Sấu là cây rất quen thuộc với chúng ta, phân bố chủ yếu ở phía Bắc. Khi tới thăm khu rừng nguyên sinh ở Cúc Phương (Ninh Bình) hoặc lên thăm hồ Ba Bể (Bắc Kạn), ta có thể sẽ được ngắm nghía những cây sấu có tuổi tới cả 1.000 năm. Rất nhiều người đang
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
thắc mắc có nên trồng sấu không? trồng cây sấu ở đâu là hợp lý? và có nên trồng cây sấu trước cửa nhà không? Các bạn hãy đọc bài viết sau đây, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi đó trong bài biết sau.
Nội dung
- 1 Tổng quan về cây sấu
- 2 Tác dụng của cây sấu
- 2.1 Các món canh
- 2.2 Sấu ngâm
- 2.3 Ngâm muối
- 2.4 Ngâm đường
- 2.5 Ngâm mắm
- 2.6 Ô mai sấu
- 2.7 Bảo quản sấu lâu dài
- 2.8 Về y học
- 3 Hiệu quả của việc trồng cây sấu
- 4 Có nên trồng cây sấu trước cửa nhà không?
Tổng quan về cây sấu
Cây Sấu là loài cây gỗ lớn, sống lâu năm, có tán lá rộng và thường xanh. Cây Sấu là loài cây có biên độ sinh thái rộng, phù hợp với đất đai và khí hậu ở miền Bắc, có nhiều tác dụng, đặc biệt là khả năng phòng hộ bền vững, kỹ thuật trồng đơn giản. Cây Sấu mọc tốt trên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, thoát nước, các loại đất phù sa ven sông, ven suối, đất đồi núi còn có tính chất đất rừng mát, ẩm, có độ sâu >50cm, dốc khoảng 250, nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 20 – 25oC, lượng mưa năm lớn hơn hoặc bằng 1500mm, độ ẩm không khí từ 86% trở lên và có mùa nóng, lạnh rõ rệt.
Sấu là cây có rễ cọc và bạnh vè. Bão tố không thể quật đổ nó được. Mặt khác, nó là cây xanh quanh năm (có nghĩa là nó là cây có lá rụng đều đều trong năm nên trên cây bao giờ cũng còn đầy lá).
Sấu là cây đa tác dụng. Nó vừa trồng để lấy gỗ, vừa cho chúng ta thu nhập từ quả. Ở các khu dân cư, nó là loại cây bóng mát tuyệt vời, cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp và không bị gẫy, đổ.
Vì vậy, càng ngày người ta càng trồng nhiều sấu ở các đường phố và trồng ở các trường học, bệnh viện, nhà máy, doanh trại quân đội… rất nên trồng sấu. Hiện nay cây Sấu được trồng rất phổ biến ở các công trình lớn bởi vừa có thể làm cây bóng mát rất tốt vì cây có mật độ lá rất dày, vừa làm cây ăn quả lại không ảnh hưởng đến nguốn nước và đặc biệt là cây khá dễ tính, cây Sấu phù hợp với hầu hết các loại đất trồng
Tác dụng của cây sấu
Sau khi ra quả khoảng hơn hai tháng thì trái sấu đạt đến độ già nhưng chưa chín. Đây là thời điểm thu hoạch sấu vì khi ấy quả sấu đủ già để có thể giữ được sấu lâu hơn và cũng là lúc sản phẩm sấu được sử dụng vào nhiều mục đích nhất. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2-3 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm).
Các món canh
Quả sấu xanh là nguyên liệu nấu canh chua phổ biến, dễ nấu, dễ ăn và tạo sự ngon miệng. Sau khi luộc rau muống xong, nếu có điều kiện, người ta thường thêm vào một vài quả sấu là được một món canh chua ngon và mát. Để tăng thêm hương vị, người ta lấy nước thịt luộc với quả sấu, thêm chút hành, ngổ cho dậy mùi. Khác với me, tai chua v.v vị chua của sấu rất riêng, đậm, mát và có mùi thơm. Sấu thường dùng trong những món ăn đơn giản, dế nấu, không đòi hỏi nhiều nguyên liệu phụ.
Quả sấu ấy có thể dùng nấu những nồi canh chua thịt nạc, có thể làm gia giảm cho bát nước rau muống luộc hoặc có thể với những bát canh cá hay món sườn nấu chua. Vị chua của quả sấu tạo cho những bát nước canh một vị chua mát.
Sấu ngâm
Một bình sấu nguyên quả ngâm nước mắm (tỏi, ớt) bên cạnh một bình sấu quả cắt khoanh ngâm nước đường (và gừng đập dập)
Ngâm muối
Một sản phẩm chế biến từ quả sấu được ưa thích trong mùa hè là sấu ngâm. Sấu ngâm được lựa chọn rất kỹ lưỡng và các giai đoạn để chế biến cũng rất công phu. Quả sấu được chọn là loại quả vừa đủ già tới, cùi dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Chọn từng quả một đủ tiêu chuẩn chất lượng và không bầm dập. Sau khi chọn được những quả tốt nhất, người ta lấy dao bổ quả sấu tách cùi và hạt ra rồi cho vào ngâm với nước vôi trong hoặc nước pha phèn chua.
Thời gian ngâm cũng phải hết sức chú ý, nếu ngâm không đủ thời gian thì quả sấu bị thâm và khi ngâm dễ bị ủng hoặc bị chát. Còn nếu ngâm quá lâu thì cùi sấu lại bị mềm. Ngâm vừa đủ tới thì cùi sấu trắng, dòn khi đem ngâm xong vẫn giữ được hương vị thơm và chua. Vớt ra rửa qua nước sạch, để khô ráo rồi đổ vào lọ. Cứ mỗi một lớp sấu lại rắc lên một lớp muối mỏng nhưng đủ che lấp các chỗ khuyết. Đổ đầy bình thì đậy kín nắp và đem cất. Sau khoảng nửa tháng là có thể đem ra dùng. Một cốc nước sấu có đủ vị ngọt của đường, vị mặn của muối, vị chua và thơm của sấu.
Ngâm đường
Chọn quả loại có chất lượng như ngâm muối, sau đó cạo vỏ, gọt dây (cắt khoanh, cắt chữ thập hoặc đập dập sơ tùy ý) rồi ngâm vào nước vôi trong (hoặc nước pha chút phèn chua) mục đích làm cho sấu giòn.
Có thể bỏ qua công đoạn ngâm nước vôi hay nước phèn này mà chỉ thực hiện ngâm nước muối loãng. Vớt sấu rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội hoặc chần qua nước sôi sau đó vớt ra để ráo, cho vào lọ. Đun nước đường (theo tỷ lệ 1 lít nước với 0,8 kg đường), hoặc ngâm sấu trong đường qua đêm cho sấu chiết nước và đường tan ra thì vớt sấu ra, đun nước đường cho sôi lên.
Đập vài nhánh gừng vào nồi và đun 1-2 phút rồi nhấc xuống để nguội, sau đó đổ vào bình đựng sấu. Loại đường pha vào nước này nên chọn đường đỏ mới ngon, mới giữ được màu vàng khi ngâm sấu. Một vài nhánh gừng già được rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường để tạo vị thơm và cay của gừng.
Khác với sấu muối là vị ngọt thanh của sấu ngâm đường. Vị của nó thơm, ngọt và đặc biệt là có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn. Một hũ sấu ngâm đường cũng tốn kém công sức và nhiều công đoạn hơn sấu muối.
Ngâm mắm
Một bát sấu quả ngâm mắm
Sấu có thể làm món ngâm nước mắm rất ngon và để được lâu. Sấu cạo sạch vỏ, ngâm sơ trong nước muối khoảng 10 phút cho không bị thâm và bớt chua. Vớt sấu ra chần qua nước sôi rồi để ráo. Nước mắm đun sôi lên rồi bắc nồi xuống để nguội. Xếp sấu vào lọ và thêm tỏi, ớt cắt lát, đổ nước mắm ngập sấu (có thể dùng dụng cụ gài cho sấu ngập dưới mực nước mắm). Để khoảng 1 tuần trở lên là ăn được
Ô mai sấu
Tại Hà Nội, Việt Nam rất thịnh hành các loại ô mai làm từ quả sấu, như ô mai sấu giòn, ô mai sấu xào gừng, sấu dầm v.v.
Bảo quản sấu lâu dài
Do sấu quả chỉ có một mùa vụ ngắn trong năm, người nội trợ thường mua sấu về (nên chọn loại quả bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá) cạo sạch vỏ, ngâm sơ nước muối chừng 10 phút để sấu không bị thâm, vớt ra để thật ráo và đóng gói cất ngăn đá tủ lạnh, cấp đông để dùng dần quanh năm.
Về y học
Quả sấu được dùng chữa các chứng bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, ho, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa. Liều dùng: 4-6 g cùi quả sấu, cách chế biến: sắc nước hay hãm với nước sôi hoặc dầm với muối hay đường rồi dùng.
Chữa nôn do thai nghén: Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt rồi ăn.
Chữa ho: Cùi quả sấu 4-6 g, ngâm với ít muối, hoặc sắc nước, rồi thêm đường uống. Ngày 2-3 lần như vậy. Hoa sấu hấp với mật ong là thuốc chữa ho cho trẻ em.
Ở Vân Nam, Trung Quốc, người ta dùng quả giã nát để điều trị ngứa lở, ăn uống không tiêu; còn vỏ rễ được dùng trị sưng vú.
Hiệu quả của việc trồng cây sấu
Ở thành phố còn trồng được sấu thì làm sao ở nhà quê lại không trồng được. Mỗi nhà hãy ít nhất trồng lấy vài cây Sấu.
Đã bắt đầu vào mùa sấu. Ở Hà Nội, giá quả Sấu cao ngất ngưởng: 40.000 đồng/kg. Tôi nhớ, năm trước khi lên thăm Ba Vì, một bác nông dân cho tôi biết, cây sấu của bác thu được tới 6 tạ quả! Nếu chỉ tính giá 20.000 đồng/kg thì cây Sấu của bác cũng thu được tới 12 triệu đồng.
Thật là một con số hấp dẫn. Nếu có 10 cây sấu thì thu nhập ngang ngửa với một nông dân sản xuất giỏi. Thế còn, nếu như quả đổi của bác mà trồng tới 100 cây sấu thì… mua xe máy làm gì, mua hẳn ô tô mà đi cho sướng!
Sấu là cây rất quen thuộc với chúng ta, phân bố chủ yếu ở phía Bắc. Khi tới thăm khu rừng nguyên sinh ở Cúc Phương (Ninh Bình) hoặc lên thăm hồ Ba Bể (Bắc Kạn), ta có thể sẽ được ngắm nghía những cây sấu có tuổi tới cả 1.000 năm.
Chả đi đâu xa, khi tới Hà Nội, xin bạn hãy đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Chúng ta dễ dàng nhận ra những cây sấu được trồng từ thời Pháp vẫn còn đứng vững và tỏa mát quanh hồ. Sấu là cây có rễ cọc và bạnh vè. Bão tố không thể quật đổ nó được. Mặt khác, cây Sấu là cây xanh quanh năm (có nghĩa là nó là cây có lá rụng đều đều trong năm nên trên cây bao giờ cũng còn đầy lá). Vì vậy, càng ngày người ta càng trồng nhiều cây Sấu ở các đường phố.
Các trường học, bệnh viện, nhà máy, doanh trại quân đội… rất nên trồng nhiều cây Sấu. Tôi vào Nha Trang mới biết, có một sĩ quan người Bắc được gia đình gửi sấu chín vào làm quà. Anh ăn rồi gieo hạt ngay cửa nhà. Tới nay các cây Sấu đó đã mọc lên tươi tốt, quả đầy trên cành. Như vậy, sấu cũng có thể đưa dần vào phía Nam.
Sấu là cây đa tác dụng. Nó vừa trồng để lấy gỗ, vừa cho chúng ta thu nhập từ quả. Ở các khu dân cư, nó là loại cây bóng mát tuyệt vời, cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp và không bị gẫy, đổ.
Tôi sang Thái Lan thấy người ta trồng me ở khắp nơi. Có chỗ, họ trồng thành rừng. Me phủ kín 7 tỉnh phía Bắc. Họ trồng me để lấy quả. Từ quả me, họ chế biến ra hàng loạt sản phẩm bán khắp thế giới. Nước nào cũng có mứt me, kẹo me, bột me… của Thái Lan. Mình thấy chạnh lòng.
Me làm sao ngon được bằng sấu của ta! Vị của quả sấu rất đặc sắc. Nó vừa chua chua lại vừa thơm. Nước sấu quả ăn đứt các loại nước giải khát khác. Sấu còn được dùng làm ô mai… Tuy nhiên, cũng còn quá ít các sản phẩm được làm ra từ quả sấu.
Ta nên học tập Thái Lan để đầu tư nghiên cứu làm ra nhiều mặt hàng nữa từ quả sấu. Nếu có điều kiện, nhà nào cũng nên trồng sấu. Ta trồng quanh nhà, quanh vườn, trồng dọc các lối đi, men sườn đồi, sườn núi. Sấu là cây ưa sáng. Nếu có các khu đồi trống, rất nên trồng sấu vào đó. Cây Sấu chịu hạn rất tốt vì có bộ rễ rất khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước.
Có nên trồng cây sấu trước cửa nhà không?
Mặc dù cây sấu có rất nhiều tác dụng nư chúng tôi có nói ở trên. Chúng ta nên trồng cây sấu trong vườn của nhà mình. Tuy nhiên chúng ta có nên trồng cây sấu trước cửa nhà không thì đây lại là một lưu ý mà bạn cần tìm hiểu thật kĩ.
Chúng ta đều biết cây sấu có đặc điểm: Cây Sấu là loài cây gỗ lớn, sống lâu năm, có tán lá rộng và thường xanh. Từ xưa nay ông cha ta kiêng kị trồng cây gỗ lớn trước cửa nhà.
Nói chung, bạn không muốn một cái cây quá gần với ngôi nhà. Điều này không chỉ là một mối quan tâm phong thủy, mà còn là biểu hiện của cảm giác chung. Khi có đủ không gian cho cả ngôi nhà cũng như cái cây, bạn đang thúc đẩy năng lượng phong thủy tốt và một môi trường sống an toàn.
Nếu cái cây Sấu ở đúng vị trí phía trước cửa chính thì được coi là thách thức phong thủy. Bởi vì, cửa ra vào là nơi hấp thụ khí hoặc nguồn năng lượng nuôi dưỡng ngôi nhà. Có một vật cản phía trước cửa sẽ tạo ra sự tắc nghẽn, trì trệ của dòng chảy năng lượng bên trong ngôi nhà. Thậm chí, lâu ngày nó còn sinh ra các bệnh về đường hô hấp cho những người sống trong nhà.
Khi cây sấu nằm ở phía bên trái cửa chính (nhìn từ bên trong nhà ra), nó có thể giúp tạo ra năng lượng phong thủy rồng rất tốt, đặc biệt là những cây cao, xum xuê, tươi tốt và vững trãi.
Nếu cây sấu nằm ở phía bên phải cửa chính (nhìn từ bên trong nhà ra), và có sự khác biệt đáng kể về chiều cao so với bên trái thì điều này có thể tạo ra sự mất cân đối cho năng lượng bên trong ngôi nhà.
Năng lượng mất cân bằng trong trường hợp này nghĩa là ngôi nhà có nguồn năng lượng dương yếu hơn nguồn năng lượng âm. Cụ thể, người đàn ông sống trong những ngôi nhà như thế này sẽ thiếu đi nguồn năng lượng hỗ trợ.
Học qua bài viết trên các bạn đã biết mình có nên trồng sấu rồi đấy. Tuy nhiên khi trồng sấu chúng ta hãy lưu ý vị trí trồng cây sấu để có phong thủy tốt. Không những nó mang lại hiểu quả kinh tế cao mà còn tốt cho sức khỏe, hãy trồng cho gia đình mình vài cây sấu đi nhé!
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Đoan Trang(##)