Quẻ Quan Âm thứ 86 Quẻ Quan Âm: Thương Lộ Trúng Tam Nguyên đoán rằng nếu đang mưu tỉnh sự nghiệp tương lai, cũng được như ý nguyện.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Đây là quẻ Quan Âm thứ 86 được xây dựng trên điển cố: Thương Lộ trúng Tam Nguyên hay Thương Lộ thi đỗ Tam Nguyên.
Thừ quái thượng triều kiến đế chi tượng. Phàm sự đại cát đại lợi dã.
Quẻ thượng cát thuộc cung Thân. Đây là quẻ tốt nhất trong tất cả 100 quẻ Quan Âm. Mọi việc mong cầu cuối cùng sẽ có được kết quả tốt đẹp. Nếu theo đường quan chức thì sẽ có chức vị, nếu mong có của cải thì sẽ có tiền bạc đến, nếu mưu tính sự nghiệp thì tương lai sáng lạng.
Điển cố quẻ Quan Âm: Thương Lộ Trúng Tam Nguyên
Thương Lộ (1414 -1486) là một vị quan Thủ phụ đời Minh, tự Hoằng Tải, hiệu Tố Am, là người Thuần An, Nghiêm Châu. Từng giữ các chức vị như Binh bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư kiêm chức Văn Uyên Các Đại học sĩ, Lại bộ Thượng thư, Thắi tử Thiếu bảo, cẩn Thân điện Đại học sĩ. Ông là người ngay thẳng không a dua, có lòng khoan dung độ lượng, người đương thời khen là “trong số những người phụ tá tài giỏi của triều ta thì Thương Công đứng đầu”. Khi qua đời được đặt thụy hiệu là Văn Nghị. Trước tác của ông có “Thương Vân Nghị sơ cảo lược” và “Thương Vân Nghị Công tập”, sách biên soạn có “Tống Nguyên thông giám cương mục”.
Lúc nhỏ Thương Lộ gia cảnh nghèo khó, cha ông là một viên quan nhỏ phụ trách việc đưa cơm vào ngục, mẹ ông là một nông phụ. Tương truyền khi Thương Lộ sinh ra, trong nhà có ánh hào quang tỏa sáng rực rỡ, hôm sau mọi người hỏi xem là chuyện gì, mới biết nhà họ Thương đã sinh được một người con trai. Sau khi quan Tri phủ biết chuyện, liền dặn dò cha của Thương Lộ rằng: “Phải nuôi dưỡng đứa trẻ này cho tốt, sau này chắc chắn nó sẽ trở thành người hiển quý!”
Khi Thương Lộ đi học, trong nhà nghèo đến nỗi không có dầu đế đốt đèn, nên phải đốt cành thông để chiếu sáng. Trong nhà không có tiền mua giấy để viết chữ, Thương Lộ. liền xúc về một sọt cát, trải cát lên mặt đất, lấy que tre luyện chữ trên cát.
Năm Tuyên Đức thứ 10 (năm 1345), Thương Lộ thi hương đỗ đệ nhất, tức là Giải nguyên. Năm Chính Thống thứ 10 đời vua Minh Anh Tông (năm 1445), Thương Lộ với thân phận là Giải nguyên của Triết Giang lên kinh tham gia thi Hội, lại đỗ đệ nhất, vì thế được thăng làm Hội nguyên. Sau khi thi đỗ Hội nguyên, lập tức tham gia kỳ thi Đình do hoàng đế chủ trì, Thương Lộ lại thi đỗ đệ nhất. Trong suốt thời Minh, chỉ có duy nhất Thương Lộ là đỗ đầu cả Tam nguyên.
Minh Anh Tông rất khen ngợi Thương Lộ, cho ông làm Tu soạn, không lâu sau, cùng Lưu Nghiễm và nhiều người khác đến Đông các học tập. Bởi vì Thương Lộ diện mạo khôi ngô tuấn tú, nên vua Anh Tông lại đích thân chọn Thương Lộ làm Triển thư quan. Năm Chính Thống thứ 13 đời Minh (năm 1448), Thương Lộ lúc này mới ba mươi lăm tuổi được vua Minh Anh Tông thăng chức Thị lang.
Năm 1465, vua Minh Hiến Tông là Chu Kiến Thâm lên ngôi. Lúc này, thái giám chuyên quyền, vua Hiến Tông rất có ấn tượng với Thương Lộ, lại một lần nữa trọng dụng Thương Lộ lúc này đã năm mươi ba tuổi, giao cho ông chức Lại bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư, cuối cùng làm quan đến chức Nội các Thủ phụ. Thương Lộ dám nói thẳng, thậm chí dám chống lại thánh chỉ nhà vua, là vị quan tài giỏi nức tiếng. Trong thời gian mười năm ông nhiệm chức Nội các Thủ phụ, đã phá bỏ được “Tây xưởng”(*).
(*) Tây xưởng: Tên đầy đủ là “Tây tập sự xưởng”, là một trong các cơ quan giám sát của triều đinh, có nhiệm vụ giám sát phát ngôn của dân chúng, có quyền bắt giam và tra tấn những người bị nghi ngờ chống đổi triều đình. Thời vua Minh Hiến Tông, để củng cố quyền thong trị, vào năm Thành Hóa thứ 13 (năm 1447), đã thiết lập nên một cơ cấu đặc vụ bên ngoài Đông xưởng, Tây xường cùng với Đông xưởng và cẩm y vệ được gọi gộp là “xưởng vệ”, quyền lực của Tây xưởng vượt qua cả Đông xưởng, phạm vi hoạt động từ kinh thành cho đến khắp các đja phương.
Năm Thành Hóa thứ 29 (năm 1483), Thương Lộ đã bảy mươi tuổi, từ bỏ chức vị Nội các Thủ phụ mà lui về nhà, sống cảnh nhàn nhã, ba năm sau thì qua đời. Vua Minh Hiến Tông thăng cho ông làm Thái phó, thụy hiệu là “Văn Nghị”.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Hương Giang (##)