Mơ thấy chồng rời xa: Rạn nứt trong đời sống tâm lý vợ chồng –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Xem tuổi Đinh Mão hợp làm ăn với tuổi nào, bạn muốn biết người sinh năm 1987 hợp làm ăn với tuổi nào? Vào đầu năm 2017 thì nên chọn những người tuổi nào để kết hợp làm ăn, giúp cho công việc được hanh thông, mọi việc thuận lợi, công việc làm ăn phát đạt.
Tuổi Đinh Mão, sinh năm 1987 năm con mèo, cung mệnh Càn, mạng cốt tinh Hỏa.
Tính tình người tuổi Đinh Mão: Tính tình khôn khéo, trung thực. Trời phú cho đức tính hào hoa, lịch thiệp, có khoa ngoại giao giỏi, và được quý nhân phù trợ giúp thăng tiến khác. Song đó cũng là điểm cốt yếu để kẻ khác lợi dụng, gây phiền nhiễu. Thẳng thắn, bộc trực không chịu nhờ vả, không thích nhờ vả người khác.
Nghề thích hợp với người tuổi Đinh Mão: Thiên hướng về binh nghiệp, luật pháp, sẽ phát huy hết sở trường.
Tuổi Đinh Mão nên chọn kết hợp làm ăn với những người có mệnh Mộc ( Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Canh Thân, Tân Dậu) thì làm ăn phát đạt.
Nếu người sinh năm 1987 kết hợp làm ăn với những người mệnh Hỏa gồm các tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Tuất, Ất Hợi thì hai bên đều dựa vào nhau, có lợi cùng chịu, có họa cùng chia.
Người tuổi Đinh Mão hợp làm ăn với tuổi Nhâm Thân, Quý Dận, Ất Sửu, Giáp Tý, Nhâm Dần, Quý Mão, Canh Tuất, Tân Hợi ( thuộc mệnh Kim) thì người tuổi Đinh Mão sẽ có điều kiện để phát triển.
Với những người mệnh Thổ ( Bình Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi) thì người tuổi Đinh Mùi khi kết hợp làm ăn phải là cấp dưới hoặc trợ lí cho người mệnh Thổ thì công việc mới thuận buồm xuôi gió.
Không nên kết hợp làm ăn với các tuổi Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Bính Tý, Đinh Sửu thuộc mệnh Thủy thì công việc làm ăn phần nhiều bị thua thiệt, tốt nhất là nên tránh thì hơn.
Màu hợp với tuổi Đinh Mão: Đỏ, hồng, tím, xanh lục
Hướng đặt bàn làm việc hợp với tuổi Đinh Mão: Phương vị tài thần cho nam giới là đặt bàn làm việc nhìn hướng chính Đông, nữ giới đặt bàn làm việc nhìn hướng chính Tây.
Xem thêm những bài viết hữu ích khác tại: Xem tử vi
Phong thủy phòng làm việc có ảnh hưởng cực kì to lớn tới sự phát triển, hưng suy của sự nghiệp. Đặc biệt, với những người làm lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thì điều này càng cần chú trọng hơn nữa bởi họ sẽ phải lèo lái cả một tập thể. Cùng điểm danh 3 vật phẩm phong thủy cát tường, giúp phòng làm việc của lãnh đạo thêm đẹp phong thủy, đón cát tránh hung.
“Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Con gái lấy chồng theo quan niệm dân gian không được tổ chức cưới vào năm tuổi Kim Lâu. Vậy tuổi Kim Lâu là gì, quan niệm này từ đâu mà có, nó có thực sự chính xác hay không? Theo phong tục cưới hỏi của Việt Nam, khi quyết định chuyện hôn nhân, hai bên gia đình sẽ tùy theo tuổi người con gái mà lựa chọn năm để tổ chức đám cưới. Có tuổi được xem là đẹp để kết hôn, có tuổi lại bị cho là phải kiêng kị, tránh phạm phải. “1, 3, 6, 8 Kim Lâu, dựng nhà, lấy vợ, tậu trâu thì đừng”. Các cụ từ xa xưa đã đúc kết nên câu nói này từ bao đời nay. Dựng vợ gả chồng là chuyện cả đời người, càng phải cân nhắc kĩ lưỡng. Theo quan niệm dân gian, con gái đến tuổi Kim Lâu thì nên tránh chuyện ăn hỏi, cưới xin. Vậy tại sao lại có quan niệm như vậy? Kim Lâu là gì, có cách tính như thế nào? Tuổi Kim Lâu có thực sự đáng sợ đến mức phải tránh đi như vậy hay không? Nếu có thì cách hóa giải của nó là gì? Hôm nay, Lịch ngày tốt sẽ giải đáp hết các câu hỏi trên, hy vọng giúp được độc giả phần nào khi bàn tính chuyện trăm năm hạnh phúc.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Tử Vi nguyên thuộc thổ Quan lộc cung chủ tinh Hữu tướng vi hữu dụng Võ tướng vi cô quân (Sao Tử Vi vốn thuộc thổ Chủ quan tước quyền vị Có bề tôi thì mới hữu dụng Như vua mà không triều đình)
Những sao tá tinh đứng ở đâu ? Ở hai bên hoặc theo tam hợp chiếu gọi là giáp hay hiệp, hoặc đứng cùng. Tỉ dụ Tử Vi đứng giữa hai cung bên có Tả Phụ Hữu Bật Xương Khúc. hoặc Tử Vi cùng Tả Hữu đứng chung một cung, hoặc tam hợp xung chiếu là Tả Hữu.
Tử Vi thiếu Tả Hữu là cô quân. Vua phải có quần thần mới thành quyền lực, mới uy nghi. Quần thần là những sao nào? Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Thiên Mã.
Nếu không có quần thần lại còn gặp nhiều hung tinh tức là đế ngộ hung đồ (vua gặp kẻ cướp) hoặc “quân tử tại dã tiểu nhân tại vị” (vua bị đám gian thần tiểu quân uy hiếp). Đế tinh trở nên vô dụng còn gặp nguy hại nữa.
Hung đồ tiểu nhân là những sao nào? Kình Dương, Đà La, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Tham Lang, Tuần Triệt. Đừng quên rằng những sao kể trên chỉ là hung đồ tiều nhân đối với Tử Vi thôi. Ở một số trường hợp khác, chúng lại thành cực tốt.
Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: Quần thần khánh hội, phú quí song toàn (vua tôi hợp hội giàu sang) Cách này là cách Tử Vi gặp đầy đủ sao phò trợ, như Tả Hữu làm tướng súy, Thiên Tướng Xương Khúc làm phụ tá, Khôi việt làm quan truyền lệnh, Thiên Phủ làm quan coi kho, binh lương, Lộc Mã làm quan giữ sổ bộ phong chức tước.
Trong “Chư tinh vấn đáp”, Trần Hi Di tiên sinh viết: “Tử Vi là đế hoa ở mọi cung đều có khả năng giáng phúc tiêu tai, hóa giải những hung ác của các sao khác, khả dĩ chế ngự Hỏa Tinh, có năng lực biến Thất Sát thành quyền, hợp cùng với Thiên Tướng, Thiên Phủ đều thành sang quí, nếu không thế lực thì cũng giàu có, dù gặp Tứ Sát phá vẫn xem là trung cục hoặc bình thường chứ không đến mức thấp kém, hạ tiện.
Sang đến “Cổ Ca” lại thấy một câu khác: “Tụ hội với Kình Dương Hỏa Linh biến thành loại ăn trộm, ăn cắp vặt”. Thế là thế nào? Hai câu mâu thuẫn nhau? Thật ra không mâu thuẫn. Tử Vi phải đi cùng với các sao tốt khác đã, rồi gặp Tứ Sát mới là trung cục. còn như gặp toàn sát tinh không tất nhiên thấp kém, hạ tiện.
Trường hợp Tử Vi đứng một mình tại Ngọ cung và Tí cung (đứng Ngọ đẹp hơn) tất có Thiên Phủ Thiên Tướng chiếu lên hội họp, sách gọi bằng cách Cực Ưỡng Ly Minh (Cực là tên gọi khác của Tử Vi, Ly là cung Ngọ). Cách Cực Ưỡng Ly Minh dù không đến nỗi ra cái thân phận cô quân. Chỉ xem thê cung mà thấy nhiều đào hoa tinh thì dễ bị vợ lừa. Vào số nữ thì khác, thường chỉ là chồng kém mình trên địa vị học vấn hoặc tiền bạc. Phủ, Tướng trong cách “Cực Ưỡng Ly Minh” đã góp phần nào cho sự cân bình lực lượng chống với hung sát tinh. Căn cứ vào câu phú: “Tử Vi cư Tí Ngọ, Khoa Quyền Lộc chiếu tối vi kỳ”, Tử Vi Tí Ngọ gặp thêm Khoa Quyền Lộc thì cán cân lực lượng ngã về Tử Vi, ác thế lực cũng phải nhường bước.
Tử Vi thủ Mệnh an ở Ngọ Không Sát tinh chức có tam công
Tử Vi Thiên Tướng đồng cung (Thìn Tuất) đương nhiên Thiên Phủ chiếu hội, nhưng cách cục này không hay bằng Tí Ngọ Tử Vi hội chiếu Phủ Tướng (Phủ Tướng triều viên). Tử Tướng Thìn hay Tuất hãm vào Thiên La địa Võng khó khăn hơn, nhất là vào số nữ không tránh khỏi vất vả.
Tử Vi Phá Quân, Tử Vi Thiên Tướng thủ Mệnh nữ, việc trăm năm không suôn sẻ, lận đận chồng con. Tử Vi Phá Quân đóng Mệnh bị Liêm Tham Tỵ hoặc Hợi xung chiếu. Tử Vi Thiên Tướng đóng Mệnh, Phu cung Tham Lang hội Liêm Trinh ở Dần hoặc Thân. Liêm Tham là hai sao mang tính chất sắc tình rắc rối, bởi vậy nên vấn đề gia thất không êm.
Bây giờ bàn riêng về Tử Vi Phá Quân. Tử Vi Phá Quân đi cặp chỉ thấy ở hai cung Mùi và Sửu. Phá Quân là sao xung phong hãm trận, đi với Tử Vi được tính như vị tướng dũng mãnh. Tử Vi ra hiệu lệnh, Phá Quân thi hành.
Muốn khống chế Phá Quân, Tử Vi cũng cần một trí lực cao. Do đó Tử Phá đóng Mệnh bất luận nam hay nữ đều là con người quyết đoán, chí phấn đấu sôi nổi, can trường lì lợm, phiêu lưu, không thủ cựu, có đời sống hiếu động nhiều màu sắc.
Số trai Tử Phá dễ đi vào chính giới hay quân giới nếu gặp cơ duyên. Được Hóa Quyền Tả Hữu Kình Dương là thành công. Tuy nhiên cuộc sống bôn ba thăng trầm. Tử Phá ra kinh doanh cũng đắc lực nhưng không bền vì nguyên tắc tiền bạc cần phải an định mới tụ để phát triển lớn.
Tử Phá nữ mệnh, người đàn bà tháo vát, ngang ngạnh, bướng bỉnh, dám làm dám chịu, riêng về tình ái rất tùy tiện, tính dục mạnh. Sách mới có câu:
Tử Phá Tham Lang vi chí dâm Kìa nữ mệnh xem tướng cách cuộc Tử Phá Tham hội ước đa dâm
Tử Phá và Tử Vi Tham Lang (tức các Đào hoa phạm chủ). Nam mạng Tử Phá mà tuổi Sửu, Mùi, Thìn, Tuất vào quân giới chính trị hay hơn các tuổi khác (Qua kinh nghiệm thôi, sách vở không nêu lý do tại sao).
Tử Phá nữ mệnh đối với hiện đại tốt hơn thời xưa vì hiện đại người đàn bà được trọng qua sự nghiệp hơn là qua hôn nhân theo quan niệm tự do phóng khoáng là hạnh phúc.
Về cách Tử Vi Tham Lang đóng Mão và Dậu, cách này cổ thư gọi bằng Đào hoa phạm chủ. Tử Vi là chủ, Tham Lang là Đào hoa. Tham Lang ví như Đắc Kỷ, Tử Vi ví như Trụ Vương. Tham Lang như Tây Thi, Tử Vi như Phù Sai.
Tử Tham nữ mạng đa tình hiếu dâm. Tử Vi nam mạng dễ rơi vào lụy tình, bẫy tình, dại gái, mê gái. Sách có câu: Tử Tham Mão Dậu gặp Kiếp Không, Kình Đà Linh Hỏa thường đi vào đường tu hành. Tu hành nên hiểu theo nghĩa khác nhau. Lão kỹ đầu thiền về già đi tu, hương nhang thờ cúng cũng kể làm thoát tục. Nhiều chồng rút cuộc nằm không cũng kể là tăng. Cả đời toàn gặp thất bại, lấy cho lắm vợ cuối cùng ngồi trơ thân cụ, đây là kết quả của Tử Tham Tứ Sát Kiếp Không trong Mệnh cung của lá số.
Tử Tham Tứ Sát tâm thần sinh ra chán nản thường trực. Không cứ phải cạo trọc đầu hay khoác áo nhà tu mới là thoát tục, mới là tăng lữ. Cách Tử Tham nếu chỉ gặp Hỏa hay Linh tinh tránh được Kình Đà Không Kiếp thì tốt hơn. Trong khi cách Tử Vi Phá Quân gặp Linh Hỏa lại không tốt mà gặp Kình Đà lại hay, như câu phú: Tử Phá thủ Mệnh ngộ Dương Đà, tiện khứ kinh thương (hội Dương Đà vào kinh thương hoạnh phát) Cổ nhân còn đưa ra câu phú sau đây:
Tử Vi ngộ Phá Quân ư Thìn Tuất Sửu Mùi tứ mộ cung, vi thần bất trung, vi tử bất hiếu (Tử Vi gặp Phá Quân ở bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi làm bề tôi bất trung, làm con bất hiếu)
Tử Vi Thiên Tướng tại Thìn hay Tuất đều gặp Phá Quân ở Tuất hay Thìn. Còn Tử Vi Sửu Mùi đương nhiên đứng bên Phá Quân. Tử Phá Sửu Mùi vào quân giới, chính trị đạt ước nguyện, hai giới này sự phản phúc bất trung chẳng khác gì chất dẫn hỏa chỉ chờ có lửa liền bốc cháy, bởi vậy không nên dùng người mang số Tử Phá làm tâm phúc.
Tử Vi Thiên Tướng gặp Phá Quân ở cung xung chiếu cũng thế. Chỉ khác nhau ở điểm Tử Phá thì tự mình tạo phản còn Tử Tướng thì nghe theo người làm phản. Một đàng do tham vọng, mộg đàng gió chiều nào ngả chiều ấy.
Còn vấn đề làm con bất hiếu? Bản chất con người Tử Phá không bao giờ chịu ước thúc trói buộc, làm việc chỉ hoàn toàn tự ý, vì lợi hay vì vợ dụ mà bất hiếu do cái lòng ích kỷ và ba phải.
Số nữ Tử Phá thủ mệnh bậc làm cha mẹ phiền lòng hơn Tử Tướng. Số nam ngược lại Tử Phá bướng, phiêu lưu, gây tai tiếng, gây xáo trộn, phá rối kỷ cương nhưng một ngày nào đó thành công. Nam mạng Tử Vi Thiên Tướng, phụ mẫu cung Thiên Lương hãm tại Tị hoặc Hợi. Thê cung Tham Lang bất hiếu nặng hơn như mê vợ mà quên công ơn sinh thành (Thê hội chiếu Đào Hoa), hoặc bỏ quê hương gia đình lưu lạc, hoặc phụ mẫu sớm xa trần thế, muốn ân trả nghĩa đền không được. Tử Vi Thiên Tướng không thành công bằng Tử Phá. Sách ghi câu:”Tử Vi Thìn Tuất ngộ Phá Quân, phú quí hư danh”. Hư danh là không thực, hão huyền.
Nói đến Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung. Cách này hiện lên chỉ ở hai cung Dần và Thân. Phú ghi mấy câu:
Tử Vi Nam Hợi Nữ Dần cung, Nhâm Giáp sinh thân phú quí đồng Tử Vi Thiên Phủ toàn y Phụ Bật chi công Tử Phủ đồng cung chung thân phúc hậu Tử Phủ, Nhật Nguyệt cư vượng địa, đoán định công hầu khí Câu thứ nhất Tử Vi Nam Hợi không có Thiên Phủ đồng cung, đó là cách Tử Vi Thất Sát với cung xung chiếu là Thiên Phủ. Chỉ có Dần cung mới đứng cùng Thiên Phủ thôi.
Vậy thì số gái Tử Phủ mà tuổi Nhâm Giáp giàu sang là bởi tại tuổi Giáp Lộc Tồn đóng Dần, hội với Hóa Lộc đứng bên Liêm Trinh và Hóa Khoa đứng với Vũ Khúc. Hội đủ Khoa Quyền Lộc: tuổi Nhâm Quyền Khoa ngay tại mệnh và Lộc Tồn nhị hợp từ Hợi.
Câu hai còn như gấm thêm hoa, đã Khoa Quyền Lộc còn cả Tả Hữu càng đẹp, đã sang trọng giàu có còn quyền thế. Câu ba ý chỉ dù không phải là tuổi Giáp Nhâm cũng có đời sống bình ổn vững vàng.
Câu bốn nói Tử Phủ đồng cung tại Thân tốt hơn tại Dần, vì Thân thì Thái Dương Thái Âm đắc địa trợ giúp cho vận trình, trong khi ở Dần, Thái Dương Thái Âm vào thế hãm (chỉ riêng cho tuổi Giáp).
Có một luận cứ đáng ghi nhận nói: Tử Phủ đồng cung hội tụ cả hai chủ tinh Bắc và Nam đẩu, như vậy thái quá nên dễ cô đơn. Trường hợp Mệnh Phụ Mẫu, Phu chịu ảnh hưởng Cô Thần Quả Tú càng nặng dễ ly hôn, góa bụa hoặc sớm khuyết cha mẹ. Chuyển qua cách Tử Vi Thất Sát. Cách này chỉ hiện lên ở hai cung Tỵ và Hợi. Trần Đoàn tiên sinh viết: Tử Vi năng hóa Thất Sát vi quyền. Tử Vi đứng bên Thất Sát thế vị oai nghiêm, hùng tâm vạn trượng, như vị hoàng đế xuất chinh có bầy tướng giỏi.
Tử Vi Thất Sát khả năng hành động cũng như khả năng suy tưởng kế hoạch đều giỏi, tham vọng cao , vào bất cứ lãnh vực nào học vấn, kinh doanh, chính trị, quân sự, kỹ nghệ đều được. Thành tựu lớn hay nhỏ, cao hay thấp còn tùy thuộc các phụ tinh. Nếu nhiều phụ tinh tốt thì chức trọng quyền lớn, địa vị chức nghiệp khả kính.
Tử Vi Thất Sát có Hóa Quyền thế lực càng lớn. Phú nói: Tử Vi Thất Sát Hóa Quyền phản tác tinh tường (Tử Sát mà gặp Hóa Quyền lại thành hay đẹp). Tại sao dùng hai chữ phản tác? Bởi tại Tử Vi không Thất Sát mà chỉ Hóa Quyền tự mình không điều khiển được Quyền sẽ đưa đến hung hiểm Tử Vi hợp với Lộc Khoa Khôi Việt Tả Hữu hơn đứng riêng với Hóa Quyền. Tử Vi Thất Sát thủ Mệnh gặp Tuần Triệt ưu thế bị giảm nhiều, thành công với hư vị, không có thực quyền. Như phú nói: Tử Vi Thất Sát gia không vong, hư danh thụ ấm. Tử Vi Thất Sát vào số Nữ thường được chồng nể vì do tài điều khiển gánh vác. Nhưng Tử Sát nam mạng thì vợ quán xuyến Vai trò Thiên Phủ từ cung xung chiếu của cách Tử Vi Thất Sát chỉ là phụ họa vào cái tốt đã sẵn thôi. Về hình thái và tính nết của Tử Vi có những điểm sau: Tử Vi người đầy đặn, mặt vuông vắn hoặc tròn. Tử Vi có một sở đoản trên tính tình, ưa nghe lời phiến động, khoán nịnh, đôi lúc kiêu căng và dễ phụ hội với kẻ quyền thế, hay biến tâm, bản chất tương đối trung hậu nhưng khí lượng hẹp hòi, thiếu anh hùng bản sắc.Có khuynh hướng năm thê bảy thiếp.
Trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có đoạn viết:
Tử Vi viên hội cát tinh lâm Nhị hạn phùng chi phúc lộc hưng Thương nhân đắc ngộ đa tài phú Quan quí phùng chi chức vụ thăng Tử Vi nhập hạn bản vi tường Chỉ khứng tam phương Sát Phá Lang Dân thứ phùng chi đa bất lợi Quan viên lạc hãm hưu kinh thương
Nghĩa là:”Vận hạn gặp sao Tử Vi, thương nhân phát tài, làm quan thăng chức. Tử Vi là sao đem may mắn đến. Nhưng nếu gặp thêm với Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang thì lại không tốt. Kẻ dân giã bất lợi, người chức vị khó khăn.
Sát Phá Tham đây là Tử Sát, Tử Phá và Tử Tham ở cung vận hạn. Không hẳn gặp những sao ấy sẽ bất lợi với khó khăn. Vì Tử Sát, Tử Phá thường gây ra biến động. Thời xưa con người sợ biến động, nhưng thời nay biến động là cần thiết. Thấy Tử Sát, Tử Phá ở vận trình hoặc tiểu hoặc đại vận mà hay tốt lên thì mừng chứ sao lại lo ngại. Những câu cổ ca trên không lấy gì là đúng cho hiện đại. Về sao Tử Vi còn thấy những câu phú khác không ghi trong toàn thư mà của những nhà tướng số đời sau ghi lại qua kinh nghiệm. - Đế toạ ly cung Tam Kỳ Hình Ấn Khôi Xương Hồng Bật, mỹ mạo tài hung, hạn hữu Cự Sát Đà Linh, Chu Du cam hận mệnh vong (Tử Vi đóng Ngọ hội hợp với Khoa Quyền Lộc, Hình Ấn, Khôi Xương là người tài giỏi, tướng mạo khôi ngô, nếu gặp vận hạn có Cự, Sát, Đà, Linh (Cự Môn, Đà La, Linh Tinh hoặc Thất Sát, Đà La, Linh Tinh) thì giống như Chu Du đời tam quốc nuốt hận mà chết)
- Đế lạc nhàn cung, gia Khúc Xương đa ngôn giảo hoạt (Tử Vi đóng Tí Mão Dậu hội tụ Xương Khúc thì giảo hoạt và ưa nói quá sự thực) Trong khi Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có câu: ”Tử Vi Quyền Lộc ngộ Dương Đà tuy hoạch cát nhi vô đạo” nghĩa là Tử Vi có Quyền Lộc nên danh có của nhưng nếu gặp thêm Dương Đà nữa thì tâm chất bất nhân vô đạo. - Tử Vi mạc phùng Kiếp Không Hồng Đào nhập Mệnh giảm thọ (Tử Vi mà gặp Kiếp Không, Hồng Đào tại Mệnh tất không thọ)
- Tử Phủ đồng cung, Tuần Không xâm nhập, đế vô quyền nan giải hung tinh hạn ngộ (Tử Vi Thiên Phủ tại Mệnh bị Tuần Không, vua thành vô quyền khó giải cứu cho vận gặp hung tinh)
- Dần mộc, Phủ Vi hội Tam Kỳ, Kình Bật cư lai, Mệnh xuất võ do văn quyền hành cứ phục chúng nhân, mạc phùng Không Kiếp hư vô (Dần cung, Tử Vi Thiên Phủ có Khoa thêm Kình Dương Hữu Bật có văn tài nhưng lại theo nghiệp võ, thành công người đời kiêng nể, nhưng nếu bị Không Kiếp lại thành sôi hỏng bỏng không)
- Tử Phá mộ cung vô ưu họa ách, vận lai Phụ Bật nguyên vọng đắc như cầu, Thân kiêm Hồng Lộc Hóa Khoa khánh hội long vân (Tử Vi Phá Quân ở Sửu Mùi Thìn Tuất không lo những họa tai lặt vặt, tới vận gặp Tả Hữu thì mưu sự thành tựu, nếu cung Thân lại được Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hồng Loan cảnh thêm hay).
- Đế toạ Thiên La Thân cư Triệt xứ, Giáp Kỷ nhân chung niên nan toại chí đa trái thê nhi (Tử Vi đóng Thìn, cung Thân bị sao Triệt án ngữ, tuổi Giáp tuổi Kỷ suốt đời không toại chí, còn khổ vì vợ vì con)
- Tứ Sát Tốn cung, đề huề bảo kiếm, Hỏa Tuyệt nhập xâm đa sát. Hạn hội Hồng Khoa Ấn Mã dị lập chiến công. (Tử Vi Thất Sát ở cung Tỵ gặp Hỏa Tinh và sao Tuyệt thành người đa sát nếu có Hồng Loan, Hóa Khoa, Quốc Ấn, Thiên Mã hội tụ làm võ tướng dễ lập công to)
- Tử Phủ Vũ Tướng Tả Hữu Long Phượng Khoa Quyền Lộc Ấn, quần thần khánh hội chi cách gia Kình Kiếp loạn thế nan thành đại sự (Cách quần thần khánh hội Tử Phủ Vũ Tướng Long Phượng Tả Hữu Khoa Quyền Lộc Ấn nếu bị Kình Dương Địa Kiếp gặp thời loạn bất thành đại sự)
- Tử Tham Tả Hữu hội trung Có người con gái trốn chồng theo trai (Ở cách này Tả Hữu biến chất, tuy nhiên Tử Tham Tả Hữu còn phải thêm cả Tang Hổ nữa thì mới liều như thế)
- Tử Tham Khôi Việt phương Đoài Long thần kỳ đảo ai ai cúng dường (Tử Tham đóng ở Dậu cung gặp Khôi Việt dễ đi vào nghề thầy chùa thầy cúng).
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thiên Nga (##)
Bài viết của tác giả Phong Nguyên
Trong bài hôm nay, tôi xin tiếp tục mổ xẻ thêm một số câu phú tử vi để bổ túc trong một thời gian ngắn loạt bài về phú đã đăng trên KHHB. Tôi cần lưu ý quý bạn là tôi chỉ nêu ra những câu thật ứng nghiệm hoặc những câu tuy thông dụng nhưng dễ áp dụng sai hay không hợp lý, cho nên quý bạn sẽ không bao giờ thấy những câu phú quá thông thường và dễ áp dụng trong loạt bài phú của tôi.
1) Thiên - Lương Ngộ Mã Nữ mệnh tiện nhi khả dâm
Giải nghĩa: Nếu phụ nữ có Thiên -Lương tọa thủ tại Mệnh ( đương nhiên ở cung Tỵ hoặc Hợi theo cách bố cục chính tinh) mà gặp Mã ( đồng cung hay xung chiếu ) thì là người dâm đảng.
Nhận xét: trước hết ta tự hỏi tại sao Thiên - Lương là không có đặc tính gì dâm đãng mà khi gặp Thiên - Mã (chỉ là sao di động ) lại đem cái tính xấu đó tới người phụ nữ. Trường hợp này quí bạn cần xét tới chính tinh khác gây ảnh hưởng và cần phải suy luận ra mới thấy ý nghĩa hợp lí chứa trong câu phú.
Nếu quí bạn đã thông thuộc cách an sao trên bàn tay thì hẳn quí bạn thấy rằng khi Thiên -Lương tọa thủ tại Tỵ hoặc Hợi thì bao giờ cũng có Thiên-Đồng xung chiếu và chính sao Thiên-Đồng là đầu mối của ý nghĩa trong câu phú. Thực tế, tuy Thiên-Đồng không phải là sao chủ về đa tình, dâm đãng thực sự nhưng lại là sao chủ về sự di chuyển liên tục, nhất là đóng tại cung Thiên-Di và lại gặp Thiên-Mã (dù không đồng cung) thì làm sao đương số ru rú ở xó nhà được, và khi người đàn bà hay "chạy rông" ngoài xã hội rất dễ trở thành người ăn chơi, trụy lạc, nhất là theo quan niệm thời phong kiến, cổ xưa ở bên tàu cũng như ở bên ta. Do đó mới có vấn đề dâm đãng trong câu phú mà ta phải suy luận ra sao mới hiểu được.Tuy nhiên vì thời văn minh này đã thay đổi hẳn cách sống của người phụ nữ, ta phải áp dụng thận trọng câu phú trên
Vậy muốn giải đoán cho chính xác và khách quan ta cần phải lưu ý đến khía cạnh, yếu tố nào? Trước hết quí bạn xét đến cung Mệnh và Thiên- Di xem có thêm nhiều sao chủ về đa tình, lãng mạng hay không. Nếu có Hồng Riêu, Tả Hữu, Xương Khúc ( không bao giờ gặp đào hoa ở Tỵ hay Hợi ) chẳng hạn lại thêm Mộc- Dục, Hoa- Cái và Đào- Hoa nữa tại Giải- ách thì câu phú hẳn phải ứng nghiệm một trăm phần trăm, nhưng nếu không gặp những sao trên, mà mệnh lại có Hóa Quyền, Thiên Hình hoặc Thiên Khôi hoặc Thiên Việt (nếu Mệnh tại hợi thì chỉ gặp Thiên Khôi, ở Tỵ chỉ gặp Thiên Việt ) thì khó lòng ta dám quyết đoán là đương số có tâm hồn dâm đãng, chứ chưa nói đến cách sống dâm đãng.Vì các sao Hóa Quyền và Thiên Hình là những sao tự chủ được mạnh mẽ mà chỉ những người khắc kỷ mới hay có, còn các sao Khôi Việt chủ về sự tư cách, trọng hậu, thanh cao thì làm sao đương số có tính xấu như vậy được.Trong trường hợp này, dù cho cung Nô Bộc có Đào Hồng, riêu cũng chưa chắc đã lung lạc nổi tâm hồn của đương số. Và như vậy chỉ còn cách quyết đoán là đương số hay bôn ba, hay thay đổi nơi ăn chốn ở hoặc nơi làm việc, hoặc hay được xuất dương, xuất xứ ( nhất là khi có Thân cư Thiên Di) chứ tuyệt nhiên ta không nên kết tội theo câu phú mà thành ra " quê một cục ". Dù muốn dù không câu phú này cũng được đặt ra ở thời phong kiến bên Tàu là thời phụ nữ kín cổng cao tường hễ cứ lộ diện là bị chê bai là…hư đốn rồi, cho nên khó ứng nghiệm vào thời dại văn minh này.
2) Thiên -Đồng Tuất Cung Hóa-Kị, Đinh Nhân Mệnh Ngộ Phản Vi Giai
Giải nghĩa: Mệnh an tại Tuất mà có Thiên Đồng tọa thủ lại gặp Hóa Kỵ đồng cung thì rất xấu nhưng lại gặp người tuổi Đinh thì rất tốt đẹp.
Nhận xét: Câu phú này trong nhiều sách tử vi đều có nêu ra, nhưng ta thấy ngay là vô lí, nếu lưu ý đến bố cục bố trí của các sao.Tôi không giám bác bỏ hẳn câu này. Tôi chỉ xin nêu ra điểm sao Hóa- Kỵ khi đã đồng cung với thiên đồng (bất cứ ở cung nào) cũng không ứng vào tuổi Đinh vì tuổi này áp dụng câu "Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự với Cự Môn, còn Hóa Quyền lại đồng cung với thiên- đồng. Có thể câu phú có ý nói là Thiên Đồng ở Tuất ngộ Hóa Kỵ ở cung xung chiếu, tức là cung có Cự -Môn tọa thủ ( ở Thìn ), nhưng dù sao có vẻ cũng gượng ép nếu ta đọc kĩ câu (Thiên Đồng Tuất cung Hóa Kỵ ) trong câu phú.
Theo tôi, quý bạn nên dựa theo câu phú tương tự "Thiên -Đồng Tuất cung vi phản bội, Đinh nhân hóa cát chủ đại quý (có sách chép là "mệnh ngộ phản vi giai" thay vì "hóa cát chủ đại -quý” ) thì có lẽ hợp lí hơn vì không đề cập đến Hóa-Kỵ đồng cung tại Tuất.Vậy bây giờ ta cần tìm hiểu xem tại sao tuổi Đinh lại “ lật ngược thế cờ “như thế?.
Thiên-Đồng ở Tuất tuy bị hãm địa thật, nhưng với tuổi Đinh lại hội đủ bộ Lộc, Quyền Khoa vì Hóa-Lộc đồng cung với Thái âm (ở Dần) Hó -Quyền đồng cung với Thiên-Đồng, Hóa -Khoa đồng cung với Thiên Cơ (cũng ở dần).Ngoài ra, còn có Lộc-Tồn cư cung Ngọ (đồng cung với Thiên- Lương ) tức là cung Tài - Bạch và khi Lộc-Tồn cư Tài -Bạch thì lại có Tướng-Quântại cung Quan-Lộc ( vì là âm nam, dương nữ ) và thêm cả Quốc - Ấn cư Quan-Lộc (Dần ) nữa mới xét sơ qua như thế chúng ta đã thấy nhiều yếu tố tốt đẹp rồi mà chỉ có tuổi Đinh mới hội đủ ; khi đó Thiên-Đồng chỉ đóng vai trò phụ hoặc bỏ qua cũng được, quý bạn cứ kiểm tra qua tuổi khác một tí thì thấy không có tuổi nào được một góc của tuổi Đinh. Ngay như tuổi Kỷ cũng có Lộc-Tồn cư Ngọ như tuổi Đinh nhưng bộ Tam Hóa không hội đủ, chỉ có Hóa - Khoa đồng cung với Thiên -Lương tại Ngọ mà thôi. Đây là chưa kể đến trường hợp được thêm một số yếu tố tốt khác tùy theo ngày, giờ sinh. Tuy nhiên quí bạn cần ghi nhớ một điều là tuổi Đinh chỉ tốt về phương diện công danh, tiền tài chứ vẫn có thể bị kẹt về tai ách vì có Cự -Kỵ đồng cung tại Thiên -Di (nếu xui xẻo có "Thân " cư ở đó nữa thì khó thoát được), nhưng có điều may là luôn luôn có Thanh-Long ở cung Thìn (an theo Lộc-Tồn đi nghịch là vì âm Nam hoặc Dương-Nữ) thì vấn đề nạn nước coi như đã hóa giải được gần hết, trừ phi có thêm nhiều cách gì khá trở ngại mà thôi (tỷ dụ như có Không Kiếp, Linh, Xương, v.v)…Có lẽ vì thế câu phú không hề đề cập đến điểm bất lợi kể trên mà chỉ khẳng định là tốt đẹp.
3)”Thân” tại Quan cung gia sát diệu Triệt,Tuần, nữ mệnh nan bảo thân danh: gia kiến Bạch Tang cô thân trích ảnh nghi gia vãn tuế tất thành
Giải nghĩa: ”Thân” cư cung Quan Lộc gặp sát tinh và Tuần, Triệt án ngữ (xung chiếu không kể) nếu đàn bà con gái mà gặp thì khó bảo tòan được danh tiết; trường hợp thêm cả Tang Hổ hợp chiếu về (nếu tọa thủ lại hại nữa) thì bị cô đơn nếu lập gia đình sớm, về già thì may ra yên ổn về phương diện này.
Nhận xét: Tôi thấy câu phú này ngoài khía cạnh ứng nghiệm còn phải nói là dộc đáo nữa, vì thường đoán về phương diện hôn phối ta hay nhắm vào cung Mệnh, Phu Quân và sau nữa là Phúc Đức chứ ít khi ai chú ý tới cung Quan Lộc dù cho có “Thân” đóng ở đó. Hơn nữa, về danh tiết cũng vậy, ta thường xét đến Hồng, Đào Binh, Tướng.Không Kiếp chiếu Mệnh, Thân chứ có khi nào lại để ý đến Tuần Triệt án ngữ tại cung Quan chỉ chủ về công danh trắc trở, gián đoạn. Dù cho có thêm Sát –Tinh hội chiếu cũng khó ảnh hưởng về danh tiết.Vậy không có lẽ câu phú này đã ứng nghiệm một cách vô lý? Nhưng nếu chịu suy luận một chút, quý bạn sẽ thấy hợp lý vì người xưa quan niệm đàn bà con gái phải sống nhờ chồng, lo việc nội trợ phải xuất thân ra đời đi làm (vì “Thân” cư Quan-Lộc dễ phải đi làm ) đã là một điều không hay cho phụ nữ mà lại còn bị làm khó dễ đủ thứ (vì Sát Tinh và Tuần Triệt án ngữ) thì thử hỏi tư cách của người đàn bà bị tổn thương hay không? Hơn nữa, phụ nữ khi bị làm khó dễ thường thường (nhất là thời bây giờ ) hay liên quan đến tình cảm, sắc đẹp, vì nếu tỏ ra đứng đắn nghiêm trang thì hay bị cấp trên làm khó dể lung lạc tâm hồn, còn nếu chịu chiều lụy thì có ngày mất danh tiết như chơi. Vì vậy khi áp dụng câu phú này ta phải hết sức chú trọng đến cung Mệnh, nếu có nhiều sao tự chủ và đứng đắn là chỉ đoán công danh gián đoạn, thăng trầm, còn nếu thấy có quá nhiều sao “lã lướt” (như Riêu, Mộc, Cái, Đào Hồng..) thì có thể quyết đoán là mất danh tiết dể dàng, nếu không muốn nói là bị” hội đồng “(tôi xin lổi phải dùng chử này để nói lên được trung thực phần nào ngụ ý của tôi).Trường hợp sau này, có điều lạ là dù cho cung Phu Quân tốt đẹp mà vẫn không thoát được, có lẽ là sau khi bị thất tiết nhiều lần rồi sẽ lấy được chồng đàng hoàng, được yên duyên phận.Còn gặp trường hợp cung Phu Quân quá xấu mà cung Phúc Đức cũng tệ luôn thì dù không có Tang Hổ cũng vẫn cô đơn và ngay cả về già cũng vậy, khó lòng lập gia đình được.
Tuy câu phú này áp dụng rất linh động nhưng theo kinh nghiệm riêng, tôi khuyên quý bạn nên e dè ngay đối với trường hợp phụ nữ có Thân cư Quan Lộc bị Tuần, Triệt án ngữ vì không cần sát tinh hội chiếu nếu Mệnh hơi “yếu” một chút là có thể bị thất tiết được rồi và nếu cung Phu Quân hơi xấu nữa thì chẳng cần yếu tố Tang Hổ hợp chiếu về cung Quan cũng vẫn bị cô đơn (nhất là khi Mệnh có Cô Quả, Hình Đào)…
Cũng như bài trước về phú Tử vi, bài hôm nay cũng chỉ cho phép tôi bàn được có ba câu, như vậy quý bạn hơi sốt ruột về số lượng câu phú. Nhưng tôi nghĩ rằng biết được câu nào thì cần phải thật chắc ăn, thật thông suốt thì mới có lợi chứ nếu biết thật nhiều câu phú mà áp dụng bừa bãi, sai lầm thì thực không có gì tai hại và thất vọng cho bằng. Vậy mong quý bạn thông hiểu đường lối của tôi khi viết loạt bài về phú Tử vi. Tuy nhiên, nhân dịp này tôi xin thưa trước quý bạn là nếu thì giờ cho phép, tôi sẽ trình bầy thêm một số câu phú khác trong Lịch sách văn nghệ Tiền phong 1975 để số lượng phú được dồi dào vì Tòa soạn VNTP có nhã ý nhờ tôi viết thêm cho cuốn lịch sách nêu trên.
KHHB số 74H2
Ý nghĩa của kỳ lân
Kỳ lân cũng là một trong “tứ linh”. Theo truyền thuyết, kỳ lân thường phù trợ cho người hiếu thuận, lương thiện, bởi thế mà được coi là loài thú nhân từ. Cũng giống như rồng, kỳ lân là một loài vật truyền thuyết, với phần đầu giống rồng, có hai sừng, thân hình giống hươu, phủ đầy vảy, lông đuôi dài, cuộn sóng, thần thái cực kỳ sinh động.
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại kỳ lân với chủng loại phong phú, phong cách tạo hình đa dạng, được chế tạo từ nhiều nguyên liệu như đồng, sứ, ngọc, đá… và cũng mang những chức năng phong thuỷ khác nhau.
Tượng kỳ lân |
Tác dụng của kỳ lân
- Tránh tà, ngăn cản sát khí: Nếu cửa chính bị hành lang trực xung, phạm phải “xuyên tâm sát” hay “thương sát”, có thể dùng một đôi kỳ lân để hóa giải. Trong trường hợp hành lang khá ngắn, sát khí không quá mạnh, chỉ cần sử dụng một kỳ lân đơn. Nhưng nếu hành lang dài mà thẳng, tức sát khí mãnh liệt có thể dùng ba kỳ lân để hóa giải.
- Hóa giải Tam Sát: Phương vị của Tam Sát là khác nhau thùy theo năm hạn. Để hóa giải Tam Sát cần sử dụng ba kỳ lân (tốt nhất là kỳ lân đã được khai quang) đặt ở phương vị Tam Sát, đầu kỳ lân đặt quay về hướng Tam Sát.
- Cải vận, giảm nhẹ tai ương cho gia đình: Kỳ lân là loài vật đặc trưng cho cát tường, nếu đặt kỳ lân trong nhà sẽ có tác dụng trấn trạch trừ tà, tăng phúc lộc cho gia đình, không chỉ giúp gia chủ sự nghiệp hanh thông mà còn xoay chuyển tài vận. Ngoài ra, kỳ lân còn giúp được gia chủ tránh được khí độc gây vận xấu. Kỳ lân dùng trong mục đích cải vận tốt nhất cần được khai quang thì mới phát huy công lực một cách trọn vẹn.
- Hóa giải bất lợi của Bạch Hổ: Đặt một đôi kỳ lân tại vị trí Bạch Hổ trong nhà ở, có thể hóa giải được tính hung của phương Bạch Hổ, bảo vệ người nhà bình yên. Đặc biệt, khi phương Bạch Hổ bị ống khói hoặc vật sắc nhọn xung phải thì kỳ lân đã qua khai quang có thể hóa giải rất hiệu nghiệm.
Ngoài ra, kỳ lân còn có khả năng hóa giải tà khí của các hung tinh trong vận hạn.
Kỳ lân tượng trưng cho sự tốt lành, có thể đặt ở bất kỳ phương nào trong nhà. Kỳ lân đã qua khai quang có khả năng trấn trạch, trừ tà, tăng gia phúc lộc. Kỳ lân lại được tạo hình tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao, sẽ là món quà rất ý nghĩa để mừng nhà mới.
(Theo Bát trạch minh kính)
thôi miên |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu
Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu
Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa
Thủy trung nhất ngô cân vương hâu
Nghĩa là: Ba loại Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
Sách Bác Vật Vựng Biên Nghệ Thuật Điển ghi: Giáp Tuất Ất Hợi thì Tuất Hợi là cửa trời, hỏa chiếu thiên môn, quang huy cực cao”Sơn Đầu Hỏa chỉ thấy sáng rực mà không thấy lửa nên tâm cơ thâm trầm, ít ai hiểu, vui giận không lộ ra sắc diện, tài trí cao mà không cho người thấy được. Thành công tấn tốc như đám cháy rừng khi gặp vận.
Người Sơn Đầu Hỏa lúc gặp thời thâm trầm làm việc không biết mệt. Gặp thời rồi cũng không lãng phí thời gian. Mệnh tốt danh vọng sự nghiệp hơn người. Mệnh xấu cũng đắc lực nhanh nhẹn để phục vụ thừa hành..
Chùa Bồ Tát còn có các tên gọị chùa Thượng Phúc tự (theo địa danh của làng), Chùa Bảo Tháp (Bảo Tháp tự). Chùa thuộc thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Chùa Bồ Tát được xây dựng từ thời Lý, vị sư tổ đầu tiên là Lý Thâm (một vị hoàng thân quốc thích). Đến đầu thế kỷ 14, có một vị cao tăng họ Hồ (gọi là Hồ Bà Lam) đến tu tại chùa, đã bỏ tiền của ra tu bổ, mở rộng chùa và chiêu tập trẻ mồ côi cũng như những người thất cơ lỡ vận để cứu giúp nuôi dưỡng. Người đời tôn xưng ông làm Bồ Tát và đặt tên cho chùa là chùa “Bồ Tát”. Ngài tu ở chùa cho đến khi Hoàng thái hậu Minh từ Hồ Thuận Nương (mẹ vua Trần Nghệ Tông) về lánh nạn Chiêm Thành đánh phá Thăng Long. Nhà sư thấy bà tướng mạo cốt cách quả là người nhân hậu, có căn duyên nên đã trao truyền Y Bát rồi tự lên giàn hỏa, hóa Phật. Đó là ngày 14 tháng Tư.
Vị Bồ Tát thứ ba đến tu tại chùa chính là bà Minh từ Hồ Thuận Nương. Bà người huyện Diễn Châu, Nghệ An, lấy vua Trần Minh Tông, sinh ra hai con đều làm vua (Trần Hiến Tông 1329 – 1341, Trần Nghệ Tông 1370 – 1372). Từ khi trông coi chùa Bảo Tháp, trong hơn ba năm, bà tu sửa chùa, lại xây thêm chùa Phúc Khê (còn gọi là chùa Dâu thờ Pháp Vũ) ở cuối làng. Khi triều đình đón bà về kinh, đúng lúc có đám mây ngũ sắc sà xuống bao phủ, khi mây tan, bà đã hóa. Dân liền lập miếu thờ ngay trên nền đất nhà cũ, gọi là miếu Minh từ.
Trên đất Thượng Phúc trong khoảng thời gian thịnh đạt của đạo Phật đã có 3 người tu đắc đạo, được nhân dân tôn thờ.
Chùa Bồ Tát có diện tích : 5788m2, mang nét nghệ thuật thế kỷ 17-18. Tam quan chùa là một tòa nhà ba gian, liền phía trước hai tường hồi là hai cột trụ trên đỉnh được trang trí hình con nghê. Qua tam quan vào sân chùa, trong có hai bảo tháp lớn hình bát giác ba tầng.
Qua sân đến nhà tiền đường, đầu hồi là hai cột trụ lớn trên đỉnh trụ đắp hình bốn chim phượng. Bờ nóc nhà tiền đường được trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các góc mái trang trí hình con ly. Trên khung nhà tiền đường được trang trí cảnh Đường Tăng đi thỉnh kinh cùng ba đồ đệ. Sát tường hậu và tiền đường có xây bệ thờ đức Thánh Hiền và đức Chúa Ông.
Ở hai bên tiền đường đặt tượng thờ các vị Thập điện Diêm vương, La Hán, Hành Giả, Quan Âm Nam Hải và Quan Âm tọa sơn. Nằm hai bên đầu thượng điện một sân hẹp là nhà phương đình tám mái với bộ khung chạm khắc hình rồng mây, ly, quy, phượng là nơi thờ vị sư tổ Hồ Bà Lam.
Hậu cung được nối liền với tiền đường tạo thành một nội thất thống nhất. Giữa hậu cung là bệ thờ các đức Phật Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca, Bồ Tát, các quan Nam Tào, Bắc Đẩu.
Chùa Bồ Tát còn giữ được nguyên bản 11 đạo sắc (chủ yếu của miếu Minh từ) cùng nhiều vật quý giá: Bia đá khắc năm Quang Thái thứ Nhất (1388) thời Trần Thuận Tông (1388-1398). Bia gỗ “Mộc Bản” khắc năm trùng tu chùa: Bảo Thái Ất Tỵ (1725), chiêng đồng đúc năm Gia Long thứ 12 (1813), khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ ba (1843) và nhiều tượng phật cổ quý giá, nhiều đồ thờ cúng bằng ngọc, bằng ngà, bằng bạc.
Năm 1990, Chùa Bồ Tát đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa. Chùa Bồ Tát có bề dày lịch sử, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nơi ghi dấu ấn ba vị tu thành Phật. Chùa còn là một di tích có kiến trúc và điêu khắc mang giá trị nghệ thuât tiêu biểu.
Xăm 3D nghệ thuật đang khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, phát cuồng vì vẻ đẹp sống động của nó trên cơ thể.
Một số mẫu hình xăm 3D của Moreno :một nghệ sĩ xăm mình người Venezuela, rất nổi tiếng bởi những tác phẩm xăm 3d đầy nghệ thuật, trong đó ấn tượng nhất là những hình xăm kiểu 3D trông sống động và chân thực không khác gì tranh vẽ.
Nét độc đáo trong những “tác phẩm” của Moreno là sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Bên cạnh đó, “biệt tài” của ông là tính toán tỉ lệ, “gia giảm” độ bóng… khiến cho các hình xăm trông “thật” đến kinh ngạc, dù tất nhiên, tất cả chỉ được tạo bằng mực!
Những hình xăm của Moreno luôn ấn tưởng bởi các chi tiết tỉ mỉ, rõ nét
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Sách Trung châu tử vi Đẩu số - Tam Hợp phái - Dịch giả Nguyễn Anh Vũ
Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh
Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ,.v.v...
Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tật Ách gặp sao Đao hoa quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tật Ách, thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.
Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.
Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria), thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng nghiệm.
Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tật Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.
Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân. Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.
Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tật Ách ở nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách "Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì phải lưu ý.
Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia), xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này.
Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương, Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tật Ách của nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng chủ về chứng này.
Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương, còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều chủ về chứng bệnh này.
Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.
Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình. Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.
Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.
Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.
Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn
Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng.
Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa
Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can (gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia như sau:
Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ", "kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.
Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tật Ách, thì thường là Vị hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.
Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần kinh dạ dày quá mẫn cảm.
Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương, hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính
"Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ, lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa, hoặc tiến triển thành tiêu chảy.
Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" là không tiêu hóa được.
Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.
Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.
Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.
Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.
Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.
Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì càng đúng.
Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.
Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà, thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.
Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn
Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.
Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã thuật ở trước.
Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.
Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.
Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.
Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung Tật Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.
Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp. Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.
Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)
Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.
Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".
Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát. Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu.
Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp
Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát, Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.
Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.
Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)
Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà. Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, mà không có Thiên mã.
Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.
Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt, Âm sát thì ứng nghiệm.
Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về kéo đàm, hen suyễn.
Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng.
Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục
Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.
Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.
Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.
Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.
Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.
Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham", hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.
Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi cũng có thể gây tiểu tiện khó.
Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát tinh làm ứng nghiệm.
Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt, trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.
Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ.
Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan
Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.
Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma) rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tật Ách lại là Thiên Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.
Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ, mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ thì viêm thần kinh thị giác.
Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm".
"Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm
Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.
Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.
Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu, thường chủ về chứng bệnh này.
Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.
Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.
Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.
Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.
Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng.
Nhóm 7: Bệnh phụ khoa
Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng, Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi chung chung.
Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, nếu Tham Làm hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc, những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm. Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.
Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh, thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.
Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu nghiêm trọng có thể là sa tử cung.
Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.
Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.
Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.
Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.
Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.
Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm
Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.
Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh.
Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp, cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải do người đời nay tìm tòi nghiên cứu
(Nguồn: sưu tầm)
Khi lắp đặt các vận dụng trong nhà bếp, bạn cần chú ý đến độ an toàn và tính tiện dụng. Đồng thời, bạn cũng đừng quên vấn đề phong thủy của các vật dụng này.
Theo quan niệm phong thủy, bếp là nơi tích tụ rất nhiều năng lượng dương của gia đình. Gian bếp còn biểu hiện cho sự ấm no, đủ đầy. Do đó, việc hiểu và sắp đặt các đồ dùng đúng hướng phong thủy rất quan trọng.
Máy hút khói, tủ lạnhMáy hút khói được xem như lá phổi của nhà bếp. Máy hút không khí bụi bặm, hơi dầu mỡ ra ngoài và tạo sự đối lưu không khí, giúp không khí trong lành từ ngoài vào. Nên đặt máy và bếp nấu cùng hướng để tạo ra sự hài hòa phong thủy.
Tủ lạnh là nơi tích tụ nhiều khí lạnh. Mặc dù chúng vẫn tỏa nhiệt nhưng không đáng kể. Theo đó, bạn phải chọn đúng hướng để đặt tủ lạnh sao cho đáp ứng được hai yêu cầu. Thứ nhất là thuận tiện khi sử dụng. Thứ hai là hợp với hướng điều hòa phong thủy.
Đặt tủ lạnh theo hướng bắc là thích hợp nhất vì hướng này tượng trưng cho mùa đông lạnh giá, năng lượng dạng sóng lượn. Hơn nữa, hướng này đại diện cho nước. Khi không chọn được hướng này vì sẽ khiến không gian bất tiện, hãy đặt tủ lạnh theo hướng hợp với tuổi của bạn.
Bồn rửa bát, tủ nướngTủ nướng (các loại tủ sử dụng nhiệt lượng): Các sản phẩm này tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn để làm chín đồ ăn, đồng thời đa phần chúng được làm từ kim loại. Vì thế, bạn nên chú ý đến hướng phong thủy hòa hợp. Các loại tủ này không nên làm âm để dễ dàng thay đổi vị trí và toả nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Nên đặt các vật dụng này ở hướng nam vì đây là hướng sinh nhiệt lượng rất lớn, nơi chốn của mặt trời, lửa và các vật sắc nhọn. Nguồn nhiệt lượng này luôn luôn được nuôi dưỡng và sinh ra liên tục.
Bồn rửa thường được đặt ôm sát tường và bố trí gần bếp để tạo thuận lợi cho bạn khi làm bếp. Tuy nhiên, nếu được đặt đúng hướng gió tây, nó sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn.
Nếu bồn rửa bát nhà bạn không nằm cạnh cửa sổ thì phía trên giá tủ phải đủ sáng để năng lượng rọi vào vị trí này được kích hoạt khi bạn đứng rửa. Nên xoay về hướng tây nam nếu bồn rửa bằng đá, còn bồn bằng kim loại như inox thì đặt về hướng tây bắc.
Tủ bếp, bếp nấuTủ bếp thường thiết kế bằng gỗ, thuộc hướng đông hay đông nam. Theo đó, các kệ tủ treo cũng nên kê theo hướng này để phát huy được yếu tố phong thủy mạnh nhất, tạo ra sự sạch sẽ và an toàn khi sử dụng.
Hướng đông nam cũng thích hợp cho các vật dụng có hình chữ nhật như tủ bếp. Năng lượng tiềm ẩn bên trong tủ tượng trưng cho sự dồi dào của thực phẩm, sự sung túc và đầy đủ cho mọi thành viên của gia đình. Bạn cũng nên chú ý sự liên thông về chất liệu giữa tủ treo và tủ đứng bên dưới để tạo ra quá trình cộng hưởng năng lượng chung trong bếp.
Bếp nấu chính là trái tim của căn bếp, nơi làm chín thức ăn, sử dụng rất nhiều năng lượng. Nguồn năng lượng này có thể từ ga hay từ bếp điện. Vì thế, bạn nên bố trí phích cắm bếp điện hay thùng ga hướng về phía hợp với tuổi của bạn. Mỗi chủ nhà đều có một hướng tốt phù hợp với tuổi. Đây cũng chính là hướng lấy năng lượng cho bếp.
Trong cuộc sống, luôn có một số yếu tố cụ thể hoặc khu vực có tầm quan trọng hơn so với những thứ khác và phong thủy cũng vậy. Trong phong thủy nhà ở, các chuyên gia luôn luôn ưu tiên 3 khu vực quan trọng nhất, bao gồm cửa chính, phòng ngủ và nhà bếp, trước khi xem xét đến các khu vực khác.
Phong thủy tốt thu hút năng lượng dương mang lại sự giàu có và cơ hội vào cuộc sống của bạn. Ngược lại, nếu 3 khu vực không có đủ năng lượng tốt hoặc mang năng lượng tiêu cực, bạn có xu hướng bị sa vào các chướng ngại vật trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng khám phá những cách cơ bản để áp dụng phong thủy vào các không gian này.
Phong thủy cửa chính
Cánh cửa chính được ví như "cái miệng" của ngôi nhà, vì vậy bạn cần phải đảm bảo rằng không có trở ngại hoặc tắc nghẽn ngăn chặn dòng chảy từ ngoài vào trong nhà. Bên cạnh đó, bạn có thể muốn diệt trừ năng lượng âm (sát khí) từ bên ngoài trỏ đến cửa chính. Đó có thể là các cạnh của bức tường đối diện với cửa hoặc thậm chí một cái gì đó xa hơn, như một góc của tòa nhà bên kia đường.
Phong thủy phòng ngủ
Phòng ngủ là một nơi mà chúng ta dành một phần ba cuộc sống của mình và nó là một không gian tĩnh để thư giãn. Do đó, điều quan trọng là chúng ta chăm sóc tốt cho các năng lượng trong phòng, cũng như vị trí đặt giường. Nói chung, hình dáng phòng ngủ nên là hình vuông hoặc hình chữ nhật, để cung cấp cho bạn một cảm giác thoải mái so với những căn phòng có hình dạng không đều.
Giường nên được đặt vào một bức tường vững chắc và đường chéo đối diện với cửa phòng. Bên cạnh đó, có thể lên giường được từ cả hai phía.
Phong thủy phòng bếp
Nhà bếp, đặc biệt là bếp nấu, là nguồn cung cấp thức ăn của ngôi nhà - tương đương với tiền bạc và tài chính của gia chủ. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ chủ nhà. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn giữ cho nó sạch sẽ và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị gia dụng hoạt động, bếp luôn đỏ lửa. Ngoài ra, bếp lò và bồn rửa không nên để bên cạnh nhau vì lửa và nước đụng độ.
Tuổi tôi nên hóa giải thế nào đối với tình huống này ? Có thể đặt trên bàn bể cá cảnh nhỏ hoặc vật phẩm phong thủy gì không ?
Nguyễn Hữu Nguyễn (Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn!
Trên thực tế, không phải cứ ngồi trực diện cửa chính là xấu. Theo nguyên tắc vận động của dòng khí thì vị trí đối diện cửa chính vào phòng là vị trí nhận các dòng khí mạnh nhất từ cửa ra vào.
Vì vậy, vị trí này thích hợp với những nhân viên cần phải giao tiếp nhiều và hay phải đi lại thường xuyên như nhân viên kinh doanh, maketing... không phù hợp với những người làm nghiên cứu hay những bộ phận kế toán, hành chính, nhân sự...
Trong trường hợp công việc không phù hợp với vị trí trực diện cửa chính có thể khắc phục bằng cách đặt một chậu cây trước mặt để che chắn hoặc đặt một quả cầu thủy tinh trên bàn làm việc nhằm mục đích phân tán bớt các dòng khí quá mạnh từ cửa phòng.
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân
(Theo Kiến thức)
Ngày giỗ Hết hay còn gọi là ngày “Đại Tường”, tức là ngày Giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất.
Giỗ Hết vẫn là Giỗ trong vòng tang. Ngày Giỗ Hết thương làm linh đình hơn, và sau Giỗ này, người nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người ta sẽ chọn ngày tháng tốt để làm lễ Cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ năm thứ ba trở đi thì giỗ của người qua cố trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ”
Bởi vậy, có người bảo “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời”. Quan trong nhất vì nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa thì chỉ sau Giỗ Hết của chồng, người vợ mới có thể đi bước nữa.
Giỗ Hết thường được tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn từ thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà,…
3.1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Hết
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………
Tín chủ (chúng) con là:…………… Ngụ tại:……………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của………………
Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.
Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo Phủ Thần Quân, Ngữ Phương, Long Mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ………… và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
3.2. Văn khấn chính ngày Giỗ Hết
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ ………
Tín chủ (chúng) con là:………
Ngụ tại:…………………………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm……
Chính ngày Giỗ Hết của………………………
Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời………………………
Mất ngày……. tháng………năm…………
Mộ phần táng tại:……………………….
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn, các vong hồn từ nơi âm ty địa ngục được giải thoát lên chốn dương gian. Có rất nhiều điều cấm kị trong tháng cô hồn, ví dụ như không mặc quần áo có in tên của mình, không vỗ vai người khác, không huýt sáo, không ăn vụng đồ cúng tế, không treo chuông gió trong phòng ngủ, đêm không đi ra ngoài đường… Nhiều chuyện về vong hồn ám ảnh chúng ta vào ban ngày, mà ngày nghĩ đêm mơ, chuyện nằm ngủ mơ thấy ma quỷ là chuyện rất dễ xảy ra. Thêm vào đó, trong tháng 7 âm lịch âm khí vượng, cô hồn vất vưởng khắp nơi, giấc mơ ma quỷ không phải là chuyện gì quá lạ lùng.
► Mời các bạn tra cứu Lịch vạn niên, lịch vạn sự chuẩn nhất tại Lichngaytot.com |
Đường sanh đạo
Đó là một trong những đường quan trọng nhất trong bàn tay. Đường này ở giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ và chạy hướng về phía cổ tay. Đường này diễn tả mức độ sinh khí, năng lượng, sức mạnh thể chất, thành tích và sự bền chắc.
Đường nét rất rõ ràng: giới tính phát triển.
Đường cong yếu: thiếu năng lượng và sinh động, nhục cảm suy yếu.
Đường chỉ nhỏ và rõ: sức sống tốt, ý chí tốt.
Đường chỉ rộng: có sức mạnh thể chất nhưng hệ thần kinh rất mong manh.
Đường trí đạo
Nằm ngang ở giữa bàn tay dưới đường tâm đạo, đường chỉ này xác định bạn có suy nghĩ thuần lý hay tưởng tượng.
Nhỏ và sâu: thông minh, đầu óc lanh lẹ.
Rộng: phù phiếm, nông nổi, vật chất.
Đường định mạng (may mắn)
Đường bắt đầu đi lên từ phía đáy bàn tay, hướng về gò thổ tinh và chia bàn tay ra làm hai. Nó diễn tả yếu tố may mắn trong cuộc đời, định mệnh.
Không có: nó cho thấy một cá nhân cần phải làm việc khó nhọc mới thành công.
Đường chỉ sâu: thành công nhưng không thỏa mãn.
Xuất phát từ đường sinh đạo: người này chỉ dựa vào bản thân.
Xuất phát từ cổ tay: nếu khắc sâu, gặp may suốt đời, thành công.
Đường tâm đạo
Đường này nằm ngang ở phần trên của bàn tay. Đường này ngự trị các khía cạnh cảm xúc và biểu lộ tiềm năng tình ái, mối tương quan với người yêu và những người xung quanh, không có đường chỉ này: hoàn toàn vô cảm.
Thẳng: tư tưởng kiểm soát cảm xúc.
Xuất phát từ ngón trỏ: tình duyên và ghen tuông.
Xuất phát dưới ngón giữa: nhục cảm hoàn toàn, thiên về khoái lạc.
Xuất phát từ dưới ngón đeo nhẫn: kém cảm xúc.
Đường thái dương (hay là đường mặt trời)
Song song với đường may mắn, nhiều người không có đường này.
Xuất phát từ cổ tay cho đến ngón đeo nhẫn: may mắn và thành công tuyệt đối, một định mệnh phi thường.
Xuất phát từ gò hỏa tinh: kiên trì và có ý chí thành công.
Xuất phát từ gò mặt trăng: thành công nghệ thuật.
Xuất phát từ đường trí đạo: thành công đến từ sự suy nghĩ.
Xuất phát từ đường sinh đạo: chỉ biết dựa vào bản thân.
Xuất phát từ đường tâm đạo: thành công đến muộn.
Đường hôn nhân (giới tính)
Nằm dưới ngón tay út, nhưng người ta chỉ chú ý đến đường chỉ có nét sâu nhất vì thường có nhiều đường chỉ ở đây. Đây là đường chỉ về hôn nhân hay về giới tính.
Rõ ràng và thẳng: hôn nhân hạnh phúc.
Nhiều đường chỉ cạn: nhiều cuộc sống chung không hôn thú.
Đường chỉ đi lên: độc thân.
Đường chỉ đi xuống: ly thân.
Đường chỉ chẻ đôi lúc đầu: khó khăn khi bắt đầu sống chung.
Đường chỉ chẻ đôi lúc sau: tan vỡ.
Nguồn: Tổng hợp.
Đền Phủ Đổng nằm tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đền Phủ Đổng còn được biết đến với tên gọi khác là đền Gióng thờ Thánh Gióng – Phủ Đổng Thiên Vương.
Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng. Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền.
Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại.
Đền Gióng gồm nhiều công trình trên một diện tích rộng. Tam quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Trước cổng là một sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ. Thủy đình là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.
Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân còn hai con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử hành các nghi lễ. Nhà thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp đến là hậu cung. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe sứ là cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung còn giữ được những viên gạch chạm rồng, được cho là có từ đời Lý.
Trong đền còn có một bia đá dựng năm 1660. Phía sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc. Từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh. Bên trái của đền là chùa Kiến Sơ.
Lễ hội chính của đền là hội Gióng, Được diễn ra từ ngày 6-9 tháng 4 Âm lịch. Nhưng chính hội là ngày mồng 9 tháng 4(AL) hàng năm.
Về với đền Gióng hôm nay không chỉ là để nhớ về lịch sử của cậu bé làng Gióng, cậu bé sau ba năm đã vụt lớn để trở thành người anh hùng vung gậy sắt, nhổ từng khóm tre đánh giặc mà hơn hết còn tìm lại những phút lắng hồn của riêng mình. Đi – Đến – Cảm nhận và lắng hồn cùng lịch sử cùng thời gian giữa nhịp sống hiện đại ồn ào, xô bồ và tất bật.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |