Tướng số bàn chân –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
người mang hình xăm.
Chuyện xăm hình ở cổ, tay, chân, lưng giờ đã trở nên lỗi thời, thay vào đó các bạn trẻ tìm đến những nơi kín đáo mà không phải ai nhìn vào cũng thấy. Lý do không phải vì ngại ngần mà đơn giản đó đang là trào lưu hot, có như vậy mới thể hiện đẳng cấp “số má” của các khách chơi tattoo.
Các mẫu hình xăm ở chỗ kín đẹp của phụ nữ:
Muốn khoe được hình xăm này hoặc là diện áo hở rốn,hoặc là mặc quần cạp trễ
Thiếu nữ hóa công
Những tên có gắn với từ nói nói về vật quý dùng làm trang sức đẹp như: Ánh Hà, Thái Hà, Đại Ngọc, Ngọc Hoàn, Linh Ngọc, Ngọc Liên, Trân Châu… cũng đã được các bậc cha mẹ khai thác nhiều với dụng ý con mình quý giá như chính các vật phẩm ấy.
Nếu chọn tên cho con gái mình một cái tên dễ gợi liên tưởng đến màu sắc đẹp, trang nhã, quý phái như: Yến Hồng, Bích Hà, Thục Thanh, Hoàng Lam, Thùy Dương… thì hẳn cô công chúa của bạn sẽ có được sắc đẹp của những sắc màu đó.
Dùng những chữ thể hiện phẩm hạnh đạo đức, dung mạo đẹp đẽ để đặt tên cho các bé gái như: Thục Phương, Thục Lan, Thục Trinh, Thục Đoan, Thục Quyên, Đoan Trang… cũng rất được ưa chuộng.
Ai cũng yêu thích những mùi hương ngọt ngào, quý phái. Vì vậy, dùng những từ gợi mùi hương quyến rũ như: Quỳnh Hương, Thục Hương, Hương Ngọc, Thiên Hương… là một gợi ý hay để đặt tên cho con gái của bạn.
Chọn tên cho con như thế nào?
Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho hợp phong thủy. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời.
Đặt tên cho con theo tuổi
Để đặt tên cho con theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau:
* Thân – Tí – Thìn
* Tỵ – Dậu – Sửu
* Hợi – Mão – Mùi
* Dần – Ngọ – Tuất
Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp. Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung:
* Tí – Dậu – Mão – Ngọ
* Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
* Dần – Thân – Tỵ – Hợi
Đặt tên con theo bản mệnh
Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc:
Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau:
* Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ
* Dần, Mão cung Mộc
* Tỵ, Ngọ cung Hỏa
* Thân, Dậu cung Kim
* Tí, Hợi cung Thủy
Lấy hình tượng sông để đặt tên: Hồng Hà, Hải Hà, Thu Hà, Ngân Hà, Nhị Hà, Thanh Hà; Trường Giang, Kim Giang, Thanh Giang, Hồng Giang, Thiên Giang, Lệ Giang, Cẩm Giang, Thu Giang, Tuyết Giang, Như Giang, Lê Giang, Trà Giang…
Lấy hình tượng núi để đặt tên: Du Sơn, Hoàng Sơn, Xuân Sơn, Mạnh Sơn, Phan Sơn, Hà Sơn, Huy Sơn, Hữu Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Thanh Sơn, Giang Sơn…
Lấy hình tượng biển để đặt tên: Quang Hải, Lê Hải, Thanh Hải, Lệ Hải, Tiền Hải, Dương Hải, Xuân Hải, Hải Đăng, Hải Thịnh, Hải Cường, Hải Nhân…
Lấy hình tượng hạt cát để đặt tên: Thanh Sa, Sa Lệ, Kim Sa, Hoàng Sa, Cẩm Sa, Kiều Sa, Như Sa, Trường Sa, Hải Sa, Đăng Sa…
Lấy hình ảnh bầu trời để đặt tên: Thiên Thanh, Hà Thiên, Thiên Cầm, Thiên Nhân, Hoàng Thiên, Vạn Thiên…
Lấy hình ảnh mây để đặt tên: Cẩm Vân, Thanh Vân, Hồng Vân, Kiều Vân, Phong Vân, Như Vân, Lê Vân, Thiên Vân, Thi Vân…
Lấy hình ảnh tuyết để đặt tên: Bạch Tuyết, Hồng Tuyết, Ngọc Tuyết, Giang Tuyết, Tuyết Mai, Ánh Tuyết…
Lấy hình tượng gió để đặt tên: Xuân Phong, Thu Phong, Hồng Phong, Mạnh Phong, Nam Phong, Hùng Phong, Hải Phong…
Lấy hình tượng mưa để đặt tên: Hoàng Vũ, Ngọc Vũ, Quang Vũ, Hồng Vũ, Chính Vũ, Thanh Vũ, An Vũ…
Có rất nhiều các hình tượng khác trong thiên nhiên, vạn vật cho bạn chọn lựa và đặt tên. Tùy theo môi trường, sở thích và đặc điểm tính cách cũng như ước vọng, bạn hãy lựa chọn hình tượng phù hợp để đặt cho con mình cái tên hay nhất.
Bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ:
* Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
* Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài)
* Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát)
* Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)
* Mậu Tuất (2018), Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)
Như vậy, nếu con bạn mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.
Đôi lúc, hình ảnh một người thể hiện qua cái tên của họ. Nhiều người chỉ nghe tên mà chưa biết mặt, trong trường hợp đó, tên gọi là thông tin đặc biệt của người này. Đôi khi, người ta có thể nghe tên mà đoán được tính cách như thế nào. Vì vậy, đặt tên hay sẽ tạo được ấn tượng tốt cho người nghe.
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Ảnh minh họa |
Nghi thức lửa thường được làm vào những ngày cuối năm để đón một năm mới tươi mới, tinh khôi và gặp nhiều điều may mắn. Nên chọn một nơi yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, chuẩn bị một cái ghế, than, củi khô và những điều, thứ xui xẻo muốn xua đuổi (hạt mù tạt đen, mè đen – đại diện cho những điều xấu xa). Vẽ hoặc in rmột con bọ cạp nhỏ màu đen, một con rắn nhỏ màu đen, và một con ếch nhỏ màu đen trên một mảnh giấy. Đây là những con vật đại diện cho tất cả những thứ tiểu nhân, nhỏ nhen, gây ra thị phi.
Khi bắt đầu nghi thức, hãy giữ tâm thật tĩnh tại, suy nghĩ về tất cả những điều tiêu cực, những nỗi đau và thù hận rồi viết chúng ra giấy.
Thời gian tốt nhất để thực hiện nghi thức phong thủy này là từ 5 đến 7 giờ tối. Đào một lỗ trên góc vườn hoặc đặt một cái xô, chậu có thể chịu được lửa, đặt các tờ giấy vẽ biểu tượng âm dương vào, xếp than củi lên trên lên trên và châm lửa. Khi ngọn lửa bùng lên là lúc nghi thức lửa diễn ra.
Giữ cho ngọn lửa cháy đều và mạnh rồi lần lượt thả những tờ giấy in hình rắn, bọ cạp, ếch vào lửa. Vừa đốt vừa nhớ lại những điều người khác gây hại cho mình. Tất cả những thứ đó được đốt đi và tâm hồn sẽ được gột rửa, tinh khiết.
Sau đó, tiếp tục ném vào ngọn lửa mảnh giấy đã viết về sự kiện, những điều không hài lòng, khó chịu, những nỗi sợ hãi, bất hạnh trong cuộc sống. Khi nhìn ngọn lửa đang đốt cháy mảnh giấy đó, nên buông tất cả những cảm xúc tiêu cực ra khỏi bản thân và cho phép bản thân mình hoàn toàn giải phóng, thư giãn.
Lấy hạt mè và mù tạt màu đen và đốt chúng dưới ngọn lửa. Hãy tưởng tượng rằng chúng đại diện cho tất cả các suy nghĩ xấu, những hành động có hại, và những ý đồ xấu của mình. Đây là phần quan trọng nhất của nghi thức, bởi vì nó thực sự làm sạch nội tâm, xóa bỏ tất cả những suy nghĩ và hành động xấu của bản thân. Hãy chắc chắn rằng đã đốt cháy tất cả các hạt giống, không để lại bất cứ thứ gì.
Hoàn thành nghi thức lửa, hãy dập tắt đám cháy và tập trung tinh thần nghĩ tới những điều vui vẻ, mới mẻ tiếp theo.
ST
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thu Hương (##)
Sao Cô Thần thuộc dương hỏa, chủ về cô độc, kịp nhập các cung thân, mệnh, phúc đức, phụ mẫu; ưa gặp các cát tinh giải tỏa, kịp gặp hung tinh. Nếu gặp thêm các sao Thiên Cơ, Thiên Lương, Vũ Khúc, Thiên Tướng thì càng cô độc. Nam mệnh kị sao Cô Thần. Sao Qủa Tú thuộc âm hỏa, chủ về cô quả, là âm cô, kị nhập cung mệnh, thân, phúc đức, cung phu thê, thích gặp các cát tinh hóa giải, kị gặp các hung tinh. Nếu gặp các sao Thiên Cơ, Thiên Lương, Vũ Khúc, Kình Dương, Không Vong thì hàng cô độc. Nữ mệnh kị sao Qủa Tú.
Sao Cô Thần cá tinh tiêu cực cố chấp, bất cận nhân tình, cô độc tự chủ, kiến giải độc đáo, tư tưởng siêu thoát, cuộc đời nhiều chìm nổi, không có người thân để nương tựa. Sao Qủa Tú tự cho mình là đúng, nhưng nội tâm hay do dự chần chừ, có chút thần kinh chất, cô độc, khó hợp quần, thường không thấu tình đạt lý, có thể chịu đựng, không có người thân, để nương tựa thường phải phiêu bạt. Người có sao Cô Thần, sao Qủa Tú đóng tại cung thân, cung mệnh, thường thích làm việc đơn độc, một mình viết lách, hội họa, sáng tác, nghiên cứu học thuật hoặc kĩ thuật, có thể phát huy được tiềm năng.
Sao Cô Thần, Qủa Tú phần nhiều có tâm tình cô độc, có lúc trốn tránh người khác, nếu có được thời gian để một mình để hưởng thụ sự cô đơn, họ sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, tự tại.
Sao Cô Thần không dựa dẫm vào người khác, có nhân sinh quan thoát tục, biết tự lực gánh sinh, thường xa lánh mọi người, có duyên với tôn giáo, thích ở một mình, coi thường danh lợi.
Sao Qủa Tú tâm tính thanh cao, ít dục vọng, xử thế tiêu cực, bi quan, quan hệ giao tế khép kín, gặp chuyện hay nghi ngờ, lo lắng, không muốn làm tổn thương người khác, cũng sợ bị đã kích, tình cảm mềm yếu, dễ có duyên với tôn giáo.
Quan niệm của người Việt nói riêng và phương Đông nói chung cho rằng, nếu trang trí nhà hợp phong thủy thì cuộc sống gia đình sẽ hòa thuận, hạnh phúc, công việc làm ăn thuận lợi, phát tài. Đó cũng là lý do nhiều người rất quan tâm đến việc trang trí nhà hợp phong thủy theo tuổi.
Với những người tuổi Tuất, bên cạnh việc trang trí ngôi nhà với các gam màu thuộc Hỏa như tím, hồng và đỏ, để tăng thêm may mắn, người tuổi Tuất nên dùng thêm miếng mã não có hình thỏ hoặc mèo để làm vòng đeo tay hoặc cổ; đặt tượng voi và ngọc sẽ giúp tăng tài lộc, bình an.
Những gam màu thuộc Hỏa như tím, hồng và đỏ hợp phong thủy với người tuổi Tuất
Nếu trang trí quả cầu thủy tinh trong nhà, người tuổi Tuất nên đạt ở phía Đông Nam, không được đặt tại hướng Tây Bắc.
Nếu muốn treo tranh tranh phong thủy để mang lại may mắn, vượng tài, người tuổi Tuất nên chọn một trong những loại tranh như Mẫu đơn hoa 8 bông, mẫu đơn hoa 9 bông; hoặc có thể treo tranh hoa điểu; tranh sơn thuỷ thuộc diện bình bình chỉ có tác dụng trấn trạch an gia. Ngoài ra, người tuổi Tuất cũng có thể treo một số loại tranh phong thuỷ khác trong nhà như tranh ngựa hoặc tranh hổ.
Việc treo các loại tranh này trong nhà được cho là sẽ giúp các gia chủ tuổi Tuất ngày một vinh hiển, phú quý dài lâu, chuyển nguy thành an, thay đổi vận số, khiến cho sự nghiệp, công việc gặp trắc trở thành thuận lợi.
Lưu ý, dù các loại tranh này có thể treo ở hầu hết các không gian như phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ hay thư phòng nhưng nên treo tại hướng Đông, Đông Nam hoặc theo mệnh cung phong thuỷ của gia chủ. Tốt nhất nên nhờ một chuyên gia phong thuỷ hoặc người am hiểu tư vấn.
Những người tuổi Tuất thuộc hành Thổ, do đó thích hợp sống ở gần núi non. Cửa chính của ngôi nhà cũng nên hướng về phía Tây Bắc, Đông hoặc Nam.
Người tuổi Tuất hợp với các con số 0 và số 5, không hợp với con số 3. Trong sinh hoạt hàng ngày hay khi đặt địa điểm làm việc, những người tuổi Tuất cũng nên tránh các con số kỵ để mọi việc may mắn.
Khi trang trí nhà ở, người tuổi Tuất cũng phải lưu ý đến những màu kỵ. Vì Tuất là Dương Thổ, Mộc khắc Thổ còn Thủy khắc Hỏa, vì vậy, người tuổi Tuất sẽ không hợp với các màu như xanh lá cây (Mộc), nâu đất (Thổ), đen và xanh lam (Thủy).
Với gam màu trắng vốn thuộc Kim, người tuổi Tuất cũng có thể dùng nhưng nên hạn chế.
Cần chú ý thêm, người tuổi Tuất kị các tuổi Sửu, Mùi và Thìn, vì thế trong nhà cũng nên tránh bày các vật trang trí có hình của những con vật này.
► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm |
1. Lựa chọn màu giày dép hợp mệnh theo ngũ hành
Căn cứ vào yếu tố ngũ hành của bản mệnh mà mỗi người có sự lựa chọn màu sắc giày dép phù hợp. Điều đó vừa giúp bạn thêm tự tin, thoải mái trong công việc cũng như mang tới những may mắn trong cuộc sống.
- Người mệnh Kim: thích hợp đi giày màu trắng, vàng.
- Người mệnh Mộc: thích hợp đi giày màu xanh nước biển, xanh lá cây.
- Người mệnh Thủy: thích hợp đi giày màu đen, xanh da trời.
- Người mệnh Hỏa: thích hợp đi giày màu hồng, tím, xanh lá cây.
- Người mệnh Thổ: thích hợp đi giày màu vàng, nâu.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nhất nhất phải đi cùng một màu sắc giày, dép như vậy. Khichọn giày dép phong thủy, bạn có thể căn cứ vào tùy từng trường hợp mà phối màu cho phù hợp, miễn sao cảm thấy thoải mái và tự tin là được.
2. Thường xuyên vệ sinh giày dép sạch sẽ để hút tài lộc
Đi đôi giày, dép sạch sẽ, bạn không những tự tin mà còn có thể hút thêm nhiều tài lộc cho mình. Chính chúng sẽ là “bùa phong thủy” hộ mệnh cho bạn trên mọi lộ trình.
Vậy nên, đừng bao giờ để giày dép bẩn, không lau chùi sạch sẽ. Bởi vô tình bạn đã đánh rơi mất cơ hội tài lộc cho chính mình.
3. Khi xếp giày lên giá, nên để mũi giày hướng lên trên
Khi xếp giày dép lên trên giá hay vào trong tủ, nếu ngăn để giày thiết kế dốc thì nên để mũi giày hướng lên trên, tránh để chúc xuống dưới. Theo khảo sát, những gia đình có thói quen hướng mũi giày lên trên, ở nhà đó, đàn ông giữ vai trò trụ cột cả về kinh tế lẫn tinh thần.
Theo quan điểm phong thủy, nếu để mũi giày chúc xuống dưới là biểu trưng của gia đình phụ hệ, chồng con “ăn bám” vào sức lao động của người vợ, người mẹ.
Ngoài ra, còn có thêm quan niệm, khi để mũi giày hướng lên trên nghĩa là có ý mong mỏi kinh tế, hạnh phúc gia đình ngày một đi lên. Còn nếu vô tình hoặc hữu ý để chúc mũi giày xuống đất thì kinh tế gia đình đi xuống, hôn nhân không viên mãn.
Hoàng Lam
Đối với Phật giáo, trong trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trong trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu. Đạo hiếu là một trong những phẩm chất cơ bản nhất của con người, cần phải bồi dưỡng và thực hiện một cách chân tâm. Lời Phật dạy về cách báo hiếu là những điều mà ai ai cũng nên học.
Vì tuổi Dần xung với tuổi Thân nên khi đặt tên cho người tuổi Dần bạn cần tránh những từ thuộc bộ Thân, bộ Viên như: Thân, Viên, Viễn, Viện…
Tuổi Dần cũng tương khắc với tuổi Tỵ, vì vậy những tên chữ thuộc bộ Quai xước - tượng hình như con rắn - cũng cần tránh. Ví dụ như: Tuần, Tấn, Phùng, Thông, Liên, Tiến, Đạo, Đạt, Vận, Thiên, Tuyển, Hoàn, Vạn, Na, Thiệu, Đô, Diên, Đình, Xuyên, Hồng, Thục, Điệp, Dung, Vĩ, Thuần…
Tên người tuổi Dần cần biểu thị sự oai phong, lẫm liệt |
Hổ được ví là “chúa tể rừng xanh”, thích sống ở rừng sâu núi thẳm, nơi vắng bóng người và là loài không thích bị chế ngự. Vì vậy, bạn cần tránh dùng tên có bộ Nhân, bộ Sách như: Nhân, Giới, Kim, Đại, Trượng, Tiên, Tráng, Trọng, Doãn, Bá, Hà, Tác, Ý, Bảo, Tuấn, Luân, Kiệt, Kiều, Đắc, Luật, Đức…
Hổ thường sinh sống trong rừng âm u và không thích nơi có nhiều ánh sáng. Do đó, những chữ có bộ Nhật, bộ Quang - mang nghĩa biểu thị ánh sáng cũng cần tránh. Ví dụ như: Nhật, Đán, Tinh, Minh, Vượng, Xuân, Ánh, Tấn, Thời, Yến, Tính, Huân…
Khi hổ xuống đồng cỏ hoặc xuống ruộng lúa thì sẽ mất đi quyền năng của chúa tể rừng xanh và dễ mắc bẫy. Những chữ có bộ Thảo, bộ Điền như: Phương, Hoa, Vân, Chi, Phạm, Hà, Anh, Danh, Trà, Vinh, Bình, Như, Thanh, Cúc, Lệ, Dung, Vi, Cương… cũng cần tránh khi đặt tên cho người tuổi Dần.
Khi hổ nhe nanh là biểu thị có sự chẳng lành. Vì vậy, những chữ thuộc bộ Khẩu như: Đài, Khả, Thượng, Đồng, Hợp, Hậu, Cát, Như, Hòa, Đường, Viên, Thương, Hỉ, Gia, Quốc, Viên, Đoàn… cần được loại bỏ.
Hổ và rồng luôn tranh đấu (long hổ đấu), vì vậy những tên có chứa chữ Long, Thìn, Bối như: Thìn, Long, Trinh, Tài, Quý, Phú, Thuận, Nhan… không phải là sự lựa chọn tốt cho người tuổi Dần.
Hổ bị giam giữ trong nhà sẽ mất hết uy phong, do đó tên người tuổi Dần không nên có những chữ thuộc bộ Môn như: Nhàn, Nhuận, Lan…
Hổ phải to, khỏe mới có được vẻ oai phong, lẫm liệt. Vì vậy, tên người tuổi Dần cần tránh những từ biểu thị nghĩa nhỏ, yếu như: Tiểu, Thiếu...
Theo Đặt tên cho con theo 12 con giáp
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Thiên Phủ là chủ tinh của Hệ Nam đẩu.
Tính chất của Chủ tinh mang một đặc điểm trên mặt nào đó, cũng có tài năng lãnh đạo nhưng Tử vi khả năng sang mạnh mẽ, trong khi Thiên Phủ chỉ đắc lực khi cục diện đã xong xuôi.
Thiên Phủ dễ bị ảnh hưởng người khác, tính quyết định thấp!
Cổ nhân coi Tử Vi chủ về tước lộc và chỉ xem Thiên Phủ chủ về tiền bạc, y lộc.
Thiên Phủ đóng ở cung Bào thì anh em đông, Thiên Phủ đóng ở Mệnh thì trường thọ.
Thiên Phủ thuộc Dương thổ hóa khí là hiền năng, Thiên Phủ thủ Mệnh làm việc gì cũng chú ý cẩn thận, nhưng lại ưa chỉ tay 5 ngón hơn tự mình động thủ. Khiêm cung bề ngoài nhưng tâm ý lại khác, tính tình phong lưu!
Thiên Phủ bản chất là chất chứa, cất dấu nên gọi là Tài khố(kho tiền), bởi vậy cần có Lộc thì kho mới đầy.
Thiên Phủ sợ gặp Sát tinh, nếu bị Kình Đà, Linh Hỏa, Không Kiếp xung chiếu hay thủ cổ nhân ví như kho không có cửa(lộ khố) tương phản với bản chất Thiên Phủ ắt không tốt đẹp.
Cổ ca có câu:” Thiên Phủ hội hợp với Hỏa Linh Dương Đà là con người gian trá”, lắm thủ đoạn, ưa dùng quyền thuật!
Thiên Phủ là Chủ tinh nên cũng ưa được chầu hầu vì thế hợp với Hóa Khoa, điểm này thì hoàn toàn cùng chất với Tử Vi. Tử vi có Thiên Phủ, Thiên Tướng chiếu gọi là:Phủ Tướng triều viên hay Thiên Phủ Tử vi có Thiên Tướng chiếu gọi là: Tử Tướng triều viên, tất cả đều coi là trăm quan hướng chầu cả.
Thiên Phủ cần an định, bởi vậy sự có mặt của Thiên Khôi, Thiên Việt không quan trọng lắm, vì lẽ Khôi Việt chủ về cơ hội, đã an định đương nhiên cơ hội không được coi làm trọng, Thiên Phủ cần Tả Hữu và Xương Khúc, hoặc đứng cùng, hoặc Tam hợp chiếu, hoặc giáp mệnh.
Một khi Thiên Phủ đã có Hóa Khoa Xương Khúc Tả Hữu rồi thì dù cho không gặp Lộc hay bị vài sát tinh cũng không xem như tình trạng kho rỗng, kho không cửa. Thiên Phủ được thiên hạ tín nhiệm trên mặt tiền bạc, thêm Tả Hữu càng mạnh hơn, mặt khác là con người cũng giỏi cáng đáng trách nhiệm.
Thiên Phủ đóng ở Thìn Tuất(cùng với Liêm Trinh) có Hoá Khoa và thêm Khôi Việt giáp hay hội tụ qua Tam hợp, gặp cơ hội thi triển tài năng xứng đáng địa vị cầm đầu. Đối với Thiên Phủ cổ nhân cho rằng, Hóa Khoa tốt hơn Hóa Quyền!
Bản than Thiên Phủ chủ về Tái quyền, không gặp Hóa Lộc hay Lộc Tồn hẳn nhiên quyền lực Thiên Phủ phải kém đi, lại luôn luôn chịu ảnh hưởng Thất sát từ cung đối xung mà lại có Hóa Quyền nữa thì sức xung kích quá mạnh, Thiên Phủ khó bảo vệ tính chất an định.
Thiên Phủ, Lộc Tồn đồng cung là kho có tài lộc chính là một triệu chứng an định vững bền. Lực lượng bảo thủ đã thắng sức xung kích của Thất Sát!
Trường hợp Thiên Phủ không đứng với Lộc nhưng có Tả Hữu và không bị Sát tinh quấy nhiễu, đối cung Thất Sát lực lượng hung mạnh hơn thì Thiên Phủ mới có sức mà tự biến thành một kẻ phấn đấu không mệt mỏi mà thành công(trên mặt tiền tài thôi).
Tỷ dụ Thiên Phủ đóng ở Tỵ Hợi, xung chiếu có Tử Vi, Thất Sát, phía lực lượng xung kích còn có cả Hóa Quyền!
Có sự xung kích như thế Thiên Phủ mới từ bỏ hẳn bản chất của an định. Nếu sức xung kích chỉ vừa phải như thiếu Quyền thì cuộc phấn đấu của Thiên Phủ thường đưa đến kết qỉa nửa đường bỏ cuộc!
Một trường hợp ngoại lệ cho Thiên Phủ Tỵ và Họi là gặp Không Kiếp đồng cung thì lại biến ra con người thâm trầm khó hiểu nhưng đủ thủ đoạn để chống với sức xung kích kia mà làm nên giàu có!
Không Kiếp phải đứng ở Tỵ Hợi mới hợp cách, Không Kiếp hội tụ theo thế Tam hợp đều kể là”kho rỗng”, “kho lộ”, “kho thủng”. Không Kiếp chiếu làm cho tâm ý giảo quyệt, nghi hoặc, không thích ứng với thực tế, cuối cùng như kẻ thất bại, cô đơn!
Với Nữ Mệnh cũng áp dụng lối đoán như Nam Mệnh.
Chỉ khác một điểm Thiên Phủ đắc thế thì tranh đoạt Phu quyền, gây dựng cơ nghiệp. Thiên Phủ không đắc thế mà gặp Không Kiếp thì tình duyên đứt đoạn dở dang!
Nhất là Thiên Phủ ở Mão hay Dậu, Thiên Phủ đứng một mình ở Mão, Dậu , Sửu Mùi mà gặp Hỏa Linh Không Kiếp, Kình Đà thường là con người đầu cơ thủ sảo, gian ngoa!
Những câu phú về Thiên Phủ đáng chú ý:
“Nam Thiên Phủ giao long vãng đực”, nghĩa là, Mệnh đàn ông có Thiên Phủ tọa thủ là người làm việc thận trọng, suy nghĩ chín chắn!
“Thiên Phủ tối kỵ Không tinh nhi ngộ Thanh Long phản vi cát tường”, nghĩa là, Thiên Phủ sợ gặp Không Kiếp, nếu được Thanh Long thì tốt lắm!
“Phủ cư Địa võng nhược lâm Tuần Không Nhâm Đinh tuế, mãn thuế hoài bão nan phùng vận lộ”, nghĩa là, Thiên Phủ tại Tuất mà bị Tuần Không, tuổi Đinh Nhâm cả đời hoài bão không đạt!
“Thiên Phủ kỵ ngộ Không tinh lai nhập tài cung tán hao vô độ”, nghĩa là, Thiên Phủ không hợp với Tuần Triệt Kiếp Không án ngữ ở cung Tài bạch thì tiền bạc hao tán hoài!
“Thiên Phủ lâm Tuất cuang vô Sát tấu, giáp Kỷ nhân yêu kim hưu thả phú”, nghĩa là, Thiên Phủ đóng Tuất thủ Mệnh không bị sát tinh, người tuổi Giáp Kỷ dễ phát công danh và cũng dễ làm giàu!
“Thiên Phủ cư Ngọ Tuất Thiên Tướng lai triều giáp nhân nhất phẩm chi quý”, nghĩa là, Thiên Phủ đóng Ngọ hay Tuất có Thiên Tướng chầu, người tuổi Giáp chức lớn!
“Phủ Tướng lai triều chung than Phúc Lộc”, nghĩa là, Mệnh có phủ Tướng chầu, suốt đời có Lộc, tiền bạc dư giả, tốt nhất là ở hai cung Tài bạch, Quan lộc chiếu lên, có kèm Lộc càng hay!
“Phủ Vũ Tý cung, giáp Đinh nhân Phúc vượng, danh hương; Hung tại Tuần Kiếp danh sú nhân khi, ư Canh Nhâm tuế, tài phúc trường hành”, nghĩa là, Cung Mệnh có Thiên Phủ ở Tý, người tuổi giáp Đinh hưởng phúc, nên danh giá nếu bị Tuần Không, Địa Kiếp thì dễ mang tiếng tai, riêng tuổi Canh Nhâm không đáng ngại!
“Phủ, Vũ Khúc an bài cung Tý
Người giáp Đinh cách ấy rất hay
Gặp phải Tuần Kiếp rủi thay
Tiếng bia miệng xấu tháng ngày không yên
Nhưng gặp tuổi Canh Nhâm chế ngự
Phúc tài kia vẫn cứ hanh thông”
“Thiên Phủ, Lộc Tồn, Xương Khúc cự vạn chi tư”, nghĩa là, Mệnh Thiên Phủ cùng Tả Hữu Xương Khúc công thành danh toại!
“Thiên Phủ cư Tài bạch diệt thị đa tài, ngộ Thiên Hình tất hao tổn”, nghĩa là, Thiên Phủ đóng tài bạch thì tiền cũng nhiều nhưng bị Thiên Hình thành hao tốn!
“Phủ phùng Đà Tuế Tỵ cung
Cuồng ngôn loạn ngữ nói rông tháng ngày
“Phủ phùng Không xứ tài suy
Thủy chung nan bảo tự cơ lưu truyền”
“Phủ kỵ Không Kiếp đồng cung
Gặp Thanh Long lại biến thành vòng cát tinh”, nghĩa là, Phủ gặp Kiếp Không đồng cung, có Thanh Long lại tốt!
“Dần cung Tử Phủ khá tường
Tam hóa Kình Bật là phường văn nhân
Ấy văn cách chuyển sang võ tướng
Năm quyền uy bốn hướng phục tong
Nếu gặp Không Kiếp giao lâm
Ắt danh hư ảo có lầm được đâu !
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Mỹ Ngân (##)
Văn Khấn lễ Đại Tường (Giỗ Hết) được dùng trong ngày giỗ Hết hay còn gọi là ngày “Đại Tường”, tức là ngày Giỗ vào 2 năm 3 tháng sau ngày mất.
Giỗ Hết vẫn là Giỗ trong vòng tang. Ngày Giỗ Hết thương làm linh đình hơn, và sau Giỗ này, ngườ nhà bỏ tang phục, hay còn gọi là hết tang. Sau ngày giỗ Hết, người ta sẽ chọn ngày tháng tốt để làm lễ Cải cát, sang mộ cho người quá cố. Và từ năm thứ ba trở đi thì giỗ của người qua cố trở thành giỗ Thường hay “Cát Kỵ”
Bởi vậy, có người bảo “ngày giỗ hết là ngày giỗ quan trọng nhất trong tất cả những ngày giỗ đối với người qua đời”. Quan trong nhất vì nó đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của người còn sống cũng như đối với vong linh của người đã khuất. Với người đang sống, người ta trở lại đời sống thường nhật, có thể tham gia các tổ chức hội hè, đình đám. Theo quan niệm xưa thì chỉ sau Giỗ Hết của chồng, người vợ mới có thể đi bước nữa.
Giỗ Hết thường được tổ chức long trọng với: vàng mã, hương, hoa, phẩm oản, trái cây theo mùa, cùng mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn từ thịt lợn, tôm, cua, xôi, gà, …
1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Hết
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………
Tín chủ (chúng) con là:…………… Ngụ tại:……………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Hết của………………
Tín chủ con cùng toàn thể gia khuyến tuân theo nghi lễ, sửa biện hương hoa lễ vật dâng cúng các vị Tôn thần.
Cúi xin các vị Bản gia, Thổ Công, Táo Phủ Thần Quân, Ngữ Phương, Long Mạch và các vị Thần linh, hiển linh chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con kinh thỉnh các Tiên linh, Gia tiên họ………… và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
2. Văn khấn chính ngày Giỗ Hết
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tổ Tiên nội ngoại họ ………
Tín chủ (chúng) con là:………
Ngụ tại:…………………………
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm……
Chính ngày Giỗ Hết của………………………
Thiết nghĩ……………… vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại vừa ngày Giỗ Hết. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời………………………
Mất ngày……. tháng………năm…………
Mộ phần táng tại:……………………….
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, Là một trong những ngôi chùa cổ thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Khu di tích đình, chùa Hiến là một trong những di tích nổi tiếng, hàng năm thu hút được hàng vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái.
Lịch Sử: Tương truyền chùa được khởi dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật thời Lê đan xen Nguyễn.
Kiến Trúc: Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân trong và ngoài nước đến sinh sống, buôn bán.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự – Tân tự trùng tu thạch bi ký” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý.
Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương” và trụ sở Ty Hiến sát Trấn Sơn Nam đóng ở đất Hoa Dương. Tấm bia “Thiên ứng tự – bia ký công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa, có 481 người có quê quán nhiều vùng khác nhau, trong đó có 56 người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể hình dung được khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến buôn bán.
Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhãn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là ngôi chùa có cây nhãn tổ đầu tiên ở Việt Nam. Cây nhãn đường phèn có dáng hình đẹp, mã lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, bọ ruỗng, đổ chỉ còn một nhánh, được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến – Hưng Yên.
Ngày nay, chùa Hiến là nơi hiện hữu “hậu duệ” cây nhãn tổ là điểm tham quan, chiêm bái không thể thiếu của du khách. Về với mảnh đất từng nổi danh: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, ta thỏa sức đắm mình trong văn hóa tâm linh, của những truyền thuyết linh thiêng, và huyền bí..
Phong thủy được phát triển đầu tiên ở Trung Quốc khoảng năm ngàn năm trước. Rất nhiều các nguyên tắc cốt lõi của phong thủy vẫn còn đúng được áp dụng dụng đến ngày nay để cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công và tiền bạc. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, trong sự giao thoa của hai nền văn hóa, người phương Tây đã tiếp thu lý thuyết học phong thủy và có những biến đổi phù hợp.
1. Màu sắc
2. Con số
Ảnh minh họa |
Đầu tiên, đó là vị trí đặt phòng tắm, không gian này nên được đặt chỗ kín gió, tránh nhìn thẳng ra cửa vì dễ bị gió lùa, điều này sẽ rất không tốt cho sức khỏe những người sinh sống trong nhà.
Nước là yếu tố quý giá trong thuyết Phong Thủy, không có nước cũng đồng nghĩa với không có nguồn năng lượng luân chuyển trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên phòng tắm cũng cần được thiết kế để không bị nước bẩn ứ đọng trên sàn nhà, sau khi sử dụng căn phòng này cũng cần phải được giữ khô thoáng. Lựa chọn một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh hay vài món đồ lưu niệm trưng bày trong phòng tắm sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, đó có thể là tranh vẻ các cảnh đẹp thiên nhiên yên bình để mang đến cho không gian nơi đây cảm giác thư giãn thực sự. Ánh sáng thích hợp, không gian thoáng mát sạch sẽ là những điều tối quan trọng cho phòng tắm. Căn phòng này không cần quá nhiều ánh sáng như phòng khách, cũng không nên quá tối như phòng ngủ, ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Một bát đá cuội, những viên đá trang trí, một chậu cây cảnh nhỏ hay một bình hoa tươi được đặt ở giá phía trên toilet sẽ là món đồ trang trí không thể thiếu cho phòng tắm giúp tạo sự cân bằng các yếu tố.
Các chữ thuộc bộ Kim, Dậu, Đoài, Mãnh, Điểu, Nguyệt không phù hợp khi dùng để đặt tên cho người tuổi Thân, bởi những chữ đó đều chỉ phương Tây (thuộc hành Kim).
Theo ngũ hành, Thân thuộc hành Kim; nếu dùng những chữ thuộc các bộ trên để đặt tên cho người tuổi Thân sẽ khiến Kim tụ lại quá nhiều, dễ dẫn đến hình khắc và những điều không tốt. Theo đó, những chữ cần tránh gồm: Kim, Cẩm, Ngân, Xuyến, Nhuệ, Phong, Cương, Chung, Thoa, Trân, Trâm…
Khỉ thích phá hoại các loại ngũ cốc trên đồng ruộng. Vì vậy, những chữ thuộc bộ Hòa, Mạch, Tắc, Mễ, Điền, Cốc như: Do, Giới, Thân, Nam, Đương, Phan, Khoa, Thu, Đạo, Chủng, Tùng, Tú, Bỉnh, Đường, Tinh, Lương, Lượng… không nên dùng để đặt tên cho người tuổi Thân.
Dần và Thân xung nhau, Thân và Hợi (Trư) thuộc lục hại. Do vậy, khi chọn tên cho người tuổi Thân, bạn cần tránh những chữ có liên quan tới các con giáp trên. Vì dụ như: Dần, Xứ, Hổ, Báo, Lư, Hiệu, Hợi, Tượng, Gia, Duyên, Hào, Mạo…
Những chữ thuộc bộ Khẩu cũng nên tránh ví dụ như: Huynh, Cát, Hòa… vì mang ý nghĩa bị kìm hãm. Các chữ như Quân, Tướng, Đao, Lực cũng nên tránh khi đặt tên cho người tuổi Thân.
Để đặt tên cho con tuổi Thân, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.
No1: Tuổi Dần
Ít khi con giáp này chịu thua thiệt với người khác, nhưng nếu vì bạn bè thân thiết thì khả năng đó có thể xảy ra. Chỉ cần nhắc tới hai chữ “bạn bè”, người tuổi Dần sẽ thể hiện ngay nghĩa khí và sự nhiệt tình gần như vô điều kiện. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân mà không chờ ngày được báo đáp.
No2: Tuổi Tuất
Người tuổi Tuất không giỏi trong việc biểu đạt suy nghĩ của mình. Do đó, họ chọn cách hành động hơn là nói nhiều. Tuy nhiên, vẻ ngoài trầm tư và có vẻ như bí ẩn của họ khiến không ít người tỏ vẻ e ngại khi kết giao hoặc cho rằng họ chỉ biết nghĩ tới bản thân.
Trên thực tế, chỉ cần bạn bè nhờ giúp đỡ, con giáp này sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu mà không toan tính thiệt hơn. Nếu không tin, hãy kết thân với người tuổi Tuất thử coi, bạn sẽ cảm nhận điều đó rõ hơn bất kỳ ai.
No3: Tuổi Thìn
Để giữ hình tượng oai nghiêm và chuẩn về đạo đức của mình, đôi khi người tuổi Thìn tỏ ra nghiêm túc đến khó chịu. Nếu chưa hiểu rõ bản tính của họ, nhiều người sẽ cho rằng con giáp này vô tình, không biết chia sẻ.
Thực tế lại trái ngược. Họ vô cùng tôn trọng tình bạn, thậm chí còn coi trọng hơn tình yêu. Họ có thể hy sinh tình yêu để giữ được tình bạn trong sáng và tràn đầy sự cảm thông.
No4: Tuổi Ngọ
Những hành động của người tuổi Ngọ có phần hơi cứng nhắc nhưng họ lại vô cùng chân thành với tình bạn. Xét về mức độ nghe lời, con giáp này xứng đáng là bạn tốt nhất vì đôi khi "mệnh lệnh" của người yêu chưa "to" bằng nhu cầu của bạn bè.
Bởi vậy, họ thường bị đối phương trách móc là quá quan tâm tới bạn bè mà bỏ bê vun vén tình cảm lứa đôi. Nếu thực sự yêu người tuổi Ngọ, bạn nên học cách thông cảm và tạo điều kiện để họ thể hiện dũng khí và sự chân thành với chiến hữu.
No5: Tuổi Mùi
Dù có chút rụt rè, hay xấu hổ nhưng khi nói tới việc giúp đỡ bạn bè, người tuổi Mùi sẽ lấy hết dũng khí và nỗ lực để giúp đỡ họ. Điều đặc biệt nữa ở con giáp này là sẵn sàng "nhường bát cơm manh áo" cho bạn bè mặc dù "bụng đang đói cồn cào. Họ có thể hy sinh tất cả vì tình bạn tốt đẹp của mình.
Mr.Bull (theo Dyxz)
ân gian như sau:
1. Liên sinh quý tử
Với những người sốt ruột muốn có con ngay, hãy sử dụng miếng ngọc bội cổ mang tên “liên sinh quý tử”.
Hình dạng của miếng ngọc bội này là 1 cậu bé ngồi trên lá sen hoặc tay cầm bông sen (loại này còn có tên là “trì hà đồng tử”) “liên” là hoa sen, lá sen nhưng lại đồng âm với chữ “liên” là liền ngay, nên tấm ngọc bội mang ý nghĩa cầu chúc có con sớm.
2. Miên miên qua điệt
“Qua” có nghĩa là quả dưa, “điệt” là dưa nhỏ. Hình ảnh giàn dưa leo trái to, trái nhỏ và trái nhỏ thì nhiều hàm ý là “con cháu đầy đàn”. Cho nên khắc hình tượng “con cháu đầy đàn” trên cẩm thạch, người đeo sẽ nhanh chóng sinh con, vẽ trên tranh thì treo trong phòng ngủ.
“Điệt” là hài âm cho “điệp” (bướm). Từ đó, hợp lại thành “qua điệp”. Hình ảnh phú quý đồng tử tay cầm bướm, chân đạp dưa là hàm ý con cháu đầy đàn, phú quý cát tường.
3. Bầu bí đầy đàn
Giàn bầu bí dây leo chằng chịt, quả to quả bé treo lủng lẳng là biểu tượng 1 gia đình sum họp, con đàn cháu đống.
Người ta khắc họa hình giàn bầu trĩu quả trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, với ý cầu chúc đẻ nhiều con.
4. Thạch lựu
Để có nhiều con, có thể sử dụng viên bạch ngọc tạc hình quả lựu. Hình quả lựu ở đây được bổ làm đôi, 1 nửa lộ ra rất nhiều hạt, mang ý nghĩa “lựu khai bách tử” (tức là lựu nở nhiều con). Việc mang tặng bức tranh “lựu khai bách tử” cho đôi vợ chồng mới cưới, được coi là lời cầu chúc tốt đẹp.
5. Cát khánh hữu dư
Treo tranh có hình 2 đứa trẻ tay cầm khánh, tay cầm cá. Khánh với ý nghĩa là “cát khánh” (điều vui mừng, tốt lành), cá biểu tượng là “hữu dư” (có dư).
6. Phú quý đồng tử
Là tranh 2 đứa trẻ khả ái tay cầm kim câu thiêm tài tiến bảo, sau lưng là cây phú quý đầy tiền vàng.
Người xưa có câu : “Con gái sợ chọn lầm chồng. Con trai sợ chọn lầm nghề”. Thật vậy, vì cuộc sống của con gái ngày xưa, phụ thuộc nhiều vào vấn gia đạo, chồng con. Còn con trai, là trụ cột gia đình, là người sản xuất, và nuôi sống cả gia đình, nên chuyện lựa chọn nghề nghiệp là rất quan trọng. Ngày nay, chuyện công việc, nghề nghiệp thì cả con trai lẫn con gái đều quan trọng như nhau. Thành công hay không, phụ thuộc vào đam mê và quyết tâm. Môn Tử vi đẩu số có thể tư vấn hướng nghiệp rất hữu ích
SAO TỬ VI
Tính chất công việc
Người có sao tử vi tọa thủ cung quan lộc phần lớn thích hợp với một hoặc vài loại công việc dưới đây:
Công việc liên quan tới châu báu, trang sức
Các loại công việc có tính đại biểu. Tính đại biểu có thể là người đứng đầu của các tổ chức, hoặc tự sáng tạo tạo ra phong cách làm việc của riêng mình.
Các loại công việc, cần ra mệnh lệnh
Các loại công việc liên quan đến độ cao. Như công việc trên núi, trồng cây, mở đường, xây nhà cao.
Môi trường làm việc.
Người có Tử vi tọa thủ cung quan lộc, phần lớn có một số hiện tượng dưới đây
Không nhất định sẽ làm việc trong cơ quan rất lớn nhưng dễ được tiếp xúc với tầng lớp cao nhât trong môi trường làm việc.
Tự mình là lãnh đạo cao nhất của mình, là nhân viên, cũng là ông chủ. Ví dụ thành lập một phòng làm việc riêng.
Bất luận làm gì gì cũng đều có khả năng ở chức cao, địa vị luôn được mọi người khẳng định và cung kính. Khi nhắc đến môi trường làm việc sẽ rất tự hào
SAO THIÊN PHỦ
Tính chất công việc
Người có sao Thiên phủ tọa thủ cung quan lộc, phần lớn có một vài hiện tượng như sau:
Công việc thường cần một mình độc lập. Ví dụ thiết lập một đơn vị nhỏ, trong công ty lớn, một mình phụ trách công việc độc lập.
Tự phụ trách cung cấp tài liệu cho công việc của mình, phụ trách công việc hoàn thành. Như mở một phòng làm việc, tự mua vải để thiết kế cho khách
Các ngành nghề tự do
Các công việc liên quan tới tài chính, ngân sách như kế toán, ngân hàng, tín dụng.
Thiên phủ còn có ý nghĩa là nông sản, nên làm kinh tế trang trại cũng rất lý tưởng.
Môi trường làm việc
Người có sao Thiên phủ tọa cung quan lộc thường có biểu hiện như sau :
Đơn vị làm việc độc lập trong đoàn thể lớn
Môi trường làm việc liên quan đến nhiều người khác
Tuy có liên quan tới nhiều người khác cũng có môi trường làm việc độc lập. Ví dụ làm việc trong quỹ xây dựng của doanh nghiệp lớn có rất nhiều xưởng sản xuất nhỏ
Trở thành tổ chức doanh nghiệp độc lập mà bản thân cũng làm việc trong đó.
Tự mình là ông chủ như thành lập một phòng làm việc cá nhân, bất luận môi trường làm việc thế nào cũng đều không bị ảnh hưởng
SAO VŨ KHÚC
Tính chất công việc
Người có sao Vũ Khúc tọa thủ ở cung quan lộc phần lớn có một vài hiện tượng dưới đây
Công việc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỏ
Các loại nghề thủ công mỹ nghệ
Các loại công việc cần không ngừng khai thác. Ví dụ khai thác thị trường trong công ty thương mại, không ngừng khai thác các sản phẩm mới.
Công việc đòi hỏi sự thúc đẩy về phía trước. Thường thúc đẩy bản thân và thúc đẩy cả người khác.
Công việc có hai tính chất khai thác và thúc đẩy. Ví dụ quản lý nhà máy hoặc máy móc, cũng có thể là công việc có tính chất kỹ thuật đơn thuần cần liên tục đốc thúc chế tạo xong máy móc
Công việc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiền tệ, tài chính, ngân sách
Chính trị bán quân sự
Môi trường làm việc
Người có Vũ khúc tọa thủ cung quan lộc, phần lớn có các biểu hiện
Môi trường làm việc liên quan tới mỏ, khoáng sản, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ. Ví dụ làm nhân viên trong công ty về gang thép, hoặc làm kế toán trong các công ty châu báu
Tính chất công việc là môi trường làm việc lớn thúc đẩy phát triển khai thác. Ví dụ làm việc trong nhà máy, công ty sáng chế
Làm việc trong cơ quan ngân hàng, cơ cấu chính phủ hoặc lực lượng vũ trang.
SAO THIÊN TƯỚNG
Tính chất công việc
Người có Thiên tướng tọa thủ cung quan lộc, phần lớn có các hiện tượng dưới đây:
Công việc cần lên kế hoạch, điều chỉnh
Công việc cần cân bằng, giao tiếp
Công việc cần phụ trách về người nào đó
Công việc cần giao tiếp, cân bằng hài hòa giữa nhóm người này, và nhóm người khác.
Công việc cần chịu trách nhiệm cân bằng, hài hòa giữa các ý niệm
Môi trường làm việc:
Làm việc trong môi trường lớn, có chế độ
Làm việc trong môi trường lý tưởng, có sự hài hòa, trao đổi, cân bằng
Trích từ sách Tử vi đẩu số.
vận của chủ nhân. Tuy nhiên, để có được phòng khách có màu sắc hợp về phong thủy, đẹp về thẩm mỹ là cả một bài toán khó mà không phải gia đình nào cũng làm được.
Màu sắc phòng khách hợp với trạch mệnh
Màu sắc trong phòng khách thường được gia chủ chọn là màu tươi sáng. Khi thiết kế ngôi nhà chúng ta dựa vào hai yếu tố niên mệnh và bản mệnh. Niên mệnh là dựa vào sơ đồ Bát quái để thiết kế không gian, phương hướng, và vị trí. Tuy nhiên, để chọn màu sắc thì chúng ta lại căn cứ theo bản mệnh của từng người. Bạn nên chọn màu sắc theo bản mệnh của người giữ vai trò trụ cột trong gia đình.
Hỏa: màu đỏ. Thổ: màu vàng. Kim: màu trắng. Thủy: màu đen. Mộc: màu xanh. Theo nguyên lý Ngũ hành, trong mối quan hệ tương sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong mối quan hệ tương khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Dựa vào đó mà gia chủ có thể chọn những màu tương sinh cho ngôi nhà nói chung và phòng khách nói riêng.
Ví dụ, chủ nhà sinh năm 1939 là mệnh Thổ, màu chủ đạo là màu vàng đất. Và theo quy luật Ngũ hành, Hỏa sinh Thổ nên ta có thể chọn màu của Hỏa là màu đỏ. Người mệnh Kim có màu chủ đạo là màu trắng, đồng thời có thể chọn màu dưỡng cho nó là màu của Thổ là màu vàng tươi của cánh đồng lúa chín. Tương tự như vậy, gia chủ có thể chọn được màu sinh và màu dưỡng cho từng người với từng bản mệnh khác nhau. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý tránh những màu khắc.
Trong quá trình thiết kế ngôi nhà, không phải ai cũng có điều kiện tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư. Nếu lỡ chọn màu phòng khách chưa đúng theo quy luật Ngũ hành và bản mệnh thì gia chủ có thể dùng một số cách để dung hòa nó nhằm tạo ra sự hài hòa để đón vận may vào nhà. Để thay đổi tất cả màu sơn tường, nền nhà, đồ nội thất rất khó và tốn kém. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn có lựa chọn khác, bằng cách thay đổi những họa tiết trang trí nho nhỏ cho ngôi nhà. Có thể thêm những tấm thảm tại vị trí vào nhà, hay những đồ vật có màu sắc, chất liệu tương sinh cho bạn.
Ví dụ, bạn là mệnh Hỏa, màu chủ đạo là màu đỏ, màu dưỡng là màu xanh của Mộc. Nhưng nếu bạn đã lỡ không sơn màu đúng thì có thể dùng những tấm rèm hay những tấm thảm đỏ hoặc xanh. Nắm chắc nguyên lý của tự nhiên, phong thủy, Ngũ hành tương sinh và tương khắc ta sẽ đưa ra được sự phối hợp tốt nhất cho không gian, cũng để có sự áp dụng “trạch mệnh tương phối” hoàn chỉnh.
Màu sắc phòng khách hợp với hướng
Cách sử dụng và phối màu trong phòng khách mỗi nhà là khác nhau, tùy theo sở thích của chủ nhà. Khi phối màu trong phòng khách, ngoài việc phải chú ý đến mỹ quan, bạn cần lưu tâm tới bố cục căn nhà, xét về phương diện phong thủy.
Nhà nằm ở phía Tây Bắc, phòng khách có cửa hướng về phía Đông Nam. Không gian này cần sáng sủa, nghĩa là sử dụng càng nhiều màu sáng thì càng tốt. Có vậy mới đem lại lọi ích về mặt phong thủy. Nếu khoảng không gian màu tối vượt quá một nửa diện tích của gian phòng thì sẽ không có lợi cho gia chủ.
Nhà nằm ở hướng Tây, cửa phòng khách hướng về phía Đông. Độ sáng cho căn phòng chỉ nên vừa phải. Tức là khoảng không gian màu sáng không nên chiếm toàn bộ diện tích căn phòng, hoặc khi bố trí cửa sổ thì chỉ nên bố trí ở 3 mặt tường.
Nhà nằm ở hướng Đông Bắc, cửa phòng khách hướng về phía Tây Nam.
Không nên để không gian quá rộng, nghĩa là nên sử dụng nhiều màu trắng, màu nâu đất hoặc màu cà phê.
Nhà nằm ở hướng Nam, cửa phòng khách hướng về phía Bắc. Tránh để gian phòng quá trống trải; nên dùng nhiều đồ đạc để lấp các khoảng trống.
Nhà nằm ở hướng Bắc, cửa phòng khách hướng về phía Nam. Hạn chế sử dụng nhiều màu; nên thiên về gam màu lạnh.
Nhà nằm ở hướng Tây Nam, cửa phòng khách hướng về phía Đông Bắc. Trong phòng nên bài trí nhiều đồ đạc; đồ dùng trong nhà nên sử dụng chất liệu nặng; nên dùng nhiều màu vàng hay màu nâu gỗ nhưng phải tránh cho căn phòng có cảm giác chật chội.
Nhà nằm ở hướng Đông Nam, cửa phòng khách hướng về phía Tây Bắc. Thích hợp vói gam màu nhạt, tạo cảm giác không gian rộng rãi. Nên dùng nhiều màu xanh nhạt, nhiều đồ trang trí bằng hoa lá.
Nhà nằm ở hướng Đông, cửa phòng khách hướng về phía Tây. Có thể bài trí đồ đạc một cách tự do nhưng phải dùng màu vàng làm màu Sắc chủ đạo cho cả gian phòng.
Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác. Có thể đúng theo huyết thống thì anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, vì anh A đã là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bất lịch sự. Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A. Tuy nhiên nếu ít tuổi quá mà gọi bằng ông cũng bất tiện, có khi phải hạ xuống một bậc mà gọi bằng chú mới thân mật.
Trong khi chúng tôi biên soạn gia phả có người bà con trong họ thắc mắc: Gia phả có nhầm lẫn gì giữa các chi trong họ ta hay không? Tại sao anh X. Còn ít tuổi hơn cháu nội tôi, mà tôi lại phải gọi anh X. bằng ông.
Xin trả lời: đó là hiện tượng phổ biến không có gì đặc biệt. Ngay trong một gia đình anh cả đã có con, mà chú út chưa ra đời: hiện tượng "Em bú chị dâu, cháu bú bà" là chuyện bình thường trong xã hội cũ, chỉ mới qua hai đời đã có sự chênh lệch 1 đời, vậy thì trong họ hàng qua nhiều đời, chênh lệch dăm ba đời không có gì là lạ.
ở nông thôn còn mối quan hệ giây mơ rễ má chằng chịt qua giữa thông gia, giữa bà con nội ngoại, nên cách xưng hô lại càng phức tạp, thông thường thì vợ chồng thống nhất cách xưng hô với ông chú bà bác bên nội bên ngoại như nhau, nhưng cũng có trường hợp do quan hệ huyết thống thân sơ khác nhau chồng gọi bằng em, vợ gọi bằng bác hay ngược lại. Nhưng dầu sao "Máu thoảng còn hơn nước lã", gọi nhau theo quan hệ gia tộc vẫn thân mật hơn gọi theo quan hệ xã hội.
Mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hai lưỡi. Con dao Đào Hoa trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ.
Đà Lạt là thành phố của mộng mơ và nổi tiếng bởi những cành hoa Anh Đào khoe sắc trong nắng ấm mùa xuân. Màu hồng nhạt của hoa Anh Đào như màu má của những người con gái Đà Lạt ở tuổi xuân thì hấp dẫn biết bao du khách, và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ. Có phải chăng vì vậy mà người ta đã dùng tên của loài hoa này làm biểu tượng cho những người có một sức hấp dẫn, thu hút người khác?
Trong khoa Tử Vi Đẩu Số, một phụ tinh có cùng ý nghĩa như vậy và cũng mang tên Đào Hoa, cho nên có thể nói, những người có số Đào Hoa thủ mệnh là mẫu người Đào Hoa mà chúng ta sẽ bàn đến. Sao Đào Hoa và Hồng Loan thường đi đôi và có cùng chung một đặc tính. Đào Hoa hành Mộc, Hồng Loan hành Thủy. Những sách Tử Vi không đề cập đến những vị trí đắc địa hay hãm địa của Đào Hồng. Tuy nhiên, có người căn cứ trên thực tại để định những vị trí tốt xấu của Đào Hồng. Như cung Mão được xem là vị trí tốt nhất của Đào Hoa vì cung Mão là thời điểm của bình minh, những cánh hoa còn đọng sương mai, khởi đầu của sự khoe sắc tươi thắm rực rở nhất trong ngày. Cung Ngọ là giữa trưa, hoa không còn tươi thắm nữa vì bị nắng cháy. Cung Tí thì ở vào ban đêm, là thời điểm mà hoa đã khép cánh.
Quan niệm này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn có những loài hoa chỉ nở về đêm như hoa Quỳnh, Dạ Lý Hương, Thiết Mộc Lan v.v… chỉ khoe sắc và tỏa hương nồng trong bóng tối mà thôi. Đã mang kiếp hoa thì tất phải sớm nở tối tàn, dù cho rực rở trong buổi bình minh thì có còn tươi thắm được đến buổi bình minh hôm sau chăng? Nhưng nếu nói theo quan điểm trên, Đào Hoa đắc địa ở Tí, Ngọ, Mão, Dậu tức là Tứ Tuyệt, Hồng Loan đắc địa ở Dần Thân Tỵ Hợi tức Tứ Sinh, thì quan điểm cũng có cái triết lý khi phân tích về bản chất của Đào Hồng, là hai sao biểu tượng cho phái nữ. Khi nói Đào Hoa ở Tứ Tuyệt, chúng ta có thể tưởng tượng hoàn cảnh của một cô con gái có nhan sắc nhưng tư nhỏ đã sinh sống trong một hoàn cảnh rất nghiệt ngã, khiến cho người con gái này phải có đầy đủ thủ đoạn để sinh tồn. Còn ngược lại, Hồng Loan ở tứ sinh như một người con gái khuê các, nên bản chất hiền lương đoan chính. Tuy vậy, theo thiển ý của người viết, vị trí của Đào Hồng không quan trọng bằng những sao mà Đào Hồng trao duyên gởi phận, và điều này sẽ được dẫn chứng ở phần sau. Ở đây, chỉ lấy một ví dụ, bất kể Đào Hoa ở vị trí nào mà khi gặp Hồng Loan và Thiên Hỷ thì trở thành bộ sao tốt gọi tắt là Đào Hồng Hỷ hay còn gọi là Tam Minh.
Đối với khoa Tử Vi, Đào Hồng đều là biểu tượng của sự sinh đẹp, cho nên có ý nghĩa chỉ về phái nữ nhiều hơn phái nam. Người có Đào Hoa hay Hồng Loan thủ mệnh, dù nam hay nữ đều có nhan sắc, đẹp trai, đẹp gái. Nét mặt lúc nào cũng vui tươi, tính tình vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt cái đẹp và cái nết của hai sao Đào Hồng khác nhau ở điểm nào? Khi nói về nhan sắc, hàm ý nói về phái nữ, cái đẹp của Đào Hoa là nét đẹp lộ liễu ra bên ngoài, lồ lộ như một đóa hải đường, vẻ đẹp mà khoa Tướng Mệnh gọi là Đào Hoa Diện, hoặc Đào Hoa Nhãn, là nét đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn thu hút người đối diện ngay từ phút ban đầu từ khuôn mặt, đôi mắt, cử chỉ, lời ăn tiến nói có vẽ lôi cuốn, lẳng lơ, hoặc có một lối sống buông thả…
Cái đẹp của Đào Hoa có thể nhìn thấy ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, từ một mệnh phụ phu nhân cho đến một người mẫu, một diễn viên, một thôn nữ, thậm chí một cô gái giang hồ… Nhưng địa vị và vẻ đẹp bên ngoài đó không bảo đảm là nết hạnh của họ cũng tốt đẹp như vậy. Còn nét đẹp của Hồng Loan là nét đẹp của sự nhu tình, duyên dáng, thanh cao, quý phái, đài các. Cái đẹp nghiêng nhiều về tinh thần hơn là vật chất. Nữ mệnh có Hồng Loan có thể chỉ là một người đàn bà nhan sắc trung bình, nhưng có duyên, là mẫu người nhu mì và có chiều sâu tâm hồn. Tuy nhiên, khi đi chung với Đào Hoa cả hai sẽ có ảnh hưởng tương hỗ nhau. Hồng Loan chỉ chế giảm được một phần nhỏ khuynh hướng vật chất và buông thả của Đào Hoa mà thôi, còn phần lớn là bị lôi cuốn bởi Đào Hoa. Ngoài ý nghĩa về nét đẹp và tính nết, Đào Hồng còn chủ sự nhanh chóng, sớm sủa, dễ dàng và may mắn.
Chẳng hạn, Đào Hồng tọa thủ ở Mệnh, cung Thiên Di, hay cung Quan Lộc là số của những người ra đời sớm, đi làm sớm hay có công danh sự nghiệp sớm hơn những người cùng lúa tuổi với mình. Đây cũng là số của những người có nhiều may mắn trong vấn đề học hành thi cử, và khi ra trường lại tìm được việc làm dễ dàng hơn những người khác. Nếu cung Tài Lộc có Đào Hồng tọa thủ thì đương số sớm làm ra tiền và kiếm tiền một cách dễ dàng. Nếu hai sao Đào Hồng gặp thêm Hỷ Thần hay Thiên Hỷ chủ sự may mắn về thi cử, sự thăng quan tiến chức, cũng là việc cưới hỏi. Hạn gặp Đào Hồng Hỷ là sự báo hiệu một tin vui sắp đến. Trong lãnh vực nghề nghiệp, Đào Hồng Hỷ chỉ những người sinh hoạt trong các bộ môn ca nhạc kịch, điện ảnh. Trong gia đình, Hồng Loan là biểu tượng của con gái, nếu Hồng Loan gặp Thiên Khôi là chỉ người trưởng nữ. Nhu vậy đối với khoa Tử Vi, mẫu người Đào Hoa là những người cung Mệnh có Đào Hoa hay Hồng Loan tọa thủ hay xung chiếu. Đặc tính đáng chú ý của họ là sức thu hút đối với người khác phái, họ là những người đắt đào, đắt kép, bước ra khỏi nhà là có người thương, người theo, có người sẳn sàng gánh vác, nâng đỡ mọi điều…
Tuy nhiên, người Đào Hoa không phải lúc nào cũng được may mắn tốt đẹp như vậy, nhất là đối với nữ phái. Nếu Đào Hồng bất hạnh trao duyên gởi phận cho những sao xấu thì thà đừng có Đào Hồng còn hơn. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hồng tọa thủ, gặp Hóa Kỵ, Riêu hay Thai đồng cung hay hợp chiếu, thì đương số là người đàn bà đẹp nhưng lẳng lơ, buông thả và cuộc đời sẽ trầm luân với những buồn thương sầu hận. Nếu Đào Hồng những sát tinh như Không Kiếp thì có thể nói là một nỗi bất hạnh cho đương số. Chúng ta lấy cuộc đời của Vương Thúy Kiều để làm một ví dụ điển hình: mối tình đầu vừa chớm nở đã đành trao lại cho em để bán mình vào lầu xanh. Tấm thân đã phải đổi chủ biết bao nhiêu lần, rồi xuống tóc, rồi trầm mình, nhưng nợ trần đâu dễ phủi tay? Đó là mẫu người Đào Hoa lụy vì tình, oan nghiệt vì tình, vì nhan sắc mà gặp tai họa, hoặc là lâm vào hoàn cảnh mà người đời thường hay gọi “trao duyên nhầm tướng cướp” Nếu Đào Hồng ngộ Thiên Không thì cũng như Đào Hoa gặp lửa, chắc chắn duyên phận phải bẽ bàng và có thể xa lánh cõi đời bằng con đường tu hành như chuyện Lan và Điệp.
Đối với nam giới, nếu cung Quan Lộc có Đào Hồng thì đương số ra đời sớm lý do có thể là do tính thích tự lập hoặc vì hoàn cảnh đưa đẩy. Họ cũng là người lập được công danh sự nghiệp rất sớm, và điều đáng nói là sự thành công đó không hẳn hoàn toàn do khả năng của chính họ mà một phần là do sự nâng đỡ, giúp sức của người khác phái, nguyên nhân chính là vấn đề tình cảm. Tương tự, đối với nam mệnh mà cung Tài Lộc có Đào Hồng thì đương số làm ra tiền một cách dễ dàng. Nếu lá số tốt đẹp họ có thể là những người giàu có lúc còn trẻ tuổi, và chắc chắn rằng sự thành đạt đó không thể thiếu sự góp phần của người khác phái bởi những quan hệ tình cảm đặc biệt nào đó., và đôi khi đó chỉ là tình cảm một chiều. Chúng ta thường nghe câu: “sau lưng một người đàn ông thành công là bóng dáng của một người đàn bà tài giỏi” Nhưng không phải Đào Hồng lúc nào cũng cũng được may mắn tọa thủ trong một lá số tốt đẹp để biểu tượng cho một người đàn bà giỏi.
Nam số nếu Mệnh hay cung Quan có Đào Hồng gặp hung tinh, sát tinh thì hậu qủa sẽ là những gì mà cựu Tổng Thống Clinton hay Thái Tử Charles đã gánh chịu. Bởi vậy, trong lá số của người đàn ông nếu Đào Hồng gặp những sao tốt như Tử Phủ hay Nhật Nguyệt…thì đương số được công thành danh toại. Với phái nữ, đó là hình ảnh của một người vợ “vượng phu ích tử”, một hồng nhan tri kỷ. Ngược lại, Đào Hồng gặp những sao xấu, thì Đào Hồng cũng là một hồng nhan nhưng cũng là họa thủy. Chẳng hạn như Đào Hồng ngộ Không Kiếp ở cung Mệnh hay cung Quan Lộc, nhẹ thì như đã nói ở trên, nặng thì chung cuộc có khác gì cảnh Hạng Võ phải biệt Ngu Cơ rồi tự vẫn bên bờ Ô Giang. Hoặc nam mệnh có Đào Hồng tọa thủ ở cung Tài Lộc gặp Song Hao, Địa Kiếp thì tiền kiếp được cũng nhờ đàn bà, tán gia bại sản cũng vì đàn bà. Đối với khoa Tử Vi, không phải chỉ có hai sao Đào Hoa và Hồng Loan là biểu tượng cho mẫu người đào hoa mà còn có nhiều sao khác như Liêm Trinh, là một sao võ cách nhưng vẫn được mệnh danh là đào hoa tinh. Ý nghĩa đào hoa của Liêm Trinh thường dùng cho Nam nhiều hơn Nữ. Đàn ông cung Mệnh có Liêm Trinh, dù đắc hay hãm cũng là người có số đào hoa họ có duyên ngầm, có một nét đa tình nào đó dễ thu hút người khác phái. Tuy Liêm Trinh là một sao về võ cách nhưng bản tính vốn liêm khiết và tự trọng cho nên trong tình trường, họ thường bị người khác phái chủa động và tấn công trước.
Trong lĩnh vực tình cảm, Liêm Trinh có những đặc tính gần với Hồng Loan hơn là Đào Hoa. Tham Lang cũng là một đào hoa tinh, nhưng tình cảm của Tham Lam rất giống Đào Hoa, nặng về vật chất, buông thả, sa đọa. Nếu cung Mệnh an tại Tí có Tham Lang tọa thủ là cách “phiếm Thủy Đào Hoa” = Hoa đào trôi theo dòng nước, chỉ những người có tâm hồn lãng mạn, đường tình lao đao lận đận, hoặc những người có cuộc sống buông thả, phong trần. Cách Phiếm Thủy Đào Hoa có nghĩa ý đối với phái nữ nhiều hơn Nam. Âm cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Thái Âm mặt trăng, là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cung Mệnh hay cung Phúc Đức có Thái Âm thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêu chuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệt đối với nam mệnh, nếu Thái Âm tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đào hoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy. Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách như Thai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Thiên Di…. đều là đặc tính của mẫu người đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những sao mà chúng đi chung.
Con dao Đào Hoa trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ. Âm cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Thái Âm mặt trăng, là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cung Mệnh hay cung Phúc Đức có Thái Âm thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêu chuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệt đối với nam mệnh, nếu Thái Âm tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đào hoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy. Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách như Thai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Thiên Di…. đều là đặc tính của mẫu người đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những sao mà chúng đi chung. Những sao khắc chế được tính đào hoa gồm có Thái Dương, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tứ Đức, Thiên Hình, Thiên Không…riêng đối với nữ mệnh, Thiên Hình và Thiên Không có tác dụng khắc chế qúa mạnh, không những làm mất hết tánh đào hoa mà còn khiến đương số phải chịu cảnh lận đận trên đường tình duyên. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hoa gặp Thiên Hình, đây là người đàn bà có nhan sắc, nhưng tâm hồn khô khan, ăn nói không duyên dáng…hay nói một cách khác, đúng xa mà nhìn thì thấy đẹp, nhưng đến gần thì chỉ là một cành hoa giấy. Từ những nét vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng ý nghĩa chính của Đào Hồng là sự sinh đẹp và tình ái. Cho nên Đào Hồng thích hợp với tuổi trẻ hơn là lúc về già. Vì vậy, trong tiền vận hay trung vận nếu gặp Đào Hồng + sát tinh nhập hạn thì cũng không đáng sơ như khi ở hậu vận, nhất là đối với những người mệnh Vô Chính Diệu. Và sau hết, chúng ta cũng đừng quên rằng, mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hai lưỡi. Con dao Đào Hoa trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ.