Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Sao Liêm Trinh trong tử vi - hình tượng Phí Trọng

Sao Liêm Trinh trong tử vi lấy hình tượng từ Phí Trọng, trọng thần của Trụ vương quỷ kế đa đoan nên liêm trinh là để nói làm người phải thanh liêm chính trực

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phí Trọng vốn là Thượng Đại phu của triều Thương. Sau khi Trụ Vương từ cung Nữ Oa trở về, ngày đêm tơ tưởng hình bóng nữ thần, Phí Trọng đón biết tâm sự của nhà vua, bèn nghĩ ra một kế, mách với Trụ Vương rằng: "Con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ là Tô Đát Kỷ là bậc sắc nước hương trời, ôn nhu hiền thục, nức tiếng trong thiên hạ, bệ hạ hãy nạp làm phi tử. Như vậy, vừa không mất công tìm kiếm mỹ nữ trong thiên hạ, khiến dân chúng kinh động, đại thần bàn ra tán vào, lại vừa có thể vợi bớt nỗi khổ tương tư của hệ hạ!". Như vậy, việc Đát Kỷ nhập cung phá hoại triều chính, là bắt đầu từ sự xúi giục của Phí Trọng.

sao liêm trinh phí trọng

Do Phí Trọng và Đát Kỷ vốn cùng là một giuộc, nên sau khi hai người hợp mưu hãm hại Tể tướng Thương Dung, Á tướng Tỷ Can, Khương Hoàng hậu, Hoàng phi, thì chức vị Tể tướng nghiễm nhiên thuộc về Phí Trọng.

Quyền lực lớn rơi vào tay hắn, nên thế lực của hắn lên như diều gặp gió, khuynh đảo triều đình, trong triều chỉ còn Văn Thái sư có thể chế ngự được hắn, khiến hắn vẫn còn đôi phần kiêng dè.

Tây Bá hầu Cơ Xương bị giam tại Dữu Lý suốt 7 năm, cũng là vì độc kế của Phí Trọng. Trước hôm bị bắt giam, Cơ Xương có bói cho Phí Trọng một quẻ, rồi nhìn tượng quẻ đoán rằng: "Thừa tướng sẽ chết bất đắc kỳ tử, chắc hẳn là bị tuyết vùi mà chết cóng trong băng!" 

Nhiều năm sau đó, khi chư tướng thống lĩnh các lộ chư hầu dồn dập tiến về thành Triều Ca, trong thành ngoài Văn Thái sư ra, hầu như không còn viên tướng nào. Văn Thái sư đề xuất với Trụ Vương cho Phí Trọng dẫn quân xuất thanh nghênh địch. Phí Trong sợ đến mất mật, nhưng hắn không còn cách nào kháng lệnh.

Ngày hè nóng nực, khiến cho quân sĩ mệt mỏi, tốc độ hành quân chậm chạp, thường xuyên phải đóng trại nghỉ ngơi. Đang lúc nắng chang chang, bỗng trời đất sa sầm gió lạnh đổ về, chẳng mấy chốc đã rét căm căm, thậm chí còn đổ mưa tuyết trong khi mấy vạn tướng sĩ không một ai mang áo rét. Tuyết rơi suốt một đêm, sáng hôm sau khi tướng sĩ Tây Kỳ tấn công vào trại địch, thấy quân sĩ, người ngựa bên địch đều đã chết cóng, chìm trong băng tuyết, cả Thừa tướng Phí Trọng cũng không ngoại lệ, thật đúng như lời tiên đoán của Tây Bá hầu Cơ Xương.

Hồn phách của Phí Trọng bay về đài Phong Thần, do hắn một đời gian ác, quỷ kế đa đoan, hãm hại trung thần, vơ vét tiền của làm giàu cá nhân, tội ác tày trời, nên được phong làm chủ nhân sao Liêm Trinh. Liêm Trinh vốn có nghĩa là liêm khiết và trung trinh, dùng tên gọi này để cảnh cáo người đời, làm người phải thanh liêm chính trực.

Sao Liêm Trinh là một trong 14 Chính Tinh trong tử vi, Là sao thứ 6 trong 6 sao thuộc chòm sao Tử Vi theo thứ tự: Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh. Sao Liêm Trinh đắc địa thì hưởng ương sự được phú quý và thọ. Đặc biệt có tài kiêm nhiếp cả văn võ, rất thao lược và quyền biến. Nếu được thêm Xương Khúc đồng cung thì là bậc anh hùng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Liêm Trinh trong tử vi - hình tượng Phí Trọng

Những trường hợp bát tự kém may, hôn nhân bất hòa

Xem bát tự hợp hôn trước khi cưới không bao giờ là thừa. Song mệnh hài hòa, nhất định cát tường nhưng song mệnh bất hòa thì hôn nhân kém may.
Những trường hợp bát tự kém may, hôn nhân bất hòa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tình yêu là việc cá nhân nhưng hôn nhân lại là việc xã hội. Muốn hạnh phúc thì không thể chỉ dựa vào tình cảm của đôi bên mà còn phải nhờ sự gắn kết của cha mẹ, họ hàng, cộng đồng. Vì vậy, xem bát tự hợp hôn trước khi cưới không bao giờ là thừa. Song mệnh hài hòa, nhất định cát tường nhưng song mệnh bất hòa thì hôn nhân kém may.


Nhung truong hop bat tu kem may, hon nhan bat hoa hinh anh 2
 
Bát tự hợp hôn tốt tức là nam vượng thê, nữ vượng phu nhưng trường hợp hai người có bát tự đẹp như vậy gặp nhau là rất hiếm. Hay trường hợp bát tự của người nam và người nữ bổ khuyết ngũ hành cho nhau thì sẽ tốt đẹp, hòa thuận. Ngược lại, có những trường hợp bát tự kém duyên thì kết hôn sẽ không thuận như sau:   1. Nam mệnh thiếu Tài, nữ mệnh thiếu Quan   Trong tử vi đẩu số, nam mệnh không thể thiếu Tài, Tài tinh đại diện cho tiền tài và người vợ. Nữ mệnh trong bát tự không thể thiếu Quan, Quan tinh đại diện cho người chồng. Đây là cơ sở để tạo thành hôn nhân, nếu bát tự thiếu thì nhất định lấy nhau không có lợi. 
Phương pháp hóa giải bát tự vượng Thủy khuyết Hỏa Hướng dẫn 5 bước cơ bản để tự xem bát tự luận số mệnh 10 cách xem hung cát trong bát tự tử vi
2. Nam sợ Tỷ Kiếp, nữ sợ Thương Quan   Cho dù trong bát tự của đôi bên không thiếu ngũ hành nhưng hôn nhân vẫn không như ý, ấy là vì nam mệnh có Tỷ Kiếp vượng, khắc chế Tài tinh còn nữ mệnh Thương Quan vượng, khắc chế Quan tinh.   3. Cung Phu Thê gặp hình, xung
Nhung truong hop bat tu kem may, hon nhan bat hoa hinh anh 2
 
Bát tự hợp hôn chú ý cung vị, mỗi vị trí tương ứng với một phương diện trong đời sống của con người, nếu vị trí này bị tổn hại thì phương diện đó trắc trở, kém may. Cung Phu Thê là ở can chi của ngày sinh, nếu bị tháng khắc hoặc can bị chi hình, xung thì hôn nhân tất gặp vấn đề. 
  Nếu gặp các trường hợp ở trên, tốt nhất nên mời thầy tử vi về xem xét cho chuẩn rồi tìm cách hóa giải thì hôn nhân sẽ không có vấn đề gì.
 
► Mời các bạn: Xem tử vi trọn đời theo ngày tháng năm sinh chuẩn xác
  Bát tự chỉ đường mách nước quý cô chọn chồng như ý Luận giải mối quan hệ giữa tình yêu và giờ sinh theo tử vi Đặt tên hay: Quyết định vận mệnh, quan trọng như bát tự và ngũ hành Trần Hồng
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những trường hợp bát tự kém may, hôn nhân bất hòa

Vị quan thanh liêm kháng lại áp lực quan trên rửa oan cho dân

Được biết như vị quan thanh liêm kháng lại áp lực quan trên rửa oan cho dân, Tiền Nhược Thủy đã rất thông minh và dũng cảm khi bảo vệ cho người dân của mình
Vị quan thanh liêm kháng lại áp lực quan trên rửa oan cho dân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tiền Nhược Thủy thời Bắc Tống là người tri thức uyên thâm, có thể đoán biết đại sự lại là một vị quan thanh liêm chính trực. Trong “Tốc Thủy Kỷ Văn”, Tư Mã Quang đã ghi chép lại sự tình khi ông đảm nhiệm chức Thôi quan tại Đồng Châu (Tức thân tín và trợ thủ của quan Tri châu) ông đã kháng lại áp lực của quan trên mà rửa được một án oan.

Tri châu tại Đồng Châu, thượng cấp của Tiền Nhược Thủy là người chủ quan võ đoán, hơn nữa tính tình nóng nảy thường hay phạm sai lầm. Mỗi lần gặp phải tình huống như vậy, Tiền Nhược Thủy đều thảo luận với quan trên, nhưng tri châu thường không tiếp nhận ý kiến chính xác của ông. Mặc dù sau này khi chân tướng vụ án hiển lộ, tri châu thường cảm thấy xấu hổ vì sai sót của bản thân mình, nhưng sau đó mọi chuyện vẫn lặp lại như cũ.

Có lần, một nữ tỳ của một gia đình quyền quý không biết đi đâu mất tích. Cha mẹ cô tới Châu báo án, tri châu lệnh cho quan tham mưu kiêm sao lục thẩm tra thụ lý vụ án. Vị quan tham mưu kiêm sao lục này từng mượn tiền của nhà quyền quý nọ nhưng bị từ chối, trong lòng y nảy sinh oán hận.

Trong quá trình xét xử vụ án y đã võ đoán mà nói rằng nhà giàu đó đã hại chết nữ tỳ, rồi quăng thi thể cô xuống sông. Phụ tử nhà giàu đều không nhận tội cuối cùng bị dùng hình ép cung nên mấy cha con nhà giàu có người bị định tội là thủ phạm chính, người thì bị định tội là chủ mưu giết người, theo luật họ đều phạm tội tử hình.

Sau khi xét xử, viên quan tham mưu kiêm sao lục đã báo án lên tri châu, tri châu triệu tập quan viên hữu quan tiến hành phúc thẩm, một số người cho rằng án này đã được xử lý một cách chính xác, còn thể hiện sự đồng tình, chỉ có Tiền Nhược Thủy tỏ vẻ nghi ngờ vụ án, ông cho rằng khi xét xử nên thẩm vấn kỹ lưỡng, nếu không có chứng cứ xác thực mà định tội mưu sát chẳng khác gì coi rẻ tính mệnh con người.

Sau khi viên quan tham mưu kiêm sao lục biết chuyện đã tới phòng làm việc của Tiền Nhược Thủy trách mắng ông rằng: “Phải chăng ông đã nhận hối lộ của nhà quyền quý đó nên muốn giúp cho họ thoát tội chết?”

Tiền Nhược Thủy nói: “Có vài người vì vụ án này mà bị xử tử hình như hiện nay, sao ta lại có thể không thẩm tra lại kỹ lưỡng những lời khai của họ được?”

Vì thế, Tiền Nhược Thủy đã kéo dài vụ án thêm gần 10 ngày, trong quá trình đó dù tri châu nhiều lần đốc thúc ông cũng không trả lại vụ án, người trên kẻ dưới đều trách mắng ông.

Một hôm Tiền Nhược Thủy tới gặp tri châu nói rằng: “Sở dĩ tôi kéo dài vụ án này là vì muốn do thám tung tích của nữ tỳ, hiện nay nữ tỳ đã được tìm thấy”.

Tri châu thẩm tra thấy chứng cứ xác thực liền phóng thích cha con nhà giàu nọ.

Cha con nhà giàu khóc mà nói với tri châu rằng: “Nếu không nhờ ơn giúp đỡ của ngài thì chúng tôi đã bị tuyệt diệt dòng giống rồi”.

Tri châu nói với họ: “Không phải là ta, là Tiền Nhược Thủy đã giúp các ngươi”.

Cha con nhà giàu tìm Tiền Nhược Thủy muốn gặp ông để cảm tạ nhưng Tiền Nhược Thủy đóng cửa không tiếp. Cha con nhà giàu đi quanh tường bao mà khóc, sau khi về nhà họ đã mang gia sản của mình quyên góp cung tiến cho nhà chùa vì muốn cầu phúc cho Tiền Nhược Thủy, chuyện này đã gây chấn động cả một vùng.

Vì vụ án oan mấy mạng người đã được làm sáng tỏ, tri châu bèn trình báo việc này với hoàng đế để luận công xin ban thưởng cho Tiền Nhược Thủy. Tiền Nhược Thủy kiên quyết chối từ mà rằng: “Tôi chỉ cầu mong vụ án được giải quyết, người vô tội không bị chết oan uổng, luận công xin ban thưởng không phải là bổn ý của tôi”.

Tri châu nghe vậy càng thêm tôn kính ông.

Không bao lâu sau, Hoàng Đế biết chuyện đã thăng chức cho Tiền Nhược Thủy, chưa đầy nửa năm từ chức quan nhỏ tại địa phương ông đã được đề bạt làm quan tham mưu, hai năm sau ông vâng lệnh đảm đương chức phó Tể tướng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vị quan thanh liêm kháng lại áp lực quan trên rửa oan cho dân

3 con giáp nữ khiến người khác "động lòng" vì sự dịu dàng khi yêu - 12 con giáp - Xem Tử Vi

3 con giáp nữ khiến người khác

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

"động lòng" vì sự dịu dàng khi yêu

Sự dịu dàng có thể làm bất kì trái tim sắt đá nào cũng sẽ tan chảy. Cùng tìm hiểu xem con giáp nào sẽ là người dịu dàng nhất khi yêu nhé!

Tuổi Hợi

Cuộc sống yên bình và tình yêu ấm áp với những niềm vui giản dị là điều mà những cô gái tuổi Hợi mong muốn nên họ luôn biết tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Bởi với cô, tranh cãi thắng thua đều là vô nghĩa, thứ mất đi sẽ còn nhiều hơn thứ có được, vì thế những cô nàng sinh năm Hợi không bao giờ cáu gắt hay thể hiện thái độ bực bội trước một ai.

Với người yêu của mình, họ luôn thể hiện sự quan tâm và tình yêu một cách ngọt ngào thông qua cách cô ân cần lắng nghe "ai đó" tâm sự, cả ánh mắt trìu mến và những cử chỉ yêu thương cũng đủ để nói lên sự dịu dàng của các cô gái tuổi Hợi.

Cô nàng được ví như một mặt hồ mùa Thu nhẹ nhàng khiến người khác giới phải "thổn thức". (Ảnh: Internet)

Tuổi Sửu

Không phải tự nhiên mà những cô gái tuổi Sửu được mọi người yêu mến về tính cách dịu dàng của mình, bởi ở họ luôn toát ra vẻ thanh lịch, nét trầm tĩnh nhưng luôn biết cách lắng nghe người khác.

Khi yêu, nữ tuổi Sửu càng thể hiện sự đằm thắm và khéo léo vốn có của mình, chẳng bao giờ gây chuyện hay cãi cọ với người yêu. Dù đang cảm thấy mệt mỏi như thế nào, chỉ cần được ở bên cô nàng và đón nhận sự dịu dàng mà họ đem lại, "ai đó" sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái vô cùng!

Dịu dàng là sự quyến rũ của các cô nàng tuổi Sửu. (Ảnh: Internet)

Tuổi Mùi

Không chỉ dịu dàng mà nữ giới tuổi Mùi còn rất hiền lành lương thiện. Không bao giờ tranh giành, đấu đá với ai khiến cho tâm hồn của các cô gái tuổi Mùi luôn trong sáng và ngọt ngào. Đối với tình yêu cũng thế!

Các cô năng sinh vào năm con dê không thích sự to tiếng cãi vã, nếu phải tranh luận, họ sẽ dùng cách thật nhẹ nhàng để giải thích, họ rất sợ làm đối phương đau lòng. Đối với những cô gái tuổi Mùi, họ không hề cảm thấy đó là sự yếu đuối mà trái lại, họ chỉ đơn giản hóa mọi thứ và cho đó duyên phận để hai người ở bên nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi. 

Nữ tuổi Mùi dịu dàng và lương thiện chẳng bao giờ làm người yêu buồn lòng. (Ảnh: Internet)

Những bạn gái có tính cách dịu dàng, nữ tính luôn khiến các chàng trai hạnh phúc, không chỉ vì họ luôn được quan tâm, chăm sóc tận tình mà cảm giác được sống trong sự ngọt ngào như những viên kẹo đường.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 con giáp nữ khiến người khác "động lòng" vì sự dịu dàng khi yêu - 12 con giáp - Xem Tử Vi

Ngũ hàng sinh, khắc trong Tứ trụ

Ngũ hành sinh, khắc trong Tứ trụ tương ứng với các bộ phận và tạng phủ trong cơ thể cần được bổ trợ.
Ngũ hàng sinh, khắc trong Tứ trụ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mộc : tương ứng với gan và mật, gân cốt và tứ chi. Mộc qua vượng hay qua suy dễ mắc bệnh về gan, mật, cổ, tứ chi, khớp, gân, mắt, thần kin.

Hỏa:  tương ứng với các tạng phủ tim và ruột non. Thuộc mạch máu và các hệ thống tuần hoàn. Hỏa vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về ruột non, tim, vai, dịch máu, phần mặt, răng, bụng , lưỡi.

Thổ: tương ứng với lá lách và dạ dày. Thuộc ruột và cả hệ thống tiêu hóa. Thổ quá vượng hay qua suy dễ mắc các bệnh lá lách, dạ dày, sườn, vùng bụng, lưng, ngực, phổi.

Kim: tương ứng với phổi và ruột già. Thuộc khí quản và cả hệ thống hô hấp. Kim quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về đại tràng, phổi, vùng rống, ho đờm, gan, da, trĩ, mũi, khí quản.

Thuỷ: tương ứng với thận và bàng quang. Thuộc não và hệ thống tiết niệu. Thuỷ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về thận, bàng quang, bắp đùi, chân, đầu, gan, tiết niệu, âm bộ, phần thắt lưng, tai, tử cung.

Lược trích "Dự đoán theo Tứ Trụ" của Thiệu Vĩ Hoa.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngũ hàng sinh, khắc trong Tứ trụ

Top 4 chòm sao có bạn bè khắp nơi

Nhờ tính cách phóng khoáng, hào sảng mà 4 chòm sao thân thiện dưới đây kết giao được với rất nhiều anh em.
Top 4 chòm sao có bạn bè khắp nơi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tục ngữ có câu, ở nhà dựa vào cha mẹ ra đường nhờ cậy bạn bè nên đối với bất cứ ai, việc có được những người bạn tốt, tâm giao đều là rất đáng quý. Nhờ tính cách phóng khoáng, hào sảng mà 4 chòm sao thân thiện dưới đây kết giao được với rất nhiều anh em.


► Cùng bói cung hoàng đạo để tìm những điều thú vị về bạn

Top 4 chom sao co ban be khap noi hinh anh
 
Ước mơ thuở nhỏ cực dễ xương của 12 cung hoàng đạo Song Tử   Riêng về khoản xã giao thì không chòm sao nào có thể qua mặt được Song Tử. Tính cách của Song Tử rất cởi mở, thân thiện, nói năng hoạt bát và dễ thương nên khi ra ngoài, họ nhận được sự yêu mến của nhiều người, kết giao với đủ thành phần bạn bè và trở thành người có những mối quan hệ đặc biệt rộng rãi và hữu ích.   Sư Tử   Tính cách hào sảng, trượng nghĩa cùng phong cách sống hết sức phóng khoáng của Sư Tử khiến họ gặp được không ít người bạn tốt. Bất kể tuổi tác hay địa vị nào cũng đều có thể trở thành anh em với chòm sao thân thiện này. Sư Tử cũng rất tốt bụng, hết lòng giúp đỡ người khác nên khi có vấn đề, họ nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Kỳ lạ 4 chàng trai hoàng đạo thích sư tử Hà Đông
Thiên Bình
  chòm sao ôn hòa, tính tình lương thiện và am hiểu nhiều vấn đề trong cuộc sống, Thiên Bình khiến người khác vừa yêu mến vừa nể trọng và thích kết giao. Họ là người đáng tin cậy, có tiếng nói và uy tín cao đối với người khác, đồng thời cũng là người mà bạn bè rất tin tưởng, thường tìm đến khi có việc cần hỏi ý kiến, tư vấn.
Top 4 chom sao co ban be khap noi hinh anh
 
Nhân Mã
  Vui vẻ và đáng yêu, Nhân Mã là chòm sao nhiều bạn bè điển hình, đi đến đâu là kết bạn tới đó. Họ trời đất gì đều có thể nói chuyện, vấn đề gì cũng có thể tham gia nên người khác cảm thấy rất thích thú. Tính cách hào hiệp, tốt bụng, thường giúp đỡ người khác và không câu nệ những chuyện nhỏ nhặt cũng giúp Nhân Mã được lòng bạn bè.
Chỉ số may mắn của 12 Cung hoàng đạo năm 2016
Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 4 chòm sao có bạn bè khắp nơi

Sinh năm 1994 tuổi con gì, mệnh gì và hợp với màu nào?

Bạn đang tò mò không biết tuổi của mình mang mệnh gì? Nam sinh năm 1994 mạng gì tuổi gì và hợp với tuổi nào? Nữ sinh năm 1994 thì công danh sự nghiệp như thế nào? Hợp với màu gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bạn đang tò mò không biết tuổi của mình mang mệnh gì? Nam sinh năm 1994 mạng  gì tuổi gì và hợp với tuổi nào? Nữ sinh năm 1994 thì công danh sự nghiệp như thế nào? Hợp với màu gì?

Những bạn nam nữ sinh từ ngày 10/2/1994 đến 301/1/1995 dương lịch thì đều được tính vào năm 1994 âm lịch.

Theo năm âm lịch thì năm 1994 là năm Giáp Tuất, tuổi con chó – Thủ thân chi cẩu nghĩa là Chó giữ mình.

Mệnh ngũ hành: Sơn đầu Hỏa – Lửa trên núi

Nhưng đối với nam nữ thì cung mệnh lại khác nhau, dưới đây là cung mệnh, màu sắp, hướng tốt và các tuổi hợp với nam nữ sinh năm 1994, Giáp Tuất.

Sinh năm 1994 tuổi con gì, mệnh gì và hợp với màu nào?

Nam sinh năm 1994 mang mệnh gì?

+ Cung mệnh của nam sinh năm 1994: Càn Kim thuộc Tây tứ mệnh, ngũ hành thuộc Kim.

Lựa chọn màu sắc hợp với nam sinh năm 1994 hành Kim:

Màu sắc tương sinh: màu vàng, nâu thuộc hành Thổ ( Kim sinh Thổ)

Màu sắc tương hợp: màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim

Màu sắc kị: Màu đỏ, hồng, tím, thuộc hành Hỏa ( Hỏa Khắc Kim)

Màu sắc không nên dùng: màu đen, xanh nước biển, xanh da trời, thuộc hành Thủy (Kim sinh Thủy, chọn màu sắc thuộc hành Thủy thì mệnh cung bị sinh xuất, giảm năng lượng của hành Kim)

Chọn hướng tốt cho nam sinh năm 1994 tuổi Giáp Tuất:

Hướng tốt:

Tây Bắc - Phục vị : Được sự giúp đỡ .

Đông Bắc - Thiên y : Gặp thiên thời được che chở .

Tây - Sinh khí : Phúc lộc vẹn toàn .

Tây Nam - Diên niên : Mọi sự ổn định .

Hướng xấu:

Bắc - Lục sát : Nhà có sát khí .

Đông - Ngũ qui : Gặp tai hoạ .

Nam - Tuyệt mệnh : Chết chóc .

Đông Nam - Hoạ hại : Nhà có hung khí

Xem tình duyên của nam sinh năm 1994 thì hợp với nữ các tuổi nào?

+ Nữ sinh năm 1999, Kỷ Mão, Thành đầu Thổ, thiên can của hai người tương sinh, rất tốt, tuổi của hai bạn Tuất và Mão thuộc Lục hợp, cung mệnh thuộc thiên ý, ngũ hành mệnh tương sinh Kim sinh Thổ. Tuổi hai bạn rất hợp nhau, lấy cưới được nhau thì gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

+ Nữ sinh năm 2002, Nhâm Ngọ, Dương liễu Mộc, tuổi cua rhai bạn rất tốt, có địa chi phạm vào Tam hợp ( Tuất – Ngọ) nếu lấy nhay thì gia đạo êm ấm, hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, giỏi giang.

+ Nữ sinh năm 1996, Bính Tý, Giang hạ Thủy, ngũ hành của hai bạn tương sinh, can và chi không hòa bình, không tốt cũng không xấu.

+ Nữ sinh năm 1995, Ất Hợi, Sơn đầu Hỏa, ngũ hành của hai người tương sinh, tuy cung mệnh phạm vào Lục sat không tốt nhưng nếu nhường nhịn nhau thì cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Nữ sinh năm 1994 mang mệnh gì?

Cung mệnh:  Ly Hỏa thuộc Đông tứ mệnh, cung Ly, hành Hỏa

Màu sắc hợp với nữ sinh năm 1994 Giáp Tuất

Màu sắc tương hợp: màu xanh lá cây thuộc hành Mộc ( Mộc sinh Hỏa)

Màu sắc tương sinh: màu đỏ, hồng, màu tím thuộc hành Hỏa

Màu sắc dùng: Màu trắng, xám, ghi, thuộc hành Kim ( Hỏa khắc Kim)

Màu sắc kị: Màu đen, xanh nước biển, xanh da trời thuộc hành Thủy ( Thủy khắc Hỏa)

Xem hướng cho nữ sinh năm 1994 Giáp Tuất

Hướng tốt:

Bắc - Diên niên : Mọi sự ổn định .

Đông - Sinh khí : Phúc lộc vẹn toàn .

Nam - Phục vị : Được sự giúp đỡ .

Đông Nam - Thiên y : Gặp thiên thời được che chở .

Hướng xấu:

Tây Bắc - Tuyệt mệnh : Chết chóc .

Đông Bắc - Hoạ hại : Nhà có hung khí .

Tây - Ngũ qui : Gặp tai hoạ .

Tây Nam - Lục sát : Nhà có sát khí .

Xem tình duyên của nữ sinh năm 1994 thì hợp với nam các tuổi nào?

+ Nam sinh năm 1986, Bính Dần, mệnh Lư trung Hỏa, hai người cùng mệnh nên bình hòa

+ Nam sinh năm 1987, Đinh Mão, mệnh Lư Trung Hỏa, giống với tuổi Bính Dần, hai người đều mang mệnh Hỏa, tương hợp nhau.

+ Nam sinh năm 1989, Kỷ Tỵ, mệnh Đại Lâm Mộc,  mệnh của nam tương sinh với nữ nên cũng tốt, gia đình hòa thuận

+ Nam sinh năm 1990, Canh Ngọ, mệnh Lộ Bàng Thổ, mệnh của người nữ tương sinh cho người nam nên gia đình sung túc, người vợ là người giữ lửa cho gia đình.

+ Nam sinh năm 1995, Ất Hợi, mệnh Sơn đầu Hỏa, hai mệnh của các bạn tương hợp, gia đình hòa bình, yên ổn. Tuy nhiên để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì hai bạn nên nhường nhịn nhau.

Xem thêm: 

Nam nữ sinh năm 1991 mang mệnh gì? Hợp với màu nào? Kết hôn với tuổi nào thì hợp?

- Sinh năm 1992 là tuổi con gì, mệnh gì và hợp với màu nào?

- Sinh vào năm 1993 là tuổi con gì, mệnh gì và hợp với những màu nào?


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sinh năm 1994 tuổi con gì, mệnh gì và hợp với màu nào?

Giới thiệu nội dung Lịch Vạn Niên triều Nguyễn –

Lịch sử Lịch vạn niên: Dưới triều Nguyễn cuốn Lịch vạn niên dùng để chọn ngày, chọn giờ thông dụng nhất là Ngọc hạp thông thư, ngoài ra có cuốn Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp kỷ. ( 2 quyển Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp ký

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lịch sử Lịch vạn niên: Dưới triều Nguyễn cuốn Lịch vạn niên dùng để chọn ngày, chọn giờ thông dụng nhất là Ngọc hạp thông thư, ngoài ra có cuốn Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp kỷ. ( 2 quyển Tăng bổ tuyển trạch thông thư quảng ngọc hạp ký, một bản do Phúc Văn Đường in năm Đinh Dậu triều Thành Thái (1897), một bản do Phúc An Hiệu in năm Qúy Hợi triều Khải Định (1923). Ngoài ra  một số bản khác rải rác ỏ các tủ sách gia đình nhà nho cũ ở các tỉnh miền Trung, miển Bắc. Tên đề và nội dung thống nhất với Ngọc hạp thông thư nhưng các quyển này ngoài phần Ngọc hạp thông thư còn kèm theo nhiều tạp thuật khác như bùa trấn yếm, trong việc chọn ngày có cả những thuyết đã bị bãi bỏ ỏ Trung Quốc từ thời vua Càn Long. Ở nước ta dưới triều Nguyễn còn có Khâm định vạn niên thư và Hiệp kỷ lịch. Theo Phan Kế Bính trong bài “Xem ngày kén giờ” trích trong cuốn Việt Nam phong tục có đoạn viết:

“Mỗi năm ngày mồng một tháng Chạp, Hoàng đế ngự điện khai trào, các quan toà Khâm Thiên giám cung hiến Hiệp kỷ lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch đi khắp nơi… Ban lịch trọng nhất là để cho thiên hạ biết chính xác khí tiết, tháng thiếuI tháng đủ, ngày tốt ngày xấu để tuân hành được đều nhau…”

514-1024x649

Xem cuốn “Lịch hai thế kỷ (1802- 2010) và các lịch vĩnh cửu” của GS. Lê Thành Lân cũng có nói đến Vạn niên thư và Hiệp kỷ lịch triều Nguyễn, nhưng nội dung chủ yếu so sánh giữa lịch ta và lịch triều Thanh Trung Quốc, về ngày tốt xấu, tháng nhuận, tháng thiếu, tháng đủ. Đó là những khoản mục có tính pháp định, không thấy đề cập đến ngày tốt, ngày xấu. GS. Lê Thành Lân có trích một đoạn} trong Đại Nam Thực lực nói về chức trách của Khâm Thiên Giám triều Nguyễn (trang 84): “… Phàm suy tính để chiêm nghiệm sai độ của từng năm, bình trật để phân đều khí hậu, ghi chép lịch sử lịch số để nêu đúng năm và mùa, miêu tả sắc mây và hình vật để xem đoán tượng trời, xem ngày giờ để chọn tốt lành, coi giọt lậu để báo trống canh. Mọi sự có quan hệ về cách suy tính ấy đều giao cho Khâm thiên giám. Đại thẩn quản lý Khâm thiên giám do đặc cách kén chọn cử ra, không nhất định là viên quan nào. Qua đó ta có thể nhận định rằng: Ngọc hạp thông thư (tức  Lịch vạn niên để xem ngày tốt ngày xấu dưới triều Nguyễn) là loại lịch cũng do Khâm thiên giám ban hành nhưng không hẳn có tính pháp đinh như Khâm định vạn niên thư hay Hiệp kỷ lịch.

Ngọc hạp thông thư liệt kê các loại sao tốt và xấu theo ngày hàng can (ở giữa) hàng chỉ (chung quanh theo 12 cung) của từng tháng, gổm 12 tờ, mỗi tháng một tờ. Có một bản kê riêng sao tốt sao xấu tính theo ngày âm lịch từng tháng và một bản kê các sao xếp theo hệ lục thập hoa giáp cả năm. Cuối sách là bản kê các sao tốt, tính chất tốt của từng sao, bản kê các sao xấu cũng vậy.

Nếu theo Lịch vạn niên Trung Quốc thì có 4 loại Thần sát (Niên Thần sát: sao vận hành theo năm, Nguyệt Thần sát: sao vận hành theo tháng, Nhật Thẩn sát: sao vận hành theo ngày và Thời Thần sát: sao vận hành theo giờ). Xem trong Ngọc hạp thông thư chỉ ghi 3 niên thần sát: Tuế đức, Thập ác Đại bại, Kim thần Thất sát thay đổi theo từng năm hàng can (khác với Trung Quốc, có đến 30 niên Thần sát, trong đó có trên 10 niên Thần sát trùng tên với Nguyệt Thần sát của Việt Nam). Còn giờ tốt giờ xấu, Ngọc hạp thông thư chỉ ghi giờ Thiên cẩu hạ thực, giờ con nước (thủy triều lên xuống). Chọn giờ tốt xấu chủ yếu dựa vào giờ Hoàng đạo.

Đối chiếu Ngọc hạp thông thư với một số tư liệu khác như Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch thông thư. Đổng công tuyển trạch nhật, Thần bí trạch cát, v.v… Chúng tôi đã rút ra được quy luật vận hành của các Thần sát, phân loại lập thành các bản kê sau đây:

A. Bản kê tính chất sao và quy luật vận hành các sao tốt xếp theo ngày hàng can, hàng chi từng tháng âm lịch.

B. Bản kê các sao xấu cùng nội dung trên.

C. Bản kê các sao tốt xấu vận hành theo ngày kết hợp can chi cả năm.

D. Bản kê các sao tốt xấu vận hành theo ngày âm lịch cả năm và từng mùa, từng tháng.

Xuất hành di chuyển Hôn nhân giá thú Xây dựng sửa chữa nhà cửa Khai trương, cầu tài lộc An táng, xây dựng, sửa sang mồ mả Tế tự, cầu phúc, kiện tụng… Trích Ngọc hạp thông thư: xếp sao theo tháng theo ngày: Mỗi tháng theo ngày can, ngày chi, ngày trực, ngày sao, ngày lịch âm liệt kê các sao tốt xấu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giới thiệu nội dung Lịch Vạn Niên triều Nguyễn –

Luận về Nhật Nguyệt đồng lâm

Nhật là Thái Dương, là mặt trời. Nguyệt là Thái Âm, là mặt trăng. Hai vầng Nhật Nguyệt là 2 trong 14 chính tinh của khoa Tử Vi. Những đặc tính của Nhật Nguyệt rất thực tế. Mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất đối với qủa đất của chúng ta cho nên người có Thái Dương thủ Mệnh là người rất năng động. Dù nam hay nữ tính tình cũng có phần nóng nảy.
Luận về Nhật Nguyệt đồng lâm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Từ cổ chí kim mặt trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân cho nên người có Thái Âm thủ Mệnh thường mang tính đa sầu, đa cảm. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn bản chất của mỗi sao trước khi có cái nhìn khái quát về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.

Thái Dương thuộc nam đẩu tinh, hành Hỏa, miếu địa ở Tỵ, Ngọ tức là mặt trời vào lúc giữa trưa, và vượng địa ở Dần, Mão, tức là mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí trên, Thái Dương chủ về sự thông minh, lòng nhân đức, tài lộc và uy quyền. Thái Dương rất hợp với người Dương  Nam , Dương Nữ, và những người sinh vào ban ngày.

Thái Âm thuộc bắc đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Dậu, Tuất, Hợi, là lúc mặt trăng tỏa sáng nửa đêm, vượng địa ở hai cung Thân (lúc trăng mới mọc), và Tí (lúc trăng sắp tàn)

Ở những vị trí miếu vượng, Thái Âm là sự nhân từ, tánh đa sầu, đa cảm và lãng mạn, có khiếu về văn chương, nghệ thuật. Đồng thời Thái âm cũng chủ sự giàu có về điền sản như nhà cửa, đất đai…Thái Âm đặc biệt phò trì cho người Âm Nam, Âm Nữ, những người mạng Mộc, Thủy, và người sinh vào ban đêm, nhất là sinh vào những đêm trăng tròn 15, 16 thì càng tuyệt hảo.

Trong cơ thể, Nhật Nguyệt tượng trưng cho đôi mắt. Trong gia đình, Thái Dương là ông, là cha, là chồng, Thái Âm là bà, là Mẹ, là vợ…Điều này rất rõ khi cung hạn có Nhật hay Nguyệt tọa thủ thì những gì xảy ra trong hạn đó không những là cho chính bản thân của mình mà còn nói lên những sự việc xảy ra cho chồng, cho vợ, cha mẹ, ông bà của đương số nữa. Sự biểu tượng này cũng nói lên tình cảm hay sự gần gũi mật thiết trong cuộc sống giữa người con đối với cha hay mẹ. Chẳng hạn, khi chúng ta thấy lá số của một người có Thái Dương thủ Mệnh thì người này chịu ảnh hưởng tánh tình của cha nhiều hơn, có thể sẽ nối nghiệp cha, hoặc có thể vì hoàn cảnh, đương số sẽ sống gần gũi và hợp với cha nhiều hơn là với mẹ.

Khi nói đến hai sao Nhật Nguyệt, khoa Tử Vi có một nguyên tắc mà chúng ta thường nghe là: “Chính bất như chiếu” nghĩa là: Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh. Điều này nghĩ cũng hợp lý, rất thực tế. Chẳng hạn như chúng ta đặt một ngọn đèn ngay trước mặt mà đọc sách thì ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ làm cho mắt bị chói và mau mỏi mệt hơn là để ngọn đèn chiếu lên chụp đèn, hay chiếu vào tường rồi phản chiếu vào trang sách.

Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi đi sâu vào trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung. Trong 12 cung của lá số, bộ Nhật Nguyệt chỉ đồng cung ở hai vị trí Sửu, Mùi tạo nên một mẫu người khá đặc biệt gọi là mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.

Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, khi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Đó chính là nét đặc thù đầu tiên của mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.

“Những người bất hiễn công danh Cũng bởi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.”

Ý nghĩa thật qúa rõ ràng: Những người có Mệnh an tại Sửu/Mùi, có Nhật Nguyệt tọa thủ thì một đời công danh cũng như sự nghiệp khó lòng được như ý. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ bàn đến sau.

Mệnh an tại Sửu/Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau như đã nói ở trên. Vì vậy người Nhật Nguyệt Đồng Lâm có trí nhớ kém và thường hay có những quyết định lầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Nhật-Nguyệt là biểu tượng của ngày và đêm, và cũng là biểu tượng của Âm và Dương trong vũ trụ cho nên người có NN thủ hay chiếu Mệnh thường có năng khiếu về ngành điện tử, điện toán, vi tính v.v…

Nhật - Nguyệt đồng cung cũng như Nhật Thực, Nguyệt Thực là khoảng thời gian mà ánh sáng và bóng tối hòa lẫn với nhau, trắng đen lẫn lộn, và như chúng ta thường gọi là lúc tranh tối tranh sáng. Bởi thế, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị những chứng nhức đầu kinh niên, căng thẳng thần kinh, dễ bị xúc động, và chắc chắn một điều là hai mắt kém, có nhiều bệnh tật khi còn bé.

Riêng đối với phái nữ, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng dữ dội hơn những người khác. Và họ thường hay bị những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh khí huyết.  
 
Nếu nói như vậy, Mệnh có Nhật-Nguyệt đồng thủ tại Sửu/Mùi thì đây không phải là một cách tốt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như sau:

1.Mệnh có Nhật Nguyệt tọa thủ tại Sửu/Mùi mà có Tuần án ngữ, và được các văn tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Quang Quí, Thai Tọa, Đào Hồng Hỷ hội hợp thì trở nên tốt. Đây là số của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm ngành truyền thông, hay là giới văn nghệ sĩ danh tiếng và có địa vị trong giới văn chương, nghệ thuật.

2.Mệnh có Nhật Nguyệt đồng thủ tại Sửu Mùi, có Hóa Khoa, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu, hay hợp chiếu thì lại trở nên tốt đẹp. Công danh sự nghiệp vững vàng, có quyền cao chức trọng trong xã hội.

Tóm lại, ngoài hai trường hợp vừa nêu trên, Nhật Nguyệt Đồng Lâm ở Sửu/Mùi thì cuộc đời cũng được cơm no áo ấm nhưng đây là mẫu người bất đắc chí, có khả năng mà không gặp được thời vận điển hình như nhà thơ Tú Xương ngày trước.

Cũng là Nhật-Nguyệt đồng cung, nhưng đúng với nguyên tắc căn bản mà chúng ta đề cập ở trên “Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh” Như vậy nếu Mệnh an ở Sửu được NN đồng cung ở Mùi xung chiếu thì chắc chắn tốt hơn Nhật-Nguyệt tọa thủ tại Mệnh. Và phú Tử Vi cũng khẳng định điều này: “Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.” Trong trường hợp này nếu Mệnh có Tuần án ngữ để giữ ánh sáng của Nhật-Nguyệt, và có Hóa Kỵ thủ Mệnh như vầng mây ngũ sắc làm tăng thêm độ sáng cho Nhật-Nguyệt. Được cách này, công danh phú quý càng rực rỡ và bền vững hơn.

Như vậy, khi nói đến mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp. Nếu Nhật-Nguyệt đồng thủ Mệnh thì cuộc đời được mô tả khái quát như câu: “Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật-Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi” Nếu Nhật-Nguyệt đồng cung xung chiếu Mệnh thì công danh sự nghiệp chắc chắn sẽ trong tầm tay.  
 
Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm giống nhau ở chổ mắt yếu, nhức đầu kinh niên, thần kinh dễ rối loạn, trí nhớ kém, phái nữ thường bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Năng khiếu nổi bật nhất của họ là văn chương và nghệ thuật.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về Nhật Nguyệt đồng lâm

Sao Thiên Đồng trong tử vi - Chu Văn Vương Cơ Xương

Sao Thiên Đồng được lấy từ hình tượng Chu Văn Vương Cơ Xương - người sáng tạo ra Chu Dịch với 64 quẻ Văn Vương. Thiên Đồng chủ ổn hòa, phúc đức, tuổi thọ dài và giải trừ tai ách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong tử vi, sao Thiên Đồng được hình tượng hóa từ nhân vật Tây bá hầu Cơ Xương (1090 TCN - 1050 TCN - sau được con trai ông là vua Chu Vũ Vương truy phong là Chu Văn Vương). Ông là người đã xây dựng nền móng cho triều đại nhà Chu sau này, tồn tại tới 867 năm - triều đại lâu đời nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Sau khi Đát Kỷ nhập cung làm phi, các đại thần trong triều thường xuyên khuyên can Trụ vương nên lấy việc nước làm trọng, nhưng sự thực mất lòng, Trụ Vương đều bỏ ngoài tai những lời trung nghĩa, thậm chí còn xuống tay sát hại trung lương. Khương Hoàng hậu là nạn nhân đau tiên, sau đó, đại thần Triệu Khải bị khép hình thiêu cột đồng, tức bị trói vào cột đồng rỗng, đốt lửa bên dưới cho đến khi chết bỏng.

sao Thiên Đồng - Chu Văn Vương Cơ Xương

Sao Thiên Đồng - Chu Văn Vương Cơ Xương

Nguyên lão tam triều kiêm Tể tướng Thương Dung cũng thẳng thắn can gián, khiến Trụ Vương nổi giận, định trị tội ông ta. Thương Dung bèn tự đập đầu vào cột rồng trong đại điện tự tận. Từ đo về sau, bá quan trong triều đình không còn dám mở lời can gián, sống trong nơm nớp đề phòng nghi kỵ lẫn nhau.

Gian than Phí Trọng lo rằng Đông Bá hầu Khương Hoàn Sở, cha của Khương Hoàng hậu, một trong tứ đại chư hầu thời bấy giờ, cùng các chư hầu lớn nhỏ khác tạo phản, bèn dâng lên Trụ Vương một quỷ kế như sau: "Bệ hạ hãy ngầm ra chỉ dụ triệu tứ đại chư hầu về kinh, gán tội cho họ mà giết đi, chém đầu thị chúng, các chư hầu nhỏ mất đi chủ tướng, sẽ không cồn dám làm phản nữa!" Trụ Vương liền phê chuẩn, và như vậy, Phí Trọng đã bắt đầu thực hiện hàng loạt âm mưu hãm hại trung thần.

Khi đó, trong lãnh thổ của Tây Bá hầu Cơ Xương, tức khu vực Tây Kỳ, dân giàu thế mạnh, phong tục thuần hậu, đời sống thanh bình, dân trong nước đều cung kính nhường nhịn nhau, nên khách qua đường hay quan khâm sứ qua đó đều cảm thấy rõ sự chênh lệch giữa nền chính trị tàn bạo dâm loạn của Trụ Vương với cảnh tượng thanh bình no ấm nơi đây.

Sau khi nhận được thánh chi, Tây Bá hầu Cơ Xương bèn triệu tập tả hữu đại thần là Tán Nghi Sinh và Nam Cung Quát đến bàn rằng: "Thiên tử triệu ta nhập triều, nên chuyện trong ngoài phải nhờ hai vị giúp sức". Sau đó gọi con trưởng là Bá Âp Khảo căn dặn: "Thiên tử triệu ta vào chầu, ta tự gieo một quẻ, thấy lành ít dữ nhiều, đi chuyến này ắt sẽ có tai hoạ bảy năm. Con thay ta quản lý chính sự, không được tự ý thay đổi chính lệnh, cần phải yêu thương trăm họ, anh em thuận hoà. Đợi khi kiếp nạn của ta chấm dứt, tự nhiên sẽ quay trở về. Nhớ là tuyệt đối không được tự ý rời bỏ chức phận đi đón ta!". Dặn dò xong, Tây Bá hầu bèn đi bái biệt mẹ già Thái nương và Nguyên phi Thái Tự (chị gái của Trụ Vương).

Sáng sớm hôm sau, ông dẫn theo mấy người tuỳ tùng, bắt đầu khởi hành đến Triều Ca. Phí Trọng được tin tứ đại chư hầu đã tập trung đầy đủ, bèn hiến kế với Trụ Vương rằng: "Bôn Bá hầu ngày mai có lẽ sẽ có tấu chương dâng lên, Đại vương cứ bỏ qua một bên, lập tức sai võ sĩ trong điện trói họ lai mang ra Ngọ Môn chém đầu thị chúng." Trụ Vương liền nghe theo. 

Hôm sau, Đông Bá hầu Khương Hoàn Sở và Nam Bá hầu Ngạc Sùng Vũ đều bị khép cho những tội vu vơ rồi đem chém; Bắc Bá hầu do giám sat việc xây dựng lầu Trích Tinh có công, nên được tạm tha. Tây Bá hầu Cơ Xương do được chúng đại thần khẩn thiết cầu xin, nên Trụ Vương tạm giữ lại quan sát. Phí Trụng thấy tình thế không ổn, nghĩ rằng: "Không trừ được Cơ Xương, giữ lại ắt có hậu hoạ". 

Sáng hôm sau, Cơ Xương được xá miễn, liền dẫn các tuỳ tùng đi ra cửa Tây đến đình Thập Lý, từ biệt các đại thần theo tiễn như Tỷ Can, Vi Tử, Hoàng Phi Hổ chuẩn bị lên đường về Tây Kỳ. Nào ngờ Phí Trọng cũng đến từ biệt, Cơ Xương không biết hắn có mưu gian, nên đã trúng kế của gian thần. Phí Trọng sau khi chúc rượu Cơ Xương bèn hỏi rằng: "Nghe nói Tây Bá hầu giỏi đoán thần số tiên thiên, vậy trước khi ngài lên đường, hãy bói một quẻ xem vận nước của triều Ân Trụ ra sao?" Cơ Xương không tiện từ chối, đành phải bói một quẻ. Quẻ hiện ra tượng vận nước suy thoái, bèn y theo tượng quẻ mà giải thích cho Phí Trọng.

Sau đó, chưa khởi hành được bao lâu, thì vua Trụ đã phái người ngựa đến chặn đường, bắt Cơ Xương giải về triều. Phí Trọng bèn tâu với Trụ Vương rằng: "Thần nghe Cơ Xương giỏi thuật đoán thần số tiên thiên, quẻ chưa hiện đã biết kết quả. Bệ hạ hãy bảo ông ta bói một quẻ xem có ứng nghiệm hay không. Nếu ứng nghiệm sẽ tha cho tội chết. Nếu không ứng nghiệm, bấy giờ chém đầu cũng chưa muộn".

Cơ Xương liền lấy tiền đồng gieo một quẻ, rồi giật mình mà tâu với Trụ Vương rằng: "Bệ hạ, giờ Ngọ ngày mai Thái miếu sẽ có hoả hoạn!". Mọi người nghe vậy đều giật mình kinh sợ, phấp phồng chờ đến hôm sau xem kết quả.

Hôm sau, giờ Ngọ đã qua, Thái miếu vẫn bình yên vô sự, các đại thần bện chuẩn bị hồi cung bẩm báo. Đột nhiên một tia sét loé sáng phóng từ trên trời xuống, đánh trúng Thái miếu, khiến cả Thái miếu bừng cháy. Trụ Vương và Phí Trọng thấy Cơ Xương đoán việc như thần, trong lòng không khỏi chấn động, nhưng lời đã nói ra, cũng không còn cách nào để xử lý Cư Xương, đành giam ông vào trong ngục Dữu Lý. Từ lúc đó đến khi Cơ Xương được tha về, vừa đúng bảy năm.

Cư Xương nghĩ rằng: "Trụ Vương vô đạo dâm loạn, không quan tâm đến sự an nguy của trăm họ, khiến nhân dân lầm than cùng khổ. Nếu như có thể khiến cho dân giàu nước mạnh chỉnh đốn quân đội, thì có thể vì dân mà hỏi tội tên hôn quân, cứu giúp muôn dân trong cơn nước lửa", từ đó bắt đầu nghiên cứu việc chấn hưng Tây Kỳ.

Tuy đến cuối đời, Cơ xương vẫn được an hưởng phúc phận, nhưng vì thời cơ chưa chín muồi, nên vẫn chưa thực hiện được tâm nguyện này. (Cho đến khi Chu Vũ Vương diệt An Trụ kiên lập nên vương triều Chu, mới truy phong cho cha là Chu Văn Vương).

Khi Tây Bá hầu Cơ Xương qua đời, hồn phách của ông bay đến trước đài Phong Thần, được phong làm sao Thiên Đồng, trở thành vị thần ôn hoà, hoá khí là phúc đức, có khả năng kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, chế hoá.

Sử ký Tư Mã Thiên viết: Chu Văn Vương bị giam ở Dũ Lý mà diễn thành Chu dịch. Khi ở chốn lao ngục, Văn Vương đã suy diễn Bát quái thành 64 quẻ (gọi là 64 quẻ Văn Vương), đem ứng dụng vào việc dự trắc mọi việc. Sau này Khổng Tử đem 64 quẻ đó cùng phần quái từ của Văn Vương san định sách, hình thành Chu dịch.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Thiên Đồng trong tử vi - Chu Văn Vương Cơ Xương

Lễ Chùa, Xin Lộc Đầu Năm - Nét Đẹp Văn Hóa Việt

Chạm cửa thiền cầu may mắn Đối với người Việt Nam, lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ Xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội.
Lễ Chùa, Xin Lộc Đầu Năm - Nét Đẹp Văn Hóa Việt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Cũng là lễ chùa đầu năm, nhưng cách thức và nghi lễ ở hai miền Nam - Bắc có những nét khác nhau. Đối với người miền Bắc, khi đi chùa đầu năm thường phải có đồ lễ, hoặc hương hoa. Theo lệ thường, mâm lễ bao giờ cũng đủ cả hương, hoa, tiền vàng và một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm vạn sự như ý. Đặc biệt, trong lời văn khấn của người miền Bắc thường có vần, có điệu, âm vực thì trầm bổng. Khi thể hiện, lời khấn nghe như thơ, như nhạc ngân nga trong không gian u huyền của đình chùa, tạo nên sự linh thiêng, hư ảo.

Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm. Còn đối với người miền Nam, việc hành lễ đơn giản hơn, đầu năm đi lễ chùa thường không phải đem theo đồ lễ, nếu có cũng chỉ là hoa quả chứ không bao giờ có đồ mặn (xôi thịt) như người miền Bắc. Lời khấn cũng đơn giản, không câu nệ văn vẻ. Người lên chùa ước gì thì cầu đó, không nhất thiết phải dùng sớ bằng chữ nho. Cách khấn như thế người ta hay gọi là khấn nôm.

Tuy phong tục tập quán giữa các miền có khác nhau, nhưng lễ chùa đầu Xuân đã trở thành thói quen, thành nét văn hóa tâm linh của tất cả người Việt. Tại đây, mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng.

Hái lộc Xuân ước phồn thịnh

Ngoài tục lễ chùa, người Việt còn có tục hái lộc vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của người xưa, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Mỗi độ Xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do đó, người ta đi xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây. Vào dịp đầu năm, người dân thường ghé lại các đình, chùa để xin một nhánh non đem về treo trước cửa nhà hoặc chưng trên bàn thờ gia tiên với hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình. Cành lộc được chọn thường là loại cây có phong cách, dáng dấp của người quân tử, thể hiện được sự bao dung và nhân ái. Cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, lộc Xuân hái từ những cây như đa, sung, xanh, si sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp nhất. Còn hái lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

Nếu ngày xưa, việc hái lộc phải từ những cây ở chùa thì hiện nay, tục hái lộc đã đổi khác và có những phá cách mang tính tích cực. Những năm gần đây, người đi hái lộc đầu Xuân thường hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt đọt cây. Lộc Xuân có thể là mua một vài quả khế, cây mía hoặc một chậu cây nho nhỏ… đem về nhà trong ngày đầu năm. Tất cả những điều đó làm tôn lên vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, mãi là một nét chấm phá lung linh trong mùa Xuân của toàn dân tộc Việt Nam !

Lam Điền 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ Chùa, Xin Lộc Đầu Năm - Nét Đẹp Văn Hóa Việt

3 kiểu tướng mặt xui xẻo điển hình thường gặp

Nếu có thêm đặc điểm là lỗ mũi to lại hếch, tiêu tiền như nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của tướng mặt xui xẻo.
3 kiểu tướng mặt xui xẻo điển hình thường gặp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Chủ nhân của tướng mặt mà có hai mắt hoặc hay đầu lông mày quá gần nhau, khoảng cách giữa chúng rất nhỏ thường gây cảm giác lạnh lùng với người đối diện, đồng thời cũng gặp không ít xui xẻo trong cuộc sống.

    1. Ấn Đường chuyển sắc đen hoặc đỏ sẫm   Ấn Đường nằm ở vị trí giữa hai đầu lông mày, còn được gọi là cung Mệnh trong 12 cung tướng mặt. Ấn Đường rộng khoảng 2 ngón tay được coi là quý, là đẹp. Quan sát Ấn Đường có thể nhìn thấy tính cách và vận mệnh của một đời người.     Nếu Ấn Đường có nhiều đường vân ngang dọc hỗn loạn, có vết sẹo hoặc khuyết hãm, lồi lõm bất thường, chuyển sang sắc đen u ám hoặc đỏ sẫm thì chứng tỏ sức khỏe chủ nhân có vấn đề.    Ngoài ra, cho dù bản thân người này có tài hoa đến đâu nhưng ít khi gặp may mắn, trái lại thường gặp xui xẻo, tai họa. Nhất là khi Ấn Đường chuyển sắc đen sạm, ra đường phải hết sức thận trọng, chú ý an toàn tính mạng. Nếu đi xa đừng đi một mình, cũng không nên giao lưu với người lạ kẻo sẽ bị hãm hại, rước vận xui vào mình.   Tuy nhiên, mọi thứ sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn nếu như người này làm nhiều việc thiện, tu nhân tích đức, hóa giải vận xui.  
3 kieu tuong mat xui xeo dien hinh thuong gap hinh anh
 
3 giây để nhận ra tướng mặt người được phúc đức bao bọc suốt đời Tướng mặt đàn ông hết mực cưng chiều vợ sau hôn nhân Tướng mặt của những kiểu sếp “khó chiều”
2. Khoảng cách giữa hai mắt và hai lông mày quá hẹp
  Chủ nhân của tướng mặt mà có hai mắt hoặc hay đầu lông mày quá gần nhau, khoảng cách giữa chúng rất nhỏ thường gây cảm giác lạnh lùng với người đối diện.    Xem tướng thấy rằng, người có đặc điểm tướng cách này tính tình lập dị, cổ quái, không hòa đồng với tập thể. Thêm nữa, tính cách người này nóng nảy, làm việc thiếu tính kiên nhẫn, không thích hợp trong đầu tư, kinh doanh.    Ngược lại, những ai có khoảng cách hai mắt và hai đầu lông mày rộng, ánh nhìn có thần thái thì tính cách điềm đạm, khoan dung, dễ hòa đồng, sự nghiệp có quý nhân phù trợ, thành công rực rỡ.  
3 kieu tuong mat xui xeo dien hinh thuong gap hinh anh
 
3. Sơn Căn thấp lõm   Sơn Căn là vị trí ở giữa hai phần mắt, vùng dưới Ấn Đường (khoảng cách giữa hai mắt) và là nơi cao nhất trên sống mũi.    Trong nhân tướng học, Sơn Căn thấp lõm không phải là cát tướng. Chủ nhân có nét tướng cách này làm gì cũng bất thuận, gặp trở ngại, thậm chí còn được coi là ác tướng phá hoại gia đình.    Nếu có thêm đặc điểm là lỗ mũi to lại hếch thì dễ thuộc hàng “phá gia chi tử”, tiêu tiền như nước trong khi khả năng kiếm tiền yếu kém. Đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của tướng mặt xui xẻo.   Ngoài ra, nếu Sơn Căn chuyển sắc đen, xám u ám, có nốt ruồi xấu chứng tỏ sức khỏe chủ nhân cũng có vấn đề, nên đi khám sớm để kịp thời chữa trị.   Hoàng Lam
Tướng mặt những quý cô có thể “tùy biến” số phận của chính mình
– Sở hữu những nét tướng mặt dưới đây, quý cô luôn biết cách làm chủ số phận và có thể thay đổi nó theo ý muốn tùy thích của chính mình. 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 kiểu tướng mặt xui xẻo điển hình thường gặp

Xem các nước trên thế giới đón LỄ VU LAN

Trong ngày lễ Vu lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu lan để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng,
Xem các nước trên thế giới đón LỄ VU LAN

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các nước theo Phật giáo trên thế giới đều có cách thể hiện riêng tấm lòng hiếu nghĩa trong ngày lễ Vu lan.

Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỹ, sinh về thiên giới.

Noi gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên, ngày nay những người đệ tử của Phật, đặc biệt là tại những quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, đều tổ chức lễ Vu lan để hồi hướng phước đức, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong quá khứ.

Lễ hội Vu lan ở mỗi quốc gia đều có nét đặc trưng riêng của quốc gia đó, điển hình như là lễ hội Vu lan ở Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam...

1. Lễ Vu lan tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc, đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất.

Họ đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến các công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phò hộ cho người sống được ăn nên làm ra.

Lễ Vu Lan ở Trung Quốc

Lễ Vu lan ở Trung Hoa


Trong ngày lễ Vu lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu lan để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành. Thường thì người Phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu lan từ ngày 15 tháng 7 cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch.

2. Lễ cúng cô hồn và nghi thức cài hoa hồng đặc sắc tại Việt Nam

Ở Việt Nam chúng ta, cùng với sự hồi sinh và phát triển của Phật giáo, lễ Vu lan ngày càng được tổ chức quy mô và trọng thể hơn. Cũng trong ý nghĩa báo hiếu công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cứu giúp cho các vong linh, người Phật tử ở nước ta thường đến chùa tụng kinh, cầu nguyện, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ và cho pháp giới chúng sanh.

Lễ Vu Lan ở Việt Nam

Nhiều nơi còn tổ chức đại lễ trai đàn chẩn tế để cúng dường, bố thí và cầu nguyện cho chư vị âm linh, vong linh cô hồn.

Có một nghi thức rất đặc biệt, rất riêng, chỉ có người Việt mới tổ chức trong ngày lễ Vu lan, đó là nghi thức cài hoa hồng. Chính nghi thức cài hoa hồng này đã khiến cho nhiều người phải thổn thức khi trân trọng cài hoa lên ngực áo, đã khiến cho không biết bao nhiêu người rơi nước mắt khi phải ngậm ngụi cài lên ngực áo một đóa hồng màu trắng; và thông qua lễ cài hoa hồng này mà có không ít người đã hồi tâm tỉnh giác, trở nên hiếu thảo với cha mẹ hơn, sống tốt hơn.

3. Lễ Obon của người Nhật Bản

Nếu như ở Việt Nam có lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, thì ở Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Lễ Vu Lan ở Nhật Bản

4. Tại một số quốc gia khác

Ngoài ra, tại Malaysia, ngày lễ Vu lan còn gọi là Ngày Tổ Tiên, hay là Lễ hội tháng Bảy. Theo phong tục, vào ngày lễ Vu lan thì người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.

Lễ Vu Lan ở Malaysia

Một góc lễ hội Vu lan ở Malaysia


Tại Ấn Độ, tuy không có ngày lễ Vu lan, nhưng tinh thần hiếu đạo trong những người con Phật thì từ xưa cho đến này đều luôn tỏ rõ. Rất nhiều bia ký được tìm thấy tại các di tích Phật giáo ở khắp Ấn Độ đều cho thấy rằng, trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà sư cũng như tín đồ Phật giáo, từ hoàng tộc cho đến dân chúng đã xây chùa, dựng tháp, tạc tượng, dâng y... để cúng dường Tam bảo ngõ hầu hồi hướng công đức cho cha mẹ, tổ tiên và pháp giới chúng sinh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem các nước trên thế giới đón LỄ VU LAN

Tăng thêm nguồn khí tốt cho ngôi nhà với các loài hoa

Trong tự nhiên có rất nhiều loài hoa có thể bổ sung vượng khí cho ngôi nhà của bạn. Vì thế, việc trang trí hoa theo phong thủy là điều khá cần thiết và nên chú ý khi chọn lựa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưới đây là 6 loài hoa thường được dùng trong phong thủy:

1. Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng. Ảnh: Bridgewater.

Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.

2. Hoa sen

Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.

3. Hoa đào 

Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân. Ảnh: Xuân Tùng.

4. Hoa lan

Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.

Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.

5. Hoa thủy tiên

Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.

6. Hoa cúc

Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội. Ảnh: Minh Quân.

Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.

(Theo Vnexpress)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tăng thêm nguồn khí tốt cho ngôi nhà với các loài hoa

Treo chuông gió đúng vị trí để không mang họa đến nhà

Trong phong thủy, chuông gió hay còn gọi là phong linh có rất nhiều tác dụng nhưng trong lợi có hại, tiếng chuông gió giống như tiếng quỷ hồn, đối với người thân thể yếu nhược, yếu bóng vía rất không hợp để dùng. Nếu vẫn muốn sử dụng thì cần bày trí ở đúng vị trí để mang đến tác dụng tốt, không mang lại họa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chuông gió phong thủy có tác dụng phân tán, làm dịu năng lượng xấu, hấp thụ sát khí nên tốt nhất là chọn chuông gió có hình bầu dục thuộc ngũ hành Kim vì Kim dễ quản năng lượng lưu chuyển. Treo chuông gió ở cửa sẽ hấp thu năng lượng và may mắn, treo ở trước cửa bếp lại có thể tụ tập tài phú.    Chuông gió hình dạng lớn nhỏ khác nhau cũng tạo ra âm thanh khác nhau, góc độ khuếch tán năng lượng cũng có khác biệt. Khi chọn chuông gió treo trong nhà nhất định phải đảm bảo âm thanh hài hòa, dễ chịu, không quá lớn, cũng không quá cô liêu. Âm thanh thanh thúy, vang vọng, trong suốt của chuông gió sẽ giúp thư giãn tinh thần và trang trí làm đẹp không gian.   Tác dụng phong thủy của chuông gió là tránh ma quỷ, hóa sát, bảo hộ bình an và một số trường hợp còn có thể chiêu tài. Chuông gió phát huy tác dụng tốt nhất là trong năm Ngũ Hoàng đại sát, dùng tránh quỷ, hàng ma, hộ trạch, chúc phúc cực kì tốt. Nếu gia chủ phạm năm này thì trước cửa lớn, cửa sổ treo chuông gió đồng sẽ giải sát.

Treo chuong gio dung vi tri de khong mang hoa den nha hinh anh
 
Năm Ngũ Hoàng đại sát thuộc hành Thổ, treo chuông gió đúng vị trí thuộc hành Kim, khi chuông đong đưa Kim khí mạnh, khởi chấn Kim Khí sẽ lấn át Thổ khí của Ngũ Hoàng. 
  Lựa chọn chuông gió phải chú ý phương vị cùng chất liệu phối hợp. Ví như treo ở phía Đông, phía Nam nhà nên sử dụng chuông gió làm bằng gỗ thuộc hành Mộc. Treo ở phương Bắc thì dùng chuông gió kim loại thuộc hành Kim. Treo ở phía Tây thì dùng chuông gió bằng gốm sứ là hợp nhất để điều tiết ngũ hành   Để chế sát, hãy treo chuông gió đúng vị trí ở cửa lớn nhưng tuyệt đối không nên treo ở cửa phòng ngủ hoặc phòng đọc sách, nhất là của trẻ con vì nghe âm thanh của chuống gió trong thời gian dài sẽ làm lòng người náo động, dễ khiến tâm trạng bất an, tâm tính lo lắng, ngủ không yên giấc, thiếu tập trung.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Treo chuông gió đúng vị trí để không mang họa đến nhà

Hình xăm ngôi sao cho các bạn nữ 2014 –

Hình xăm ngôi sao đơn giản thường rất thu hút các bạn nữ . 1 hình xăm ngôi sao nhỏ trên vai , trên tay sẽ khiến các bạn gái trở nên quyến rũ , gợi cảm hơn Hình xăm ngôi sao khiến cho các bạn gái trở nên quyến rũ sexy Hình xăm ngôi sao trên tay Một dả
Hình xăm ngôi sao cho các bạn nữ 2014 –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hình xăm ngôi sao đơn giản thường rất thu hút các bạn nữ . 1 hình xăm ngôi sao nhỏ trên vai , trên tay sẽ khiến các bạn gái trở nên quyến rũ , gợi cảm hơn

hinh-xam-ngoi-sao-11

Hình xăm ngôi sao khiến cho các bạn gái trở nên quyến rũ sexy

hinh-xam-ngoi-sao-1

Hình xăm ngôi sao trên tay

hinh-xam-ngoi-sao-2

Một dải hình xăm ngôi sao trên bờ vai gợi cảm

hinh-xam-ngoi-sao-3


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hình xăm ngôi sao cho các bạn nữ 2014 –

Chiêu hồn nạp táng là gì ?

Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: "Chiêu hồn nạp táng" là gì ?
Chiêu hồn nạp táng là gì ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ... không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.

Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.

Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được (vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành. Trên hình nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình nhân.

Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chiêu hồn nạp táng là gì ?

Bạn biết gì về lễ hội đền Hùng?

Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc, in đậm trong tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều
Bạn biết gì về lễ hội đền Hùng?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc, in đậm trong tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ tổ, đều hướng về vùng đất xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Từ ngàn đời nay, đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Hùng

  Lễ hội đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ  bao đời nay. Lễ giỗ tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Lễ hội đền Hùng có đặc thù là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.

41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) tham gia rước kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới.

Xưa kia, việc cúng tổ cử hành vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước 1 ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn 1 lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm.

Những năm hội chính thì phần lễ gồm phần tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng.

Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - 2 làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất này.

Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa.

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức tổ tiên.

(Theo Vietbao)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bạn biết gì về lễ hội đền Hùng?

Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh

Một bài viết trích từ cuốn sách Trung Châu Tam Hợp Phái của tác giả Nguyễn Anh Vũ. Mời các bạn cùng đọc.
Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sách Trung châu tử vi Đẩu số - Tam Hợp phái - Dịch giả Nguyễn Anh Vũ

Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh

Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ,.v.v...

Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tật Ách gặp sao Đao hoa quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tật Ách, thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.

Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.

Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria), thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng nghiệm.

Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tật Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.

Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân. Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.

Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tật Ách ở nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách "Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì phải lưu ý.

Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia), xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này.

Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương, Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tật Ách của nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng chủ về chứng này.

Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương, còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều chủ về chứng bệnh này.

Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.

Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình. Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.

Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.

Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.

Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn

Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng.

Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa

Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can (gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia như sau:

Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ", "kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.

Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tật Ách, thì thường là Vị hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.

Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần kinh dạ dày quá mẫn cảm.

Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương, hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính

"Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ, lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa, hoặc tiến triển thành tiêu chảy.

Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" là không tiêu hóa được.

Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.

Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.

Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.

Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.

Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.

Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì càng đúng.

Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.

Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà, thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.

Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn

Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.

Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã thuật ở trước.

Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.

Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.

Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.

Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung Tật Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.

Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp. Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.

Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)

Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.

Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.

Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".

Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát. Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu.

Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp

Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát, Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.

Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.

Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)

Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà. Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, mà không có Thiên mã.

Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.

Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt, Âm sát thì ứng nghiệm.

Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về kéo đàm, hen suyễn.

Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng.

Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục

Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.

Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.

Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.

Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.

Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.

Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham", hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.

Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi cũng có thể gây tiểu tiện khó.

Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát tinh làm ứng nghiệm.

Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt, trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.

Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ.

Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan

Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.

Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma) rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tật Ách lại là Thiên Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.

Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ, mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ thì viêm thần kinh thị giác.

Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm".

"Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm

Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.

Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.

Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu, thường chủ về chứng bệnh này.

Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.

Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.

Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.

Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.

Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng.

Nhóm 7: Bệnh phụ khoa

Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng, Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi chung chung.

Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, nếu Tham Làm hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc, những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm. Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.

Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh, thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.

Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu nghiêm trọng có thể là sa tử cung.

Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.

Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.

Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.

Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.

Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.

Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm

Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.

Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh.

Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp, cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải do người đời nay tìm tòi nghiên cứu

(Nguồn: sưu tầm)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh

Mộ phần và cuộc sống

Mộ phần tổ tiên ảnh hưởng không nhỏ tới sự hưng suy của hậu duệ.  
Mộ phần và cuộc sống

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo quan niệm của phong thủy, mộ phần tổ tiên có ảnh hưởng không nhỏ tới hậu duệ. Ngoài ra, sự hưng vượng hay phá bại của mộ tổ còn được thể hiện ngay diện tướng (tướng mặt) các thành viên trong gia đình, dòng tộc.

(Ảnh minh họa)

Long Hổ chầu về, núi phía sau cao vút, khí đẹp trước mặt, đó là thần quang, đất linh đắc khí, người của đều vượng. Nếu người có ngũ nhạc cao (trán, 2 gò má, mũi và cằm), đó là mộ tổ đắc được long mạch địa thế tốt. Nếu khí tốt đầy mặt, đó là mộ tổ đắc khí.

Mặt khô héo, tất là mộ tổ bị thoát khí. Người mà xương thô là do mộ tổ bị phơi lộ. Xương nhỏ là mộ tổ ẩn tàng. Nếu xương thô, mắt to lộ là mộ tổ lộ rõ hoặc chôn nơi núi đá lởm chởm. 

Sau khi chôn mà có thành viên trong gia đình sinh hạ con trai, thịt thô xương rắn, ngũ nhạc không ngay ngắn, tất là thủy thần lan tràn. Nếu xương đầu cao đầy, gương mặt tròn đầy mà khí sắc khô héo, ánh mắt vô thần, tất là mộ bị thoát khí, chẳng bao lâu sẽ lụn bại.

Khuôn mặt đầy đặn, sáng sủa, nếp mặt, mụn ruồi phá cung, tiếng nói đứt đoạn là mộ phần bị thủy cảng, cầu đường xung phạm. Chân tay teo, lưng tàn khuyết, râu mọc như cỏ, ngu dốt tất là mộ tổ bị cây lớn xâm phạm. Thần sắc tiêu điều, thất thần vô khí, điên đảo thác loạn, đó là dấu hiệu long mạch mộ tổ ứ khí.

Cải tạo mộ như thế nào?

Sách Táng Kinh nói: "Phàm mộ có 5 điều không tốt thì nên cải tạo nhanh".

- Trũng thấp mà mộ vô cớ nứt nẻ, bát hương vỡ nứt.

- Trong nhà có nam nữ hay gây điều tiếng dâm loạn.

- Trai gái ngỗ nghịch hoặc con cháu phản loạn, ăn phải đồ độc, mắc bệnh điên cuồng, kiếp hại, hình trường.

- Nhân khẩu bất an, sự nghiệp thất bại, gia sản hao hụt.

- Mộ táng tại bát diệu sát, thủy khẩu chảy từ hoàng tuyền thủy.

Phàm sửa mộ gặp 3 điều sau thì dừng lại:

- Mở mộ thấy rùa sống, rắn ở đó là nơi có sinh khí, gia đình và hậu thế đại cát đại lợi.  

- Trong đất có suối nước ấm áp, màu như sữa hoặc như sương mù.

- Dây tơ hồng bám xung quanh quan tài là sinh khí đại quý.

Nếu sửa 3 điều nói trên tất gặp tai họa từ tốt chuyển sang xấu. 

(Theo Phongthuy)


 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mộ phần và cuộc sống

Phong thủy cho phòng khách

Phong thủy phòng khách được coi là nòng cốt trong phong thủy của một ngôi nhà. Vì thế, nếu bạn muốn cải thiện, bài trí phong thủy cho ngôi nhà của bạn, hãy
Phong thủy cho phòng khách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 Phong thủy phòng khách được coi là nòng cốt trong phong thủy của một ngôi nhà. Vì thế, nếu bạn muốn cải thiện, bài trí phong thủy cho ngôi nhà của bạn, hãy bắt đầu từ phòng khách. Nó sẽ có sức lan tỏa và ảnh hướng đến phong thủy của những phần còn lại trong căn nhà, những phần chưa hợp lý hoặc đang cần được cải thiện.

  1. Sắp xếp, bài trí
Ngoài việc sinh hoạt của gia đình, phòng khách còn là nơi trao đổi, trò chuyện, đón khách. Nó thể hiện sự sang trọng, thịnh vượng của gia đình. Phòng khách là nơi lưu giữ các sự kiện quan trọng đáng nhớ của gia đình. Vì vậy, sắp xếp, bài trí lại đồ vật cho hợp phong thủy là một điều rất cần thiết và nên làm.
Nhiều phòng khách chứa kết cấu hình chữ L. Đó là do ghế sofa hình chữ L hoặc do ta vô tình đặt một chiếc ghế sofa tạo với chiếc ghế đôi một góc 45 độ. Điều này thường xuyên tạo ra sự xung đột và một cảm giác khó chịu không thể giải thích nổi trong căn phòng. Hãy nhớ rằng, tivi và lò sưởi không phải là tâm điểm của một phòng khách mà những người đang có mặt trong căn phòng đó mới là điều chúng ta phải quan tâm.
Thay vào đó, sắp xếp chiếc ghế sofa đối diện những chiếc ghế khác. Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể làm nổi bật chiếc lò sưởi và chiếc ti vi trong căn phòng. Hơn thế nữa, bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yêu thương, hài hòa, giúp gắn chặt mối quan hệ của những người trong căn phòng. Đặc biêt hơn, bạn sẽ tạo thêm năng nượng cho căn phòng. Vì vậy, hãy sắp xếp lại những chiếc ghế sofa ngay lập tức nếu chúng chưa phù hợp.

Phong thuy hoan hao cho phong khach hinh anh
Thêm sắc đỏ để tránh xung đột bất hòa

2. Thêm sắc đỏ và vàng
Để các thành viên trong gia đình hòa thuận và có mối quan hệ tốt với nhau, hãy thêm sắc đỏ và vàng vào phòng khách nhà bạn. Đó có thể là một bình hoa cẩm chướng màu đỏ hoặc một bình hoa cúc vàng. Một chiếc gối với sắc đỏ, vàng hài hòa cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Màu đỏ và vàng tạo cảm giác bình tĩnh, ngăn chặn các xung đột không đáng có trong gia đình. Bạn hãy nhớ rằng, hãy thêm hai màu sắc này vào bất cứ không gian nào trong căn phòng mà hay xảy ra những xung đột, bất hòa.
3. Điểm thêm những bức ảnh tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ
Hãy treo hoặc trưng bày một vài bức ảnh thể hiện sự hạnh phúc và vui vẻ của gia đình bạn. Hình ảnh này có thể ảnh hưởng đến phong thủy toàn căn nhà. Treo những bức ảnh này trên bức tường ở phía Đông sẽ có lợi cho mối quan hệ trong gia đình. Bạn cũng có thể trưng bày bức ảnh với những ý nghĩa phong thủy cụ thể. Ví dụ, một bức ảnh về một hồ nước tuyệt đep hoặc hình ảnh thác nước sẽ phù hợp treo trên bức tường phía Bắc, với mong muốn nâng cao sự nghiệp và tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống. Một bức tranh về cây cối sẽ thích hợp nếu bạn treo nó ở phía đông với mong muốn thúc đẩy và gắn kết các mối quan hệ, sức khỏe và gia đình.

4. Thêm yếu tố “dương” cho phòng khách
Phòng khách nên được cân bàng giữa “âm” và “dương”. Tuy nhiên, thêm một chút “dương” hoặc một năng lượng tích cực cũng là điều cực kỳ có lợi. Điều này có thể thực hiện bằng việc sơn một bức tường màu đỏ nổi bật khác hẳn với những bức tường còn lại, hoặc thêm một chiếc đèn chùm hay một đồ vật chuyển động.
5. Cải thiện góc may mắn trong căn phòng khách
Góc nào trong căn phòng là góc may mắn? Đó là góc mà đối diện và chéo với cửa ra vào của căn phòng. Nếu góc này nằm ở phía Tây Nam, Tây, Tây Bắc, hoặc Đông Nam, hãy đặt thêm vào góc này một bình pha lê, một bát đá quý, một lọ hoa đẹp hoặc một quả địa cầu . . .
Nếu góc may mắn nằm ở phía Nam hoặc Tây Nam, một cột đèn cao đặt tại khu vực đó là vô cùng phù hợp. Nếu góc may mắn nằm ở phía Bắc, thêm một đài phun nước tại đây. Nếu nó nằm ở phía Đông hoặc Đông nam, một đài phun nước, một chậu cây cảnh hoặc một lọ hoa là một sự lựa chọn hợp lý.
Bạn có thể thay đổi và nâng cao phong thủy tại khu vực đó hàng năm, nhưng nên nhớ rằng hãy kiểm tra thật kỹ trước khi tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.

Theo Tin Phong Thủy

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cho phòng khách

3 con giáp nhiều tiền nhất tháng 5

Hãy cùng tìm hiểu xem 3 con giáp nhiều tiền nhất trong tháng 5 này là ai nhé, bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ nếu có mình trong đó.
3 con giáp nhiều tiền nhất tháng 5

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Trong tháng này, tuy duy sáng tạo của người tuổi Tuất đạt tới mức đỉnh điểm. Bạn sẽ nghĩ ra nhiều trò hay ho để rinh về khoản tiền lớn cho mình. Khả năng “tiền đè chết người” rất cao, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận.

    1. Tuổi Tỵ   Người tuổi Tỵ không gặp nhiều may mắn trong khoảng từ đầu năm tới giờ. Nhưng, bước sang tháng 5, mọi thứ chuyển biến theo hướng vô cùng tích cực. Có thể nói, tháng 5 chính là tháng bắt đầu của vận khí tươi đẹp.  
3 con giap nhieu tien nhat thang 5 hinh anh
 
Sự nghiệp của con giáp này trong năm Khỉ gặp khá nhiều trờ ngại. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 5 trở đi, vận thế sẽ thay đổi bất ngờ, không những gặp quý nhân tương trợ, gặt hái nhiều thành công, mà cả đường tình duyên cũng thăng cấp không ngừng.    Nhưng nên nhớ, làm gì cũng phải tự tin vào chính mình, tối kị việc bỏ dở giữa chừng, kiên định tới cùng, nắm bắt cơ hội, tài lộc phát càng thêm phát. Đây là một trong những con giáp nhiều tiền nhất tháng 5, rất đáng ngưỡng mộ.   2. Tuổi Ngọ  
3 con giap nhieu tien nhat thang 5 hinh anh 2
 
Thích tự do bay nhảy, yêu cuộc sống hòa bình, tự do tự tại là điểm thường thấy ở người tuổi Ngọ. Bước vào tháng 5, cũng là đầu mùa hạ, người tuổi Ngọ gặp được nhiều quý nhân tương trợ, vận thế vượng phát bất ngờ.    Dù là việc lớn hay nhỏ, nếu nỗ lực theo đuổi tới cùng, chắc chắn bạn sẽ thành công. Sợ tới lúc “tiền đè chết người” rồi bạn lại phải lo cách quản lý tài chính của mình.   3. Tuổi Tuất  
con giap tien de2
 
So với những con giáp khác, vận thế của người tuổi Tuất trong năm Bính Thân rất khả quan. Nhất là khi bước vào tháng 5, tài vận của con giáp này không ngừng tăng mạnh. Tuy không được nhiều quý nhân giúp đỡ, nhưng tự bản thân họ cũng luôn cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra.    Trong tháng này, tuy duy sáng tạo của người tuổi Tuất đạt tới mức đỉnh điểm. Bạn sẽ nghĩ ra nhiều trò hay ho để rinh về khoản tiền lớn cho mình. Khả năng “tiền đè chết người” rất cao, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón nhận.  
► Xem thêm: Quiz vui để biết những điều thú vị về bạn

Ngân Hà    
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 con giáp nhiều tiền nhất tháng 5

12 con giáp sinh vào tháng nào thì “được mùa”?

Cùng một năm tuổi, nhưng các con giáp sinh ra vào những mùa khác nhau sẽ có cuộc đời hoàn toàn khác nhau.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Mùa xuân - giàu có

Tuổi Chuột, tuổi Rồng, tuổi Mèo, tuổi Ngựa, tuổi Khỉ

Những người tuổi Chuột, Rồng, Mèo, Ngựa, Khỉ sinh vào mùa xuân sẽ rất biết cách kiếm tiền, tìm kiếm cơ hội mới khá nhanh. Tuy vậy, bản thân họ không cần biết kiếm được nhiều tiền hay ít tiền đều không nỡ tiêu. Thông thường, hoặc là tích góp lại, hoặc là mua vật gì đó có thể tăng giá trị để tích lũy nhiều tiền hơn. Họ cũng không thích cho người khác vay tiền, có đôi chút kẹt xỉ, nhưng lúc nào cần hào phóng thì vẫn rất hào phóng.

 12 con giáp sinh vào tháng nào thì “được mùa”? - 1

Mùa hè – khỏe mạnh

Tuổi Hổ, tuổi Dê, tuổi Rắn, tuổi Rồng, tuổi Chó

Những con giáp Hổ, Dê, Rắn, Rồng, Chó sinh vào mùa hè, ngoài biết làm việc ra, còn rất biết hưởng thụ cuộc sống, cũng biết chăm lo cho mình và mọi người. Những người này đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình và những người xung quanh. Họ thích giúp đỡ người khác, do vậy tình trạng sức khỏe của họ rất tốt, thường không bị già. Càng nhiều tuổi thì họ càng có nhiều sức hấp dẫn.

 12 con giáp sinh vào tháng nào thì “được mùa”? - 2

Mùa thu – có phúc

Tuổi Mèo, tuổi Lợn, tuổi Chuột, tuổi Trâu, tuổi Hổ

Những người tuổi Mèo, Lợn, Chuột, Trâu, Hổ sinh vào mùa thu, vừa sinh ra tài vận đã rất tốt. Số mệnh của họ trường khi không còn tiền thì tiền tài sẽ tự động đến. Đồng thời bọn họ có nhiều người theo đuổi nhưng lại rất biết giữ chừng mực, có giới hạn rõ ràng chứ không hề lạm dụng. Họ có khả năng biểu đạt ngôn ngữ tốt, nên đi đâu cũng được mọi người yêu quý, may mắn lúc nào cũng bám xung quanh nên khi gặp khó khăn cũng rất nhanh chóng giải quyết.

 12 con giáp sinh vào tháng nào thì “được mùa”? - 3

Mùa đông – phú quý

Tuổi Dê, tuổi Trâu, tuổi Rắn, tuổi Chó, tuổi Gà

Thời niên thiếu của những người tuổi Dê, Trâu, Rắn, Chó, Gà sinh vào mùa đông thường trắc trở, cuộc sống phần nhiều khó khăn. Nhưng bước vào thời thanh niên trở đi, khi mà tự mình có thể độc lập tự chủ, sẽ nỗ lực kiếm kiến, dần dần từ không thành có. Không chỉ bước thẳng tới cuộc sống giàu có mà đồng thời họ cũng nhận được sự tôn trọng và công nhận từ những người xung quanh. Những người này có cuộc sống nửa cuối đời sung túc, có thân phận và địa vị. 

 12 con giáp sinh vào tháng nào thì “được mùa”? - 4

Theo Leo St (toutiao) (Khám phá)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 12 con giáp sinh vào tháng nào thì “được mùa”?

Các ngày “Kỵ làm nhà” –

Tháng Giêng kiêng ngày 13 âm Tháng Hai kiêng ngày 12 âm Tháng Ba kiêng ngày 9 âm Tháng Tư kiêng ngày 7 âm Tháng Năm kiêng ngày 5 âm Tháng Sáu kiêng ngày 3 âm Tháng Bảy kiêng ngày 8 và 29 âm Tháng Tám kiêng ngày 27 âm Tháng Chín kiêng ngày 25 âm Thán

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

nhung-dieu-kieng-ky-khi-thi-cong-xay-dung-nha-o-2014

  1. Tháng Giêng kiêng ngày 13 âm
  2. Tháng Hai kiêng ngày 12 âm
  3. Tháng Ba kiêng ngày 9 âm
  4. Tháng Tư kiêng ngày 7 âm
  5. Tháng Năm kiêng ngày 5 âm
  6. Tháng Sáu kiêng ngày 3 âm
  7. Tháng Bảy kiêng ngày 8 và 29 âm
  8. Tháng Tám kiêng ngày 27 âm
  9. Tháng Chín kiêng ngày 25 âm
  10. Tháng Mười kiêng ngày 23 âm
  11. Tháng Mười một kiêng ngày 21 âm
  12. Tháng Chạp kiêng ngày 19 âm


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Kỵ làm nhà” –

Xem tướng: Nốt ruồi đào hoa ở phụ nữ –

Nốt ruồi ở vị trí cuối chân mày là người đa tình, thích những cảm giác mới mẻ trong tình yêu và chuyện chăn gối, …nhiều khả năng nàng vẫn sẽ “vượt rào”. Trong nhân tướng học, nốt ruồi xuất hiện ở mỗi vị trí khác nhau trên mặt sẽ đại diện cho tính các

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nốt ruồi ở vị trí cuối chân mày là người đa tình, thích những cảm giác mới mẻ trong tình yêu và chuyện chăn gối, …nhiều khả năng nàng vẫn sẽ “vượt rào”.

Trong nhân tướng học, nốt ruồi xuất hiện ở mỗi vị trí khác nhau trên mặt sẽ đại diện cho tính cách, thái độ sống khác nhau.

1. Nốt ruồi lớn trên trán

tải xuống

Người có nốt ruồi tại vị trí này thường có vẻ ngoài khá hiền dịu, nữ tính. Tuy nhiên, ẩn sau đó là 1 trái tim nóng bỏng yêu đương. Với chuyện “chăn gối”, cô ấy thực sự là người phụ nữ đầy ấn tượng.

2. Nốt ruồi phía cuối chân mày

image_45115_may

Phụ nữ có nốt ruồi ở vị trí cuối chân mày thường là mẫu người tương đối đa tình. Nàng thích trải nghiệm những cảm giác mới mẻ trong tình yêu và chuyện chăn gối. Với nàng, tình yêu không gắn liền với hôn nhân và khi đã lập gia đình, nhiều khả năng nàng vẫn sẽ “vượt rào”.

3. Nốt ruồi bên dưới đuôi mắt

image_45116_duoi_mat

Cũng giống như tính cách của người có nốt ruồi ở phía cuối chân mày, cả hai đều rất đa tình và ham mê nhục dục.

4. Nốt ruồi phía dưới khóe mắt trái

image_45117_mat_trai

Nàng đa sầu đa cảm, tôn thờ những mối tình lãng mạn trên phim ảnh, thích những cuộc tình tay ba… Nàng không có quan niệm thật sự đúng đắn về tình yêu và do đó thường gặp nhiều rắc rối trong đời sống tình cảm.

5. Nốt ruồi phía trên khóe miệng

images

Sở hữu nốt ruồi “phong lưu” này, nàng vốn rất đào hoa, có sức hấp dẫn đặc biệt với người xung quanh. Nàng có khả năng thành công nếu đi theo con đường điện ảnh, kịch trường.

6. Nốt ruồi trên môi

image_45119_tren_moi

Nàng có thể là người háo sắc và… ham ăn. Vận số đào hoa của nàng cũng rất vượng. Trong cuộc sống, nàng dễ vướng vào chuyện phiêu lưu tình ái với người khác giới, thậm chí cả người đồng giới. Cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bệnh tật và những điều rắc rối khác.
7. Nốt ruồi trong mắt

image_45122_trong_mắt

Trường hợp nốt ruồi xuất hiện ở vị trí tròng trắng vốn ít gặp. Đây là cô nàng rất thông minh, tài giỏi và có uy lực. Vận đào hoa của nàng cũng rất vượng. Lý do là bởi nàng thường dễ dàng chấp nhận tình cảm của đối phương.

8. Nốt ruồi tại vị trí giữa 2 đầu lông mày

image_45123_ấn_đường

Những cô nàng có nốt ruồi tại vị trí giữa 2 đầu lông mày (còn gọi là Ấn Đường) thường có tính cách khá cởi mở, phóng khoáng. Mọi người dễ nhận thấy ở nàng sự thân thiện và nhiều điểm tương đồng. Phái mày râu cũng bị lôi cuốn bởi tính cách đáng yêu của nàng.

9. Nốt ruồi tại sống mũi

image_45124_sống_mũi

Nốt ruồi tại sống mũi (còn gọi là Tỵ Lương) cũng là dạng tiêu biểu của vận đào hoa. Cô gái có nốt ruồi này dễ mắc vào những rắc rối, thậm chí là đau khổ trong chuyện tình cảm lứa đôi. Vì vậy đây còn gọi là vận đào hoa xấu.

10. Nốt ruồi tại Nhân Trung

image_45125_nhan_trung

Nốt ruồi tại Nhân Trung (phần lõm sâu phía trên của môi trên) còn gọi là nốt ruồi “vượt rào”. Nữ giới có nốt ruồi này thường ít chú tâm tới gia đình, thiếu đoan chính, có khả năng quan hệ bất chính rất cao.

11. Nốt ruồi trên má

image_45126_má

Nốt ruồi ở má, tại vị trí Pháp Lệnh, chính là nốt ruồi đào hoa. Nó thể hiện vận đào hoa của chủ nhân tăng lên theo tuổi tác. Người này có nhiều khả năng giữ được vẻ đẹp dài lâu hoặc khi càng nhiều tuổi càng trở nên mặn mà hơn. Hơn nữa, khi tuổi tác tăng lên, họ có đủ dũng khí để bộc lộ tình cảm của bản thân đối với người khác giới cho dù đó không phải là chồng mình.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng: Nốt ruồi đào hoa ở phụ nữ –

Thái cực đồ hình và nội dung của thái cực –

Vòng tròn này, Phật gia gọi là Giác, Đạo gia gọi là Kim Đơn, Nho gia gọi là Thái Cực. Gọi Vô Cực (Nguyên Thủy vô vật) mà Thái Cực (Phái Sinh vạn vật chi Bản Nguyên) nghĩa là không thể truy cứu được sự bắt đầu của nó. Khi con người sơ sinh, có một điể
Thái cực đồ hình và nội dung của thái cực –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vòng tròn này, Phật gia gọi là Giác, Đạo gia gọi là Kim Đơn, Nho gia gọi là Thái Cực. Gọi Vô Cực (Nguyên Thủy vô vật) mà Thái Cực (Phái Sinh vạn vật chi Bản Nguyên) nghĩa là không thể truy cứu được sự bắt đầu của nó. Khi con người sơ sinh, có một điểm Linh Quang, đó là Nguyên Nhân sinh ra hình tướng, đó là Thái Cực thuyết. Khi cha mẹ chưa sinh, thì có một khối Thái Hư. Đó là chủ trương: hình tướng ta sinh ra có nơi có chốn. Đó là thuyết Vô Cực.Tuvikhoahoc.com

150px-ThaiCucDo

Độ sư nói: Dục nhận Bản Lai chân diện mục. Vị sinh thân xứ thị Thái Hư.
Doãn Chân Nhân thuyết: Thái Cực có một Lý, tự vận hành gọi là Thời Hầu. Trời đất tuy lớn nhưng cũng không ngoài một hơi thở. Khi ngưng kết bất động thì gọi là Chân Chủng. Chân Chủng ấy tuy nhỏ như hạt thóc, nhưng tranh thắng được với trời đất, lúc an phục qui căn, tĩnh tức tra minh thì là Thời Hầu Thái Cực (Khi tĩnh), Dựng dục kết thực, giao cấu kết thai thì là Chân Chủng. Thái Cực (khi hoạt động). Nếu ta bảo tồn được hai cực đó mà không mất mát, thì sẽ trường sinh bất hóa, há đâu chỉ trọn một kiếp người mà thôi.

THÁI CỰC ĐỒ PHÁT HUY

Lớn thay là Thái Cực trong ta. Nó sinh sinh hóa hóa. Cùng đất trời chung thủy. Nếu được trường sinh, bất hoá nó sẽ siêu xuất thiên địa. Không làm hại sự sống, không chết oan uổng, sẽ sống trọn một đời. Nếu đoạn tuyệt được sinh tử, sẽ trường sinh, bất hóa. Sống trọn tuổi đời cũng khác phàm phu. Nếu trường sinh, bất hóa, có thể đồng Tiên Phật. Hai lẽ đó đều từ Thái Cực phát xuất ra nhưng tác dụng không giống nhau.

Người người đều biết rằng Thái Cực có từ trước trời đất, vạn vật, nhưng không biết rằng sau khi đã có trời đất vạn vật, thì vạn loài vẫn có đủ Thái Cực. Thái Cực có Thời Hầu, có Chân Chủng.
Khi chưa có trời đất vạn vật, thì Thái Cực ở hội Tuất, Hợi. Có hai hội này, Thái cực mới có được Nhất Nguyên Tạo Hóa (Một Nguyên là 129.600 năm, một hội là 10.800 năm).

Mỗi năm Thái Cực ở hai tháng: tháng 9 và tháng 10. Có được hai tháng ấy, Thái Cực mới có được một năm tạo hóa.
Mỗi tháng có 5 ngày Thái Cực, từ 26 tới ngày 30. Nhờ có 5 ngày này, Thái Cực mới có 1 tháng Tạo Hóa.

Mỗi ngày có hai giờ Thái Cực là giờ Tuất và giờ Hợi. Nhờ hai giờ này, Thái Cực mới có 1 ngày Tạo Hóa.
Mỗi giờ Thái Cực tại yểu yểu, minh minh hai Hầu. Nhờ hai Hầu này, Thái Cực mới có một giờ Tạo Hóa.

Ở động vật, thì Thái Cực an phúc, sinh nở vào ban đêm. Ở thực vật, thì Thái Cực quy căn, kết trái. Ở người, thì Thái Cực, yên tức, ảo minh, giao cấu, kết thai. Giao cấu đúng thời, điều dưỡng đúng phép,
sẽ không làm tổn thương Thái Cực, thì sẽ sống một đời bình thường.
Nếu đoạn tuyệt được dâm dục, vào được ảo minh, bảo toàn được Thái Cực, thì có thể trường sinh bất tử. Sống hết một đời (như phàm nhân) rồi cũng bị hủy hoại, còn thành tiên, tác Phật sẽ trường sinh bất tử, không bao giờ bị hủy hoại. Như vậy có khác với phàm phu, với cầm thú, cỏ cây không.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thái cực đồ hình và nội dung của thái cực –

Xòe bàn tay xem đường tình duyên của bạn

Hãy xòe bàn tay và xem đường tình duyên của bạn dài, ngắn... có ý nghĩa thế nào nhé!
Xòe bàn tay xem đường tình duyên của bạn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

xoe-ban-tay-xem-duong-tinh-duyen-cua-ban
A B
C D

Mộc Trà (theo Buzz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xòe bàn tay xem đường tình duyên của bạn

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd