Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Các ngày “Quan phù” kiêng an táng, xây mộ –

Tháng Giêng tránh ngày Ngọ Tháng Hai tránh ngày Mùi Tháng Ba tránh ngày Thân Tháng Tư tránh ngày Dậu Tháng Năm tránh ngày Tuất Tháng Sáu tránh ngày Hợi Tháng Bảy tránh ngày Tý Tháng Tám tránh ngày Sửu Tháng Chín tránh ngày Dần Tháng Mười tránh ngày

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

2007-WashingtonDC004a

  1. Tháng Giêng tránh ngày Ngọ
  2. Tháng Hai tránh ngày Mùi
  3. Tháng Ba tránh ngày Thân
  4. Tháng Tư tránh ngày Dậu
  5. Tháng Năm tránh ngày Tuất
  6. Tháng Sáu tránh ngày Hợi
  7. Tháng Bảy tránh ngày Tý
  8. Tháng Tám tránh ngày Sửu
  9. Tháng Chín tránh ngày Dần
  10. Tháng Mười tránh ngày Mão
  11. Tháng Mười một tránh ngày Thìn
  12. Tháng Mười hai tránh ngày Tị


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Quan phù” kiêng an táng, xây mộ –

Phong thủy giữ “tài lộc” cho gian bếp nhà bạn

Bếp đặt không chuẩn phong thủy, gia chủ không những gặp khó khăn về tiến bạc mà sức khỏe của mọi người.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nguyên tắc đầu tiên cần đảm bảo cho gian bếp là cần có màu sắc hài hòa, thoáng khí, có ánh nắng tự nhiên. Trong trường hợp thiếu sáng, gian bếp cần trang bị đầy đủ đèn trần, đèn thả bàn, đèn chùm với ánh sáng vàng để mang đến sự ấm cúng và độ sáng cần thiết cho gian bếp. Nếu không có cửa sổ bếp cũng cần có quạt thông gió và tốt nhất là trang bị máy hút mùi, hút khói ngay phía trên bếp nấu.

Nên sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường và không quá trơn nhẵn trong gian bếp như thạch cao, đá tự nhiên, sỏi rải… Những vật liệu cách nhiệt, khó bắt lửa này vừa khiến không gian nhà bếp thoáng mát và đảm bảo độ an toàn cho người đứng nấu.

Kiêng đặt bếp ở hướng Tây

Phong thủy cho rằng nếu đặt bếp ở hướng tây, những người sống trong căn nhà đều bị ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, dễ sinh bệnh tật. Vì vậy, tốt nhất nên tránh đặt bếp ở hướng tây.

Phòng bếp nên có ánh sáng tự nhiên thì tốt hơn Phòng bếp nên có ánh sáng tự nhiên thì tốt hơn

Nếu chẳng may phòng bếp nằm ở hướng Tây, có thể khắc phục bằng cách bày trí hoa thủy tiên hoặc các loại hoa màu vàng, đặt cạnh cửa sổ phòng bếp để ngăn chặn khí độc, ngăn cản sát khí và hút vượng khí vào nhà.

Kiêng nhà bếp đặt đối diện với nhà vệ sinh

Bếp nấu là nơi nấu đồ ăn thức uống cho cả nhà, vì vậy cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe. Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.

Kiêng dùng ánh sáng mở ảo cho bếp

Nhà bếp là nơi rất quan trọng trong cuộc sống gia đình do đó khi thiết kế gian bếp cần đặc biết lưu ý đến độ sáng và không gian thoáng đãng của gian bếp. Nếu không tận dụng được ánh sáng tự nhiên, thì nên sử dụng các loại đèn phổ quang để có ánh sáng mạnh và rõ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nên hạn chế sử dụng đèn huỳnh quang vì loại ánh sáng này rất mờ, yếu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ, do vậy cách tốt nhất là nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm.

Kiếng đặt bếp ngược với hướng nhà

Bếp đặt ngược với hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy sẽ không đem lại may mắn, an lành cho gia chủ.

Đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ cho gian bếp cần được gia chủ cẩn trọng.

Kiêng đường từ cửa đâm thẳng vào bếp

Theo quan niệm truyền thống ở trung quốc thì bếp nấu là chỗ nấu nướng nuôi sống cả nhà vì vậy không nên đặt quá lộ liễu, đặc biệt là không nên để cửa nhìn thẳng vào bếp nấu vì như vậy nó sẽ dẫn khí từ ngoài xông thẳng vào không lợi, sẽ mất mát, như cổ nhân dạy: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.

Kiêng bếp sát giường ngủ

Bếp lửa nóng, khi đun nấu khói dầu mỡ cũng không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bếp nấu thẳng hướng với cửa phòng không tốt và bếp đặt sát phòng ngủ đặc biệt là với giường ngủ cũng không tốt.

Đặt bếp trên rãnh mương nước

Bếp thuộc hỏa, hỏa vốn kỵ nước, nước và lửa không dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá. Nếu như bếp đặt trên đường nước là không thích hợp.

Kiêng để thùng gạo ở hướng Đông

Hũ (thùng, tủ) gạo trong bếp được xem như là kho gạo, kho tài sản và sự hưng thịnh về tài vật, hạnh phúc của gia đình.

Vì là kho gạo, kho quân lương cần được bảo mật nên hũ gạo phải đặt ở nơi thật kín đáo trong khu bếp và phải được kê lên để chống ẩm. Tuy vậy, hũ gạo cũng không nên đặt quá cao so với nền bếp.

Kiêng có xà ngang đè lên trên

Phong thủy học có câu: “Xà ngang đè lên trên” bất lợi. Giường ngủ hoặc ghế ngồi phía trên có xà ngang là không tốt, xà ngang đè lên trên bếp cũng không tốt. không tránh được người nhà bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có hại cho sức khỏe vợ chồng, “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.

Trong phòng bếp nên trồng những loại cây cảnh phong thủy để mang lại một không gian vừa trong lành lại hữu ích.

Tiên khách lai đây là loại cây được mệnh danh là vua của các loài hoa trồng trong chậu. Hoa có ý nghĩa chỉ sự may mắn, chào đón khách quý và điều may mắn đến nhà.

Cây Hồng Vận Đương Đầu : Hồng vận đương đầu thuộc dòng cây họ nhà Dứa cảnh với rất nhiều độ lớn nhỏ, màu sắc cũng như hình thái khác nhau, loài cây này được chia ra làm 3 loại rỏ ràng: ngắm quả, ngắm hoa, ngắm lá. Loại này có lá khá sum sê, hoa của nó mọc ở thân cây hoặc trên đỉnh, hoa nở vào 2 mùa là đông và xuân. Màu sắc của nó là vàng tươi thắm, đỏ sẩm và màu hồng như tên gọi của nó. Ý nghĩa của loại cây này mang đến sự an vui, may mắn và thịnh vượng.

Cây Phất Dụ trong phong thủy nhà bếp thì đây chính là loại cây mang đến sự may mắn cho gia chủ cũng như toàn thể thành viên trong gia đình. Cây phất dụ thường được gọi là cấy phát tài, loài cây này có lá xanh quanh năm, cây cao từ 8-15m, trồng trong chậu thì không quá 2m. Hoa to, đạt đến 22,5cm, có màu đỏ, trắng hay vàng nhạt, rất đẹp. Cây ưa khí hậu ấm và ẩm ướt, chịu lạnh kém nên thích hợp trồng trong nhà.

Theo Khỏe và đẹp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy giữ “tài lộc” cho gian bếp nhà bạn

Nốt ruồi trên đầu có ý nghĩa gì?

Những nốt ruồi trên đầu hay nốt ruồi trên đỉnh đầu thường là những nốt ruồi tốt.Tuy nhiên với những nốt ruồi sát chân tóc, những nốt ruồi trên trán gần chân tóc thường là những nốt ruồi không tốt.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bạn muốn biết nốt ruồi trên đầu có ý nghĩa gì? Nốt ruồi trên đầu là tốt hay xấu là cát hay hung. Cùng Thư viện Xem bói tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nốt ruồi trên đầu có ý nghĩa gì?

Những nốt ruồi trên đầu hay nốt ruồi trên đỉnh đầu thường là những nốt ruồi tốt.Tuy nhiên với những nốt ruồi sát chân tóc, những nốt ruồi trên trán gần chân tóc thường là những nốt ruồi không tốt. Bạn có thể tham khảo ý nghĩa của những nốt ruồi trên đầu dưới đây:

Nốt ruồi trên đầu có ý nghĩa gì?

Nốt ruồi số 1: Nốt ruồi khắc cha. Thường phải xa cha từ nhỏ. Lớn lên phải tự lập, không nhờ vả được cha.

2. Nốt ruồi khắc mẹ. Thường phải xa mẹ từ nhỏ. Không được ở gần mẹ.

3. Nốt ruồi khắc cha mẹ. Thường mất xa mẹ từ khỏ.

4. Người có cuộc sống bình dị, không bon chen.

5 Là người có đạo đức cao.

6 Là người sống rất thọ. Nếu có cả nốt ruồi số 2 thì cuộc sống rất sung túc.

7 Là người có số may mắn, công việc bao giờ cũng thành công.

8 Nốt ruồi đại phú, là người có tiền bạc, tài sản.

9 Nốt ruồi đại quý, là người có chức tước, công danh và địa vị trong xã hội.

10. Người biết thời thế, thường được nhiều cao nhân giúp đỡ.

11. Nốt ruồi thị phi, dễ bị vướng vào những chuyện kiên tụng, mất mát,...

12. Nốt ruồi đại tốt. Cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn.

13. Nốt ruồi khắc cha. Thường cha mất trước mẹ.

14 Nốt ruồi đi xa. Thường phải đi xa mới lập nghiệp được.

15. Sống xa nhà từ bé, đến khi chết cũng không được an nghỉ tại nơi chôn rau cắt rốn.

16. Nốt ruồi thiên hình: Thường bị thương tật về tại nạn hay ốm đau.

Trên đây là một số ý nghĩa về các nốt ruồi ở trên đầu. Để xem thêm những ý nghĩa của các nốt ruồi khác. Bạn có thể tham khảo tại đây:

Xem bói nốt ruồi đoán tương lai, vận mệnh của bạn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nốt ruồi trên đầu có ý nghĩa gì?

Văn khấn thần linh trong nhà mùng một tết

Văn khấn thần linh trong nhà, cúng thần linh trong nhà ngày mùng một tết đầu năm mới cầu bình an và đón một năm mới an lành cùng may mắn cho gia đình
Văn khấn thần linh trong nhà mùng một tết

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn khấn lễ thần linh trong nhà ngày mùng một Tết âm lịch đầu năm.

Ngoài việc cúng Gia tiên trong ngày mùng 1 Tết, thì việc cúng Thần linh trong nhà của ngày này là điều không thể thiếu để cầu mong bình an những điều tốt lành trong năm mới.

Sắm lễ cúng thần linh mùng một tết

Lễ vạt dâng cúng thần linh năm mới gồm:

  • Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
  • Trầu cau;
  • Rượu;
  • Đèn, nến;
  • Lễ ngọt, bánh kẹo;
  • Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.

Văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng một tết

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:
• Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
• Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con tên là ……………Tuổi:………
Ngụ tại ………………………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn.

Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn Đức càn thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, cứu khổ trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn khấn thần linh trong nhà mùng một tết

Xem lá số tử vi biết nhân phẩm thiện ác

Bát tự không những thể hiện cuộc đời, vận mệnh mà còn có thể thấy được nhân phẩm, tính cách của một người, hãy xem lá số tử vi để hiểu rõ hơn.
Xem lá số tử vi biết nhân phẩm thiện ác

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bát tự không những thể hiện cuộc đời, vận mệnh mà còn có thể thấy được nhân phẩm, tính cách của một người. Để biết được bản chất thiện ác, thuận tiện trong quá trình giao lưu thì hãy xem lá số tử vi biết nhân phẩm. Chính lá số này sẽ hiển hiện rõ về những cá tính ẩn sâu và những cá tính thể hiện ra bên ngoài.

Xem la so tu vi biet nhan pham thien ac
 
Trong bát tự mệnh lý, Thập Thần là yếu tố quan trọng để xác định vận số. Những Thập Thần đại diện cho sự thiện lương, công chính là Thực Thần, Chính Ấn, Chính Quan và Chính Tài. Những cát tinh này đại diện cho người tính cách hiền lành, an phận thủ thường, trọng tình trọng người, khá bảo thủ và coi trọng đạo đức lễ phép. 
Xem thêm bài viết Xem bát tự - lý giải về Thập Thần
 
Xem lá số tử vi biết nhân phẩm, tất cả những lời nói, việc làm của người này đều hướng về chính nghĩa, chính đạo, không lừa dối người khác, tâm địa tốt đẹp, làm người giữ chữ tín và trọng lời hứa. Thường lấy hành động để thể hiện phẩm cách của chính mình.   Bát tự mà có những Thực Thần đại biểu tà ác, không tuân thủ quy củ là Thương Quan, Thất Sát, Kiếp Tài, Kiêu Thần. Đây là 4 hung thần, bất tuân lễ pháp, tùy ý làm bậy, không trọng thị nhân luân quy phạm đạo đức, khá tự cho mình là đúng, vì đạt được mục đích mà không chừa thủ đoạn nào.    Vì lẽ đó dễ dàng lừa dối người, hại người khác, nói mà không làm. Người này trong xã hội là người hay nói về nhân lễ nghĩa trí tín, khiến người khác tưởng là tốt nhưng phần nhiều nói một đằng làm một nẻo, về sau mới lộ rõ bản chất và bị xa lánh.    Như vậy có phải là trong bát tự có cát tinh chính là người tốt còn bát tự có hung tinh chính là người xấu? Không phải như vậy, nếu có cát tinh nhưng cát tinh bị hung tinh khắc chế thì trái ngược lại còn tệ hơn. Tiêu biểu là tình trạng Thực Thần bị Kiêu Thần ức chế. Vốn Thực Thần đại biểu khoan dung, phúc hậu, có khuynh hướng tâm linh nhưng nếu Kiêu Thần khắc thì lòng dạ nhỏ mọn, ý đồ khó lường, không có tình thương, tâm tính độc ác. 
Xem thêm bài viết Xem bát tự đoán tài vận cả đời
 
Vì thế cát tinh trong mệnh phải không bị quản chế mới có thể thoải mái thể hiện tâm tính và sức mạnh của bản thân. Nếu bị quản chế thì điềm hung nhiều hơn điềm cát, không thể phát huy những sức mạnh và nội lực tiềm ẩn, lá số biến tướng thành các cách cục không lành. 
Xem bat tu doan tinh cach
 
Bên cạnh đó, bát tự có hung tinh không nhất thiết là người xấu, người tà ác. Chỉ khi hung tình không chế hóa thời gian mới có thể thể hiện bản tính hung ác, hung tinh gặp cát tinh chế hóa thì gặp dữ hóa lành, gặp nguy hóa an, chẳng những không ác mà trái lại càng thể tính chính nghĩa.   Ví dụ như Thất Sát có chế hóa, Thất Sát đại biểu cho tiểu nhân, tính chất hung ác, cướp bóc nếu bị Thực Thần khắc chế hoặc Chính Ấn chế hóa thì lại thành người ghét ác như kẻ thù, giữ gìn chính nghĩa. Gặp Chính Quan thì là người chấp pháp, vì bảo vệ lẽ phải sẵn sàng hi sinh đổ máu.    Xem lá số tử vi luận nhân phẩm cần xét tới các yếu tố biến hóa, thay đổi như vậy. Hung tinh chuyển cát so với cát tinh lại càng cát, cát tinh chuyển hung so với hung tinh lại càng hung.    Mệnh cục có cát tinh lẫn hung tinh nhưng lại không chế hóa lẫn nhau thì người này có tính hai mặt. Khi thì là thiên sứ, khi lại là ác quỷ. Người có lá số tử vi Quan Sát hỗn tạp, không có sao nào vượt trội thì khi là người chính nghĩa, lúc là kẻ gian tà, rất khó đoán định. 
 
Loại Thập Thần vào gần tới ngảy chủ hoặc có sức mạnh lớn thì sẽ chủ yếu thể hiện tâm tính đối lập. Xem bát tự đoán tính cách có thể nắm được then chốt về nhân phẩm của một người. Các yếu tố khác như ngũ hành, thần sát đều mang tính chất phụ trợ, bổ sung mà thôi, Thập Thần là chính yếu. 
Xem thêm bài viết Bát tự chỉ đường mách nước quý cô chọn chồng như ý
 
Đương nhiên, nếu muốn tiến sâu xa hơn, nhìn thấy thực chất và cốt lõi của một con người thì cần ngộ đạo ở mức cao hơn, nghiên cứu chuẩn mực hơn. Đây mới chỉ là phần kiến thức sơ đẳng, có ý nghĩa cơ bản nhất.    Nếu hiểu được bản tính, ý nghĩa của Thập Thần, xem mệnh cục xuất hiện sao này, bị chế hóa hay không thì có thể nắm được phẩm chất cơ bản của một người. Kiến thức tử vi này giúp tự nhìn nhận bản thân đồng thời biết phần nào về người khác, từ đó có đường hướng chuẩn, lựa chọn đúng người để kết giao.
Bát tự vượng Quan, có chức có quyền Cách xác định quý nhân vận theo tử vi Xem bát tự dự đoán đại vận nguy hiểm để biết tuổi thọ
Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem lá số tử vi biết nhân phẩm thiện ác

Xem tướng đại úy Yoo đoán đại vận hoành tráng

Bộ phim “Hậu duệ mặt trời” đang thu hút hàng ngàn người xem đang đi dần tới hồi kết nhưng hình ảnh của chàng đại úy đẹp trai Yoo Ji Shin vẫn không giảm độ
Xem tướng đại úy Yoo đoán đại vận hoành tráng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  “hot”. Nguyên nhân là do chàng đại úy may mắn sở hữu những đường nét vô cùng đặc biệt trong nhân tướng học.

  Xem tướng đại úy Yoo theo nhân tướng học thì “Những người mũi thẳng dâng cao, chính nhân quân tử, công hầu có khi”. Và thật may mắn là đại uý Yoo sở hữu nét đẹp này.  Sở hữu một dung mạo mũi cao và thẳng, hơn nữa còn vô cùng thanh tú, đại úy Yoo không chỉ đẹp trai mà còn giỏi giang. Nam giới có sống mũi thẳng là người có chí hướng, có tài, tính tình tốt bụng, ngay thẳng, dễ thành công trong cuộc sống.

hau due mat troi hinh anh
 

 
Sơn căn là phần cao nhất của mũi, nằm giữa hai mắt và dưới ấn đường. Sơn căn không chỉ biểu hiện cho sức khỏe còn cho biết vận mệnh, con đường công danh của con người. Nam giới có sơn căn thấp thì long mạch bị đứt đoạn, long mạch bị đứt đoạn là người không có năng lực trong công việc, kém may mắn, cả đời bôn ba phiêu bạt. Tuyệt vời thay anh chàng đẹp trai này lại có sơn căn cao, chứng tỏ anh là người rất có năng lực thực sự trong việc diễn xuất chứ không phải chỉ nhờ vào cái diện mạo.
 
Ngoài ra, mỹ nam Hàn Quốc còn có một vầng trán cao và rộng. Những người sở hữu tướng này đều thành công trong sự nghiệp và tự mình tạo nên thành công, nhất là khoảng thời gian từ 30 tới 50 tuổi thì đạt đỉnh cao huy hoàng của sự nghiệp. Những người này, thời trẻ thường rất có nghị lực vì vậy vận mệnh mở rộng ngay từ năm 18 tuổi. Điều này đúng với anh chàng đại úy quá nhỉ?

hau due mat troi hinh anh
 
Đàn ông sinh vào khoảng thời gian từ ngày 4 tháng 2 tới ngày 8 tháng 8 là những người thường chủ động trong mọi chuyện nhưng lại thiếu bình tĩnh, làm việc không suy nghĩ. Ngược lại, những người sinh vào khoảng thời gian từ 8 tháng 8 tới 4 tháng 2 thì vô cùng đa mưu túc trí, làm việc suy nghĩ trước sau. Phụ nữ thường có cảm giác an toàn khi ở bên những người này, vì vậy nhân duyên của họ với người khác phái khá tốt. Nói chung những người này thường rất đào hoa, phong lưu đa tình, thích hay không cũng chẳng bao giờ bọn họ nói ra! Anh chàng quân nhân sinh ngày 19/9/1985 nhé các bạn, bạn biết anh ấy thuộc kiểu nào rồi đó!
 
Như vậy, đại vận của Yoo Ji Shin khá tốt nhưng vẫn chưa đến thời “cực thịnh”, bát tự của anh ấy thiên về tính “hàn” nên lấy Hỏa, Thổ, Mộc làm Hỉ thần. Trong tương lai, nếu Song Joong Ki vẫn tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật thứ 7, điện ảnh và truyền hình thì đại vận của anh ấy sẽ còn “phất lên” trong 30 – 40 năm nữa, con đường sự nghiệp thực sự mở rộng.
 
Lichngaytot.com Tính cách chuẩn cung Xử Nữ của chàng soái ca quân nhân Song Joong Ki
Song Joong Ki đang là chàng “soái ca quân nhân” cực hot khi tham gia dự án phim truyền hình “Hậu duệ của Mặt Trời”. Cùng bật mí tính cách của

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng đại úy Yoo đoán đại vận hoành tráng

3 nguyên tắc dưỡng sinh của Phật giáo giúp sống thọ

Dưỡng sinh là một trong những cách tu thân của nhà Phật. Dưới đây là 3 nguyên tắc sống lành mạnh của Phật giáo, bạn đọc nên tham khảo và áp dụng.
3 nguyên tắc dưỡng sinh của Phật giáo giúp sống thọ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưỡng sinh là một trong những cách tu thân của nhà Phật. Thân thể có khỏe mạnh thì chất lượng cuộc sống mới được nâng cao. Dưới đây là 3 nguyên tắc sống lành mạnh của Phật giáo, bạn đọc nên tham khảo và áp dụng.


3 nguyen tac duong sinh cua Phat giao giup song tho  hinh anh
 
Phật giáo nổi tiếng với lối sống lành mạnh, nghiêm khắc với bản thân nên có rất nhiều nhà sư trường thọ. Bí quyết chính là 3 nguyên tắc dưỡng sinh cơ bản dưới đây.   1. Ăn chay   Nguyên tắc dưỡng sinh của Phật giáo chính là ăn chay, ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thanh đạm. Người theo Phật thức ăn chủ yếu là thực vật, rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu rất có lợi đối với cơ thể. Việc bài trừ thực phẩm có nguồn gốc động vật trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng tránh vi khuẩn xâm nhập, hạn chế u xơ và những loại bệnh do dư thừa chất béo gây ra. Ngoài ra, người tu hành cũng bổ sung đạm thông qua các nguồn thực phẩm khác như đậu, nấm nên vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.  Người không ăn chay trường có thể lựa chọn ăn chay tuần, ăn chay cách nhật hoặc đôi lúc có những tuần chay để thanh lọc cơ thể, đẩy độc tố ra bên ngoài.   2. Đi bộ hàng ngày   Vận động là một trong những phương pháp sống lâu và sống khỏe đặc biệt hiệu quả. Kém vận động sẽ khiến cơ thể trì trệ, thân thể rệu rã, ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các cơ quan.   Phật giáo khuyến khích Phật tử đi bộ hàng ngày và tự làm các công việc trong nhà. Đi bộ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là hình thức dưỡng tâm, thanh tỉnh tâm hồn, sảng khoái tinh thần. Vận động chân tay thì đầu óc cũng tỉnh táo.   Chọn chuẩn cách dưỡng sinh theo mùa Món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí (phần 5) Món ăn dưỡng sinh trong 24 tiết khí (phần 4) 12 nguyên tắc không cần ăn chay trường mà vẫn khỏe mạnh
3. Thường xuyên mơ hồ

3 nguyen tac duong sinh cua Phat giao giup song tho  hinh anh
 
Tâm tính khỏe mạnh tức là đời sống tinh thần bình an, dưỡng sinh quý ở dưỡng tâm, dưỡng thành một tâm an lạc. Nhân sinh vốn lắm quanh co, khó có thể cầu toàn mà tròn vẹn, không thể chuyện gì cũng được như ý nên người sống trên đời không thể cưỡng cầu bản thân mười phân vẹn mười, phải hướng tới sự tích cực, nhìn vào ưu điểm thay vì khuyết điểm.   Truy tìm danh lợi mỏi mệt, tính toán chi li lắm muộn phiền, lo được lo mất rất khổ, oán trời trách đất chỉ càng khổ tâm. Tức giận người khác là trừng phạt chính mình, phiền não vì khuyết điểm của mình chỉ tự làm mình khổ tâm. Hối hận là bất đắc dĩ tàn phá bản thân, sầu lo chỉ dùng để khiến mình thêm lo lắng.   Vì thế, đôi khi mơ hồ một chút, bình thản một chút, rộng rãi một chút thì cuộc sống dễ dàng hơn, chính mình cũng hạnh phúc hơn. Không cần cố chấp, không cần hoàn mĩ, xem nhẹ thế sự, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có, để bản thân được an khang.    Người hướng Phật chỉ một lòng tín Phật, không quản chuyện nhân gian nên ít bận lòng. Người thường cũng có thể để bản thân mơ hồ, chuyện cho qua được thì để nó trôi qua.    Ăn chay - đường Phật dẫn dưỡng sinh, dưỡng tâm Sinh hoạt chuẩn ngũ hành cho cơ thể luôn khỏe mạnh
► Cùng đọc châm ngôn cuộc sống và suy ngẫm

Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 nguyên tắc dưỡng sinh của Phật giáo giúp sống thọ

Nguồn gốc khoa Tử-vi

TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Xem tiếp
Nguồn gốc khoa Tử-vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

II.- Nguồn gốc khoa Tử-vi
      Về nguồn gốc khoa Tử-vi thì bộ Tử-vi kinh tức Tử-vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết :

     “Tiên sinh làu thông Dịch-lý, Thiên-văn, Hình-tượng, Lịch-số, Địa-lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử-vi kinh truyền cho đức Thái-tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên :
     - Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý.
     - Từ Thiên-văn học, với những biến chuyển của tinh đẩu.
     - Từ Hình tượng học, tức khoa nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật.
     - Từ Lịch-số, tức khoa nghiên cứu từ Thiên-văn, để tính sự tuần hoàn vũ trụ, tính ngày, tháng, năm.
    - Địa lý, tức Phong-thủy, nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương hướng nhà khí hậu v.v....

1.- Tiểu sử Hi-Di tiên sinh
     Tiên sinh họ Trần húy Đoàn tự Hy-Di, người đất Hoa-sơn, ngày nay về phía Nam huyện Hoa-âm tỉnh Thiểm-Tây. Khi ra đời tiên sinh bị đẻ non tháng, nên mãi hai năm mới biết đi, thuở nhỏ thường đau yếu liên miên. Tiên sinh học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.

     Thân phụ tiên sinh là một nhà Thiên-văn, Lịch-số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh, không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh, khi tiên sinh yết kiến Tống Thái-tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên có nói : « Ngô kim nhật thất thập hữu dư », nghĩa là, tôi năm nay trên 70 tuổi.
Vậy có thể tiên sinh ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn-đức nguyên niên đời Đường Huy-Tông đến niên hiệu Cảnh-phúc nguyên niên đời Đường Chiêu-Tông. Tiên sinh bắt đầu học Thiên-văn năm 8 tuổi. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh thuật :

      " Tiên sinh tám tuổi mà còn thơ dại, lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo :
      - Con có thấy sao Tử-vi kia không ?
      Đáp :
      - Thấy.
Lại chỉ lên sao Thiên-phủ mà hỏi :
     - Con có thấy sao Thiên-phủ kia không ?
     Đáp :
      -Thấy.
     - Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử-vi và Thiên-phủ là bao nhiêu ?

     Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng phải trên nửa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà tiên sinh đã chạy vào thưa :
- Con đếm hết rồi. Đi theo Tử-vi có năm sao, như vậy chòm Tử-vi có sáu sao. Đi theo sao Thiên-phủ có bảy sao, như vậy chòm Thiên-phủ có tám sao.
"

Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa Thiên-văn và Lịch-số.

2.- Truyền cho vua Tống
      Giai thoại kỳ thú mà hầu hết các nhà nghiên cứu Tử-vi đều biết, đó là Hi-Di tiên sinh đã dùng khoa Thiên-văn và Tử-vi đoán trước được hai đứa trẻ nghèo đói, sau đều trở thành vua. Bộ Tử-vi chính nghĩa phần Hi-Di liệt truyện đã kể giai thoại kỳ thú đó như sau :

     “Một hôm tiên sinh dẫn đệ tử ra sân xem Thiên-văn, chợt kêu lên rằng :
     - Kìa quaí lạ không ?
Đệ tử xúm lại nhìn theo tay tiên sinh chỉ thì thấy sao Tử-vi, Thiên-phủ đi vào địa phận của sao Phá-quân và Hóa-kỵ, mà ánh sáng chiếu xuống núi Hoa-sơn. Tiên sinh noí :
     - Tử-vi, Thiên-phủ là đế-tượng, tức là vua. Tử-vi bao giờ cũng đi trước, Thiên-phủ bao giờ cũng theo sau. Đây tức là anh em một gia đình nào đó, đang buổi hàn vi, sau sẽ làm nên sự nghiệp vẻ vang, vị tới đế vương. Phá-quân là hao-tinh chủ nghèo đói, Hóa-kỵ chủ bần hàn, kêu xin. Phá ngộ Kỵ thì nghèo đói phải đi ăn mày. Tử, Phủ gặp Phá, Kỵ tức hai vị Thiên-tử chưa gặp thời phải đi ăn xin. Tất cả chiếu xuống Hoa-sơn, thì hai vị Thiên-sử sẽ qua đất Hoa-sơn ăn xin. Vậy ngày mai các người theo ta xuống núi, giúp cho vị anh hùng vị ngộ, đang gặp lúc cùng khó. Đệ tử thưa :

      - Đệ tử nghĩ, nhân lúc thiên-tử chưa gặp thời, ta nên cho người vay nợ, để mai đây có dịp đòi nợ cứu giúp dân nghèo.

     Tiên sinh đồng ý. Hôm sau thầy trò xuống chân núi thấy một đoàn người chạy loạn đi qua. Tiên sinh để ý đến một thiếu phụ gánh hai chiếc thúng, trong mỗi thúng có một đứa trẻ khôi ngô dung quang khác thường. Tiên sinh biết hai đứa trẻ này ứng vào sao Tử, Phủ trên trời đây. Mới hỏi thiếu phụ :
     - Bà ơi ! Bà có mệt lắm không ? Bà gánh hai vị Thiên-tử đi đâu vậy ?
     Thiếu phụ đặt gánh xuống thưa :
     - Con tôi đó, đứa lớn tên Triệu Khuông Dẫn, đứa nhỏ tên Triệu Khuông Nghĩa. Từ sáng đến giờ chúng đói không có gì ăn. Tiên sinh bố thí cho chút đồ ăn được không ?
     Tiên sinh đáp :
     - Tôi xem thiên văn thấy dung quang hai con bà khác phàm. Bà có nhớ ngày giờ sanh của chúng không ?

     Thiếu phụ cho ngày giờ năm sinh của hai con. Tiên sinh tính số Tử-vi, thấy cách của Khuông Dẫn là Tử, Phủ, Vũ, Tướng được Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc củng chiếu. Ngặt đại hạn đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Số của Khuông Nghĩa là Thiên-phủ lâm Tuất, ngộ Tả, Hữu, Khoa, Quyền đại hạn cũng đang gặp Kiếp, Kỵ nên nghèo khó. Tiên sinh nói với học trò :
     - Hai đứa trẻ này là chân mạng đế vương, khi đại hạn đi đến gặp Khôi, Việt, Xương, Khúc, là lúc thành đại nghiệp đấy. Ta phải giúp đỡ mới được, hầu mua lấy cảm tình, lúc thiên tử gặp thời, có thể nhân đó giúp dân vậy.
     Tiên sinh nói với thiếu phụ :
     - Tôi tính số thấy hai con bà sau đều làm vua. Khi đã làm vua rồi, thì tất cả giang sơn vạn dặm đều của con bà cả. Vậy bà bán cho tôi giải núi Hoa-sơn này lấy tiền mà tiêu.

     Thiếu phụ tưởng ông đạo sĩ điên khùng mới mua núi. Bà đồng ý bán. Bởi bà không biết chữ, nên xé vạt áo hai con quấn vào đôi đũa, nhét trong một ống đũa, coi như văn tự trao cho Hy-Di tiên sinh và nhận mười nén vàng.

     Năm 960, Triệu Khuông Dẫn thống nhất giang sơn, lên ngôi vua lập ra nhà Tống, sau là Tống Thái-Tổ. Niên hiệu Càn-đức nguyên niên (963), quan trấn thủ vùng Hoa-sơn dâng biểu về triều rằng: Có một đạo sĩ tên Trần Đoàn, tự Hy-Di bao dưỡng dân chúng không nộp thuế. Đạo sĩ nói rằng : Hoa-sơn là đất riêng của ông, đã được nhà vua bán cho rồi. Tống Thái-tổ không nhớ chuyện cũ, nổi giận, sai bắt Hy-Di tiên sinh vào triều trị tội. Nhưng quan địa phương rất kính trọng tiên sinh, không giám trói, còn đưa lừa cho tiên sinh cỡi để lai kinh. Tiên sinh được giải vào triều kiến. Thái-tổ hỏi :
     - Đạo sĩ cũng phải tuân theo phép nước chứ ? Hà cớ phao ngôn nói rằng đã mua đất của triều đình ?
     Tiên sinh đáp :
      - Năm nay tôi đã trên 70 tuổi đâu dám nói dối. Luật lệ của bệ hạ là : Đời cha mẹ vay nợ, thì đời con phải trả. trước đây Thái-hậu qua Hoa-sơn, có bán cho bần đạo toàn vùng này lấy mười nén vàng. Văn tự còn đây.
     Tiên sinh xuất trình ống đũa và vạt áo. Thái-tổ truyền đem vào hậu cung hỏi Thái hậu. Thái-hậu nhớ chuyện cũ vội kêu lên :
      - Vị thần tiên ở núi Hoa-sơn đây mà, người đã cứu nạn cho nhà ta xưa đây.
     Thái-hậu kể chuyện xưa. Thái-tổ và triều thần kinh sợ về tài tiên tri của tiên sinh, vội tạ lỗi, lưu tiên sinh lại kinh, kính như bậc thầy. Tống Thái-tổ hỏi tiên sinh về khoa Tử vi, tiên sinh rút ra trong bọc tập sách nhỏ đề Tử-vi chính nghĩa trao cho Thái-tổ mà tâu rằng :
     - Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử-vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử-vi, bần đạo nhận thấy Dịch-lý, Hình tượng Thiên văn, Lịch-số, Địa-lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử-vi mà thần viết trong tập này. Với khoa Tử-vi, bệ hạ có thể biết kẻ trung, người nịnh, thời nào tốt, thời nào xấu mà mưu đại sự. Đó là học tới bậc sơ đẳng. Còn học uyên thâm hơn, có thể nhân số mạng xấu, dùng người nào thì cứu được kẻ bị nạn, và cứu như thế nào ? Thấy kẻ ác thì dùng người nào, cách nào thì trị được, đó là học tới trung đẳng. Còn học tới chỗ uyên thâm cùng cực, có thể làm đảo lộn cả thiên hạ, nắm thiên hạ trong bàn tay. Nhưng bần đạo kính dâng bệ hạ một câu, khi dùng tập sách này, đó là :
     Chữ Nhân, đừng nên dùng vào những việc ác độc, tổn âm đức.

     Tiên sinh được các quan xin coi Tử-vi. Họ chỉ việc biên ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và giờ sinh, tiên sinh sẽ kêu ra vị đó đang giữ chức vị gì trong triều, cùng sự lập thân ra sao, cuối cùng sự nghiệp sẽ kết thúc như thế nào. Triều thần không ai mà không kính phục.


3.- Cái chết của Hy-Di Sử
     Sách không ghi tiên sinh ra đời năm nào, mà cái chết của tiên sinh cũng rất mơ hồ. Bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh viết :
     « Niên hiệu Khai-bảo thứ ba (972), Thái-tổ sai sứ đến Hoa-sơn thỉnh tiên sinh, thì đệ tử cáo rằng tiên sinh ngao du sơn thủy đã ba năm không thấy trở về.»

      Sau trên mười năm không thấy tiên sinh trở về, đệ tử tiên sinh cho rằng thầy đã quy tiên. Họ họp nhau bầu lấy người chưởng môn. Nhưng khi sinh thời tiên sinh gặp ai dạy người đó, trình độ học trò không đều nhau, mà họ không biết nhau nữa. Cuối cùng vì trong mười năm xa sư phụ, mạnh ai nấy nghiên cứu thành ra khoa Tử-vi có nhiều dị biệt. Các đệ tử của tiên sinh tự ý thu đệ tử, truyền dạy, người có căn cơ thì dạy hết, người không có căn cơ thì dạy ít, thành ra khoa Tử-vi trở thành một khoa bí hiểm của riêng từng nhà, nhiều nhà còn giữ để làm kế sinh nhai, do vậy mới có nhiều khác biệt nhau.

  1. Thư tịch về khoa Tử Vi
  2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
  3. Khoa Tử Vi đời Tống
  4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
  5. Tử Vi vào Việt Nam
  6. Khoa Tử Vi đời Trần
  7. Khoa Tử Vi đời sau
  8. Dị biệt chính, Nam phái
  9. Kết luận

    Quay về | Trở về đầu | Xem tiếp 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nguồn gốc khoa Tử-vi

Tại sao nhà ở phải cách xa chùa, miếu? –

Những người quan niệm có thần linh trên thế gian đều cho rằng những nơi như chùa, miếu, đền thờ, đạo quán, nhà thờ là nơi gần thần linh nhất, là nơi trấn quỷ diệt tà, vì thế ở đó sẽ có cảm giác an toàn. Trên thực tế, những nơi gần chùa miếu, đền thờ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những người quan niệm có thần linh trên thế gian đều cho rằng những nơi như chùa, miếu, đền thờ, đạo quán, nhà thờ là nơi gần thần linh nhất, là nơi trấn quỷ diệt tà, vì thế ở đó sẽ có cảm giác an toàn.

aa

Trên thực tế, những nơi gần chùa miếu, đền thờ v.v… nếu dựa trên nguyên tắc Phong Thủy là nơi vô cùng không thích hợp cho cư ngụ vì đây là những nơi “âm khí” nặng nhất vì một số “âm linh” đều tập trung ở nơi này tạo nên “âm sát”.

Phong Thủy học truyền thống chủ yếu nghiên cứu trạng thái của trường khí, mà âm dương hai khí có cân bằng hay không đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể và tâm lý con người. Lý luận Phong Thủy cho rằng nơi gần chùa, miếu… vì có quá nhiều u oán, cũng có thể nói là “âm khí” tập trung nhiều gây nên sự mất cân bằng âm dương, cho nên ở gần chùa miếu không có lợi cho người cư ngụ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao nhà ở phải cách xa chùa, miếu? –

Làm sao để đặt tên con theo tuổi, hợp mệnh

Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời. Bạn có thể tham khảo cách đặt tên con theo tuổi, theo bản mệnh.

dat-ten-con-theo-tuoi,-hop-menh

Đặt tên cho con theo tuổi

Để đặt tên theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau:

Thân – Tí – Thìn
Tỵ – Dậu – Sửu
Hợi – Mão – Mùi
Dần – Ngọ – Tuất
Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp.

Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung:

Tí – Dậu – Mão – Ngọ
Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Đặt tên cho con theo bản mệnh

Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc. Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau:

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ
Dần, Mão cung Mộc
Tỵ, Ngọ cung Hỏa
Thân, Dậu cung Kim
Tí, Hợi cung Thủy

Bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ:

Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)

Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài)

Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát)

Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi)

Mậu Tuất (2018), Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)

Như vậy, nếu con bạn mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Làm sao để đặt tên con theo tuổi, hợp mệnh

Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La

Hội Bơi Làng Võng La được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 và ngày 10 tháng 10 âm lịch tại Thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La

Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La

Hội Bơi Làng Võng La

Thời gian: tổ chức vào ngày 20 tháng 7 và ngày 10 tháng 10 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ba vị đại vương là: Cung Mạc, Linh Khôn và Minh Chiêu (là những người có công giúp vua Hùng thứ 8 đánh giặc).

Nội dung: Theo các cụ, hội làng xưa được tổ chức một năm hai lần. Tháng bảy và tháng mười. Hội tháng bảy từ ngày 19 đến ngày 21, chính hội là ngày 20. Đó là hội tưởng niệm công đức bà mẹ đã sinh ra ba anh hùng. Hội có trò vui nhất là thi bơi chải như để nhắc nhở nghề chài lưới của làng.

Thuyền thi đấu được làm bằng một cây gỗ to đục rỗng, thuyền độc mộc. Đầu thuyền chạm rồng, đuôi thuyền vuốt lại như đuôi tôm. Mỗi thuyền có 7 người gồm 6 tay bơi và 1 lái mặc gọn ghẽ. Trước cuộc đua, các lái lên đình lễ cáo thánh. Mỗi thuyền đại diện một giáp và xếp thành hàng ngang chờ lệnh xuất phát. Tiếng trống vừa nổi lên các tay bơi ra sức thi tài, tiếng hò reo của nhân dân cổ vũ cho đội của mình náo nhiệt cả một khúc sông. Thuyền đoạt giải nhất thì sung sướng đã đem lại danh dự cho phe giáp mình và thấy xứng đáng là con cháu của người mẹ đã sinh ra ba vị thành hoàng làng. Người thua cuộc cũng yên tâm là mình đã đem hết sức đua tài để giữ gìn truyền thống thượng võ của làng.

“Bơi Đăm, rước Giá, hội Thày,

Vui thì vui vậy không tày Chài bơi”

Hội tháng mười mở ra từ mồng 10 tới 13 mà chính hội là ngày 11. Ngày 10, mở hội là lễ mộc dục.

Lễ rước nước cử hành từ đình. Đám rước đi trong tiếng nhạc trầm hùng. Tới bờ sông có thuyền rồng chờ sẵn, chỉ có người khiêng kiệu nồi choé, chủ thuyền và quan tế được lên thuyền, ra giữa lòng sông lấy nước vào choé rồi bơi quay vào bờ. Đám rước đi đến chùa Chài. Trong khi đó ở đình cũng đã tổ chức một đám rước khác mang kiệu ở đình xuống chùa để rước nước về đình làm lễ mộc dục. Đám rước này vui vẻ náo nhiệt. Đi đầu là múa sênh tiền, múa lân, tiếp đến là đội cờ thần, rồi phường bát âm với sáo nhị, kèn trống tấu nhạc râm ran… sau nữa là kiệu bát cống rồi tới quan tế và nhân dân. Lúc này cả vùng quê ven sông Hồng rộn trong tiếng nhạc, tiếng trống hội. Tới chùa làm lễ nhận choé nước rước về đình làm lễ mộc dục. Sáng ngày 11 có tổ chức tế lễ từ sáng tới trưa để dân làng tưởng nhớ công đức các thánh.

Hội làng Chài hàng năm đó là dịp hội tụ con dân các dòng họ, phe giáp đồng đua tài trong tinh thần tưởng nhớ tổ tiên và cùng hợp quần chung sống trong tình thương yêu đùm bọc nhau, đúng như bốn chữ lớn trên bức đại tự ở đình thắm nét: “Đồng tôn hợp khánh”, ý nói con cháu cùng sống trong niềm vui chung, sự đoàn kết toàn dân mới có sức mạnh chiến thắng thiên nhiên và giặc ngoại xâm.

Uống nước nhớ nguồn, hội thi bơi chải tuy ngày nay chưa khôi phục được song dưới luỹ tre làng các cụ già vẫn ru cháu bằng câu ca nghe sao đầm ấm mà bình dị biết bao.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La

Dùng cát trắng hay tro để bốc bát hương?

Dùng cát trắng hay tro, tấm chống khói để tránh phạm kị bàn thờ về mặt tâm linh năm nay được nhiều người dùng để bao sái (dọn) bàn thờ đón Tết. Liệu dùng cát trắng hay tro có giúp cho gia chủ một năm đại cát?
Dùng cát trắng hay tro để bốc bát hương?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Khí hậu miền Bắc dễ làm cát trắng bết lại

Sau chuyến du lịch tâm lịch tinh ở Nepal trở về, bà Vũ Thị Hạ (ở Đông Anh, Hà Nội) rất hoan hỉ vì đã xin được ít cát trắng mandala của các chùa mang về. Bà bảo nghe nói cát trắng này rất tốt, nên mang về định bốc bát hương cuối năm.

Bốc bát hương cuối năm là tín niệm dân gian, phổ biến ở một số vùng miền phía Bắc, thường làm vào dịp Táo quân chầu trời. Trong bát hương thường đựng cát hay tro sạch mịn và xốp để dễ cắm hương.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phật học), gần đây một số người đi du lịch tâm linh ở các thánh địa nước ngoài có mang cả đất, cát từ đó về nhà bốc bát hương với quan niệm cát trắng là sự trong sạch. Tuy nhiên, đó là do lòng ngưỡng mộ của họ, chứ  thực ra không phù hợp lắm. Bởi thời tiết ở Việt Nam khí hậu ẩm, nhất là phía Bắc, cát gặp ẩm và lâu ngày thì sẽ cứng lại, cắm hương rất khó.

Anh Lê Dũng, phiên dịch lâu năm cho các sư thầy ở Tây Tạng cũng cho rằng, cát trắng mandala là do những người tu ở mức cao, dồn toàn bộ tâm trí lực làm mandala cát đó (như ở Đại bảo tháp Tây Thiên). Thứ cát trắng này rất quý và sau đó thường sử dụng vào mục đích tâm linh hoặc đóng gói vào túi nilon đem theo người để cầu mong sức khỏe, an lạc và chủ yếu là dùng trong các việc tang ma như cho vào quan tài, hỏa thiêu… chứ không có tính chất tiền tài, vật chất (đạo Phật không có cầu tài, cầu tiền…) và không phải thứ để dùng thay tro bỏ vào bát hương.

Bốc bát hương tại nhà hay trên chùa?

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, từ xa xưa các cụ chỉ dùng tro để bốc bát hương. Hiện nay có hai xu hướng dùng tro: Một là dùng tro rơm, hai là dùng tro của hương.

Tro hương là xu hướng bốc bát hương mới, do ở các chùa thắp nhiều hương hàng ngày, họ tận thu tàn tro đó giã nhỏ, dần sàng lọc tro để dùng bốc bát hương. Nhưng dù dần sàng kỹ mấy thì sờ tay vào thấy vẫn lổn nhổn, không mịn được như tro rơm nên khi hương cắm sẽ không chắc chân. Thứ tro hương này cũng không tiện ở chỗ thời tiết nước ta mưa ẩm, gió mùa sẽ làm tàn hương hút ẩm, bết cứng lại và sau một thời gian sẽ khó cắm hương.

Bát hương Việt xưa nay các cụ dùng rơm mới đốt thành tro để bốc bát hương. Cuối năm vào vụ thu hoạch thóc nếp nên có rơm nếp thơm hơn rơm tẻ nên các cụ hay dùng tro đó bốc bát hương. Còn bây giờ đa số dùng tro được coi như tro  “công nghiệp” đốt và đóng gói sẵn bán ở các chợ.

Dù sao thì tro hương vẫn nhẹ hơn cát. Nếu dùng cát cắm bát hương thì một thời gian cát đông cứng và khó cắm hương. Do đó lời khuyên của các nhà tâm linh là nên dùng tro nếp tự đốt, hoặc tro rơm ở các cửa hàng bốc bát hương tốt hơn cát, nhưng cần dần sàng kỹ để cho mịn, sạch không lẫn thứ khác.

Gần đây nhiều người đưa bát hương lên chùa bốc, nhất là với những nhà có thờ Phật. Vì họ cho rằng như thế bát hương sẽ rất tốt cho gia chủ nếu được nhà sư trực tiếp bốc. Tuy nhiên, các sư thầy không có thời gian để bốc bát hương cho từng nhà mà thường để các bà vãi bốc hàng trăm bát hương sắp đấy, chờ sư thầy về tụng kinh gõ mõ. Như vậy thì bát hương sẽ không linh vì trên chùa có nhiều vong, chẳng may vong nhập vào bát hương thì mang về nhà sẽ bị phá. Vì vậy, tốt nhất là bốc bát hương nên bốc tại nhà mình, đất nhà mình.

Bát hương với 7 món thất bảo

Khi bốc bát hương, các thầy cúng thường cho vào bộ cốt gồm: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch anh, Ngọc, Mã mão, Xà cừ, San hô đỏ để bát hương có trường năng lượng, linh khí, giúp con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc.
Theo khoa học, đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại đá, đem lại may mắn sức khỏe và tránh tà khí, chống phóng xạ. Ngọc may mắn, phú quý. Mã não giúp sức khỏe, hưng thịnh, trường thọ… Một số sư thầy thấy gia chủ nghèo sẽ dùng thất bảo là một đồng tiền giấy 500 đồng, 1.000 đồng, 10.000 đồng gói vào giấy trang kim đặt dưới đáy bát hương.


Ông Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Phật học)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dùng cát trắng hay tro để bốc bát hương?

Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam có một cuộc thảo luận thu hút sự quan tâm của nhiều người, xung quanh chủ đề : Có nên nhập Tết âm lịch với Tết dương lịch, hay nói cách khác ăn Tết ta theo ngày dương. Sự thay đổi đụng đến ngày Tết, đụng chạm đến nếp sống và đời sống tinh thần của hàng chục triệu người Việt Nam, nhận được nhiều ý kiến hết sức trái chiều.
Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý kiến thay đổi thời gian Tết cổ truyền theo tấm gương của Nhật Bản cách đây hơn 1 thế kỷ của Giáo sư Võ Tòng Xuân nhận được nhiều ý kiến chỉ trích, nhưng cũng không ít người đồng tình. Gần đây nhất, VTC - một trang mạng ở Việt Nam, đăng tải ý kiến của Giáo sư Xuân và một số ý kiến tiêu biểu - đã nhận được khoảng 60.000 bình luận.

Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán vào dịp đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm là một dịp hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam. Vì sao nhà nông học Võ Tòng Xuân đã đưa ra ý tưởng này ? Các phản ứng phản đối và đồng tình ra sao ?

Đến với tạp chí Cộng đồng của RFI lần này có nhà sử học Dương Trung Quốc, các nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, Vương Trí Nhàn, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long, giáo sư Võ Tòng Xuân cùng các bạn Ngô Thị Hồng Nhung và Thái Dzuy.

Đã từng có người muốn thay đổi thời gian Tết âm lịch

Mở đầu tạp chí, nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng ta biết sơ qua một cái nhìn chung về lịch sử các đề nghị thay đổi lịch Tết cổ truyền ớ Việt Nam và các phản ứng của xã hội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Đúng là, có lẽ là giáo sư Võ Tòng Xuân bắt đầu từ thực tiễn của nước Nhật Bản, bước vào công cuộc Duy Tân ở đầu thế kỷ XX, đã có một quyết định rất dứt khoát, tức là lấy ngày dương lịch làm ngày đầu năm. Như thế là, theo truyền thống của nhiều nước Á Đông, vẫn sử dụng âm lịch, thì coi như là từ bỏ. Vấn đề tương tự như thế, tôi thấy ở Việt Nam chưa đặt ra (trước ông Võ Tòng Xuân), nhưng đặt ra theo một cách khác.

Cách đây 10, 15 năm, có một vị giáo sư về dinh dưỡng học, cũng là người rất có uy tín xã hội, và cũng có một băn khoăn trước tình hình, thực trạng ngày nghỉ Tết nó ảnh hưởng đến nếp sống, hoạt động của kinh tế phát triển, cho nên đưa ra một dự kiến rằng, phải chăng cứ sau ba năm thì ăn Tết một lần, tức là cộng tất cả những ngày nghỉ của ba năm ấy thành một thời gian khá dài, để như ông nói là, « để ăn Tết cho ra Tết », « chơi cho ra chơi », « còn lúc làm thì ra làm ». Tôi nhớ rằng hồi đó, các phản ứng cũng rất gay gắt.

Chuyện đó cũng bẵng đi, cho đến lúc giáo sư Võ Tòng Xuân có đưa ra một phương thức, đó là ta chấp nhận ngày Tết dương lịch, còn ngày Tết âm lịch, có lẽ cũng giống Nhật Bản thôi, bỏ hẳn thì không bỏ hẳn, nhưng dành cho một bộ phận dân cư, những người có tuổi, có thời gian, còn phần lớn những người đang tham gia lao động xã hội, thì chủ yếu ăn Tết theo dương lịch.

Ngày càng đông người ủng hộ ăn Tết ta theo ngày dương

Tiếp theo đây là tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, điểm lại quá trình gần 10 năm kể từ khi ông nêu ra ý tưởng ăn Tết âm lịch theo ngày Dương và một số ý kiến chung của ông trong vấn đề này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân : Đúng là cái ý kiến của chúng tôi, khi nêu ra lần đầu tiên, trong mục Chào buổi sáng trên báo Thanh niên, ngày 14/02/2005, đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, và có thể nói, đại bộ phận không đồng tình với ý rằng ăn Tết ta theo ngày dương lịch. Sau đó, bẵng đi một thời gian, thì tới 2008, có một số ý kiến trên một số blog cũng nêu ra vấn đề này, và cũng đã gây ra những tranh luận cũng sôi nổi. Qua đến năm 2009, 2010 cũng thế, và nhất là trong năm 2012, tôi bỗng thấy rất nhiều bà con nêu ra. Nhưng rồi cũng bị phản kháng rất nhiều. Rồi các blog cũng đưa ra những ý kiến phản hồi, vừa ủng hộ, vừa không ủng hộ.

Trên trang web của VTC, thì các anh VTC yêu cầu tôi nêu vấn đề này lại. Tôi và cả các anh biên tập VTC rất ngạc nhiên, vì lần này phản hồi rất đông đảo. Theo các anh, thì có hơn 60.000 phản hồi. Và bản thân tôi, thấy cái số không đồng tình nó bớt đi, và số đồng tình thì tăng lên. Tuy nhiên, số đồng tình vẫn còn là thiểu số, khoảng chừng lối hơn 30%-40% trong số các ý kiến phản hồi lại. Nói cách khác qua thời gian gần 10 năm, cái số người Việt Nam, có ý thay đổi ngày ăn Tết ta của chúng ta để thực hiện trong ngày dương lịch, thì mỗi ngày một đông hơn.

Tôi thấy cái này là một khuynh hướng rất là tất yếu, vì chúng ta hiện nay đang trong cái thời hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời ở trong nước, số người có công ăn việc làm cũng tăng lên, trừ trường hợp bà con nông dân ớ nông thôn, thì công việc ở nông thôn thì cũng ít. Phải nói rằng, nghĩ tới ăn Tết, ở nông thôn rất là muốn ăn Tết theo kiểu cổ truyền của mình, vì bà con mình có rất nhiều thời giờ. Thành ra tôi cũng nghĩ rằng, qua các ý kiến của độc giả trên mạng không đồng tình (với việc ăn Tết ta theo ngày dương lịch), thì gồm những người mà chắc chắn tôi biết, có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Và đặc biệt là bà con của chúng ta có ước muốn duy trì các tập quán cổ truyền của mình, họ nêu ra những cái như là : « Hạ nêu » như thế nào, rồi « đưa ông Táo »…

Bên cạnh đó, trong ý kiến của rất nhiều độc giả, kể cả các nhà doanh nghiệp, và rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa, tôi thấy khuynh hướng « ăn Tết hội nhập », tức là ăn Tết ta theo ngày dương lịch được rất nhiều người ủng hộ.

Thay đổi ngày ăn Tết không gây mất mát gì cả

Thành ra tôi nghĩ, ăn Tết âm lịch với các tập quán cổ truyền, đẹp, có từ lâu, mình thực hiện nó vào ngày dương lịch, thì không bị mất mát gì cả. Chỉ có cái lạ là, bây giờ mình ăn Tết vào ngày Tây. Tôi chắc chắn là, trong khuynh hướng xã hội Việt Nam chúng ta mỗi ngày kinh tế một tốt hơn, ai cũng có việc làm hết, và ai cũng bận rộn vì công việc của mình, để làm thế nào mình làm thật nhiều, để mình có nhiều tiền, để gia đình mình khấm khá hơn, cho đất nước mình là phát triển kịp năm châu.

Một tập quán cổ truyền vào ngày âm lịch mà đổi sang ngày dương lịch, thì chắc chắn nó kỳ quá, nó không giống ai hết, nhưng mà từ từ chúng ta tập riết cho nó quen, thì tôi nghĩ chắc mình cũng quen theo. Như bây giờ, có một điều mà bây giờ mình cũng không thể thay đổi được về ngày âm lịch là ngày chết của người thân của mình. Ngay bây giờ, đám giỗ của bác Hồ, kỷ niệm ngày sinh cũng như ngày chết của bác Hồ, là mình cũng theo dương lịch hết chứ không theo âm lịch. Cái đó mình thấy không có gì. Tại vì mình nghĩ quen rồi, đảng chúng ta, Nhà nước chúng ta làm theo dương lịch, thì bây giờ tất cả đều theo dương lịch, mình thấy quen quá. Nhưng bây giờ, biểu một gia đình nào đó ở nông thôn, làm đám giỗ của ông nội vào ngày dương lịch, thì họ chống đối ngay.

Thành ra, tôi thấy mình đưa vấn đề này ra, thì tôi nghĩ rằng là vào năm 2005, nó còn quá sớm. Bây giờ tới năm 2013, thì tôi thấy khuynh hướng cũng có chiều đi theo cái ý là, chúng ta phải làm gọn lại cái tập quán cổ truyền của mình. Mình cử hành nó vào ngày thuận lợi hơn, tức là ngày dương lịch, thì khuynh hướng này từ từ nó tăng lên. Tôi cũng mong rằng là, khi xã hội Việt Nam chúng ta phát triển mạnh hơn nữa, và mọi người đều có công ăn việc làm ra tiền, làm ra nhiều tiền, thì chúng ta sẽ thấy rằng là việc chúng ta cử hành các tục lệ cổ truyền theo dương lịch cũng không có trở ngại gì về mặt tâm linh, mà trái lại, nó còn thuận lợi cho công việc của chúng ta, hội nhập với cả thế giới.

Đề xuất của giáo sư Võ Tòng là rất can đảm, nhưng cần cân nhắc cách làm

Phản hồi đề xuất của ông Võ Tòng Xuân, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết :

Nhà văn Tạ Duy Anh : (...) Trước hết, tôi coi đề xuất của giáo sư Võ Tòng Xuân là một sự can đảm rất lớn, nếu xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Can đảm, vì giáo sư Võ Tòng Xuân chắc chắn biết rằng mình phải đối mặt với nhiều ngàn năm truyền thống, tôi nghĩ như vậy, của một dân tộc, mà theo tôi, ngại thay đổi vào loại nhất thế giới. Càng sống, càng nghiệm ra điều đó. Tôi cũng đọc khá nhiều phản hồi. Có lẽ đây cũng là một vấn đề mà nhiều cư dân mạng quan tâm vào loại nhất.


Điều tôi bất ngờ không phải là con số quá nửa, thậm chí 60-70% phản đối, mà là cách phản đối của những người thuộc quá nửa số ý kiến. Tiện đây, tôi cũng muốn nói đến cái văn hóa bình luận ở người Việt đang có vấn đề. Nó khiến cho nhiều tâm huyết bị coi rẻ. Tôi có đọc vài chục bình luận về ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thấy rằng nhiều người bình luận, thiếu cả cái văn hóa tối thiểu.

Giáo sư Võ Tòng Xuân đặt vấn đề nhập Tết ta với Tết tây trước hết là xuất phát từ trách nhiệm của ông với đất nước. Tôi nghĩ ông không có bất cứ động cơ vụ lợi nào khác cả. Bởi vì ông chả được cái gì. Nếu là vì cá nhân, thì ông đã không làm, ông ấy sẽ không chuốc họa vào thân như vậy.

Nhưng những lý lẽ mà giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, để bảo vệ lập luận của mình, chỉ dựa trên những quan sát thuần túy về mặt kinh tế. Và tôi nghĩ, có thể sẽ có một số phiến diện. Cũng có một vài ý kiến chỉ ra, ví dụ như tôi thấy ý kiến của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cũng là một ý kiến đáng chú ý để nó cho thấy là, có thể có những phiến diện trong lập luận của giáo sư Võ Tòng Xuân, nó chưa thật thấu đáo. Nhưng mà tôi nghĩ cái ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân rất cần cái sự bàn bạc, nên được xem xét một cách nghiêm túc, từ nhiều học giả, từ nhiều bạn đọc, chứ nó không đáng và không nên có sự miệt thị đối với một ý kiến chân thành như vậy.

Tôi ủng hộ giáo sư Võ Tòng Xuân về mục đích mà ông mong muốn. Khi đưa ra vấn đề như thế, quả thật là có những vấn đề như giáo sư nói. Thế nhưng mà cái cách làm của giáo sư, thì có lẽ nên phải cân nhắc trong bối cảnh một xã hội thuần « phương Đông » như Việt Nam, một xã hội lệ thuộc vào những phong tục tập quán. Tôi nghĩ rằng, việc bỏ cái ngày Tết cổ truyền là thiếu khả thi.

(…) Các hủ tục đâu phải chỉ có trong tết cổ truyền, mà nó có sẵn trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đời sống hàng ngày. Ngày nào, giờ nào cũng xảy ra những chuyện như thế, thậm chí ngày càng gia tăng, có chiều hướng phức tạp thêm. Chỉ có điều ở dịp Tết, do thời gian nghỉ, do sự sung túc về vật chất..., những hủ tục ấy tăng cường về mức độ và cường độ, và thể hiện của nó rõ nét, đậm đặc hơn. (…) Các hủ tục phải được loại bỏ ra khỏi đời sống tinh thần của người Việt, đấy là cái gốc của vấn đề. Làm cái này, nếu chỉ những hoạt động cá nhân, ngăn chặn đơn lẻ, bằng pháp luật, bằng cấm đoán, bằng kỷ luật công chức chẳng ăn thua gì cả, không giải quyết được vấn đề căn cốt của nó. Nhiệm vụ này theo tôi, phải giao cho nền giáo dục quốc gia. Mà nếu nền giáo dục quốc gia, thực sự bắt tay vào ngay từ bây giờ, thì tôi nghĩ phải hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục được tình trạng hiện nay (...).

Chủ trương cải cách phong tục từ đầu thế kỷ XX vẫn còn dang dở

Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn ủng hộ quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, và đặc biệt nhấn mạnh đến những sức ỳ của nền văn hóa Việt Nam, cũng như các nỗ lực đòi hỏi thay đổi vẫn còn dang dở của nhiều thế hệ các nhà cải cách văn hóa, từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn : Tôi có theo dõi ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân, và tôi thấy rất tán thành, chỉ có điều khó thực hiện, vì trong xã hội có xu hướng tâm lý là thích quay trở về Tết cổ truyền. Đa số người mình, bước vào xã hội hiện đại, vẫn mang tâm lý nông dân, tâm lý nông thôn, hướng về làng quê, hướng về những người cùng huyết thống. Thế và, vẫn như ngày trước, rất nhiều người đi làm ăn ở khắp nơi, vẫn thích về quê, mua lấy một chân gì ở trong làng, rồi thì tết nhất quay về làng hưởng lại không khí ngày trước chẳng hạn...

Tôi thấy, hiện nay, có xu thế, cứ thích lặp lại bằng được, đúng như phong tục tập quán, và coi như thế là một điều đáng tự hào. Tôi thấy không được, vì một là, việc đó không bao giờ có thể làm được, vì chúng ta đã sang một xã hội khác với xã hội cổ rồi. Hiện nay, có một sự trái ngược như thế này : một mặt thì rất thích quay trở về, một mặt lại không có sự tìm hiểu một cách nghiêm túc. Cái việc ăn cả hai Tết, cả âm lịch và dương lịch, theo tôi là một sự nghỉ ngơi quá dài, và nó cản trở lao động sản xuất bình thường của xã hội.

(…) Ngày trước (nhà văn) Thạch Lam có lần đã nói, chúng ta hình như quá lo cho những người chết, mà quên cả những người sống. Cái chuyện tết nhất bây giờ cũng thế, tôi thấy là, tôi đọc lại năm 1946, (nhà thơ) Xuân Diệu, ăn cái Tết độc lập đầu năm 1946, đã nói đến hiện tượng bây giờ chúng ta phải giã từ « cái Tết trung cổ » đi, ăn Tết thật tiết kiệm, nhanh và chuẩn bị làm các việc khác. Bài của Xuân Diệu in trên tạp chí Tiên phong (1946). Thế thì tôi thấy cái điều Xuân Diệu nói từ năm 46, đến nay phải nói là chúng ta vẫn còn phải phấn đấu, nhưng mà…

Có cái chết là, bây giờ tôi thấy là, đề ra cái này, nhưng tôi thấy không có khả năng thực hiện được, vì tôi thấy là cái tâm lý nó phổ biến trong toàn bộ xã hội rồi. Người ta cứ thấy cái việc là làm như ngày trước là niềm vui, và niềm tự hào. Thì tôi cho là không phải thế. Đối với phong tục, phải có hai điều, như Phan Kế Bính : Một mặt thì phải mô tả, phải hiểu, nhưng thứ hai là phải phê phán, phải tìm cách vượt qua nó. Tôi thấy là, trong các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học, thì chính là Phan Kế Bính là người đi đầu, từ năm 1915, đã viết trên Đông Dương Tạp chí, viết về phong tục, thì bao giờ ông cũng có phần vượt qua, phê phán, nhất là những cái hội hè, mà ông cho rằng, nhiều cái dông dài quá, không được việc gì cả. Chính cái tinh thần của Phan Kế Bính, mà sắp tới sẽ là (kỷ niệm) 100 năm (tác phẩm khảo cứu) Việt Nam phong tục, thì cái tinh thần ấy, bây giờ chúng ta vẫn khó lòng thực hiện được.

Mặc dầu như thế, tôi nghĩ, những đợt này rất là nên có sự nêu lên. Tôi có cảm tưởng cái này nằm trong trào lưu chung, tức là đặt vấn đề tâm lý người Việt trên bước đường hiện đại hóa. Hiện đại hóa thứ nhất là trước 1945, nửa đầu thứ kỷ XX. Và cái hiện đại hóa thứ hai là hiện nay. (Tìm hiểu về) Những cản trở, những điều chúng ta phải vượt qua, chúng ta phải tìm cách làm dần dần. Để đến lúc nào đó, cái điều này mới được thông, được hiểu trong số đông. Khi đó, chúng ta sẽ bước sang một kỷ nguyên mới của hiện đại hóa.

Xung đột giữa nếp sống truyền thống và nhu cầu phát triển

Chia sẻ ở một mức nhất định quan điểm của ông Võ Tòng Xuân, tuy nhiên nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định dịp Tết cổ truyền theo ngày tháng âm lịch không những quan trọng đối với nhiều người, mà còn hàm chứa ở mức độ nhất định bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Và để hạn chế những tiêu cực gắn liền với dịp Tết, cần phải có các biện pháp từ nhiều phía.

Nhà sử học Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ rằng phản ứng xã hội có nhiều ý kiến khác nhau. Cá nhân tôi thấy rằng là, trước hết ngày Tết nguyên đán, nó gắn với âm lịch, gắn với đời sống và cái nông vụ của người nông dân. Đó là một yếu tố từ truyền thống xa xưa. Ngày Tết còn là nơi gửi gắm nhiều nhu cầu tín ngưỡng, và đặc biệt là hướng về tổ tiên và gia đình.

Đúng là khi mà người Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, cũng là đưa văn minh phương Tây vào, thì cái ngày Tết dương lịch đã trở thành một tập quán đối với một bộ phận cư dân ở đô thị, đặc biệt là công chức. Nhưng mà rõ ràng là cái Tết âm lịch vẫn gắn một cách sâu sắc và lâu bền, không chỉ tâm lý của những người nông dân, mà ngay cả những bộ phận thị dân vốn có những mối quan hệ rất bền chặt với gốc gác của mình. Cho nên, ngày Tết âm lịch là ngày Tết thực sự, còn ngày Tết dương lịch chỉ là ngày nghỉ của những người ăn lương nhà nước mà thôi.

Nhưng khi xã hội phát triển và cái đời sống đô thị như hiện nay, thì rõ ràng nó tạo ra những độ chênh, hay những xung đột ở trong những nếp sống của truyền thống, và những nhu cầu phát triển của hiện tại, đặc biệt là trên lĩnh vực tổ chức quản lý xã hội và quản lý sản xuất, và có lẽ nhân tố khiến nhiều người hướng tới sự thay đổi, chính là nguồn lao động. Những người lao động, phần lớn xuất thân từ nông thôn, thậm chí là ở những vùng miền rất xa xôi, tới nơi làm việc, thường có nhu cầu nghỉ lễ tết, tạo ra các áp lực không những chỉ về giao thông, đi lại, mà còn tạo ra áp lực đối những nhà sử dụng lao động nữa, khi tập quán, thói quen, lễ tục gắn kết với đời sống nông thôn vẫn còn rất là sâu sắc. Vì thế tôi nghĩ rằng là, những ý tưởng như của giáo sư Xuân đưa ra, thì nghe rất hợp lý, nhưng vượt được qua thói quen, tập quán là hết sức khó. Bởi vì, dẫu sao thì đối với người Việt Nam, thì ngày Tết âm lịch mới là quan trọng, bởi vì nó giải quyết những vấn đề về tinh thần, về tín ngưỡng, về tập quán và có thể nói phần nào là bản sắc văn hóa của người Việt. (…)

Nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ dung hòa được

Tôi thì nghĩ rằng phải có sự hài hòa, diễn ra cùng sự phát triển theo xu thế chung. Thí dụ, ngày lao động ngày càng ngắn lại theo sự phát triển, cũng như quyền của con người. Cái thứ hai là, một nguồn gốc của vấn đề gây bức xúc hiện nay là việc phân bố lao động không hợp lý lắm. Ở thời kỳ đầu, chúng ta thấy, vùng phía bắc nông thôn đông dân ở đồng bằng Bắc Bộ người lao động rất nhiều, công việc rất ít, trong khi đó ở các tỉnh phía nam các doanh nghiệp thu hút nhân lực rất nhiều. Nên luồng di cư từ bắc vào nam tạo nên áp lực về nghỉ Tết, đi lại. Bây giờ, theo quan sát chúng tôi thấy tình trạng ấy ngày càng cân bằng hơn. (…) Cái tâm lý gắn kết với quê cha đất tổ có điều kiện để giải quyết thuận lợi hơn. Tôi nói như thế có thể phần nào là thụ động, vì tình trạng đó phải có thời gian mới khắc phục được, nhưng tôi cho là xu thế đó sẽ phù hợp hơn. Chứ còn ngay một lúc mà ta thay đổi, nhất là động vào cái tập quán, cái tín ngưỡng, tôi cho rằng sẽ rất là khó, và cái phản ứng sẽ dẫn tới cái gọi là « lợi bất cập hại ». Cuối cùng, cả hai nhu cầu, vừa bảo đảm cho sự phát triển của xã hội công nghiệp hiện đại, quản lý xã hội hiện đại, với việc duy trì những giá trị truyền thống đều không đáp ứng được. (…)

Vấn đề còn lại có lẽ là cái tâm lý nông dân trong người lao động công nghiệp, thì nó đòi hỏi là phải có nền tảng vật chất, để thực sự con người thay đổi được nếp sống, thì cũng thay đổi được tâm lý. Cộng với việc ta giải quyết một cách hài hòa, ví dụ như việc giảm khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc và quê quán. Ngay bây giờ thôi tâm lý của vùng nông thôn cũng thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra, việc kéo dài thời gian lễ hội, hay những sinh hoạt theo tập quán, tôi nghĩ tự thân nó cũng có những biến động. (…) Truyền thống cũng phải phát triển, chứ không phải cứ y nguyên như cũ. (…) Quan sát ngay trong các lễ tết ở nông thôn bây giờ cũng giản tiện hơn trước rất nhiều. Còn chúng ta hay đưa ra con số hàng mấy nghìn cái lễ hội, thật ra nó chỉ là các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã thôi, chứ còn một số lễ hội đã chuyển hướng từ đi hội sang du lịch rồi. Tôi nghĩ, nếu tổ chức xã hội tốt, thì sẽ giải quyết được.

Thực ra là, nhìn vào cái tâm lý gọi là truyền thống ấy, quan trọng nhất vẫn chỉ là trở về với gia đình, và có một số sinh hoạt quan trọng nhất, như là mồ mả tổ tiên, hay lễ hội của làng mình thôi, còn sự kéo dài (thời gian nghỉ Tết), tôi cho rằng là do quản lý lỏng lẻo thôi, hoặc do người lao động chưa thiết tha với lợi ích mà họ được hưởng trong các doanh nghiệp mà họ làm việc thôi. Chứ tôi quan sát thấy không ít doanh nghiệp họ quản lý rất chặt, nhưng với điều kiện là họ phải tạo ra cho người lao động những lợi ích tương xứng, thì tôi thấy họ vẫn làm rất nghiêm chỉnh. Chính tình trạng (bê trễ ngày Tết) nên lên đấy, hoặc là công chức do tình trạng buông lỏng như hiện nay, và thứ hai là người lao động « đơn giản », nên thu nhập của họ không đáng kể, nên họ sẵn sàng bỏ việc lúc nào cũng được. Cái tâm lý ấy và quản lý ấy đúng là nó phương hại đến việc quản lý tổ chức và phát triển xã hội công nghiệp hiện đại. (…)

Tôi thấy cũng không nên coi cái tập quán hay cái văn hóa ngày Tết âm lịch của người Việt Nam là cái bất biến, nên tôi thấy, nếu quy định trong một khoảng thời gian nghỉ thích hợp nào đó, cộng với cách quản lý sử dụng cũng như đãi ngộ cho người lao động, thì tôi cho là về căn bản có thể khắc phục được.

Muốn thay đổi ngày Tết âm lịch phải đến thế hệ sau

Về đề xuất của nhà nông học Võ Tòng Xuân, giáo sư Trần Lâm Biền chê trách sự vội vã và khẳng định cần phải tìm hiểu kỹ những mặt tiêu cực có trong các phong tục tập quán, trước khi muốn phê phán và sửa bỏ.

Giáo sư Trần Lâm Biền : Cái Tết âm lịch rõ ràng là có nhiều cái không hay, nhưng mà, khi người ta chuẩn bị cho cái Tết, thì người người vui vẻ, người người háo hức. (Tất cả mọi người) Già trẻ, có một cái gì đấy, để người ta tìm lấy hạnh phúc, mà họ thiếu ở trong năm. Còn cái năm dương lịch, thì chả có cảm xúc nào với họ cả. (…)

Bây giờ mình chỉ hỏi ông một điều như thế này. Tức là khi những người ở bên Châu Âu, bên Mỹ, họ về đây họ ăn Tết, để làm cái gì, trong khi họ đã quá quen với cái Tết dương lịch. Tại sao họ lại về ? Nó phải có một cái gì đấy không thể thay đổi nhanh được đâu. Cái nền kinh tế nó phải phát triển đến một mức độ nhất định. Nếu mà muốn thay đổi, thì phải thế hệ sau, chứ không phải thế hệ này.

Tập quán lạc hậu thì phải giáo dục, chứ không phải là cấm đoán, phải giải thích cho người ta. Nó lạc hậu đâu, ta bỏ đấy. Còn cái gì là tích cực, cái gì là văn hóa, thì ta sẽ giữ. Nếu chưa nói được những điều xấu xa của nó, và chưa hiểu nó, thì đừng bàn đến chuyện xóa bỏ nó.

Những gì thuộc về truyền thống và tốt đẹp thì nên giữ

Bạn Ngô Thị Hồng Nhung, trưởng nhóm từ thiện Tình nguyện niềm tin, chia sẻ các tâm sự vì sao bạn lại gắn bó với dịp Tết cổ truyền :

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em cũng có đọc thông tin về đề nghị làm Tết dương lịch, chứ không ăn Tết âm lịch. Em thì, chắc là cũng hơi là người truyền thống một chút nên là, nên là em vẫn thích là có thời gian, mình có cái Tết nguyên đán riêng, và sẽ ăn Tết vào âm lịch, chứ không vào dương lịch. Tại vì nó là ngày Tết cổ truyền, vì nó có cái đặc sắc riêng. Em nghĩ rằng là, những cái gì thuộc về truyền thống và những điều tốt đẹp thì mình nên gìn giữ. Còn nếu vì lấy lý do, cho rằng việc hội nhập khi mình ăn Tết âm, thì nó sẽ ảnh hưởng đến các công việc giao dịch kinh doanh, với các bạn đối tác nước ngoài… thì em nghĩ mỗi dân tộc sẽ có những bản sắc riêng, sẽ phải (được) tôn trọng và thích nghi.

RFI : Bạn có thể cho biết, bản sắc riêng trong ngày Tết âm lịch, cụ thể là gì ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em thấy là, khi tất cả mọi người, khi đi làm ăn xa, khi chuẩn bị Tết âm lịch, sẽ tính toán để thu vén công việc, để làm sao được về nhà quây quần với gia đình, được đi chúc Tết họ hàng, đi tảo mộ ông bà, đi thăm hỏi nhau những ngày Tết, và ăn những món ăn truyền thống.

RFI : Giả dụ như tất cả những sinh hoạt đó vẫn được duy trì, chỉ có điều được chuyển sang một thời điểm khác, ví dụ như đầu năm dương lịch, thì bạn thấy thế nào ?

Chị Ngô Thị Hồng Nhung : Em nghĩ là thời điểm giữa Tết âm lịch và Tết dương lịch nó cũng khác nhau. Có thể vì em ở ngoài miền bắc, thì cái cảm nhận về mùa xuân, về không khí Tết nó sẽ khác hẳn, ví dụ như trong nam chẳng hạn, khi chỉ có hai mùa thôi. Em nghĩ rằng, đến tầm khoảng tháng 1 dương lịch, thì đào chưa nở đâu. Em nghĩ rằng, còn có cả yếu tố về mặt tâm linh, tức là nó là truyền thống, những điều tốt đẹp từ xưa để lại. Nó còn cả về mặt thời tiết, mùa màng, rồi nhiều yếu tố khác nữa… Thực ra thì, ngày Tết âm lịch, bây giờ lớn rồi, thì nhiều khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi nhiều, khi mà nghĩ đến Tết, phải lo Tết, một số vấn đề chi tiêu trong gia đình, hoặc một số vấn đề khác. Nhưng mà em vẫn thích ngày Tết âm lịch, bởi vì có một cái rất là đặc biệt, mà em rất là mong muồn, là mỗi năm, đến ngày cuối năm được về quê, song là đi tảo mộ, cùng với các bà, các bác ở quê, để ra mộ, thăm ông bà, thắp hương và mời ông bà về ăn Tết.

Chủ động lưu giữ, tốt hơn là để mai một

Nhà kinh tế Đỗ Tiến Long là một trong những người ủng hộ ý tưởng ăn Tết âm theo ngày Dương từ nhiều năm gần đây. Theo anh, đối thoại là con đường hết sức quan trọng để có thể tìm ra một giải pháp cho phép bảo tồn những gì tinh túy trong truyền thống và có các thay đổi hướng đến hội nhập với thế giới.

Nhà kinh tế học Đỗ Tiến Long : Bản thân tôi thì vẫn cảm nhận thấy những cái nét đẹp, cũng như cái hân hoan, cảm xúc của ngày Tết, nhưng đồng thời, thì tôi cũng nhận thấy là, dù muốn hay không muốn, thì nó cũng sẽ mất đi một cách tự nhiên (?!). Thế thì nếu mà, để nó mất đi một cách tự nhiên, chúng ta chán ghét nó, thấy nó hoàn toàn không phù hợp nũa, chúng ta bỏ đi, thì có thể chúng ta mất tất cả.

Cả hai thứ đều quan trọng : Bảo tồn các giá trị văn hóa, đồng thời văn hóa nó chỉ phát triển được trong một đời sống kinh tế lành mạnh, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, năng suất của các doanh nghiệp, của người lao động Việt Nam, nhìn chung vẫn còn rất là thấp. Thế rồi, để hai ba tháng (nghỉ Tết) như vậy, rồi kéo theo một tâm thế chuẩn bị Tết, rồi sau Tết. (…)

Nó (việc thay đổi ngày ăn Tết) là sự chuyển biến thay đổi không phải nho nhỏ, mà đây là sự thay đổi mang tính nhận thức. Chính vì thế tôi gọi là "một tiếp cận mềm", nó đòi hỏi tất cả mọi người cảm thấy cần thiết, và đồng thời trong chính sách đưa ra, có cái giải pháp cho cái việc bảo tồn như thế nào. Mọi người cùng thấy là chúng ta không mất mát gì cả. Rồi thì, trong các hoạt động kinh tế, ví dụ như các doanh nghiệp có các thưởng cuối năm dương lịch lớn hơn âm lịch chẳng hạn, để hướng các hoạt động kinh tế và các hoạt động văn hóa nó mang tính trọng tâm hơn, tìm thấy cái tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh toàn cầu, nhưng đồng thời, bảo tồn được một cách tốt nhất các giá trị truyền thống tốt đẹp.

Tôi nghĩ rằng, những hành vi vẫn quan trọng với người Việt Nam, như thăm mộ ông bà trong trước ngày Tết, hay là cái việc cúng tiễn năm cũ, rồi giao lưu chia sẻ thăm hỏi, chúc mừng trong ngày Tết, tôi nghĩ những hoạt động đó vẫn mang tính tích cực và nó vẫn in sâu vào trong đầu mỗi người. Tôi nghĩ những việc đó chúng ta vẫn có thể duy trì được. Tôi nghĩ rằng, đây là quá trình nhận thức, có bề dày trầm lắng, có thể nói rất phức tạp, nên là nó cần có các diễn đàn cởi mở để chúng ta trao đổi với nhau. Cá nhân tôi không bao giờ nghĩ, sau khi trao đổi như vậy, thì mọi thứ sẽ thay đổi trong một năm, một tháng, hay sau một quyết định cả. Bản thân quá trình trao đổi đó nó cũng cho chúng ta một cách học lẫn nhau. Sự chủ động tích cực bao giờ cũng giữ lại, lưu truyền một vẻ đẹp tốt hơn. Như là một ví dụ ai cũng nhìn thấy là, cái cái áo dài không phải là một hình ảnh đặc truyền thống, mà bản thân nó cũng tiếp nhận rất nhiều giá trị, nét đẹp của những văn hóa khác, hay trang phục khác, nhưng nó vẫn là niềm tự hào và được coi à truyền thống. Điều đó cho thấy, sự chủ động lưu giữ sẽ tốt hơn là để cho nó mai một đi. Đó cũng là tâm sự của tôi trong ngày cuối năm.

Vấn đề chủ yếu là sử dụng thời gian và tài chính hiệu quả, hợp lý

Để khép lại tạp chí, chúng tôi xin chuyển đến quý vị tiếng nói của bạn Thái Dzuy, thành viên sáng lập nhóm từ thiện Người tôi cưu mang.

Anh Thái Dzuy : Cái chủ đề này được bàn luận rất là nhiều, trên tất cả các diễn đàn. Thực ra là rất khó khi nói lên quan điểm của cá nhân, vì nó sẽ đụng chạm đến rất nhiều thứ, vì cái truyền thống của dân tộc mình rất là lâu rồi.

Nói chung là, những người trẻ như tụi mình, lớn lên sau này, sống trong thế giới hiện đại, và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nên chắc chắn trong tư tưởng nó sẽ bị ảnh hưởng những « luồng gió mới ». Thực ra là, mình cũng đi làm cho các công ty nước ngoài, từ rất sớm, từ ngay khi tốt nghiệp đại học. Quan điểm của mình rất là thoáng.

Mình nghĩ rằng là, Tết tây hay Tết ta không quan trọng lắm với mình. Mình xác định rằng, miễn là mỗi dịp nghỉ đó chúng ta thực hiện được những điều tốt, thí dụ là về sum họp với gia đình là một, thứ hai là làm những điều tốt, cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác, cho người thân, cho bản thân, cho mọi người. Và thứ ba là, mình sử dụng quỹ thời gian, cũng như là cái tài chính một cách hiệu quả hợp lý, thì Tết tây hay là Tết ta nó đều mang ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi người. Còn quan điểm của mình là gộp chung Tết tây hay là Tết ta, thì thực sự là một vấn đề lớn, xin phép mình không trả lời ở đây. Còn quan điểm cá nhân của mình, thì Tết nào mình cũng trân trọng nó cả, mình không lãng phí, mình sử dụng cái quỹ thời gian, cũng như tài chính một cách hợp lý.

Mang lại các hỗ trợ cho nhiều người bất hạnh trong suốt năm, vào dịp Tết, các thành viên của nhóm Người tôi cưu mang, cũng như rất nhiều nhóm và các tổ chức từ thiện khác, lại hướng đến những người nghèo khổ, tật nguyền, bị bỏ rơi, để mong sao làm vơi bớt phần nào những cảnh đời bất hạnh. Sum họp, Trở Về, mở lòng hướng đến người khác, phải chăng là những điều làm nên sự kỳ diệu của ngày Tết mà nhiều người mong ước ?

RFI xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình và cảm ơn quý thính giả đã theo dõi. Xin chúc quý vị một Năm mới hạnh phúc. Hẹn gặp lại quý vị trong tạp chí lần tới.

Trích từ: viet.rfi.fr


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ăn tết ta theo ngày dương, nên hay không ?

thế nào là huyệt nhũ

Huyệt nhũ còn gọi là “huyệt huyền nhũ”, “huyệt vú” là 1 trong 4 loại huyệt cơ bản: oa, kiềm, nhũ, đột. Hai cánh tay huyệt vươn dài, ở giữa nhô ra như 2 cái vú.
thế nào là huyệt nhũ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Huyệt có vú gọi là huyệt nhũ, huyệt không có vú gọi là huyệt oa.

the nao la huyet nhu hinh anh
Ảnh minh họa

Theo sách “Địa lý nhân tử nên biết”: “Huyệt nhũ có 2 cánh tay giữa lồi ra như cái vú là chính huyệt. Vùng núi và đồng bằng đều có. Huyệt nhũ phân thành 6 loại: 4 loại chính là huyệt vú dài, huyệt vú ngắn, huyệt vú to, huyệt vú nhỏ; 2 loại biến cách là huyệt song nhũ, huyệt tam nhũ”.

Huyệt nhũ là huyệt âm thụ nên chôn sâu. Hai tay huyệt giang rộng, không nên bị cụt gãy nếu không sẽ mất hết khí tụ. Huyệt nhũ sợ nhất gió thổi. Nếu gió thổi vào huyệt, người ở đây sẽ tuyệt diệt. Thế huyệt nên thấp để tránh gió nhưng cũng không được quá thấp. Nếu huyệt ở thế này thì không có nhân nhục (chỉ đất chiếu đệm), huyệt bất cát.

Hình của huyệt nhũ ngay ngắn, thanh tú thì chủ nhân hưng vượng. Nếu dốc, nghiêng, lệch, thô, ác đều là huyệt giả hình hùng. Nếu huyệt nhũ giả, lưng như kiếm, chân lệch, thế dốc nghiêng, thô, phì, gia chủ và con cháu gặp họa lâu dài.

Theo Bí ẩn thời vận

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: thế nào là huyệt nhũ

Mơ thấy sóng: Biểu thị niềm vui –

Hình ảnh sóng trong giấc mơ thường gắn liền vởi niềm vui. Mơ thấy sóng gợn nhấp nhô là một giấc mơ lành, cho thấy trong thời gian này người nằm mơ có tâm trạng vui vẻ, tiền đồ rộng mở, tâm tình thông thoáng, vạn sự như ý. Mơ thấy sóng dữ cuồn cuộn là
Mơ thấy sóng: Biểu thị niềm vui –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy sóng: Biểu thị niềm vui –

Hạc – biểu tượng của thanh xuân bất diệt –

Hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ, được gọi là ‘nhất phẩm điểu’ có tính cách của một người quân tử. Nếu đặt hạc trong vườn nhà, nó sẽ mang tới cho gia đình bạn sự êm ấm và hạnh phúc. Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hạc là loài đứng đầu trong họ lông vũ, được gọi là ‘nhất phẩm điểu’ có tính cách của một người quân tử. Nếu đặt hạc trong vườn nhà, nó sẽ mang tới cho gia đình bạn sự êm ấm và hạnh phúc.

Thời xưa, các vương hầu muốn cống tiến vật phẩm cho hoàng đế để lấy lòng tin thường sử dụng biểu tượng chim hạc, được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”. Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.

Sách cổ ghi lại rất nhiều điều liên quan tới đức tính của hạc, nhìn một cách tổng quát, hạc giống như một người quân tử, không dâm, không dục, trong sạch thuần khiết, tiếng kêu thánh thót, sánh với nhân tài.

chim-hac

Thời xưa hạc còn được dùng để ví với những người ưu tú nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sỹ còn được gọi là “hạc bản”, những thứ trên “hạc bản” được gọi là “hạc thư” hoặc “hạc đầu thư”, những người tu hành và có tiếng tăm tốt được gọi là “hạc minh chi sĩ”. Liên hệ điều này, có thể thấy các bức tranh có vẽ hạc mang ý nghĩa thanh liêm, không tham lam, sa đọa.

Truyền thuyết nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Vì thế người đời sau dùng hạc để chúc phúc trường thọ.

Có người còn đặt tên có chữ “hạc” để may mắn và trường thọ như: Hạc Thọ, Hạc Linh… và hình ảnh hạc được đưa vào tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ, câu đối và đồ chạm khắc khác.

Ngoài ra mỗi hình dáng và vị trí đặt hạc còn tượng trưng cho một ý nghĩa riêng:

– Một chú hạc đang bay vút lên lên trời tượng trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi ai đó chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường. Cũng bởi lý do đó, trong đám tang của người Hoa, con hạc thường được đặt ở giữa nắp áo quan.

– Hình ảnh một chú hạc thấp thoáng giữa những đám mây lại tượng trưng cho tuổi thọ, sự uyên bác, sáng suốt và cuộc sống vương giả. Hình ảnh ấy còn hàm ý chủ nhân đang vươn tới một vị trí cao, đầy quyền lực.

– Hình ảnh hạc đang nô đùa xung quanh những cây thông tượng trưng cho sức chịu đựng dẻo dai, kiên cường của gia chủ để có được một cuộc sống danh tiếng, giàu sang.

– Một trong những món quà mừng tặng cho cha mẹ có thể là một tác phẩm nghệ thuật có hình hai chú hạc trắng nép mình vào nhau giữa nhánh cây thông. Hình ảnh thi vị đó như ước nguyện về một cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm, tượng trưng cho sự tiếp nối truyền thống các bậc tiền bối bảo vệ hạnh phúc gia đình.
hac4.jpg

– Con hạc trắng có lông đỏ trên đỉnh đầu được người Hoa cho là sẽ đem tới một sự hài hòa tuyệt vời cho gia đình và giúp cho mối quan hệ giữa các thành viên luôn bền vững.

– Tốt nhất là đặt con hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.

– Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.

– Đặt hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai.

– Những tấm bình phong với hoa văn có thêu hình con hạc là một vật trấn phong thủy khá tốt, giúp bạn chặn đứng những điều không may có thể lọt vào nhà.

– Những khu vực không nên trưng hạc là phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể bày hạc ở phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hạc – biểu tượng của thanh xuân bất diệt –

Những con giáp kiêng đi đêm tháng cô hồn

Trong danh sách những con giáp kiêng đi đêm tháng cô hồn, chắc chắc có người tuổi Sửu sinh giờ Tý (23h-1h). Người này mệnh khí đã yếu, càng nhạy cảm với âm khí
Những con giáp kiêng đi đêm tháng cô hồn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Tương truyền, tháng 7 âm lịch là tháng quỷ. Từ mùng 1/7, quỷ môn quan bắt đầu mở, tới ngày 30/7 cửa địa ngục đóng lại. Trong ngày cổng địa ngục mở, âm hồn bị giam hãm quay trở lại dân gian, du đãng khắp nơi. Những người có thể trạng yếu, mệnh khí nhược cần hạn chế đi đêm trong tháng cô hồn, tránh gặp xui xẻo.

► Bạn cần biết: Những điều kiêng kị trong tháng cô hồn

Tương truyền, tháng 7 âm lịch là tháng quỷ. Từ mùng 1/7, quỷ môn quan bắt đầu mở, tới ngày 30/7 cửa địa ngục đóng lại. Trong ngày cổng địa ngục mở, âm hồn bị giam hãm quay trở lại dân gian, du đãng khắp nơi. 
 
Mà ngày 15/7 được coi là quỷ lễ, âm khí nặng nhất. Vì thế nhiều nơi quan niệm rằng, trong đêm rằm tháng 7, tốt nhất không nên đi ra ngoài vào ban đêm, tránh bị quỷ vây hãm. Một số địa phương khác lại quan niệm rằng, không nên đi tới những nơi chứa nhiều nước như biển, ao hồ... không cẩn thận sẽ bị quỷ dìm chết hoặc tránh nói ra những lời lăng mạ ma quỷ kẻo rước họa vào thân...   Trong tháng cô hồn, những con giáp dưới đây cần phải hết sức thận trọng, kiêng đi đêm tháng cô hồn, nhất là thời điểm trước và sau ngày rằm tháng 7 một tuần, khi âm khí cực thịnh.   
Nhung con giap kieng di dem thang co hon hinh anh 2
 

1. Tuổi Tý sinh tháng 11 âm lịch

  Chuột vốn dĩ thích hoạt động về ban đêm. Tuy nhiên, trong tháng cô hồn, nên hạn chế, nhất là những ai sinh vào tháng 11 theo lịch âm càng phải lưu ý.   

2. Tuổi Sửu sinh vào giờ Tý

  Trong danh sách những con giáp kiêng đi đêm tháng cô hồn, chắc chắc có người tuổi Sửu sinh giờ Tý (23h-1h). Người này mệnh khí đã yếu, càng nhạy cảm với âm khí. Người này rất dễ nhìn thấy những hiện tượng kỳ lạ, bị chúng làm phiền nhiễu.   Vì thế, trong tháng ma quỷ, tốt nhất người này không nên ra ngoài vào buổi đêm. Trong trường hợp bắt buộc, nên có người nhà đi cùng.   3 nàng giáp giật mình đối diện với nguy cơ ế dài Luận bàn những con giáp KHỐN ĐỐN trong ngày Tam Phục Top 5 con giáp thắng lợi trên mọi mặt trận khi bước sang tháng 8

3. Tuổi Dần sinh vào tháng 7 âm lịch


Phàm là những người tuổi Hổ mà lại sinh vào tháng 7 âm lịch thường tính tình vui buồn thất thường, tâm tính bất ổn, dễ bị ngoại cảnh tác động. Tự thân không cường càng dễ bị âm khí xâm lấn, gây điều hung hiểm. Vì thế, tốt nhất người này nên ở trong nhà để “né” tai họa bất ngờ trong tháng cô hồn.  

4. Người tuổi Mão sinh vào giờ Hợi và giờ Tý

  Những người tuổi Mão sinh giờ Hợi (21h – 23h) và giờ Tý (23h – 1h), mệnh khí tự thân vượng âm, dương khí không đủ, nên ngoan ngoãn ở nhà vào buổi tối trong tháng cô hồn để bình an vô sự.  
Nhung con giap kieng di dem thang co hon hinh anh 2
 

5. Tuổi Tỵ sinh giờ Ngọ

  Những ai cầm tinh con Rắn mà lại sinh giờ Ngọ (11h – 13h) tinh lực yếu, dễ bị âm khí xâm nhập khiến sức khỏe càng suy giảm, cũng cần hạn chế ra ngoài trong tháng 7 âm lịch.  

6. Tuổi Mùi sinh tháng Chạp

  Người tuổi Mùi sinh tháng Chạp thường xuyên có cảm giác bất an, lo lắng. Ra ngoài gặp phải hiện tượng kỳ lạ càng ảnh hưởng tới tâm lý, nhất là trong tháng cô hồn. Vì thế, tốt nhất bạn nên tránh đi đêm để hạn chế điều phiền muộn.  
Nhung con giap kieng di dem thang co hon hinh anh 2
 

7. Tuổi Dậu sinh tháng 2 âm lịch

  Đa phần những người tuổi Dậu sinh tháng 2 âm lịch khá nhạy cảm, trái tim lại vô cùng yếu đuối. Tháng 7 nhiều âm khí, càng không có lợi cho người này. Vì thế, nên kiêng đi đêm tháng cô hồn được thì càng tốt.  

8. Tuổi Hợi sinh tháng 4 âm lịch

  Thể trạng của người tuổi Hợi sinh vào tháng 4 âm lịch khá yếu, lại thường xuyên bị tiểu nhân vây hãm, nhiều chuyện muộn phiền. Để tránh tinh thần và sức khỏe bị ảnh hưởng, người này nên hạn chế ra ngoài vào ban đêm trong tháng cô hồn.   Ngọc Diệp Điều 12 con giáp cần làm để bình an vượt qua tháng cô hồn
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm quỷ môn rộng mở, nhân gian và địa ngục thông nhau, ma quỷ được tự do trở về cõi người nên nhân gian ngập

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những con giáp kiêng đi đêm tháng cô hồn

Xem cách bài trì bàn thờ Thần Tài và đặt hướng đúng rước lộc vào nhà

Đầu năm đón tài lộc nhờ cách bài trí bàn thờ Thần Tài, cách đặt và hướng bàn thờ đúng theo phong tục cổ truyền sẽ mang lại may mắn và tài lộc trong năm
Xem cách bài trì bàn thờ Thần Tài và đặt hướng đúng rước lộc vào nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo tín ngưỡng dân gian, thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán, kinh doanh đều có bàn thờ thần tài, để cầu xin thần tài cho mua may bán đắt, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

Người đời quý trọng tiền bạc nên tôn sùng thần tài. Những nhà kinh doanh đều lập bàn thờ thần tài, đặc biệt, bàn thờ thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên nền nhà.

Nguyên tắc đặt bàn thờ thần tài là phải ỏ vị trí phải quan sát hết được hết sự vào ra của khách. Bàn thờ thần tài quan trọng phải tiếp âm, ở dưới đất, bàn thờ thần tài phải được đặt ỏ tầng một. Nhưng dù đặt như thế nào thì trước mặt bàn thờ cũng phải quang đãng, sạch sẽ. Thường nên để sẵn một lọ nước hoa, vào ngày mùng một hay rằm hàng tháng thì lại xức vào bàn thờ cho thơm.

Hướng bàn thờ thần tài

Về hướng vẫn tuân thủ theo nguyên tắc người ở mệnh nào thì hợp trạch mệnh đó, đặt theo hướng tốt của chủ nhà, có thể đặt theo cách hướng lấy dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Bạn có thể dùng phương pháp điểm Thần sát để tính, chọn lấy các cung Thiên lộc, Quý nhân để đặt vị trí bàn thờ.

Thiên lộc: Lộc là phương Lâm quan của Tuế can, tính của Ngũ hành, Lâm quan tới cát. Lâm quan là thời đang lên, là đúng sinh thành, ỏ tại lộc mà chưa tới vượng, bỏi đã ở vượng thì thành thái quá, có thể chuyển thành hung bại.

Lộc là cách có Lộc ra chính môn. Nhà có cách này là cát khánh, rất tốt. Lộc ra chính Môn sẽ đem lại nhiều may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, điền trang vượng. Thường sinh người béo tốt, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng, kinh doanh giỏi, làm ăn phát đạt. Tuy nhiên cũng cần phải lánh xa sinh vượng lộc, tránh không vong tử, tuyệt. Nếu mộ, không vong, tử, tuyệt thì khí tán, không tụ, là vô dụng. Có lộc cũng như không.

Tài sản dù có như nước, rồi cũng tiêu tan hết, gọi là lộc tuyệt. Nếu gặp Thai khí thì mặc dù vẫn phát đạt, nhưng con trai tài hoa mà kiêu ngạo, con gái nhỏ thì khả ái nhưng ngỗ nghịch. Trong gia đình hay sinh cãi vã, mất đoàn kết, gia đạo chẳng yên. Lộc cung là cát cung, vì vậy ngoài cách đặt cửa chính ra, còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thò, giường ngủ. Tất cả được Lộc đều tốt. Tuy nhiên Lộc phải ỏ đúng cung tài, là “lộc cư lộc”, mới thật là đắc cách, mới thật sự là đại cát.

Quý Nhân là vị thần đứng đầu cát thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà cổ thể trấn được phi phù.

Nhà có chính môn ra Quý là cát khánh, gia đạo bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn. Quý nhân là sao cứu trợ, là thần giải tai ách, nên nhà ra Quý nhân là gặp vỉệc có người giúp đỡ, gặp ách có người giải cứu, gặp hung hóa cát. Sự nghiệp hiển vinh, công danh thành đạt, dễ thăng quan, tiến chức, học hành thi cử đều tốt đẹp.

Quý nhân gặp sinh, vượng, thường sinh người hiếu lễ, khôi ngô, tướng mạo phi phàm, tính tình nhanh nhẹn, lý lẽ phân minh, không thích mẹo vặt, thẳng thắn mà ôn hòa, khôi ngô tuấn tú. Nếu ngộ không vong, tử, tuyệt thì nguồn phúc giảm đỉ nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cững khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cậo, thị phi. Lại hay sinh người tính tình cố chấp, bảo thủ mà suốt đời vất vả, không nên người. Quý nhân ra thai khí, nam, nữ tuy thông minh, tuấn tú, nhưng nam thì hiếu sắc, nữ thì dâm đãng, gia đạo chẳng yên, lại hay mắc bệnh tật và trong nhà xảy ra nhiều điều không như ý.

Quý nhân là cát khí rất tôn quý, nên ra vào cung nào cũng Tất tốt, ngoài cách đặt cửa chính ra còn có thể đặt cửa phụ, nhà bếp, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ, giưòng ngủ đều tốt. Đặc biệt bàn thờ đặt trên cung Quý nhân là đại cát khánh, như vậy sẽ được âm linh phù trợ. Không được để phòng tắm, nhà vệ sinh vào cung Quý nhân, vì như vậy sẽ bị họa hại liên miên, nữ nhân cộ thể bị thiếu máu, động thai, sinh con dù có đẹp đẽ nhưng cũng dấn thân vào con đường ô nhục, làm điếm, cuốỉ cùng phải tự vẫn. Tài sân tiêu tan, yêu ma hoành hành, gia đình có ngưòi bị cướp bóc, chém giết thảm khốc, bệnh tật đau khổ triền miên. Nếu đặt phòng vệ sinh vào cung Quý nhân thì hung hiểm.

Sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài, bao gồm tượng Thần Tài, bài vị, tượng thần Thổ Địa, lọ đựng hương thắp, bát hương đặt chính giữa, lọ cắm hoa, địa gạo muối, nước và rượu, ngoài ra có ông Cóc ngậm tiền quay mặt vào trong nhà nữa:

THẦN TÀI

 

BÀI VỊ

 

THẦN THỔ ĐỊA

     

LỌ ĐỰNG HƯƠNG THẮP

 

BÁT HƯƠNG

 

LỌ CẮM HOA

     

ĐĨA ĐỰNG GẠO MUỐI, NƯỚC, RƯỢU

 

CÓC BA CHÂN

 

ĐĨA ĐỰNG ĐỒ CÚNG KHÁC

Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa: Lọ để hương thắp và lọ cắm hoa thường làm bằng sứ, nhưng có gia đình làm bằng chất liệu đá xanh. Hoa dùng để thờ nên dùng hoa tươi, không nên dùng hoa khô. Trong lọ hương thắp, có thể cắm các cành lộc đi lễ chùa, đền.

Bát hương: Bát hương thường làm bằng ba chất liệu cơ bản, bằng sứ, kim loại, đá (ngọc). Khi bôc bát hương, phụ nữ phải sạch sẽ, không bị kinh nguyệt, nam giới không được uống rượu, ăn thịt chó, quan hệ với người khác giới, nếu không sẽ mất đi sự linh nghiệm nhất định. Cốt bát hương gồm có giấy bát hương ghi rõ địa chỉ, thần tài, bọc lấy phần cốt bên trong gồm vàng bạc, vụn đá đỏ. Tro phủ lên trên cốt phải được giữ sạch sẽ không được ẩm mốc, đế ở nơi khô thoáng. Sau khi bốc xong nên nhờ các bậc đức minh sư khai quang hoặc mang lên chùa để trên ban đức ông khoảng 1 tuần thì mới mang về nhà. Không được dùíig khăn ướt để lau bàn thờ, vì bàn thờ mệnh Hỏa, mà Thủy khắc Hỏa, không tốt.

Đĩa đựng ba chén gạo muối, nước rượu: Dùng để mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Khi cúng xong hương đã tàn có thể dùng muối gạo vãi ra tứ phía có nghĩa phân phát cho chúng sinh, còn nước đổ đi, rượu có I thể tưới lên tiền vàng đã hóa xong. Chú ý không được đổ nước lên vàng mã đã hóa. Có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muôi, nước chỉ đổ đi khi làm lễ tất niên, thức cúng thì thay bằng 5 chén đựng nước (rượu) tượng trưng cho Ngũ hành.

Đĩa đựng đồ cúng khác: Yêu cầu chuyên dụng làm đồ cúng, không vì tiện dụng nhất thời mà đem ra sử dụng trong khi ăn cơm, sau lại rửa sạch để làm đồ cúng. Điều đó khiến cho thức ăn cúng không còn trai tịnh. Không nên giết mổ các loài động vật vào mùng 1 và ngày rằm, nếu bất khả kháng thì ra chợ mua đồ đã mổ sẵn. Có thể dùng 5 hoặc 7 loại quả để thay thế. Hoa quả mua về phải rửa sạch, để khô nước mới bày lên bàn thờ.

Cóc ba chân: Theo truyền thuyết Trung Quốc, cóc ba chân còn có tên gọi là Thiềm Thừ, vốn là một con yêu tinh được tiên ông Lưu Hải thu phục. Sau đó, nó theo tiên ông tu hành không làm hại người, học được phép thuật hành thiện, thường nhả tiền giúp đỡ mọi người trong nhân gian. Vì vậy nó được mọi người tôn sùng, coi là một con vật phong thủy về tài lộc, cát tường.

Cóc ban chân ngậm đồng tiền cổ (tốt nhất là loại Càn Long thông bảo, hoặc ít nhất đồng tiền đó đã xuất hiện trên 100 năm) đang quay đầu vào nhà, khi nhìn kỹ hơn ta sẽ thấy trên đầu con cóc có hình lưõng nghi, tức là hình tròn, bên trong vòng tròn có hình tượng như hai con cá quay đầu lại với nhau, giống như hình ở trung tâm của gương Bát quái.

Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, chân thứ ba của nó mọc từ hậu môn.

Cóc ba chân được làm từ rất nhiều chất liệu như đồng, đá, bằng ngọc. Bằng đá, ngọc là tốt nhất vì các chất liệu này thuộc hành Thổ mà ở Bát vận thì Thổ vượng tướng.

Cóc ba chân chỉ có thể đặt ở bàn thò thần tài, không nên đặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh, điều đó dẫn đến hệ quả cóc hấp thụ khí xấu trở thành hung vật có hại đến phong thủy.

Cách sử dụng cóc ba chân theo thời gian. Buổi sáng trưóc giờ đi làm bạn có thể quay đầu cóc ra ngoài, sau giờ đi làm về nhà bạn quay đầu cóc vào trong bàn thờ vì nó chỉ ăn tiền nhưng không bài tiết. Tốì về đến nhá là nhả tiền đã nuốt ra cho thân chủ.

Những điều nên và không nên ở phương tài vị

– Phương tài vị tối kỵ nước. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay ta đem nước đến là “cát thần lạc thủy”, tốt lại thành xấu.

– Phương tài vị nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng dương, thích hợp với dương khí. Sinh khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đốì không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.

– Phương tài vị phía sau nên có tường che chắn, không thê trổ cửa, trổ cửa sổ, có vậy mới hợp cách cục tàng phong tụ khí, tài vận mới tụ được.

– Phương tài vị tối kỵ bị các vật nhọn xung xạ đến như cạnh bàn, cạnh tủ… sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.

– Phương tài vị nên bày cây xanh là tốt, phải nhố là trồng loại cây luôn luôn xanh tươi, tốt nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn, không thích hợp các loại cây trồng trong nước. Nên chọn các loại cây lá to, dày, lá xanh mãi như cây Vạn niên thanh.

– Phương tài vị tối kỵ đặt các vật nặng như tủ sách, kệ sắt, máy móc nặng sẽ làm tôn hại đến tài vận.

– Phương tài vị tốt nhất nên đặt bàn ngồi ở đấy, để cả nhà thường xuyên ngồi ở đó, hít thở không khí của tài vị hay nói cách khác lạ được thấm nhuần nguồn tài khí nơi đó, sẽ giúp ích cho tài vận người trong nhà.

– Phương tài vị không nên để tối tăm, vì u tối thì sinh khí không sinh sôi được, sẽ ảnh hưởng đến tài vận.

– Phương tài vị là nơi cát thần tọa vị nên kỵ ô uế, dơ bẩn. Vì vậy không thể để vật ô uế, bụi bặm nơi đây

– Phương tài vị nên đặt vật hay biểu tượng cát tường. Bởi phương này là nơi vượng khí ngưng tụ, nếu ta đặt thêm một biểu tượng cát khánh thì tốt càng thêm tốt.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem cách bài trì bàn thờ Thần Tài và đặt hướng đúng rước lộc vào nhà

Treo tranh phong thủy rồng, hổ, ngựa

Treo tranh phong thủy hổ và ngựa là biểu tượng mang lại may mắn về công danh, tài lộc cho gia chủ và được sử dụng khá phổ biến ở dạng tranh ảnh.
Treo tranh phong thủy rồng, hổ, ngựa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Đã từ lâu rồng, hổ và ngựa là biểu tượng mang lại may mắn về công danh, tài lộc cho gia chủ và được sử dụng khá phổ biến ở dạng tranh ảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết treo tranh phong thủy đúng cách để không rước xui xẻo vào nhà.

 

1. Tranh phong thủy biểu tượng con Rồng
 

Trong phong thủy, rồng mang biểu tượng của quyền lực tối cao. Truyền thuyết kể rằng, 4 linh vật rồng xanh, phượng hoàng đỏ, hổ trắng và rùa đen bắt tay nhau tạo nên thế giới và chia bầu trời thành 4 góc. Mỗi hướng có một con vật cai quản, trong đó rồng chiếm góc phía Đông.   Xét về đặc tính, rồng thông minh, quyết đoán và vô cùng mạnh mẽ. Treo tranh phong thủy mang biểu tượng rồng tượng trưng cho trí tuệ, sự may mắn, sức mạnh, tài lãnh đạo và cả lòng bao dung, nhân từ. Nhưng nếu không đặt tranh đúng chỗ, rồng dễ biến thành rắn, biểu tượng của sự hung bạo, xấu xa. Khi treo tranh rồng cần chú ý:

Treo tranh phong thuy rong, ho, ngua hinh anh 2
 
  - Đặt tranh sao cho đầu rồng không hướng ra ngoài. Vì điều này có nghĩa là người trong nhà luôn muốn ra ngoài, không cảm thấy yên ổn khi ở trong nhà.    - Nên đặt tranh rồng ở tường phía Đông ngôi nhà. Nếu đặt ở phía bên phải ngôi nhà, có thể gây ra nhiều tranh cãi, mâu thuẫn trong gia đình.    - Kị treo tranh biểu tượng rồng ở gần hoặc trong phòng tắm.   - Tránh cuộn hoặc cất tranh vào góc nào đó hay nhà kho.    - Trong một ngôi nhà, không nên treo quá 5 bức tranh rồng. Biểu tượng rồng sẽ tiếp thêm năng lượng cho chủ nhân ngôi nhà, khiến họ luôn khao khát làm việc và tiến về phía trước. Nhưng nếu quá nhiều năng lượng dễ khiến tâm lý con người bị kích động, bồn chồn, khó thư giãn. Vì vậy mà, thành công đạt được có thể phải đánh đổi bằng sức khỏe của cá nhân và gia đình.  

2. Tranh phong thủy biểu tượng con Hổ

  Trong phong thủy, hổ mang biểu tượng của phẩm giá cao, sức mạnh, sự vinh quang, lòng nhiệt huyết và quả cảm. Treo tranh hổ nhằm xua đuổi những điều bất hạnh trong gia đình như tà khí, ma quỷ, hỏa hoạn hoặc trộm cướp. Những điểm cần lưu ý khi treo tranh phong thủy mang biểu tượng hổ:
Treo tranh phong thuy rong, ho, ngua hinh anh 2
 
 
 
- Khi treo tranh, nên để đầu hổ hướng ra ngoài nhà hoặc cửa chính, không nên để hưởng vào trong, vì điều này ám chỉ hổ đang chuẩn bị săn mồi.    - Những khu vực có nguồn năng lượng thấp như phòng tắm, nhà kho, gara ô tô… không nên treo tranh hổ ở đây. Nên treo loại tranh này ở gần những nơi có không gian mở.    - Đặt tranh quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt là điều nên tránh. Theo quan điểm phong thủy, đặt tranh quá cao sẽ tạo ra quá nhiều năng lượng so với mức cần thiết, đặt thấp thể hiện sự thiếu tôn trọng.   - Cũng tương tự tranh rồng, không nên treo quá 5 bức tranh hổ trong nhà.   - Khi treo tranh, dán một mảnh giấy đỏ kích cỡ khoảng bằng một tờ tiền đô la lần lượt vào đầu và đuôi con hổ. Việc này nên được tiến hành vào buổi trưa và đồng thời lẩm nhẩm trong đầu: “Thưa Đức Phật, xin Người hãy dẫn hổ quay lại chỗ mà nó tới. Từ giờ trở đi, bức tranh này chỉ là một tác phẩm nghệ thuật”.   - Không nên chụp ảnh với hổ, bất kể là hổ thật hay chỉ trong các tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ, tượng điêu khắc…) Nếu đã lỡ chụp, hãy cắt phần ảnh chứa con hổ và đốt đi, tránh bị bệnh tật, ốm đau.  

3. Tranh phong thủy mang biểu tượng con Ngựa

  Ngựa mang biểu tượng cho tốc độ, sự bền bỉ, tự do, lòng dũng cảm. Tranh ngựa tượng trưng cho nhân tố Lửa (Hỏa) trong phong thủy. Bản thân con vật này mang nhiều năng lượng dương nên có tác dụng tăng may mắn, mang tới danh tiếng, sự thành công, địa vị cho gia chủ. Vì thế mới có câu “Mã đáo thành công”. Khi treo tranh mang biểu tượng ngựa cần chú ý những điểm sau:

Treo tranh phong thuy rong, ho, ngua hinh anh 2
 
  - Treo tranh sao cho đầu ngựa hướng vào phía trong nhà. Nếu làm ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới vận may tài lộc của gia chủ, ví dụ như chi tiêu nhiều hơn thu nhập, nhiều khoản nợ chồng chất, buôn bán thua lỗ…
 
- Nên treo tranh mang biểu tượng ngựa ở phía Nam, Đông Nam của ngôi nhà, đối diện cửa ra vào hoặc cửa sổ.
 
- Kị treo tranh chỉ có một con người, nhất là đối với những gia đình buôn bán, kinh doanh. Một ngựa là “độc mã”, ngụ ý khiến bạn bị mất phương hướng, chỉ một mình làm việc, không được nhân viên cấp dưới ủng hộ.    - Hình ảnh ngựa phi nước đại được coi là mang nhiều dương khí cho gia chủ. Tuy nhiên nên tránh tranh vẽ nhiều con ngựa chạy phi nước đại về phía ngược nhau. Điều đó ám chỉ xung đột giữa các thành viên trong gia đình.   - Không nên treo tranh những con ngựa chiến, có hình dáng kỳ dị hoặc thể hiện cảm xúc giận dữ. Đồng thời tránh chọn tranh vẽ các con ngựa có màu sắc đỏ, xanh lá, xanh nước biển. Nên chọn ngựa đen, nâu hoặc trắng.   - Vị trí không nên treo tranh: gần hoặc đối diện cửa hướng ra ngoài đường, phòng tắm, bếp; sảnh chờ đối diện với kho hàng tại công ty…
 
- Tránh treo tranh mang biểu tượng này ở phòng ngủ, vì nguồn năng lượng mạnh mẽ từ chúng sẽ làm xáo trộn không gian thư giãn, nghỉ ngơi. Nên treo tranh tại những khu vực chính trong nhà như phòng khách, sảnh chính…
 
Ngân Hà   Khéo treo tranh phòng khách, tà khí kéo nhau ra ngoài Hướng dẫn chọn tranh phong thủy hợp mệnh Nằm lòng những nguyên tắc treo tranh phong thủy văn phòng Rước họa vào thân nếu treo tranh chữ thập bừa bãi 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Treo tranh phong thủy rồng, hổ, ngựa

Truyền thuyết về nguyệt lão: Vì sao vợ chồng lại lấy nhau?

Nguyệt lão se duyên, mang đến tình yêu. Truyền thuyết dân gian về nguyệt lão tin rằng, đó là nhân vật chủ quản hôn nhân nam nữ, ràng buộc đôi lứa.
Truyền thuyết về nguyệt lão: Vì sao vợ chồng lại lấy nhau?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► Lịch ngày tốt gửi đến bạn đọc công cụ bói tình yêu theo ngày tháng năm sinh chuẩn xác

Truyen thuyet ve nguyet lao Vi sao vo chong lai lay nhau hinh anh
 
Nguyệt lão là người quyết định nhân duyên nam nữ, phản ánh đường nhân duyên tiền định. Truyền thuyết dân gian về nguyệt lão kể lại, trong gia tộc thần tiên, có vị chuyên quản việc hôn nhân của nhân gian, ai cùng ai có thể thành vợ thành chồng, đều do nguyệt lão dùng sợi chỉ hồng buộc vào tay.
 
Hình tượng ông lão khuôn mặt phúc hậu, tay cầm sợi tơ hồng, tay cầm quyền trượng hôn nhân, hai bên giắt câu đối, cưỡi mây đạp gió đi khắp thế gian tìm nhân duyên đã trở thành vị thần hôn nhân nổi tiếng nhất trong dân gian.
 
Vì thế mà người đời lập miếu, đắp tượng thờ cúng cho nam thanh nữ tú đến khấn bái, cầu nguyệt lão se duyên, sớm thành đôi lứa. Những lời khấn mong được “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” hay “nguyện thiên hạ hữu tình, mọi người thành thân thuộc” gửi đến nguyệt lão là mong ước từ bao đời.
 
Cải biến số mệnh từ khổ sang sướng với sức mạnh của Phật
Người ta thường vin vào số mệnh để đổ lỗi cho việc mình sướng hay khổ. Nhưng người xưa truyền rằng “đức năng thắng số”, còn Phật dạy 4 điều cải biến số mệnh.
Nguyệt lão không chỉ quản việc vợ chồng mà còn xác định nhân duyên nam nữ, phản ánh đường nhân duyên tiền định, vận mệnh của một đời người. Người xưa cho rằng, kiếp trước có duyên, ắt kiếp này gặp lại. Duyên nhiều thì thành vợ chồng, duyên ít thì gặp gỡ rồi chia ly.
 
Người mà yêu nhau không đến được với nhau là do duyên hết phận dứt. Người mà không có tình vẫn chung chăn gối ấy là trả nợ nhân duyên của kiếp trước. Bởi thế, hôn nhân là tiền định, là trời định, cầu không được, tránh không xong.
 
Hình tượng nguyệt lão dưới bóng trăng dùng sợi chỉ hồng buộc cuộc đời của hai người xa lạ lại với nhau trở thành điển tích, không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn mang đậm phong thái văn chương nghệ thuật.
 
Đó không những là niềm tin tín ngưỡng của người xưa mà còn phản ánh thái độ coi trọng hôn nhân, tôn trọng tình cảm đôi lứa. Vợ chồng là do trời an bài, là nhân quả gieo từ kiếp trước nối sang kiếp này nên phải trân trọng, gìn giữ, không dễ buông tay. Nguyệt lão nối tơ hồng, nhưng người giữ tơ ấy chính là người vợ, người chồng.

Trần Hồng (Theo Azg168)


Xem Clip Hồ thủy sinh đẹp cảnh quan, hợp phong thủy

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Truyền thuyết về nguyệt lão: Vì sao vợ chồng lại lấy nhau?

Cách chọn Smartphone hợp theo phong thủy –

Chiếc điện thoại mang màu sắc thời trang vừa phù hợp với phong thủy sẽ mang đến những điều thuận lợi trong cuộc sống tình cảm và cả công việc. Chiếc điện thoại mang màu sắc thời trang vừa phù hợp với xu hướng công nghệ hiện đại, vừa hài hòa với thuộc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chiếc điện thoại mang màu sắc thời trang vừa phù hợp với phong thủy sẽ mang đến những điều thuận lợi trong cuộc sống tình cảm và cả công việc.

Chiếc điện thoại mang màu sắc thời trang vừa phù hợp với xu hướng công nghệ hiện đại, vừa hài hòa với thuộc tính ngũ hành riêng của người dùng mang đến những điều thuận lợi trong cuộc sống tình cảm và cả công việc.

1-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

Cách chọn điện thoại theo phong thủy
Người mạng Hỏa gặp thuận lợi với màu xanh lá cây hoặc màu đỏ. Mộc sinh Hỏa nên màu xanh, màu bản mệnh của Mộc sẽ hoàn toàn hỗ trợ cho người dùng. Ngoài ra, người mạng Hỏa cũng có thể lựa chọn cho mình sắc đỏ, hồng, màu bản mệnh của Hỏa. Một chiếc điện thoại màu xanh lá cây sẽ là lựa chọn tốt nhất.

2-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

Màu hồng cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những cô nàng trẻ trung.

3-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

Ngoài gam màu đen tượng trưng cho hành Thủy, những người mang cung mạng này có thể diện thêm màu trắng, màu bản mệnh của hành Kim. Sự kết hợp giữa đen và trắng không chỉ mang tới cho người dùng vẻ cá tính, sành điệu và thanh lịch, mà còn giúp gặp không ít may mắn trong cuộc sống.

4-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

Đối với mạng Kim đừng ngại diện màu vàng tươi sáng bởi chúng đại diện cho hành Thổ, mà theo quan niệm Á Đông xưa thì Thổ sinh Kim. Ngoài ra, màu trắng cũng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn vì chúng vốn là gam màu bản mệnh của hành Kim.

5-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

Những gam màu xanh tượng trưng cho hành Mộc cũng là gam màu tương thích nhất với những người mạng này. Bên cạnh đó, xanh đen, đen… màu bản mệnh của Thủy cũng là ý kiến không tồi bởi theo tử vi, hành Thủy và hành Mộc có mỗi quan hệ tương sinh với nhau.

6-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

7-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

Người mạng Thổ có thể diện màu đỏ, hồng (Hỏa sinh Thổ), đồng thời cũng có thể tự do diện màu vàng, vàng đất, màu bản mệnh của hành Thổ để đem lại may mắn cho mình.

8-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

9-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

10-cach-chon-dien-thoai-theo-phong-thuy

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách chọn Smartphone hợp theo phong thủy –

Lấy vợ sinh tháng nào thì đổi đời dễ như trở bàn tay?

Những nữ giới sinh vào những ngày này có số mệnh vượng phu, vì vậy chồng của họ sẽ chẳng mấy mà tậu được nhà lầu, xe hơi.
Lấy vợ sinh tháng nào thì đổi đời dễ như trở bàn tay?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lay vo sinh thang nao thi doi doi de nhu tro ban tay hinh anh
 
Cự Giải (22/6 - 22/7)   Có “mẫu tính” trời sinh nên Cự Giải luôn quan tâm, tốt bụng và luôn lấy gia đình làm trung tâm. Họ sẽ là mẫu vợ hiền điển hình chăm sóc chồng con được tốt nhất. Tìm được cô gái kiên cường này, người chồng sẽ hoàn toàn yên tâm  xây dựng sự nghiệp. Nhưng không chỉ là cô vợ lặng lẽ trong góc bếp, Cự Giải sẽ là nguồn động viên tinh thần lý tưởng, lắng nghe mọi tâm sự và trở thành bến đỗ êm ả dịu dàng mỗi khi anh ấy va vấp gặp thất bại. Cho dù phải trải qua những ngày tháng khốn khó nghèo khổ, cũng hãy yên tâm rằng cô gái Cự Giải không bao giờ rời bỏ bạn, cũng chẳng hề kêu ca hay phàn nàn, cuộc sống của cả hai vẫn do một tay cô ấy vun vén và chăm sóc.
Bọ Cạp (23/10 – 21/11)   Phụ nữ thuộc chòm sao Bọ Cạp đa phần đều rất xinh đẹp. Dù im lặng ngồi một chỗ họ vẫn có sức hút rất mạnh với người khác phái.   Chòm sao Bò Cạp là người có chủ kiến, không dễ dàng khuất phục. Cũng chính vì vậy mà những phụ nữ thuộc chòm sao này đều rất giỏi quản lý gia đình. Họ biết khi nào nên và không nên, chỉ cần lời khuyên hợp lý họ sẽ tiếp thu rất chân thành.   Bọ Cạp luôn đưa ra những lời phân tích cực kỳ hợp lý nhưng không ép đối phương phải làm theo ý mình. Trong chuyện tình cảm, Bọ Cạp là người chung tình, sẵn sàng giúp đỡ chồng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Lay vo sinh thang nao thi doi doi de nhu tro ban tay hinh anh 2
 
Ma Kết (22/12 - 19/1)   Cô gái Ma Kết là mẫu người chịu được khó khăn khổ sở điển hình, lại rất nhẫn nại và chăm chỉ, có chủ kiến riêng. Trong công việc cô ấy là mẫu người phụ nữ mạnh mẽ, có thành tựu sự nghiệp nhất định, vì vậy mà không phải là người răm rắp tuyệt đối tuân theo những lời các anh chàng đã nói. Ở bên cạnh Ma Kết là cảm giác rất thoải mái, cô ấy sẽ không đặt toàn bộ gánh nặng sự nghiệp và chi tiêu trong nhà lên đôi vai người đàn ông, mà sẽ cùng họ phấn đấu trải qua gian khổ để giành lấy hạnh phúc của mình. Là người bạn đời nhưng cũng có thể là đồng nghiệp, một trợ thủ làm ăn đắc lực, người đàn ông nào chẳng ước ao có được họ?   Kim Ngưu (20/4 – 20/5)   Phụ nữ thuộc chòm sao Kim Ngưu luôn là mẫu bạn đời được phái mạnh yêu thích. Ngoài xã hội, Kim Ngưu độc lập, kiên cường và luôn quan tâm đến sự nghiệp. Ở nhà, Kim Ngưu lại trở thành những phụ nữ đáng yêu biết cách làm nũng và hiểu được tâm lí đàn ông. Kim Ngưu là hình mẫu lí tưởng cho vai trò bà chủ gia đình. Mỗi khi yêu ai thật lòng, Kim Ngưu cực kì chung thủy và nỗ lực làm mọi thứ cho người yêu. Phụ nữ thuộc chòm sao Kim Ngưu rất giỏi tiết kiệm tiền, khôn khéo trong cuộc sống và biết cách quán xuyến công việc gia đình.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lấy vợ sinh tháng nào thì đổi đời dễ như trở bàn tay?

Tướng ngón chân nói lên điều gì ở bạn? –

Ở những bài trước chúng tôi có cập nhật các bài viết về xem tướng khuôn mặt, xem tướng cổ ... Hôm nay chúng tôi tiếp tục cập nhật bài viết về xem tướng ngón chân. Có nhiều bạn thắc mắc xem tướng chân có ý nghĩa gì?. Tướng chân nói lên điều gì ở bạn?
Tướng ngón chân nói lên điều gì ở bạn? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng ngón chân nói lên điều gì ở bạn? –

Mơ thấy máy bay là điềm báo tốt lành

Hình ảnh máy bay xuất hiện trong giấc mơ thuờng là điềm báo tốt lành về công việc làm ăn của bạn.
Mơ thấy máy bay là điềm báo tốt lành

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

 


► Mời các bạn xem tử vi năm 2016 theo cung, mệnh bản thân chuẩn xác

Nếu bạn mơ thấy máy bay hoặc thấy mình lái máy bay lên sau đó lại đáp xuống an toàn thì bạn nên vui mừng rằng mình sắp có được sự thành công vượt trội từ một dự án, một kế hoạch mà bạn tham gia.   Trong mơ bạn thấy nhiều máy bay bay theo đội hình trong một ngày đẹp trời là điềm báo tốt lành rằng bạn sắp thu được một món tiền lớn. Tuy nhiên, nếu như đoàn máy bay đó cất cánh trong thời tiết xấu thì bạn cần chú ý tới công việc của mình hơn. Đó có thể là điềm báo bạn sẽ gặp phải khó khăn trong chuyện làm ăn.   Trong mơ bạn thấy mình đang đáp máy bay từ một nơi nào đó xuống, thường là điềm báo bạn sắp nhận được tin từ một người ở xa.   Nếu như bạn mơ thấy chiếc máy bay đang nhào lộn, là điềm báo có thể sắp tới bạn sẽ gặp phải một vài trở ngại nhưng không đáng kể.

Mo thay may bay la diem bao tot lanh hinh anh
Ảnh minh họa

Mơ thấy bản thân đi máy bay, điềm báo sự thành công đáng ngưỡng mộ trong sự nghiệp của bạn. Địa vị được thăng tiến, cuộc sống dư giả, hạnh phúc, nhưng kéo theo đó là sự bận rộn ngập đầu. Ngoài ra, giấc mơ  này còn cho thấy chủ nhân của nó sẽ nhận được tin từ phương xa, có thể là sự sinh ra hoặc mất đi của ai đó.   Trong giấc mơ thấy mình và bạn bè cùng nhau đi máy bay, điều này có nghĩa sự hợp tác trong công việc của bạn sẽ đem lại thành công lớn. Bản thân bạn và đối tác của mình đều cảm thấy vui vẻ vì thành công đó, đồng thời mọi người càng thêm tin tưởng lẫn nhau.   Nếu mơ thấy mình đang ngồi trong máy bay và say sưa ngắm cảnh, tín hiệu cho thấy bạn có thể gặp phải sự cố nào đó trong việc thực hiện kế hoạch và mục tiêu mà bạn đã đề ra.

Mơ thấy cảnh máy bay đang hạ cánh, điều này có nghĩa kế hoạch hoặc mục tiêu quan trọng của bạn sẽ có kết quả vô cùng tốt đẹp. Sự thành công ấy mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong cuộc sống.   Mơ thấy mình đang ngồi trong máy bay và hướng mắt nhìn xuống dưới, ám chỉ tâm trạng lo âu và có phần do dự của bạn vì chuyện bày tỏ tình cảm với đối phương.   Nếu trong mơ bạn nhìn thấy máy bay bị một đám mây lớn che khuất và không thể nhìn thấy được nữa, có khả năng bạn sẽ gặp trở ngại trong công việc.   Mơ thấy máy bay đang hạ cánh, điều này cho thấy cuộc sống của bạn lúc nào cũng căng thẳng vì đầy ắp áp lực. Bạn cần dành chút thời gian để chăm sóc cho bản thân mình, giảm bớt những lo âu, muộn phiền để tinh thần được thỏa mái.

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy máy bay là điềm báo tốt lành

Sao Văn Xương và Văn Khúc

Một bài viết sưu tầm về hai sao Văn Xương và Văn Khúc. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Sao Văn Xương và Văn Khúc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Văn xương và Văn khúc - Toàn thư

Văn Xương

Thuộc tính ngũ hành của Văn Xương là dương kim, là trợ tinh của chòm Trung Thiên Đẩu, hóa khí là Văn Khôi chủ về khoa giáp. Sao Văn xương cùng với Văn khúc, Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt được gọi chung là 6 cát tinh. Sở dĩ chúng trở thành cát tinh, vì chúng đều có khả năng trợ giúp phò tá, nếu gặp được cách tốt hoặc chủ tinh miếu vượng, chẳng khác gì hổ thêm cánh, sẽ được tăng cường thêm khí thế và thêm phát triển. Nếu gặp phải các sao lạc hãm, 6 cát tinh này sẽ đem lại tác dụng trợ giúp đắc lực. Sáu Cát tinh có khả năng chống trọi với sáu Sát tinh Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp, có thể dung hòa được hung tính của sát tinh, thậm chí có thể dẫn dắt chúng được phát triển theo chiều hướng tốt.

Sao Văn xương chủ về khoa giáp, sẽ có thành tựu lớn về nghiệp văn, nhưng phải có công mài sắt mới có ngày nên kim, cần phải cần cù khổ luyện mới có được thành tựu. Sao Văn xương hợp nhất với sao Hóa Khoa (năm Bính Văn xương hóa Khoa), nếu gặp Hóa Khoa miếu vượng thì tài năng trong lĩnh vực văn nghệ và học thuật càng được bộc lộ rõ nét. Sao Văn xương nếu gặp gỡ các sao Thái dương, Thiên lương, Lộc tồn tại các cung vị tam phương tứ chính, sẽ tạo thành cách Dương Lương Xương Lộc chủ về tiền tài danh vọng song toàn, tham gia các kỳ thi quan trọng của nhà nước chắc chắn sẽ thi đỗ.

Sao Văn xương nhập cung miếu vượng sẽ có tài hoa trong lĩnh vực văn nghệ. Nếu văn xương lạc hãm thì tài hoa khó được bộc lộ. Nếu Văn xương lạc hãm lại gặp Hóa Kị (năm Tân văn xương hóa Kị) chủ về thành tích học tập không tốt, có chí cũng khó thành tựu, thường xuyên thi trượt, thậm chí còn thất học, khiến cho nảy sinh tâm lý bi quan và chán nản. Tiểu hạn, lưu niên nếu gặp phải sao Hóa Kị Văn xương lạc hãm, cần phải chú ý những sơ xuất về văn thư đơn từ, nếu không dễ vướng mắc vào kiện tụng. Học sinh cần chú ý đến thành tích học tập.

Sao Văn xương lạc hãm lại gặp 4 sát tinh Kình Đà Hỏa Linh, chủ về khôn vặt, thích tranh luận với người khác để khoe tài ăn nói, có thể kiếm sống bằng tài nghệ đặc thù này. Sao Văn xương là sao Văn, sao Vũ khúc là sao Võ, Văn xương gặp Vũ khúc là người văn võ song toàn.

Văn Xương chủ khoa giáp Văn xương chủ khoa giáp

Thìn Tị thị vượng địa Thìn Tị là vượng cung

Lợi Ngọ hiềm Mão Dậu Ưa Ngọ ghét Mão Dậu

Hỏa sinh nhân bất lợi Sinh năm Hỏa là hung

Mi mục định phân minh Mặt mũi chừng sáng sủa

Tướng mạo cực tuần lệ Dung mạo đẹp vô cùng

Hỷ vu kim thủy nhân Người kim thủy ưa gặp

Quan quý song toàn mỹ Giầu sang được trọn lành

Tiên nan nhi hậu dị Trước khổ sau thành tựu

Trung vãn hữu thanh danh Trung niên có công danh

Thái dương ấm phúc tập Thái dương nhiều phúc ấm

Truyền lô đệ nhất danh Đề danh tại bảng vàng.

Văn Khúc

Thuộc tính ngũ hành của Văn khúc là âm thủy, là trợ tinh của chòm Bắc đẩu, hóa khí là ăn nói hùng biện (thiệt biện), chủ về khoa giáp, thiên về các lĩnh vực tài ăn nói, triết học, tướng mệnh, ca hát văn nghệ, là một trong sáu Cát tinh. Sao Văn khúc nếu đóng ở cung Thân cung Mệnh chủ về đào hoa, trên thân người thường có dấu vết lạ, tính cách thông minh lanh lợi, có tài ăn nói hung biện, cá tính có phần cô độc, nhưng lại rất có tài nghệ trong lĩnh vực biểu diễn.

Sao Văn khúc tốt nhất nên đống ở những cung vị miếu vượng và nằm cùng với sao Lộc tồn. Nếu tại cung vị tam phương tứ chính có sao Văn xương hội và chiếu, sẽ hình thành cách Lộc Văn củng mệnh chủ về phú quý, được tài nhờ văn chương, có biểu hiện xuất sắc về mặt tài nghệ. Nếu không gặp sát tinh, sẽ trở thành người giầu có nổi tiếng.

Sao Văn khúc cũng hợp với Hóa Khoa, vì có thể tăng cường tài hùng biện và tài năng trong các lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc. Nhưng nếu Văn khúc lạc hãm, thì tài năng nghệ thuật sẽ rất khó được phát huy. Văn khúc thuộc âm thủy nên có mang tính đào hoa, lại là sao giờ (được xác định theo giờ sinh), nên mang đậm tính cách phong lưu đa tình, hay thay đổi không chung thủy. Nếu Văn khúc lạc hãm lại gặp Hóa Kị sẽ chủ về tài năng nghệ thuật khó phát huy, dễ gặp rắc rối trắc trở trên các phương diện tình cảm, tiền tài, ăn nói. Nếu lại gặp Liêm trinh, Hỏa tinh, Linh tinh dễ vì tiền của làm lỡ thời cơ. Nếu gặp các sao đào hoa như Hồng loan, Thiên hỷ, Hàm trì, Thiên diêu thì đường tình duyên càng thêm bất lợi, thường gặp chuyện đau buồn bất hạnh.

Sao Văn khúc cũng ưa thích nằm đồng cung với Vũ khúc, nếu nằm đồng cung tại Hợi địa chủ về học vấn uyên bác. Nếu Văn khúc Vũ khúc đồng độ tại Tuất địa thì có thể giảm bớt tính cách cô độc và đào hoa của sao Văn khúc.

Sao Văn khúc là sao Văn chủ về tài hùng biện, bởi vậy không nên đồng cung với sao Cự môn vốn chủ về miệng lưỡi thị phi, nếu ở mệnh nữ lại càng bất lợi, chủ về trắc trở trong đường tình duyên. Nếu sao Văn khúc đứng một mình tại Tuất địa, tại tam phương hội với hai sao Thái dương và Cự môn, sẽ tạo thành cách Đào hoa cổn lãng (Hoa đào dào dạt), dù ở mệnh nam hay mệnh nữ đều chủ về đào hoa cực thịnh, như sóng biển hết cơn này đến cơn khác ập đến, nên đường tình duyên vô cùng trắc trở, phong ba dồn dập.

Văn xương Văn khúc hợp luận - Đại Toàn

文昌 - 文曲

文昌(即文桂)属金,南斗,司科甲,乃文魁之星。

Văn Xương (tức văn quế) thuộc Kim, Nam Đẩu, chủ khoa giáp, là sao đỗ đầu văn.

文曲(即文华)属水,北斗第四星,主科甲星。二星於巳酉丑入庙,寅午戌落陷。

Văn Khúc (tức văn hoa) thuộc Thủy, Bắc Đẩu, sao chủ khoa giáp. Hai sao này nhập miếu ở Tỵ Dậu Sửu, Dần Ngọ Tuất lạc hãm.

文昌或文曲入命宫之人,眉清目秀,幽閒儒雅,有名士风度,博闻广记,聪明好学,有研究精神,机变异常,口舌能辩,并容易一举成名,身荣贵显,一生福寿双全,纵四煞冲破,不为下贱。

Người có Văn Xương hay Văn Khúc nhập Mệnh cung, mày thanh mắt đẹp, nho nhã, có phong thái của danh sĩ, học rộng nhớ nhiều, thông minh ham học, có tinh thần nghiên cứu, cơ biến dị thường, có thể tranh biện, cũng dễ dàng thành công, thân vinh quý hiển, một đời phúc thọ song toàn, dù bị Tứ Sát xung phá, cũng không hạ tiện.

昌曲入命之人对文学艺术都有兴趣学好,具有诸如诗歌. 散文. 音乐. 绘画. 歌舞. 演艺. 学术. 技术等才华,表达能力强,而文曲星带有桃花气息,文昌星则无。

Xương Khúc nhập Mệnh là người có hứng thú ưa thích văn học nghệ thuật như thơ ca, tản văn, âm nhạc, hội họa, nhảy múa, diễn tấu, học thuật, kĩ nghệ... khả năng biểu đạt cao. Văn Khúc còn mang ý nghĩa đào hoa, Văn Xương thì không.

昌曲入命宫的女性,容貌美丽,身段不错,多才多艺,性生活需求多,纵然富贵,亦主心思复杂好幻想,与男性恐有感情纠葛。入庙平常,加吉曜富贵。陷地逢擎羊. 陀罗. 火星. 铃星. 巨门. 天机. 七杀. 破军. 贪狼. 化忌等星冲破,则下贱. 孤寒. 淫欲。

Nữ mệnh có Xương Khúc nhập Mệnh, dung mạo xinh đẹp, thân hình đẹp, đa tài đa nghệ, nhu cầu đời sống tình dục cao, tuy rằng phú quý nhưng cũng chủ tâm tư phức tạp hay tưởng tượng, có vướng mắc về tình cảm với nam giới. Nhập miếu bình thường, hội cát tinh phú quý. Hãm địa hội Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Cự Môn, Thiên Cơ, Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Hóa Kỵ xung phá thì hạ tiện, nghèo, dâm dục.

文昌 - Văn Xương

1 . 文昌主人清秀端庄,见多识广,头脑反就敏捷,福寿并臻。入庙旺之宫,身有暗痣,大多为红痣,黑痣亦不忌,于午戌宫陷地,身有斑痕,体瘦。

Văn Xương chủ người đoan trang thanh tú, kiến thức rộng, đầu óc mẫn thiệp, phúc thọ đều có. Nhập cung miếu vượng thì trên người có nốt ruồi kín, đa phần là nốt ruồi son, nốt ruồi đen thì cũng không xấu, ở cung Ngọ Tuất hãm địa, thân thể có vết lốm đốm, người gầy.

2 . 文昌守命,庙旺见诸吉,文章盖世,功名显赫,尤喜与文曲同宫。

Văn Xương thủ Mệnh, nhập miếu hội nhiều cát tinh, công danh hiển hách, đặc biệt hỉ đồng cung với Văn Khúc

3 . 文昌喜金四局生人,富贵双全,先难后易,中晚年有声名。

Văn Xương hỉ người Kim tứ cục, phú quý song toàn, trước khó sau dễ, trung vãn niên có danh tiếng.

4 . 文昌守命,陷见诸凶,亦主舌辨,巧艺,本事高人。

Văn Xương thủ Mệnh, hãm địa hội nhiều hung tinh, cũng chủ mồm mép, cơ xảo, bản lĩnh hơn người.

5 . 文昌会太阳. 天梁. 天同. 禄存,可发挥文化. 学术. 艺术. 管理方面的才华,主富贵。

Văn Xương hội Thái Dương, Thiên Lương, Thiên Đồng, Lộc Tồn, có thể phát huy tài năng về phương diện văn hóa, học thuật, nghệ thuật, quản lý, chủ phú quý.

6 . 文昌武曲守身命宫,文武兼备,有卓越干,从事文化. 政治. 商业均能出人头地。

Văn Xương Vũ Khúc thủ Thân Mệnh cung, văn võ kiêm toàn, có tài cán nổi bật, nếu làm về văn hóa, chính trị, thương nghiệp có thể đứng đầu.

7 . 文昌与擎羊同守,又有廉贞. 七杀同守,主人诈偽。

Văn Xương đồng thủ với Kình Dương, lại có Liêm Trinh, Thất Sát đồng thủ thì chủ người gian trá giả dối.

8 . 文昌贪狼同宫,政事颠倒。

Văn Xương Tham Lang đồng cung, chính sự điên đảo, rối rắm.

9 . 文昌贪狼于巳亥宫守命,加煞化忌,主粉骨碎裂尸,夭亡。

Văn Xương Tham Lang thủ Mệnh ở cung Tỵ Hợi, hội sát tinh Hóa Kỵ, chủ xương cốt vỡ vụn, chết yểu.

10 . 文昌巨门同宫,丧志,遇挫折限颓废,或有时善於见风使舵。

Văn Xương Cự Môn đồng cung, mất ý chí, gặp hạn trắc trở thì chán chường hoặc có lúc gió chiều nào xoay theo chiều đó.

11 . 文昌破军同宫,主有水灾,如被淹死,或患泌尿. 生殖系统及肾臟方面的疾病。

Văn Xương Phá Quân đồng cung, chỉ tai nạn đường thủy, ví dụ như chết đuối, hoặc bị bệnh về đường tiết niệu, sinh sản hay gan thận.

12 . 文昌. 左辅会吉星,可做高官。

Văn Xương, Tả Phụ hội cát tinh, có thể làm quan to.

13 . 文昌化科在命,主人学习优秀,有才华及学识,考试能金榜题名。

Văn Xương Hóa Khoa ở Mệnh, chủ người học hành ưu tú, có tài hoa và kiến thức, thi cử có tên bảng vàng.

14 . 文昌可与化科拱照,利於考学,能金榜题名。或文昌在官禄宫化科亦是。

Văn Xương củng chiếu với Hóa Khoa, lợi cho việc thi cử, có tên bảng vàng. Hoặc Văn Xương ở cung quan lộc Hóa Khoa cũng vậy.

15 . 文昌陷於天伤,顏回夭折。(命有劫空羊陀,限至七杀,羊陀迭并方论)

Văn Xương hãm và Thiên Tướng, chết yểu. (Mệnh có Kiếp Không Dương Đà, hạn có Thất Sát Dương Đà thì luận như trên)

16 . 文昌化忌在命,亦主其人好学,但学业恐有阻,庙旺化忌灾小,陷在化忌灾重。

Văn Xương Hóa Kỵ ở Mệnh, cũng chủ người hiếu học, nhưng có trở ngại trong học tập, miếu vượng Hóa Kỵ tai nạn nhỏ, hãm địa gặp Hóa Kỵ thì tai nạn lớn.

文曲 - Văn Khúc

1 . 文曲守命,与文昌同宫,加吉星,为科第之客,入仕无疑。

Văn Khúc thủ Mệnh, đồng cung với Văn Xương, hội cát tinh, đỗ đầu khoa thí, chắc chắn làm quan.

2 . 文曲主人有舌辩之才,博学多能,陷地好卖弄才学,但华而不实。文曲单守命身宫,更逢凶曜,亦作无名舌辨之辈。

Văn Khúc chủ người có tài tranh biện, bác học đa năng, hãm địa thì thích khoe khoang tài học, hào nhoáng mà không thực. Văn Khúc đơn thủ Mệnh Thân cung, lại hội hung diệu, cũng là kẻ mồm mép vô danh.

3 . 文曲武曲入庙,主人有卓越才干,从事文化. 政治. 商业均能出人头地。逢左右,威名赫奕,为将相之材,必为部长级官员。

Văn Khúc Vũ Khúc nhập miếu, chủ người có tài cán nổi bật, theo văn hóa, chính trị, thương nghiệp có thể đứng đầu. Nếu hội Tả Hữu, uy danh hiển hách, là là bậc tướng quân, tất là quan chức cấp bộ trưởng.

4 . 文曲武贪於丑限,防溺水之忧。

Vũ Khúc Vũ Tham ở Sửu, đề phòng nơi sông nước dễ chìm, đắm.

5 . 文曲廉贞同宫,必作公吏。

Văn Khúc Liêm Trinh đồng cung, tất là quan lại (ghi chép)

6 . 文曲羊. 陀同宫,又有廉贞或七杀同守,主人诈偽。

Văn Khúc Dương, Đà đồng cung, lại có Liêm Trinh hay Thất Sát đồng thủ, chủ người gian trá giả dối.

7 . 文曲入命,对医卜星相. 宗教. 玄学. 心理学等具有天份,若与太阴. 贪狼. 天同同宫,则更为明显。故经云:"文曲太阴同宫,九流术士"

Văn Khúc nhập Mệnh, có duyên với y học chiêm tinh tướng học, tôn giáo, huyền học, tâm lý học, nếu có Thái âm, Tham Lang, Thiên Đồng đồng cung thì càng rõ ràng. Vì vậy sách có viết: “Văn Khúc Thái âm đồng cung, cửu lưu thuật sĩ”.

8 . 文曲贪狼同宫,政事颠倒。

Văn Khúc Tham Lang đồng cung, chính sự điên đảo.

9 . 文曲巨门同宫,丧志。

Văn Khúc Cự Môn đồng cung, mất ý chí.

10 . 文曲破军同宫,水灾,恐被淹死,或患泌尿生殖系统及肾臟方面的疾病

Văn Khúc Phá Quân đồng cung, thủy tai, e bị chết đuối, hoặc bị bệnh về đường tiết niệu, sinh sản và gan thận...

11 . 文曲天梁同宫,位至台纲。(二星同在午安命上格,寅宫次之)

Văn Khúc Thiên Lương đồng cung, tầng lớp quan (hai sao này đồng cung an Mệnh ở Ngọ thì là thượng cách, thứ đến là cung Dần)

12 . 曲子. 梁午,拱冲者亦佳。

Khúc Tý, Lương Ngọ, củng xung chiếu cũng tốt.

13 . 文曲居午戌陷地,做事颠倒

Văn Khúc cư Ngọ Tuất hãm địa, làm việc rối rắm.

14 . 文曲化科在命,主人写作能力优秀,才识过人,并有文艺方面的才华。文曲化科居命身宫. 迁移宫. 官禄宫皆主能金榜题名,并有社会声誉。

Văn Khúc Hóa Khoa tại Mệnh, chủ người có năng lực viết lách ưu tú, kiến thức hơn người, cũng có tài hoa văn nghệ. Văn Khúc Hóa Khoa cư Mệnh Thân, Di, Quan Lộc cung đều chủ có tên bảng vàng, cũng có danh tiếng trong xã hội.

15 . 文曲化忌,亦主好学,但学业不顺,在外名声不佳,多遭人譭谤,文曲陷地化忌尤为不吉。

Văn Xương Hóa Kỵ, cũng chỉ hiếu học, nhưng học hành không thuận lợi, tiếng tăm bên ngoài không tốt, hay bị người khác vu cáo, phỉ báng, Văn Khúc hãm địa Hóa Kỵ cũng không tốt.

文昌文曲合论 - Văn xương Văn khúc hợp luận

1 . 文昌文曲,为人多学多能。若是二者之一于陷地单守身命,又逢羊陀火铃劫空等凶星同宫或冲破,则善於诡辩,常与人起口舌之争,有死不认错的习气,或自命清高,愤世嫉俗,多为怀才不遇的人物,华而不实,名利皆虚。故经云:"昌曲陷宫凶煞破,虚誉之隆"

Văn Khúc Văn Xương, là người đa học đa năng, nếu như một trong hai sao hãm địa đơn thủ Mệnh Thân, lại hội hung tinh Dương Đà Hỏa Linh Địa Kiếp đồng cung hay xung phá thì giỏi mồm mép ngụy biện, thường tranh cãi với người khác, có chết cũng không chịu thừa nhận lỗi sai của mình, hoặc tự cho mình thanh cao, câm hận thế tục, đa phần là những người có tài nhưng không gặp thơi, hào nhoáng mà không thực, danh lợi đều chỉ là hư ảo. Vì vậy sách có viết: “Xương Khúc hãm cung hung sát phá, hư dự chi long”.

2 . 昌曲夹命最为奇,必是贵格。假如命在丑宫,文昌在寅,文曲在子是来夹,不贵即富,亦要命宫叁方吉多方论。或命宫在未,昌曲在午申二宫来夹亦是。日月安命丑未,前后有昌曲或左右夹,男命贵而且显。

Xương Khúc giáp Mệnh là đặc sắc nhất, tất là quý cách. Nếu Mệnh của cung Sửu, Văn Xương ở Dần, Văn Khúc ở Tý giáp, không quý tất phú, cũng cần phải có tam phương Mệnh cung cát tinh nhiều thì mới luận như vậy. Hoặc Mệnh cung ở Mùi, Xương Khúc ở Ngọ Thân hai cung giáp cũng vậy. Nhật Nguyệt an Mệnh Sửu Mùi, trước sau có Xương Khúc hay Tả Hữu giáp, Nam mệnh quý hiển.

3 . 昌曲在巳亥守命,与庙旺之紫微七杀. 天府. 天同. 太阳. 太阴同,不贵即当大富,

Xương Khúc tại Tỵ Hợi thủ Mệnh, đồng cung với Tử Vi Thất Sát, Thiên Phủ, Thiên Đồng, Thái Dương, Thái âm miếu vượng, không quý tất đại phú.

4 . 昌曲在丑未宫坐命或,或同在迁移宫,必为卯时或酉时生人,叁合吉星,为贵命,常侍君王之侧。

Xương Khúc tại Sửu Mùi tọa Mệnh hoặc đồng cung tại cung Di tất là người sinh giờ Mão hoặc giờ Dậu, tam hợp có cát tinh, là số quý, thường phục vụ bên cạnh bậc quân vương.

5 . 昌曲在辰戌宫从命,己年生人文曲化忌,辛年生人文昌化忌,壬年生人见羊陀,再行辰戌限,有水灾或被淹死。故经云:"昌曲己辛壬生人,限逢辰戌虑投河"

Xương Khúc tại Thìn Tuất nhập Mệnh, người sinh năm Kỷ Văn Khúc Hóa Kỵ, người sinh năm Tân Văn Xương Hóa Kỵ, người sinh năm Nhâm hội Dương Đà, lại gặp hạn Thìn Tuất, có thủy tai hoặc bị chết đuối. Vì vậy sách có viết: “Xương Khúc Kỷ Tân Nhâm sinh nhân, hạn phùng Thìn Tuất lự đầu hà”.

6 . 安命寅申,本命之奴僕宫在丑未,文昌文曲同宫坐守,则命身必遇劫空冲照,再有羊陀,若行限至七杀或羊陀迭并,必死。故经云:"昌曲陷於天伤,顏回夭折"

An Mệnh Dần Thân, cung Nô Bộc tại Sửu Mùi, Văn Xương Văn Khúc đồng cung tọa thủ, Mệnh Thân tất có Không Kiếp xung chiếu, lại có Dương Đà, nếu hạn gặp Thất Sát hoặc Dương Đà tất chết. Vì vậy sách có viết: “Xương Khúc hãm vu thiên thương, nhan hồi yểu chiết”.

7 . 文昌文曲,女命不喜见之,虽聪明才华,机巧伶俐,但水性杨花,易招蜂引蝶,并多淫欲,故经云:"女人昌曲,聪明富贵只多淫". "杨妃好色,叁合文曲文昌;

Văn Xương Văn Khúc, nữ mệnh không hợp, tuy thông minh tài hoa, cơ xảo lanh lợi, nhưng thủy tính dương hoa, dễ thu hút đám ong bướm, cũng đa dâm dục, vì vậy sách có viết: “Nữ nhân Xương Khúc, thông minh phú quý chỉ đa dâm”, “Dương phi háo sắc, tam hợp Văn Xương Văn Khúc”.

8 . 女命命宫. 身宫. 福德. 夫妻宫见昌曲四煞兼化忌,若不为娼终夭折。

Nữ mệnh Mệnh cung, Thân cung, Phúc Đức cung, Phu Thê cung hội Xương Khúc Tứ Sát và Hóa Kỵ, nếu không là ca kỹ thì chết yểu.

9 . 昌曲同居于福德宫,为"玉袖添香",必当大权之职,以命宫庙旺会吉方论,且一生亦多艳福。

Xương Khúc đồng cư cung Phúc Đức, là cách “ngọc tụ thiêm hương”, tất nắm đại quyền, lấy Mệnh cung miếu vượng hội cát tinh thì luận vậy, cũng chủ một đời tươi đẹp, có diễm phúc.

10 . 文昌文曲会廉贞贪狼于巳亥宫坐命,为人心术不正,好虚夸,言语多虚少实,并为丧命夭折的格局,若命宫有化忌星,或会羊陀,决然寿夭。

Văn Xương Văn Khúc hội Liêm Trinh Tham Lang tại Tỵ Hợi tọa Mệnh, là người tâm thuật bất chính, thích khoe khoang, lời lẽ đa hư thiểu thực, là cách cục chết yểu, nếu Mệnh cung có Hóa Kỵ hoặc hội Dương Đà, quyết đoán rằng thọ yểu.

11 . 昌曲破军逢,刑克多劳碌,为贫士,须防水厄。昌曲与廉贞破军在卯同宫,或与破宫在寅宫坐命,谓之"眾水朝东",逢恶杀冲破,註定一世奔波,并常逢惊骇之事。

Xương Khúc Phá Quân phùng, hình khắc lắm lao lực, là bần sĩ, cần chú ý phòng thủy ách. Xương Khúc và Liêm Trinh Phá Quân tại Mão đồng cung, hoặc cùng Phá Quân ở Dần cung tọa Mệnh, là cách “chúng thủy triều đông”, phùng ác sát xung phá, quyết đoán một đời bôn ba, hay gặp sự việc kinh hãi.

12 . 昌曲左右会羊陀,当生异痣。

Xương Khúc Tả Hữu hội Dương Đà, có nốt ruồi lạ.

13 . 昌曲禄存,尤为奇特,为吉利命式,一生名利双收。

Xương Khúc Lộc Tồn, rất đặc biệt, là cách cát lợi, một đời thu được danh lợi.

14 . 禄存守命,叁合得昌曲拱照,无不富贵。

Lộc Tồn thủ Mệnh, tam hợp được Xương Khúc củng chiếu, phú quý.

15 . 天机太阴在寅申坐命,与昌曲同宫或加会,不论男女,皆有色情烦恼。

Thiên Cơ Thái âm ở Dần Thân tọa Mệnh, đồng cung hay hội chiếu với Xương Khúc, bất luận nam nữ, đều có phiền não về sắc tình.

16 . 昌曲化科,均主吉利,庙旺吉力倍增,陷弱次之。入官禄宫化科,能考上大学。

Xương Khúc Hóa Khoa, đều chủ thuận lợi, miếu vương thì độ tốt đẹp tăng lên, thứ đến là hãm địa. Nhập cung Quan Lộc Hóa Khoa, có thể đỗ đại học.

17 . 昌曲化忌,入命宫,或在迁移宫,其人在外必有恶名,声誉不佳。见火星. 铃星. 擎羊. 陀罗,其人必有牢狱之灾。二星入庙化忌,其凶较弱,仍主聪明。陷弱化忌甚凶,还有文书上的麻烦,多口舌是非,为人好说,劫輒损人,自私。

Xương Khúc Hóa Kỵ, nhập Mệnh cung, hoặc ở Di cung, là người ở ngoài tất có danh tiếng xấu. Hội Hỏa tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà la, là người có tai họa ngục tù. hai sao này nhập miếu Hóa Kỵ, thì độ hung khá yếu, vẫn chủ thông minh. Hãm địa Hóa Kỵ cực hung, có rắc rối về giấy tờ, lắm khẩu thiệt thị phi, là người hay nói, ức hiếp người khác, tự tư.

18 . 文昌或文曲入命宫,不论庙陷,均主人记忆力强,甚至过目不忘。

Văn Xương hoặc Văn Khúc nhập cung Mệnh, bất luận miếu hãm, đều chủ người có trí nhớ tốt, thậm chí chỉ nhìn qua cũng không quên.

19 . 文昌文曲在巳酉丑入庙,安命宫於此,主聪明富贵。

Văn Xương Văn Khúc tại Tỵ Dậu Sửu nhập miếu, an Mệnh cung tại đây thì chủ thông minh phú quý.

20 . 文昌或文曲与贪狼同守命宫,主人风流而且虚偽,为官者亦主政事颠倒

Văn Xương Văn Khúc và Tham Lang đồng thủ Mệnh, chủ người phong lưu mà giả dối, nếu là quan thì chủ chính sự điên đảo, rối rắm.

Nguồn: http://tuvitinhquyet.blogspot.com


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Văn Xương và Văn Khúc

Lễ hội diễn ra trong ngày 19 tháng 9 âm lịch - Hội An Lạc

Lễ Hội An Lạc được tổ chức vào ngày 19 tháng 9 âm lịch hàng năm tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lễ hội diễn ra trong ngày 19 tháng 9 âm lịch - Hội An Lạc

Lễ hội diễn ra trong ngày 19 tháng 9 âm lịch - Hội An Lạc

Hội An Lạc

Thời gian: tổ chức vào ngày 19 tháng 9 âm lịch.

Địa điểm: huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn thành hoàng Hiển tế Anh Linh Hoa Nương.

Nội dung: Hội An Lạc có các hoạt động dâng hương tế lễ với lễ vật cổ là cỗ chay, oản quả, đồ mã (tế 3 ngày).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lễ hội diễn ra trong ngày 19 tháng 9 âm lịch - Hội An Lạc

Ngũ hành của Tứ trụ hợp với ngành nghề và phương vị

Thuộcmộc. Hợp với phương Đông. Có thể làm nghềmộc, nghề giấy, nghề trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây non hay các phẩm vật tếlễ, hương liệu hoặc các nghề kinh doanh về các mặt hàng đó.
Ngũ hành của Tứ trụ hợp với ngành nghề và phương vị

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thuộc hỏa. Hợp với phương Nam. Có thể làm các nghề chiếu sáng, quang học, nhiệt độ cao, các dung dịch nóng, các chất dễ cháy, các loại dầu, rượu, thực phẩm, thức ăn nóng, nghề cắt tóc hay các đồ hoá trang, đồ trang sức, công tác văn nghệ, văn học, văn phòng phẩm, văn hóa, văn nhân, nhà sáng tác, biên soạn, nghề giáo viên, thư ký, xuất bản, công vụ và công việc kinh doanh về những mặt đó.

Thuộc thổ.  Hợp với vùng giữa, hay ở ngay vùng đó. Có thể làm các nghề về thổ sản, đất đai, ở nông thôn, chăn nuôi các loại gia cầm, làm về vải vóc ,trang phục, thêu dết, về đá, về than, về vùng núi, về xi măng, kiến trúc, mua bán nhà ở, áo đi mưa, ô dù ; đắp đập, sản xuất các loại bình lọ, thùng chứa nước, làm người trung gian, môi giới, nghề luật sư, nghề quản lý nghĩa trang, tăng ni và những công việc, kinh doan liên quan đến các mặt đó.

Thuộc thủy. Hợp với phương Bắc. Có thể theo các nghề hàng hải, buôn bán những dung dịch không cháy , nước đá, các loại cá, thuỷ sản, thủy lợi, những đồ ướp lạnh, đánh lưới, chỗ nước chảy, cảng vịnh, bể bơi, ao hồ,bể tắm. Người đó thường hay phiêu bạt bôn ba, lưu thông, hay thay đổi. Tính thuỷ,thanh khiết, là những chất hóa học không bị bốc cháy, làm nghề trên biển, di động, có kỹ năng khéo léo, biết dẫn đạo, du lịch, đồ chơi, ảo thuật, là ký giả, trinh sát, du khách, là những công cụ dập tắt lửa, câu cá, nghề chữa bệnh hoặc kinh doanh dược liệu, làm thầy thuốc, y tá, nghề chiêm bốc.

Thuộc kim. Hợp với phương Tây. Có thể theo đuổi các nghề hoặc kinh doanh có liên quan với vật liệu kim loại, tính cách cứng rắn, quyết đoán, biết võ thuật, giám định, là quan thanh liêm, tổng quản ; làm các nghề ô tô, giao thông, kim hoàn, công trình, trồng cây ; khai thác mỏ, khai thác gỗ, nghề cơ khí.

Lược trích "Dự đoán theo Tứ Trụ" của Thiệu Vĩ Hoa.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngũ hành của Tứ trụ hợp với ngành nghề và phương vị

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd