Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Một số phương án cải thiện ban công(phần 1) –

Nhà ở lấy được ánh sáng tự nhiên sẽ tiết kiệm được nguồn năng lượng, khiến cho tinh thần mọi người thoải mái dễ chịu. Hầu hết các nhà thiết kế đều chủ ý đến không gian ban công, nếu diện tích nhà nhỏ cách làm thông thường là làm thông ban công với ph

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

òng cạnh nó, tạo ra không gian phòng rộng hơn; nếu diện tích nhà đủ rộng thì việc cân nhắc bố trí ban công sẽ nhẹ nhàng hơn. Bất luận là mở rộng không gian hay tạo không gian mới, quan trọng nhất vẫn là ý tưởng sáng tạo.

ban-cong-dep-2011

Việc cải tạo ban công đã có lịch sử khá lâu, ban công có sớm nhất được tạo cho phòng bếp và phòng tắm. Sau này đã xuất hiện ban công thiết kế cho phòng luyện tập thể thao, vườn hoa, phòng trà. Mỗi phương pháp cải tạo đều tồn tại điếm khiếm khuyết của nó. Vì vậy, khi chọn phương án cải tạo ban công phải coi trọng dến chức năng theo nhu cầu thông thường nhất của bản thân, cố gắng nâng cao hiệu suất sử dụng nó.

Ban công có rất nhiều chức năng, có thể trở thành bộ phận kéo dài ra của phòng khách, làm tăng tính thông thoáng của không gian, cũng có thể trở thành không gian giải trí độc lập, cũng có thể là nơi nghỉ ngơi, thư giãn. Dưới đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề cải tạo ban công, xin cung cấp để độc giả tham khảo.

(1)     Biến ban công thành phòng ở

Để tận dụng hết không gian ban công, người ta hay cải tạo nối thông nó với phòng bên cạnh, đồng thời dùng cửa sổ thấp có rèm che ngăn cách với bên ngoài. Diện tích phòng ngủ quá nhỏ hoặc thiếu ánh sáng nghiêm trọng có thể dùng phương án này để mở rộng không gian sử dụng, tăng thêm ánh sáng trong phòng.

(2)     Ban công là một phòng sách nhỏ

Diện tích nhà hẹp thường không có không gian phòng sách hoặc phòng làm việc riêng, nếu cải tạo làm thông ban công với bên trong nhà, đó có thể trở thành một phòng sách mới.

(3)    Ban công biến thành khu chứa đồ.

Nhà ở với không gian thu nạp quá ít, từ phòng bếp, lối đi không thể nào thấy được bên ngoài, nếu ban công cạnh phòng bếp thì góc ban công có thể cải tạo làm nơi đặt tủ chứa đồ, nơi chứa hoa quả, thức ăn hàng ngày ăn không hết hoặc chứa những vật phẩm không thường dùng.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Một số phương án cải thiện ban công(phần 1) –

Giải mã vận mệnh người tuổi Đinh Mùi theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử vi của người sinh năm Đinh Mùi có Đinh là âm Hỏa, Mùi là âm Thổ, Hỏa thổ tương sinh, có năng lực, có phú quý trong đời.
Giải mã vận mệnh người tuổi Đinh Mùi theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tử vi của người sinh năm Đinh Mùi có Đinh là âm Hỏa, Mùi là âm Thổ, Hỏa thổ tương sinh, có năng lực, có phú quý trong đời.


Giai ma van menh nguoi tuoi Dinh Mui theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh 2
 
Xem tử vi cho người sinh năm Đinh Mùi thì thái độ ngay thẳng, cả đời phú quý, cơm áo sung túc, quy tụ được bạn bè hào kiệt, chí lớn, mưu sự thắng ý trời. Lục thân (cha, mẹ, vợ/ chồng, anh, em, con cái) tình cảm không gắn bó, tuổi trẻ nhiều sóng gió, trung vận sự nghiệp mới có thành tựu. Nữ mệnh tuổi già thịnh vượng, vợ chồng tình cảm tốt đẹp nhưng hình khắc con cái nên chỉ có một con duy nhất.   Người tuổi Đinh Mùi sinh vào mùa xuân, hạ thì ctgioir thu vén, cần kiệm, sinh vào mùa thu, đông thì sáng tạo, độc đáo, cơ mưu xuất chúng, trải qua nhiều tranh đoạt.    Lục Thập Hoa Giáp của Đinh Mùi tọa Quan, có xinh đẹp bề ngoài cùng tài ăn nói, nho nhã lễ độ, hòa đồng. Đinh Mùi nạp âm Thiên Hà Thủy, mưa trên trời làm dịu mát vạn vật nên có tâm từ bi, nhân từ, đức độ, trí tuệ rộng rãi, theo đường chính đạo.   Tử vi của người sinh năm Đinh Mùi này không cần lo ăn lo mặc, thích trưng diện, phô trương. Vì có sao may mắn nên nhân duyên tốt, nhận được sự dẫn dắt của người đi trước, vượng vận có thể phát huy tài nghệ, công thành danh toại. 
Giai ma van menh nguoi tuoi Dinh Mui theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh 2
 
Thiên Hà Thủy Đinh Mùi là mưa nhỏ, Thủy nhỏ, phong sương tận xương, chỉ đủ làm dịu mát, không đủ để úng ngập nên gặp Thổ tất bị khắc, cũng không thế áp chế được Hỏa nên nếu kết hợp với người nạp âm Thổ hoặc nạp âm Hỏa thì sẽ yếu thế, đối đầu sẽ thua thiệt.
 
Người này tính khí dịu dàng, nhược điểm là không kiên nghị, không quyết liệt, hay mềm lòng nên chí có thể phát nhỏ, không thể phát lớn, chỉ làm nhân viên chứ không thể làm lãnh đạo. Nữ mệnh nhu hòa tốt hơn nam mệnh nhu nhược. 
► Khám phá Tử vi trọn đời của bạn bằng công cụ xem bói tử vi chuẩn xác

Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 6) Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 5) Số mệnh đặc trưng của Lục Thập Hoa Giáp trong tử vi đẩu số (phần 4)
Trần Hồng
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã vận mệnh người tuổi Đinh Mùi theo Lục Thập Hoa Giáp

Toát mồ hôi khi chinh phục 3 chòm sao nữ cao thủ

Với 3 chòm sao nữ cao thủ dưới đây, nếu không biết cách thì chẳng những không khiến người đẹp vừa lòng mà còn bị bẽ mặt nữa đấy.
Toát mồ hôi khi chinh phục 3 chòm sao nữ cao thủ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Con gái ai mà chẳng thích được tán tỉnh, săn đón, nhưng các chàng đừng tưởng giở vài chiêu vặt vãnh ra là nàng nào cũng xiêu nhé. Với 3 chòm sao nữ cao thủ dưới đây, nếu không biết cách thì chẳng những không khiến người đẹp vừa lòng mà còn bị bẽ mặt nữa đấy.


Toat mo hoi khi chinh phuc 3 chom sao nu cao thu hinh anh 2
 

Hạng 3: Thiên Bình

  Chòm sao nữ cao thủ này trời sinh đã là siêu sao về tình trường, mấy trò theo đuổi con gái bình thường trong mắt Thiên Bình chỉ là trò ấu trĩ mà thôi. Rất có khả năng đối phương nhọc nhằn khổ sở chuẩn bị để mong nàng ấy cảm động thì kết quả nhận được chỉ là nụ cười đầy bí hiểm, cao cao tại thượng.   Muốn chiếm được cảm tình của Thiên Bình, cần thay đổi chiến thuật, đừng dùng chứng mẹo tán tỉnh này nọ. Bạn cần thể hiện được sự lãng mạn, chân thành và tạo chút bất ngờ nữa. nên để Thiên Bình biết rằng bạn đang thật lòng theo đuổi cô ấy chứ không chỉ là chơi bời.   

Hạng 2: Xử Nữ

  Bản tính của cô gái Xử Nữ là xoi mói, dù là chuyện nhỏ nàng ấy cũng không bỏ qua đâu, huống chi là chuyện trọng đại như lựa chọn người yêu. Trong mắt không muốn vương dù chỉ một hạt bụi nên bất kì phương diện nào mà bạn có khuyết điểm thì đều coi là chưa hợp lệ.    Vì thế, theo đuổi chòm sao nữ cao thủ này phải tìm hiểu xem cô ấy thích gì, căn cứ vào đó mà sửa mình theo sở thích của nàng ấy, bày ra tối đa ưu điểm, thận trọng từng bước mới thành công công được. Cố gắng chiều Xử Nữ một chút, việc nào không quá đáng thì nhường nhịn, dĩ hòa vi quý. 
Toat mo hoi khi chinh phuc 3 chom sao nu cao thu hinh anh 2
 

Hạng 1: Hổ Cáp

  Sinh ra đã mang cảm giác thần bí, không ai có thể hiểu rõ cô nàng Hổ Cáp đang nghĩ gì nên đại đa số đều mù quáng, không biết nàng ấy thích gì, ghét gì. Rồi vô tình làm sai thì mọi sự coi như đi tong rồi, chẳng những không theo đuổi được còn làm Hổ Cáp ghét.   Người ta nói biết người biết ta trăm trận trăm thắng nên đối với người mà cái gì cũng không biết thì không thể chinh phục Hổ Cáp được đâu. Nhất định phải làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu rõ về cô nàng và có sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện. Đúng là chòm sao nữ cao thủ, muốn với tới cũng gian nan.  
4 cô nàng hoàng đạo không biết làm nũng người yêu Những sao nữ mang danh “Sở Khanh” 5 chòm sao nữ khiến các chàng trai si mê vọng tưởng

Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Toát mồ hôi khi chinh phục 3 chòm sao nữ cao thủ

Tướng phụ nữ lông mày rậm –

Ông cha từ xưa đã có câu : “Hồng diện âm thủy; trường mi hạ tố mao; triết yêu âm huyệt hạ; trường túc bất chi lao” để mô tả ngoại hình của người phụ nữ có nhu cầu cao trong tình dục. Cùng bắt đầu với vế đầu tiên tức : Hồng diện âm thủy. Ở đây hiểu th
Tướng phụ nữ lông mày rậm –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng phụ nữ lông mày rậm –

Mơ thấy màu xám sức khỏe bị giảm sút

Giấc mơ về màu sắc luôn biểu thị các ý nghĩa khác nhau. Có màu dự báo điềm lành nhưng cũng có màu lại dự báo chuyện không vui chút nào.
Mơ thấy màu xám sức khỏe bị giảm sút

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Mo thay mau xam suc khoe bi giam sut hinh anh
Ảnh minh họa

Màu bạc tượng trưng cho sự công bằng và thuần khiết. Nó là biểu tượng của sinh lực có tính bảo vệ nào đó. 

Màu be tượng trưng cho khái niệm cơ bản, yếu tố cần thiết và hình thức trần trụi nhất. Nó cũng có thể ám chỉ lập trường trung tính hay không thành kiến của bạn.

Nếu nằm mơ thấy màu chàm mang ý nghĩa là tính chất tinh thần và sự bảo vệ thần thánh. Nó còn ngụ ý về sự lừa gạt. 

Đào là màu của tình yêu, ngây thơ và trí thông minh. 

Thấy màu đỏ tía trong mơ, biểu tượng cho sự giàu sang, thành công và thịnh vượng. Nó biểu thị sức mạnh tiềm tàng của bạn. 

Màu hoa vân anh tượng trưng cho sự nối kết tâm hồn và sự trầm tư mặc tưởng của bạn. Bạn đang để quan điểm cũ ra đi và sẵn sàng cho sự thay đổi. Màu này cũng liên quan tới tính ổn định của cảm xúc. 
 
Màu hồng tượng trưng cho tình yêu, niềm vui, sự ngọt ngào, hạnh phúc, sự yêu mến và lòng tốt. Việc đang yêu hoặc chữa trị bằng tình yêu cũng ám chỉ màu này. 
 
Còn nếu trong giấc mơ xuất hiện màu hồng sậm trong mơ tượng trưng cho tình dục và thói dâm ô.

Màu mòng két tượng trưng cho tính chất đáng tin cậy, sự tận tâm và chữa lành bệnh. Nó còn là biểu tượng của sự hướng dẫn tinh thần và người dạy học.
 
Màu nâu mang ý nghĩa là tính chất trần tục, tính thực tế, sự an nhàn thể xác và gia đình, chủ nghĩa bảo thủ và tính thiên về vật chất. Màu nâu còn tượng trưng cho đất và hành tinh này. 
 
Màu nâu sẫm là biểu tượng của dũng khí, sự can đảm, đức tính anh dũng và sự khỏe mạnh. 

Màu ngọc lam là biểu tượng của sức mạnh chữa lành bệnh và sinh lực tự nhiên. Nó thường liên quan với mặt trời, lửa và sức mạnh giống đực. 

Màu tía biểu thị cho sự tận tâm, khả năng chữa lành bệnh, sự âu yếm, lòng tốt và lòng trắc ẩn. Nó cũng là màu của hoàng gia, địa vị xã hội cao và phẩm giá tốt. 

Chiêm bao thấy màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, hoàn hảo, thanh bình, tính ngây thơ, thái độ đường hoàng, tính sạch sẽ, ý thức và sự khởi đầu mới. Có thể bạn đang trải qua sự thức tỉnh hoặc có cái nhìn mới về cuộc sống. Tuy nhiên, trong những nền văn hóa phương Đông, màu trắng liên quan với cái chết và tang tóc. 

Màu xám tượng trưng cho sự sợ hãi, suy sụp, sức khỏe kém, sự mâu thuẫn trong tư tưởng và sự rối loạn. Có thể bạn cảm thấy dè dặt hay muốn đứng tách riêng ra. 

Theo Bí ẩn điềm chiêm bao

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy màu xám sức khỏe bị giảm sút

Sự kì diệu của Chú Đại Bi

Chú Đại bi hay còn gọi là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm, là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ.
Sự kì diệu của Chú Đại Bi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc. Liệu sự kì diệu của chú Đại Từ Bi có thật sự như lời đồn của dân gian không?   Theo Phật giáo, chú Đại Từ Bi được ra đời khi Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bây giờ mời ở ngôi sơ địa, khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa.

Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Ngay lập tức, ngài thành tự ý nguyện.

Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát, mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.
 

Su ki dieu cua Chu Dai Bi  hinh anh
 

Sự kì diệu khi đọc chú Đại Bi:

  1.     Không bị chết vì đói khát, khốn khổ.   2.     Không bị chết vì gông, tù, đòn roi;   3.     Không bị chết vì oan gia thù nghịch;   4.     Không bị chết vì chiến trận tương tàn;   5.     Không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại;   6.     Không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp;   7.     Không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu;   8.     Không bị chết vì trúng phải độc dược;   9.     Không bị chết vì cổ độc tác hại;   10.  Không bị chết vì điên loạn, mất trí;   11.  Không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp;   12.  Không bị chết vì kẻ ác thư ếm;   13.  Không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại;   14.  Không bị chết vì ác bệnh triền thân;   15.  Không bị chết vì tự sát, tự tử.”   Về tâm linh, sự linh nghiệm, kì diệu của chú Đại Từ Bi được dân gian lưu truyền, đây được xem như là “thần chú của Phật Pháp”. Con người tin rằng, chỉ cần thành tâm cầu nguyện thì sự kì diệu sẽ xảy ra, giúp cứu khổ cứu nạn, bảo vệ con người trước những khó khăn của cuộc sống, biến ước nguyện chính đáng của con người thành hiện thực.  Đọc Thần Chú Đại Bi, tiêu tai giải nạn.

Su ki dieu cua Chu Dai Bi  hinh anh 2
 

Bài kinh tụng chú Đại Bi


Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
 2. Nam mô a rị da
 3. Bà lô yết đế thước bát ra da
 4. Bồ Đề tát đỏa bà da
 5. Ma ha tát đỏa bà da
 6. Ma ha ca lô ni ca da
 7. Án
 8. Tát bàn ra phạt duệ
 9. Số đát na đát tỏa
 10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
 11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
 12.Nam mô na ra cẩn trì
 13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
 14.Tát bà a tha đậu du bằng
 15.A thệ dựng
 16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
 17.Na ma bà dà
 18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
 19.Án. A bà lô hê
 20.Lô ca đế
 21.Ca ra đế
 22.Di hê rị
 23.Ma ha bồ đề tát đỏa
 24.Tát bà tát bà
 25.Ma ra ma ra
 26.Ma hê ma hê rị đà dựng
 27.Cu lô cu lô yết mông
 28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế
 29.Ma ha phạt xà da đế
 30.Đà ra đà ra
 31.Địa rị ni
 32.Thất Phật ra da
 33.Giá ra giá ra
 34.Mạ mạ phạt ma ra
 35.Mục đế lệ
 36.Y hê di hê
 37.Thất na thất na a
 38 Ra sâm Phật ra xá lợi
 39.Phạt sa phạt sâm
 40.Phật ra xá da
 41.Hô lô hô lô ma ra
 42.Hô lô hô lô hê rị
 43.Ta ra ta ra
 44.Tất rị tất rị
 45.Tô rô tô rô
 46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
 47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
 48.Di đế rị dạ
 49.Na ra cẩn trì
 50.Địa rị sắc ni na
 51.Bà dạ ma na
 52.Ta bà ha
 53.Tất đà dạ
 54.Ta bà ha
 55.Ma ha tất đà dạ
 56.Ta bà ha
 57.Tất đà dũ nghệ
 58.Thất bàn ra dạ
 59.Ta bà ha
 60.Na ra cẩn trì
 61.Ta bà ha
 62.Ma ra na ra
 63.Ta bà ha
 64.Tất ra tăng a mục khê da
 65.Ta bà ha
 66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
 67.Ta bà ha
 68.Giả kiết ra a tất đà dạ
 69.Ta bà ha
 70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
 71.Ta bà ha
 72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
 73.Ta bà ha
 74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
 75.Ta bà ha
 76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
 77.Nam mô a rị da
 78.Bà lô kiết đế
 79.Thước bàn ra dạ
 80.Ta bà ha
 81.Án. Tất điện đô
 82.Mạn đà ra
 83.Bạt đà gia
 84.Ta bà ha.
 

Su ki dieu cua Chu Dai Bi  hinh anh 2
 

Sự linh ứng kì diệu của chú Đại Bi

  Tụng Chú Đại Bi, diệt trừ ác nghiệp, được hưởng phúc lành. Việc đọc chú Đại Từ Bi với lòng thành tâm đã giúp một người phụ nữ sau bao nhiêu năm tưởng chừng vô sinh đã có con.

Chuyện kể rằng : “Một người phụ nữ đã kết hôn được vài năm, trải qua biết bao gian nan khổ cực mới an cư lạc nghiệp và bắt đầu lên kế hoạch sinh con, qua vài tháng nhưng không có thai.

Khi đi kiểm tra chi tiết tại bệnh viện chuyên khoa, nhưng tất cả đều bình thường! Bác sĩ cũng kê cho một ít thuốc uống, nhưng qua mấy tháng cũng không có kết quả gì. Bạn bè và người nhà thấy vậy khuyên đi hỏi thần linh.

Su ki dieu cua Chu Dai Bi  hinh anh 2
 
Trong tình cảnh đó, người phụ nữ này quyết định dùng một trong những pháp môn đã tu tập nhiều năm, là pháp môn phổ biến của các Phật tử, đó là trì niệm Chú Đại Bi và danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát với lời cầu nguyện:

"Đệ tử tên là … , cầu xin Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi xót thương, ban cho đứa con trai để tận hiếu đạo, đệ tử nguyện mỗi ngày trì tụng Chú Đại Bi 20 lần, dù mưa dù gió, thời hạn là một năm, cố gắng giữ Phật quy ngũ giới, hôm nay nguyện hành thọ, hộ trì Phật Pháp (phóng sinh, bố thí, tán trợ Phật pháp và in ấn Kinh sách), không dám vi phạm. Một thời gian sau, cơ thể có dấu hiệu khác thường liền đi khám. Sau khi bác sĩ kiểm tra, kết luận có tin vui. Quán Thế Âm Bồ Tát quả thực linh ứng cho một đứa con trai như ý muốn”.
  Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú này với tất cả tâm thành, có khả năng sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên, không có gì có khả năng ngăn nổi.. Trong cõi dục giới này, con người đâu có mong cầu điều gì hơn ngoài an lạc, hạnh phúc và sống lâu. Thần chú Đại Bi sẽ giúp mọi người đạt được những ước muốn này như Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa. Tuy nhiên, cũng tùy vào nhân duyên nữa. Hãy cầu nguyện thật thành tâm để có những điều mình mong muốn nhé.

Trang Anh



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sự kì diệu của Chú Đại Bi

Infographic: 9 loại mặt NGƯỜI dạ THÚ

Người có duyên đọc được sẽ thấy cuộc sống hiện tại chính là tấm gương phản chiếu tương lai. Ngấm được lời Phật dạy, ta không cần phải nhờ thầy xem bói; sướng
Infographic: 9 loại mặt NGƯỜI dạ THÚ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 Người có duyên đọc được sẽ thấy cuộc sống hiện tại chính là tấm gương phản chiếu tương lai. Ngấm được lời Phật dạy, ta không cần phải nhờ thầy xem bói; sướng khổ trong đời sống này đều cho chính mình quyết định.

Infographic 9 loai mat NGUOI da THU hinh anh goc
 
► Cùng đọc châm ngôn cuộc sống hay và suy ngẫm

Kiếm Phong

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Infographic: 9 loại mặt NGƯỜI dạ THÚ

Bạn sẽ gặp tình yêu đích thực ở đâu

Bạn sẽ dễ gặp một nửa của mình ở hộp đêm, ở trường học, nơi làm việc hay chỗ nào?
Bạn sẽ gặp tình yêu đích thực ở đâu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Quy tắc bói bài:

1. Nhắm mắt, giữ trạng thái tĩnh trong 30 giây.

2. Tự hỏi thầm bản thân: “Mình sẽ gặp tình yêu đích thực ở đâu".

3. Chọn một lá bài theo trực giác và xem đáp án.

ban-se-gap-tinh-yeu-dich-thuc-o-dau ban-se-gap-tinh-yeu-dich-thuc-o-dau-1 ban-se-gap-tinh-yeu-dich-thuc-o-dau-2 ban-se-gap-tinh-yeu-dich-thuc-o-dau-3

Maruko (theo Meiguoshenpo)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn sẽ gặp tình yêu đích thực ở đâu

Mơ thấy đi du lịch: Mưu cầu tự do và độc lập –

Nếu một người rời khỏi môi trường quen thuộc, ví dụ như bước chân xa nhà, tức họ đang cố thoát khỏi mô thức của những hành vi cũ kỹ, hoặc những thói quen cố hữu. Một hy vọng bức thiết đang bùng cháy trong tim người nằm mơ. Họ khát khao đi tìm sự tự d
Mơ thấy đi du lịch: Mưu cầu tự do và độc lập –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy đi du lịch: Mưu cầu tự do và độc lập –

Tín lý phồn thực qua mâm ngũ quả

Lâu nay, nói đến mâm ngũ quả, người ta hay liên tưởng đến ý nghĩa đơn giản từ việc mượn tên các loại quả để nói lên khát vọng về “cầu vừa đủ xài sung…”. Thực ra, nó vẫn là hơi hám tàn dư của tín lý phồn thực.
Tín lý phồn thực qua mâm ngũ quả

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là “mâm ngũ quả”. Ở Trung bộ gọi là mâm “quả tử” – nghe ra tuồng như lưu ý đến hạt/tử, hay nói rõ là “quả có hạt”, hơn là quả nói chung, tức có hơi hám của tàn dư tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi.


Một biến thể “mượn tên”

Hỏi kỹ ra gọi là ngũ quả nhưng không ai rõ quy định là những thứ quả gì mà dường như tuỳ địa phương, tuỳ sự được mùa quả từng năm mà người ta chọn mua hay hái để dâng cúng tổ tiên.
Tiêu chuẩn lý tưởng là quả tốt, có màu sắc đẹp và càng có giá trị là các loại quả quý hiếm. Điều kiêng kỵ là các loại quả có tên gọi đồng âm với từ có nghĩa xấu theo đó, cá biệt có nơi người ta kỵ cam (cam chụi), chuối (chúi: chúi đầu, chúi mũi; tức vất vả)… Ngược lại, cũng theo tên gọi, các loại trái ở Nam bộ, người ta thích thơm (thơm tho, thơm danh), sung (sung túc); đủ một câu thể hiện sự mong ước khiêm tốn gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (cầu vừa đủ xài); quá mức đầy đủ một bậc mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu vừa đủ xài sung)… Nói chung, mâm “ngũ quả” như vậy là một biến thái có thể coi là mới mẻ mà xu hướng chủ đạo là “tá âm”.

Ngũ - biểu hiện sự sống

Truy nguyên cội nguồn của mâm ngũ quả buộc chúng ta phải xem xét đến hai thành tố của tên gọi: ngũ (số 5) và quả (trái cây), rồi sau đó mới nói đến ngũ quả.

Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả.

Đối với cư dân nông nghiệp ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ đạo và ngũ quả (trái cây nói chung) là thứ yếu. Do đó, theo Chiêm thư người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc: 1) Mận chủ vào đậu; 2) Hạnh chủ về lúa mì; 3) Đào chủ vào tiểu mạch; 4) Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương; 5) Tảo (táo) chủ vào lúa. Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ biến trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bởi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.

Quả - biểu tượng của sung túc

Trái cây là thứ lễ vật xuất hiện khá sớm trong việc cúng kiếng bên cạnh các loài thú hiến tế (heo, bò, dê: tam sinh; hoặc bình dân hơn: gà, vịt, tôm, cua, cá). Theo khoa nghi nhà Phật, trong danh mục lễ vật lục cúng hay thập cúng có hương (nhang), đăng (đèn), hoa, trà, quả, thực… Tuy nhiên, ở đây, nghi lễ nhà Phật cũng không quy định rõ là quả gì.

Quả/trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử-hiểu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn. Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế…

Trong văn hoá, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng- hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bởi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên…

Lựu được biểu trưng cho sinh con (lựu khai bách tử), dưa hấu nhiều hạt cũng có ý nghĩa tương tự như lựu. Mơ, đào, bầu, phật thủ… đều có ý nghĩa biểu trưng riêng, song đều hội ý chúc tụng cát tường, như ý.

Tóm lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của chúng ta là một “sản phẩm văn hoá” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo” và bắt nguồn từ cái nhìn liên tưởng mang tính chất trải nghiệm từ thực tế sinh trụ dị diệt của thực vật.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tín lý phồn thực qua mâm ngũ quả

Mơ thấy máu –

Có nhiều người quan niệm rằng mơ thấy máu là giấc mơ dữ, báo trước những điều xấu có thể sắp xảy ra. Tuy nhiên, không phải giấc mơ nào về máu cũng là như vậy. Chẳng hạn, nếu bạn mơ thấy máu chảy ra nhiều là giấc mơ lành báo rằng chuyện làm ăn của bạn
Mơ thấy máu –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy máu –

Ý nghĩa của sao Quan Phủ

Sao Quan Phủ có ý nghĩa giống sao Quan Phù, tuy nhiên không hội chiếu với Thái Tuế. Chính vì điều này mà có thể phân biệt điểm khác biệt giữa Quan Phủ - Quan Phù.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa của sao Quan Phủ

Ý nghĩa của sao Quan Phủ

Hành: Hỏa

Loại: Phù Tinh, Hình Tinh

Đặc Tính: Lý luận, quan tụng, thông minh, sắc bén

Phụ tinh. Là sao thuộc vòng Lộc tồn - 17 sao là Lộc tồn, Kình dương, Đà la, Quốc ấn, Đường phù, Bác sĩ, Lực sĩ, Thanh long, Tiểu hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ.

Sao Quan Phủ có ý nghĩa giống sao Quan Phù, tuy nhiên không hội chiếu với Thái Tuế. Chính vì điều này mà có thể phân biệt điểm khác biệt giữa Quan Phủ - Quan Phù.  

Ngoài các ý nghĩa tương tự sao Quan Phù, sao Quan Phủ nếu đồng cung (hội chiếu) với Thái Tuế sẽ khiến việc khiếu kiện, việc công vô cùng trắc trở, đặc biệt là kiện tụng, đấu tranh pháp lý...

Quan Phủ chủ khẩu thiệt thị phi không nên gặp thêm Hóa Kị hoặc Thiên Hình càng rắc rối nhất là đối với vận hạn. Không gặp Hình Kị tự nó vô lực. Có câu phú:

"Quan Phủ Thái Tuế một miền 

Đêm ngày chầu chực cửa công mỏi mòn"

Căn cứ vào câu phú trên đây thì gặp Thái Tuế còn nặng hơn Hình Kị. Quan Phủ thuộc Hỏa


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa của sao Quan Phủ

Sao tài tinh nào trợ lực tiền tài của bạn?

Theo Lý luận của Tử vi đẩu số thì sao, mệnh cách, mệnh bàn khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới tài vận của con người,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo Lý luận của Tử vi đẩu số thì sao, mệnh cách, mệnh bàn khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới tài vận của con người, có tổn thất có ích lợi có tai họa có phúc đức. Chỉ khi hiểu rõ được mối quan hệ giữa các sao, mệnh cách, mệnh bàn với tài vận thì mới có thể đón lợi tránh hại thu thập được nguồn tài.

saotaitinhtroluctientai

Sao tài tinh trợ lực nhất cho tiền tài

1. Sao Thiên phủ: Sao tọa tài

Sao Thiên phủ là “sao tài khố”, là tài khố ở trên trời, là cơ sở của phú quý, chủ “tiền tài, điền trạch, bổng lộc”.

Tài khố của sao Thiên phủ thuộc về tài của quan tước bổng lộc, vì vậy không thích hợp với việc kinh doanh thương mại.

Nguồn tài của sao Thiên phủ tương đối ổn định, thường là có từ tài sản kế thừa của tổ tông hoặc do tự mình tích lũy được, đối với tiền tài vô cùng bảo thủ cẩn thận, thường rất trân trọng tiền bạc.

2. Sao Vũ khúc: Sao chính tài

Sao Vũ khúc là “sao chính tài”, chủ “tiền tài”. Chính tài của sao Vũ khúc giống như mỏ vàng, bẩm sinh vốn đã có tính chất tài lộc, khiến cho người ta giỏi việc quản lý tiền tài. Nhưng trước tiên cần phải có sự nghiệp, đồng thời chăm chỉ nỗ lực sau khi kinh doanh thành công thì nguồn tài mới cuồn cuộn đến, đồng thời thường sẽ trở thành cự phú.

3. Sao Thái âm: Sao gia tài

Sao Thái âm là “sao gia tài”, chủ “Tài bạch, điền trạch, y lộc”. Gia tài của sao Thái âm thích hợp với việc đầu tư bất động sản, tiền tài có tính lưu thông, không chỉ giàu có về mặt vật chất mà về mặt tinh thần cũng rất phong phú.

Nguồn tài trong cuộc đời ổn định, có thu nhập đều và cố định, đồng thời cũng có cơ hội kiêm chức, tiền tài từ đó mà dần được tích lũy, rất ít có được từ cạnh tranh, tính toán và cũng không có hoành phát bạo phúc, mặc dù không thực sự để ý đến tài tiền tài nhưng lại biết cách sử dụng tiền tài.

Khi sao Thái âm miếu vượng thì thu nhập phong phú, khi rơi xuống thì lao tâm tôn sức để tiến tài. Gia tài của sao Thái âm sợ nhất là bị sát tinh, kỵ tinh xung phá, xung phá thì tiền tài thường không tích lũy được.

4. Sao Lộc tồn: Sao nguyên tài

Sao Lộc tồn là “sao nguyên tài” hay còn gọi là “sao Thiên lộc”. Nếu để ý tới ý nghĩa tên gọi của nó sẽ thấy vừa có lộc lại có thể tích lũy, chủ “thiên lộc, tài, thọ”.

Nguồn tài của sao Lộc tồn có tính lưu thông, có khả năng quản lý tiền tài, thường có cơ hội tiếp cận với những công việc liên quan tới tiền, nguồn tài mặc dù không rõ ràng và cũng không cố định nhưng nói chung là nguồn bất tận, mãi không bao giờ hết.

Cho dù gặp phải sát tinh kỵ tinh, thì nguồn tài cũng không bị gián đoạn mà chẳng qua chỉ không thể tích lũy được mà thôi. Thiên lộc của sao Lộc tồn thuộc về tài của tích đức, người có đức thì nguồn tài vô tận, người thất đức thì vất vả để sinh tài.

5. Sao Hóa lộc: Sao chuyển tài

Sao Hóa lộc là “sao chuyển tài”, chủ tài. Chuyển tài của sao Hóa lộc có thể thúc đẩy sự lưu thông của tiền bạc, khiến cho thu nhập tăng lên, tiến tài thuận lợi.

Những vấn đề liên quan đến tiền bạc thường rất dễ giải quyết, còn tài lộc của nó thì lại tùy thuộc vào Hóa tinh mà có sự khác nhau.

Sao hung sát bất lợi nhất đối với tiền tài.

1. Sao Phá quân: Sao hao tài

Sao Phá quân là mệnh cách “hao tài tinh”, thường không giỏi quản lý tiền nong, công việc thường không ổn định hoặc có tính mạo hiểm, biến đổi thăng trầm về tiền tài nhiều, thường bại trước thành sau, hoặc hoành phát hoành phá, đủ ảnh hưởng tới cả cuộc đời.

2. Sao Địa không: Sao không tài

Sao Địa không là “sao không tài”, cảnh ngộ cả đời không thuận, nhiều sóng gió và tai ách, biến đổi thành bại rất lớn, vất vả phiêu bạt, tiền tài thường “được mà lại mất”, mất công toi, dễ đột nhiên gặp phải đả kích mà “gãy cánh giữa chừng”, việc sắp thành công thì lại hỏng.

3. Sao Địa kiếp: Sao phá tài

Sao Địa kiếp là “sao phá tài”, tiền tài thường có biến đổi ngoài dự liệu, thường được rồi lại mất, hoặc không bù lại được thứ đã mất, tiếp đó lại thêm hôn nhân, tình cảm không như ý, khiến cho con người bị thất bại cả về vật chất và tinh thần, hành trình cả đời giông như “chèo thuyền trong sóng”, gió to sóng cả, lênh đênh bất định.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao tài tinh nào trợ lực tiền tài của bạn?

Nữ nhân muốn nắm quyền, trồng hồng môn trong nhà

Hồng môn là một trong những loài hoa nên trồng trong nhà, mang tới nhiều may mắn và tốt đẹp cho chủ nhân.
Nữ nhân muốn nắm quyền, trồng hồng môn trong nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trồng hoa không chỉ tăng mỹ quan mà còn sinh vượng khí, cải thiện phong thủy cho ngôi nhà.


Nu nhan muon nam quyen, trong hong mon trong nha hinh anh
 
Hồng môn sống ở môi trường nhiệt đới ẩm, du nhập vào nước ta từ lâu và là loài hoa khá quen thuộc với người Việt. Màu sắc tươi tắn, vẻ ngoài xinh đẹp, sang trọng, hồng môn rất được ưa chuộng để trang trí hoặc làm quà tặng. Nhưng ít người biết tới tác dụng phong thủy của loài hoa nên trồng trong nhà này.
 
Hồng môn lá dài, rộng, dày, xanh mướt tượng trưng cho may mắn, phát triển; hoa nở to, màu sắc đỏ tươi rực rỡ, như lời nói nhiệt tình, tốt đẹp; chóp màu vàng óng dựng thẳng đại diện cho phú quý, tiền tài. Màu đỏ vốn là màu cát tường nên hoa hồng môn thích hợp để đem biếu, tặng nhân dịp có hỉ sự như khai trương, là lời chúc sự nghiệp thịnh vượng, náo nhiệt. 
Loài hoa may mắn này còn khiến người ta tràn ngập nhiệt tình cùng tin tưởng, đặt ở trong nhà như thắp thêm niềm vui và sức sống cho không gian. Nó giúp cho chủ nhân thoải mái tâm tình, giải phóng cảm xúc, hướng tới những điều tích cực. Bên cạnh đó, hồng môn là loài hoa thu hút quý nhân, gia tăng bạn tốt giúp đỡ người trong nhà.
 
Ở trung cung trong Bát cung phong thủy nhà ở, đặt một chậu hồng môn tươi tốt có tác dụng khởi sinh. Hồng môn thuộc tính Mộc, sinh Hỏa, Hỏa tái sinh Thổ, đặt ở trung cung là phương vị Thổ như tạo ra miền đất mới, vạn vật được tái sinh. Trung cung nhà ở Khôn vị hoặc Cấn vị thì nhân sự bất lợi, xuất hiện hung tai, đặt hồng môn có thể hóa giải rất hữu hiện.
 
Màu đỏ là quẻ Ly, tượng trưng cho vẻ đẹp, sự ngời sáng; màu vàng là quẻ Khôn, tượng trưng cho sự dịu dàng, chăm chỉ, đại diện cho nữ nhân. Trong nhà có nữ nhân thể trạng yếu hoặc vận thế không tốt, trồng loài hoa hợp phong thủy này rất có lợi. Hồng môn còn có nghĩa là nữ chủ nhân nắm quyền, nếu người phụ nữ muốn có tiếng nói trong gia đình thì cũng nên sắm một cây.
► Tham khảo thêm những thông tin về: Những Vật phẩm phong thủy giúp phát tài, phát lộc

Trần Hồng (Theo d1xz)

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nữ nhân muốn nắm quyền, trồng hồng môn trong nhà

4 chòm sao có khả năng sinh tồn siêu thấp

Khả năng sinh tồn của 4 chòm sao dưới đây là cực thấp, nếu không may rơi vào tình huống khẩn cấp họ ít có thể vượt thoát.
4 chòm sao có khả năng sinh tồn siêu thấp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hãy rèn luyện và trau dồi kĩ năng sống nhiều hơn nhé.


► Xem thêm: Tính cách 12 chòm sao và trắc nghiệm vui những điều liên quan đến bạn

4 chom sao co kha nang sinh ton sieu thap hinh anh
 
Xử Nữ

Xữ Nữ khá lười vận động nên chậm chạp và sức chịu đựng kém. Khi có tình huống khẩn cấp, họ thường vì sợ hãi mà thiếu bình tĩnh, dẫn tới kích động. Tuy nhiên, điểm vớt vát của Xử Nữ là họ rất chu đáo trong việc hậu cần nên thuốc men, đồ cần thiết khá đầy đủ.
 
Song Tử
 
Kĩ năng sinh tồn của Song Tử thuộc dạng kém, họ thiếu tính thực tiễn và ít hiểu biết về tự nhiên. Họ không có những kĩ năng tối thiếu như xử lý tình huống hay tìm cách sống sót nếu phải đối mặt với biến cố. Song Tử xa rời thực tế lắm.

Thiên Bình
 
Thiên Bình do dự thiếu quyết đoán nên khi phải một mình đối diện với tình huống nguy hiểm thì trở nên cực kì bối rối và sợ sệt. Việc thiếu bình tĩnh, thiếu chủ động cộng thêm bản tính thích nhàn rỗi, không có sức khỏe nên nếu lạc trong rừng hay bị bắt cóc là Thiên Bình chết chắc.
 
Nhân Mã
 
Rất bất ngờ nhưng khả năng sinh tồn của Nhân Mã cực thấp. Cậu ấy thích du ngoạn, lăn lộn khắp nơi không thành vấn đề, lại dũng cảm và lạc quan nhưng quá liều lĩnh và thiếu bình tĩnh. Đối diện với hiểm nguy, bản năng của Nhân Mã trỗi dậy nhiều hơn là sự suy xét thấu đáo, tính toán có lý trí. Và điều đó làm hại hơn là giúp cậu ấy thoát khỏi hiểm cảnh.
Trần Hồng (Theo Horoscopecompatibility)
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 chòm sao có khả năng sinh tồn siêu thấp

Cây cối mang lại tiền tài –

Phương pháp thu hút của cải bằng cây cối rất đơn giản, chỉ cần tìm ra “tài vị” trong nhà, cọ rửa sạch sẽ rồi đặt tại đó một chậu cây tươi tốt, đầy sức sống, sẽ đạt được hiệu quả như ý muốn; tuy nhiên cần lưu ý trước hết là bước chọn cây. Đó là không

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

20111221105201_cay2

nên chọn loại cây thân dây leo, vì nó dễ gây ra bệnh tật. Ngoài ra, lá cây phải xanh, tròn to và tươi tốt, không chọn loại lá nhỏ, nhọn và dài.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cây cối mang lại tiền tài –

Mối quan hệ phong thủy và con người

Phong thủy là bộ môn khoa học tự nhiên, đã qua thực nghiệm suốt hơn 3.000 năm qua. Phong thủy và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Mối quan hệ phong thủy và con người

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Phong thủy là bộ môn khoa học tự nhiên, đã qua thực nghiệm suốt hơn 3.000 năm qua. Phong thủy mang tới vận tốt cho cuộc sống con người, nhưng có nắm giữ được hay không lại phụ thuộc vào chính con người.


► Xem phong thủy, ngũ hành và những điều ảnh hưởng đến vận mệnh của bạn
  1. Phong thủy và đời sống con người   Theo nghĩa đen, “Phong thủy” mang hàm ý là “gió” và “nước”. Thuật ngữ này dùng để chỉ đất đai, đồi núi, thung lũng, các dòng chảy của nước. Mọi kích thước, hình dáng, phương hướng và tầng cấp của những thực thể này được quyết định bởi sự tương tác của hai yếu tố là gió và nước.
 
Nhìn theo khía cạnh kỹ thuật đời sống, phong thủy có thể được hiểu là ngành khoa học về cách lựa chọn và sắp xếp môi trường theo nguyên tắc ngũ hành và âm dương. Bằng cách đó, sẽ tạo ra nguồn năng lượng hài hòa, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho những người ở trong môi trường này.    Ngoài ra, phong thủy cũng là nghệ thuật và kỹ năng sửa chữa sự mất cân đối của môi trường, là nghệ thuật sống hài hòa với thiên nhiên, dùng thiên nhiên để cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, phong thủy giải quyết các vấn đề liên quan tới tất cả sự vật, bao gồm cả con người và nhà cửa. Vì thế, mối quan hệ giữa phong thủy và con người luôn gắn bó mật thiết với nhau. Phong thủy luôn hiện hữu trong cuộc sống con người.  
Moi quan he phong thuy va con nguoi hinh anh goc
 
Cho tới nay, phong thủy được coi là ngành học chuyên nghiên cứu về dòng chảy năng lượng giữa thiên nhiên với con người và mối quan hệ ngược lại, tương tự khoa học môi trường thời nay. Dòng chảy này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.    Hiểu và nắm bắt được quá trình chuyển động của phong thủy, con người duy trì những ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, nhờ đó mà cuộc sống bớt căng thẳng, có điều kiện tập trung năng lượng làm những việc tốt đẹp hơn cho cuộc sống.   Từ xa xưa, người Trung Hoa cổ đã tiến hành thực nghiệm phong thủy. Họ chia vạn vật trong vũ trụ thành 5 hành (yếu tố) cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và hai dạng năng lượng: Âm/Dương.    Nguồn năng lượng này được gọi là Khí, hay là Nguyên khí Trời Đất do Rồng thổi ra, giúp mang lại may mắn cho những người được Khí này bao bọc.   Theo thuyết Âm Dương (sự cân bằng tự nhiên) cho rằng, mọi loại trạng thái khi phát triển đến cùng cực đều chuyển sang trạng thái đối lập. Âm chuyển thành dương, dương chuyển thành âm. Lối sống con người hiện nay quá cực đoan, ngày càng xa cách môi trường tự nhiên. Vì thế, con người ngày càng căng thẳng, mắc nhiều bệnh tật. Việc chuyển sang trạng thái tự nhiên là quy luật tất yếu sẽ xảy ra.   Bí quyết chọn đá quý, đá phong thủy hợp mệnh tăng tài rước lộc Xem ngày tốt tháng 6/2016 đăng ký mua nhà và chọn tầng hợp phong thủy cho tuổi Mậu Thân 1968 Thúc vượng dòng chảy tiền bạc bằng phong thủy phòng tắm
2. Tìm hiểu về cân bằng âm dương
  Sự tương tác của hai nguồn khí âm và dương là nguồn gốc tạo ra sự hình thành, phát triển và biến hóa của vạn vật trong vũ trụ. Dương mang biểu trưng cho sự chào đời, phát triển còn âm tượng trưng cho giai đoạn thoái trào. Mọi vật không ngừng biến đổi, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, tạo nên sự cân bằng của vũ trụ.   Có thể thấy rõ sự thay đổi của âm dương trong một ngày, nếu coi ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Khi chuyển mùa cũng vậy, vạn vật sinh sôi nảy nở vào mùa xuân, trưởng thành vào mùa hè, tới mùa thu và đông bắt đầu tàn lụi, ủ mầm cho cuộc sống sắp hồi sinh vào mùa xuân sắp tới…  
Moi quan he phong thuy va con nguoi hinh anh goc
 
Trong phong thủy, cân bằng âm dương không có công thức chung cho mọi sự vật. Ví dụ, khi bố trí phần mộ của người quá cố, cần phần âm chiếm ưu thế. Còn khi bài trí nơi ở, nơi làm việc của người sống, phần dương khí cần thịnh hơn âm khí, nhưng không tới mức khiến âm khí biến mất hoàn toàn.   Với những vùng đất quá bằng phẳng, đồng nghĩa âm quá thịnh, việc trồng thêm cây xanh và đặt những tảng đá lớn giúp cân bằng lại âm dương. Những nơi có quá nhiều ánh nắng, nghĩa là dương quá nhiều, cần trồng cây để tạo bóng mát, bài trí hồ nước… để tạo thêm âm khí.    Khi bài trí, trang trí nội thất cho nhà ở, việc đảm bảo cân bằng âm dương giúp khí lưu chuyển tốt nhất bên trong ngôi nhà, tạo cho bạn cảm giác dễ chịu. Một phòng làm việc quá nhiều âm khí sẽ khiến bạn uể oải, mệt mỏi. Trái lại phòng ngủ thừa thãi dương khí sẽ khiến bạn bồn chồn, ngủ không ngon giấc.
 
Việc sử dụng các màu sắc như xanh lá cây, xanh da trời, tía, trắng, đen, tăng cường các khoảng trống giữa đồ đạc, những vật dụng có đường cong… sẽ có tác dụng tăng cường âm khí.
 
Nếu muốn tăng thêm dương khí, nên dùng các màu nóng như đỏ, da cam, vàng, nâu; đặt thêm đồ đạc trong phòng, làm giảm bớt các khoảng trống…   Chìa khóa vàng bài trí phong thủy văn phòng thịnh phát 7 lưu ý phong thủy khi bày Thần Tài ở cửa hàng dịch vụ

3. Tìm hiểu về thuyết Thiên, Địa, Nhân
  Phong thủy không phải là trường phái tâm linh, mang tới điều kỳ bí nào đó. Nó không tự tạo ra vận may, mà chỉ có thể cải thiện nguồn năng lượng bao quanh nơi ở, nơi làm việc của con người. Vì thế, con người mới là yếu tố quyết định trong việc tạo ra may mắn, điều tốt đẹp cho chính mình.   Phong thủy được xây dựng dựa trên Thuyết Tam tài, hay Thiên, Địa, Nhân. Thiên tài là vận may trời ban khi con người sinh ra. Chỉ khi kết hợp hài hòa được cả ba yếu tố, cuộc sống con người mới thực sự an bình, tốt đẹp.   Điều đó có nghĩa rằng, phong thủy tốt có thể mang lại cơ hội thăng tiến, tăng thu nhập nhưng nếu bản thân không làm việc chăm chỉ, với thái độ thiện chí và quyết tâm cao (các thành tố tạo nên nhân tài) thì phong thủy tốt cũng trở nên uổng phí. Tài năng chính là do sự chăm chỉ và quyết tâm của con người chúng ta tạo ra.   Việt Hoàng
Bài trí phong thủy theo Huyền không phi tinh
Hiểu và bài trí phong thủy theo Huyền không phi tinh cũng là một trong những biện pháp tốt tạo ra nguồn năng lượng tích cực, cân bằng âm dương, phục vụ lợi ích

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mối quan hệ phong thủy và con người

Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam có một cuộc thảo luận thu hút sự quan tâm của nhiều người, xung quanh chủ đề : Có nên nhập Tết âm lịch với Tết dương lịch, hay nói cách khác ăn Tết ta theo ngày dương. Sự thay đổi đụng đến ngày Tết, đụng chạm đến nếp sống và đời sống tinh thần của hàng chục triệu người Việt Nam, nhận được nhiều ý kiến hết sức trái chiều.
Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý kiến thay đổi thời gian Tết cổ truyền theo tấm gương của Nhật Bản cách đây hơn 1 thế kỷ của Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận được nhiều ý kiến chỉ trích, nhưng cũng không ít người đồng tình. Gần đây nhất, VTC - một trang mạng ở Việt Nam, đăng tải ý kiến của Giáo sư Xuân và một số ý kiến tiêu biểu - đã nhận được khoảng 60.000 bình luận.

Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán vào dịp đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm là một dịp hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Vì sao nhà nông học Võ Tòng Xuân đã đưa ra ý tưởng này ? Các phản ứng phản đối và đồng tình ra sao ?

Đến với tạp chí Cộng đồng của RFI lần này có nhà sử học Dương Trung Quốc, các nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, Vương Trí Nhàn, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long, giáo sư Võ Tòng Xuân cùng các bạn Ngô Thị Hồng Nhung và Thái Dzuy.

Đã từng có người muốn thay đổi thời gian Tết âm lịch

Mở đầu tạp chí, nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng ta biết sơ qua một cái nhìn chung về lịch sử các đề nghị thay đổi lịch Tết cổ truyền ớ Việt Nam và các phản ứng của xã hội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Đúng là, có lẽ là giáo sư Võ Tòng Xuân bắt đầu từ thực tiễn của nước Nhật Bản, bước vào công cuộc Duy Tân ở đầu thế kỷ XX, đã có một quyết định rất dứt khoát, tức là lấy ngày dương lịch làm ngày đầu năm. Như thế là, theo truyền thống của nhiều nước Á Đông, vẫn sử dụng âm lịch, thì coi như là từ bỏ. Vấn đề tương tự như thế, tôi thấy ở Việt Nam chưa đặt ra (trước ông Võ Tòng Xuân), nhưng đặt ra theo một cách khác.

Cách đây 10, 15 năm, có một vị giáo sư về dinh dưỡng học, cũng là người rất có uy tín xã hội, và cũng có một băn khoăn trước tình hình, thực trạng ngày nghỉ Tết nó ảnh hưởng đến nếp sống, hoạt động của kinh tế phát triển, cho nên đưa ra một dự kiến rằng, phải chăng cứ sau ba năm thì ăn Tết một lần, tức là cộng tất cả những ngày nghỉ của ba năm ấy thành một thời gian khá dài, để như ông nói là, « để ăn Tết cho ra Tết », « chơi cho ra chơi », « còn lúc làm thì ra làm ». Tôi nhớ rằng hồi đó, các phản ứng cũng rất gay gắt.

Chuyện đó cũng bẵng đi, cho đến lúc giáo sư Võ Tòng Xuân có đưa ra một phương thức, đó là ta chấp nhận ngày Tết dương lịch, còn ngày Tết âm lịch, có lẽ cũng giống Nhật Bản thôi, bỏ hẳn thì không bỏ hẳn, nhưng dành cho một bộ phận dân cư, những người có tuổi, có thời gian, còn phần lớn những người đang tham gia lao động xã hội, thì chủ yếu ăn Tết theo dương lịch.

Ngày càng đông người ủng hộ ăn Tết ta theo ngày dương

Tiếp theo đây là tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, điểm lại quá trình gần 10 năm kể từ khi ông nêu ra ý tưởng ăn Tết âm lịch theo ngày Dương và một số ý kiến chung của ông trong vấn đề này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân : Đúng là cái ý kiến của chúng tôi, khi nêu ra lần đầu tiên, trong mục Chào buổi sáng trên báo Thanh niên, ngày 14/02/2005, đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, và có thể nói, đại bộ phận không đồng tình với ý rằng ăn Tết ta theo ngày dương lịch. Sau đó, bẵng đi một thời gian, thì tới 2008, có một số ý kiến trên một số blog cũng nêu ra vấn đề này, và cũng đã gây ra những tranh luận cũng sôi nổi. Qua đến năm 2009, 2010 cũng thế, và nhất là trong năm 2012, tôi bỗng thấy rất nhiều bà con nêu ra. Nhưng rồi cũng bị phản kháng rất nhiều. Rồi các blog cũng đưa ra những ý kiến phản hồi, vừa ủng hộ, vừa không ủng hộ.

Trên trang web của VTC, thì các anh VTC yêu cầu tôi nêu vấn đề này lại. Tôi và cả các anh biên tập VTC rất ngạc nhiên, vì lần này phản hồi rất đông đảo. Theo các anh, thì có hơn 60.000 phản hồi. Và bản thân tôi, thấy cái số không đồng tình nó bớt đi, và số đồng tình thì tăng lên. Tuy nhiên, số đồng tình vẫn còn là thiểu số, khoảng chừng lối hơn 30%-40% trong số các ý kiến phản hồi lại. Nói cách khác qua thời gian gần 10 năm, cái số người Việt Nam, có ý thay đổi ngày ăn Tết ta của chúng ta để thực hiện trong ngày dương lịch, thì mỗi ngày một đông hơn.

Tôi thấy cái này là một khuynh hướng rất là tất yếu, vì chúng ta hiện nay đang trong cái thời hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời ở trong nước, số người có công ăn việc làm cũng tăng lên, trừ trường hợp bà con nông dân ớ nông thôn, thì công việc ở nông thôn thì cũng ít. Phải nói rằng, nghĩ tới ăn Tết, ở nông thôn rất là muốn ăn Tết theo kiểu cổ truyền của mình, vì bà con mình có rất nhiều thời giờ. Thành ra tôi cũng nghĩ rằng, qua các ý kiến của độc giả trên mạng không đồng tình (với việc ăn Tết ta theo ngày dương lịch), thì gồm những người mà chắc chắn tôi biết, có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Và đặc biệt là bà con của chúng ta có ước muốn duy trì các tập quán cổ truyền của mình, họ nêu ra những cái như là : « Hạ nêu » như thế nào, rồi « đưa ông Táo »…

Bên cạnh đó, trong ý kiến của rất nhiều độc giả, kể cả các nhà doanh nghiệp, và rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, tôi thấy khuynh hướng « ăn Tết hội nhập », tức là ăn Tết ta theo ngày dương lịch được rất nhiều người ủng hộ.

Thay đổi ngày ăn Tết không gây mất mát gì cả

Thành ra tôi nghĩ, ăn Tết âm lịch với các tập quán cổ truyền, đẹp, có từ lâu, mình thực hiện nó vào ngày dương lịch, thì không bị mất mát gì cả. Chỉ có cái lạ là, bây giờ mình ăn Tết vào ngày Tây. Tôi chắc chắn là, trong khuynh hướng xã hội Việt Nam chúng ta mỗi ngày kinh tế một tốt hơn, ai cũng có việc làm hết, và ai cũng bận rộn vì công việc của mình, để làm thế nào mình làm thật nhiều, để mình có nhiều tiền, để gia đình mình khấm khá hơn, cho đất nước mình là phát triển kịp năm châu.

Một tập quán cổ truyền vào ngày âm lịch mà đổi sang ngày dương lịch, thì chắc chắn nó kỳ quá, nó không giống ai hết, nhưng mà từ từ chúng ta tập riết cho nó quen, thì tôi nghĩ chắc mình cũng quen theo. Như bây giờ, có một điều mà bây giờ mình cũng không thể thay đổi được về ngày âm lịch là ngày chết của người thân của mình. Ngay bây giờ, đám giỗ của bác Hồ, kỷ niệm ngày sinh cũng như ngày chết của bác Hồ, là mình cũng theo dương lịch hết chứ không theo âm lịch. Cái đó mình thấy không có gì. Tại vì mình nghĩ quen rồi, đảng chúng ta, Nhà nước chúng ta làm theo dương lịch, thì bây giờ tất cả đều theo dương lịch, mình thấy quen quá. Nhưng bây giờ, biểu một gia đình nào đó ở nông thôn, làm đám giỗ của ông nội vào ngày dương lịch, thì họ chống đối ngay.

Thành ra, tôi thấy mình đưa vấn đề này ra, thì tôi nghĩ rằng là vào năm 2005, nó còn quá sớm. Bây giờ tới năm 2013, thì tôi thấy khuynh hướng cũng có chiều đi theo cái ý là, chúng ta phải làm gọn lại cái tập quán cổ truyền của mình. Mình cử hành nó vào ngày thuận lợi hơn, tức là ngày dương lịch, thì khuynh hướng này từ từ nó tăng lên. Tôi cũng mong rằng là, khi xã hội Việt Nam chúng ta phát triển mạnh hơn nữa, và mọi người đều có công ăn việc làm ra tiền, làm ra nhiều tiền, thì chúng ta sẽ thấy rằng là việc chúng ta cử hành các tục lệ cổ truyền theo dương lịch cũng không có trở ngại gì về mặt tâm linh, mà trái lại, nó còn thuận lợi cho công việc của chúng ta, hội nhập với cả thế giới.

Đề xuất của giáo sư Võ Tòng là rất can đảm, nhưng cần cân nhắc cách làm

Phản hồi đề xuất của ông Võ Tòng Xuân, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết :

Nhà văn Tạ Duy Anh : (...) Trước hết, tôi coi đề xuất của giáo sư Võ Tòng Xuân là một sự can đảm rất lớn, nếu xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Can đảm, vì giáo sư Võ Tòng Xuân chắc chắn biết rằng mình phải đối mặt với nhiều ngàn năm truyền thống, tôi nghĩ như vậy, của một dân tộc, mà theo tôi, ngại thay đổi vào loại nhất thế giới. Càng sống, càng nghiệm ra điều đó. Tôi cũng đọc khá nhiều phản hồi. Có lẽ đây cũng là một vấn đề mà nhiều cư dân mạng quan tâm vào loại nhất.


Điều tôi bất ngờ không phải là con số quá nửa, thậm chí 60-70% phản đối, mà là cách phản đối của những người thuộc quá nửa số ý kiến. Tiện đây, tôi cũng muốn nói đến cái văn hóa bình luận ở người Việt đang có vấn đề. Nó khiến cho nhiều tâm huyết bị coi rẻ. Tôi có đọc vài chục bình luận về ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thấy rằng nhiều người bình luận, thiếu cả cái văn hóa tối thiểu.

Giáo sư Võ Tòng Xuân đặt vấn đề nhập Tết ta với Tết tây trước hết là xuất phát từ trách nhiệm của ông với đất nước. Tôi nghĩ ông không có bất cứ động cơ vụ lợi nào khác cả. Bởi vì ông chả được cái gì. Nếu là vì cá nhân, thì ông đã không làm, ông ấy sẽ không chuốc họa vào thân như vậy.

Nhưng những lý lẽ mà giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, để bảo vệ lập luận của mình, chỉ dựa trên những quan sát thuần túy về mặt kinh tế. Và tôi nghĩ, có thể sẽ có một số phiến diện. Cũng có một vài ý kiến chỉ ra, ví dụ như tôi thấy ý kiến của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cũng là một ý kiến đáng chú ý để nó cho thấy là, có thể có những phiến diện trong lập luận của giáo sư Võ Tòng Xuân, nó chưa thật thấu đáo. Nhưng mà tôi nghĩ cái ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân rất cần cái sự bàn bạc, nên được xem xét một cách nghiêm túc, từ nhiều học giả, từ nhiều bạn đọc, chứ nó không đáng và không nên có sự miệt thị đối với một ý kiến chân thành như vậy.

Tôi ủng hộ giáo sư Võ Tòng Xuân về mục đích mà ông mong muốn. Khi đưa ra vấn đề như thế, quả thật là có những vấn đề như giáo sư nói. Thế nhưng mà cái cách làm của giáo sư, thì có lẽ nên phải cân nhắc trong bối cảnh một xã hội thuần « phương Đông » như Việt Nam, một xã hội lệ thuộc vào những phong tục tập quán. Tôi nghĩ rằng, việc bỏ cái ngày Tết cổ truyền là thiếu khả thi.

(…) Các hủ tục đâu phải chỉ có trong tết cổ truyền, mà nó có sẵn trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đời sống hàng ngày. Ngày nào, giờ nào cũng xảy ra những chuyện như thế, thậm chí ngày càng gia tăng, có chiều hướng phức tạp thêm. Chỉ có điều ở dịp Tết, do thời gian nghỉ, do sự sung túc về vật chất..., những hủ tục ấy tăng cường về mức độ và cường độ, và thể hiện của nó rõ nét, đậm đặc hơn. (…) Các hủ tục phải được loại bỏ ra khỏi đời sống tinh thần của người Việt, đấy là cái gốc của vấn đề. Làm cái này, nếu chỉ những hoạt động cá nhân, ngăn chặn đơn lẻ, bằng pháp luật, bằng cấm đoán, bằng kỷ luật công chức chẳng ăn thua gì cả, không giải quyết được vấn đề căn cốt của nó. Nhiệm vụ này theo tôi, phải giao cho nền giáo dục quốc gia. Mà nếu nền giáo dục quốc gia, thực sự bắt tay vào ngay từ bây giờ, thì tôi nghĩ phải hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục được tình trạng hiện nay (...).

Chủ trương cải cách phong tục từ đầu thế kỷ XX vẫn còn dang dở

Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn ủng hộ quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, và đặc biệt nhấn mạnh đến những sức ỳ của nền văn hóa Việt Nam, cũng như các nỗ lực đòi hỏi thay đổi vẫn còn dang dở của nhiều thế hệ các nhà cải cách văn hóa, từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn : Tôi có theo dõi ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, và tôi thấy rất tán thành, chỉ có điều khó thực hiện, vì trong xã hội có xu hướng tâm lý là thích quay trở về Tết cổ truyền. Đa số người mình, bước vào xã hội hiện đại, vẫn mang tâm lý nông dân, tâm lý nông thôn, hướng về làng quê, hướng về những người cùng huyết thống. Thế và, vẫn như ngày trước, rất nhiều người đi làm ăn ở khắp nơi, vẫn thích về quê, mua lấy một chân gì ở trong làng, rồi thì tết nhất quay về làng hưởng lại không khí ngày trước chẳng hạn...

Tôi thấy, hiện nay, có xu thế, cứ thích lặp lại bằng được, đúng như phong tục tập quán, và coi như thế là một điều đáng tự hào. Tôi thấy không được, vì một là, việc đó không bao giờ có thể làm được, vì chúng ta đã sang một xã hội khác với xã hội cổ rồi. Hiện nay, có một sự trái ngược như thế này : một mặt thì rất thích quay trở về, một mặt lại không có sự tìm hiểu một cách nghiêm túc. Cái việc ăn cả hai Tết, cả âm lịch và dương lịch, theo tôi là một sự nghỉ ngơi quá dài, và nó cản trở lao động sản xuất bình thường của xã hội.

(…) Ngày trước (nhà văn) Thạch Lam có lần đã nói, chúng ta hình như quá lo cho những người chết, mà quên cả những người sống. Cái chuyện tết nhất bây giờ cũng thế, tôi thấy là, tôi đọc lại năm 1946, (nhà thơ) Xuân Diệu, ăn cái Tết độc lập đầu năm 1946, đã nói đến hiện tượng bây giờ chúng ta phải giã từ « cái Tết trung cổ » đi, ăn Tết thật tiết kiệm, nhanh và chuẩn bị làm các việc khác. Bài của Xuân Diệu in trên tạp chí Tiên phong (1946). Thế thì tôi thấy cái điều Xuân Diệu nói từ năm 46, đến nay phải nói là chúng ta vẫn còn phải phấn đấu, nhưng mà…

Có cái chết là, bây giờ tôi thấy là, đề ra cái này, nhưng tôi thấy không có khả năng thực hiện được, vì tôi thấy là cái tâm lý nó phổ biến trong toàn bộ xã hội rồi. Người ta cứ thấy cái việc là làm như ngày trước là niềm vui, và niềm tự hào. Thì tôi cho là không phải thế. Đối với phong tục, phải có hai điều, như Phan Kế Bính : Một mặt thì phải mô tả, phải hiểu, nhưng thứ hai là phải phê phán, phải tìm cách vượt qua nó. Tôi thấy là, trong các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học, thì chính là Phan Kế Bính là người đi đầu, từ năm 1915, đã viết trên Đông Dương Tạp chí, viết về phong tục, thì bao giờ ông cũng có phần vượt qua, phê phán, nhất là những cái hội hè, mà ông cho rằng, nhiều cái dông dài quá, không được việc gì cả. Chính cái tinh thần của Phan Kế Bính, mà sắp tới sẽ là (kỷ niệm) 100 năm (tác phẩm khảo cứu) Việt Nam phong tục, thì cái tinh thần ấy, bây giờ chúng ta vẫn khó lòng thực hiện được.

Mặc dầu như thế, tôi nghĩ, những đợt này rất là nên có sự nêu lên. Tôi có cảm tưởng cái này nằm trong trào lưu chung, tức là đặt vấn đề tâm lý người Việt trên bước đường hiện đại hóa. Hiện đại hóa thứ nhất là trước 1945, nửa đầu thứ kỷ XX. Và cái hiện đại hóa thứ hai là hiện nay. (Tìm hiểu về) Những cản trở, những điều chúng ta phải vượt qua, chúng ta phải tìm cách làm dần dần. Để đến lúc nào đó, cái điều này mới được thông, được hiểu trong số đông. Khi đó, chúng ta sẽ bước sang một kỷ nguyên mới của hiện đại hóa.

Xung đột giữa nếp sống truyền thống và nhu cầu phát triển

Chia sẻ ở một mức nhất định quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, tuy nhiên nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định dịp Tết cổ truyền theo ngày tháng âm lịch không những quan trọng đối với nhiều người, mà còn hàm chứa ở mức độ nhất định bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Và để hạn chế những tiêu cực gắn liền với dịp Tết, cần phải có các biện pháp từ nhiều phía.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ rằng phản ứng xã hội có nhiều ý kiến khác nhau. Cá nhân tôi thấy rằng là, trước hết ngày Tết nguyên đán, nó gắn với âm lịch, gắn với đời sống và cái nông vụ của người nông dân. Đó là một yếu tố từ truyền thống xa xưa. Ngày Tết còn là nơi gửi gắm nhiều nhu cầu tín ngưỡng, và đặc biệt là hướng về tổ tiên và gia đình.

Đúng là khi mà người Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, cũng là đưa văn minh phương Tây vào, thì cái ngày Tết dương lịch đã trở thành một tập quán đối với một bộ phận cư dân ở đô thị, đặc biệt là công chức. Nhưng mà rõ ràng là cái Tết âm lịch vẫn gắn một cách sâu sắc và lâu bền, không chỉ tâm lý của những người nông dân, mà ngay cả những bộ phận thị dân vốn có những mối quan hệ rất bền chặt với gốc gác của mình. Cho nên, ngày Tết âm lịch là ngày Tết thực sự, còn ngày Tết dương lịch chỉ là ngày nghỉ của những người ăn lương nhà nước mà thôi.

Nhưng khi xã hội phát triển và cái đời sống đô thị như hiện nay, thì rõ ràng nó tạo ra những độ chênh, hay những xung đột ở trong những nếp sống của truyền thống, và những nhu cầu phát triển của hiện tại, đặc biệt là trên lĩnh vực tổ chức quản lý xã hội và quản lý sản xuất, và có lẽ nhân tố khiến nhiều người hướng tới sự thay đổi, chính là nguồn lao động. Những người lao động, phần lớn xuất thân từ nông thôn, thậm chí là ở những vùng miền rất xa xôi, tới nơi làm việc, thường có nhu cầu nghỉ lễ tết, tạo ra các áp lực không những chỉ về giao thông, đi lại, mà còn tạo ra áp lực đối những nhà sử dụng lao động nữa, khi tập quán, thói quen, lễ tục gắn kết với đời sống nông thôn vẫn còn rất là sâu sắc. Vì thế tôi nghĩ rằng là, những ý tưởng như của giáo sư Xuân đưa ra, thì nghe rất hợp lý, nhưng vượt được qua thói quen, tập quán là hết sức khó. Bởi vì, dẫu sao thì đối với người Việt Nam, thì ngày Tết âm lịch mới là quan trọng, bởi vì nó giải quyết những vấn đề về tinh thần, về tín ngưỡng, về tập quán và có thể nói phần nào là bản sắc văn hóa của người Việt. (…)

Nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ dung hòa được

Tôi thì nghĩ rằng phải có sự hài hòa, diễn ra cùng sự phát triển theo xu thế chung. Thí dụ, ngày lao động ngày càng ngắn lại theo sự phát triển, cũng như quyền của con người. Cái thứ hai là, một nguồn gốc của vấn đề gây bức xúc hiện nay là việc phân bố lao động không hợp lý lắm. Ở thời kỳ đầu, chúng ta thấy, vùng phía bắc nông thôn đông dân ở đồng bằng Bắc Bộ người lao động rất nhiều, công việc rất ít, trong khi đó ở các tỉnh phía nam các doanh nghiệp thu hút nhân lực rất nhiều. Nên luồng di cư từ bắc vào nam tạo nên áp lực về nghỉ Tết, đi lại. Bây giờ, theo quan sát chúng tôi thấy tình trạng ấy ngày càng cân bằng hơn. (…) Cái tâm lý gắn kết với quê cha đất tổ có điều kiện để giải quyết thuận lợi hơn. Tôi nói như thế có thể phần nào là thụ động, vì tình trạng đó phải có thời gian mới khắc phục được, nhưng tôi cho là xu thế đó sẽ phù hợp hơn. Chứ còn ngay một lúc mà ta thay đổi, nhất là động vào cái tập quán, cái tín ngưỡng, tôi cho rằng sẽ rất là khó, và cái phản ứng sẽ dẫn tới cái gọi là « lợi bất cập hại ». Cuối cùng, cả hai nhu cầu, vừa bảo đảm cho sự phát triển của xã hội công nghiệp hiện đại, quản lý xã hội hiện đại, với việc duy trì những giá trị truyền thống đều không đáp ứng được. (…)

Vấn đề còn lại có lẽ là cái tâm lý nông dân trong người lao động công nghiệp, thì nó đòi hỏi là phải có nền tảng vật chất, để thực sự con người thay đổi được nếp sống, thì cũng thay đổi được tâm lý. Cộng với việc ta giải quyết một cách hài hòa, ví dụ như việc giảm khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc và quê quán. Ngay bây giờ thôi tâm lý của vùng nông thôn cũng thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra, việc kéo dài thời gian lễ hội, hay những sinh hoạt theo tập quán, tôi nghĩ tự thân nó cũng có những biến động. (…) Truyền thống cũng phải phát triển, chứ không phải cứ y nguyên như cũ. (…) Quan sát ngay trong các lễ tết ở nông thôn bây giờ cũng giản tiện hơn trước rất nhiều. Còn chúng ta hay đưa ra con số hàng mấy nghìn cái lễ hội, thật ra nó chỉ là các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã thôi, chứ còn một số lễ hội đã chuyển hướng từ đi hội sang du lịch rồi. Tôi nghĩ, nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ giải quyết được.

Thực ra là, nhìn vào cái tâm lý gọi là truyền thống ấy, quan trọng nhất vẫn chỉ là trở về với gia đình, và có một số sinh hoạt quan trọng nhất, như là mồ mả tổ tiên, hay lễ hội của làng mình thôi, còn sự kéo dài (thời gian nghỉ Tết), tôi cho rằng là do quản lý lỏng lẻo thôi, hoặc do người lao động chưa thiết tha với lợi ích mà họ được hưởng trong các doanh nghiệp mà họ làm việc thôi. Chứ tôi quan sát thấy không ít doanh nghiệp họ quản lý rất chặt, nhưng với điều kiện là họ phải tạo ra cho người lao động những lợi ích tương xứng, thì tôi thấy họ vẫn làm rất nghiêm chỉnh. Chính tình trạng (bê trễ ngày Tết) nên lên đấy, hoặc là công chức do tình trạng buông lỏng như hiện nay, và thứ hai là người lao động « đơn giản », nên thu nhập của họ không đáng kể, nên họ sẵn sàng bỏ việc lúc nào cũng được. Cái tâm lý ấy và quản lý ấy đúng là nó phương hại đến việc quản lý tổ chức và phát triển xã hội công nghiệp hiện đại. (…)

Tôi thấy cũng không nên coi cái tập quán hay cái văn hóa ngày Tết âm lịch của người Việt Nam là cái bất biến, nên tôi thấy, nếu quy định trong một khoảng thời gian nghỉ thích hợp nào đó, cộng với cách quản lý sử dụng cũng như đãi ngộ cho người lao động, thì tôi cho là về căn bản có thể khắc phục được.

Muốn thay đổi ngày Tết âm lịch phải đến thế hệ sau

Về đề xuất của nhà nông học Võ Tòng Xuân, giáo sư Trần Lâm Biền chê trách sự vội vã và khẳng định cần phải tìm hiểu kỹ những mặt tiêu cực có trong các phong tục tập quán, trước khi muốn phê phán và sửa bỏ.

Giáo sư Trần Lâm Biền : Cái Tết âm lịch rõ ràng là có nhiều cái không hay, nhưng mà, khi người ta chuẩn bị cho cái Tết, thì người người vui vẻ, người người háo hức. (Tất cả mọi người) Già trẻ, có một cái gì đấy, để người ta tìm lấy hạnh phúc, mà họ thiếu ở trong năm. Còn cái năm dương lịch, thì chả có cảm xúc nào với họ cả. (…)

Bây giờ mình chỉ hỏi ông một điều như thế này. Tức là khi những người ở bên Châu Âu, bên Mỹ, họ về đây họ ăn Tết, để làm cái gì, trong khi họ đã quá quen với cái Tết dương lịch. Tại sao họ lại về ? Nó phải có một cái gì đấy không thể thay đổi nhanh được đâu. Cái nền kinh tế nó phải phát triển đến một mức độ nhất định. Nếu mà muốn thay đổi, thì phải thế hệ sau, chứ không phải thế hệ này.

Tập quán lạc hậu thì phải giáo dục, chứ không phải là cấm đoán, phải giải thích cho người ta. Nó lạc hậu đâu, ta bỏ đấy. Còn cái gì là tích cực, cái gì là văn hóa, thì ta sẽ giữ. Nếu chưa nói được những điều xấu xa của nó, và chưa hiểu nó, thì đừng bàn đến chuyện xóa bỏ nó.

Những gì thuộc về truyền thống và tốt đẹp thì nên giữ

Bạn Ngô Thị Hồng Nhung, trưởng nhóm từ thiện Tình nguyện niềm tin, chia sẻ các tâm sự vì sao bạn lại gắn bó với dịp Tết cổ truyền :

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em cũng có đọc thông tin về đề nghị làm Tết dương lịch, chứ không ăn Tết âm lịch. Em thì, chắc là cũng hơi là người truyền thống một chút nên là, nên là em vẫn thích là có thời gian, mình có cái Tết nguyên đán riêng, và sẽ ăn Tết vào âm lịch, chứ không vào dương lịch. Tại vì nó là ngày Tết cổ truyền, vì nó có cái đặc sắc riêng. Em nghĩ rằng là, những cái gì thuộc về truyền thống và những điều tốt đẹp thì mình nên gìn giữ. Còn nếu vì lấy lý do, cho rằng việc hội nhập khi mình ăn Tết âm, thì nó sẽ ảnh hưởng đến các công việc giao dịch kinh doanh, với các bạn đối tác nước ngoài… thì em nghĩ mỗi dân tộc sẽ có những bản sắc riêng, sẽ phải (được) tôn trọng và thích nghi.

RFI : Bạn có thể cho biết, bản sắc riêng trong ngày Tết âm lịch, cụ thể là gì ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em thấy là, khi tất cả mọi người, khi đi làm ăn xa, khi chuẩn bị Tết âm lịch, sẽ tính toán để thu vén công việc, để làm sao được về nhà quây quần với gia đình, được đi chúc Tết họ hàng, đi tảo mộ ông bà, đi thăm hỏi nhau những ngày Tết, và ăn những món ăn truyền thống.

RFI : Giả dụ như tất cả những sinh hoạt đó vẫn được duy trì, chỉ có điều được chuyển sang một thời điểm khác, ví dụ như đầu năm dương lịch, thì bạn thấy thế nào ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em nghĩ là thời điểm giữa Tết âm lịch và Tết dương lịch nó cũng khác nhau. Có thể vì em ở ngoài miền bắc, thì cái cảm nhận về mùa xuân, về không khí Tết nó sẽ khác hẳn, ví dụ như trong nam chẳng hạn, khi chỉ có hai mùa thôi. Em nghĩ rằng, đến tầm khoảng tháng 1 dương lịch, thì đào chưa nở đâu. Em nghĩ rằng, còn có cả yếu tố về mặt tâm linh, tức là nó là truyền thống, những điều tốt đẹp từ xưa để lại. Nó còn cả về mặt thời tiết, mùa màng, rồi nhiều yếu tố khác nữa… Thực ra thì, ngày Tết âm lịch, bây giờ lớn rồi, thì nhiều khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi nhiều, khi mà nghĩ đến Tết, phải lo Tết, một số vấn đề chi tiêu trong gia đình, hoặc một số vấn đề khác. Nhưng mà em vẫn thích ngày Tết âm lịch, bởi vì có một cái rất là đặc biệt, mà em rất là mong muồn, là mỗi năm, đến ngày cuối năm được về quê, song là đi tảo mộ, cùng với các bà, các bác ở quê, để ra mộ, thăm ông bà, thắp hương và mời ông bà về ăn Tết.

Chủ động lưu giữ, tốt hơn là để mai một

Nhà kinh tế Đỗ Tiến Long là một trong những người ủng hộ ý tưởng ăn Tết âm theo ngày Dương từ nhiều năm gần đây. Theo anh, đối thoại là con đường hết sức quan trọng để có thể tìm ra một giải pháp cho phép bảo tồn những gì tinh túy trong truyền thống và có các thay đổi hướng đến hội nhập với thế giới.

Nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long : Bản thân tôi thì vẫn cảm nhận thấy những cái nét đẹp, cũng như cái hân hoan, cảm xúc của ngày Tết, nhưng đồng thời, thì tôi cũng nhận thấy là, dù muốn hay không muốn, thì nó cũng sẽ mất đi một cách tự nhiên (?!). Thế thì nếu mà, để nó mất đi một cách tự nhiên, chúng ta chán ghét nó, thấy nó hoàn toàn không phù hợp nũa, chúng ta bỏ đi, thì có thể chúng ta mất tất cả.

Cả hai thứ đều quan trọng : Bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng thời văn hóa nó chỉ phát triển được trong một đời sống kinh tế lành mạnh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, năng suất của các doanh nghiệp, của người lao động Việt Nam, nhìn chung vẫn còn rất là thấp. Thế rồi, để hai ba tháng (nghỉ Tết) như vậy, rồi kéo theo một tâm thế chuẩn bị Tết, rồi sau Tết. (…)

Nó (việc thay đổi ngày ăn Tết) là sự chuyển biến thay đổi không phải nho nhỏ, mà đây là sự thay đổi mang tính nhận thức. Chính vì thế tôi gọi là "một tiếp cận mềm", nó đòi hỏi tất cả mọi người cảm thấy cần thiết, và đồng thời trong chính sách đưa ra, có cái giải pháp cho cái việc bảo tồn như thế nào. Mọi người cùng thấy là chúng ta không mất mát gì cả. Rồi thì, trong các hoạt động kinh tế, ví dụ như các doanh nghiệp có các thưởng cuối năm dương lịch lớn hơn âm lịch chẳng hạn, để hướng các hoạt động kinh tế và các hoạt động văn hóa nó mang tính trọng tâm hơn, tìm thấy cái tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh toàn cầu, nhưng đồng thời, bảo tồn được một cách tốt nhất các giá trị truyền thống tốt đẹp.

Tôi nghĩ rằng, những hành vi vẫn quan trọng với người Việt Nam, như thăm mộ ông bà trong trước ngày Tết, hay là cái việc cúng tiễn năm cũ, rồi giao lưu chia sẻ thăm hỏi, chúc mừng trong ngày Tết, tôi nghĩ những hoạt động đó vẫn mang tính tích cực và nó vẫn in sâu vào trong đầu mỗi người. Tôi nghĩ những việc đó chúng ta vẫn có thể duy trì được. Tôi nghĩ rằng, đây là quá trình nhận thức, có bề dày trầm lắng, có thể nói rất phức tạp, nên là nó cần có các diễn đàn cởi mở để chúng ta trao đổi với nhau. Cá nhân tôi không bao giờ nghĩ, sau khi trao đổi như vậy, thì mọi thứ sẽ thay đổi trong một năm, một tháng, hay sau một quyết định cả. Bản thân quá trình trao đổi đó nó cũng cho chúng ta một cách học lẫn nhau. Sự chủ động tích cực bao giờ cũng giữ lại, lưu truyền một vẻ đẹp tốt hơn. Như là một ví dụ ai cũng nhìn thấy là, cái cái áo dài không phải là một hình ảnh đặc truyền thống, mà bản thân nó cũng tiếp nhận rất nhiều giá trị, nét đẹp của những văn hóa khác, hay trang phục khác, nhưng nó vẫn là niềm tự hào và được coi à truyền thống. Điều đó cho thấy, sự chủ động lưu giữ sẽ tốt hơn là để cho nó mai một đi. Đó cũng là tâm sự của tôi trong ngày cuối năm.

Vấn đề chủ yếu là sử dụng thời gian và tài chính hiệu quả, hợp lý

Để khép lại tạp chí, chúng tôi xin chuyển đến quý vị tiếng nói của bạn Thái Dzuy, thành viên sáng lập nhóm từ thiện Người tôi cưu mang.

Anh Thái Dzuy : Cái chủ đề này được bàn luận rất là nhiều, trên tất cả các diễn đàn. Thực ra là rất khó khi nói lên quan điểm của cá nhân, vì nó sẽ đụng chạm đến rất nhiều thứ, vì cái truyền thống của dân tộc mình rất là lâu rồi.

Nói chung là, những người trẻ như tụi mình, lớn lên sau này, sống trong thế giới hiện đại, và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nên chắc chắn trong tư tưởng nó sẽ bị ảnh hưởng những « luồng gió mới ». Thực ra là, mình cũng đi làm cho các công ty nước ngoài, từ rất sớm, từ ngay khi tốt nghiệp đại học. Quan điểm của mình rất là thoáng.

Mình nghĩ rằng là, Tết tây hay Tết ta không quan trọng lắm với mình. Mình xác định rằng, miễn là mỗi dịp nghỉ đó chúng ta thực hiện được những điều tốt, thí dụ là về sum họp với gia đình là một, thứ hai là làm những điều tốt, cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác, cho người thân, cho bản thân, cho mọi người. Và thứ ba là, mình sử dụng quỹ thời gian, cũng như là cái tài chính một cách hiệu quả hợp lý, thì Tết tây hay là Tết ta nó đều mang ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi người. Còn quan điểm của mình là gộp chung Tết tây hay là Tết ta, thì thực sự là một vấn đề lớn, xin phép mình không trả lời ở đây. Còn quan điểm cá nhân của mình, thì Tết nào mình cũng trân trọng nó cả, mình không lãng phí, mình sử dụng cái quỹ thời gian, cũng như tài chính một cách hợp lý.

Mang lại các hỗ trợ cho nhiều người bất hạnh trong suốt năm, vào dịp Tết, các thành viên của nhóm Người tôi cưu mang, cũng như rất nhiều nhóm và các tổ chức từ thiện khác, lại hướng đến những người nghèo khổ, tật nguyền, bị bỏ rơi, để mong sao làm vơi bớt phần nào những cảnh đời bất hạnh. Sum họp, Trở Về, mở lòng hướng đến người khác, phải chăng là những điều làm nên sự kỳ diệu của ngày Tết mà nhiều người mong ước ?

RFI xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình và cảm ơn quý thính giả đã theo dõi. Xin chúc quý vị một Năm mới hạnh phúc. Hẹn gặp lại quý vị trong tạp chí lần tới.

Trích từ: viet.rfi.fr


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

9 con của rồng - linh vật phong thủy toàn năng (phần 1)

Người ta thường hay nhắc tới tác dụng phong thủy của rồng, nhưng ít ai biết rồng còn có 9 đứa con. 9 con của rồng cũng là những linh vật phong thủy mang nhiều ý
9 con của rồng - linh vật phong thủy toàn năng (phần 1)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người ta thường hay nhắc tới tác dụng phong thủy của rồng, nhưng ít ai biết rồng còn có 9 đứa con. 9 con của rồng cũng là những linh vật phong thủy mang nhiều ý nghĩa khác nhau.


► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật

9 con cua rong - linh vat phong thuy toan nang (phan 1) hinh anh
Bị hí

Bị hí là con trưởng trong 9 con của rồng, có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá.
 
9 con cua rong - linh vat phong thuy toan nang (phan 1) hinh anh 2
Li vẫn

Li vẫn, con thứ hai của rồng, là linh vật phong thủy có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.
 
9 con cua rong - linh vat phong thuy toan nang (phan 1) hinh anh 3
Bồ lao

Bồ lao, con thứ ba trong 9 con của rồng, là linh vật phong thủy thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

9 con cua rong - linh vat phong thuy toan nang (phan 1) hinh anh 4
Bệ ngạn

Bệ ngạn, con thứ tư, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nên thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

9 con cua rong - linh vat phong thuy toan nang (phan 1) hinh anh 5
Thao thiết

Thao thiết, con thứ năm của rồng, là linh vật phong thủy có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Trong 9 con của rồng thì thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
 

ST
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 9 con của rồng - linh vật phong thủy toàn năng (phần 1)

Lý giải nguyên nhân vì sao có người liên tiếp gặp xui xẻo

Nhiều người cảm thấy vô cùng bất hạnh, họ thường xuyên gặp xui xẻo trong cuộc sống. Những lúc ấy, họ thường chỉ biết than thân trách phận với ông Trời.
Lý giải nguyên nhân vì sao có người liên tiếp gặp xui xẻo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhiều người cảm thấy vô cùng bất hạnh, họ thường xuyên gặp xui xẻo trong cuộc sống. Những lúc ấy, họ chỉ than thân trách phận với ông Trời, nhưng cái gì cũng có nguyên do của nó.


► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật
  Trương Đạc người Thiểm Tây từ nhỏ đã hiếu học và thông minh hơn người. Thế nhưng không hiểu sao cứ đến kỳ thi lại chẳng có kết quả mong muốn, đến lúc thi hương cũng trượt. Bạn bè chẳng mấy người muốn kết giao. Cha mẹ ngán ngẩm, bản thân than bất công với ông Trời, nhưng chẳng ích gì. Rồi chẳng may cha mẹ Trương Đạc lần lượt qua đời chỉ trong thời gian ngắn, một mình bơ vơ trên cõi đời mà thấy nản lòng. Các thiếu nữ trong làng cũng ít người quan tâm, Trương Đạc ngày càng bi quan cho rằng mình đã bị trời đất xử tệ.
Ly giai nguyen nhan vi sao co nguoi lien tiep gap xui xeo hinh anh
Ảnh minh họa
Rồi một ngày nọ có một thiếu nữ để mắt tới Trương Đạc, là con nhà nghèo mồ côi cha mẹ từ sớm, nhan sắc cũng bình thường. Có người thương, Trương Đạc thấy mình rất may mắn, nên hai người nhanh chóng kết duyên. Trương Đạc mở lớp dạy học ở làng, vợ ở nhà lo nội trợ và làm đồng áng. Nhưng rồi chẳng may tới một ngày nọ, vợ họ Trương lăn ra ốm và không qua khỏi. Con nhỏ chưa kịp có, người vợ yêu lại sớm qua đời, Trương Đạc cảm thấy không ai bất hạnh như mình, chỉ biết ôm mặt mà khóc lóc, than thân trách phận, căm hận ông Trời.   Ngồi khóc mãi bên mộ vợ tới khuya, Trương Đạc mệt quá thiếp đi. Bỗng dưng giật mình vì có người chạm nhẹ vào vai, mở mắt ra thấy một bà lão có đôi mắt tinh anh đang chăm chú nhìn mình. Bà lão hỏi Trương Đạc vì sao lại ngồi mãi ở đây không về.   Trương Đạc than: “Vợ tôi qua đời, con tôi chưa kịp có, cha mẹ tôi đã mất, công danh sự nghiệp chẳng vào đâu. Còn một mình một thân trên cõi đời này, tôi cảm thấy mình quá khổ. Có ai khổ như tôi? Ông Trời thật bất công với tôi quá!”.   Bà lão nghe xong mỉm cười và bảo Trương Đạc đi theo mình, Trương Đạc không biết vì sao cứ thế đi theo bà mà không cần hỏi. Đến gần một ngọn núi sừng sững, bà lão bảo Trương Đạc cứ đi tiếp, ngoảnh lại đã không thấy người đâu. Trương Đạc nửa tỉnh nửa mơ dấn bước tiếp, thì bỗng thấy mình đang ở trường thi. Có vị quan chủ thí đang ngồi chấm bài, lại gần coi kỹ thấy quan gạch hết nhiều bài hay, có bài dở lại chấm điểm cao. Trương Đạc đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì lại thấy vị quan nhận hòm đầy ngân lượng, tay vuốt râu cười ha hả lấy làm hài lòng lắm.   Tiếp đến Trương Đạc thấy có một tên cường hào ác bá đi tới đâu là đánh người, bắt nạt người. Ai ai cũng khiếp sợ mà bỏ chạy. Đi tiếp thấy một gia đình  có người vợ ngồi ôm con khóc trong căn nhà tồi tàn, miếng cơm cũng chả có, trong khi chồng cô đang chén thù chén tạc và chơi bạc….   Trương Đạc gặp mấy cảnh đó cũng thấy bất bình trong tâm nhưng dường như chẳng can thiệp được gì vì không ai nhìn thấy mình. Đang dừng chân ngẫm nghĩ thì nghe tiếng bà lão vừa rồi: “Đã thấy hết chưa?”.   Trương Đạc quay lại trả lời: “Tôi thấy hết rồi, toàn là người xấu thôi à! Bà muốn cho tôi xem mấy cảnh khiến ai cũng bất bình này là có ý gì?”.   Bà lão mỉm cười: “Cậu vừa quay lại các tiền kiếp của mình đó. Một vị quan tham nhận tiền mà chấm sai kết quả, một tên cường hào chuyên hiếp đáp người khác và một người chồng tệ bạc…, tất cả đều là tiền kiếp của cậu. Những gì đã làm trong tiền kiếp đều tích lại thành nghiệp và kiếp này cậu phải trả một lượt. Bởi thế mà số cậu mồ côi cha mẹ từ sớm, học hành giỏi nhưng không bao giờ thi đậu, lấy vợ khó nhưng rồi cũng chẳng thể hạnh phúc tới đầu bạc răng long, tuyệt tử tuyệt tôn… Đó đều là những món nợ phải trả tích dần từ các kiếp trước sang kiếp này. Vậy đừng than Trời bất công, hãy cố mà trả hết nợ nghiệp”.   Trương Đạc nghe xong bủn rủn chân tay, lắc đầu buồn bã và hỏi bà lão: “Xin bà hãy chỉ cho tôi lối thoát, nợ nghiệp nặng vậy tôi sao gánh nổi? Tôi chán sống lắm rồi, có lẽ tôi sẽ quyên sinh cho hết gánh vậy?”.   Bà lão lắc đầu: “Nếu làm vậy, kiếp sau nghiệp sẽ còn nặng hơn, mà chưa chắc đã được đầu thai vì phạm tội sát sinh. Cách duy nhất để giải nợ nghiệp bây giờ là thoát khỏi cõi trần tục mà trở thành người chân tu. Chỉ có cách đó mà thôi. Người tu hành nếu tinh tấn sẽ dần cởi bỏ hết nghiệp lực và không chịu sự khống chế của nhân quả. Hãy cố gắng ti hành nếu muốn rũ bỏ mọi nghiệp lực tiền kiếp”.   Trương Đạc nghe xong chợt như tỉnh giấc mộng, vội cúi đầu bái lạy cảm tạ chỉ bảo. Ngẩng đầu lên đã không thấy ai, giật mình tỉnh giấc hóa ra vừa mộng, những gì vừa xảy ra vẫn còn hằn rõ trong tâm trí. Trương Đạc nhớ lại lời bà lão, quyết tâm từ bỏ cõi hồng trần và tầm sư học Đạo, nỗ lực tu hành để thoát khổ ải trần gian.

ST.

Câu chuyện về luật nhân quả của người ăn mày mù lòa Tích đức hành thiện: Phong thủy và luật Nhân quả Tiền tài và quy luật nhân quả

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lý giải nguyên nhân vì sao có người liên tiếp gặp xui xẻo

Những con giáp nếu thêm chút tự tin ắt sẽ thành công –

Sự thành công của con người luôn được nhiều yếu tối quyết định trong đó yếu tố không thể thiếu đó chính là sự tự tin. Tuy nhiên hiện tại, trong 12 con giáp tự tin là thứ 'gia vị' còn thiếu cho thành công của người tuổi Mùi, Tuất, Tỵ, Mão... Củ thể nh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sự thành công của con người luôn được nhiều yếu tối quyết định trong đó yếu tố không thể thiếu đó chính là sự tự tin. Tuy nhiên hiện tại, trong 12 con giáp tự tin là thứ ‘gia vị’ còn thiếu cho thành công của người tuổi Mùi, Tuất, Tỵ, Mão… Củ thể những con giáp nào nếu thêm chút tự tin sẽ thành công? Chúng ta phải đọc những bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Nội dung

  • 1 Những con giáp nếu thêm chút tự tin ắt sẽ thành công
    • 1.1 Thứ 1: Tuổi Mùi
    • 1.2 Thứ 2: Tuổi Tuất
    • 1.3 Thứ 3: Tuổi Tỵ
    • 1.4 Thứ 4: Tuổi Mão
    • 1.5 Thứ 5: Tuổi Sửu

Những con giáp nếu thêm chút tự tin ắt sẽ thành công

Thứ 1: Tuổi Mùi

Người tuổi Mùi rất giỏi về trình độ chuyên môn, nhưng lại thiếu tự tin vào bản thân, nên không ít lần để tuột khỏi cơ hội thành công hiếm có. Đối diện với khó khăn, thách thức, con giáp này tỏ vẻ lo lắng, mất hy vọng, thậm chí không tin tưởng vào quyết định của chính mình.

Mui-1614-1410837589

Để cứu vãn tình trạng này và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp, người tuổi Mùi cần phải học cách khẳng định bản thân và tin tưởng vào sự lựa chọn của mình.

Thứ 2: Tuổi Tuất

Trí thông minh, nhạy bén của người tuổi Tuất đôi khi “tạo phản” khiến họ suy tư, lo lắng quá nhiều nên lưỡng lự, thiếu quyết đoán và làm hỏng chuyện. Vì quá nhạy cảm và hay quan tâm tới suy nghĩ của người khác, con giáp này tự đánh mất niềm tin vào chính mình. Từ đó sinh ra ý nghĩ hoài nghi vào bản thân và mọi người xung quanh.

Do đó, để đạt được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp, người tuổi Tuất nên kiên định ý chí, tự tin hơn và không quá coi trọng điều người khác nghĩ về mình. Chỉ cần họ loại bỏ những bất an, lo lắng, nhất định thành công sẽ mỉm cười.

Thứ 3: Tuổi Tỵ

Vì quá cẩn trọng nên đôi khi bạn hoài nghi mọi thứ quanh mình. Điều này khiến bạn không đủ thời gian để làm nên kết quả tuyệt vời về sau.

2-8658-1411381613

Hãy “tiêu diệt” hoàn toàn sự nghi ngờ trong bạn. Đây là lời khuyên tốt nhất cho người tuổi Tỵ. Cơ hội không phải lúc nào cũng đến dễ dàng, do đó, bạn cần tự tin vào chính mình để hành động thay vì chỉ ngồi đăm chiêu suy tư.

Thứ 4: Tuổi Mão

Người tuổi Mão có nhược điểm khó khắc phục là nghĩ quá nhiều trước khi hành động. Họ thông minh, lanh lợi nên biết xem xét mọi mặt của một vấn đề. Điều đó cũng góp phần khiến họ không dám đưa ra những hành động dứt khoát, nhanh chóng.

Hãy tự tin vào chính quyết định của mình, đồng thời nên mạo hiểm một chút. Như vậy bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều biến đổi mới lạ.

Thứ 5: Tuổi Sửu

Suu-1970-1411082810

Mọi nỗ lực của người tuổi Sửu đều nhằm mục đích thực hiện được hoài bão sống và cống hiến cho cuộc đời. Hơn ai hết, họ hiểu rõ bản thân cần phải làm gì để chiến thắng khó khăn, vượt lên hoàn cảnh và giành lấy vinh quang. Hàng ngày họ đều tự nhủ sẽ tự tin hơn nữa để chinh phục những điều mới lạ, có được sự trải nghiệm thú vị về cuộc sống.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những con giáp nếu thêm chút tự tin ắt sẽ thành công –

Hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

Một bài viết sưu tầm về hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hỏa tinh Linh tinh hợp luận - Đại toàn

火星 - Hỏa Tinh

"杀神",属火,南斗浮星。

Là một “Sát thần”, thuộc Hỏa, Nam Đẩu phù tinh.

火 星为四煞之一,乃一凶星。居寅午戌为入庙,居巳酉丑为得地,居亥卯未为利益,居申子辰为陷。火星入命,面色红黄,眼大,脸圆长,中等身材,略壮。于人性情 则刚强出眾,急躁胆大,顽固不化,自以为是,心性毒辣,唇齿四肢有伤,麻面或面有伤痕,毛髮有异于常人之处,如为红棕色或卷毛。落入十二宫中皆不为美论, 唯居疾厄宫入庙,作身体强壮少病论之。与庙旺之贪狼同宫入命,指日立边功,武职显贵,经商横发。火星虽入庙旺之乡守命,亦有不顺,成败起伏势所难免,若入 陷宫,刑克甚重,克害六亲,易招官非横祸,恶疾缠身。

Hỏa tinh là một trong Tứ Sát, cũng là hung tinh. Cư Dần Ngọ Tuất là nhập miếu, cư Tỵ Dậu Sửu là đắc địa, cư Hợi Mão Mùi là ích lợi, cư Thân Tý Thìn là hãm địa. Hỏa tinh nhập Mệnh, sắc mặt đỏ vàng, mắt to, mặt tròn dài, thân hình trung bình, khá cường tráng. Là người tính tình cương cường xuất chúng, táo bạo hấp tấp, ngoan cố, tự cho mình đúng, tâm địa cay độc, răng miệng tứ chi có thương tích, tàn nhang hoặc có sẹo, râu tóc có chỗ khác thường, ví dụ như tóc nâu đỏ hay tóc xoăn. Nhập 12 hai cung đều không luận là tốt, duy nhập miếu ở cung Tật ách thì thân thể cường tráng ít bệnh. Đồng cung với Tham Lang miếu vượng nhập Mệnh, chủ có ngày lập công, võ chức quý hiển, kinh doanh hoạnh phát. Hỏa Linh tuy nhập miếu thủ Mệnh, cũng có điều không thuận lợi, thành bại thăng trầm là khó tránh, nếu nhạp cung hãm địa thì hình khắc nghiêm trọng, khắc hại lục thân, dễ rước kiện tung tai họa bất ngờ, có bệnh nặng trong người.

女命火星,性格刚强,热烈外向,敢说敢言。火星庙旺又与吉星庙旺同守,旺夫益子,贞烈之妇。陷宫守命或同宫之正星落陷,心毒,内狠外虚,凌夫克子,不守妇道,多是非,淫欲下贱。

Nữ mệnh Hỏa Tinh, tính cách cương cường, sôi nổi hướng ngoại, dám ăn nói. Hỏa Tinh miếu vượng lại có cát tinh miếu vượng đồng thủ, vượng phu ích tử, là người vợ trinh liệt. Hãm địa thủ Mệnh hoặc đồng cung bới chính tinh lạc hãm, tâm địa thâm độc, lòng dạ xấu xa vẻ ngoài giả dối, xúc phạm chồng khắc con, không thủ phận làm vợ, nhiều thị phi, dâm dục hạ tiện.

1 、火星利东、南方生人,及寅卯巳午年生人,则祸轻,不利西、北方生人,祸重。

Hỏa Tinh lợi cho người sinh phía Đông, Nam, và người sinh năm Dần Mão Tỵ Ngọ, tai họa nhẹ, không lợi cho người sinh phía Tây, Bắc, tai họa nặng.

2 、火星守命,入庙见诸吉,对宫及叁合宫不加凶,宜从事军警起家,立武功,中年始兴。

Hỏa tinh thủ Mệnh, nhập miếu hội nhiều cát tinh, đối cung và tam hợp không hội hung tinh, thích hợp làm trong quân đội cảnh sát, lập võ công, trung niên bắt đầu phát triển hưng thịnh.

3 、火星与贪狼守命,加吉星,宜从武职,主能立功边疆,有将相之贵,经商则必大发财利,主富,加羊陀劫空不作此论。

Hỏa tinh và Tham Lang thủ Mệnh, hội cát tinh, thích hợp làm võ chức, chủ có thể lập đại công ở biên cương, có cái quý của bậc làm quan tướng, kinh doanh thì tất đại phát tài lợi, chủ phú, hội Dương Đà Không Kiếp thì không luận như trên.

4 、火星陷地,羊陀同宫,主人繈褓灾深,少年易夭折,只宜过房外家寄养,二姓延生,重拜父母方可。

Hỏa Tinh hãm địa, Dương Đà đồng cung, chủ người lắm tai họa nặng nề, thiếu niên dễ chết yểu, chỉ thích hợp cho làm con nuôi để người khác nuôi dưỡng, mang hai họ, nếu nhận cha mẹ nuôi thì cũng có thể tránh được.

铃星 - Linh Tinh

"杀神",属火,南斗浮星。

Còn có tên khác là “Sát thần”, thuộc Hỏa, Nam Đẩu phù tinh

铃 星为四煞之一,乃一凶星。居寅午戌为入庙,居巳酉丑为得地,居亥卯未为利益,居申子辰为陷。铃星入命,面色青黄,形容不一,有奇特怪异之处。于人性情则刚 强出眾,急躁胆大,顽固不化,自以为是,心性毒辣,嫉妒心强,牙齜必报,说话声音低沈或沙哑,凡事不讲情面,险恶阴狠,头面手足有伤,麻面。落入十二宫中 皆不为美论,唯居疾厄宫入庙,作身体强壮少病论之。铃星与庙旺之贪狼入命,指日立边功,武职显贵,经商横发。虽入庙旺之乡守命,亦有不顺,成败起伏在所难 免,入陷宫,克害六亲,易招官非横祸,恶疾缠身。

Linh Tinh là một trong Tứ Sát, cũng là hung tinh. Cư Dần Ngọ Tuất là nhập miếu, cư Tỵ Dậu Sửu là đắc địa, cư Hợi Mão Mùi là lợi ích, cư Thân Tý Thìn là hãm địa. Linh Tinh nhập Mệnh, sắc mặt vàng xanh, mặt và người không phù hợp, có chỗ khác lạ kì quái. Là người tính tình cương cường xuất chúng, hấp tấp táo bạo, ngoan cố, tự cho mình là đúng, tâm địa cay độc, lòng đố kỵ lớn, nói chuyện âm thấp, trầm hay khàn, mọi chuyện không bàn chuyện cá nhân, hiểm ác âm mưu, mặt đầu tay chân có vết thương, mặt tàn nhang. Nhập 12 hai cung đều không luận là tốt, riêng cư cung Tật ách nhập miếu thì luận là thân thể cường tráng ít bệnh. Linh Tinh và Tham Lang miếu vượng nhập Mệnh, có ngày lập công, võ chức quý hiển, kinh doanh hoạnh phát. Tuy nhập đất miếu vượng thủ Mệnh cũng có chỗ bất lợi, thành bại thăng trầm là khó tránh, nhập cung hãm địa, khắc hại lục thân, dễ chuốc tai họa bất ngờ kiện cáo, có bệnh nặng trong người.

女命性格刚强,热烈外向,背六亲,伤夫子,入庙遇吉丰足,陷宫不贞洁,贫寒下贱。

Nữ mệnh tính tình cương cường, sôi nổi hướng ngoại, phản lục thân, hình thương chồng con, nhập miếu hội cát tinh thì đầy đủ, lạc hãm thì không trinh khiết, nghèo khó bần tiện.

1 、铃星利东、南方生人,及寅午戌年生人,则祸轻,不利西、北方生人,祸重。

Linh Tinh lợi cho người sinh phía Đông, Nam, và người sinh năm Dần Ngọ Tuất, họa nhẹ; không lợi cho người sinh phía Tây, Bắc, họa nặng.

2 、铃星守命,入庙见诸吉,对宫及叁合宫不加凶,宜从事军警起家,立武功。

Linh Tinh thủ Mệnh, nhập miếu hội nhiều cát tinh, đối cung và tam hợp không có hung tinh, thích hợp làm về quân đội cảnh sát, lập võ công.

3 、铃星守命,入庙遇紫府左右,不贵即富。

Linh Tinh thủ Mệnh, nhập miếu hội Tử Phủ Tả Hữu, không quý tất phú.

4 、铃星与贪狼守命,加吉星,宜从武职,主能立功边疆,有将相之贵,经商则必大发财利,主富,加羊陀空劫不作此论。

Linh Tinh và Tham Lang thủ Mệnh, hội cát tinh, thích hợp làm võ chức, chủ có thể lập công nơi biên cương, có cái quý của bậc quan tướng, kinh doanh tất đại phát tài lợi, chủ phú, hội Dương Đà Không Kiếp không luận như trên.

5 、铃星陷地守命,孤贫、夭折、破相延寿。

Linh Tinh hãm địa thủ Mệnh, nghèo khổ, chết yểu, nếu phá tướng thì có thể kéo dài tuổi thọ.

6 、铃星守命,廉贞擎羊会,主刀兵。

Linh Tinh thủ Mệnh, Liêm Trinh Kình Dương hội, chủ đao binh.

7 、铃星七杀同宫,主阵亡。

Linh Tinh Thất Sát đồng cung, chủ chết trận.

8 、铃星破军同宫,财、屋必倾,破家荡產。

Linh Tinh Phá Quân đồng cung, tất khuynh gia bại sản.

9 、铃星守命,羊陀凑合,孤单、弃祖、伤残、带疾。

Linh Tinh thủ Mệnh, Dương Đà vây, cô đơn, rời xa quê quán tổ tiên, thương tật, có bệnh.

10 "铃昌陀武,限至投河",此四星交会於辰戌二宫,辛壬己年生人,二限行至辰 戌,定遭水厄。

Linh Xương Đà Vũ, hạn chí đầu hà”, bốn sao này gặp nhau tại hai cung Thìn Tuất, người sinh năm Tân Nhâm Kỷ, hai hạn đến Thìn Tuất, tất gặp hỏa ách.

火星铃星合论 - Hỏa Tinh Linh Tinh hợp luận

1 、火铃乃杀神,兇恶之星,於寅午戌为入庙,申子辰落陷。十二宫中皆作祸,於人命内,有凶无吉,虽入庙旺之乡,亦非全吉,必有成败倾颓。命宫有吉遇火铃入庙者,多宜武职荣身。唯与贪狼同宫於旺地,或二星并夹贪狼,或与贪狼加会,则为发福之论。

Hỏa Linh là Sát thần, là sao hung ác, nhập miếu ở Dần Ngọ Tuất, lạc hãm ở Thân Tý Thìn. Ở 12 hai cung đều luận là hung, nhập Mệnh, có hung tinh mà không có cát tinh, tuy nhập đất miếu vượng, cũng không tốt hoàn toàn, tất có thành bại sụp đổ. Mệnh có cát tinh và Hỏa Linh nhập miếu thì thích hợp với võ chức, có thể vinh hiển. Duy đồng cung với Tham Lang ở đất vượng địa, hoặc hai sao trên giáp Tham Lang, hoặc hội chiếu với Tham Lang, thì luận là phát phúc.

2 、火星铃星入命,主人头面四肢带伤,脾气粗暴,心狠性毒,反抗心强。入庙则刚强果敢,聪明机敏,有决断力。入陷宫则身材瘦小,刚愎自用,狡猾多诈,无远虑,行事欠缺谨慎,不计后果,一生亦常遭挫折,以至精神烦闷。

Hỏa Tinh Linh Tinh nhập Mệnh, chủ người đầu, mặt, tứ chi có vết thương, tính khí thô bạo, tâm tính tàn độc, tính khản kháng mạnh. Nhập miếu thì quả quyết cương cường, thông minh cơ duệ, có tính quyết đoán. Nhập hãm cung thì thân thể gầy nhỏ, cứng đầu, giảo hoạt, không suy nghĩ sâu xa, hành sự thiếu ổn trọng, không tính đến kết quả, một đời cũng thường gặp trắc trở, dẫn đến phiền muộn trong lòng.

3 "火铃夹命为败局",寅午戌年生人如遇火星铃星夹命身宫,又本命之正星不吉,陷弱,或化忌,或有凶煞,则为败局,一生遭凶,贫财夭折。如正星庙旺加吉,则主一生不顺,多小人,尚不至大凶而已。若贪狼居命有火铃夹,则以吉论,反主富贵,事业横成。

Hỏa Linh giáp Mệnh vi bại cách”, người sinh năm Dần Ngọ Tuất nếu được Hỏa Linh giáp Mệnh Thân cung, chính tinh bản Mệnh không tốt, lạc hãm, hay Hóa Kỵ, hoặc có hung sát, thì là bại cách, một đời gặp hung, nghèo khó chết yểu. Nếu chính tinh miếu vượng hội cát tinh, thì chủ một đời không thuận, lắm tiểu nhân, nhưng chưa đến mức là đại hung. Nếu Tham Lang cư Mệnh có Hỏa Linh giáp, thì luận là tốt, chủ phú quý, sự nghiệp hoạnh thành.

4 、火铃旺宫,亦为福论,此二星入庙独坐,叁合方及对宫诸星庙旺加吉,或贪狼在对宫,亦有富贵之人,唯福不全美,或是身体有伤残,或是幼时多灾难养,或离祖过房,或刑克妻子,不一而足。

Hỏa Linh ở vượng cung, cũng luận là phúc, hai sao này nhập miếu độc thủ, các sao ở tam hợp và đối cung đều miếu vượng hội cát tinh, hoặc Tham Lang ở cung đối, cũng là người phú quý, chỉ có điều phúc không hoàn toàn đẹp, hoặc thân thể có thương tật, hoặc khi nhỏ lắm tai họa khó nuôi, hoặc rời xa tổ tiên cho làm con nuôi, hoặc hình khắc thê tử....

5 、火铃相遇,寅午戌入庙,加吉富贵扬名,财运突发,但骄横跋扈,小人得势,犹如癩狗长毛。

Hỏa Linh gặp nhau, nhập miếu ở Dần Ngọ Tuất, hội cát tinh thì phú quý nổi danh, tài vận đột ngột phát, nhưng kiêu ngạo ngang ngược, tiểu nhân được thể.

6 、火星铃星加见廉贞、七杀、破军、擎羊必有严重的血光之灾,并主阵亡或凶死。

Hỏa Linh hội kiến Liêm Trinh, Thất Sát, Phá Quân, Kình Dương tất có tai nạn chảy máu, cũng chủ chết trận hoặc chết thảm.

7 、火铃陷宫会羊陀,幼年多灾病,恐夭折,必过继与人重拜父母方可活命。此类组合一生多灾多难,六亲缘薄,或遭暴病横祸而亡身,并易沦为罪犯,有牢狱之厄或被枪毙。

Hỏa Linh hãm cung hội Dương Đà, khi nhỏ lắm bệnh tật, e chết yểu, tất cho làm con nuôi hay nhận bố mẹ nuôi thì có thể sống. Tổ hợp sao loại này một đời hay tai nạn khó khắn, lục thân duyên bạc, hoặc vì bạo bệnh tai họa bất ngờ mà chết, cũng dễ phạm tội, có tai ách ngục tù hoặc bị xử bắn.

8 、女命命宫有火铃,与亲人不和,心恶毒,不守妇道,多是非。若火铃庙旺守命加吉,纵富贵亦主骄横,居陷地,若不贫贱亦必淫邪。总之女命遇铃火擎羊为下格,庙旺尤可,陷地下贱,贫穷夭折。

Nữ mệnh cung Mệnh có Hỏa Linh, bất hòa với người thân, tâm địa ác độc, không thủ đạo làm vợ, lắm thị phi. Nếu Hỏa Linh miếu vượng thủ Mệnh hội cát tinh, thì dù phú quý cũng chủ ngang tàng, cư hãm địa, nếu không nghèo hèn tất dâm tà. Tóm lại nữ mệnh hội Hỏa Linh Kình Dương là hạ cách, miếu địa hạ tiện, nghèo khó chết yểu.

Hỏa tinh và Linh tinh - Toàn thư

Hỏa Tinh

Thuộc tính ngũ hành của Hỏa tinh là dương hỏa, là sát tinh thứ nhất của chòm Nam Đẩu, hóa khí là sát chủ về tính cương, quyết liệt, phá hoại và nóng vội. Là một trong sáu Sát tinh, Hỏa tinh có sức phấn đấu mạnh mẽ, nhưng đồng thời lại mang tính phá hoại, không thích bị bó buộc. Do Hỏa tinh quá mức cương cường, nếu như không được các sao thích hợp chế phục, chủ về thủa nhỏ nhiều bệnh tật tai họa, nên đổi họ, cho người khác làm con nuôi. Nếu lại có thêm các sát tinh khác công phá mà không được cát tinh trợ giúp, dễ dẫn đến tàn tật.

Hỏa tinh là sát tinh, nhưng không phải là hung hoàn toàn, cũng không cát hoàn toàn, cần phải quan sát xem có sao nào có thể chế phục, hoặc lợi dụng được nó hay không, nếu có sẽ chuyển hung thành cát. Nếu Hỏa tinh cùng Thất sát, hoặc Kình dương nằm tại cung miếu vượng, thì có thể chế ngự được hung tính của nhau, tuy vẫn khó tránh khỏi gian nan vất vả, nhưng vẫn có được những thành tựu mang tính đột phá hoặc sáng tạo. Nếu như miếu vượng lại đồng cung với Tử vi, thì Hỏa tinh sẽ thần phục trước Đế tọa mà giảm bớt sức phá hoại. Hỏa tinh tốt nhất là được đồng cung với sao Tham lang nhập miếu tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, sẽ tạo thành cách Hỏa Tham, nếu cả hai sao cùng nhập miếu thì chúng sẽ kiềm chế lẫn nhau để phát huy tính thiện, ức chế tính ác nên thường sẽ gặp thời cơ tốt để phát triển nhanh chóng. Nếu lại gặp sao Hóa Lộc của Tham lang (năm Mậu), sẽ chủ về đại phú quý, có được uy quyền nhanh chóng.

Hỏa tinh đứng một mình tại cung Mệnh, dù là nam hay nữ, đều chủ về có những thiên hướng phát triển đặc thù, sự nghiệp có thành tựu, nhưng khó tránh khỏi gian nan vất vả. Nếu Hỏa tinh nhập miếu, lại có được sáu Cát tinh bổ trợ, thì càng thêm cát lợi. Nếu không, thường là chóng phất chóng bại, nữ mệnh hôn nhân trắc trở. Do sức mạnh của Hỏa tinh quá lớn, nên ngoài các sao Tử vi, Thất sát, Tham lang, Kình dương, những sao khác nếu gặp phải Hỏa tinh đều tăng thêm phần gian nan trắc trở, neus những sao đó còn thêm lạc hãm thì mức độ bất lợi càng trở nên nghiêm trọng.

Linh Tinh

Thuộc tính ngũ hành của Linh tinh là âm hỏa, là sát tinh thứ hai trong chòm Nam Đẩu, hóa khí là sát chủ về tính liệt. Tính chất của Linh tinh cũng tương tự như Hỏa tinh, nhưng uy và lực không bằng Hỏa tinh, có phần hư nhược, nhưng nếu không gặp Tử vi, Thất sát, Tham lang chế phục, vẫn chủ về thủa nhỏ nhiều tai họa bệnh tật, khó nuôi, cần phải đổi họ, cho làm con nuôi. Nếu không được Cát tinh phù trợ, lại bị Sát tinh công phá, dễ dẫn đến tàn tật.

Nếu Linh tinh đồng cung với Tử vi nhập miếu, thì Linh tinh sẽ thần phục Đế tinh mà giảm thiểu tai hại. Nếu Linh tinh đồng cung với Thất sát, sẽ bị chế ngự trước quyền và uy của Thất sát mà giảm bớt lực phá hoại. Linh tinh nếu rơi vào Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và đồng cung với Tham lang nhập miếu sẽ tạo thành cách Linh Tham, cả hai đều nhập miếu sẽ tương tác bổ trợ lẫn nhau, thường gặp cơ hội tốt để phát triển mạnh, nếu như lại gặp sao Hóa Lộc của Tham lang, sẽ được tài đột ngột làm nên sự nghiệp.

Nếu Linh tinh đứng một mình tại cung Mệnh, dù là nam hay nữ, đều chủ về có thành tựu đặc thù cho sự nghiệp, nhưng vẫn khó tránh khỏi gian nan vất vả. Nếu Linh tinh miếu vượng, tại cung Tam phương Tứ chính có chủ tinh tốt đẹp đắc địa, hoặc sáu Cát tinh hiệp trợ thì sẽ càng cát lợi., nếu không dễ chóng phát chóng bại, tai họa triền miên, mệnh nữ hôn nhân nhiều trắc trở. Ngoài các sao Tử vi, Thất sát, Tham lang, những sao khác nếu gặp phải Linh tinh sẽ chuốc thêm nhiều trắc trở gian nan, đặc biệt khi chúng lạc hãm thì lại càng thêm bất lợi.

Hỏa tinh và Linh tinh - Vương Đình Chi

Hỏa tinh thuộc dương Hỏa, Linh tinh thuộc âm Hỏa. Cho nên có thuyết "Hỏa minh Linh ám", có nghĩa là Hỏa tinh mang lại điều không hay từ mặt chính diện, ngoài sáng; còn Linh tinh thì ngầm mang lại tại hại, trong tối.

Cũng do bản chất này, nên khi Hỏa tinh và Kình dương đồng độ, thì chủ về "kích phát", còn khi Linh tinh và Đà la đồng độ, thì chủ về "trui rèn".

Hễ Hỏa tinh hoặc Linh tinh ở cung Mệnh, hoặc ở cung Phụ mẫu, chủ về khi còn bé, đã chia ly với gia đình, hoặc là làm con thừa tự người khác.

Hỏa tinh thủ Mệnh, hoặc thủ cung Phụ mẫu, gặp các sao Phụ diệu Tá diệu không đủ "cặp đôi" (sao lẻ), thì chủ về cha mẹ lưỡng trùng, có hai họ, hoặc cha mất sớm.

Hỏa tinh ưa đồng độ với Tham lang, chủ về đời người tích cực tiến thủ

Tinh hệ Tử Sát cũng ưa Hỏa tinh đồng độ ở một cung, gặp thêm Kình dương thì càng đẹp, cũng chủ về tích cực tiến thủ, có điều không bằng Hỏa Tham hóa Lộc, đây là cách có thể phát lên một cách nhanh chóng (Tử vi tọa mệnh, đến cung hạn Thất sát, cũng chủ về đột nhiên biến thành hanh thông, nhưng không bằng "Hỏa Tham" chủ về kiếm được tiền).

Hai kết cấu sao thuật ở trên, không nên có Đà la đồng độ, nếu không sẽ biến thành "cách phá cục", chủ về phá hoại.

Hỏa tinh bay đến cung có tinh hệ ổn định (như Tử vi, "Tử Phủ", Thiên phủ, Thiên lương,.v.v...), có các sao Phụ diệu, Tá diệu hội hợp, có thể khiến tinh hệ chính diệu thiên về phát triển tính "cương". Ví dụ như tinh hệ "Thái dương Thiên lương" chỉ có tính chủ quan, thêm Hỏa tinh thì có tính ngoan cố.

Uy lực của Linh tinh kém hơn Hỏa tinh, nhưng là âm hỏa nên Linh tinh chủ về kéo khá dài, vì vậy mang đến tai nạn cũng có tính lâu dài. Ví dụ như Hỏa tinh phần nhiều mang đến tính tổn thất vật chất chỉ thuộc loại không may nhất thời, còn đối với Linh tinh, thì mang lại tai nạn thường kèm có đau khổ nội tâm, mệnh tạo rất khó quên.

Bốn sao Linh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc ở hai cung Thìn hoặc Tuất, chủ về thất bại, mà sự thất bại này, là do mệnh tạo tự chuốc lấy. Nếu có lưu Đà, lưu Xương cung khởi nguyên cục "Linh Xương Đà Vũ", thì tai họa càng kịch liệt.

Liêm trinh hóa Kị có Kình dương đồng độ, lại gặp Linh tinh, gọi là cách "Hình tù hội Linh" chủ về chết bất ngờ, hoặc chết về binh đao. Nguyên cục "Hình Tù hội Linh" lưu niên có lưu Dương cung khởi, thì tai họa càng dữ dội, thường thường xảy ra trong kỳ khắc ứng.

Tinh hệ Liêm Sát có Kình dương đồng độ, gặp Linh tinh, gọi là cách "Liêm Sát Dương Linh", là mệnh chết ngoài chiến trường.

Linh tinh cũng không ưa đồng độ với Phá quân, chủ về kinh doan làm ăn thất bại, nhưng thích hợp với các nghề nghiệp có tính trắc trở như nha sỹ, bác sỹ, chuyên viên về trật đả, làm nghề tháo dỡ, thợ sửa xe, sửa thuyền,.v.v...

Hễ có Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, cung bị giáp thường thường rất xấu. Như giáp cung Tài, chủ về vất vả bôn ba mà tài khí rất kém. Hỏa Linh chia ra ở các cung Phúc đức và cung Mệnh, chủ về cuộc đời nhiều sóng gió trắc trở. Hỏa Linh chia ra ở cung Mệnh và cung Phu thê, phần nhiều cũng chủ về vợ chồng không êm ấm, đời người khó thuận lợi toại ý.

Các chính diệu không ưa Hỏa Linh giáp cung là Thiên cơ, Thiên đồng, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, các chính diệu này cũng không ưa chúng đồng cung, dễ biến thành phá cách. Như tinh hệ Cự Cơ an mệnh tại cung Mão, Cự môn hóa Lộc, là "Cự Cơ đồng lâm cách" chủ về phú quý, nếu có Hỏa Linh đồng độ thì chủ về no ấm mà không giầu sang.

Cung Phu thê gặp Hỏa Linh, thì chủ về thành hôn trong tình cảnh bối rối vội vàng.

Hỏa Linh ở cung Mệnh, chủ về trước thì "việc sắp thành lại hỏng", trải qua nỗ lực mới chuyển thành "việc sắp hỏng thì lại thành". Người theo võ nghiệp gặp chúng thì chủ về lập được công trạng.

Nữ mệnh gặp Hỏa Linh, cổ nhân cho răng hiếp đáp chồng, khắc con, quan hệ nhân tế rất kém, tính cách cương cường, nặng nhất là gặp Hỏa tinh, cổ nhân còn nói là "lòng lang dạ sói". Những luận đoán này cần phải xem xét tinh hệ chính diệu thủ cung Mệnh mới định được. Không thể luận đoán theo cách nói của cổ nhân được.

Cung Phúc đức gặp Hỏa Linh, phần nhiều nội tâm nóng nảy, nhưng vẫn có phân biệt. Hỏa tinh chủ về tính "cương" (cứng rắn), Linh tinh chủ về tính "liệt" (dữ dội). Tính "cương" thì phần nhiều nóng nảy, tính "liệt" thì không dùng lời nói nhưng dùng hành động đọt ngột để phản kháng.

Cho nên hai sao tuy cùng tính cứng rắn, nhưng tính cứng rắn của Hỏa tinh mang tính chính diện, bộc trực, còn tính cứng rắn của Linh tinh thì thâm trầm hơn.

Hai sao Hỏa Linh rất ưa đồng độ với Tham lang, gọi là cách "Hỏa Tham", hay cách "Linh Tham", chủ về phát lên một cách nhanh chóng, hoặc chủ về lập đương công danh một cách nhanh chóng. Ngoài ra Hỏa Linh cũng ưa đồng độ với hai chính diệu Tử vi và Thất sát, đối với Tử vi thì có thể hóa giải tính cứng rắn của Hỏa Linh, đối với Thất sát thì có uy và có thể nhiếp phục Hỏa Linh. Cho nên nếu so sánh, thì mệnh cục Tử vi có Hỏa tinh đồng độ sẽ ít sóng gió trắc trở hơn mệnh cục Thất sát có Hỏa tinh đồng độ.

Cự môn là "ám tinh", rất kị gặp Hỏa tinh và Linh tinh, bởi vì Hỏa Linh không đủ sức làm sáng Cự môn, mà "ám" của Cự môn thì đủ để làm u ám Hỏa Linh. Nếu Cự môn đồng độ với Hỏa tinh hoặc Linh tinh, thì chủ về người dễ xung động, mà còn nhiều thị phi.

Hỏa tinh và Linh tinh cũng không ưa Liêm trinh, vì Liêm trinh là âm hỏa, các sao Hỏa cùng tụ tập một cung, gặp Thất sát và Kình dương sẽ chủ về xảy ra bất chắc.

Cổ nhân có lập hai cách cục liên quan đến Hỏa Linh, một là "Hỏa Linh giáp mệnh cách", hai là "Linh Xương Đà Vũ cách".

Cổ nhân nói: "Hỏa Linh giáp mệnh là bại cục", trong Đẩu Số, hễ bị một cặp sát tinh giáp cung, nhất định sẽ có khuyết điểm, như Kình Đà giáp cung, Không Kiếp giáp cung, và Hỏa Linh giáp cung. Cung bị Hỏa Linh giáp cung sẽ có khuyết điểm gì, thì phải xem tinh hệ bị giáp cung mà định, thông thường, sẽ khiến đời người bị giảm sắc.

Xuất thân như nhau, cùng học như nhau, thậm chí cùng làm việc trong một cơ cấu, đến sau trung niên, thì lại một thăng một trầm, có thể là vì bị "Hỏa Linh giáp mệnh cách" mà chính diệu của cung mệnh lại vô lực. Đây là căn cứ quan trọng, cần phải xét chính diệu có lực hay vô lực.

Nếu bị giáp cung là tinh hệ có lực, như "Vũ khúc Thất sát", "Vũ khúc Thiên phủ", "Liêm trinh Thất sát", "Tử vi Thất sát", sẽ chủ về mệnh tạo vẫn có thể phát dương quang đại, bất quá chỉ phải trải qua gian khổ mà thôi.

Nhưng nếu cung vị bị Hỏa Linh giáp cung lại có Kình dương, thì lúc luận đoán phải cực kỳ thận trọng. Kình dương có thể biến thành "thiện" mà cũng có thể biến thành "ác", không thể luận chung chung được.. Lúc này phải quan sát các sao hội hợp ở tam phương tứ chính mà định tính chất của nó.

Còn cách "Linh Xương Đà Vũ" là an mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, mà tam phương tứ chính lại hội tụ 4 sao Lịnh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc, cổ nhân nói: "Linh Xương Đà Vũ, hạn đến thì nhảy sông", chủ về có tai nạn sông nước. Đây là do cổ nhân chứng nghiệm được nên đưa ra kết luận này. Vương Đình chi cho rằng, cũng có thể xem là điềm báo tai nạn thông thường, nhất là về giao thông.

Cần lưu ý, nếu nguyên cục có Vũ khúc và Linh tinh hội chiếu (Hỏa tinh thì không phải), trong đại hạn hoặc lưu niên, cần phải có lưu Xương, lưu Đà hội hợp. Bởi vì "Linh Xương Đà Vũ cách" cũng bao gồm cả lưu Xương lưu Đà, vốn dĩ đã có Đà la Văn Xương, lại bay vào lưu Đà hoặc lưu Xương, xung khởi Đà la, Văn xương, thì tai họa sẽ xảy ra, năm đó cần phải cản thận giữ gìn sức khỏe, đồng thời đề phòng tai nạn sông nước và tai nạn giao thông.

Hỏa tinh ưa các sao Cát, ưa người sinh ở hướng Đông và hướng Nam, ưa người sinh vào các năm Dần Mão Tị Ngọ Tuât

Hỏa tinh ưa ở các cung Dần - Ngọ - Tuất

Hỏa tinh kị các sao Hung, kị ở các cung Thân - Tý - Thìn

Hỏa tinh là Cát thì chủ về phát tài năng hơn người, Hung thì chủ về gặp nhiều tai ách.

Linh tinh ưa và kị giống Hỏa tinh

Linh tinh là Cát thì chủ về ngầm phát phúc, là Hung thì chủ về ngầm bị xâm hại.

Khẩu quyết an Hỏa tinh và Linh tinh:

An Hỏa tinh và Linh tinh, căn cứ chi của năm sinh để khởi giờ Tý

Thân Tý Thìn nhân Dần Tuất dương

Dần Ngọ Tuất nhân Sửu Mão phương

Tị Dậu Sửu nhân Mão Tuất vị

Hợi Mão Mùi nhân Dậu Tuất phòng.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh

Vì sao nhà vệ sinh lại không được để ở phía trung tâm của phòng? –

Triết học về nhà ở truyền thống cho rằng: Nhà vệ sinh nhất thiết không được đặt ở giữa trung tâm của phòng. Có những cửa hàng không tôn trọng thiết kế hộ hình, hoặc vì để tăng thêm diện tích kiến trúc mà miễn cương ứng phó với người tiêu dùng, đặt nh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Triết học về nhà ở truyền thống cho rằng: Nhà vệ sinh nhất thiết không được đặt ở giữa trung tâm của phòng.

Có những cửa hàng không tôn trọng thiết kế hộ hình, hoặc vì để tăng thêm diện tích kiến trúc mà miễn cương ứng phó với người tiêu dùng, đặt nhà vệ sinh ngay giữa phòng, thực ra cách làm đó là vô cùng không khoa học.

634091116080996250

Đầu tiên, nhà vệ sinh mà đặt ở giữa phòng, việc cung cấp nước và thải nước đều thững qua căn phòng này, sửa chữa lại thì rất khó khăn. Mà nếu đường ống nước thải cùng thông qua những phòng khác thì càng không tốt. Giữa trung tâm của căn nhà cũng gống như trái tim của con người là rất quan trọng, bộ phận tim của người mà đặt ở những nơi ô tàng nạp hậu thì còn có thể gọi là “cát trạch” sao?

Khi đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà, nhất định có vấn đề “hắc sửa”, loại nhà vệ sinh này luôn thông gió, lấy ánh sáng không tốt, còn ảnh hương đến không gian khác, những căn phòng như vậy không nên mua. Ngoài ra còn có một đặc điểm là các nhà vệ sinh của các tòa nhà tuy đặt ở trung tâm, nhưng khi làm gian mẫu thông qua hiện pháp của nhà thiết kế mà lấy ánh sáng đèn để che lấp đi, luôn khiến cho người mua càng coi thường vấn đề này, cho nên khi mua căn hộ này nhất định phải chú ý quan sát cho kỹ


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao nhà vệ sinh lại không được để ở phía trung tâm của phòng? –

Những mùi hương gợi nhớ Tết xưa

Thoảng trong tiết xuân lắc rắc mưa phùn, mùi thơm của khói nhang, mùi pháo tép, hương nước lá mùi... hòa quyện gợi nhớ ký ức về những ngày Tết xưa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mỗi lần ngửi mùi khói hương thơm thoảng trong gió đông, anh Trần Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) biết Tết đang đến gần. "Tuổi thơ chúng tôi, ai cũng giữ và mang theo bên mình ít nhất một mùi hương gợi nhớ ngày Tết. Với tôi, đó là mùi khói nhang mẹ thắp những ngày cuối năm".


Những bó hương phơi nắng, đợi khô sẽ được thắp trên bàn thờ ngày Tết. Ảnh: NhanTran.


Anh Thanh kể, mẹ anh vẫn có thói quen cắm hương thơm ngoài sân vườn từ tháng Chạp. Những cây hương vòng, hương que được mua từ làng Yên Phụ nổi tiếng của đất kinh kỳ xưa. Mỗi nén hương thắp lên, những vòng khói cuộn tròn rồi bay đi như cuốn theo hết muộn phiền của năm cũ sắp qua, hân hoan đón năm mới về.

"Nhiều năm lăn lộn khắp trong Nam ngoài Bắc, sang cả xứ người làm ăn, tôi từng một mình đi chùa vào ngày mùng 1 chỉ để được ngửi mùi khói nhang thanh tịnh như thời còn thơ bé nhưng không tìm thấy nổi". Theo anh, mùi hương ngày thường khác, hương ngày Tết khác và mùi hương những ngày cận Tết lại càng khác nữa. Trời se se lạnh, chỉ cần ngửi mùi hương phảng phất trong gió đủ khiến lòng người bình yên.

Hương vị Tết ngày xưa còn là mùi hăng hắc của cành củi tỏa ra từ bếp luộc bánh chưng chiều 28 Tết, mùi bánh chưng luộc chín được vớt ra. Mỗi ngõ xóm nhỏ chung nhau ngả lợn để cùng ăn Tết, dành một ít thịt gói bánh chưng. Khi người lớn gói bánh thì lũ trẻ chạy lăng xăng phía ngoài để xem. Cậu bé Thanh sẽ đánh dấu nhận chiếc bánh nhỏ nhất cho riêng mình để khi bánh chín sẽ được ăn trước.

"Ngửi mùi gạo nếp, mùi lá dong, lũ trẻ khi ấy nghĩ ngay đến chiếc bánh màu xanh, bên trong nhân đậu, thịt cùng bốc khói mà thèm nhỏ dãi. Bánh chưng, thịt mỡ thòm thèm cả năm nhưng chỉ ngày Tết mới được ăn khiến tôi mong chờ Tết hơn bao giờ", anh Thanh nhớ lại.

Gói bánh xong, mẹ anh sẽ xếp dăm viên gạch chụm lại rồi bắc cái nồi to lên. Trong khi mẹ chuẩn bị mâm ngũ quả thì chị em Thanh thay nhau trông nồi bánh. Cậu bé 10 tuổi còn tranh thủ vùi khoai, sắn vào bếp than hồng. Tiếng nổ tí tách của những thanh củi cháy, tiếng nồi bánh chưng sôi sùng sục nghe thật vui tai.

Cứ thế, mùi khói bếp, mùi củi cháy, mùi thơm của lá dong, mùi gạo nếp cùng nhân đậu xanh, thịt nạc hòa lẫn rồi tan trong không khí, bám chặt lấy tuổi thơ anh suốt những năm sau này. Đối với anh Thanh, chiếc bánh chưng mẹ gói không được vuông vắn như bánh bán ngoài chợ nhưng vị ngon đậm đà thì không chiếc bánh chợ nào sánh nổi.

Tết xưa, dù nhà giàu hay nghèo thì bánh chưng xanh và đĩa mứt tự tay làm là hai món không thể nào thiếu. "Thèm bánh chưng, thịt kho nhưng tôi cũng không thể nào quên nổi vị mứt dừa chị gái tự tay làm", anh Thanh tâm sự.

Bếp nóng hừng hực, chị gái ngồi đảo đều tay, mồ hôi từng giọt đọng trên trán nhưng chị vẫn không nghỉ. Bởi nếu nghỉ giữa chừng thì mứt không ngọt đều, màu không đẹp, ăn không ngon. Mùi mứt thơm lừng níu chân khiến cậu em trai không còn thiết tha đi đánh cù với lũ trẻ hàng xóm. Chị làm xong mấy mẻ mứt, em trai tha hồ được nếm những thanh mứt vụn còn sót dưới đáy chảo. Miếng mứt dừa thơm dẻo, cậu bé chỉ dám ngậm cho vị ngọt của đường, vị thanh thanh của dừa tan trên đầu lưỡi.

 

Ngày mùng 1, anh Thanh được theo chân bố mẹ đi chúc Tết. Thấy nhà nào cũng có đĩa mứt và tách trà để sẵn trên bàn, cậu bé Thanh thích thú dứt từng sợi mứt để ăn dần và chờ được nhận lì xì năm mới.

Chị gái theo chồng vào Nam lập nghiệp, Tết về vẫn làm mứt và gửi cho anh một hộp làm quà. Anh Thanh bảo, chị làm mứt ngày càng ngon nhưng hương vị thì rất khác so với ngày hai chị em còn thơ ấu.

Chị Hồng Linh (Duy Tiên, Hà Nam) nhớ mùi Tết xưa là hương thơm của nồi nước mùi già để tắm chiều tất niên. Chị Linh kể, chiều 30 Tết, mẹ sẽ dùng bó lá mùi với chi chít quả tròn màu nâu nhạt cho vào nồi, đổ đầy nước rồi đun lên. Nước sôi, mùi nồng ấm, thơm thoang thoảng lan tỏa khắp gian bếp, lên thềm, ra sân. Hương thơm bay ra tận đầu ngõ, xua tan đi những ảm đạm cuối cùng của năm. Chị em Linh được mẹ lôi ra để tắm, gọi là tẩy hết đi những bụi bẩn của năm cũ để đón Tết.

Cũng như mẹ ngày xưa, dù tất bật với công việc chị Linh vẫn tranh thủ nấu nước mùi cho cả nhà cùng tắm vào chiều 30 Tết. Chị chia sẻ: "Những đứa trẻ từng được tắm nước mùi già thì hương thơm dịu ấy không thể lẫn với mùi khác. Nó còn vương mãi trên da thịt, ăn sâu vào ký ức mà không một thứ nước hoa nào sánh bằng".


Trong ký ức chị Linh, Tết còn là sự háo hức khi ngửi thấy mùi quần áo mới. Cách đây 30 năm, nhà còn thiếu ăn, thiếu mặc nên ba chị em Linh phải mặc quần áo theo kiểu dây chuyền. Chị lớn mặc chật thì nhường đến em. Đến Tết, mua quần áo cũng có sự phân công. Năm nay chị cả được mua thì hai em còn lại sẽ mặc đồ cũ.

Năm học lớp ba, chị được mẹ thưởng cho bộ quần áo mới. Đêm trước đó, cô bé Linh không tài nào ngủ được. Mua đồ về rồi mẹ cất vào trong tủ, Linh còn lấy cớ chạy ra chạy vào để ngắm nghía, hít hà và chỉ mong nhanh đến mùng 1 Tết để được diện quần áo mới.

Mỗi lần nghe câu hát "Hòa theo tiếng pháo đì đùng, mừng xuân nay đã về rồi", anh Hải (Đống Đa, Hà Nội) lại nhớ đến màu xác pháo đỏ tươi. "Trước giao thừa, pháo đã bắt đầu nổ, qua giao thừa vài tiếng mà vẫn chưa dứt. Nhìn thấy pháo nổ tôi sợ, phải bịt tai lại cho khỏi chói nhưng chỉ cần nghe tiếng pháo là lao ra khỏi nhà đi xem", anh Hải kể.

Pháo bị cấm từ lâu, nhưng anh Hải chẳng thể nào quên được mùi pháo thơm khi xưa.Với nhiều người thế hệ đầu 8X như anh, tiếng pháo chính là âm thanh gọi Tết về. Nhiều năm nay, đêm giao thừa anh đều đưa vợ con đi xem bắn pháo hoa bên Hồ Gươm. Tiếng pháo rộn ràng nhưng cảm giác háo hức như thời còn thơ bé dường như không còn nữa. "Tôi vẫn thòm thèm một lần mình được bé lại để nghe tiếng pháo và mong chờ vị Tết xưa", anh Hải nói.

Hoàng Phương


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những mùi hương gợi nhớ Tết xưa

Người tuổi Thìn hợp làm ăn với tuổi nào?

Người tuổi Thìn có năng lực thì có thể tự mình làm nên sự nghiệp, hợp tác cùng người khác thì có thể lại sinh ra mâu thuẫn, quan hệ nhanh chóng tan vỡ, mỗi
Người tuổi Thìn hợp làm ăn với tuổi nào?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Rồng là biểu tượng của sự vương giả, có thể nói người tuổi Thìn cũng thích hợp với lĩnh vực kinh doanh nhưng họ thường không tiếp nhận ý kiến của người khác.


Nguoi tuoi Thin hop lam an voi tuoi nao hinh anh
 
Bởi vậy, người tuổi Thìn có năng lực thì có thể tự mình làm nên sự nghiệp, hợp tác cùng người khác thì có thể lại sinh ra mâu thuẫn, quan hệ nhanh chóng tan vỡ, mỗi người một ngả.
  Người tuổi Thìn có lòng hiếu thắng, thích sự ồn ào náo nhiệt, quan trọng vẻ bề ngoài, nếu người tuổi Thìn có ý định kinh doanh thì chỉ cần đối phương chậm trễ một chút thì đã làm người tuổi Thìn phát điên lên rồi. Người tuổi Thìn nên hợp tác kinh doanh với tuổi nào?   Với tuổi Tý: Có thể hợp tác nhưng người tuổi Thìn phải làm chủ thì sự nghiệp mới có thể phát triển.

Nguoi tuoi Thin hop lam an voi tuoi nao hinh anh 3
 
Với tuổi Sửu: Hợp tác không ăn ý, cả hai đều muốn bản thân mình làm chủ mà không hề có ý định nhún nhường hay tinh thần cùng hợp tác. Nếu hai bên tôn trọng ý kiến của nhau thì thực chất cũng chỉ là “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, cuối cùng sự hợp tác vẫn không mang lại kết quả gì.   Với tuổi Dần: Hợp tác cực tốt, đôi bên cùng nhau hỗ trợ để cùng phát triển, cả hai cùng là người có năng lực.   Với tuổi Mão: Người tuổi Mão với người tuổi Thìn hợp tác khá ăn ý, Mão sẽ chịu trách nhiệm thực hiện còn Thìn sẽ đảm nhận việc đưa ra quyết định. Khả năng đạt thành công là rất lớn. Với tuổi Thìn: Tốt nhất là không nên hợp tác vì cả đôi bên đều chăm chăm lợi ích cho riêng mình mà thôi.   Với tuổi Tị: Có thể hợp tác nhưng người tuổi Tị phải tích cực phát huy năng lực của chính mình, đôi khi phải tự lập, tự quyết, nếu không sẽ bị người tuổi Thìn lấn át.   Với tuổi Ngọ: Có thể tiến hành hợp tác trong khoảng thời gian ngắn với những việc nhỏ. Nếu hợp tác trong thời gian dài thì nguy cơ mâu thuẫn khá cao.   Với tuổi Mùi: Có thể hợp tác, song không phải lĩnh vực nào cũng có thể hợp tác, nếu hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật là tốt nhất. 

Nguoi tuoi Thin hop lam an voi tuoi nao hinh anh 3
 
Với tuổi Thân: Người tuổi Thìn nếu hợp tác với người tuổi Thân thì sẽ gặt hái được nhiều thành công hớn, hai người kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng thêm sức mạnh, vĩnh viễn không bao giờ thất bại.   Với tuổi Dậu: Có thể tiến hành hợp tác song nên để người tuổi Thìn nắm vị trí quản lý, người tuổi Dậu có thể trợ giúp trong quá trình kinh doanh.   Với tuổi Tuất: Không nên hợp tác, người tuổi Tuất dường như có khả năng đọc được mọi suy nghĩ của người tuổi Thìn, nên người tuổi Thìn cảm thấy không an tâm để đầu cơ.   Với tuổi Hợi: Nếu người tuổi Hợi khiêm tốn một chút thì có thể hợp tác thành công.  
► Xem bói 2016 để biết vận mệnh, công danh, tình duyên của bạn

Phương Thùy   Người tuổi Dần nên hợp tác làm ăn với tuổi nào? Người tuổi Sửu nên hợp tác làm ăn với tuổi nào? Tuổi Tý nên kết hợp làm ăn với tuổi nào? Người tuổi Thân nên hợp tác làm ăn với tuổi nào?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Người tuổi Thìn hợp làm ăn với tuổi nào?

Chọn phù trấn trạch hợp với phong thủy nhà đất

Trong phong thủy, nếu thấy dự báo có họa dữ hoặc xảy ra sự việc gì bất hạnh, thường dùng một số phù trấn trạch cứu vãn, hóa hung thành kiết, gặp dữ hóa lành.
Chọn phù trấn trạch hợp với phong thủy nhà đất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong thuật xem phong thủy đất, đặc biệt về dương trạch, nếu thấy dự báo có họa dữ hoặc xảy ra sự việc gì bất hạnh, thầy phong thủy thường dùng một số phù trấn trạch cứu vãn, hóa hung thành kiết, gặp dữ hóa lành.


Chon phu tran trach hop voi phong thuy nha dat hinh anh
 
Loại phù “Ngũ nhạc trấn trạch” hay chính là phù trấn trạch, chia làm trung tâm, và bốn hướng (5 loại trấn trạch), khi gia chủ bất an hoặc thấy bất lợi về vật chất hay tinh thần, dùng một trong năm loại phù này mà dán ở trung tâm cửa.
 
Phù trấn “Thập nhị niên thổ phủ thần sát”, gồm 12 lá, đi từ Tý đến Hợi. Khi xây dựng nhà ở mà phạm phải thổ thần, hung thần, dùng ván gỗ cây đào để vẽ phù, đặt ngay chỗ phạm.
 
Phù trấn “Tứ phương thổ cấm tính thoái phương thần”, gồm 4 loại: 
 
1- Hợi  – Tý – Sửu
 
2- Tị – Ngọ – Mùi
 
3- Thân – Dậu – Tuất
 
4- Dần – Mão – Thìn
 
Khi phạm tam sát hung thần, dùng ván gỗ đào viết chữ son đặt vào nơi phạm.
 
Phù trấn “Tam giáo cứu trạch” gồm 8 loại, khi nhà gặp tai họa liên miên thì dùng.
 
Ngoài ra còn có các loại phù trấn khác như “Trấn  hành niên kiến trạch thần” (tức yểm năm xây dựng xấu), trấn tám vị trí quái hào phản nghịch, trấn thân phòng tương khắc (vợ chồng thường hay xích mích), thôn phù Thượng lương,…
 
Các loại thần phù trấn trạch này, trước được vẽ trên ván đào mực chu sa, có kích thước nhất định, như rộng một thước hai (thước Trung Quốc) hợp cho loại “Trấn trạch thập nhị thổ phù thần sát”, cao một thước hai phạm ác thần nào khớp với 12 giờ can chi, cộng hợp 24 khí.
 
Trên ván gỗ thầy phong thủy vẽ phù lên, có khi thêm chữ Thiện hoặc Phúc, tùy theo ngôi nhà bị phạm phải ác thần nào.
 
Khi vẽ xong thần phù, phải chọn giờ mà treo. Đa số thầy cho rằng ngày 8 tháng 4 âm lịch, giờ Thìn, là tốt cho các loại thần phù, treo ngay cửa ra vào.
 
Còn phù “Trung lương” (trước đây gọi là thôn phù) treo vào giờ Dần, ngày Dần, trong tháng; treo ngay giữa cây đòn giông (cây đà ngang, ngay giữa nóc nhà), loại này các thầy phong thủy ít sử dụng.
 
Chỉ có các tu sĩ, các thầy cúng, các thợ xây dựng sử dụng (vì cho rằng phù Trung Lương thuộc loại bùa tổng hợp, trừ được các ách tật, nạn tai trong nhà, từ quẻ tiên thiên hoặc hậu thiên bát quái mà hình thành), viết mực son trên giấy lụa hay vải màu vàng. Ngày nay người ta xây dựng nhà bằng bê tông, nên phù Thượng lương bát quái được vẽ trên gương treo ở giữa cửa.
 
Nói về gương phù, ngoài phù Thượng lương, còn có gương Bạch Hổ dùng để trấn yểm khi nhà ở ngã ba, nhà đối diện có cây đa dọc chĩa vào tâm nhà, hay nhà ở trước miếu, chùa, những nơi thờ tự,…
 
Hiện nay nhiều nhà có xu thế thay vì dán phù trấn trạch trước cửa thì dựng đôi chó đá, hay long, lân, quy, kình ngư trên nóc nhà nhìn về trước. Công dụng như những lá phù chú nói trên, lại có thẩm mỹ.
► Xem phong thủy theo ngũ hành và những điều ảnh hưởng đến vận mệnh của bạn

ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn phù trấn trạch hợp với phong thủy nhà đất

Đền Bạch Mã - Hà Nội

Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Kim Liên; Đền Voi Phục; Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đền Bạch Mã tọa lạc ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành).

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Lê Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, quy mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.

Kiến Trúc: Hiện tại ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín.

Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, đặc biệt là “hệ củng 3 phương” tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu “vòm vỏ cua” đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.

Trong nội thất của đền, phương đình ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ, phía ngoài có miếu thờ Tề Vương Phi, bên phải phương đình thờ Bể Núi. Thiêu hương và cung cấm có ban thờ và đồ tế lễ.

Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt. Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Đền Bạch Mã liên tục tiếp đón các du khách trong và ngoài nước đến viếng, tìm hiểu về một trong những di tích lịch sử văn hóa của Thăng Long-Hà Nội, nơi có vị thần Long Đỗ Thành hoàng quốc đô Thăng Long ngự trị, đã và đang phù trợ cho nhân dân.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đền Bạch Mã - Hà Nội

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd