Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Bát hương, di ảnh đặt sai sẽ ảnh hưởng xấu đến gia chủ?

Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ, sắp xếp các đồ thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trai bên trái, gái bên phải

Theo ông Luyện Văn Dũng – một người am hiểu về phong tục cúng giỗ ở Yên Mỹ, Hưng Yên, một bàn thờ thường đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì ở giữa là bàn thờ thổ công, hội đồng gia tiên, còn hai bên thì đặt bát hương thờ bà tổ cô và bát hương thờ ông mãnh theo quan niệm “trai bên trái, gái bên phải”. Ảnh đặt cũng sắp xếp theo “trai bên trái, gái bên phải” và theo cấp bậc, mỗi bát hương để cách nhau khoảng 10cm. Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ là không đúng cách sẽ không tổ hợp được sức mạnh tâm linh. Ngoài ra, không thể để thờ hai họ nội và ngoại cùng bát hương bởi quan niệm trần sao âm vậy.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu Phát triển Khoa học Việt Nam - Đông Nam Á) tùy thuộc vào hoàn cảnh từng nhà mà đặt bàn thờ cũng như lập các bát hương, chứ không nên quá máy móc. “Điều quan trọng là cái tâm thành kính. Nhiều người cho rằng, không nên thờ chung họ nội và ngoại trong một bàn thờ nhưng theo tôi điều đó không sao cả bởi bàn thờ giống như một lịch sử của một dòng họ là để tưởng niệm, biết ơn với những người quá cố đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Hơn nữa, việc đặt vị trí bàn thờ là điều quan trọng rồi nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn giữ cho bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thường xuyên thắp hương để tưởng nhớ về tổ tiên và người đã khuất, bàn thờ thần tài cầu may”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói.

Về vị trí đặt bàn thờ, ông Luyện Văn Dũng cho biết, theo tập tục của dân gian thì ban thờ gia tiên thường được đặt giữa gian nhà hướng ra mặt tiền. Tuy nhiên, việc đặt bàn thờ có một nguyên tắc là hướng về cái đẹp và tùy theo tuổi của gia chủ. Mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh rộng, hẹp, nhiều tầng hay nhiều phòng mà chọn chỗ đặt bàn thờ cho thích hợp nhưng phải hướng về cái đẹp: Thiên y, Sinh khí, Phúc đức hoặc Phục vị, chứ không được đặt bàn thờ hướng về cái xấu: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Họa hại, Lục sát.


Bàn thờ cần phải đặt theo đúng hướng phù hợp với vận khí của gia chủ. Ảnh: T.L

Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Với một gia đình riêng có nhiều tầng thì tầng trên cùng của tòa nhà đặt phòng thờ là hợp lý nhất. Nó không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.

Nếu không có không gian làm phòng thờ riêng có thể bố trí trong phòng khách, không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp. Việc đặt ban thờ ở tầng 1 cũng không sao, tuy nhiên cần tránh tầng trên không được kê giường ngủ, phòng vệ sinh… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này.

“Có phòng thờ riêng là tốt nhất bởi bàn thờ thuộc tĩnh không hợp với sự phô trương. Điều đó cũng sẽ tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ tổ tiên, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, dễ có gió thổi làm động bát hương”, ông Luyện Văn Dũng cho hay.

Đồng quan điểm về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng, về mặt nghi lễ, bàn thờ cần đặt ở nơi cao ráo, trang trọng nhất; còn về phong thủy bàn thờ cần đảm bảo thêm yếu tố vượng khí tức cần thoáng khí, rộng rãi. Tốt nhất nên cân nhắc vị trí đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp. Với nhà chung cư, bàn thờ vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng, nhưng kín đáo và thống nhất về hình thức sao cho tương ứng với không gian căn hộ.

Tượng Phật có được đặt cùng bàn thờ gia tiên?

Theo ông Luyện Văn Dũng, việc đặt bàn thờ Phật cũng cần lưu ý nếu không sẽ không mang lại may mắn cho gia chủ. Nơi đặt bàn thờ Phật cần tránh: Không hướng ra nhà vệ sinh, không hướng ra cửa phòng, không hướng ra bàn ăn bởi vì Phật ưa thanh tịnh, giới sát tinh. Cúng Phật chỉ dùng hoa quả tươi, không được cúng tam sinh (một con ngan, một thủ lợn, một con gà hoặc cá là những thứ chỉ nhà trình đồng mở phủ mới cúng) như gia thần và gia tiên. Vì vậy, bàn thờ Phật phải đặt riêng, có thể là trước bàn thờ gia tiên và cao hơn bàn thờ gia tiên. Tranh, tượng Phật chỉ để khi có bàn thờ Phật, không nên để cùng với gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo.

Khi lau rửa, có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Bởi người xưa quan niệm như vậy là bất kính.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trên bàn thờ bắt buộc phải có bát hương, chân đèn, nước. Đồ bày trên bàn thờ quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, nước sạch. Bàn thờ bé chỉ nên đặt một bình hoa, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường là cúc biểu hiện dương khí, hoa sen, hoa hồng, loa kèn… Không nên để quá nhiều hoa nhựa, bởi theo quan niệm đó là sự giả dối. Bàn thờ phải thoáng sạch, bình hoa, đĩa quả, đèn/nến đặt hai bên, chính giữa đặt chén nước để bát hương thần linh thoáng. Nước của bình hoa cũng chú ý nên thay thường xuyên. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh để từ tháng này qua tháng khác.

Giấy công đức không đặt lên bàn thờ

Trước quan niệm của nhiều người cho rằng, giấy công đức chùa khi về nên để lên bàn thờ để báo cáo tổ tiên, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho hay, giấy công đức là ghi nhận sự đóng góp của người đã làm việc công đức cho chùa. Vì lẽ ấy mà nhà chùa ghi nhận việc cúng dường đó bằng một tờ giấy công đức. Không nên để lên bàn thờ vì nó là thứ không liên quan đến thờ cúng. Nếu nhiều quá thì hóa đi rồi bỏ cũng được. Quan trọng là tâm mình hoan hỷ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bát hương, di ảnh đặt sai sẽ ảnh hưởng xấu đến gia chủ?

Xem nốt ruồi đoán tính cách

Không chỉ dựa vào cung hoàng đạo, nhìn tướng mặt mà bạn mới có thể đoán được tính cách của người khác đâu, xem nốt ruồi cũng có thể biết được tính cách của bản thân bạn và của người khác nữa đó.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Nốt ruồi quanh vùng mắt:

– Nốt ruồi nằm ngay đuôi lông mày: Bạn là người thích du lịch và luôn luôn di chuyển.

– Nốt ruồi nằm giữa lông mày: Bạn có phong cách sống vô cùng tinh tế, luôn quan tâm đến cuộc sống vật chất, không ngừng khẳng định địa vị xã hội của mình và dễ dàng tìm được một công việc tốt. Do đó, nốt ruồi nằm giữa lông mày được xem là vật mang lại may mắn cho người sở hữu nó.

– Nốt ruồi nằm dưới mắt: Bạn luôn gặp vấn đề trong cuộc sống tình cảm. Nốt ruồi nằm dưới mắt hay được gọi là những “nốt ruồi khóc” bởi người sở hữu luôn phải buồn bã và gặp nhiều chuyện xui xẻo trong tình yêu.- Nốt ruồi nằm dưới lông mày: Bạn là một người rất quyến rũ, đầy thu hút và thường là người đào hoa (có chút lăng nhăng).

xem-not-ruoi-doan-tinh-cach

2. Nốt ruồi trên trán:

Thật tuyệt nếu bạn có nốt ruồi trên trán vì theo chiêm tinh, chúng là biểu tượng của sự may mắn.
Nếu nốt ruồi nằm ngay giữa trán như con mắt thứ ba của Thần Shiva, bạn là người vô cùng thông minh, sáng suốt, nhìn trước được tương lai và có cách hành xử rất logic.

3. Nốt ruồi trên tai:

Những nốt ruồi ở phần trên của tai có nghĩa là thông minh trong khi nốt ruồi ở phần dưới lại có nghĩa rằng người sở hữu có xu hướng theo đuổi sự nghiệp cá nhân hơn là cộng tác với người khác.

4. Nốt ruồi ở đầu mũi:

Người đàn ông có nốt ruồi trên đầu mũi thường có tính cách rất dễ chịu. Họ rất quyến rũ và được nhiều người yêu quý.

5. Nốt ruồi trên má:

Nốt ruồi trên má, đặc biệt khi nó nằm ở dưới, ngụ ý rằng bạn là kẻ rất may mắn và có cuộc sống hôn nhân trên cả tuyệt vời. Bạn thường sống khá ấm áp, thu hút và đầy cá tính.

6. Nốt ruồi trên cằm:

Nếu có nốt ruồi ở phần trên của má thì bạn là người khá cứng đầu, hơi hung hăng, thích chỉ đạo và vô cùng quyền lực. Bạn là người năng động, biết cách toả sáng và luôn được mọi người yêu quý. Bạn ngoài ra cũng khá vui vẻ và nói hơi nhiều.

7. Nốt ruồi ở môi trên:

Những nốt ruồi này được xem là nhân tố làm nên vẻ đẹp của người phụ nữ.

Nếu có nốt ruồi ở môi trên, bạn chắc chắn khá dễ gần, thân thiện và thích trò chuyện với người khác. Bạn cũng là người sành ăn, có một cuộc sống tốt và giữ địa vị cao trong xã hội.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem nốt ruồi đoán tính cách

Bát tự vượng quan, có chức có quyền

Xem tử vi luận đoán số mệnh, xem bát tự luận đoán cuộc đời. Cùng điểm qua các trường hợp bát tự vượng quan, có số làm quan to, nhanh thăng tiến về đường chức
 Bát tự vượng quan, có chức có quyền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem tử vi luận đoán số mệnh, xem bát tự luận đoán cuộc đời. Cùng điểm qua các trường hợp bát tự vượng Quan, có số làm quan to, nhanh thăng tiến về đường chức vị.


 Bat tu vuong quan, co chuc co quyen hinh anh
 
Bát tự vượng Quan không chỉ là Quan tinh trong bát tự phát vượng mà còn phải kết hợp nhiều yếu tố khác. Bao gồm các trường hợp như sau:  

1. Bát tự có Thân, Quan cân bằng

  Quan Sát trong bát tự đại biểu quyền uy, quyền lực và năng lực quản lý. Bát tự có Quan Sát càng vượng thì các biểu hiện trên càng mạnh. Muốn Quan Sát vượng thì nhất định phải gặp sinh, gặp thời, gặp địa,… Nhưng Quan Sát quá vượng cũng không được bởi chỉ có Thân cường thì mới gánh đỡ nổi   Nếu Quan Sát vượng mà Thân nhược thì có cũng như không, có cũng không thể dùng, bị Quan Sát khắc chế nên chính mình sẽ bị áp chế, đả kích, miễn cưỡng làm quan nhưng gặp nhiều tai họa, thị phi, làm bù nhìn. Vì thế, bát tự Quan vượng, người có số làm quan tức là người mà bát tự cân bằng được Thân và Quan.  

2. Quan Tinh vượng, Tài Tinh vượng

  Quyền lực cần có cơ sở để thúc đẩy, vương cao vươn xa nên Quan Tinh không tách rời tài Tinh, tự nhiên quyền lực càng lớn. Tài Tinh có thể sinh vượng giúp Quan Tinh, nâng đỡ Quan Tinh. Quan Tinh mà không có Tài Tinh, như Quan Tinh không có căn nguyên, là cô quan, khó có thể trở thành quan lớn, chức vị cũng rất gian nan, không vững chắc, chủ yếu là thiếu cơ sở quần chúng, không có người ủng hộ, thực lực không đủ vững mạnh. 

 Bat tu vuong quan, co chuc co quyen hinh anh
 

3. Bát tự có Quan vượng, Ấn vượng

  Ấn trong bát tự đại biểu cho đồ vật thuộc về mình, nếu muốn làm quan thì phải xem bát tự có Quan vượng đồng thời Ấn vượng hay không, tức là có quan thuộc về quan hay không. Bát tự tuy có Quan Tinh nhưng không có Ấn khì khó có thể làm quan, cho dù làm quan cũng là hữu danh vô thực, không có thực quyền. Đồng thời không thể làm quan lớn, hoặc làm quan nhưng ở chốn quan trường không có chỗ dựa, khó phát triển.   Vì lẽ đó, xem tử vi, người có số làm quan là trong bát tự cần phải có đầy đủ Quan Tinh, Tài Tinh, Ấn. Đây là tổ hợp tốt lành, mang tới đại phú đại quý, chức vị to lớn, dù chỉ yếu kém một phương diện cũng không thể thành công. 
Nguyên tắc xem bát tự hợp hôn dựa vào tứ trụ Kết hợp tứ trụ và tiết khí trong xem tử vi luận đoán số mệnh Chọn nghề theo bát tự để sự nghiệp tiến xa

Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bát tự vượng quan, có chức có quyền

Lịch Phật hàng năm - những ngày lễ lớn kính ngưỡng Phật, Bồ Tát

Kính ngưỡng công đức của các vị Lịch Ngày Tốt xin cung cấp Lịch Phật hàng năm để quý vị tiện theo dõi, thể hiện lòng thành kính chân tâm của mình.
Lịch Phật hàng năm - những ngày lễ lớn kính ngưỡng Phật, Bồ Tát

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới với những giáo lý, tư tưởng chứa đựng nhiều kiến thức sâu sắc. Chúng Phật tử thông qua lời dạy của Đức Phật, các vị Phật, vị Bồ Tát,… để học tập, tiếp thu và ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Hệ thống các vị Phật, Bồ Tát của Phật giáo vô cùng phong phú, đa dạng với hàng ngàn vị. Mỗi vị đều có câu chuyện gắn liền với ngày Đản sinh, quá trình học đạo thành Phật và ngày nhập Niết Bàn. Mỗi vị có sức mạnh riêng, cứu giúp độ hóa chúng sinh ở một phương diện khác biệt.

 

Lich Phat hang nam - nhung ngay le lon kinh nguong Phat, Bo Tat hinh anh
 

Lịch Phật là danh sách những ngày lễ quan trọng về các vị Phật, Bồ Tát trong năm để chúng Phật tử tiện theo dõi, ghi nhớ và tổ chức lễ cúng. Do thời lượng có hạn nên chúng tôi chỉ điểm danh một số vị Phật quan trọng, có vị trí cao và được chúng Phật tử kính ngưỡng rộng khắp.

 

Lịch Phật

  1. Tháng 1 âm lịch
  2. Tháng 2 âm lịch
  3. Tháng 3 âm lịch
  4. Tháng 4 âm lịch
  5. Tháng 5 âm lịch
  6. Tháng 6 âm lịch
  7. Tháng 7 âm lịch
  8. Tháng 8 âm lịch
  9. Tháng 9 âm lịch
  10. Tháng 11 âm lịch
  11. Tháng 12 âm lịch

 

1. Tháng 1 âm lịch

 

Mùng 1: Ngày vía Đức Phật Di Lặc – hiểu đúng cách thờ Phật Di Lặc. Với nét mặt rạng rỡ, thân hình đầy đặn, tai to mặt lớn, thờ Phật Di Lặc còn được coi là Thần Tài mang tới may mắn, phúc lộc và sung túc.

 

Mùng 6: Ngày vía Phật Định Quang Như Lai – vị Phật tiền kiếp lúc Thích Ca Mâu Ni sơ phát tâm bồ đề, từ đây cho tới khi tu hành đức độ thành chính quả, trở thành đời hiện tại.

 

2. Tháng 2 âm lịch

 

Mùng 8: Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia, chúng sinh tích đức hành thiện. Noi gương học đạo của Đức Phật để tu dưỡng chính mình.

 

Ngày Rằm: Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn. Trong ngày này nên tụng kinh hồi hướng Phật pháp, tỏ lòng kính ngưỡng và tiến tu theo Phật hạnh.

 

Ngày 19: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát – vị Bồ Tát từ bi cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, được xưng tụng là một trong Tứ đại Bồ Tát, Tây Phương Tam Thánh.

 

Các bài viết tham khảo: Ngày vía Quan Âm tìm hiểu thêm về Đức Phật Bà

 

Theo kinh Phật, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

 

Tại sao Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều người kính ngưỡng?

 

Ngày 21: Ngày sinh Phổ Hiền Bồ Tát – một trong Hoa Nghiêm Tam Thánh với hiệu Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, dùng kim cang phá tan phiền muộn, hướng chúng sinh tới hạnh phúc, an nhiên và đúng đắn.

 

Các bài viết tham khảo Cung dưỡng tam thánh, học đạo tu đời theo Phật, Bồ Tát để hưởng phúc

 

Kính ngưỡng Phổ Hiền Bồ Tát - hướng tới ánh sáng chân lý tu hành

 

3. Tháng 3 âm lịch

 

Ngày 16: Ngày sinh Chuẩn Đề Bồ Tát – hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài hộ mạng cho chúng sinh thọ mạng ngắn ngủi, thân nhiều bệnh tật, nghiệp chướng sâu dày.

 

4. Tháng 4 âm lịch

 

Mùng 4: Ngày vía Văn Thù Bồ Tát - vị Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, thấu triệt chân lý của thế gian, có khả năng soi rọi và chuyển hóa mọi khổ sở, phiền não, đưa chúng sinh vượt qua cảnh giới trần tục, tiến tới thân tâm an lạc.

 

 Các bài viết tham khảo: Kính ngưỡng ngày vía Văn Thù Bồ Tát 4/4 âm lịch, vì sao ngài lại cầm kiếm trên tay?

 

Văn Thù Bồ Tát - bậc Đại Trí dùng trí tuệ dẫn đường chúng sinh

 

Ngày Rằm: Đại lễ Phật Đản – ngày Phật Cát Tường tức là ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập cõi Niết Bàn.

 

Tham khảo các bài viết: 15/4 âm lịch mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca
 

Những điều nên biết khi tham gia Đại Lễ Phật Đản năm 2017


15/4 âm lịch mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca

 

10 lời nguyện chúc cát lành mừng Đại lễ Đức Phật đản sinh

 

Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?

 

Ngày 28: Ngày đản sinh Dược Vương Bồ Tát một trong 25 Bồ Tát A Di Đà Phật, ban cho chúng sinh lương dược để trị bệnh khổ của thân và tâm.

 

5. Tháng 5 âm lịch

 

Lich Phat hang nam - nhung ngay le lon kinh nguong Phat, Bo Tat hinh anh
 

Ngày 13: Đản sinh Già Lam Bồ Tát – Quan Công buông đao xuống đất, lập tức thành Phật.

 

6. Tháng 6 âm lịch

 

Mùng 3: Đản sinh Vi Đà Bồ Tát – thần hộ pháp của Phật giáo.

 

Ngày 19: Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo – tụng chú đại bi.

 

7. Tháng 7 âm lịch

 

Ngày 13: Đản sinh Đại Thế Chí Bồ Tát - thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ.

 

Các bài viết tham khảo Đại Thế Chí Bồ Tát - ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh

 

Hướng tâm kính Phật trong ngày sinh nhật của Đại Thế Chí Bồ Tát

 

Ngày Rằm: Lễ Vu Lan báo hiếu

 

Tham khảo các bài viết Rằm Tháng 7 kể chuyện Lễ Vu Lan của Phật giáo

 

Lễ Vu Lan: Con cái báo hiếu cha mẹ thế nào cho đúng?

 

Chớ nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

 

Ngày 24: Đản sinh Long Thụ Bồ Tát - một trong bát tông của Phật Giáo Đại Thừa.

 

Ngày 30: Đản sinh Địa Tạng Vương Bồ Tát, xưng tụng là tứ đại Bồ Tát, dùng pháp lực và lòng từ bi của mình chuyên cứu độ những người sa vào địa ngục.

 

Tham khảo bài viết Địa Tạng Vương Bồ Tát - Địa ngục chưa trống thề không thành Phật

 

Ngày 30 tháng 7 Địa Tạng Vương bồ tát đại khai nhãn giới

 

Cung dưỡng Địa Tạng Bồ Tát, mời phúc đức đến cửa

 

Bài khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát cầu công danh sự nghiệp

 

8. Tháng 8 âm lịch

 

Ngày Rằm: Đản sinh Nguyệt Quang Bồ Tát hay còn gọi là Nguyệt Tịnh Bồ Tát, nguyệt quang phổ chiếu khắp nơi.

 

Tham khảo các bài viết Nguyệt Thần trong Tết Trung Thu theo quan niệm Phật giáo

 

Tết Trung Thu kính ngưỡng ngày sinh Nguyệt Quang Bồ Tát

 

Ngày 22: Đản sinh Đức Nhiên Đăng Phật – vị Phật của quá khứ.

 

9. Tháng 9 âm lịch

 

Mùng 9: Đản sinh Ma Lợi Chi Bồ Tát - hộ Thân Bồ Tát có sức mạnh tiễu trừ tai ương, bảo vệ bình an.

 

Ngày 19: Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia – đọc 12 đại nguyện.

 

Ngày 30: Đản sinh Phật Dược Sư - nguyện giúp chúng sinh giải trừ khó khăn, khiến ai ai cũng có cội rễ, dẫn dắt mọi người giải thoát khổ đau.

 

10. Tháng 11 âm lịch

 

Ngày 17: Đản sinh Phật A Di Đà - giáo chủ thế giới Phật giáo Tây phương.

 

11. Tháng 12 âm lịch

 

Lich Phat hang nam - nhung ngay le lon kinh nguong Phat, Bo Tat hinh anh
 

Mùng 8: Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật (theo Phật giáo Bắc tông), nên nấu cháo cung dưỡng Ngài và làm nhiều công quả, tích phúc đức.

 

Trên đây là bản Lịch Phật với những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Phật tử có thể đối chiếu theo đó để làm lễ cúng, tổ chức các buổi tụng niệm, kính ngưỡng, ăn chay, làm việc thiện. Ngoài ra, còn rất nhiều vị Phật, Bồ Tát khác có những ngày lễ tưởng niệm ngày đản sinh, thành đạo, nhập niết bàn có ghi lại trong kinh sách nhà Phật, có thể tìm hiểu thêm.

 

Và quan trọng nhất khi hướng về Phật, cung dưỡng Bồ Tát chính là lòng chân tâm. Có Phật ở trong tâm thì bất cứ ngày nào cũng là ngày lễ. Con người trước hết phải có lòng tu dưỡng, noi mình theo những lời dạy, những tấm gương của Phật, Bồ Tát. Sống thiện, sống lành, chăm làm việc tốt, tích thêm phúc đức. Có như vậy mới đích thực là hướng Phật.

 

Lịch Phật là lời nhắc nhở, không chỉ giúp mỗi Phật tử nhớ tới ngày kỉ niệm mà còn khuyên chân thành, lúc nào cũng phải hướng tới lý tưởng, đạo đức mà nhà Phật muốn truyền thụ. Người học Phật là tiếp thu được Phật hạnh và tiến tới áp dụng cho bản thân. Mong rằng 12 tháng trong năm, lúc nào cũng có Phật tại tâm để soi đường chỉ lỗi, hướng tới vô ngã vô thường, an nhiên hưởng lạc.
 

Lời Phật dạy về nhân quả nhất định phải hiểu mới áp dụng đúng Hà cớ gì cổ nhân có câu “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra” Gái kém duyên, muộn chồng lạc quan hơn khi nghe lời Phật dạy Lời Phật dạy: Đoán biết người có vận mệnh tốt hay xấu chỉ cần nghe họ nói


Tâm Lan


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lịch Phật hàng năm - những ngày lễ lớn kính ngưỡng Phật, Bồ Tát

3 cách xác định Tài vị trong nhà chuẩn không cần chỉnh

Tài vị hay vị trí thờ thần Tài trong nhà là một trong những vị trí đặc biệt quan trọng. Biết cách xác định Tài vị sẽ giúp việc chiêu tài, tụ lộc có hiệu quả
3 cách xác định Tài vị trong nhà chuẩn không cần chỉnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tốt hơn.


3 cach xac dinh Tai vi trong nha chuan khong can chinh hinh anh
 
Phong thủy chia làm 3 trường phái lớn: Bát Trạch, Huyền Không và Mệnh Lý. Mỗi trường phái có cách xác định Tài vị khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, bạn có thể lựa chọn cách phù hợp với mình để áp dụng.
1. Phái Bát Trạch
 
Phong thủy Bát Trạch xác định vị trí thờ thần Tài trong nhà khá đơn giản, lấy cửa chính là cơ sở. Một ngôi nhà có thể có một tới hai tài vị, tùy theo cửa chính.
 
Nếu cửa nhà nằm chính giữa căn nhà thì sẽ có hai Tài vị là 2 góc đáy nhà.

3 cach xac dinh Tai vi trong nha chuan khong can chinh hinh anh
 
Nếu cửa nhà nằm lệch về một bên so với ngôi nhà thì Tài vị sẽ nằm tại vị trí chéo góc với cửa nhà, cửa nhà nằm lệch bên trái thì tài vị nằm tại góc đáy bên phải của ngôi nhà, cửa nhà nằm lệch bên phải thì góc đáy bên trái chính là tài vị. 
 
3 cach xac dinh Tai vi trong nha chuan khong can chinh hinh anh
 
Cách xác định vị trí phát tài trong nhà này khá đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng làm được, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì hiệu quả hơi kém một chút so với hai phái còn lại.
 
2. Phái Huyền Không
 
Cách xác định Tài vị theo phái Huyền Không phức tạp hơn, chủ yếu dành cho người có am hiểu sâu về phong thủy và mang lại hiệu quả chiêu tài khá tốt. 
 
Hiện tại đang là giữa vận 8 của hạ nguyên (2004 - 2023), thời kì của sao Bát Bạch đương thời đắc vận. Theo Huyền Không Phi Tinh thì tất cả các cục phong thủy nói chung đều nên đặt các bộ phận quan trọng tại vị trí sao Bát Bạch đương thời đắc vận. Vận 9 ( do sao Cửu Tử chủ quản từ năm 2024 tới năm 2043) là ngôi sao của vận tiếp theo, tiến vận nên cũng được coi là sao mang lại cát tường, tốt lành. 
 
Vì thế, Tài vị được xác định là ở vị trí sao bát Bạch và sao Cửu Tử trên trạch bàn nhà. Dựa vào hướng nhà, chuyên gia phong thủy sẽ đo đạc và vẽ được trạch bàn nhà rồi dựa vào đó bố trí các vị trí của 9 ngôi sao từ 1 đến 9. Cách vẽ trạch bàn rất phức tạp và chuyên môn, người không chuyên sâu thì khó có thể làm được, nên tốt nhất là mời thầy phong thủy tới trợ giúp.
  
Tuổi Tỵ tuyệt đối không nên hợp tác với con giáp nào?
Theo tử vi, tuổi Tỵ và tuổi Dần vốn tứ hành xung, hợp thì ít mà xung thì nhiều, hai bên tính cách trái ngược, chí hướng và quan niệm cũng

3. Phái Mệnh Lý

 
Trong các phái thì cách xác định Tài vị của Phái Mệnh Lý cho hiệu quả mạnh nhất, mang tới sung túc và thành công cho gia chủ, cũng là cách khó xem nhất.
 
Tài vị theo Mệnh Lý học chính là vị trí đại diện cho Thiên Tài và Chính Tài trong lục thân. Trước tiên xác định can chi ngày sinh của gia chủ rồi dựa vào đó để xác định Tài vị. 

3 cach xac dinh Tai vi trong nha chuan khong can chinh hinh anh
 
Với can ngày là Giáp hoặc Ất thì Tài vị nằm tại vị trí cung Thìn (từ 112,5 tới 127,5 độ) và Tuất (292,5 tới 307,5 độ).
 
Với can ngày là Bính hoặc Đinh thì Tài vị nằm tại vị trí cung Thân, Dậu, Canh, Tân (232,5 tới 292,5 độ).
 
Với can ngày là Mậu hoặc Kỷ thì Tài vị nằm tại vị trí cung Hợi, Tí, Quý, Nhâm (322,5 độ tới 22,5 độ).
 
Với can ngày là Canh hoặc Tân thì Tài vị nằm tại vị trí cung Dần, Mão, Giáp, Ất (52,5 độ tới 112,5 độ).
 
Với can ngày là Nhâm hoặc Quý thì Tài vị nằm tại vị trí cung Tị, Ngọ, Bính Đinh (142,5 tới 202,5 độ).
 
Chú ý lấy tâm nhà làm gốc tọa độ để đo đạc.
 
► Tham khảo thêm những thông tin về: Phong thủy nhà ở và các Vật phẩm phong thủy chuẩn xác nhất

Trần Hồng

Xem Clip Ăn ở phúc đức, không lo đói kém

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 cách xác định Tài vị trong nhà chuẩn không cần chỉnh

Đinh Mão mệnh gì –

Người sinh 1987, Đinh Mão, có Ngũ hành năm sinh là Lư Trung Hoả, nhưng Mệnh Cung của Nam và Nữ khác nhau: 1. Nam Cung TỐN, hành MỘC, hướng Đông Nam, quái số 4, sao Tứ Lục, Đông tứ mệnh (Nhà hướng tốt: Bắc, Nam, Đông, Đông Nam). Đeo đá màu Đen, Xanh n
Đinh Mão mệnh gì –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đinh Mão mệnh gì –

Đặt tên cho người tuổi Tỵ

Người tuổi Tỵ sinh vào các năm 1965, 1977, 1989, 2001, 2013...
Đặt tên cho người tuổi Tỵ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người tuổi Tỵ sinh vào các năm 1965, 1977, 1989, 2001, 2013...

Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh - khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội...) và nghĩa của chữ tượng hình Trung Hoa - các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Tỵ. 

Rắn thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Vì vậy, có thể dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên cho người tuổi Tỵ.

Những chữ đó gồm: Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, An, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Lâm, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Phong, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…

Rắn còn được gọi là "tiểu long"

Rắn được tô điểm thì có thể chuyển hóa và được thăng cách thành rồng. Nếu tên của người tuổi Tỵ có chứa những chữ thuộc bộ Sam, Thị, Y, Thái, Cân - chỉ sự tô điểm - thì vận thế của người đó sẽ thăng tiến một cách thuận lợi và cao hơn.

Bạn có thể chọn các tên như: Hình, Ngạn, Thái, Chương, Ảnh, Ước, Tố, Luân, Duyên, Thống, Biểu, Sơ, Sam, Thường, Thị, Phúc, Lộc, Trinh, Kì, Thái, Thích, Chúc, Duy…

Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp. Vì vậy, những tên chứa các chữ Dậu, Sửu rất hợp cho người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Ngọ, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan…

Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội. Nếu tên của người tuổi Tỵ có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa…

Rắn là loài động vật thích ăn thịt. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục - có liên quan đến thịt - để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Các tên đó gồm: Tất, Chí, Cung, Hằng, Tình, Hoài, Tuệ, Dục, Hồ, Cao, Hào, Duyệt, Ân, Tính, Niệm…

Rắn còn được gọi là “tiểu long” (rồng nhỏ). Do vậy, những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Tỵ. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…

(Theo Bách khoa thư 12 con giáp)

 
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên cho người tuổi Tỵ

Top 4 con giáp giỏi tự lực cánh sinh

Người tuổi Dần, Hợi, Dậu, Ngọ thành công, giàu có nhờ chính nỗ lực của bản thân chứ không phải được ăn sẵn .
Top 4 con giáp giỏi tự lực cánh sinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đôi khi, gặp phải chuyện khó khăn, chúng ta ngay lập tức nghĩ tới việc nhờ giúp đỡ, mong dựa dẫm vào người khác thay vì tìm cách tự mình giải quyết vấn đề, như vậy không chỉ khiến năng lực bản thân yếu đi mà còn làm mất rất nhiều thời gian.

Dựa dẫm vào người khác không bằng dựa vào chính mình, tuy làm được điều này luôn rất khó. Hãy xem ai trong số 12 con giáp nổi bật nhất với khả năng tự lực cánh sinh nhé.

1_1434525051.jpg 13155821859.jpg 3_1434525061.jpg 4_1434525065.jpg
No.1 - Tuổi Dần No.2 - Tuổi Hợi No.3 - Tuổi Dậu No.4 - Tuổi Ngọ

Tuệ Anh (theo diyixz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 4 con giáp giỏi tự lực cánh sinh

Số lượng cá nuôi trong bể cá

1. Loại cá nên nuôi - Nên nuôi 1 loại hay chỉ 2 loại. - Không nên nuôi 3 loại cá trong cùng một bể cá
Số lượng cá nuôi trong bể cá

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


2. Màu sắc 
- Màu vàng kim, màu trắng ( hành kim)
- Màu đem ( hành thủy)
- Màu xanh ( hành mộc)
- Màu đỏ (hành hỏa)
- Màu Vàng (hành thổ)

3. Số lượng cá nuôi trong bể cá
Số lượng cá nuôi trong bể phải căn cứ vào vị trí đặt bể cá tại cung vị nào trong 8 cung khí trường của ngôi nhà hoặc công ty
- Đặt tại phía Bắc thì nuôi 1 con cá Đen ( trắng hoặc vàng kim), hoặc 1 cá đen và 6 cá vàng kim
- Đặt tại phí đông băc thì nuôi 8 con cá vàng
- Đặt tại phía đông thì nuôi 3 con có đen hoặc xanh
- Đặt tại phí đông nam thì nuôi 3 con cá đen hoặc xanh
- Đặt tại phía nam thì nuôi 9 con cá màu đỏ hoặc 2 cá xanh và 7 cá đỏ
- Đặt tại phía tây nam thì nuôi 8 con cá vàng
- Đặt tại phía tây thì muôi 6 con cá trắng hoặc vàng kim
- Đặt tại phía tây bắc thì nuôi 6 con cá trằng hoặc vàng kim

 Chú ý: Nên thiết kế bể cá cảnh có số đo đẹp theo phong thủy để đón vận may.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Số lượng cá nuôi trong bể cá

Treo tranh cát tường phong thủy

Treo tranh cát tường phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Rất nhiều gia đình khi thiết kế nhà thường treo tranh theo sở thích. Nhưng trong Phong thủy học, tranh treo trên tường không  được chọn lựa tùy tiện.

Thông thường, nên treo bức tranh có nội dung hình ảnh mang  nghĩa cát tường. Những bức tranh phong thủy thưòng được treo  như :Cửu ngư đồ,  Tam dương đồ, Mã đáo thành công,thuyền buồm doanh nhân

Ngoài tranh  động vật còn có thể treo các loại tranh phong thủy như: Hồ nước,  tranh mặt trời mọc, hoa mẫu đơn. Đây đều là những lựa chọn chính xác và hợp lý.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, trong phong thủy nhà ở, việc lựa chọn  tranh treo tường cũng cần phù hợp vối địa vị chủ nhân. Nói chung,  các công viêc khác nhau thì tranh treo cũng có sự khác biệt nhất  định. Khi lựa chọn tranh treo, bạn nên chú ý điều này.Sau đây, Xem Tướng chấm net xin giới thiệu một vài bức tranh và ý nghĩa của chúng trong phong thủy :

-Tranh cá chép và ý nghĩa phong thủy:

Cá chép là biểu tượng tượng trưng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng cao quý. Trong truyền thuyết có chuyện cá chép vượt vũ môn hóa rồng, vì thế cá chép được xem như rồng  một con vật linh thiêng và cao quý. Vì vậy, cá chép được xem là biểu tượng của tăng tiến, thành công.

Trong buôn bán làm ăn ,cá chép được biểu trưng cho thủy khí, tức là nguồn tài lộc dồi dào, dư dả. Cá chép là biểu tượng tốt cho cả hai mặt tài lộc và công danh.

-Tranh Cửu ngư đồ và ý nghĩa phong thủy

Tranh  Cửu ngư đồ còn gọi là tranh Sen Cá  là bức tranh có hình  ao sen và chín con cá chép . Lợi dụng sự đồng âm giữ “Cửu” là “Chín” với “Cửu” là lâu dài để cầu chúc dư dả, lâu dài. Chữ hán thì Ngư ( cá ) đồng âm với “dư” có nghĩa là dư thừa, dư dật. Hai biểu tượng sen và chín con cá kết hợp với nhau tạo thành ý nghĩa là ước muốn có một cuộc sống dư dả, dư thừa và tốt đẹp mãi mãi.

-Thuyền buồm doanh nhân và ý nghĩa phong thủy

Trong phong thủy, thuyền buồm được xem là biểu tượng trong kinh doanh. Các thương nhân ngày xưa thường chọn biểu tượng  chiếc thuyền buồm vì nó tượng trưng cho gió, mang lại nhiều thuận lợi, với chiếc thuyền buồm căng gió đang đi về hướng bạn, sẽ mang lại cho bạn nhiều vận may và tài lộc.Thuận buồm xuôi gió có nghĩa là mọi việc thuận lợi, xuôi chèo mát mái, làm việc gì cũng tiện lợi, buôn bán gì cũng thành công tốt đẹp.

Vì vậy bức tranh thường được dùng  để mừng tân gia đại khiết, hay khai trương đại lợi và thành công.

-Tranh hoa mẫu đơn và ý nghĩa phong thủy:

Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Nên khi đặt  tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!

-Tranh chim hạc mặt trời mọc và ý nghĩa phong thủy:

Mặt trời là biểu tượng cho sức mạnh cho sự sống ,mặt trời mọc là tượng trưng cho sự mới mẻ bắt đầu cũng như trường tồn lâu dài, còn hình ảnh con hạc tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc và sức khỏe. Treo bức tranh vẽ hạc trong nhà có thể giúp cho mọi thành viên luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, ông bà sống lâu trăm tuổi.

Hạc còn  mang tinh thần vươn cao, vươn xa cất cánh lên bầu trời. Do đó, biểu tượng của hạc cũng được sử dụng trong phong thủy để đem lại nguồn năng lượng sống dồi dào và ý chí mạnh mẽ. Bạn có thể dùng dây đeo có biểu tượng chim hạc để cầu nguyện vận may luôn bên mình.

-Tranh mã đáo thành công và ý nghĩa phong thủy:

Trong phong thủy, Mã Đáo Thành Công thường dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh. Những người được tặng tranh này, một khi đã thành công, thì không được đem tặng lại, làm mất, làm hư hủy bức tám con ngựa đó.

Ngựa xuất hiện trong tranh như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt. Ngựa là hình ảnh của sự trung thành, kiên nhẫn, sự may mắn mang tài lộc. Ngựa phi nước đại còn gọi là lộc mã đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh. Bức tranh thể hiện một bầy ngựa có tám con đang phi nước đại gió bụi mịt mù. Sở dĩ bức tranh có tám con ngựa bởi vì số 8 "Bát"  đọc theo Hán cùng một âm với chử “Phát” là phát đạt. Ngựa phi trong gió cũng có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.

Với bức tranh mã đáo thành công thay cho lời kết, Xem Tướng chấm net kính chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng mã đáo thành công!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Treo tranh cát tường phong thủy

Văn Khấn Lễ Đức Thánh Hiền

Văn Khấn Lễ Đức Thánh Hiền thường dùng vì khắp nước đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Văn Khấn Lễ Đức Thánh Hiền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn Khấn Lễ Đức Thánh Hiền thường dùng theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.

Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Sắm lễ cúng lễ Đức Thánh Hiền

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

– Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

– Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

– Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

Hạ lễ Đức Thánh Hiền

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Văn Khấn Lễ Đức Thánh Hiền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ……………….

Ngụ tại ………………………….

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa. Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, hạnh phúc an lạc ………… (tài lộc, cửa nhà)

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn Khấn Lễ Đức Thánh Hiền

Những thói quen nhỏ vô tình 'cướp' đi may mắn của bạn

Rung đùi, chóp chép miệng, cắn môi dưới... là những thói quen tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của chủ nhân.
Những thói quen nhỏ vô tình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Rung đùi

Thói quen này xuất hiện ở cả nữ giới và nam giới - nó mang ý nghĩa không tốt. Nếu nam giới có thói quen rung đùi, anh ta khó có thể trở nên giàu có, thành đạt. Phái nữ hay rung đùi thường gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm.

2. Khạc nhổ bừa bãi

AB6DF7-spitting-1382-1411723080.jpg

Người xưa quan niệm rằng, miệng có nhiều nước bọt là vận khí tốt. Nhổ nước bọt tức là nhổ đi “tài chính”, tiền bạc và may mắn.

3. Thường xuyên chớp mắt

Cuộc sống của người này không khá giả. Mọi người cho rằng, những người hay chớp mắt gặp gỡ và làm thân với người khác đa phần vì vật chất hơn tình cảm.

4. Thói quen cắn môi dưới

11-dau-hieu-chang-muon-sex-9503-14117230

Điều này đại diện cho sự thiếu chân thành. Đôi khi, người hay cắn môi thường bị quy chụp là kẻ nói dối, không thật lòng. 

5. Không ngừng khụt khịt mũi

Người này không tự tin. Họ khó có thể diễn đạt hết những gì bản thân muốn nói. Vì vậy, họ hay bị nghi là không trung thực mặc dù thực tế, có thể họ không phải người như vậy.

6. Thường nhón chân khi đi bộ

8-meo-dot-chay-calo-ma-khon-6851-1411723

Khi đi bộ, bạn nên để cả bàn chân chạm đất. Theo nghiên cứu, người thích nhón chân khi đi bộ thường khó tính và sức khỏe không được tốt. Họ khó thành công và gặp nhiều rắc rối trong công việc. Tuổi thọ của những người này thường không cao.

7. Chóp chép miệng

Khá nhiều người có thói quen chóp chép như đang nhai gì đó trong miệng. Họ làm điều này khi cảm thấy lo lắng, bất an hoặc nghi ngờ về suy nghĩ của người khác. Đây cũng là một thói quen gây ảnh hưởng đến may mắn của bạn. 

Hạnh Yunnie (theo MPSG)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những thói quen nhỏ vô tình 'cướp' đi may mắn của bạn

Đền Tống Trân - Hưng Yên

Đền Tống Trân thuộc địa phậnxóm Kiều Lê, thôn An Cầu, Xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Dọc theo triền đê từ thành phố Hưng Yên xuôi về phía đông
Đền Tống Trân - Hưng Yên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đền Tống Trân thuộc địa phận xóm Kiều Lê, thôn An Cầu, Xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Dọc theo triền đê từ thành phố Hưng Yên xuôi về phía đông, qua những lũy tre xanh, đầm sen thơm ngát, bãi ngô, bãi dâu xanh biếc. Từ xa, có dễ dàng nhận ra giữa cánh đồng mênh mông lúa, một vùng cây cối xanh mát bao quanh lấy ngôi đền đó là nơi thờ “Thượng đẳng tối linh phụ quốc Tống Trân đại vương” – đền Tống Trân.

Trải qua bao năm tháng của bom lửa chiến tranh tàn phá, ngôi đền ngày nay được xây dựng lại tại thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ. Đền gồm 5 gian tiền tế, ba gian trung từ và một gian hậu cung, và các bộ được kết cấu kiểu giá chiêng chồng rường.

Hiện nay, di tích còn lưu giữ được 11 sắc phong, 1 thần phả, 1 thần tích và nhiều đồ tế tự. Các câu đối ca ngợi vị Lưỡng quốc Trạng nguyên và mảnh đất địa linh đã sinh ra nhân kiệt cho quên hương, đất nước.

Hàng năm, lễ hội đền Tống Trân được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 4 (âm lịch). Du khách sẽ được hòa mình vào những sinh hoạt văn hóa phong phú: hát trống quân, hát chèo, tuồng… và những trò chơi dân gian như cờ người, múa lân, múa rồng, chọi gà….

Ngược dòng lịch sử, về với di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Tống Trân, du khách dường như được tách biệt ra khỏi trần tục của đời thường để đắm mình vào truyền thuyết về mối tình nàng Cúc Hoa và chàng thư sinh nghèo Tống Trân, cũng như được tìm hiểu về cuộc đời của vị Lưỡng quốc Trạng nguyên. Câu chuyện sẽ còn được lưu truyền muôn đời về ân tình, nhân nghĩa của người Hưng Yên nói riêng và người Việt Nam nói chung.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đền Tống Trân - Hưng Yên

Xây nhà quá nổi bật dễ mắc tật như chơi

Theo phong thủy nhà ở, việc xây nhà quá nổi bật sẽ mang đến những điều xui xẻo cho gia chủ.
Xây nhà quá nổi bật dễ mắc tật như chơi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Việc xây dựng ngôi nhà hay tòa nhà có chiều cao chót vót, nổi bật hơn so với những nhà xung nhìn trông bắt mắt nhưng lại phá phong thủy, mang đến những điều xui xẻo.

  Theo phong thủy nhà ở, vị trí ngôi nhà cần được bảo vệ bởi các nhà hàng xóm xung quanh nhưng vẫn phải đảm bảo không gian thoáng đãng để giúp nguồn năng lượng lưu thông. Những yếu tố xung quanh ngôi nhà như cây cối, địa hình, nhà cửa ở bốn phương như bốn linh vật: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Các linh vật này bao bọc gia chủ và những người sinh sống trong đó. 

Xay nha qua noi bat de mac tat nhu choi hinh anh
Thế hung 
  Nếu địa hình xung quanh bất lợi thì cuộc sống, tài lộc, sức khỏe của những người trong nhà sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong trường hợp ngôi nhà hoặc tòa nhà quá cao, nổi bật hẳn so với những nhà xung quanh sẽ bị trơ trọi, bị gió thốc 4 hướng nên không thể tụ khí, tụ tài. Tài lộc sẽ bị cuốn bay đi hết mà không đọng lại trong nhà. Theo đó, người sống trong đó sẽ gặp khó khăn về tiền bạc, đặc biệt những người kinh doanh buôn bán sẽ vô cùng chật vật.   Bên cạnh đó, môi trường “cô phong độc tú” (ngọn núi lẻ loi) sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lí của tất cả mọi người trong gia đình. Một tòa cao ốc lẻ loi đứng giữa những ngôi nhà thấp tầng sẽ dễ gây ra chứng “sợ độ cao”. Những ai sinh sống, làm việc ở đó sẽ luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu đến sự an nguy của tính mạng, đặc biệt trong những ngày mưa bão, gió thổi mạnh càng làm tinh thần dao động.   Thông thường, trong một khu dân cư, những ngôi nhà thường được xây dựng với độ cao sàn sàn nhau. Tuy nhiên, nếu có ngôi nhà nào đó cao chót vót sẽ phá hỏng sự hài hòa của cả một khu vực. Điều đó dễ dẫn tới những tranh cãi không đáng có, khiến tất cả mọi người có liên quan đều phiền muộn.

Xay nha qua noi bat de mac tat nhu choi hinh anh 2
Thế cát
  Trong phong thủy nhà ở, nếu vị trí phía sau có nhà cao chống lưng, hai bên trái và phải có hai tòa nhà tương đương kích cỡ và chiều cao chống đỡ sẽ tạo nên địa thế an lành và thuận phong thủy nhất. Bố cục đó giúp tụ khí và chắn luồng sát khí từ bên ngoài đi vào trong ngôi nhà.    Tòa nhà cao chót vót, trơ trọi, phía sau không có chỗ dựa lưng, tả hữu lại không có trợ thủ sẽ tạo cảm giác đơn lẻ, cô đơn. Theo đó, người sống trong ngôi nhà đó lâu dần sẽ trở nên khó chịu, sống cô lập với mọi người xung quanh.   ST   
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xây nhà quá nổi bật dễ mắc tật như chơi

Ngón chân nói lên số phận của các nàng

Các ngón chân của bạn cao, thấp hơn hay bằng với ngón trỏ? Chúng sẽ nói lên tính cách và số phận của bạn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Ngón chân cái thấp hơn ngón trỏ


Người có ngón chân trỏ cao hơn tất cả các ngón còn lại cả đời không phải lo cơm ăn áo mặc, là người độc lập, giỏi kiếm tiền, không chấp nhận sự an phận, bình thường. Nói chung có thể họ không quá mức giàu có nhưng sẽ không bao giờ phải lo lắng về cái ăn cái mặc.Đây là cô gái tràn đầy sức sống, nghị lực, rất cá tính và mạnh mẽ. Sẽ rất khó nếu bạn muốn cô ấy trở thành một nàng ngoan hiền.

2. Ngón cái và ngón trỏ bằng nhau

Sở hữu đặc điểm này thì nàng rất thực tế, không ỉ lại vào đối phương, tùy thời điểm nàng cũng sẽ trở thành cô gái ngoan hiền. Bình thường họ cũng rất độc lập, luôn tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình, không phụ thuộc vào phái mạnh, nhưng cũng không vì thế mà từ chối sự giúp đỡ.


3. Ngón cái cao hơn ngón trỏ

 


Phần lớn các cô gái đều có bàn chân như vậy, đều rất dịu dàng hiền lành, biết cách khống chế cảm xúc của bản thân.

 

Theo ione.vnepress


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngón chân nói lên số phận của các nàng

Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam

Những phong tục ngày tết nguyên đán ở Việt Nam có gì đặc biệt, vào ngày tết người ta thường hay kiêng kỵ những vấn đề gì, để cả năm được vui vẻ, hạnh phúc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những phong tục ngày tết nguyên đán ở Việt Nam có gì đặc biệt, vào ngày tết người ta thường hay kiêng kỵ những vấn đề gì, để cả năm được vui vẻ, hạnh phúc.

1. Tục chơi hoa ngày Tết:

Mỗi dịp Tết đến xuân về. Chúng là lại hân hoan chào đón một măt mới âm lịch. Nhưng ai cũng không quên phong tục ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thiếu tục lệ chơi hoa. Đối với người niềm Nam thì chơi hoa mai, người miền Bắc thì chuộng hoa đào ( đào nhật tân, đào bích, đào trắng, đào phai,...)

Nếu như người Nhật từ hào về bonsai thì người Việt Nam lại tự hào về thú chơi hoa. Những loài hoa quý như hoa thủy tiên, hoa quỳnh, ... là những loài hoa được giới thượng lưu xếp vào các loại hoa Tết cao cấp. Ngày nay, thú chơi hoa cũng không thay đổi nhiều, thêm vào đó còn du nhập thêm vào nhiều loại hoa khác nữa là hoa lan, hoa cúc, hoa tulip,...

2. Tục tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.

Tương truyền từ ngày xưa đến nay, mỗi gia đình đều có một ông Công, ông Táo (xem thêm: Truyền thuyết về ông Công ông Táo). Trong phong tục ngày tết nguyên đán, ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Ông Táo còn được dân gian gọi là ông Bếp, là vị thần trông coi việc bếp núc, giữ lửa, hơi ấm cho gia đình. Mỗi cỗ bếp có 3 ông vua bếp, được nắn bằng đất sét, uốn cong chụm đầu vào nhau tạo thành thế kiềng 3 chân.

Việc tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời là một phong tục tâm linh đẹp và ý nghĩa. Bao giờ trong ngày lễ ông Táo cũng đều có tục thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là một mặt trong đời sống tâm linh của người dân vùng sông nước.

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp ( tức là ngày 23 tháng 12 âm lịch) thì các gia đình sẽ tiễn ông Táo về chầu trời, để bẩm báo tình hình  một năm qua dưới hạ giới. Và sau đó, vào ngày 7 tháng Giêng ( ngày 7 tháng 1 âm lịch) các gia đình lại làm lễ rước ông Táo về lại với căn bếp của nhà mình.

Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam

3. Tục đi chợ Tết, xin chữ về thờ.

Đi chợ Tết của ngày xưa là thường, mua lá dong, mua thịt, bánh kẹo hoa quả, về làm bánh chưng, và các món ăn phục vụ trong ngày Tết. Ngoài ra, người ta còn không quên xin chữ của những thầy đồ về để thờ. Nguyên nhân là do, ngày xưa người biết chữ không nhiều, nên mới có phong tục xin chữ về thờ để con cháu đời sau được học hành, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức. Các thầy đồ cho chữ là những người có chức tức, học vị trong làng. Những chữ Nho thường được nhiều người xin như chữ Tâm, Phúc, Đức, Thọ,... Ngoài ra, người ta còn xem bói vào ngày đầu năm mới để biết những vận hạn, sao chiếu mệnh trong năm tới. Hoặc xem tử vi năm mới để biết những diễn biến về công danh, sự nghiệp, tình yêu, gia đình,...

Ngày nay, phong tục cho chữ đang được phục hồi bằng việc viết chữ thư pháp, đây là một nét đẹp mà văn hóa dân tộc cần gìn giữ và phát huy. Đây là phong tục Tết Việt Nam cần được lưu giữ và phát huy nhất là đối với giới trẻ.

4. Tục gói bánh chưng bánh giầy (bánh tét)

Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho trời. Bánh tét hình tròn, tượng trưng cho đất. Để gói được bánh chưng, bánh tét, phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ bị nứt, không vuông vắn đều đặn khi luộc. Đến những ngày cuối năm, việc cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng rực lửa là một khoảnh khắc đẹp đẽ và ấm cúng mà ai ai cũng muốn lưu giữ.

Đối với người Việt Nam, không ai là không biết về truyền thuyết bánh chưng bánh giầy, phong tục ngày tết nguyên đán còn được lưu trữ từ thời vua thứ 18. Bánh chưng bánh giầy được gói cùng với nhận thị mỡ, đậu xanh,.. Những đặc trưng về những phong tục  ngày Tết cổ truyền Việt Nam được gói gọn trong câu thơ sau:

 “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, chòm pháo bánh chưng xanh”

Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam

5. Lau dọn nhà cửa vào dịp cuối năm

Vào cuối năm, các gia đình đều dọn rửa, sửa sang lại nhà cửa và trưng bình những đồ vật. Công việc này có ý nghĩa để chuẩn bị “tống cựu nghênh tân” . Với phong tục ngày tết của người Việt Nam thì việc này có ý nghĩa là tiễn đưa những cái cũ và đón những cái mới. Vào dịp cuối nào, mọi người đều xem ai nợ nần cái gì thì phải trả, không để nợ 2 năm mà trở thành “cả đời nợ nần”.

6. Đón giao thừa

Chứng kiến thời khắc trời đất chuyển giao, từ năm cũ sang năm mới, từ mua đông lạnh lẽo sang mùa xuân ấm áp. Đón giao thừa và cúng giao thừa là việc cúng ngoài trời, có thể cũng cỗ mặn hoặc cúng hoa quả. Mân hoa quả thờ cúng vào ngày Tết gồm những loại sau: chuối, bưởi, cam quýt, sung. Người miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên thường chọn những loại quả : mãng cầu (cầu), dừa ( vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa ( thơm) có ý nghĩa rằng: cầu – vừa – đủ - xài – sung hoặc cầu – vừa – đủ - xài – thơm.

7. Xông đất ngày mồng 1

Xông đất hay nhiều nơi còn gọi là xông nhà, đập đất, đạp đất là một phong tục ngày Tết ở Việt Nam . Xông đất là người đầu tiên đến nhà mình vào ngày mồng một năm mới. Có nhiều gia chủ chọn tuổi xông đất vào ngày đầu năm, hoặc có thể là một người ngẫu nhiên đến nhà mình vào ngày đầu năm mới.  Thông thường, khi chọn người xông đất đầu năm thì gia chủ nên chọn những người vui vẻ, hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ, tính tình phóng khoáng,.. để xông đất đầu năm.

Trên đây là những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đặc trưng nhất, được lưu giữ vào trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Tết là thời gian đoàn tụ, đoàn viên cùng gia đình sau một năm vất vả vì cuộc sống, công việc, cũng là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thăm người quen, anh em bạn bè cũng như là dịp mọi người thể hiện lễ nghi của mình với người trên.

: Những câu chúc mừng năm mới Những lời chúc mừng năm mới hay Tết 2017
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam

Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì?

ó lẽ bạn đã từng 1 lần có hoặc nhìn thấy đốm trắng trên móng tay của mình hoặc của người khác. Khi gặp trường hợp này, bạn nên chú ý ngay đến vấn đề sức khỏe bởi nó cảnh báo một bệnh lý

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Có lẽ bạn đã từng 1 lần có hoặc nhìn thấy đốm trắng trên móng tay của mình hoặc của người khác. Khi gặp trường hợp này, bạn nên chú ý ngay đến vấn đề sức khỏe bởi nó cảnh báo một bệnh lý mà nếu không để ý sẽ khiến bạn gặp trở ngại trong cuộc sống. Cùng Phong thủy số tìm hiểu xem vậy Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì nhé.

Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì?

Xem thêm:

+ Xem bói nốt ruồi trên mặt và cơ thể

+ Xem bói chỉ tay đoán tương lai vận mệnh của bạn

1. Hạt gạo trên móng tay là gì?

Trước hết, để tìm hiểu đúng Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì thì chúng ta cùng tìm hiểu hạt gạo trên tay là gì đã nhé. Vì có thể nhiều bạn sẽ bị nhầm lẫn với các hiện tượng khác.

Hiện tượng hạt gạo trên móng tay là bạn sẽ thấy trên móng tay (không phân biệt ngón nào) xuất hiện một đốm màu trắng. Nó nằm trên trong móng tay nên bạn không thể xóa hay phủi đi được. Lưu ý rằng đốm này là tự thân tự xuất hiện, tránh nhầm lẫn với những cách chơi nail của nhiều chị em phụ nữ. Kích thước của nó thường bằng hạt gạo, đôi khi to hoặc nhỏ hơn. Do đó nó được gọi với tên là Hạt gạo trên móng tay.

Hạt gạo này tự sinh ra và khi biết cách điều chỉnh nó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, việc xuất hiện hạt gạo này khiến nhiều người thắc mắc Hạt gạo trên ngón tay có ý nghĩa gì. Nếu bạn cũng đang quan tâm thì cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo đây.

2. Theo quan niệm truyền miệng:

Khi nói về hiện tượng hạt gạo trên móng tay hay cụ thể là Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì thì nhiều người truyền tai nhau rằng, nếu xuất hiện hạt gạo ấy nghĩa là đang có người nhớ thương mình, có người yêu mến mình hoặc mình đang có cảm tình với một ai đó. Cách giải thích này tuy chưa có lời lý luận hợp lẽ nhưng lại là câu trả lời cho rất nhiều người có thắc mắc Hạt gạo trên ngón tay có ý nghĩa gì hiện nay.

3. Theo khoa học:

Xét trên góc độ khoa học, y tế thì giải thích cho Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì lại hoàn toàn khác biệt. Nó được xem là một dấu hiệu báo trước về tình trạng sức khỏe. Nếu tự nhiên bạn xuất hiện hạt gạo này mà không phải do va chạm, không phải do làm nail thì nó chính là hiện tượng Leukonychia.

Chỉ 1 đốm có thể không sao nhưng nếu nhiều hơn thì bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân mình. Thường thì trong 1-2 tuần sẽ tự khỏi. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh, tránh cắt hoặc sơn móng tay để che đi v.v

Câu trả lời cho Hạt gạo trên ngón tay có ý nghĩa gì như trên đã thỏa mãn thắc mắc của bạn chưa? Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách nhận biết cũng như khắc phục tình trạng này để đảm bảo về sức khỏe nhất nhé!

Tìm kiếm liên quan: hạt gạo trên móng tay, hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì, móng tay có hạt gạo, hạt gạo ở móng tay, bói hạt gạo trên móng tay, móng tay nổi hạt gạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hạt gạo trên móng tay có ý nghĩa gì?

Chọn thùng rác chuẩn phong thủy cho gia đình

Thùng rác là đồ vật được xuất hiện thường xuyên trong các ngôi nhà Việt. Theo phong thủy, thùng rác mang nhiều uế khí, điều này không tốt cho gia vận.
Chọn thùng rác chuẩn phong thủy cho gia đình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thùng rác là đồ vật được xuất hiện thường xuyên trong các ngôi nhà Việt. Theo phong thủy, thùng rác mang nhiều uế khí, điều này không tốt cho gia vận. Hãy cùng ## tìm hiểu thêm về phong thủy thùng rác.


Chon thung rac chuan phong thuy cho gia dinh hinh anh
 
1. Vị trí thùng rác
Phương vị là nhân tố vô cùng quan trọng trong phong thủy, vậy nên gia chủ cần chú ý vị trí của thùng rác. Thông thường, thùng rác nên đặt tại hướng Đông Nam lệch Đông, Tây Bắc lệch Bắc, Đông Bắc lệch Bắc, đây đều là vị trí được cho là "lá rụng về cội". Khi thùng rác nằm tại vị trí trên thì gia vận sẽ không gặp vận xui, vận hạn
Tổng thống Obama: người đàn ông hội đủ thiên thời - địa lợi - nhân hòa
Nhân dịp chuyến thăm để thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt-Mỹ, hãy cùng điểm qua những nét nổi bật về mệnh cách của vị tổng thống này. 

2. Số lượng thùng rác

 
Bởi vì thùng rác là đồ vật tượng trưng cho sự ô uế nặng, vậy nên số lượng thùng rác trong nhà nên càng ít càng tốt, ví dụ như trong phòng ngủ, phòng bếp tốt nhất không nên đặt thùng, nếu không thì đem đến uế khí cho cả căn phòng, điều này không tốt đối với gia vận.
Chon thung rac chuan phong thuy cho gia dinh hinh anh 2
 
3. Kích cỡ thùng rác
 
Kích cỡ và thể tích thùng rác cần phải nhỏ, như vậy uế khí tồn tại trong phòng càng ít. Hơn nữa, khi kích thước thùng rác trong nhà càng nhỏ, thì tần suất đổ rác càng lớn, điều này giảm thiểu lượng uế khí tích trữ.
► Xem thêm: Phong thủy nhà ở chuẩn giúp phát tài phát lộc, tránh tai ương
7 loại trà dưỡng sinh tuyệt vời trong tiết Tiểu Mãn Chi Nguyễn

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn thùng rác chuẩn phong thủy cho gia đình

Trùng tang là gì? Cách hóa giải trùng tang?

Trùng tang là hiện tượng tâm linh đáng sợ trong dân gian và là nỗi lo lắng của các tang gia. Trùng tang là gì? Có cách nào để hóa giải trùng tang hay không?
Trùng tang là gì? Cách hóa giải trùng tang?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Trung tang la gi Cach hoa giai trung tang
 

1. Khái niệm trùng tang

  Trùng tang là gì? Hiện tượng một người mất vào thời điểm không đúng căn số khiến nhiều người trong gia đình, họ hàng, dòng tộc chết theo được gọi là trùng tang. Trong khoảng thời gian chưa mãn tang (3 năm) lại có thêm tang, đặc biệt là đại tang (người mất là ông, bà, cha, mẹ, con cái, anh chị em ruột) thì khả năng cao là gia đình đó bị trùng tang.   Gia đình bị trùng tang trong cùng một thời điểm phải mang ít nhất hai vòng khăn tang, liên tiếp đưa tiễn người thân, cần phải xem lại ngày giờ mất của người chết đầu tiên để xem có điều gì sai lầm, có sai căn sai số hay không để phòng bị, hóa giải, tránh những cái tang tiếp theo.   Trùng tang có nặng có nhẹ, nặng nhất là trùng tang liên táng, có thể khiến một dòng họ đông đúc thiệt hại nhiều nhân khẩu, trở nên suy tàn. Cách tính trùng tang nặng nhẹ mà dân gian thường hay áp dụng theo thứ tự ngày, tháng, giờ năm.    Tức là trùng tang ngày là nặng nhất, trong họ 3 đời có 7 người chết theo. Tiếp đến là trùng tang tháng, trong họ 2 đời có 5 người chết theo. Trùng tang giờ trong họ một đời có 3 người chết theo. Trùng tang năm là nhẹ nhất.   Có nhiều cách tính trùng tang, cần nắm vững nguyên tắc 3 trường hợp khi mất để xác định người nhà mình có trùng tang hay không:   Nhập mộ: người mất ra đi đúng căn đúng số, an táng rồi sẽ trở về với đất, không còn liên quan tới dương gian. Đây là trường hợp an lành, yên nghỉ, chỉ trong trong các yếu tố giờ, ngày, tháng, năm mất và tuổi người mất có một yếu tố là nhập mộ thì cát lợi, con cháu không cần lo lắng về trùng tang.   Thiên di: người mất ra đi tuy chưa phải căn số nhưng theo ý trời nên không quá hung hiểm, trong nhà chỉ mất mát tài sản, kiện tụng, phân ly chứ không thiệt hại về nhân khẩu.   Trùng tang: người mất không đúng căn số, không hợp mệnh nên còn lưu luyến dương gian, muốn kéo người đi cùng nên dẫn tới hiện tượng người trong nhà chết theo liên tiếp.  

2. Cách hóa giải trùng tang

  Trùng tang là hiện tượng đáng sợ, chưa có lý giải nhưng rất nhiều người tin tưởng bởi sự thực nó đã từng xảy ra với nhiều gia đình. Khi người thân mất phạm trùng tang, cần hết sức bình tĩnh để tìm cách hóa giải, bảo vệ an toàn cho những người con sống.   Người nhà nên tới chùa linh thiêng xin ít tro hóa vàng về rải đều thành lớp dưới huyệt mộ rồi mới đặt quan tài lên. Dân gian tin rằng, tro vàng ở chùa mang linh lực có thể trấn yểm vong hồn, không cho người chết quay về quấy nhiễu người sống.
cach hoa giai trung tang
 
Cách thức hóa giải trùng tang hiệu quả nhất và thường được sử dụng nhất là làm lễ trấn trùng tang và “nhốt trùng” lên chùa. Có những ngôi chùa nổi tiếng về độ thiêng và có thể trấn trùng mạnh như chùa Hàm Long ở Bắc Ninh. Nơi đây ngày nào cũng cúng cháo thí thực cho vong hồn và cầu kinh siêu thoát. 
Xem thêm bài viết Có đúng là tích cực niệm Phật thì sẽ trừ được ma ám không?
 
Khi áp dụng cách thức này, người nhà không được lập ban thờ tại gia, không được thắp hương cúng khấn kể cả trong ngày giỗ. Mãn hạn 3 năm, trùng yên ổn rồi mới được tới chùa thỉnh về thờ tại nhà.    Dân gian cũng lưu truyền các bài thuốc trấn trùng với các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền,… buộc kín trong túi gấm để vào quan tài. Hoặc dùng linh phù đặt dưới gối người đã khuất, dùng bùa chú đặt ở ngực, giữa rốn, lót dưới quan tài để trấn tà. Nhưng những cách này được đánh giá là chỉ mang tính tạm thời, phần nào giảm hung hiểm chứ không hóa giải được hoàn toàn.     Một cách thức đến nay ít được sử dụng nhưng vẫn liệt kê ra đây để bạn đọc tham khảo, đó là làm huyệt giả. Chọn một mô đất trống, đào huyệt và đổ tỏi xuống, dùng thần chú, bát quái trận đồ trấn âm trạch rồi lấp đi. Khi chôn người chết ở huyệt mộ chính không làm lễ lớn, tiến hành vào ban đêm thật lặng lẽ. Cách này là du nhập từ Trung Quốc, ở Việt Nam không phổ biến.   Những kiến thức trùng tang là gì và cách hóa giải trùng tang ở trên đều mang tính chất tâm linh dân gian, truyền miệng. Giống như mọi hiện tượng kì bí, khoa học hiện đại chưa xác thực sự tồn tại của trùng tang song vẫn nên thận trọng, có thờ có thiêng, không sợ vạn nhất chỉ sợ nhất vạn, bảo vệ an toàn cho cả gia tộc là quan trọng nhất.
Những đại kỵ trong đám tang cần tránh tuyệt đối Những điều cấm kỵ trong tang gia Những kiêng kị trong đám tang để yên người chết, ổn người sống
Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trùng tang là gì? Cách hóa giải trùng tang?

Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.
Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.

Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.

Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn xóm nữa. Lễ giao thừa ở thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở điểm canh đầu xóm. Ở đây vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn Đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Đại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.

Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.

Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật và đồ chay, đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa. Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố không có sân, cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.

Ngày nay trước mọi biến chuyển dồn dập của thời cuộc nước nhà, ở thôn quê, rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì thật là giản tiện. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vât, có khi lễ vật được đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cấm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ.

 

 

Ngày xưa quan niệm rằng mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một người có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: Được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng kém cỏi, tham lam...thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao, các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ. Các cụ cũng hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đây không trung tấp nập, vội vã, thậm chí có quan, quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì cứ tưởng tượng thêm thắt các hình ảnh nhà trời theo mình như vậy nên nhiều nhà có của đua nhau cúng giao thừa rất to và nghĩ cách làm mâm cúng giao thừa nổi lên bởi những của ngon vật lạ, trang trí cầu kỳ để các quan chú ý, quan tâm đến chủ hảo tâm mà phủ hộ cho họ với những ưu ái đặc biệt.

Trong đêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền

Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành

Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc

Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn.

Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc

Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.

Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.

Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà

Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

Đi xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.


(Trích Tín Ngưỡng Việt Nam)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa

Toàn bộ quá trình đi đến âm phủ sau khi con người chết đi

Toàn bộ quá trình đi đến âm phủ sau khi con người chết đi dù có hay không thì chúng ta cũng nên an nhiên thực tại, tu hành tích phúc nơi dương gian thế tục
Toàn bộ quá trình đi đến âm phủ sau khi con người chết đi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sau khi chết rồi chúng ta sẽ đi đâu, sẽ trải qua những điều gì, và lại đầu thai như thế nào? Dưới đây là kể lại toàn bộ quá trình đi đến âm gian sau khi người ta chết đi.

Bài viết này không phải gieo rắc hoang mang cũng không phải là mê tín, những ai tin thì hoàn toàn có thể lý giải được, còn những ai không tin thì cũng có thể xem đây như là một truyền thuyết vậy. Sau khi chết chúng ta sẽ trải qua điều gì, xin hãy xem tiếp …

Dựa vào các nền văn hóa của tôn giáo phương Đông (Phật giáo và Đạo giáo), tương truyền rằng sau khi thọ mệnh người ta kết thúc, sẽ có quỷ sai của âm gian, cũng chính là Hắc Bạch Vô Thường đến dẫn hồn phách người ta xuống Quỷ Môn quan. Sau đó lại được Tứ đại sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến âm tào địa phủ; tiếp đó được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận. Cuối cùng mới quyết định vong linh là có thể đi vào cõi nào để tiếp tục luân hồi: hoặc là lên trời hưởng phúc lành, hoặc là tiếp tục đầu thai làm người nữa hoặc loại động vật nào đó, hoặc là bị đánh vào mười tám tầng địa ngục như trong truyền thuyết để chịu khổ hình.

Chặng đường đi xuống âm phủ sau khi người ta chết đi

Tương truyền, trong quá trình đi xuống âm phủ sau khi người ta chết đi thì quan ải đầu tiên là qua Quỷ Môn quan, rồi liền phải đi qua một con đường gọi là đường Hoàng Tuyền, hai bên đường nở rộ một loại hoa đẹp, chỉ thấy hoa nở không thấy lá xanh, người cõi dương gian gọi là hoa Bỉ Ngạn (hoa của cõi bên kia).

Con đường này cần phải đi rất lâu rất lâu, đến tận cuối con đường sẽ có một con sông nhỏ gọi là Vong Xuyên Hà. Trên sông có một chiếc cầu đá gọi là cầu Nại Hà, bờ đối diện bên kia của cây cầu có một gò đất gọi là Vọng Hương đài, bên cạnh Vọng Hương đài có một cái đình nhỏ gọi là đình Mạnh Bà. Ở đó có một người tên là Mạnh Bà trông chừng và đưa cho mỗi người qua đường một chén canh Mạnh Bà. Uống canh Mạnh Bà sẽ khiến người ta quên hết tất cả mọi chuyện.

Bên bờ sông Vong Xuyên còn có một tảng đá, gọi là Tam Sinh thạch (đá ba đời), ghi chép lại đời trước, đời này và đời sau của mỗi một người. Đi qua cầu Nại Hà, đứng trên Vọng Hương đài nhìn nhân gian một lần cuối cùng, sau đó mới đi vào cõi âm tào địa phủ.

Ải thứ nhất: Quỷ Môn quan

Người ta sau khi chết đi, trước hết là do quỷ sai nơi âm gian Hắc Bạch Vô Thường dẫn ba hồn bảy phách đi, rồi giao cho quỷ Đầu Trâu Mặt Ngựa đẫn đến Quỷ Môn quan –  một quan ải cần phải đi vào cõi âm gian

Ngạn ngữ có câu: “Quỷ Môn quan, mười người đi, chín người không trở về”

Trước Quỷ Môn quan có mười sáu quỷ lớn, truyền thuyết kể rằng Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm ác quỷ để trấn giữ cửa ải này, họ tra xét vô cùng hà khắc, nghiêm ngặt đối với những vong hồn dã quỷ tội ác đầy mình, bản tính hung ác không đổi; không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.

Lúc còn sống bất luận là quan chức quyền quý hay bá tánh bình dân, ai đã đến nơi đây đều cần phải tiếp nhận tra xét, xem xem có mang theo lộ dẫn – giấy thông hành đến quỷ quốc hay không, đây là căn cứ của người sau khi chết đi đến quỷ quốc báo danh.

Lộ dẫn dài 3 thước (90 cm), rộng hai thước (60 cm), được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết “Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế phát cho và con người khắp thiên hạ, cần phải đi qua đường này, mới có thể đến địa phủ chuyển thế thăng thiên”.

Đồng thời, trên mặt lộ dẫn có đóng ba dấu ấn của “thành hoàng âm ty, phủ huyện Phong Đô”. Phàm là người sau khi chết đưa vào quan tài hoặc trong lúc hỏa táng đốt bỏ, nó sẽ theo linh hồn đến địa phủ.

Ải thứ hai: Đường Hoàng Tuyền

Qua khỏi Quỷ Môn quan, tiếp đó chính là phải đi qua một con đường Hoàng Tuyền dài đằng đẵng. Hồn phách của người ta đến âm gian báo danh sẽ phải đi một đoạn đường rất dài, qua rất nhiều quan, vì vậy đường Hoàng Tuyền (Suối Vàng) là tên gọi chung đối với những quan và lộ trình này.

Trên đường Hoàng Tuyền có hoa Bỉ Ngạn màu đỏ, từ xa mà nhìn thì giống như là tấm thảm máu trải dài, vì loài hoa này có màu đỏ như lửa nên được ví là “đường lửa chiếu rọi”. Cũng bởi nó là cảnh vật và màu sắc duy nhất trên con đường Hoàng Tuyền dài đằng đẵng này, nên mọi người cứ đi theo hoa này mà thông đến địa ngục của cõi u minh.

Dương thọ của con người đến rồi thì sẽ chết, đây là cái chết bình thường; người chết bình thường trước hết cần phải đi qua Quỷ Môn quan, hồn phách của người ta đi qua quan này rồi liền sẽ biến thành quỷ. Ngoài ra, trên đường Hoàng Tuyền còn có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ là những người dương thọ chưa hết mà chết bất đắc kỳ tử; họ đã không thể lên trời, cũng không thể đầu thai, càng không thể đến âm gian, chỉ có thể lang thang trên đường Hoàng Tuyền, đợi đến dương thọ kết thúc rồi mới có thể đến âm gian báo danh, nghe Diêm La Vương phán xét.

Ải thứ ba: Tam Sinh thạch

Bên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh tên Tam Sinh thạch (đá ba đời), chữ trên đá đỏ như máu, mặt trên có khắc bốn chữ lớn “Tảo Đăng Bỉ Ngạn” (sớm đến bờ bên kia). Nghe nói rằng, tảng đá này ghi chép lại đời trước, đời nay và đời sau của mỗi một người. Nhân của đời trước, quả của kiếp này, duyên khởi duyên diệt, đều chất chồng mà khắc trên tảng đá ba đời.

Trăm nghìn năm nay, nó đã chứng kiến sầu khổ và mừng vui, bi ai và hạnh phúc, nụ cười và nước mắt, cho đến hết thảy những món nợ và những tình cảm phải trả của tầng tầng lớp lớp chúng sinh; Đứng trước tảng đá ba đời này là thấu tỏ hết.

Ải thứ tư: Vọng Hương đài

Trên Vọng Hương đài quỷ hốt hoảng, mắt mở trừng trừng lệ hai hàng. Vợ con già trẻ tựa bên hòm, bạn bè thân quyến trước linh đường

Vọng Hương đài, cũng chính là Thổ Cao đài, nơi có đình Mạnh Bà, là ở phía trước cây cầu, chứ không phải ở phía sau cây cầu.

Vọng Hương đàì lại gọi là “Tư Hương lĩnh” (đồi nhớ quê).

Ở nơi này, có thể lên đài nhìn về ngôi nhà nơi dương thế, vậy nên nơi đây đã trở thành cửa sổ nhìn về dương gian của quỷ hồn và Thánh địa, là nơi liên lạc tình cảm giữa người sống và người chết.

Truyền thuyết kể rằng, con người ta sau khi chết rồi, “ngày đầu tiền không ăn cơm nơi cõi người, ngày thứ hai liền qua âm dương giới, ngày thứ ba đến Vọng Hương đài, nhìn thấy người thân đang khóc lóc thảm thiết”.

Quỷ hồn đến trước địa phủ báo cáo, rất nhớ mong người thân nơi dương thế. Dù cho quỷ tốt giận dữ quát mắng, vẫn nhất quyết muốn lên Vọng Hương đài nhìn về quê nhà, khóc lớn một trận mới hết hy vọng và đi đến “Âm tào địa phủ”.

Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng. Lại có truyền thuyết rằng, kiến tạo của Vọng Hương đài nơi âm gian rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy.

Ải thứ năm: Vong Xuyên hà

Vong Xuyên hà còn gọi “Tam Đồ hà”, chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu, bên trong hết thảy đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, trùng rắn khắp nơi, những trận gió tanh hôi tạt thẳng vào mặt.

Đương nhiên, vì để kiếp sau có thể gặp lại người mình yêu thương nhất trong kiếp này, bạn có thể không uống canh Mạnh Bà, vậy cần phải nhảy vào Vong Xuyên hà, đợi trên nghìn năm mới có thể đầu thai.

Trong nghìn năm đó, hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, bạn thấy họ, nhưng họ lại không thấy bạn. Trong nghìn năm đó, bạn nhìn thấy họ hết lần này lại đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, tuy mong họ không uống canh Mạnh Bà nhưng lại sợ rằng họ chịu không nổi cái khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà này.

Sau nghìn năm, nếu như lòng nhớ nhung của bạn không hề giảm đi, còn có thể nhớ được chuyện của đời trước, vậy thì có thể trở lại nhân gian, tìm kiếm người mà bạn yêu nhất trong đời trước.

Ải thứ sáu: Canh Mạnh Bà

Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Mạnh Bà phân phát canh Mạnh Bà ở đầu cầu Nại Hà, chứ không phải ở trên cầu.

Mỗi một người đều phải đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không qua được cầu Nại Hà, không qua được cầu Nại Hà, thì không được đầu thai chuyển sinh.

Mỗi một người trong dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời của bản thân người ta khi còn sống. Mỗi một người khi còn sống, đều sẽ chảy nước mắt: hoặc vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương …

Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ rời khỏi nhân gian, đi đến đầu cầu Nại Hà, sẽ cho họ uống vào, quên hết yêu hận tình thù khi còn sống, kiền tịnh sạch sẽ, bắt đầu tiến nhập vào Lục đạo, hoặc là Tiên, hoặc là người, hoặc là súc sinh, v.v…

Không phải mỗi người đều sẽ can tâm tình nguyện uống canh Mạnh Bà. Bởi vì một đời này, sẽ luôn có người từng yêu không muốn quên đi. Mạnh Bà sẽ nói với họ: “Nước mắt cậu rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu cậu dành cho người đó vậy”.  Một ký ức được xóa đi sau cùng trong mắt người ta chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.

Uống canh Mạnh Bà rồi, có thể quên đi hết thảy sầu khổ, buồn vui nơi trần thế, chỉ uống canh thuốc của bà, mối thù trong đời này kiếp này sẽ quên sạch đi, đến thế gian làm một con người hoàn toàn mới.

Những người mong nhớ, những người thống hận, đời sau đều sẽ là người xa lạ; loại canh khiến người ta gặp nhau mà chẳng biết nhau này chính là canh Mạnh Bà.

Ải thứ bảy: Cầu Nại Hà

Đi qua đầu cầu Nại Hà, một đi không ngoảnh đầu nhìn lại

Cây cầu chia thành ba tầng, tầng trên đỏ, tầng giữa màu vàng đen, tầng dưới cùng là màu đen, càng ở tầng thấp thì càng chật, càng hung hiểm vô cùng. Khi sống làm việc thiện thì đi tầng trên, người nửa thiện nửa ác thì đi tầng giữa, những người hành ác thì chính là đi tầng dưới cùng.

Bên dưới cầu là con sông có vô số cô hồn dã quỷ không được đầu thai; những quỷ hồn chết đuối kia đều là ở trên dưới nhịp cầu hoặc trái phải đầu cầu, mong tìm thế thân cho mình, để bản thân có thể đầu thai chuyển thế.

Những người đi tầng dưới sẽ bị quỷ hồn chặn lại, lôi vào trong sóng lớn bẩn thỉu, bị rắn đồng chó sắt cắn xé, chịu đủ thống khổ dày vò không được giải thoát.

Đi qua hết cầu Nại Hà bèn có thể thông đến sáu nơi, tức là đi vào cõi lục đạo luân hồi: cõi người trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sinh (cũng goi là đường bên cạnh), cõi quỷ đói, cõi địa ngục.

Trong đó, người trời, A-tu-la là cõi người thuộc về ba đường trên, còn súc sinh, ác quỷ, địa ngục thì thuộc về ba đường dưới.

Còn đi về cõi nào, là dựa vào nghiệp thiện ác tích được của vong hồn lúc còn sống mà phân loại. Người thiện nghiệp nhiều luôn luôn sẽ được bố trí ba đường trên, những người ác nghiệp nhiều luôn luôn được bố trí ba đường dưới.

Quá trình đi xuống âm gian của người ta sau khi chết vốn không thông dụng với hết thảy mọi người. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được Phật tiếp dẫn đến thế giới tây phương Cực Lạc; những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình âm gian này, bởi nghiệp lực dẫn dắt mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục.

Đây là truyền thuyết lưu truyền hơn hàng nghìn năm nay, tuy khoa học không cách nào chứng thực được, nhưng vẫn mãi ảnh hưởng đến tâm linh của người ta, hết thảy mọi người không khỏi hiếu kì, e sợ …

Còn bạn, bạn có nghĩ rằng tồn tại thế giới sau khi chết không?

Bất luận đáp án của bạn là gì, lựa chọn tốt nhất đều nên là …“Nắm chắc hiện tại, tu hành đúng lúc”, như vậy mới có thể vừa vui vẻ lại an lòng!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Toàn bộ quá trình đi đến âm phủ sau khi con người chết đi

Xem tướng người mặt vuông hình chữ điền –

Trong tiếng Hán, chữ điền nghĩa là ruộng đất. Theo quan niệm của người xưa trời tròn đất vuông, nên chữ điền có hình vuông. Theo ngũ hành, khuôn mặt này thuộc hệ Kim, tiêu biểu cho sự quyết đoán, cương nghị, do đó chủ nhân vận thế tốt. Mặt chữ điền l

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong tiếng Hán, chữ điền nghĩa là ruộng đất. Theo quan niệm của người xưa trời tròn đất vuông, nên chữ điền có hình vuông. Theo ngũ hành, khuôn mặt này thuộc hệ Kim, tiêu biểu cho sự quyết đoán, cương nghị, do đó chủ nhân vận thế tốt. Mặt chữ điền là mặt quý tướng.

Nội dung

  • 1 Mặt vuông chứ điền là gì?
  • 2 Mặt vuông chữ điền
    • 2.1 Phụ nữ mặt vuông chữ điền
    • 2.2 Con trai mặt vuông chữ điền

Mặt vuông chứ điền là gì?

Người mặt vuông chữ điền sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố:

– Khuôn mặt vuông vức, vầng trán cao

– Đường nét trên khuôn mặt đối xứng với nhau qua đỉnh mũi, nhân trung và đỉnh cằm

– Xương hàm hơi bạnh

– Cằm ngắn và nở hậu

Người mặt vuông chữa điền thoáng nhìn sẽ thấy có phần xương và góc cạnh nhưng khi nhìn lâu sẽ thấy được sự cuốn hút và cương nghị.

Mặt vuông chữ điền

Phụ nữ mặt vuông chữ điền

Đặc điểm của gương mặt vuông hay mặt chữ điền là người phụ nữ có tướng mặt khá thô, không hài hòa và kém duyên. Những người phụ nữ mặt vuông thường có nét nam tính, rắn rỏi chứ không “liễu yếu đào tơ” như những người khác. Không những thế, tướng mặt này còn ảnh hưởng lớn đến vận số của họ.

Bởi những người phụ nữ mặt vuông thường gai góc, có thể vận bất ổn, cuộc đời chịu nhiều thăng trầm vất vả. Không những thế họ còn đối mặt với nhiều khó khăn, cuộc sống phải lo lắng nhiều về tiền bạc, vật chất.

Những người con gái có mặt chữ điền hay mặt vuông cằm nhọn thường có cá tính mãnh mẽ, họ không thích dựa dẫm vào người khác. Vì thế nên tình cảm của họ cũng không được thuận lợi.

Con gái mặt vuông chữ điền có ý nghĩa gì? Theo nhân tướng học.

Ý nghĩa 1: Con gái mặt vuông chữ điền thường mạnh mẽ, khỏe mạnh, có thể gánh vác cuộc sống, yêu chồng, yêu con cái, nuôi dạy con cái tốt và rất chung thủy.

Ý nghĩa 2: Theo tướng pháp người con gái mặt vuông chữ điền sẽ bất hạnh về cuối đời, cô đơn, lẻ loi. Phụ nữ có tướng này thường có số mệnh gian nan, vất vả, cuộc sống hôn nhân gia đình không yên ấm gia đình dễ xào xáo, bất hòa. Do đó không thể khẳng định được mặt chữ điền xấu hay đẹp trong ý nghĩa nhất định nào đó.

Con trai mặt vuông chữ điền

Đối với con trai mặt chữ điền thì đây là không mặt quý tướng. Theo ngũ hành mệnh thì khuôn mặt này thuộc ngũ hành mệnh Kim, đại diện cho sự chín chắn, quyết đoán, những người này thường có vận số rất tốt.

Những người mặt chữ điền thường có trí thực hơn người, lại giỏi giang toàn diện. Nhất là theo nghề võ như quân đội hay sĩ quan, vệ sĩ,…

Nhiều nhà nhân tướng học nhận đinh, con trai mặt chữ điền thì trung thực và giàu sang. Nhưng một trong số họ cũng là những kẻ trộm nổi tiếng hay những kẻ haker có tài năng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng người mặt vuông hình chữ điền –

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Tại sao cứ đến ngày 8-3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy tìm hiểu câu trả lời tại đây nhé.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ. Và hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.

Ngày lịch sử bắt đầu Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Những người phụ nữ đứng lên đấu tranh cho mình

50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.

Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Năm 1975, Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 8/3 hằng năm làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”. Hai năm sau, LHQ đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày 8/3 như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.

Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

Theo Khỏe và đẹp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

Trang trí giường cưới đúng phong thủy để hạnh phúc bền lâu

Khi chọn giường cưới, kê giường cưới cho phòng uyên ương, cần chú ý đến những yếu tố cơ bản về phong thủy giúp cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể luôn hạnh phúc, thuận hòa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chọn chất liệu giường cưới

Có rất nhiều đôi uyên ương khi mua giường cưới thường chọn kiểu dáng và màu sắc mà quên mất rằng, chất liệu giường cưới mới là điều quyết định đến cảm xúc và mang đến nhiều thuận lợi cho cuộc sống lứa đôi.

Dựa theo mệnh của chú rể để chọn chất liệu giường phù hợp. Tuy nhiên hiện nay, chất liệu làm giường phổ biến là gỗ, nệm cao su và kim loại. Vì vậy, bạn nên chọn chất liệu tương sinh hoặc không xung khắc với mệnh của cả cô dâu và chú rể.

Nếu cả cô dâu và chú rể đều thích giường cưới bằng gỗ, một chất liệu phổ biến để làm giường hiện nay thì có thể điều chỉnh sự cân bằng mệnh bằng cách chọn ga gối giường với màu sắc tương sinh để cuộc sống lứa đôi luôn lãng mạn, hôn nhân thêm viên mãn.


Vị trí đặt giường

Vị trí đặt giường cưới cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Trước tiên cần phải tìm một góc yên tĩnh, có ánh sáng dịu dàng để đặt giường cưới. Tránh đặt đối diện với cửa sổ hay cửa ra vào, vừa khiến luồng khí mạnh chiếu thẳng vào giường gây bất hòa cho cuộc sống vợ chồng vừa khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày không được tự nhiên.

Vị trí tốt nhất của giường cưới là nơi thông thoáng, hạn chế đặt nhiều đồ trang trí xung quanh. Nên chọn đèn chiếu sáng xung quanh với ánh sáng dịu dàng giúp đôi vợ chồng mới cưới luôn cảm thấy ấm áp và dễ chịu.


Hướng đặt giường

Đặt giường nên tránh hướng Bạch Hổ. Hướng này dễ khiến vợ chồng bất hòa. Giường cưới cũng nên đặt tiếp giáp với bức tường bằng phẳng để tượng trưng cho chỗ dựa ổn định của hôn nhân. Tránh đặt giường ở bức tường cong. Cong theo phong thủy luôn đại diện cho sự chuyển động, do đó cuộc hôn nhân dễ bị trục trặc, không mấy tốt đẹp. Nên kê giường ngủ theo hướng Thanh Long để gia đình luôn hòa thuận, gắn bó.


Lưu ý tường đầu giường cưới

Bức tường nơi đặt phần đầu giường cũng cần chú ý đến việc trang trí. Thông thường chỉ nên treo tranh ở phía đầu giường, một vài điểm nhấn từ vật dụng ở tap đầu giường hay gương trang điểm. Không nên đóng kệ hay gắn tủ phía trên đầu giường cưới khiến cô dâu chú rể luôn cảm thấy bất an và mệt mỏi khi nghỉ ngơi trên giường.


Màu sắc của giường ngủ

Nếu giường ngủ được chọn với chất liệu kim loại, bạn nên sơn toàn bộ giường với màu sắc hợp với mệnh của chú rể. Và đặc biệt nên trải kín chăn ga gối để tạo nên vẻ đẹp bắt mắt cho căn phòng. Hơn nữa, cách trải chăn ga kín giường còn giúp che bớt đi phần kim loại dễ khiến từ trường nhiễu loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ chồng mới cưới.

Nếu chọn giường với chất liệu gỗ thông thường, bạn chỉ cần chọn ga gối có màu sắc phù hợp để tạo nên không khí ấm áp, hài hòa giúp cuộc sống vợ chồng luôn êm ấm.


Đồ trang trí

Ở trong phòng cưới, cạnh giường ngủ có thể đặt hai lọ hoa hai bên giường, hoặc đặt viên pha lê hình con giáp ở gần giường ngủ giúp vợ chồng luôn hòa thuận.


Những cấm kỵ khi kê giường ngủ

Ngoài những yếu tố cơ bản cần chú ý khi kê giường ngủ giúp căn phòng hợp phong thủy, cần chú ý đến những điều kiêng kỵ để cuộc sống vợ chồng luôn hạnh phúc:

- Giường ngủ không được đối diện với nhà vệ sinh

- Giường cưới không nên chọn gam màu tối như xanh sẫm, màu xanh lá cây đậm, đỏ đậm, màu đen... Những gam màu này thường khiến cặp vợ chồng luôn cảm thấy bức bối, khó chịu.


- Giường cưới không nên đối diện với gương khiến vợ chồng bất hòa.

- Giường cưới không nên đặt phía dưới dầm, xà khiến vợ chồng dễ bị suy nhược cơ thể, tinh thần bất ổn.

- Phía bên phải giường ngủ nên rộng hơn bên trái. Theo phong thủy, trường khí tương tác ở bên phải nhiều hơn bên trái. Nếu ngược lại là một điềm không may trong phong thủy.

- Không nên để loa lớn ở hai bên giường ngủ khiến vợ chồng dễ bị suy nhược thần kinh.

- Phía dưới giường không nên chất đầy đồ đạc, để đồ đạc lung tung lộn xộn phía dưới. Giường cưới cần thông thoáng tạo ảnh hưởng tích cực cho luồng sinh khí đi vào, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống tân lang, tân nương.


Dương Tất Hoàng


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trang trí giường cưới đúng phong thủy để hạnh phúc bền lâu

Tác động của Hóa Khoa với các chủ tinh

HÓA KHOA-VŨ KHÚC Vũ Khúc là tài tinh chủ về hành động tìm đến với tiền bạc cho nên khi gặp Khoa để hóa với hai đặc điểm:
Tác động của Hóa Khoa với các chủ tinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

a. Nổi danh về ngành nghề, khả năng nào đó rồi qua sự nổi danh ấy mà kiếm tiền. Tỉ dụ một nhà kinh tế gia được mời cai quản, tính thị trường cho hãng sản xuất

b. Nếu tự tay kinh doanh thì đã nổi tiếng với một hai vụ làm ăn rồi từ đấy có đà phát triển

Nói tóm lại Vũ Khúc Hóa Khoa kể là cách danh lợi song thâu. Nhưng danh ở Vũ Khoa khác với danh ở Thiên Cơ Hóa Khoa, Thái Dương Hóa Khoa hay Tử Vi Hóa Khoa không phải danh trên văn chương, trên thế lực mà là cái danh của thực tế kiếm tiền.

Nếu Vũ Khoa gặp Liêm Lộc thường qua danh mà thâu lợi bất ngờ. Đã Vũ Khúc Hóa Khoa thì đương nhiên Thái Dương đứng với Hóa Kị (như người tuổi Giáp tứ Hóa an theo tuần tự: Liêm Phá Vũ Dương. Người xưa thâm ý muốn nhắn bảo phải cẩn thận khi đi vào vận Thái Dương Hóa Kị, danh cao bổng hậu cho người oán ghét ắt tai họa cũng gần chứ không xa.

Vũ Khúc Tham Lang đồng cung mà Vũ Khúc đứng bên Hóa Khoa cùng lúc lại có cả Linh hay Hỏa Tinh thì hoạnh phát mau hơn nhưng cũng lại vì dương danh vô lối mà thất bại chóng hơn.

Các nhà Tử Vi Trung Quốc chủ trương Vũ Khúc Hóa Khoa nên thành công qua nghề chuyên môn hơn là xông vào doanh thương, đỡ kẻ thù đỡ kẻ ghét.

Vũ Khúc Hóa Khoa đóng Thê, vợ đoạt quyền chồng nhưng đồng thời cũng phù trợ chồng chứ không đoạt quyền để lăng loàn. Vũ Khúc Hóa Khoa đóng Tử Tức không đông con và có nhiều khả năng con hai dòng nhưng con cái đa năng.

Vũ Khúc đơn độc đóng Phụ Mẫu dễ xung khắc với cha mẹ. Nhưng có Hóa Khoa không những bớt khắc mà còn sinh trưởng từ một gia đình uy danh. Cung Tật gặp Vũ Khúc Hóa Khoa gặp Hỏa Tinh phải coi chừng phổi nhiệt, khí quản viêm.

HÓA KHOA TỬ VI

Tử Vi rất hợp với Hóa Khoa, nếu cả Thiên Phủ đứng cùng càng hay vì khi có Thiên Phủ tất nhiên phải kèm Thiên Tướng như vậy kể là tạm đủ văn võ triều đình.

Ở trường hợp không Phủ Tướng mà lại thấy tứ Sát Hình Hao hội tụ thì Hóa Khoa vô dụng. Tuy nhiên về mặt học vấn vẫn xem là con người có học, ít nhiều đến được với khoa bảng.

Tử Vi Hóa Kị đứng với Xương Khúc Khôi Việt, Long Phượng thì đa tài đa nghệ theo đuổi một ngành nghề khả dĩ thành công.

Tử Vi Hóa Khoa có một điểm dở là bạn hữu, phần lớn Tử Vi Hóa Khoa đi với nhau ở cung Nô thường xấu. Tỉ dụ Tử Vi Hóa Khoa đóng Tí, cung Nô Bộc Thái Âm ở Tỵ đứng cùng Hóa Kị không bao giờ được sự đắc lực của thủ hạ hay bạn bè. Cung Nô cũng gây ảnh hưởng luôn với cung Bào Huynh. Như vậy Tử Khoa không có thể cộng tác với ai, cộng tác chỉ bị thiệt. Trường hợp sinh ban đêm hay Thái Âm đắc địa sẽ giảm những khó khăn trên. Tỉ dụ số nữ mà Tử Vi đóng Ngọ cung, Thái Âm ở Hợi đứng với Hóa Kị mà lại sinh ban đêm thì thuộc hạ bằng hữu thật hữu dụng.

Tử Vi Hóa Khoa tính tình khoan hậu, nhưng tính cách này lại rất dễ biến thành chủ quan, yêu ghét giận mừng một cách chủ quan khiến cho lòng khoan hậu vì thiện từ mà đâm phiền, có khi lại thành đố kị.

Cho nên Tử Khoa nếu vào vận Hình Sát ắt đưa đến tình trạng hoài tài bất ngộ, vào vận hanh thông lại dễ bị đố kị. Thà đừng Hóa Khoa thì cuộc sống yên hơn.

Các cung lục thân mà Tử Vi Hóa Khoa đều kể làm tốt. Tỉ dụ cung Huynh đệ Tử Khoa, anh em ruột thịt nâng đỡ, vào Phụ Mẫu được cha mẹ che chở, vào Thê cung dễ gặp vợ hơn tuổi nhưng đảm đang, vào cung Nô Bộc mà thấy cả văn tinh thì tài năng kém thuộc hạ, cần phải biết sử dụng khéo thì tình thế này mới hay. Tử Khoa đóng Tật Ách phải săn sóc hệ thống bài tiết nhất là nhiếp hộ tuyết.

HÓA KHOA THÁI DƯƠNG

Thái Dương bản chất là tán phát nên không thật thoải mái với Hóa Khoa. Hóa Khoa làm tăng thêm tính phát tán ấy cho nên dễ thành ra tiếng nhiều mà miếng ít. Bị người chú ý quá mức dù là ngưỡng vọng thì cũng phiền. Như quẻ dịch gọi bằng “Khang long hữu hối” là thế.

Thái Dương miếu địa đứng với Khoa không bằng đứng với Lộc, Quyền trên thực tế thâu hoạch tốt. Thái Dương Hóa Khoa cũng cần bách quan tề tựu mới thành đại sự, nếu chỉ gặp Sát Hình thì là hư danh hư lợi thôi, có khi còn bị thiên hạ lợi dụng nữa.

Nói về bách quan tề tựu cũng có hai hình thái khác biệt. Thái Dương Hóa Khoa nhất định là nổi danh, người đời chú ý từ cử chỉ đến lời nói, nếu được văn tinh Xương Khúc chế giàm tục khí ngôn hành văn nhã, thiếu văn tinh sẽ thô lỗ, ẩu tả cho người đời đàm tiếu. Thái Dương hãm địa hoặc bị Tuần Triệt sự ẩu tả đậm nét hơn.

Có Xương Khúc rồi thêm Lộc Tồn càng đẹp. Cách Dương Lương Xương Lộc đóng vào Mão tốt nhất, trường hợp này Hóa Khoa sẽ đắc lực hơn Quyền Lộc nếu vào học thuật văn chương, nhưng lại không thành giàu có.

Thái Dương Hóa Khoa chỉ thành phú cách nếu xung chiếu bởi Hóa Quyền và cung Quan có Hóa Lộc. Được Thiên Mã Tả Hữu sẽ rất sớm thành công nếu như không bị Hỏa Linh Không Kiếp.

Dương Khoa có Cự Môn đứng cùng hay chiếu, ăn nói lý luận cứng cỏi vào ngành ngoại giao hay pháp luật hợp cách. Thái Dương Hóa Khoa ở hãm cung mà bị Không Kiếp sẽ vì danh vọng hão mà mang họa vào thân.

Dương Khoa đóng cung lục thân đều hay trừ cung Nô Bộc. Dương Khoa đóng Bào Huynh, Phu Thê, Phụ Mẫu những người thân ấy đều có danh vọng. Đóng vào Nô Bộc, thuộc hạ sẽ lợi dụng danh mình hoặc tựa vào mình mà vượt trội lên hơn mình.
Dương Khoa vào lục thân cung nếu bị Đà La Không Kiếp lại thành ra bị lục thân bóc lột. Thái Dương Hóa Khoa đóng Tật Ách dễ bị bệnh ở buồng gan, can khí nhiệt uất bốc lên mặt làm thành bệnh mắt.

HÓA KHOA THIÊN CƠ

Thiên Cơ bản tính phù động, đứng với Hóa Khoa tính năng động ấy sẽ thành kế hoạch, giỏi về giao tế, thuyết phục thiên hạ. Khoa đi với Cơ tốt hơn Lộc đi với Cơ.

Khoa Cơ luôn luôn đeo đẳng một điểm phiền là gặp Hóa Kị đứng với Cự Môn (người tuổi Đinh tứ Hóa an theo thứ tự Âm Đồng Cơ Cự). Cự Kị đương nhiên này không tuyệt đối thành cặp hung thần nếu không bị hung sát tinh khác. Hễ có hung sát tinh hội tụ để trợ giúp Cự Kị lập tức sinh phiền nhiễu do vạ miệng, do những lời phê bình sắc bén mà gây thù oán ảnh hưởng cho công việc làm.

Thiên Cơ Hóa Khoa càng thông tuệ, có điều Thiên Cơ đa học nhưng lại bất chuyên. Bởi vậy Cơ Khoa ít hy vọng thành một chuyên gia thật giỏi. Cơ Khoa sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ Cự Kị khi vận đi xuống. Bởi thế Cơ Khoa lúc đắc thời đắc thế cần thận trọng.

Ông Vương Đình Chi đưa ra lập luận sau đây: “Thiên Cơ đóng Mệnh rất ngại sao Thiên Lương đóng Phúc Đức (đó là cách Cự Cơ Mão Dậu đấy) sẽ đưa đến tình trạng tự thị thông minh mà rơi vào lầm lẫn to tát, khiến cho khả năng quyền biến thành hư ngụy, hoặc ra con người khinh bạc khó thành đại sự”

Cơ Khoa đóng Huynh Đệ, anh em bất hòa thường trực, hoặc bằng mặt mà chẳng bằng lòng, anh em cộng tác với nhau mà mỗi người lại tính toán riêng. Thà không Hóa Khoa còn hơn, có Hóa Khoa vào Huynh Đệ không chỉ ảnh hưởng đến anh em mà còn ảnh hưởng đến cả bè bạn. Có Hóa Khoa tóm lại khó lòng gặp được người cộng tác trung thực.

Cung Tật Ách thấy Cơ Khoa can hỏa vượng thịnh, khó ngủ vì tâm thần bất giao do sự hun nóng của lá gan đưa đến thần kinh suy nhược.

HÓA KHOA VĂN XƯƠNG
Xương Khúc tuy là phụ tinh nhưng cũng dự phần vào chuyện an tứ Hóa. Một phụ tinh nữa dự phần tứ Hóa là sao Hữu Bật. Xương Khúc chủ văn chương nên gặp Hóa Khoa kể như hữu lý.

Một phái hệ Tử Vi bên Trung Quốc không chấp nhận Hữu Bật đứng với Hóa Khoa, nhưng đấy chỉ đặt vấn đề thôi, không được giải quyết.

Thời xưa do khoa cử mà nên công danh (dĩ nhiên cũng không thiếu gì người qua dị lộ mà có công danh). Bởi vậy khi chuyển vào số mà chủ trương Mệnh hay Thê cung mà có Xương Khoa rất đáng mừng. Vận gặp Xương Khúc Hóa Khoa cũng thuận lợi cho công danh.

Đời bây giờ Xương Khoa không còn sức mạnh để đạt công danh như ngày trước, chỉ xem là giành được phần khoa bảng thôi.

Văn Xương chủ về văn thư khế ước, viết sách nổi tiếng, hoặc có văn bằng mà thành danh giá. Xương Khoa Hóa Lộc đi cùng khả dĩ nhờ một khế ước mà có tiền.
Xương Khoa cần có thêm Tấu Thư càng dễ nêu cao danh vọng. Xương Khoa cũng là dấu báo của một tin vui. Xương Khoa là một con người giỏi thích ứng với cuộc sống, yêu đời.

Xương Khoa vào vận hạn hay các cung lục thân mà gặp nhiều hung sát tinh thì lại không tiếp tục mang tính chất mừng vui hỉ khánh nữa mà có thể ra tang lễ. Tại sao? Vì Xương Khoa chủ về lễ nhạc kèn trống tế lễ.

Thê cung thấy Xương Khoa đi cùng Đào Hoa vào cổ thời là con người ưa lấy vợ lẽ thiếp hầu, ở thời này thường xảy ra những cuộc tình ngoại hôn. Xương Khoa vào cung Tật Ách mà có Hỏa hay Linh thì bệnh tật để lại vết sẹo, như giải phẩu hoặc nám da.


HÓA KHOA THIÊN LƯƠNG

Thiên Lương chủ quí nên cần gặp Hóa Khoa để mà danh dự. Cơ Lương đi cặp đứng cùng Hóa Khoa là con người quản trị giỏi. Thiên Lương Hóa Lộc dễ được người tin cậy.

Cách Cơ Cự Đồng Lương được Hóa Khoa là một cán bộ hành chánh cừ khôi, hoặc là loại chuyên viên có hạng. Cao thấp còn tùy sao bản mệnh.

Lương Khoa trên tính tình là con người từ ái, chuộng nghĩa khinh tài. Lương Khoa mà gặp Văn Khúc Hóa Kị đối xung thì sức lực bị giảm hẳn, gây thù chuốc oán vì cái tính bới lông tìm vết xét nét tiểu tiết nhỏ nhặt.

Lương Khoa có Tấu Thư học vào ngành viết diễn văn, làm đổng lý phụ tá đắc lực.

Lương Khoa đi cùng Thiên Đức Giải Thần học thuốc dễ thành công.

Thiên Lương Thiên Đồng hễ có Hóa Khoa thì không sợ thấy Thiên Mã, không Khoa chỉ có Thiên Mã thôi Đồng Lương sẽ ra lãng đãng, bông lông.

Đồng Lương Hóa Khoa có Thiên Mã thành ra con người giao du rộng rãi “tứ hải văn danh”. Ngay cả Thiên Lương Tỵ Hợi mà được Khoa cũng giảm bớt chất phiêu bồng thêm Khôi Việt nữa thì qua cơn phiêu lãng trải nhiều kinh hiểm khả dĩ nên công. Lương Tỵ Hợi vào Thê cung dù có Khoa cũng vẫn không đẹp.

Lương Khoa đóng Phụ Mẫu hay Tử Tức đều tốt, được ân đức cha mẹ và con cái thành đạt. Thiên Lương đóng Tật Ách gặp Không Kiếp dễ bị tê thấp đau nhức, có Hóa Khoa càng nặng.

Nữ mệnh Thiên Lương Hóa Khoa đóng Tật Ách gặp Linh Hỏa bị lưu sản, bệnh lộn xộn đường kinh. Từ trước tới giờ người ta nghĩ Hóa Khoa vào Tật Ách là giải hết bệnh hoạn, điều này qua kinh nghiệm không đúng

HÓA KHOA THÁI ÂM

Thái Âm là tài tinh, khi đã hóa thành Khoa khiến cho tài nguyên thuận lợi. Thái Âm Hóa Khoa vào kinh doanh hợp cách, dễ tạo thanh danh cho công việc kinh doanh mà sinh lợi. Tỉ dụ một tiệm ăn nổi tiếng, tiệm quần áo nổi tiếng….

Thái Âm khác Thái Dương ở điểm: Thái Dương trải ánh sáng đi, tán quang trong khi Thái Âm lại liễm ánh sáng tới. Bởi thế nên sự thành danh cũng khác với thành danh của Thái Dương. Thái Dương mở rộng ra quần chúng, Thái Âm lại cần hạn hẹp với lợi ích bản thân.

Thái Âm Hóa Khoa tạo tính lạc quan, dễ sống, thích nghi hưởng thụ. Thái Âm Hóa Khoa đóng Phúc Đức quan niệm sống thoải mái với hưởng thụ nhân sinh. Do đó mới có luận cứ rằng: Âm Khoa đóng Mệnh đắc địa không hay bằng đóng Phúc Đức trên mặt nhàn nhã hưởng thụ. Vì Âm Khoa ở Mệnh thì cung Phúc Đức có Cự Môn thường đưa đến tình trạng đam tâm thái quá dễ mệt mỏi tinh thần.

Âm Khoa vào Tài Bạch cung thì cung Mệnh sẽ là sao Thiên Lương thủ. Tiền bạc không do tự tay mình tung hoành mà nhờ thanh vọng chức tước sẵn có để hưởng bổng lộc. Thái Âm đóng hãm cung mà có Hóa Khoa càng vô duyên với những vụ đầu tư, hãy theo đuổi chức nghiệp thì hơn.

Thái Âm hãm đứng với Hóa Khoa ở Tật Ách chủ về bệnh âm hư. Âm Khoa đắc địa vào cung lục thân Phụ Mẫu Tử Tức xem là tốt đẹp kể luôn cả Thê cung, nhưng nếu lạc hãm thì ngược lại.


HÓA KHOA VĂN KHÚC


Xương hay Khúc đều là văn tinh cho nên đương nhiên cần Hóa Khoa. Thời xưa cho rằng Văn Khúc không bằng Văn Xương vì Văn Khúc mang khuynh hướng dị lộ công danh. Văn Khúc Hóa Khoa cùng với Ấn Quang Thiên Quí tốt hơn Văn Khúc chỉ với một Hóa Khoa, như vậy mới thành cách “Ân Khoa”. Cách này dễ được đề bạt vào chức vị.

Văn Khúc sao có tài ăn nói nếu gặp Cự Môn Hóa Lộc thì nói ra tiền, hoặc vì giỏi ngôn từ mà được người đời tin cậy. Văn Khúc cũng chủ về thuật số đứng với Khoa và Cơ Âm học về thuật số khả dĩ nổi danh.

Văn Khúc Hóa Khoa chịu ảnh hưởng nhiều từ các sao mà chúng đứng cùng. Tỉ dụ Tử Vi Thất Sát không ưa Văn Khúc Hóa Khoa lắm. Tử Sát chủ về quyền lực, Khúc Khoa không làm tăng tấn quyền lực, đôi khi còn làm trở ngại cho khả năng quyết đoán.

Vũ Khúc có thể cần Văn Khúc thôi, nhưng không cần Văn Khúc với Hóa Khoa vì Khoa chen vào tạo thành mâu thuẫn đáng lẽ cần tham, quyết định thì là dùng dằng mà hỏng việc. Nhưng Thiên Cơ Thiên Lương thì tuyệt đối cần Văn Khúc Hóa Khoa. Cơ Lương có được Khúc Khoa thanh vọng tăng lên, nhưng đồng thời cũng mang một khuyết điểm là nhiều lý thuyết hơn hành động.

Cự Môn Hóa Lộc đứng với Văn Khúc Hóa Khoa tài ăn nói hơn người với điều kiện đừng có Sát Kị tinh. Gặp Sát Kị sẽ bị họa do ngôn từ. So Xương với Khúc thì Văn Xương thiên về tư tưởng, Văn Khúc lại ngả về hành động. Văn Xương khi suy tư rất sáng nhưng vào hành động lại vụng về, trong khi Văn Khúc suy tính không tinh sảo nhưng hành động đắc lực.

Khúc Khoa vào cung Phúc Đức ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời. Khúc Khoa đóng Mệnh mà Thê cung lại thấy Văn Xương Hóa Kị thì trước khi có vợ đã có thiếp. Nữ mệnh mà như thế lúc lấy chồng không còn là con gái nữa. Nó không rõ rệt như Tham Đào nhưng là ngấm ngầm.

HÓA KHOA THIÊN PHỦ

Thiên Phủ ưa nhất Lộc. Khoa đối với Phủ chỉ là thứ yếu. Thiên Phủ thiếu Lộc mà gặp cả Sát tinh như Triệt Tuần, Linh Hỏa, Không Kiếp sách gọi bằng: “Phủ khố không lộ” (kho thủng, kho không cửa ngõ). Khoa vào chẳng giúp ích được gì.

Thiên Phủ Hóa Khoa không bị sát tinh là người quản thủ tiền bạc giỏi. Thiên Phủ Hóa Khoa gặp Sát tinh nên học một nghề cho tinh để vinh thân.

Phủ Khoa thành một cách đặc biệt nếu gặp Thiên Riêu đứng bên. Hễ có Riêu thì không sợ các sát tinh. Thêm Sát tinh càng tốt, biến ra con người nhiều mưu chước kinh doanh tài chánh, hoàn cảnh càng biến hóa càng lên cao. Phủ Khoa Riêu không Sát tinh thì chỉ là con người gây được tín nhiệm của thiên hạ nhưng coi chừng tâm tư người này quá lớn.

Tử Vi Thiên Phủ đồng cung hoặc đối xung thì Thiên Phủ Hóa Khoa kể làm tốt nhất là với người tuổi Nhâm vì còn hội thêm với Quyền Lộc. Phủ Khoa trong trường hợp trên đem lại khả năng lãnh đạo và được người tin cậy miễn đừng thấy Hóa Kị đứng bên Vũ Khúc. Có Vũ Kị biến ra lý tưởng quá mức mà đưa đến không tưởng.

Phủ Khoa đóng lục thân, có thể tin cậy trong mọi công việc làm ăn. Tỉ dụ vào cung Bào hãy cộng tác với anh em ruột thịt. Phủ Khoa đóng Thê cung hay Phu cung luận đoán phức tạp hơn. Vì Phủ ở Thê thì Mệnh là Tham Lang. Phủ Khoa như vậy người phối ngẫu sẽ chỉ phúc hậu với điều kiện hơn tuổi (vợ già hay chồng già). Phủ Khoa gặp Sát tinh đóng Tật Ách thường bị bệnh ở bộ phận tiêu hóa: dạ dày, ruột.

Nguồn Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tác động của Hóa Khoa với các chủ tinh

Đặt tên càng ngắn, lương càng cao –

Những người có tên như Bill, Bob, Peter... thường có mức lương cao hơn khoảng 10% so với đồng nghiệp mang tên nhiều chữ cái. Trang web tìm việc làm trực tuyến TheLadders cho hay nếu muốn làm việc tại các vị trí cao với mức lương hậu hĩnh, người ta nê

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những người có tên như Bill, Bob, Peter… thường có mức lương cao hơn khoảng 10% so với đồng nghiệp mang tên nhiều chữ cái.
Trang web tìm việc làm trực tuyến TheLadders cho hay nếu muốn làm việc tại các vị trí cao với mức lương hậu hĩnh, người ta nên đặt tên mình ngắn lại, ví dụ Bill, Bob, Marc hay Cindy. “Thêm mỗi chữ cái vào tên sẽ làm giảm lương hàng năm khoảng 3.600 USD”, BI trích dẫn.
Amanda Augustine, nhân viên tại TheLadders nói: “Khi tên ngắn đồng nghĩa với lương cao, ai là Christophes muốn nâng thu nhập của mình thì nên đổi thành Chris. Cách này cũng dùng được với người đổi từ tên Michelle sang Michele”.

tải xuống (1)

Hãng này đã tiến hành khảo sát với 24 cặp tên như Steve – Stephen, Bill – William, Sara – Sarah… và có tới 23 trường hợp tên ngắn đang được trả số tiền cao hơn. Nghiên cứu dựa trên xu hướng giống nhau từ dữ liệu của 6 triệu người tại Mỹ, 3,4% là CEO hoặc các công việc cao cấp khác.

Kết quả cho thấy, 8 trên 10 tên của nam giới trong số 3,4% trên có tối đa 5 chữ cái, và nhóm này sở hữu mức lương cao hơn khoảng 10% so với người tên dài, dù cùng công việc. Những tên phổ biến nhất là Bob, Bill, Lawrence (đây cũng là trường hợp cá biệt trong thử nghiệp 24 cặp tên, khi so với Larry).

John L. Cotton, giáo sư quản trị tại Đại học Marquette nói: “Với CEO, sở hữu nickname sẽ giúp bạn dễ gần và ‘con người’ hơn. Vị trí của họ có thể được quá chú ý, công việc tạo cảm giác ngại tiếp xúc cho người khác, nên dùng nickname sẽ giảm được tâm lý này”.

Năm 2011, một báo cáo của LinkedIn cho thấy CEO người Mỹ thường có tên ngắn, hoặc dùng nickname như Peter, Jack, Tony… Ở nơi khác, những cái tên dài lại thường nắm giữ các vị trí quyền lực và lương cao: châu Âu có Wolfgang, Xavier, Charles, Brazil hay Ấn Độ thì Roberto, Rajiv…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đặt tên càng ngắn, lương càng cao –

Tìm hiểu ý nghĩa tục phóng sinh cá ngày Tết ông Công ông Táo

Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người Việt tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình gia chủ với Ngọc Hoàng. Đến Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Từ ngày xửa ngày xưa, khi con người vẫn còn sống theo lối du mục, rồi định cư trồng lúa, làm nương, tức là lúc con người biết nấu nướng, làm chín thức ăn, con người đã tin rằng luôn có một ba vị thần bếp canh giữ, và ban may mắn cho gia đình. Vị thần bếp đó chính là ba vị Táo Quân, vật biểu tượng là chính là chiếc kiềng ba chân tượng trưng cho 2 ông, 1 bà Táo Quân. Phong tục cúng ông Táo chính là một trong những phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

cá phóng sinh ông táo

Táo quân chầu trời báo cáo cả năm

Vì Táo Quân quanh nằm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện xảy ra, dù chuyện tốt hay chuyện dở. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Về trời, các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều đã xảy ra năm vừa qua với gia chủ và gia đình. Chuyện hay chuyện dở, chuyện tốt và chuyện xấu đều sẽ được báo cáo lên trời. Chính vì thế mà người Việt sẽ tổ chức một lễ cúng Táo quân lên chầu trời.

Cá chép đưa ông Táo về trời

Cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Ngoài ra phóng sinh ngày Tết ông Công ông Táo cũng mang ý nghĩa phóng sinh, là một phong tục cực kỳ ý nghĩa dịp Tết đến xuân về.

Cá chép được thả ra sông hay ra ao với ngụ ý “cá hóa long” đưa Táo Quân chầu trời.

Phóng sinh cá chép cũng là thế hiện ước muốn năm mới nhiều hy vọng và niềm vui, sự từ bi, an lành trong năm mới.

Thả cá phóng sinh

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, một bộ phận người dân không có ý thức khi phóng sinh cá chép đã để lại túi nilon ngay trên bờ hay tại ao hồ, gây ra mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy thật sự có ý thức khi thực hiện những phong tục cổ truyền để những phong tục này thực sự đẹp, ý nghĩa và mãi lưu truyền.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa tục phóng sinh cá ngày Tết ông Công ông Táo

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd