Quẻ Quan Âm: Binh Biến Trần Kiều
Đây là quẻ Quan Âm thứ 73 được xây dựng trên điển cố: Binh biến Trần Kiều.
Quẻ thượng cát thuộc cung Tỵ. Quý nhân trợ giúp sẽ xuất hiện, giống như khi tiếng sấm của mùa xuân vang lên là lúc các loài côn trùng chuyển hóa, cho thấy từ đây sẽ xuất hiện được hiền tài trợ lực. Đến khi sự chuyển hóa được hoàn thành, chắc chắn sẽ có thành công lớn.
Thử quái lôi phát bách trùng chi tượng. Phàm sự ngộ quý nhân cát triệu dã.
Điển cố quẻ Quan Âm: Binh Biến Trần Kiều
Triệu Khuông Dẫn (927 – 976), quê ở Trác Châu, sinh ra trong một gia đình quân chế ờ trại Giáp Mã, Lạc Dương. Từ nhỏ đã thích cưỡi ngựa bắn cung, rất giỏi võ nghệ.
Năm hai mươi mốt tuổi, Triệu Khuông Dẫn từ biệt cha mẹ và vợ, bắt đầu đi chu du các vùng Hoa Bắc, Trung Nguyên, Tây Bắc. Trên đường lên phương bắc, Triệu Khuông Dẫn gặp Quách Uy đang đảm nhiệm chức Khu mật sứ của nhà Hậu Hán. Quách Uy lúc này đang chỉ huy quân đội dẹp quân phản loạn ờ Hà Trung, Triệu Khuông Dẫn thân thể cường tráng, tinh thông võ nghệ đã đầu quân dưới cờ của Quách Uy.
Năm 951, Quách Uy xưng đế, lập nên nhà Hậu Chu. Triệu Khuông Dẫn rất được Quách Uy tín nhiệm, trở thành người quản lý cấm quân. Sau khi Quách Uy chết, Chu Thế Tông là Sài Vinh lên ngôi, Triệu Khuông Dẫn lại được thăng chức làm Điện tiền Đô Điểm kiểm, nắm giữ quân quyền nhà Hậu Chu.
Năm 960, tức là năm Hiển Đức thứ 7 nhà Hậu Chu, vào ngày mùng một tháng giêng, bất ngờ có tin nước Liêu liên kết với Bắc Hán tiến vào xâm phạm. Phù Thái Hậu chủ trì triều chính nghe được tin này, hoang mang không biết thu xếp thế nào, cuối cùng đành hạ mình cầu cứu quan Tể tướng Phạm Chất. Phạm Chất nghĩ thầm, các đại tướng trong triều chỉ có Triệu Khuông Dấn mới có thể giải cứu được nguy nan, không ngờ Triệu Khuông Dẫn lại thoái thác do quân thiếu tướng ít, không thể xuất binh. Phạm Chất chỉ còn cách giao cho Triệu Khuông Dẫn binh quyền tối cao, được phép điều động binh mã toàn quốc. Triệu Khuông Dẫn nhận được mệnh lệnh xuất binh, lập tức điều binh khiển tướng, ngày mùng hai tháng giêng lập tức xuất binh ra khỏi thành.
Đại quân rời thành Đông Kinh không lâu, trong thành liền xuất hiện tin đồn, nói rằng Triệu Khuông Dẫn muốn làm thiên tử, các quan văn võ trong triều cũng biết được đôi phần, không ai dám tin, nhưng lại hết sức hoang mang. Triệu Khuông Dẫn tuy không ở trong triều, nhưng tất cả những gì xảy ra trong thành Đông Kinh ông đều nắm rõ. Đi theo ông còn có em trai của ông là Trịệu Khuông Nghĩa và mưu sĩ thân tín Triệu Phổ.
Một buổi chiều, quân đội đã đến trạm Trần Kiều cách Khai Phong mấy chục dặm. Buổi tối, Triệu Khuông Dẫn lệnh cho các tướng sĩ dựng trại nghỉ ngơi, các binh sĩ vừa nằm xuống đã ngáy pho pho, còn một vài tướng sĩ tụ tập vói nhau lặng lẽ bàn bạc. Có người nói: “Nay hoàng thượng tuổi nhỏ như thế, chúng ta liều mạng đi đánh trận, sau này có ai biết được công lao của chúng ta, chỉ bằng bây giờ hãy ủng hộ cho Triệu Điểm kiểm làm hoàng đế.” Mọi người đều tán thành ý kiến này, liền cử một quan viên, đem ý kiến này nóí trước với Triệu Khuông Nghĩa và Triệu Phố. Triệu Khuông Nghĩa và Triệu Phổ nghe xong mừng thầm, một mặt dặn đi dặn lại mọi người phải làm cho quân sĩ yên lòng, không được gây ra hỗn loạn; một mặt mau chóng cử người thân tín của Triệu Khuông Dẫn là Quách Diên Bân bí mật trờ về kinh thành, thông báo cho Đại tướng Thạch Thủ Tín và Vương Thẩm Kỳ đang trấn giữ ở kỉnh thành phải quản lý tốt các cửa lớn ở trong ngoài kinh thành.
Buổi tối hôm đó, Triệu Khuông Dẫn vờ như không biết gì, uống rất say rồi ngủ. Khi tỉnh dậy, chỉ nghe thấy bên ngoài rất ồn ào. Tiếp đến có người mở cửa phòng, cao giọng hô lớn: “Xin Điểm kiểm lên làm hoàng đế!”
Triệu Khuông Dẫn vội vàng trở dậy, còn chưa kịp nói gì, mấy người mang bộ hoàng bào đã chuẩn bị từ trước, vội vã khoác lên người Triệu Khuông Dẫn. Sau đó, họ quỳ xuống đất khấu đầu lạy mấy lần, ba quân liền hô vạn tuế, tiếng vang rền đến tận mây xanh. Triệu Khuông Dẫn mấy lần từ chối, mọi người dùng cái chết để ép buộc, cuối cùng Triệu Khuông Dẫn làm theo cách của Lưu Bang, lập ra một số điều khoản ngắn gọn, đại quân liền quay đầu tiến về Đông Kinh.
Có Thạch Thủ Tín, Vương Thẩm Kỳ làm nội ứng, Triệu Khuông Dẫn không phải mất nhiều công sức đã chiếm được kinh thành. Ngày mùng bốn tháng giêng, Triệu Khuông Dẫn đã dễ dàng chiếm được chính quyền nhà Hậu Chu, đổi tên nước là “Tống”, lập nên vương triều Tống của họ Triệu.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Hương Giang (##)