Xem cổ biết bệnh
Nhưng, cái cổ của người ta không những là một tiêu chí của vẻ đẹp cơ thể con người, mà nó còn là cái gương phản chiếu sức khoẻ con người. Điểm này có lẽ người biết không nhiều. Người có cái cổ thô, đem lại cảm giác thân thể cường tráng khoẻ mạnh cho con người, sức đề kháng của những người này rất tốt, khó bị lây bệnh; Những người có cái cổ dài, vì lượng hoạt động của nó vượt xa những người có cổ ngắn và thô, tính đàn hồi và tính dẻo dai của cơ bắp ở bộ phận cổ đều bị cường hoá, nên tương đối ít bị trúng phong. Đương nhiên, cái gọi là cổ thô, nhỏ, dài, ngắn, chủ yếu là nói về sự so sánh với thân thể người đó, giữa hai cá thể khác nhau, không thể so sánh một cách cứng nhắc, chỉ cần tương xứng với cơ thể bản thân mình, thì đó đều là chuyện bình thường. Ngoài ra, mối quan hệ giữa cổ dài, ngắn, to, nhỏ hữu quan nói trên với sức khoẻ con người, chẳng qua chỉ là một loại thống kê theo dõi hiện tượng mà thôi, tính chính xác của nó, còn đợi khoa học chưnbgs minh. Hiện nay, điều mà chúng ta nói ở đây là, quan hệ giữa khối u ở cổ với bệnh tật được chứng minh quan thực tiễn lâm sàng.
Khối u ở cổ là chỉ khối u lớn khác thường với hạch limphô ở cổ, hoặc khối bọc khác thường ở cổ. Bộ phận cổ là nơi phát hiện ra nhiều khối u của cơ thể. Theo tin trong nước, trong các khối u được làm sinh thiết để kiểm tra bệnh lý, khối u ở cổ chiếm8,07%. Bộ phận cổ dễ sinh ra khối u vì cổ là chỗ hội tụ limphô ở đầu vàở các nơi của toàn cơ thể, là đầu mối trong yếu của đường hô hấp và đường tiêu hoá, cũng là cửa khẩu quan trọng ngăn cản các vi sinh vật có hại như vi khuẩn chui vào cơ thể. Ngoài ra, bộ phận cổ là do ba loại tổ chức lớp phôi phát dục tạo thành, dễ phát ra các dị hình bẩm sinh và các khối u. Vì thế, hiểu được phương pháp kiểm tra khối u ở cổ và nguyên nhân bệnh có khả năng phát ra là rất có ích cho việc phát hiện sớm bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ.
Phương pháp kiểm tra là: thông qua quan sát và sờ mó để kiểm tra có khối u hoặc cái gì khác thường hay không. Quan sát như thế nào? Người được kiểm tra phải lựa chọn nới có ánh sáng đầy đủ và đều đặn, cởi khuy áo cổ ra, để cho lộ hết cổ, ngồi hoặc đứng thẳng trước gương, đầu ngẩng lên, quan sát kỹ xem ở cổ có khối u khác thường nổi lên không, chú ý cả hai bên cổ xem có cân xứng hay không. Trên cổ người bình thường ở chính giữa có xương mềm giáp trạng lồi lên, gọi là hạch hầu; Ở hai bên, mỗi bên có một đường cơ bắp từ phía trên ngoài hướng xiên vào phía dưới ở bên trong, gọi là cơ núm vú ôm lấy ngực (hung toả nhũ đột cơ) sau đó, quay đầu sang bên trái kiểm tra phía bên phải cổ, quay đầu sang bên phải, kiểm tra phía bên trái cổ. Cuối cùng, dùng một cái gương nhỏ đặt ở sau đầu, chiếu vào cái gương lớn kiểm tra ở một bộ phận phái sau gáy.
Sờ mó kiểm tra như thế nào ? Người được kiểm tra có thể dùng mặt của hai bàn tay theo trình tự trước sau, trên dưới, sờ mó vào các khu vực ở cổ. Sau khi phát hiện có khối u thì cần chú ý đến vị trí nông sâu, mầu da, độ di động, hình dạng, tính chất, độ to nhỏ, số lượng, cảm giác ấn đau của khối u ...
Khi người được kiểm tra quan sát hoặc sờ mó được các khối uở cổ, tiếp đó có thể căn cứ theo độ lớn bé, tính chất của khối u để có nhận xét sơ bộ đối với bệnh tật, để quyết định xem có cần phải đi bệnh viện để kiểm tra kỹ hay không. Ví dụ:
Khi bạn sờ dưới hàm, dưới cằm hoặc bên cạnh cổ thấy khối u hình tròn dẹp, tính trung bình, bề mặt nhẵn bóng, có thể di động, lúc to, lúc nhỏ, khi có khối u ấn nhẹ đau hoặc không đau (đồng thời chỗ miệng, họng, hầu v.v... thường có chứng viêm) thì thường là viêm hạch limphô mạn tính. Nếu khối u đỏ sưng, nóng, đau rõ rệt, thì thường là viêm hạch limphô cấp tính, sau khi bệnh nguyên phát mất đi, thì viêm hạch limphô cấp, mạn tính đều theo đó mà mất đi.
Khi bạn phát hiện mới đầu là hạch limphô sưng to không đau, sau dần dần bị vỡ loét, hình thành từng vết sẹo chi chít và luôn luôn kéo dài ra xung quanh (giống như chuột đào, luôn luôn dưới da hình thành ngòi mụn nhọt, đường hang hốc, lở loét) đó là lao hạch limphô. Bệnh này thấy nhiều ở trẻ em sơ sinh và trẻ em ở tuổi mẫu giáo, những người trên 30 tuổi rất ít bị.
Khi bạn sờ mó vào hai bên khí quản phía dưới trước cổ khi khối u phần lớn là đơn chiếc, có đường ranh giới rõ ràng, bề mặt bóng nhẵn (đặc điểm của nó là có thể di động lên xuống theo họng khi nuốt vào thì phần nhiều là khối u của tuyến giáp trạng).
Khi bạn sờ mó vào tuyến giáp trạng một bên to lên, trở nên cứng, bề ngoài nhấp nhô cao thấp khong phẳng. Khi gần đó còn sờ thấy hạch limphô sưng to, thì phải cảnh giác với khả năng bị ung thư tuyến giáp trạng.
Khi bạn sờ thấy khối u nằm ở chính giữa cổ phía trên hạch hầu, phần nhiều thấy hình tròn, bóng nhẫy (đặc điểm chủ yếu là khi thè lưỡi ra thường thấy nó di chuyển theo lên phía trên), cái đó phần nhiều là sưng cái bọc xương lưỡi giáp trạng.
Khi bạn sờ thấy khối u hình tròn nằm dưới hàm, bóng nhẫy và mềm (đặc điểm là dùng tay ấn có thể làm nó biến dạng, những sau khi nới tay ra thì dần dần lại trở lại nguyên dạng), đó phần nhiều là sưng cái bọc ở dưới da dưới hàm.
Khi bạn sờ thấy khối u cứng rắn nằm ở phía dưới dái tai, có ranh giới rõ ràng, to nhỏ không đều, đó thường là u nhọt hỗn hợp của tuyến nước bọt. Đó là một loại u lành, nhưng có khả năng trở nên xấu.
Khi bạn sờ thấy khối u cứng rắn nằm ở phía dưới dái tai, có ranh giới rõ ràng, to nhỏ không đều, đó thường là u nhọt hỗn hợp của tuyến nước bọt. Đó là một loại u lành, nhưng có khả năng trở nên xấu.
Khi bạn sờ thấy ở cổ có hạch limphô không đau, sưng to, nhiều nhóm, vả lại da bên ngoài bình thường, thì phải cảnh giác với khả năng ung thư tuyến dịch limphô.
Khi bạn ở thấy cổ có hạch limphô sưng to mà không đau, thường thường có kèm theo sốt, gan và lá lách sưng to, da có điểm xuất huyết, chân răng xuất huyết ... thì phải cảnh giác với khả năng bị bệnh máu trắng.
Khi bạn sờ thấy phía trên bên cổ, chỗ lõm trên xương quai xanh, tính chất khối u cứng rắn, bắt đầu là đơn chiếc, ấn không đau, có thể di động, theo sự tăng to tiến triển của khối u, có thể có nhiều u khác nữa hợp thành cụm, thành chuỗi, cố định, mặt ngoài khối u không thấy huyết quản đập thì cần phải cảnh giác với khả năng sưng hạch limphô di chuyển của khối u ác tính.
Mục đích của việc tự kiểm tra bộ phận cổ là để sớm phát hiện ra các khối u, người bình thường có thể 3 tháng kiểm tra kỹ một lần. Người trung niên và người già nếu không trở ngại, nên luyện thành thói quen: sau mỗi ngày ngủ dậy, dùng hai tay sờ nắn vào mặt và cổ, vừa làm cho đầu óc tỉnh táo, tăng thêm tuần hoàn máu ở mặt, lại vừa như là tự kiểm tra một lần đơn giản. Mới đầu, người kiểm tra đối với trường hợp bình thường của cổ có thể không hiểu được, nhưng sau lâu ngày thành quen, hễ thấy có khối u khác thường thì có thể rất nhạy cảm phát hiện ngay và kịp thời mời bác sĩ khám và điều trị.
Qua tự kiểm tra nghi có khối u ở cổ, không cần phải lo sợ, có thể đến bệnh viện tìm bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị. Theo tin thức tài liệu cho hay, khối u ở cổ có thể do hơn 60 loại bệnh gây ra, dù là u nhọt gây ra, cũng có rất nhiều loại u lành. Nhưng thái độ coi thường khối u ở cổ, coi nó chỉ là viêm hạch limphô thôi và không cho là can hệ gì, điều đó cũng là không đúng. Nếu bạn thấy cổ có mọc khối u lớn nhanh, tính chất cứng rắn, bề ngoài không phẳng, có dạng khớp đốt, độ hoạt động kém, ranh giới không rõ, ấn không đau (khi chèn ép vào thần kinh thì có thấy đau), trường hợp đó thì nhất thiết không được bỏ qua mà phải cảnh giác với khả năng ung thư, phải nhanh chóng đến bệnh viện, kiểm tra xác định rõ tính chất để kịp thời điều trị.Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)