến 7 tập giáo tài ra ngoài thị trường, trong đó có 4 tập cực kỳ đồ sộ (nghe đâu mỗi tập đồ sộ này đều dày trên 500, 600 trang). Tiếc là tôi chỉ mua được hai tập bề dày bình thường (dưới 200 trang) nên không rõ toàn thể lý thuyết của ông Phương Vô Kị, tuy nhiên cũng thấy ông áp dụng lý ngũ hành vượng tướng hưu tù tuyệt để luận sự cường nhược của các chính tinh.
Hai vị này là những nhân vật nổi tiếng một thời,nhưng mau chóng chìm vào quên lãng để nhường chỗ cho một trào lưu khác mà đại biểu nổi bật đầu tiên là ông Liễu Vô cư sĩ.
Khiông Sở Hoàng ra sách Tử Vi Hỉ Kị thần đại đột phá ông Liễu Vô cư sĩ đã thành danh từ khá lâu trong làng Tử Bình (sách ra từ năm1980). Điểm này quan trọng vì nó cho ta biết là ông Liễu Vô cư sĩ hết sức quen thuộc với lý ngũ hành hỉ kị của khoa Tử Bình.
Xin tự trích một phần tôi đã viết đăng báo ngày xưa về nhân vật độc đáo này:
"Từ cách lập luận trong các bài viết cũng như dựa theo thư mục các sách đã xuất bản đầu thập niên 1990 ta biết ông Liễu Vô Cư Sĩ lập danh là chuyên gia Tử Bình, với hai quyển sách “Hiện đại nhân đích bát tự” (bát tự của người hiện đại) và “Bát tự đích thế giới” (thế giới của khoa bát tự) in năm 1980. Soạn giả chưa được đọc hai quyển này, nhưng nghe nói trong đó ông kịch liệt đả phá cách xem bát tự của người xưa. Thì ra, ngay với hai quyển sách đầu tay, dấu hiệu cách mạng (hay “phá hoại”, tùy người nhận định) của ông đã tỏ lộ ra rồi.
...
Vì một tình cờ của lịch sử, thập niên 1980 chính là lúc mà khoa Tử Vi vào giai đoạn sôi bỏng của phong trào “trăm hoa đua nở” kéo dài hai thập niên ở Đài Loan cũng như Hồng Kông. Có lẽ vì coi Tử Vi là một cuộc cách mạng so với khoa bát tự như ông giải thích sau này trong quyển “Đẩu số nghi nan 100 vấn đáp - hiện đại thiên”, Liễu Vô cư sĩ hăng hái tham gia phong trào này, và trở thành một tên tuổi lớn. Tính đến năm 1993 ông đã cho ra đời 11 tựa sách tử vi, tổng cộng 22 quyển. (Các sách ông ra sau này thì soạn giả không nắm vững, mong được các vị khác bổ túc.)
Dựa trên thành tích mà đoán thì khúc quanh lớn nhất trong sự nghiệp mệnh lý của ông phải kể là năm 1992. Năm ấy, ngoài việc tái bản hai quyển sách bát tự kể trên, ông còn xuất bản quyển “Tử Bình chân thuyên hiện đại bình chú” và hai quyển tiên đoán tình hình chính trị, tuyển cử ở Đài Loan bằng mệnh lý. Nhưng thành công rực rỡ nhất của ông năm này là quyển ‘Tử Vi luận mệnh bất cầu nhân’ (Luận mệnh bằng tử vi không cần nhờ người khác). Giữa lúc sách Tử Vi mới được in như rừng, sách này của ông bán chạy ngoài sức tưởng tượng, chỉ sau 20 ngày đã tái bản.
Nhờ tính hiện tượng của sách “Tử Vi luận mệnh bất cầu nhân” mà cách xem Tử Vi khá ngược đời của ông Liễu Vô cư sĩ trở thành kiến thức phổ thông ở Đài Loan cũng như Hồng Kông, lần hồi được vài người khác trong giới trí thức tin theo và viết sách xiển dương, đưa ông lên vị trí của một nhà lập thuyết có chỗ đứng vững chắc trong lịch sử hiện đại của khoa Tử Vi.
Về căn bản Tử Vi, ông xuất phát từ phái Tử Vân. Chủ trương chính của phái này là phải khảo sát mọi ngành huyền học bằng nhãn quan khoa học. Mặc dù sau này chọn một con đường khác, ông Liễu Vô cư sĩ vẫn tiếp tục xiển dương chủ trương trọng khoa học của phái Tử Vân. Thỉnh thoảng ông vẫn nhắc lại những quan điểm của ông Tử Vân (mà ông gọi là “Tử Vân tiên sinh” tức “thầy Tử Vân”) một cách trân trọng, mặc dù trong đó có một số quan điểm mà ông không còn đồng ý nữa.
Với cái nhìn khoa học và thực tế, ông Liễu Vô cư sĩ chủ trương thực nghiệm là tiêu chuẩn tối hậu. Hiển nhiên quan điểm của ông khác hẳn người xưa. Có lẽ vì thế mà lắm khi ông phê bình người xưa, kể cả đạo sĩ Trần Đoàn tức nhân vật được tin là tổ sư của khoa Tử Vi, rất gay gắt. Đặc điểm này có thể thấy rõ trong “Đẩu số tuyên vi hiện đại bình chú” (2 quyển) và “Đẩu số nghi nan 100 vấn đáp” (2 quyển, có tên “cổ điển thiên” và “hiện đại thiên”).
Cuối cùng, như đã nói ở một bài trước, một điểm độc đáo nữa của ông Liễu Vô cư sĩ là ông rất trọng nhân tài mới, ngay cả khi nhân tài ấy có chủ trương ngược lại ông. Nên không có gì đáng ngạc nhiên rằng, mặc dù luận đề lớn của ông là Tử Vi không dính líu gì đến ngũ hành, một người được ông quý trọng và nâng đỡ lại là ông Sở Hoàng, tác giả quyển “Tử Vi hỉ kị thần đại đột phá” với luận đề cho rằng ngũ hành là nền tảng quan trọng nhất của khoa Tử Vi.
Năm 1984, tức là một năm trước khi sách"Tử Vi Hỉ Kị thần đại đột phá" (coi ngũ hành là yếu tố quyết định trong Tử Vi) của ông Sở Hoàng ra đời, ông LIễu Vô đã ra sách Tử Vi rồi và tạo ngay được tiếng vang. Tiếng vang này dẫn đến bộ Hiện Đại Tử Vi gồm 7 tập bắt đầu phát hành trong khoảng thời gian 1985-1986. Tập sách này đã giúp LIễu Vô cư sĩ tiến lên vị trí hàng đầu trong làng Tử Vi, đồng thời tạo ra huyền thoại Tử Vân. Cần nói rõ là lúc ấy ông Tử Vân chưa ra sách nhưng được ông Liễu Vô nhắc tới với những huyền thoại người thật việc thật "xem số như thần", trong đó có chuyện ông Tử Vân xem số cho một số những chuyên gia khoa học toàn cỡ tiến sĩ, thạc sĩ du học Mỹ Anh về, không tin Tử Vi. Theo lời kể của ông LIễu Vô cư sĩ thì ông Tử Vân dùng Tử Vi để xem phong thủy đoán mọi sự đúng vanh vách khiến các chuyên gia này phải buộc lòng khẩu phục (tâm phục hay không thì không biết).
Vài năm sau, vẫn trong thập niên 1980, ông Tử Vân bắt đầu ra sách. Mức độ thành công của ông thì không cần nhắc lại, nhưng có thể thấy rằng làng Tử Vi Đài Loan chỉ trong vòng vài năm đã có biến chuyển to lớn. Lực lượng song đôi của hai ông Liễu Vô cư sĩ - Tử Vân và những người liên hệ đến họ như tiến sĩ Hứa Hưng Trí, ông Tuệ Canh v.v... mạnh như cuồng phong bão tố, khiến tất cả những nhân vật một thời phong quang như Chính Huyền Sơn Nhân, Phan Tử Ngư, Thẩm Bình Sơn, Sở Hoàng, Phương Vô Kị vân vân mau chóng trở thành quá khứ.
Và rồi khi ông Liễu Vô cư sĩ tuyên bố phải loại bỏ ngũ hành ra khỏi Tử Vi thì ông và thầy cũ của ông (Tử Vân) biến thành hai lực lượng chính yếu của Tử Vi Đài Loan. Tình hình cứ kéo dài như thế cho đến hết thời trăm hoa đua nở.
Tại sao hai ông LIễu Vô cư sĩ và Tử Vân lại thành công như vậy? Mỗi người sẽ có ý kiến riêng của họ. Riêng tôi cho rằng họ có ưu điểm to lớn là có thực chứng. Ông Tử Vân dù không nhìn nhận có lẽ đã xem trên 5000 lá số người thật việc thật. Nếu những gì Liễu Vô cư sĩ thuật lại trong Hiện Đại Tử Vi và những gì ông Tử Vân tự thuật trong các sách của ông không phải là bịa đặt thì ông Tử Vân bị các nhân tài trẻ cũng như già, tin cũng như không tin Tử Vi, thách thức rất nhiều lần, và mọi lần ông đều chứng tỏđược khả năng đoán mệnhđúng ngoài mức tưởng tượng của những người thách đố ông, đồng thời vẫn giữ sự khiêm cung với họ.
Ông Liễu Vô cư sĩ thì có hẳn một văn phòng xem số, sách Tử Vi của ông không đoán mài mại hoặc đoán những chuyện không ai kiểm chứng được, mà ông dám đoán trước tương lai của các nhân vật chính trị đương thời. Và trên mặt học thuật thì ông rất thẳng thừng, không ngần ngại đối đầu với những người muốn thách đố ông.
Theo những gì có thể kiểm chứng được trên Hiện Đại Tử Vi và những lời đồn đãi về sau (không kiểm chứng được) thì những thành quả của ông đã khiến đại cao thủ Thiết Bảng Đạo Nhân (được coi là cùng cỡ với cụ Hà Mậu Tùng, thầy của ông Tử Vân) phải chú ý và thiết lập liên hệ. (Cứ theo thư mục xem thấy trên mạngthì về sau ông Liễu Vô cư sĩ có ra sách phối hợp Tử Vi và thiết bảng thần số, phải chăng là đã được chân truyền của Thiết Bảng đạo nhân?)
Đã biết thành tích của ông Liễu Vô cư sĩ như vậy, ta có dám nói rằng ông đòi loại bỏ ngũ hành ra khỏi Tử Vi là vì ông không hiểu ngũ hành, hoặc không hiểu Tử Vi hay không?
Tôi xưa nay (giờ vẫn thế) vốn bất đồng với chủ trương loại ngũ hành ra khỏi khoa Tử Vi của ông Liễu Vô cư sĩ, nhưng tôi vẫn sợ cái học của ông như thường. Chẳng bao giờ dám chê bai. Ấy bởi vì sau mấy mươi năm nghiên cứu từ kỹ thuật, khoa học đến huyền học, tôi cuối cùng đã hiểu rằng đời này không chỉ có trắng và đen, đúng và sai, mà còn có những trường hợp trong đúng có sai, trong sai có đúng, tưởng đúng mà sai, tưởng sai mà đúng v.v... Cho nên bất cứ cái gì mà những người có trình độ bỏ nhiều công khó mới tìm ra, dù tôi cho là sai đi nữa tôi cũng không vội vàng bác bỏ ngay. Biết đâu, ngày mai tôi lại thấy cái sai ấy đúng.
Tôi hy vọng những người thuộc các thế hệ sau tôi cũng làm như thế.
Như trở lại chuyện hiện tại, thấy có người bảo phải tận dụng ngũ hành thì xem Tử Vi mới đúng, mình kiểm lại thấy có vẻ như vậy thì đừng quên rằng:
1- Từ xưa đến nay luôn luôn có người chủ trương như vậy, nên đây chẳng phải là một chủ trương mới lạchưa ai biết.
Riêng cách so nạp âm năm sinh với các trụ để luận mệnh thì trên kệ tôi có quyển sách "Trung Hoa nạp âm dự trắc học" của một tác giả Hồng Kông. Thì ra so nạp âm năm sinh với các trụ để luận mệnh là một cách luận bát tự thời xưa. Xem các thí dụ thì thấy thuyết phục lắm, nhưng tự nhiên tôi giật mình hỏi lại: Vậy tại sao cách xem này đã bị người ta đào thải để nhường chỗ cho khoa Tử Bình như chúng ta biết trong hiện tại (hoàn toàn không dùng nạp âm nữa)?
Vì anh HoTuVu trưng ra các lá số tổng thống rồi so sánh nạp âm năm sinh với tháng sinh, tôi nghĩ anh nên suy ngẫm về vấn đề này.
2- Người không chủ trương coi trọng ngũ hành trong Tử Vi chẳng phải là những ngưòi không biết gì về ngũ hành hoặc về Tử Vi. Trái lại, trong những người không chủ trương như vậy chẳng thiếu gì các tay cao thủ, như ông Liễu Vô cư sĩ chỉ là một thí dụ gần đây.
Vậy thì ai đúng ai sai, theo ai bỏ ai đây?
Cuối cùng, tôi nghĩ, đáp án vẫn là mỗi người chúng ta vẫn phải quyết định một con đường cho chính mình. Xem ra chỉ có cách đó mà thôi!
Nhận xét về Lưu Tứ Hóa ở Đại Vận của VDTT
Kính Gởi Anh VDTT:
Trong bài viết giải lá số cho "binhan" sinh ngày 13/5/mậu thân vào giờ ngọ AL, dương nữ, anh có viết:
"Hạn sang Mỹ ứng hợp vì cung Can của đại hạn (14-23 ở cung Hợi) là Quý có lưu Quyền ở cung Thiên di của đại hạn(cung Tỵ)".
Do đó để tìm Can của cung Đại Hạn có phải là làm như sau không:
Người này sinh năm Mậu Thân, như thế khởi từ Cung Dần là Giáp, rồi Ất, Bính....đến cung Hợi là Quý.
Mà Can Quý thì có Hóa Lộc đi với Phá Quân, Hóa Quyền đi với Cự Môn, Hóa khoa đi với Thái Âm, Hóa Kỵ đi với Tham Lang.
Như vậy trong Đại hạn (14-23) này cung Di của Đại hạn an tại Tỵ có Cự Môn thủ đã được hưởng lưu Hóa Quyền.
Thưa Anh VDTT, không biết những điều tôi vừa viết ra có đúng như thế không ạ?
Và nếu đúng như ý của Anh, thì xin cho được đặt vài câu hỏi như sau:
Để tính Đại hạn cho chi tiết thì phải:
1. Tìm Can cho Cung Đại Hạn?
2. Rồi tìm bộ sao Tứ Hóa cho Đại Hạn?
Thưa Anh, Xin Anh có thể giải thích giúp cho tôi về sự quan trọng của Bộ Tứ Hóa này được không ạ, trong cuộc đời, cũng như trong các vận hạn (Đại cũng như Tiểu Hạn.)
Nhắc đến cuộc đời thì mình có nên tìm Bộ Tứ Hóa cho các Cung Mệnh và Cung Thân không ạ theo như nguyên tắc ở trên?
Và cũng xin Anh cho biết về Lưu Triệt trong các đại vận có ảnh hưởng như thế nào trong cách giải lá số?
Xin Chân Thành Cảm Ơn Anh.
...
Kính anh/chị thienhi,
Lưu tứ hóa là một cách xem ít người biết, nhưng chẳng phải là không ai xử dụng trong làng tử vi VN. Bằng cớ là năm 1990 tôi đã gặp một ông thầy VN xem theo cách này.
Ở ĐL, HK thì lưu tứ Hóa là cách xem tiêu chuẩn.
Mười hai cung trên lá số đại biểu một năm, đồng thời ứng với cả đời nguời. Mỗi cung trên lá số đại biểu một tháng, đồng thời ứng với một đại hạn. Do đó muốn tính lưu đại hạn tứ hóa thì tính ra can mỗi cung (coi như một tháng), hạn đến đâu lấy can cung đó mà tính lưu tứ hóa.
Sao lưu bay đầy trời. Tôi nghĩ phải nghiên cứu có hệ thống mới xác định đuợc sao nào quan trọng, sao nào không. Tôi hiện chỉ dám xác quyết lưu tứ Hóa hiển nhiên quan trọng; ấy bởi vì tứ Hóa là cái nền của Tử Vi. (Nếu không có chính tinh và Tứ Hóa thì Tử Vi chẳng có giá trị gì cả so với khoa tứ trụ.)
Lưu Triệt Tuần tôi chưa thấy ứng nghiệm, chẳng dám có ý kiến. Có người còn an lưu Xương, lưu Khúc v.v... nữa.
Về cách xem lưu tứ hóa, có hai trừơng phái chính:
1. Mệnh vận phân ly: Bỏ sao tứ Hóa nguyên thủy không tính. Đến mỗi hạn xem sao lưu Hóa ở đâu rồi tính. Đại khái Lộc tốt, Kỵ xấu; Quyền Khoa tùy trứong hợp. Có một chi phái giản lược bỏ luôn Quyền Khoa khi xem hạn.
2. Mệnh vận tương phùng: Xem cả tứ Hóa nguyên thủy và lưu tứ Hóa (uy lực bằng nhau trong hạn).
Phái thứ nhất khá mạnh ở Đài Loan khi tôi rời nơi này (tháng 12, 2001).
Tôi theo phái thứ hai.
Vài dòng chia sẻ.
...
Kính Anh VDTT,
Xin cám ơn Anh đã mau chóng giải đáp cho tôi. Trong tinh thần nghiên cứu học hỏi, tôi xin được hỏi anh một vấn đề nữa cũng liên quan đến bộ sao Tứ Hóa.
Như thế trong 1 lá số tử vi, ngoài bộ sao Tứ Hóa Nguyên Thuỷ, ta con phải ghi thêm:
1. Bộ TỰ HÓA
2. Bộ Lưu Tứ Hóa theo Đại vận
3. Bộ Lưu Tứ Hóa theo Tiểu vận
Ngoài ra không kể bộ Lưu Tứ Hóa cho Cung An Mệnh, và Bộ lưu Tú Hóa Cho Cung An Thân mà tôi đã hỏi Anh, nhưng không thấy Anh cho ý kiến.
Anh nghĩ sao về Lưu Lộc Tồn cho cung an Đại vận? 1 sao cho biết là ta sẽ được hưởng, hay không được hưởng khi vào đại vận.
Xin cám ơn anh.
...
Anh/chi thienhi than,
Ở ĐL có người xem không những hóa Mệnh, hóa Thân, còn 12 cung hóa (phụ mẫu hóa, nô bộc hóa v.v...).
Nói chung đây là phái "Huyền không tứ hóa" của ông Chính Huyền Sơn Nhân (tác giả bộ "Thiên Địa Nhân Tử Vi đẩu số" gồm 12 quyển phát hành đầu thập niên 1980's).
Có những tác giả ra những tập sách dày cộm (có người vài ba tập), chỉ bàn về tứ Hóa.
Theo tôi, tất cả đều là mò mẫm. Ta không nên vội áp dụng.
Hiện nay tôi chỉ đang cố chứng nghiệm:
- Tự hóa + hóa nguyên thủy trong việc xem số tòan thể cuộc đời.
- Đại hạn hóa + hóa nguyên thủy khi xem đại hạn.
- Tiểu hạn hóa + hóa nguyên thủy khi xem lưu niên/tiểu hạn.
Đã thấy điên đầu lắm rồi. Vẫn chưa dám nói là đã xác định được nền tảng khoa học của các cách này. Chỉ tạm thời xử dụng rồi tính sau.
Vài dòng chia sẻ.
T.B. Lưu Lộc Tồn, Khôi Việt, Kình Đà v.v... cho đại vận cũng là một cách quen thuộc ở Á Châu. Theo lý luận của tôi, cái nền của tử vi là chính tinh và tứ hóa, tất cả các sao còn lại chỉ thêm vào cho bài tóan tử vi dễ tính mà thôi. Bởi vậy chưa biết phút cuối cùng kết quả sẽ ra sao, nhưng tôi chỉ muốn bắt đầu bằng cái đơn giản nhất, tức là tứ hóa.
Quan hệ ngũ hành Mệnh Cục trung Tử Vi
(Bài viết của Atmao75)
Ngũ hành Mệnh: Chính là ngũ hành nạp âm của năm sinh
Ngũ hành Cục: là ngũ hành nạp âm của cung an mệnh.
Ngũ hành nạp âm là một phát kiến lý thú của phương Đông. Nó đã kết hợp ngũ hành thiên can (được coi như khí – biểu trưng cho vật chất, không gian) với địa chi (biểu trưng cho thời gian).
Quay lại quan hệ Mệnh-Cục:
Mệnh là ngũ hành nạp âm của năm sinh nên nếu không xét tính âm dương thì hai năm chung một ngũ hành mệnh.
Ngũ hành cục là ngũ hành nạp âm của cung an mệnh, do vậy nó liên quan chặt chẽ hơn với một cá nhân được sinh ra do liên quan đến thiên can năm sinh, địa chi năm sinh, tháng sinh và giờ sinh.
Bây giờ xét đến quan hệ ngũ hành Mệnh và ngũ hành Cục:
Ta có thể nói rằng Cục đại diện cho tính cá nhân nhiều hơn Mệnh (do được cá biệt hóa bằng năm sinh (thiên can, địa chi), tháng sinh (1-12) và giờ sinh. Vậy trong mối quan hệ Cục Mệnh thì cái gì là môi trường cho cái gì hình thành và phát triển từ đó sẽ dẫn đến quy luật sinh khắc tốt xấu giữa hai thực thể này.
Có nhiều sách nói đến quan hệ ngũ hành Cục – Mệnh, nhưng tóm lại đều dẫn ra hai kết luận trái ngược nhau như sau:
1. Cục sinh Mệnh thì tốt nhất, từ đó suy ra các trường hợp sinh, khắc Cục-Mệnh khác. Cơ sở của kết luận này là cho rằng Cung mệnh là môi trường cho Mệnh phát triển, do đó phải sinh cho Mệnh mới tốt. Còn được Mệnh sinh thì mệnh không được bồi bổ, do đó bị hao tán. Kết luận này dựa trên việc coi trọng năm sinh là yếu tố chính trong số mệnh.
2. Mệnh sinh Cục thì tốt nhất. Cơ sở của kết luận này là cho rằng Cục được xác định bằng những yếu tố mang tính cá biệt cho từng đối tượng được xét số mệnh nên phải được Mệnh là ngũ hành nạp âm sủa năm sinh sinh cho là tốt nhất.
Vậy kết luận nào là hợp lý?????
..
Bây giờ xét quan hệ Mệnh, Cục, Sao thủ mệnh
- Truyền thống thì cho rằng Mệnh đại diện cho đương số nên Mệnh sinh Cục thì tốt, từ đó triển khai ra.
- Sau đó xét đến quan hệ Mệnh và Sao thủ mệnh (cao cấp hơn nữa là sao Bản mệnh, nghĩa là đương số ăn vào sao này, sao này quyết định tính cách, vận hạn, phúc phần của đương số).
- Tuy vậy, điều này cho ta nhiều nghi vấn. Việc xét Mệnh (theo ngũ hành nạp âm năm sinh) thì rất khó để cá biệt hóa giữa người này với người kia, nghĩa là rất nhiều người sinh cùng một năm - có chung Mệnh. Nếu ta xét Cục thì tính cá biệt sẽ cao hơn (5 cục cho một Mệnh).
- Xét quan hệ Mệnh Cục Sao Thủ mệnh, nếu lấy mô hình Thiên-Địa-Nhân của người xưa thì Mệnh ứng với Thiên mang tính bao quát, toàn thể chung cho nhiều người (mọi người đều sống trong vũ trụ và có chung một vũ trụ - Thiên), mô hình tương ứng trong Tử vi chính là Mệnh (nhiều người chung một Mệnh).
- Khi xét đến Cục, là ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh. Nếu xét sự tương ứng với vũ trụ thì cung an mệnh chính là Trái đất, nơi mọi người sinh sống. Nếu dùng mô hình Thiên-Địa-Nhân ta có thể coi Cục tương ứng với Địa.
- Phần còn lại là Nhân chính là sao thủ Mệnh.
Khi đã chấp nhận mô hình Thiên-Địa-Nhân ~ Mệnh-Cục-Sao thủ mệnh thì sẽ có một số kết luận sau dựa trên thuyết Âm dương-Ngũ hành:
- Quan hệ tương sinh là tốt. Tốt nhất là Thiên sinh Địa, Địa sinh Nhân. Đúng theo quy luật tự nhiên
- Quan hệ hòa (cùng hành) cũng tốt. Không hỗ trợ cũng không hại nhau. Đây là trường hợp ổn định nhất, dễ đạt trung dung.
- Trường hợp khắc thì Thiên khắc Địa, Địa khắc nhân là tệ nhất.
Nếu mô hình này đúng thì cho thấy rằng nếu mệnh tương sinh với Cục và chính tinh thì cá nhân có thiên thời, địa lợi, do đó thuận lợi cho mọi việc. Ngược lại, bị khắc thì phải Nhân định thắng Thiên (chẳng ai nói nhân định thắng Địa cả. Muốn thắng Địa chắc phải nghiên cứu Phong thủy.) Do vậy những ai có cá tính mạnh mẽ (sao thủ mệnh sát tinh, hãm càng tốt) thường lại hay muốn nhân định thắng thiên.
..
Hoàn toàn đúng! Thuyết tvn cũng có quan điểm tương tự. Đối với cá nhân con người,tức đ/s thì Thiên mệnh (nạp âm ), biểu hiện qua hai vòng Lộc Tồn và Thái Tuế là Tài Thiên. Cục, biểu hiên qua Vòng Tràng sinh là Tài Địa. Chính tinh thủ mệnh,biểu hiện qua vòng Chính tinh là Tài Nhân.
Mô hình tam tài này là tổng quát và đúng đắn nhất!
Vậy mỗi con người về thể xác và tinh thần có thể coi như có tam tài,tam LỚP.
Và tương quan giữa các Tài các Lớp không đơn giản như thế này:
Mỗi cá nhân con người là sự đồng điệu của tam tài,tam lớp!
Khi hoàn cảnh bên ngoài phát sinh sinh hay cùng ngũ hành với Tài Thiên của ta thì ta nói đắc Thiên thời,với Tài Địa của ta thì ta có Địa Lợi,với Tài nhân của ta thì ta có Nhân Hòa.Và ngược lại.
vài dòng chia sẻ.
tvn
Việc hãm của chính tinh là rất cần thiết trong trường hợp Mệnh khắc sao thủ mệnh. Điều này cho thấy cá nhân dám đứng lên chống lại số phận (còn nếu chính tinh đắc địa thì thuận lợi rồi, đâu còn động lực để đấu tranh với ngoại cảnh). Tuy nhiên mấy ai nhân định thắng thiên đây? Người thắng sẽ làm quan to (thành công rực rỡ)
Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa chi lý
(Bài viết Whitebear, Atmao75, ThienA)
Câu này hiểu rốt ráo như thế nào?
Mệnh đóng vào cường cung là cường theo ngũ hành địa chi cung viên hay cường theo ngũ hành cục?
Nếu mệnh không đóng cường cung thì có cần xem kỹ lẽ chế hóa không?
Quả là nan giải!
..
Câu hỏi rất hay. Cũng vừa hay, tôi cũng có quan tâm và đang thực hiện việc bình chú lại các câu phú quan trọng trong toàn thư.
1-Trước hết, việc đầu tiên chúng ta phải đặt ra, đó là mối quan hệ của Cục, Tinh Đẩu và Mệnh. Các đối tượng này, dựa trên quan hệ Mệnh Cục phân ly hay Mệnh cục kết hợp, mỗi cái đưa tới một trường phái tử vi nam phái khác nhau.
2-Trên quan điểm kết hợp phi hóa bắc phái và phép hội sao nam phái trên nền lưu cục, tôi cho rằng câu phú trên đúng nhưng chưa đầy đủ, theo nghĩa nên bổ sung thành
Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa phi tinh chi lý
Tức là, đối với cường cung, phải khảo sát cả tương tác phi tinh lẫn tương tác tinh đẩu một cách cẩn thận.
Lý do, khi một đối tượng tổng quát (bao gồm mệnh) ngụ tại một cường cung đủ mạnh, thì tương tác của nó đối với các đối tượng khác sẽ rất nhạy cảm. Chính vì thế, một sát tinh không được chế hóa, hoặc một phi tinh định hướng cách cục sai hướng, sẽ đưa tới sự sai khác về kết quả rất lớn.
3-Cường nhược của Tứ hóa, theo lý thuyết chính huyền sơn nhân, dựa trên nền tảng của cục.
...
Trên topic Cục, báo HoaAn có nói Tọa là vị trí của Đế tọa, như vậy Mệnh Tọa Cường cung có thể hiểu là phải xét Mệnh, Cung có sao Tử Vi và Các cường cung như Phúc, Tài, Quan...???
..
Hay.
Đúng là tọa, còn có thể được hiểu là đế tọa.
Và thực sự, sử dụng ngôi tử vi định cường nhược cho tài nhân thông qua phi hóa bắc phái cũng hoàn toàn không sai.
..
Tuy nhiên cũng có người hiểu rằng, khi xem vấn đề gì cần định cung trọng điểm (cũng có thể gọi là cường cung) sau đó là dùng vế thứ 2.
Cách hiểu 1: Mệnh, Tọa, Cường cung hoặc Cách hiểu 2: Tìm cung trọng điểm!
Không hiểu thực sự ý tác giả là gì?
..
Tinh Lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ.
Vậy thử hỏi "tinh lâm nhàn hãm" thì quan cái gì?
Sinh khắc chi cơ ở đây là sinh khắc ntn? Sinh khắc ngũ hành địa chi cung? Ngũ hành cục cung? Ngũ hành năm sinh theo chi? Ngũ hành cục?
...
- Tinh lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ.
Đắc hãm tinh đẩu-->ngũ hành
Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa chi lý.
ngũ hành--->Đắc hãm+ tính lý tinh đẩu
Vậy đây là tương tác của lý thuyết cung khí và lý thuyết cách cục.
..
- Tinh lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ.
Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa chi lý.
Nếu tách hai câu này ra, thì còn có thể hiểu lầm cường cung là cung trọng điểm; Hay tọa là đế tọa. Nhưng khi hai câu đi cạnh nhau, thì ý nghĩa của nó trở nên rất rõ ràng.
...
Khi mệnh là cường cung, thì cung nhị hợp sẽ là nhược cung và ngược lại. Cường hay nhược chẳng phải do Đế tọa hay tinh đẩu.
Sát khí đi cùng cường cung mới thực sát. Sát tinh đi cùng nhược cung như nước động trên mặt, họa đến chóng qua, hư nhiều hơn thực.
Họa lớn là sát khí nằm cường cung. Cải cách kiểu không kiếp đóng cường cung sẽ triệt để và quyết liệt vì đi tận gốc rễ. Không kiếp hay sát khí đi cùng nhược cung, cách mạng từ ngoại vào nội, nhiều khi chỉ động tới da thịt, không tới cốt tủy.
Tương tự với cách dụng hóa khí, hóa khí cường cung như đi tận tủy cốt, hóa khí nhược cung nhiều khi hời hợt, giả cách.
Chính vì mất gốc cường nhược nên tử vi dễ kiểu 50/50 khi cân họa phúc.
...
Có những ghi chú hiện hiện giữa lá số tử vi, chẳng qua hậu học không thèm dùng tới thôi bạn ah, trong đó cường cung/ nhược cung là 1 trong các số đó
Đả thông được mảng này sẽ phân tách rõ địa bàn, nhị hợp ( nhị hợp địa bàn và nhị hợp tinh đẩu), và nguyên lý thăng giáng của khá nhiều tinh đẩu.
..
Cái này dùng xem tiểu hạn 1 năm thấy ngay tinh đẩu tương tác thật giả, nên mỗi lá số có cả trăm sự kiện tinh tế để xem, mỗi sự kiện tách thành 2 lớp nữa.
Còn về lý thuyết thì chứng minh không khó, vì các nguyên lý rời rạc đã có, nhưng không được khái quát hóa cho cả chuỗi hệ thống nên không thể nhận ra. Tôi chỉ nhận ra hệ thống này vài năm trước khi xem tiểu vận, nhị hợp, hóa khí đả thông nhị hợp tinh đẩu khi xem vận.
Ví như Nhờ kỹ thuật đơn giản này, ta biết năm nay Bính Liêm kỵ và Thiên đồng hóa lộc, khi nào cây thối tại ngọn, hay gieo hạt phân tán tận gốc. Cái này quyết định cơ hội thành bại, xu hướng tìm kiếm cơ hội phát triển, hay củng cố hệ thống từ đâu.
Thường chỉ ứng dụng nhiều cho quản trị cá nhân, hay hệ thống do cá nhân quản trị, không thích thú lắm để bói toán
..
Có vẻ như ThienA đang dùng Dịch lâm của Tiêu Diên Thọ đời Hán vào luận tam hợp- tam hội trong xem hạn tử vi.
Tam bàn thiên địa nhân
(Bài viết Brian, tigerstock68)
Xem niên hạn có nhiều trường phái xem lưu cung khác nhau, nhưng thông thường là kết hợp cả ba cung lưu niên và các lưu cung tương ứng
Nhiều tác giả chỉ xét Tiểu hạn, còn tất cả các cung khác cố định, trong khi nhiều tác giả khác sử dụng các phép lưu cung sau:
1-Lưu Niên Đại Vận, được coi là lưu mệnh, và sau đó lưu thêm tất cả các cung còn lại, bởi Tiến Sĩ Vuivui, còn gọi là Nhân Bàn. Theo đó, đây là cung nói về "kết quả của năm đó".
2- An theo Tiểu Hạn được coi là Lưu Mệnh, và qua đó an Lưu Phụ, Lưu Thê.. còn được gọi là Thiên Bàn. Có thể nói, đây là nghiên cứu con người, là diễn tiến cho bản thân. (Tuy nhiên, rất nhiều học giả phản đối cách xem lưu cung theo cách an tiểu hạn, dù rằng chính cung tiểu hạn vẫn được áp dụng.)
3-Cung An Lưu Thái Tuế, được coi là lưu mệnh, sau đó an ra các lưu cung khác. Người ta còn gọi là Địa Bàn vì cung cố định. Điển hình nhất của trường phái này là phái Tử Vân của Đài Loan. Có thể nói, đây là nghiên cứu cách trời đất ưu đãi ta, xem những biến chuyển cực đoan của vận mệnh, vì thái tuế có nghĩa là trời.
Kết hợp các trường phái lưu cung thì:
Thiên bàn - Lưu Niên Đại Vận > kết quả năm
Nhân bàn - Lưu Tiểu Hạn > diễn tiến năm
Địa bàn - Lưu Thái tuế > thời thế ( trời đất ưu đãi )
..
Nếu việc kết hợp ba cách xem niên vận ( vận 1 năm ) ứng với nghiệm lý thực tế:
Địa bàn ( Cung Lưu Thái tuế ): thời thế, hoàn cảnh
Nhân bàn ( Cung Tiểu hạn ): diễn biến vận hạn ( ứng xử bản thân )
Thiên bàn ( Cung Lưu Đại vận): ứng kết quả
Thì ý nghĩa Thiên bàn - Địa bàn - Nhân bàn ( an theo lá số nguyên thủy cũng tương tự)
1. Thiên bàn ( lá số nguyên thủy ): cho biết sơ bộ cuộc đời
2. Địa bàn ( Cung mệnh An tại Thân ): cho biết thời thế, hoàn cảnh
3. Nhân bàn ( Cung mệnh An tại Phúc ): diễn biến, ứng xử của đương số
...
Trang 98 Tử vi đấu số toàn thư- Tập 1 ( Nhà xuất bản Thời đại ) viết
“Thiên Bàn: Là sơ đồ sao Tử vi được sắp xếp căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh, đây chính là loại lá số chủ yếu trong mệnh lý Tử vi Đẩu số, thể hiện các thông tin về tính cách, dung mạo, sự nghiệp, tài vận, hôn nhân, phú quý, họa phúc, yểu thọ trong một đời người cùng các điềm triệu tiên thiên về lục thân như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái.
Nhân bàn: Đây là sơ đồ động thái về sự biến hóa của các vận hạn như đại hạn, tiểu hạn, lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật. Nhân bàn phản ánh các thăng trầm trong các giai đoạn của đời người.
Địa bàn: Là sơ đồ bố cục sao căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cung Thân. Địa bàn thể hiện các thông tin mang tính tiên thiên, đồng thời phản ánh được về căn khí tính tình ngầm ẩn của con người. Ví dụ một số người có được địa vị xã hội cao, nhưng lại có những hành vi bất lương đê tiện, đó là do họ có cung mệnh thiên bàn tốt nhưng cung mệnh địa bàn lại xấu “
Như vậy:
Thiên bàn: Lá số nguyên thủy
Nhân bàn: Lá số lưu vận
Địa bàn:: Lá số cung mệnh an tại cung thân
...
Ls Thiên bàn của trung châu nó chính là cái lá số của các bạn đang có
Nhưng phái này có thêm địa bàn và nhân bàn. Vậy đầu tiên ta hãy tìm hiểu và bàn luận xem 2 cái lsnày nó nói lên cái gì đã.
Địa bàn tổng cộng có 14 chính diệu. Về cách an, toàn bộ giống như Thiên bàn, trong đó thì phép an sao Tử Vi có khác.
Tử vi của "Thiên bàn" là lấy thiên can của Năm sinh và ngũ hành Dần thủ, để tìm Nạp âm của cung mệnh, rồi lấy Nạp âm ngũ hành để tra Cục số., thì xác định được cung vị của Tử Vi.
Tử Vi của "Địa bàn" cũng vậy, ta lấy thiên can của Năm sinh, và ngũ hành Dần thủ, nhưng không phải để tìm ngũ hành nạp âm của cung Mệnh, mà là tìm ngũ hành Nạp âm của cung Thân. Do đó "Địa bàn" lấy cung Thân làm chủ. Sau đó tra được nạp âm của cung Thân, chiếu theo phương pháp của "Thiên bàn", căn cứ ngũ hành Cục số, để tìm cung vị Tử vi.
Sau khi đã biết "Địa bàn", ta rất dễ xem xét được căn nguyên của thiên tính và bản chất Tiên thiên của mệnh tạo. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu tại sao rất nhiều người có địa vị cao quý trong xã hội, nhưng họ lại có những hành vi nhỏ mọn rất là hạ lưu. Đây là vì các sao của cung mệnh tại "Địa bàn" rất tốt, nhưng các sao của cung mệnh ở "Thiên bàn" tiên thiên lại không cao quý cho lắm.
Trái lại, có rất nhiều người nghèo nàn, hoặc không được hưởng một sự giáo dục tốt, nhưng họ lại có tư tưởng rất thanh cao, và hành vi rất đáng khâm phục. Đây là do các sao ở cung mệnh ở "Thiên bàn" phần nhiều là sao xấu, nhưng ở "Địa bàn" lại có nhiều sao rất tốt cung hội chiếu.
Các sao của "Địa bàn" cũng vậy, cần phải chú ý xem chúng nhập miếu hay lạc hãm, sinh vương hay tử mộ, để phân biệt sự cao thấp của chúng.
Lục tiên sinh chủ trương dùng "địa bàn" để tìm "căn nguyên tiên thiên". Đây là điểm rất đáng chú ý, không phải là phát biểu của một người hiểu biết nửa vời. Nhưng dùng "địa bàn" để tính "giao thế thời" thì Lục tiên sinh hoàn toàn không có nhắc đến.
Theo Vương Đình Chi, thì mỗi giờ sinh của một người có thể chia thành "tam bàn" Thiên - Địa - Nhân. Điều này, cần phải căn cứ vào Tổ đức để phân biệt, chứ không nhất định giới hạn trong "giao thế thời".
Liên quan đến phương pháp an sao ở "địa bàn" và "nhân bàn", điều mà xưa nay vẫn được coi là "bí truyền", thực ra rất là đơn giản.
Trước tiên, cứ theo phương pháp an sao của mệnh bàn, mệnh bàn này tức là "Thiên bàn", rồi lấy cung Thân của "thiên bàn" đổi thành cung mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một bàn khác, gọi là "địa bàn".
Nếu không dùng cung Thân, thì lấy cung Phúc Đức của "thiên bàn" đổi thành cung mệnh, rồi dùng can chi của cung Phúc Đức để định cục ngũ hành, sau đó an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một mệnh bàn khác nữa, gọi là "nhân bàn", nói một cách chính xác thì đay là "nhân bàn của địa bàn".
Nếu cung Mệnh và cung Thân đồng cung, thì "thiên bàn" và "địa bàn" hoàn toàn giống nhau. Nếu cung Thân và cung Phúc đức đồng cung, thì "địa bàn" và "nhân bàn của địa bàn" hoàn toàn giống nhau.
Chú ý phân biệt, "Thiên bàn" - "Địa bàn" - "Nhân bàn", chỉ có cung Mệnh là khác cung độ, trong đó 14 chính diệu được bài bố khác nhau, còn các sao khác ở các cung viên đều không thay đổi.
Cục
(Bài viết của anh Whitebear)
Trong cấu trúc của tử vi đẩu số, cục là khái niệm đóng vai trò trung tâm. Trong nền tảng của lãnh vực, nó là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc cách an sao và hình thành lá số tử vi, số của cục có thể coi là việc hiện thực hóa khí tiên thiên trong nền tảng hậu thiên. Từ đó, ta có thể đưa đến lý thuyết về vòng trường sinh.
Xét bản chất, thì cục và Mệnh là hai yếu tố chả có liên quan gì đến nhau. Khi ta xét tương tác giữa Cục và Mệnh, thì cái gì sẽ quyết định độ số của cách cục, cái gì sẽ quyết định tính khả dụng của cách cục?
Chính vì vậy, do không hiểu bản chất vấn đề rất nhiều người đã phạm phải sai lầm khi thực hiện lối nghiên cứu xôi thịt và chuồn chuồn điểm nước, châu chấu đá cột tre, đó là mang cục so với mệnh, rồi phân độ số xem cục khắc hay sinh mệnh.... rồi tự hỏi tại sao nó không ứng.
Nền tảng hình thành của Tứ Trụ là Ngũ Hành Đơn, nhưng Nền Tảng của Tử Vi lại rất gần với Ngũ Hành cổ, cụ thể hơn là Ngọc chiếu định chân kinh.
Cùng một cách cục Tử Vi Tý Ngọ, nhưng nó sẽ ứng với các loại cục khác nhau, như Giản Hạ Thủy, Phích Lịch Hỏa, Bích Thượng Thổ, Tang Đố Mộc, Hải Trung Kim. Và đây là các yếu tố rất quan trọng để luận mệnh.
Cùng là một cái vỏ, nhưng ruột sẽ rất rất khác nhau. Cùng thì anh tinh nhập miếu, nhưng người thì hùng dũng hiên ngang, người thì kéo lê mã tấu kiếm cơm nơi bến xe.
Địa chi sẽ quyết định miếu hãm, nhưng tương tác ngũ hành nạp âm mới thực sự là vai chính diễn ra của trò chơi. Tiếc rằng người ta cứ nhìn thấy mặc quần áo vest thì khán là nhà giàu, cứ thấy mặc quần xà lỏn rồi khán là nhà nghèo, rồi băn khoăn không hiểu vì sao vớ phải chàng sở khanh.
...
Một vấn đề thứ hai, sẽ giải quyết ra sao với các lá số có cùng Tử Vi, nhưng khác tứ trụ. Hiển nhiên là, tử vi được xây dựng dựa trên SỐ ngày âm lịch, còn Tứ trụ được dựa trên CAN CHI ngày. Vì vậy, sẽ có 2 lá số tử vi khác nhau 60 năm, nhưng số phận hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra một khía cạnh quan trọng, đó là khi khảo sát lá số tử vi bằng các kỹ thuật của Lý Thuyết Tử Vân, thì các sao ngày được một số người không biết bỏ qua. Ngoài ra, có một số chuyện sinh ra khi các cặp sao Quang Quý Thai Tọa trùng nhau, mặc dù tứ trụ khác xa nhau. Chúng ta dễ thấy, có một nền tảng rất lớn nằm sau những vấn đề này.
Cách giải quyết vấn đề nằm ở một số kĩ thuật bí mật của tử vi, để khán Can Chi Ngày và các tương tác giữa chúng. Các kĩ thuật này được lan truyền trong nhiều hệ phái khác nhau, nhưng không được ghi chép vào các sách vở tử vi lan tràn trước năm 1975.
Các tương tác nạp âm của 4 trụ và cục, sẽ đóng vai trò nền tảng của tử vi.
Ngay trong VDTTL, cũng có thể thấy ông có xét tương tác giữa 4 trụ, cụ thể hơn là trong vòng 2 trang đầu tiên của phần luận giải lá số. Tuy nhiên, mọi thứ bị cắt ngắn đến mức tối thiểu, và bị bỏ qua bởi đai đa số tử vi gia.
Quan sát kĩ trong những gì diễn ra ở tử vi công cộng, theo nghĩa ai cũng có thể truy cập được nếu biết internet, và biết đọc sách bán ngoài chợ, ta có thể nhận thấy dấu vết và hình dáng của các kĩ thuật này phảng phất đâu đây trong các bài luận tử vi của các cao thủ.
1-Bác Indochine với khẳng định, trước 30 tuổi xem mệnh, sau 30 tuổi xem cục. Đây là một hệ quả nhỏ, và một mẩu trực tiếp của một bức tranh lớn.
2-Đã từ vài năm, bác TBGG đã nắm được một phần lớn của kĩ thuật này, áp dụng với tháng sinh.
3-Alex cũng đã có nhận thức về tương tác này, khi nhấn mạnh về độ số khi cùng/khác tính âm dương của mệnh và năm sinh, bản chất là tương tác về tính âm dương của NH mệnh và cục.
4-Trong các kĩ thuật của một số lộ phái, người ta sử dụng CỤC để luận tính cách. Ví dụ, thủy cực vương thì sẽ chủ trí.....
5-Còn nhiều nữa, tôi tạm thời đói quá, đi chơi, uống bia, nghe nhạc và uống sữa.
...
Khi nghiên cứu về việc khán vận hạn ở mức độ hạn ngày, dễ thấy nền tảng đó xuất hiện một cách dễ dàng, khác hoàn toàn với việc nghiên cứu vận tháng và vận năm.
Theo tôi được biết, nhiều người đã tiếp cận đến việc giới thiệu các kỹ thuật của Lục Hào và Lục Nhâm Đại Độn vào trong tử vi đẩu số. Trong đó, mang ra diễn trên diễn đàn thì đã xuất hiện một số người dụng nó trên nền của Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh. Một số người khác thì có sử dụng tính thần sát để luận khán. Có một số người cũng đã biết dụng đến tương tác ngũ hành đơn để luận đoán. Nhưng tất cả đều dấu chiêu, có điều tôi nhận thấy rất rõ nét.
Ở mức độ tiên thiên, cụ thể hơn là bổ sung cho kỹ thuật của Tiên Thiên tứ hóa phi tinh kỳ phổ, thì Tiên Tông Phái cũng sử dụng chúng để định độ số cho tứ hóa. Nên các cách cục kiểu nghịch thủy kị, tuyệt mệnh kị... sẽ hoàn toàn khác xa nhau về kết quả, dù là cùng một hình phú cũng như tương tác phi cung.
Một tháng có ba mươi ngày. Không mất tính tổng quát, giả sử ngày 1 là ngày giáp Tý, nên ngày 11 là Giáp Tuất, ngày 1 tháng sau, nếu tháng có 30 ngày thì sẽ là Giáp Ngọ. Vậy sau 2 tháng, vị chi tuần giáp sẽ quay trở lại.
Đối với các tháng thiếu, gồm 29 ngày chẳng hạn, thì các sai số sẽ được add up lại, và hình thành nên sự vận hành của tuần giáp trên 12 cung. Vì vậy, một yếu tố khác sẽ cần phải đặt ra để correct các sai số này, bổ sung vào Lưu mùng một.
Cũng sẽ là một thiếu sót rất rất nếu quên không đề cập tới các kỹ thuật của Bảo Lộc Phái. Thay vì việc nghiên cứu lý thuyết khí của tinh đẩu và lý thuyết cung khí, họ sử dụng trực tiếp vị trí Thiên Lộc của Can của ngày sinh để luận đoán, đồng thời Nạp lục thân vào trong lá số.
Nhìn bề ngoài, nó hoàn toàn tương tự với việc Nạp lục thân vào lá số dựa trên nền tảng ngũ hành nạp âm Mệnh mà bác Indochine đã từng tương tự. Tuy nhiên, vì đây là một phái bí truyền không dạy ra ngoài, nên tôi không có một chút kiến văn nào sâu hơn về kĩ thuật của họ.
Nói chém gió vậy thôi, nhưng tôi đã quên hết tử vi, không có bất cứ khả năng gì trong việc luận lá số, và không có khả năng để trả lời mọi thắc mắc. Lâu lắm rồi, tôi không xem lá số nào.
Nên có gì sai sót, mong các bạn chỉ giáo cho tôi, tôi xin được lắng nghe ý kiến. Mọi người trao đổi học thuật, còn tôi xin được ngồi yên xem xét
...
Thái tuế nhập quái phái, nói rằng, khi ta khảo sát sự tương tác giữa hai lá số, ta có thể nhập địa chi của một người A vào lá số của người B kia để coi như cung mệnh ẩn, và dụng thiên can của A để an tứ hóa lên lá số của B để hiểu tương tác giữa hai lá số.
Tùy vào ngộ tính và mức độ lãnh hội, mà ta có các biến cách khác nhau. Người ta có thể dễ dàng kết hợp lý thuyết phi yến quỳnh lâm vào thái tuế nhập quái, đồng thời sử dụng trong phi vận tử vi đẩu số
Một trong những analog của nó, là lý thuyết lưu cung, khi ta biến thời gian trở thành không gian thông qua biến đổi poincare'. Những cái này là tầm thường, mọi người có thể đọc qua các bài viết về lý thuyết Tử Vân do bác VDTT đề cập, và tùy duyên mà nắm.
Tuy nhiên, một trong những biến cách thú vị nhất của kỹ thuật này, đó là sử dụng CỤC để khán hôn nhân có tốt hay không. Đây là một kĩ thuật đã biết tới từ lâu trong sách vở.
Cục vì là cơ sở để an 14 chính tinh, nên là cơ sở chung cho cả Bắc Phái lẫn Nam Phái Tử Vi Đẩu Số. Tuy nhiên, vì cơ sở luận đoán của hai phái khác nhau, nên cách sử dụng CỤC cũng khác xa nhau.
Đối với Tử Vi Nam Phái, bỏ đi những thành phần râu ria không kiểm chứng được, thì quay đi quay lại chỉ có xoay quanh các thứ:
- 1- Lý thuyết về Thập Nhị Huyền Đồ, tức là 144 cách cục, và các suy rộng của chúng, ví dụ như Tử Vi Tinh Quyết của Mr Chi. Đây có thể coi là nền tảng cơ bản của Nam Phái, nhưng chỉ là nghiên cứu về vỏ ngoài của bộ chính tinh, tức là Hình Phú của chính tinh.
- 2-Lý thuyết về tính Nam và Bắc đẩu của tinh đẩu, và các chế hóa ngũ hành. Đây là cơ sở cơ bản của phép Hội sao của Nam phái.
- 3-Lý Thuyết về Cung Khí, nói về khí của cách cục. Theo tôi, đây là đỉnh cao của Nam Phái, là cái dấu nghề của các môn phái và là chủ đề xuyên suốt topic này.
- 4-Lý thuyết về cách cục, đây là cái toàn tạp thư, được lan truyền trong dân gian, gồm hàng ngàn hàng vạn câu phú, được viết bởi đủ mọi thành phần xã hội, giang hồ thuật sĩ. Đại đa số nó không hề có cơ sở khoa học, chỉ có cơ sở nghiệm lý (trên vài trường hợp rồi chém) nên được coi là cục gân gà ai ai cũng phải nhá và ai ai cũng ghét. Bỏ không đọc thì chả biết khán cách nào, còn cả đời mà học thì chỉ tốn thời gian, mà thành tựu không chắc đã có bao nhiêu. Có thể coi nó là vỏ của cách cục
Nhiều người dành vài chục năm cuộc đời chỉ có luyện đi luyện lại đống phú, mà kĩ thuật thu được chả được bao nhiêu, xem tính cách chung chung hoặc tương lai 30 năm sau thì rất giỏi, nhưng cứ hỏi hạn quá khứ sắc nét hoặc hạn có kiểm chứng được thì lại ú ớ rồi lảng sạch.
Tử Vi Nam Phái, dù đi kiểu gì đi nữa, vẫn cứ quay về nền tảng là phép hội sao để ứng dụng bốn luận điểm trên. Nguyên lý cơ bản của phép hội sao thì chắc là ai ai cũng biết, nằm ngay trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, gọi là Tứ Yếu Thập Dụ Bát Pháp. Ta có thể thấy, dựa vào việc cục của cung mà đưa tới các kết quả khác nhau về phép hội sao.
Tuy nhiên, vì mức độ lãnh ngộ có hạn, nên nhiều người tự sáng tác, sinh ra các học thuyết quái dị, xa rời nguyên lý kiểu như mệnh VCD thì xem cung thiên di, cung di là đối thủ..... Những trường hợp đó, tôi xin miễn bàn ở đây, vì chắc chắn sẽ có nhiều người ở đây phật ý.
Ngược trở lại, cơ sở của Tử Vi Bắc Phái Phi Tinh lại hoàn toàn không dựa trên phép hội sao. Kỹ thuật của nó dựa trên ba khái niệm.
- Điểm: "Tử vi đấu sổ 12 cung vị: các cung, ngũ hành, tinh diệu ở cung tọa mệnh gọi là "Điểm",
- Tuyến: lưỡng nghi (Âm Dương) tức là "Tuyến",
- Diện: tam phương, tứ chính, tứ hóa tức là "Diện".
Theo "Điểm Tuyến Diện" mà xét biến hóa sẽ hé mở mệnh bàn diễn biến vô cùng vô tận,.. chính là "Vô tự thiên thư" (sách trời không chữ)! "
Nói thì nhiều, nhưng đây là cách tôi hiểu về lãnh vực này, trong đó phép lưu cung, phi vận... có thể coi là các phép quay trong không gian ba chiều.
Câu hỏi: Cục sẽ nắm vai trò gì trong vấn đề này. Có phải nó sẽ quy định hình dáng của các đối tượng hình học hay không, chắc mọi người đều đã đoán ra.
...
Như đã đề cập, bản chất của lý thuyết phi vận tử vi đẩu số, đó là phép quay trên không gian 12 chiều và tương tác tứ hóa giữa các vùng không gian khác nhau. Tùy vào cách các bạn tiếp cận mà có các kiến giải khác nhau, ví dụ như tôi, tôi hiểu lý thuyết giống hệt lý thuyết M và lý thuyết dây.
Cùng một kĩ thuật, cụ thể hơn là phép quay, khi áp dụng vào các trường hợp khác nhau, sẽ sinh ra:
- -áp dụng cho phạm trù Địa, người ta gọi là Thái Tuế Nhập Quái.
- -áp dụng cho phạm trù Nhân, tức là cung chức, người ta gọi là kỹ thuật mượn cung.
- -Áp dụng cho phạm trù Thiên, người ta gọi là phi vận tử vi đẩu số.
Vậy cục sẽ đóng vai trò gì ở đây? Tôi hiểu, tương tác tứ hóa giống như là các graviton được trao đổi trên các M-brane, và cục-hiểu theo nghĩa nào đó chính là đo độ cường nhược của chúng.
Ví dụ, lấy vợ, dùng thái tuế nhập quái biết là vợ hại mình. Nhưng, hại tới mức nào, cãi cọ hay chửi, hay túm tóc lên gối tát tới tấp, ấy lại là chuyện khác.
Tất nhiên, các chuyên gia cao thủ tử vi nghiên cứu theo trường phái chuồn chuồn điểm nước, ném đá ao bèo sẽ không quan tâm tới chuyện này. Bỏ cục và vòng trường sinh đi cho nhẹ lá số, xe máy bỏ hết phanh, thắng, đèn pha, cốp, bảo hiểm xe, túi khí... đi chạy cho nó nhanh, bán bớt áo cứu hộ, phao đi để có tiền uống rượu cho sướng, còn ai chết đuối là có số.
Lý thuyết Cung Trọng Điểm
Cung vị trọng điểm tức là cung vị quan trọng nhất. Điều này nghĩa là, khi suy đoán một sự kiện nào đó, chúng ta sẽ phát hiện trong số một vài cung vị liên quan đến nhau, sau khi nhập vào một số điều kiện/dữ kiện đã biết, luôn có một cung có ảnh hưởng mạnh nhất. Trong trường hợp này, chúng ta không cần thiết phải chú ý đều tới tất cả các cung vị (bản mệnh, đại hạn, lưu niên) mà chỉ cần chú ý tới “cung trọng điểm” là được. Sau khi tìm được cung trọng điểm, chúng ta chỉ cần chú ý tới các đặc tính của nhóm sao trong cung đó, kết hợp với việc xem xét tác động của vận hạn, tứ hóa đối với cung vị này là có thể suy luận chiều hướng phát triển của nó về sau. Nhưng dự kiện cần thiết phải nhập vào, bao gồm:
- năm tháng xảy ra sự kiện hoặc năm tháng xảy ra biến động, năm tháng kết thúc sự kiện.
- năm sinh của người liên quan (cung vị nhập quái).
- ngày tháng xảy ra những sự kiện đặc biệt.
Dưới đây chúng tôi xin nêu 3 ví dụ để tiện suy ngẫm.
Ví dụ 1: Giả sử người A, ở đại hạn Canh Tý (năm Giáp Tuất) được tuyển vào công ty hiện đang làm việc, nay thấy không hài lòng lắm với công việc, muốn tìm một công việc khác và muốn biết: có cơ hội đổi việc không? con duyên phận với công ty cũ hay không?
Từ các dữ liệu người A đã cung cấp ở trên:
- đại hạn Canh Tý năm Giáp Tuất vào công ty
- lưu niên Bính Tý công việc không thuận lợi,
Sau khi vận dụng vào lá số, chúng ta có thể thấy, cung trọng điểm của sự việc này là cung Thìn. Lý do như sau:
1. Đại hạn Canh Tý, bước vào cung sự nghiệp tiên thiên, cung đại hạn sự nghiệp tại Thìn, có can Canh Vũ khúc hóa quyền để cát hóa.
2. Lưu niên Giáp Tuất vào làm công ty hiện thời, can Giáp tạo thành Liêm Trinh Hóa Lộc, Vũ Khúc Hóa Khoa, cùng nhập cung Thìn.
Giải thích: Ngoài 4 hóa tinh (lộc, quyền, khoa, kị) trên lá số tiên thiên, thiên can của đại hạn và lưu niên cũng tạo ra tứ hóa của riêng nó. Vào năm Giáp Tuất, lưu niên tứ hóa của can Giáp chính là Liêm trinh hóa lộc, Phá quân hóa quyền, Vũ khúc hóa khoa, Thái Dương hóa kị).
3. Năm vào công ty cũng vừa vặn là cung đối (đối xứng?) với cung đại hạn về sự nghiệp, Thìn.
Giải thích: Năm vào công ty là năm Giáp Tuất, lưu niên ở cung Tuất (lấy các cung địa chi để xem), Tuất và Thìn là hai cung có quan hệ đối xứng, sức ảnh hưởng sẽ lớn hơn).
4. Lưu niên Bính Tý bước vào cung vị đại hạn, sự nghiệp lưu niên cũng ở cung Thìn.
5. Công việc không thuận lợi, về lý phải do ảnh hưởng của hóa kị, lưu niên Bính Tý chính là lúc có Liêm Trinh hóa kị thủ tọa cung Thìn.
Sau khi nhập các dữ kiện như trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng, cung Thìn là cung trọng điểm đối với công việc hiện tại của người A. Nếu chúng ta xem xét tính chất của các sao chính tinh phụ tinh (nguyên văn: tam phương tứ chính) tại cung Thìn cũng như những biến đổi theo lưu niên trong tuơng lai tại cung này thì có thể luận ra người A có duyên phận như thế nào đối với công việc hiện nay. Khi tim ra được cung trọng điểm, chúng ta sẽ không còn phải phân vân: rốt cuộc nên suy đoán dựa trên cung sự nghiệp tiên thiên (quan lộc?), cung đại hạn sự nghiệp tiên thiên, hay cung sự nghiệp lưu niên. Ba cung này ngộ nhỡ không thống nhất thì có phải sẽ khiến chùng ta hao tổn tâm trí vô ích?
Ví dụ 2: Người B muốn hỏi về chuyện tình cảm trong tương lai với bạn gái hiện thời. B cho biết, hai người quen nhau năm kia (Ất Hợi), bạn gái sinh năm 57 (>1968, tức Mậu Thân). Từ các dữ liệu B cung cấp:
- Hai người quen nhau năm Ất Hợi.
- Bạn gái sinh năm Mậu Thân, nhập vào lá số của B, chúng ta sẽ tìm ra được cung trọng điểm đối với chuyện tình cảm này là cung Thân.
Lý do như sau:
- Hiện nay là đại hạn Canh Tuất, can Canh Thái Dương hóa lộc do Tý hội nhập đại hạn phu thê cung Thân, khiến nó được cát hóa (trở nên tốt lành).
- Năm kia (Ất Hợi) quen nhau, can Ất Thiên cơ hóa lộc cũng do cung Dần hội nhập cung Thân.
- Bạn gái sinh năm Mậu Thân, đem nhập vào lá số, thủ tọa cung Thân của lá số.
- Vào đại hạn khi quen nhau cũng như năm quen nhau, thiên can hóa lộc ảnh hưởng mạnh nhất là cung phu thê của đại hạn còn cung phu thê tiên thiên cũng như lưu niên đều không có biểu hiện rõ ràng. Thêm vào đó, cung vị nhập quái của bạn gái cũng là cung Thân. Vì thế, chúng ta nên chọn cung Thân là cung trọng điểm để đi sâu phân tích.
Chọn được cung trọng điểm là cung Thân rồi mà trong quá trình luận giải về tình cảm giữa hai người, chúng ta không lấy cung Thân làm chỗ dựa để phán đoán, lại dựa vào cung phu thê tiên thiên của lá số, hoặc cung phu thê lưu niên thì kết quả e rằng kết quả sẽ sai lệch ngàn dặm. (Bởi vì, năm Ất Hợi, cung phu thê lưu niên tại Dậu, đại hạn Thiên đồng hóa kị cũng như lưu niên Thái âm hóa kị song kị giáp (giáp nhau?), cung phu thê tiên thiên tại Tuất, có đại hạn Thiên đồng hóa kị thủ tọa cũng như tiên thiên Cự môn hóa kị hội ngộ, lưu niên Thái âm hóa kị ảnh hưởng liên tục.. Trong cảnh cung phu thê tiên thiên và lưu niên đều bị ảnh hưởng của Kị, rất khó xảy ra chuyện người B có thể kết được bạn gái.)
Ví dụ 3: Người C vào năm 83 Dân quốc, tức là năm giáp tuất, đặt mua một căn phòng trả góp. Căn phòng này năm đó khởi công năm Bính Tý thì hoàn thành. Người C muốn biết căn phòng này tương lai có tăng giá hay không. Theo những tư liệu người C đã cung cấp ở trên:
- Năm 1983, giáp tuất mua nhà.
- Căn nhà này năm đó khởi công,
- Bính Tý Lưu Niên hoàn thiện.
Từ các dữ kiện này có thể thấy, cung trọng điểm đối với căn phòng này có thể định tại cung mùi với lý do như sau:
- Lưu niên giáp tuất cũng như đại hạn giáp thìn, với giáp can thì phá quân hóa quyền, và Tiên Thiên Tử Vi hóa quyền, hình thành hiện tượng song quyền giáp với Vận Hạn điền trạch thì sẽ tự phát sinh tham vọng mua bán bất động sản.
- Lưu niên giáp tuất, Can giáp làm thái dương hóa kị, cũng do cung Mão tam hợp với cung Mùi. Sự dẫn động của hóa Kị cũng có thể giải thích cho hiện tượng khởi công. Năm này cũng gặp Lưu Kình Dương.
- Lưu niên bính tí, can Bính làm thiên đồng hóa lộc làm đại hạn điền trạch cung Mùi hóa cát (hoàn thành công trình).
- Đại Hạn điền trạch cung Mùi vào năm mua nhà trả góp và năm hoàn thành công trình nói chung đều gặp lộc quyền làm cát hóa. Năm bắt đầu khởi công thì cũng có sát tinh hóa kị dẫn động. Vì thế chúng ta nên lấy cung mùi làm cung trọng điểm cho sự việc mua bán nhà cửa này.
Từ suy luận trên có thể thấy, nếu mà sự kiện này không phải là do cung trọng điểm, BỞI VÌ CUNG ĐIỀN TRẠCH TIÊN THIÊN Ở TẠI MÃO, ĐẠI HẠN ĐIỀN TRẠCH Ở TẠI CUNG MÙI, NHỮNG CUNG NÀY TẠI CÁC NĂM TIẾP THEO ĐỀU SẼ PHÁT SINH NHỮNG BIẾN ĐỔI CÓ TÍNH CHẤT KHÁC NHAU.
Từ ba ví dụ trên đây có thể thấy rất rõ giả sử... kỳ thực cung trọng điểm là một phhương pháp suy luận rỏ ràng và đơn giản nhất. Ngoài cái việc chúng ta tránh được việc giải đoán một cách rối rắm
(chú thích, năm n dân quốc tương ứng với năm n+12 theo lịch thông thường)
Từ 3 ví dụ trên đây, có thể thấy rõ, biết vận dụng “cung trọng điểm” là phương pháp suy luận đơn giản và sáng sủa nhất. Nếu không có cung trọng điểm, ngoài việc làm nhiễu mạch tư duy, cũng sẽ thường xuyên gặp cảnh “húc đầu vào đá”. Chỉ cần tìm được cung trọng điểm ở đâu, kết quả ta cần suy đoán, nếu không trúng cũng không quá sai lệch! Trong những phần suy đoán dưới đây, chúng tôi sẽ thử phân tích cách tìm cung trọng điểm.
MUỐN BỎ KHÔNG ĐƯỢC: CHUYỆN TÌNH CẢM CỦA CÔ KHA.
Mấy ngày trước, đồng nghiệp bảo tôi, cô ấy có một người bạn là cô Kha. Cô Kha từng nhờ tôi coi số tuy nhiên khi đó tôi mới chỉ viết một số nét cơ bản về vận hạn sắp tới của cô ấy, giảng cũng sơ lược, nên cô ấy muốn hẹn tôi một dịp nào đó gặp mặt trực tiếp. Cô Kha đang gặp một số khó khăn trong công việc và tình cảm nên mong tôi giúp đỡ, thảo gỡ một số nghi vấn, giải tỏa tâm lý.
Dưới sự sắp xếp của bạn đồng nghiệp, ba người chúng tôi hẹn gặp nhau tại một nhà hàng cà phê sau giờ làm việc ngày thứ bảy. Trong hương thơm của cà phê và tiếng nhạc êm ái, chúng tôi nói chuyện gần ba giờ đồng hồ. Những vấn đề có thể hỏi, cô Kha đều đã hỏi hết. Ngay cả những vấn đề bình thường rất khó mở miệng, cô Kha – con người vốn có tác phong “hào phóng”- hầu như cũng không bỏ qua. Trong quá trình đoán số, cô Kha cũng để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc về tác phong hành xử và cuộc đời của mình.
Khi luận lá số này, chúng tôi thấy cung trọng điểm- cung mệnh chiếm vai trò quan trọng, tổ hợp cách cục của nó cũng rất đặc biệt nên nêu ra để cùng bàn luận.
Ngay sau khi lập xong lá số của cô Kha, tâm lý của chúng tôi đều có phần chùng xuống, cuộc sống của cô ấy dường như rất nhiều màu sắc: tổ hợp cung mệnh có tính “biến hóa”, nếu chúng ta xét thêm cả sự biến hóa của vận hạn thì càng thấy rõ.
Nghe đồng nghiệp nói, cô Kha hiện nay quan tâm hai vấn đề là tình cảm và sự nghiệp nên tôi bắt đầu xem từ vấn đề tình cảm. Sau khi xem một lát, tôi nói với cô Kha: “chuyện tình cảm của cô hẳn là rất phong phú, phức tạp!”
“Cách cục trong lá số tiên thiên là cách cục “đào hoa phạm chủ” Tử Tham hội Thiên hỷ điển hình. Hiện nay, đại hạn ở Kỉ Sửu, can Kỷ Vũ khúc hóa lộc tại đại hạn cung phu thê, Tham lang hóa quyền tại cung mệnh tiên thiên, vận hạn cung phu thê và cung mệnh tiên thiên tại phương tam hợp, lại chịu sự ảnh hưởng của quyền lộc thì chuyện tình cảm rất khó suôn sẻ, đơn thuần.”
“Đúng thế! Mấy năm nay chuyện tình cảm của tôi đúng thực là như vậy. Tôi yêu hết anh này đến anh khác, thấy hợp thì đến, không hợp lại đi. Tuy đã yêu rất nhiều người, cuộc sống sống động muôn màu nhưng tôi không hề có cảm giác an toàn, nghĩa là vẫn chưa tìm được ai thật sự tri kỷ”, cô Kha trả lời tôi.
“Những người cô yêu đại đa số sinh năm bao nhiêu?”
“Trước đây tôi từng đi lại với mấy anh sinh năm 56, 58 dân quốc. Gần đây, tôi yêu một anh sinh năm 52, một anh sinh năm 54 dân quốc.”
Khi nhập các dữ kiện này vào lá số, tôi hỏi cô Kha, có phải cô ấy đã chia tay với người sinh năm 52 rồi không? Dường như cô ấy có duyên hơn đối với người sinh năm 54?
Người sinh năm 52, nếu nhập vào cung mệnh tiên thiên trên lá số của cô, cung vị nhập quái này sẽ cùng với cung phu thê theo vận hạn của cô tạo thành phương tam hợp. Như vậy, ngoài việc xuất hiện hiện tượng tác động lẫn nhau/kéo theo? của quyền lộc tạo ra cách cục hay người gặp gỡ, quen biết như đã nói trên đây, vận hạn hóa kị cũng khiến cho cung Tỵ và cung Hợi rơi vào cách cục xấu Xương Tham Khúc Tham. Người sinh năm 52, can Quý, Tham lang hóa kị cũng vừa khéo tọa thủ cung Mão đồng thời hội nhập cung Hợi, năm Bính Tý lại chịu ảnh hưởng của Liêm trinh hóa kị, e rằng dữ nhiều lành ít, tình cảm dễ đi vào hồi kết.
Người sinh năm 54, cung bát quái tại Tỵ. Cung vị này cùng với cung mệnh và cung phu thê trên lá số của cô Kha tạo thành phương tam hợp. Tương tự, cũng có lộc tinh Vũ Khúc cát hóa. Điểm khác biệt so với người sinh năm 52 là, cung Tỵ có Thiên tướng tọa thủ, tam phương không hình thành cách cục xấu. Do đó, cô Kha và người này chắc là có duyên với nhau hơn.
“Đúng thế, tình hiện hiện nay đúng là như vậy. Tôi với người sinh năm 52 chắc là khó có cơ hội gặp lại. Còn người sinh năm 54 hiện đang sống chung với tôi.” “Ngoài người hiện tôi đang sống chung, sắp tới có thể quen thêm bạn trai nào khác không? Tại sao ngoài người sinh năm 54, chuyện tình cảm với những người khác đều không đi đến đâu? Rốt cuộc tôi có cơ hội gặp được người tôi thực sự yêu thương không?” cô Kha hỏi.
“Như tôi vừa nói, đại hạn Kỷ Sửu cũng tức là trước 34 tuổi, cuộc sống tình cảm của cô không thể nào dứt (có kết quả?). Do vậy với những người đã gặp trước đây, đều đổ vỡ. Có thể thấy, cung vị nhập quái của những người này đều trùng hợp rơi vào phương tam hợp với cung mệnh tiên thiên, chịu ảnh hưởng của cách cục Xương Tham Khúc Tham nên không thể bền lâu. Giả sử hôm nay cô gặp một người sinh năm 53 hoặc 57, tôi tin rằng người đó sẽ đối với cô rất tốt, quan hệ của hai người cũng sẽ không tệ. Tình cảm mà! Có thể nâng niu thì hãy nâng niu, duyên phận vốn là đến không dễ, nếu không nắm lấy, sau này hối hận cũng không kịp. Người bạn hiện nay đối với cô cũng không tệ, tại sao phải nghĩ ngợi nhiều như vậy? Hơn nữa, phân tâm hai lòng đối với cô cũng không tốt đâu”.
“Nhiều khi tôi cũng cảm thấy mình trăng hoa quá! Có phải do tôi có số đào hoa nên mới như vậy hay không?”. Tôi sống với bạn trai hiện nay, kỳ thực không phải là có tình cảm gì cả, chỉ đơn thuận là như cầu sinh lý! Từ lá số, có thể luận ra vần đề “dục vọng” không?”, cô Kha nói với tôi quan điểm của cô ấy về tình cảm một cách rất thoải mái. (Cung Mệnh Thân có Kình dương, thông thường đều có tính hỏi gì thì hỏi đến cùng.)
CUNG VỊ TRỌNG ĐIỂM
Đào hoa có thể sinh ra hay không, điều này có thể phân tích từ cung Mệnh tiên thiên.
Trong cung Mệnh tiên thiên, có mấy tổ hợp, mấy tổ hợp này gặp nhau sẽ làm phát sinh một số hiện tượng dưới đây, tạo ra những biểu hiện trong tác phong làm việc của đương số:
1. Tử vi tọa mệnh nhưng không hội tả phù hữu bật, làm việc gì cũng khó tránh khỏi cảnh cô độc một mình. Thêm vào đó có Dương Đà đến quấy nhiễu, vậy ai tác động thế nào, đương số cũng vẫn theo ý mình mà làm.
2. Cách cục Sát Phá Lang hội sát tinh làm gia tăng tính hay thay đổi ở đương số, cuộc sống càng khả giả(?), càng phù hợp với lý tưởng của cô ấy. Điều này cũng giải thích tại sao đương số không hài lòng với hiện trạng.
3. Tử Tham gia thêm Thiên Hỷ là cách cục Đào hoa phạm chủ, cách cục này sau khi chịu ảnh hưởng bởi lộc, quyền của vận hạn, ngay cả khi đại hạn cung Sửu không phải là cách cục của Đào hoa, vẫn sinh ra hiện tượng đào hoa. Nếu lại thêm có Kình Đà hội hợp, cảnh “dã đào hoa (đào hoa dại)” là không thể tránh khỏi. Do vậy, trong chuyện tình cảm, đương số cũng cần biết tiết chế, nếu không sẽ không tốt.
4. Do cách cục Xương Tham Khúc Tham, cuộc sống tình cảm hiện tại của đương số sẽ có nhiều biến động. Nói một cách trực tiếp là việc kì quái đến mấy, cô ấy cũng có thể làm. Trong đại hạn hiện nay, can Kỷ Văn khúc hóa kỵ ảnh hưởng tới cách cục này, khiến cho tính biến động càng rõ nét.
5. Tham lang hóa quyền trong vận hạn và Vũ khúc hóa quyền tiên thiên càng ảnh hưởng mạnh tới cung mệnh có Đào hoa, đồng thời hội với (?) cung phu thê của đại hạn, ít nhiều cũng làm tăng mong muốn chiếm hữu đối với người khác giới của đương số. Nếu mang tổ hợp quyền tinh và kị tinh kết hợp với tính cường vượng của chủ tinh để suy xét, càng thấy rõ tình hình này.
Nếu kết hợp 5 điểm nêu trên để luận giải sẽ thấy khá phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của đương số. Thực ra, những cách cục này không phải hoàn toàn xấu, không có điểm nào tốt, do đó tốt hay xấu cần phải xem đương số hành động như thế nào. Nếu đương số biết lợi dụng những tính chất này vào công việc, ví dụ làm một số việc liên quan đến mỹ thuật, nghệ thuật, phục trang v.v. rất có thể sẽ đạt được thành tựu hơn công việc hiện tại, có cơ hội thăng tiến. Đương số là nữ giới, cuộc sống tình cảm quá “phong phú” cũng không tốt: trên lá số đã tiềm ẩn một số tính chất như vậy, nếu bất cẩn không lưu ý, người phải chịu thiệt hại sẽ chính là cô ấy.
Còn về vấn đề “dục vọng” mà cô Kha hỏi, tôi chưa từng nghiên cứu qua nên không thể luận ra điều gì từ lá số của cô ấy. Huống hồ, tìm hiểu điều này, thực ra cũng không có ý nghĩa gì nên..
Còn về vấn đề “dục vọng” mà cô hỏi, tôi chưa từng nghiên cứu qua nên không thể luận ra điều gì từ lá số của cô. Huống hồ, tìm hiểu điều này, thực ra cũng không có ý nghĩa gì nên câu hỏi này tôi tạm không trả lời. Điều đáng quan tâm, theo tôi là làm thế nào để “xu cát tị hung” (thêm cái tốt, bớt cái xấu), làm thế nào để lợi dụng những điểm trên lá số để phát triển tiềm năng của mình”.
“Nói thế mà được! Trước đây không phải anh đã bảo, từ lá số có thể nhìn được những điều này? Sao giờ anh lại không nghiên cứu nữa? Anh cứ nói đi mà! Nói ra thì có làm sao? Người ta đã hỏi, anh còn ngại gì chứ?”, đồng nghiệp của tôi ngồi bên cạnh, thúc bách tôi phải nói.
“Cung tử tức là cung đại diện cho ham muốn tình dục, cung tật ách là cung đại diện cho khả năng tình dục. Cung tử tức tiên thiên của cô là Thái dương hóa lộc tọa thủ tại cung Tý. Thái dương của người sinh giờ Mão chính là hiện tượng “ánh nắng sớm đợi mọc”, cung Tý tam phương lại có hai sao Hỏa, Linh làm tăng thêm sức mạnh của Thái dương. Cho nên.....”
“Đại hạn, cung tử tức tại Tuất. Cung Tuất có Vũ khúc hóa quyền tiên thiên và Tham lang hóa quyền của đại hạn (nhập cung Dậu), tức là giáp song quyền. Điều này có thể giải thích cho sự hưng vượng về ham muốn tình dục của đương số.”
“Nếu tiếp tục xem xét đại hạn tiếp theo, đại hạn đi vào vị trí cung tử tức tiên thiên, sẽ xuất hiện hiện tượng giống như trên. Cung tử tức của đại hạn tại Dậu, có Tham lang hóa lộc của vận hạn làm cát hóa, như vậy tôi nghĩ rằng tuổi đương số càng cao, hứng thú tình dục e rằng càng mãnh liệt”.
Cô Kha và đồng nghiệp nghe xong những lời giải đoán “thoải mái” của tôi đều không nhịn được, cười lớn nói: thế thì biến thành “hoa si” (kẻ ham mê sắc dục) hay sao?
Sau khi đã hỏi rất nhiều câu nên hỏi và không nên hỏi, cô Kha hỏi một câu có liên quan tới công việc của cô ấy. Cô nói, năm kia (Ất Hợi), cô vào làm việc cho công ty hiện tại, không rõ có nên tiếp tục công việc này hay không? Nếu đổi việc khác, trong tương lai nên làm việc trong ngành nghề gì thì tốt nhất?
Nếu xét dựa trên dữ kiện là năm vào công ty, cung Mão và cung Hợi là hai cung có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp. Hai cung vị này, ngoài việc có tiên thiên Vũ khúc hóa quyền, đại hạn Vũ khúc hóa lộc, Tham lang hóa quyền và lưu niên Lộc tồn dẫn động, còn là cung mệnh của lưu niên và cung sự nghiệp (quan lộc?) của lưu niên.
Hai cung vị này vào năm Bính Tý, sau khi có Liêm trinh hóa kị dẫn động (sau khi có ảnh hưởng của Liêm trinh hóa kị?), sợ rằng đã ngầm ẩn hung cơ (việc xấu/ cơ hội xấu), muộn nhất chắc đến năm Đinh Sửu.
Về tính chất công việc, đương số có tử vi tọa mệnh, tuy không có tả phù hữu bật hội chiếu nhưng tính chất công việc vẫn thuộc loại “đa nguyên”: có thể làm việc trong nhiều ngành nghề, không chê ngành nào. Nếu lại phối hợp với cách “Xương Tham, Khúc Tham” thì càng rõ ràng. Nhưng tôi vẫn khuyên giống như đã nói ở trên: đối với đương số, nếu có thể chuyển tính chất “đào hoa” trong cung mệnh vào nghề nghiệp, chú trọng đến những sở trường này (Kình Dương, Đà La hội nhập), chắc rằng sẽ có nhiều thành tựu.
Chúng tôi kết thúc 3 giờ đồng hồ đoán mệnh. Tuy tôi vẫn chưa đưa được đáp án nào cụ thể, rõ ràng cho cuộc sống tình cảm thăng trầm của cô Kha nhưng dựa vào thiên tính lạc quan của cô ấy, tôi tin cô ấy sẽ nhanh chóng tìm được một người bạn đời lý tưởng. Một lần nữa, tôi muốn gửi lời chúc phúc tới cô.
HÀNH TRÌNH CÔ ĐỘC: CUỘC HÀNH TRÌNH SANG ĐẠI LỤC CỦA HỌC TRƯỞNG (SƯ HUYNH).
Chủ nhân của lá số này là sư huynh, đồng thời là đồng nghiệp của tôi. Khi tôi mới vào công ty, anh ấy đã giúp tôi rất nhiều. Trong công việc, chúng tôi luôn cùng vai sát cánh, trong đời tư, chúng tôi là bạn bè tốt, chia sẻ mọi việc.
Còn nhớ, năm tôi mới vào công ty (Dân quốc thứ 82), tôi đã từng xem giúp lá số của sư huynh, đoán rằng vào năm Dân quốc 83, anh ấy sẽ có bước phát triển tốt.
Còn nhớ, năm tôi mới vào công ty (Dân quốc thứ 82), tôi đã từng xem giúp lá số của sư huynh, đoán rằng vào năm Dân quốc 83, anh ấy sẽ có bước phát triển tốt, cần chuẩn bị thực lực để đến khi gặp thời cơ có thể phát huy. Đầu năm sau, sư huynh quả nhiên được thăng chức, được điều đến một xí nghiệp có liên quan, giữ chức trưởng phòng tài vụ (tài vụ trưởng). Chế độ đãi ngộ tuy không tốt hơn rõ rệt nhưng là bàn đạp để thăng tiến. Làm công việc này chưa đầy một năm, sư huynh được cử đi công tác ở đại lục. Công ty ở đại lục mới bắt đầu gây dựng, mọi chế độ đều đang trong quá trình xây dựng, tất nhiên công việc rất vất vả nhưng lương bổng nhiều hơn gấp đôi so với công việc cũ.
(Hết trang 53/118)
Những công nhân viên chức được cử sang đại lục, càng có cơ hội nắm nhiều quyền lợi cho mình, tích lũy càng nhiều kinh nghiệm. Chỉ cần công tác đủ hai năm ở đại lục, khi quay lại công ty mẹ, đều có thể được thăng chức. Đây là lợi thế mà những nhân viên ở lại Đài Loan không thể có được.
Do có nhiều lợi ích như vậy nên các nhân viên ở công ty đều muốn giành lấy cơ hội đi đại lục. Nhân viên trong công ty quá đông, trong cảnh “người nhiều cháo ít” như vậy, sư huynh của tôi có thể được cấp trên đề bạt, khởi hành đi đại lục một cách thuận lợi, tôi nghĩ không hẳn chỉ vì biểu hiện trong công việc của anh ấy tốt mà còn vì anh hơn người ta một chút cơ duyên.
Vào khoảng mấy ngày giáp Tết âm lịch năm 85, tôi nhận được điện thoại của sư huynh, ngoài việc hàn huyên tâm sự, sư huynh cũng tiết lộ, lần này về nghỉ tết, anh ấy muốn tranh thủ lại thăm tôi, nhờ tôi xem giúp cho anh ấy vận hạn lưu niên Bính Tý. Cũng bởi vì gần đây công việc của anh ấy không thuận lợi lắm, anh cảm thấy không đáng phải vất vả như vậy nên muốn xem thử vận thế sắp tới thế nào. Khi đó đúng dịp quyết toán cuối năm, công việc của chúng tôi đều rất bận nên chúng tôi không nói nhiều qua điện thoại, chỉ hẹn cuối năm gặp nhau sẽ đàm đạo.
Tôi nhớ rằng, trong lần thứ hai luận giải lá số cho sư huynh, tôi có nói với anh ấy, anh ấy đang gặp một số khúc mắc trong quan hệ, mặc dù cụ thể là gì tôi chưa biết rõ. Qua sự kiểm chứng của sư huynh, quả thật anh ấy đang gặp khó khăn trong quan hệ với cấp trên ở đại lục. Đây cũng là vấn đề khiến anh ấy lo phiền nhất hiện nay. Nhiều lúc, anh ấy cũng đã định từ chức nhưng nghĩ đến việc đã đổ sức làm việc 5, 6 năm, anh ấy lại không cam tâm từ bỏ. Nghe xong những lời bất bình của sư huynh, tôi hỏi thêm anh ấy một số thông tin liên quan và từ đó có một số suy luận như sau:
Sư huynh vào công ty năm Canh Ngọ, năm đó 27 tuổi, đại hạn tại Bính Tý.
Đại hạn Bính Tý là cách cục Sát Phá Lang chủ, cách cục này nếu có kị sát tinh dẫn động (ảnh hưởng?) mới xuất hiện khuynh hướng “động”, ngược lại nếu gặp cát tinh thì sẽ chuyển hướng phát triển bình ổn, không có biến động lớn (Tuy có Liêm Trinh hóa kị ở đại hạn nhưng may mắn là không hình thành hung cách (cách cục xấu), nên không có khả năng phát sinh điều dữ. Tuy nhiên, do sự tác động của Liêm Trinh hóa kị, vận thế bình ổn, thuận lợi trước đây sẽ này sinh một chút dao động khiến đương số có ý muốn thay đổi).
Đại hạn tọa quyền hội lộc và đại hạn hóa kỵ tự nhiên (tự nhiên nhi nhiên) sẽ khiến đương số kiên trì hơn người khác trong công việc (?).
Lưu niên Canh Ngọ, chuyển sang cung Thiên Di của đại hạn, can Canh khiến Thái dương hóa lộc và Thiên đồng hóa lộc ở đại hạn, song lộc giáp cung sự nghiệp của lưu niên. Khi lưu niên đến cung vị cường vượng đồng thời cung sự nghiệp lưu niên hình thành cát hóa, tìm được một công việc tốt là chuyện không khó khăn gì (tuy nhiên, năm đầu tiên vào công ty, cũng sẽ vất vả một chút, lưu niên chuyển đến vị trí đại hạn Liêm trinh hóa kị, cung sự nghiệp lưu niên cũng ở cách “ủy khuất” của song kị giáp (gặp hai hóa kị?). Bởi vậy, đương số có thể bình an qua một năm là do ảnh hưởng của cách cục cường vượng tạo ra bởi tam phương chính tứ ở cung Ngọ).
Giáp Tuất lưu niên, khi xưa tôi đoán giải là năm này sẽ có bước tiến tốt trong công việc, lí do như sau:
1. Giáp Tuất lưu niên, chính là rơi vào cung sự nghiệp (Canh Ngọ niên) của năm vào công ty, lực tác động tương hỗ tự nhiên sẽ mạnh.
2. Lưu niên bước vào cung vị cường vượng, năng lực tự nhiên và vận thế đều tốt.
3. Lưu niên thiên can Giáp khiến lưu niên tam phương hình thành cách cục “tam kì gia hội” (三奇加會) 。
4. Thiên can của lưu niên và tiên thiên tương đồng, vì vậy năm này sẽ có tứ lộc cát hội, đồng thời tạo ra những cách cục tốt như Tử Phủ tương hội Tả Hữu, Hỏa Tham...
Đại khái chính vào thời điểm giữa năm Giáp Tuất, sư huynh được cất nhắc và cử sang công ty có liên quan phụ trách tài vụ. Công việc này tuy chức cao nhưng trách nhiệm cũng lớn. Dù sao cũng là một bàn đạp để thăng tiến.
Lưu niên Ất Hợi, sư huynh được công ty cử đi công tác tại Quảng Châu, đại lục, đảm nhiệm chức giám đốc phụ trách tài chính, cả chức vị và lương bổng đều thăng tiến vượt bậc.
(hết trang 55/118).
Lưu niên Ất Hợi, Lộc tồn và Thiên cơ hóa lộc giáp cung sự nghiệp tiên thiên, Thiên cơ hóa lộc và Thái dương hóa lộc can Canh trong năm vào công ty giáp đại hạn cung mệnh. Do sự cường vượng của bản mệnh và đại hạn, đương số sẽ có cơ hội thăng chức.
Nhưng năm này không phải là năm chỉ cát mà không có hung. Lưu niên khi đó rơi vào cung vị yếu thế bị kị sát xung (xung chiếu?) đồng thời hội hung cách (cách cục xấu). Do vậy tôi cho rằng, năm này là năm đương số phải làm việc vất vả, hao tâm tổn trí hơn nhiều so với mấy năm trước đó.
Năm tiếp theo (Bính Tý), sư huynh từ đại lục quay lại Đài Loan nghỉ phép, vừa về đến Đài Loan, liền gọi điện thoại tìm tôi, nói rằng lại muốn tìm tôi xem số giúp. Những vấn đề cần hỏi, anh ấy cũng không nói rõ, chỉ nói là sẽ tìm thời gian đến tìm tôi tại công ty, khi nào gặp mặt sẽ nói cụ thể.
Trong ngăn bàn của tôi tình cờ lại có lá số của sư huynh nên tranh thủ khi anh ấy chưa tới, tôi xem qua lá số của anh. Xưa nay tôi vẫn luôn như vậy, trước khi gặp đương số, thường tranh thủ xem qua lá số của họ, ghi lại những điểm quan trọng, một là để tiết kiệm thời gian khi gặp mặt, hai là tôi nghĩ khi đó tư duy thường rành mạch, chưa bị nhiễu loạn bởi các thông tin. Những điểm tôi ghi lại khi đó là:
(1) công việc: năm Bính Tý cần chú ý, nếu kết giao với người sinh năm 41, dễ có vấn đề trong quan hệ giữa hai người. Nếu qua năm sau thì lại không có vấn đề gì nữa.
(2) hôn nhân: năm 87 dân quốc, dễ có duyên phận quen biết người sinh năm năm 53, 57 dân quốc.
Một ngày sau hôm nói điện thoại, sư huynh của tôi đến công ty giải quyết công việc rồi qua tìm tôi. Sau khi tôi vừa cầm lá số đã lập ra, anh ấy liền hỏi ngay: “Anh cảm thấy tôi tìm việc thì thế nào? Có vấn đề gì không?”.
Sau khi xem xét lại lá số lần nữa, tôi bảo anh, năm nay anh cần chú ý vấn đề quan hệ, cần cẩn thận trong quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp. Bởi vì cung Thiên di có hóa kị đồng thời hình thành hung cách mà cung Thiên di chính là đại diện cho những việc này. Còn công việc thì chắc là không có vấn đề gì lớn.
Sư huynh nghe xong lời luận giải của tôi, lập tức trả lời: “Chuẩn! Không sai, hiện nay anh đang bất hòa với cấp trên đây. Hắn ta việc gì cũng soi mói, làm khó dễ, anh chịu hết nổi rồi”.
Nghe xong những lời sư huynh phàn nàn về cấp trên, tôi lại chú mục vào lá số, xem một lúc rồi bảo anh: “nếu mà cấp trên của anh là người sinh năm 41, thì anh cần cẩn thận đấy”.Sư huynh lập tức đáp lời tôi bằng một giọng vừa ngạc nhiên và kinh hoàng: “đúng đấy, cấp trên của tôi đúng là sinh năm 41. Sao mà trùng hợp thế nhỉ?”. Tôi bảo: “Vậy sau khi anh quay lại đại lục, anh cần phải chú ý xử lý mâu thuẫn giữa hai người nhé. Nếu không, làm việc mà không vui vẻ với nhau, đến mức phải bỏ việc thì lợi bất cập hại. Có nhiều việc trùng hợp như vậy đấy, gặp rồi thì chịu vậy thôi, biết sớm như thế thì anh có thể chuẩn bị tâm thái cho mình. Qua năm nay thì mọi việc sẽ ổn cả, làm thế nào là do anh.” Cuối cùng, tôi khuyên sư huynh như vậy.
Tiếp theo, chúng tôi cùng nhau xem xét, tại sao năm Bính Tý, sư huynh lại gặp khó khăn trong quan hệ.
1. Lưu niên Bính Tý rơi vào cung đối với cung Ngọ. Cung Ngọ này là năm đương số vào công ty (Canh Ngọ). Nói một cách khác, cung vị năm nay là “cung Thiên di” của năm vào công ty. Khi lưu niên chạy đến một cung vị có ít nhiều liên quan đến cung Thiên di của việc vào công ty (nguyên văn: 當流年走到這個與公司遷移不無關係 宮位時), nếu năm nay phát sinh vấn đề trong quan hệ với cấp trên, lực tác động tương hỗ giữa các cung vị này đương nhiên sẽ không phải là nhỏ.
2. Lưu niên Bính Tý chạy đến cung Mệnh của đại hạn, tứ hóa và đại hạn giống nhau, Bính Tý Liêm trinh hóa kị vừa khéo ở vận hạn này, cùng với cung Thiên di của lưu niên và lưu niên Kinh dương tọa thủ cung Ngọ, khiến cho vận hạn thiên di hình thành hung cách “hình nhân giáp ấn” (刑囚夾印 )
3. Cung Thiên di của đại hạn và lưu niên này tuy là cách cục lớn (Tử Tướng triêu đàn, đồng thời hội Tả Hữu, thêm Lộc Quyền Khoa), về lý, quan hệ giao tế, thậm chí là quan hệ với cấp trên sẽ phát triển theo hướng tốt, chính diện nhưng do bị Liêm trinh hóa kị phá nên những hung cách “hình nhân giáp ấn”, “Linh Xương Đà Vũ’, “Vũ khúc, Hỏa tinh” đều ẩn chứa nhiều mối họa.
4. Cung Thiên di của lưu niên và đại hạn đã hình thành hung cách. Nếu hung cách này bị dẫn động bởi việc tiếp xúc với cấp trên hoặc cấp dưới, hoặc tọa nhập vào cung vị không thực sự tốt thì trong quan hệ của đương số ở đời thực tất nhiên sẽ nảy sinh những điều không như ý.
Chú thích:
(1) Khi cung Thiên di tốt, cung vị nhập quái của những người liên quan cũng tốt: do quan hệ tương hỗ tốt, quan hệ của đương số và những người đó cũng sẽ là quan hệ tương trợ, giúp đỡ nhau.
(2) Khi cung Thiên di tốt, cung vị nhập quái của những người liên quan không tốt: đương số sẽ cảm thấy làm việc với người này vất vả, nhiều ý kiến này nọ, nhưng nhìn chung cũng sẽ không có hiện tượng xấu.
(3) Khi cung Thiên di không tốt, cung vị nhập quái của những người liên quan tốt: trong môi trường khó khăn, đương số vẫn sẽ tìm được bạn tốt.
(4) Khi cung Thiên di không tốt, cung vị nhập quái của những người liên quan cũng không tốt: đương số không chỉ gặp khó khăn trong việc tìm bạn, tìm người phù trợ mà càng tiếp xúc lâu xung đột giữa đôi bên sẽ càng lớn.
Dựa vào lý do gì tôi cho rằng cấp trên của sư huynh có lẽ là người sinh năm 41, khiến hai người nảy sinh xung đột trong công việc? Nguyên nhân kì thực rất đơn giản, như sau:
1. Tất cả những hiện tượng bất hòa với cấp trên trong lưu niên và đại hạn Bính Tý, chưa vội để ý tới năm sinh của “nhập quái”, thì theo như đã nói ở trên, chúng ta có thể xác định cung Ngọ là một vị trí hung (xấu) để cho những hiện tượng như vậy xảy ra. (?)
(Hết trang 57/118)
2. Nếu chúng ta nhập vào lá số dữ kiện năm sinh của cấp trên, thiên can hóa kị của ông ấy chắc sẽ cùng cung đối với cung Ngọ tạo ra hiện tượng xấu. Chỉ có như vậy, giữa hai người mới có thể có hiện tượng xung khắc, bất hòa, phù hợp với tình hình thực thế của đương số.
3. Năm sinh có thể tạo ra quan hệ tương tác mạnh nhất nên xuất hiện tại cung vị tam hợp phương của lưu niên hoặc vận hạn. Nếu như vậy thì những năm sinh có khả năng cao nhất phải là những năm nhập quái tại cung Tý (năm 49 dân quốc), cung Thân (năm 45), cung Ngọ (năm 43) và cung Thìn (năm 41).
4. Tổng hợp 3 điểm nêu trên, tôi thấy năm sinh 41 dân quốc (năm Nhâm Thìn) là có khả năng cao nhất vì:
(1) Can Nhâm trong năm sinh 41 dân quốc có Vũ khúc hóa kị xung với cung Ngọ.
(2) Người sinh năm Nhâm Thìn nhập cung Thìn trên lá số (của đương số?). Cung này vừa là cung Thiên di của lá số tiên thiên, vừa là cung quan lộc của vận hạn. Như thế tác động của nó tới quan hệ của đương số và cấp trên trọng vận hạn này cũng sẽ khá mạnh.
(3) Người sinh năm Nhâm Thìn nhập cung Thìn, đối xứng với cung mệnh tiên thiên của đương số. Can Nhâm Vũ khúc hóa kị tại Tuất. Nếu thêm yếu tố Đà La trong lưu niên của người sinh năm Nhâm vào lá số thì sẽ khiến cung Mệnh tiên thiên của đương số tạo thành hung cách Linh Xương La Vũ. Hung tính này sẽ khiến đương số và người sinh năm Nhâm khó duy trì quan hệ hòa hợp.
(4) Cung Thìn có cách cục Xương Tham Khúc Tham, một khi lại gặp sao Hóa kị thì vị cấp trên này sẽ thường có những hành vi, mệnh lệnh và chính sách mà cấp dưới không ngờ tới được.
(5) Giả thiết vị cấp trên này nhập quái ở cung Thìn. Như thế, Tham lang trong cung mệnh (Thìn) của ông ta sẽ vừa khéo kết hợp với Văn xương trong cung mệnh tiên thiên của đương số (Tuất) tạo thành cách cục Xương Tham. Ý nghĩa của cách cục này cũng là: nếu hai người kết hợp trong công việc sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn.
(6) Cung thiên di của vận hạn là hung cách, cung nhập quái của chủ quản cũng tạo ra cách xấu “Linh Xương La Vũ”. Hai cung có ý nghĩa quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa đương số và cấp trên đều rơi vào thế xấu, tất nhiên mối quan hệ này sẽ nảy sinh vấn đề.
Sang đại lục để phát triển sự nghiệp, hi vọng có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm, phát huy sở trường, không ngờ lại gặp phải một vị chủ quản khắc tinh, khiến cho mình bị bó buộc chân tay, không có đất dụng võ... Cần làm gì để đối phó với những việc sẽ phát sinh trong tương lai, có thể qua năm Bính Tý một cách yên ổn hay không là những vấn đề hiện nay sư huynh đang mong mỏi được biết. Lá số có nói lên điều gì? Nên luận giải chúng như thế nào? Dưới đây người viết xin nêu ra một số thiển ý như sau:
(Hết trang 58)
CUNG VỊ TRỌNG ĐIỂM
Xét cả quá trình từ khi sư huynh vào công ty đến lúc phát sinh mẫu thuận với cấp trên như hiện nay, sau khi nhập thêm dữ liệu là các năm sinh có liên quan, có thể thấy, hai cung vị có sức dẫn động mạnh nhất là cung Ngọ và cung Tuất. Do vậy, để phán đoán các bước phát triển tiếp theo trong công việc hiện nay của đương số, tôi cho rằng, cung Ngọ và cung Tuất chính là hai cung vị trọng điểm để suy ngẫm.
1. Cung Ngọ:
(1) Cung Ngọ là cung đương số vào công ty (Canh Ngọ).
(2) Cung Ngọ là cung thiên di của đại hạn Bính Tý. Cung thiên di đại diện cho duyên phận của đương số với công ty. Nếu cung thiên di cường vượng, đồng thời cùng với mệnh cung của vận hạn hình thành những cách tốt, chính diện thì tất nhiên đương số sẽ tận tâm tận lực với công ty. Nhưng nếu cung thiên di yếu hiểm đồng thời cùng với cung mệnh tạo thành hung cách, e rằng phải thắp hương niệm Phật mới có thể có được một kết cục tốt đẹp!
(3) Lưu niên Giáp Tuất, đương số được điều đến xí nghiệp có liên quan, Can Giáp của năm này khiến cho cung Ngọ, vốn có nhiều cách tốt lại một lần nữa tạo thành cách tốt “Tam kì gia hội”. Trong năm mà cung Ngọ - đại diện cho công ty- ở vào thế tốt như vậy, tất nhiên sẽ có những bước tiến tốt.
(4) Lưu niên Bính Tý, can Bính lại khiến cung Ngọ hình thành hung cách. Do đó phát sinh việc bất hòa với cấp trên.
(5) Ngọ cung là tam hợp phương với cung Mệnh của lưu niên, đại vận và tiên thiên, sức ảnh hưởng của nó đương nhiên không nên bỏ qua.
2- Cung Tuất:
(1) Cung Tuất là cung mệnh, thân tiên thiên.
(2) Cung Tuất là cung sự nghiệp lưu niên của năm vào công ty.
(3) Trong năm vào công ty (Canh Ngọ), cung Tuất được Thiên đồng hóa lộc của can Bính đại hạn và Thái Dương hóa lộc của can Canh lưu niên đến giáp, phù.
(4) Lưu niên giáp Tuất, đương số được điều đến xí nghiệp khác, cũng khiến cho cung Tuất hình thành đại cách cục “Quân thần khánh hội” do tam lộc hội kết hợp với tam kỳ gia hội. (?)
(5) Lưu niên Bính Tý, đương số và cấp trên nảy sinh bất hòa, lúc này cung Tuất cũng hình thành các hung cách như “Linh Xương La Vũ’, “Hình nhân giáp ấn”...
(Hết trang 59/118).
(6) Vị cấp trên sinh năm Nhâm Thìn cũng ứng với cung đối với cung Tuất. Thiên can Vũ khúc hóa kị và lưu niên Đà la của vị cấp trên cũng khiến cung Tuất sinh hiện tượng xấu (hung tượng).
Dưới đây, chúng ta cùng xem xét sự biến hóa của tứ hóa trong những lưu niên tiếp theo của cung Ngọ và cung Tuất, dựa vào cách cục của nó và sự dẫn động của tứ hóa để suy luận ra kết quả.
1. Tam phương tứ chính của cung Ngọ và cung Tuất có rất nhiều cách cục. Về các cách tốt, có các cách sau: tam phương có đại cách cục “Quân thần khánh hội” Tử Phủ Tướng hội Tả Hữu Xương Khúc, “Song Lộc giao trì”, Hỏa Tham, Linh Tham, Lộc Quyền Khoa- “Tam kỳ gia hội”. Về hung cách, tuy tàng ẩn có các cách cục Linh Xương La Vũ, “Hình nhân giáp ấn”, Xương Tham, Khúc Tham v.v. nhưng cân chú ý, nếu như không có các sát tinh và hóa kị đặc thù dẫn động, những “hung cách có tính tàng ẩn” này trái lại sẽ có tính chất kiên trì, bền gan (百折不撓), càng lay chuyển càng mạnh (愈挫愈勇)。Cũng chính vì ảnh hưởng của những hung cách này, sư huynh mới dám một mình đi đến nơi đất khách quê người để lập làm việc (những chi nhánh mới xây dựng ở đại lục, ngoài mấy vị lãnh đạo là người Đài, công nhân viên đều là người bản địa.)
2. Năm Ất Hợi, được cử sang đại lục, năm này tuy lưu niên Kình dương và Đà la có ảnh hưởng không tốt tới cung Ngọ và cung Tuất. May thay, tam phương của Ngọ và Tuất lại có các cách cục cường vượng. Thêm vào đó, lưu niên cũng không chạy đến cung vị tam hợp phương, Ất Ngọ Thái âm hóa kị cũng không gây sóng gây gió nên không tạo ra những ảnh hưởng quá bất lợi.
3. Năm Bính Tý, can Bính lưu niên Kinh dương và Đà la khó có khả năng liên tục tạo ra yếu tố xấu nhưng Liêm trinh hóa kị lại dẫn động hung cách, rơi vào các cung vị tam hợp phương (??) nên đương số sẽ từ bỏ công việc này hay không, năm nay sẽ có quyết định. Nhưng theo tôi, có lẽ đương số nên tiếp tục làm công việc này, bởi vì:
(1) Nếu xét những lưu niên tiếp theo- Đinh Sửu, Mậu Dần, Mão, Canh Thìn- hóa kị trong những thiên can này sẽ không dẫn động (ảnh hưởng xấu?) đến hai cung Ngọ, Tuất. Điều này cung có nghĩa là, hung tính cũng chỉ ở hai năm Ất Hợi và Bính Tý mà thôi. Khả năng xảy ra sự dẫn động liên tục của các yếu tố xấu (hung tượng) thấp.
(2) Cung Ngọ và Tuất bản chất vẫn là những cung vị có các tổ hợp mạnh (cường vượng), tự nhiên nhi nhiên sẽ có thể chịu được sự tác động của một số yếu tố xấu.
(3) Nếu xét thêm dữ kiện: can Canh của năm vào công ty (Canh Ngọ) có Thái Dương hóa lộc, sẽ thấy lưu niên Bính Tý, cung vị xấu nhất vẫn có song lộc Thái Dương và Thiên Đồng đến phù trợ.
(4) Nếu xét thêm các dự kiện: bất hòa với cấp trên, năm sinh của cấp trên, sẽ thấy người sinh năm 41 dân quốc vào can Nhâm có Vũ khúc hóa kị tạo ra yếu tố xấu ở hai cung Ngọ, Tuất nhưng bù lại, lại có Thiên lương hóa lộc và Lộc tồn của lưu niên Bính Tý cùng phù trợ cung Ngọ.
(5) Tuy vào can Bính, Liêm trinh hóa kị ảnh hưởng xấu tới cung mệnh của đại hạn và cung phúc đức tiên thiên, khiến đương số tổn hao tâm lực nhưng nếu chúng ta nhập vào lá số hai sao Thiên Khôi và Thiên Việt của vị thủ trưởng sinh năm 41, sẽ thấy Khôi Việt giáp với cung sự nghiệp của vận hạn và cung thiên di tiên thiên. Do đó không thể phủ nhận, vị thủ trưởng hiện nay cũng không phải là người cạn tàu ráo máng, hành xử vô tình.
(Hết trang 60/118).
(6) Thiên di Hóa kị của lưu niên và đại hạn Bính Tý, cung sự nghiệp không có Hóa lộc, đương số cũng không dễ dàng tìm được công việc bên ngoài mà công việc hiện nay đã làm gần 7 năm trời. Vậy tôi tin rằng đương số, người vốn suy nghĩ cặn kẽ do Xương Khúc tọa mệnh và có năng lực phán đoán của Hỏa Tham, Linh Tham chắc sẽ biết kìm nén bản thân.
Các nhân viên làm việc ở lục địa vốn luôn vất vả và cô đơn, mức sống ở lục địa lại thấp hơn ở Đài Loan... những gì sư huynh phải chịu đựng, đám người ngồi tại văn phòng công ty ở Đài Bắc như chúng tôi đúng là khó lòng thấu hiểu hết. Tuy nhiên được cắt cử sang đại lục tức là năng lực của mình đã được nhìn nhận, dù trước mắt công việc có chút áp lực nhưng cũng không nên từ bỏ, nếu sẽ bị thiệt hại, không chỉ là về tiền bạc. Cuối cùng, tôi muốn dùng khẩu hiệu của công ty để nói với sư huynh: “có vất vả mới có thể cầu tiến”.
VẤN ĐỀ CỦA THẦY: MỘT BỨC THƯ CỦA ĐỘC GIẢ TỪ HONGKONG
Xuất bản sách tử vi, ngoài việc có thêm nguồn nhuận bút ít ỏi, việc khiến tôi vui nhất chính là có thể kết giao với nhiều người ham thích tử vi từ khắp nơi.
THỜI VẬN KHÔNG ĐỦ: THIÊN LÝ MÃ NAN QUÁ BÁ LẠC
TÌNH THÂM DUYÊN CẠN: MỐI TÌNH ĐẦU CỦA ÔNG THÁI
Quyển 2: Phép nhập quái
1. Người
2. Vật
ĐOÁN SỐ MẠN ĐÀM: CÁCH VẬN DỤNG PHÉP NHẬP QUÁI
KẺ VÔ ƠN: ÔNG TRƯƠNG BỎ NHÀ BỎ CON
PHONG THỦY NƠI Ở: TỪ LÁ SỐ XEM MÔI TRƯỜNG CHỖ Ở
Tử vi đẩu số hỉ kỵ thần đại đột phá Sở Hoàng
CHƯƠNG 3 MỆNH CHỦ TINH LUẬN
Như thế nào gọi là mệnh chủ? Mệnh chủ là căn cứ mệnh cung đóng tại địa bàn nào mà suy ra.
Địa chi:
Địa bàn===...tý....../ Sửu –hợi/Dần-tuất/Mão-dậu./Thìn-thân/Tỵ -mùi/Ngọ
Sao MC===Tham lang/Cự môn./Lộc tồn./Văn khúc/Liêm trinh/Vũ khúc/Phá quân
Mệnh chủ là nội dung đặc thù của đẩu số học, nó xét nhân mệnh,hướng âm trạch, dương trạch,bất kể thư tịch cổ hay mới gần đây đều lược bỏ, không đề cập, chỉ có bảng trên.
Theo phép hỷ kỵ gia truyền của bút giả, mệnh chủ là cánh cửa, căn cứ tính chất mênh chủ,rất dễ dàng suy ra ngũ hành hỷ kỵ thần của mệnh.
Thật đáng tiếc, đáng tiếc. Ngàn năm sau sự ứng dung mệnh chủ do ko ai công khai mà phép đoán mệnh như trên, thường cần phối hợp với bát tự
Bút giả gần đây được đồng đạo khích lệ công khai bí pháp với độc giả.
Dưới đây,bút giả cùng độc giả đàm luận ý nghĩa và ứng dụng mệnh chủ:
1. Tham lang: ở đây là tham lang, mệnh chủ tham lang và mệnh lý cũng là tham lang,ý nghĩa đại kỳ dị, khác xa, ko đồng nhất.
Tham lang là mệnh chủ có ý nghĩa biểu thị cục số mệnh cung đại cát đai lợi, vậy ý nghĩa của đại biểu ngũ hành tham lang là sinh khí.
Ở hỷ kỵ pháp trên thời sinh khí tham lang, lấy bỏ ngũ hành cường nhược ứng với ngũ hành cục số làm trọng.
Ví dụ: nữ sỹ 24 năm tháng 2 ngày 10 giờ mão
mệnh cung tại mậu tý đắc thiên đồng thủy,thái âm hóa kỵ, linh hỏa tinh tại nhâm ngọ cung vcd
Ngũ hành cục của bản mệnh là hỏa lục cục, mệnh cung địa bàn tại Tý đắc tham lang sinh khí, cho nên mệnh này ứng với hỏa là trọng, lại giả thử mệnh là tháng 2 sinh, bởi vì có thể nói người hỏa tháng 2 tọa tý cung, tức thủy cung có thủy tinh, bởi vậy mệnh này ứng với thổ là hỷ, thổ chế thủy, do đó kết luận thổ là hỷ thần, lại còn nếu mệnh chủ với hỏa lục cục, thì hỏa là dụng thần, kỵ thần là thủy và mộc.
Đấy là vận dụng giản lược hỷ kỵ đẩu số pháp.
Ý nghĩa mệnh chủ trên đẩu số, đó là nguyên nhân sâu từ phong thủy học.
Trong phong thủy học, hướng cát hung hoàn toàn theo cửu tinh mà định
Thế nào gọi là cửu tinh? cửu tinh đó là căn cứ hà đồ lạc thư như sau:khảm 1, khôn 2, chấn 3, tốn 4, trung cung 5,càn 6,đoài 7, cấn 8, ly 9.
4 9 2
3 5 7
8 1 6
Đấy là đồ hình cơ bản của cửu tinh,sau đó độn số tinh của mỗi năm vào trung cung, vận chuyền thứ tự theo đồ hình.
Do phong thủy học trên định nghĩa tham lang như sau:nếu bản mệnh năm là quái tốn,tham lang sinh khí biểu thị hào thượng bất đồng, hào trung, hạ bất biến, như vậy tất thành quái khảm. Khảm thuộc bắc,hướng bắc tất được tham lang sinh khí.
Cả ba hào biến tất được chấn quái, tức vũ khúc diên niên thượng cát.
Hai hào trung hạ bất đồng, hào thượng ko biến tất được ly quái, tức cự môn thiên y trung cát.
Lại cả 3 hào ko biến tất được tốn quái, tức phụ bật, phục vị tiểu cát.
Ngược lại thượng trung hào bất đồng, hạ hào ko biến thời được quái khôn, tức liêm trinh ngũ quỷ đại hung.
Hào dưới bất đồng, hào thượng trung ko biến tất được càn quái lộc tồn họa hại
Nếu như hai hào trên dưới bất đồng, hào giữa ko biên, tất được đoài quái, văn khúc lục sát cũng hung
Phong thủy học hoàn toàn căn cứ vào can chi năm để định hướng cát hung, mục đích cần vượng, tức khả năng tìm hỷ kỵ thần, định hướng cát hung,mà không phối hợp tháng ngày giờ tổng luận bát tự ngũ hành cường nhược.
Rất ảo diệu do số cửu tinh định hướng cát hung, thường tổng luận bát tự cũng định hướng cát hung tương đồng, với lỷ lệ trên 80%.
Bởi vì độc giả ứng dụng phép hỷ kỵ trước đây, tất trước hết có lời giải đối với cửu tinh hay hướng cát hung, sau đó tài năng tự vận dụng như đối với hỷ kỵ pháp.
Đồng thời cũng nên căn cứ phép này kiểm tra ngũ hành hỷ kỵ thần có chính xác hay không theo hỷ kỵ pháp.
Cho nên, tổng luận phong thủy học, ý nghĩa tham lang,vũ khúc liêm trinh …..là ứng dụng mệnh chủ tham lang, vũ khúc, liêm trinh ….
1.mệnh chủ đắc tham lang, ko quản ngũ hành cục số, đắc thủy nhị cục hay mộc tam cục hay hỏa lục cục,bởi hỷ kỵ pháp trên ứng với ngũ hành cục số làm trọng.
2.mệnh chủ đắc vũ khúc là thượng cát, cùng với tham lang tương đồng
3.mệnh chủ đắc cự môn là cát, cùng với tham lang tương đồng.
4.mệnh chủ đắc lộc tồn, ko ứng với ngũ hành cục số.
5.mệnh chủ đắc văn khúc, cũng ko ứng với ngũ hành cục, giống như lộc tồn
6.mệnh chủ đắc liêm trinh, giống như lộc tồn 1 dạng ko ứng với ngũ hành cục làm trọng
cuối cùng, bút giả chủ yếu thuyết minh ngũ hành cục số, mệnh chủ đắc hung như liêm trinh,lộc tồn,văn khúc, vì sao ko lấy ngũ hành cục là trọng, mà lấy sao chính tinh trong cung làm trọng?
Trước bút giả đã nói ý nghĩa mệnh chủ, cách thiết lập mệnh chủ, nếu mệnh chủ đắc hung, thì đương nhiên ngũ hành cục số ko là ngũ hành hỷ thần.
(tvn lược dịch)
...
Đệ tứ chương: tử bình suy mệnh thuật ngũ hành thủ xả đích nguyên tắc
A. Hành Mộc:
1. Hành Mộc của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, mùa Xuân mới bắt đầu nên khí hàn lạnh vẫn còn, phải dùng Hỏa (lửa) để sưởi ấm khí Thủy (nước), để dưỡng căn cơ của Mộc non; có thể dùng Thổ nhưng không được quá nhiều, Kỵ nhất bị Kim làm tổn thường mầm non của Mộc.
2. Mộc của tháng Hai: Khí của tháng Hai, khí lạnh bắt đầu diệu bớt nên có Hỏa là quý, thứ đến là Thủy, hoặc có thể dùng Thổ để điều tiết, Kỵ Kim khắc mầm non của Mộc.
3. Mộc của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Dương khí bắt đầu nóng nên cần phải có Thủy, nhưng Thủy, Hỏa cần phải dung hòa thích nghi. Nếu Mệnh trong lá số thiếu khí Hỏa, thì Hỉ Kim (mừng gặp được Kim); trên nguyên tắc Kỵ gặp Kim quá mạnh.
4. Mộc của tháng Tư: Khí của tháng Tư, khí Hỏa bắt đầu vượng mà khí Mộc bắt đầu suy, nên Hỉ Thủy nhuận căn (mừng gặp Thủy để tưới nhuần gốc mộc), kỵ gặp nhiều Hỏa, nhưng bất hỉ táo Thổ (gặp đất khô không hay), nếu Thổ ướt thì vô hại. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước (vì Kim sinh Thủy).
5. Mộc của tháng Năm: Khí của tháng Năm, khí Hỏa cực thịnh gốc khô lá già, rất cần nhiều Thủy để dưỡng gốc (Mộc). Kỵ Hỏa vượng ví như tự thiêu mình, Thổ ít thì được, Thổ nhiều biến thành tai họa. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước, nên Mộc của tháng Năm phải nghiêng về điều Hậu (điều tiết khí hậu).
6. Mộc của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí tuy suy nhưng khí nóng còn vượng, song Kim khí bắt đầu thịnh. Tiết (Tiểu Thử) của tháng Sáu Hoả (nhiệt), Thổ (khô) vẫn còn táo, nhiệt, Hỉ gặp Kim, Thủy (mừng gặp Kim, Thủy) để tưới nhuần đất (Thổ).
7. Mộc của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí còn rất ít, Kim thì đang vượng nhưng Mộc đã trưởng thành, phải dùng Dương Kim để gọt đẽo thành khí dụng. Tuy nhiên, Kỵ Kim quá mạnh, trường hợp nầy Hỉ gặp Hỏa (mừng gặp Hỏa để chế bớt Kim), nhưng tốt nhất gặp được Mộc để phụ Hỏa, Kỵ Thủy diệt Hỏa.
8. Mộc của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Âm Kim cực vượng, Hỏa khí đã chết, Kim vượng thì Mộc đã Suy, Hỉ Hỏa lại gặp Mộc, vì khí hậu bắt đầu hàn (lạnh) tối qúy có Hỏa điều thân (Mộc); nếu Mộc mà gặp Thủy sinh thì thành cường vượng (vì Kim sinh Thủy để Thủy sinh Mộc), Thủy, Mộc nhiều thì Hỉ Kim (mừng gặp Kim để chế bớt Mộc).
9. Mộc của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Hỏa khí đã nhập Mộ, Kim khí đến hồi suy, hàn (lạnh) nhiệt thì điều hòa thích nghi. Mộc của tháng chín đã tiêu tàn, khí Mộc lại yếu nên thích Hỉ Thủy sinh trợ, mà gặp thêm Mộc. Nếu Thủy sinh trợ đúng lúc, thì khả dĩ lấy Hỏa. Tối Kỵ Thổ Tinh khắc Thủy, lại Kỵ Kim quá mạnh.
10. Mộc của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng sách.
11. Mộc của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim, Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
12. Mộc của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn (lạnh), Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng nên.
B. Hành Hỏa:
1. Hỏa của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Thủy khí đã Bệnh, Hỏa rất mừng (HỈ) gặp Thủy, Mộc rất mừng (HỈ) gặp Kim để tiết khí. Hỉ (mừng) Mộc gặp Thủy trợ giúp nhưng không được qúa vượng.
2. Hỏa của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Thủy khí đã Tử, Hỉ Thủy (mừng gặp được Thủy), lại thích (Hỉ) Kim sinh Thủy để. Nhưng không thích Thủy quá mạnh, khắc Hỏa.
3. Hỏa của tháng Ba: Khí của tháng, Ba Mộc khí đã Suy, Hỏa khí Quan Đới, Thủy khí nhập Mộ, nên lấy Thủy để dùng (dụng Thần), nếu Thổ nhiều thì Hỉ Mộc để chế bớt hay tiết giảm, Hỏa mạnh thì Hỉ (mừng gặp) Kim, Thủy.
4. Hỏa của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Bệnh, nên Hỉ Thủy để tránh tự thiêu đốt lấy mình, nếu gặp Mộc tương trợ thì sinh nguy (vì Hỏa sẽ trở nên quá vượng), nếu không có Thủy mà gặp Thổ thì Thổ sẽ trở thành quá khô nên vô ích, nếu lại gặp thêm Mộc tương trợ thì càng nguy.
5. Hỏa của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Mộc khí đã Tử, Kim khí thì Mộc Dục, Hỏa của tháng Năm cực vượng, tối Hỉ gặp Kim, Thủy, nếu gặp Thổ ngăn Thủy, thì Kỵ Mộc tương trợ Hỏa.
6. Hỏa tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy, Mộc khí vào Mộ, Kim khí thì Quan Đới, Thủy khí ở Dưỡng, tháng Sáu vẫn còn nóng nên cũng Hỉ (mừng gặp) Thủy để đắc dụng, thứ đến là Kim (vì Kim sinh Thủy), Kỵ gặp Thổ mà không có Thủy, tệ nhất là gặp Hỏa và Thổ vì Hỏa và Thổ quá nóng quá khô.
7. Hỏa tháng Bảy: khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí Bệnh, Thủy khí Tràng Sinh, Mộc khí đã Tuyệt, nên Hỏa khí của tháng Bảy đã thối dần, Hỉ (mừng gặp) Mộc trợ giúp, Kỵ gặp Thủy khắc sẽ thành tai họa, nếu Thổ quá nhiều sẽ thoát khí Hỏa, còn Kim quá nhiều sẽ mất thế của Hỏa (vì Kim sinh Thủy khắc Hỏa), nếu gặp được Hỏa thì có lợi.
8. Hỏa tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Hỏa khí đã Tử, Thủy khí thì Mộc Dục, Mộc khí vào Thai, nên Hỏa khí của tháng Tám đã gần tàn, được Mộc sinh Hỏa là cực sáng, Kỵ Thổ nhiều và Thủy khắc thì thế (khí thế) của Hỏa sẽ lâm nguy!
9. Hỏa của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ, Kim khí đã Suy, Mộc khí vào Dưỡng, Hỏa khí của tháng Chín đã tàn, tối Kỵ gặp Thổ, Hỉ Mộc khắc Thổ trợ Hỏa, Hỉ gặp lại Hỏa.
10. Hỏa của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Hỏa khí đã Tuyệt, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí đã Tràng Sinh, Hỏa khí của tháng Mười đã tuyệt tích, Hỉ Mộc Sinh vì được cứu, Kỵ gặp Thủy khắc là tai ương, gặp Hỏa thì lợi, hoặc gặp Thổ chế Thủy thì vinh.
11. Hỏa của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí vào Thai, Thủy khí Đế Vượng, Mộc khí Mộc Dục, nên Hỏa của tháng Mười Một cũng tuyệt tích, Hỉ gặp Mộc, Hỏa, Kỵ gặp Kim, Thủy.
12. Hỏa của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, Hỏa khí vào Dưỡng, Thủy khí đã Suy, Thổ là hàn Thổ hay Thổ ướt, Mộc khí thì Quan Đới, nên Hỏa của tháng Mười Hai Thiên hàn Địa lạnh, Hỏa thế cực yếu, Hỉ Mộc, Hỏa trợ, Thổ nhiều thì bất Hỉ, Kỵ Kim, Thủy.
C. HÀNH THỔ:
1. Thổ của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Hỏa khí Tràng Sinh, Mộc khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, nên Thổ của tháng Giêng Thổ hàn (khí lạnh) đang giảm, khí thế cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, Kỵ Mộc khắc chế thái quá, Kỵ Thủy tràn lan, Hỉ Thổ phù trợ. Được Kim chế Mộc là cát tường, nếu Kim đa (nhiều) thì khí Thổ bị Bệnh.
2. Thổ của tháng Hai: Khí Thổ của tháng Hai, Hỏa khí Mộc Dục, Mộc khí Đế Vượng, Kim khí vào Tử, nên Thổ của tháng Hai khí thế vẫn cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, gặp Thổ tỷ trợ là tốt, gặp Mộc nhiều thì Hỉ Kim chế Mộc.
3. Thổ của tháng Ba: Khí Thổ của tháng Ba, quý Thổ đương Lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí vào Suy, Thủy khí thì nhập, Hỉ Hỏa sinh phù, nếu quý Thổ quá vượng lại Kỵ gặp Mộc chế Thổ, vì Thổ Trọng thì Mộc bị gãy, nên Thổ vượng thì cần Kim để hoá, Hỏa thái Vượng thì Hỉ Thủy chế Hỏa.
4. Thổ của tháng Tư: Khí Thổ của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Kim khí Tràng Sinh, nên Thổ của Nhật, Nguyệt, tối Kỵ Thổ táo (khô), được Thủy nhuận tưới là tốt (Hỉ Thủy), Mộc trợ Hỏa thì viêm (quá nóng) dù Thủy khắc cũng vô hiệu, nên lấy Kim để sinh Thủy chế Mộc là tốt.
5. Thổ của tháng Năm: Khí Thổ của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Thủy khí vào Thai, nên Thổ của tháng Năm Hỏa, Thổ qúa nóng quá khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ, Kỵ Mộc trợ Hỏa thương thân (Mộc khắc Thổ, và Mộc sinh Hỏa thì Thổ trở thành táo khô), lại Kỵ Hỏa, Thổ khô táo.
6. Thổ của tháng Sáu: Khí Thổ của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy nhưng vẫn còn nóng, Thủy khí vào Dưỡng, Kim khí Quan Đới, nên Thổ của tháng Sáu khí thế vẫn còn táo khô, vẫn Kỵ Hỏa trợ thành táo khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ.
7. Thổ của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí vào Bệnh, Thủy khí thì Tràng Sinh, nên Thổ của tháng Bảy, Thổ suy Kim vượng, Kỵ nhiều Kim sẽ cướp mất khí của Thổ (vì Thổ bị tiết khí), Hỉ Hỏa phù Thổ và chế Kim, được Thổ tỷ trợ là cực tốt, nếu Mộc nhiều vẫn Hỉ Kim chế Mộc.
8. Thổ của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, vẫn là Thổ Suy, Kim vượng, nếu hàn (lạnh) khí trở thịnh lại càng Hỉ Hóa chế Kim và sinh Thổ, Hỉ Thổ tỷ trợ. (hỷ thủy nhuận thổ,kỵ hỏa táo nhiệt)
9. Thổ của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ nhưng Thổ vượng đắc Lệnh, Kỵ gặp Hỏa để sinh Thổ, phải lấy Giáp Mộc để tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tưới nhuận Thổ.
10. Thổ của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy Khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, Hỏa khí đã Tuyệt, nên Thổ của tháng Mười ngoài thì lạnh ở trong thì ấm, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, Mộc nhiều trợ Hỏa thì vô hại, gặp Thổ tỷ trợ là tốt.
11. Thổ của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một rất lạnh, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, nếu Thủy thái quá thì lấy Thổ khắc Thủy, Thổ quá vượng thì lấy Mộc tiết Thổ và trợ Hỏa, lại kỵ Kim sinh Thủy.
12. Thổ của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, trời lạnh đất cống, tối Hỉ Hỏa làm ấm thổ, Thổ nhiều thì Hỉ Mộc tiết khí Thổ và gặp Hỏa. Kỵ Thổ tỷ trợ, tuy nhiên, nếu chỉ gặp Thủy mà không có Hỏa và không có Mộc thì Hỉ Thổ chế Thủy.
D. HÀNH KIM:
1. Hành Kim của tháng Giêng: Khí Kim của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Kim khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Giêng tánh nhu mà thể nhược (yếu), khí hàn (lạnh) chưa hết, nên lấy Hỏa sưởi ấm Kim là thượng sách, nhưng sợ Thổ nhiều sẽ vùi lấp Kim, Thủy thịnh tất tăng hàn (lạnh) và lại đoạt mất khí Kim, còn Mộc vượng thì Kim bị tổn khí, Kim bị mẽ, gãy. Nếu được Kim tỷ trợ phụ giúp là tốt.
2. Hành Kim của tháng Hai: Khí Kim của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Kim khí vào Thai, Thủy khí đã Bệnh, nên Kim của tháng Hai vẫn suy nhược, Kỵ Thổ lấp Kim không thể sinh Kim, vẫn Hỉ Hỏa để cướp khí của Mộc và được Kim phù trợ. 3. Hành Kim của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Quý Thổ đang nắm lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí đã Bệnh, Kim khí vào Dưỡng, nên Kim khí của tháng Ba cũng Kỵ Thổ qúa trọng vì có thể lấp mất Kim, nên Hỉ dùng Mộc để chế Thổ, và Hỏa để sưởi ấm Kim.
4. Hành Kim của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Suy, Kim khí Tràng Sinh, nên Kim của tháng Tư hình, chất chưa hoàn bị, khí thể vẫn còn nhu nhược, vì Kim mới Tràng Sinh nên không sợ Hỏa, và Hỉ Thủy tưới nhuận, nhưng Kỵ Mộc trợ Hỏa tổn thương Kim, gặp Kim phù trợ thì lại mạnh thêm, gặp Thổ mỏng thì tốt, nếu Thổ hậu (dày, sâu) thì lấp mất ánh sáng của Kim.
5. Hành Kim của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Mộc khí đã Tử, nên Kim của tháng Năm tính chất vẫn còn mềm, Kỵ Hỏa qúa mạnh, Hỉ Thủy chế Hỏa để bảo tồn thân (Kim), tối Kỵ Thổ chế Thủy, Hỉ Kim tỷ trợ.
6. Hành Kim của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí vào Suy, Kim khí Quan Đới, Mộc khí nhập Mộ, Qúy Thổ đang nắm lệnh, nên Kim của tháng Sáu Kỵ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy nhuận Thổ để sinh Kim, bất Hỉ Thổ táo sinh Kim vì Thổ trọng sẽ lấp mất Kim, cũng Hỉ Kim tỷ trợ để sinh Thủy.
7. Hành Kim của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí đã Bệnh, Kim khí Lâm Quan, Mộc khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Bảy khí vượng mà lại cứng, bén, cần Hỏa trui rèn để thành khí cụ, nếu không Hỏa mà có Thủy thì Kim thanh Thủy tú (tối Hỉ), còn được nhiều Thổ tu bôi thì Kim bị vẩn đục, không tốt, nếu gặp Kim trợ thì trở thành quá cương sẽ gãy.
8. Hành Kim của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa Khí đã Tử, nên Kim của tháng Tám đương lệnh cực vượng, Kỵ Kim tỷ trợ, Hỉ Thủy tiết khí Kim, Hỏa lại luyện Kim, Mộc lại trợ Hỏa cũng nên.
9. Hành Kim của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí nhập Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Kim của tháng Chín Kỵ gặp Thổ vì có thể Thổ nhiều quá sẽ lấp mất Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tiết khí Kim, tối Kỵ gặp Thổ, và Kỵ Hỏa sinh Thổ.
10. Hành Kim của tháng Mười: Khí của tháng Mười, khí hậu biến hàn (lạnh), Kim khí vào Bệnh, Thủy khí Lâm Quan, nên Kim của tháng Mười nếu Thủy thịnh thì Kim sẽ bị chìm, Hỉ Thổ chế Thủy, Hỏa lại sưởi ấm Kim và trợ Thổ, cũng Hỉ Kim tỷ trợ.
11. Hành Kim của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, nên Kim của tháng Mười Một ở vào mùa Đông hàn, bất Hỉ Thủy hàn, Hỉ Hỏa sưởi ấm Kim, nên dùng Mộc tiết khí Thủy và trợ Hỏa để sưởi ấm Kim, nếu Thủy quá vượng thì cần Thổ để ngăn Thủy.
12. Hành Kim của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thổ lệnh lại đương quyền, Thổ ướt nhiều và dày, Thủy khí nhập Suy, Kim khí vào Mộ, nên Kim của tháng Mười Hai có thể bị Thổ ượt nhận chìm, Hỉ Hỏa giải lạnh và sưởi ấm Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ và trợ Hỏa, Kỵ Kim hàn thủy lạnh.
E. HÀNH THỦY
1. Hành Thủy của tháng giêng: Khí Thủy của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Thủy khí đã Bệnh, khí hàn lạnh vẫn còn, chưa hết, nên Thủy của tháng Giêng Hỉ Kim sinh phù, nhưng không thích Kim nhiều quá, nếu Thủy vượng thì cần Mộc mới huy nạp được thế, và cũng cần Hỏa để sưởi ấm Thủy, Hỉ Thổ chế Thủy vượng.
2. Hành Thủy của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Thủy khí đã Tử, nên Thủy của tháng Hai, rất Hỉ gặp Kim để sinh Thủy và khắc chế Mộc, nếu Thủy vượng nên có Thổ để ngăn Thủy.
3. Hành Thủy của tháng Ba: Khí Thủy của tháng Ba, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí đã Suy, Thủy khí nhập Mộ, nên Thủy của tháng Ba hình thể khô dần, Hỉ Mộc tiết Thổ, và Kim là nguồn sinh, khí hậu vẫn còn hơi lạnh, Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, lấy Mộc làm dụng thần, nếu Thủy ít thì cũng Hỉ Thủy đến tỷ trợ, Kim trợ sinh Thủy.
4. Hành Thủy của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Thủy khí đã Tuyệt, Kim khí Tràng Sinh, nên Thủy của tháng Tư đã gần Tuyệt, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim lại trợ Thủy.
5. Hành Thủy của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Thủy khí vào Thai, Kim khí Mộc Dục, nên Thủy của tháng Năm Kỵ nhập táo, nhiệt chi hương, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim là nguồn sinh.
6. Hành Thủy của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Thổ lệnh đương quyền, Hỏa khí đã Suy, Kim khí Quan Đới, Thủy khí nhập Thai, nên Thủy của tháng Sáu Kỵ Thổ trọng ngăn Thủy, và Hỏa trợ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy tỷ trợ và Kim là nguồn sinh, Mộc đến tiết Thổ.
7. Hành Thủy của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Thủy khí Tràng Sinh, Hỏa khí nhập Bệnh, nên Thủy của tháng Bảy Kim vượng Thủy tướng, trong ngoài thông suốt, được Kim trợ Thủy thì thanh khiết, nếu gặp Thổ vượng thì Thủy bị vẩn đục, nếu Thủy đa Hỉ Mộc để tiết khí, cũng Hỉ Thổ để ngăn nước, và gặp được Hỏa.
8. Hành Thủy của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, nên Thủy của tháng Tám thế của Thủy bắt đầu vượng, Hỉ Mộc tiết thế của Thủy, Hỉ Hỏa khắc Kim hộ Mộc, đồng thời sưởi ấm Kim và Thủy.
9. Hành Thủy của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Chín tuy Quan Dới nhưng, Qúy Thu Thổ vượng ngăn Thủy, nên Hỉ Mộc tiết Thổ, Kim lại sinh Thủy.
10. Hành Thủy của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, khí hậu biến hàn (lạnh), nên Thủy của tháng Mười thế Thủy cực thịnh, Hỉ Hỏa để sưởi ấm, Mộc tiết kỳ thế, nếu Thủy vượng thì nhờ Thổ để ngăn Thủy.
11. Hành Thủy của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, khí hậu cực hàn, nên Thủy của tháng Mười Một Thủy khí cường hàn (lạnh), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, Mộc tiết kỳ thế.
12. Hành Thủy của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thủy khí đã Tuyệt, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Mười Hai vì Thổ trọng và lạnh (cống), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thổ, Mộc lại tiết Thổ, nếu lấy Kim thì cũng cần Hỏa sưởi ấm Kim để sinh Thủy.
chú ý: trên đây là nguyên tắc chung của phép hỷ kỵ TB, được tác giả căn cứ để tính hỷ kỵ đối với Cục, Chính Tinh theo lệnh Tháng trong phép Hỷ kỵ của mình.
Bản dịch của TKQ, xin trân trọng cám ơn.
...
Dưới đây là các ví dụ trong các chương 5,6,7,8,9. Qua các ví dụ này ta hiểu phép hỷ kỵ đại đột phá của tác giả.
Ví dụ 1, nam mệnh ngày 3 tháng 11 năm 1953,giờ sửu.
Hỷ kỵ pháp yếu như sau:
1/ Mệnh cung,thân cung là hợi và sửu,đều thuộc Bắc phương cung,thủy khí
2/ Mệnh chủ đắc cự môn, cho nên lấy cục thủy làm trọng.Vì vậy giả thiết Can Ngày là Thủy.
3/ Mệnh cung chính tinh thái dương thuộc hỏa, đà la thuộc kim,linh tinh thuộc hỏa,hai hung tinh.
4/ Vì giả thiết Can ngày là thủy,lại sinh tháng 11,tức thủy của tháng 11.Vậy mệnh bàn đắc kim thủy âm hàn,nên Hỷ hỏa sưởi ấm, Hỷ mộc tiết thủy (độc giả tham khảo chương 4,thủy của tháng 11)
5/ Hỷ thần là mộc hỏa, đương nhiên kỵ thần là kim thủy
Sự thực:
22 tuổi, giáp dần niên kết hôn, 23 tuổi ất mão niên sinh con gái
24-27 tuổi hành mộc hỏa hỷ thần niên, công việc kiến trúc phát tài.
29 tuổi tân dậu niên, bị bạn bè nợ 100 vạn đồng, không đòi được. ( dịch giả chú: ứng câu: kim thủy niên là kỵ thần niên!)
p/s số thứ tự các ví dụ là do tvn ghi
Ví dụ 2, nam mệnh, ngày 18 tháng 1 năm 1945 al, giờ thân.
Sự thực: 22 tuổi học viện tốt nghiệp, 27 tuổi tân hợi niên kết hôn.
Giáp dần, ất mão lưỡng niên đại phát tài lợi.
Hỷ kỵ pháp yếu:
1. mệnh cung tọa ngọ, thân cung tọa tuất, tam hợp dần ngọ tuất hỏa cục, hỏa khí vượng.
2.mệnh chủ đắc phá quân tuyệt mệnh, nên lấy chính tinh thủ mệnh làm trọng. Chính tinh thủ mệnh thiên cơ mộc tinh, cho nên giả thiết Can ngày là Mộc, mộc của tháng 1. Khí tháng 1,mộc khí lâm quan, thủy khí nhập bệnh, hỏa vượng, cho nên hỷ thủy sinh mộc, hỷ mộc tỷ trợ.
Ví dụ 3, nữ mệnh, ngày 10, tháng 1, năm 1951 al, giờ tý
Sự thực:tình cảm tỏa chiết, 24 tuổi, giáp dần niên,tháng 5 al,uống thuốc độc tự sát, ko chồng, con
Hỷ kỵ pháp yếu:
1.Mệnh, thân cung đều tọa dần cung,mộc hỏa cường.
2.mệnh chủ đắc lộc tồn,cho nên ko lấy cục mộc làm trọng.
3.Chính tinh thủ mệnh thiên đồng thuộc thủy. Giả thiết can ngày là thủy,thủy của tháng 1,mệnh bàn mộc hỏa cường vượng, cung nội vô kim tinh, mệnh bàn ko có kim khí, cho nên hỷ Kim, hỷ thủy trợ.( đương nhiên kỵ Mộc!)
Ví dụ 4, nam mệnh,ngày 3,tháng 3 al,năm canh thìn, giờ hợi.
Sự thực: tốt nghiệp đại học, nhà 5 ace, công việc chuyên máy tính điện tử,thê hiền,con cái 1 trai, 2 gái.
42 tuổi, tân dậu niên, tháng 7,8 liên tiếp phát sinh họa: điện giật, khởi động xe gây nổ, cháy dẫn đến tố tụng.
Hỷ kỵ pháp yếu
1,mệnh tọa tỵ cung, thân tọa mão cung, mộc hỏa lưỡng khí.
2.mệnh chủ đắc vũ khúc, kim tứ cục là trọng. Gỉa thiết can ngày là Kim, kim của tháng. Tuy nhiên cung nội ko có kim tinh, mà có tham liêm mộc hỏa tinh. Vậy toàn thể cung mệnh là mộc hỏa khí,cho nên luận theo mộc hỏa, hỷ mộc hỏa kỵ kim thủy.
Ví dụ 5: Nữ mệnh,ngày 1 tháng 11 al, canh dần, giờ mùi.
Sự thực: trước 22 tuổi gia đình nghèo khổ.Cao thương tốt nghiệp, 9 ace.
29 tuổi, mậu ngọ niên bị bạn trốn nợ mất 17 vạn đồng.Cùng năm hôn nhân bất thành, bạn trai bỏ đi.
Hỷ kỵ pháp yếu
1 mệnh tọa tỵ cung, thân tọa mùi cung, nam phương hội thuộc hỏa, cục nội hỏa vượng.
2.mệnh chủ đắc vũ khúc, nên giả thiết can ngày là kim, kim của tháng 11. Cung mệnh kiến thiên phủ thổ tinh, hỷ thủy tẩy kim.Cung nội ko có kim tinh, hỷ kim tới tỷ trợ. Cho nên bản mệnh ứng kim thủy là hỷ, kỵ thổ cùng hỏa nhiều gây táo nhiệt.
Ví dụ 6: Nam mệnh, ngày 21 tháng 9 al,năm nhâm thân 1932, giờ hợi
Sự thực: đại học tốt nghiệp, 23 tuổi giáp ngọ niên kết hôn,sinh 3 trai.
43-45 tuổi làm về kiến trúc, kỷ mùi niên doanh lợi Ngàn vạn đồng.
49 tuổi, canh thân niên nghề kiến trúc bất lợi, thất thoát 900 vạn đồng.
50 tuổi,tân dậu niên, tuyên bố phá sản.
Hỷ kỵ pháp yếu:
1.mệnh tọa hợi cung, thân tọa dậu cung, kim thủy lưỡng vượng.
2. mệnh chủ đắc cự môn, cho nên lấy kim làm trọng.Cung nội kiến thiên đồng thủy,lộc tồn thổ. Vì có thổ tinh, đối cung đại cát tinh hóa lộc khả khắc thủy,cho nên ko theo kim thủy cách, mà ứng cách hỷ hỏa đến sinh thổ,hỷ mộc đến tiết thủy thế. (đương nhiên kỵ Kim )
Ví dụ 7 Nữ mệnh, ngày 4 tháng 10 al, năm 1940, giờ hợi.
Sự thực: 32 tuổi, tân hợi niên, bệnh tử cung phải mổ,có sinh ko có con.
Hỷ kỵ pháp yếu:
1,mệnh cung tọa tý, thân cung tọa tuất, mệnh bàn thủy thổ khí lưỡng vượng.
2,mệnh chủ đắc tham lang sinh khí,nên lấy hỏa cục làm trọng. Giả thiết can ngày là hỏa, hỏa của tháng 10.
3.mệnh cung đắc vũ khúc kim tinh cùng hóa quyền mộc tinh,lại đắc thiên phủ thổ tinh đều tọa thủy cung, hai khí thủy thổ lưỡng vượng, cho nên hỷ hỏa, hỷ mộc tới sinh trợ, kỵ kim thủy
Tôi xin tạm dừng ở đây,thiết nghĩ các bạn đã rõ nội dung của phép Hỷ kỵ này qua các ví dụ trên.
Các bạn dựa theo phép hỷ kỵ này thử nghiệm lý trên ls của mình xem sao. Tôi cho rằng, độ chính xác của phép này khá cao.
Nghe gì về "manh phái" (phái thầy mù)?
Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp
Dịch: VDTT
“Hệ thống manh phái không dùng một số công cụ của mệnh lý truyền thống, lại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần, cách cục bản lai cũng không dùng. Đương nhiên, nói phế bỏ thì không chính xác lắm, vì trong hệ thống manh phái, không có những quan niệm nhật chủ vượng suy và dụng thần, đó là đặc điểm lớn nhất của phái này.
“Vậy manh phái làm sao xem mệnh? Đầu tiên phải khẳng định rằng manh phái có khẩu quyết; nhưng những khẩu quyết này không phải là chìa khóa vạn năng, bởi vì thầy Hác có rất nhiều sư huynh đệ, cùng học những thứ giống nhau, nhưng các sư huynh đệ ấy không đoán chuẩn bằng thầy Hác. Học với thầy Hác một thời gian tôi mới biết, rất nhiều thứ trong mệnh lý là do thầy tự phân tích ra, còn khẩu quyết chỉ là một số khái niệm cơ bản; phần hơn là dựa vào “ngộ tính” của thầy. Cái mà hệ thống này giảng là “ngộ tính”. Ở đây (dgc: Ý nói trong sách “Manh phái mệnh lý: Tu đính bản”) chỉ giảng một số lý luận căn bản và phương pháp, những gì thâm sâu hơn ở tầng sau đòi hỏi “ngộ tính” của chúng ta, mỗi người tự mình lần hồi hiểu ra thôi.
“Nhưng tại sao không tìm dụng thần, không xét nhật chủ suy vượng mà có thể đoán được mệnh? Điểm này liên hệ đến vấn đề cơ bản của mệnh lý. Bản chất của mệnh lý là gì? Bản chất của mệnh lý là biểu thuật đời sống. Cái lý đằng sau mệnh lý và đời sống của chúng ta như nhau, là cái bóng thu nhỏ rồi lại hiện ra của đời sống chúng ta. Nhật chủ vượng suy chẳng thuyết minh được gì, cũng chẳng đại biểu năng lực của mệnh chủ lớn nhỏ hoặc thân thể tốt xấu, càng không thể giải thích quỹ tích mệnh vận của mệnh chủ, chẳng có ý nghĩa thực tế nào cả. Đơn thuần tìm kiếm dụng thần và kị thần khiến sự lý giải của chúng ta đối với mệnh lý trở thành phiến diện và cứng ngắc. Mất đi khả năng nắm bắt cái mặt phong phú nhiều sắc thái của mệnh vận. Bởi vì đời sống vốn phức tạp và biến hóa, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ địch vĩnh viễn; sao lại có thể tưởng tượng một hai dụng thần bầu bạn chúng ta đến hết cả đời?”
(dgc: Đến đây là hết phần so sánh manh phái với cách xem Tử Bình truyền thống. Kế tiếp là phần giới thiệu các kỹ thuật xem số của manh phái).
“Hệ thống manh phái cho rằng mệnh lý diễn tả đời sống. Thế mệnh lý diễn tả đời sống bằng gì? Lại nữa, nó diễn tả đời sống như thế nào? Chúng ta cần hiểu một số công cụ mà các vị thầy mù (dgc: dịch nghĩa từ “manh sư”) xử dụng để diễn tả đời sống. Vì thầy mù đa số dạy theo lối khẩu thụ tâm truyền (dgc: Người trước nói, người sau nghe mà lĩnh ý), không để lại văn tự thành hệ thống, thành ra chúng ta phải sáng tạo ra một số khái niệm trước đây chưa có để tìm hiểu hệ thống này.
“Một: Khái niệm ‘chủ khách’
(dgc: Có lẽ trong ý hướng cải cách ông Nghiệp muốn tránh hai từ cũ “chủ khách”, nên trong nguyên tác Hán tự ông viết “tân chủ” cho mới mẻ. Dịch đúng thứ tự mà khỏi sợ hiểu lầm thì chỉ có “khách chủ”, nhưng vì người Việt quen “chủ khách” hơn nên mạn phép dịch như thế để khỏi vô tình tạo ra những lấn cấn ngôn từ không cần thiết. Xin lỗi ông Nghiệp vậy.)
“Khái niệm này trong manh phái có ý nghĩa đặc biệt. Chủ khách cho chúng ta biết cái gì là ta, cái gì là người khác. Rất nhiều thuật đoán mệnh của Trung quốc có luận ‘chủ khách’. Trong lục hào thì hào thế là chủ, hào ứng là khách. Hào trong quẻ là chủ, ngày tháng và hào biến là khách. Phong thủy, kỳ môn, lục nhâm, mai hoa dịch số v.v… thảy đều luận ‘chủ khách’, khác nhau chẳng qua là họ có thể gọi khái niệm là ‘chủ khách’, ‘thể dụng’, ‘thiên địa nhân’ v.v… nhưng đều cốt diễn tả cái quan hệ ‘chủ thể tự ta’ và ‘khách thể ngoại vật’. Kỳ thật đời sống chúng ta cũng như thế, những quan hệ phát sinh giữa chúng ta và thế giới bên ngoài cấu tạo thành mệnh vận của chúng ta.
“Chủ khách là một khái niệm có tính tầng thứ. Mọi người đều biết nhật chủ là ta, những can chi khác là người khác, là những thực thể mà ta đối diện, là ‘khách’. Nhưng mỗi một can chi cũng có ý nghĩa riêng. Dưới nhật chủ đại biểu người hôn phối, tháng đại biểu cha mẹ, anh chị em, năm đại biểu ông bà, giờ đại biểu con cháu, đều là những thực thể mà ta đối diện. Hiểu bấy nhiêu rồi, thì có thể phân tầng thứ: Trụ ngày là ta và vợ hoặc chồng ta, đại biểu gia đình của ta. Gia đình của ta cũng đối diện những gì ở ngoài, có gia đình của cha mẹ, có gia đình của con cháu, có gia đình của anh, của chị, của em v.v… Như vậy trụ ngày là chủ, các trụ khác là khách. Rồi ta và con cháu ta là gia đình ta, đối diện với những gì ở ngoài; như vậy trụ ngày và trụ giờ là chủ, trụ năm và trụ tháng là khách. Rồi toàn thể bát tự là đại gia tộc của ta, đại vận và lưu niên là ngoại lai, từ bên ngoài đến tác dụng vào bát tự, sinh ra ảnh hưởng trên bát tự. Như vậy, bát tự là chủ, đại vận lưu niên là khách.
“Đó là khái niệm chủ khách.
“Tỷ như nói quý vị muốn làm quan hay là muốn có tiền thì xem tài, quan ở vị trí nào trong bát tự. Như quả tài, quan ở vị chủ thì là tài, quan của ta. Còn như tài, quan ở vị khách thì là tài, quan của người khác. Định vị như vậy xong rồi lại xem chủ và khách quan hệ thế nào, thông qua những tác dụng quan hệ mà luận xem tài, quan có quan liên đến ta không, có thể trở thành của ta không. Như thế quý vị thấy rõ, việc luận bát tự và nhật chủ vượng hoặc suy kỳ thật chẳng có liên hệ trọng đại nào cả. Chỉ có trong quan hệ chủ và khách, tức là sự giao vãng của cá nhân trong xã hội, mới thể hiện cái năng lực lớn hoặc nhỏ cũng như phú quý bần tiện.
“Chủ ----------------Khách
“Nhật chủ---------Các can chi khác
“Trụ ngày---------Trụ năm, tháng, giờ
“Trụ ngày,giờ----Trụ năm, tháng
“Tứ trụ-------------Đại vận và lưu niên
Mộ khố phải mở
(Đoàn Kiến Nghiệp)
Tài Quan lâm mộ, hỷ hình xung. Có 3 cách xung mộ, thứ nhất là trực tiếp xung mộ, cách thứ hai là xung thần của mộ, cách thứ ba là xung mở thiên mộ.
1) Càn tạo: Bính Ngọ-Tân Sửu-Kỷ Mão-Tân Mùi
Đại vận: Nhâm Dần/Quí Mão/Giáp Thìn/Ất Tị/Bính Ngọ/Đinh Mùi/Mậu Thân
Mệnh này là của một ông quan to mà Hác tiên sinh lúc còn sống có xem qua. Sinh năm 1906. Đoán ông ta vận Giáp Thìn đi tù 10 năm, vận Bính Ngọ, Đinh Mùi làm quan rất to, Mậu Thân bị nạn.
Nguyên cục Sửu Mùi xung mở kho Sát, Sát tinh có kho nên có công, do đó có thể làm quan to. Đại vận Giáp Thìn phản cục, cho nên đi làm Cách mạng mà bị Quốc dân Đảng bắt bỏ tù 10 năm. Sau giải phóng nhậm nhiều chức lớn trong đó có chức Thị trưởng thành phố Thiên Tân, đến vận Mậu Thìn lại thành phản cục, trải qua 10 năm Cách mạng Văn hóa.
2) Khôn tạo: Mậu Thân-Giáp Dần-Kỷ Mùi-Tân Mùi
Ngày Kỷ Mùi thì mộ không mở, may nhờ có Dần Thân xung, xung thần của mộ (Mộc), cái này gọi là "ở bên cạnh mà mở kho". Mộ khố hữu dụng cho nên có thể phát nhờ kinh thương, tài sản mấy chục triệu Tệ.
Hỏi: Thương Quan gặp Quan sao không có họa?
Đáp: Thương Quan gặp Quan tại tân (khách) vị, tức là người khác có tai họa, do người khác bị họa mà làm cho cô ta dễ phát tài.
Trên thực tế quả đúng như thế.
3) Càn tạo: Tân Hợi-Ất Mùi-Kỷ Mùi-Quí Dậu
Đại vận: Giáp Ngọ/Quí Tị/Nhâm Thìn/Tân Mão/Canh Dần
Địa chi mộ khố không mở, thấu Tân Ất tương xung là thiên can mở kho. Người này vận Nhâm thì phát, vô tiền hơn trăm triệu Tệ. Nhưng vận Thìn vừa hợp Dậu, lại mộ Mùi (Durobi chú: Ý của ĐKN là Mùi nhập mộ vào Thìn, vì Thìn là khố của Thủy và Thổ), kho Mùi không mở, bắt đầu mất tiền. Trong 5 năm mà tài sản cả trăm triệu bay biến mất. Hiện chuyển sang đại vận Tân Mão, bắt đầu khởi sắc trở lại.
Người này làm bất động sản, trong vận Thìn của anh ta lại chính là lúc ngành bất động sản ở TQ đang ngon ăn ấy thế mà bị thua lỗ! Đúng là mệnh trời khó cưỡng.
* Mộ khố đã mở rồi thì sợ bị mộ lần nữa, ví dụ 1 và 3 đã đề cập. Mộ khố chưa mở mà lại bị mộ thì có một ví dụ sau:
Càn tạo: Quí Mão-Kỷ Mùi-Tân Mùi-Quí Tị
Mùi là kho Tài, nguyên cục không mở, vào vận Thìn của đại vận Bính Thìn, làm Công vụ viên nhà nước rất oách! Vừa qua vận Thìn một cái thì chìm luôn, phải đợi đến vận Sửu mới lên lại được.
(Nguồn: sưu tầm)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Cát Phượng (##)